Sunday, January 26, 2014

Ngồi tù vẫn điều đàn em giết người thuê


Nghe người yêu thổ lộ việc bạn thân muốn "dằn mặt" chồng cũ, Hoàng "Nổ" gọi điện từ trong tù cho sát thủ ở Hải Phòng vào Vũng Tàu ám hại nạn nhân để lấy 20 triệu đồng.

Sáng 27/1/, TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đưa vụ án Giết người do Phạm Anh Hoàng (tức Hoàng “Nổ”, 45 tuổi, đang thụ án tại trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai) và đồng bọn ra xét xử. Hoàng còn được biết đến là em ruột, đồng thời là tay chân đắc lực của Phương Vicaren (đang ở tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Cưỡng đoạt tài sản).
Hoang-no-11-6591-1390794355.jpg
Hoàng "Nổ" tại tòa. Ảnh: Xuân Mai
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, trong quá trình ly hôn, giữa bà Lê Thị Tuyết Hạnh (53 tuổi, ngụ TP Vũng Tàu) và chồng là ông Đoàn Anh Tuấn xảy ra mâu thuẫn về việc phân chia tài sản. Hai bên cũng thường xuyên chửi bới, xô xát nhau.
Bà Hạnh mang chuyện gia đình tâm sự với Nguyễn Thị Yến (41 tuổi) đồng thời bày tỏ ý định muốn tìm người đánh ông Tuấn cho hả giận. Yến gọi điện vào trại giam Xuân Lộc nhờ Hoàng giúp đỡ. Nhận lời người yêu, Hoàng Nổ điều Nguyễn Hữu Tuấn (tức Tuấn "Ba Chay” 33 tuổi) từ Hải Phòng vào TP Vũng Tàu gặp bà Hạnh nhận "hợp đồng" với giá 20 triệu.
Khoảng 19h ngày 11/4/2011, khi phát hiện ông Đoàn Anh Tuấn chạy xe máy đi mua thuốc tây, Tuấn “Ba Chay” bám theo đến chỗ vắng thì rút súng bắn một phát trúng đùi. Bị tấn công bất ngờ, ông Tuấn tri hô “cướp, cướp” và đuổi theo thì bị gã sát thủ bắn thêm phát nữa vào tay rồi bỏ chạy.
Le-Thi-Yen-1-4003-1390794355.jpg
Yến, người tình của Hoàng "Nổ". Ảnh: Xuân Mai
Nạn nhân tiếp tục tri hô, nắm cản xe kéo lại rồi khiêng chậu hoa ném theo Tuấn "Ba Chay" nhưng không trúng. Được đưa đi cấp cứu sau đó, ông Tuấn không nguy hiểm đến tính mạng.
Sau khi gây án, Tuấn “Ba Chay” lên huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai ở nhờ nhà của Hoàng Văn Xường, cán bộ trại giam Xuân Lộc để lẩn tránh và nghe ngóng tình hình. Đến ngày 26/4/2011, hắn quay về TP Vũng Tàu thì bị cảnh sát bắt giữ.
Theo VKS, Hoàng “Nổ” quen biết với Tuấn “Ba Chay” là do Nguyễn Quang Tuyền (cảnh sát bảo vệ trại giam số 5, Bộ Công an) và Nguyễn Quang Hiển (cảnh sát bảo vệ trại giam Xuân Lộc) giới thiệu. Trước khi gây án, Hoàng đồng ý nhận gã sát thủ làm đàn em và hứa khi nào ra tù sẽ tạo điều kiện cho Tuấn về làm ăn chung. Hành vi của 2 cảnh sát bảo vệ này bị Tổng cục cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Bộ Công an kỷ luật.
Nguyen-Huu-Tuan-tai-Toa-1-8135-139079435
Sát thủ Tuấn "Ba Chay". Ảnh: Xuân Mai
Đối với Hoàng Nghĩa Xường, cơ quan điều tra cho rằng, dù biết Tuấn thực hiện hành vi bắn ông Đoàn Anh Tuấn, nhưng vì cả nể và thiếu trách nhiệm nên cựu cán bộ trại giam đã không tố giác. Hành vi này có dấu hiệu của tội Che giấu tội phạm, song vì có nhân thân tốt, nhiều năm cống hiến cho ngành, khi thực hiện hành vi phạm tội một phần sợ bị trả thù nên Xường chỉ bị tước danh hiệu Công an Nhân dân.
Dự kiến, chiều muộn tòa sẽ tuyên án.
Xuân Mai

Tài xế xe khách hất cảnh sát giao thông lên nắp capô

Không chịu dừng xe khi có tín hiệu kiểm tra, Trung đi thẳng, hất một cảnh sát giao thông lên nắp capô và chạy một đoạn dài.
Sáng 26/1, một chiếc chở khách quá tải, hướng từ Hà Nội về Nam Định đi qua chốt giao thông. Tại đây, Thiếu tá Nguyễn Long thuộc phòng CSGT tỉnh Nam Định ra tín hiệu dừng xe kiểm tra hành chính nhưng tài xế Trần Khắc Trung (45 tuổi, ở Trần Nhân Tông, thành phố Nam Định) không chấp hành mà tiếp tục cho xe chạy thẳng.



Thấy vậy, Thượng úy Đỗ Thanh Cương trong tổ CSGT đi xe máy vượt lên trước rồi yêu cầu tài xế xuống xe nhưng Trung vẫn đi thẳng và hất cảnh sát này lên nắp capô. Sau đó, Trung cho xe chạy tiếp, mặc cho Thượng úy Cương bám cần gạt nước. Chỉ khi người dân và công an thành phố Nam Định can thiệp, chiếc xe mới dừng lại.
Theo khai nhận, Trung từng lĩnh án 3 năm tù về tội cố ý gây thương tích.


Nguồn Zing News


Nguồn Zing News

Huyền Như nhận án chung thân, bồi thường số tiền chiếm đoạt

Ngày 27/1, tòa đã tuyên phạt Huyền Như mức án chung thân, đồng thời bác bỏ quan điểm của nhiều luật sư yêu cầu Vietinbank phải có trách nhiệm bồi thường số tiền đã bị chiếm đoạt.

Hơn 8h, Huỳnh Thị Huyền Như và các bị cáo được đưa đến tòa. Trong chiếc áo sơ mi màu xanh nhạt, Huyền Như vẻ căng thẳng lầm lũi đi theo các cán bộ dẫn giải vào phòng chờ. Cô luôn cúi đầu để né ống kính của phóng viên. Tuy là ngày cuối năm nhưng sân tòa vẫn khá nhiều người đến dự.
Huyen-Nhu-ngay-tuyen-an-ok.jpg
Huyền Như được dẫn giải đến tòa sáng nay. Ảnh: Hải Duyên.
Bản án của TAND TP HCM nêu, năm 2007, Như vay trên 200 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức cá nhân với lãi suất cao để đầu tư kinh doanh bất động sản ở nhiều tỉnh thành. Từ năm 2010, do việc kinh doanh thua lỗ, mất khả năng trả nợ, Như đã lợi dụng quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ giả danh Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP HCM huy động tiền của các ngân hàng, nhiều công ty và cá nhân rồi chiếm đoạt 4.000 tỷ đồng.
Việc VKS truy tố Huỳnh Thị Huyền Như về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan tổ chức tòa nhận định là đúng người đúng tội, đúng pháp luật. Như đã đưa ra mức lãi suất huy động cao để dụ các tổ chức, cá nhân sau đó liều lĩnh thực hiện hàng loạt hành vi gian dối như làm giả 8 con dấu của các đơn vị, giả chữ ký và lừa luôn cả lãnh đạo Vietinbank để che giấu mức lãi suất ngoài hợp đồng với các đơn vị, cá nhân này. Lợi dụng sự sơ hở của cán bộ Vietinbank, Như đã chiếm đoạt số tiền rất lớn của 3 ngân hàng, 9 công ty và 3 cá nhân. 
Theo tòa, dù Như phạm tội khi đang mang thai và đang nuôi con nhỏ nhưng hành vi đặc biệt nghiêm trọng, số tiền bị cáo chiếm đoạt đặc biệt lớn... nên cần thiết áp dụng mức án chung thân về tội lừa đảo. Ngoài ra, Như còn bị phạt 6 năm tù về tội Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức. Tổng hợp hình phạt bị cáo phải thi hành là chung thân.
Với vai trò giúp sức đắc lực cho Như thực hiện hành vi lừa đảo của mình, Võ Anh Tuấn (nguyên phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) nhận mức án 20 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo tòa, dù Vietinbank Nhà Bè không hề huy động vốn của khách hàng nhưng Tuấn vẫn ký vào các giấy xác nhận để cho Như dùng đi lừa chiếm đoạt 80 tỷ đồng của Công ty dầu khí Thái Bình Dương. Ngoài ra, Tuấn còn ra Hà Nội cùng Như đàm phán để huy động 1.600 tỷ đồng số tiền của 3 công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên rồi chiếm đoạt.
Tuyen-an-vu-huyen-nhu-1-ok-4800-13907894
Theo đề nghị của VKS, Huyền Như và Võ Anh Tuấn phải chịu mức án tù chung thân. Ảnh:Hải Duyên. 
Về phần trách nhiệm dân sự, tòa bác bỏ quan điểm của các luật sư cho rằng hợp đồng tiền gửi với ngân hàng này là thật và buộc Vietinbank phải có trách nhiệm bồi thường
Trước đó, hôm 22/1, được nói lời sau cùng, Huyền Như nức nở, cho biết, trong suốt 2 năm bị tạm giam cảm thấy rất ân hận trước lỗi lầm gây ra với người thân, bạn bè, đồng nghiệp. "Dù đã muộn, bị cáo cũng xin nói lời tạ lỗi đến các bị cáo khác đang ngồi trước tòa và phải đối diện với trách nhiệm hình sự rất lớn. Bị cáo đã làm liên lụy mọi người, gây ảnh hưởng gia đình và Ngân hàng Công thương", Như nói và xin HĐXX chiếu cố cho anh em đồng nghiệp đã bị mình lợi dụng lòng tin mà phạm tội.
Như cũng xin lỗi chị gái Huỳnh Mỹ Hạnh và những người đang bị kết tội giúp sức cho mình lừa đảo, cũng chỉ vì đã quá tin tưởng mình và mong toà khoan hồng cho những người này. "Bị cáo biết mình phạm sai lầm lớn, bị cáo phải chịu trách nhiệm không thể chối bỏ. Cũng vì sai lầm của mình mà bị cáo khiến con phải theo mẹ vào trại giam từ khi còn trong bụng. Mong HĐXX cho bị cáo được hưởng khoan hồng để sớm trở về với con và làm lại cuộc đời, để cống hiến và khắc phục lỗi lầm đã gây ra", Huyền Như nức nở và không quên "xin toà cho hưởng mức án có thời hạn".
Tên bị cáoTội danhMức án 
Huỳnh Thị Huyền NhưLừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chứcTù chung thân
Võ Anh TuấnLừa đảo chiếm đoạt tài sản20 năm
Huỳnh Mỹ HạnhLừa đảo chiếm đoạt tài sản14 năm
Nguyễn Thị LànhLừa đảo chiếm đoạt tài sản và Cho vay nặng lãi9 năm
Trần Thị Tố QuyênLừa đảo chiếm đoạt tài sản14 năm
Đào Thị Tuyết DungLừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cho vay nặng lãi12 năm
Phạm Anh TuấnLợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ14 năm
Trần Thanh ThanhVi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng10 năm 
Phạm Thị Tuyết AnhVi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng15 năm 
Tống Nguyên DũngVi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng15 năm
Bùi Ngọc QuyênVi phạm quy định cho vay trong hoạt  động của tổ chức tín dụng14 năm
                                                   
Hoàng Hương Giang
Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng8 năm tù
Đòan Lê DuVi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng17 năm tù
Vũ Nguyễn Xuân TiênVi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng11 năm tù
Huỳnh Trung ChíVi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng15 năm tù
Nguyễn Thị Phúc NgânVi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng15 năm tù
Huỳnh Hữu DanhVi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng17 năm tù
Lương Thị Việt YênThiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng7 năm tù
Hồ Hải SỹVi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng6 năm
Lê Thị Ngọc LợiVi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng4 năm
Nguyễn Thiên LýCho vay nặng lãi2 năm tù, tổng hợp hình phạt bản án trước đó là 6 năm tù.
Hùng Mỹ PhươngCho vay nặng lãi2 năm 2 tháng 10 ngày tù, trả tự do.
Phạm Văn ChíCho vay nặng lãi1 năm tù cho hưởng án treo.
Hải Duyên 

Vụ 229kg heroin lọt qua sân bay Tân Sơn Nhất vẫn chưa có đáp án

600 bánh heroin lọt qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hồi giữa tháng 11/2013 và sau đó bị phía Đài Loan-Trung Quốc bắt giữ ngay tại sân bay.

Nhiều câu hỏi đặt ra cho phía các cơ quan chức năng, có thể nói là “dày đặc” tại cửa khẩu, với hệ thống máy móc hiện đại loại bậc nhất hiện nay nhưng vẫn để “lọt” lô hàng ma túy khủng, đến nay vẫn chưa có câu trả lời và cũng chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra chịu trách nhiệm?
Vụ để “lọt” lô hàng khủng này, phía hải quan thì bảo, hệ thống máy soi chiếu là thuộc an ninh sân bay, hải quan làm đúng quy trình. Còn chiếc máy soi chiếu trị giá hàng triệu USD - thuộc loại hiện đại nhất - lại bị “hỏng” đúng lúc lô hàng 600 bánh heroin thông quan?
Chiếc máy soi chiếu được biết đến khi nó “đột quỵ” đúng lúc lô hàng 600 bánh heroin do Cty TNHH giao nhận và vận tải Long Vân (TPHCM) gửi đi Đài Loan, cất giấu trong 12 thùng loa. Chiếc máy soi chiếu này được Cty TNHH dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (gọi tắt là TCS) nhập khẩu về từ năm 2011, với giá “khủng” 1,2 triệu USD (tương đương 25 tỉ đồng).
Máy soi triệu đô không hoạt động khi lô hàng ma túy cực lớn gửi ra nước ngoài. Ảnh: P.B
Máy soi triệu đô không hoạt động khi lô hàng ma túy cực lớn gửi ra nước ngoài. Ảnh: P.B
Tìm hiểu về chiếc máy soi, vào năm 2011 TCS được đầu tư hàng trăm tỉ đồng và đã chi 1,2 triệu USD mua máy soi chiếu hàng hóa (XR1), lắp đặt tại kho hàng của TCS - số 46 đường Hậu Giang, phường 4, quận Tân Bình, TPHCM (sát bên sân bay). Bên cạnh việc lắp đặt chiếc máy soi chiếu hiện đại này, TCS còn chi số tiền lớn để mua hệ thống quản lý bằng phần mềm từ nước ngoài, nhưng nó không hoạt động khi lô hàng ma túy gửi đi, mà phải dùng máy soi khác.
Ngay sau khi vụ để “lọt” lô hàng ma túy qua cửa khẩu, Cơ quan CSĐT (C47) - Bộ Công an đã cử tổ công tác sang Đài Loan tìm hiểu điều tra “đường đi trót lọt” của lô hàng ma túy khi qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, liên quan đến trách nhiệm của cơ quan, cơn vị, cá nhân nào (?) thì đến nay vẫn chưa có kết quả mà dư luận đang mong chờ.
Trong khi đó, ông Trần Mã Thông - Cục phó Cục Hải quan TPHCM, người đại diện Cục Hải quan TPHCM - đã từng phát biểu là hải quan cũng phải chờ cơ quan điều tra kết luận, mới có thể xử lý trách nhiệm của hải quan để “lọt” lô hàng ma túy cực lớn này.
Lô hàng 12 thùng loa, chứa 600 bánh heroin - theo ông Thông - thời gian đăng ký xuất khẩu lô hàng này là 12h trưa 15.11.2013, thời gian thông quan là 15h39 chiều cùng ngày và thời gian xuất khẩu là gần 0h rạng sáng 17.11.2013; lô hàng lên chuyến bay số hiệu CI5886 của Hãng hàng không China Airlines.
Tuy nhiên, ông Thông cho biết: ‘“Hải quan ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã làm đúng quy trình, hết trách nhiệm. Do làm đúng quy trình nên chúng tôi chưa kỷ luật ai. Việc này Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo điều tra. Khi nào có kết quả điều tra, khi đó xác định cá nhân, bộ phận nào sai thì chúng tôi sẽ cương quyết xử lý”.
Một diễn biến mới nhất, khi phía an ninh sân bay soi chiếu, người quản lý máy có phát hiện nhiều “vật lạ” chứa trong 12 thùng loa, song lại không báo cáo cho lãnh đạo mà người này vẫn cho thông qua. Điều dư luận đặc biệt quan tâm, đó là số lượng cực lớn ma túy nhồi nhét chật kín vào 12 thùng loa là một dấu hiệu rất bất thường, dấu hiệu rất lạ, thế mà người soi máy cho rằng chỉ phát hiện “vật lạ” và không báo cáo lãnh đạo… cũng lại là một dấu hiệu bất thường vậy! Vậy mà cho đến nay, dư luận vẫn đang phải chờ câu trả lời chính thức từ phía cơ quan điều tra và những ai có trách nhiệm phải chịu xử lý trong vụ để “lọt” lô hàng ma túy cực lớn này!

Thầy giáo bị tố cho nữ sinh uống bia rồi cưỡng dâm tại nhà

Đến nhà thầy để chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cháu N. đã bị thầy Th. cưỡng dâm ngay tại nhà.

Những ngày qua, dư luận tại xã Kim Chung (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đang xôn xao về vụ thầy giáo Phạm Gia Th. (SN 1965, thường trú tại xã Vân Canh, Hoài Đức), là giáo viên dạy thể dục tại trường THCS Kim Chung giở trò đồi bại với nữ sinh lớp 8 trong trường.
Trao đổi với chúng tôi, anh Phạm Đình H. (SN 1977, thường trú tại Kim Chung, Hoài Đức), bố của cháu P.T. N. (SN 2000), nạn nhân vụ việc cho biết:
"Sự việc được phát hiện vào hôm 7/1, sau khi có cuộc gọi đến, do mới bị cấm sử dụng điện thoại nên cháu N. bỏ đi và để máy ở nhà.
Tìm mãi con không thấy đâu, chúng tôi ra báo công an xã. Sau khi kiểm tra điện thoại thì công an phát hiện một số tin nhắn có nội dung như của vợ chồng nhắn cho nhau với những biệt danh riêng chứ không có tên cụ thể.
Cả nhà hốt hoảng tiếp tục đi tìm cả đêm nhưng không thấy N. đâu, đến sáng hôm sau thì phát hiện cháu ngủ ngay bên cạnh nhà bà ngoại.
Khi cháu vừa về thì mấy anh công an xã có mặt để hỏi chuyện và cháu cho biết những tin nhắn đó do thầy Th., giáo viên dạy thể dục của trường nhắn cho.
Khi cháu khai báo lại sự việc với công an thì gia đình mới biết chuyện con gái mình bị thầy giáo hãm hại nhiều lần...", anh H. chua chát kể.
Anh Phạm Đình H., bố của nạn nhân đang chia sẻ lại câu chuyện.
Anh Phạm Đình H., bố của nạn nhân đang chia sẻ lại câu chuyện.
Cũng theo anh H., qua lời kể của cháu N. thì vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2012, lớp có tổ chức đến nhà riêng của gia đình thầy Th. để chúc mừng. Khi học sinh đến thì thầy Th. cho uống bia và cocacola.
Sau đó, thầy Th. bảo con mình dẫn các anh chị lên gác nghỉ. Khi còn lại 3 học sinh thì thầy Th. đã giở trò đồi bại với nữ sinh N. Cháu N. cũng khai với công an, trước khi bị phát hiện thì thầy Th. còn ép cháu thực hiện hành vi đồi bại vài lần ở một số chỗ khác...
"Vì cháu còn nhỏ tuổi, chưa biết suy nghĩ mà thầy thì thường xuyên dọa sẽ đuổi học, sẽ cho điểm thấp nếu nói ra nên có lẽ cháu hoảng sợ không dám nói, kể cả với gia đình...", anh H. cho hay.
Theo anh H., từ hơn một năm qua, con gái anh đã có những biểu hiện lo lắng, hoảng sợ nhưng gia đình không nghĩ chuyện lại đến mức như vậy.
"Lúc nào cháu cũng có vẻ lo lắng, hoảng sợ, thậm chí các cô giáo dạy trên lớp cũng nói với gia đình nhưng không thể ngờ là cháu lại có thể bị thầy giáo hãm hại đến mức như vậy... Sau khi sự việc được phát giác, các thầy cô giáo trong trường cũng đến động viên, an ủi và cháu đã đi học trở lại nhưng khi tiếp xúc với người lạ thì vẫn còn rất sợ sệt...", anh H. chia sẻ.
Anh H. cũng cho biết thêm, sau khi sự việc xảy ra, gia đình thầy giáo Th. đã không ít lần đến nhà anh chị để xin lỗi về những hành vi đồi bại đó.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Bá Hoàn, Trưởng công an xã Kim Chung (Hoài Đức, Hà Nội) xác nhận về thông tin vụ việc xảy ra đối với cháu N.
Tuy nhiên, theo ông Hoàn, công an xã chỉ nắm thông tin ban đầu do cháu khai còn vụ việc sau đó đã được chuyển lên công an huyện điều tra, làm rõ.

10 container hàng nhập lậu từ Trung Quốc được thông quan VICT

Có 90% mặt hàng nhập lậu từ Trung Quốc không có trong tờ kê khai hải quan của 10 container đã được thông quan bị các cơ quan chức năng bắt giữ, kiểm tra. Sự việc một lần nữa khiến nhiều người bàng hoàng vì không hiểu vì sao với số lượng hàng giả lớn như thế vẫn được thông quan.
10 container hàng nhập lậu từ Trung Quốc được thông quan VICT - Ảnh 1
Các cơ quan chức năng tiến hành kiểm đếm lô hàng trên 10 container.
Ngày 8/1, Phòng cảnh sát kinh tế (PC46) công an TP.HCM đã phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM tiến hành kiểm kê lô hàng gồm 10 container 40 feet đã bị tạm giữ trước đó. Kết quả kiểm tra cho thấy hàng loạt sản phẩm trong lô hàng này không có trong tờ khai hải quan nhập khẩu, nhiều mặt hàng nghi giả nguồn gốc xuất xứ. Theo một nguồn tin cho biết, 10 container hàng nói trên là do nhà xe Tuấn Hiệp vận chuyển đã được Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 cho thông quan.
Theo kết quả kiểm tra 2 container ban đầu cho thấy lượng hàng hóa rất đa dạng gồm: Thiết bị loa, đèn led, văn phòng phẩm, máy móc ngành dệt may, dụng cụ trang trí phục vụ tết (bánh pháo điện, giấy dán trang trí), đồ gia dụng... Trong đó, có 90% mặt hàng không hề được kê trong tờ khai hải quan nhập khẩu.
Trên tờ khai hải quan cho thấy, các công ty thực hiện nhập khẩu số hàng hóa trên gồm Công ty TNHH Tân Nhựt Huy Vĩnh Đạt (quận 11) và Công ty TNHH TM-XNK Nhất Minh (quận 6). Thế nhưng, dù đã bị tạm giữ từ đêm 30/12, nhưng đến ngày 8/1, PC46 và lực lượng QLTT TP.HCM mới tiến hành kiểm đếm hàng hóa vì không có bất cứ ai đứng ra nhận là chủ hàng. Cho đến nay, vẫn chưa ai biết chủ lô hàng là ai. Đơn vị trực tiếp vận chuyển lô hàng này là nhà xe Tuấn Hiệp cũng trả lời không hề biết chủ hàng là ai.
Liên quan đến hai công ty nói trên trong tờ khai hải quan, các cơ quan chức năng đã gửi thư mời nhưng cho đến thời điểm này cả hai công ty nhập khẩu vẫn chưa xuất hiện. Trong khi, trên bao bì các kiện hàng ghi rất rõ những thông tin, số điện thoại của người nhận hàng. Được biết, lô hàng nhập lậu nói trên do hai cán bộ kiểm hóa, giám sát cho thông quan là ông Hoàng Trường Thọ và Nguyễn Phước Tường, nhân viên hải quan cảng khu vực cảng VICT (cảng Sài Gòn KV3).
Một đại diện Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3, đơn vị trực tiếp phụ trách cảng VICT cho biết, lô hàng 10 container là PC46 và Chi cục QLTT TP.HCM bắt giữ được doanh nghiệp khai báo hải quan là nhập khẩu hàng bách hóa. Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 đã kiểm tra thực tế hàng hóa. Tỉ lệ kiểm tra là 5% ở tất cả các container. Cán bộ hải quan kiểm tra cho biết lô hàng đúng như khai báo trên tờ khai nên đã được thông quan. Điều đáng nói là ngoài 10 container hàng nhập lậu đã bị tạm giữ, lô hàng hiện vẫn còn 4 container đang nằm trong cảng nhưng doanh nghiệp nhập khẩu chưa khai báo hải quan. 
Lô hàng có giá trị hàng chục tỷ đồng
Một đại diện PC46 chia sẻ, bản thân chúng tôi cũng bất ngờ khi chứng kiến cảnh 10 container "hùng dũng" ra khỏi cảng, sau đó tập kết lại để chờ đưa hàng vào thành phố tiêu thụ. Số hàng này đều được nhập khẩu từ Trung Quốc "đổ bộ" vào thành phố nhằm tiêu thụ trong dịp tết. Theo dự định ban đầu, việc kiểm đếm lô hàng phải mất 5 ngày mới biết chính xác số lượng, giá trị hàng nhập lậu. Theo ước tính của cơ quan chức năng giá trị lô hàng lên tới hàng chục tỷ đồng.
THƠ TRỊNH

“Đại án” ngân hàng: Đạo đức thua ma lực đồng tiền?

Từ những vụ đại án trong ngành ngân hàng (NH) được phanh phui như vụ Bầu Kiên, “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như, hay hàng loạt cán bộ cấp cao Ngân hàng sa lưới… khiến dư luận bàng hoàng, phẫn nộ.
Dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng chuyện đào tạo cán bộ NH đang bị bỏ lỏng nên mới dẫn tới chuyện cán bộ bòn rút hàng ngàn tỷ đồng, lừa đảo hàng chục khách hàng trong một thời gian dài mà NH không hề hay biết?
Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, đào tạo nhân lực cho ngành NH, bà Đào Chân Phương - Giám đốc Đào tạo Viện Nhân lực ngân hàng tài chính (BITC) nhìn nhận, nguyên nhân không đơn thuần từ ma lực đồng tiền quá mạnh hay rủi ro tín dụng mà chính là do lổ hỏng đạo đức nghề, rủi ro quy trình vận hành của các nhà băng.
Hình ảnh hàng loạt cán bộ NH từ cấp cao tới nhân viên “quèn” bị rơi vào vòng lao lý, phạm tội… gợi cho bà những suy nghĩ gì?
Đứng ở vị trí người đào tạo nhân lực cho ngành NH, chắc chắn sẽ không ai vui với những hình ảnh, tin tức đó.
Đội ngũ nhân lực NH đã cơ bản đáp ứng được sự phát triển của ngành trong thời gian qua, song nhìn nhận một cách khách quan thì chất lượng nguồn nhân lực còn chưa cao. Hoạt động NH bản chất của nó đã mang nhiều rủi ro, lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn. Ngay khi trên ghế nhà trường sinh viên đều đã được giáo dục điều này nhưng vì sao vẫn có người mắc lỗi, phạm tội? Vì lợi nhuận bao giờ cũng là điều cuốn hút nhất. Cộng với sức ép chỉ tiêu từ các cổ đông nên dù tăng trưởng ra sao thì mục tiêu kinh doanh cuối cùng của bất kỳ nhà băng nào vẫn là lợi nhuận.
Có một thời gian dài các NH bị cuốn vào chuyện “chạy đua” tăng trưởng tín dụng để đạt chỉ tiêu, vì thế đã có phần sao nhãng việc đào tạo đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật tuân thủ cho nhân viên.
Và khi vào làm việc dù được đào tạo lại, song chủ yếu vẫn chỉ là đào tạo những kiến thức sơ đẳng, phổ biến văn bản quy định mà chưa chú trọng tới đào tạo đạo đức nghề, văn hóa tuân thủ. Chính vì vậy, dẫn tới những cách hiểu sai lệch, coi nghề này là nghề “hái ra tiền”, nghề “cổ cồn trắng” với mức thu nhập khủng…
Rõ ràng, những hành vi phạm tội trong các NH có thể ngăn chặn ngay từ đầu nếu môi trường xung quanh là “sạch”, không ai cho phép và dung thứ những hành vi phạm tội, lừa đảo đó. Khi không được đào tạo về nhận thức nghề nghiệp, lại đối diện với ma lực đồng tiền, hệ thống quản trị rủi ro vận hành lỏng lẻo, tất yếu nhiều người sẽ dễ dàng nảy sinh lòng tham và sa chân phạm luật lúc nào không hay.
Hối hả chạy theo chỉ tiêu, ma lực đồng tiền nhiều cán bộ ngân hàng quên đạo đức nghề, sa chân, mắc cạn vào lao lý. Ảnh minh họa)
Với kinh nghiệm tư vấn cho các ngân hàng thương mại, theo bà các nhà băng cần làm gì để “bịt” lỗ hỏng quản trị?
Đây quả thực là câu hỏi rộng và khó. Với kinh nghiệm làm tư vấn cho các NH, tôi cho rằng ngoài chuyện đào tạo ra thì hoạt động NH luôn chứa đựng rủi ro vận hành, bao gồm ý thức, quy trình vận hành. Nhưng quy trình là do con người làm ra, thực hiện thì kiểu gì cũng có sai sót. Nếu thực hiện quy trình lỗi hậu quả sẽ là rất lớn.
Ở điểm này cần nhìn nhận, quy trình quản lý rủi ro nói chung và rủi ro vận hành nói riêng tại các nhà băng đã được coi trọng đúng mực hay chưa? Theo tôi, cấp thiết phải nâng cao tính hiệu quả của bộ phận kiểm soát độc lập, ban kiểm soát trong NH… Ngay cả những cán bộ trong các bộ phận này cũng cần được đào tạo lại kỹ năng nhận biết các mắt xích yếu của quy trình; học cách xử lý tình huống tại chỗ rồi mới đề xuất ngừa rủi ro bền vững được.
Trong các chương trình đào tạo của BITC, quan điểm của chúng tôi là luôn đưa ra bức tranh tổng thể, giảng dạy cho sinh viên biết rủi ro của ngành NH là gì chứ không đơn thuần chỉ là rủi ro tín dụng. Vì thực tế mọi câu chuyện cá nhân cán bộ NH phạm tội, rơi vào vòng lao lý thời gian qua cho thấy nguyên nhân chính là rủi ro vận hành, đạo đức nghề nghiệp.
Cái khó hơn, ở đây là câu chuyện “con gà quả trứng”, nên cần sự cam kết, định hướng rõ ràng và quyết liệt từ Hội đồng quản trị NH. Họ phải tách bạch được câu chuyện tăng trưởng và chấp nhận khẩu vị rủi ro tới đâu là phù hợp nhất, có chấp nhận rủi ro để đạt được lợi nhuận bằng mọi giá hay không…. Khi đã xác định khẩu vị của NH mình ở mức độ nào, có chủ trương nhất quán thì việc triển khai từ trên xuống dưới trong hệ thống sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Ngành NH đang trải qua giai đoạn kinh doanh khó khăn và cả những lùm xùm tai tiếng khi hàng loạt vụ đại án, tham nhũng… được khui ra. Liệu năm 2014 ngân hàng có còn là lĩnh vực nóng thưa bà?
Đúng là ngành NH vừa trải qua một năm kinh doanh khó khăn và 2-3 năm qua các NH đã cơ cấu lại, tinh giản lại bộ máy khá nhiều. Nhưng tôi cảm nhận, vẫn có rất nhiều sinh viên thích ngành, lựa chọn lĩnh vực tài chính – NH làm ngành học mình theo đuổi. Thậm chí, nhiều sinh viên không học NH ra nhưng vẫn muốn thi tuyển vào làm NH. Điều này cho thấy triển vọng của ngành vẫn còn rất lớn.
Xáo trộn mạnh nhất chính là sự sàng lọc nhân lực để bộ máy vận hành chuyên nghiệp, tốt nhất có thể. Sàn lọc nhưng các nhà băng sẽ vẫn tuyển mới để đảm bảo 1 lượng nhân sự tối thiểu cho ngân  hàng vận hành tốt. Vì thế trong năm 2014 số lượng nhân lực NH sẽ không giảm đi nhiều
Còn tới năm 2015 khi hoàn tất quá trình tái cơ cấu hệ thống NH, số lượng nhà băng ở khối thương mại cổ phần sẽ giảm đi, nhiều NH đi về hướng chuyên môn hóa, cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới việc tuyển mới nhân lực, nhưng không nhiều.
Trường Giang

Tự đập đầu chảy máu để "báo án giả"

19 giờ ngày 15-1, CATP Pleiku, Gia Lai nhận được tin báo về một vụ cướp tài sản xảy ra tại khu vực dốc Hàm Rồng (xã Chư H'Drông, TP Pleiku).
Người báo tin là Hồ Sỹ Hiếu (1986, trú tổ 13, P. Yên Đỗ, TP Pleiku) - lái xe của Cty TNHH Vinh Hoàng (trụ sở tại 41 - Đinh Tiên Hoàng, TP Pleiku).

Với giọng hớt hải và vết thương rách dài chảy máu trên trán, loang lổ xuống áo, Hiếu run rẩy cúi mặt than thở: “Giờ em không biết kiếm đâu ra tiền để đền cho Cty đây!". Sau một hồi được động viên, an ủi, Hiếu trình báo: chiều 15-1, Hiếu một mình điều khiển ô-tô BKS 81C-04773 chở 10 tấn phân Urê của Cty vào bán cho một đại lý ở địa bàn H. Chư Prông. Đồng thời, Hiếu nhận 88 triệu đồng của khách hàng trả cho Cty rồi quay xe về TP Pleiku. Tuy nhiên, 18 giờ cùng ngày, khi đến khu vực dốc Hàm Rồng thì Hiếu bất ngờ bị 3 thanh niên đi trên một chiếc xe máy hiệu Sirius không rõ BKS chặn đường. Một trong 3 thanh niên dùng vật cứng tấn công vào đầu làm Hiếu bị thương rồi cướp toàn bộ 88 triệu đồng.
Hồ Sỹ Hiếu với vết thương tự mình gây nên.

Ngay sau khi nhận được tin báo, xác định tính chất nghiêm trọng của sự việc, CATP Pleiku đã cử Đội CSĐTTPVTTXH xuống hiện trường tiến hành điều tra. Tuy nhiên, dù thời điểm xảy ra vụ cướp như bị hại trình báo có rất nhiều người và phương tiện qua lại khu vực dốc Hàm Rồng nhưng qua tiếp xúc, các ĐTV, TS gặp khó vì không ai cung cấp được thông tin về sự việc xảy ra. Điều đó khiến các ĐTV nghi ngờ về một vụ cướp được dàn dựng mà chính Hiếu vừa là chủ mưu vừa đóng vai nạn nhân. Tiến hành thu thập, xác minh nhân thân của Hồ Sỹ Hiếu, các TS, ĐTV biết hiện Hiếu có nhiều biểu hiện liên quan đến nợ nần cờ bạc. Lập tức các ĐTV tiến hành làm việc với Hiếu và trước những chứng cứ không thể chối cãi, đến gần 23 giờ cùng ngày, Hiếu phải thú nhận: vụ cướp là do Hiếu dàn dựng.

Theo lời khai của Hiếu, do đang nợ một số tiền khá lớn và liên tục bị các chủ nợ thúc ép vào những ngày cuối năm, chưa biết đào đâu ra tiền để trả thì chiều 15-1, Hiếu được Cty giao chở phân đi bán. Khi cầm số tiền lớn của Cty, Hiếu nảy sinh ý định tạo hiện trường giả bị cướp tài sản nhằm chiếm đoạt. Đến dốc Hàm Rồng, Hiếu xuống xe, nhìn trước ngó sau không thấy ai, liền đập đầu mình vào thành xe cái bốp nhưng vẫn chưa thấy chảy máu. Dù đau điếng người nhưng nghĩ đến việc chiếm đoạt số tiền lớn, Hiếu lùi lại, lấy đà húc mạnh đầu vào thành xe và lần này thì trán rách một đường dài, máu chảy loang lổ. Đứng dậy, Hiếu quệt máu trên trán xuống rồi bôi vào áo quần của mình như vừa mới bị đánh xong. Sau đó, Hiếu cầm bọc tiền 88 triệu đồng giấu vào một bãi rác ven đường gần khu vực dốc Hàm Rồng, rồi điều khiển xe về TP Pleiku.
Tự tin rằng vở kịch của mình quá hoàn hảo và dễ dàng qua mắt CQĐT, Hiếu đến CATP Pleiku trình báo nội dung vụ việc mình bị cướp với vẻ mặt thê lương. Thế nhưng, chỉ sau vài tiếng đồng hồ điều tra, xác minh, CQĐT đã "hạ màn" vở kịch theo cách bất ngờ nhất đối với "đạo diễn” Hồ Sỹ Hiếu. Ngay trong tối 15-1, CATP Pleiku đã thu hồi 88 triệu đồng trao trả cho Cty TNHH Vinh Hoàng. Với vết thương băng bó trên trán, Hiếu vẫn chưa hết đau đớn, cúi đầu lí nhí: Thiệt là không có cái dại nào giống cái dại này!
Theo Cadn

Giả danh cán bộ Bộ Công an lừa đảo người nhẹ dạ

Tự nhận là cán bộ làm việc tại Bộ Công an và đang thụ lý điều tra vụ án cha ông H, Công đã lừa đảo chiếm đoạt 15 triệu đồng của người này.
Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận Tân Bình, TP.HCM, xác nhận vừa bắt giữ Nguyễn Quang Công (SN 1980, ngụ tỉnh Quảng Ngãi, tạm trú phường 11, quận Tân Bình) là đối tượng giả danh cán bộ của Bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một người dân cả tin.
Đối tượng Nguyễn Quang Công.
Công quen với anh họ của ông N.L.T.H (SN 1982, ngụ quận Bình Tân) và từ mối quan hệ này hai người biết nhau. Trong một lần ngồi nhậu tại một quán trên đường Nhất Chi Mai, quận Tân Bình, ông H. có kể cho Công nghe về cái chết có nhiều khuất tất của người cha là ông N.T.X tại tỉnh Lâm Đồng. Ông H. đã làm đơn yêu cầu Bộ Công an điều tra nhưng đến nay vẫn chưa thấy tiến triển gì. 
Nghe xong, Công giới thiệu mình là cán bộ của Phòng nghiệp vụ số 6, Cục Cảnh sát hình sự (C45), Bộ công an phía Nam và “trùng hợp” là Công cũng đang thụ lý điều tra vụ việc cha ông H. Công nói ngày 7/1/2014 sẽ có tổ công tác đi Lâm Đồng điều tra vụ này, đề nghị ông H. hỗ trợ chi phí đi lại. 
Không mảy may nghi ngờ, ông H. nhờ Công giúp đỡ. Ngày 6/1, Công chủ động liên lạc với ông H. đến bệnh viện Thống Nhất (quận Tân Bình) lấy 5 triệu đồng chi phí cho chuyến công tác. Lấy tiền xong Công ở TP.HCM tiêu xài hết nhưng lại điện thoại cho ông H. nói đang làm việc ở Lâm Đồng.

Thời gian này Công kêu ca việc điều tra vụ án gặp nhiều khó khăn cần thời gian và đề nghị ông H. đưa thêm 10 triệu để trang trải. Trong 2 ngày, 13/1 và 14/1 ông H. chuyển 2 lần với tổng cộng là 10 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng mà Công cung cấp. 

Tuy nhiên sau đó ông H. hỏi kết quả điều tra thì Công tìm cách tránh né. Biết gặp phải kẻ lừa đảo, ông H. đã trình báo sự việc đến Công an quận Tân Bình. Ngày 23/1, ông H. hẹn gặp Công tại quán cà phê ở quận Tân Bình. Khi Công vừa xuất hiện đã bị các trinh sát bắt giữ. 

Bước đầu tại cơ quan điều tra Nguyễn Quang Công đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Công an quận Tân Bình đang lập hồ sơ xử lý đối tượng này về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. 
Phương Nguyễn

Lãnh đạo Công ty thực phẩm CN Sài Gòn buôn lậu xuyên quốc gia

Ngày 24/1, nhiều lãnh đạo của Công ty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn đã bị bắt vì hành vi buôn lậu xuyên quốc gia nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của nhà nước.
Sau khi tiến hành khám xét, công an TP.HCM bắt giữ 7 đối tượng liên quan đến vụ buôn lậu trên, gồm Giám đốc Công ty CP thực phẩm công nghệ Sài Gòn (CPTPCN SG) Lê Dũng; Phó giám đốc chi nhánh Bình Đồng thuộc Công ty CPTPCN SG Nguyễn Quốc Dũng; quyền Giám đốc chi nhánh Bình Đông Phậm Tấn Đức; nhân viên Công ty CPTPCN SG Mai Khắc Trường, Lê Tiến Cường cùng đại diện Công ty Blue C.T Camuchia Trần Thị Bích Tuyền và Nguyễn Quốc Dũng (trú tại quận Tân Bình, hành nghề tự do).
 
Ngày 24/9/2013, tại cảng Cát Lái, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam đã phát hiện trên tờ khai hải quan (ngày 20/9/2013) của Công ty CPTPCN SG (trụ sở tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1) ghi tên hàng xuất khẩu tại 2 container là thuốc lá điếu trị giá hơn 23,6 tỷ đồng nhưng thực thế lại là 20.000 kg gạo trắng. Bên cạnh đó, một người của Công ty Blue C.T Campuchia vận chuyển 2 container khác gồm 2.059 thùng thuốc lá trong đó có 1.140 thùng thuốc lá hiệu Bastos và 919 thùng thuốc lá hiệu Caraven “A” vào cảng khu vực IV nhằm đánh tráo 2 container gạo nhưng bất thành. Lực lượng chức năng đã tiến hành tạm giữ số hàng hóa trên để phục vụ cho công tác điều tra.
 
Đây không phải là phi vụ buôn lậu đầu tiên của các đối tượng trên. Qua xác minh, trước đó, vào tháng 4/2013, lãnh đạo Công ty CPTPCN SG cũng đã buôn lậu được 60.000 kg gạo trắng. Theo điều tra ban đầu của lực lượng chức năng, các bị can trên thuộc tổ chức tội phạm mang tính chất xuyên quốc gia khi người trong nước cấu kết với tội phạm nước ngoài để thực hiện hành vi buôn lậu. Về bản chất thì đây là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của nhà nước. Các bị can đã thực hiện bằng cách thành lập các công ty tại nước ngoài, ký kết các hợp đồng kinh tế giả, xuất khẩu loại hàng hóa có giá trị thấp để tạo bộ hồ sơ xuất khẩu hoàn chỉnh để hoàn thuế GTGT.
 

Ngăn chặn hai băng xã hội đen thanh toán đẫm máu.

Thực hiện cao điểm tấn công tội phạm giữ bình yên cho người dân đón Tết Nguyên đán, qua nguồn tin trinh sát, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an thường trực phía Nam (C45B) kịp thời chặn đứng một vụ thanh toán do băng xã hội đen của Trần Minh Tiến, tức “Tiến con” cầm đầu, định thực hiện.

Ngăn chặn kịp thời hai băng xã hội đen thanh thoán đẫm máu 1
Đàn em của Tiến “con” lúc bị bắt về trụ sở C45B - Ảnh: H.N
Trần Minh Tiến (tức Tiến “con”, 35 tuổi, ngụ quận Đống Đa, Hà Nội), đang bị truy nã về hành vi tàng trữ súng AK và vật liệu nổ, là đàn em của Vũ Đức Thuận, tức Thuận “A-đam”, chủ vũ trường Kumho ở đường Lê Duẩn, quận 1 (TP.HCM).
Theo cơ quan công an thì Tiến “con” đang điều động đàn em từ Bắc vào, chuẩn bị hung khí thanh toán với băng nhóm của Dũng “béo”, là đàn em của Ngô Văn Long (tức Long “vàng”), người bị băng nhóm khác tạt axit vào tối 16.9.2013 trên đường Hàm Nghi, quận 1.
Không để hai băng nhóm hỗn chiến đẫm máu, ngày 21.1, hàng trăm trinh sát hình sự C45B phối hợp với Công an quận 1, Công an quận Gò Vấp tiến hành bắt và khám xét khẩn cấp nơi ở của Tiến.
Tiếp tục khám xét địa chỉ 1292A Lê Đức Thọ, phường 13 Q. Gò Vấp, các tổ trinh sát lần lượt bắt giữ các đồng phạm của Tiến “con” gồm: Lê Mạnh Hùng, 27 tuổi, ngụ quận Tây Hồ (Hà Nội) có 3 tiền án, đang trốn thi hành án; Nguyễn Văn Huân, 29 tuổi, ngụ huyện Quốc Oai (Hà Nội), đang có lệnh truy nã về hành vi cướp tài sản; Hoàng Anh Tuấn, 29 tuổi, ngụ quận Hà Đông (Hà Nội); Phùng Duy Hưng, 26 tuổi, ngụ quận Hồng Bàng (Hải Phòng); Nguyễn Hoài Nam, 37 tuổi, ngụ quận Hai Bà Trưng (Hà Nội); Đào Anh Tuấn, 28 tuổi, ngụ quận Cầu Giấy (Hà Nội); Nguyễn Hải Linh, 32 tuổi, ngụ quận Thanh Xuân (Hà Nội) và Nguyễn Ngọc Duy, 32 tuổi, ngụ quận Thanh Xuân (Hà Nội).
Tang vật thu giữ gồm 21 ĐTDĐ, 8 cuốn sổ ghi chép liên quan đến cho vay nặng lãi, 3 cái rìu, 3 dao bầu, 1 dao rựa, 1 mã tấu, 10 típ sắt dài có gắn dao ở đầu sắc nhọn và một xe ô tô du lịch biển số Hà Nội.
Ngăn chặn kịp thời hai băng xã hội đen thanh thoán đẫm máu 1
Hung khí của băng Tiến “con” bị thu giữ - Ảnh: H.N
Theo điều tra ban đầu, băng nhóm này do Tiến “con” cầm đầu, có nhiệm vụ bảo kê nhà hàng Kumho, bảo vệ cho vợ chồng Thuận “A-đam”, thâu tóm các hoạt động kinh doanh trong quán bar như giữ xe, vệ sinh trong toilet, bán trái cây núp bóng để bán ma túy, cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản và sẵn sàng thanh trừng các băng nhóm khác nếu xảy ra mâu thuẫn hoặc tranh giành lãnh địa bảo kê.
Bên cạnh việc bảo kê nhà hàng quán bar, băng của Tiến “con” còn tổ chức đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản núp bóng doanh nghiệp tư nhân cầm đồ “Thuận Phát Đạt”.
Các trinh sát phát hiện băng Tiến “con” đang mâu thuẫn gay gắt với băng do Nguyễn Trung Dũng do tranh giành bảo kê ở quán bar Kumho.
Nguyên nhân dẫn đến hai băng xã hội đen mâu thuẫn là do một đàn em của Dũng “béo” dẫn theo khoảng 30 đàn em đến vũ trường Kumho gây sự với đàn em của Tiến "con". Sau khi bị đánh, đàn em của Tiến “con” xin đại ca ứng cứu. Lập tức Tiến “con” điều động khoảng 20 đàn em tới nghinh chiến nhưng đàn em của Dũng “béo” đã rút khỏi vũ trường.
Để trả mối thù, Tiến “con” điều động đàn em từ ngoài Bắc vào, chuẩn bị hung khí để thanh trừng băng của Dũng “béo”. Tuy nhiên, cuộc thanh toán đẫm máu đã không xảy ra vì trinh sát hình sự C45B kịp thời báo cáo lãnh đạo. Được sự phê chuẩn của lãnh đạo C45B, các tổ trinh sát hình sự đồng loạt đọc lệnh bắt giữ khẩn cấp các nghi can đang ẩn náu ở quận Gò Vấp.
Hiện vụ việc đang được C45B điều tra mở rộng.
Hoài Nam

Nỗi lo tài nguyên đất nước bị bán rẻ

Sau khi Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản (Bộ TNMT) công bố tình trạng doanh nghiệp Trung Quốc đội lốt giấy phép khai khoáng của doanh nghiệp Việt Nam, TS Nguyễn Thành Sơn - Giám đốc BQL các dự án Than Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) - đánh giá tình trạng có thể còn nghiêm trọng hơn khi quy trình quản lý khai thác còn quá hời hợt.
TS Nguyễn Thành Sơn - Giám đốc BQL các dự án Than ĐBSH. Ảnh: Đất Việt
Trước đó, ngày 17/1 tại hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài nguyên - môi trường, ông Nguyễn Văn Thuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản cho biết, trong năm 2010, đã có 5.000 giấy phép khai khoáng được cấp cho khoảng 2.000 doanh nghiệp và có đến 60% doanh nghiệp đã bán giấy phép cho doanh nghiệp Trung Quốc. TS Nguyễn Thành Sơn nhận định, đây là hành vi vi phạm Luật Khoáng sản tuy nhiên, do các quy định chuyển nhượng giấy phép hoạt động khoáng sản được soạn thảo từ những người không am hiểu thực tế,  tạo kẻ hở nên dễ dàng bị lợi dụng.
 
Phân tích kỹ hơn, ông Sơn cho biết, con số 60% giấy phép bị bán là rất khiêm tốn bởi nó là loại giấy được cấp không minh bạch cho những đối tượng không có năng lực về kinh tế cũng như chuyên môn, cho những đề án được vẽ ra cho đúng tiêu chuẩn của cơ quan chức năng. Sau đó, chủ giấy phép sẽ phải tìm cách “hoàn vốn” bằng con đường dễ nhất bán cho người ngoài, cụ thể là doanh nghiệp Trung Quốc vốn sẵn sàng làm chui để qua mặt chính quyền sở tại, trốn thuế, lách luật.
 
Hậu quả tất yếu là tài nguyên khoáng sản bị bán rẻ, bị khai thác một cách vơ vét tàn bạo, và môi trường bị xâm hại. Đây được coi là hệ quả của tư duy manh mún, bán tài nguyên để tăng GDP, không quan tâm đến quy luật cung cầu, chỉ bới lên để bán “lúa non” ra nước ngoài. Mặt khác, nó còn phản ánh sự bất lực trong quản lý vi mô đến nỗi, “con voi” khoáng sản cứ liên tục chui lọt qua rất nhiều “lỗ kim”  của thuế quan, biên phòng, cảng vụ, cảnh sát biển, cảnh sát kinh tế, cảnh sát môi trường, ông Sơn nói.
 

AUDIO : Đào Văn Nghệ - Đại Tá CS tiết lộ nhiều bí mật động trời về Đảng CS

Gia đình tan nát vì ma túy

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Biên Hòa đã khởi tố bị can, bắt tạm giam vợ chồng Đỗ Thành Nghĩa (ngụ phường Trung Dũng, TP.Biên Hòa) và Mạnh Thị Kim Phượng để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Vợ chồng Đỗ Thành Nghĩa và Mạnh Thị Kim Phượng.
                  Vợ chồng Đỗ Thành Nghĩa và Mạnh Thị Kim Phượng.
Trong những lần nhậu nhẹt, được các bạn bị nghiện cho sử dụng ma túy "đá" (ma túy tổng hợp), thợ sửa xe máy Đỗ Thành Nghĩa đã dính vào con đường nghiện ngập lúc nào không hay. Để rồi từ đây, Nghĩa đã trở thành kẻ mua bán ma túy, thậm chí lôi kéo cả vợ tham gia vào việc gieo rắc "cái chết trắng".
* Từ nghiện đến bán ma túy
Sau nhiều ngày theo dõi, lúc 20 giờ ngày 7-1, lực lượng cảnh sát phòng chống ma túy Công an TP.Biên Hòa bắt quả tang Đỗ Thành Nghĩa đang bán một gói ma túy "đá" với giá 300 ngàn đồng cho con nghiện T.H. (ngụ phường Tân Phong, TP.Biên Hòa) tại căn nhà vợ chồng Nghĩa thuê ở KP.2, phường Trung Dũng. Ngay lập tức, lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở của Nghĩa được lực lượng công an tiến hành tỉ mỉ, qua đó thu giữ thêm 14 gói ma túy tổng hợp.
Tại cơ quan công an, Nghĩa khai bản thân nghiện ma túy tổng hợp từ đầu tháng 12-2013. Từ lúc nghiện ma túy, công việc sửa xe máy của Nghĩa ngày càng bê trễ, dẫn đến mất dần khách hàng, cộng thêm người vợ không nghề nghiệp, 2 con đang độ tuổi ăn học, chút ít vốn liếng dành dụm của vợ chồng Nghĩa đã dần hết sạch vì những cơn "ngáu đá" của Nghĩa và tiền trang trải cuộc sống hàng ngày của gia đình.
Để thoát khỏi cảnh túng quẫn và để có tiền thỏa mãn cơn nghiện, Nghĩa đã nảy sinh ý định mua bán ma túy kiếm lời. Nhưng Nghĩa đi gieo rắc "cái chết trắng" chỉ được một thời gian ngắn (từ ngày 15-12-2013) thì bị công an bắt, sau 7 lần mua bán ma túy cho các con nghiện.
Tại cơ quan điều tra, Nghĩa thừa nhận đã có lần đưa ma túy cho vợ đi bán cho con nghiện C.N.D. (ngụ phường Tân Mai, TP.Biên Hòa) để kiếm lời. Ngay lập tức, lệnh bắt khẩn cấp đối với Mạnh Thị Kim Phượng (vợ Nghĩa) đã được công an tiến hành.
Làm việc với công an, Phượng khai do chồng thất nghiệp, lại nghiện ngập nên cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Có lần khi chồng đi vắng, bạn nghiện gọi điện thoại cho Nghĩa hỏi mua ma túy thì Nghĩa chỉ chỗ cất giấu ma túy để Phượng lấy và mang đi bán cho con nghiện. Chỉ vì hám lợi trước mắt, vợ chồng Phượng đã có hành vi phạm pháp, để rồi cùng bị công an bắt, để lại 2 đứa con 12 tuổi và 5 tuổi cho ông bà nội chăm sóc.
* Hậu quả từ việc bất chấp pháp luật
Tuy mới vào nghề mua bán "cái chết trắng", nhưng Nghĩa rất ranh ma trong việc đối phó với sự theo dõi của cơ quan công an. Với phương châm "mua tận gốc bán tận ngọn", sau mỗi chuyến "làm ăn" trót lọt, Nghĩa kiếm được cả triệu đồng tiền lời.
Để có nguồn hàng chất lượng mà giá thấp (để hưởng lời nhiều), Nghĩa thường đến khu vực cầu Thị Nghè (quận 1, TP.Hồ Chí Minh) mua mỗi lần mua 1 bịch ma túy "đá" với giá 1,2-2 triệu đồng của một đối tượng không rõ lai lịch, rồi đem về chia thành nhiều bịch nhỏ để bán lẻ cho những người nghiện ở TP.Biên Hòa.
Ban đầu, "khách hàng" của Nghĩa chủ yếu là những người nghiện quen biết. Sau vài lần "làm ăn" trót lọt, "khách hàng" của Nghĩa ngày một đông hơn nhờ sự giới thiệu của người nghiện. Khi đã có một số lượng "khách hàng" nhất định, việc bán ma túy của Nghĩa được tiến hành tinh vi và có tổ chức bài bản hơn, việc liên hệ mua bán chỉ thông qua điện thoại. Các địa điểm mà Nghĩa chọn để bán ma túy chủ yếu là các khu chợ tập trung đông người lui tới như chợ Trung Dũng, chợ Biên Hòa...
Thiếu tá Lê Hồng Hải, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP.Biên Hòa, cho biết: "Trong số đối tượng tội phạm liên quan đến ma túy, có rất nhiều người không sử dụng ma túy. Nhưng vì hám lợi, nhiều người đã bất chấp pháp luật mà lao vào con đường mua bán ma túy để kiếm tiền lời. Hậu quả từ việc bất chấp pháp luật đã khiến nhiều người phải trả giá trước pháp luật, gia đình họ lâm vào tình cảnh ly tán. Trường hợp của vợ chồng Nghĩa là bài học đáng để mọi người suy ngẫm".
Hồng Nam

Giật nợ tín dụng đen lãi suất 300% lo tết

Những ngày cận Tết, cả DN lẫn người dân đều có nhu cầu cao về tiền. Không thể vay ngân hàng, họ buộc phải tìm đến nguồn tín dụng đen vay tạm lấy tiền trả nợ, chi tiêu nóng để được an thân mấy ngày tết rồi ôm nỗi lo vào năm mới.   

Đủ lý do đến với tín dụng đen
Anh Nguyễn Văn Hùng, giám đốc 1 DN nhỏ và vừa tại phố Nối (Hưng Yên) vừa phải đặt 2 chiếc xe 16 chỗ để vay 500 triệu đồng để lấy tiền thanh toán lương, thưởng Tết cho nhân viên.
Là DN sản xuất hàng tiêu dùng, anh Hùng cho biết bị khách hàng nợ rất nhiều tiền không chịu thanh toán, đòi ráo riết cũng không ăn thua, khiến năm hết tết đến mà DN không có tiền. Vay ngân hàng không được, chỉ còn cách tìm đến tín dụng đen, vay nóng.
Xe chở nhân viên, nghỉ Tết không dùng đến nên đem thế chấp, vay 500 triệu với lãi suất 1.500 đồng/triệu/ngày hy vọng ra ngoài Tết đòi được tiền sẽ thanh toán, lấy xe về. Với số tiền phải trả 22,5 triệu đồng/tháng, tính ra lãi suất là 4,5%/tháng.
{keywords}
"Biết là cao nhưng không còn cách nào khác chẳng lẽ lại nợ nhân viên", anh Hùng than thở?
Cuối năm, phải đáo hạn khoản vay ngân hàng 100 triệu đồng, vay mua nhà cho con, anh Minh Nghị có cửa hàng bán hoa quả tại chợ Thanh Xuân Bắc đã phải tìm đến 1 chủ cho vay tín dụng đen giật tạm.
Sau khi chắc chắn anh vay để đáo hạn ngân hàng trong vòng 3 ngày, ông chủ cho vat đã đưa ra một mức lãi suất khủng 0,4%/ngày, tương đương với 12%/tháng và 144%/năm.
Quá chát, nhưng không còn cách nào khác anh Nghị vẫn phải vay để trả nợ rồi để được ngân hàng cho vay tiếp. Anh Nghị chỉ còn biết tự tự an ủi, chỉ 3 ngày thôi và y vọng thủ tục ngân hàng làm nhanh.
Cuối năm nhiều tiểu thương tại các chợ cũng nháo nhào lo tiền để lấy hàng tích trữ, thanh toán nợ nần, vay ngân hàng không đủ điều kiện, tất cả đều tìm đến tín dụng đen.
Chị Vân, một tiểu thương ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội), cho biết gần Tết cần lấy hàng thì nhu cầu tăng cao, người vay ít thì 5 - 10 triệu đồng, người vay nhiều vài trăm triệu đồng. Ngày thường ít người vay thì lãi suất 2 - 5%/tháng, nhưng thời điểm gần cuối năm, số người cần vốn nhiều thì lãi suất lên 3 - 6%/tháng.
Không chỉ những người buôn bán, nhiều công nhân chuẩn bị về quê ăn Tết cũng đi vay nóng tín dụng đen lấy tiền.
Anh Bền và chị Uyên làm việc tại cho 1 DN tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long ( Hà Nội) cho biết, thưởng tết năm nay thấp, chỉ được 1 nửa tháng lương là 1,5 triệu đồng, 2 vợ chồng cùng con phải về quê Tuyên Quang với bố mẹ già nghèo khó.
Hết cách vvay mượn, suy đi tính lại anh chị quyết định đặt tạm "con" Wave là tài sản lớn nhất dùng để đi làm hàng ngày, vay 3 triệu đồng với lãi 2.000 đồng/triệu/ngày.
"Xe máy về quê không mang theo được, để lại phải đi gửi, chi bằng đặt tạm, ra tết xuống làm việc được lĩnh lương, lấy tiền chuộc về", anh Bền tâm sự.
Tín dụng đen quảng cáo công khai
Do nhu cầu cao nên tín dụng đen trong những ngày gần Tết bùng phát mạnh, quảng cáo tràn lan cả trên đường phố lẫn trên mạng. Thậm chí, để khuyếch trương các cơ sở này còn in các tờ rơi phát đến tận những hộ dân trên địa bàn thành phố.
{keywords}
Với cách thức hoạt động công khai, đơn giản, phục vụ 24/24h, nhiều tổ chức, tín dụng đen thu hút một lượng khách hàng đông đảo.
Vay tiền tại các địa chỉ này rất dễ, hầu như không cần điều kiện, thế chấp. Khách hàng chỉ cần mang giấy tờ photo (kèm bản gốc để đối chứng) là có thể giải ngân ngay lập tức. Thủ tục còn dễ dàng tới mức dù không phải chính chủ, khách vẫn có thể cầm đồ được miễn là có bản photo chứng minh của chủ nhân.
Để cạnh tranh, hàng loạt các trung tâm, cơ sở tín dụng đen còn nghĩ ra các chiêu trò như hỗ trợ sinh viên, người nghèo với mức giá từ 1 - 5 triệu đồng; cho vay thế chấp tài sản, cho vay không thế chấp, giảm phí lãi suất với mức giá ưu đãi, khách vẫn được sử dụng tài sản, xe...
Có một số cơ sở còn mạnh dạn quảng cáo là ngân hàng bán lẻ hàng đầu, cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng TMCP ở một số phân khúc.
Chỉ tính riêng tại Hà Nội đã có tới hàng trăm cơ sở cho vay tiền như vậy. Người dân dễ dàng nhìn thấy những tấm biển quảng cáo công khai chào mời vay tiền với lãi suất 1.500 - 2.000 đồng/triệu/ngày (tương đương 54-72%/năm).
Tuy nhiên đó chỉ là mức lãi suất thấp nhất, áp dụng với các khoản vay có tài sản thế chấp. Còn trong trường hợp chỉ có thẻ sinh viên, chứng minh thư, sổ hộ khẩu lãi suất có thể lên tới 0,8 - 1%/ngày, tương đương với 292% - 360%/năm.
Có cơ sở còn hoạt động quy mô và rầm rộ với lời quảng cáo "Là nhà phân phối cho vay tiền mặt, cung cấp dịch vụ cầm đồ hàng đầu Hà Nội". Thậm chí là khoe có nguồn vốn lên tới hàng tỷ đồng, sẽ cung cấp tài chính cho các khoản vay lớn... có nhiều văn phòng rải khắp Hà Nội.
Tín dụng đen phát triển được là dựa vào khó khăn của DN, cá nhân. Một thực tế là trong thời điểm hiện nay, khi nhiều DN, người dân gặp khó khăn thì tín dụng đen lại càng nở rộ, kiếm lời bằng những khoản vay nóng lãi suất cao và ngày càng phát triển rầm rộ với những diễn biến phức tạp, khó lường.
Theo vef.vn