Saturday, May 3, 2014

PICS:Bắc Kinh đang biến Đá Gạc Ma thành căn cứ lớn ở Trường Sa

HÀ NỘI 3-5 (NV) - Hình ảnh phổ biến trên một blog cá nhân cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng cơ sở qui mô lớn ở khu vực quần đảo Trường Sa tại một bãi đá ngầm cướp của Việt Nam trước đây.


Đá (bãi đá ngầm) Gạc Ma nhìn từ xa với các cần cẩu lớn đang hoạt động. Trước mặt là đảo Cô Lin của Việt Nam. (Hình chụp từ tàu quân sự Việt Nam, Blog Thiềm Thừ)

Một blog cá nhân có tên là Thiềm Thừ hôm Thứ Năm 1/5/2014 công bố một số hình ảnh về các hoạt động xây dựng của Trung Quốc tại đảo đá ngầm Gạc Ma. Qua những gì nhìn thấy, khi hoàn thành, đây có thể là một căn cứ lớn nổi trên biển của Trung Quốc dùng để chế ngự cả khu vực Trường Sa mà họ mới cướp được của Việt Nam 6 bãi đá ngầm.

Các hành động xâm lăng của Trung Quốc đối với khu vực Trường Sa chỉ bắt đầu từ năm 1988 cho đến năm 1995 khi họ đưa các đoàn tàu chiến hùng hậu đến cướp một số bãi đá. Vụ nổi tiếng thời đó và còn lưu lại sự căm hờn trong lòng người Việt đến giờ là Bắc Kinh đưa một đoàn tàu chiến hùng hậu đến bãi đá ngầm Gạc Ma. Tại đây, ngày 14/3/1988, các toán công binh trên 3 tàu vận tải không trang bị súng ống nặng ngoài vài khẩu AK 47 đã bị tàu chiến Trung Quốc xả súng bắn. Tàu HQ 604 có 74 vừa lính vừa sĩ quan, hầu hết là lính công binh không võ trang, thì chỉ có 9 người sống sót, còn tàu thì bị bắn cháy

.
Toàn cảnh đảo Gạc Ma đang xây dựng quy mô để trở thành một căn cứ quân sự quan trọng của Trung quốc ở Trường Sa. (Hình: Blog Thiềm Thừ)

Sau nhiều năm nín lặng, năm nay mới thấy nhà cầm quyền CSVN tổ chức lễ cầu siêu cho những người lính bảo vệ biển đảo đã hy sinh vì tổ quốc, rầm rộ hơn mấy năm trước. Một ông thứ trưởng ngoại giao cầm đầu một phái đoàn đi Trường Sa để quảng cáo chủ quyền biển đảo nhưng không thấy ông nói gì về chuyện Bắc Kinh đang ngày đêm xây dựng quy mô tại cái bãi đá ngầm cướp của Việt Nam ngày đó.

Phía đông đảo Gạc Ma, khu vực có máy trộn bê tông. (Hình: Blog Thiềm Thừ)

Theo blogger Thiềm Thừ, tin về hoạt động ngang ngược của Trung Quốc tại Gạc Ma (mà Bắc Kinh gọi là “Xích Qua Tiêu” ông có được “theo thông tin của hải quân Việt Nam.” Theo nguồn tin đó thì, “Trung Quốc đang huy động nhiều phương tiện, thiết bị để mở rộng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma, thuộc cụm đảo Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Họ đang nạo xúc đá san hô, mở một luồng lớn cho tàu vào đảo, đồng thời đổ cát tạo thành một bãi nổi dài 500m, rộng 200, cao 4 – 5m.”


Phía Tây đảo Gạc Ma, khối màu trắng bên phải là căn cứ Gạc Ma, Trung Quốc đã xây dựng sau ngày 14/3/1988. Những đống cát lớn đang chuẩn bị để xây dựng cơ sở mới bê tông- cốt sắt. (Hình: Blog Thiềm Thừ)

Đảo đá ngầm Gạc Ma (tên anh ngữ là Johnson Reef) là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn. Đá Gạc Ma nằm cách đảo đá Cô Lin hơn 3km về phía đông nam và đánh dấu điểm cuối ở phía tây nam của cụm đảo và bãi đá ngầm Sinh Tồn. Đặc điểm của Gạc Ma là rạn đá màu nâu và được bao quanh bởi vành đai san hô trắng. Chỉ có vài hòn đá nổi lên trên mặt biển còn phần lớn chìm dưới nước.


Hai tàu chiến mang số hiệu 528 và 935 của Trung Quốc có nhiệm vụ bảo vệ hoạt động xây cất. (Hình: Blog Thiềm Thừ)

Blogger Thiềm Thừ lấy tin từ hải quân Việt Nam thì chắc chắn nhà cầm quyền Hà Nội phải biết rất rõ những gì đang diễn ra tại Gạc Ma từ lâu nay. Một trong số những hình ảnh phổ biến trên blog Thiềm Thừ cho thấy một tàu vận tải nhỏ của Việt Nam (ký hiệu Vạn Hoa 740) chạy ngang qua một số tàu chiến và vận tải rất lớn của Trung Quốc.

Dù vậy, không thấy Hà Nội lên tiếng gì, dù là một lời phản đối Trung Quốc “làm phức tạp thêm” tình hình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa hai nước anh em cộng sản vẫn thường xuyên hô hò “4 tốt” (Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) với “16 chữ vàng” (Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai).


Chiếc tàu Hải quân CSVN mang số hiệu Vạn Hoa 740 nhỏ bé giữa những chiếc chiến hạm hạm và tàu vận tải lớn của Trung quốc. (Hình: Blog Thiềm Thừ)

Ngày 21/6/2013, tại Bắc Kinh, ông chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, và ông chủ tịch nước CSVN, Trương Tấn Sang, gặp nhau, đưa ra một bản tuyên bố chung 8 điểm mà điểm số 4 nói về vấn đề biển đảo, đầy những lời lẽ hòa hoãn, tử tế, nhường nhịn.

“Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước. Hai bên sẽ nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc,” sử dụng tốt các cơ chế như đàm phán biên giới lãnh thổ cấp Chính phủ...”

Một phần của điểm 4 bản tuyên bố chung giữa hai ông Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình viết. “Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.”


Trạm trộn bê tông tươi trên đá Gạc Ma. (Hình: Blog Thiềm Thừ)

Trên thực tế, hành động của Trung Quốc đang diễn ra tại đảo đá ngầm Gạc Ma chứng tỏ họ nói một đàng làm một nẻo. Thỉnh thoảng, người ta thấy phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CSVN phản đối Trung Quốc cướp phá tàu  đánh cá của ngư dân Việt khi hoạt động gần khu vực quần đảo Hoàng Sa. Không thấy Hà Nội nói gì khi tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam hoạt động ở khu vực bãi Cỏ Mây bị tàu tuần Trung Quốc uy hiếp nhiều lần hồi Tháng Ba sang đầu Tháng Tư vừa qua, theo tin thông tấn quốc tế. Không thấy Hà Nội nói gì về hoạt động ngang ngược của Bắc Kinh tại Gạc Ma.

Các xe xúc của Trung Quốc đang làm việc trên đá Gạc Ma . (Hình: Blog Thiềm Thừ)

Ngày 7/1/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh đe nẹt chính phủ Phi Luật Tân “không được làm phức tạp thêm tình hình” khi Manila bắn tin sẽ cho củng cố các cơ sở của họ ở Trường Sa. Tháng Ba vừa qua, tàu tiếp tế nước, thực phẩm và thay lính của Phi cho một căn cứ nổi (tàu hải quân đánh đắm và ủi bãi tại đảo đá ngầm Scarborough) bị tàu tuần Trung quốc ngăn chận. Trong khi đó thì đá ngầm Gạc Ma đang trên đường trở thành một căn cứ lớn trang bị tối tân nổi trên biển, đe dọa toàn vùng trong khi đảo Cô Lin mà Việt Nam đang trấn giữ sẽ chỉ là một điểm nhỏ nhìn được bằng mắt ở gần đó. (TN)
05-03-2014 3:35:48 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=187453&zoneid=1#.U2XikfldXpY

'Tự do báo chí chỉ đem lại lợi ích'

Báo chí, truyền thông
                 Ngày 03/5 hàng năm được Liên Hợp Quốc lấy làm ngày tự do về truyền thông trên toàn thế giới.
Tự do tự do báo chí, truyền thông và tự do tư tưởng xét đến cuối cùng về mặt nguyên tắc đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội kể cả cho nhà nước, theo quan điểm của một nhà nghiên cứu xã hội từ Việt Nam.
Trao đổi với BBC hôm 03/5/2014 từ Hà Nội, nhân ngày của Liên Hợp quốc về Tự do Báo chí, Tiến sỹ Lê Bạch Dương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), nói:
"Có thể phải coi đây là một nguyên tắc là tự do báo chí, tự do tư tưởng có thể có những hệ lụy nhất định, trong những giai đoạn nhất định, có thể ảnh hưởng đến nhà nước,
"Nhưng về lâu dài, chính bản thân nhà nước và đặc biệt quan trọng hơn là bản thân xã hội, bản thân nền kinh tế sẽ được lợi hơn rất nhiều."

'Phản biện, tấm gương'

Nhà xã hội học cho rằng báo chí, truyền thông tự do và độc lập có thể đóng vai trò tích cực để phản biện và là 'tấm gương' để nhà nước tự xem xét các chính sách của mình.
"Bất kỳ xã hội nào cấm đoán cái tự do về mặt tư tưởng, thì nhà nước ấy cuối cùng lại lãnh hậu quả, tức là sự phát triển của bản thân quốc gia đấy nó cũng sẽ bị chậm lại"-TS Lê Bạch Dương, Viện ISDS
Ông nói: "Bởi vì khi người ta biểu đạt quan điểm, ngay cả những quan điểm ấy ngược với quan điểm chính thống của nhà nước, thì cũng là một cái mang tính phản biện,
"Lúc ấy các cơ quan nhà nước mới biết có những phản đối, hay là có những quan điểm nó không đúng của mình, thì mình phải soi xét lại xem những đường lối, những chính sách của mình, những chương trình của mình có thực sự hiệu quả hay không,
"Cái này chính là tấm gương để bản thân nhà nước cũng soi vào đấy để điều chỉnh mình, cho nên tôi nghĩ, về lâu dài, lợi ích đương nhiên là tốt hơn rất nhiều so với cấm đoán."
Theo ông Dương, quan điểm của chính quyền Việt Nam với tự do báo chí, truyền thông hiện vẫn còn 'cũ' và thiếu 'cởi mở', và khẳng định một nền báo chí, truyền thông tự do có lợi nhiều hơn là có hại.
"Bất kỳ xã hội nào cấm đoán cái tự do về mặt tư tưởng, thì nhà nước ấy cuối cùng lại lãnh hậu quả, tức là sự phát triển của bản thân quốc gia đấy nó cũng sẽ bị chậm lại...,
"Nhiều khi rất đáng tiếc là nhiều cơ quan chức năng của nhà nước nhìn vấn đề vẫn cũ quá, không cởi mở,
"Nếu như họ cởi mở hơn, thì tôi nghĩ, bản thân những việc tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do biểu đạt những ý tưởng, suy nghĩ của mình, nó là có lợi nhiều hơn là có hại," TS Lê Bạch Dương nói với BBC.
16:09 GMT - thứ bảy, 3 tháng 5, 2014

Tại Sao Tù Nhân Lương Tâm? Tại Sao Cù Huy Hà Vũ?

Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 3 tháng 5, 2014
Mấy tuần nay tôi nhận được thắc mắc từ người ở trong lẫn ngoài nước liên quan đến nỗ lực giải thoát cho tù nhân lương tâm.
Có người thắc mắc tại sao lại nêu vấn đề tù nhân lương tâm trong lúc này; tốt hơn nên tranh đấu để Việt Nam có dân chủ thì tự động mọi tù nhân lương tâm sẽ được tự do.
Chúng tôi quan tâm đến tù nhân lương tâm vì cả tình lẫn lý.
Tình: Dân tộc và đất nước là của chung. Thế mà có những người liều mình dấn thân trên tuyến đầu nên lâm nạn thì chúng ta có trách nhiệm giải cứu họ bằng mọi giá.
Lý: Tù nhân lương tâm chính là những dũng tướng trên trận tuyến nhân quyền, dân chủ, độc lập nước nhà. Khi dũng tướng đi đầu thọ nạn mà không giải cứu thì lấy ai xông pha nhằm đem dân chủ đến cho đất nước?
Tranh đấu cho tù nhân lương tâm vừa là trách nhiệm tình cảm vừa là nhu cầu chiến lược.
 
Ts. Cù Huy Hà Vũ và DB Alan Lowenthal, người đỡ đầu Nguyễn Tiến Trung, Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 01/05/2014 (ảnh NTDH)


Và rồi lại có thắc mắc rằng Việt Nam trả tự do cho Ts. Cù Huy Hà Vũ, Vi Đức Hồi, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Hữu Cầu, Đinh Đăng Định thì liệu có ru ngủ thế giới cho quên đi số phận của những tù nhân lương tâm khác?
Năm ngoái khi phát động Chiến Dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, chủ trương của chúng tôi là giải thoát cho mọi tù nhân lương tâm, không bỏ sót một ai. (Xem bản tuyên bố chung về chiến dịch này: http://democraticvoicevn.files.wordpress.com/2013/11/joint-statement-regarding-vietnamese-prisoners-of-conscience-07-24-13.pdf)
Trong thực hiện, chúng tôi chia chiến dịch làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn đầu gồm 18 hồ sơ, trong đó 3 hồ sơ vận động trực tiếp với Hành Pháp Hoa Kỳ: Ts. Cù Huy Hà  Vũ, Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu Cày), và Tạ Phong Tần. Sự chọn lựa này có lý do. Ts. Vũ có thể đóng góp kiến thức về hệ thống luật của Việt Nam cho công cuộc tranh đấu để vừa giải thoát những tù nhân lương tâm khác vừa vô hiệu hoá các công cụ bạo lực nhắm vào các nhà tranh đấu. Blogger Điếu Cày là người tiên phong trong phong trào đòi tự do báo chí, người anh cả trong hàng ngũ bloggers, và là tiếng nói hàng đầu chống Trung Quốc. Cô Tạ Phong Tần là tấm gương phụ nữ can đảm, đã rời bỏ hàng ngũ bạo lực và chấp nhận mọi khó khăn khi đứng về phía dân. Tổng hợp lại, tiếng nói của cả 3 người này sẽ ảnh hưởng quốc tế lẫn quốc nội. 
Số 15 hồ sơ còn lại thì vận động qua Quốc Hội: Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Phương Uyên, LM Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Văn Lía, Trần Hoài An, Hồ Thị Bich Khương, Mục Sư Dương Kim Khải, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Vũ Anh Bình, và Võ  Minh Trí  (Việt Khang). Số người này được đưa vào chương trình “đỡ đầu” tù nhân lương tâm của Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos. Mỗi người tiêu biểu cho một thành phần khác nhau và đòi tự do cho họ cũng là tranh đấu chung cho những hồ sơ cùng thành phần.
Trong số 15 hồ sơ này, chúng tôi chọn Đỗ Thị Minh Hạnh làm mũi nhọn vì liên quan đến quyền lao động, yếu tố có thể đẩy lùi thương ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam đang rất cần. Đó là lý do Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos mời Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, điều trần đầu năm nay. Cuộc điều trần này tạo được sự chú ý của lực lượng bảo vệ quyền lao động ở Hoa Kỳ. Lực lượng này rất hiệu quả trong việc đẩy lùi TPP.   
Bên cạnh đó, chúng tôi vận động tự do cho những trường hợp tù nhân lương tâm cao tuổi hay có sức khoẻ yếu, như Nguyễn Hữu Cầu, Đinh Đăng Định, Mai Thị Dung... Danh sách những người này được liệt kê ở: http://democraticvoicevn.files.wordpress.com/2014/01/vietnam-torture-and-abuse-01-16-2014.pdf, trang 78.
Đó là giai đoạn đầu.
Giai đoạn hai là đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm mà các tổ chức nhân quyền quốc tế đã có hồ sơ. Hiện nay có khoảng 200 hồ sơ như vậy.
Giai đoạn ba là đòi tự do cho những hồ sơ ít ai biết đến -- phần lớn họ thuộc các sắc dân thiểu số hay bản địa như đồng bào Hmong, Montagnard và Khmer Krom.
Chiến Dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm phối hợp và bổ túc nỗ lực của nhiều người và nhiều nhóm để thành một chiến dịch quy củ và quy mô nhằm đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, không sót một ai.
Bài liên quan:
Bảo Vệ Đội Ngũ Tiên Phong Của Nền Dân Chủ Tương Lai:
Lộ Trình Đòi Trả Tự Do Cho Các Tù Nhân Lương Tâm
http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2716

LỜI TRI ÂN của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ

Source:  http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2842




Ngày 06 tháng 4 vừa qua, từ Trại giam số 5 – Bộ công an (Yên Định, Thanh Hóa) nơi tôi đã bị Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cầm tù trong 3 năm 6 tháng theo bản án xử tôi 07 năm tù, 3 năm quản chế về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 88 Bộ luật hình sự kể từ ngày 05 tháng 11 năm 2010, công an Việt Nam đã đưa tôi thẳng ra sân bay Nội Bài, Hà Nội để sang Mỹ. Đến phút cuối trước khi tôi bước chân lên máy bay, công an Việt Nam mới đưa tôi Quyết định ký cùng ngày về việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với tôi với lý do “người bị kết án bị bệnh nặng” của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Công an Việt Nam đã không cho tôi mang theo bất cứ thứ gì thuộc tài sản hợp pháp của tôi ngoài bộ quần áo dính người và một số ảnh gia đình và cũng không cho tôi ghé qua nhà tôi tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội để thắp cho tổ tiên một nén hương.

Việc tôi ra khỏi nhà tù là kết quả của cuộc đấu tranh quyết liệt đòi Nhà nước Việt Nam trả tự do cho tôi của Đồng bào Việt Nam trong nước và ngoài nước, của các cá nhân, tổ chức trên thế giới, của chính phủ các nước Liên Hiệp Châu Âu, chính phủ Canada, chính phủ Newzealand, chính phủ Na Uy, chính phủ Thụy Sĩ, chính phủ Autralia, chính phủ Mỹ  luôn ủng hộ tôi trong cuộc đấu tranh chung vì Công lý, Dân chủ, Nhân quyền ở Việt Nam, vì Độc lập, Chủ quyền và Toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Vì vậy, tôi xin gửi đến Quý Đồng bào và Quý Vị cá nhân, tổ chức và chính phủ lời tri ân sâu sắc nhất của tôi.

Tôi đã, đang và sẽ luôn đấu tranh hết mình cho một nền Dân chủ - Đa đảng vì lợi ích cùa nhân dân và Tổ Quốc Việt Nam.

Washington, D.C – Hoa Kỳ
Ngày 3 tháng 5 năm 2014
Cù Huy Hà 


Quyệt định tạm thi hành án :)


Đột nhập nhà cô giáo chủ nhiệm trộm vàng

Theo Người lao động | 04/05/2014 10:45

Khi đang mang một phần số vàng trộm được tại nhà cô giáo chủ nhiệm đi tiêu thụ, nam sinh bị phát hiện.

Sáng 4/5, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai đang tạm giữ Lê Xuân Phong (18 tuổi, học sinh lớp 12 A5, trường THPT Lê Thánh Tông, thị xã Ayun Pa,) vì tình nghi đột nhập nhà cô giáo chủ nhiệm Huỳnh Thị Như Thủy để trộm cắp ngày 30/4.
Chiều 1/5, Phong mang theo nhiều dây chuyền, nhẫn vàng đến một tiệm vàng nằm trên địa bàn thị xã Ayun Pa để bán thì bị chủ tiệm nghi ngờ là tài sản trộm cắp nên báo với lực lượng công an. Ngay sau đó, Phong lập tức rời khỏi tiệm vàng bỏ trốn.
Lực lượng Công an thị xã Ayun Pa xác định số vàng Phong bán là tài sản trong một vụ mất trộm xảy ra ngày 30/4 tại nhà cô giáo Thủy (đường Trần Phú, phường Đoàn Kết).
Đêm 1/5, Phong đang trên đường trở về nhà (đường Ngô Mây, phường Đoàn Kết) thì bị lực lượng công an bắt giữ. Tại cơ quan điều tra, Phong khai nhận số vàng đem bán là một phần trong số vàng trộm được ở nhà cô giáo Thủy.
Nam sinh Lê Xuân Phong đang mang số vàng ăn trộm đi tiêu thụ tại một tiệm vàng.-Ảnh do chủ tiệm cung cấp.
Nam sinh Lê Xuân Phong đang mang số vàng ăn trộm đi tiêu thụ tại một tiệm vàng.
Trước đó, ngày 30/4, cô giáo Thủy đã đến Công an thị xã Ayun Pa trình báo vừa bị trộm đột nhập lấy cắp 1 máy tính xách tay cùng nhiều nữ trang bằng vàng có tổng giá trị trên 60 triệu đồng.

Con đường tù tội của nguyên chủ tịch huyện Hóc Môn

Ngày 16/4 vừa qua, nguyên chủ tịch UBND huyện Hóc Môn (TP HCM) Nguyễn Văn Khỏe lại phải ra tòa lần thứ 4 và lãnh mức án 20 năm tù.
Vụ án bị phát hiện từ năm 2007, bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 3/11/2007 và trải qua nhiều phiên tòa xét xử với nhiều tội danh và mức án chênh lệch khác nhau. 
Lật lại hồ sơ vụ án
Theo nội dung vụ án, Trần Thị Hà và Hà Văn Hòa có quan hệ với nhau như vợ chồng từ năm 2001. Đầu năm 2002, cả hai thống nhất cùng thành lập Công ty TNHH Xây dựng, thương mại & kinh doanh nhà Thành Phát, theo đó Hà đứng tên giám đốc, Hòa làm phó giám đốc. Với vốn ban đầu chỉ có 1 tỉ đồng nhưng khi lập hồ sơ xin thành lập công ty, Hà và Hòa khai vốn điều lệ lên tới 5 tỉ nhằm làm các thủ tục xin được lập dự án xây dựng khu dân cư và khu công nghiệp tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.
Đến năm 2004, mặc dù không hề có hoạt động kinh doanh gì và không có bất kỳ nguồn vốn nào, nhưng Hòa và Hà lại làm thủ tục tại Sở Kế hoạch đầu tư TP HCM, khai khống tăng vốn của Công ty Thành Phát lên thành 50 tỉ đồng.
Tiếp đến, bằng nhiều thủ đoạn gian dối, Hà và Hòa đã được UBND TP HCM ra quyết định cho chuyển mục đích sử dụng 72.000m2 đất đầu tư dự án cụm dân cư. Sau đó, cả hai đã đem quyết định này đi vay 3.000 lượng vàng và 18 tỉ đồng (tổng cộng hơn 43 tỉ đồng) của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn (Agribank) - Chi  nhánh Chợ Lớn.
Qua điều tra xác định, trong quá trình thực hiện dự án, Hà cùng Hòa thông qua Đặng Công Danh (nguyên Giám đốc Công ty TNHH XD-TM-DV Danh Khoa) đưa 400 triệu đồng cho Nguyễn Văn Khỏe (Danh chỉ đưa 300 triệu đồng) để "lót tay" nhờ phê duyệt địa điểm cho Công ty Thành Phát lập dự án; và đưa thêm 100 triệu đồng nhờ Khỏe giúp không ngăn cản việc phân lô, bán nền trên khu đất nông nghiệp này.
Cuối năm 2004, trong một lần đi chơi Vũng Tàu, Khỏe đặt vấn đề với Hòa nếu dự án này xong phải mua cho Khỏe một ôtô hiệu Lexus trị giá 3 tỉ đồng. Sau này, việc mua xe không thực hiện được, nhưng Khỏe có nhận thêm của Hà 1 tỉ đồng. Sau đó Khỏe gọi cho Hòa mang đến nhà riêng cho Khỏe 10.000 USD và 30 triệu đồng để tiêu tết.
Con đường tù tội của nguyên chủ tịch huyện Hóc Môn - Ảnh 1
Bị cáo Nguyễn Văn Khỏe trước vành móng ngựa.
Tiếp đó, tháng 6/2005, Công ty Thành Phát trình UBND huyện Hóc Môn phê duyệt bản vẽ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 dự án cụm dân cư, đồng thời với tư cách cá nhân, vợ chồng Hòa - Hà nộp hồ sơ đến UBND huyện Hóc Môn xin xét duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 3 hộ dân với diện tích gần 5.000m2 tại xã Đông Thạnh. Để phê duyệt, Khỏe ra điều kiện Hòa cho Khỏe  "mượn" 700 triệu đồng, sau đó dùng số tiền này mua 2 cây vạn niên tùng rồi lại đem bán cây cảnh lấy tiền sử dụng chuyện riêng.
Ngoài ra, từ năm 2005 đến 2006, sau khi vay được tiền từ ngân hàng, vợ chồng Hà thường xuyên gặp Khỏe nhờ giúp đỡ thực hiện dự án nên nhiều lần chi tiền cho Khỏe với nhiều hình thức khác nhau. Cuối năm 2005, Hà mua một sừng tê giác trị giá 20.000 USD, đưa một nửa cho Khỏe sử dụng. Tháng 4/2006, Khỏe "gợi ý" Hà đưa 5.000 USD và 50 triệu đồng để "nhờ" lãnh đạo Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM giải quyết một số vấn đề liên quan đến dự án. Nhưng thực tế, Khỏe sử dụng số tiền này vào việc riêng.
Ngoài chi cho "quan huyện" Nguyễn Văn Khỏe, Cơ quan điều tra xác định, để vay ngân hàng được hơn 3.000 lượng vàng và 18 tỉ đồng, Hà đã nhờ sự "giúp đỡ" của một số cán bộ UBND huyện Hóc Môn và xã Đông Thạnh trong việc giả mạo các hồ sơ đền bù khống để vay tiền. Sau đó, các cán bộ này đều được vợ chồng Hà "lại quả". Cụ thể, vợ chồng Hà cho Trần Văn Tè (nguyên Chủ tịch xã Đông Thạnh) mượn, chung chi, tặng quà tổng cộng số tiền hơn 1 tỉ đồng; Dương Minh Trung (nguyên Trưởng phòng Tài chính, kế hoạch huyện Hóc Môn) được "lại quả" 90 triệu đồng...
Con đường tù tội của nguyên chủ tịch huyện Hóc Môn - Ảnh 2
Bị cáo Trần Thị Hà.
Liên quan đến các bị can nguyên là cán bộ ngân hàng, Hà khai để vay được hơn 43 tỉ đồng nói trên đã chi 1,3 tỉ đồng cho các cán bộ, lãnh đạo ngân hàng và trả phí vay vàng. Trong đó, Định thừa nhận có nhận gần 200 triệu đồng làm những việc sai trái để giúp Công ty Thành Phát vay tiền. Riêng Tuyến, Hiền không thừa nhận việc nhận 600 triệu đồng tiền "lót tay" của Hà.
Với hành vi phạm tội như trên, năm 2010, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND)  TP HCM đã ra cáo trạng truy tố 10 bị cáo gồm: Trần Thị Hà, Hà Văn Hòa, Nguyễn Văn Khỏe, Trần Văn Tè, Dương Minh Trung (nguyên Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư huyện Hóc Môn), Nguyễn Văn Dò (nguyên cán bộ địa chính xã Đông Thạnh, Hóc Môn), Đặng Công Danh, Nguyễn Công Định (nhân viên tín dụng), Trần Văn Tuyến (nguyên Giám đốc), Lưu Thị Minh Hiền (nguyên Phó giám đốc Agribank Chi nhánh Chợ Lớn) về các tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "đưa hối lộ", "nhận hối lộ", "làm môi giới hối lộ", "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ", "lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Trong số đó, Nguyễn Văn Khỏe bị truy tố đến 3 tội danh.
Mức án thay đổi sau mỗi phiên tòa
Tháng 8/2010, TAND TP HCM đã đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt Nguyễn Văn Khỏe 17 năm tù về tội "nhận hối lộ", 7 năm tù về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và 2 năm tù về tội "lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi", tổng cộng hình phạt chung là 26 năm tù.
Ngoài hình phạt tù, tòa cũng tuyên phạt bổ sung, cấm Nguyễn Văn Khỏe không được đảm nhiệm chức vụ quyền hạn trong vòng 3 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù, buộc bị cáo Khỏe phải nộp lại số tiền có được do phạm tội mà có.
Con đường tù tội của nguyên chủ tịch huyện Hóc Môn - Ảnh 3
Các bị cáo tại tòa.
Ngoài ra, tòa cũng tuyên phạt Trần Thị Hà và Hà Văn Hòa án tù chung thân về các tội "lừa đảo…" và "đưa hối lộ", và cả hai bị cáo phải liên đới bồi thường số tiền đã chiếm đoạt của Agribank Chi nhánh Chợ Lớn 3.000 lượng vàng và 18 tỉ đồng. Tuy nhiên, do tại tòa, đại diện Agribank Chi nhánh Chợ Lớn không đề nghị các bị cáo phải bồi thường thiệt hại (cho rằng ngân hàng không bị chiếm đoạt tiền) nên tòa đã tuyên sung công quỹ, nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền nói trên.
Liên quan trong vụ án, Trần Văn Tuyến bị tuyên phạt 12 năm tù; Lưu Thị Minh Hiền bị tuyên 10 năm tù cùng về tội "vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng" và Nguyễn Công Định 7 năm tù về tội "nhận hối lộ". Đối tượng "môi giới hối lộ" giữa Trần Thị Hà và nguyên Chủ tịch Nguyễn Văn Khỏe là Đặng Công Danh lãnh án 8 năm tù. Đối với nhóm cán bộ xã, huyện Hóc Môn, Hội đồng xét xử (HĐXX) cũng tuyên mức án từ 3 năm tù treo đến 13 năm tù.
Con đường tù tội của nguyên chủ tịch huyện Hóc Môn - Ảnh 4
Bị cáo Khỏe sau phiên tòa phúc thẩm lần 2.
Tháng 6/2011, vụ án được đưa ra xét xử theo trình tự phúc thẩm theo đơn kháng cáo của các bị cáo và Chi nhánh Agribank Chợ Lớn. Theo đó, HĐXX cấp phúc thẩm  đã ra quyết định hủy toàn bộ bản án của tòa sơ thẩm đã xử trước đó với lý do tòa án cấp sơ thẩm trong quá trình xét xử đã vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong việc xác định bồi thường trách nhiệm dân sự và vụ án vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ... Vụ án được trả hồ sơ cho các cơ quan tố tụng điều tra xét xử lại từ đầu.
Tuy nhiên, sau gần một năm điều tra lại, nội dung vụ án và cáo trạng lần này vẫn không có gì thay đổi, ngoại trừ cơ quan công tố xác định số tiền Hà - Hòa chiếm đoạt trong vụ án này chỉ còn 10,5 tỉ đồng trong khi cáo trạng lần trước xác định là 18 tỉ và 3.000 lượng vàng.
Tháng 8/2013, vụ án đã được  TAND TP HCM đưa ra xét xử sơ thẩm lần 2 và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Khỏe 18 năm tù cho cả 3 tội danh "nhận hối lộ", "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi". Mức án này nhẹ hơn rất nhiều so với đề nghị của VKS trước đó là từ 27 - 30 năm tù.
Không chỉ riêng bị cáo Khỏe, hầu hết các bị cáo trong vụ án đều được tuyên mức án nhẹ hơn so với đề nghị của VKS trước đó. Cụ thể, với các tội danh "đưa hối lộ" và "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", bị cáo Trần Thị Hà bị tuyên phạt 30 năm tù và Hà Văn Hòa 20 năm tù (trước VKS đề nghị hai bị cáo tù chung thân). Ngoài hình phạt tù, tòa còn tuyên buộc Hà - Hòa có trách nhiệm bồi thường cho Agribank - Chi nhánh Chợ Lớn 3.000 lượng vàng và 18 tỉ đồng đã vay mượn trước đó.
Liên quan đến vụ án, nguyên các cán bộ xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn bao gồm Trần Văn Tè bị tuyên án 10 năm tù (sơ thẩm lần 1 là 13 năm tù) cho hai tội danh "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và "nhận hối lộ". Kế đến, Dương Minh Trung lãnh 6 năm tù (sơ thẩm lần 1 là 7 năm tù); Nguyễn Văn Dò (nguyên cán bộ địa chính xã Đông Thạnh) 3 năm tù treo cùng về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Đặng Công Danh 6 năm tù.
Đối với nhóm cán bộ Agribank - Chi nhánh Chợ Lớn bao gồm Trần Văn Tuyến bị tuyên án 6 năm tù và Lưu Thị Minh Hiền 5 năm tù cùng về tội "vi phạm về quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Riêng bị cáo Nguyễn Công Định bị phạt 5 năm 15 ngày tù (bằng thời gian tạm giam) về tội "nhận hối lộ".
Sau án tuyên "nhẹ hều" này, VKSND cùng cấp đã ra quyết định kháng nghị yêu cầu tòa phúc thẩm xử tăng hình phạt các bị cáo Nguyễn Văn Khỏe, Trần Thị Hà, Hà Văn Hòa, Nguyễn Văn Dò và Nguyễn Công Định. Ngoài ra, vụ án cũng có 6 bị cáo kháng cáo kêu oan hoặc xin giảm nhẹ hình phạt.
Tuy nhiên, sau 2 ngày xét xử, HĐXX chỉ chấp nhận một phần kháng nghị của VKS, tăng hình phạt đối với tội "nhận hối lộ" của  bị cáo  Nguyễn Văn Khỏe từ 12 năm lên 14 năm tù; tổng hợp hình phạt với 2 tội danh khác, bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 20 năm tù. Tương tự, cho rằng hành vi "đưa hối lộ" của Hà Văn Hòa là nghiêm trọng nhưng án sơ thẩm xử 12 năm là chưa đúng nên HĐXX chấp nhận kháng nghị, tăng án tội danh này lên 14 năm tù, cộng với hình phạt 8 năm tù về tội "lừa đảo…", bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 22 năm tù. Đối với kháng cáo và kháng nghị còn lại của các bị cáo khác, HĐXX bác toàn bộ.
Như vậy sau gần 6 năm điều tra, nhiều lần trả hồ sơ điều tra bổ sung, trải qua 4 phiên tòa chính thức và nhiều phiên tòa hoãn, vụ án tham nhũng từng gây chấn động dư luận TP HCM vừa khép lại với mức án "hài lòng" nhiều bị cáo, trong đó có "cựu quan chức" Nguyễn Văn Khỏe.
07:28 AM, 04-05-2014
THEO AN NINH THẾ GIỚI/ĐSPL

VIDEO&PICS : CAFÉ BÙI HẰNG !



















Phóng viên chiến trường đang tác nghiệp cạnh phóng viên nước ngoài



Khu vực bờ hồ hôm nay   nhiều chó thả rong ? !




tụi Côn an  chơi trò ép ko cho gởi xe  vô café !






Thông báo khẩn ạ: Do các anh quần ghê quá, địa điểm tổ chức buổi thỉnh nguyện thư xin dời về Quán cà phê múa rối nước bờ hồ- 57B Đinh Tiên Hoàng ạ. Mong các cô chú bác và anh chị thông cảm cho con ạ



Đi qua gặp chú nhóc này gấu thật chú nói ( tôi Đ làm việc với ông )



Chủ tịch UBND TP.Kon Tum xin lỗi công dân

Chiều 3.5, ông Phan Văn Thế, Chủ tịch UBND TP.Kon Tum (Kon Tum) cùng đại diện các ban, ngành địa phương đã làm việc và công khai xin lỗi ông Trương Minh Hòa (trú ở số 77 đường Trương Quang Trọng, P.Quyết Thắng, TP.Kon Tum). Trước đó, một số cơ quan của TP.Kon Tum đã tham mưu về việc đền bù, giải phóng mặt bằng đối với đất và nhà chưa đúng theo quy định hiện hành, dẫn đến thiệt thòi cho ông Hòa.
Cùng với việc xin lỗi, Chủ tịch UBND TP.Kon Tum còn trao cho ông Hòa quyết định về việc hủy bỏ văn bản mà trước đó UBND TP.Kon Tum đã trả lời về khiếu nại ông Hòa chưa đúng. “Mình sai thì xin lỗi thôi! Mình là người đứng đầu thì phải làm sao cho hợp lý, làm sao giữa chính quyền và người dân có tiếng nói chung”, ông Thế nói.
Phạm Anh

Phá đường dây xuất lậu gỗ

Ngày 1.5, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP.HCM đã lần lượt bắt giữ 4 nghi phạm: Trần Văn Thống (40 tuổi, ngụ H.Hóc Môn), Trần Đắc Hùng (48 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức), Lê Quốc Toàn (37 tuổi, ngụ Quảng Ngãi), Lê Văn Bính (ngụ Nghệ An) do liên quan đến đường dây xuất lậu gỗ quy mô lớn.
Gỗ lậu lọt qua cửa khẩu
Cách đây vài tháng, trinh sát Đội 4 (PC46) đã phát hiện một đường dây buôn lậu gỗ quy mô lớn tại TP.HCM. Từ đó, lãnh đạo PC46 đã chỉ đạo cho Đội 4 lên kế hoạch phá án. Sau nhiều tháng điều nghiên, trinh sát đã nắm bắt quy trình đường đi của gỗ lậu này khá tinh vi. Bọn chúng đã thu mua số lượng lớn cành, nhánh, gốc, rễ của các loại gỗ như: trắc dây, cẩm lai, sơn đá, sơn huyết… từ khu vực miền Trung, Tây nguyên tập kết về các kho chứa ở H.Hóc Môn, Q.Thủ Đức (TP.HCM) và Dĩ An (Bình Dương) đóng vào container, sau đó câu kết với một công ty chuyên làm dịch vụ xuất khẩu đồ gốm để xuất lậu gỗ nhằm qua mặt cơ quan chức năng.
Ngày 23.4, tại cảng Cát Lái (Q.2), trinh sát Đội 4 đã bắt giữ 3 container chứa toàn gỗ các loại nói trên, đã được thông quan, chuẩn bị đưa lên tàu biển vận chuyển xuất qua Hồng Kông. Từ tang vật này, qua điều tra, PC46 đã lần lượt bắt 4 nghi phạm liên quan nói trên.
Đường đi của gỗ lậu
Theo tờ khai hải quan, ngày 23.4, Công ty TNHH SX TM DV Bảo Hoa Viên (nằm trên quốc lộ 1A, KP3, Q.Thủ Đức) đã làm thủ tục tờ khai hải quan điện tử xuất 2 container chậu xi măng và 1  container chậu gốm đất nung. 3 container này đều được thông quan lúc 0 giờ ngày 23.4, đi qua luồng xanh (miễn kiểm). Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng bắt giữ kiểm tra thì phát hiện toàn là gỗ như đã nói trên...
Tại trụ sở công an, bước đầu các nghi phạm khai nhận: trong quá trình xuất khẩu đồ gốm, ông Nguyễn Tấn Đạt (Giám đốc Công ty TNHH SX TM DV Bảo Hoa Viên) đã thuê Trần Đắc Hùng (Giám đốc Công ty TNHH TM vận tải Trí Thông ở KP.9, P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức) làm dịch vụ xuất khẩu đồ gốm cho công ty. Trong quá trình giao dịch, để thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng, ông Đạt đã ký khống, đóng dấu đỏ tròn sẵn trên nhiều tờ giấy A4 đưa cho Hùng cất giữ khi cần lấy làm thủ tục tờ khai hải quan điện tử xuất hàng cho ông Đạt. Tuy nhiên, Hùng đã bán tờ giấy ký khống nói trên cho Toàn, Bính. Từ đó, 2 người này đã sử dụng giấy ký khống làm thủ tục xuất thuê 3 container gỗ trên cho Thống với giá 45 triệu đồng (15 triệu đồng/1 container). Song đến nay, Thống thừa nhận là người trực tiếp liên lạc với Toàn, Bính nhờ làm thủ tục xuất 3 container gỗ này nhưng trong đó chỉ có 1 container của Thống; 2 container còn lại là của 2 người khác nhờ xuất giùm. Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra.
Đàm Huy

Bức xúc vì tài sản kếch xù của quan chức nghỉ hưu

Quyết liệt phòng chống tham nhũng, tiêu cực; trừng trị nghiêm khắc tội phạm tham nhũng là kiến nghị chung của nhiều cử tri Q.Ba Đình (Hà Nội) với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị tiếp xúc cử tri của đơn vị bầu cử số 1 diễn ra hôm qua 3.5.
Bức xúc vì tài sản kếch xù của quan chức nghỉ hưu
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với cử tri trong giờ giải lao - Ảnh: CTV Dũng Anh
“Đương chức hay nghỉ hưu đều phải xử nghiêm”

Cử tri chất vấn Bộ trưởng y tế về dịch bệnh sởi
Ngày 3.5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp xúc với cử tri tại H.Bình Chánh và Q.8 (TP.HCM). Ngoài các vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh (an toàn thực phẩm, bảo hiểm y tế…), các cử tri rất quan tâm đến tình trạng dịch bệnh sởi bùng phát trong thời gian qua.
Trả lời chất vấn của cử tri về nguyên nhân làm bùng phát dịch sởi, Bộ trưởng Tiến cho rằng có những yếu tố chính làm gia tăng bệnh sởi, đó là biến đổi thời tiết, chu kỳ của dịch bệnh, công tác tuyên truyền để người dân tiêm ngừa, phòng bệnh chưa tốt. Ngoài ra, theo Bộ trưởng, bệnh sởi bùng phát nhiều ở phía Bắc là vì cơ sở vật chất dành cho điều trị bệnh nhi ở khu vực này chưa tốt, chỉ có Bệnh viện Nhi T.Ư là chính nên bệnh nhi từ các địa phương dồn về đây làm lây nhiễm bệnh chéo sởi. Bộ Y tế rút kinh nghiệm về vấn đề này.
THANH TÙNG
Cử tri Nguyễn Ngọc Hạt phản ánh: Sự điều hành của Nhà nước thời gian vừa qua bên cạnh những kết quả đạt được còn không ít điều khiến dân bức xúc, trong đó nổi cộm là nạn tham nhũng mà nguyên nhân sâu xa là sự tha hóa, biến chất của không ít cán bộ đảng viên. Theo ông Hạt, nhân dân mong muốn Đảng và Nhà nước làm quyết liệt hơn phòng chống tham nhũng, tiêu cực, chống tham nhũng từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, không có vùng cấm nào. Đi liền với đó là đổi mới công tác cán bộ, có cơ chế đào thải dần những cán bộ công chức tha hóa, biến chất.
Cử tri Phan Đức Thuyên đề nghị Quốc hội cần tăng cường giám sát mạnh hơn nữa, nhất là công tác phòng chống tham nhũng vì vừa rồi, một số vụ án lớn về tham nhũng vẫn phải xử đi xử lại do thiếu chứng cứ.
Cử tri Phạm Quy đề nghị “cần phải làm nghiêm khắc để răn đe các trường hợp khác. Phải làm thật nghiêm, thật kiên quyết, bất kể là ai, đương chức hay nghỉ hưu đều phải xử nghiêm. Dư luận vừa rồi cũng rất bức xúc vì các tài sản kếch xù của các quan chức đã nghỉ hưu. Phải làm rõ, làm nghiêm, về hưu cũng phải xử. Vì không xử lý được những đối tượng này thì không thể lấy lại được lòng tin của dân”.
Việc không lộ thiên còn cong đến thế nào?
Cử tri Nguyễn Cao Đức cho rằng bên cạnh vấn nạn tham nhũng, quốc nạn lãng phí cũng đang là vấn đề nhức nhối nhưng ít ai đề cập đến. Ông Đức dẫn ví dụ về dự án đường sắt đô thị trên cao của Hà Nội, vừa rồi vì một vài vấn đề trục trặc mà “đội vốn” lên vài nghìn tỉ đồng. “Một Dương Chí Dũng tham ô chịu hình phạt tử hình, nhưng có cả 100 Dương Chí Dũng tham ô nữa thì số tiền bị mất có bằng số tiền dự án bị đội lên hàng nghìn tỉ đồng như thế không?”, ông Đức so sánh.
Không chỉ lo lãng phí, cử tri còn bức xúc trước tình trạng lạm quyền. Cử tri Trần Viết Hoàn dẫn chứng: Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) phải điều chỉnh tới 9 hạng mục khiến vốn tăng thêm hơn 300 triệu USD, thế nhưng có vị khi được hỏi còn phát biểu là mới điều chỉnh một tí đã làm rùm beng lên; Đề án đổi mới sách giáo khoa 34.000 tỉ, sau khi bị dư luận phản ứng, thì lại giải thích bị “hiểu lầm”, và rằng số tiền đổi mới sách giáo khoa chỉ hơn 5.000 tỉ; Đường Trường Chinh bao đời nay vốn thẳng, nay bỗng dưng bị “uốn cong mềm mại”... “Việc này khiến người dân suy nghĩ con đường thẳng giữa thanh thiên bạch nhật còn bị uốn cong thì thử hỏi những việc không lộ thiên còn cong đến như thế nào?”, ông Hoàn bức xúc.
Chống tham nhũng, lãng phí: Đã và đang làm quyết liệt

Chiều 3.5, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tiếp xúc cử tri Q.Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Theo cử tri Nông Quang Lộc, người dân đang lo lắng nhiều về nợ công. Hiện nay các cơ quan chức năng cứ khẳng định nợ công chưa đến ngưỡng 60% GDP nhưng nghiên cứu mới thấy lo: Các nước nợ công lớn nhưng thu hồi được, ở ta thì lại phát hành trái phiếu Chính phủ để trả nợ chứ không phải do làm ăn kinh tế có lãi mà trả được, trong khi bội chi ngân sách lớn.
Cử tri Phạm Thị Hoàn bức xúc cho rằng dịch sởi vừa qua khiến nhiều trẻ em chết thương tâm, nếu dịch công bố sớm thì không có nhiều cái chết như vậy và đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần tìm người đủ tâm, đủ tầm để quản lý Bộ Y tế.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá các ý kiến, phản ánh của cử tri là hoàn toàn xác đáng. Cá nhân ông cũng như các ĐBQH của đơn vị bầu cử số 1 “xin nghiêm túc tiếp thu” để phản ánh, kiến nghị, góp ý với Quốc hội tại kỳ họp tới.
Liên quan đến các kiến nghị cụ thể của cử tri, Tổng bí thư trực tiếp đề cập đến 3 nội dung lớn, trong đó có vấn đề phòng chống tham nhũng (PCTN), lãng phí và lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.
Ông khẳng định PCTN và lãng phí là vấn đề luôn được đề cập tới mỗi lần tiếp xúc cử tri. Lãng phí nhiều khi còn nguy hại hơn cả tham nhũng, có khi còn lớn hơn cả tham nhũng vì có những lãng phí không thể đo đếm được. “Vấn đề này vừa rồi T.Ư đã có chỉ đạo, ra nghị quyết, một loạt chỉ thị vừa rồi về chống lãng phí cũng đã được ban hành, như xuống địa phương phải thế nào, lễ hội tổ chức ra sao bảo đảm tiết kiệm”, Tổng bí thư thông tin.
Liên quan đến giải pháp PCTN, Tổng bí thư khẳng định đã và đang làm rất quyết liệt. Ông cho hay năm vừa qua đã xử một số vụ lớn rất tập trung, nhanh chóng, có những vụ mới khởi tố cuối 2012 thì năm 2013 đã đưa ra xử rồi. Riêng năm ngoái, Ban chỉ đạo T.Ư về PCTN chọn 8 vụ án điểm, đã xử 5 vụ. Năm nay chọn ra 6 vụ án trọng điểm và 2 vụ việc lớn về tham nhũng rồi giao các địa phương vài ba chục vụ để chọn một số vụ trọng điểm làm trước.
Trước câu hỏi cử tri đặt ra vì sao đang lấy phiếu tín nhiệm lại dừng, Tổng bí thư khẳng định chủ trương lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý ở Quốc hội, kể cả trong Đảng, MTTQ là thực hiện theo Nghị quyết T.Ư 4. “Càng thực hiện càng khẳng định chủ trương đó là đúng, nhưng có một số việc thấy qua thực tế cần phải rút kinh nghiệm, cần phải điều chỉnh cho phù hợp. Nên không phải không làm mà phải kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm, điều chỉnh. Cho nên, kỳ họp tới Quốc hội sẽ thảo luận, xem xét sửa đổi Nghị quyết 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm”, Tổng bí thư lý giải.
Bảo Cầm

Lời khai rùng rợn của kẻ bóp cổ người yêu đến chết

Thấy người yêu nhắn tin hẹn đi chơi lễ với người đàn ông khác, Nhân nổi cơn ghen chờ Nhung ngủ say rồi bóp cổ cho đến chết. Sau đó, Nhân nằm ôm xác Nhung ngủ hơn 1 ngày.

Ngày 3/5, công an quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết đang khẩn trương hoàn tất hồ sơ để chuyển đối tượng Nguyễn Trọng Nhân (21 tuổi, ở phường 10, quận Gò Vấp) về đội trọng án của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45), công an TP.HCM, để tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi giết người.
Bị hại là chị Lê Hà Nhung (23 tuổi, tạm trú phường 11, quận Gò Vấp).
Sau gần 2 ngày giết người yêu, trưa 2/5, Nhân đã đến công an phường 11, quận Gò Vấp để đầu thú.

 
Cơ quan chức năng đang đưa thi thể nạn nhân rời khỏi hiện trường

Tại cơ quan công an, Nhân khai nhận chính là người giết chị Nhung. Nguyên nhân xuất phát từ ghen tuông.
Nhân khai, y và chị Nhung đều làm thuê ở một sạp bán quần áo, giầy dép ở trong chợ. Hai người nảy sinh tình cảm và yêu thương nhau đã được 4 năm. Cả 2 thuê phòng trọ số 7/72A đường Thống Nhất, phường 11, quận Gò Vấp chung sống. Tuy nhiên, khoảng 2 tuần trở lại đây, giữa Nhân và chị Nhung nảy sinh mâu thuẫn, cãi vã nhau, nên chị Nhung dứt khoát chia tay.
Không muốn chia tay, Nhân đã nhiều lần níu kéo tình cảm nhưng chị Nhung không chịu.
Đêm 29/4, Nhân trở lại phòng trọ của chị Nhung để tiếp tục níu kéo và được chị Nhung chấp nhận cho thêm một cơ hội để nối lại tình cảm. Nhưng chị Nhung cũng đặt điều kiện Nhân phải tu chí làm ăn để cùng xây dựng cuộc sống.
Tuy nhiên, cũng chính thời điểm này, Nhân đọc được tin nhắn chị Nhung hẹn đi chơi lễ với người đàn ông khác. Nhân nổi cơn ghen, hậm hực trong lòng nên nảy sinh ý định sẽ giết Nhung rồi tự tử.
Nghĩ là làm, đêm 30/4, trong lúc nằm thao thức chờ người yêu ngủ say, Nhân đã dùng 2 tay bóp cổ chị này cho đến chết.
Sau khi chị Nhung chết, Nhân vẫn nằm ôm xác chị này ngủ hơn 1 ngày, sau đó mới lấy xe máy của nạn nhân ra ngoài đi mua thuốc ngủ về tự tử.
Mặc dù đã trộn thuốc ngủ với thuốc tây để uống, dùng dây điện, thắt lưng của người yêu để treo cổ nhưng một lúc sau tỉnh dậy, Nhân thấy mình vẫn còn sống.
Quyết tâm tìm đến cái chết nhưng không được, Nhân lấy xe, bóp tiền của người yêu chạy về Vũng Tàu (quê chị Nhung) để báo tin và xin lỗi gia đình chị này. Tuy nhiên, Nhân đã không tìm được nhà của người yêu nên quay lại TP.HCM và đến cơ quan công an xin đầu thú.
* Tên nạn nhân đã được thay đổi.
Thứ Bảy, 03/05/2014 14:58 (GMT + 7)
Theo Khánh Trung (Zing.vn)

2 em bé ngủ dưới sàn nhà chờ bến xe Miền Đông

Nửa đêm tại bến xe Miền Đông (TP.HCM), giữa dòng người vật vã chờ xe về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5, có 2 đứa trẻ nằm ngủ ngon lành dưới sàn nhà chờ, khiến nhiều người xót xa.
Nhập mô tả cho ảnh
Giữa đêm 29/4, tại khu vực nhà chờ khu B, bến xe Miền Đông, nhiều hành khách đang vật vã ngồi chờ xe xuất bến để về quê nghỉ lễ không khỏi thương cảm khi thấy một em bé nằm ngủ trên sàn nhà chờ trong cơn mưa đêm. Chị Tâm, một hành khách, cho biết: "Đứa trẻ nằm ngủ cả giờ rồi nhưng không thấy người nhà bên cạnh, tôi thấy quá xót xa và bức xúc cho người cha mẹ nào để con giữa bến xe thế này".
Nhập mô tả cho ảnh

Qua tìm hiểu từ một số người bán hàng tại đây, chúng tôi được biết em bé là con trai, khoảng 5 tháng tuổi, con của một người tên Ái, quê Quảng Ngãi (ảnh) - người này bị tâm thần, chồng bỏ. "Từ 2 tháng nay, chị này đem đứa bé tới đây, để nằm giữa sàn. Sau đó chị đi loanh quanh, ngồi xem ti vi rồi ca hát. Chứng kiến hàng ngày, chúng tôi và hành khách xót xa lắm, nhiều người cho sữa, nước... không thì đứa bé chết đói mất. Những ai tiếp cận hay bế đứa bé, chị ta sẽ mắng chửi. Chúng tôi mong em bé được đưa vào trung tâm nuôi trẻ mồ côi", một người bán hàng trong bến xe cho biết.
Nhập mô tả cho ảnh

Cũng tại lối ra vào khu B của bến xe, giữa đêm khuya một phụ nữ khác để đứa bé hơn 2 tháng tuổi nằm ngủ trên chiếc bìa carton dưới sàn nhà chờ. Người này cho biết quê ở Bình Thuận, do chồng hay đánh đập nên sau khi sinh, chị mang con ra bến xe ngồi xin tiền. Không có tiền thuê nhà trọ nên phải ngủ ở bến xe hàng đêm.

VIDEO: Đánh chửi công an, hất lên nóc capo rồi bỏ chạy

 Công Luận - theo Trí Thức Trẻ | 03/05/2014 14:52

(Soha.vn) - Đoạn clip dài hơn 2 phút đã quay lại cảnh một người phụ nữ giằng áo, đánh chửi một chiến sĩ công an giữa đêm khuya khiến nhiều người bất bình.

    Tối qua, một đoạn clip ngắn quay lại cảnh xô xát giữa một chiến sĩ công an và người dân đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ phía cộng đồng mạng.
    Sự việc này được cho là đã xảy ra ở nút giao thông Hoàng Diệu – Hà Nội. Theo những gì thu thập được thì khi tham gia giao thông, xe của chiến sĩ công an và một chiếc ô tô khác đã có va chạm.
    Khi xuống xe để giải quyết thì hai bên không tìm được tiếng nói chung và có xảy ra xô xát. Người phụ nữ được cho là có liên quan tới chiếc xe bị va quệt đã túm áo, giằng co với chiến sĩ công an và còn có cả những hành động đánh chửi rất mất lịch sự như “mày gọi ai”; “mày gọi ai là nó”…, bất chấp lời can ngăn của người xung quanh.
    Ngay sau đó, những đồng sự của chiến sĩ công an xuất hiện, người phụ nữ mới có dấu hiệu “hạ hoả” để phân trần. Thế nhưng, thay vì tìm cách giải quyết ổn thoả mọi chuyện, chiếc xe ô tô  (nguyên nhân chính của sự việc) đã hất chiến sĩ công an lên nắp capo rồ ga bỏ chạy. Cho dù khi đó, các chiến sĩ công an đã ra hiệu dừng xe để giải quyết.