Sunday, June 26, 2016

Dương Khiết Trì lại ‘thăm’ Việt Nam: Biến động nào sắp xảy ra?

Khoảng 2 tuần trước khi Tòa án quốc tế ra phán quyết về vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò 9 đoạn” của Trung cộng, một nhân vật đặc biệt của Bắc kinh là Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì bất chợt được thông báo “sắp thăm Việt Nam”. Chuyến đến Hà Nội của Dương Khiết Trì sẽ kéo dài từ ngày 26 đến 28/6 nhằm “tăng cường trao đổi hợp tác song phương”.
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì. Ảnh: Gov.cn
Sự kiện trên lại diễn ra ngay sau khi xảy ra “tai nạn” 2 máy bay SU và CASA của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam đồng loạt rơi xuống biển, và Việt Nam trong lúc công khai việc mời Trung cộng tham gia tìm kiếm cứu nạn thì đã thẳng thừng từ chối thiện chí tham gia cùng mục đích của người Mỹ. 
Rất thường là không có điềm lành trong chuyến đi Hà Nội của những nhân vật Trung cộng như Dương Khiết Trì. 
Năm 2014, Dương Khiết Trì cũng có đến hai chuyến “Nam triều”, diễn ra chỉ cách nhau 4 tháng: Lần đầu vào lúc vừa xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 nhằm xoa dịu tâm lý bất an của giới lãnh đạo Việt Nam, còn lần sau lồng trong bối cảnh nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam lại đang hiện ra những tín hiệu “cơm không lành canh không ngọt”. 
Liên quan đến hai chuyến đi của Dương Khiết Trì đến  Việt Nam vào năm 2014, đã dấy lên dư luận rằng nếu Bắc Kinh muốn câu chuyện ở Hà Nội vẫn nằm trong vòng quỹ đạo tương đối của họ, phái thân thiện Trung cộng ở Hà Nội chắc chắn sẽ nhận được hứa hẹn “tài trợ” của Dương Khiết Trì. Và cũng rất có thể, Bắc Kinh muốn Dương Khiết Trì vừa cân bằng vừa đối sánh với sự xuất hiện đồng thời của ba viên chức Hoa Kỳ về chính trị, thương mại và quân sự ở Hà Nội trong thời gian ngay trước đó. 
So với năm 2014, rõ ràng là mối quan hệ Việt – Trung nhạt nhòa hơn vào năm 2016. Vào năm 2014, ngay trước chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì, đã có một chuyến thăm Bắc Kinh của 13 tướng lĩnh cấp cao thuộc bộ quốc phòng Việt Nam, do Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh dẫn đầu, và điều chua chát là theo truyền thông Trung cộng, mục đích chuyến đi của bộ trưởng Phùng Quang Thanh và các tướng lãnh là để “cầu hòa” với Trung cộng. Còn vào năm 2016, hầu hết nhận định của giới quan sát chính trị đều cho rằng Việt Nam đã quyết định ngả về Mỹ hơn sau sự kiện Tổng thống Obama quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Bnam, đồng thời Mỹ có kế hoạch tham dự vào quân cảng Cam Ranh không chỉ với vai trò phụ. 
Khoảng một tháng trước khi diễn ra phán quyết của Tòa án quốc tế về “đường lưỡi bỏ 9 đoạn”, Trung cộng sôi sục việc lôi kéo các nước đồng minh ủng hộ họ. Con số những quốc gia ủng hộ Trung cộng từ 9 nước vọt lên đến 50 nước – theo người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung cộng. Chỉ có điều Bắc Kinh không công bố là những nước nào. 
Nhưng chắc chắn, Trung cộng nhắm đến Việt Nam như một trong những quốc gia trọng yếu nhất để lôi kéo vào quỹ đạo ùng hộ mình. Rất có thể đây là mục đích chính của chuyến đi của Dương Khiết Trì vào tháng Sáu này. 
Nhưng mặt khác, chuyến đi của những quan chức cao cấp Trung cộng cũng thường gắn liền với động tác kích thích và có thể kích động tinh thần cho phe thân Trung tại Hà Nội. Do vậy, chuyến đi của Dương Khiết Trì cũng có thể phản ánh cục diện đấu đá nội bộ trong giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn kết thúc sau đại hội 12. 
06/26/2016 - 18:34
Lê Dung / SBTN

Cuộc chiến nội bộ Trung Quốc về Biển Đông

Feng Zhang, Foreign Policy, ngày 23/6/2016
Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ

(VNTB) - Thậm chí Bắc Kinh không biết mình muốn gì nữa. Căng thẳng đang gia tăng tại khu vực.


Với một quyết định của tòa án quốc tế có sứ mệnh xem xét tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, căng thằng ở khu vực đang lên cao. Một vấn đề quan trọng là không một quốc gia nào tham dự vào vấn đề tranh chấp Biển Đông, kể cả Trung Quốc, biết được một cách rõ ràng về những gì mà Bắc Kinh đang muốn đạt được ở vùng biển này. Đó là bởi vì có ba trường phái khác nhau đang đấu tranh với nhau để giành sự thống trị trong giới phân tích và hoạch định chính sách Trung Quốc. Một cái nhìn về cuộc tranh luận bên trong Trung Quốc giúp giải thích sự thiếu thông tin liên lạc hiệu quả và sự gia tăng của sự mất lòng tin chiến lược giữa Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông và Hoa Kỳ.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, từ Chủ tịch Tập Cận Bình với Ngoại trưởng Wang Yi cho đến các tướng lĩnh quân đội như Đô đốc Sun Jianguo, lặp đi lặp lại rằng các đảo ở Biển Đông luôn là lãnh thổ Trung Quốc, các hành động của Trung Quốc là các biện pháp hợp pháp để bảo vệ chủ quyền của mình, Trung Quốc sẽ không theo đuổi chính sách mở rộng vượt ra ngoài yêu sách lãnh thổ hợp pháp, và căn cứ quân sự hạn chế trên các đảo mới được xây dựng nhằm mục đích phòng thủ. Tuy nhiên, một số nước trong khu vực ASEAN thấy những giải thích này không thuyết phục, và họ cảm thấy bị đe dọa bởi các đảo nhân tạo của Trung Quốc, và muốn Hoa Kỳ kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Một số quan chức Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng Trung Quốc đang tìm cách "quân sự hóa" trong khu vực, hay thậm chí là "bá chủ".

Nhưng trong thực tế, bản thân Trung Quốc cũng không thực sự biết nước này muốn đạt được điều gì ở Biển Đông. Nói một cách tổng quát, có ba trường phái tư tưởng giữa các nhà phân tích Trung Quốc về chính sách tối ưu đối với khu vực: hãy gọi một trường phái là hiện thực, trường phái thứ hai là bảo thủ hay cứng rắn, và nhóm còn lại là trung dung. Các ấn phẩm hàn lâm của Trung Quốc, các bài báo trên phương tiện truyền thông, và những ý kiến trên mạng cho ta thấy một cái nhìn vào những quan điểm khác nhau. Kể từ năm ngoái, tôi đã nói chuyện với nhiều học giả Trung Quốc, quan chức chính phủ và người dân thường. Ba trường phái trên đại diện cho sự đa dạng của các quan điểm của Trung Quốc, mặc dù họ chắc chắn không đại diện đầy đủ cho tất cả các quan điểm khác nhau.

Do cường độ tăng cao của những căng thẳng hiện nay, các nhà phân tích Trung Quốc đang chịu áp lực để phản ánh các quan điểm mơ hồ của chính phủ, và những chỉ trích mạnh mẽ hiếm khi được phát tán. Điều này có thể giải thích tại sao thế giới bên ngoài thường bỏ qua những cuộc tranh luận đó. Nhưng trên thực tế, các cuộc tranh luận trong nước của Trung Quốc về Biển Đông có tầm quan trọng lớn đối với sự hiểu biết về định hướng tương lai của chính sách của Trung Quốc.

Nhóm hiện thực của Trung Quốc tin rằng các nguyên tắc cơ bản của chính sách Biển Đông của Trung Quốc hiện rõ ràng và không cần điều chỉnh. Họ nhận ra sự mất mát về ngoại giao và uy tín, nhưng có xu hướng coi nhẹ chúng bởi vì họ coi trọng sự hiện diện vật chất và sức mạnh của Trung Quốc hơn là hình ảnh của nước mình ở nước ngoài. Niềm tin của họ được củng cố bởi một sự hiểu biết thô thiển về chính trị quốc tế: sức mạnh vật chất chứ không phải các yếu tố phù du không đong đếm được như danh tiếng, hình ảnh, hay luật pháp quốc tế, là yếu tố quyết định trong chính trị quốc tế. Do vậy, họ nghĩ rằng thời gian đang đứng về phía Trung Quốc, miễn là Trung Quốc có thể quản lý được sự gia tăng của nó. Loại suy nghĩ này đang thống trị giới quyết định chính sách Biển Đông của Trung Quốc.

Nhóm hiện thực nghĩ rằng họ đang bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc bằng cách tăng cường sự hiện diện vật chất của nước này ở Biển Đông. Nhưng họ không chắc chắn về những gì cần làm với các hòn đảo mới được xây dựng. Liệu Bắc Kinh có cần phải xây dựng các căn cứ quân sự với nhiều vũ khí tấn công hay các thiết bị phòng thủ hiện có đã đủ để bảo vệ hiện trạng? Nhóm hiện thực muốn gia tăng sức mạnh ở Biển Đông, nhưng không chắc chắn quy mô thế nào là đủ.

Một trường phái thứ hai mang tư tưởng của những người bảo thủ, có những câu trả lời mà phái thực dụng chưa có lời giải đáp. Họ không chỉ nghĩ rằng Trung Quốc giữ những hòn đảo nhân tạo xây dựng ở đảo Chữ Thập, đảo Subi và Vành Khăn mà còn nên xây thêm những đảo khác nữa để mở rộng lãnh thổ ở Biển Đông. Việc mở rộng có thể bao gồm xây các căn cứ quân sự nhỏ và chinh phục các hòn đảo mà các nước khác đang kiểm soát, và biến bản đồ với đường chín đoạn, được vẽ ra lần đầu vào năm 1947 và ngày nay dùng làm cơ sở pháp lý của Bắc Kinh cho yêu sách của mình ở biển Đông, thành một đường ranh giới lãnh thổ của Trung Quốc để tuyên bố chủ quyền ở hầu hết Biển Đông. Trường phái cứng rắn không quan tâm đến sự quan ngại và lo lắng của thế giới bên ngoài, chúng chỉ muốn tối đa hóa lợi ích của Trung Quốc.

Một số một số hãng thông tấn quốc tế nói rằng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở hơn 90% diện tích ở Biển Đông, chính là quan điểm của nhóm này. Rất may là quan điểm này không chiếm ưu thế ở những lãnh đạo cấp cao, những người làm chính sách. Những người theo đường lối cứng rắn thường là những tướng lĩnh quân sự và các cơ quan thực thi pháp luật. Một chính sách mang lại lợi ích tối đa cho Trung Quốc ở Biển Đông sẽ làm thỏa mãn nhóm này. Nhưng công chúng cũng ủng hộ đường lối cứng rắn vì đa số họ có cái nhìn hời hợt về tình hình Biển Đông. Những người theo đường lối cứng rắn ở cấp cơ sở thường kêu gọi sự quyết đoán dựa trên chủ nghĩa dân tộc cực đoan chứ không phải là sự nghiên cứu kỹ càng về các lợi ích của Trung Quốc.

Sự khác biệt giữa phe bảo thủ cứng rắn và những người thực tế là, trong khi quan điểm "cứng rắn cũng được dựa trên chính sách thực dụng, có một nền tảng bổ sung của chủ nghĩa dân tộc, làm cho việc chung sống hòa hảo với các nước khác trở nên đặc biệt khó khăn. Mặc dù những người bảo thủ không chi phối chính sách hiện tại, ban lãnh đạo không thể dễ dàng lờ họ vì chủ nghĩa dân tộc có thể dẫn đến việc mất kiểm soát.

Nhóm thứ ba, những người thuộc nhóm trung dung, tin rằng đây là thời gian để Trung Quốc điều chỉnh chính sách của mình để làm rõ mục tiêu của mình ở Biển Đông. Nhóm này nhận ra sự mơ hồ hiện nay của Bắc Kinh về chủ quyền lãnh thổ và chính sách của Trung Quốc gây sợ hãi và ngờ vực của thế giới bên ngoài. Họ cho rằng chính phủ không có một chiến lược hợp lý để thúc đẩy giao tiếp hiệu quả với thế giới bên ngoài. Theo họ, cách tiếp cận kiểu làm bừa của Trung Quốc trong các quyết định chiến lược quan trọng như xây dựng đảo nhân tạo gây hại cho lợi ích riêng của nước này. Bằng việc quên đi mọi nỗ lực để hợp pháp hóa việc đảo xây dựng, nó đảm bảo sự nghi ngờ của quốc tế chứ không phải là cảm thông cho hành động của Trung Quốc.

Nhóm trung dung cho rằng Trung Quốc cần phải dần dần làm rõ đường chín đoạn. Duy trì sự mơ hồ sẽ làm cho bản đồ thành một gánh nặng lịch sử và là một trở ngại không cần thiết để đạt thỏa hiệp ngoại giao. Theo quan điểm của họ, sẽ là phản tác dụng để giải thích bản đồ như là một đường phân định ranh giới lãnh hải, bởi vì làm như vậy sẽ biến Trung Quốc thành kẻ thù của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á cũng như Hoa Kỳ. Họ cho rằng nếu Trung Quốc đi theo hướng này, nó cuối cùng sẽ đối mặt với những nguy hiểm. Vấn đề lớn nhất đối với Trung Quốc, theo những người thuộc phái trung dung là quốc gia này thiếu một chiến lược rõ ràng và hiệu quả đối với Biển Đông.

Nhóm ôn hòa rất khác với hai nhóm hiện thực và bảo thủ. Nhưng ba nhóm chia sẻ một điều chung: sự cần thiết phải xây dựng đảo nhân tạo.

Trong nhiều cuộc trò chuyện của tôi với các học giả Trung Quốc và quan chức chính phủ hàng đầu kể từ năm ngoái, tôi chưa từng nghe người nào nói rằng việc xây dựng đảo là một sai lầm. Họ có thể đưa ra nhiều lý do khác nhau để biện minh cho việc xây đảo và đưa ra nhiều đánh giá khác nhau về những hậu quả, nhưng tất cả đều tin rằng đây là một điều mà Trung Quốc phải làm, sớm hay muộn. Những lý do này bao gồm mang tính chiến lược cho tới tính thực tế trần tục, từ việc thiết lập một chỗ đứng chiến lược trong vùng Biển Đông đến việc mang đến điều kiện sống tốt hơn cho nhân viên Trung Quốc đồn trú ở đó. Nhưng tất cả đều cho rằng trong giai đoạn hiện nay của sự trỗi dậy của Trung Quốc, Bắc Kinh phải thiết lập một sự hiện diện ở Biển Đông tương xứng với sức mạnh mới của mình, đặc biệt là khi hầu hết các quốc gia tuyên bố chủ quyền ở biển này đều đã có sự hiện diện hàng thập kỷ trong khu vực.

Cộng đồng quốc tế đã nhiều lần chỉ trích việc xây dựng đảo của Trung Quốc. Nhưng với sự đồng thuận quốc gia rõ ràng bên trong Trung Quốc, và cũng được thực tế là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển không nghiêm cấm việc xây dựng trên tính năng hàng hải hiện có, nó là một chính sách tốt để giữ đảo. Không phải là lợi ích của mỗi quốc gia bằng cách tạo ra những hiện trạng mới nhưng ổn định đó sao?

Một hiện trạng mới đòi Trung Quốc làm rõ ý đồ chiến lược của nó. Ngay bây giờ, ngay cả giới lãnh đạo Trung Quốc cũng không có một câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi đó. Trong ba trường phái đã phân tích ở trên, chỉ có nhóm bảo thủ cực đoan có một câu trả lời nhanh chóng nhưng mang tính bất ổn. Phần còn lại của Trung Quốc đang tranh cãi Trung Quốc nên có chiến lược gì ở Biển Đông. Đây là một thực tế quan trọng. Nó gợi ý rằng chính sách Biển Đông của Trung Quốc không xơ cứng, và do đó có thể thay đổi.

Cộng đồng quốc tế - đặc biệt là Hoa Kỳ và ASEAN - nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành chính sách của Trung Quốc theo hướng hòa giải và hợp tác. Đặc biệt, họ nên giúp quan điểm trung dung có tầm quan trọng trong những người làm chính sách, biến họ từ thiểu số thành đa số. Việc sử dụng các ngôn từ như “bá quyền” đối với Trung Quốc ở Đông Á bởi các quan chức Hoa Kỳ có thể làm quan điểm của nhóm bảo thủ thắng thế, rằng Hoa Kỳ muốn kiềm chế Trung Quốc, và điều này dẫn đến vai trò suy giảm của nhóm trung dung trong các cuộc tranh luận ở Trung Quốc. Trong ba trường phái thảo luận ở trên, chỉ có đường lối cứng rắn dứt khoát tìm quyền bá chủ bằng giải pháp quân sự. Nếu các quan chức Mỹ cho rằng đây là chính sách quốc gia của Trung Quốc, họ sẽ tạo ra một khoảng cách giao tiếp lớn giữa hai bên.

Về phần mình, Trung Quốc cần phải làm rõ các mục tiêu chính sách của mình và trấn an các nước láng giềng, cũng như Hoa Kỳ. Một nhà ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc gần đây đã nói với tôi rằng ngoại giao của Trung Quốc hiện đang ở giai đoạn "vị thành niên." Nhưng một Trung Quốc đang mạnh lên với trách nhiệm trong khu vực và toàn cầu cần phải học một cách nhanh chóng để trở thành một người lớn.

Nguồn: The Fight Inside China Over the South China Sea

Nhiều “ông lớn” bị nghi rửa tiền tại Việt Nam


Nhiều tập đoàn ở nước ngoài bị nghi dùng một công ty ma tại Việt Nam để rót tiền vào quỹ đen.

Mới đây, tờ Korea Herald dẫn nguồn tin từ công tố viên của Hàn Quốc cho biết, Tập đoàn Lotte Group của Hàn Quốc đang bị nghi ngờ dùng một "công ty ma" tại Việt Nam để rót tiền vào quỹ đen. Cụ thể, tập đoàn này có đặt một trụ sở với tên gọi Coralis SAtại Luxembourg. Trụ sở này từng là công cụ mà Kim Seon-yong, người con thứ ba của cựu Chủ tịch Tập đoàn Daewoo Kim Woo-jung dùng để trốn thuế.
Lotte Group trong diện nghi vấn của phía công tố Hàn Quốc dù chưa có bằng chứng cụ thể
Theo đó, năm 2009, Lotte Asset Development mua lại Coralis SA từ Kim Seon-yong với giá 60,24 triệu USD để mua đất và giấy phép phát triển dự án khu mua sắm Lotte Center Hanoi, do Lotte E&C là nhà thầu thi công. Lotte Shopping và Hotel Lotte sau đó mua 45% cổ phần Coralis từ Lotte Asset Development. Lotte Group đã đầu tư khoảng 400 triệu USD vào dự án 65 tầng này, hoàn thành vào tháng 9/2014.
Tuy nhiên, sau một hồi lòng vòng chuyển nhượng với số tiền lên đến vài trăm triệu USD thì năm 2015, Coralis SA lại ghi nhận khoản lỗ ròng lên tới 55,1 tỷ won (47,7 triệu USD). Số liệu làm dấy lên nghi hoặc lãnh đạo Lotte đang tìm cách giấu tiền bằng cách “thổi phồng” khoản lỗ. Thậm chí, có giả thiết còn cho rằng Lotte E&C có thể đã khai khống chi phí xây dựng nhằm giúp Lotte Shopping và Hotel Lotte giấu tài sản.
Thực tế, các thông tin trên đối với Lotte Group chỉ là những nghi vấn. Phía công tố viên Hàn Quốc cũng chưa đưa ra bất cứ bằng chứng nào để chứng minh các đối tượng thuộc Lotte Group có hành vi tham nhũng và biển thủ. Song, giới này cũng đưa ra nhiều thông tin cho rằng Coralis SA không phải là công ty ma duy nhất bị nghi ngờ đã được Lotte Group sử dụng để trốn thuế hoặc gây quỹ đen.
Trong năm 2010, lúc Lotte theo đuổi thương vụ mua lại công ty mua sắm Lucky Pie của Trung Quốc, các công ty con của Lotte Group, bao gồm Lotte Shopping, đã đầu tư kinh phí để thành lập công ty có tên LHSC đặt tại quần đảo Cayman. Các công tố viên nghi ngờ LHSC đã vượt chi cho cổ phiếu Lucky Pie để giấu tiền.
Thực ra, Lotte Group có dùng Việt Nam là thị trường trốn thuế hay không còn chưa ngã ngũ. Có điều, câu chuyện lập công ty tại Việt Nam để lập quỹ đen đã từng bị nghi ngờ khi Apple âm thầm thành lập công ty tại Việt Nam với tên gọi Công ty TNHH Apple Việt Nam vào năm 2015. Khi được cấp phép thành lập tại Việt Nam, người đại diện của công ty này là ông Gene Daniel Levoff - một nhân vật rất quan trọng của Apple trong việc mở rộng ở thị trường quốc tế.
Tuy nhiên khi tìm hiểu kỹ thông tin hơn, người ta nhận thấy ông Gene Daniel Levoff là Phó chủ tịch của Apple Operations International (AOI), và cũng là chủ sở hữu của Công ty TNHH Apple Việt Nam - tên tiếng anh là Apple Vietnam Limited Liability Company trong giấy phép thành lập công ty. Điều đáng nói là báo chí phương tây từng cho rằng đây là một "công ty ma" khi giấy phép thành lập từ 6/8/1980 mà tới tận năm 2003 nó cũng không có bất kỳ nhân viên nào, và thậm chí nó cũng không có tới một "văn phòng tử tế".
Quay lại thời điểm năm 2013, AOI là cái tên được nhắc tới nhiều hơn cả công ty mẹ Apple Inc khi bị nghi ngờ rằng nó chỉ là công ty Apple lập ra để trốn thuế. Trích lời tờ Fortune, dễ nhận thấy đây là một công ty cũ đã hoạt động 30 năm mà không có nhân viên hay bất kỳ sự hiện diện vật lý nào, nó cũng không phụ thuộc vào sự quản lý hoạt động của Mỹ.
Nếu để ý phần đăng ý hoạt động của AOI, chúng ta sẽ thấy sự bất thường khi Apple lại đặt AOI tại Ireland, khiến cho công ty này không chịu sự quản lý thuế của Chính phủ Mỹ do nó không cư trú tại quốc gia này. Mặt khác, AOI đặt tại Ireland nhưng hoạt động của nó lại không thuộc vào đối tượng đánh thuế tại đây do không đáp ứng được yêu cầu cư trú mà Ireland đưa ra.
Nhìn chung, chính sự khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc gia đã giúp cho không ít tập đoàn không phải trả một đồng thuế nào trong suốt thời gian dài hoạt động tại nước sở tại, dù rằng công ty luôn có lợi nhuận khủng. Từ đây, có một số nguồn tin cho rằng, Lotte Group hay Apple dù luôn chứng minh sự vô tội của mình trong việc trốn thuế, song đối với các quan chức Việt Nam, giới này cho rằng Chính phủ cần phải xem xét thật kỹ quy trình bơm rút vốn của các tập đoàn để tránh bị thiệt hại ngân sách...
25-06-2016
Hoàng Long

Thực phẩm bẩn lan tràn: Tội ác này thuộc về kẻ nào?

Soco Lan
(VNTB) - Ngày xưa người ta nói đến giặc dốt và giặc đói. Bây giờ tôi thực sự cảm thấy mình đang trong thời kỳ có giặc.


Giặc thức ăn độc.

Người ta vẫn nghĩ Việt Nam là một nước an toàn?

Khách du lịch vẫn tin điều đó và đổ về Việt Nam.

Nhưng người ta không nghĩ rằng nỗi hiểm nguy cho người dân Việt Nam đang luôn rình rập và sẵn sàng tấn công chúng ta ít nhất là 3 lần 1 ngày lại chính là những món ăn rất ngon kia.

Tội ác ngọt ngào, luồn lách.

Tội ác giết người một cách từ từ và cho nhiều thế hệ.

Tỷ lệ chết vì ung thư của dân Việt Nam gần như lớn nhất thế giới. Người ta cho rằng đó là do thức ăn của người Việt có chất độc. Nào là tồn dư kháng sinh, thuốc sâu, chất kích thích làm chín hoa quả, chất tăng trọng… Vậy lẽ nào người Việt mình đang đầu độc nhau? Tội ác quá tinh vi làm người ta phải bó tay hay vì một nguyên nhân nào khác ?

Có báo nói “Theo thống kê, năm 2014 lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 12.177 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm; phạt hành chính trên 40 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm gần 30 tỷ đồng. Riêng năm 2015, lực lượng chức năng cũng đã kiểm tra, xử lý 6.557 vụ vi phạm, tổng số phạt hành chính gần 21 tỷ đồng”.

Tại sao nhiều vụ vi phạm đến vậy mà không cách nào xử lý dứt điểm được ? Bắt chỗ này lại bung ra chỗ khác.

Trách nhiệm này thuộc về ai ?

Có lẽ ít ai ý thức được rõ ràng điều này nhưng trách nhiệm đương nhiên là của nhà nước, cơ quan quản lý tối cao đảm bảo cho dân một môi trường sống an toàn về mọi mặt. Nhưng tại sao nhà nước không xử lý được dứt điểm ? Tại sao loạn như thế mà không thấy ai đứng ra nhận lỗi ? Tại sao không thấy ai từ chức, thậm chí bị kiện ra toà vì tội để cho việc thức ăn bị đầu độc xảy ra tràn lan và trở thành một điều mà toàn dân ngậm ngùi hứng chịu rồi quay sang lo riêng lẻ cho cá nhân mình?

Tôi có một người bạn nước ngoài, quen từ những năm 90. Có lần, từ những năm đó, khi ý thức của tôi còn mù mờ, anh nói với tôi sau một trận lụt và tai nạn ngã vào những hố ga không nắp xảy ra, rằng, nếu mà chuyện này xảy ra ở Pháp thì thế nào ông thị trưởng cũng bị xử lý và buộc từ chức. Lúc đó tôi mới chợt hiểu ra rằng, chúng ta là những con dân bị bỏ rơi. Chả ai lo cho chúng ta cả. Họ chỉ lo cho cá nhân họ. Họ chỉ lo làm tuyên truyền. Họ cũng ra vẻ vào hùa, bắt bớ lên án những người làm ra thực phẩm bẩn. Nhưng họ giấu nhẹm chuyện những người làm thực phẩm bẩn đó là do cơ chế của họ sinh ra.

Nếu quản lý nghiêm và giỏi giang (như quản lý biểu tình chẳng hạn) thì chắc là việc này đã bị dẹp từ ngay trong trứng nước.

Có lần đặt chân sang nước châu Á tiên tiến, thấy dịch vụ công cộng của họ cho người dân quá tốt, người dân như được nâng niu chăm sóc, tôi nhắn tin về cho bạn : bước chân sang đến đây, bỗng nhiên thấy mình được thực sự làm NGƯỜI, bạn ạ!!!

Thanh Hóa: Hàng loạt bác sỹ bị kỷ luật vụ “suýt chôn nhầm cháu bé sơ sinh”

Vntinnhanh.vn – Cháu bé sinh non được các bác sỹ bệnh viện đa khoa huyện Hà Trung (Thanh Hóa) chẩn đoán không qua khỏi nhưng khi đưa về nhà, cháu bé vẫn thở và may mắn được cứu sống kịp thời. Ngay sau sự cố trên, hàng loạt bác sỹ của ca đỡ đẻ trên đã bị kỷ luật. 


Bệnh viện đa khoa huyện Hà Trung.
Như Vntinnhanh đã đưa tin, ngày 26/4, chị Phạm Thị Lý, ở xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa được gia đình đưa đến bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung do có dấu hiệu chuyển dạ. Đến chiều cùng ngày, tại Bệnh viện Đa khoa Hà Trung, chị Phạm Thị Ly đã sinh non được một bé gái khi mới 28 tuần tuổi. Lúc sinh ra bé vẫn thở nhưng các bác sỹ không tiến hành cấp cứu cho cháu bé để đưa lên tuyến trên mà kết luận cháu sẽ khó nuôi nên thông báo cho gia đình về lo hậu sự cho cháu.
Khi người thân mang cháu về nhà, gia đình phát hiện bé vẫn còn thở và đã đưa lên Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa cấp cứu. Ngay sau khi nắm bắt được thông tin, Sở Y tế Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị tập trung cứu chữa cho bé gái. Hội đồng y khoa đã tiến hành hội chẩn và bé gái được chuyển sang Bệnh viện Nhi Thanh Hóa điều trị.
Cháu bé đã về nhà trong tình trạng sức khỏe bước đầu ổn định.
Trao đổi với PV bác sĩ Lê Văn Tráng, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết cần phải theo dõi bé cẩn thận vì do sinh thiếu tháng, các bộ phận chưa hoàn thiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé sau này.
Theo ông Lê Hữu Uyển - Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế Thanh Hóa, ngành Y tế Thanh Hóa đã có quyết định xử lý kỷ luật các cá nhân, tập thể có liên quan đến vụ bé sơ sinh suýt bị chôn sống do chẩn đoán nhầm tại khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung đối với trẻ sơ sinh của sản phụ Phạm Thị Lý, ở xã Hà Sơn, huyện Hà Trung
Theo đó, Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung bị kỷ luật với hình thức Cảnh cáo, đình chỉ hoạt động chuyên môn 3 tháng, chuyển công tác không cho hoạt động chuyên môn; không đề xuất xét thi đua khen thưởng toàn bộ khoa Sản; đối với các bác sĩ và một nữ hộ sinh trong khoa có liên quan đều bị khiển trách, dừng không xét tăng lương thêm trong 3 tháng.
Đồng thời, Sở Y tế Thanh Hóa cũng yêu cầu lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Trung nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm khi để xảy ra sự việc hi hữu trên.
27/06/2016 08:22:00
Phong Trần

Một công an bị chém gục ngay giữa đường

Vntinnhanh.vn – Rạng sáng 25/6, công an viên Nguyễn Văn Tuấn đã bị nhóm côn đồ chặn chém khi đang chạy xe một mình. Rất may, anh Tuấn được người dân đưa đi cấp cứu kịp thời nên thoát chết. 

Công an viên Tuấn bị 6 đối tượng dùng hung khí chém trọng thương. (ảnh minh họa)
Được biết, nhóm thanh niên 6 người đi trên 2 xe máy, cầm theo hung khí đã chặn đường công an Tuấn và tấn công anh này vào lúc rạng sáng ngày 25/6. Vụ việc xảy ra ở gần UBND huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang). 
Công an viên Nguyễn Văn Tuấn mất nhiều máu vì các vết thương nhưng may mắn được người dân phát hiện và nhanh chóng đưa vào bệnh viện huyện cấp cứu vào khoảng 3h sáng cùng ngày.
 Anh Tuấn tiếp tục được đưa lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang khâu các vết thương và hiện tại, sức khỏe công an viên này đã ổn định.
Theo thông tin từ một cán bộ địa phương, công an viên Nguyễn Văn Tuấn đã tỉnh táo trở lại và nhớ được một trong số 6 tên côn đồ tham gia tấn công mình từng bị công an xã Vĩnh Bình Nam (Vĩnh Thuận, Kiên Giang) bắt giữ vì tội trộm cắp.
Cơ quan chức năng huyện Vĩnh Thuận đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ án công an viên Nguyễn Văn Tuấn bị 6 đối tượng chém trọng thương.
27/06/2016 06:28:00
Thế Dương

Cháy nổ lớn, 4 người trong 1 gia đình tử vong

Dân trí Giữa đêm hàng xóm bất ngờ nghe tiếng nổ lớn phát ra từ căn nhà của bà Liên nên chạy đến kiểm tra. Khi đến nơi thấy ngọn lửa bốc cháy dữ dội nên mọi người phá cửa nhưng bất thành. Vụ cháy làm 4 người tử vong và 2 người khác bị thương.

Vụ cháy xảy ra vào 2h ngày 27/6 tại khu phố 6, phường Tân Biên, TP Biên Hòa, (Đồng Nai). Theo thông tin ban đầu, thời gian trên, hàng xóm nghe tiếng nổ lớn phát ra từ trong nhà bà Liên nên đến kiểm tra. Khi đến nơi, họ thấy lửa cháy dữ dội nên tổ chức phá cửa nhưng bất thành.
Lực lượng chức năng có mặt khám nghiệm hiện trường vụ cháy
Lực lượng chức năng có mặt khám nghiệm hiện trường vụ cháy
Nhận tin báo, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh Đồng Nai điều động xe nước cùng hàng chục chiến sĩ đến hiện trường dập lửa. Đến 4h cùng ngày, vụ cháy cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, hậu quả về người rất lớn vì cháy to và cửa nhà không được phá kịp thời.
Vụ hỏa hoạn khiến 4 trong một gia đình tử vong và 2 người khác bị thương. Các nạn nhân tử vong được xác định là bà Đoàn Thị Liên (59 tuổi), chị Nguyễn Thị Ngọc Hoa (27 tuổi, con dâu bà Liên), cháu Trần Long Phương Hạ (13 tuổi) và cháu Võ Ca (5 tuổi, đều là cháu của bà Liên).
Hai người bị thương được đưa đến bệnh viện cấp cứu gồm anh Trần Trọng Hưng (con trai bà Liên) và con nhỏ 1 tuổi của anh Hưng.
Sáng cùng ngày, lực lượng Công an phường Tân Biên, Công an TP Biên Hòa khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ vụ việc.
Nguyên nhân vụ hỏa hoạn chưa được xác định.

Hiện trường vụ cháy nổ. (Ảnh: Pháp luật TPHCM)
Hiện trường vụ cháy nổ. (Ảnh: Pháp luật TPHCM)
27/06/2016 - 08:24
Vĩnh Thủy

Đến bao giờ mới ngóc đầu lên được, hả giời!?

(Dân trí) - Nước đã nghèo, dân còn khổ mà đụng đâu tham nhũng, lãng phí đấy thì hỏi đến bao giờ mới ngóc đầu lên cho bằng thiên hạ hả giời?


(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Việc “xe công” hóa thành “xe ông” rồi “xe ông” lại biến thành “xe công” đang khiến cho lĩnh vực xe cộ trở thành ma trận với những biến hóa khôn lường. Song, dù có “thiên biến, vạn hóa” thì nó vẫn không ngoài một mục tiêu duy nhất, đó là túi tiền nhà nước hay nói cách khác, tiền thuế của dân.
Theo nguồn tin từ Dân trí, kết quả bước đầu đợt rà soát xe công của tất cả các bộ, ngành, địa phương mà Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính đang thực hiện cho thấy, lượng xe công dư thừa cả nước hiện nay khoảng 7.000 chiếc.
Trong số các bộ, ngành, địa phương dư thừa nhiều xe nhất phải kể đến là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (thừa 176 xe), Bộ Công Thương (thừa 57 xe), hệ thống công đoàn của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (thừa 82 xe), tỉnh Bình Thuận (thừa 29 xe), tỉnh Quảng Ninh (thừa 73 xe)...
Với 7.000 xe công dư thừa, mỗi xe trị giá 700 triệu đồng chẳng hạn, thì 10 xe là 7 tỉ, 1000 xe là 700 tỉ và 7.000 xe tức là 4.900 tỉ đồng đang “dư thừa”, tức là một “núi tiền” đang nằm chết.
Không, nói như thế chưa chính xác bởi núi tiền đó đang dần mục rữa và còn kéo theo nhiều, rất nhiều những khoản chi khác như mất giá theo thời gian và cả ngàn tài xế “ăn theo”.
Tính số to quá, nhỡ lại nhầm lẫn, xin lấy con số 176 xe dư thừa của “siêu bộ” Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và 57 xe của Bộ Công thương mà báo Dân trí đưa lên chẳng hạn. Mỗi tháng, riêng số tiền chi cho lượng xe cộ dư thừa ở hai Bộ này đã là 233 chiếc, tức là có tới 233 tài xế “dư thừa” theo qui định.
Giả sử mỗi bác tài chi phí mất 10 triệu đồng/tháng thì 233 bác đã mất đứt 2,33 tỉ đồng. Đó là chưa kể hàng loạt những chi phí “ăn theo” khác.
Song, nếu như đối chiếu với qui định theo tỉ lệ, mới thấy sự “xé rào” lớn đến thế nào khi định mức chỉ được có 276 xe nhưng thực tế, Bộ NN&PTNT có tới 452 xe, tức là tỉ lệ 452/276.
Nói thẳng ra, với 7.000 xe công “thừa” này chắc chắn không ít cái là làm trái với Quyết định 32/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thế nhưng càng nguy hiểm hơn, tình trạng mua sắm, sử dụng xe công ở các bộ, ngành, địa phương này không phải là cá biệt mà có thể nói "đụng đâu sai đó".
Theo số liệu của Cục quản lý công sản, hiện cả nước có khoảng 40.000 xe công, tổng chi phí cho số xe công hoạt động trong 1 năm: Xăng xe, chi phí bảo dưỡng, tiền lương cho lái xe... khoảng 13.000 tỉ đồng/năm. Hiện có khoảng 30% số xe công đến hạn thanh lý với số lượng lên tới trên 11.000 chiếc…
Đó là những con số kinh hoàng đối với nền kinh tế đang khó khăn lúc này.
Câu hỏi đặt ra là vì sao lại xảy ra hiện tượng này? Tại sao sai phạm lại có thể diễn ra một cách lâu dài và “phổ biến” ở hầu hết các bộ, ngành, địa phương? Việc làm trái với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ rồi đây sẽ được xử lý như thế nào? Ai phải chịu trách nhiệm khi một “núi tiền” của dân bị phung phí và sử dụng một cách sai trái như thế?
Chỉ một lĩnh vực xe công đã thế, các lĩnh vực khác thì ra sao chắc là không khó đoán biết. Cho nên, chỉ khi nào những câu hổi trên được trả lời minh bạch thì khi đó, tình trạng coi tiền của nước, của dân như lá rụng ngoài bờ hồ Hoàn Kiếm mới được khắc phục.
Nước đã nghèo, dân còn khổ mà đụng đâu tham nhũng, lãng phí đấy thì hỏi đến bao giờ mới ngóc đầu lên cho bằng thiên hạ hả giời?
Bùi Hoàng Tám

Ai sợ hộp đen nhất?

Nguyễn Thông-27-06-2016

(Blog Nguyễn Thông)


Lực lượng tìm kiếm đang ráo riết tìm hộp đen của 2 chiếc máy bay bị rơi. Theo cách hiểu giản dị nhất, hộp đen là nơi chứa những thông tin chính xác về nguyên nhân gây ra tai nạn.

Hãng Airbus sản xuất ra chiếc máy bay CASA-212 cũng xin được phép tìm và giải mã hộp đen, còn hứa là sẽ bí mật thông tin tuyệt đối. Trung Quốc cũng muốn tham gia tìm hộp đen. Quân ta đương nhiên là phải tìm bằng được rồi. Ngư dân cũng tìm, nhưng chỉ có nhiệm vụ tìm thấy và giao nộp.

Tôi không tin chuyện giải mã hộp đen, nhất là khi biết được sự quán triệt "bí mật tuyệt đối", với lý do liên quan đến an ninh quốc gia.

Đặt trường hợp nguyên nhân liên quan đến nhà sản xuất, nếu hãng Airbus có tìm ra, nó cũng chả dại gì nói vung lên, mà đổ cho cớ khác.

Trung Quốc mà tìm thấy nguyên nhân, chẳng hạn liên quan đến nó, đương nhiên nó lờ tít tìn tịt, mà có khi quân ta biết liên quan đến nó cũng lờ tít tịt (ấy là tôi cứ nghi vậy).

Quân ta giải mã, giả dụ nguyên nhân liên quan đến ta, cũng chả dại gì vạch áo cho người xem lưng.
Thế thì chỉ còn nguyên nhân thời tiết, sét đánh chẳng hạn, giông lốc, vòi rồng. Không có cũng cứ quy tất đổ tất cho trời là ổn, "cho hay muôn sự tại trời", đố cãi.

Rút cục là chỉ có trời sợ hộp đen nhất. Đề nghị đồng chí Nguyễn Văn Trời từ chức như thủ tướng Anh hôm qua, nhẹ thì khiển trách như với đồng chí giám đốc sở ăn giỗ giờ hành chính.

*Biên thêm: Điều quan trọng nhất bây giờ là bản tin thời tiết thời điểm xảy ra vụ tai nạn để luật sư bào chữa cho đồng chí trời.