Friday, October 10, 2014

“Trung Quốc chưa thể bằng Mỹ ít nhất trong 10 năm tới”

NGUYỄN THẢO-06:56 11/10/2014

BizLIVE - TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính nêu quan điểm liên quan đến báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF sử dụng thuyết sức mua tương đương để so sánh nền kinh tế hai cường quốc và đưa ra kết luận Trung Quốc soán ngôi Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới là không ổn.

Báo cáo mới nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế, Trung Quốc vừa soán ngôi Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ảnh: TL
Sức mua tương đương (Purchasing Power Parity) là một kiểu tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước, theo tỷ lệ này thì số lượng hàng hóa mua được là như nhau ở trong nước và ở nước ngoài khi chuyển đổi một đơn vị nội tệ ra ngoại tệ và ngược lại.

Sức mua tương đương giữa hai đồng tiền đơn thuần chỉ là sự so sánh mức giá hàng hóa tính bằng nội tệ và ngoại tệ ở hai nước mà không đề cập đến chi phí vận chuyển quốc tế, thuế quan…

Chiếc bánh kẹp Big Mac là một đơn vị đo lường sức mua tương đương được tạp chí The Economist xây dựng. Chỉ số Big Mac Index chính là tỷ giá hối đoái giả định giá của một chiếc Hamburger ở Mỹ bằng với giá ở quốc gia khác.

Chia sẻ với BizLIVE về thông tin này, chuyên gia tài chính TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết, việc so sánh nền kinh tế của Trung Quốc với Mỹ theo thuyết sức mua tương đương là không ổn

TS. Nguyễn Trí Hiếu lấy ví dụ, bánh kẹp Big Mac ở Mỹ được bán với giá 7 USD, nếu tính ra đồng Nhân dân tệ phải tương đương khoảng 100 Nhân dân tệ. Nhưng một người ở Trung Quốc không phải mua bánh kẹp Big Mac ở Trung Quốc với giá 100 Nhân dân tệ mà có thể chỉ phải trả 70 Nhân dân tệ.

Tương tự, một cái bánh mỳ tại Mỹ bán 1 USD, nếu quy đổi ra tiền Việt sẽ tương đương khoảng 21.000 đồng trong khi cùng miếng bánh mỳ, cùng chất lượng bán ở Việt Nam chỉ có 5.000 đồng.

"Tức là giống như đồng Nhân dân tệ, đồng Việt Nam so với đồng USD đang được định giá ở mức cao. Dùng phương pháp này để tính toán xem nền kinh tế nào là nền kinh tế lớn của thế giới là không ổn", TS. Nguyễn Trí Hiếu nói.

Theo đó, một nền kinh tế được đánh giá cao hay không, phát triển hay không phát triển yếu tố quan trọng hàng đầu là GDP. "Với chỉ số GDP, Trung Quốc chưa thể bằng Mỹ ít nhất 10 năm tới", TS Nguyễn Trí Hiếu nói.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu để định nghĩa nền kinh tế hàng đầu có nhiều yếu tố khác trong đó có hệ thống tiền tệ, hệ thống tài chính, sức sản xuất thậm chí yếu tố chính trị, xã hội... cũng không thể bỏ qua

TS. Nguyễn Trí Hiếu phân tích cụ thể trường hợp Trung Quốc, một nền kinh tế mới nổi hệ thống tài chính so với Mỹ còn rất non trẻ và hệ thống pháp luật chưa đi vào thông lệ quốc tế, vấn đề chính trị xã hội chưa ổn định trong khi Mỹ đã có hệ thống tài chính, pháp luật, chính trị đều có sự ổn định.

Thứ nhất, trong 20 năm vừa qua Trung Quốc đã đóng góp rất nhiều trong nền kinh tế toàn cầu. Vai trò của Trung Quốc là một nhà sản xuất của thế giới, điều này khiến Mỹ đã có rất nhiều hãng xưởng phải đóng cửa và chuyển công nghệ, xưởng sản xuất sang Trung Quốc để Trung Quốc sản xuất.

Song chính vai trò đó mà Trung Quốc đã gặp phải những vấn đề rất lớn. Trung Quốc vừa sản xuất và bán hàng vì vậy lệ thuộc vào khách hàng, trường hợp khách hàng là những nước trên thế giới đang chao đảo vì vấn đề khủng hoảng kinh tế hoặc vấn đề nào đó chậm mua hàng của Trung Quốc. Chính trong vai trò là nhà sản xuất của thế giới nên Trung Quốc lệ thuộc vào thế giới rất nhiều.

Thứ hai, chính vì là nhà sản sản xuất gần như phục vụ cả thế giới và hậu quả người phục vụ này đã lãnh chịu tất cả những vấn đề nảy sinh như môi trường, khí độc hại, hệ lụy về xã hội...

Nền kinh tế Trung Quốc mặc dù quy mô GDP tăng trưởng rất lớn, tổng sản lượng đứng thứ 2 thế giới nhưng người dân Trung Quốc vẫn ở trong hàng dân số thu nhập thấp của thế giới. Tăng trưởng rất mạnh về lượng nhưng thực chất người dân của họ không được hưởng.

"Trung Quốc còn phải chạy xa mới đuổi kịp nền kinh tế phát triển 100 năm là Mỹ", TS. Nguyễn Trí Hiếu khẳng định.

Trung Quốc chỉ trích Mỹ, Anonymous ủng hộ biểu tình Hồng Kông

(NLĐO) – Trung Quốc chỉ trích dữ dội cho là Mỹ ủng hộ phong trào biểu tình “Chiếm trung tâm” (Occupy Central) ở Hồng Kông. Đồng thời, nước này cũng bày tỏ sự phản đối tổ chức tin tặc Anonymous trước thông tin tổ chức này cũng ủng hộ biểu tình.

Trong bản báo cáo thường niên gửi đến Quốc hội Mỹ từ Ủy ban về Trung Quốc thuộc Quốc hội Mỹ (CECC) được công bố ngày 9-10 có nói rằng Mỹ nên tăng cường sự ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, thúc đẩy phổ thông đầu phiếu.

Ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc nói rằng Mỹ không có quyền tham gia vào các vấn đề của Hồng Kông. Ảnh: AP
 Ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc nói rằng Mỹ không có quyền tham gia vào các vấn đề của Hồng Kông. Ảnh: AP

Ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc, nói rằng Mỹ không có quyền tham gia vào các vấn đề của Hồng Kông. Đây là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. “Bản báo cáo của Mỹ bóp méo sự thật và là sự tấn công có chủ đích nhắm đến Trung Quốc. Chúng tôi vô cùng bất bình về bản báo cáo. Chúng tôi yêu cầu CECC ngưng ngay các hành động can thiệp sai trái, gây tổn hại quan hệ Mỹ-Trung. CECC cần nói và hành động thật cẩn trọng, ngừng gửi các thông điệp sai trái hoặc các hoạt động hỗ trợ bất hợp pháp khác đến phong trào “Chiếm trung tâm”.

Không chỉ mạnh mẽ lên án Mỹ, Trung Quốc còn phản đối Anonymous trước thông tin tổ chức tin tặc này ủng hộ biểu tình ở Hồng Kông. Trước đó có thông tin rằng Anonymous đe dọa sẽ tấn công phần lớn các trang mạng chính phủ của Trung Quốc và Hồng Kông, làm rò rỉ chi tiết hàng ngàn địa chỉ email cùng những bức thư quan trọng của quan chức Trung Quốc. Tổ chức tin tặc này làm thế để bày tỏ sự ủng hộ biểu tình ở Hồng Kông, muốn chính phủ không dùng hơi cay, các hành động khác chống người biểu tình.

“Nếu đấy là sự thật, nó cho thấy chính phủ Trung Quốc là nạn nhân, một trong những nước bị tin tặc tấn công. Trung Quốc luôn luôn phản đối tất cả các hoạt động tin tặc dưới mọi hình thức. Chúng tôi lên án mạnh mẽ và kiên quyết chống lại hành vi của tổ chức trên” – ông Hồng Lỗi nói.

Những trang web mà Anonymous nói sẽ tấn công tập trung vào trang web của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp…

Người biểu tình bám trụ trên đường phố trung tâm Hồng Kông ngày 10-10 Ảnh: REUTERS
 Người biểu tình bám trụ trên đường phố trung tâm Hồng Kông ngày 10-10 Ảnh: REUTERS

Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói với Reuters trong một văn bản rằng trang web của họ đã chịu nhiều cuộc tấn công tin tặc mỗi ngày từ cả trong và ngoài nước. Do đó, họ sẽ tiến hành các bước cần thiết để bảo vệ hoạt động của trang này trước bất cứ sự tấn công nào.

Trong khi đó, hưởng ứng lời kêu gọi mở cuộc tuần hành của các thủ lĩnh biểu tình sau khi chính quyền thành phố hủy bỏ đàm phán với sinh viên, hàng ngàn người lại tập trung tại trung tâm Hồng Kông hôm 10-10 để tiếp tục đòi quyền được tự do bầu lãnh đạo. Nhiều người mang theo lều và đồ ăn dự trữ, cho thấy quyết tâm duy trì chiến dịch đòi dân chủ đầy đủ bất chấp cảnh sát yêu cầu giải tỏa các tuyến đường chính tại trung tâm tài chính của Hồng Kông.

Thứ Bảy, 08:30  11/10/2014
M.Khuê (Theo Reutes)

Tuổi trẻ ở trên tuyến đầu cho tất cả chúng ta

Christian Science Monitor - Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, một người 17 tuổi lãnh đạo những người khác để đòi hỏi dân chủ hoàn toàn từ Trung Quốc. Giống như nhiều nhà hoạt động học sinh sinh viên, anh tìm bằng chứng về các lý thuyết đã học ở lớp - và sự tin tưởng hoàn toàn về cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai.

Những ý kiến nhỏ nhặt chẳng khiến anh bận tâm. Ở trường đại học, anh không nói nhiều về chính trị. Anh ghét viết những bài luận văn bàn về cải cách bầu cử. Anh chán nghe các nhà chính trị diễn thuyết. Nhưng trong hai tuần qua, Joshua Wong 17 tuổi là khuôn mặt, thậm chí là lãnh đạo, các cuộc biểu tình đòi tự do cho công dân Hồng Kông được chọn ứng cử viên của họ trong cuộc bầu cử lãnh đạo thành phố sắp tới.

Joshua Wong
Từ khi 14 tuổi, lúc anh kêu gọi được hơn 100.000 người phản đối kế hoạch áp đặt chương trình giáo dục thân Trung Quốc lên các trường học Hồng Kông, Joshua là một trong những học sinh sinh viên nổi bật trong đám đông. Anh gia nhập với nhóm bạn cùng trang lứa là những người đã chắp đôi chân cho lý thuyết và tiếng nói cho hành động.

"Thầy cô giáo nào lại chẳng rất sung sướng khi thấy học trò mình thấu hiểu sự học một cách rất độc lập, rất cụ thể, và say mê như thế?" Denise Ho, giáo sư trường Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông, đã viết trong lá thư gởi cho học sinh mình về những cuộc biểu tình đòi dân chủ.

Malala Yousafzai
Một nhà hoạt động khác với tinh thần tuổi trẻ là Malala Yousafzai, blogger người Pakistan đã thách thức Taliban khi lên tiếng đòi hỏi các em bé gái phải được học hành. Nhờ kêu gọi mọi người trên thế giới ủng hộ phong trào này, chị đã được đề cử giải Nobel Hòa bình lúc 16 tuổi và được phát biểu trước Liên Hiệp Quốc. (Chị cũng đã bình phục sau khi bị Taliban bắn.)

Rồi có Rekkha Kalindi ở Ấn Độ, người vào năm 2007 từ chối bị ép gả chồng vào lúc 13 tuổi vì thích đến trường hơn. Chị trở thành người vận động đấu tranh chống lại hủ tục cha mẹ bắt con gái phải lấy chồng từ lúc còn nhỏ.

Những người rất trẻ tuổi này là phần lịch sử của những nhà hoạt động can đảm mà, như em bé mà sự ngây thơ khiến em nói hoàng đế ở truồng, chỉ muốn chứng minh trong thực tiễn những điều hay lẽ phải họ đã học và hiểu trong tâm mình.

Rekkha Kalindi
Từ trước đến nay học sinh sinh viên thường ở trên tuyến đầu của những cuộc biểu tình, họ say mê áp dụng những điều họ đã học ở trường. Tháng Ba vừa qua các nhà hoạt động sinh viên ở Đài Loan tiến hành cuộc tọa kháng phản đối một hiệp ước thương mại được thương lượng bí mật với Trung Quốc, và đã buộc chính quyền đáp ứng yêu cầu của họ về sự minh bạch. Từ năm 2009 đến nay, trong những cuộc biểu tình từ Iran đến Ukraine, những sinh viên thông thạo Internet đã dễ dàng đoàn kết lại với nhau để đòi hỏi dân chủ, một tiếng vang vọng từ những cuộc biểu tình trên đường phố ở Phương Tây vào thập niên 1960 và ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989.

Những cuộc phản kháng công khai chỉ là một cách cho sinh viên học sinh thử thách sự giáo dục của họ. Tuy nhiên chúng là tấm gương cho ta thấy những học sinh sinh viên tạo ra những sự kiện thực sự trên thực địa từ những chân lý họ học ở trên lớp. Những người rất trẻ tìm bằng chứng về những kiến thức họ mới học được là những người ở trên tuyến đầu cho tất cả chúng ta.


Nguồn:

Trích dịch từ báo Christian Science Monitor số ra ngày 2/10/2014. Tựa đề của người dịch.


Bản tiếng Việt:

Hà Nội 60 năm: giải phóng hay tròng vào cổ?

“Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo…” (Tú Xương)

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nghe đến hai tiếng cuối trong “chụm” từ “Hà nội sáu mươi năm giải phóng”, Tèo giật mình đánh thót một cái và nhanh như cắt hai tay chụp xuống bụm ngay cái khúc “ruột không thể tách rời” dưới bụng. Lâu nay chỉ một “Sài Gòn giải phóng” đã dư/thừa rát rồi, nay còn thêm Hà Nội phỏng... nữa thì, ối giời ôi làm sao chịu thấu... cảnh chữ nghĩa bị hiếp dâm. Mà không lên tiếng la làng.


Đang dưới ách đô hộ của giặc Tây, có người Việt còn linh hồn Việt nào nghe đến “Hà Nội giải phóng” mà chẳng “ham”. Lại càng ham hơn nữa khi được nghe Bác hứa trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội, 1954 "Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thật sự."

Thế nhưng 60 năm qua, so với cái ách đô hộ của giặc Tây, ách chuyên chính của giặc Ta nặng hơn gấp tỷ lần.

Thời giặc Tây, tức Hà Nội chưa được “giải phóng”, dân Hà Nội có báo tư nhân để đọc; có hội này hội kia để tụ tập; có quyền biểu tình; muốn viết gì thì viết; có tòa án xử công minh; có giường đầy đủ cho người bệnh nằm; có bác sĩ không cần bì thư đựng “hồ sơ đầu tiên”; trẻ em đến trường nếu không được học miễn phí thì cũng chẳng phải đóng tiền xây dựng trường, tiền bồi dưỡng thầy cô; học sinh kém quá mới phải học thêm; thầy ra thầy trò ra trò trong tư cách, trình độ khả năng; ngời dân, ai có ruộng đất nhiều hay ít cũng là của mình do mình làm chủ; muốn ở đâu thì ở; nhà chùa không bị sư quốc doanh trụ trì, thuyết pháp; chủng viện không bị cán bộ vào dạy đạo... vô thần; gái đẹp Hà Thành không bị nhà nước dùng gài bẫy các vị tu hành; thời giặc Tây giang sơn biển đảo tổ quốc VN vẫn nguyên vẹn, nơi thờ tự chẳng bị ai lấy làm nhà kho; trong nề nếp gia phong chẳng con cái nào đi đấu tố mẹ cha, vợ đấu tố chồng...

Thời giặc Ta đương nhiên là phải trái với thời giặc Tây. Những “cải cách xã hội” mà cháu ngoan của Bác đã và đang “ra sức thực hiện” trong 60 năm qua là hầu như hoàn toàn ngược lại với những điều trên đây khi Hà Nội chưa được giải phóng. (*)

Đảng biết tỏng rằng dân Hà Nội bây giờ đã sáng mắt nhìn thấy giặc nào đáng oánh hơn giặc nào nên hôm nay đã phải chi ra mấy trăm tỉ đồng dăng cờ xí, đốt pháo nổ hoa mắt thiên hạ chơi. Trong khi đảng đang ngửa tay ra ăn mày thế giới tiền xóa đói giảm nghèo, và khối người dân oan đang đi lêu bêu khắp ba miền đất nước, nổi bật nhất giữa Hà Nội, nơi được trần dân tiên hóa/ tự sướng là “thủ đô của phẩm giá con người” tối 9/10, đêm vọng “Ngày Hà Nội 60 năm giải phóng”.

“Thiên hạ xác rồi còn đốt pháo...”



______________________________________

Nói cho sướng miệng

IMG0017-622.jpg
Diễn đàn Kinh tế Mùa thu tổ chức tại Ninh Bình ngày 27 tháng 9 năm 2014.Courtesy Vneconomy

 Nam Nguyên, phóng viên RFA 2014-10-10

Kinh tế thị trường là tinh hoa của nhân loại?

“Kinh tế thị trường là tinh hoa của nhân loại và thể chế kinh tế của Việt Nam phải là thể chế kinh tế thị trường.” Đây là quan điểm của Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh được báo điện tử Thời báo Kinh tế Việt Nam trích thuật, khi đưa tin về Diễn đàn Kinh tế Mùa thu tổ chức tại Ninh Bình vào cuối tháng 9/2014 vừa qua.
Theo Vneconomy.vn, tại Diễn đàn này ông Trương Đình Tuyển nguyên bộ trưởng Thương mại, cố vấn cao cấp của Chính phủ về đàm phán hội nhập quốc tế, một lần nữa đề cập đến nhu cầu xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại cho Việt Nam. Thể chế đó bao gồm ba trụ cột là thị trường, Nhà nước và xã hội dân sự.
Nhận định về những phát biểu đầy ấn tượng tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014, TS Nguyễn Quang A nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, một tổ chức tư nhân ở Hà Nội đã tự giải thể khi chính phủ ra nghị định ngăn trở tính hoạt động độc lập của IDS, phát biểu:
“Tôi nghĩ những tiếng nói như thế đã được cất lên rất nhiều lần và được cất lên rất là may mắn, bây giờ không phải là những người như là tôi cách đây mười năm chẳng hạn. Mà bây giờ chính từ miệng những người đang gọi là cố vấn hoặc là để hoạch định chính sách cho những nhà lãnh đạo và như thế có nghĩa rằng thực sự họ là những người ảnh hưởng rất mạnh đến quyết định. Còn bản thân những người sử dụng các cố vấn, những người tư vấn như thế, họ có nghe hay không, vì lý do này hay lý do kia, thì lại là một chuyện khác. Tôi e rằng các ông ấy cũng nói như thế để cho nó sướng mồm và cũng là để làm cảnh mà thôi. Bởi vì nhìn những việc làm của những người có trách nhiệm trong khoảng 10 năm trở lại đây mà họ nắm quyền quyết định về kinh tế, thì tôi nghĩ rằng họ đã hủy hoại nền kinh tế này một cách rất là nhất quán và tôi khó có thể tin được đây là những tiếng nói sẽ được lắng nghe.”
Những người sử dụng các cố vấn, những người tư vấn như thế, họ có nghe hay không, vì lý do này hay lý do kia, thì lại là một chuyện khác. Tôi e rằng các ông ấy cũng nói như thế để cho nó sướng mồm và cũng là để làm cảnh mà thôi.
-TS Nguyễn Quang A
Trong giới khoa bảng của Việt Nam không phải ai cũng đồng ý kinh tế thị trường là tinh hoa nhân loại như quan điểm của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh. Theo Vneconomy.vn, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) trình bày trước Diễn đàn với ý kiến khác biệt. Theo lời ông, kinh tế thị trường không phải là phương thuốc vạn năng để chữa tất cả các căn bệnh của nền kinh tế Việt Nam. Ông Sơn nhắc lại lịch sử kinh tế thế giới với sự thất bại của thị trường hay nhà nước hoặc cả hai bên đều thất bại như thời kỳ đại suy thoái 1929-1933,  trì trệ kinh tế 1980, khủng hoảng kinh tế Đông Á 1997 hay khủng hoảng tài chánh ở Hoa Kỳ 2008-2010.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn trình bày quan niệm của ông mà nhiều người cho rằng sẽ làm giới bảo thủ hài lòng, vì sẽ không có cải cách triệt để mà chỉ có điều chỉnh từng phần. Theo đó Việt Nam “cần có thể chế phù hợp cho hoạt động của nền kinh tế thị trường. Và thể chế này bao gồm các vấn đề liên quan đến sở hữu, đến luật cạnh tranh và độc quyền và sau hết là cơ chế giải quyết tranh chấp một loạt các thứ khác.”
Theo VnEconomy, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung không giấu được sự giận dữ khi trao đổi với PGSTS Nguyễn Hồng Sơn. Cựu Bộ trưởng Trương Đình Tuyển góp ý là chính vì thị trường và nhà nước đều có thể thất bại cho nên rất cần có sự hiện diện của xã hội dân sự.
Đáp câu hỏi của chúng tôi là Việt Nam vừa ban hành Hiến pháp 2013 (sửa đổi) nay để áp dụng kinh tế thị trường đúng nghĩa sẽ lại phải sửa Hiến pháp một lần nữa. Chuyên gia tài chánh Bùi Kiến Thành từ Hà Nội nhận định:
“Kinh tế Việt Nam là kinh tế nhiều thành phần vận hành theo kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước. Việc này từ thời 1985-1986 đó là bước đầu chập chững bước vào kinh tế thị trường, bây giờ các vị lãnh đạo đi cùng khắp thế giới qua bên Mỹ qua bên pháp gặp Tổng thống Pháp, Tổng thống Mỹ yêu cầu công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường…Có nghĩa là những tư duy cổ lỗ sỉ mấy chục năm trước dần dần phải tiêu pha đi thôi và nếu phải sửa đổi Hiến pháp để quyết liệt đi vào kinh tế thị trường, nếu cần đổi Hiến pháp thì phải đổi thôi cho đúng với thời đại, đó là lẽ tất nhiên. Tôi không thấy có gì trở ngại.”
0-b8680-400.jpg
Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu tổ chức tại Ninh Bình ngày 27 tháng 9 năm 2014. Courtesy Vneconomy.
Đối với quan điểm của nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển về việc Việt Nam cần xây dựng thể chế kinh tế thị trường bao gồm ba trụ cột là thị trường, Nhà nước và xã hội dân sự. Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định:
“Nếu chưa có thì sẽ phải có thôi, tương lai gần chưa có thì xa xa một chút cũng phải làm. Đó là lẽ tất nhiên, ông Tuyển nói rất đúng và lần lần chúng ta sẽ phải đi đến bước xa hơn nữa. Chẳng những là kinh tế với ba trụ cột ấy mà nhà nước pháp quyền cũng phải có ba trụ cột của nó, tức là Hành pháp Lập pháp và Tư pháp. Việc ấy lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chưa có quán triệt được những nhu cầu của một nền dân chủ pháp trị và nền kinh tế thị trường thực sự. Rồi từ từ chúng ta sẽ phải đi đến thôi đó là lẽ tất yếu của một nền kinh tế thị trường và của một nhà nước pháp quyền. Bao giờ sẽ đi đến đích là còn tùy theo sự quán triệt hiểu biết và sự quyết tâm của các nhà lãnh đạo Việt Nam mà thôi.”

Xã hội dân sự

Theo những gì báo chí đưa lên mạng, Nhà nước Việt Nam chưa biểu lộ sự ủng hộ việc thiết lập xã hội dân sự một cách độc lập ở Việt Nam. Vneconomy.vn trích lời ông Trương Đình Tuyển cố vấn cao cấp của Chính phủ về đàm phán hội nhập quốc tế tại Diễn Đàn Kinh tế Mùa thu 2014. Theo lời ông, khi tham gia đàm phán gia nhập các hiệp định TPP và FTA “có một từ đang khiến các nhà đàm phán đau đầu tìm từ thay thế. Đó là sự tham gia của ‘xã hội dân sự’ vào hoạch định chính sách cũng như vào quá trình xử lý tranh chấp.” Ông Tuyển nhấn mạnh, nhà nước chúng ta không cho dùng từ “xã hội dân sự” trên các văn bản công khai nên các nhà đàm phán phải đau đầu.
Theo LS Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hiện cư trú ở Hà Nội, việc thiết lập các tổ chức xã hội dân sự cần được điều chỉnh bằng luật cơ bản là Luật Lập hội qui định trong Hiến pháp. Tuy vậy Quốc hội dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trì hoãn vấn đề này. Ông nói:
Bây giờ có một số anh em đứng lên thực hiện mười mấy tổ chức xã hội dân sự nhưng tôi thấy còn mỏng lắm và cũng không có những gương mặt sáng giá.
-LS Trần Quốc Thuận
“Bây giờ có một số anh em đứng lên thực hiện mười mấy tổ chức xã hội dân sự nhưng tôi thấy còn mỏng lắm và cũng không có những gương mặt sáng giá. Dĩ nhiên khởi xướng của anh em rất là đáng khuyến khích hoan nghêh nhưng mà để đảm bảo những tổ chức đó hoạt động chính là cơ sở pháp luật, nếu không có Luật Lập hội thì làm sao những tổ chức đó có cơ sở để phát triển được. Chính quyền muốn dẹp lúc nào thì dẹp.”
Theo trang mạng Infonet, tham luận của chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh tại Diễn Đàn Kinh tế Mùa thu 2014 đã phác họa lên một bức tranh kinh tế Việt Nam đầy thách thức. Vấn đề nợ xấu, sự nhận diện cơ cấu nợ xấu, sở hữu chéo và xử lý nợ xấu qua Công ty mua bán nợ VAMC thực chất chưa khai thông nợ xấu. Ông Doanh nhận định “không có tiền tươi thóc thật “cục máu đông” nợ xấu vẫn còn cản trở quá trình lưu thông của tín dụng trong nền kinh tế. Theo kinh tế gia Lê Đăng Doanh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước thời gian qua chủ yếu tập trung vào cổ phần hoá tuy nhiên tiến độ cổ phần hóa vẫn rất chậm chạp, tỷ lệ vốn huy động thấp. Ông Lê Đăng Doanh cho rằng bên cạnh tái cơ cấu khu vực kinh tế nhà nước, cần có đề án tái cơ cấu khu vực kinh tế dân doanh, động lực quan trọng của nền kinh tế và là khu vực tạo ra nhiều việc làm nhất cho xã hội. Khu vực này gặp khó khăn rất nhiều và không được nhà nước hỗ trợ, theo thống kê có tới 200.000 doanh nghiệp tuyên bố phá sản trong năm 2013.
Vẫn theo trang mạng Infonet, kinh tế gia Lê Đăng Doanh vạch ra hai nhược điểm trong tái cơ cấu nền kinh tế. Thứ nhất là vai trò của khoa học-công nghệ hầu như chưa được đề cập đến như một nhiệm vụ hàng đầu để thúc đẩy hiệu quả, năng lực cạnh tranh. Thứ hai là, tái cơ cấu nền kinh tế Việt nam chưa xét đến các yếu tố hội nhập quốc tế. Ông Doanh cho rằng Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới, như chuẩn bị tham gia AEC Hội đồng kinh tế ASEAN và TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương…Nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp những thách thức rất lớn như các yêu cầu về hợp tác, liên kết, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, hợp tác với các tập đoàn lớn của nước ngoài, đáp ứng các yêu cầu sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, đón nhận những thay đổi về thị trường lao động.
Kể từ Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân 2012 tổ chức tại Đà Nẵng cho đến Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014 ở Ninh Bình, các kinh tế gia, nhà hoạch định chính sách, chuyên gia đầu ngành của Chính phủ đã tham gia tổng cộng 6 lần Diễn đàn Kinh tế do Ủy ban Kinh tế Quốc hội phối hợp tổ chức cùng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam.
Nói theo ngôn ngữ dân gian kế đã được hiến rất nhiều nhưng sự lắng nghe, điều chỉnh cải cách của nhà nước thì chẳng được bao nhiêu. Chẳng lẽ lại đúng như lời TS Nguyễn Quang A: “Các ông ấy nói cho sướng miệng” còn lãnh đạo có lắng nghe hay không lại là một chuyện khác.

Cảnh đời của những người nghèo ở Tây Nam Bộ

xe-loi-622.jpgMột người kéo xe lôi ở vùng ngoại ô thành phố Long Xuyên.RFA
RFA-Nhóm phóng viên tường trình từ VN 2014-10-10
Nghề phu xe, có lẽ đó là cái nghề khá cũ kĩ và buồn trong thời đại người ta chạy đua tốc độ bằng những phương tiện vận chuyển hiện đại, phân khối lớn và đầy đủ tiện nghi. Về miền Tây, chỉ cần đi bộ vài chục bước chân ra các đường phố hoặc các thị trấn, dường như bất kì nơi đâu cũng có thể bắt gặp những phu xe tưởng chừng như cổ tích. Hình ảnh người phu xe phải cong oằn lưng đạp chiếc xe lôi hoặc khom người lấy đà kéo cho được chiếc xe bò chở đầy dừa, trái cây băng qua đường luôn khiến cho người chứng kiến cảm thấy bùi ngùi trước thân phận con người, trước nỗi buồn mang tên chén cơm manh áo.

Những cuộc đời gà trống nuôi con

Những phu xe tuy làm lụng cật lực suốt ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, không quản nắng mưa, sức người héo mòn dần theo thời gian nhưng khổ vẫn hoàn khổ, có người tạm đủ ăn, có người thiếu trước hụt sau và cũng có người nợ nần ngập đầu.
Xe ôm không ổn định bằng xe kéo, thu nhập mỗi ngày khoảng vài chục, nhiều khi trăm ngàn cũng có. Vợ em thì đã năm, sáu năm nay rồi, điện thoại cũng không gọi chứ đừng nói nó quay về.
-Anh Hiếu
Một phu xe tên Hiếu ở Long Xuyên, An Giang, chia sẻ:
“Xe ôm không ổn định bằng xe kéo, thu nhập mỗi ngày khoảng vài chục, nhiều khi trăm ngàn cũng có. Vợ em thì đã năm, sáu năm nay rồi, điện thoại cũng không gọi chứ đừng nói nó quay về. Dạo này hình như nó cơm ngon, canh ngọt với người ta rồi. Trước thì lên Bình Dương làm thuê cả vợ chồng, thấy cảnh khổ quá nên nó bỏ chồng đua theo người khác liền, ở đây như thế nhiều lắm!!”
Kể thêm về câu chuyện đời mình, Hiếu nói rằng anh chỉ vừa thoát kiếp phu xe được hai tháng nay, những tưởng thoát được luôn ai dè đứa con đầu lòng của anh bị bệnh, anh lại phải cầm chiếc xe gắn máy để chữa bệnh cho con và thuê lại chiếc xe lôi mà trước đây anh đã bán cho người khác để chạy xe lôi vừa kiếm tiền trả thuốc men, ăn uống cho con lại vừa trả tiền lãi cho tiệm cầm đồ. Cuộc đời anh chưa bao giờ hết lẩn quẩn trong cái nghèo.
Và cũng bởi cái nghèo, người vợ mà Hiếu hết mực thương yêu, chiều chuộng đã lạnh lùng bỏ Hiếu cùng hai đứa con nhỏ thui thủi chốn quê, đi theo một tiếng gọi khác đầy đủ và sung túc. Suốt bảy năm nay sống với cảnh gà trống nuôi con, Hiếu chỉ biết lăn lóc, chật vật khắp mọi nơi để làm thuê kiếm tiền mua gạo. Cuộc đời đã cho Hiếu rút ra một kết luận cay đắng rằng các cô gái miền Tây đi làm gái điếm khắp mọi miền đất nước chỉ vì họ quá nghèo, thiếu học và thiếu suy nghĩ. Vợ của Hiếu trước đây cũng không nằm ngoài trường hợp này.
xe-loi-400.jpg
Một người kéo xe lôi chở hàng thuê ở miền Tây Nam Bộ. RFA PHOTO.
Một người đàn ông khác tên Cán, ở Long Xuyên, Ang Giang, chia sẻ thêm rằng đa phần các cô gái đã có chồng ở Tây Nam Bộ đều không hạnh phúc bởi vùng đất này ai giàu thì nứt đố đổ vách, ai nghèo thì nghèo đến mức mò tro móc trấu mà kiếm cái ăn. Chính vì thế mà khi đã ý thức được cái nghèo của gia đình, đa phần các cô gái ở đây chấp nhận đi thật xa làm gái điếm để có tiền giúp gia đình.
Nhưng nghiệt nỗi chưa có cô gái nào nuôi được gia đình một cách tử tế nhờ tiền làm gái. Và nghiệt ngã hơn là những năm trước 1975, hầu như ít tai dám nghĩ rằng những cô gái miền Tây có thể là gái điếm.

Phu xe kiếm sống

Một người kéo xe lôi ở vùng ngoại ô thành phố Long Xuyên, tên Củng, chia sẻ:
“Thu nhập một ngày cao nhất khoảng một trăm rưỡi ngàn, trừ chi phí thuốc, nước thì khoảng một trăm ngàn một ngày, không đủ tiền lo cho vợ con. Nếu mà hên thì gặp ngày người ta mướn kéo đồ khi họ di dời nhà đó, thì được hai – ba trăm ngàn, trung bình chật vật hằng ngày thì khoảng một trăm ngàn.”
Thu nhập một ngày cao nhất khoảng một trăm rưỡi ngàn, trừ chi phí thuốc, nước thì khoảng một trăm ngàn một ngày, không đủ tiền lo cho vợ con.
-Anh Củng
Khác với Hiếu, ông Củng cho rằng người Tây Nam Bộ, đặc biệt là các cô gái Tây Nam Bộ vẫn tốt bụng và hiền hòa như ngày nào, chỉ có lựa chọn của họ là khác xưa mà thôi. Điều này sở dĩ diễn ra như vậy bởi vì càng ngày, lằn ranh cách biệt giữa giàu và nghèo nới càng rộng ra, người nghèo thì nghèo rớt mùng tơi, kẻ giàu thì không biết bỏ tiền đâu cho hết, hễ kẻ nào có thế lực, có quyền bính thì ắt hẳn có tiền tài, sống xa hoa. Chính vì không thể chịu nổi cái nghèo và cuộc sống cay đắng của một người mang số phận nghèo, các cô gái miền Tây buộc phải ra đi tìm đường cứu gia đình. Và với thân phận không có chữ nghĩa, lại không có vốn liếng gì ngoài nhan sắc, các cô chỉ còn biết bán nhan sắc.
Đương nhiên không phải ai cũng là nạn nhân của việc buôn hương bán sắc, đa phần các cô gái miền Tây đều có số phận buồn, đáng thương, nhưng có cũng không ít các cô gái do đua đòi cộng với tính cách hời hợt đã đẩy các cô đến chỗ ham phú phụ bần, sẵn sàng bỏ chồng, bỏ con chạy theo tiếng gọi đồng tiền. Và, dường như số đông trong các phu xe miền Tây Nam Bộ đều là nạn nhân của vấn đề này.
Ông Củng cho biết thêm là nghề phu xe miền Tây, hiện tại, vẫn là một trong những nghề nổi cộm. Nói đây là nghề nổi cộm bởi bất kì người đàn ông miền Tây nào khó khăn cũng nghĩ đến nghề này mặc dù thu nhập của nó rất thấp, hơn nữa, mặc dù số lượng người làm nghề phu xe kéo, xe lôi, xe bò không phải là ít nhưng công việc vẫn luôn có cho mọi người làm.
Sở dĩ có những chuyện nghe ra rất mâu thuẫn như vậy bởi vì cước phí của các phương tiện xe lôi, xe ôm, xe bò ở miền Tây rất thấp so với những miền khác và giới phu xe tự chia phiên với nhau để làm, không có ai quá nhiều phiên cũng không có ai không có phiên nào. Với thu nhập mỗi ngày từ 100 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng và làm việc quần quật từ tờ mờ sáng cho đến 11 giờ đêm, có thể nói rằng số tiền kiếm được đủ để mua gạo, muối, dầu, thức ăn và tích lũy phòng khi đau ốm cho một gia đình nghèo nhưng chẳng bao giờ bù đắp được sự lao lực của giới phu xe.
Trong giai đoạn hiện tại, nền kinh tế Việt Nam có nhiều bất ổn, người làm phu xe càng đông ra thêm, khách đi lại giảm xuống, cuộc sống của người phu xe trở nên co cụm hơn bao giờ hết. Mọi chuyện vẫn còn đang ở phía trước, không biết đến bao giờ người phu xe Việt Nam nói chung và phu xe xứ Tây Nam Bộ nói riêng bớt được nỗi khổ. Nhất là nỗi khổ tinh thần khi gia đình tan vở vì đồng tiền bát gạo!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Vĩnh biệt "chú chó biểu tình" nổi tiếng

(NLĐO) – Loukanikos - chú chó nổi tiếng trong các cuộc biểu tình đối đầu với cảnh sát ở Hy Lạp - vừa qua đời ở tuổi lên 10 do hít quá nhiều hơi cay.

Loukanikos trong tiếng Hy Lạp nghĩa là xúc xích - một món ăn vặt khoái khẩu mà những người biểu tình ở thủ đô Athens – Hy Lạp thường dành cho chú chó hoang lai nhiều dòng máu này, trong các cuộc đối đầu với cảnh sát hồi năm 2011.

Chú thường xuất hiện cùng những người biểu tình ở tuyến đầu, xông qua làn hơi cay và bom xăng, sủa liên hồi về phía lực lượng cảnh sát chống bạo động, giống như tỏ vẻ phản đối.

Loukanikos nổi tiếng ở Hy Lạp bởi thường xuyên tham gia các cuộc “biểu tình” ở tuyến đầu trong cuộc khủng hoảng vào năm 2011. Ảnh: Reuters
 Loukanikos nổi tiếng ở Hy Lạp bởi thường xuyên tham gia các cuộc “biểu tình” ở tuyến đầu trong cuộc khủng hoảng vào năm 2011. Ảnh: Reuters

 Hàng trăm bức ảnh của Loukanikos được các phương tiện truyền thông địa phương và quốc tế đăng tải. Hầu như cuộc biểu tình nào người ta cũng thấy bóng dáng của chú chó có bộ lông màu nâu nhạt xuất hiện.

Tuy nhiên, đến năm 2012, Loukanikos vắng mặt trong cuộc biểu tình ở quảng trường Syntagma, Athens vì sức khỏe kém. Theo một cặp vợ chồng Hy Lạp, chú chó này đã hít phải quá nhiều hơi cay và lãnh không ít cú đá đến vẹo sườn từ phía cảnh sát.

Thi thể chú chó này đã được chôn cất dưới gốc cây trên một ngọn đồi ở trung tâm thành phố.

Hăng hái tham gia biểu tình nên chú chó hứng chịu không ít hậu quả, như hít hơi cay độc hại và lãnh những cú đá vẹo sườn. Ảnh: AP
Loukanikos hứng chịu không ít hậu quả như hít hơi cay độc hại và lãnh những cú đá vẹo sườn. Ảnh: AP

Không chỉ nổi tiếng trên các phương tiện truyền thông, Loukanikos còn là nguồn cảm hứng cho một nhạc sĩ người Mỹ viết bài hát tựa đề “The Riot Dog” để bày tỏ sự ủng hộ đối với người dân Hy Lạp, lúc đó chịu ảnh hưởng trầm trọng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế.

Tại TP Madrid – Tây Ban Nha, có một quầy bar mang tên Loukanikos để vinh danh chú chó anh hùng đến từ đất nước của những câu chuyện thần thoại.

Năm 2011, tạp chí Time (Mỹ) bình chọn Loukanikos là một trong 100 nhân vật có sức ảnh hưởng nhất và chú chó này sẽ luôn được nhắc đến như một biểu tượng của phong trào phản đối các biện pháp kinh tế khắc khổ của chính phủ Hy Lạp thời điểm đó.

Thứ Sáu, 19:24  10/10/2014
P.Nghĩa (Theo BBC, Wall Street Journal)

PICS:Trung tâm Hồng Kông lại tràn ngập người biểu tình

(Dân trí) - Đường phố Hồng Kông tối 10/10 lại tràn ngập người biểu tình, sau khi các sinh viên kêu gọi người đân tiếp tục xuống đường để gây áp lực lên chính quyền, trong bối cảnh kế hoạch đàm phán đã bị hủy bỏ.

Hàng nghìn người Hồng Kông đã đổ ra khu vực trung tâm Admiralty cùng các tuyến phố quanh trụ sở chính quyền đặc khu hành chính này. Sau một tuần chứng kiến sự ủng hộ dường như giảm sút, phong trào biểu tình hòa bình phản đối chính quyền Trung Quốc lại tăng nhiệt mạnh trong tối 10/10.
Khoảng 10.000 người biểu tình đã tụ tập về khu vực Admiralty trung tâm Hồng Kông tối 10/10
Khoảng 10.000 người biểu tình đã tụ tập về khu vực Admiralty trung tâm Hồng Kông tối 10/10
Theo tờ SCMP, Liên đoàn sinh viên Hồng Kông trước đó đã cánh báo chính quyền địa phương rằng họ sẽ “leo thang” hành động – bao gồm việc chặn lối vào tòa trụ sở - nếu các quan chức từ chối ngồi vào bàn đối thoại với những điều khoản chấp nhận được.
Cuộc biểu dương lực lượng tối thứ Sáu có sự tham dự của một nhóm các nghệ sỹ, diễn viên và nhà hoạt động nghệ thuật nổi tiếng tại Hồng Kông, để cho thấy sự đoàn kết với người biểu tình. Nhóm này cho biết họ sẽ dựng một trạm trên phố và huy động người thay phiên thức thâu đêm cùng người biểu tình.
Phát biểu trước đám đông, nghị sỹ có tư tưởng cấp tiến Leung Kwok-hung khẳng định: “Việc đông đảo người dân xuống đường đêm nay là một đòn giáng trực diện vàoông Lương Chấn Anh – trưởng đặc khu hành chính và bà Carrie Lam - Tổng Vụ trưởng Hành chính. Chúng ta không thể thất bại trong trận chiến vì dân chủ này. Chúng ta không còn gì để mất nữa”, vị nghị sỹ tuyên bố.
Theo một số ước tính, có khoảng hơn 10.000 người đã tụ tập tại khu vực trung tâm Admiralty. Nhiều người biểu tình mang theo lều bạt để ngủ lại qua đêm. Họ cùng hô khẩu hiệu và vỗ tay ủng hộ khi lãnh đạo của phòng trào Chiếm đóng trung tâm Benny Tai và thủ lĩnh của phong trào sinh viên Joshua Wong lên phát biểu.
Trong bài diễn văn được chuẩn bị trước của mình, Wong đề nghị chính quyền xin lỗi vì đã phun hơi cay vào những người biểu tình hòa bình, và rằng họ sẽ không rời đi nếu chính phủ không xin lỗi. Wong kêu gọi người biểu tình chiếm giữ khu vực đường Harcourt Road bằng cách cắm trại ngủ lại qua đêm. “Dân chủ cho Hồng Kông. Chúng ta sẽ không đầu hàng”, là câu khẩu hiệu cuối cùng các lãnh đạo phong trào Chiếm đóng trung tâm và phong trào sinh viên cùng hô vang trước khi rời sân khấu.
Một số hình ảnh người Hồng Kông xuống đường tối 10/10
Người biểu tình đã tụ tập trên đường từ khá sớm
Người biểu tình đã tụ tập trên đường từ khá sớm
Càng về khuya lượng người tham dự càng đông
Càng về khuya lượng người tham dự càng đông\
Càng về khuya lượng người tham dự càng đông
Nhiều lều bạt đã được chuẩn bị sẵn
Nhiều lều bạt đã được chuẩn bị sẵn
Nhiều lều bạt đã được chuẩn bị sẵn
Nhiều lều bạt đã được chuẩn bị sẵn
Nhiều lều bạt đã được chuẩn bị sẵn
Nhiều lều bạt đã được chuẩn bị sẵn
Thanh TùngTheo SCMP

Nam-Bắc Hàn nổ súng ở biên giới, Kim Jong-un chưa xuất hiện

SEOUL, Nam Hàn (AFP) - Hai bên Bắc và Nam Hàn nổ súng đại liên qua lại ở biên giới hôm Thứ Sáu, trong khi lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un không thấy xuất hiện trong một buổi lễ quan trọng, tạo thêm các tin đồn về tình trạng sức khỏe cũng như tương lai chính trị của ông ta.

Không có báo cáo thương vong trong cuộc nổ súng qua lại ở biên giới, vốn theo các giới chức Nam Hàn đã khởi sự khi lính Bắc Hàn tìm cách bắn rơi các bong bóng mang theo truyền đơn chống Bình Nhưỡng được người tranh đấu Nam Hàn thả lên trời để gió đưa qua biên giới vào lúc 2 giờ trưa.


Người dân Nam Hàn thả bóng bay mang theo hàng hóa và truyền đơn thả bay sang biên giới đến Bắc Hàn. (Hình: AP/Photo)

Một số viên đạn Bắc Hàn bắn đi đã rơi trên đất Nam Hàn khiến quân đội quốc gia này phải nổ súng về phía trạm gác Bắc Hàn, theo một phát ngôn viên quân đội Nam Hàn.

Khoảng 10 phút sau đó, lại xảy ra một vụ nổ súng khác giữa đôi bên, viên chức này cho biết thêm.

Dân chúng địa phương tại thành phố Hwangsan-ri, nằm gần biên giới ở vùng Yeoncheon, đã được di tản vào hầm trú ẩn.

Tuy các cuộc đối đầu trên biển của hải quân Nam, Bắc Hàn là điều thường xảy ra, các vụ nổ súng dọc theo đường biên giới trên bộ giữa hai nước là điều rất hiếm thấy.

Việc thả bong bóng từ vùng Hapsuri được thực hiện nhân việc Bắc Hàn làm lễ kỷ niệm 69 năm ngày thành lập đảng Lao Ðộng cầm quyền.

Seoul để cho các vụ thả bong bóng này diễn ra dù rằng có đe dọa trước đó về những “hậu quả thảm khốc” từ phía Bình Nhưỡng.

Một số bong bóng mang theo các truyền đơn đả kích nhà lãnh đạo Kim Jong-un của Bắc Hàn, người không thấy xuất hiện trước công chúng từ hơn một tháng nay, gây ra các tin đồn trái ngược.

Hôm Thứ Sáu, Kim Jong-un không thấy trong danh sách những giới chức lãnh đạo Bắc Hàn đến viếng lăng của Kim Nhật Thành, ông nội của Kim Jong-un và cũng là nơi chôn Kim Chính Nhật, cha của Kim Jong-un, nhân ngày kỷ niệm thành lập đảng cầm quyền Bắc Hàn. (V.Giang)
10-10- 2014 4:27:10 PM
Theo Người Việt

Tiền khai thác khoáng sản không đủ nuôi bộ máy công chức

HÀ NỘI (NV) - Khoáng sản nhiều, trữ lượng lớn, thuế suất tài nguyên ở mức cao, song điều nghịch lý chỉ có ở Việt Nam là nguồn thuế thu được từ việc khai thác không đủ để nuôi công chức?!

Ngày 10 tháng 10, tại hội thảo “Tăng hiệu quả thu ngân sách từ khai khác khoáng sản: Giải pháp nào cho Việt Nam?” được Ủy Ban Tài Chính Ngân Sách Quốc Hội và Bộ Tài Nguyên-Môi Trường Việt Nam tổ chức đã đặt ra vấn đề hết sức nghịch lý về tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan, đào bới bừa phứa ở Việt Nam.


Mỏ vàng Bồng Miêu vẫn hoạt động mặc dù vẫn chây ì trả tiền nợ thuế. (Hình: Lao Ðộng)

Theo Lao Ðộng, tại hội thảo ông Nguyễn Văn Thuấn, tổng cục trưởng Tổng Cục Ðịa Chất Khoáng Sản quan ngại cho biết: “Có tỉnh cấp hơn 200 giấy phép, nhưng thu thuế chỉ được 4 tỷ đồng (khoảng $180 ngàn USD), không đủ tiền nuôi bộ máy công chức của Bộ Thanh Tra rất lớn. Như thế là gần như không thu được, bởi thu không đủ chi.”

Còn TS Lê Quang Thuận, Viện Chiến Lược và Chính Sách Tài Chính, Bộ Tài Chính thì, so với một số nước thì thuế suất tài nguyên ở Việt Nam ở mức cao, thế nhưng tỷ trọng thu ngân sách nhà nước lại rất thấp. Ðiều này dẫn đến việc thu chưa tương xứng với giá phải trả khi hậu quả ô nhiễm môi trường là rất lớn.

“Nguyên nhân chính là do giá tính thuế chưa hợp lý, quản lý sản lượng khai thác còn chưa chặt che,ờ” ông Thuận khẳng định.

Tính chất “chưa tương xứng” còn ở chỗ dù khai thác dầu khí và khoáng sản đóng góp tới 25% tổng thu ngân sách nhà nước, tuy nhiên, những đóng góp này chưa tương xứng với mức độ khai thác, thậm chí chưa tương xứng cả với chi phí đầu tư.

Theo ông Thuấn, hiện nhiều mỏ khoáng sản được khai thác, đào bới bừa phứa, nhưng nhà nước CSVN không thể kiểm đếm khai thác được bao nhiêu, nên thu thuế theo doanh nghiệp tự kê khai. Chính kẽ hở này đã khiến cho nguồn thu không đảm bảo.

Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam cho rằng, ở Việt Nam hiện nay chưa thể kiểm chứng hiệu quả các số liệu do doanh nghiệp báo cáo?!

Khi tham gia khai thác khoáng sản, doanh nghiệp phải đóng các khoản như: Tiền cấp quyền khai thác, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, thuế lợi nhuận, thuế xuất khẩu. Thế nhưng, hầu hết trong đó tiền đóng được thu dựa trên số liệu phúc trình của doanh nghiệp và họ muốn đóng hay không thì tùy ý quyết định.

Chẳng hạn, liên quan đến nợ thuế của 2 công ty vàng Phước Sơn và Bồng Miêu, đều thuộc tập đoàn Besra, ngày 27 tháng 9, ông Lê Phước Thanh, chủ tịch tỉnh Quảng Nam, cho biết, hiện 2 công ty vàng đang nợ gần 300 tỉ đồng tiền thuế, song không làm gì được, chỉ biết: “Mong muốn thủ tướng sớm chỉ đạo các bộ, ngành có biện pháp giải quyết dứt điểm.” (Tr.N)
10-10- 2014 2:34:23 PM
Theo Người Việt

Ðể tự do trấn lột, công an xã giả cảnh sát hình sự

NGHỆ AN (NV) - Thấy làm công an xã chưa đủ mạnh để tự do trấn lột, sẵn công cụ trong tay, ông công an này bèn tung chiêu giả làm cảnh sát hình sự cấp tỉnh để dễ dàng lừa đảo.

Theo Tuổi Trẻ, chiều ngày 9 tháng 10, 2014, ông Phạm Xuân Khánh, phó trưởng công an huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 2 tháng đối với hai người đã mạo nhận cảnh sát hình sự công an Nghệ An đi xử phạt các nhà nghỉ.


Phan Bá Hùng (trái) và Nguyễn Văn Tú bị công an bắt giữ. (Hình: Tuổi Trẻ)

Hai kẻ bị khởi tố điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là Phan Bá Hùng (56 tuổi) ngụ tại xã Ðồng Văn, huyện Tân Kỳ và Nguyễn Văn Tú (36 tuổi), ngụ tại xã Giang Sơn, huyện Ðô Lương. Trước đó, tối ngày 25 tháng 9, Hùng và Tú bị bắt khi giả danh quan chức công an tỉnh Nghệ An đi kiểm tra và “xử phạt” các nhà nghỉ trên địa bàn huyện Yên Thành.

Hai người trong vai cảnh sát hình sự bất ngờ ập vào một nhà nghỉ ở huyện Yên Thành kiểm tra thủ tục hành chính. Khi phát hiện tại đây có tốp khách chưa đăng ký tạm trú, Hùng lập biên bản xử phạt 9.6 triệu đồng đối với nhà nghỉ này. Khi Hùng đang nhận tiền thì bị công an huyện Yên Thành bắt quả tang. Tang vật thu giữ là trang phục công an, còng số 8, nhiều hồ sơ giấy tờ giả, thẻ công an viên.

“Bước đầu bộ đôi khai thực hiện trót lọt 2 vụ lừa đảo trên địa bàn, với số tiền gần 10 triệu đồng,” ông Khánh cho biết.

Qua xác minh của công an huyện Yên Thành thì Phan Bá Hùng là công an viên xã Ðồng Văn, huyện Tân Kỳ, Nghệ An.

Ông Nguyễn Văn Hải, trưởng công an xã Ðồng Văn cho biết, Hùng là công an viên thôn Vĩnh Thành. Chiếc thẻ công an viên mà Hùng mang theo trong người khi đi lừa đảo được công an huyện Tân Kỳ cấp năm 2013 và có giá trị đến tháng 5, 2018.

Ngoài ra thời gian gần đây, Hùng thường xuyên đi khỏi nhiệm sở, không làm nhiệm vụ đảm bảo tình hình an ninh trật tự mà có dấu hiệu lừa đảo bà con dân tộc thiểu số, giả mạo làm thầy cúng. (Tr.N)

10-10-2014 2:38:06 PM
Theo Người Việt

VIDEO:Trung Quốc đứng đằng sau bạo lực chống biểu tình ở Hồng Kông



Truyền thông Hong Kong đưa tin rằng Đội 9 - Cục An ninh nội địa, là đơn vị chịu trách nhiệm những vấn đề liên quan đến Hong Kong, đã dàn xếp đàn áp phong trào Chiếm Trung tâm.
Đơn vị này được biết đã chi 10 triệu nhân dân tệ mỗi ngày để thuê côn đồ xã hội đen.

Văn phòng liên lạc Trung Quốc tại Đặc khu Hong Kong vẫn chưa có động thái phản bác lại cáo buộc này.
Nhật báo Apple Hong Kong trích dẫn nguồn tin cho biết Đội 9 đứng đằng sau việc đàn áp các hoạt động Chiếm Trung tâm bằng cách dùng bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa . Đội 9 đóng quân tại Văn phòng liên lạc.
Nhật báo Apple cho biết Cục An ninh nội địa đã liên lạc với nhiều xã hội đen Hong Kong và thuê họ đi gây chuyện phá rối.
Trong số đó, Hòa Thắng Hòa tham gia tích cực nhất trong những sự kiện gần đây; Quách Vĩnh Hồng cùng một người khác đã bắt tay với Hòa Thắng Hòa trong vụ bê bối “Đêm Thượng Hải” cùng với phe nhóm Lương Chấn Anh
Nguồn tin cũng tiết lộ, rằng những thủ lĩnh [xã hội đen] được trả 200-300 nghìn tệ mỗi ngày để duy trì việc phá rối.
Những người phản đối hoặc giả vờ ủng hộ phong trào Chiếm Trung tâm cũng trà trộn vào đám đông và được trả phí tùy theo công việc;
cầm biểu ngữ phản đối 3 giờ đồng hồ được trả 1000 tệ, hô khẩu hiệu được trả 2000 tệ/ 3 tiếng, đeo ruy băng vàng hoặc xanh và dùng bạo lực được trả 5.000 tệ/ngày, nếu thu hút được sự chú ý của truyền thông được trả 
10.000 tệ.
Theo Nhật báo Apple, thứ 6 và thứ 7 tuần trước, có ít nhất 2.000 côn đồ đã tham gia sự việc ở Vịnh Đồng La và Vượng Giác, tiêu tốn ít nhất 10 triệu tệ mỗi ngày.

Làm sao bia đá không đau?

Theo Một Thế Giới

Làm sao bia đá không đau?
LTS. Tác giả bài báo dưới đây đã nói hộ cho tất cả những ai tự cho mình là “người Sài Gòn” về cảm giác thảng thốt hụt hẫng trong những ngày này khi phải chứng kiến cảnh hấp hối của những dấu tích cuối cùng còn sót lại của Hòn ngọc Viễn Ðông. Ðau xót chứng kiến, rồi hình dung rồi đây dinh Xã Tây (trụ sở UBND TP.HCM hiện nay) lọt thỏm thấp tè khi đối mặt với một cao ốc tân thời hãnh tiến ở vị trí thương xá Tax là không ai không bật lên câu hỏi: “Làm sao bia đá không đau?”
Những ngày vừa rồi lại thêm một kiến trúc xưa và đẹp ngay trung tâm Sài Gòn được báo tử. Ðó là thương xá Tax, xa xưa còn có tên thương xá Charner. Thật bất ngờ toà nhà này được thông báo sẽ bị đập bỏ hoàn toàn, các cửa hàng của thương xá sẽ bị dời đi để nhường chỗ cho một cao ốc 40 tầng. Lại thêm một sự đổi thay đột ngột gây tranh cãi lớn như khi người dân một tuần trước đó ngỡ ngàng trông thấy cây xanh và bồn phun nước ở giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi bị phá bỏ với lý do xây dựng metro.
“Những gì vừa mất không  thể siêu thoát”
Người dân Sài Gòn có thể có những cách nghĩ khác nhau, cách phản ứng khác nhau trước hiện tượng khu trung tâm bắt đầu bị thay đổi hàng loạt. Ngày 18.8, tôi chứng kiến nhiều người dân đổ về thương xá Tax để tranh thủ mua hàng đại hạ giá vì sắp “dẹp tiệm”. 
Nhưng cùng lúc ấy, vẫn có nhiều người dân khác, kể cả những bạn trẻ tuổi đôi mươi mang máy ảnh, máy điện thoại, máy tính bảng đến chụp hình và quay phim toà nhà từ bên trong đến bên ngoài. 
Nếu một ai đó trong số quý vị có những lợi ích riêng tư ở đây, những món quà “lại quả” nào đấy thì chúng tôi xin khẩn cầu hãy chừa ra những chốn linh thiêng, những vị trí đã trở thành linh hồn của thành phố.
Ở quán cà phê Highland trên lầu ba, nơi có các ô cửa kính trông ra đường Nguyễn Huệ và giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi, một cách lặng lẽ, không ít người đến đây để gấp gáp tận hưởng trở lại những giây phút riêng tư từng có, những giây phút chỉ vài ba tuần nữa sẽ không bao giờ gặp lại. 
Tôi bắt gặp cả người già, người trẻ đều hướng mắt, hướng ống kính nhìn xuống hai con đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi. Dường như ai cũng thở dài khi thấy hình ảnh phố xá tấp nập mới đây thôi nay trở nên hoang tàn, xơ xác khi mặt đường bắt đầu bị cày xới và những hàng rào ngăn cách công trường đã được dựng xong. 
Trông tang thương nhất là bồn phun nước giữa giao lộ đã bắt đầu bị đập nham nhở. Hàng liễu xanh mơ mộng quanh bồn cũng như một số cây sao ở phía đối diện toà nhà Union square (ngày xưa là đất Eden) đã bay lên trời mất rồi. Giờ đây, công viên trước nhà hát Thành phố nhìn từ trên cao giống một chiếc sân rỗng tuếch...

 
  
Nếu xây metro phải chấp nhận cảnh ngổn ngang này, thì xây xong có trả lại như xưa?
Trời xám xịt, một cơn mưa buổi trưa tầm tã chợt đổ xuống. Ô hay những chú gà Gaulois – phù điêu trên các cửa sổ thương xá Tax cũng rơi lệ buồn. Cô “Hậu khảo cổ” vừa viết trên Facebook: “Tháng bảy này những gì vừa mất sẽ không bao giờ siêu thoát…”. Vâng, những toà nhà xưa đẹp, những cảnh quan phố xá đã nhiều năm nay là cột mốc của thành phố, là ký ức tập thể của người dân đều đã làm nên hồn thịt của đô thị. Tất cả đều có linh hồn, lẽ nào chỉ trông một chốc đã và sẽ trở thành vong hồn? 
Nghĩ đến đó, lòng tôi bỗng ngân lên câu hát của Trịnh Công Sơn: “Làm sao em biết bia đá không đau...”. Chao ơi, lẽ nào những ngôi nhà, những góc phố từng là hình ảnh tiêu biểu, từng góp phần làm nên Sài Gòn – Hòn ngọc Viễn Ðông bỗng phải theo một số mệnh nào đấy để hoá thành “Diễm xưa”, hoá thành hình ảnh, hiện vật chỉ lưu giữ trong viện bảo tàng hay chỉ tồn tại trong tâm tưởng, khói cà phê, khói nhang đèn? Phải chăng đó là số mệnh chung cho những đô thị phát triển hiện đại?
Hãy xem Paris, London hay Moskva, Washington, New York… mặc dù có đủ những phương tiện hiện đại như metro, thương xá cao và ngầm, những tháp nhà chọc trời nhưng người ta vẫn suy nghĩ và tìm được giải pháp để giữ gìn và tôn tạo được những kiến trúc và cảnh quan xưa đẹp, tiêu biểu của một thời và nhiều. Chẳng hạn, ở Paris, chung quanh nhà hát Lớn, nhà thờ Ðức Bà, Khải hoàn môn, tháp Eiffel, Toà thị chính, thương xá La Fayette vẫn có rất nhiều lối ra vào metro. 
Ở London cũng vậy: tu viện Westminster, tháp Big Ben, những chiếc cầu qua sông Thames, thương xá Harrods vẫn tồn tại như từ trước đến giờ, không hề có chuyện nhân danh xây xe điện ngầm, đường hầm, mở rộng đường để thay đổi, chỉnh sửa cảnh quan và kiến trúc. Ở nhiều đô thị lớn Âu - Mỹ hay Nhật Bản, người ta xây dựng nhiều công trình ngầm song họ hết sức tránh không làm thay đổi từng viên gạch lót đường, từng ngôi nhà, dãy phố đã có.
 
 Xung quanh rồi cũng phải đập hết cho cân bằng với cao ốc 40 tầng chỗ thương xá Tax?
Một người bạn tôi là kỹ sư xây dựng, học hành ở Paris, nói rằng khi người ta làm metro có thể phải đào đường, phải chặt cây, phải chấp nhận cảnh công trường ngổn ngang một thời gian. Nhưng sau đấy, các nhà xây dựng và quản lý đô thị phải tái tạo, phải khôi phục toàn bộ cảnh quan đã có. Nhờ đó, anh nói, “chúng ta mới còn được Paris, London và những đô thị - báu vật của quốc gia, của nhân loại”. 
Tuy nhiên, khi hỏi anh ở Việt Nam có quy định xây dựng metro phải như thế nào, có quy định quy hoạch giữ được xưa trong nay hay không, liệu sắp tới đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ có được trả lại như cũ thì anh cười ngần ngại: “Ðúng ra là phải như thế nhưng tôi không rõ, không biết trong tương lai người ta có hành xử như vậy không. Nghe nói cùng với xây dựng metro, ban ngành này ban ngành kia còn dự kiến nhiều công trình khác nữa!”.
Thôi rồi, ở Việt Nam đến nay đã có không ít tiền lệ xây sửa cái mới thì cùng lúc và sau đó làm hư hỏng, thậm chí phế bỏ cái cũ, lãng quên vẻ đẹp của quá khứ. Chính tại trung tâm Sài Gòn và Hà Nội, chúng ta đã có những tiền lệ đau lòng – phá cảnh quan, phá kiến trúc cũ đi và rồi chia tay vĩnh viễn không khôi phục được nét xưa. Tệ hơn nữa, người ta còn thay đổi chức năng và công dụng vốn có của những công trình xưa hoàn chỉnh. 
Chỉ mới vài năm trước, công viên Chi Lăng - chiếc vườn treo gần 100 tuổi trên phố Ðồng Khởi, nay chỉ còn là cái tên “dán nhãn” lên một sảnh bêtông trang điểm cho toà tháp đôi thô kệch. Và ngay bên kia đường, cả một dãy phố đầy chứng tích lịch sử và văn hoá, bao gồm thương xá và khu căn hộ Eden, cà phê Givral, rạp hát Măng Non, rạp hát Eden, nhà sách Xuân Thu, phòng vé máy bay, toà nhà Sài Gòn tourist (nguyên là nhà hàng La Pagode) đã bị bứng đi. 
Thay vào đó, người ta xây nên khu thương mại, nay sang tên là Union square, may mắn không thô kệch. Nhưng sẽ mất bao lâu nữa để Union square có được cái sắc màu văn hoá độc đáo mà Eden đã có từ những năm 1920?
 
 Tất cả đều có linh hồn, lẽ nào chỉ trông một chốc đã và sẽ trở thành vong hồn? 
Thật bất hạnh, đến giờ linh hồn và hình ảnh của công viên Chi Lăng, khu nhà Eden vẫn không có được một bảng đồng, một panô để ghi dấu linh hồn tại chốn xưa. Ôi, phải chăng toà nhà thương xá Tax, bồn phun nước giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi, công viên trước cửa nhà hát Thành phố cũng sẽ rơi vào tiền lệ đau thương ấy? 
Và rồi, chúng ta lại phập phồng nghĩ đến tương lai của tượng đài Trần Nguyên Hãn, toà nhà Hoả xa và ngay cả chợ Bến Thành, liệu có phải ra đi vì lý do nhường đất cho metro, nhường đất cho những khu shopping ngầm, những cao ốc thương mại mấy chục tầng chót vót? Những ai đã vô tình không biết bia đá cũng đau, không cảm được lòng người quyến luyến với những ký ức đẹp, không tôn trọng những giá trị vĩnh hằng ấy?
Sao không lắng nghe dân và học Hà Nội?
Quý vị hãy lắng nghe nỗi đau, hay lấy ý kiến người dân rộng rãi khi muốn thay đổi bản đồ của ký ức, bản đồ của tâm hồn của người Sài Gòn và những người yêu Sài Gòn khắp năm châu bốn biển. Quý vị vẫn còn thời gian và cần dừng lại ngay việc cưa cây, việc phá vỡ, việc di dời những kiến trúc và cảnh quan đã định hình tốt đẹp ở trung tâm thành phố. 
Chúng tôi tin rằng Hội đồng Nhân dân, UBND TP.HCM, các hội đoàn xã hội, báo chí truyền thông, đủ sức huy động trí tuệ để tìm giải pháp đặt metro ở những vị trí khác không làm tổn thương lòng người, tìm giải pháp kỹ thuật xây dựng tốt hơn, gắn liền với yếu tố kinh tế - xã hội và kể cả tâm linh. Xin quý vị hãy hứa dù xây dựng kiểu nào cũng phải cố gắng trả lại cảnh quan, hình ảnh xưa đẹp, đừng lập lại sai lầm xây-sửa để làm sai, làm hỏng cái đẹp đã đạt được. 
Thêm nữa, nếu một ai đó trong số quý vị có những lợi ích riêng tư ở đây, những món quà “lại quả” nào đấy thì chúng tôi xin khẩn cầu hãy chừa ra những chốn linh thiêng, những vị trí đã trở thành linh hồn của thành phố.
 Toà cao ốc số 8 Lê Thái Tổ (Hà Nội)
Khi viết những dòng cuối này, tôi đang có mặt ở Hà Nội. Khi đi dạo vòng quanh hồ Gươm, tôi nhớ ra trước đây cũng đã có một số dự án xây dựng nhà cao tầng hiện đại chung quanh hồ. Nhưng người dân Hà Nội, đặc biệt hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ. 
May mắn, tiếng nói ấy đã được lắng nghe, Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đó đã quyết định giảm tầng của toà cao ốc số 8 Lê Thái Tổ (nay là cao ốc Bảo Việt) để giữ được cảnh quan cũ của Bờ Hồ! Ở Sài Gòn, khu giao lộ Nguyễn Huệ - Sài Gòn cũng chính là một Bờ Hồ - giao lộ của nhiều năm tháng lịch sử, một cột mốc trung tâm của thành phố. Hà Nội đã có được một tiền lệ tốt trong việc giữ gìn cảnh quan, kiến trúc xưa đẹp. 
Vậy thì, Sài Gòn càng phải làm được, giữ được toà nhà thương xá Tax không biến dạng thành cao ốc 40 tầng, không để nhân danh metro, nhân danh những shopping center ngầm để phá bỏ đi cảnh quan đã xây dựng đẹp của đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi! Tôi tin chúng ta có thể làm được!
Bài và ảnh: Phúc Tiến (theo Người Đô Thị)