Friday, August 21, 2015

Tàu Trung Quốc lại cướp phá tàu cá ngư dân

AN BÌNH - Thứ Bảy, ngày 22/8/2015 - 02:45
(PL)- Sáng 21-8, tàu cá KH 92396 do anh Mai Trọng Hiếu (30 tuổi, trú tổ dân phố Ngân Hà, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) làm thuyền trưởng cùng bảy thuyền viên đã về đến vùng biển Khánh Hòa an toàn.
Hiện sức khỏe các thuyền viên đã ổn định sau chuyến đi biển kinh hoàng do bị tàu Trung Quốc tấn công.
Theo anh Hiếu, ngày 17-7, tàu cá trên tiến thẳng đến ngư trường Hoàng Sa hành nghề đánh bắt cá nhám. Đến ngày 17-8 khi đã đánh bắt được hơn hai tấn cá nhám, ông cho thuyền neo ở đảo Đá Bắc (huyện đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng) nghỉ qua đêm để sáng mai về đất liền. “Khoảng 6 giờ 30 sáng 18-8, chúng tôi nổ máy di chuyển về đất liền, đến khoảng 9 giờ sáng cùng ngày thì bất ngờ bị đâm sầm từ phía sau” - anh Hiếu kể.
Theo ông Mai Thành Trung - chủ tàu cá trên, tàu màu trắng toàn chữ Trung Quốc khi va chạm xong đã chạy lên trước chắn ngang đầu nên tàu KH 92396 không nhúc nhích được. “Khi cập mạn tàu có sáu người mặc đồng phục cầm roi điện và súng nhảy qua tàu chúng tôi khống chế từng người” - ông Trung cho biết.
  Các ngư dân tàu KH 92396 vẫn chưa hết lo sợ sau chuyến đi biển kinh hoàng. Ảnh: ab
Cũng theo ông Trung, khi khống chế hết thuyền viên trên tàu, những người lạ mặt  ra lệnh cho thuyền trưởng mở hết nắp hầm cá. “Sau hai giờ thì có thêm 15 người nữa cũng mặc quần áo đồng phục từ tàu trên mang theo súng nhảy qua tàu chúng tôi. Những người này dùng cẩu đưa hết cá sang tàu của họ, sau đó lấy hết dụng cụ câu, một tấn lưới, năm cuộn dây lặn, phá một máy I-com, một máy quét, toàn bộ dây điện tín” - anh Hiếu thuật lại. Anh Hiếu cho biết thêm ngay lúc đó có thêm một tàu khác cập mạn tàu KH 92396 nhưng không làm gì. Đến hơn 12 giờ trưa cùng ngày, sau khi lấy hết dụng cụ, để lại duy nhất máy định vị la bàn, chúng mới thả các ngư dân.
Theo tính toán của ông Trung, tổng tài sản bị thiệt hại do bị cướp khoảng 300 triệu đồng, trong đó có ngư cụ, cá và tiền đầu tư cho chuyến đi. Ngay sau khi cập bến, ông Trung đã báo cáo cơ quan chức năng. Sáng 21-8, lực lượng biên phòng, công an và đại diện phường Ninh Thủy đã đến thăm hỏi, cũng như ghi nhận lấy lời khai của những người liên quan.
Chiều 21-8, một lãnh đạo bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa xác nhận tàu cá của ông Mai Thành Trung (ở phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa) bị một nhóm người nước ngoài cướp là đúng sự thật. “Hiện chúng tôi đang tiếp tục điều tra, đồng thời báo cáo lên các cấp cao hơn nhờ can thiệp giải quyết đảm bảo quyền lợi cho ngư dân” - vị lãnh đạo này nói.

AN BÌNH

'Kinh doanh quán nhậu, đá sạch hay dơ rồi cũng đâu vào đó'!

HÀ PHƯỢNG - Thứ Tư, ngày 19/8/2015 - 19:54
(PLO) - Đã nhiều ngày sau khi công văn của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM đề nghị các cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP chỉ sử dụng nước đá dùng liền được đóng gói trong bao bì kín, hợp vệ sinh. Tuy nhiên phần lớn những quán nhậu, cửa hàng nhỏ lẻ không mặn mà gì với thông tin này.
Chiều 19-8 chúng tôi vẫn nhận thấy các quán nước nhỏ, quán nhậu tại nhiều quận như Bình Thạnh, Thủ Đức, Phú Nhuận, Gò Vấp.. vẫn sử dụng nước đá nhập từ các cơ sở "quen". Khi được hỏi về nước đá đảm bảo vệ sinh và công văn của Cục VSATTP người không biết thì lắc đầu, còn người đã từng nghe về thông báo này thì dường như cố tình phớt lờ, cho qua. 
"Kinh doanh quán nhậu, đá nào cũng là đá, sạch hay dơ rồi cũng đâu vào đó lo gì" - một chủ quán nhậu trên đường Trường Sa, Quận 3 tỏ ra khó chịu và không trả lời gì thêm khi được Pháp Luật TP.HCM hỏi về nước đá đảm bảo an toàn.

 Mưa lớt phớt nhưng thùng đá không được đậy bằng các vật dụng nào, ảnh chụp chiều 19-8 trước cổng trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. Ảnh: Hà Phượng.
Chuỗi quán nhậu trên đường Kha Vạn Cân, gần Cá Sấu Hoa Cà Thủ Đức nhộn nhịp tiếng hò hét người khách nhậu, các quán này hàng ngày tiêu thụ một lượng bia lớn và cũng đồng nghĩa với việc sử dụng đá với số lượng nhiều để cung cấp cho khách. 
Chủ quán lẩu dê Huy Ký, đường Phạm Văn Đồng cho hay đá của quán được cung cấp từ một xưởng đá trong chợ Hiệp Bình Chánh, vì có người quen giới thiệu mối nên anh tin tưởng lấy đá từ cơ sở này thậm chí không cần biết tên cơ sở đó là gì và chưa một lần đặt chân đến cơ sở xem đá ở đó sản xuất ra sao. 
“Đá mình tự làm thì làm sao đủ cho khách nên mình mua đá ngoài, được ông anh giới thiệu mối nên mình tin tưởng đặt đá tại đó luôn, trước giờ quán anh mình cũng lấy đá ở đó có xảy ra vấn đề gì đâu” – ông Hoàng cho hay.
Tràn lan các quán nước trên địa bàn TP.HCM vẫn đang sử dụng đá mất vệ sinh, được cung cấp từ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ không rõ nguồn gốc. Chủ yếu họ làm quen với nhau, truyền miệng nhau nơi cung cấp và chưa từng đến xem nơi cung cấp nước đá đó ra sao. 
Cô Hoàng Thị Thanh, người bán nước trên vỉa hè trước trường đại học Sài Gòn cho hay: “Tôi vừa đến đây bán nước chưa lâu, mới vào thì phải hỏi địa điểm lấy đá từ những người bán đá cũ, họ cho mình số điện thoại rồi gọi đá, cho địa điểm là được không cần tốn công sức đi lấy làm gì, giá đá cũng rẻ cho buôn bán lề đường nên tôi tin tưởng”.
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM cho hay công tác kiểm tra, xử lý sẽ được triển khai và công bố thông tin trên báo đài trong thời gian sớm nhất.
HÀ PHƯỢNG

Phẫn nộ bố hiếp con suốt 6 năm ở chuồng gà,bụi chuối

(Baodatviet) - Bố bắt con quan hệ suốt 6 năm không ai biết và dặn không được nói với ai.

Sự việc xảy ra tại  xã Hà Lâm, huyện Hà Trung, Thanh Hóa. Người bố khống chế con bắt quan hệ tình dục là Cù Văn Thanh (43 tuổi).
Sau 6 năm, sự việc được phơi bày, Công an tỉnh Thanh Hóa đang hoàn thiện hồ sơ để khởi tố.
Mẹ của cháu Cù Thị T. (16 tuổi) phải đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Khi đó T. mới 10 tuổi, học lớp 4, phải ở nhà với bố đẻ là Cù Văn Thanh và em trai.
Phan no bo hiep con suot 6 nam o chuong ga,bui chuoi
Sau 6 năm, sự việc được phơi bày, Công an tỉnh Thanh Hóa đang hoàn thiện hồ sơ để khởi tố.
Hàng tối Thanh bắt con gái đấm lưng cả tiếng đồng hồ. Khi con gái đã mỏi mệt và buồn ngủ thì Thanh bảo con gái ngủ cùng, rồi khống chế và quan hệ tình dục.
Đau đớn và sợ hãi, cháu T. đành giấu kín sự việc nên chuyện đó kéo dài suốt 6 năm mà không ai hay biết.
“Bố cháu làm chuyện đó với cháu rất nhiều lần và dặn là không được nói với ai. Cháu sợ, không dám nói, chỉ biết bảo bà nội sang ngủ cùng.
Phan no bo hiep con suot 6 nam o chuong ga,bui chuoi
Cháu Cù Thị T. đau buồn kể câu chuyện của mình.
Từ đấy, bà nội thường xuyên sang ngủ cùng nên bố không làm gì cháu được nữa. Nhưng hàng ngày bà đi làm, em đi chơi, bố lại làm chuyện đó với cháu, lúc thì ở cạnh chuồng gà, lúc ở gốc chuối, lúc ở sau bếp. Nếu cháu không đồng ý thì bố lại đánh” – T. kể
Đến khi T. học lớp 9 thì ông Thanh ít quan hệ hơn bởi T. bắt đầu biết tìm cách lẩn tránh.
Nhưng mỗi lần không được thỏa mãn dục vọng thì ông lại đánh T. Khi mẹ T. trở về nước, nhiều lần em muốn cho mẹ biết chuyện nhưng lại sợ nói ra thì bố mẹ sẽ bỏ nhau, gia đình tan nát nên T. lại nín nhịn.
Phan no bo hiep con suot 6 nam o chuong ga,bui chuoi
Đối tượng Cù Văn Thanh.
T. khóc và kể: “Vào đêm 30 Tết năm 2015, khi đó mẹ cháu sang Đài Loan làm việc theo hợp đồng mới. Bố cháu đi chơi về lại gọi cháu ra để làm chuyện đó. Cháu  không đồng ý thì bị bố đánh và bỏ đi rửa bát được hai hôm thì bố cháu gọi điện cho mẹ bảo rằng cháu bỏ nhà đi theo trai”.
Khi mẹ của T. gọi điện về nói chuyện với con gái thì T. mới thổ lộ sự việc và từ đó gia đình trình báo với cơ quan công an.
Tại trụ sở Công an huyện Hà Trung, Cù Văn Thanh đã hai lần ký vào văn bản lời khai và thừa nhận toàn bộ hành vi của mình. Vụ việc đang được tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý.
Thời gian qua xảy ra nhiều vụ bố hiếp dâm con gái, ngày 26/3/2014, tin từ cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) cho biết đã bắt khẩn cấp Phạm Anh Tuấn (35 tuổi, ngụ thôn Phú Vinh, xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập) để điều tra hành vi hiếp dâm trẻ em.
Nạn nhân là cháu P.T.N.Q (13 tuổi, học sinh lớp 7), con ruột của Phạm Anh Tuấn. Theo thông tin ban đầu, sáng 24/3, từ trình báo của cháu Q., công an xã Phú Riềng đã triệu tập Tuấn đến làm việc.
Tuấn khai nhận có làm chuyện bậy bạ nhiều lần suốt gần một năm qua với con ruột của mình. Mỗi lần thực hiện xong hành vi đồi bại, Tuấn đe dọa Q. không được nói cho ai biết, có chết cũng không được nói.
Tuấn còn khai  nhận thường thực hiện hành vi đồi bại khi con gái đang tắm hoặc đang ở phòng riêng và vào những lúc vợ và con gái út vắng nhà.
Thứ Sáu, 21/08/2015 15:29
Thanh Thanh (Tổng hợp)

Trung Quốc lấn đất ở quần đảo Trường Sa

(Kiến Thức) - Theo báo cáo mới đây của Lầu Năm Góc, Trung Quốc lấn đất ở quần đảo Trường Sa với qui mô lớn hơn nhiều so với những gì đã biết.

Báo cáo “Chiến lược An ninh Hàng hải Châu Á-Thái Bình Dương” của Lầu Năm Góc, bên cạnh việc Trung Quốc lấn đất ở quần đảo Trường Sa, Bắc Kinh cũng đang hoàn thiện việc xây dựng một đường băng lớn trên một trong bảy “đảo nhân tạo” mà Trung Quốc sử dụng như các tiền đồn.

Trung Quoc lan dat o quan dao Truong Sa
Biểu tình ở Philippines chống Trung Quốc thâu tóm Biển Đông.

Một khi đường băng dài 3.000m trên “đảo nhân tạo” Đá Chữ Thập hoàn thành, Trung Quốc có thể sử dụng nó như là một đường băng thay thế cho các máy bay trên tàu sân bay. Điều này cho phép quân đội Trung Quốc tiến hành "các hoạt động lâu dài” với tàu sân bay ở Biển Đông.

Tàu sân bay Liêu Ninh duy nhất của Trung Quốc đã tiến hành tập trận ở Biển Đông nhưng chưa hoạt động đầy đủ. Một số chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ triển khai tàu sân bay nội địa vào năm 2020.

Báo cáo viết tại các “đảo nhân tạo” ở vùng biển Trường Sa, Trung Quốc vẫn hút cát đào kênh và xây dựng các hải cảng nước sâu cho phép các tàu lớn ra vào đồn trú. Báo cáo này viết: "Cơ sở hạ tầng đang xây dựng sẽ cho phép Trung Quốc hiện diện mạnh mẽ hơn ở Biển Đông".

Kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu hút cát đắp đảo trên các rạn san hô và bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa vào tháng 12 năm 2013, đến tháng 6/2015, Trung Quốc đã “lấn biển” với diện tích hơn 2.900 mẫu Anh (1.170 ha). Trước đó, các quan chức Mỹ ước tính vào khoảng 2.000 mẫu Anh.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã hoàn thành việc bồi đắp vào cuối tháng 6/2015 và hoạt động xây dựng là "hoàn toàn trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc".

Hồi đầu tháng 8/2015, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết Bắc Kinh đã ngừng “cải tạo đất” (thực chất là hút cát đắp đảo nhân tạo, biến không thành có và phá vỡ nguyên trạng) ở vùng biển Trường Sa.

Báo cáo cáo “Chiến lược An ninh Hàng hải Châu Á-Thái Bình Dương” của Lầu Năm Góc nhận định trong vòng có 20 tháng, Trung Quốc đã bồi đắp được diện tích đất gấp 17 lần tổng diện tích mà các bên tuyên bố chủ quyền khác đã làm trong vòng 40 năm qua, chiếm khoảng 95% phần trăm tổng diện tích bồi đắp thêm ở Quần đảo Trường Sa.


Báo cáo của Lầu Năm Góc kết luận: "Trung Quốc đơn phương thay đổi nguyên trạng vật lý trong khu vực, do đó gây khó khăn cho các sáng kiến ngoại giao nhằm làm giảm căng thẳng trong khu vực”.

Minh Châu (Theo Reuters)

19:00 21/08/2015

“Chúng con như những con chuột bạch”

Theo NLĐO-21/08/2015 23:44

Sau khi trải qua một kỳ xét tuyển rất khổ sở, một học sinh đã gửi thư cho cô giáo dạy văn, chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và nhìn nhận của mình về kỳ thi năm nay

Mùa tuyển sinh năm nay, tụi con là những con chuột bạch như con trai của cô vậy ạ. Nhưng con không là con chuột bạch khóc giữa sân trường như bao con chuột bạch không đủ điểm chuẩn khác.

Con thi được 22 điểm và nguyện vọng là học ngành báo chí. Thế nhưng, điểm số này không đủ để học báo chí. Con hoảng hốt nộp hồ sơ vào ngành quan hệ quốc tế. Trước lượng hồ sơ rất lớn vào đây, con không còn bình tĩnh nên lại nộp hồ sơ vào ngành khoa học máy tính. Mọi chuyện cứ quay cuồng nên con phải rút hồ sơ để nộp vào ngành kinh tế ngân hàng. Con đã đủ điểm vào học ngành này nhưng vẫn bần thần vì không biết mình chọn ngành nghề ấy, trường ĐH ấy là đúng hay sai? Nếu mà được đĩnh đạc chọn trường để thi vào như mùa thi năm 2014, xin thưa, con không đặt bút xin xét tuyển vào cái ngành này, trường này. So với sức học của con và nhiều bạn khác, con thấy ngành này, trường này không phù hợp với mình.

Thí sinh tranh nhau rút - nộp hồ sơ xét tuyển ở Trường ĐH Công nghiệp TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Thí sinh tranh nhau rút - nộp hồ sơ xét tuyển ở Trường ĐH Công nghiệp TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Nhưng vì sao mà tụi con và ba mẹ lại nháo nhào nộp hồ sơ chọn lựa ngành học vậy? Đó là vì hội chứng lây lan. Như chợ ngày không có rau, người ta tranh nhau mua cả rau già, rau sâu vì sợ mình không có phần. Có phần trước đã, sau đó ra sao thì tính sau. Không biết có bao nhiêu phần trăm hồ sơ điểm rất cao nộp vào các trường lớn nhưng con thấy những học trò có điểm vừa vừa như tụi con thì sẽ bị loại khỏi những trường này.

Phút cuối của ngày 20-8, cô ơi, tụi con buồn muốn khóc khi buộc phải đặt bút chọn học những ngành mà mình không hình dung được tương lai mình sẽ ra sao nữa. Tụi bạn con bảo “chúng mình đang mua quần áo “sida” trong đám lá tối trời”. Nhưng mà không mua thì không được, chí ít cũng phải có một “vé” vào trường công lập để mở mày mở mặt với người ta. Chỉ có những người ra quyết định tuyển sinh kiểu này là ác cô nhỉ. Họ thả tụi con nổi dập dềnh, tự bơi, tự cứu, tự hít, tự thở...

Bỗng dưng con nghĩ đến một điều cô ạ. Con phải tự cứu mình trước khi được điểm chuẩn cứu thôi. Con sẽ không học cái ngành, cái trường mà con đã chọn hôm nay. Chờ xét tuyển đợt hai, đợt ba, đợt bốn con sẵn sàng chọn học một trường dân lập uy tín có ngành mình thích để được là mình suốt mấy năm học dài. Còn cái chuyện có trở lại kiểu thi như ngày xưa hay không thì con không quan tâm nữa, lỡ làng hết rồi cô ơi...

Nói vậy thôi, con vẫn mong trở lại cái cách chọn trường để thi vào cho các em học sau tụi con được nhờ. Mình được chọn trường để thi vào bao giờ cũng tự tin và chuẩn bị tốt hơn. Đặc biệt là sẽ không có những người “chết oan do sợ hết vé lên tàu” như tụi con hôm nay. Chưa bao giờ con thấy chuyện học hành, thi cử lại bơ phờ, xơ xác đến vậy. Con mong sau cơn mưa trời lại sáng cho ngành giáo dục Việt Nam mình. Cô có đồng ý với con không? Đồng ý cô nhé. Con sẽ học để được viết như cô chứ dứt khoát không theo xu hướng chọn một ngành kinh tế để có điểm chuẩn phù hợp như hôm nay.

Cô hãy đặt cho con một ngôi sao may mắn trong các kỳ xét tuyển sau, cô nhé!

Đoàn Văn Tâm, học sinh Trường THPT Sào Nam, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam:
Đại học đâu phải con đường duy nhất vào đời
Khác với những bạn học sinh khác đang tất bật, lo lắng đăng ký vào các trường ĐH, cháu đang rất thảnh thơi để chuẩn bị nhập học vào một trường CĐ về du lịch. Có lẽ đây là quyết định “dở hơi” trong mắt của nhiều người nhưng với cháu lại rất phù hợp và vừa với khả năng của mình.
Cả năm qua, bạn bè và cả thầy cô của cháu ở trường cứ bàn nhau về các trường ĐH. Có bạn thích trường kinh tế, có bạn muốn vào ngành y hoặc ngành hàng không... dù chẳng biết các trường đó đào tạo như thế nào, ra trường làm gì và có phù hợp với sở thích và khả năng của mình hay không. Nhiều bạn cho biết những ngành mà bạn ấy thi đều do gia đình quyết định. Bản thân các bạn ấy chẳng thích những ngành học đó.
Cháu có chút ít năng khiếu về buôn bán, về khách sạn nên cháu chọn ngành này. May mắn là gia đình ủng hộ quyết định này của cháu. ĐH đâu phải là con đường duy nhất để vào đời. Khi chọn một cái nghề, ít nhất ta phải yêu thích nó và sống với nó lâu dài.
Ông Trần Gia Minh, ngụ quận 6, TP HCM:
Hao tổn thời gian, tiền bạc, sức khỏe
Con tôi thi được 24 điểm. Những ngày qua, cha con tôi phải bỏ công ăn việc làm, ngày nào cũng ngồi chầu chực trên máy tính để tính toán, canh điểm, rồi chạy lên các trường để chỉ nộp - rút hồ sơ, hết Trường ĐH Mở TP HCM rồi đến Trường ĐH Công nghiệp TP HCM. Áp lực, căng thẳng và mệt mỏi khi điểm của con ở trong tình trạng nguy hiểm và trước quyết định có nên rút hồ sơ không, nên đổi nguyện vọng hay chuyển sang trường khác... Cả nhà nháo nhào, bơ phờ còn con tôi cũng ngơ ngơ, ngẩn ngẩn.
Hồi trước thi ĐH, thí sinh suy nghĩ kỹ rồi chọn trường hợp sở thích và năng lực, rớt là do trèo cao, không lượng sức mình. Còn bây giờ, có điểm rồi đăng ký trường, tưởng an toàn nhưng đầy may rủi, thang điểm thay đổi chóng mặt từng giờ, từng ngày. Thời gian, tiền bạc, sức khỏe, tinh thần đều hao tổn quá sức tưởng tượng. Đây là cuộc đua về điểm số chứ không tính đến ước mơ, nguyện vọng, sở trường... của học sinh.

Trần Thị Diễm Trang

Kiên Giang: Ðòi tiền không trả, hạt phó kiểm lâm bắn người tình

KIÊN GIANG (NV) - Cãi nhau và đòi lại tài sản mà trước đó đã gởi cho người tình lúc còn “vui vẻ” không được, ông hạt phó hạt kiểm lâm huyện An Minh đã lấy súng quyết đoạt mạng người tình.

Pháp Luật Sài Gòn loan tin, ngày 20 tháng 8, công an huyện An Minh cho biết, đã khởi tố vụ án và bắt giữ ông Ðoàn Văn Tam (45 tuổi), phó hạt trưởng Hạt Kiểm Lâm huyện An Minh về tội “Giết người, tàng trữ và sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.”

Súng K-54. (Hình minh họa: Internet)

Tin cho biết, trước đó khoảng 14 giờ 30 phút ngày 17 tháng 8, sau khi đi nhậu về, ông Tam đã dùng súng bắn bà Nguyễn Thị Nhi (39 tuổi), ngụ xã Tân Thạnh, huyện An Minh, bị thương ở cánh tay.

Nguyên nhân theo ông Tam khai nhận, sau khi ly hôn vợ, ông có quan hệ tình cảm với bà Nhi, bán quán nước ở xã Tân Thạnh. Trong thời gian “vui vẻ,” ông Tam có giao tài sản gồm nhiều tiền vàng cho người tình quản lý. Song gần đây, giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, ông Tam đòi lại số tài sản thì bà Nhi không chịu trả.

Ðến ngày 17 tháng 8, ông Tam yêu cầu bà Nhi đến nhà mình để giải quyết dứt điểm. Sau một hồi cãi nhau, ông Tam đã chạy đến trụ sở làm việc lấy khẩu súng K54 (mua lậu bên ngoài) cùng 6 viên đạn quay lại truy sát bà Nhi và mẹ ruột của bà này nhưng do đạn lép nên súng không nổ.

Với ý định quyết đoạt mạng người tình, ông Tam quay lại trụ sở lần nữa lấy tiếp 6 viên đạn khác, bắn 3 viên trúng nhưng may mắn bà Nhi không chết mà chỉ bị thương ở cánh tay.

Nhận được tin báo, công an huyện An Minh xuống hiện trường kịp thời để khống chế và tước súng trên tay ông Tam, bên trong còn 3 viên đạn chưa kịp bắn. Hiện vụ việc đã được chuyển giao cho Cảnh sát điều tra công an tỉnh Kiên Giang điều tra làm rõ. (Tr.N)
08-20- 2015 3:37:28 PM

Thiên tài đảng gian

Năm XL (Danlambao) - Có khi nào chúng ta tự hỏi: Tại sao ở Việt Nam ngày nay trộm cướp như rươi? Tại sao cán bộ đảng cứ mãi được tiếp tục rút kinh nghiệm? Tại sao ăn gì cũng lo có chất độc hại? Tại sao cứ mưa là ngập? Tại sao người Dân khiếu kiện khắp nơi? Tại sao Dân than oán đầy trời? Tại sao tiến sĩ giáo sư nhiều hơn ruồi nhưng kiến thức lại nhỏ hơn muỗi? Tại sao quan chức lúc trước chưa qua tiểu học, bận bịu trăm bề nhưng bây giờ bằng cấp đầy mình? Trăm ngàn câu hỏi nếu đặt ra nhưng câu hỏi cuối cùng là nhà cầm quyền làm gì với tình hình rối đen hiện nay? Cả một hệ thống dày đặc như muỗi rừng U minh (Cà mau) chỉ biết hành Dân ngoài ra chẳng biết làm gì để điều hành đất nước. Chuyện gì cũng chờ ý kiến, chỉ thị của cấp trên mà cấp trên cũng bí như cấp dưới. Lãnh đạo là vậy sao, chẳng khá hơn người trong bệnh viện tâm thần? Từ thời lập quốc đến nay có nhà cầm quyền nào ngang tầm với đảng CSVN? Đảng CSVN có xứng đáng lãnh đạo đất nước?

Ban bệ thì Dân khỏi lo vì nó như giòi, nhung nhúc trên mọi ngõ ngách nhưng ngoài moi tiền thuế của Dân họ còn có tài móc túi và nếu cần sẽ cướp dù là Dân nghèo nữa mới đáng ngại. Bán tháo tài nguyên đất nước, vay mượn thế giới để nuôi lũ hành Dân giữ đảng. Không biết con cháu sau này bị đảng bắt bán trôn trả nợ cho đảng thì cần bao nhiêu chục năm? Nếu chúng không vào đảng thì biết làm gì với trình độ chưa qua ngọn cỏ (xin lỗi bạn đọc)? Thực ra trong xã hội bình thường dẫu có kém nhưng vẫn có cơ hội làm việc với đồng tiền trong sạch nhưng xã nghĩa Việt Nam thì đứa nào càng lưu manh thủ đoạn, gian ác nhưng là con sâu trong bầy sâu thì tha hồ vơ vét, người lương thiện chỉ khóc than. Bạn có đau không?

Một chính thể dù độc tài chẳng cần ai bầu và cũng chẳng cho Dân chọn nhưng phải làm sao coi cho được. Đảng CSVN nên làm đơn (hình thức bắt buộc của đảng nếu muốn được phong Nghệ này Sĩ nọ) ghi vào Guiness Book cho kỷ lục ngu-gian-tham nhưng phải-lãnh-đạo. Chắc chắn sẽ giựt giải mà lỡ ai đòi coi kỷ lục của đảng thì đem điều 4 Hiếp pháp gí vào mặt nó, không chịu hiểu thì áp dụng bộ luật Hình sự; không "gây rối trật tự công cộng" cũng "lợi dụng quyền (chưa có) tự do dân chủ". Đảng có lẽ bị đứt dây thần kinh nên bắt và cưỡng hiếp người Dân phải yêu đảng, dù có ghét hay không ưa, nhưng la làng "luôn được Nhân Dân tín nhiệm" mới chứng tỏ tài láo chẳng cần báo cáo. Chỉ có những đứa mặc cảm, thần kinh, ngu dốt, gian tham mới hành động như đảng CSVN. Nếu đảng CSVN có duy nhất một đối thủ thì đảng sẽ được đứng hạng hai, nhiều hơn thì đứng chót nên cứ áp dụng điều 4 Hiếp pháp; Dân chửi mặc bay, đảng phải lãnh đạo, tiền đảng vẫn hốt.

Đất nước bị cai trị với lũ tham tàn ngu dốt thì Dân sao khá nổi, kinh tế đất nước khỏi bàn vì từ tàn đến lụi. Đầu óc đảng chỉ quanh đi quẩn lại hai chữ là bắt và giam, cấm khi bí nhưng chỉ Dân lành thôi; xã hội đen vì thân quen nên nhường nhau chút xíu, anh "lạ" thì miễn bàn vì chỉ có nước quỳ lạy hoặc liếm giày. Thông tin lề đảng ào ào như cào cào, chưa nói lề Dân mỗi ngày ầm ầm nhưng lãnh đạo như mù-câm-điếc nên lâu lâu mới vi hành rồi ngạc nhiên khi biết tình hình tệ hại của đất nước? À, thì ra lãnh đạo chỉ biết bốc hốt, lãnh tiền ngoài ra mù-câm-điếc chờ hoặc chưa nghe báo cáo? Chờ tức là rảnh hay thụ động vậy lãnh đạo hay lãnh lương? Nếu vậy thì cho đứa bé bán vé số lên lãnh đạo còn hay hơn. Lãnh đạo đất nước thời nay là đặc quyền cho những con sâu trong bầy sâu. Tục ngữ "con sâu làm rầu nồi canh" được đảng sửa "bầy sâu làm giầu nồi canh". Vậy mà họ vẫn cười ha hả khi quần chúng chửi ra rả vào mặt; đúng là "miếng ăn là miếng nhục", ôi thôi miễn có ăn dù muối mặt còn hơn du thủ du thực, sống lê lết đầu đường xó chợ. Không có đảng CS thì biết làm gì?

Từ ngày đảng cướp chính quyền để thống trị nhân dân Việt Nam theo nghĩa vụ quốc tế thì đất nước ra sao so với những nước láng giềng? Đảng đừng nói là do quá khứ chiến tranh bị đảng thực hiện vì không còn ai tin vào bản chất tay sai của đảng qua rất nhiều dẫn chứng. Đảng CSVN quá hèn và gian ác, đảng có thể chứng minh cho Dân tộc Việt Nam là đảng không hèn, không phải tay sai như cựu Tổng bí thư Lê Duẩn nói "chúng ta đánh đây là cho Liên Xô, Trung Quốc"? Đem xương máu Dân Việt để giết người anh em cùng huyết thống nhưng khác chính kiến cho những đất nước chẳng liên quan đến Việt Nam thì không phải tay sai thì là tay gì? Miền Nam từ hòn ngọc rớt xuống hòn đất đã đủ chứng minh tài của đảng. Hãy so sánh từng thời gian và thời điểm đảng nhé đừng nói từ đi bộ nay có xe đạp và chạy xe máy.

Trọng tâm của bài không chỉ là lên án chế độ mà muốn kêu gọi lương tâm của Dân Việt. Chửi đảng CSVN thì chúng còn đó, kêu than thì nó vẫn bắt giam những Nhà đấu tranh, Dân oan vô tội vạ,... Chúng ta đau với hiện tình đất nước nhưng tại sao không biết cùng tập hợp dưới một bóng cờ? Một cánh én không làm nên mùa Xuân nhưng nếu biết kết tụ sẽ đem đến mùa Xuân cho đất nước!

21/8/2015

Đảng run chân trước Đại hội XII

Phạm Trần (Danlambao) - Đã có những dấu hiệu run chân trước thềm Đại hội Đảng XII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang cho đến đội ngũ Tuyên giáo và Quân ủy Trung ương.

Trước hết hãy nói về bài viết "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp, làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội" của ông Nguyễn Phú Trọng nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống của Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2015)

Mở đâu, ông Trọng tự khen đảng đã phá vỡ thành công kế họach muốn thay đổi Việt Nam sau khi các nhà nước Cộng sản ở Nga và Đông Âu tan rã trong giai đoạn 1989-1991.

Ông nói: “Trong lúc đất nước gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đẩy mạnh các hoạt động phá hoại tư tưởng, đòi "phi chính trị hóa" lực lượng vũ trang, trong đó có lực lượng Công an nhân dân; kích động "đa nguyên", "đa đảng", âm mưu bạo loạn, lật đổ hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đảng đã lãnh đạo Quân đội nhân dân và Công an nhân dân chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.”

Nhưng đó là chuyện của 24 năm trước, sau khi Đại hội đảng VI năm 1986 thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh quyết định “Đổi mới” để “chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Nói cách khác là đảng buộc phải “cởi trói cho dân được tự do làm kinh tế”, phá bỏ hàng rào ngăn sông cấm chợ để hội nhập với Thế giới cứu nguy đất nước lúc đó đã cạn nguồn viện trợ của các nước Xã hội Chủ nghĩa.

Nhưng nay chỉ còn bốn tháng nữa đến kỳ Đại hội đảng XII đầu năm 2016 mà mức phát triển của Việt Nam sau 30 năm vẫn còn ì ạch ở hạng thứ 6 sau Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Singapore. Việt Nam chỉ đứng trên Lào, Campuchia, Brunei và Miến Điện trong số 10 Quốc gia của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

Vì vậy, ông Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã cảnh giác: "Ở trong nước, sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, đối ngoại, hội nhập quốc tế đạt được những thành tựu quan trọng, nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, đời sống nhân dân được cải thiện, thế và lực, sức mạnh tổng hợp và uy tín quốc tế của đất nước được tăng lên. Tuy nhiên, những kết quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước. Kinh tế phát triển chưa ổn định, thiếu bền vững, vẫn dựa nhiều vào khai thác tài nguyên, các lợi thế tự nhiên, lao động rẻ, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào các dân tộc thiểu số." (trích bài viết Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 trên Tạp chí Quốc phòng Toàn dân, 31/07/2015)

Ông Sang còn tiết lộ: “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, thậm chí có mặt trầm trọng hơn; xuất hiện nguy cơ mới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình”, tăng cường các hoạt động chống phá ta về chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, về dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta; tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đe dọa chủ quyền biển, đảo của đất nước ta.”

Đã khá lâu không thấy Lãnh đạo đảng và Nhà nước nhắc đến “bốn nguy cơ” được nói đến lần đầu tiên tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (20-25/1/1994), thời Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Theo báo điện tử của Đảng thì: “Hội nghị xác định 4 nguy cơ trước mắt là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.”

Như vậy, sau 21 năm theo lời ông Sang thì đảng CSVN phải đối phó thêm với 2 “nguy cơ” mới là “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá”, tổng cộng là 6 nguy cơ. Điều này có nghĩa tình trạng “chệch hướng xã hội chủ nghĩa” trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên không còn là “nguy cơ” nữa mà đã thành hiện thực.

Tình trạng đảng viên không còn tin vào chủ nghĩa thoái trào Mác-Lênin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh đã phổ biến và lan rộng trong nội bộ đảng viên, kể cả cấp Lãnh đạo, từ Khóa đảng VIII thời Lê Khả Phiêu chứ không mới đây thôi.

Bây giờ tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đã lan sang hai lực lượng Quân đội và Công an, trong khi nhân dân thì càng ngày càng muốn xa rời đảng vì Lãnh đạo đã thất hứa với dân nhiều quá trong qúa trình Đổi mới.

Một trong những nguyên nhân dân không còn “liên hệ máu thịt”với đảng vì tệ nạn tham nhũng, quan liêu và cửa quyền trong hệ thống cai trị đã vượt qúa khả năng phòng, chống của đảng. Bây giờ lại có thêm “lợi ích nhóm” cấu kết, chia ăn với nhau để bóc lột dân và gây lãng phí công quỹ ngày một lên cao trong mọi lĩnh vực và cơ chế. Trong khi kế họach “kê khai tài sản” của Lãnh đạo chỉ còn là hình thức để che mắt dân.

Lệnh cho công an

Nhưng khi dân bỏ đảng, cán bộ đảng viên không tuân lệnh đảng, và thờ ơ trong công tác “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì ông Nguyễn Phú Trọng lại quay ra đổ tội cho “các Thế lực thù địch”.

Trong bài báo nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống của Công an nhân dân, ông viết: “Các thế lực thù địch không từ bỏ mục tiêu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa, triệt để khai thác những khó khăn của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế để tiếp tục gia tăng các hoạt động gây bất ổn về an ninh chính trị. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Công an nhân dân càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để lực lượng Công an nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân, thực sự là lực lượng vũ trang trọng yếu tuyệt đối tin cậy của Đảng.”

Tuy không chỉ được đích danh “thế lực thù địch” là ai, từ đâu đến nhưng ai cũng biết “kẻ thù” giấu mặt này đã được cả Ban Tuyên giáo của đảng và Tổng cục Chính trị Quân đội thường xuyên sử dụng như một cứu cánh giải thoát cho thất bại của đảng không ngăn chặn được tình trạng “tự động tan hàng” trong nội bộ.

Vì vậy không lạ khi thấy ông Trọng ra lệnh cho Công an phải: "Thống nhất nhận thức, bất luận trong hoàn cảnh, điều kiện nào cũng phải luôn kiên định nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Công an nhân dân."

Ông nói: “Đây là yêu cầu khách quan, tất yếu của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Công an nhân dân là toàn diện, bao quát trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng và tổ chức; trên mọi nhiệm vụ công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng. Ở đâu có tổ chức và hoạt động của Công an thì ở đó có sự lãnh đạo của Đảng. Đảng đề ra đường lối bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, và nội dung có tầm quan trọng đặc biệt là xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật để cán bộ, chiến sĩ Công an và toàn dân quán triệt, thực hiện...”

Ông nói thêm: “Đảng ủy Công an Trung ương và các cấp uỷ đảng trong Công an phải luôn quán triệt và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng về an ninh, trật tự, bảo vệ Tổ quốc... tuân thủ, thực hiện đầy đủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trên tất cả các mặt công tác. Lực lượng Công an nhân dân phải chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện đúng các quy định của pháp luật và sự quản lý, điều hành của Nhà nước...”

Nhưng tại sao vào thời gian chuẩn bị Đại hội đảng XII mà ông Trọng phải ra lệnh cho Cộng an gay gắt như thế? Chẳng lẽ cũng đã có chỗ này chỗ kia Công an đã không còn tha thiết với nhiệm vụ “còn Đảng còn mình”?

Vì vậy ông Trọng đã lưu ý Công an: “Lực lượng Công an phải luôn luôn nêu cao cảnh giác, chủ động, nhạy bén, sẵn sàng có các phương án đối phó với các tình huống. Tiếp tục đổi mới tư duy, phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác, bố trí lực lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đặc biệt, cần có tư duy mới về xác định đối tượng, đối tác; chủ động, nhạy bén trong nắm bắt, phân tích, dự báo tình hình; làm tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tăng cường chính sách đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuyệt đối không được chủ quan, mơ hồ, mất cảnh giác; không được để bị động bất ngờ trước mọi tình huống-- Không ngừng củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân cùng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh...”

Cuối bài, ông Tổng Bí thư đảng CSVN còn ra lệnh cho Công an phải: “Đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động "diễn biến hoà bình", "phi chính trị hoá" lực lượng Công an nhân dân. Công an cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận và sử dụng các kết quả nghiên cứu để đấu tranh phản bác các luận điệu phản động, sai trái. Đồng thời nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác cho cán bộ, chiến sĩ Công an trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ; phát hiện kịp thời, đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện dao động, giảm sút niềm tin, mơ hồ, mất cảnh giác, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...”

4 Nguy cơ chính là gì?

Như vậy khi ông Sang báo động “bốn nguy cơ” không chỉ vẫn còn tồn tại mà có mặt nghiêm trọng hơn thì chúng là gì?

Một tài liệu học tập của Đảng giải thích:

1. Nguy cơ tụt hậu

Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguy cơ này được tạo nên bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan:

- Việt Nam đi vào xây dựng và phát triển từ một điểm xuất phát rất thấp kém, lạc hậu.

- Chúng ta phải tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc lâu dài. Đến nay, trên đất nước ta hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn khá nặng nề.

- Do những thiếu sót, khuyết điểm, có cả những sai lầm của chúng ta trong quá trình phát triển kinh tế. Điều này thể hiện khá rõ trong những năm đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế xã hội.

Điều cần nói thêm là xu thế quốc tế hoá, khu vực hoá các lĩnh vực của đời sống hiện nay không chỉ tạo nên thuận lợi, thời cơ để các quốc gia cùng hòa nhập và phát triển mà thực tế còn làm tăng thêm khoảng cách giữa giàu và nghèo, giữa Bắc và Nam. Chính trong lĩnh vực này thời cơ và nguy cơ, thuận lợi và khó khăn đan xen, đi liền với nhau. Để tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua thử thách khó khăn, rút ngắn khoảng cách kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, đổi mới, sáng tạo như Hồ Chí Minh đã chỉ ra.

2.- Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa

Về vấn đề này Văn kiện Đại hội VIII chỉ rõ: “Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa… Tuy vậy trong quá trình thực hiện, chúng ta đã phạm một số khuyết điểm, lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác. Nếu không khắc phục có hiệu quả thì những khuyết điểm lệch lạc đó sẽ làm suy yếu Đảng, làm mọt ruỗng bộ máy nhà nước, biến chất chế độ, đưa đất nước đi chệch con đường xã hội chủ nghĩa”.

Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, trong lãnh đạo và quản lý, Đảng, Nhà nước cần có những chủ trượng, chính sách và giải pháp hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường. Cần đặc biệt coi trọng việc ngăn ngừa những phần tử thoái hóa biến chất, cơ hội và các lực lượng thù địch lợi dụng kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường để làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa là cuộc đấu tranh khó khăn, phức tạp, diễn ra thường xuyên”.

3.-Nguy cơ nạn tham nhũng và tệ quan liêu

Chỉ hơn nửa tháng sau khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã nhìn thấy những biểu hiện của nạn tham nhũng và tệ quan liêu xuất hiện trong bộ máy nhà nước. Người thường gọi những tệ nạn ấy bằng các từ “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng”. Thắng loại “giặc” tồn tại ngay trong bộ máy Đảng, Nhà nước, trong nội bộ cán bộ, đảng viên là hết sức phức tạp, khó khăn. Thực tế cho thấy, kể từ Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương biện pháp để khắc phục, nhưng đến nay nguy cơ này dường như vẫn trong tình trạng gia tăng. Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng được chính thức phát động từ 19-5-1999, có mục tiêu hàng đầu là khắc phục nguy cơ nạn tham nhũng và tệ quan liêu. Cuộc vận động này đã tạo được chuyển biến ban đầu, tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đối với đất nước. Tuy vậy, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần tăng cường hơn nữa cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tệ quan liêu và những biểu hiện tiêu cực khác. Văn kiện Đại hội IX của Đảng viết: “Tăng cường tổ chức và cơ chế, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Cần chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt chống các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính”.

4.- Nguy cơ “diễn biến hoà bình”

Trong công cuộc đổi mới chúng ta chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá, mở rộng quan hệ quốc tế, làm bạn với tất cả các nước. Chủ trương trên đây bị các thế lực đế quốc và phản động lợi dụng, âm mưu thực hiện diễn biến hoà bình. Hiện nay, khi cách mạng và chủ nghĩa xã hội thế giới đang ở giai đoạn thoái trào thì các thế lực thù địch, đứng đầu là đế quốc Mỹ càng quyết tâm thực hiện diễn biến hoà bình. Đối với Việt Nam, nguy cơ diễn biến hoà bình là rất lớn và rất nghiêm trọng. Vì vậy, chống diễn biến hoà bình là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc, đấu tranh giữa hai con đường.

Cần nói thêm rằng bốn nguy cơ nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đều nguy hiểm như nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Nếu khắc phục được nguy cơ này sẽ hạn chế được các nguy cơ khác và ngược lại. Nguy cơ diễn biến hoà bình đã và đang tác động sâu sắc tới các nguy cơ bên trong. Khắc phục được các nguy cơ bên trong thì nhất định sẽ làm thất bại âm mưu thủ đoạn “diễn biến hoà bình”. Văn kiện Đại hội IX của Đảng viết: “Bốn nguy cơ mà Đảng đã từng cảnh báo vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp. Các nguy cơ này đan xen và tác động lẫn nhau. Không thể xem nhẹ nguy cơ nào”. Đảng và nhân dân Việt Nam quyết tâm và có đủ khả năng khắc phục cả bốn nguy cơ nêu trên.”

Bây giờ 21 năm sau, 4 “nguy cơ” đã thành “6 nguy cơ”, ấy là chưa kể đến nguy cơ “lợi ích nhóm” không những chỉ “phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau” mà còn đe dọa sự sống còn của đảng.

Vậy liệu Đại hội đảng XII có khả năng ngăn chặn được “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” trong đảng hay chúng sẽ kết liễu cuộc đời đảng sau 40 năm kết thúc chiến tranh do đảng CSVN gây ra cho đất nước? -/-

20.08.2015