Wednesday, March 26, 2014

Vụ 5 công an dùng nhục hình: Dùng dùi cui đánh bầm dập nạn nhân!


Thứ Năm, 27/03/2014 10:48
(NLĐO) - Sáng 27-3, TAND TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên tiếp tục đưa ra xét xử sơ thẩm vụ dùng nhục hình dẫn đến chết người đối với 5 bị cáo nguyên là những sĩ quan công an, gồm: Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá thuộc Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (TTXH), Công an tỉnh Phú Yên), Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá, đội phó Đội CSĐT tội phạm về TTXH Công an TP Tuy Hòa), Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy), Đỗ Như Huy (nguyên trung úy) và Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy). Người bị hại là anh Ngô Thanh Kiều (SN 1982, ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên)

8 giờ 20 phút: Bắt đầu xét hỏi bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành, nguyên thiếu úy, cán bộ điều tra Công an TP Tuy Hòa. Bị cáo Thành phủ nhận việc đánh Kiều: “Tôi không đánh Kiều, cáo trạng truy tố tôi như thế là oan”.

Theo lời khai của bị cáo Thành, từ 11 giờ 30 phút đến 13 giờ 25 phút ngày 13-5-2012, bị cáo có mặt ở phòng điều tra tổng hợp 3 lần. Lần thứ nhất không ai phân công, bị cáo tự vào thì thấy Quang đá nhiều cái vào người Kiều. Môi dưới của Kiều chảy máu.

Bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành: Tôi không đánh anh Ngô Thanh Kiều
Bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành: "Tôi không đánh anh Ngô Thanh Kiều"

Lần thứ 2, bị cáo Thành vào phòng lúc 12 giờ 20 phút theo chỉ đạo của Nguyễn Trần Nguyên Phúc, cán bộ điều tra ở Công an TP Tuy Hòa, để canh giữ Ngô Thanh Kiều thay bị cáo Quyền và Mẫn đi ăn cơm. “Khi tôi vào thấy Quyền dùng gậy cao su quật liên tục vào người Kiều rồi bỏ ra ngoài. Khi bị cáo Quyền và Mẫn ra ngoài, Ngô Thanh Kiều có vẻ mệt mỏi, lưng tựa vào ghế, đầu gục xuống. Khi tôi ngồi hỏi thăm Kiều thì Kiều không nói gì nên tôi bực tức cầm dùi cui định đánh Kiều thì Kiều la và van xin: Xin anh đừng đánh em nữa, sáng giờ em đã bị đánh bầm dập rồi, nên tôi không đánh”- bị cáo Thành khai nhận.

Bị cáo Thành vào lần thứ 3 thì thấy Mẫn, Quang, Quyền ở trong phòng . “Tôi thấy Kiều bị còng 2 tay, 2 chân, bị cáo Quang đứng trước Kiều, tay cầm dùi cui, đánh rất nhiều cái vào người Ngô Thanh Kiều. Lúc này Kiều đang nằm dưới đất. Sau đó, ông Lê Đức Hoàn (Phó Công an TP Tuy Hòa - PV) cùng một số người khác vào phòng đưa Kiều đến Công an tỉnh Phú Yên”- bị cáo Thành khai.

Bị cáo Thành nói chỉ vào canh giữ nên không xét hỏi. Khi HĐXX hỏi: “Anh đã hỏi Kiều và Kiều không trả lời, sao bảo rằng không hỏi?” thì bị cáo Thành vặt lại: “Chẳng lẽ tôi hỏi thăm vì tình người, tình đồng loại cũng là sai sao?”

Khi luật sư bào chữa cho người bị hại hỏi Thành có biết ai đánh vào đầu Kiều gây chấn thương sọ não không thì Thành trả lời: “Tôi không biết ai đánh vào đầu Kiều. Tôi nghĩ có những người ngồi dưới đây đánh nhưng không khai nhận”. Luật sư hỏi tiếp: “Các bị cáo đánh Kiều, lúc đó Kiều có la không?”. Bị cáo Thành trả lời: “Ai bị đánh mà chẳng la, luật sư thử bị đánh thử có la không?”

Người nhà nạn nhân khóc ngất khi nghe các bị cáo thay nhau đánh đập anh Ngô Thanh Kiều
Người nhà nạn nhân khóc ngất khi nghe các bị cáo thay nhau đánh đập anh Ngô Thanh Kiều

Tại phiên tòa, bà Ngô Thị Tuyết (chị Ngô Thanh Kiều) nhiều lần khóc ngất khi nghe bị cáo Thành thuật lại việc nhiều lần các bị cáo khác dùng dùi cui, chân đánh Kiều.

Cũng tại phiên tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Thành cho rằng có dấu hiệu vi phạm tố tụng khi gia hạn tạm giam quá thời hiệu đối với bị cáo Thành cũng như việc bị cáo không nhận được quyết định gia hạn tạm giam của TAND TP Tuy Hòa.

9 giờ 50 phút: HĐXX lấy lời khai nhân chứng Hà Văn Đại (Công tác tại Công an TP Tuy Hòa). Trong khoảng thời gian gần 12 giờ đến gần 13 giờ ngày 13-5-2012, khi ăn cơm ở sảnh Công an TP Tuy Hòa với bị cáo Quyền và Mẫn, Đại có nghe Ngô Thanh Kiều la trong phòng xét hỏi. “Khi tôi vào phòng khoảng 13 giờ cùng ngày, tôi thấy bị cáo Thành ngồi trên bàn đối diện với Ngô Thanh Kiều, tay trái cầm dùi cui đánh từ 2 đến 3 cái từ trên xuống nhưng không biết trúng vào đâu của Kiều. Lúc đó, tay Kiều bị còng vào ghế sau lưng, chân duỗi thẳng, mặt hơi cúi và rất mệt mỏi”- nhân chứng Đại khai.

Bà Tuyết lại tấm tức khóc khi nghe nhân chứng kể về việc Thành dùng dùi cui đánh vào Kiều: “Đến bây giờ mà họ vẫn chưa chịu nhận tội”.

Anh Ngô Thanh Kiều bị đánh rất dã man
Anh Ngô Thanh Kiều bị đánh rất dã man
10 giờ 10 phút: Luật sư Võ An Đôn, người bào chữa cho người bị hại đề nghị HĐXX cho dẫn giải thượng tá Lê Đức Hoàn, Phó Trưởng Công an TP Tuy Hòa đến tòa làm nhân chứng.

Theo cáo trạng của Viện KSND TP Tuy Hòa, đầu tháng 3-2012, Công an TP Tuy Hòa lập chuyên án điều tra về vụ trộm cắp trên địa bàn do ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa làm Trưởng ban chuyên án. Chiều ngày 12-5-2012, ông Hoàn chỉ đạo thuộc cấp phối hợp với Công an huyện Tây Hòa mời Ngô Thanh Kiều về Công an TP Tuy Hòa làm việc.

Thế nhưng, lúc 3 giờ 15 phút ngày 13-5-2012, tổ công tác gồm 7 người ở Công an TP Tuy Hòa, Công an huyện Tây Hòa và Công an xã Hòa Đồng đã đến nhà còng tay Kiều đưa về Công an TP Tuy Hòa. Tại đây, trong quá trình lấy lời khai, 5 sĩ quan công an nói trên đã thay nhau dùng dùi cui đánh vào người, vào đầu khiến anh Kiều tử vong trên đường đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Phú Yên.

Kết quả giám định pháp y của Trung tâm Pháp y Phú Yên cho thấy anh Kiều tử vong do chấn thương sọ não, chấn thương phần mềm trên cơ địa có viêm phổi.

Viện KSND TP Tuy Hòa đã truy tố công an đánh chết người Nguyễn Thân Thảo Thành về tội dùng nhục hình theo khoản 3 điều 298 của Bộ luật Hình sự, có khung hình phạt từ 5 năm đến 12 năm tù.

Trong khi đó, các bị can khác bị truy tố cũng về tội dùng nhục hình nhưng ở khoản 1, điều 298, có khung hình phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Riêng ông Lê Đức Hoàn cùng 8 công an khác có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nên kiến nghị xử lý kỷ luật.

Tiếp tục cập nhật...

Hồng Ánh

Thêm 10 quan chức Bộ giao thông vận tải 'giải trình' ăn hối lộ

26/03/ 2014 3:24:22 PM 
HÀ NỘI (NV) .- Bảy ông bà đương chức và 3 ông đã nghỉ hưu là các xếp lớn tại Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN được yêu cầu “giải trình” về tai tiếng nhận hối lộ của một công ty Nhật Bản.

 
Phối cảnh tuyến đường sắt số 1, nơi đặt nhiều nghi vấn "ông anh" ăn 16 tỷ yen tiền hối lộ của công ty Nhật.(Hình: kienthuc.net)

Theo tin được nhiều báo ở Việt Nam đăng tải, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT và 9 cá nhân đã phải “giải trình” vụ việc công ty tư vấn kiều lộ JTC của Nhật Bản nhìn nhận “lại quả” hơn 16 tỷ đồng (hay hơn 782,000 USD) để trúng thầu dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội. Dự án này được sự tài trợ tín dụng ưu đãi của chính phủ Nhật nên luôn luôn được trao cho các công ty Nhật Bản thầu từ tư vấn thiết kế đến xây dựng.

Những ông bà đương chức gồm có ông Nguyễn Đức Thắng, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông); ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (nguyên Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông); bà Nguyễn Minh Tuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, ông Lê Quyết Tiến, Trưởng phòng Pháp chế - Đấu thầu, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, ông Phan Hữu Biên, Chuyên viên Phòng Pháp chế - Đấu thầu, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, ông Vũ Nam Nguyên, chuyên viên chính Vụ Kế hoạch - Đầu tư, ông Triệu Khắc Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cao tốc thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nguyên Phó Trưởng phòng Thẩm định 1, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông).

Những người đã nghỉ hưu phải “giải trình” gồm ông Lê Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ông Nguyễn Hữu Bằng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ông Hà Khắc Hảo, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư.

Ngày Chủ Nhật 23/3/2014 vừa qua, Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN vội mở một cuộc họp khẩn rồi “tạm đình chỉ công tác” 3 ông xếp ngành đường sắt gồm hai ông phó tổng giám đốc Tổng Công Ty Đường Sắt Việt Nam là Ngô Anh Tào và Trần Quốc Đông, giám đốc ban quản lý dự án đường sắt Trần Văn Lục. Trước đó, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt (thuộc Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam) đẵ bị ngưng chức 15 ngày “để làm rõ thông tin quanh vụ việc này”.

Vụ việc chỉ trở nên ồn ào bất ngờ khi nhật báo Yomiuri Shimbun tiết lộ hôm Thứ Sáu tuần qua rằng chủ tịch công ty Japan Transportation Consultants, Inc., (JTC) thú nhận với viên chức điều tra của chính phủ Nhật là họ đã hối lộ tổng cộng 80 triệu yen (hay $782,640 USD) cho viên chức Việt Nam để trúng thầu dự án đường sắt trị giá 4.2 tỉ yen (hay khoảng $41,088,600 USD) do chính phủ Nhật cấp tín dụng ưu đãi ODA cho Việt Nam.

Hôm Thứ Hai, báo chí cho hay thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông được cử sang Nhật để “xác minh danh tính cán bộ nhận tiền”. Dự án bị tố giác là Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (hay còn gọi là đường sắt trên cao Hà Nội, đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên), vốn vay ODA của Nhật Bản mà Công ty JTC là nhà thầu.

Theo tin tức loan tải, dự án này được nhà cầm quyền trung ương “phê duyệt” năm 2004 và được chia làm các giai đoạn đầu tư xây dựng để phù hợp với nhu cầu khai thác sử dụng, thu xếp nguồn vốn vay ODA. Theo đó, trong giai đoạn 1, dự án có quy mô xây dựng đường sắt đôi trên cao điện khí hóa đoạn Giáp Bát - Gia Lâm dài 15.36 km và khu Tổ hợp ga Ngọc Hồi dài 3.85 km. Tổng mức đầu tư là 19,460 tỉ đồng (13,972 tỉ vay của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), còn lại là đối ứng của Việt Nam; chương trình dự tính từ năm 2008 đến năm 2017. Theo Bộ GTVT Hà Nội, đến nay đã ký hiệp định vay JICA lần 1 với 4.683 tỉ yen cho công tác thiết kế kỹ thuật và hỗ trợ đấu thầu.

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức đấu thầu, tuyển chọn tư vấn từ tháng 4-2008, báo cáo Bộ GTVT phê duyệt kết quả đấu thầu cho liên danh tư vấn do JTC đứng đầu, liên danh với các công ty Nhật Bản khác và các công ty tư vấn Việt Nam. Giá trúng thầu tính đến tháng 10-2012 (sau khi điều chỉnh thời gian thực hiện thêm 11 tháng) là trên 3.6 tỉ yen và trên 236 tỉ đồng Việt Nam.

Giai đoạn 2a với phạm vi tiểu dự án từ Giáp Bát đến Ngọc Hồi dài 5.649 km và kết nối với giai đoạn 1, tổng mức đầu tư trên 24,825 tỉ đồng. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức đấu thầu gói thầu tư vấn thiết kế kỹ thuật giai đoạn 2a, đang thương thảo tài chính với liên danh do JTC đứng đầu, dự trù sẽ ký kết hợp đồng trong tháng 7-2014.

Theo Bộ GTVT cho biết đến nay, dự án đã tiếp nhận 2 khoản vay JICA với tổng giá trị 21.271 tỉ yen, các giai đoạn của dự án đã bắt đầu triển khai từ năm 2008. Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn phải tuân thủ các quy định của nhà tài trợ và Luật Đấu thầu của Việt Nam. Dịch vụ tư vấn đã hoàn thành công tác thiết kế kỹ thuật giai đoạn 1 và đang lựa chọn và thương thảo hợp đồng tư vấn giai đoạn 2a, công tác đấu thầu xây lắp chưa được khai triển.

Theo nhận xét của ông Nguyễn Mại, nguyên thứ trưởng Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư CSVN, nói trên báo Vietnamnet hôm Thứ Tư 26/3/2014 thì vụ hối lộ để thầu 16 tỉ yen “đã ăn thua gì”. Theo ông “còn nhiều đồng chí chưa bị lộ” cuộc điều tra hối lộ dự án 16 tỉ yen này “mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”.

Hồi năm 2008, chính phủ Nhật Bản đã loan báo ngưng tháo khoán các ngân khoản tài trợ ODA cho Việt Nam vì chế độ Hà Nội tránh né điều tra quan chức ăn hối lộ của nhà thầu Nhật Bản để cho trúng thầu Dự án đại lộ Đông Tây ở Sài Gòn. Khi ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Trưởng ban quản lý dự án này bị bắt giam và truy tố thì tín dụng mới được tái tục.

Vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ cũng không phải do nhà cầm quyền CSVN  điều tra khám phá mà cơ quan điều tra của chính phủ Nhật đã truy tố 4 viên chức của nhà thầu tư vấn PCI được báo chí Nhật đưa tin dẫn đến áp lực của chính phủ Nhật buộc Hà Nội phải hành động. Vụ án này cũng chỉ được "chốt" giới hạn ở cá nhân ông Huỳnh Ngọc Sỹ cùng một vài thuộc cấp dù có những chứng cớ nhiều ông lớn ở Hà Nội được chia tiền hối lộ như lời khai của PCI.

Trong mợt bản phúc trình hồi Tháng Bảy 2013, Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International) nói hơn 55% người Việt Nam tin rằng tình trạng tham nhũng hối lộ ở Việt Nam ngày càng tồi tệ hơn. Khi ông Nguyễn Tấn Dũng vừa mới lên làm thủ tướng hồi Tháng Sáu 2006, ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn truyền hình là nếu ông không diệt được tham nhũng, ông sẽ từ chức. Bây giờ, sau gần chục năm và ở giữa nhiệm kỳ thứ hai, ông vẫn còn ngồi đó.

Liệu 14 ông bà đương chức và đã nghỉ hưu ở Bộ GTVT có bị 'kỷ luật' gì không? Hiện người ta mới thấy ông nguyên thứ trưởng Lê Mạnh Hùng chối bay chối biến. Khi xảy ra vụ điều tra Dự Án đại lộ Đông Tây ở Sài Gòn, ông Huỳnh Ngọc Sỹ cũng chối không biết gì về số tiền hơn 800,000 USD tiền mặt mà đại diện nhà thầu PCI khai đã đưa cho ông làm nhiều lần. (TN)

Vận động cho Tự Do Tôn Giáo, Nhân Quyền ở Việt Nam




Người Việt khắp nơi đang theo dõi cuộc vận động này, đặc biệt là các vị lãnh đạo tôn giáo trong hội đồng Liên Tôn tại Houston. Một thành viên của hội đồng Liên Tôn là Hòa thượng Thích Huyền Việt, Phó chủ tịch Văn Phòng II, Viện Hóa Đạo, Tổng vụ trưởng Tổng Vụ Thanh Niên Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, khẳng định:

"Trong thể chế cộng sản, chúng ta dư biết rằng là hoàn toàn không có tự do tôn giáo theo ý nghĩa được qui định bởi hiến chương Liên Hiệp Quốc."

Hòa Thượng Huyền Việt giải thích về tình trạng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất:

"Bên phía Phật giáo ở Việt Nam, sau 1981, thì họ tạo ra cái gọi là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, nhưng mà giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đó, chẳng qua là một hình thức mới và trở thành một bộ phận trong Mặt Trận Tổ Quốc. Mà Mặt Trận Tổ Quốc là ngoại vi của đảng CSVN, để qua đó, nhằm vận động quần chúng đi theo cái hướng gọi là yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa, yêu tôn giáo là yêu xã hội chủ nghĩa. Thành ra cái tổ chức mới chỉ là tổ chức nhằm phục vụ cho quyền lực của đảng và nhà nước CS Việt Nam."

Hòa Thượng nói thêm là các giáo phái khác cũng đang bị nhà nước gây khó khăn:

"Giáo Hội PGVN Thống Nhất là giáo hội dân lập. Khi cộng sản vô, thì từ ngay giây phút đầu, họ đã trù dập. Không riêng gì Phật giáo, mà cả Cao đài, Hòa hảo, Tin Lành, Công giáo thì họ đều trù dập. Họ không khoan nhượng với tôn giáo."

Linh Mục Bác sĩ Phạm Hữu Tâm, Chủ tịch Ủy Ban Công Lý Hòa Bình Việt Nam, Tổng giáo phận Houston-Galveston thì chia sẻ kinh nghiệm ông gặp những nạn nhân đang tị nạn tại Thái Lan vì bị ngược đãi tôn giáo tại Việt Nam:

"Hiện nay tại Việt nam, những trường hợp đàn áp tôn giáo rất là nhiều, điển hình là khi chúng tôi có chuyến công tác đi thăm anh chị em tị nạn bên Thái lan, thì có những anh chị em người H'mong, người Montagna đạoTin lành, sống trên miền cao nguyên của Đà lạt, rồi cao nguyên của Bắc Việt, họ bị đàn áp rất là nhiều bởi vì niềm tin tôn giáo của họ và họ phải qua Thái Lan lánh nạn. Cũng như một số anh chị em người dân tộc, đạo Công giáo vùng Di Linh, vùng Đà Lạt, họ cũng bị đàn áp về tôn giáo, họ phải chạy qua Thái Lan..."

Linh Mục Tâm nói thêm là Giáo hội Công giáo Việt Nam vẫn đang bị kiểm soát gắt gao:

"Ngay bây giờ, khi tòa thành muốn phong chức Linh Mục hoặc là Giám mục, thì danh sách phải qua sự kiểm duyệt của nhà nước. Nếu nhà nước không chấp thuận, thì các vị đó không được tiến chức. Vì vậy, đứng trên khía cạnh tự do tôn giáo, nếu nhìn vào việc tiến chức của linh mục, cũng như bổ nhiệm linh mục, bổ nhiệm giám mục, thì nó vẫn bị giới hạn rất nhiều ở Vietnam. Đây là một hình thức kiểm soát tôn giáo và đàn áp tôn giáo."

Một thành viên khác của Hội đồng Liên Tôn tại Houston là Cư sĩ Nguyễn Anh Dũng, Hội trưởng Ban Trị sự Phật Giáo Hòa Hảo tại Houston và vùng phụ cận, cho biết là nhà nước Việt Nam đã tìm cách thay đổi giáo lý của Phật Giáo Hòa Hảo:

"Những cái lịch sử hào hùng của Phật Giáo Hòa Hảo tranh đấu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp thì bị nhà cầm quyền CS Việt Nam xóa bỏ, và không muốn người tín đồ PG Hòa Hảo dấn thân. Nhưng cái đó đi ngược lại với đường lối chủ trương trong tôn chỉ của PGHH vì ơn thứ hai là ơn đất nước, mà người tín đồ PGHH lúc nào cũng đi trong lòng lịch sử dân tộc."

Cư sĩ Nguyễn Anh Dũng chia sẻ là nhà nước đã cấm không cho phép Phật Giáo Hòa Hảo tổ chức đại lễ kỷ niệm ngày Đức Thầy thọ nạn vì sự ám hại của cộng sản, vào ngày 25 tháng 2 âm lịch hàng năm:

"Phật Giáo Hòa Hảo có 3 ngày lễ quan trọng: Ngày 18 tháng 5 là ngày Khai Đạo, rồi ngày Đản Sanh của Đức Huỳnh Giáo Chủ, và ngày 25 tháng 2 là ngày Đức Thầy thọ nạn. Đến giờ phút này, thì ban tôn giáo vận và nhà cầm quyền CSVN đã dứt khoát không cho tổ chức ngày 25 tháng 2. Bây giờ ngày 25 tháng 2 chỉ có ở hải ngoại mới tổ chức được thôi."

Hòa thượng Huyền Việt chia sẻ tâm tư về cuộc Vận Động cho Việt Nam đang diễn ra tại Quốc hội Hoa Kỳ:

"Vào Quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ để vận động cho luật nhân quyền và tự do cho Việt Nam, đã biểu tỏ sự trưởng thành, và sự hiểu biết trong sự gian khổ đấu tranh đi tìm sinh lộ cho dân tộc. Và sinh lộ đó là gì? Đó là quyền tự do căn bản và quyền tự do căn bản được bảo vệ khi đất nước có dân chủ, tự do."

Trong khi đó, Cư sĩ Nguyễn Anh Dũng thì chia sẻ là đồng đạo PGHH đang cộng tác mật thiết với BPSOS trong ngày vận động cho Việt Nam:

"Trong hai ba tháng nay, với sự liên lạc chặt chẽ với Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng và anh Hội Trưởng ban trị sự PGHH Nguyễn Văn Tạo ở tại Arizona. Anh phối hợp với anh đồng đạoTrần Văn Sỹ là Phó Hội Trưởng trung ương, trên Washington DC, để có buổi tháp tùng của các đồng đạo khắp nơi về đó, để hỗ trợ nhân lực, cũng như nói lên tiếng nói chung với các tôn giáo bạn..."

Ông nói thêm ông hy vọng tình hình sẽ tốt đẹp hơn vì trong nước giới trẻ Việt Nam đã bắt đầu tham dự vào cuộc tranh đấu cho tự do:

"Bây giờ trong nhà tù CSVN lại giam cầm những giới trẻ sanh ra trong lòng chế độ. Các em đã thấy được sự đấu tranh mở ra một chân trời mới của Tự Do Dân Chủ mà các quý vị đấu tranh ở hải ngoại đã thực hiện được. Và các em trẻ ở Việt Nam chịu vào tù, chịu đứng lên. Chúng tôi nghĩ rằng đó là một chiều hướng tốt."

Mặc dù thấu hiểu những khó khăn trong việc tranh đấu cho nhân quyền và đặc biệt là tự do tôn giáo tại Việt Nam, các vị lãnh đạo tôn giáo, vẫn vững tin vào một sự đổi mới và hy vọng giáo dân tiếp tục tranh đấu. Hòa Thượng Huyền Việt chia sẻ:

"Nếu chúng ta không đạt được 100% thì chúng ta cũng đạt được nhiều phần trăm trong niềm hy vọng của chúng ta. Do vậy, có làm, chắc chắn sẽ đem lại nhiều kết quả, không làm, thì không thể có một kết qủa nào để trông chờ hết."

Linh Mục Phạm Hữu Tâm thì khuyến khích giáo dân Công giáo phải luôn luôn nói lên Sự Thật Công Lý và Hòa Bình:

"Đây là việc làm rất ý nghĩa và cũng là việc thực hiện Đạo của những anh chị em Công Giáo chúng tôi cho nên chúng tôi cũng hy vọng những anh chị em Công Giáo sống với niềm tin của mình, bằng cách tham gia đóng góp vào cuộc đời này để làm cho cuộc đời này, xã hội này cũng như đặc biệt nước Việt Nam sẽ tốt đẹp hơn."

Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas

BÀI TẬP LÀM VĂN.....TUYỆT VỜI !!!




Việt Nam chính thức kiểm soát hoạt động thương lái Trung Quốc

26/3/ 2014 3:59:09 PM
VIỆT NAM (NV) - Bộ Công Thương Việt Nam cho hay, vừa chỉ thị các cấp trực thuộc phải giám sát, kiểm soát hoạt động của thương nhân người ngoại quốc tại Việt Nam.
Văn bản này xác nhận hiện tượng thương nhân ngoại quốc đến tận các làng mạc Việt Nam thu mua hàng hóa, nông sản, kể cả các sản vật “lạ đời” như đọt khoai lang, đĩa, ốc bươu vàng, lá điều...


Nuôi ốc bươu vàng để bán cho thương lái Trung Quốc. (Hình: Doanh Nhân Sài Gòn)

Văn bản này cũng cho rằng, tình hình trên đang diễn ra theo chiều hướng xấu, có thể “ảnh hưởng đến an ninh chính trị, ổn định kinh tế và trật tự an toàn xã hội của Việt Nam.”
Báo mạng Doanh Nhân Sài Gòn trích dẫn văn bản trên, không xác định “người nước ngoài” là ai, cũng không xác định việc “giám sát, kiểm soát” hoạt động trên gồm những biện pháp nào. 

Tuy nhiên, một viên chức của Bộ Công Thương lập tức “chua” thêm rằng, phần lớn thương nhân ngoại quốc đến từ Trung Quốc. Bài báo trên còn chỉ trích nông dân Việt Nam “bỏ ruộng vườn, chạy theo thương lái Trung Quốc” suốt hàng chục năm nay, và nhà nước Việt Nam hầu như không có bất kỳ một phương án nào đối phó.

Bài báo kể chuyện thương lái Trung Quốc săn lùng, thu mua nhiều nông sản của Việt Nam, như móng trâu, móng bò, đỉa, lá điều khô, dừa khô, rễ tiêu, rễ sim, rễ hồi, đọt khoai lang, lá khoai lang... với số lượng lên đến hàng ngàn tấn. Không chỉ có mặt ở các tỉnh biên giới phía Bắc, thương lái Trung Quốc lần xuống các tỉnh miền Tây để gom hàng. Chưa hết, vẫn theo bài báo, thương nhân Trung Quốc bắt đầu hướng nông dân Việt Nam trồng trọt theo yêu cầu của họ, bất chấp nhu cầu của thị trường nội địa.


Nông dân Việt lo tăng diện tích trồng khoai lang để bán cho người Trung Quốc. (Hình: Doanh Nhân Sài Gòn)

Bài báo này cho rằng, nông dân Việt Nam “không cần biết người Trung Quốc mua nông sản này, nông sản nọ để làm gì, cứ thấy bán được giá, kiếm được tiền thì trồng, chặt, gom bán...” Bài báo dẫn lời ông Nguyễn Ngọc Trân, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Ðồng Bằng sông Cửu Long tố cáo thương lái Trung Quốc tận thu mọi thứ, nhằm tận diệt các loài thực vật, động vật quý của Việt Nam; thúc đẩy phá rừng; làm bạc màu đất; phá hoại môi sinh, môi trường của Việt Nam. Không chỉ vậy, ông Trân còn cho rằng các “chiến dịch” thu gom của người Trung Quốc khiến doanh nghiệp Việt Nam điêu đứng vì lâm vào cảnh thiếu nguyên liệu, dẫn đến phá sản vì không giữ được uy tín với bạn hàng.

Ông Nguyễn Ngọc Trân cũng không quên phê phán nhà nước và các cơ quan chức năng của Việt Nam bỏ ngỏ tình trạng trên. Ðiều này, theo dư luận, nhà nước Việt Nam không định hướng hoạt động sản xuất, mà để người Trung Quốc làm thay. Nông dân Việt Nam đành phải nhắm mắt đi theo “con đường sống bất đắc dĩ” mặc dù biết đó là “con đường chết dần.” (PL)

Tài xế “tố” công an xã đòi “làm luật”, đập vỡ kính xe!

(LĐO) TRẦN TUẤN 
Một cuộc xung đột căng thẳng diễn ra "trắng đêm" 25 rạng sáng 26.3 tại xã Gia Phố, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) khi 3 xe ô tô chở gỗ keo quá khổ bị lực lượng công an xã chặn lại để xử lý nhưng tài xế không hợp tác bởi theo họ, phía công an đòi "làm luật" quá trắng trợn.
    Tố Trưởng Công an xã "làm luật"
    Sau khi nhận được phản ánh rất bức xúc của tài xế, phóng viên đã tiếp cận hiện trường thuộc đoạn đường liên thôn Hải Thịnh, xã Gia Phố vào khoảng 9h30 sáng 26.3.
    Tại hiện trường, 3 chiếc xe ben chở gỗ keo đã bóc vỏ đang đậu giữa đường. Một số gỗ trên xe đã được hạ xuống nằm ngổn ngang. Đặc biệt, chiếc xe BKS 38C – 014.95 bị vỡ cửa kính. Rất nhiều công an viên, công an xã Gia Phố cùng một số tài xế và người dân vẫn đang có mặt tại đây.
    Tài xế Võ Văn Dũng (SN 1979, trú TP. Hà Tĩnh) bức xúc cho biết, tầm khoảng 23h xe của anh mang BKS 38C – 014.95 chở gỗ keo đi đến xóm Hải Thịnh thì thấy công an viên yêu cầu dừng xe chở quá khổ, quá tải.
    Sau khi dừng xe, anh đã tranh cãi với họ rồi ngồi trong cabin, nhưng sau đó bị công an viên ném đá vỡ cửa kính, đá còn văng vào trúng người khiến anh rất đau. Sau đó, công an đã chặt dây hạ gỗ keo trên xe xuống đường rồi mang gỗ, tre, xe máy ra đặt giữa đường để chặn xe lại.

     Kính vỡ vụn trong cabin xe của anh Dũng.

    "Khi đang ngồi trong cabin, tôi có nghe một người lại nói làm luật rồi cho đi. Nhưng không biết đó là ai" - anh Dũng kể.
    Tài xế Trần Hồng Sơn (SN 1974, trú xã Hương Long, Hương Khê) bức xúc kể, anh điều khiển xe BKS 38C – 020.09 đi trước nên bị chặn lại đầu tiên vì cho rằng xe chở quá khổ, quá tải.
    Chỉ vào Trưởng Công an xã Gia Phố - ông Đặng Hồng Thanh có mặt tại hiện trường, anh Sơn nói: "Chính ông Thanh đã lại nói với tôi rằng bảo anh em làm luật mà đi", nhưng anh không chấp nhận.
    Cũng theo anh Sơn, mấy ngày trước khi chở keo qua địa bàn xã Gia Phố, anh cũng bị công an xã lập biên bản và xử phạt 1 triệu đồng.
    Anh Võ Văn Dũng cũng khẳng định, anh từng bị công an xã Gia Phố phạt 1 triệu vào mấy ngày trước khi có 2 xe chở keo đi qua địa bàn xã này. Không chỉ tiền phạt, anh còn phải chi thêm 200 ngàn đồng cho anh em công an uống nước, ngoài ra còn dúi vào túi cho riêng Trưởng Công an xã 400 ngàn đồng.
    Phủ nhận chuyện "làm luật"
    Trao đổi với phóng viên, Trưởng Công an xã Gia Phố - ông Đặng Hồng Thanh cho biết, vào khoảng 23h đêm 25.3, phát hiện 3 xe chở gỗ keo quá khổ, quá tải đi qua địa bàn thôn Hưng Thịnh nên anh em công an viên, công an xã đã yêu cầu tài xế dừng xe để lập biên bản xử phạt.
    Tuy nhiên, các tài xế đã tranh cãi, không tuân thủ yêu cầu của lực lượng công an. Ngay sau đó, anh em công an đã cho chặn đường giữ xe lại và cho hạ số gỗ keo quá khổ trên xe xuống.
    Lúc đó, lãnh đạo xã cũng có mặt và tập trung lực lượng khoảng 30 người. Xã còn đánh kẻng báo động để người dân ra cùng chặn xe.
    "Tôi khẳng định anh em công an không ném đá vào xe của tài xế Dũng. Có thể đó là do người dân ném" - ông Thanh nói.

    Tài xế Sơn cầm hóa đơn từng bị công an xã xử phạt và tố cáo Trưởng Công an xã đòi "làm luật" tối 26.3.
    Ông Thanh cũng phủ nhận việc mình đòi “làm luật” các xe chở keo mà các tài xế tố cáo và việc trước đây nhận tiền "luật" của tài xế Dũng.
    Cơ sở, thẩm quyền để công an xã xử phạt hành chính xe ô tô chở quá khổ quá tải khi đi vào địa bàn, ông Thanh cho rằng được UBND xã cho phép thông qua quyết định thành lập Ban kiểm tra, kiểm soát xử lý xe quá tải trọng ngày 6.12.2013 của Chủ tịch UBND xã.
    Còn về mức xử phạt thì ông Thanh cho rằng công an xã căn cứ Nghị định 34 sửa đổi theo Nghị định 71 của Chính phủ.
    Trong khi đó, Bí thư Đảng ủy xã Gia Phố - ông Nguyễn Văn Lương cho rằng, mức phạt tùy vào quyết định của công an xã.
    "Nếu người dân cùng tham gia giữ xe đông thì phạt cao để trích trả thù lao cho dân. Còn người dân tham gia ít thì phạt thấp hơn" - ông Lương nói.
    Ông Lương còn cho rằng, thậm chí có thể không phạt nếu tài xế chấp hành, nhẹ nhàng và cam kết lần sau không chở quá khổ, quá tải nữa.
    Về việc tài xế tố Trưởng Công an xã đòi "làm luật", ông Lương nói chưa nghe tài xế phản ánh.
    Trưởng Công an huyện Hương Khê - ông Đặng Quốc Vượng cho biết - đã nắm được thông tin về sự việc và đã cử lực lượng của huyện xuống hiện trường chỉ đạo xử lý theo quy định.

    Khách hàng bức xúc với quy định “lạ” của VietJetAir!

    06:30 26/03/2014 (GMT+7)

    (Kienthuc.net.vn) - Một khách hàng bức xúc với quy định của hãng hàng không VietJetAir là bắt đóng thêm tiền để chỉnh sửa tên nếu không sẽ hủy vé.
    Chị Hoàng Thị Ngọc Anh (hiện làm việc tại số 184, đường Nguyễn Khuyến, quận Bình Thạnh, TP HCM) gọi điện tới đường dây nóng báo Kiến Thức phản ánh về việc hãng hàng không VietJetAir bắt chị đóng thêm tiền để chỉnh sửa tên, trong khi các mục trong phần đặt vé trực tuyến không hề nhắc tới điều này.
    Theo đó, chị Ngọc Anh có đặt trực tuyến 2 vé giá rẻ chiều Đà Lạt - TP HCM vào ngày 24/3 và ngày 5/5 của hãng VietJetAir, trị giá 550.000 đồng/vé. Trong khi đặt vé, chị Ngọc Anh điền đầy đủ các nội dung trong phần "Thông tin hành khách" bao gồm: Họ tên, Email, Điện thoại, Danh sách chi tiết (Họ tên - Giới tính - Ngày sinh - CMND/Hộ chiếu - Ghi chú cá nhân) và nhấn vào nút "Hoàn tất đặt vé".
    Sau đó, VietJetAir gửi thông tin xác nhận và vé tới địa chỉ email của chị Ngọc Anh, tuy nhiên, phần tên của chị bị ghi thiếu chữ "Anh", chỉ còn lại "Hoàng Thị Ngọc".
     Làm thủ tục check in ở VietJetAir. Ảnh: Báo Giao thông vận tải.
    Ngày 24/3, khi chị đưa vé cho nhân viên để làm thủ tục check in trước chuyến bay, nhân viên VietJetAir nói rằng tên của chị bị sai và vì chuyến bay sắp khởi hành nên không thể sửa tên cho chị được. Nhân viên này cho biết thêm, vé "cancel" (bị hủy) và đưa 1 vé khác có giá 1,6 triệu đồng nhưng chị Ngọc Anh không đồng ý. Chị Ngọc Anh bức xúc, trong phần thông tin hành khách khi đặt vé trực tuyến, chị đã cung cấp rất nhiều thông tin nhưng tại sao VietJetAir không gọi lại hoặc kiểm tra lại thông tin để xác nhận cho hành khách mà lại bắt hành khách mua một vé khác. Trước cách làm việc không linh động của VietJetAir, chị Ngọc Anh quyết định mua vé xe khách để đi vào TP HCM.
    Chị cũng gọi điện tới tổng đài của VietJetAir để chỉnh sửa tên cho vé ngày 5/5. Tuy nhiên, lúc này tổng đài lại nói rằng chị phải đóng thêm 277.000 đồng cho việc chỉnh sửa tên vì không chắc chị đã điền đúng tên. Điều này khiến chị Ngọc Anh bức xúc vì chị khẳng định chị không thể đặt liền 2 vé mà lại ghi sai tên của mình và chị cũng không chắc hệ thống của VietJetAir là đúng.
    Chị Ngọc Anh yêu cầu tổng đài kiểm tra lại vé bằng những thông tin chị cung cấp như địa chỉ email, số điện thoại, địa chỉ nhà. Tuy nhiên tổng đài không đồng ý và nói rằng chị vẫn phải đóng thêm tiền vì đã ký vào điều khoản trước khi mua vé. VietJetAir khẳng định nếu chị muốn bay phải đóng thêm tiền nếu không vé sẽ bị hủy.
    Tuy nhiên, trong những điều khoản chị tìm thì không có điều khoản nào liên quan tới số tiền phải đóng thêm để sửa tên. 
    Chị Ngọc Anh không hài lòng với cách làm việc của VietJetAir và cho rằng việc làm của hãng giống như đánh đố khách hàng. Bởi theo chị, trong phần điền thông tin khách hàng trong đặt vé trực tuyến không hề có quy định phải đóng thêm tiền để sửa tên mà VietJetAir lại bắt khách đọc ở chỗ khác và VietJetAir lấy những điều khoản đó ở đâu ra? Được biết, số tiền đóng thêm để chỉnh sửa tên bằng 50% số tiền chị mua vé.
    Trước việc khách hàng phản ánh, phóng viên Kiến Thức đã vào trang web của VietJetAir ở địa chỉ http://vietjetair.net.vn/ phần đặt vé trực tuyến để kiểm tra thông tin. Tuy nhiên, khi vào mục Phí và Lệ phí trên trang, VietJetAir đã niêm yết rõ ràng các loại phí mà khách hàng phải đóng nếu muốn thay đổi thông tin bay, trong đó có phí đổi tên. Phí này được quy định là 250.000 đồng với chuyến quốc nội và 25 USD với chuyến quốc tế.
    Trao đổi về vấn đề này với Kiến Thức, đại diện phòng marketing và PR của VietJetAir khẳng định có thể khách hàng có sai sót trong việc điền thông tin cá nhân chứ hệ thống tự động khó có thể sai được.
    Vị này phân tích, việc đặt vé trực tuyến là trên hệ thống tự động và hệ thống này có độ chính xác rất cao. Khách có thể gửi lại thông tin cá nhân và code vé để bộ phận kỹ thuật của VietJetAir kiểm tra vì có thể khách điền sai thông tin cá nhân trong khi đặt vé. Thông thường, khách hàng sau khi đặt xong không check (kiểm tra) lại vé, nếu trong vòng 24 giờ khách hàng có thể kiểm tra lại thông tin và sửa sai trên vé được trước khi thanh toán.
    Vị này cũng cho biết thêm, phí đổi tên theo quy định của VietJetAir là 275.000 đồng (đã bao gồm 10% phí VAT). Bởi vì VietJetAir là vé hàng không giá rẻ nên khi khách hàng muốn thay đổi bất cứ thông tin gì liên quan đến chuyến bay, khách hàng đều phải trả phí. Kể cả đi chậm mấy phút sẽ mất vé trắng, đó là quy định của vé và khách hàng phải biết rõ trước khi mua vé. VietJetAir sẽ miễn phí cho khách nếu muốn chỉnh sửa dấu trong tên nhưng sẽ thu phí nếu khách muốn sửa tên. VietJetAir luôn khuyến cáo khách phải kiểm tra lại đầy đủ thông tin liên quan tới chuyến bay để chuyến bay được thuận lợi.
    Hải Sơn

    Việt kiều về Việt Nam chữa mắt suýt bị mù

    Wednesday, March 26, 2014 3:34:16 PM
    Ðòi bồi thường1.6 tỉ đồng
    VIỆT NAM (NV) - Một Việt kiều Mỹ, 54 tuổi tên Nguyễn Hữu Thông đã đâm đơn kiện chi nhánh Thái Thành Nam của bệnh viện Mắt Sài Gòn mổ mắt suýt làm ông bị mù.

    Ðơn kiện của ông Nguyễn Hữu Thông đòi bệnh viện này phải bồi thường 1.6 tỉ đồng, tương đương 80,000 đô la chi phí điều trị, tổn phí đi lại, và tổn thất tiền bạc vì làm mất thời gian, ảnh hưởng đến công ăn việc làm của ông.



    Ông Nguyễn Hữu Thông tại Việt Nam. (Hình: báo Một Thế Giới)


    Theo đơn của ông Nguyễn Hữu Thông, vụ này đã xảy ra từ 5 năm về trước, và tòa Sài Gòn mới đưa ra xử sơ thẩm hôm 25 tháng 3, 2014. Theo đơn, ông Thông về Việt Nam thăm nhà khoảng tháng 6, 2009, đến chi nhánh Thái Thành Nam của bệnh viện Mắt Sài Gòn khám bệnh “mắt mờ.” Nhiều người tin rằng các y bác sĩ Việt Nam chữa được nhiều bệnh thông thường với chi phí rẻ.

    Lần này, ông Thông được chẩn đoán bị đục thủy tinh thể, được yêu cầu mổ với giá 7.9 triệu đồng, tương đương 400 đô la. Sau cuộc phẫu thuật diễn ra trong ngày, và sau nhiều lần tái khám, được cấp toa mua thuốc nhỏ mắt cộng với thuốc uống, ông Thông thấy bệnh tình không có gì khả quan. Trong một lần tái khám sau đó, ông lại được chẩn đoán bị “loạn dưỡng giác mạc, loét giác mạc,” nguy cơ mù vĩnh viễn nếu không được chữa trị kịp thời.

    Lần này thì ông Thông thấy sợ, vội quay trở về Mỹ để điều trị bệnh mắt. Trong thời gian này, ông được các bác sĩ bệnh viện Mắt Sài Gòn hứa hẹn “cứ điều trị bên đó cho lành bệnh, có gì sau này sẽ giải quyết lại chi phí.” Cũng theo đơn, ông Thông đã được bệnh viện hứa bồi hoàn 8,500 đô la, rồi sau đó là 25,000 đô la, nhưng ông không đồng ý. Vì vậy cuối cùng thì ông Thông đâm đơn kiện, chính thức đòi bồi thường tổng cộng 80,000 đô la về các khoản thiệt hại mà ông phải gánh chịu.

    Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra hôm 25 tháng 3, 2014, bệnh viện Mắt cho rằng bệnh viện không làm sai, nên không chấp nhận yêu cầu của ông Thông đòi bồi thường. Trong khi đó, theo giám định của Viện Pháp Y Quốc Gia, bệnh viện Mắt cũng có sơ suất vì không khám lại sau ca mổ, cũng như không kiểm soát thị lực, nhãn áp, mà chỉ ghi rằng “tình trạng ổn định,” cũng không theo dõi bệnh trạng của bệnh nhân theo qui định của chính bệnh viện.

    Tại phiên tòa nói trên, các quan tòa chỉ nghe các bên trình bày luận cứ của mình, và chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Theo báo Một Thế Giới, bản án sẽ được tuyên vào phiên xử ngày 1 tháng 4 tới đây. (PL)

    Triều Tiên bắt thanh niên phải để "kiểu tóc Kim Jong-Un"!!!

    (VIETNAM+) 
    Ông Kim Jong-Un có kiểu đầu mang đặc trưng riêng (Nguồn: AFP)

    Theo thông tin mới được tờ Time thu thập thì từ nay, tại Triều Tiên mọi người đàn ông đều sẽ phải cắt tóc giống với nhà lãnh đạo Kim Jong-Un. Đây là một đạo luật đã được Bình Nhưỡng đưa ra cách đây hai tuần song giờ mới được lan tỏa khắp đất nước.

    Trong quá khứ, mọi công dân Triều Tiên có quyền lựa chọn kiểu tóc của mình theo danh sách những kiểu đầu đã được nhà nước chấp thuận. 
    Phụ nữ có tổng cộng 14 lựa chọn, trong đó tóc ngắn được dành cho những người lập gia đình còn những phụ nữ độc thân được phép thoải mái hơn với tóc dài và có thể để xoăn. 
    Để tóc dài cũng là một điều bị cấm đoán với đàn ông, khi họ không được để tóc dài hơn năm phân (người già được phép để tóc dài khoảng 7 phân) và cũng chỉ được chọn từ 10 kiểu tóc đã quy định

    Song hiện tại, mọi công dân nam của Triều Tiên đều sẽ phải cắt tóc giống như ông Kim Jong-Un. 
    Tờ Korea Times của Hàn Quốc dẫn lời một người Triều Tiên giờ đang sinh sống tại Trung Quốc cho biết kiểu tóc giống như Kim Jong-Un không thịnh hành bởi nó gợi nhớ tới những người buôn lậu Trung Quốc. 
    Nguồn tin giấu mặt này khẳng định: “Cho tới giữa thập niên 2000, chúng tôi gọi đây là kiểu tóc ‘dân buôn lậu Trung Quốc’”. 
    Tuy vậy, phụ nữ vẫn được phép chọn một trong các kiểu tóc đã quy định từ trước./.

    PICS : Buốt lòng hình ảnh cụ già ngủ vỉa hè trong đêm lạnh tháng 3




    (Soha.vn) - Khoảng 22 giờ đêm,khi các gia đình đóng cửa, tắt đèn đi ngủ cũng là lúc những người lao động, vô gia cư tìm chỗ trú chân ngoài vỉa hè.

    Ga Hà Nội , nơi tập trung nhiều người vô gia cư vào buổi đêm
    Ga Hà Nội , nơi tập trung nhiều người vô gia cư vào buổi đêm
    Buốt lòng hình ảnh cụ già ngủ vỉa hè trong đêm lạnh tháng 3
    Chiếc chăn là thứ duy nhất giữ ấm cho cụ già này
    1 cụ già khác co ro ngồi ở bậc thềm
    1 cụ già khác co ro ngồi ở bậc thềm
    Dường như chiếc áo khoác là không đủ trong những ngày này ở Hà Nội.Áo mưa có lẽ là biện pháp tốt nhất để chống rét.
    Cụ già bán nước dùng áo mưa để chống lại những cơn gió rét thổi vào người
    Buốt lòng hình ảnh cụ già ngủ vỉa hè trong đêm lạnh tháng 3
    Ngủ để quên đi cái lạnh 
    Buốt lòng hình ảnh cụ già ngủ vỉa hè trong đêm lạnh tháng 3
    Buốt lòng hình ảnh cụ già ngủ vỉa hè trong đêm lạnh tháng 3
    Buốt lòng hình ảnh cụ già ngủ vỉa hè trong đêm lạnh tháng 3
    Buốt lòng hình ảnh cụ già ngủ vỉa hè trong đêm lạnh tháng 3
    Buốt lòng hình ảnh cụ già ngủ vỉa hè trong đêm lạnh tháng 3
    Buốt lòng hình ảnh cụ già ngủ vỉa hè trong đêm lạnh tháng 3
    Dường như chiếc áo khoác là không đủ trong những ngày này ở Hà Nội.Áo mưa có lẽ là biện pháp tốt nhất để chống rét.
    Buốt lòng hình ảnh cụ già ngủ vỉa hè trong đêm lạnh tháng 3
    1 người đàn ông vội vã đạp chiếc xích lô quay về nhà sau 1 ngày làm việc vất vả.
    Buốt lòng hình ảnh cụ già ngủ vỉa hè trong đêm lạnh tháng 3
    Đốt củi để sưởi ấm 
    Buốt lòng hình ảnh cụ già ngủ vỉa hè trong đêm lạnh tháng 3
    Những người dân lao động quây quần bên bếp lửa để chống lại cái rét về đêm.

    Việt Nam: Linh hồn trẻ thơ và những nấm mộ không tên

    Nghĩa trang Đồng Nhi dành cho các hài nhi bị chối bỏ tại núi Hòn Thơm, Khánh Hòa do ông Tống Phước Phúc xây dựng.-blog benhotamthuong
    RFI-Thụy My- 26/3/ 2014
    Theo báo chí Việt Nam, mới cách đây ba ngày, một người dân tại xã Nhị Khê huyện Thường Tín, Hà Nội khi ra mương thả vịt đã vớt được một chiếc hộp carton trong có đựng một xác thai nhi nữ. Cùng với một số người dân địa phương chôn cất bé gái xong, chưa kịp hoàn hồn thì một tiếng đồng hồ sau ông lại phát hiện thêm một hộp carton nữa - lần này là một thai nhi nam cũng đã chết, và ông lại đem đi chôn.
    Những cái tin tương tự xuất hiện thường xuyên trên báo chí trong nước, khi thì một người lượm rác, khi thì một người đi đường tìm thấy một xác thai nhi bỏ rơi đâu đó. Đã trở thành chuyện thường ngày, ít được ai chú ý, khi Việt Nam hiện là nước đứng thứ 5 thế giới và đứng đầu Đông Nam Á về tỉ lệ nạo phá thai.
    Theo thống kê của Ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình, tại Việt Nam mỗi năm có 1,2 đến 1,6 triệu trẻ em được sinh ra, và cũng có bằng ấy bào thai bị phá bỏ. Điều đáng ngại là tỉ lệ vị thành niên phá thai ở Việt Nam cao gấp nhiều lần so với các quốc gia khác.
    Tiến sĩ - bác sĩ Lê Thị Thu Hà, trưởng khoa Sản bệnh viện Từ Dũ ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các thiếu nữ đi phá thai có tuổi đời ngày càng trẻ, bất chấp các nguy cơ cho sức khỏe khi phá thai. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng tâm lý về sau này.
    Tình trạng phá thai ở Việt Nam hiện tại vẫn còn nhiều chứ chưa có giảm đâu, và giới trẻ chiếm tỉ lệ khá cao. Trước đây tuổi khoảng chừng trên 18 chiếm cũng nhiều, nhưng bây giờ tuổi vị thành niên 15, 16 cũng có. Tôi nghĩ là do cách sống, du nhập văn hóa phương Tây chẳng hạn, hay những hình ảnh, phim trên mạng giới trẻ xem một cách không chọn lọc. Việc ngừa thai cũng không được áp dụng một cách rộng rãi. 
    Đặc biệt số phá thai nằm trong nhóm dân trí thấp như công nhân, nhất là công nhân ở quê lên làm việc. Xa nhà, sống tập thể, rồi những ngày nghỉ lễ, Chủ nhật nam nữ tập trung gần gũi dễ làm cho có thai. Mấy em đó lại không hiểu biết cách ngừa thai, cũng không hề biết ảnh hưởng của việc phá thai như thế nào. Cho nên nhóm dân trí thấp thì tình trạng này nhiều. Còn những người hiểu biết thường tỉ lệ phá thai thấp.
    Tuổi càng trẻ mà phá thai thì nguy cơ về chuyện sinh sản sau này khá cao. Những nguy cơ của việc bỏ thai có thể là: sót nhau, nhiễm trùng, thủng buồng tử cung hoặc hiếm muộn về sau. Đó là chưa kể những nguy cơ nặng nề nữa. Thí dụ có những em vị thành niên không biết mình có thai, đến khi thai lớn 17, 18 tuần chẳng hạn, lúc đó gia đình mới phát hiện, tha thiết xin bỏ thai. Việc bỏ thai to như vậy rất là nguy hiểm. Cũng có một số trường hợp vì những lý do đặc biệt mà phải bỏ thai, thì ảnh hưởng lên em bé rất là nặng nề. 
    Còn giả sử không phá thai đi nữa mà để đẻ ra, còn là gánh nặng cho xã hội và cho gia đình. Các em nhiều khi không muốn nuôi con, hoặc không có điều kiện chăm sóc em bé. Còn nuôi thì việc nuôi nấng không được như ý muốn. Và tương lai của các em vị thành niên có thai thì các em ấy không học hành tới nơi tới chốn, có nghề nghiệp ổn định, vấn đề kinh tế tài chính về sau không thuận lợi lắm. Cuộc sống sau này của các em không phải là tốt. Cho nên việc phá thai như vậy ảnh hưởng khá lớn đến tương lai của các em đó.
    Theo tiến sĩ Lê Thị Thu Hà, biện pháp phá thai nội khoa được dùng rộng rãi hơn trước đây. Một điểm khác biệt nữa so với thời trước, là có linh hoạt hơn trong việc phá các bào thai to đối với các trường hợp đặc biệt, vì sự an toàn của thai phụ.
    Nếu biết có thai sớm, tuổi thai dưới 7 tuần thì biện pháp thường là phá thai bằng thuốc, tức phá thai nội khoa. Trong bệnh viện, phá thai nội khoa như vậy có thể áp dụng tới tuổi thai 9 tuần – 9 tuần vô kinh tính từ ngày kinh đầu tiên tới ngày phát hiện có thai. Phương pháp phá thai nội khoa này có ưu điểm là không làm tổn thương lòng tử cung như phá thai ngoại khoa là nạo phá thai. Khi dùng những dụng cụ như vậy có thể làm cho lủng buồng tử cung hoặc nhiễm trùng, xây xát, ảnh hưởng tới tử cung nhiều hơn.
    Tuy nhiên phá thai nội khoa cũng không hẳn là tốt: có thể làm cho lượng máu ra nhiều hơn, kéo dài nhiều ngày hơn, và cũng có nguy cơ nhiễm trùng. Cũng có một số chống chỉ định đối với phá thai nội khoa, thí dụ có một số người bị bệnh tuyến thượng thận, hoặc bệnh tim mạch hay bệnh suyễn cũng không được sử dụng. Và một tác dụng phụ của nó là đau bụng. Có người đau bụng dữ dội, hoặc có khi xuất huyết ồ ạt phải vô viện cấp cứu.
    Một điểm khác biệt nữa so với trước, là mình nâng tuổi thai lên đối với phá thai ngoại khoa. Hồi trước 12 tuần thôi, bây giờ có thể tuổi thai lớn hơn, từ 12 đến 18 tuần. Không phải là khuyến khích việc phá thai to như vậy, nhưng đã mở rộng tuổi thai trong việc phá thai ngoại khoa cho những trường hợp đặc biệt.
    Tại vì trước đây khi hạn chế tuổi thai thì những em phá thai trên 12 tuần ra ngoài làm chứ không vô bệnh viện, không vô hệ thống y tế của Nhà nước. Thành ra tai biến của phá thai ngoại khoa rất lớn. Do đó Bộ Y tế mới chủ trương mở rộng tuổi thai có thể phá được.
    Một nữ hộ sinh cho biết, cách đây hơn một chục năm, vì ý thức kém nên nhiều phụ nữ thường để đến khi thai được nhiều tuần tuổi mới đến bệnh viện xin phá bỏ. Cô tả lại những hình ảnh khủng khiếp đối với những bào thai bị tước mất quyền sống.
    Bây giờ người ta phá thai sớm lắm, chứ không trễ như hồi xưa nữa. Với lại hồi xưa phải lên bàn hút ra, bây giờ có loại thuốc uống để tống ra, cho nên không ghê gớm như xưa.
    Hồi xưa để thai to lắm, tới gần năm, sáu tháng mới phá. Thậm chí có những đứa sanh ra nặng ký mốt, ký hai, còn 8, 900 gram là chuyện bình thường. Phá thai to thì người ta phải đặt túi nước gọi là cô-vắc để kích thích sự chuyển dạ, sanh bé ra. Có những đứa sanh ra vẫn còn sống, biết khóc oe oe, có bé trai còn tiểu bắn cầu vồng lên luôn.
    Khi lấy thai ra, để nằm đó đợi cho chết hẳn rồi mới đem đi. Có những đứa vài tiếng sau chết, có những đứa sống dai lắm, khóc oe oe như mèo kêu. Còn bây giờ dân trí cao hơn, biết đi phá sớm nên đỡ hơn, ít có phá thai to như ngày xưa, với lại bệnh viện cũng ít làm lắm.
    Khi phá thai to, người ta gắp ra từng phần – cánh tay, cẳng chân, thậm chí dùng kềm bóp bể sọ. Ghê lắm! Bây giờ không còn những sự khủng khiếp như vậy nữa.
    Có những cô gái lỡ lầm tự sinh con rồi tự giết hại giọt máu của mình đem vứt đi, những thai nhi bị phá bỏ tại các cơ sở y tế thì bị coi như rác y tế. Có một người đàn ông ở Khánh Hòa đưa vợ đi sanh, khi nhìn thấy xác một bé sơ sinh bị bỏ rơi đã không nén được xúc động, xin bệnh viện mang về chôn cất. Sau đó, ông mua một mảnh đất trên núi Hòn Thơm, tiếp tục đến các bệnh viện xin xác các thai nhi đem về chôn tại đây.
    Từ năm 2004 đến nay, đã có đến 10.500 sinh linh bé bỏng được hương khói tại nghĩa địa Đồng Nhi này. Người đàn ông tốt bụng ấy chỉ là một thợ xây bình thường – ông Tống Phước Phúc, cư ngụ tại số 56/3 Phương Sài, thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa. Ông Tống Phước Phúc kể lại:
    Khánh Hòa là một thành phố du lịch đông khách thập phương, rồi những chị em tụ về đất Nha Trang làm ăn, trong đó tình trạng sống chung trước hôn nhân quá nhiều nên mới có chuyện phá thai.
    Tôi làm việc này từ ngày 13/07/2004 đến giờ. Ngày đầu tiên đưa vợ đi sinh ở bệnh viện, tôi thấy người ta vứt bỏ những thai nhi. Mình là người Công giáo, thấy đó cũng là một linh hồn, một con người. Mình muốn cho các cháu có một nấm mồ ấm cúng, nên về đi mua đất rồi lập nghĩa trang riêng cho các cháu. Đã làm hơn mười năm nay.
    Lúc đầu năm 2004 phải đi tới từng cơ sở y tế để xin. Mười năm qua thì ai cũng biết rồi, bây giờ chỉ cần một cú điện thoại là đi tới lấy bất kể ngày hay đêm. Lúc nào cũng sẵn sàng cái điện thoại, không bao giờ để hết pin. Từ đó mình làm nhân rộng ra thì mới có được nhiều nghĩa trang của thai nhi.
    Nghĩa trang đặt trên núi Hòn Thơm, mình mua năm 2004 giá 10 triệu, lúc bấy giờ cũng hơn cây vàng, để dành cho các cháu. Mình chôn thì những trẻ chưa thành hình được đưa vào cái niêu đất, lấy silicon đóng lại. Những đứa đã hình thành, có chân tay – thai nhi trên ba tháng, thì mình đóng một cái quách để chôn các cháu. Mộ thì xây hộc, bỏ các cháu vào rồi lấp xi măng lên. Vì mình làm nghề xây dựng nên tự tay mình làm hết.
    Tính đến ngày hôm nay là 10.500 mộ. Mình là người Công giáo nên khi mang về tự đặt tên thánh cho các cháu thôi, hy vọng lòng thương xót của Chúa sẽ thứ tha hết mọi lỗi lầm của cha mẹ. Có những đứa khi mình đem về chân tay bị cắt ra từng khúc vì hút không ra được, nhiều cảnh rất thương tâm. Mình coi tất cả như là con mình hết.
    Như ngày hôm nay mình đem về để ngay trên bàn thờ đây là được mười hai cháu, chuẩn bị mai đi chôn.
    Không chỉ chôn cất thai nhi, người tín đồ Công giáo này còn sẵn sàng nuôi dưỡng các cô gái lỡ mang bầu muốn phá thai, thuyết phục các cô ở lại nhà mình để sinh con thay vì phá bỏ. Ông cũng sẵn lòng nuôi dưỡng các cháu bé được sinh ra, khi nào người mẹ có sinh kế ổn định muốn nhận lại con thì ông sẽ trao lại. Cho đến nay, đã có hơn 100 em bé được chào đời thay vì phải chết tức tưởi, và nhà ông lúc nào cũng rộn ràng tiếng trẻ con.
    Trong khoảng thời gian mình đang làm năm 2004, mình thấy những người mẹ trẻ có ý định vứt bỏ con thì mình khuyên không nên bỏ. “Khó khăn thì về ở với chú, chú nuôi cho! Từ 2004 tới giờ mình nuôi hơn một trăm người mẹ lầm lỡ tại nhà mình để chờ ngày sinh con. Đã có hơn một trăm đứa trẻ sinh ra tại 56/3 Phương Sài.
    Khi đem về nuôi, mình chỉ khuyên một điều là con về sống ở giữa đời thường, con thấy những chị em giống như con thì con cứ giới thiệu tới với chú, là con đã giúp cho đứa bé khỏi chết oan. Thì đó, cứ truyền miệng đi cho tới ngày hôm nay.
    Hiện đang còn năm cô gái trẻ đang chờ ngày sinh nở tại mái ấm của Phúc đây. Một phần các em sinh viên thì sợ nhà trường biết, sợ gia đình biết cho nên muốn bỏ những đứa bé đi. Mình cũng tạ ơn Chúa là các cô không đến với mình một lúc mười lăm, hai chục em, mà khoảng năm bảy em. Những em này đi thì năm, bảy em khác tới, coi như trong nhà mình lúc nào cũng có các bà bầu.
    Cũng nhờ nguồn động viên lớn nhất cho mình là vợ và hai đứa con, ai cũng thương đám trẻ đó. Nếu mình không cứu sống thì đã trở thành những thai nhi mà hàng ngày mình phải liệm và chôn cất các cháu. Bây giờ những đứa trẻ này lớn rồi. Đứa lớn đã học lớp 4, nhỏ thì học mẫu giáo. Hè tới đây là tám đứa vô lớp 1 nữa. Lúc nào trong nhà mình cũng có trẻ đi lớp 1 hết.
    Và cũng hơn năm chục người mẹ trẻ đã quay lại đón con về với gia đình rồi, sau thời gian đi làm ăn có tiền thì tới để nhận lại con, đi cùng với ông bà ngoại tới đón con về
    Nỗi lo của ông Tống Phước Phúc hiện nay là tiền ăn học cho đám trẻ ngày càng nặng:
    Mình nuôi cả trăm đứa rồi, những đứa nhỏ vẫn bi bô học mẫu giáo ở nhà. Rồi tới tuổi đi học thì mình xin đăng ký cho học trường công, sáng chở đi rồi chiều đón về. Bắt đầu từ lúc này mình hơi vất vả về chuyện học, vì ăn học ở Việt Nam phải tự lo hết việc đóng tiền. Thôi cũng cố gắng phú cho trời, cho Chúa, Mẹ lo cho các con.
    Một trong những lý do khiến các cô gái mang bầu quyết định phá thai là do sợ dư luận, định kiến xã hội. Từ mười mấy năm qua, đã xuất hiện những “mái ấm”, tức các cơ sở xã hội để những thiếu nữ lỡ lầm có thể nương náu cho đến khi sinh con. Một trong những cơ sở đầu tiên là Mái ấm Mai Linh của dòng Nữ tu Bác Ái ở Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập từ năm 2002, đến nay đã giúp 600 cháu bé được sinh ra làm người thay vì bị phá bỏ. Sơ Mađalêna kể:
    Việc này chúng tôi, dòng Nữ tu Bác ái Vinh Sơn làm lâu rồi. Hồi trước chúng tôi có mấy sơ làm ở Từ Dũ, có một sơ chuyên tư vấn cho các em. Khi biết có ý định như vậy, thì mới nói nếu muốn giữ thai sẽ giúp tạo điều kiện. Hồi đó chưa có nhà riêng, phải đi mướn nhà trọ cho các em ở. Bây giờ có xây được một căn nhà cho các em rồi – hình như miếng đất đó có người cho – xây căn nhà cấp 4. Sau đó năm 2006 sửa lại.
    Chúng tôi cho các em đóng góp một phần tiền ăn, chi phí sanh nở thì gia đình lo. Trường hợp nào khó khăn lắm thì chúng tôi miễn giảm tùy theo, còn nếu xác minh đúng thật là khó khăn thì giúp hoàn toàn từ A đến Z.
    Bây giờ trong thành phố này rất nhiều mái ấm. Hồi xưa khi chỉ có chúng tôi thì đông lắm, có thể lên tới hai mươi mấy em ở đây, còn bây giờ đông nhất là mười một em - ra vào thay đổi, khi năm sáu, khi bảy tám em. Trong số của chúng tôi cho đến hiện tại đã có trên 600 ca rồi. Có đủ giới hết, học sinh có, công nhân có, và cỡ tuổi nào cũng có hết.
    Về tình trạng phá thai hiện nay, Tiến sĩ Lê Thị Thu Hà nhận xét:
    Số lượng phá thai nếu tính theo mỗi năm thì năm 2013 giảm so với năm 2012 tại bệnh viện Từ Dũ. Có nhiều lý do, trong đó có lý do năm tốt hay không tốt, như năm Thìn, Tỵ, Ngọ…Năm càng tốt thì số lượng người có thai càng nhiều, năm không tốt lỡ có thai người ta muốn bỏ thai nhiều. Tùy thuộc nhiều yếu tố chứ không đơn thuần là ý thức của bản thân người phụ nữ.
    Phá thai nhiều lần cũng có. Bây giờ việc quan hệ tình dục ở giới trẻ có vẻ “mở” hơn trước đây. Nhiều em quan hệ tình dục trong khi không có định hướng gì cho tương lai, nên số lượng bỏ thai cũng khá nhiều. Mỗi ngày ở khoa Kế hoạch gia đình có thể là tới 400 ca, không chỉ tuổi vị thành niên vì chưa thống kê lứa tuổi.
    Chỉ riêng ở một bệnh viện mà số lượng phá thai trung bình mỗi ngày lên đến khoảng 400 ca, cho thấy tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam vẫn đang ở mức báo động. Cùng một ngày, có đến 12 thai nhi bất hạnh chờ được đem chôn cất, tại nhà ông Tống Phước Phúc…Liệu có bao giờ giảm bớt được thảm trạng này?
    Tại các nước phát triển, các bà mẹ đơn thân không hề bị kỳ thị, mà còn được hưởng trợ cấp nuôi con. Những phụ nữ vì lý do nào đó muốn bỏ rơi đứa bé, thì tại Pháp có chế độ sinh con không cần để lại danh tính (né sous X). Ở Đức có những “hộp dành cho em bé” được sưởi ấm và có hệ thống báo động, để những người mẹ này có thể lặng lẽ đặt đứa bé sơ sinh vào, sau đó yên tâm rằng con mình sẽ được xã hội chăm sóc.
    Có lẽ đối với Việt Nam, việc tăng cường giáo dục giới tính, thành lập mạng lưới tư vấn tâm lý cho thanh thiếu niên là những biện pháp cần thiết trước mắt. Để những nấm mồ vô danh của những hài nhi vô tội không còn mọc lên thêm mỗi ngày, những sinh linh được sinh ra, lớn lên và sống trọn kiếp người.


    Tạp chí xã hội 26/03/2014
    (17:02)

    Trung Quốc bị nghi tham gia tìm kiếm MH370 để do thám nước khác

    26/03/2014 20:25

    (TNO) Trung Quốc đang có vai trò là một trong những nước tham gia tìm kiếm máy bay MH370 mất tích, nhưng nhiều quốc gia cùng tham gia nghi ngờ rằng cường quốc châu Á này đang lợi dụng vụ việc để do thám họ, tờ Wall Street Journal (Mỹ) ngày 26.3 dẫn lời các chuyên gia quân sự cho hay.


    Một trực thăng cất cánh từ tàu đổ bộ Tĩnh Cương Sơn của Hải quân Trung Quốc để tìm kiếm máy bay MH370 - Ảnh: Reuters
    Một quan chức quốc phòng cấp cao của Ấn Độ nói với Wall Street Journal rằng vào tuần trước, yêu cầu cho tàu vào vùng biển gần quần đảo Andaman thuộc Ấn Độ từ phía Trung Quốc đã bị từ chối vì lo ngại Bắc Kinh dùng chiến dịch tìm kiếm để do thám các căn cứ quân sự quan trọng tại đây.
    “Họ có thể đang lợi dụng tình cảnh và cố tìm cách đi vào khu vực này. Chúng tôi có đủ các phương tiện hiện đại để tự tìm kiếm chiếc máy bay nếu nó rơi trong vùng biển của Ấn Độ”, vị quan chức giấu tên này cho hay.
    Giáo sư Brahma Chellany, một trong những chuyên gia phân tích chiến lược quốc tế hàng đầu của Ấn Độ, đồng ý với lập luận nói trên, đồng thời nhận định rằng đó là ví dụ mới nhất cho thấy Trung Quốc đang dần trở nên mạnh tay hơn trong các vấn đề liên quan đến tranh chấp lãnh thổ.
    Wall Street Journal đã liên lạc với bộ ngoại giao Trung Quốc để yêu cầu bình luận về nhận định nói trên, nhưng đã không được hồi đáp.   
    Việc Bắc Kinh hăng hái hỗ trợ cho cuộc tìm kiếm cũng xuất phát từ mong muốn nắm bắt cơ hội “tăng uy tín” với dư luận quốc tế, và quan trọng hơn là với người dân trong nước, ông Andrew Davies, một nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Úc, đánh giá.
    Ngoài máy bay, Trung Quốc đã gửi tàu chiến đến khu vực tìm kiếm và đã điều động 21 vệ tinh rà quét khu vực nghi máy bay rơi để lùng tìm mảnh vỡ, theo Wall Street Journal.
    “Chưa bao giờ Trung Quốc, gồm lực lượng hải quân hay tuần duyên, tiến hành một chiến dịch có quy mô lớn cỡ này. Tốc độ triển khai lực lượng của họ khá ấn tượng. Chúng ta đã quen với việc người Trung Quốc không thích mạo hiểm”, ông Gary Li, chuyên gia phân tích cấp cao thuộc hãng nghiên cứu hàng hải IHS Maritime (Mỹ), cho hay.
    Trước khi vụ máy bay Malaysia mất tích diễn ra, chiến dịch lớn nhất mà hải quân Trung Quốc từng tiến hành trong vài năm đó là tham gia các hoạt động tuần tra chống hải tặc cùng các nước khác tại Vịnh Aden, theo ông Li.
    Tuy nhiên, các hoạt động tuần tra nói trên chỉ đòi hỏi sự tham gia của 2 tàu chiến và 1 tàu hậu cần. Và chiến dịch tìm kiếm máy bay số hiệu MH370 có quy mô vượt xa các chiến dịch trước đây, theo chuyên gia Li.
    Nhưng các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, thông qua việc điều động 2 máy bay vận tải quân sự Ilyushin Il-76, vốn không có khả năng chuyên biệt nào có ích cho cuộc tìm kiếm, Bắc Kinh cũng để lộ sự hạn chế trong sô trình diễn sức mạnh quân sự của mình.
    “Một máy bay tuần tra biển hiện đại có tầm bay xa, với radar tối tân là thứ mà dường như họ đang thiếu”, chuyên gia Davies thuộc Viện Chính sách Chiến lược Úc nói.

    Hai máy bay Ilyushin Il-76 của Không quân Trung Quốc tham gia tìm kiếm máy bay MH370 - Ảnh: Reuters
    Còn ông Li thuộc IHS Maritimes thì chỉ ra rằng Trung Quốc mới chỉ gửi một tàu hậu cần để hỗ trợ các tàu tham gia tìm kiếm máy bay MH370, đồng nghĩa với việc các tàu Trung Quốc sẽ sớm gặp khó khăn trong việc hoạt động xa nhà.
    Giới quan sát còn nhận định thêm rằng Trung Quốc cũng để lộ một số hạn chế khi tham gia tìm kiếm máy bay MH370 tại Ấn Độ Dương.
    Cụ thể, một máy bay vận tải Ilyushin Il-76 của Trung Quốc đã đáp nhầm xuống đường băng sân bay thành phố Perth (Úc) vào hôm 22.3, thay vì hạ cánh theo dự kiến xuống căn cứ không quân Pearce nằm cách đó 42 km về phía bắc.
    Các chuyên gia nhận định vụ việc trên cho thấy không quân Trung Quốc không quen đi xa về phía nam đến như vậy để hoạt động cùng với lực lượng từ Úc, Nhật Bản, New Zealand và Mỹ, vốn là các nước quen với việc gửi quân đi xa.
    Hoàng Uy