Tuesday, July 1, 2014

Không ngán Trung Quốc, Mỹ thẳng thắn ủng hộ Hong Kong

(Baodatviet.vn) - Sau khi người Hong Kong xuống đường biểu tình đòi dân chủ, Mỹ đã lên tiếng ủng hộ nước này cần có XH dân chủ trong khuôn khổ pháp luật.
Bất chấp việc Bắc Kinh có thể nổi giận, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf tuyên bố: “Chúng tôi tôn trọng truyền thống cũng như luật pháp của Hong Kong, bao gồm quyền tự do được quốc tế công nhận, người dân được sống trong hòa bình và tự do ngôn luận”.
Hong Kong biểu tình đòi dân chủ.
Hong Kong biểu tình đòi dân chủ.
Bà Marie Harf nhấn mạnh: “Chúng tôi tin rằng một xã hội dân chủ trong khuôn khổ pháp luật là cần thiết cho sự ổn định và phát triển thịnh vượng của Hong Kong”.
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết lãnh đạo kế tiếp của Hong Kong sẽ được bầu ra vào năm 2017 tới. Theo bà Marie Harf, ứng cử viên này nếu đại điện cho ý chí và nguyện vọng của toàn bộ cử tri Hồng Kông sẽ là một điều thỏa đáng và tăng cường tính hợp pháp tại khu bán đảo tự trị.
Trước đó, ngày 1/7, đúng ngày kỷ niệm 17 năm Hong Kong trở về Trung Quốc Đại lục (1/7/1997-1/7/2014), phe dân chủ mở rộng ở Hong Kong đã tổ chức biểu tình, giống như mọi năm kể từ năm 1997, để bày tỏ những yêu sách chính trị của họ.
Hàng chục nghìn người đã tập trung tại Công viên Victoria (Công viên Trung tâm) ở khu Causeway Bay từ trưa 1/7 để chuẩn bị cho cuộc biểu tình khổng lồ đã được dự kiến từ lâu.
Sách Trắng của Bắc Kinh về Hong Kong và chân dung Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh đã trở thành những mục tiêu bị người biểu tình hủy hoại đầu tiên ngay từ buổi sáng 1/7 tại khu vực này.
Đúng 15h23 chiều 1/7, đoàn người biểu tình bắt đầu cuộc tuần hành hòa bình của mình tại Công viên Victoria. Đến tận khi di chuyển, vẫn có rất đông người gia nhập dòng người biểu tình ở khu vực cuối công viên.
Trong số những người biểu tình có 2 người mang theo một chiếc quan tài.
“Điều này là để nhớ các nạn nhân của ngày 4/6 vừa qua và những số phận tương tự. Nó cũng hàm ý rằng việc Bắc Kinh phát hành Sách Trắng đã đặt dấu chấm hết cho lời hứa của Bắc Kinh" – một thành viên thuộc Liên đoàn Dân chủ Xã hội nói.
Trên đường đi, họ đã hủy hoại Sách Trắng về Hong Kong và chân dung Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh. Trên đường di chuyển về khu vực tòa nhà chính quyền ở khu vực Kim Chung (Admiralty), đoàn biểu tình đã thu hút thêm sự tham gia của đông đảo người dân Hong Kong, với số lượng lên tới hàng trăm nghìn người.
Theo kế hoạch dự kiến, những người tham gia biểu tình ngồi sẽ chốt tại đường Chater và duy trì biểu tình ở đó qua đêm 1/7, tới tận 8 giờ sáng 2/7 và sẽ giải tán trước 9 giở sáng 2/7, với hy vọng chính quyền Hong Kong có thể xác lập quyền đề cử ứng cử viên Trưởng Đặc khu của người dân Hong Kong và đối diện thẳng thắn với cuộc khủng hoảng quản trị hiện nay ở Hong Kong.
Thùy Ly (Tổng hợp)

Phớt lờ Bắc Kinh, Hong Kong biểu tình đòi dân chủ

(Baodatviet.vn) - Hàng trăm ngàn người xuống đường tham gia cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong nhân kỷ niệm 17 năm đặc khu này được trao trả cho Trung Quốc.
Phóng viên TTXVN tại Hong Kong đưa tin chiều 1/7, đúng ngày kỷ niệm 17 năm Hong Kong trở về Trung Quốc Đại lục (1/7/1997-1/7/2014), phe dân chủ mở rộng ở Hong Kong đã tổ chức biểu tình, giống như mọi năm kể từ năm 1997, để bày tỏ những yêu sách chính trị của họ.
Hàng chục nghìn người đã tập trung tại Công viên Victoria (Công viên Trung tâm) ở khu Causeway Bay từ trưa 1/7 để chuẩn bị cho cuộc biểu tình khổng lồ đã được dự kiến từ lâu.
Sách Trắng của Bắc Kinh về Hong Kong và chân dung Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh đã trở thành những mục tiêu bị người biểu tình hủy hoại đầu tiên ngay từ buổi sáng 1/7 tại khu vực này.
Đúng 15h 23 chiều 1/7, đoàn người biểu tình bắt đầu cuộc tuần hành hòa bình của mình tại Công viên Victoria. Đến tận khi di chuyển, vẫn có rất đông người gia nhập dòng người biểu tình ở khu vực cuối công viên.
Xếp hàng tại một điểm bỏ phiếu để bỏ phiếu cho một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cải cách dân chủ tại Hong Kong.
Xếp hàng tại một điểm bỏ phiếu để bỏ phiếu cho một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cải cách dân chủ tại Hong Kong.
Trong số những người biểu tình có 2 người mang theo một chiếc quan tài.
“Điều này là để nhớ các nạn nhân của ngày 4/6 vừa qua và những số phận tương tự. Nó cũng hàm ý rằng việc Bắc Kinh phát hành Sách Trắng đã đặt dấu chấm hết cho lời hứa của Bắc Kinh" – một thành viên thuộc Liên đoàn Dân chủ Xã hội nói.
Trên đường đi, họ tiếp tục hủy hoại Sách Trắng về Hong Kong và chân dung Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh. Trên đường di chuyển về khu vực tòa nhà chính quyền ở khu vực Kim Chung (Admiralty), đoàn biểu tình đã thu hút thêm sự tham gia của đông đảo người dân Hong Kong, với số lượng lên tới hàng trăm nghìn người.
Theo kế hoạch dự kiến, những người tham gia biểu tình ngồi sẽ chốt tại đường Chater và duy trì biểu tình ở đó qua đêm 1/7, tới tận 8h sáng 2/7 và sẽ giải tán trước 9h sáng 2/7, với hy vọng chính quyền Hong Kong có thể xác lập quyền đề cử ứng cử viên Trưởng Đặc khu của người dân Hong Kong và đối diện thẳng thắn với cuộc khủng hoảng quản trị hiện nay ở Hong Kong.
Trước đó, gần 800.000 người Hong Kong đã bỏ phiếu đồng ý tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý tự do về cải cách dân chủ. Các nhà tổ chức hôm 30/6 đã yêu cầu chính quyền Hong Kong thực hiện nghiêm túc ý nguyện của người dân.
Gần 800.000 người tham gia bỏ phiều lần này chiếm gần 1/4 trong tổng số 3,47 triệu cử tri năm 2012 của Hong Kong, thành phố có dân số khoảng 7,2 triệu người.
Cuộc bỏ phiếu được tổ chức dưới cả hai hình thức là trực tuyến và bỏ phiếu tại thùng. 88% những số phiếu yêu cầu các nhà lập pháp Hong Kong phủ quyết mọi cải cách chính trị không đáp ứng "chuẩn mực quốc tế".
Trong dòng người biểu tình có nhiều người lớn tuổi địa phương và cả những khách du lịch đến từ đại lục
Trong dòng người biểu tình có nhiều người lớn tuổi địa phương và cả những khách du lịch đến từ đại lục
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc lại bác bỏ giá trị của những lá phiếu và cho rằng đó là hành vi phản động, là điều "hoang tưởng chính trị".
China Daily gọi cuộc bỏ phiếu là "màn kịch chính trị vi phạm hiến pháp", đồng thời cáo buộc Mỹ đã đứng đằng sau tài trợ cho nhóm vận động dân chủ Occupy Central.
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng bất kỳ sự nhượng bộ nào của chính quyền Bắc Kinh đều dẫn đến "sự bất ổn lớn" ở Hong Kong.
"Lực lượng đối lập ở Hong Kong đang làm tất cả mọi việc trong khả năng của mình để tạo ra một cỗ xe chính trị và lừa bịp người dân Hong Kong, sao cho càng có nhiều người leo lên cỗ xe ấy càng tốt. Mục tiêu của nó là chính quyền trung ương và người dân của quốc gia này”, tờ thời báo Hoàn Cầu kết tội.

“Chúng tôi kêu gọi công dân Hong Kong đừng nhảy lên cỗ xe chiến ấy, đừng để mình bị bắt cóc bởi những kẻ đối lập, đừng đánh mất sự thịnh vượng của Hong Kong và hạnh phúc của bạn cho những tính toán nhỏ mọn của họ”, tờ báo này kết thúc.
Tờ Nhân dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của TƯ ĐCS Trung Quốc cũng cho rằng: Việc Hong Kong được hưởng những đặc quyền tự trị không làm thay đổi thực trạng pháp lý rằng đây là "một khu vực hành chính địa phương của một nhà nước đơn nhất", tức chính quyền TƯ Trung Quốc.
Tờ báo này gọi các nhóm đối lập là những "kẻ cực đoan", kết tội họ là những người "sẵn sàng hy sinh sự thịnh vượng của Hong Kong để đổi lấy lợi ích cho riêng mình'".
Được biết, Bắc Kinh đã cam kết sẽ cho người dân Hong Kong bầu ra người đứng đầu thành phố vào năm 2017, nhưng lại không cho họ quyền lựa chọn những ứng cử viên nào được tham gia bầu cử. Chính điều này làm những người dân chủ lo sợ rằng Bắc kinh chỉ cho những người ủng hộ họ tham gia bầu cử.
Ảnh hưởng của chính quyền Bắc Kinh lên đặc khu hành chính Hong Kong ngày càng lớn, dần làm xói mòn những cam kết tôn trọng quyền tự do của Hong Kong mà Anh và Trung Quốc đã thỏa thuận vào năm 1997.
Như Quỳnh

Tướng Tàu tham nhũng

Tập Cận Bình tung một mẻ lưới bắt tham nhũng, hứa sẽ “bắt cọp;” dám đụng tới những tay hạm lớn. Ðầu năm nay là Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), tay trùm các ngành tình báo, công an, mật vụ. Họ Tập cũng bắt đầu đụng tới quân đội; nhưng đến tuần này mới tấn công vào một tay trùm lớn. Tướng Từ Tài Hậu (Xú Cáihòu) mới bị trục xuất ra khỏi đảng vì tham nhũng. Nhưng ông ta không chỉ là một đại tướng bình thường mà đã từng là một ủy viên Bộ Chính Trị và một trong hai phó chủ tịch Quân ủy Trung ương.

So với những tay bị tố cáo trước đây thì số tiền tham nhũng được đưa ra hơi nhỏ. Chu Vĩnh Khang, cũng đứng đầu nhiều đại công ty dầu khí, cài cho vợ con, anh em, và cả thông gia làm chủ 37 công ty trên hàng chục tỉnh ở Trung Quốc, trị giá 160 triệu đô la Mỹ. Họ Chu là một trong ba ủy viên Bộ Chính Trị, khóa 2007-2012, có tài sản trên 150 triệu Mỹ kim. Gia đình Ôn Gia Bảo, cựu thủ tướng, được báo The New York Times ở Mỹ tiết lộ, đã thâu tóm được những tài sản trị giá 2.7 tỷ Mỹ kim; nhưng ông ta chưa hề bị tố cáo tham nhũng lạm quyền. Hãng thông tấn kinh tế Bloomberg News cho biết chính gia đình Tập Cận Bình cũng làm chủ nhiều tài sản nhiều trăm triệu. Còn Từ Tài Hậu, tội hối lộ được nêu ra chỉ đáng hơn 6 triệu Mỹ kim, theo lời tố cáo của chính quyền Trung Cộng.

Nhưng vụ tố cáo Từ Tài Hậu vẫn lớn, vì ông ta là người cao nhất trong quân đội đã bị trục xuất ra khỏi đảng vì tội tham nhũng. Trước đây, viên tướng tham nhũng nổi tiếng nhất là Cốc Tuấn San (Gu Junshan); bị trục xuất khỏi đảng vào Tháng Ba vừa qua. Trung tướng Cốc Tuấn San chỉ là phụ tá chỉ huy trưởng ngành tiếp vận; một ngành phụ trách nhà cửa, trại gia bình, doanh trại và các kho tiếp liệu cho quân đội với một ngân sách khổng lồ.

Sinh năm 1943, năm 56 tuổi Từ Tài Hậu mới lên hàng đại tướng, sau khi đã làm phó chính ủy toàn quân. Năm 2004, được lên làm phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, cơ quan nắm toàn quyền đối với quân đội, ngồi vào chỗ của Hồ Cẩm Ðào khi ông này lúc đó mới được đưa lên làm chủ tịch, mặc dù đã lên làm chủ tịch đảng từ năm 2002, vì Giang Trạch Dân vẫn nắm giữ ngôi vị đầy quyền lực mà ngày xưa Ðặng Tiểu Bình đã ngồi. Việc đưa Từ Tài Hậu lên làm một phó chủ tịch bất ngờ, vì theo vai vế trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Cộng thì Tăng Khánh Hồng đáng lẽ được đôn lên ngồi vào chỗ đó. Chọn Từ Tài Hậu tức là Hồ Cẩm Ðào muốn loại bỏ mạng lưới quyền hành của phe Thượng Hải, do Giang Trạch Dân đứng đầu. Sau đó ba năm, Từ Tài Hậu được đưa vào làm một trong 25 ủy viên Bộ Chính Trị. Bây giờ, Tập Cận Bình trục xuất Từ Tài Hậu ra khỏi đảng vì tội tham nhũng, với tổng số tiền hối lộ được nêu ra chỉ đáng hơn 6 triệu Mỹ kim, cũng là một hành động nhằm loại bỏ tay chân của Hồ Cẩm Ðào. Vì hiện nay Từ Tài Hậu đang bị bệnh ung thư, nằm chờ chết, và không có tay chân nào trong đám chỉ huy quân đội. Từ Tài Hậu đã tìm cách vận động cho một đàn em là Tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong) lên ngồi ghế phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, nhưng thất bại.

Việc tố cáo một viên tướng trong“Quân Giải Phóng” về tội tham nhũng không có gì khó khăn. Trước đây, các tướng chỉ huy quân đội Trung Cộng còn chia nhau nắm quyền trong các xí nghiệp do họ lập ra, tha hồ chia chác không khác gì trong những doanh nghiệp nhà nước. Năm 1998, Giang Trạch Dân đã ra lệnh giải thể các doanh nghiệp thuộc loại này, nhưng từ đó tới nay các tướng vẫn tìm ra cơ hội làm giàu vì quân đội được quyền kiểm soát rất nhiều nhà cửa, đất đai, trong khi cả nước Trung Hoa đang lên cơn sốt địa ốc và xây dựng hạ tầng cơ sở.

Tình trạng các tướng lãnh lạm quyền, tham nhũng trong quân đội chỉ phản ảnh tình trạng thối nát chung của cả guồng máy cai trị của đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong chính trị là các phe cánh tranh giành quyền lợi, phe này lên, phe kia xuống, tựu chung đều tìm cách nâng đỡ tay chân mình và triệt hạ các đối thủ. Trong quân đội cũng không thoát khỏi nạn bè phái đó. Cốc Tuấn San và Từ Tài Hậu thuộc cùng một phe, khi họ Từ vào Quân Ủy và Bộ Chính Trị thì họ Cốc cũng lên theo. Bên ngoài dân chúng không được phép có ý kiến phản đối các lãnh tụ thì bên trong quân đội cũng vậy. Ngoài kỷ luật quân sự, người lính và các sĩ quan còn không được thi hành quyền công dân của họ trong việc chọn người cai trị, thì họ cũng không có cách nào chọn được những cấp chỉ huy trong sạch.

Ở các nước khác quân đội cũng phải tuân theo kỷ luật, không được phép cãi lệnh cấp trên. Nhưng khi được sống trong một nước dân chủ tự do, người lính và các sĩ quan cấp dưới còn có hy vọng hàng ngũ chỉ huy của họ trong sạch hơn, vì trong cơ cấu xã hội có những cơ quan kiểm soát hàng ngang thuộc chính quyền dân sự, những cơ quan này có quyền quyết định ngân sách, kiểm tra kế toán và việc sử dụng tài sản của quân đội. Ngay việc bổ nhiệm các tướng lãnh trong quân đội cũng phải được quốc hội thông qua. Như vừa rồi, một công dân Mỹ gốc Việt Nam được đề nghị làm tướng, đề nghị này phải qua thủ tục của Thượng viện Mỹ.

Ở các nước độc tài đảng trị không có những cơ chế hàng ngang dân sự như vậy. Tất cả xã hội nằm dưới quyền kiểm soát của một đảng; mà các lãnh tụ đảng, quân sự và dân sự bao che lẫn nhau. Các đảng Cộng sản đặt ra vai trò chính trị viên trong quân đội, chính là mạng lưới thâu tóm quyền hành vào tay một nhóm lãnh tụ, việc bổ nhiệm các tướng lãnh và chức vụ chỉ huy cũng chỉ do các lãnh tụ đảng quyết định.

Cộng sản Việt Nam đã học tập đường lối Mao Trạch Ðông từ năm 1950. Cho nên, khi Lê Duẩn muốn củng cố mọi quyền hành vào tay mình, thì ông ta đưa Nguyễn Chí Thanh lên làm đại tướng, và gạt bỏ Võ Nguyên Giáp, cho ra ngoài làm công việc kiểm soát sinh đẻ. Ngoài thành tích là gốc nông dân, không có bằng cấp nào, không là cựu giáo sư trung học như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh còn là một người được Lê Duẩn nâng đỡ, cho nên lòng trung thành được bảo đảm.

Nguyễn Chí Thanh có thời gian đã phụ trách nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình. Một nhà báo lão thành ở Hà Nội, năm nay 85 tuổi, đã thuật lời nhà văn Nguyễn Tuân kể một câu chuyện về Nguyễn Chí Thanh. Năm đó, Nguyễn Tuân dẫn một nhà báo Pháp, Pierre Abraham của tờ báo Nouvelle Critique vào thăm Ðồng Hới. Tới nhà giao tế, Nguyễn Tuân nhòm vào tủ rượu thấy hai chai rượu champagne đắt tiền, nhãn Moet Chandon thì mừng quá, khen ông chủ nhiệm khéo chọn rượu ngon của Pháp cho khách từ Pháp tới. Ông chủ nhiệm lắc đầu, nói rằng đây là rượu dành cho ông tướng Thanh, ngày nào cũng hai chai. Sáng hôm sau, thấy bàn ăn bày hai cỗ đầy món ngon, nhà văn lại hiểu lầm, khen ông chủ nhiệm trọng đãi khách phương xa tới. Ông lại từ chối lời khen, khai rằng đây là bàn ăn dành cho Thường vụ Tỉnh ủy thết đãi gia đình ông tướng, họ đi săn với nhau.

Trong một chế độ độc tài, quân đội khó giữ được hàng tướng lãnh trong sạch, vì thiếu một hệ thống hàng ngang của chính quyền dân sự kiểm soát. Chính quyền dân sự trong các nước độc tài cũng là một hệ thống tham ô, lạm quyền, thủ lợi, cho nên quân đội cũng không tránh khỏi bệnh tham nhũng, lạm quyền.

Nếu Tập Cận Bình muốn làm cho quân đội trong sạch, cách tốt nhất là phải dân chủ hóa chính trị. Khi nào cả xã hội được trong sạch thì quân đội mới trong sạch. Khi người dân Trung Hoa chưa được sử dụng các quyền tự do dân chủ thì dù Tập Cận Bình có truy tố hàng trăm ông tướng tham nhũng cũng không tẩy rửa được cái ung nhọt tham nhũng. Tình trạng tướng lãnh tham nhũng không những làm tài sản quốc gia bị thất thoát mà còn làm cho quân sĩ mất tinh thần, không tin tưởng ở cấp trên.
07-01- 2014 6:39:28 PM
Ngô Nhân Dụng

Chiến thuật của Việt Nam trên Biển Ðông

Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc gần giàn khoan dầu Hải Dương 981 ở Biển Ðông.
Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc gần giàn khoan dầu Hải Dương 981 ở Biển Ðông.Gần hai tháng nay, không có ai ít nhiều quan tâm đến Việt Nam mà không tự hỏi: Việt Nam đối phó với hành động lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc như thế nào? Về phía Trung Quốc, hầu như mọi người đều biết họ muốn gì. Và thật ra thì họ cũng không hề giấu giếm ý đồ của họ: Chiếm toàn bộ Biển Đông (bao gồm cả Trường Sa, dĩ nhiên!) Còn phía Việt Nam? Không ai biết gì cả. Tất cả các nhà lãnh đạo đều im lặng, hoặc nếu mở miệng thì chỉ nói những điều chung chung, vô thưởng vô phạt, ra vẻ đầy quyết tâm nhưng lại không chỉ ra, hoặc gợi lên, một chiến thuật nào cả.
Trở lại với câu hỏi trên, Việt Nam sẽ đối phó với Trung Quốc như thế nào?
Có hai cách trả lời: tiêu cực và tích cực.
Tiêu cực, như những gì chúng ta thường thấy nhan nhản trên các mạng lưới xã hội, từ blog đến facebook, nhiều người cho rằng Ciệt Nam đã bán đứng Biển Đông cho Trung Quốc rồi; hoặc nếu không phải bán đứng thì cũng, ít nhất, một số khá đông ủy viên trong Bộ Chính trị hoặc Ban Chấp hành Trung ương đảng chủ trương nhượng bộ, để Trung Quốc tha hồ làm chủ trên Biển Đông. Theo cách nhìn này thì những lời phát biểu này nọ hoặc việc đưa tàu hải giám hay tàu đánh cá ra chạy lòng vòng giàn khoan HD-981 chỉ là một vở kịch nhằm đánh lừa dân chúng để không ai quá phẫn nộ có thể đổ xuống đường biểu tình chống lại họ. Nói cách khác, theo cách nhìn này, “mặt trận” chính mà chính quyền Việt Nam muốn đối phó không phải là Trung Quốc mà chính là dân chúng Việt Nam.
Khả năng trên không phải không có. Có nhiều bằng chứng: Một, từ lịch sử, họ đã từng làm vậy qua công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958; hai, qua cách họ hành xử với Trung Quốc kể từ sau hội nghị Thành Đô năm 1990; ba, qua sự lúng túng của họ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trong mấy tháng vừa qua. Không thể nói sự kiện Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 đến Biển Đông là bất ngờ được. Làm chính trị, không thể không biết trước những việc đơn giản như vậy. Không biết là ngu. Nhưng nếu biết trước mà không chuẩn bị gì cả, thậm chí, không thống nhất được ý kiến trong một nhúm 14 người trong Bộ Chính trị là sao?
Nhưng thôi, ở đây, tôi xin nhìn vấn đề theo hướng tích cực, là, chính quyền Việt Nam, một, thực tâm muốn chống lại Trung Quốc; hai, đang toan tính một chiến thuật gì đó để bảo vệ Trường Sa và Biển Đông. Nếu vậy, chiến thuật của họ là gì?
Theo tôi, có hai chiến thuật chính: Câu giờ và bêu xấu Trung Quốc.
Họ ra lệnh cho các tài hải giám, hải ngư và tàu đánh cá tư nhân Việt Nam ra chạy lòng vòng chung quanh giàn khoan HD-981 nhưng không đối đầu để tránh leo thang xung đột. Họ chạy lòng vòng như vậy để chứng tỏ với dân chúng trong nước là họ cương quyết bảo vệ lãnh hải Việt Nam nhưng đồng thời cũng để tàu Trung Quốc húc vài chiếc chìm để… quay phim.
Vâng, để quay phim. Mới đây, trên các cơ quan truyền thông Tây phương đã xuất hiện một số hình ảnh tàu Trung Quốc xịt nước vào tàu Việt Nam, đâm sầm vào một số tàu Việt Nam, làm hư hại nhiều tàu đánh cá Việt Nam… Những bức ảnh và những thước phim ấy đều do phóng viên ngoại quốc thực hiện. Việc mời gọi phóng viên chụp ảnh và quay phim để công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế như vậy có hai mục đích: Một, để cả thế giới thấy sự xâm lược hung hãn và tàn bạo của Trung Quốc, từ đó, càng thêm ghét và sợ Trung Quốc. Hai, để thế giới thấy Việt Nam, tuy nhỏ và yếu, nhưng vẫn nhất định không chấp nhận việc Trung Quốc làm bá chủ trên Biển Đông. Vì ghét và sợ Trung Quốc nên càng cảm thấy có nhu cầu đoàn kết với nhau để chống lại Trung Quốc. Vì thấy Việt Nam có quyết tâm nhưng yếu ớt nên càng cảm thấy có nhu cầu ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam.
Nhớ, sau năm 1975, khi Khmer Đỏ quấy nhiễu ở biên giới phía Tây, Việt Nam cũng thực hiện chiến thuật ấy. Trong suốt mấy năm, từ cuối năm 1975 đến năm 1978, Khmer Đỏ nhiều lần xua quân tràn qua biên giới bắn giết đồng bào Việt Nam, chính quyền chỉ la làng chứ không có phản ứng gì quyết liệt cả. Nếu lúc ấy, chính quyền quyết định phản công, họ có thể làm được một cách dễ dàng. Nhưng họ không làm. Chủ yếu để chứng minh cho thế giới thấy họ là nạn nhân, và khi họ tràn quân sang chiếm Campuchia, thế giới cũng dễ dàng thông cảm: Đó chỉ là một phản ứng tự vệ. Một việc chẳng đặng đừng.
Lần ấy, Việt Nam không thành công trong nỗ lực tuyên truyền của mình cho nên khi Việt Nam chiếm Campuchia, các nước Tây phương vẫn đồng loạt kết tội là Việt Nam xâm lược và càng gia tăng mức độ cấm vận đối với Việt Nam. Tôi nhớ, trong một bài viết sau chuyến thăm Việt Nam năm 1980, khi nhắc đến phong trào vượt biên, Gabriel García Márquez cũng cho Việt Nam hoàn toàn thất bại trên mặt trận tuyên truyền đối ngoại.
Lần này, Việt Nam có nhiều lợi điểm hơn. Thứ nhất, hiện nay trên thế giới đang có rất nhiều người ghét Trung Quốc và cũng sợ sự phát triển của Trung Quốc. Âm mưu bành trướng của Trung Quốc đã quá rõ ràng. Hơn nữa, kẻ thù của Trung Quốc cũng rất nhiều. Ngoài Việt Nam, ít nhất Nhật Bản và Philippines cũng là đối tượng để Trung Quốc giành giật và uy hiếp. Thứ hai, Việt Nam hiện nay, tuy bị phê phán nhiều nhưng quan hệ với các nước trên thế giới tương đối tốt đẹp. Mọi người đều thấy Việt Nam chỉ nguy hiểm đối với chính đồng bào của họ nhưng không hề nguy hiểm đối với bất cứ một nước nào khác. Với hai lý do này, việc Việt Nam thành công trong nỗ lực tuyên truyền của họ không có gì khó hiểu.
Nhưng đó chỉ là một thành công nhỏ. Cuộc tranh chấp với Trung Quốc hiện nay rất phức tạp, bao gồm nhiều bình diện khác nhau: tuyên truyền, pháp lý, ngoại giao và, ở trường hợp xấu nhất, ít người mong muốn nhất, quân sự. Việc đóng vai trò nạn nhân để tranh thủ sự đồng tình của thế giới chỉ thuộc bình diện tuyên truyền. Giả dụ chiến dịch tuyên truyền ấy thành công thì, sau khi tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới, Việt Nam sẽ làm gì nữa?
Ở đây có hai vấn đề:
Thứ nhất, nên lưu ý là Việt Nam không có nhiều thì giờ để làm một cái gì đó. Đến giữa tháng 8, khi Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 về nước theo kế hoạch dự trù một cách yên ổn, họ đã thành công trong việc chứng tỏ với thế giới là Biển Đông thuộc về họ, nơi họ muốn đến lúc nào thì đến, muốn đi lúc nào thì đi. Việc bất động của Việt Nam  cũng được xem là một sự xác nhận điều đó: Họ không hề phản đối.
Thứ hai, việc tranh thủ sự đồng cảm của thế giới chỉ là bước đầu và không hứa hẹn bất cứ một sự hậu thuẫn nào cả. Xin lưu ý: Ukraine được cả thế giới, đặc biệt Mỹ và Cộng đồng châu Âu, thương cảm và ủng hộ nhưng điều đó không hề ngăn chận được bàn tay tham lam, xảo quyệt và tàn bạo của Putin.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Quảng Ninh: Xây chợ, ép vợ bỏ chồng, mẹ từ con

QUẢNG NINH (NV) - Không ép được tiểu thương rời bỏ chợ Hải Hà, chính quyền huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, chuyển qua ép những cán bộ có thân nhân buôn bán tại ngôi chợ này, buộc họ ép vợ, mẹ thực thi lệnh của chính quyền.

Ðó là nguyên nhân khiến một số gia đình phát sinh xung đột. Bà Ðinh Thị Nẩy, 49 tuổi, ngụ tại xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, đang kinh doanh quần áo tại chợ Hải Hà, cho biết, có thể bà sẽ xin ly hôn vì ông Ðinh Hữu Khùng, bí thư xã Quảng Chính, liên tục ép bà phải rời bỏ ngôi chợ này.


Hàng trăm tiểu thương chợ Hải Hà mang cả con đến ngủ trước cổng chợ để giữ nơi buôn bán. (Hình: Tiền Phong)

Ông Khùng bảo rằng, nếu bà Nẩy, “chây ì,” không chịu rời bỏ chợ Hải Hà, ông sẽ bị kỷ luật. Còn bà Nẩy cho biết, nếu nghe lời chồng, cả nhà sẽ đói bởi lương ông Khùng không thể nuôi được vợ con.

Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra trong gia đình bà Phạm Thị Tựa, vợ một cán bộ xã Quảng Chính và bà Phạm Thị Thanh, ngụ tại thị trấn Quảng Hà, vợ một sĩ quan đang phục vụ trong Ban Chỉ Huy quân sự huyện Hải Hà.

Bà Nguyễn Bích Ngọc, ngụ tại thị trấn Quảng Hà, một trong những tiểu thương kinh doanh tại chợ Hải Hà, cũng vừa mới tuyên bố sẽ viết giấy từ con để con bà, một cán bộ làm việc tại Ủy Ban Nhân Dân huyện Hải Hà không bị kỷ luật.

Chợ Hải Hà hình thành năm 1993 và từ đó đến nay là nơi giúp 600 gia đình kiếm sống. Những tiểu thương buôn bán tại ngôi chợ này đã từng góp rất nhiều tiền để tu bổ ngôi chợ, kể cả xây dựng lại khi chợ bị cháy rụi vào đầu năm 2013.

Năm 2009, chính quyền tỉnh Quảng Ninh phê duyệt dự án xây dựng trung tâm thương mại-khu dân cư Nam Hải Hà và giao cho công ty Ðức Dương thực hiện. Trong dự án này, ngôi chợ mới cách ngôi chợ hiện hữu khoảng 500 mét. Năm 2012, dự án hoàn tất nhưng không có ai chịu vào trung tâm thương mại Nam Hải Hà để kinh doanh. Giữa năm 2013, chính quyền huyện Hải Hà công bố quy hoạch giải tỏa ngôi chợ hiện hữu để... xây công viên nhưng tiểu thương đang buôn bán tại ngôi chợ hiện hữu dứt khoát không bỏ chợ.

Nhiều tiểu thương cho biết, họ đã đóng rất nhiều tiền để tu bổ, xây dựng ngôi chợ hiện hữu, nhiều người vẫn còn mắc nợ vì những khoản đóng góp này. Nay, nếu phải chuyển vào trung tâm thương mại Nam Hải Hà, họ sẽ phải mất thêm một khoản tiền lớn để mua kiosque, trong khi buôn bán chắc chắn không hiệu quả.

Ðây là lý do khiến chính quyền huyện Hải Hà ép những thuộc cấp có thân nhân đang kinh doanh tại ngôi chợ hiện hữu phải ép thân nhân rời bỏ ngôi chợ hiện hữu để “làm gương.”

Ðể bảo vệ nơi buôn bán của mình, từ giữa tuần trước đến nay, mỗi đêm, hàng trăm tiểu thương đang kinh doanh tại ngôi chợ hiện hữu kéo nhau đến cổng chợ để ngủ vì sợ chính quyền bít đường vào chợ.

Ðây không phải lần đầu tiên tiểu thương nhất quyết giữ nơi buôn bán, từ chối chuyển vào các trung tâm thương mại. Hồi đầu năm nay, hàng ngàn người dân cư ngụ tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội cũng đã đổ đến, vây trụ sở xã Ninh Hiệp để phản đối kế hoạch giải tỏa chợ Nành Ninh Hiệp, phá trường tiểu học Ninh Hiệp để xây chợ mới và ép tiểu thương đang kinh doanh tại chợ Nành Ninh Hiệp phải mua kiosque tại chợ mới. Ngoài việc vây trụ sở xã Ninh Hiệp, dân xã Ninh Hiệp còn bãi thị (không họp chợ), bãi khóa (không cho con em đến trường) để phản đối.

Trong thập niên vừa qua, nhiều tờ báo tại Việt Nam đã thực hiện nhiều phóng sự chứng minh, đầu tư vào các trung tâm thương mại là vứt tiền qua cửa sổ. Cuối năm ngoái, một số tờ báo khẳng định, hàng chục ngàn tỉ đã đổ vào các trung tâm thương mại ở Hà Nội là sự lãng phí khủng khiếp.

Bất chấp sự phản đối của nhiều giới, trong vài năm gần đây, chính quyền thành phố Hà Nội vẫn tổ chức đập bỏ hàng loạt ngôi chợ lâu đời, rồi giải tỏa thêm những khu vực quanh đó để dựng lên các trung tâm thương mại và dự án nào cũng tạo ra biểu tình vì thu hồi đất, giải tỏa nhà, bồi thường không hợp lý.

Cuối năm ngoái, những tiểu thương đã từng vào các trung tâm thương mại tại Hà Nội lũ lượt xin ngừng kinh doanh vì ế ẩm. Vào thời điểm đó, chính quyền thành phố Hà Nội xác nhận 62/62 tiểu thương kinh doanh tại trung tâm thương mại Cửa Nam đã ngưng kinh doanh và tìm người sang nhượng sạp. Con số này ở trung tâm thương mại Ô Chợ Dừa là 100/100 và tại trung tâm thương mại Hàng Da là 200/636.

Tình trạng tương tự đã xảy ra khắp nơi ở Việt Nam. Chỉ riêng với chợ, hệ thống chính quyền các cấp tại Việt Nam đã vứt bỏ cả trăm ngàn tỷ. Giữa thập niên 2010, tình trạng đập bỏ chợ cũ để xây mới hoặc thu hồi đất để đầu tư những ngôi chợ “hiện đại” ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã làm tốn rất nhiều giấy mực do lãng phí. Ví dụ, năm 2004, chính quyền tỉnh Trà Vinh phê duyệt dự án xây dựng chợ Sóc Cầu ở huyện Tiểu Cần. Dự án này ngốn hết một tỉ đồng. Sau khi hoàn thành, chợ Sóc Cầu trở thành nơi cho trẻ chăn bò lùa bò tới đó tránh nắng. (G.Ð)

07-01-2014 5:06:09 PM

Người thất nghiệp tại Việt Nam càng ngày càng đông

HÀ NỘI (NV) - Trong 3 tháng đầu năm 2014, tại Việt Nam có khoảng một triệu người thất nghiệp. Nếu so với 3 tháng cuối năm 2013, số người thất nghiệp tăng thêm khoảng 150 ngàn. Tỷ lệ thất nghiệp chung của 3 tháng đầu 2014 là 2.21%.

Ðó là những số liệu mới được công bố tại hội thảo cập nhật thông tin về thị trường lao động Việt Nam do Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội, Tổng Cục Thống Kê của Việt Nam và Tổ Chức Lao Ðộng Thế Giới (ILO) phối hợp tổ chức vào sáng 1 tháng 7.


Cô Nguyễn Kim Tiền, tốt nghiệp Ðại Học Sư Phạm, không tìm được việc làm sau khi ra trường nên phải làm tiếp viên cho một quán cà phê ở An Giang. (Hình: Người Lao Ðộng)

Dựa trên những số liệu này thì tỷ lệ thất nghiệp tại các thành phố ở Việt Nam là 3.72%, cao gấp 2.4 lần so với nông thôn. Ðáng chú ý là có hơn 162 ngàn người mà học vấn từ đại học trở lên đang thất nghiệp. So 3 tháng đầu năm nay với cuối năm ngoái thì chỉ trong vòng ba tháng, số người có học vấn từ đại học trở lên bị thất nghiệp đã tăng thêm khoảng 40 ngàn.

Ngoài ra, còn có khoảng 80 ngàn thanh niên mà học vấn ở mức cao đẳng và 174 ngàn thanh niên đã được đạo tạo nghề bị thất nghiệp.

Nếu tính riêng thanh niên trong độ tuổi dưới 24 bị thất nghiệp thì con số này khoảng 505 ngàn, tăng thêm chừng 55 ngàn so với cuối năm ngoái.

Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội Việt Nam thú nhận, “tình hình khá nghiêm trọng cho cả thanh niên lẫn những người lao động có trình độ” và “thị trường lao động chưa có dấu hiệu khả quan.”

Kể từ khi số lượng người có trình độ học vấn cao bị thất nghiệp gia tăng, các viên chức chính quyền và báo giới Việt Nam đẩy mạnh chỉ trích hệ thống giáo dục, cho rằng, đây là hệ quả tất nhiên của việc đào tạo tràn lan, chương trình đào tạo bất cập, không bám sát và không đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Không có bất kỳ viên chức lãnh đạo nào của chính quyền Việt Nam nhận trách nhiệm, cũng như không có bất kỳ ý kiến nào đòi truy cứu trách nhiệm của những viên chức này về hàng loạt sai lầm khiến kinh tế suy thoái, số lượng doanh nghiệp phá sản càng ngày càng lớn và đó mới là nguyên nhân chính của vấn nạn vừa đề cập và là nguồn gốc của nhiều vấn nạn khác, ví dụ như tỷ lệ tội phạm gia tăng.

Hồi giữa năm ngoái, ILO từng khuyến cáo, khi có tới 50% số người thất nghiệp tại Việt Nam là thanh niên, Việt Nam đang lãng phí một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội.

Chưa kể theo ILO, ngoài số thanh niên bị thất nghiệp, khoảng 53% (chừng 4 triệu) thanh niên Việt Nam đang phải làm những công việc mà thu nhập kém, điều kiện lao động thấp và không có bảo hiểm xã hội.

Ông Gyorgy Sziraczki, giám đốc chi nhánh Việt Nam của ILO cảnh báo, nếu thanh niên không được hưởng một sự khởi đầu tốt hơn và không được đối xử công bằng, Việt Nam đã bỏ lỡ một nguồn lực đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của mình.

ILO đã từng khuyến cáo, Việt Nam nên khai mở tiềm năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tăng cơ hội về việc làm với năng suất cao cho thanh niên.

Chính quyền Việt Nam vẫn bị xem là thiếu quan tâm tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ðây là lý do khiến vài năm qua, có thêm hàng trăm ngàn doanh nghiệp loại này phá sản. Phần lớn những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tồn tại đã thu hẹp quy mô hoạt động thành “siêu nhỏ.” Tất cả những yếu tố đó làm cho cơ hội về việc làm của thanh niên càng lúc càng mong manh.

Một chuyên gia về việc làm cho thanh niên khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của ILO, tên là Matthieu Cognac, nhắc nhở thêm rằng Việt Nam cần phải chú ý tới khu vực nông thôn, nơi cư trú của phần lớn thanh niên Việt Nam. Ông Cognac khuyên chính quyền CSVN cần đẩy mạnh tư vấn về việc làm, mở các khóa đào tạo về phát triển doanh nghiệp để hỗ trợ thanh niên tự kinh doanh.

Trao đổi với báo giới, ông Sziraczki nói rằng, sẽ không thể giải quyết vấn nạn về việc làm cho thanh niên Việt Nam, nếu không thay đổi chính sách vĩ mô, cấu trúc phát triển và tăng chi phí hỗ trợ tìm kiếm việc làm, tăng tổng cầu, thay đổi cách thức tiếp cận nguồn vốn và tăng hiệu quả đầu tư.

Ðến nay, vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy, chính quyền Việt Nam lắng nghe những khuyến cáo của ILO. Dẫu cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh, tổng công ty nhà nước đã làm thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng, chính quyền này vẫn xác định “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” là chủ đạo. Ðiều đó có nghĩa là họ tiếp tục dồn gần như toàn bộ nguồn lực quốc gia vào việc duy trì sự tồn tại của các tập đoàn kinh tế quốc doanh, tổng công ty nhà nước. Bất chấp tình trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản hàng loạt, khiến vấn nạn thất nghiệp càng lúc càng nghiêm trọng. (G.Ð)

01-07-2014 5:03:45 PM

Xăng VN cao hơn Mỹ: Độc quyền thì tăng giá tùy hứng!

(Baodatviet.vn) - Khi doanh nghiệp còn độc quyền, nhà nước cho họ một cơ chế định giá độc quyền thì việc tăng giá là hiển nhiên.
Kiểu gì thì ông xăng dầu cũng có lợi!
Câu chuyện xăng tăng giá tùy hứng, túi người dân thủng đáy khiến nhiều chuyên gia bức xúc.
Theo thông báo mới đây của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex cho biết, từ 20h ngày 23/6, giá xăng tăng 330 đồng, tương đương 25.230 đồng một lít RON 92 và 25.730 đồng một lít RON 95 (ở vùng một). Với các địa bàn xa trung tâm, cảng biển (vùng hai), xăng RON 92 và 95 lần lượt là 25.730 và 26.240 đồng một lít.
Xăng trong nước sẽ còn tăng giá
Xăng trong nước sẽ còn tăng giá
Đây là lần thứ 4 giá bán lẻ xăng dầu tăng mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay. Giá xăng lên mức cao nhất vượt cả đỉnh điểm của ngày 28/3/2013 khi đó giá xăng Ron 92 là 24.550đ. Nếu so sánh với mức giá xăng dầu tại Mỹ - nước có mức thu nhập cao hơn Việt Nam (2011) lên tới 31,7 lần thì giá xăng dầu của Việt Nam còn đắt hơn cả Mỹ đến 4.400đ/lít.
Tại sao lại có câu chuyện này, nó tác động thế nào tới sản xuất trong nước...?
Chuyên gia kinh tế Đỗ Thiên Anh Tuấn chia sẻ thái độ không mấy ngạc nhiên trước thực tế này. Theo ông Tuấn, đây là câu chuyện muôn thuở của ngành xăng dầu bởi lẽ nếu còn duy trình tình trạng độc quyền như hiện nay thì việc giá xăng trong nước sẽ còn tiếp tục tăng cao là điều được dự báo trước.
"Khi một doanh nghiệp xăng dầu còn duy trì tình trạng độc quyền thì nhà nước lại quyết định trao cho họ một cơ chế định giá độc quyền. Một quyết định sai hoàn toàn về mặt nguyên tắc và đó chính là nguyên nhân dẫn tới câu chuyện lỗ nhà nước bù (tiền thuế của dân - PV), lời thì doanh nghiệp bỏ túi", ông Tuấn nói.
Nghĩa là thế nào doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng thắng, chỉ có người dân chịu thiệt.
Từ trước tới nay và cả trong tương lai, xăng dầu luôn giữ vị trí rất quan trọng trong danh mục các loại vật tự kỹ thuật thiết yếu phục vụ cho các nhu cầu của sản xuất, quốc phòng, an ninh và đời sống.
Do vậy, khi tình hình sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, sức ép lạm phát lớn, diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh … thì điều kiện giá xăng dầu tăng cao như hiện nay chắc chắn là gây sức ép rất lớn tới nền kinh tế, đặc biệt các ngành sản xuất trong nước.
Điều bất lợi đầu tiên là việc tăng giá xăng sẽ làm chi phí sản xuất lên cao, kéo theo đó giá bán sản phẩm cũng sẽ phải thay đổi, đẩy các doanh nghiệp vào thế khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của mình.
Nghiêm trọng hơn, trong điều kiện vốn đã có nhiều rủi ro, bất lợi thì dưới tác động của việc tăng giá xăng sẽ đẩy doanh nghiệp trong nước rơi vào thế khó, không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Và hậu quả thì ai cũng nhìn thấy rõ.
Ông Tuấn khẳng định, những bất lợi đó là do giá xăng tăng cao tạo ra chứ không phải do tác động từ bên ngoài.
Vấn đề thứ hai, ông Tuấn cho rằng việc điều chỉnh giá xăng dầu theo giá thị trường là khó có thể thực hiện được hay nói cách khác không thể chờ đợi giá xăng trong nước sẽ được giảm theo hướng có lợi cho người dân.
Điều này được ông lý giải rằng, khi còn tình trạng doanh nghiệp vừa độc quyền vừa nắm quyền định giá thì điều đó là dễ hiểu.
Như vậy, sau 30 năm, sau mọi nỗ lực chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì với ngành xăng dầu tới nay chúng ta không thu được kết quả gì.
Vướng mắc này xuất phát từ chính tư duy bao cấp vẫn còn tồn tại trong điều hành giá cả. Và đương nhiên, cuối cùng thì người dân chính là người chịu thiệt.
Phải chấp nhận đánh đổi
Cùng chung nhận định giá xăng Việt Nam tăng cao, cao hơn cả Mỹ và một số nước Châu Âu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền sản xuất trong nước cũng như người dân. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Phạm Minh Thụy cho rằng phải chấp nhận đánh đổi điều đó trong bối cảnh kinh tế quá khó khăn như hiện nay.
Theo ông Thụy, việc tăng giá xăng không ai khác chính các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là người có lợi dù là lợi ít hay nhiều và cái lợi này có được là từ sự đánh đổi của người dân. Bởi lẽ, trong bối cảnh hiện nay nếu không tăng giá xăng thì buộc nhà nước phải lấy ngân sách bù lỗ cho các doanh nghiệp.
Lựa chọn tăng giá xăng là hình thức ưu tiên bảo toàn cho ngân sách và chia đều khó khăn theo đầu dân.
Theo vị chuyên gia này, điều bất cập này một phần bắt nguồn từ cơ chế độc quyền của doanh nghiệp, một phần do chính sách thuế của mỗi nước khác nhau. Nhưng dù vì nguyên nhân dân gì, trong hoàn cảnh nào doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng sống khỏe bất chấp những tác động tiêu cực tới sản xuất trong nước cũng như đời sống, sinh hoạt của người dân.
Cùng quan điểm, chuyên gia Nguyễn Đức Độ cũng cho rằng, quản lý giá xăng ở Việt Nam là một bài toán rất phức tạp. Khi chưa công khai, minh bạch tất cả từ giá cơ sở đầu vào, chi phí vận chuyển... thì việc tính chính xác giá xăng ở Việt Nam là rất mơ hồ.
Dù dưới hình thức nào, tăng giá xăng hay ngân sách phù bù cũng đều là tiền túi của dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay để ưu tiên bảo toàn ngân sách thì rõ ràng lựa chọn tăng giá xăng là điều hiển nhiên sẽ được tính tới.
"Vấn đề ở đây, tôi cho rằng là phải minh bạch con số lỗ lãi của doanh nghiệp xăng dầu, khi đó mới trả lời được. Tới khi nào chưa minh bạch rõ ràng người dân còn chịu thiệt", vị chuyên gia này kết luận.
GS TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học KTQD Hà Nội nhận định:
"Với một thị trường mang tính độc quyền cao như vậy, động thái tăng giá xăng dầu là không có gì bất thường, có lẽ là luôn được các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tính toán trước, trong đó có cả Petrolimex không phải là ngoại lệ.

Còn người bị thiệt trước hết là người tiêu dùng xăng dầu trong nước và cả hàng trăm nghìn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đang phấn đấu vươn lên để vượt qua khỏi khó khăn kinh tế hiện nay".Vì những lần điều chỉnh giá, với hệ thống kinh doanh xăng dầu hàng năm nhập khẩu tới 13 triệu tấn, trong đó 60% là xăng và mỗi ngày bán ra trên 2 triệu lít/ngày, khi mà tồn kho xăng dầu thực tế trong hệ thống lại chưa được kiểm kê, đánh giá một cách chính xác, công khai, minh bạch và khách quan thì người hưởng lợi ở đây chính là người bán xăng dầu (các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu), có thể hưởng lợi một khoản thu nhập khổng lồ từ chênh lệch giá?.
Nguyễn Vũ

Trung Quốc có thể tạm đóng cửa khẩu: “Dọa” Việt Nam?

(Baodatviet.vn) - Trung Quốc vẫn sẽ nhập khẩu nông sản, lúa gạo của Việt Nam vì nhu cầu của Trung Quốc rất lớn, các sản phẩm của Việt Nam giá rẻ.  
Chuyên gia nông nghiệp GS Võ Tòng Xuân nêu quan điểm trước thông tin Trung Quốc có thể tạm đóng một số cửa khẩu với Việt Nam.
Cũng theo GS Võ Tòng Xuân, bên cạnh những thách thức, cơ hội của Việt Nam cũng rất nhiều để có thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Trung Quốc dọa Việt Nam
PV: - Mới đây, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin, Trung Quốc có thể tạm đóng một số cửa khẩu với Việt Nam trong khi xuất khẩu các mặt hàng nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm nông sản dưới dạng thô, chưa qua chế biến giá rẻ và nhập khẩu các sản phẩm đã qua chế biến, máy móc thiết bị với giá cao. Xin ông cho biết, Trung Quốc dọa đóng cửa biên giới có phải là "cái tát" vào chính sách xuất khẩu thô của Việt Nam hay không?
GS Võ Tòng Xuân: - Khi hai nước đang căng thẳng về mặt chính trị, Trung Quốc giống như đang dọa Việt Nam. Tuy nhiên, chắc chắn Trung Quốc vẫn phải nhập các sản phẩm nông sản, lúa gạo của Việt Nam vì Trung Quốc vẫn thiếu. Các nước khác như Ấn Độ, Thái Lan chẳng hạn Trung Quốc phải mua với giá cao hơn còn mua của Việt Nam thì kế bên, dễ mua và giá rẻ.
Bản thân Trung Quốc rất cần vì gạo vì trong tương lai Trung Quốc dứt khoát sẽ không đủ ăn. Vấn đề của Việt Nam chỉ là phải làm chất lượng cao hơn để bán giá cao hơn.
PV: - Nếu việc này diễn ra thách thức, cơ hội của Việt Nam sẽ là gì? Liệu đây có phải là cơ hội của Việt Nam trong việc thoát khỏi sự lệ thuộc đối với Trung Quốc không và vì sao?
GS Võ Tòng Xuân: - Thách thức sẽ có nhưng sẽ chỉ trong thời gian ngắn vì Trung Quốc chắc chắn sẽ mua. Hiện Trung Quốc có thể đã mua khối lượng lớn nên có thể dừng không mua.
Nhưng khi đã sử dụng hết hàng, giá sẽ tăng cao và Trung Quốc sẽ phải tìm mua. Khi không thể tìm mua ở Philippines, Indonesia, Trung Quốc phải mua của Thái Lan  hay Ấn Độ trong khi hai nước này chỉ bán chính ngạch. Vậy nên Trung Quốc chỉ còn lựa chọn mua của Việt Nam. Phải thừa nhận rằng, Ấn Độ, Thái Lan bán cho Trung Quốc không bán ẩu như Việt Nam.
Cơ hội từ việc này là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải làm ăn đàng hoàng hơn thay vì ăn xổi ở thì, chất lượng không đảm bảo. Tình hình mới đặt ra yêu cầu phải tổ chức nông dân để họ sản xuất nguyên liệu tốt, doanh nghiệp cũng phải chế biến tốt để xuất khẩu với giá cao hơn.
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin, Trung Quốc có thể tạm đóng một số cửa khẩu với Việt Nam
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin, Trung Quốc có thể tạm đóng một số cửa khẩu với Việt Nam
Trung Quốc có 1,4 tỷ người tiêu dùng nên Việt Nam sản xuất bao nhiêu Trung Quốc cũng sài hết bấy nhiêu. Việt Nam không sợ vấn đề Trung Quốc tẩy chay nhưng đáng lý ra Việt Nam là nắm quyền chủ động, tôi có đồ ăn mà anh không ăn, không mua theo giá do tôi đề ra tôi sẽ không bán.
Thông thường là vậy nhưng thực tế Việt Nam lại liên tục hạ giá để bán được cho Trung Quốc. Đây là điểm yếu trong việc giao thương với Trung Quốc do các doanh nghiệp ham lợi bằng cách mua rẻ của nông dân.
Doanh nghiệp phải áp dụng khoa học công nghệ
PV: - Có ý kiến cho rằng, sản xuất nông sản của Việt Nam đã tự lựa chọn để phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng thô, chưa qua chế biến. Cụ thể như với quả vải, có đến 85% được xuất khẩu dưới dạng quả tươi sang Trung Quốc, Lào, Campuchia.. trong đó có đến 90% là vào thị trường Trung Quốc trong khi chỉ có 15% là vải đã qua chế biến được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản.... Vậy trong điều kiện hiện nay, lối ra cho nông sản Việt nằm ở đâu? Việt Nam phải nắm bắt cơ hội này như thế nào?
GS Võ Tòng Xuân: - Tùy vào nhu cầu của thị trường để Việt Nam định hướng xuất khẩu vì quả vải người tiêu dùng thích ăn quả tươi hơn. Ngay như Thái Lan cũng xuất khẩu quả tươi là chủ yếu. Xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, vải Thái Lan được vận chuyển bằng máy bay còn Việt Nam không có doanh nghiệp tiếp cận thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu những sản phẩm nông sản mẫu mã đẹp, đỏ tươi, không có vết đen.
Thực chất việc bảo quản, nâng cao chất lượng vải rất dễ làm nhưng các doanh nghiệp không đầu tư thiết bị để làm. Khi vải mới thu hoạch phải được đặt trong thùng, sau đó thổi khí lưu huỳnh, thổi qua từng trái vải kế đó mới nhúng vào dấm nồng độ lỏng, loãng để phục hồi màu đỏ.
Lưu huỳnh làm da trái vải vàng nên sau đó nhúng vào dấm sẽ khiến quả có màu đỏ tươi, rất đẹp. Sau đó thổi nhiệt độ 5 độ C qua từng trái vải, để từng thùng giống như thùng để chai bia có những lỗ nhỏ hơi 5 độ C mới thổi được qua sẽ vào từng trái vải.
Nói cách khác phải chế biến lại để vải đỏ, không có trái nào bị đốm đen. Việc này khiến vải có thể tươi trong 3 tháng. Sau đó đưa lên máy bay chuyển đến các nước khác. Nho Mỹ trên thị trường Việt Nam đã thu hoạch 5-6 tháng trước và được xử lý như vậy.
Hàng trăm xe tải chở dưa hấu bị ùn tắc ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) hồi tháng 3/2014
Hàng trăm xe tải chở dưa hấu bị ùn tắc ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) hồi tháng 3/2014
Phương pháp này tôi đã từng ra miền bắc biểu diễn cách đây gần 10 năm nay ở tỉnh Hưng Yên, trường ĐH Nông nghiệp 1 nhưng sau đó không ai làm. Các doanh nghiệp ăn xổi ở thì, không biết đầu tư.
Thậm chí, đây là phương pháp không tốn kém quá nhiều chi phí, chỉ tốn kém điện năng khi sử dụng nhiệt độ ở mức 5 độ C nhưng chi phí này người ăn sẽ phải trả. Nếu đưa trái vải sang nước ngoài bị bệnh thâm đen bán 10 đồng không ai mua nhưng nếu trái đỏ tươi bán 50 đồng cũng có người mua.
Họ sẽ trả hết chi phí nên đừng lo sợ việc bán giá cao không ai mua, thực tế giá cao sẽ có người mua còn các sản phẩm kém chất lượng dù rẻ đến mấy cũng không có ai mua. Tóm lại, chất lượng sẽ quyết định mọi thứ, khi có chất lượng tốt thì nói gì họ cũng sẽ nghe.
Việt Nam có thể mua máy móc của Nhật để phòng lạnh được ổn định nhiệt độ, Việt Nam có thể mua máy móc, công nghệ để chục tấn vải trong vòng 5 phút mỗi trái vải là 5 độ C.
Trong câu chuyện chất lượng, người dân cũng phải tuân theo quy trình GAP đàng hoàng, phải có người của những công ty xuất khẩu kiểm soát chất lượng, quy trình để bảo đảm nhà vườn không xịt thuốc vô tội vạ vì mình làm theo quy trình VietGAP cũng sẽ xác định cho trái vải. Nếu làm theo GAP sẽ rất ít sâu bệnh.
Đồng thời doanh nghiệp cũng phải liên lạc với các thị trường Mỹ, Châu Âu, tức là phải làm đồng bộ theo hệ thống để bên kia đến mùa vải của mình họ sẽ có vải để ăn và ăn với chất lượng tốt nhất. Khi lựa chọn vải xuất khẩu, vải chưa đủ tiêu chuẩn phải gạt sang một bên, sử dụng vải đó để làm đồ đóng hộp, đồ chế biến.
Vùng trồng vải phải ước tính sản lượng bao nhiêu rồi mới làm bao nhiêu khu chế biến. Việc này nên là doanh nghiệp tư nhân làm, không để doanh nghiệp nhà nước tham gia vì nếu nhà nước tham gia sẽ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp thua lỗ như trường hợp Tổng Công ty Lương thực miền Nam Vinafood 2 trong việc xuất khẩu gạo..

PV: - Không riêng câu chuyện vải thiều, theo ông, để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc với các sản phẩm nông sản nói chung Việt Nam phải làm theo cách nào, tư duy kinh tế phải được thay đổi, mặt khác tinh thần dân tộc phải được khơi dậy ra sao? Câu chuyện của Hàn Quốc vào thời điểm bị khủng hoảng thừa nguyên liệu thép, người Hàn đã bỏ đũa tre, gỗ để sản xuất và sử dụng đũa thép, có thể là bài học kinh nghiệm để Việt Nam tham khảo không?Hiện, nông sản Việt Nam ở nước ngoài mới chỉ có quả Thanh Long còn vải thiều không ai mua vì vải thiều bị thâm, xoài cũng đang bán nhưng vẫn bị trả về nhiều do chỉ làm theo cảm tính, thu hoạch không đúng lúc và bao bì cũng không đạt chuẩn.
GS Võ Tòng Xuân: - Việc kêu gọi tinh thần dân tộc, người Việt Nam dùng hàng Việt Nam chỉ là kêu gọi chơi, không có ai làm vì không thể mua giá cao để chỉ được mặt hàng xấu trong khi cùng số tiền đó có thể mua được những sản phẩm được nhập khẩu chất lượng và mẫu mã tốt.
Theo tôi, đầu tiên phải giáo dục doanh nghiệp, nông dân làm ra nguyên liệu tốt, chế biến tốt dân sẽ mua. Người dân không thể bỏ tiền mua những sản phẩm chất lượng không tốt để nuôi những doanh nghiệp lười biếng như vậy.
Khẩu hiệu Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam phải được nói lại là doanh nghiệp Việt Nam, nông dân Việt Nam phải sản xuất hàng có chất lượng cao, tất nhiên mọi người Việt Nam sẽ mua và người nước ngoài cũng mua.
PV: - Để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, ai sẽ là người đứng ra để thực hiện việc này và phải làm như thế nào, thưa ông?
GS Võ Tòng Xuân: - Doanh nghiệp vừa vả nhỏ rất quan trọng. Doanh nghiệp phải có đầu óc kinh doanh và phải áp dụng khoa học công nghệ thay vì sang Trung Quốc thu mua rồi chế biến lại sẽ lệ thuộc vào Trung Quốc mãi.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Nguyên Thảo (thực hiện)

Hàng trăm công nhân nhập viện cấp cứu sau bữa cơm chiều

 Thanh Trà - theo Trí Thức Trẻ | 02/07/2014 08:06

(Soha.vn) - Sau khi ăn xong bữa cơm chiều để vào tăng ca, hàng trăm công nhân với biểu hiện đau bụng, nôn ói, nhức đầu.. phải nhập viện vì ngộ độc.

    Đến hơn 22 giờ tối ngày 1/7, hàng trăm công nhân của công ty TNHH dệt Shin Dong (ở đường Lê Văn Khương, khu phố 5, phường Hiệp Thành, quận 12) vẫn đang được các y bác sỹ tích cực điều trị tại Bệnh viện Đa khoa quận 12.
    Hàng trăm công nhân nằm la liệt để chờ cấp cứu và truyền nước

    Hàng trăm công nhân nằm la liệt để chờ cấp cứu và truyền nước
    Theo nhiều công nhân đang điều trị tại đây, khoảng 18 giờ cùng ngày, hàng trăm công nhân ăn cơm chiều với món trứng chiên thịt, rau cải xào và món canh rau dền để chuẩn bị vào làm tăng ca.
    Hơn 30 phút sau, những công nhân dùng những phần cơm tại đây đều rơi vào trình trạng đau bụng, nhức đầu, buồn nôn.... Một số công nhân nữ sức đề khán yếu nên ngất lịm đi. Ngay sau đó, hàng loạt công nhân cũng có chung triệu chứng tương tự.

    Lúc này, lãnh đạo công ty đã đưa các công nhân được nhanh chóng chuyển đi cấp cứu. Tại bệnh viện Đa khoa quận 12 có gần 200 công nhân nhập viện. Ngoài ra, hàng trăm công nhân khác đang được cấp cứu ở các phòng khám đa khoa tư nhân, y tế phường do số lượng bệnh nhân quá đông.
    Hầu hết các công nhân nhập viện với triệu chứng đau bụng, nhức đầu, nôn ói,....
    Hầu hết các công nhân nhập viện với triệu chứng đau bụng, nhức đầu, nôn ói,....
    Nữ công nhân Võ Thị Thanh Hải (SN 1986) cho biết, buổi chiều nhà ăn công ty cho công nhân ăn thì phát hiện món rau cải xào có mùi chua định không ăn. Tuy nhiên, nhiều công nhân đem phần ăn đến nhà bếp thì nhà bếp nói bình thường nên ăn để lấy sức làm việc.
    Bác sĩ Lương Trọng Nghĩa (Phó phòng tổ chức Bệnh viện quận 12) cho biết bệnh, nhân nhập viện đều có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như nôn tháo, chóng mặt và bị tiêu chảy. Trước tình trạng trên, các y bác sĩ phải nhanh chóng truyền dịch nhằm bù lượng nước đã mất rồi cho uống thuốc kháng sinh nhằm hút ẩm, giảm co thắt đường tiêu hóa.

    Theo ước tính ban đầu, có khoảng 1 nửa số công nhân của công ty dệt may Shin Dong bị ngộ độc phải đi cấp cứu. trong đó, có nhiều công nhân đang mang bầu.
    Các y, bác sỹ Bệnh viện quận 12 nỗ lực chữa trị cho các công nhân
    Các y, bác sỹ Bệnh viện quận 12 nỗ lực chữa trị cho các công nhân
    Được biết, những khẩu phần cơm trên đều do bộ phận bếp của công ty chế biến.  

    Ân xá Quốc tế yêu cầu VN phóng thích tù nhân lương tâm

    Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh.
    Nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh.
    VOA-01.07.2014

    Hội Ân xá Quốc tế cho biết việc tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh được thả khỏi nhà tù trước thời hạn là một bước tích cực, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội giờ đây cần phải thực hiện những bước tiếp theo để thả mấy mươi nhân vật tranh đấu ôn hòa vẫn còn bị giam cầm.

    Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, 28 tuổi, đã được thả hôm 26 tháng 6, sau khi bị tuyên án 7 năm tù vào năm 2010 về tội gọi là “tuyên truyền chống nhà nước.” Cô đã bị bắt sau khi phát truyền đơn để bày tỏ ủng hộ cho việc công nhân đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.

    Trong thông cáo phổ biến hôm thứ hai, 30 tháng 6, tổ chức nhân quyền quốc tế này trích lời ông Rupert Abbott, Phó Giám đốc bộ phận Á châu Thái bình dương, nói rằng “Dĩ nhiên là chúng tôi vui mừng trước việc cô Đỗ Thị Minh Hạnh được thả, nhưng lẽ ra chính quyền không nên giam cầm cô ấy ngay từ lúc đầu. Tuyên án 7 năm tù cho một người phân phát truyền đơn là một việc hết sức vô lý và là một chứng cớ đáng buồn của sự đàn áp của nhà cầm quyền đối với những người bất đồng chính kiến.”

    Ông Abbott nói thêm rằng giới hữu trách Việt Nam giờ đây cần phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho tất cả những người còn bị giam cầm vì hành sử một cách ôn hòa các quyền con người của mình.

    Một số tù nhân lương tâm khác ở Việt Nam đã được thả trong vài tháng qua, trong đó có Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, nhà tranh đấu dân chủ Nguyễn Tiến Trung, nhà văn Vi Đức Hồi và nhà giáo Đinh Đăng Định. Ông Định đã qua đời không lâu sau khi ra khỏi tù.

    Theo thông cáo của Hội Ân xá Quốc tế, ngoài cô Đỗ Thị Minh Hạnh, còn có ít nhất 4 phụ nữ khác –là Hồ Thị Bích Khương, Tạ Phong Tần, Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Trần Thị Thúy, đang bị cầm tù về tội gọi là tuyên truyền chống nhà nước, một tội danh mơ hồ mà Hà Nội lâu nay vẫn thường dùng để đàn áp những nhân vật tranh đấu ôn hòa.

    Nguồn: Amnesty International’s PR/Nguoi Viet Online

    Cựu Tổng thống Pháp Sarkozy bị câu lưu

    Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị cảnh sát câu lưu 01/07/2014
    Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị cảnh sát câu lưu 01/07/2014
    AFP PHOTO / VALERY HACHE

    RFI
    Sáng sớm hôm nay, 01/07/2014, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã đến trụ sở cảnh sát tư pháp ở Nanterre, (Hauts-de-Seine), ngoại ô Paris để giải thích về vai trò của ông liên quan đến vụ án hối mại quyền thế. Theo nguồn tin tư pháp, ông Sazkozy đã bị câu lưu. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tư pháp của Pháp, một cựu Tổng thống bị câu lưu.

    Theo luật pháp của Pháp, thời gian câu lưu tối đa là 24 giờ và có thể triển hạn một lần. Tổng cộng là 48 tiếng.
    Hôm qua, luật sư Thierry Herzog, đồng thời là luật sư của ông Sarkozy và hai thẩm phán cao cấp đã bị câu lưu trong khuôn khổ cuộc điều tra hối mại quyền thế, vi phạm bí mật điều tra.
    Cơ quan chống tham nhũng của cảnh sát tư pháp đang điều tra xem liệu cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, với sự hỗ trợ của luật sư Herzog, có tìm cách có được những thông tin từ một thẩm phán cao cấp về vụ điều tra liên quan đến ông ta và đổi lạị, vị thẩm phán này được hứa sẽ được bổ nhiệm vào một vị trí quan trọng hơn.
    Trong khuôn khổ thu thập thông tin tư pháp do cơ quan điều tra tài chính thuộc viện Công tố tiến hành từ ngày 26/02, các nhà điều tra cũng muốn biết làm thế nào ông Sarkozy đã được thông báo một cách bất hợp pháp về việc ông bị tư pháp nghe điện thoại. Biện pháp hiếm thấy này đối với một cựu Tổng thống đã được quyết định hồi tháng Chín trong khuôn khổ một cuộc điều tra khác liên quan đến những cáo buộc về việc chế độ Libya thời Muammar Kadhafi tài trợ cho chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống năm 2007 và ông Sarkozy đã đắc cử năm 2008.
    Vị thẩm phán cao cấp bị nghi ngờ dính líu đến chuyện này là ông Gilbert Azibert, luật sư Tòa Phá án. Theo nguồn tin tư pháp, hôm qua, cảnh sát đã bắt vị thẩm phán này tại nhà riêng ở Bordeaux và đưa về câu lưu tại Tổng cục cảnh sát tư pháp ở Nanterre (Hauts-de-Seine), ngoại ô Paris. Còn luật sư Herzog thì tự đến nơi này sáng hôm qua. Ông Patrick Sassoust, một luật sư khác thuộc Tòa Phá án cũng bị câu lưu.

    Đứa con Hoang đàng trong Nước lạ

     Kính Hòa, phóng viên RFA 2014-07-01
    Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tiếp đón Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Nhà khách Chính phủ, Hà Nội, ngày 18/6/2014.Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tiếp đón Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Nhà khách Chính phủ, Hà Nội, ngày 18/6/2014. AFP
    Kính thưa quí vị và các bạn, kể từ tối nay Kính Hòa sẽ đến vớiquí vị và các bạn trong Tạp chí Điểm Blog hàng tuần mỗi tối thứ hai. Câu chuyện trên các blogs suốt một tháng qua không có gì khác ngoài những bi hùng ngoài biển Đông đang dậy sóng khi những chiếc tàu Việt nam nhỏ bé bị vùi dập bởi kẻ địch mạnh hơn, và cả những bi hài khi nơi hội trường Ba Đình, một không khí bình thường im lặng và im lặng.
    Một chính sách ngoại giao trịch thượng
    Câu chuyện giàn khoa Trung quốc trên thềm lục địa Việt nam vẫn chưa đến hồi chấm dứt. Những dòng dầu mỏ khoáng sản dưới thềm lục địa chưa thấy đâu nhưng đã thấy những dòng tình cảm sôi sục của người dân nước Việt trước họa phương Bắc. Như đổ thêm dầu vào dòng lửa tình cảm sôi sục đó, người đứng đầu ngành ngoại giao của đảng cộng sản Trung quốc Dương Khiết Trì nói với báo chí nước Trung Hoa cộng sản rằng Việt nam là một đứa con hoang đàng, rằng nên trở về theo tiếng gọi khổ đau của Trung quốc!
    Câu nói của họ Dương nhanh chóng được các phương tiện truyền thông quốc tế loan tải, chỉ trong vài giờ đồng hồ cả thế giới này biết rằng Trung quốc không còn giấu diếm gì nữa, rằng Trung quốc tự coi mình là kẻ dạy bảo người khác, và nhất là dạy bảo kẻ láng giềng phương Nam cùng ý thức hệ cộng sản.
    Và để làm rõ hơn những điều dấu giếm bao năm trường ấy, blogger nghệ sĩ Song Chi tìm lại những gì chính những người cộng sản Việt nam công bố trong những năm mà hai chính quyền cộng sản coi nhau như một mất một còn.
    Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam VN, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore… Sau khi giành được ĐNCÁ, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…
    Mao Trạch Đông
    “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…” Đây là câu nói của ông Mao Trạch Đông được Nhà xuất bản Sự Thật của đảng cộng sản Việt nam trích dẫn trong tài liệu "Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua” hồi năm 1979.
    Tiếc thay Sự thật, như tên nhà xuất bản của đảng, lại biến đi đâu mất kể từ Hội nghị Thành Đô năm 1990. Kể từ khúc quanh lịch sử hãy còn nhiều bí ẩn ấy, quan hệ Việt nam Trung quốc lại được phủ dưới những câu thắm tình hữu nghị, bốn tốt 16 chữ vàng.
    Phải chăng sự hữu nghị ấy cũng nằm trong ý tưởng tự giấu mình của những người kế tục sự nghiệp ông Mao Trạch Đông, đó là Thao quang dưỡng hối. Hãy nghe cựu Đại tá quân đội nhân dân Việt nam Bùi Tín trình bày.
    Tôi nhớ là cách đây gần 30 năm, ông Đặng Tiểu Bình đã dặn Giang Trạch-Dân, rỉ tai dặn kỹ 4 chữ "Thao quang dưỡng hối" tức là 30 năm tới hãy tránh ánh sáng, dưỡng hối là nuôi dưỡng bóng tối, cái âm mưu bốn hiện đại ấy. Trong thời kỳ đó đừng lộ nanh vuốt vội, đừng vội mà bị chặn lại.
    Nay có vẻ những người cộng sản Trung quốc không còn kiên nhẫn nữa. Từ Bốn tốt thắm tình đồng chí họ chuyển sang Bốn không được của người thầy đe nẹt tên học trò ngỗ nghịch. Hãy nghe Tân Hoa Xã, hãng tin của đảng cộng sản Trung quốc tuyên bố
    “Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải; Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa; Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ”.
    Đến mức như thế này thì có lẽ như blogger Giang Nam Lãng tử viết trong một lời bình:
    Xem ra tình hữu nghị ấy không chỉ “viển vông” mà còn rất độc hại đối với VN.
    Thế mà vẫn còn người hy vọng sói có thể thành cừu. Còn anh Dove vẫn tin vào CNXH sẽ thắng lợi toàn cầu. Tư bản nhất định thất bại. Đó là điều tôi suy nghĩ mãi về một thế hệ như anh hay những kẻ bái vọng phương Bắc, quì mọp dưới chân họ, nhưng đâu có thoát khỏi chiến tranh bên miệng hố
    blogger Hiệu Minh
    Cái viễn vông ấy không phải Giang Nam Lãng tử là người nói đầu tiên mà là từ lời tuyên bố hùng hồn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, như để thỏa lòng mọi người dân Việt. Nhưng còn những người đồng chí phương bắc của ông thì sao? Mà đâu chỉ riêng ông, câu hỏi này nên đặt ra cho hơn ba triệu đảng viên cộng sản Việt nam vẫn còn đứng dưới bóng cờ đỏ búa liềm vàng với các đồng chí phương Bắc.
    Trong một lời kêu gọi những người còn luyến tiếc ý thức hệ, trong bài Thư gửi anh Dove, blogger Hiệu Minh viết
    Hôm nay quan hệ Việt Trung đã quá rõ, chiêu bài ý thức hệ chỉ là thứ họ mang lừa những người nhẹ dạ nghe theo..
    Thế mà vẫn còn người hy vọng sói có thể thành cừu. Còn anh Dove vẫn tin vào CNXH sẽ thắng lợi toàn cầu. Tư bản nhất định thất bại. Đó là điều tôi suy nghĩ mãi về một thế hệ như anh hay những kẻ bái vọng phương Bắc, quì mọp dưới chân họ, nhưng đâu có thoát khỏi chiến tranh bên miệng hố.
    Cuộc chiến sẽ không cân xứng
    Chiến tranh thì đã xảy ra rồi, không phải chỉ trong hàng ngàn năm lịch sử mà các nhà sử học cộng sản có thể đổ cho sự hung hăng tàn ác của các chế độ phong kiến hai nước Việt Hoa, mà nó xảy ra ngay ở thời hiện đại này, khi mà cả hai đảng cộng sản Việt nam Trung Hoa đang cùng nhau xây dựng con đường xã hội chủ nghĩa, như lời tờ Hoàn cầu thời báo, tờ báo mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của đảng cộng sản Trung quốc, tuyên bố ngay sau chuyến làm việc tại Việt nam của nhà ngoại giao họ Dương kết thúc.
    Chiến tranh đã xảy ra năm 1979 trong một tháng máu nhuộm khắp núi rừng biên giới phía Bắc, máu của những người lính tay không đổ xuống nhuộm đỏ biển đảo Garma năm 1988.
    Chính quyền của Việt Nam là một chính quyền độc tài, chính vì như thế nên trên trường quốc tế nó có ít sự ủng hộ. Và để đi đến 1 liên minh quân sự với Hoa Kỳ hay một nước khác bất kỳ thì đó là một điều khó khăn
    Một bạn trẻ
    Vâng chiến tranh! Chiến tranh là từ mà nhiều người Việt đã nhắc đến trong một tháng vừa qua, nhắc đến với sự lo ngại, lẫn sự hào hùng.
    Nhiều người nhắc đến chiến tranh, nhưng chiến tranh làm sao với địch thủ mạnh hơn nhiều lần? Nhiều người nói rằng phải liên minh, liên minh với những người mạnh mẽ có thể kềm chế kẻ xâm lược kia. Nhưng liên minh làm sao với vị thế kẻ cô đơn ý thức hệ, và lại trớ trêu thay đồng sàng dị mộng với kẻ có thể đánh mình. Một bạn trẻ nói.
    Cái chính sách quân sự của Việt Nam từ trước đến nay là làm bạn với tất cả các nước, không liên minh với nước này để chống nước khác. Theo em thì đó chỉ là một cách nói thôi, còn chính quyền của Việt Nam là một chính quyền độc tài, chính vì như thế nên trên trường quốc tế nó có ít sự ủng hộ. Và để đi đến 1 liên minh quân sự với Hoa Kỳ hay một nước khác bất kỳ thì đó là một điều khó khăn.
    Nhưng lịch sử Việt nam hiện đại lại không thiếu nghi ngại với nước lớn Hoa Kỳ. Blogger Viết từ Sài Gòn hiến kế cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bài Thư gửi Ngài thủ tướng
    Nhưng, có một vấn đề này, ngài cần phải nhớ, Mỹ Quốc, nếu đứng trên phương diện địa cầu mà xét, họ mới là phương Bắc, họ là trợ lực của phương Bắc hiện tại. Điều này cho thấy họ cũng không tốt đẹp gì với một nước nhỏ như Việt Nam mà chính sách kinh tế, đối ngoại của họ cũng như lần bắt tay của họ với Trung Cộng để thả nổi Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc năm 1974 đã chứng minh điều này. Nước Mỹ không bao giờ bỏ ra một đồng nào với ai nếu đồng đó không mang lại lợi nhuận cho họ (nhưng Trung Quốc thì càng ghê gớm hơn vì họ sẽ không bỏ bất kì xu nào với ai nếu nước đó không tan nát vì họ).
    Và đã đến lúc ngài phải “dĩ độc trị độc” phải lấy nước trị nước, phải lấy phương Bắc lớn hơn để trị phương Bắc nhỏ hơn.
    Và quan hệ với nước lớn Hoa Kỳ lại còn làm nhức đầu các nhà lãnh đạo ở Ba Đình hơn nữa với những đòi hỏi nhân quyền, dân quyền, minh bạch. Người bạn trẻ nói tiếp
    Chỉ còn có Hoa Kỳ là một trong những nước đầu tiên lên án Trung Quốc và ủng hộ Việt Nam. Em nghĩ là con đường như vậy thì có thể được nhưng để đạt được nó thì phải dân chủ hóa đất nước, chấp nhận đa nguyên đa đảng, thì khi ấy mới tiến được xa hơn.
    Nhưng hãy trở lại với câu nói trịch thượng của họ Dương. Trong một chừng mực cay đắng nào đấy, blogger Cánh Cò viết:
    Nhưng không ít người nghĩ ngược lại: Câu nói trên hoàn toàn chính xác. Không những chính xác, nó còn miêu tả chiều sâu thực trạng xã hội Việt Nam từ thượng tầng lãnh đạo quốc gia tới một người dân nghèo khó nhất, nếu người dân ấy chưa từng một lần chú ý tới các vấn đề xảy ra chung quanh mình.
    Với thực trạng mà Cánh Cò đề cập đến, quả là khó lòng chiến thắng, mà chỉ có thể là một chiến thắng tưởng tượng như blogger Người Buôn Gió viết trong câu chuyện nước Vệ mới nhất của anh mang tựa đề Hải chiến liệt truyện. Trong câu chuyện ấy, sau khi nhìn thấy những chiến thuyền của nước Vệ hay nước Việt oanh liệt chiến thắng kẻ mạnh hơn, anh lại bừng tỉnh mà nói
    Người đời sau gọi đấy là Giấc mộng Nam Kha.
    Vâng Nam Kha chỉ là một giấc mộng.
    Đến đây xin mời quí thính giả, qúi độc giả nhớ lại hai câu thơ của một nhà thơ cách mạng từng làm sôi động bao nhiều con tim trai trẻ cách đây mấy mươi năm
    Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn ngàn năm
    Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
    Cũng nhớ lại hai câu thơ ấy trong lúc biển Đông dậy sóng, trong lúc Quốc hội Việt nam im lặng một cách lạnh lùng, nhà giáo Vũ Thị Phương Anh bùi ngùi cảm thán
    Tổ quốc bao giờ Lạ thế này chăng?
    Ai là đứa con hoang đàng, và đâu là Tổ quốc Lạ lùng? Có lẽ câu hỏi xin dành cho quí độc giả.