(TNO) Sáng nay 19.3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp đoàn giám sát “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”.
Nhiều đại biểu Quốc hội nghi ngờ lý do chết trong nhà tạm giữ, tạm giam do bệnh lý và tự tử
Tham gia phiên họp có Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, đại diện các Ủy ban của Quốc hội, đại diện các bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp.
226 trường hợp chết khi bị tạm giữ, tạm giam
Theo báo cáo của Bộ Công an do trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm trình bày tại phiên họp, từ 2012 - 2014, số người bị bắt, tạm giữ hình sự lên tới trên 200 nghìn người. Tướng Lượng cũng cho biết trong giai đoạn từ tháng 10.2011 - 9.2014 (3 năm) đã xảy ra 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam trên toàn quốc. Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tử vong này được Bộ Công an lý giải là do bệnh lý và do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tự sát.
Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên), thành viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị làm rõ hơn các số liệu được báo cáo. “Báo cáo của Bộ Công an cho biết có 226 đối tượng chết trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, nguyên nhân chủ yếu là do bệnh lý, do đối tượng tạm giữ tạm giam tự sát. Vậy có nguyên nhân thứ yếu không? Nguyên nhân đó là gì?”, ông Học chất vấn.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng ngờ vực: Lý do như đại diện Bộ Công an trình bày là không thuyết phục và phải xác định rõ thêm.
Trước câu hỏi đại biểu Nguyễn Thái Học đặt ra, trung tướng Trần Trọng Lượng vẫn chỉ nhắc lại con số 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam và khẳng định nguyên nhân do bệnh lý, tự sát.
Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng đề nghị Bộ Công an làm rõ “điều kiện giam giữ như thế nào để dẫn đến số người bị tạm giam, tạm giữ chết nhiều như vậy, nhiều hơn cả bệnh lý”.
Lưu ý pháp luật đã có quy định khi bị tạm giữ, tạm giam thì cơ quan tạm giữ, tạm giam phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn tính mạng sức khỏe cho người bị tạm giam, tạm giữ và đề nghị làm rõ thêm vấn đề này, ông Đỗ Mạnh Hùng tiếp tục “truy” đại diện lãnh đạo Bộ Công an: “Trong báo cáo các đồng chí có nêu về các trường hợp chết vì HIV và một số bệnh bất khả kháng khác thì không đặt vấn đề, nhưng còn có những bệnh khác liệu nếu không bị tạm giam, tạm giữ có chết không? Ví dụ trong này nêu chết vì bệnh vảy nến, chết vì suy nhược cơ thể. Nếu không bị tạm giam, tạm giữ có chết không? Rồi bệnh tim thì có thể đột tử. Nhưng nhiều trường hợp bệnh tim ở điều kiện thường có thể qua được khỏi được. Vậy trách nhiệm của cơ quan tạm giam, tạm giữ như thế nào?”.
Trung tướng Trần Trọng Lượng cho biết, hiện tại chưa có thông tin cụ thể và sẽ cho tìm hiểu bổ sung các vấn đề được nêu ra tại cuộc họp. Trong khi đó, ông Nguyễn Hải Phong, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho biết cũng sẽ phối hợp với Bộ Công an để có báo cáo chính xác về các trường hợp tử vong tại nhà tạm giữ, trại tạm giam.
19/03/2015 15:29
Cẩm Nguyên
Thursday, March 19, 2015
Hà Nội: Hàng trăm cây xà cừ bất ngờ biết 'kêu cứu'
Theo NĐT-19.03.2015 | 20:44 PM
Sự kiện :Chặt hạ 6.700 cây xanh ở Hà Nội
Từ chiều ngày 19/3, nhiều tờ giấy in những câu kêu gọi như “Please don’t kill me” hay “Vì một Hà Nội xanh” bỗng nhiên được gắn lên hàng trăm cây Xà cừ cổ đường Giảng Võ, Hà Nội.
Trước việc Hà Nội sẽ chặt bỏ và thay thế 6700 cây xanh, một nhóm các bạn sinh viên đã ghim những tờ giấy in những câu nói thể hiện sự nuối tiếc của người dân Thủ đô.
Vì một Hà Nội xanh.
Những tờ giấy đi kèm với một chiếc nơ thể hiện mong muốn bảo vệ cây xanh.
Những câu nói được viết bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
Có hàng trăm cây Xà cừ cổ thụ được ghim những tờ giấy này trên đường Giảng Võ.
Những tờ giấy thu hút sự tò mò của nhiều người dân.
Giảng Võ được người dân Hà Nội biết đến là một con đường có hàng cây xum xuê, mát mẻ.
Trước đó vào cuối năm 2014, người dân TP HCM cũng ghim những chiếc nơ lên hàng loạt cây xà cừ sắp bị đốn hạ trên đường Tôn Đức Thắng.
Nguyễn Mạnh
http://www.nguoiduatin.vn/ha-noi-hang-tram-cay-xa-cu-bat-ngo-biet-keu-cuu-a178893.html
Trung Quốc cấm làm đường gần biên giới vì sợ Việt Nam ''xâm lược"
Theo-Trọng Nghĩa
19-03-2015 16:19
Biên giới Việt- Trung.DR
Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post số ra ngày 19/03/2015 tiết lộ tháng 2/2015, quân đội Trung Quốc cấm chính quyền một thành phố giáp giới với Việt Nam xây dựng đường vì sợ rằng công trình này có thể bị Việt Nam sử dụng khi « xâm lược » Trung Quốc. Tin trên được đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 18/03/2015
.
Bản tin trích lời một sĩ quan quân đội Trung Quốc phụ trách biên giới tại thành phố Phòng Thành Cảng (Fangchenggang), tại vùng tự trị Quảng Tây, cho rằng một khi được hoàn thành, tuyến đường nối liền một ngôi làng ở vùng biên giới với thành phố Phòng Thành Cảng cách đấy 100 cây số « dứt khoát sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh và quốc phòng » Trung Quốc.
Theo dự án xây dựng, đây là một con đường hai làn xe chạy từ thôn Tam Than (Tan San) ở vùng biên giới với Việt Nam, đến trung tâm thành phố Phòng Thành Cảng. Phòng Thành Cảng là đơn vị hành chánh gọi là địa cấp thị, trung gian giữa tỉnh và huyện, giáp giới với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam.
Khu vực biên giới Việt-Trung từng là địa bàn những trận đánh ác liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà gần đây nhất là cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu vào năm 1979, khi Trung Quốc tung quân xâm lược miền Bắc Việt Nam. Cuộc chiến đã làm cho hơn 30.000 người thiệt mạng ở cả hai bên, và kéo dài dai dẳng cho đến năm 1990.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam lại bùng lên trở lại vào tháng 5/2014, khi Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 vào hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngoài Biển Đông.
Viên sĩ quan Trung Quốc giải thích tính chất nguy hại tiềm tàng của tuyến đường bị cấm xây dựng như sau : « Con đường đó [sẽ có] một đầu ở biên giới, đầu kia chạy thẳng đến các cơ sở quân sự ở vùng tuyến đầu của Trung Quốc ».
Quân đội Trung Quốc đã cho dừng công trình xây dựng – dù đã được chính quyền thành phố Phòng Thành Cảng phê duyệt – ngay một hôm sau khi công trình này được khởi sự vào tháng 2/2015. Giới chức quân sự cũng giành được quyền quyết định tối hậu trong các công trình xây dựng tương tự trong tương lai.
Quân đội Trung Quốc đã cảnh báo người dân thôn Tam Than rằng nếu chiến tranh nổ ra, quân đội Việt Nam có thể sử dụng con đường để khởi động một cuộc tấn công vào quân đội Trung Quốc.
19-03-2015 16:19
Biên giới Việt- Trung.DR
Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post số ra ngày 19/03/2015 tiết lộ tháng 2/2015, quân đội Trung Quốc cấm chính quyền một thành phố giáp giới với Việt Nam xây dựng đường vì sợ rằng công trình này có thể bị Việt Nam sử dụng khi « xâm lược » Trung Quốc. Tin trên được đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 18/03/2015
.
Bản tin trích lời một sĩ quan quân đội Trung Quốc phụ trách biên giới tại thành phố Phòng Thành Cảng (Fangchenggang), tại vùng tự trị Quảng Tây, cho rằng một khi được hoàn thành, tuyến đường nối liền một ngôi làng ở vùng biên giới với thành phố Phòng Thành Cảng cách đấy 100 cây số « dứt khoát sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh và quốc phòng » Trung Quốc.
Theo dự án xây dựng, đây là một con đường hai làn xe chạy từ thôn Tam Than (Tan San) ở vùng biên giới với Việt Nam, đến trung tâm thành phố Phòng Thành Cảng. Phòng Thành Cảng là đơn vị hành chánh gọi là địa cấp thị, trung gian giữa tỉnh và huyện, giáp giới với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam.
Khu vực biên giới Việt-Trung từng là địa bàn những trận đánh ác liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà gần đây nhất là cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu vào năm 1979, khi Trung Quốc tung quân xâm lược miền Bắc Việt Nam. Cuộc chiến đã làm cho hơn 30.000 người thiệt mạng ở cả hai bên, và kéo dài dai dẳng cho đến năm 1990.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam lại bùng lên trở lại vào tháng 5/2014, khi Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 vào hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngoài Biển Đông.
Viên sĩ quan Trung Quốc giải thích tính chất nguy hại tiềm tàng của tuyến đường bị cấm xây dựng như sau : « Con đường đó [sẽ có] một đầu ở biên giới, đầu kia chạy thẳng đến các cơ sở quân sự ở vùng tuyến đầu của Trung Quốc ».
Quân đội Trung Quốc đã cho dừng công trình xây dựng – dù đã được chính quyền thành phố Phòng Thành Cảng phê duyệt – ngay một hôm sau khi công trình này được khởi sự vào tháng 2/2015. Giới chức quân sự cũng giành được quyền quyết định tối hậu trong các công trình xây dựng tương tự trong tương lai.
Quân đội Trung Quốc đã cảnh báo người dân thôn Tam Than rằng nếu chiến tranh nổ ra, quân đội Việt Nam có thể sử dụng con đường để khởi động một cuộc tấn công vào quân đội Trung Quốc.
Dịch cúm H5N6 trên gia cầm lan rộng ở Việt Nam
THANH HÓA (NV) - Sau thời gian tạm lắng, dịch cúm A/H5N6 đã xuất hiện trở lại tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa và có nguy cơ bùng phát lây lan mạnh trên diện rộng ở Việt Nam.
Tình trạng giết mổ gia cầm bừa bãi ở nhiều nơi đang dấy lên lo ngại lây lan dịch cúm A/H5N6 tại Việt Nam (Hình: Người Lao Ðộng)
Tờ Người Lao Ðộng dẫn tin, chiều 18 tháng 3, ông Lê Văn Luận, chi cục trưởng Chi Cục Thú Y tỉnh Thanh Hóa, cho biết đã tiêu hủy 1,023 con gia cầm của 15 hộ xung quanh nơi phát hiện ổ dịch, đồng thời chích vắc xin ngăn chặn cho hơn 23,000 con gia cầm tại địa phương sau khi phát hiện gia cầm tại xã Hải Lĩnh, huyện Tĩnh Gia, có dấu hiệu chết hàng loạt vào ngày 12 tháng 3, với mẫu xét nghiệm nhiễm virus cúm A/H5N6.
Ông Ðậu Văn Hùng, phó Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Tĩnh Gia, cho biết, trước tình hình dịch cúm A/H5N6 xuất hiện và có dấu hiệu lan rộng, tỉnh Thanh Hóa đã có phúc trình hỏa tốc gởi các cơ quan, ban ngành trong tỉnh yêu cầu tổ chức dập dịch và ngăn ngừa dịch. Song song đó, nghiêm cấm buôn bán, giết mổ gia cầm trong vùng dịch ở những xã lân cận.
Trước Thanh Hóa, vào tháng 8, 2014, lần đầu tiên virus cúm A/H5N6 được ghi nhận tại Việt Nam trên một số đàn gia cầm, thủy cầm ở các tỉnh Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Lào Cai, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam.
Theo ông Trần Ðắc Phu, cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y Tế, ở Việt Nam dù chưa thấy virus cúm A/H5N6 trên người, nhưng mức độ nguy hiểm của virus phát hiện tại Việt Nam được cảnh báo nguy hiểm rất cao, được đánh giá tương đương cúm A/H5N1, tương đồng với loại gây tử vong ở người tại Trung Quốc vào tháng 4,2014. Hiện thế giới chưa có vắc-xin phòng virus cúm H5N6. (Tr.N)
03-19-2015 4:15:29 PM
Tình trạng giết mổ gia cầm bừa bãi ở nhiều nơi đang dấy lên lo ngại lây lan dịch cúm A/H5N6 tại Việt Nam (Hình: Người Lao Ðộng)
Tờ Người Lao Ðộng dẫn tin, chiều 18 tháng 3, ông Lê Văn Luận, chi cục trưởng Chi Cục Thú Y tỉnh Thanh Hóa, cho biết đã tiêu hủy 1,023 con gia cầm của 15 hộ xung quanh nơi phát hiện ổ dịch, đồng thời chích vắc xin ngăn chặn cho hơn 23,000 con gia cầm tại địa phương sau khi phát hiện gia cầm tại xã Hải Lĩnh, huyện Tĩnh Gia, có dấu hiệu chết hàng loạt vào ngày 12 tháng 3, với mẫu xét nghiệm nhiễm virus cúm A/H5N6.
Ông Ðậu Văn Hùng, phó Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Tĩnh Gia, cho biết, trước tình hình dịch cúm A/H5N6 xuất hiện và có dấu hiệu lan rộng, tỉnh Thanh Hóa đã có phúc trình hỏa tốc gởi các cơ quan, ban ngành trong tỉnh yêu cầu tổ chức dập dịch và ngăn ngừa dịch. Song song đó, nghiêm cấm buôn bán, giết mổ gia cầm trong vùng dịch ở những xã lân cận.
Trước Thanh Hóa, vào tháng 8, 2014, lần đầu tiên virus cúm A/H5N6 được ghi nhận tại Việt Nam trên một số đàn gia cầm, thủy cầm ở các tỉnh Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Lào Cai, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam.
Theo ông Trần Ðắc Phu, cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y Tế, ở Việt Nam dù chưa thấy virus cúm A/H5N6 trên người, nhưng mức độ nguy hiểm của virus phát hiện tại Việt Nam được cảnh báo nguy hiểm rất cao, được đánh giá tương đương cúm A/H5N1, tương đồng với loại gây tử vong ở người tại Trung Quốc vào tháng 4,2014. Hiện thế giới chưa có vắc-xin phòng virus cúm H5N6. (Tr.N)
03-19-2015 4:15:29 PM
Chặt cây xanh, Hà Nội sẽ mất bóng mát và ô nhiễm nặng
HÀ NỘI (NV) - Cây xanh được thay thế mất 2-3 năm mới tạo được tán mát rộng 1.5-2 m. Trong thời gian đó, gần 200 đường phố của Hà Nội sẽ không có bóng mát và ô nhiễm nặng.
Tin từ Zing.vn cho biết, theo đồ án qQuy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ Hà Nội đến năm 2030 do Viện Quy Hoạch Xây Dựng Hà Nội lập, thành phố sẽ chặt hạ, thay thế 6,700 cây với tổng kinh phí hơn 70 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước và xã hội hóa.
Cây Vàng Tâm sẽ được thay thế tại đây. Tuy nhiên, sẽ phải mất 10 năm mới được phủ bóng mát. (Hình: Zingnews)
Việc thay thế cây trên 190 đường phố được Sở Xây Dựng Hà Nội giải thích là do cây không đúng chủng loại và mất an toàn, cản trở giao thông, ảnh hưởng mỹ quan đô thị. Những cây thay thế, khi phát triển sẽ cao 6 đến 8 mét, đường kính thân tối thiểu 10 cm. Chi phí cho mỗi cây này khoảng 10 triệu đồng.
Song, điều người dân Hà Nội quan tâm nhất hiện nay chính là môi trường sống sẽ như thế nào sao khi hàng ngàn cây xanh bị đốn hạ.
Ông Ðặng Văn Ðông, bộ môn Hoa và Cây, Ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội nhận định, các cây xanh được thay thế phải mất 2 đến 3 năm mới tạo được tán mát rộng 1.5-2 mét, đó là chưa kể mỗi cây lớn cần hàng trăm mét khối đất tự nhiên để phát triển khỏe mạnh, nhưng hiện đường phố Hà Nội chật hẹp, đất bị nén chặt, đầy các loại ống nên thiếu không gian cho bộ rễ và cành lá. Như vậy, trong những năm tới, trên 190 đường phố của Hà Nội sẽ không có bóng mát.
Việc Hà Nội chọn trồng cây cao 6 đến 8 mét có thể tạo bóng mát sớm. Tuy nhiên, khi trồng lại cây trưởng thành, rễ phải tái sinh nên khả năng bám đất kém hơn cây non. Ðây có thể là nguyên nhân khiến cây dễ gãy đổ vào mùa mưa bão.
Hình ảnh đường Nguyễn Chí Thanh rợp bóng mát khi cây chưa bị đốn hạ. (Hình: Zingnews)
Trong khi đó, ông Ðặng Huy Huỳnh, phó chủ tịch Hội Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam, kiêm chủ tịch Hội Ðồng Cây Di Sản, khẳng định việc chặt hạ hàng ngàn cây xanh có thể sẽ khiến các tuyến phố của Hà Nội lâm vào cảnh ô nhiễm không khí nặng nề.
Cây xanh còn là nơi trú ẩn của nhiều loại sinh vật khác, nhưng khi nơi ở này mất đi, nguy cơ bùng phát côn trùng và sâu bệnh tại những khu dân cư là khó tránh khỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe người dân.
Thế nhưng, ngày 19 tháng 3, ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Hà Nội khẳng định, việc Hà Nội chặt gần 7,000 cây xanh không để kiếm chác hay có nhóm lợi ích mà dựa trên cơ sở cái gì có lợi cho dân thì làm?!
Hà Nội trước đây đã được cộng đồng thế giới biết đến là thành phố xanh với nhiều dãy cây cổ thụ được trồng cách đây cả trăm năm. Chính các cây xanh này cũng đã góp phần tạo nên một Hà Nội thanh lịch, hài hòa giữa thiên nhiên và môi trường. (Tr.N)
03-19-2015 4:19:10 PM
Tin từ Zing.vn cho biết, theo đồ án qQuy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ Hà Nội đến năm 2030 do Viện Quy Hoạch Xây Dựng Hà Nội lập, thành phố sẽ chặt hạ, thay thế 6,700 cây với tổng kinh phí hơn 70 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước và xã hội hóa.
Việc thay thế cây trên 190 đường phố được Sở Xây Dựng Hà Nội giải thích là do cây không đúng chủng loại và mất an toàn, cản trở giao thông, ảnh hưởng mỹ quan đô thị. Những cây thay thế, khi phát triển sẽ cao 6 đến 8 mét, đường kính thân tối thiểu 10 cm. Chi phí cho mỗi cây này khoảng 10 triệu đồng.
Song, điều người dân Hà Nội quan tâm nhất hiện nay chính là môi trường sống sẽ như thế nào sao khi hàng ngàn cây xanh bị đốn hạ.
Ông Ðặng Văn Ðông, bộ môn Hoa và Cây, Ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội nhận định, các cây xanh được thay thế phải mất 2 đến 3 năm mới tạo được tán mát rộng 1.5-2 mét, đó là chưa kể mỗi cây lớn cần hàng trăm mét khối đất tự nhiên để phát triển khỏe mạnh, nhưng hiện đường phố Hà Nội chật hẹp, đất bị nén chặt, đầy các loại ống nên thiếu không gian cho bộ rễ và cành lá. Như vậy, trong những năm tới, trên 190 đường phố của Hà Nội sẽ không có bóng mát.
Việc Hà Nội chọn trồng cây cao 6 đến 8 mét có thể tạo bóng mát sớm. Tuy nhiên, khi trồng lại cây trưởng thành, rễ phải tái sinh nên khả năng bám đất kém hơn cây non. Ðây có thể là nguyên nhân khiến cây dễ gãy đổ vào mùa mưa bão.
Hình ảnh đường Nguyễn Chí Thanh rợp bóng mát khi cây chưa bị đốn hạ. (Hình: Zingnews)
Trong khi đó, ông Ðặng Huy Huỳnh, phó chủ tịch Hội Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam, kiêm chủ tịch Hội Ðồng Cây Di Sản, khẳng định việc chặt hạ hàng ngàn cây xanh có thể sẽ khiến các tuyến phố của Hà Nội lâm vào cảnh ô nhiễm không khí nặng nề.
Cây xanh còn là nơi trú ẩn của nhiều loại sinh vật khác, nhưng khi nơi ở này mất đi, nguy cơ bùng phát côn trùng và sâu bệnh tại những khu dân cư là khó tránh khỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe người dân.
Thế nhưng, ngày 19 tháng 3, ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Hà Nội khẳng định, việc Hà Nội chặt gần 7,000 cây xanh không để kiếm chác hay có nhóm lợi ích mà dựa trên cơ sở cái gì có lợi cho dân thì làm?!
Hà Nội trước đây đã được cộng đồng thế giới biết đến là thành phố xanh với nhiều dãy cây cổ thụ được trồng cách đây cả trăm năm. Chính các cây xanh này cũng đã góp phần tạo nên một Hà Nội thanh lịch, hài hòa giữa thiên nhiên và môi trường. (Tr.N)
03-19-2015 4:19:10 PM
Vũng Tàu: Cán bộ Sở Văn Hóa 'ăn' lệ phí cao hơn hàng chục lần
VŨNG TÀU (NV) - Lệ phí các hồ sơ cấp phép quảng cáo chỉ khoảng 1.2 triệu đồng, nhưng trưởng phòng nghiệp vụ văn hóa sở đã buộc doanh nghiệp “nộp lệ phí” tới 41.2 triệu đồng.
Theo Tuổi Trẻ, sáng 19 tháng 3, tòa án tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã xét xử và tuyên phạt ông Nguyễn Ðức Trung (51 tuổi), nguyên trưởng Phòng Nghiệp Vụ Văn Hóa, Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 12 tháng tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.”
Ông Nguyễn Ðức Trung, cán bộ đòi ăn hối lộ trước tòa án sáng 19 tháng 3. (Hình: Tuổi Trẻ)
Vụ án nhũng nhiễu doanh nghiệp trong cấp phép quảng cáo do ông Trung thực hiện này đã kéo dài nhiều năm nay, tòa đã phải hoàn trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung đến ba lần.
Theo hồ sơ vụ án, khi còn đương chức trưởng Phòng Nghiệp Vụ Văn Hóa, ông Trung là người đã trực tiếp thẩm định cấp giấy phép quảng cáo ngoài trời cho công ty quảng cáo Phước Sơn, thành phố Sài Gòn.
Nhưng trong quá trình thụ lý ba hồ sơ cấp phép quảng cáo của công ty này, ông Trung đã lấy số tiền 41.2 triệu đồng, trong khi theo quy định lệ phí chỉ hết 1.2 triệu đồng.
Tại tòa, ông Ðặng Văn Sơn, giám đốc công ty Phước Sơn khai rằng, trong quá trình nộp hồ sơ xin cấp phép quảng cáo, ông Trung đã nhiều lần buộc công ty phải đưa tiền nộp lệ phí cao gấp hàng chục lần so với quy định. Vì quá ức chế trước hành vi vòi vĩnh này, phía công ty đã làm đơn tố cáo ông Trung.
Theo kết quả điều tra, ông Trung đã làm cho công ty Phước Sơn 12 hồ sơ quảng cáo, nhưng cơ quan chức năng chỉ làm rõ được việc đòi ăn hối lộ có ba bộ hồ sơ.
Trong khi đó, tại tòa, ông Trung khai rằng, số tiền 41.2 triệu đồng mà công ty Phước Sơn chuyển khoản cho mình là tiền trước đó mà giám đốc, nhân viên công ty này về Vũng Tàu có mượn bị cáo nhiều lần, sau đó gom trả một lần, “không liên quan đến cấp phép quảng cáo.”
Tuy nhiên, ông Sơn phủ nhận: “Không bao giờ mượn tiền của ông Trung.” Theo ông Sơn, nếu không bị ông Trung “làm khó” thì không bao giờ ông phải nộp lệ phí quá quy định hàng chục lần. (Tr.N)
03-19-2015 4:17:08 PM
Theo Tuổi Trẻ, sáng 19 tháng 3, tòa án tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã xét xử và tuyên phạt ông Nguyễn Ðức Trung (51 tuổi), nguyên trưởng Phòng Nghiệp Vụ Văn Hóa, Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 12 tháng tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.”
Vụ án nhũng nhiễu doanh nghiệp trong cấp phép quảng cáo do ông Trung thực hiện này đã kéo dài nhiều năm nay, tòa đã phải hoàn trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung đến ba lần.
Theo hồ sơ vụ án, khi còn đương chức trưởng Phòng Nghiệp Vụ Văn Hóa, ông Trung là người đã trực tiếp thẩm định cấp giấy phép quảng cáo ngoài trời cho công ty quảng cáo Phước Sơn, thành phố Sài Gòn.
Nhưng trong quá trình thụ lý ba hồ sơ cấp phép quảng cáo của công ty này, ông Trung đã lấy số tiền 41.2 triệu đồng, trong khi theo quy định lệ phí chỉ hết 1.2 triệu đồng.
Tại tòa, ông Ðặng Văn Sơn, giám đốc công ty Phước Sơn khai rằng, trong quá trình nộp hồ sơ xin cấp phép quảng cáo, ông Trung đã nhiều lần buộc công ty phải đưa tiền nộp lệ phí cao gấp hàng chục lần so với quy định. Vì quá ức chế trước hành vi vòi vĩnh này, phía công ty đã làm đơn tố cáo ông Trung.
Theo kết quả điều tra, ông Trung đã làm cho công ty Phước Sơn 12 hồ sơ quảng cáo, nhưng cơ quan chức năng chỉ làm rõ được việc đòi ăn hối lộ có ba bộ hồ sơ.
Trong khi đó, tại tòa, ông Trung khai rằng, số tiền 41.2 triệu đồng mà công ty Phước Sơn chuyển khoản cho mình là tiền trước đó mà giám đốc, nhân viên công ty này về Vũng Tàu có mượn bị cáo nhiều lần, sau đó gom trả một lần, “không liên quan đến cấp phép quảng cáo.”
Tuy nhiên, ông Sơn phủ nhận: “Không bao giờ mượn tiền của ông Trung.” Theo ông Sơn, nếu không bị ông Trung “làm khó” thì không bao giờ ông phải nộp lệ phí quá quy định hàng chục lần. (Tr.N)
03-19-2015 4:17:08 PM
Ngân hàng và công an phá cửa nhà dân xiết nợ
HÀ NỘI (NV) - Một nhóm người xưng là nhân viên ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank, với sự hỗ trợ của công an phường đã tự phá cửa nhà dân xiết nợ, bất chấp luật pháp.
Báo Lao Ðộng cho biết, khoảng 16 giờ ngày 17 tháng 3, ông Nguyễn Sỹ Minh, trú tại phòng 1401 tòa nhà 17T2, phố Hoàng Ðạo Thúy, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, bị một nhóm người xưng là nhân viên ngân hàng VPBank và cả công an phường ngăn cản không cho vào nhà để xiết nợ.
Ông Minh (dấu X) chủ nhà 1401 bị cản không cho vào nhà của mình trước mặt công an phường (Hình: báo Lao Ðộng)
Theo trình bày của ông Minh, gia đình ông có vay của VPBank 5 tỷ đồng, đã trả lãi 1 tỷ và tiền gốc là 700 triệu. “Tôi không thấy ngân hàng thông báo gì, nhưng chiều nay về nhà thì họ không cho gia đình tôi vào. Trong nhà còn người giúp việc bị nhốt trong đó từ sáng đến giờ,” ông Minh cho biết.
Cửa căn hộ 1401 đã được lắp thêm 2 chốt thép khiến người ở trong không thể mở cửa ra. Ổ khóa của căn hộ bị dán niêm phong có đóng dấu đỏ, trên cửa dán 3 tờ giấy A4 cũng có đóng dấu đỏ của VPBank, có nội dung thu giữ nhà.
Ông Minh cho biết, đã trình báo công an phường Trung Hòa nhưng không được giải quyết.
Ðến khoảng 19 giờ 10, lực lượng công an phường Trung Hòa gồm 3 cán bộ đề nghị ông Minh đưa chìa khóa căn hộ để mở cho người ở trong ra, song ông Minh yêu cầu được tự mở.
Tuy nhiên, trước mặt công an phường, nhóm người xưng nhân viên VPBank lại đẩy ngược ông Minh trở ra khi ông tiến vào mở cửa căn hộ.
Lúc này, luật sư của ông Minh đề nghị công an phường Trung Hòa phải bảo đảm an ninh trật tự, giải tán nhóm nhân viên ngân hàng và để gia đình ông Minh sinh hoạt bình thường. Việc tranh chấp giữa ông Minh và VPBank để tòa án giải quyết theo pháp luật. Song, công an phường lại yêu cầu ông Minh và luật sư đến trụ sở công an phường làm việc.
Sáng 18 tháng 3, ông Minh cho biết: “Sau khi ra công an phường làm việc, họ ghi biên bản không đúng với diễn biến và lời khai của tôi nên tôi không ký. Cửa nhà tôi bị phá, nhân viên ngân hàng, công an phường đã vào nhà và đưa người giúp việc ra khỏi nhà tôi.”
Ông Minh cho biết thêm, ông đã phải lên tận công an quận Cầu Giấy để trình báo việc mình bị VPBank chiếm giữ trái phép nhà ở, xâm phạm chỗ ở và giam giữ người trái pháp luật.
“Tại công an quận Cầu Giấy, tổng giám đốc của VPBank AMC cũng đã đến làm việc và đồng ý bàn giao lại nhà cho tôi. Thế nhưng khi trở về nhà, do họ đã phá tung cửa nên tôi yêu cầu lập biên bản hiện trạng tài sản, nhưng họ không đồng ý mà lập biên bản tôi không nhận lại nhà. Hiện giờ nhà tôi vẫn bị VPBank niêm phong và gia đình tôi không thể vào nhà.” (Tr.N)
03-19-2015 4:23:41 PM
Báo Lao Ðộng cho biết, khoảng 16 giờ ngày 17 tháng 3, ông Nguyễn Sỹ Minh, trú tại phòng 1401 tòa nhà 17T2, phố Hoàng Ðạo Thúy, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, bị một nhóm người xưng là nhân viên ngân hàng VPBank và cả công an phường ngăn cản không cho vào nhà để xiết nợ.
Ông Minh (dấu X) chủ nhà 1401 bị cản không cho vào nhà của mình trước mặt công an phường (Hình: báo Lao Ðộng)
Theo trình bày của ông Minh, gia đình ông có vay của VPBank 5 tỷ đồng, đã trả lãi 1 tỷ và tiền gốc là 700 triệu. “Tôi không thấy ngân hàng thông báo gì, nhưng chiều nay về nhà thì họ không cho gia đình tôi vào. Trong nhà còn người giúp việc bị nhốt trong đó từ sáng đến giờ,” ông Minh cho biết.
Cửa căn hộ 1401 đã được lắp thêm 2 chốt thép khiến người ở trong không thể mở cửa ra. Ổ khóa của căn hộ bị dán niêm phong có đóng dấu đỏ, trên cửa dán 3 tờ giấy A4 cũng có đóng dấu đỏ của VPBank, có nội dung thu giữ nhà.
Ông Minh cho biết, đã trình báo công an phường Trung Hòa nhưng không được giải quyết.
Ðến khoảng 19 giờ 10, lực lượng công an phường Trung Hòa gồm 3 cán bộ đề nghị ông Minh đưa chìa khóa căn hộ để mở cho người ở trong ra, song ông Minh yêu cầu được tự mở.
Tuy nhiên, trước mặt công an phường, nhóm người xưng nhân viên VPBank lại đẩy ngược ông Minh trở ra khi ông tiến vào mở cửa căn hộ.
Lúc này, luật sư của ông Minh đề nghị công an phường Trung Hòa phải bảo đảm an ninh trật tự, giải tán nhóm nhân viên ngân hàng và để gia đình ông Minh sinh hoạt bình thường. Việc tranh chấp giữa ông Minh và VPBank để tòa án giải quyết theo pháp luật. Song, công an phường lại yêu cầu ông Minh và luật sư đến trụ sở công an phường làm việc.
Sáng 18 tháng 3, ông Minh cho biết: “Sau khi ra công an phường làm việc, họ ghi biên bản không đúng với diễn biến và lời khai của tôi nên tôi không ký. Cửa nhà tôi bị phá, nhân viên ngân hàng, công an phường đã vào nhà và đưa người giúp việc ra khỏi nhà tôi.”
Ông Minh cho biết thêm, ông đã phải lên tận công an quận Cầu Giấy để trình báo việc mình bị VPBank chiếm giữ trái phép nhà ở, xâm phạm chỗ ở và giam giữ người trái pháp luật.
“Tại công an quận Cầu Giấy, tổng giám đốc của VPBank AMC cũng đã đến làm việc và đồng ý bàn giao lại nhà cho tôi. Thế nhưng khi trở về nhà, do họ đã phá tung cửa nên tôi yêu cầu lập biên bản hiện trạng tài sản, nhưng họ không đồng ý mà lập biên bản tôi không nhận lại nhà. Hiện giờ nhà tôi vẫn bị VPBank niêm phong và gia đình tôi không thể vào nhà.” (Tr.N)
03-19-2015 4:23:41 PM
Thủ tướng Úc chọc quê tướng Vịnh
Bạn đọc Danlambao - Tại buổi tiếp đón phái đoàn quan chức CSVN, thủ tướng Úc Tony Abbott trong lúc bắt tay đã vui vẻ nói một câu xã giao khiến thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tỏ vẻ đăm đăm nghiêm nghị.
Trong đoạn video trên youtube, sau khi thủ tướng Tony Abbott bắt tay với bộ trưởng Đinh La Thăng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bèn chỉ sang tướng Vịnh và giới thiệu bằng tiếng Việt: “Đây là thượng tướng – thứ trưởng bộ quốc phòng”.
Vị thủ tướng Úc đã dùng cử chỉ bắt tay thân mật với tướng Vịnh, sau đó ông vui vẻ nói: "We Australians know well the power of the Vietnamese army", dịch nôm na là “Dân Úc tụi tui biết rõ sức mạnh quân đội Việt Nam”.
Không rõ vì bất đồng ngôn ngữ hay cho rằng bị thủ tướng Úc chọc quê, tướng Vịnh chỉ đáp lại bằng bộ mặt đăm đăm nghiệm nghị, đầu hơi cúi thấp.
Trong buổi họp báo sau đó với thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Tony Abbott cũng thông báo rằng trong thời gian qua, Úc đã giúp CSVN đào tạo 120 sĩ quan quân đội.
Dư luận viên - Những đứa trẻ lạc loài, những đứa con vô thừa nhận
Thạch Đạt Lang (Danlambao) - Khi đọc các bài trên Dân Làm Báo, Đàn Chim Việt tường thuật cuộc tưởng niệm ngày 14/03/2015 về 64 tử sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam hi sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược Tàu cộng ở đảo Gạc Ma ngày 14/03/1988 tại Hà Nội ở tượng đài vua Lý Thái Tổ, tôi thấy rất giận dữ về thái độ hỗn láo, mất dậy, hung hăng của đám dư luận viên quậy phá buổi hành lễ.
Hầu hết những người trong bọn họ đều rất trẻ, chỉ ở khoảng tuổi con trai đầu lòng của tôi, chừng 24-25..., cao lắm là 30, không biết bố mẹ, các bậc sinh thành của họ nghĩ gì khi nhìn thấy con em mình hành động như thế?
Với đồng phục áo đỏ in hình quốc huy của Cộng hòa XHCN Việt Nam cùng hàng chữ "Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc", cộng với loa phóng thanh hát bài Trống Cơm, cờ đỏ búa liềm, thái độ hung hăng cùng với sự vắng mặt của công an mặc sắc phục cho chúng ta thấy rõ hoạt động của đám dư luận viên này đã có sự chỉ đạo từ trung ương chế độ CS Hà Nội, các DLV đã được giáo dục, huấn luyện, hướng dẫn cách hành động.
Tuy nhiên đến chiều ngày 17/03/2015 khi tướng công an Nguyễn Đức Chung họp báo, tuyên bố công an Hà Nội đã xác minh rằng đám dư luận viên không phải của thành ủy, ban tuyên giáo hay bộ công an..., sự giận dữ của tôi về thái độ, lời lẽ của các DLV đã giảm đi rất nhiều, thay vào đó là một niềm thương cảm, tội nghiệp dành cho những kẻ sinh ra, lớn lên được chế độ giáo dục, huấn luyện nhưng cuối cùng trở thành những kẻ lạc loài không được chế độ thừa nhận.
Tuyên bố của Nguyễn Đức Chung chiều ngày 17/03/2015 như một cái tát trời giáng vào mặt đám dư luận viên quấy rối cuộc tưởng niệm ngày 14/3/2015 ở công viên Lý Thái Tổ, tuyên bố này khiến cho bộ mặt của cộng sản Hà Nội lộ rõ thêm sự gian dối, hiểm ác. Hiểm ác, gian dối với kẻ thù đã đành, hiểm ác với đồng chi, với bạn bè, với cả các mầm non, hạt giống của chế độ chúng cũng không chừa.
Tổ chức dư luận viên, đứng đầu là Trần Nhật Quang, Hoàng Thị Nhật Lệ đột nhiên trở thành đứa trẻ lạc loài, mồ côi, không cha, không mẹ, không thân nhân, bè bạn..., bị đá ra khỏi căn nhà cộng sản VN một cách cay đắng, nhục nhã, ê chề.
Nguyên thủy, đám dư luận viên (thường là gốc công an) chỉ hoạt động trên mạng, nhưng về sau, khi có các cuộc biểu tình chống Tàu cộng, tưởng niệm các chiến sĩ VNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/01/1974, chiến sĩ trong QĐND trong chiến tranh biên giới 1979, tổ chức này đã được phát triển thành một lực lượng hoạt động công khai ngoài xã hội để đối phó với dư luận bất lợi cho chế độ khi truyền thông, internet bùng nổ, mọi biến cố đàn áp, chà đạp nhân phẩm, cướp đất, giết người của chế độ CS được truyền đi khắp thế giới với tốc độ ánh sáng.
Những dư luận viên chắc chắn phải do, một là Đảng ủy, hai là bộ công an, ba là Mặt trận tổ quốc thành lập, tuyển chọn, huấn luyện từ những đơn vị dân phòng, thành đoàn của đoàn thanh niên CSHCM hoặc các tổ chức ngoại vi của đảng CSVN.
Với danh nghĩa "Quần chúng tự phát" Dư luận viên không thể có số quân, số nhân viên, thẻ hành nghề, thẻ lương chính thức... Tuy nhiên, nếu họ không được hưởng lương bổng chính thức thì chắc chắn họ cũng được lãnh công tác phí, tiền bồi dưỡng và ân sủng của chế độ... qua trung gian các tổ chức ngoại vi đảng cộng sản như Mặt trận tổ quốc, đoàn TNCS-HCM... Với danh nghĩa này Hà Nội dễ dàng phủi tay, không biết gì về tổ chức dư luận viên khi quốc tế hỏi đến.
Như vậy trên thực tế dư luận viên là một tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản VN, là cánh tay nối dài của chế độ, của công an. Tổ chức này không thể hoạt động độc lâp, do đó lời phát biểu của Nguyễn Đức Chung chiều ngày 17/03/2015 chỉ là một phát biểu chối bỏ trách nhiệm vì chính ông ta có mặt tại hiện trường suốt diễn tiến cuộc tưởng niệm.
Đảng CSVN cũng như chính quyền Hà Nội (chữ chính quyền dùng ở đây nên hiểu là thế lực nắm quyền chính trị, không có nghĩa là một chính phủ do dân bầu ra một cách chính đáng) hiện nay là những kẻ chuyên ném đá dấu tay, không bao giờ có can đảm nhận những việc gian ác, thất đức mình làm.
Cứ nhìn tấm gương Hồ Chí Minh, ông tổ đảng cộng sản VN thì hiểu ngay mọi chuyện. Con người có hàng trăm tên, có vợ, có con không dám nhận, sẵn sàng hãm hại, bán đứng đồng chí, chôm thơ, chỉa văn, chẳng có chuyện tàn nhẫn, hiểm ác, gian dối nào chưa nhúng tay vào thì đám lâu là học trò làm sao khác được?
Vậy ai là kẻ chính thức, chịu trách nhiệm trực tiếp về tổ chức này? Bộ công an, Mặt trận tổ quốc, hay chính quyền, đảng cộng sản VN...? Chắc chắn sẽ không bao giờ có câu trả lời chính xác.
Chỉ tội nghiệp, đáng thương cho dư luận viên, những đứa trẻ mồ côi, lạc loài, đã phụ rẫy cha mẹ ruột thịt của mình là đất nước, dân tôc Việt Nam để tình nguyện đi làm con nuôi của những kẻ lòng lang, dạ thú là đảng cộng sản VN.
Được đám mẹ mìn ban cho một chút ân sủng đã vội vã một lòng hi sinh, vâng lời, ngoan ngoãn thực hành những sai bảo của chúng để báo hiếu chúng đã có công nuôi nấng, giáo dục mình bằng cách phản lại cha mẹ ruột thịt, nhưng rồi bất chợt bị chúng xua đuổi, đá văng ra khỏi cửa, không được thừa nhận là con cái, đến nỗi có những đứa còn định viết huyết thư để tỏ lòng trung hiếu.
Cho dù những tuyên bố của Nguyễn Đức Chung chỉ có mục đích xoa dịu dư luận dân chúng đang giận dữ, sôi sục căm thù bè lũ bán nước Lê Đức Anh thì những lời nói đó cũng xúc phạm nặng nề đến sự liên hệ mật thiết của đám dư luận viên và chế độ.
Cho dù dư luận viên có mặt trơ, trán bóng, da mặt có dầy như da trâu thì chúng cũng không thể không cảm thấy nhục nhã, ê chề, cay đắng.
Những tấm gương như tướng công an Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh..., những trùm cộng sản, công an bị đồng bọn đầu độc, hãm hại, kẻ chết bất đắc, kẻ đau đớn, quằn quại trên giường bệnh vì phóng xạ vẫn không làm cho đám dư luận viên sáng mắt thì lời phủ nhận những liên hệ với dư luận viên của chế độ Hà Nội xét ra chẳng nhằm nhò chi.
Thật đáng thương (và cũng đáng đời) cho các dư luận viên!
Công an Sài Gòn dùng hơi cay đàn áp dân oan
(Youtube PV dân oan Bùi Thị Thành)
Trần Quang Thành (Danlambao) - Sáng ngày 17/3/2015, chị Bùi Thị Thành, dân oan quận Thủ Đức tới địa điểm tiếp dân 210 Võ Thị Sáu, Quận 3, Sài Gòn tiếp xúc với một số bà con cùng cảnh ngộ suốt mấy chục năm đi khiếu kiện đòi tài sản, ruộng đất bị nhà cầm quyền cộng sản cưỡng đoạt.
Khi ra về dân oan Bùi Thị Thành đã bất ngờ bị hàng chục công an thành phố và Quận 3 chặn đường cưỡng bức lên xe đưa về trụ sở. Chị đã bị công an dùng hơi cay xịt vào mặt nóng rát, hai mắt đỏ lừ.
Từ Sài Gòn, dân oan Bùi Thị Thành đã kể lại với phóng viên Trần Quang Thành như sau. Mời quí vị theo dõi.
Chủ tịch Hà Nội: 'Không hề có chiến dịch chặt hạ 6.700 cây xanh'
"Việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu rằng thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh", ông Nguyễn Thế Thảo phát biểu.
Sáng 19/3, tại phiên họp thường kỳ của lãnh đạo thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND Nguyễn Thế Thảo đã phê bình các đơn vị triển khai công tác chặt hạ, di chuyển, thay thế cây xanh trên địa bàn thành phố vì công tác thông tin, tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu.
"Chủ trương đề án chặt hạ, thay thế cây xanh, thông tin kém đến mức cả những người làm công tác truyền thông, cho đến người dân không hiểu hết về đề án", ông Thảo nói.
Những cây xanh trên phố Nguyễn Chí Thanh bịchặt hạ. Ảnh:Quý Đoàn.
|
Chủ tịch Hà Nội cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu rằng thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Trong khi thực tế đó là kế hoạch từng bước thay thế những cây cỗi, cây đã già, sâu mọt, cong nghiêng, không đúng chủng loại...
"Việc thực hiện thay thế các cây này là chủ trương đúng đắn, được rất nhiều đơn vị ủng hộ; hoàn toàn không phải vụ đấu thầu, đấu đá chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích. Các đơn vị, doanh nghiệp, tư nhân ủng hộ và đóng góp những cây rất có giá trị, đúng chủng loại thay thế. Ngân sách không phải bố trí một đồng nào cho việc này", ông Thảo nhấn mạnh.
Cũng theo lãnh đạo thành phố, việc thay thế cây xanh có cơ sở pháp lý là quy hoạch chuyên ngành về hệ thống công viên và cây xanh được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua, trong đó có lộ trình thay thế tất cả cây già cỗi, sâu mục, cong nghiêng không đảm bảo an toàn giao thông. Trên thực tế đã có việc cây đổ gãy gây tai nạn chết người.
6.700 cây xanhsẽđược thay thế là số cây "già cỗi, sâu mục, cong nghiêng ảnh hưởng tới giao thông, cây chết và gần chết". Ảnh:Quý Đoàn.
|
Liên quan những ý kiến chưa đồng thuận, Chủ tịch Hà Nội cho hay thành phố sẽ tiếp thu những ý kiến đúng, nhưng cái gì có lợi cho người dân thì thành phố sẽ làm không vì một lợi ích cá nhân nào.
Báo cáo lãnh đạo thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục nêu, 6.700 cây xanh sẽ được thay thế là số cây già cỗi, sâu mục, cong nghiêng ảnh hưởng tới giao thông, cây chết và gần chết cũng như nhiều cây không thuộc chủng loại cây xanh đô thị được các Tổ chuyên gia gồm Ban Dự án duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật của Công ty Công viên cây xanh, của UBND các quận khảo sát và báo cáo. Số lượng cây không đảm bảo nói trên sẽ từng bước được thay thế bằng những cây phù hợp quy hoạch, đảm bảo an toàn, cảnh quan đô thị và môi trường sinh thái.
Theo Giám đốc Sở Xây dựng, việc thay thế cây sẽ được thực hiện theo hình thức xã hội hóa. Doanh nghiệp đã ủng hộ thay thế cây tại 9 tuyến phố, trung bình mỗi đơn vị tham gia đóng góp cây cho một tuyến phố. Số cây đã và đang thực hiện thay thế vào khoảng hơn 500. Số còn lại phụ thuộc vào từng doanh nghiệp tài trợ.
"Những cây to, lượng gỗ lớn sẽ được thu hồi và tổ chức bán đấu giá, nộp ngân sách. Các đơn vị tham gia xã hội hóa sẽ đóng góp cây xanh, như vậy thì làm gì có lợi ích cá nhân trong việc này", ông Dục khẳng định.
Trước đó, khi Hà Nội đưa thông tin về việc sẽ chặt hạ thay thế 6.700 cây xanh ở thành phố, nhiều người dân đã lên tiếng phản đối.
Thứ Năm, ngày 19/3/2015 - 16:45
Theo Võ Hải (Vnexpress)
Ấn Độ sắp qua mặt TQ, trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Anjana Pasricha
Theo VOA-19.03.2015
Ấn Độ có thể sắp qua mặt Trung Quốc để trở thành nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
NEW DEHLI—Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde cho biết trong năm nay Ấn Độ có thể qua mặt Trung Quốc để trở thành nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Theo tường thuật của thông tín viên Anjana Pasricha của đài VOA ở New Dehli, bà Lagarde cũng kêu gọi các nền kinh tế mới nổi chuẩn bị ứng phó với sự bất ổn có thể xảy ra trong trường hợp Hoa Kỳ tăng lãi suất.
Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế nói rằng trong lúc phần lớn các nước đang ra sức khắc phục tình trạng tăng trưởng chậm chạp, Ấn Độ đang tiến về hướng ngược lại. Bà gọi Ấn Độ là “một điểm sáng” của nền kinh tế toàn cầu đang bị u ám.
Sự đánh giá lạc quan đó được đưa ra hồi đầu tuần này, khi bà Lagarde đến thăm Ấn Độ trong hai ngày. Bà đã hội kiến Thủ tướng Narendra Modi, nói chuyện với các sinh viên và diễn thuyết tại Ngân hàng Trung ương.
"Những chính sách cải cách hồi gần đây và sự tin tưởng của giới doanh thương được cải thiện đã mang lại một sức đẩy cho các hoạt động kinh tế. Dựa trên những số liệu mới về GDP Ấn Độ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự kiến tăng trưởng của Ấn Độ trong năm nay sẽ ở mức 7,2%, và chúng tôi dự kiến tỉ lệ này sẽ lên tới 7,5% vào năm tới, làm cho Ấn Độ trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trong số các nền kinh tế lớn, Ấn Độ tăng trưởng nhanh nhất. Và một tương lai tươi sáng hơn đang hình thành. Đến năm 2019, nền kinh tế này sẽ lớn hơn gấp đôi so với năm 2009. Và khi điều chỉnh những sự khác biệt về giá mua giữa các nền kinh tế, GDP của Ấn Độ sẽ cao hơn GDP của Đức và Nhật Bản gộp lại."
Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde và Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) Raghuram Rajan tại trụ sở RBI ở Mumbai, ngày 17/3/2015.
Mặc dù vậy, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng cảnh báo giới hữu trách Ấn Độ rằng các biện pháp cải cách phải được thực hiện với tốc độ tối đa. Trong số đó có việc thực thi thuế suất đồng nhất cho hàng hóa và dịch vụ, thông qua những luật lệ lao động có tính chất linh hoạt hơn và giảm thiểu những chướng ngại của guồng mày hành chánh, những chướng ngại thường làm cho các dự án đầu tư bị khựng lại.
Các nhà kinh tế học ở Ấn Độ tán đồng nhận định của bà Lagarde. Kinh tế gia trưởng của công ty xếp hạng tín dụng CRISIL Mumbai, ông D.K. Joshi, nói rằng những chính sách mới của chính phủ đã giúp cho nền kinh tế tăng trưởng tốt đẹp, nhưng còn nhiều việc cần phải làm.
"Tôi nhận thấy chính phủ đang áp dụng một số những biện pháp để làm cho công việc kinh doanh được dễ dàng hơn. Những biện pháp này sẽ giúp Ấn Độ duy trì tốc độ tăng trưởng. Nhưng nếu chúng ta không áp dụng các biện pháp cải cách khác, sự tăng trưởng này có thể không kéo dài được lâu, và chúng ta có lẽ sẽ không có khả năng để chuyển đổi sang mức tăng trưởng 9% hoặc 10%. Đó là mức tăng trưởng chúng ta nên có."
Trong lúc đi thăm Ấn Độ, bà Lagarde đã kêu gọi các thị trường mới nổi chuẩn bị để ứng phó với việc Hoa Kỳ có thể tăng lãi suất. Bà nói rằng điều đó có thể tạo ra những dao động trên thị trường tài chánh, và mang lại những rủi ro bất ổn như mọi người đã thấy vào năm 2013.
Lúc đó, những nước như Ấn Độ đã bị tác động sau khi Ngân hàng Trung ương Mỹ cắt giảm chương trình nhiều tỉ đô la để mua tài sản.
Các nền kinh tế đang phát triển trong vài năm qua đã chứng kiến một sự tăng mạnh của nguồn vốn đến từ các nước công nghiệp hóa, nhưng họ tiếp tục lo ngại là một vụ tăng lãi suất ở Mỹ có thể làm cho nguồn vốn rút khỏi nước họ.
Mặc dù vậy, kinh tế gia Joshi cho rằng so với các nền kinh tế mới nổi khác, Ấn Độ có nhiều khả năng hơn để ứng phó với một chấn động như vậy.
"Trong trường hợp Quỹ Dự trữ Liên bang tăng lãi suất, chúng ta sẽ thấy tiền bạc được đưa ra khỏi nước này và điều đó sẽ tác động tới tỉ giá hối đoái của chúng ta, nhưng một khi mọi việc ngã ngũ, vì Ấn Độ đang có các yếu tố vĩ mô khá tốt đẹp, cho nên tiền bạc sẽ quay trở lại. Vì thế chúng tôi tin rằng vấn đề đó chỉ có tính chất tạm thời hoặc trôi qua rất nhanh."
Hôm thứ tư, Ngân hàng Trung Mỹ tỏ ý cho thấy lãi suất có thể tăng trong năm nay, với điều kiện là có được những chỉ dấu kinh tế thuận lợi cho một quyết định như vậy.
Theo VOA-19.03.2015
Ấn Độ có thể sắp qua mặt Trung Quốc để trở thành nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
NEW DEHLI—Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde cho biết trong năm nay Ấn Độ có thể qua mặt Trung Quốc để trở thành nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Theo tường thuật của thông tín viên Anjana Pasricha của đài VOA ở New Dehli, bà Lagarde cũng kêu gọi các nền kinh tế mới nổi chuẩn bị ứng phó với sự bất ổn có thể xảy ra trong trường hợp Hoa Kỳ tăng lãi suất.
Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế nói rằng trong lúc phần lớn các nước đang ra sức khắc phục tình trạng tăng trưởng chậm chạp, Ấn Độ đang tiến về hướng ngược lại. Bà gọi Ấn Độ là “một điểm sáng” của nền kinh tế toàn cầu đang bị u ám.
Sự đánh giá lạc quan đó được đưa ra hồi đầu tuần này, khi bà Lagarde đến thăm Ấn Độ trong hai ngày. Bà đã hội kiến Thủ tướng Narendra Modi, nói chuyện với các sinh viên và diễn thuyết tại Ngân hàng Trung ương.
"Những chính sách cải cách hồi gần đây và sự tin tưởng của giới doanh thương được cải thiện đã mang lại một sức đẩy cho các hoạt động kinh tế. Dựa trên những số liệu mới về GDP Ấn Độ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự kiến tăng trưởng của Ấn Độ trong năm nay sẽ ở mức 7,2%, và chúng tôi dự kiến tỉ lệ này sẽ lên tới 7,5% vào năm tới, làm cho Ấn Độ trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trong số các nền kinh tế lớn, Ấn Độ tăng trưởng nhanh nhất. Và một tương lai tươi sáng hơn đang hình thành. Đến năm 2019, nền kinh tế này sẽ lớn hơn gấp đôi so với năm 2009. Và khi điều chỉnh những sự khác biệt về giá mua giữa các nền kinh tế, GDP của Ấn Độ sẽ cao hơn GDP của Đức và Nhật Bản gộp lại."
Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde và Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) Raghuram Rajan tại trụ sở RBI ở Mumbai, ngày 17/3/2015.
Mặc dù vậy, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng cảnh báo giới hữu trách Ấn Độ rằng các biện pháp cải cách phải được thực hiện với tốc độ tối đa. Trong số đó có việc thực thi thuế suất đồng nhất cho hàng hóa và dịch vụ, thông qua những luật lệ lao động có tính chất linh hoạt hơn và giảm thiểu những chướng ngại của guồng mày hành chánh, những chướng ngại thường làm cho các dự án đầu tư bị khựng lại.
Các nhà kinh tế học ở Ấn Độ tán đồng nhận định của bà Lagarde. Kinh tế gia trưởng của công ty xếp hạng tín dụng CRISIL Mumbai, ông D.K. Joshi, nói rằng những chính sách mới của chính phủ đã giúp cho nền kinh tế tăng trưởng tốt đẹp, nhưng còn nhiều việc cần phải làm.
"Tôi nhận thấy chính phủ đang áp dụng một số những biện pháp để làm cho công việc kinh doanh được dễ dàng hơn. Những biện pháp này sẽ giúp Ấn Độ duy trì tốc độ tăng trưởng. Nhưng nếu chúng ta không áp dụng các biện pháp cải cách khác, sự tăng trưởng này có thể không kéo dài được lâu, và chúng ta có lẽ sẽ không có khả năng để chuyển đổi sang mức tăng trưởng 9% hoặc 10%. Đó là mức tăng trưởng chúng ta nên có."
Trong lúc đi thăm Ấn Độ, bà Lagarde đã kêu gọi các thị trường mới nổi chuẩn bị để ứng phó với việc Hoa Kỳ có thể tăng lãi suất. Bà nói rằng điều đó có thể tạo ra những dao động trên thị trường tài chánh, và mang lại những rủi ro bất ổn như mọi người đã thấy vào năm 2013.
Lúc đó, những nước như Ấn Độ đã bị tác động sau khi Ngân hàng Trung ương Mỹ cắt giảm chương trình nhiều tỉ đô la để mua tài sản.
Các nền kinh tế đang phát triển trong vài năm qua đã chứng kiến một sự tăng mạnh của nguồn vốn đến từ các nước công nghiệp hóa, nhưng họ tiếp tục lo ngại là một vụ tăng lãi suất ở Mỹ có thể làm cho nguồn vốn rút khỏi nước họ.
Mặc dù vậy, kinh tế gia Joshi cho rằng so với các nền kinh tế mới nổi khác, Ấn Độ có nhiều khả năng hơn để ứng phó với một chấn động như vậy.
"Trong trường hợp Quỹ Dự trữ Liên bang tăng lãi suất, chúng ta sẽ thấy tiền bạc được đưa ra khỏi nước này và điều đó sẽ tác động tới tỉ giá hối đoái của chúng ta, nhưng một khi mọi việc ngã ngũ, vì Ấn Độ đang có các yếu tố vĩ mô khá tốt đẹp, cho nên tiền bạc sẽ quay trở lại. Vì thế chúng tôi tin rằng vấn đề đó chỉ có tính chất tạm thời hoặc trôi qua rất nhanh."
Hôm thứ tư, Ngân hàng Trung Mỹ tỏ ý cho thấy lãi suất có thể tăng trong năm nay, với điều kiện là có được những chỉ dấu kinh tế thuận lợi cho một quyết định như vậy.
Yahoo đóng cửa văn phòng cuối cùng ở Trung Quốc
Quảng cáo của Yahoo tại ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh.
Theo VOA-19.03.2015
Yahoo đang đóng cửa văn phòng cuối cùng của họ ở Trung Hoa lục địa. Đây là biện pháp cắt giảm chi phí mới nhất của đại công ty Internet Hoa Kỳ đang gặp khó khăn.
Theo tin tức loan tải hôm thứ Năm, quyết định đóng cửa văn phòng ở Bắc Kinh sẽ khiến từ 200 đến 300 nhân viên bị sa thải. Văn phòng này chủ yếu phục vụ như một trung tâm nghiên cứu và phát triển.
Yahoo không cung cấp các dịch vụ ở Trung Quốc kể từ khi đóng cửa dịch vụ email tại đây từ năm 2013.
Công ty đã chuyển quyền kiểm soát các hoạt động ở Trung Quốc sang cho công ty thương mại điện tử của nước này là Alibaba vào năm 2005.
Cũng như các công ty kỹ thuật khác của Tây phương làm ăn tại Trung Quốc, công ty Yahoo có trụ sở tại bang California (Hoa Kỳ) phải đương đầu với các hạn chế do đảng cộng sản Trung Quốc áp đặt.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền trong quá khứ từng chỉ trích Yahoo vì cung cấp cho chính quyền cộng sản các thông tin dẫn tới việc kết án những nhà bất đồng chính kiến ở Trung Quốc bị buộc tội hoạt động chống phá nhà nước.
Tuy nhiên, việc đóng cửa văn phòng ở Bắc Kinh lần này dường như không dính líu tới tình trạng kiểm duyệt hay các vấn đề liên hệ, theo một thông cáo của Yahoo được Bloomberg đăng tải.
Thông cáo viết: "Chúng tôi thường xuyên thay đổi để cân đối các nguồn lực và tạo điều kiện cho sự cộng tác hữu hiệu hơn cũng như sáng tạo tốt hơn trong tất cả hoạt động kinh doanh của mình."
Các nhà đầu tư đã áp lực Yahoo giảm chi phí giữa lúc lợi nhuận ngày càng giảm sút. Trong mấy tuần gần đây, Yahoo đã cắt giảm nhân công tại Canada, Ấn Độ, và Jordan.
Theo VOA-19.03.2015
Yahoo đang đóng cửa văn phòng cuối cùng của họ ở Trung Hoa lục địa. Đây là biện pháp cắt giảm chi phí mới nhất của đại công ty Internet Hoa Kỳ đang gặp khó khăn.
Theo tin tức loan tải hôm thứ Năm, quyết định đóng cửa văn phòng ở Bắc Kinh sẽ khiến từ 200 đến 300 nhân viên bị sa thải. Văn phòng này chủ yếu phục vụ như một trung tâm nghiên cứu và phát triển.
Yahoo không cung cấp các dịch vụ ở Trung Quốc kể từ khi đóng cửa dịch vụ email tại đây từ năm 2013.
Công ty đã chuyển quyền kiểm soát các hoạt động ở Trung Quốc sang cho công ty thương mại điện tử của nước này là Alibaba vào năm 2005.
Cũng như các công ty kỹ thuật khác của Tây phương làm ăn tại Trung Quốc, công ty Yahoo có trụ sở tại bang California (Hoa Kỳ) phải đương đầu với các hạn chế do đảng cộng sản Trung Quốc áp đặt.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền trong quá khứ từng chỉ trích Yahoo vì cung cấp cho chính quyền cộng sản các thông tin dẫn tới việc kết án những nhà bất đồng chính kiến ở Trung Quốc bị buộc tội hoạt động chống phá nhà nước.
Tuy nhiên, việc đóng cửa văn phòng ở Bắc Kinh lần này dường như không dính líu tới tình trạng kiểm duyệt hay các vấn đề liên hệ, theo một thông cáo của Yahoo được Bloomberg đăng tải.
Thông cáo viết: "Chúng tôi thường xuyên thay đổi để cân đối các nguồn lực và tạo điều kiện cho sự cộng tác hữu hiệu hơn cũng như sáng tạo tốt hơn trong tất cả hoạt động kinh doanh của mình."
Các nhà đầu tư đã áp lực Yahoo giảm chi phí giữa lúc lợi nhuận ngày càng giảm sút. Trong mấy tuần gần đây, Yahoo đã cắt giảm nhân công tại Canada, Ấn Độ, và Jordan.
Trung Quốc: Chức sắc đi tù vì kêu côn đồ đốt chết nông dân
(NLĐO) - Du Qunshan, cựu chức sắc một ngôi làng ở huyện Bình Độ, TP Thanh Đảo, Trung Quốc hôm 19-3 bị tòa án tuyên phạt tù chung thân vì tham gia vụ phóng hỏa khiến 1 nông dân thiệt mạng và 3 người khác bị thương.
Ngày 21-3-2014, nông dân làng Dujiatuan dựng lều biểu tình đòi chính quyền địa phương trả lại toàn bộ số tiền bồi thường đất đai khoảng 2,46 triệu USD. Tuy nhiên, chính quyền cho rằng hầu hết số tiền này đã được dùng cho mục đích “an sinh xã hội” nên tuyên bố không hoàn trả.
Ông Du Qunshan cùng một người đàn ông tên Wang Yuefu còn đi tới trước ngôi lều, đe dọa và buộc những người nông dân phải rời khỏi.
Sau khi không được đáp ứng, Wang cùng 3 tên đồng bọn cầm dao xông vào lều, tưới xăng rồi châm lửa đốt. Một người dân không kịp chạy ra ngoài đã bị thiêu sống, trong khi 3 người khác nhanh chân chạy thoát cũng bị thương.
Người dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đụng độ với cảnh sát trong một vụ tranh chấp đất đai. Ảnh: Reuters
Người dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đụng độ với cảnh sát trong một vụ tranh chấp đất đai. Ảnh: Reuters
Hôm 19-3, Tòa án Nhân dân Trung cấp TP Thanh Đảo đưa vụ án ra xét xử, tuyên phạt Du Qunshan tù chung thân và Wang án tử hình về tội phá hoại và giết người. Một đồng phạm khác tên Li Qing bị kết án chung thân và 4 kẻ trực tiếp tham gia vụ phóng hỏa lãnh án 6-19 năm tù. Wang và một đồng phạm khác cho biết hai người sẽ kháng cáo. Mười hai quan chức địa phương, trong đó có hai phó chủ tịch huyện bị cấp trên khiển trách vì để xảy ra sự cố.
Những năm vừa qua, tình trạng thu hồi đất đai làm dự án nhưng không bồi thường thỏa đáng tại Trung Quốc khiến người dân hết sức bất bình. Nhiều vụ tranh chấp đã biến thành bạo loạn do chính quyền giải quyết thiên vị.
19/03/2015 19:48
P.Nghĩa (Theo Tân Hoa Xã)
Ngày 21-3-2014, nông dân làng Dujiatuan dựng lều biểu tình đòi chính quyền địa phương trả lại toàn bộ số tiền bồi thường đất đai khoảng 2,46 triệu USD. Tuy nhiên, chính quyền cho rằng hầu hết số tiền này đã được dùng cho mục đích “an sinh xã hội” nên tuyên bố không hoàn trả.
Ông Du Qunshan cùng một người đàn ông tên Wang Yuefu còn đi tới trước ngôi lều, đe dọa và buộc những người nông dân phải rời khỏi.
Sau khi không được đáp ứng, Wang cùng 3 tên đồng bọn cầm dao xông vào lều, tưới xăng rồi châm lửa đốt. Một người dân không kịp chạy ra ngoài đã bị thiêu sống, trong khi 3 người khác nhanh chân chạy thoát cũng bị thương.
Người dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đụng độ với cảnh sát trong một vụ tranh chấp đất đai. Ảnh: Reuters
Người dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đụng độ với cảnh sát trong một vụ tranh chấp đất đai. Ảnh: Reuters
Hôm 19-3, Tòa án Nhân dân Trung cấp TP Thanh Đảo đưa vụ án ra xét xử, tuyên phạt Du Qunshan tù chung thân và Wang án tử hình về tội phá hoại và giết người. Một đồng phạm khác tên Li Qing bị kết án chung thân và 4 kẻ trực tiếp tham gia vụ phóng hỏa lãnh án 6-19 năm tù. Wang và một đồng phạm khác cho biết hai người sẽ kháng cáo. Mười hai quan chức địa phương, trong đó có hai phó chủ tịch huyện bị cấp trên khiển trách vì để xảy ra sự cố.
Những năm vừa qua, tình trạng thu hồi đất đai làm dự án nhưng không bồi thường thỏa đáng tại Trung Quốc khiến người dân hết sức bất bình. Nhiều vụ tranh chấp đã biến thành bạo loạn do chính quyền giải quyết thiên vị.
19/03/2015 19:48
P.Nghĩa (Theo Tân Hoa Xã)
Mỹ kêu gọi các nước Đông Nam Á phối hợp tuần tra Biển Đông
Phó Đô Đốc Mỹ Robert Thomas, Tư Lệnh Đệ Thất Hạm đội của Hải quân Hoa Kỳ.
Theo VOA-19.03.2015
Tư Lệnh Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ, Phó Đô đốc Robert Thomas, kêu gọi các nước Đông Nam Á hãy thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tuần tra Biển Đông, nơi những tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc bùng phát và đang ngày càng căng thẳng hơn.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời Phó Đô đốc Robert Thomas, phát biểu tại cuộc Triển lãm Hàng Hải và Hàng Không Không gian Quốc tế ở Lankawi, Malaysia, hôm 17 tháng Ba rằng các nước Đông Nam Á có thể hợp tác về vấn đề an ninh biển, trong khi cùng lúc, tôn trọng chủ quyền và vùng duyên hải của nhau, tương tự như trong các nỗ lực chống hải tặc trong vùng Vịnh Aden.
Hoa Kỳ cũng nhân dịp này trấn an các nước đồng minh trong khu vực rằng Mỹ sẽ hậu thuẫn họ chống lại những hành động của Trung Quốc, là nước đòi chủ quyền đối với 4/5 diện tích Biển Đông.
Lời trấn an này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh công tác bồi đắp các bãi cạn, nơi mà Việt Nam, Đài Loan, Brunei, Philippines và Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền.
Phó Đô đốc Robert Thomas nói rằng “nói thì dễ, làm thì khó” về phương diện chính sách cũng như phương diện tổ chức, nhưng ông hứa rằng Hạm Đội 7 sẽ sẵn sàng hỗ trợ “nếu các nước ASEAN dẫn đầu công tác tổ chức theo hướng đó.”
Tin trên trang mạng Marinelink nói rằng Trung Quốc ngày càng tăng áp lực đối với một số nước ASEAN, và chỉ trong vài tháng, Bắc Kinh đã biến đổi một số rạn san hô nhỏ và bãi đá ở Biển Đông thành 6 căn cứ quân sự nhỏ, đe dọa các nước nhỏ hơn như Philippines và Việt Nam, và củng cố vị thế quân sự tại một vùng biển là nơi qua lại của hơn 1/3 tàu chở hàng thương mại của thế giới.
Washington hồi gần đây đã bày tỏ quan ngại về tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trong vụ tranh chấp Biển Đông.
Hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc tố cáo Mỹ có "cảm giác bất an theo kiểu của những tên cướp biển", sau khi phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói các công trình của Trung Quốc bồi đắp và xây đảo nhân tạo trong vùng biển đang trong vòng tranh chấp ở Biển Đông đã "làm tăng sự lo âu trong khu vực về ý đồ của Trung Quốc."
Bà Psaki cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nêu lên mối quan tâm với Trung Quốc và kêu gọi tất cả các bên hãy tránh có những hoạt động gây bất ổn.
Tân Hoa Xã cho rằng những lời bình luận của bà Psaki rõ ràng "thiên vị và không có lợi cho việc giải quyết các tranh chấp cũng như củng cố hòa bình và ổn định".
Nguồn: Bloomberg, Marinelink, FreeMalysiatoday
Theo VOA-19.03.2015
Tư Lệnh Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ, Phó Đô đốc Robert Thomas, kêu gọi các nước Đông Nam Á hãy thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tuần tra Biển Đông, nơi những tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc bùng phát và đang ngày càng căng thẳng hơn.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời Phó Đô đốc Robert Thomas, phát biểu tại cuộc Triển lãm Hàng Hải và Hàng Không Không gian Quốc tế ở Lankawi, Malaysia, hôm 17 tháng Ba rằng các nước Đông Nam Á có thể hợp tác về vấn đề an ninh biển, trong khi cùng lúc, tôn trọng chủ quyền và vùng duyên hải của nhau, tương tự như trong các nỗ lực chống hải tặc trong vùng Vịnh Aden.
Hoa Kỳ cũng nhân dịp này trấn an các nước đồng minh trong khu vực rằng Mỹ sẽ hậu thuẫn họ chống lại những hành động của Trung Quốc, là nước đòi chủ quyền đối với 4/5 diện tích Biển Đông.
Lời trấn an này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh công tác bồi đắp các bãi cạn, nơi mà Việt Nam, Đài Loan, Brunei, Philippines và Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền.
Phó Đô đốc Robert Thomas nói rằng “nói thì dễ, làm thì khó” về phương diện chính sách cũng như phương diện tổ chức, nhưng ông hứa rằng Hạm Đội 7 sẽ sẵn sàng hỗ trợ “nếu các nước ASEAN dẫn đầu công tác tổ chức theo hướng đó.”
Tin trên trang mạng Marinelink nói rằng Trung Quốc ngày càng tăng áp lực đối với một số nước ASEAN, và chỉ trong vài tháng, Bắc Kinh đã biến đổi một số rạn san hô nhỏ và bãi đá ở Biển Đông thành 6 căn cứ quân sự nhỏ, đe dọa các nước nhỏ hơn như Philippines và Việt Nam, và củng cố vị thế quân sự tại một vùng biển là nơi qua lại của hơn 1/3 tàu chở hàng thương mại của thế giới.
Washington hồi gần đây đã bày tỏ quan ngại về tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trong vụ tranh chấp Biển Đông.
Hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc tố cáo Mỹ có "cảm giác bất an theo kiểu của những tên cướp biển", sau khi phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói các công trình của Trung Quốc bồi đắp và xây đảo nhân tạo trong vùng biển đang trong vòng tranh chấp ở Biển Đông đã "làm tăng sự lo âu trong khu vực về ý đồ của Trung Quốc."
Bà Psaki cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nêu lên mối quan tâm với Trung Quốc và kêu gọi tất cả các bên hãy tránh có những hoạt động gây bất ổn.
Tân Hoa Xã cho rằng những lời bình luận của bà Psaki rõ ràng "thiên vị và không có lợi cho việc giải quyết các tranh chấp cũng như củng cố hòa bình và ổn định".
Nguồn: Bloomberg, Marinelink, FreeMalysiatoday
Samsung 'không ăn đời ở kiếp với VN'
Theo BBC-7 giờ trước
Sản phẩm điện thoại thông minh của Samsung đang chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
Việc tập đoàn công nghệ Hàn Quốc Samsung đóng vai trò lớn trong nền kinh tế Việt Nam có thể mang lại nhiều rủi ro về dài hạn, một chuyên gia trong nước cho biết.
Nhận định trên được Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh đưa ra trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 19/3.
Trước đó, báo Nhật Nikkei Asian Review đưa tin Samsung đang có kế hoạch tuyển dụng khoảng 60.000 lao động Việt Nam trước tháng Bảy năm nay để phục vụ cho kế hoạch mở rộng hoạt động của hãng này tại Việt Nam.
Thông tin trên được ông Cheol Ku Lee, giám đốc mảng hành chính nhân sự của Samsung Thái Nguyên, xác nhận trên tài khoản Facebook.
"Theo kế hoạch của công ty , trước tháng 7/2015, Samsung sẽ tuyển thêm gần 60.000 nhân viên sản xuất và 1.000 kỹ thuật viên, 1.000 sinh viên tốt nghiệp đại học cho hai nhà máy Samsung Bắc Ninh, Samsung Thái Nguyên và trung tâm nghiên cứu Samsung tại Việt Nam", ông cho biết.
"Bộ phận tuyển dụng của Samsung đang tiến hành tuyển dụng trực tiếp tại 33 tỉnh từ Bắc vào Nam để đạt mục tiêu số lượng cần tuyển".
Cũng theo ông Lee, tính trung bình hàng tuần, có khoảng 2.500 nhân viên sản xuất mới vào công ty Samsung, trong đó 75% là lao động nữ.
Samsung hiện đang có khoảng 84.000 lao động tại Việt Nam, theo Nikkei Asian Review.
Rủi ro tiềm ẩn
Trả lời phỏng vấn BBC, tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói các khoản đầu tư của Samsung vào Việt Nam đang mang lại lợi ích cho cả hai phía.
"Samsung đã đầu tư tổng cộng 11 tỷ đôla vào Việt Nam. Xuất khẩu sản phẩm điện thoại thông minh của Samsung cũng chiếm tỷ lệ cao trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, khoảng 7-8%", ông cho biết.
"Trong đội ngũ cán bộ của Samsung đã có 5 người có bằng phát minh sáng chế, được cấp chứng chỉ. Đây là những dấu hiệu hết sức đáng vui mừng".
"Trong khi đó, theo tôi được biết, năng suất lao động của công nhân Việt Nam làm đạt 80% năng suất lao động, trong khi tiền lương chỉ bằng khoảng 10%."
"Samsung sẽ tiếp tục đầu tư thêm một nhà máy nữa vào TP.HCM và một trung tâm nghiên cứu nữa ở Việt Nam."
Tuy nhiên, ông Doanh cũng cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn khi một tập đoàn nước ngoài đóng vai trò lớn trong nền kinh tế.
"Khi một doanh nghiệp chiếm tỷ lệ quá lớn trong nền kinh tế và không thể cạnh tranh được trong một thị trường rất năng động như hiện nay thì việc quá phụ thuộc vào doanh nghiệp đó có thể là một sự rủi ro", ông nhận định.
"Chính quyền có những ưu đãi để thu hút Samsung và Samsung có thể đòi các ưu đãi đặc biệt cao hơn mức bình thường vì họ biết vị thế của mình."
"Điều này có cả hai mặt, Samsung biết là mình là nhà đầu tư lớn, mang lại nguồn xuất khẩu lớn, nên có những yêu cầu hơn mức bình thường."
"Mặt thứ hai là các tỉnh Việt Nam hiện nay vẫn được đo thành tích bằng chỉ số tăng trưởng GDP bình quân trên đầu người và tỷ lệ công nghiệp hóa."
"Nếu tỉnh nào mà thu hút được đầu tư của Samsung như Thái Nguyên thì nhiều khả năng sẽ trở thành tỉnh thành công nhất trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Điều này khiến chúng ta cần xem lại về động lực thực sự đằng sau việc mời đầu tư".
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói kinh tế Việt Nam có thể bị ảnh hưởng nếu Samsung không cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế
'Thiệt cho doanh nghiệp tư nhân'
Ông Doanh cũng cho rằng những ưu đãi hiện nay đối với Samsung có thể tạo tâm lý tiêu cực đối với các nhà đầu tư nước ngoài khác.
"Các nhà đầu tư khác dĩ nhiên sẽ nghĩ các yêu cầu của Samsung được chấp nhận thì yêu cầu của mình cũng được chấp nhận."
"Điều này sẽ dẫn đến một sân chơi rất mất bình đẳng."
"Không những vậy, người chịu thiệt nhất vẫn là các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam", ông cho biết.
"Doanh nghiệp tư nhân lẽ ra phải đại diện cho dân tộc Việt Nam, với thương hiệu và công nghệ của Việt Nam để đưa Việt Nam lên con đường công nghiệp hóa thực sự."
"Việt Nam không thể nhận Samsung hay Honda là của mình."
"Cần phải hoàn toàn ghi nhớ là đến một lúc nào đó khi giá lao động của Việt Nam tăng lên, ưu thế lao dộng giá rẻ không còn thì Samsung cũng sẽ chuyển đi nơi khác, không ăn đời ở kiếp với Việt Nam."
"Đó là một rủi ro cần tính đến."
Bàn tròn thứ Năm về bạo lực học đường
Theo BBC-5 giờ trước
BBC Tiếng Việt và các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, giáo dục và học sinh thảo luận trực tuyến về vấn đề bạo lực học đường ở Việt Nam.
Chương trình được phát trực tiếp vào lúc 1930 (giờ Việt Nam) trên YouTube(http://bit.ly/1GpwwiN) và Google + (http://bit.ly/1DB0qmk) của BBC Tiếng Việt.
Những câu hỏi chính được đưa ra trong chương trình xoay quanh vấn đề nguyên nhân gây ra việc học sinh sử dụng bạo lực; liệu đây là vấn đề mới nổi lên, hay đã tồn tại từ trước nhưng chưa thực sự được chú ý tới; và giải pháp nào có thể hạn chế tình trạng dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn trong môi trường giáo dục?
Một trong những vụ việc gần đây nhất được truyền thông Việt Nam đưa tin là vụ xô xát giữa khoảng 20 học sinh lớp 9 ở trường Phúc Diễn, Hà Nội.
Đoạn video cho thấy các em nam học sinh chia thành hai nhóm lao vào đấm đá, và có thể nghe thấy tiếng một số học sinh khác đứng bên ngoài dặn nhau quay phim, nói tục, hò hét cổ vũ.
Trước đó không lâu, ngày 09/03, vụ ở Trà Vinh với clip một học sinh lớp 7 bị cả nhóm bạn, trong đó có lớp trưởng đánh đập, ném ghế vào đầu.
Trang mạng của VTC gần đây đưa tin: "Khoảng 21h ngày 12/1/2015, vụ ẩu đả giữa hai học sinh xảy ra ngay trước cổng Trường THCS Đan Phượng, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) khiến một học sinh tử vong ngay tại chỗ," nạn nhân mới 15 tuổi.
Trước đó, tối 1/1/2015, một nữ sinh 19 tuổi bị bốn nam thanh niên đánh chết ở Cư Jut, Dak Nong, cũng theo VTC
Và khi BBC Tiếng Việt tìm kiếm về chủ đề này trên báo chí Việt Nam, kết quả cho thấy có riêng một kênh video với quảng cáo: các clip nữ sinh đánh nhau mới nhất.
Vậy điều gì đã khiến bạo lực trong môi trường học đường ở Việt Nam trở nên phổ biến đến vậy?
So sánh với hiện trạng ở Trung Quốc, phóng viên Trần Trang của BBC Tiếng Trung cho viết: "Những vụ ám sát trong khuôn viên trường học vẫn luôn là điều khiến công chúng trăn trở về khía cạnh đạo đức trong giáo dục ở Trung Quốc, nhất là trong giai đoạn phát triển kinh tế chóng mặt của quốc gia này."
"Ngay cả giáo dục từ gia đình, vốn vẫn là cái nôi của giáo dục đạo đức ở Trung Quốc, cũng ngày càng mờ nhạt do hậu quả của chính sách một con. Con một thường được cha mẹ chiều chuộng hơn, và vì thế ít biết cách chia sẻ, cảm thông với người khác hơn."
Phóng viên Trần Trang cũng lấy ví dụ về một số trường hợp đầu độc bạn cho tới chết. Trong vụ việc riêng biệt khác xảy ra năm 1994, một sinh viên xuất sắc ngành Hóa học Vật lý của Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc, thoát chết sau khi đầu độc, nhưng anh bị liệt và mắc bệnh tâm thần vĩnh viễn. Người sinh viên cùng phòng bị nghi là thủ phạm, nhưng sau cuộc điều tra kéo dài 19 năm vụ án đã phải khép lại do không tìm được thêm manh mối.
Báo Guardian của Anh Quốc có bài viết hồi tháng 10/2014 dẫn một khảo sát của Hiệp hội Giáo viên và Giảng viên cho thấy, 80% giáo viên tin rằng việc học sinh thay đổi hành vi trong môi trường lớp học là do xã hội nói chung tôn trọng ít hơn đối với những người trong ngành nghề này.
Bên cạnh những số liệu và nghiên cứu hàng năm để chính phủ có thể tìm ra những biện pháp ngăn chặn bạo lực trong trường học, mỗi trường ở Anh cũng có thể tự áp dụng những biện pháp riêng, như tăng cường giáo dục các kỹ năng xã hội, có chuyên gia tâm lý tại trường, làm việc với cảnh sát, hay có cách quản lý học sinh dân chủ, học sinh có quyền tham gia vào một số quyết định của trường để tự tin hơn và có trách nhiệm hơn.
Thánh Gióng có từng đánh giặc Ân?
Nguyễn Giangbbcvietnamese.com3 giờ trước
Đồ đồng nhà Ân trong một cuộc trưng bày tại Pháp
Nhân các trang mạng tại Việt Nam đang rộ lên cuộc tranh luận ‘Thánh Gióng tắm ở Hồ Tây’, tôi muốn chia sẻ một cái nhìn từ Anh Quốc về cách đánh giá những gì là lịch sử và đâu là huyền thoại.
Ở châu Âu, kể từ thời của Charles Darwin (1809-1882) coi nguồn gốc loài người không bắt đầu từ Kinh Thánh nữa, khoa học lịch sử và khảo cổ cũng tách khỏi các huyền thoại, thần tích.
Kỷ nguyên Ánh Sáng coi lịch sử là một bộ môn khoa học cần có các bằng chứng, tư liệu cụ thể về khảo cổ, di truyền, niên đại.
Cùng lúc, châu Âu không bác bỏ huyền thoại, các truyện truyền kỳ, dân gian, nhưng chủ yếu coi chúng là đối tượng của niềm tin, và để cho văn nghệ sỹ tiếp tục tưởng tượng, sáng tác mà không cần ai can thiệp, đòi hỏi phải giống với hiện thực ngày nay.
Cách nhìn này có thể giúp ta giải quyết rất nhiều vấn đề dư luận Việt Nam đang gặp phải.
Tìm một huyền thoại chính xác?
Ví dụ trong cuộc tranh luận về Thánh Gióng hiện nay, có tờ báo nói vì ‘Thánh Gióng là nhân vật có tính cách lịch sử’ nên sách giáo khoa phải rất chính xác.
Vấn đề là ở chỗ cho dù có một nhân vật chống ngoại xâm nào đó để tổ tiên người Việt xây dựng thành nhân vật Thánh Gióng hay vị thần ở Sóc Sơn, nhiều chi tiết về sự tích về Thánh Gióng không thể là chuyện lịch sử.
Ta hãy xem qua một số chi tiết.
Về địa lý, chuyện Thánh Gióng đánh giặc Ân, một quốc gia bộ lạc ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, là điều khó xảy ra.
Người Ân không thể và chẳng có lý do chính trị, kinh tế gì để điều quân từ khu vực nay là tỉnh Hà Nam, Trung Quốc ‘bay qua đầu’ rất nhiều bộ lạc khác xuống tận làng Phù Đổng nằm ở vùng đầm lầy cửa sông Hồng cách xa 2000 km.
Về mặt niên đại, một số bài báo ở Việt Nam nay đã bác bỏ điều phi lý rằng 18 đời vua Hùng kéo dài 2.622 năm (một vua trị vì 145 năm) và đồng ý rằng thời đại này tương ứng với văn hóa đồ đồng Đông Sơn, kéo dài khoảng 400 năm và kết thúc năm 258 trước Công nguyên.
Như thế, sự tích Thánh Gióng, cứ cho là dựa trên chuyện một vị anh hùng có thật thời Hùng Vương thứ 6, hoàn toàn không cùng thời nhà Thương Ân.
Người Anh coi Stonehenge là di sản nhân loại có 8000 tuổi
Đơn giản là triều đại này đã bị nhà Chu xóa sổ năm 1046 hoặc 1122 trước Công nguyên, vài trăm năm trước khi vua Hùng đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam thời vua Chu Trang Vương (696 - 682 trước Công nguyên).
Nhưng vì sao câu chuyện này cứ kéo dài trong văn hóa và cả giáo dục Việt Nam?
Rất có thể một quan niệm vừa cả tin, vừa cố chấp khiến không ít người muốn áp đặt những chuyện cổ dân gian trở thành ‘khoa học lịch sử’.
Ngoài ra, nhu cầu chính trị khiến người ta muốn tạo dựng ra tính chính danh cho quốc gia bằng cách cố chứng minh một ‘lịch sử dân tộc’từ thời tối cổ kéo dài xuyên suốt và thuần khiết suốt hàng nghìn năm tới nay.
Ví dụ Ấn Độ tự hào có tới 7000 năm lịch sử, Trung Quốc có 5000 năm lịch sử, Việt Nam cũng phải có ít nhất 4000 năm.
Trong khi đó, tại Anh có di tích còn sừng sững từ thời kỳ đồ đá như Stonehenge (5000 tuổi) nhưng không ai nhận rằng lịch sử Anh có từ khi đó.
Thậm chí, trong bài trên ancient-origins.net gần đây, giới khảo cổ tìm ra bằng chứng người tại đảo Isle of Wright đã từng buôn bán lúa mạch với châu Âu và đem phương thức trồng cấy vào Nam đảo Anh cách đây 8000 năm, sớm hơn 2000 năm so với các suy đoán trước đó.
Nhưng cũng không vì vậy mà Anh Quốc đột nhiên tuyên bố họ có lịch sử 8000 năm.
Lịch sử có niên đại tại Anh là 1500 năm trở lại đây, và chủ yếu tính từ cuộc xâm lăng của La Mã sau đó tới các dòng di dân Viking, Anglo-Saxon kéo đến, hòa huyết với người Celt, rồi tới các dòng họ như Lancaster và York tranh giành quyền bính vào thế kỷ 13-14.
Người ta cũng phân biệt lịch sử của các nền văn minh với lịch sử các quốc gia vốn chỉ hình thành về sau này.
Nếu gộp cả các di chỉ đồ đá vào thì tuổi của văn minh Ấn Độ có thể đạt 9000 năm (Indian civilisation '9,000 years old', BBC News 16/02/2002) nhưng các bộ tộc khi đó sống ra sao, tin vào cái gì là chuyện đã quá cách xa xã hội Ấn Độ ngày nay.
Cũng mới đây, người ta phát hiện ra tranh hang động ở vùng quê Sulawesi có tới 40 nghìn năm, cho thấy loài người có khả năng sáng tạo nghệ thuật rất sớm chứ không phải là hội họa Indonesia có tuổi lâu như thế.
Thời xưa rộng lớn hơn ta tưởng
Trên khắp thế giới, các bộ tộc thời cổ đại giao lưu, giao chiến, sáng tạo và di chuyển trên những không gian rộng hơn biên giới quốc gia thời nay và xuyên qua hàng nghìn năm nên phải có các phương tiện đa ngành, từ khảo cổ đến ảnh vệ tinh, nghiên cứu di truyền...rất công phu mới có thể đưa ra một vài kết luận hạn chế nào đó.
Chỉ dựa vào một số huyền thoại hẳn không đủ mà còn dễ ngộ nhận và bị nhãn quan văn hóa thời nay hay chủ nghĩa dân tộc làm sai lệch.
Nhưng thế giới ngày nay cần làm gì với các huyền thoại như Thánh Gióng?
Bỏ đi tư duy chứng thực thô sơ, ta sẽ cảm nhận sâu sắc hơn ý nghĩa của câu chuyện cổ tích này.
Tổ tiên nhóm nay là Việt có va chạm với bộ lạc Ân hay không thực ra không quan trọng nếu ta hiểu đây là biểu tượng của các cuộc chiến người vùng phía Nam Dương Tử chống lại các nhóm du mục từ phía Bắc tràn xuống vốn xảy ra liên tiếp trong lịch sử Đông Á.
Bé Mia Ziering khoe hài trong buổi ra mắt phim Cinderella tại Hollywood năm 2015
Bên Nam Á cũng thế, các bộ tộc thiện chiến hơn từ vùng nay là Trung Á đã kéo xuống chinh phục bình nguyên sông Hằng, tạo ra các sử thi như Mahabharata.
Chuyện Thánh Gióng gắn liền với giai đoạn chuyển từ văn minh thạch khí sang kim khí nên huyền thoại dùng lửa (tre ngà), dùng vũ khí có được khi đã biết rèn sắt (gậy và ngựa sắt) để chống giặc lại rất dễ hiểu và hoàn toàn có logic.
Nhân loại thời xưa có nhiều điều chung hơn ta tưởng, các mô típ về lũ lụt hay đại hồng thủy, các vị thần núi thắng quái vật biển, các cột chống trời, cây thần, ngọn tháp nối đất trời đều có từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia...sang cả Trung Đông, châu Âu và châu Phi.
Sáng nay đi làm qua Leicester Square ở trung tâm London tôi thấy hãng kim cương Swarovski dựng rạp to để quảng cáo cho đôi hài của Cinderella.
Một bài trên BBC News gần đây tìm lại sự tích cô Lọ Lem mà ở Việt Nam là Tấm Cám, ở châu Âu là Cinderella và cho thấy nó có mặt khắp vùng từ Đông Á, xuyên qua Uzbekistan sang tận châu Âu.
Thấy Cinderella đi guốc cao gót kiểu châu Âu gắn kim cương ta không nên bắt cô Tấm phải đổi hài cho sang, cho đúng mà nên lấy làm thú vị về những chuyện cổ tích từ thời rất xa xăm nhưng kết nối chúng ta trong cộng đồng nhân loại.
Đó là cách để các huyền thoại sống mãi theo dòng riêng của nó.
Subscribe to:
Posts (Atom)
ĐĂNG KÝ XEM TIN BẰNG EMAIL
TÌM BÀI TRONG BLOG
LƯU TRỮ
- ► 2019 (1348)
- ► 2018 (4685)
- ► 2017 (3888)
- ► 2016 (8359)
-
▼
2015
(8909)
-
▼
March
(810)
-
▼
Mar 19
(33)
- Ba năm có tới 226 người chết trong trại tạm giam, ...
- Hà Nội: Hàng trăm cây xà cừ bất ngờ biết 'kêu cứu'
- Trung Quốc cấm làm đường gần biên giới vì sợ Việt ...
- Dịch cúm H5N6 trên gia cầm lan rộng ở Việt Nam
- Chặt cây xanh, Hà Nội sẽ mất bóng mát và ô nhiễm nặng
- Vũng Tàu: Cán bộ Sở Văn Hóa 'ăn' lệ phí cao hơn hà...
- Ngân hàng và công an phá cửa nhà dân xiết nợ
- Thủ tướng Úc chọc quê tướng Vịnh
- Dư luận viên - Những đứa trẻ lạc loài, những đứa c...
- Công an Sài Gòn dùng hơi cay đàn áp dân oan
- Chủ tịch Hà Nội: 'Không hề có chiến dịch chặt hạ 6...
- Ấn Độ sắp qua mặt TQ, trở thành nền kinh tế tăng t...
- Yahoo đóng cửa văn phòng cuối cùng ở Trung Quốc
- Trung Quốc: Chức sắc đi tù vì kêu côn đồ đốt chết ...
- Mỹ kêu gọi các nước Đông Nam Á phối hợp tuần tra B...
- Samsung 'không ăn đời ở kiếp với VN'
- Bàn tròn thứ Năm về bạo lực học đường
- Thánh Gióng có từng đánh giặc Ân?
- Tháng 3 trong tâm thức chúng ta (*)
- Hà Nội: Hai thành viên nhóm Cứu Lấy Dân Oan bị đán...
- Hà Tĩnh: Phản đối phá nhà thờ, nhiều giáo dân Đông...
- Giao dịch dân sự lại bị công an "bắt khẩn cấp"
- Da heo thối "hô biến" thành bì thơm phức
- Hàng trăm công nhân ngưng việc đòi giảm giờ làm
- Bắt khẩn cấp một hoa hậu lừa đảo
- Xác minh hình ảnh một công an đầu trần ngồi sau xe...
- Sống chung với bụi
- Suy nghĩ giới trẻ trong nước về thuyền nhân
- Tuổi trẻ với ngày 30 tháng 4
- Đại hội đầu tiên của Hội Cựu tù nhân lương tâm
- Một giáo viên bị đồng nghiệp hành hung tại trường
- Xử lý nghiêm vụ học sinh đánh nhau như băng nhóm g...
- "Con đường đẹp nhất Việt Nam" tan hoang sau khi ch...
-
▼
Mar 19
(33)
-
▼
March
(810)
- ► 2014 (18095)
LOẠI BÀI
30/4/1975-NgayQuocHan
(69)
BANGCAP
(1)
BIEUTINH
(2)
binh
(39)
BinhLuan-XaHoi-PhapLuat-ThamNhung
(6)
ChinhTri-ChienTranh-VietNam
(19)
ChinhTri-CSVN-HCM
(46)
ChinhTri-NgoaiGiao
(40)
ChinhTri-NgoaiGiao-VietNam
(60)
ChinhTri-QuanDiem-BinhLuan
(1792)
ChinhTri-QuanDiem-BinhLuan-VietNam
(144)
ChinhTri-QuanSu-VietNam
(83)
ChinhTri-QuanSu-VietNam-TaiNan
(3)
ChinhTri-ThoiSu-VietNam
(3)
ChinhTri-TranhChap-BienDong
(1186)
ChinhTri-TranhChap-BienDong-TheGioi
(554)
ChinhTri-TranhChap-LanhTho-HSTS
(288)
ChinhTri-VietNam-BoDang
(11)
ChinhTri-VietNam-ChienTranh-MauThan68
(35)
ChinhTri-VietNam-CSVN
(538)
ChinhTri-VietNam-CSVN-CCRD
(2)
ChinhTri-VietNam-HaiNgoai-BieuTinh
(28)
ChinhTri-VietNam-TiNan
(3)
ChinhTri-VNCH
(29)
ChinhTri-XaHoi
(261)
ChinhTri-XaHoi-ThoiSu
(221)
ChinhTri-XaHoi-ThoiSu-VietNam
(5)
congtrinh
(1)
csvn
(1)
cuongche
(1)
dautranh
(1)
diendan
(1)
doisong
(2)
DUAN
(1)
HuongDan
(1)
KhaiThac-KhoangSan-SaiPham
(4)
KinhTe-DauTu-BHXH
(1)
KinhTe-DauTu-ChungKhoan
(31)
KinhTe-DauTu-DoanhNghiep-BatDongSan
(57)
KinhTe-DauTu-NgoaiQuoc
(3)
KinhTe-DauTu-SaiPham
(58)
KinhTe-DauTu-TaiTro
(12)
KinhTe-KhungHoang
(49)
KinhTe-KhungHoang-NganHang
(44)
KinhTe-KhungHoang-NganSach
(30)
KinhTe-NhapSieu
(22)
KinhTe-TaiChinh
(80)
KinhTe-TaiChinh-NganHang
(96)
KinhTe-TaiChinh-NganSach
(67)
KinhTe-XaHoi-ThoiSu
(102)
KinhTe-XaHoi-ThoiSu-VietNam
(189)
KyThuat-DienToan
(1)
KyUc-30/4
(5)
KyUc-40Nam
(65)
LichSu-ChienTranh
(19)
LichSu-ChienTranh-1979
(19)
LichSu-ChienTranh-1988
(27)
LULUT
(1)
MOI
(1)
MungXuan
(1)
NhacDauTranh
(2)
nhanquyen
(1)
PhanTich-BinhLuan
(9)
PhanTich-BinhLuan-BienDong
(8)
PhanTich-BinhLuan-BieuTinh
(6)
su
(1)
SUKIEN
(8)
SuKien-XaHoi-ThoiSu
(460)
SuKien-XaHoi-ThoiSu-COVID-19
(57)
SuKien-XaHoi-ThoiSu-VietNam
(3009)
SuKien-XaHoi-VietNam
(48)
SukKien-30/4/1975
(1)
TaiLieu
(13)
th
(1)
ThienTai-Bao
(2)
ThienTai-BaoDamrey
(1)
ThienTai-BaoRammasun
(19)
thoi
(3)
THOISU
(19)
ThongBao
(15)
THUCPHAM
(1)
TINTUC
(3)
TinTuc-ChinhTri-TrungCong
(41)
TinTuc-TheGioi
(474)
TinTuc-TheGioi-An-Trung
(3)
TinTuc-TheGioi-AnDo
(2)
TinTuc-TheGioi-AnDo-ChinhTri-QuanSu
(3)
TinTuc-TheGioi-AnDo-VietNam
(3)
TinTuc-TheGioi-BacHan
(122)
TinTuc-TheGioi-Bangladesh
(1)
TinTuc-TheGioi-BieuTinh
(30)
TinTuc-TheGioi-BieuTinh-HongKong
(134)
TinTuc-TheGioi-BieuTinh-TrungCong
(3)
TinTuc-TheGioi-BuonLau
(2)
TinTuc-TheGioi-BuonLau-MaTuy
(2)
TinTuc-TheGioi-Campuchia
(50)
TinTuc-TheGioi-Canada
(24)
TinTuc-TheGioi-ChauA
(52)
TinTuc-TheGioi-ChauAu
(4)
TinTuc-TheGioi-ChauMy
(1)
TinTuc-TheGioi-ChinhTri-NgoaiGiao
(10)
TinTuc-TheGioi-Cuba
(7)
TinTuc-TheGioi-DaiLoan
(27)
TinTuc-TheGioi-DauMo
(2)
TinTuc-TheGioi-DichBenh
(53)
TinTuc-TheGioi-Duc-Nga
(1)
TinTuc-TheGioi-HangKhong
(104)
TinTuc-TheGioi-HanQuoc
(3)
TinTuc-TheGioi-HanQuoc-ChinhTri-QuanSu
(4)
TinTuc-TheGioi-HoaKy
(230)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-ChinhTri-NgoaiGiao
(43)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-ChinhTri-QuanSu
(72)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-ChinhTri-ThoiSu
(12)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-LuatPhap-HangKhong
(1)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-VietNam
(10)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-VuKhi
(91)
TinTuc-TheGioi-HongKong
(324)
TinTuc-TheGioi-Indonesia
(4)
TinTuc-TheGioi-Iraq
(3)
TinTuc-TheGioi-Jordan
(3)
TinTuc-TheGioi-KhamPha
(7)
TinTuc-TheGioi-KhungBo
(12)
TinTuc-TheGioi-Lao
(1)
TinTuc-TheGioi-Malaysia
(9)
TinTuc-TheGioi-Malaysia-TaiNan-HangKhong
(12)
TinTuc-TheGioi-MienDien
(2)
TinTuc-TheGioi-My
(3)
TinTuc-TheGioi-My-BacHan
(8)
TinTuc-TheGioi-My-Han
(4)
TinTuc-TheGioi-My-Nga-Trung
(1)
TinTuc-TheGioi-My-Nhat
(7)
TinTuc-TheGioi-My-Philippines
(1)
TinTuc-TheGioi-My-Trung
(216)
TinTuc-TheGioi-My-Trung-GianLan
(1)
TinTuc-TheGioi-My-Viet
(27)
TinTuc-TheGioi-NamHan
(16)
TinTuc-TheGioi-Nga
(62)
TinTuc-TheGioi-Nga-ChinhTri-QuanSu
(15)
TinTuc-TheGioi-Nga-My
(28)
TinTuc-TheGioi-Nga-Nhat
(1)
TinTuc-TheGioi-Nga-QuanSu-TaiNan
(1)
TinTuc-TheGioi-Nga-Trung
(4)
TinTuc-TheGioi-Nga-Ukraine
(2)
TinTuc-TheGioi-Nhat
(41)
TinTuc-TheGioi-Nhat-ChinhTri-QuanSu
(32)
TinTuc-TheGioi-Nhat-Phi
(1)
TinTuc-TheGioi-Nhat-QuanSu
(1)
TinTuc-TheGioi-Nhat-ThienTai
(7)
TinTuc-TheGioi-Nhat-VietNam
(6)
TinTuc-TheGioi-Nhat-VuKhi
(26)
TinTuc-TheGioi-Pakistan
(1)
TinTuc-TheGioi-Phap
(14)
TinTuc-TheGioi-Philippines
(53)
TinTuc-TheGioi-Philippines-VietNam
(10)
TinTuc-TheGioi-QuanSu
(46)
TinTuc-TheGioi-QuanSu-HoaKy
(14)
TinTuc-TheGioi-Singapore
(4)
TinTuc-TheGioi-Singapore-ChinhTri-QuanSu
(1)
TinTuc-TheGioi-TaiNan-HangKhong
(2)
TinTuc-TheGioi-TanCuong
(6)
TinTuc-TheGioi-ThaiLan-ChinhTri
(1)
TinTuc-TheGioi-Thailand
(5)
TinTuc-TheGioi-ThienTai
(5)
TinTuc-TheGioi-ThoiSu
(451)
TinTuc-TheGioi-ThoiSu-Uc
(4)
TinTuc-TheGioi-ThuongMai
(8)
TinTuc-TheGioi-TinTac
(19)
TinTuc-TheGioi-Trung-Nhat
(99)
TinTuc-TheGioi-TrungCong
(386)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ChinhTri
(8)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ChinhTri-NgoaiGiao
(5)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ChinhTri-QuanSu
(73)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-HangKhong
(4)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-HoiLo
(3)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-MoiTruong
(8)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-NhanQuyen
(15)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-QuanSu-NgoaiGiao-VietNam
(6)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ThamNhung
(35)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ThucPham
(17)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ThucPham-SaiPham
(43)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-TonGiao
(5)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-XaHoi-DoiSong
(41)
TinTuc-TheGioi-TrungDong
(2)
TinTuc-TheGioi-Uc
(2)
TinTuc-TheGioi-Uc-ChinhTri-QuanSu
(1)
TinTuc-TheGioi-Ukraine
(312)
TinTuc-TheGioi-Ukraine-Malaysia
(42)
TinTuc-TheGioi-Venezuela
(2)
TinTuc-TheGioi-VietNam-Cambodia
(1)
TinTuc-TheGioi-VietNam-TrungCong
(24)
TinTuc-TheGioi-VuKhi
(63)
TinTuc-TheGioi-VuKhi-HoaKy-CamVan
(1)
TinTuc-TheGioi-VuKhi-TrungCong
(24)
TinTuc-ThoiSu-VietNam
(1672)
TinTuc-TienTe-Nga
(1)
TinTuc-TienTe-VietNam
(7)
TinTuc-XaHoi-VietNam
(111)
TinTuc-XaHoi-VietNam-HoaHoan
(323)
Tranh biem hoa
(1)
VanHoc-LichSu
(23)
Video
(4)
VietNam
(1)
XaHoi
(23)
XaHoi--BinhLuan-GiaoDuc-VietNam
(1)
XaHoi--DiemBao
(1)
XaHoi-BaoChi
(5)
XaHoi-BaoChi-ThoiSu
(61)
XaHoi-BaoChi-ThoiSu-VietNam
(3)
XaHoi-BaoChi-VietNam
(32)
XaHoi-BauCu
(1)
XaHoi-BieuTinh
(251)
XaHoi-BinhLuan-GiaoDuc-VietNam
(1)
XaHoi-ChinhTri
(64)
XaHoi-ChinhTri-CongAn
(19)
XaHoi-ChinhTri-CSGT
(15)
XaHoi-ChinhTri-LichSu
(47)
XaHoi-CongTrinh-SaiPham
(9)
XaHoi-DanChu-NhanQuyen
(351)
XaHoi-DanChu-NhanQuyen-DauTranh
(34)
XaHoi-DanOan
(17)
XaHoi-DanOan-BieuTinh
(11)
XaHoi-DoanhNghiep-VietNam
(82)
XaHoi-DoiSong
(1078)
XaHoi-DoiSong-AnHoiLo
(1)
XaHoi-DoiSong-BangGia
(10)
XaHoi-DoiSong-BiemHoa
(2)
XaHoi-DoiSong-BieuTinh
(8)
XaHoi-DoiSong-CanBo-DanhDan
(11)
XaHoi-DoiSong-CanBo-SaiPham
(60)
XaHoi-DoiSong-CongAn
(65)
XaHoi-DoiSong-CongAn-AnHoiLo
(7)
XaHoi-DoiSong-CongAn-BatCoc
(2)
XaHoi-DoiSong-CongAn-DanApDan
(9)
XaHoi-DoiSong-CongAn-DanhChetDan
(13)
XaHoi-DoiSong-CongAn-DanhDan
(308)
XaHoi-DoiSong-CongAn-DaoDuc
(42)
XaHoi-DoiSong-CongAn-GayTaiNan
(3)
XaHoi-DoiSong-CongAn-KhungBo
(17)
XaHoi-DoiSong-CongAn-LamQuyen
(172)
XaHoi-DoiSong-CongAn-PhamLuat
(96)
XaHoi-DoiSong-CongAn-SachNhieu
(8)
XaHoi-DoiSong-CongAn-ThamNhung
(36)
XaHoi-DoiSong-CongNhan
(8)
XaHoi-DoiSong-CongNhan-DinhCong
(26)
XaHoi-DoiSong-CongTrinh-SaiPham
(136)
XaHoi-DoiSong-CuuTro
(10)
XaHoi-DoiSong-DanApBieuTinh
(3)
XaHoi-DoiSong-DanhCongAn
(3)
XaHoi-DoiSong-DaoDuc
(167)
XaHoi-DoiSong-DuLich
(62)
XaHoi-DoiSong-GianThuong
(1)
XaHoi-DoiSong-HangHoa
(67)
XaHoi-DoiSong-LePhi
(23)
XaHoi-DoiSong-MeoVat
(1)
XaHoi-DoiSong-MoiTruong
(230)
XaHoi-DoiSong-MoiTruong-SaiPham
(19)
XaHoi-DoiSong-MoiTruong-VietNam
(1)
XaHoi-DoiSong-NongDan
(26)
XaHoi-DoiSong-SaiPham
(224)
XaHoi-DoiSong-SucKhoe
(81)
XaHoi-DoiSong-ThuKhieuNai
(2)
XaHoi-DoiSong-VanHoa
(70)
XaHoi-DoiSong-VietNam
(170)
XaHoi-DoiSong-VNCH
(27)
XaHoi-GiaoDuc
(155)
XaHoi-GiaoDuc-BangCap
(31)
XaHoi-GiaoDuc-BangCap-GianLan
(80)
XaHoi-GiaoDuc-DaoDuc
(95)
XaHoi-GiaoDuc-DuHoc
(5)
XaHoi-GiaoDuc-SaiPham
(102)
XaHoi-GiaoDuc-TreEm
(36)
XaHoi-GiaoDuc-VietNam
(5)
XaHoi-GiaoDuc-VNCH
(3)
XaHoi-GiaoThong
(70)
XaHoi-GiaoThong-TaiNan
(263)
XaHoi-HaiNgoai-CongDong
(157)
XaHoi-HaiNgoai-PhanUu
(9)
XaHoi-HangKhong
(5)
XaHoi-hoiSu-VietNam
(1)
XaHoi-KinhDoanh
(133)
XaHoi-KinhDoanh-SaiPham
(50)
XaHoi-KinhDoanh-VietNam
(132)
XaHoi-KinhTe
(42)
XaHoi-LaoDong
(54)
XaHoi-LaoDong-AnToan
(10)
XaHoi-LaoDong-DinhCong
(67)
XaHoi-LaoDong-SaiPham-HopTac
(34)
XaHoi-LaoDong-TaiNan
(82)
XaHoi-LichSu-DiTich
(5)
XaHoi-LichSu-DiTich-XamPham
(16)
Xahoi-LichSu-QuanDiem-BinhLuan
(298)
XaHoi-LuongThuc-ThucPham
(27)
XaHoi-LuongThuc-ThucPham-SaiPham
(45)
XaHoi-MoiTruong-VeSinh
(175)
XaHoi-NganSach
(8)
XaHoi-NgapUn-LuLut
(206)
XaHoi-NgoaiGiao-HopTac
(17)
XaHoi-NguDan
(74)
XaHoi-NguDan-TranhChap-BienDong
(171)
XaHoi-NguDan-VietNam
(81)
XaHoi-PhanUu
(8)
XaHoi-PhapLuat
(838)
XaHoi-PhapLuat-BaoHanh
(17)
XaHoi-PhapLuat-BieuTinh
(8)
XaHoi-PhapLuat-BieuTinh-VietNam
(1)
XaHoi-PhapLuat-BuonBan-MaTuy
(33)
XaHoi-PhapLuat-BuonLau
(101)
XaHoi-PhapLuat-ChinhTri
(20)
XaHoi-PhapLuat-ChinhTri-SaiPham
(22)
XaHoi-PhapLuat-CuongChe-DatDai
(35)
XaHoi-PhapLuat-DanhDan
(101)
XaHoi-PhapLuat-DanhNguoi
(18)
XaHoi-PhapLuat-DanOan
(84)
XaHoi-PhapLuat-DanOan-BieuTinh
(94)
XaHoi-PhapLuat-DatDai
(63)
XaHoi-PhapLuat-DatDai-CuongChe
(96)
XaHoi-PhapLuat-DauTranh
(18)
XaHoi-PhapLuat-DauTu-SaiPham
(4)
XaHoi-PhapLuat-DauTu-SaiPham-Vinalines
(8)
XaHoi-PhapLuat-DauTu-SaiPham-Vinashin
(4)
XaHoi-PhapLuat-GiaDinh-BaoHanh
(64)
XaHoi-PhapLuat-GianLan
(80)
XaHoi-PhapLuat-GianLan-DoanhNghiep-BatDongSan
(7)
XaHoi-PhapLuat-GiaoThong
(86)
XaHoi-PhapLuat-GietNguoi
(230)
XaHoi-PhapLuat-HangKhong
(8)
XaHoi-PhapLuat-HangKhong-BuonLau
(2)
XaHoi-PhapLuat-HangKhong-TromCap
(29)
XaHoi-PhapLuat-HangKhong-TromCap-NguoiTrungCong
(4)
XaHoi-PhapLuat-HoiLo
(73)
XaHoi-PhapLuat-LamQuyen
(68)
XaHoi-PhapLuat-LuaDao
(142)
XaHoi-PhapLuat-OanSai
(101)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham
(179)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-HangHoa-TrungCong
(93)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-SanXuat-ChanNuoi
(2)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-SanXuat-GianLan
(17)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-ThucPham
(371)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-ThucPham-VeSinh-NgoDoc
(33)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-ToCao
(45)
XaHoi-PhapLuat-ThamNhung
(342)
XaHoi-PhapLuat-ThamNhung-VietNam
(1)
XaHoi-PhapLuat-ToiPham
(19)
XaHoi-PhapLuat-TongTien
(12)
XaHoi-PhapLuat-TromCap
(66)
XaHoi-PhapLuat-TromCap-NguoiTrungCong
(3)
XaHoi-PhapLuat-TuNhan
(15)
XaHoi-PhapLuat-TuToi
(3)
XaHoi-PhapLuat-VietNam
(111)
XaHoi-PhiemDam
(10)
XaHoi-PhongSu-VietNam
(2)
XaHoi-QuanDiem-BinhLuan
(3188)
XaHoi-QuanDiem-BinhLuan-QuanSu
(33)
XaHoi-QuanDiem-BinhLuan-VietNam
(2)
XaHoi-SaiPham
(12)
XaHoi-SaiPham-BoXit
(1)
XaHoi-SaiPham-MoiTruong
(10)
XaHoi-SaiPham-ThucPham
(95)
XaHoi-SanXuat-CongNghiep
(6)
XaHoi-SanXuat-NangLuong
(2)
XaHoi-SanXuat-NongNghiep
(31)
XaHoi-SuKien
(40)
XaHoi-SuKien-BieuTinh-DinhCong
(12)
XaHoi-SuKien-BinhLuan
(6068)
XaHoi-SuKien-BinhLuan-HoaHoan-VietNam
(1)
XaHoi-SuKien-BinhLuan-VietNam
(33)
XaHoi-SuKien-DauTranh-NhanQuyen-DanChu
(21)
XaHoi-SuKien-HoaHoan
(249)
XaHoi-SuKien-LuLut
(7)
XaHoi-SuKien-NhanTai
(1)
XaHoi-SuKien-TaiNan
(209)
XaHoi-SuKien-ThienTai
(33)
XaHoi-SuKien-ThienTai-DongDat
(31)
XaHoi-SuKien-ThienTai-LocXoay
(20)
XaHoi-SuKien-ThienTai-LuLut
(38)
XaHoi-SuKien-ThienTai-SatLo
(64)
XaHoi-SuKien-ThienTai-TrieuCuong-NgapUn
(33)
XaHoi-SuKien-ThienTai-TrieuCuong-NgapUn-VietNam
(1)
XaHoi-SuKien-VietNam
(48)
XaHoi-SuKien-VoDe
(1)
XaHoi-SuKien-VoDe-NgapUn
(6)
XaHoi-TaiNguyen
(4)
XaHoi-TapChi
(61)
XaHoi-TapChi-AmNhacCuoiTuan
(1)
XaHoi-TapChi-DiemBlogs
(64)
XaHoi-TapChi-DienDanBanTre
(36)
XaHoi-TapChi-DienDanKinhTe
(41)
XaHoi-TapChi-DocBaoTrongNuoc
(45)
XaHoi-TapChi-KhoaHocMoiTruong
(18)
XaHoi-TapChi-NguoiVietKhapNoi
(20)
XaHoi-TapChi-ThuTin
(5)
XaHoi-TapChi-TrangPhuNu
(3)
XaHoi-TapChi-VanHoa
(1)
XaHoi-TapChi-VanHoaNgheThuat
(12)
XaHoi-TeNan
(253)
XaHoi-TeNan-BanNhau
(2)
XaHoi-TeNan-BatCoc
(16)
XaHoi-TeNan-BuonNguoi
(77)
XaHoi-TeNan-CoBac
(21)
XaHoi-TeNan-CuongHiep
(52)
XaHoi-TeNan-DanhNhau
(128)
XaHoi-TeNan-GiaoThong
(29)
XaHoi-TeNan-HiepDam
(31)
XaHoi-TeNan-HoiCua
(7)
XaHoi-TeNan-LuaDao
(75)
XaHoi-TeNan-MaiDam
(47)
XaHoi-TeNan-MaTuy
(33)
XaHoi-TeNan-PhaRung
(25)
XaHoi-TeNan-TromCap
(170)
XaHoi-TeNan-TromCuop
(12)
XaHoi-ThiTruong-HangHoa
(54)
XaHoi-ThiTruong-THucPham
(15)
XaHoi-ThoiSu
(99)
XaHoi-ThoiSu-BienDong
(203)
XaHoi-ThoiSu-KhiHau
(1)
XaHoi-ThoiSu-NhanQuyen
(168)
XaHoi-ThoiSu-TinTuc
(297)
XaHoi-ThoiSu-TinTuc-VietNam
(7)
XaHoi-ThoiSu-VietNam
(3359)
XaHoi-ThongTin
(5)
XaHoi-ThongTin-NhanQuyen
(184)
XaHoi-ThongTin-NhanQuyen-TyNan
(6)
XaHoi-ThongTin-TyNan
(6)
XaHoi-ThucPham-VeSinh
(33)
XaHoi-ThucPham-VeSinh-NgoDoc
(21)
XaHoi-TinTuc-VietNam
(1185)
XaHoi-TonGiao
(55)
XaHoi-TonGiao-DanAp
(72)
XaHoi-TonGiao-DanAp-VietNam
(1)
Xahoi-TonGiao-QuanDiem-BinhLuan
(30)
XaHoi-TonGiao-SachNhieu
(13)
XaHoi-TriTue-KhongGian
(1)
XaHoi-TriTue-SangChe
(4)
XaHoi-TrongLongHaNoi
(2)
XaHoi-TruyenNgan
(1)
XaHoi-TruyenThong
(70)
XaHoi-TruyenThong-TrungCong
(43)
XaHoi-TuongTrinhTaiVietNam
(229)
XaHoi-VanHoa-AmThuc
(1)
XaHoi-VanHoa-ThiCa
(15)
XaHoi-VietNam
(56)
XaHoi-VietNam-HangKhong
(123)
XaHoi-VietNam-HangKhong-BuonLau
(2)
XaHoi-VietNam-HangKhong-SaiPham
(63)
XaHoi-VietNam-NhanTai
(6)
XaHoi-VietNam-TuChinhTri
(1)
XaHoi-VietNam-TuNhan
(22)
XaHoi-VietNam-TuNhanChinhTri
(7)
XaHoi-VietNam-TuNhanLuongTam
(135)
XaHoi-VietNam-TuThieu
(6)
XaHoi-XayDung-CongTrinh
(142)
XaHoi-XayDung-CongTrinh-DuAn
(309)
XaHoi-XayDung-CongTrinh-SaiPham
(292)
XaHoi-XayDung-CongTrinh-ThuyDien
(42)
XaHoi-XayDung-CongTrinh-TrungCong
(9)
XaHoi-YTe-DichBenh
(189)
XaHoi-YTe-SaiPham
(270)
XaHoi-YTe-SaiPham-TrungCong
(4)
XaHoi-YTe-SucKhoe
(156)
XaHoi-YTe-ThucPham-SaiPham
(21)
XaHoiThoiSu-VietNam
(77)
MỌI ĐÓNG GÓP XIN GỬI VỀ
Money Order / Cashier Check (US $ Fund only)
P.O. Box 261361
San Diego, CA 92196-1361
Cảm Ơn Sự Đóng Góp Của Quí Vị !
VUI LÒNG ĐỪNG GỬI THƯ BẢO ĐẢM (Certified Mail)
P.O. Box 261361
San Diego, CA 92196-1361
Cảm Ơn Sự Đóng Góp Của Quí Vị !
VUI LÒNG ĐỪNG GỬI THƯ BẢO ĐẢM (Certified Mail)