Saturday, July 23, 2016

Một nền giáo dục làm hỏng nhiều thế hệ

Đào Đức Thông-24-07-2016

(VNTB) - Đất nước Việt Nam đã thấm bao nhiêu xương máu của bao nhiêu thế hệ ông cha và bè bạn để dồn lại thành những đống rác càng ngày càng to phình lên một cách khủng khiếp.


Trí thức là một danh từ, xuất phát từ một sự phản kháng chính phủ của nhà văn nổi tiếng người Pháp là Émile Zola. Trong làn sóng bài người Do Thái thời đó, ông đã công khai viết kháng nghị, viết báo để bênh vực trong vụ minh oan cho một sĩ quan gốc Do Thái là Dreyfus. Vì bài báo này, Zola đã bị kết tội vu khống và phải sống lưu vong ở Luân Đôn một năm, nhưng khi quay về Pháp ông vẫn tiếp tục viết thêm một loạt bài báo thể hiện chính kiến của mình. Vào năm 1906, (khi đó Émile Zola đã mất), văn bản kháng nghị này của ông và bạn bè, được thủ tướng Pháp là Clemenceau (tiến sĩ, nhà báo) công khai và gọi là Tuyên ngôn của Trí thức (Manifeste Des Intellectuels). Từ đó từ “trí thức” ra đời, có mặt trong các Đại từ điển, với nghĩa: một cá nhân làm nghề sáng tạo các giá trị tinh thần và có thái độ phản biện xã hội!

Tại các nước độc tài do cộng sản nắm chính quyền, thiết lập nhà nước toàn trị, mọi phản kháng (phản biện) đều bị xem như “phản động” vì vậy chữ “trí thức” đã được định nghĩa lại, theo đó ai có học hành, ngầm ý tốt nghiệp cỡ… cao đẳng đã là trí thức! Thậm chí sinh viên còn được gọi là “trí thức trẻ”, và do đó vị thế của trí thức tại các nước này bị xem nhẹ.

Từ ngày thống nhất 2 miền, Việt Nam bị đảng CS cai trị thì nền giáo dục của Việt Nam không còn như  những ngày xưa, không thực hiện nhiệm vụ đào tạo ra những con người khai phá và kiến tạo xã hội, mà đào tạo ra hai loại người: hoặc làm quan chức, hoặc chỉ để kiếm tiền.

Sinh viên, học sinh trong trường học Việt Nam ngày nay không được nhà trường giáo dục phải biết lên tiếng trước những bất công trong cuộc sống, không được giáo dục để tồn tại tư duy phản biệt, không được giáo dục lòng yêu nước, tình yêu quê hương, Tổ quốc là thiêng liêng và cao cả nhất, mà được tuyên truyền và áp đặt là phải yêu Đảng, Đảng là thiêng liêng, phải im lặng trước bất cứ điều nghịch lý, sự xấu sa nào tồn tại trước mắt trong xã hội.

Các em được tuyên truyền: “Cán bộ làm sai, đảng trị. Đảng làm sai, đảng sửa.”

Các em được tuyên truyền: chính sách đoàn kết dân tộc của đảng là làm cho “dân tin đảng và đảng tin dân.”

Các em được tuyên truyền: phải tuyệt đối không biểu thị ý kiến trước việc xâm chiếm biển đảo Việt Nam của Trung Quốc, vì đó là điều không phải trách nhiệm của các em.

Các em được tuyên truyền về nỗi sợ hãi trong im lặng, chứ không được dẫn dạy về lòng dũng cảm, lòng chính trực.  

Các em được giáo dục để nghe lời như con chó nghe lời chủ và biết thần phục một cách vô điều kiện mà không phải để trở thành một người có lập trường, với tâm trí cống hiến. 

Các em được giáo dục để trở nên đề cao tự ngã, đề cao lợi ích cá nhân, chứ không được giáo dục và truyền thụ tình yêu thương  đồng loại. 

Có bao giờ  chúng ta tự hỏi tại sao học sinh VN lại thụ động và thiếu ý thức? trong khi học sinh nước ngoài lại rất năng động và sáng tạo? 

Nền giáo dục đã làm thui chột cả một thế hệ tương lai

Ngành giáo dục nước ta vẫn đang được nhà cầm quyền cải cách, càng cải cách càng làm tiêu hao tiền thuế của dân. Việc cải cách  chỉ chú trọng về hình thức trong khi chất lượng giáo dục thì không được cải cách…

Người quản lý và người làm  giáo dục chỉ nhầm mục tiêu  mục đích lợi ích tư lợi, hoàn toàn không phải để ươm mầm tri thức và kiến tạo cái mới.

Họ bắt phụ huynh phải nằm vật vờ ngoài lề đường thâu đêm suốt sáng để nộp hồ sơ cho con em mình được vào học một ngôi trường nào đó.

Số người khác khổ sở chạy vạy, vất vả cho chính mình để "xin được một chân" vào giảng dạy ở một ngôi trường mà mình muốn, trong khi họ không có đủ chuyên môn. 

Giáo viên chạy  theo đường giáo viên, học trò chạy chọt theo đường của học trò, bố mẹ lo lót cho con cái theo cách của họ, vậy nghĩa là đã hỏng cả ba lớp người cùng một lúc: thế hệ tạo ra mầm mống, thế hệ trồng người và thế hệ làm người kế cận tiếp theo. Đó là cái nhìn, cái thấy trước mắt. Lâu dài là hỏng cả ngàn đời sau, lụn bại cả một dân tộc Việt Nam.

Nguyên nhân từ đâu và do ai?

Tại sao một dân tộc luôn tự hào với truyền thống hiếu học, bỗng nhiên để cho đất nước mình trở thành một đống rác, kho chứa tất cả những gì xấu xa nhất của nhân loại văn minh, giáo dục tuột hậu, đạo đức sa sút?

Thế hệ tương lai sẽ thụ hưởng những giá trị gì từ nền giáo dục hiện nay? Bộ giáo dục Việt Nam có thấy xấu hổ vì điều đó không? Nhà cầm quyền Việt Nam có xấu hổ với bạn bè quốc tế văn minh không khi để lại di sản cho con cháu là những đứa trẻ hư hỏng, ỷ lại, lười biếng và cả ngu dốt nữa?

Thật ra nhà cầm quyền thừa khả năng thực hiện đường lối giáo dục đúng đắn, nhưng làm như thế tương lai trong 90 triệu dân sẽ tạo ra quá nhiều "nhà trí thức", vậy Đảng CS sẽ kiểm soát không nổi, đó là đi ngược lại lợi ích đảng và nhà nước.

Trí thức là gì ?Mao chủ tịch đánh giá: "Trí thức là cục phân", Đảng nhận định: Đảng ta tuyệt đối cần trong sạch, tuyệt đối không thể có phân và cặn bã của xã hội vào trong đảng.Tạo ra nhiều trí thức là tạo ra nhiều phản động chống lại đường lối CS .

Họa mất nước đang đến rất gần rồi. Buồn cho đất Việt lúc nào cũng dậm chân tại chỗ vì Đảng CS đang cai trị dân bằng chính sách ngu dân để bảo vệ Đảng.


Nhân dân Việt Nam hãy chung lòng đấu tranh và hành động thì mới có thay đổi cho thế hệ mai sau mà thôi. Vì đảng chỉ là một thiểu số, là một nhóm người; toàn dân Việt Nam mới là đa số. Vì sợ chết rồi cũng phải chết, sợ chiến tranh cũng sẽ chiến tranh, sợ mất nước cũng sẽ mất nước nhưng nỗi sợ hãi của hiện nay sẽ giết chết cả dân tộc Việt Nam trong tương lai.

Giá của bịch thức ăn mắc hơn hai cuộc đời còn rất trẻ

Hai thanh niên trong phiên tòa xét xử vụ án “cướp bánh mì.” (Hình: Zing news)
Hai thanh niên trong phiên tòa xét xử vụ án “cướp bánh mì.” (Hình: Zing news)
Trần Tiến Dũng/Người Việt
SÀI GÒN (NV) – Hai người chưa thành niên, Ôn Thành Tân 18 tuổi, cư dân quận 9 và Nguyễn Hoàng Tuấn 18 tuổi, cư dân huyện Củ Chi thành phố Sài Gòn trong cơn đói đã giật túi đồ ăn gồm 2 bịch chuối sấy, 1 ổ bánh mì ngọt, 1 bịch đậu phộng rang muối, 3 bịch me trộn đường trị giá 45,000 đồng. Bị tòa án quận Thủ Đức bỏ tù tổng cộng 18 tháng.
Nhân vật Jean Valjean, phải chịu án tù vì ăn cắp một mẩu bánh mì cho con của người chị gái, trong tiểu thuyết Những Người Khốn Khổ của văn hào Vitor Hugo, thế kỷ 19.
Giữa thế kỷ 21, trong chế độ độc tài tham nhũng ngàn ngàn tỷ, số phận hai người Việt đang chờ xin việc và đang đói cũng lãnh án tù vì ổ bánh mì ngọt.
Vậy có gì giống nhau? Không có gì, nhân vật tiểu tuyết và con người đời thật không có gì giống nhau cả. Thế nên mức án tuyên cho hai thiếu niên Việt vì ăn giật bánh mì chắc chắn là một mức án của tòa không có tánh người.
Ngay cả nếu so sánh độ bất nhân của các bản án oan, thì án oan có thể còn bào chữa được do nhiều yếu tố dẫn đến oan sai và có thể minh oan sau này, nhưng ở đây đỉnh điểm của sự vô nhân đạo chính là hai bị cáo chưa thành niên với tổng trị giá tài sản ăn giật 45 ngàn đồng Việt Nam (chỉ bằng một tô phở điểm tâm sáng) phải lãnh bản án tù cùng sợi dây xích tiền án hủy hoại cả cuộc đời.
Một câu hỏi đặt ra: “Phải chăng một bịch đồ ăn có giá chỉ bằng một tô phở và dưới rất xa số tiền ‘bo’ cho gái ở các điểm ăn chơi, vậy mà trong mắt cán bộ xử án lại hơn cả cuộc đời hiện tại và tương lai của hai con người? Có hay không các ông đại diện pháp luật và hệ thống cầm quyền hiện hành coi sinh mạng và số phận người rẻ mạt?”
Dư luận hỏi chỉ để hỏi cho có chuyện vì hẳn nhiên ai cũng biết các bản án và tù không có án rành rành trước dư luận, đã và đang chứng minh các công dân nghèo khó và cô thế ở Việt Nam đang có số phận rẻ mạt trong hệ thống cầm quyền.
Hẳn dư luận chưa quên “vụ án cướp mũ” diễn ra năm 2015, tòa án Tiên Lãng, Hải Phòng sau 7 phiên xét xử đã định tội danh “cướp giật tài sản với thủ đoạn nguy hiểm” cho bốn nam học sinh vì các em này trên đường đi học về đùa vui giật mũ của một bạn gái, cái mũ trị giá 60 ngàn đồng Việt Nam.
Mỗi bản án dành cho người của hệ thống đảng cầm quyền phạm tội ngàn ngàn tỷ và mỗi án của tội dân bình thường, sự khác biệt đang có mà luật pháp chế độ tạo ra chính để cho tất cả người Việt ngoài hệ thống đảng cầm quyền thấy số phận rẻ mạt của họ.

Vậy đó, 45 ngàn đồng Việt Nam có giá hơn hai cuộc đời còn rất trẻ. Những ai muốn sống cuộc đời cam chịu nếu cần than khóc thì hãy than khóc trước cho phận cầu an của mình đi.
23-07-2016

Trung Quốc rút hỏa tiễn ra khỏi Hoàng Sa 2 ngày trước phán quyết biển Đông

Hai tấm không ảnh chụp ngày 3 tháng 2, 2016 không thấy gì nhưng đến ngày 14 tháng 2, 2016 thì thấy có các giàn hỏa tiễn phòng không HQ-9 được bố trí trên đảo Phú Lâm của quần đảo Hoàng Sa. (Hình: ISI)
Hai tấm không ảnh chụp ngày 3 tháng 2, 2016 không thấy gì nhưng đến ngày 14 tháng 2, 2016 thì thấy có các giàn hỏa tiễn phòng không HQ-9 được bố trí trên đảo Phú Lâm của quần đảo Hoàng Sa. (Hình: ISI)
BẮC KINH (NV) – Trung Quốc đã rút các giàn hỏa tiễn phòng không tầm xa HQ-9 ra khỏi đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, hai ngày trước khi có phán quyết của Tòa Án Trọng Tài tại The Hague.
Tạp chí thông tin An Ninh Quốc Phòng Quốc Tế IHS Jane’s cho hay như vậy, dẫn chứng bằng các không ảnh chụp mới nhất.
Theo nguồn tin này, các không ảnh do tổ chức Airbus Defense and Space chụp cho thấy rằng các giàn hỏa tiễn phòng không HQ-9 đã không còn thấy trên đảo Phú Lâm vào ngày 10 tháng 7, 2016. Ngày 12 tháng 7, 2016 là ngày Tòa Trọng Tài Quốc Tế tại The Hague, Hòa Lan, ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc theo đó bác bỏ đường “Lưỡi Bò” của Trung Quốc trên Biển Đông.
Hỏa tiễn phòng không HQ-9 của Trung Quốc có tầm bắn 200km và có khả năng chống lại sự đe dọa của máy bay cũng như hỏa tiễn đối phương.
Bắc Kinh bố trí hai tiểu đoàn hỏa tiễn phòng không HQ-9 trên đảo Phú Lâm hồi Tháng Hai 2016 sau khi một chiến hạm Hoa Kỳ đi vào phạm vi 12 hải lý của đảo Tri Tôn, một đảo cực nam của quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cướp của Việt Nam hôm năm 1974 sau trận hải chiến với Hải Quân VNCH.
Theo Jane’s cho hay, các giàn hỏa tiễn phòng không nói trên đã được đưa về đất liền để bảo trì bằng một loại tàu vận tải đổ bộ.
Tạp chí nói trên thuật lời Lý Kiệt (Li Jie) một chuyên viên phân tích về hải quân ở Bắc Kinh cho rằng việc đưa HQ-9 về đất liền để bảo trì là một hành động đáp ứng lại việc Mỹ rút hàng không mẫu hạm USS Stennis ra khỏi Biển Đông hôm 5 tháng 7, 2016, chứng tỏ cả hai bên đều tỏ thiện chí xuống thang, tránh xung đột quân sự.
“Quân sự Trung Quốc cần đưa ra một cử chỉ thân thiện sau khi Ngũ Giác Đài rút hàng không mẫu hạm Stennis về Hawaii,” Lý Kiệt nói.
Tuy nhiên, Anthony Wong Dong, một nhà phân tích quân sự ở Macau lại cho rằng việc Bắc Kinh rút giàn phòng không HQ-9 về đất liền để bảo trì nhiều thứ vì chúng đã được đưa đi tham dự ít nhất hai lần tập trận gần khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Việc rút hỏa tiễn phòng không HQ-9 lại cũng trùng hợp với việc Trung Quốc đưa ba hạm đội đến tập trận gần Hoàng Sa gần một tuần lễ và chỉ chấm dứt một ngày trước khi có phán quyết của tòa án quốc tế. Dù vậy, các giới chức Bắc Kinh chối là các cuộc tập trận hải quân quy mô của họ không liên quan gì đến phiên tòa ở The Hague. (TN)
23-07-2016

Mỹ khuyên Trung Quốc tránh leo thang căng thẳng Biển Đông

Trung Quốc tập trận hải quân trên Biển Đông. (Hình: Nhân Dân Nhật Báo)
Trung Quốc tập trận hải quân trên Biển Đông. (Hình: Nhân Dân Nhật Báo)
WASHINGTON (NV) – Bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ, sẽ thúc giục Bắc Kinh tránh leo thang căng thẳng trên Biển Đông khi bà đến thủ đô Trung Quốc vào đầu tuần tới.
Theo tin hãng thông tấn Reuters và một số nguồn thông tin khác, bà Susan Rice lên đường ngày Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016, để bắt đầu thăm viếng Trung Quốc 4 ngày. Bà là viên chức chính phủ Obama cao cấp nhất đến nước này với nhiệm vụ thảo luận để giữ cho tình hình tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông đừng đi quá tầm kiểm soát.
Dù vậy, trong cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Reuters, bà vẫn cả quyết rằng các lực lượng của Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục, bay qua, chạy tàu qua hay nói chung là vẫn sẽ hoạt động ở tất cả các vùng biển, vùng trời nào của Biển Đông mà luật lệ quốc tế cho phép cho dù Trung Quốc bắn tiếng đe dọa những hành động tuần tiễu ấy có thể sẽ dẫn đến “thảm họa.”
Theo Reuters, nhiệm kỳ của Tổng Thống Barack Obama chỉ còn không tới nửa năm, nhưng ông cử cố vấn an ninh sang Bắc Kinh là để cố gắng giữ cho êm xuôi mối quan hệ nhiều mặt giữa hai đại cường kinh tế của thế giới, mà theo bà Rice thì là “mối quan hệ có nhiều hệ quả nhất,” sau khi có phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế phủ nhận tuyên bố đường chủ quyền “Lưỡi Bò” của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ngày Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016, Tòa Trọng Tài Quốc Tế tại The Hague phán quyết rằng Trung Quốc không có “chủ quyền lịch sử” trên Biển Đông mà họ ngang ngược vẽ 9 vạch trên bản đồ kéo lại giống hình lưỡi bò rồi tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi.”
Một số lãnh tụ, tướng lãnh Trung Quốc còn tuyên bố rằng họ có chủ quyền Biển Đông “từ thời cổ xưa” nhưng theo định nghĩa của Công Ước Quốc Tế về Luật Biển thì chỉ có thể được xác định chủ quyền lãnh thổ ở những vùng biên giới, đất nào có người sinh sống. Các đảo nhỏ hoặc các bãi đá ngầm trên Biển Đông rất nhỏ, chỉ có cỏ dại, cây dại, không có nước và vốn chỉ là những vùng hoang dại, không ai có thể sống.
“Tôi có nói chuyện với các người đồng cấp của Trung Quốc một hai tuần lễ gần đây. Chúng tôi hiểu quan điểm của nhau rất rõ.” Bà Rice nói với Reuters trong cuộc phỏng vấn về thông điệp gì bà mang tới Bắc Kinh. “Chúng tôi thúc giục tất cả các bên tranh chấp cần phải kiềm chế.”
Chuyến đi Trung Quốc của bà Rice, gồm cả thăm viếng Bắc Kinh và Thượng Hải, trùng hợp với chuyến đi của ngoại trưởng John Kerry đến Lào Quốc và Philippines, các nơi ông sẽ bảo đảm với các đối tác Á Châu về những cam kết của Hoa Kỳ.
Vào dịp có phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế, Hoa Kỳ đã âm thầm thuyết phục các nước tranh chấp Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Indonesia đừng hành động vội vã lợi dụng phán quyết.
Theo Reuters, cách thức Hoa Thịnh Đốn hành động thế nào sau khi có phán quyết sẽ là dịp để người ta trắc nghiệm xem Mỹ có phải là đối tác hay đồng minh đáng tin cậy hay không ở khu vực suốt bao năm qua sau Thế Chiến Thứ Hai có vấn đề nghiêm trọng về an ninh. Hiện các nước nhỏ ở khu vực đang đối phó khó khăn với chính sách bá quyền bành trướng của Bắc Kinh.
Ngay sau khi phán quyết được công bố, Bắc Kinh phản ứng dữ dội, lập lại những lời tuyên bố cũ, không công nhận phiên tòa cũng như coi phán quyết là “vô giá trị” và không có khả năng thi hành. Mấy ngày trước phán quyết, Bắc Kinh đưa ba hạm đội đến tập trận gần quần đảo Hoàng Sa để đe dọa Việt Nam và trong tuần này thì đưa máy bay tuần tiễu trên Biển Đông, gồm cả máy bay ném bom, chiến đấu cơ, cho máy bay quân sự đáp xuống hai đảo nhân tạo mà họ bồi đắp ở Trường Sa.
Mới đây, báo chí Trung Quốc cho hay họ sẽ gia tăng số lượng các chuyến du lịch đến các đảo và bãi đá ngầm đang chiếm giữ, từng cướp của Việt Nam trước đây. Bắc Kinh là kẻ cướp nhưng luôn luôn la lối rằng Mỹ là nước gây rối, tạo căng thẳng trên Biển Đông.
Theo hãng tin Reuters, khi đến Bắc Kinh, bà Susan Rice sẽ gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, thảo luận nhiều vấn đề từ Biển Đông đến Bắc Hàn, kinh tế và cả nhân quyền. Bà cũng sẽ lập một khung sườn cho cuộc thảo luận của Tổng Thống Obama với Tập Cận Bình khi hai người cùng tham dự Thượng Đỉnh G20 vào tháng 9 tới đây.

Tuy nhiên vấn đề Biển Đông nổi cộm trong chuyến đi Bắc Kinh của bà Rice mà bà cho rằng hai bên phải “cẩn thận thảo luận để kiểm soát các bất đồng.” (TN)
23-07-2016

Chỗ chứa chất thải của Formosa: Câu hỏi không lời đáp

Múc chất thải của Formosa chôn dưới lòng đất ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh để chuyển ra... Phú Thọ. (Hình: VietNamNet)
Múc chất thải của Formosa chôn dưới lòng đất ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh để chuyển ra… Phú Thọ. (Hình: VietNamNet)
HÀ TĨNH (NV) – Cả chính quyền Việt Nam lẫn chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cùng ú ớ chưa trả lời được về việc sẽ xử lý tổng lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại của Formosa như thế nào.
Cho đến nay, tập đoàn Formosa chỉ mới vận hành thử nhà máy thép ở Khu Công Nghiệp Vũng Áng. Dưới áp lực của công luận, Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Hà Tĩnh đã buộc phải kiểm tra và thừa nhận, ngoài 100 tấn chất thải rắn được chôn tại trang trại của viên giám đốc công ty môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh, còn có hàng trăm tấn chất thải rắn khác đã được chôn tại công viên Hưng Thịnh, bãi rác của Khu Du Lịch Thiên Cầm thuộc huyện Cẩm Xuyên và hàng chục địa điểm nữa. Tổng khối lượng chất thải rắn của Formosa đã được chôn và số địa điểm được sử dụng để chôn chất thải rắn của Formosa có thể sẽ lớn hơn nếu dân chúng tìm ra và tố giác thêm.
Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn gọi các diễn biến liên quan đến tố giác – kiểm tra – thừa nhận chất thải rắn của Formosa bị chôn ở nhiều nơi tại Hà Tĩnh là “cuộc khủng hoảng về quản lý – xử lý chất thải rắn,” đồng thời cảnh báo mức độ của cuộc khủng hoảng sẽ trầm trọng hơn khi nhà máy thép của tập đoàn Formosa ở Khu Công Nghiệp Vũng Áng chính thức hoạt động.
Bộ Tài Nguyên-Môi Trường Việt Nam từng công bố một thống kê, theo đó, tính đến năm 2015, tổng lượng chất thải rắn và chất thải độc hại mà các khu công nghiệp trên toàn Việt Nam thải ra là khoảng 7,800,000 tấn/năm.
Dựa trên giấy phép mà chính quyền Việt Nam đã cấp cho Formosa, các chuyên gia đã xác định rằng, nếu nhà máy thép của tập đoàn này ở Khu Công Nghiệp Vũng Áng, bắt đầu vận hành theo đúng giấy phép đã nhận, mỗi năm, tổng lượng chất thải rắn và chất thải độc hại mà nó thải ra là 8.7 triệu tấn. Tương đương 1.13 lần tổng lượng chất thải rắn và chất thải độc hại mà các khu công nghiệp trên toàn Việt Nam thải ra hàng năm.
Năm 2013, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt “Quy hoạch quản lý chất thải rắn đến năm 2020” và dự báo, tới thời điểm đó, tổng lượng chất thải rắn công nghiệp cần xử lý của tỉnh này khoảng 30 tấn/năm. Nói cách khác dự báo của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh về tổng lượng chất thải rắn công nghiệp cần xử lý chỉ có thể xử lý khoảng 1/290 tổng lượng chất thải rắn mà nhà máy thép của Formosa ở Khu Công Nghiệp Vũng Áng sẽ thải ra.
Vì dự báo chỉ ở mức như vừa kể nên chính quyền tỉnh Hà Tĩnh quyết định lấy xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh để xây dựng khu xử lý chất thải rắn mà Khu Công Nghiệp Vũng Áng và các vùng phụ cận thải ra. Diện tích xã Kỳ Tân khoảng 42 cây số vuông, nếu đem toàn bộ các loại chất thải của Formosa đến đó đổ thì theo ước tính của các chuyên gia, sau 5 năm, chất thải của Formosa sẽ phủ kín xã Kỳ Tân, chiều cao của đống chất thải này sẽ là… một mét. Sau khi Formosa kết thúc 70 năm hoạt động, bề mặt xã Kỳ Tân sẽ bị vùi dưới núi chất thải có chiều cao trung bình là… 15 mét!
Có những yếu tố khác cho thấy, chính quyền Việt Nam đã nhắm cả hai mắt khi mời gọi đầu tư ngoại quốc và không hề bận tâm đến tương lai của cả xứ sở lẫn dân tộc. Theo Bộ Tài Nguyên-Môi trường Việt Nam thì đến năm ngoái, việc xử lý chất thải rắn công nghiệp tại Việt Nam vẫn chỉ dừng ở quy mô nhỏ, công nghệ xử lý chất thải độc hại vẫn còn thô sơ, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu. Tỉ lệ thu gom chất thải rắn chỉ khoảng 90% tổng lượng chất thải rắn mà các nhà máy thải ra hàng năm. Tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải độc hại chỉ khoảng 40% tổng lượng chất thải độc hại phát sinh. Cho dù thừa nhận Việt Nam thiếu cả các khu xử lý chất thải rắn và chất thải độc hại với quy mô lớn nhưng chính quyền Việt Nam vẫn liên tục cấp giấy phép cho các nhà đầu tư ngoại quốc xây dựng các nhà máy thép, nhà máy giấy, nhà máy dệt-nhuộm, nhà máy nhiệt điện dùng than,… vốn đã được cảnh báo là nguy hiểm cho môi trường, hủy diệt cả môi sinh lẫn sức khỏe con người.

Với năng lực xử lý chất thải rắn và chất thải độc hại như hiện nay, chất thải của Formosa là một nan đề không tìm được lời giải. (G.Đ)
23-07-2016

Công an ‘con quan huyện’ đánh người yêu cũ ngất xỉu

Chị Thúy và anh Tùng bị đánh trước quán karaoke. (Hình: Tuổi Trẻ)
Chị Thúy và anh Tùng bị đánh trước quán karaoke. (Hình: Tuổi Trẻ)
HÀ TĨNH (NV) – Thấy cô người yêu cũ đi lấy chồng, tay công an con trai phó chủ tịch huyện Cẩm Xuyên cùng nhóm côn đồ đã ra tay đánh người phụ nữ này vốn đang mang thai đến ngất xỉu, khiến nhiều người tức giận.
Truyền thông Việt Nam loan tin, ngày 22 tháng 7, ông Trần Quốc Toản, trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động Công An Hà Tĩnh, cho biết, đã đình chỉ công tác ông Phan Văn Hưng (26 tuổi), hạ sĩ, con trai bà Nguyễn Thị Bảo Ngọc, phó chủ tịch huyện Cẩm Xuyên để “tường trình, kiểm điểm liên quan đến vụ đánh người ở quán karaoke.”
Báo Tuổi Trẻ dẫn tin từ công an huyện Cẩm Xuyên cho hay, chiều tối 20 tháng 7, sau lễ tổ chức ăn hỏi, vợ chồng chị Phan Thị Diệu Hiền, trú huyện Cẩm Xuyên và anh Nguyễn Minh Đăng, ngụ huyện Hương Sơn, cùng người thân đi hát tại quán karaoke Đại Phát, thị trấn Cẩm Xuyên.
Khi mọi người hát xong, vừa ra khỏi quán thì bị một nhóm người lạ mặt xông vào đánh anh Đăng. Thấy chồng sắp cưới bị đánh, chị Hiền can ngăn thì bị đánh ngất xỉu. Lúc bị đánh, chị Hiền nhận ra trong nhóm người đó có ông Hưng là người yêu cũ của mình. Chị Hiền cho biết, sau khi chia tay, luôn bị Hưng nhắn tin dọa dẫm. Sau khi vụ việc được phản ánh, ông Hưng đã bị cơ quan điều tra triệu tập.

Theo ông Toản, trong thời gian về điều trị đau chân thì ông Hưng tham gia vụ đánh người, không liên quan đến thời gian nghĩa vụ của đơn vị. “Hiện chúng tôi đang chờ kết luận từ công an huyện Cẩm Xuyên mới có hình thức giải quyết ông Hưng,” ông Toản nói. (Tr.N)
23-07-2016

“Hãy nói lời ai điếu...”


Nguyễn Thượng Long (Danlambao) - ...Người dân Việt Nam rất thất vọng với việc thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau cuộc họp báo chiều 30-6 có một ngày... đã hí hửng, hấp tấp ra lệnh cho Bộ NN& PT nông thôn chủ trì cùng các Bộ TC, Bộ TN-MT... xây dựng dự thảo ăn chia số tiền 500 triệu USD của Formosa bồi thường và trình chính phủ sớm nhất. Người ta sẵn sàng đàn áp các cuộc biểu tình phản đối Formosa trên phạm vi cả nước càng bất ngờ hơn khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại có thể vô cảm đến thế trước thảm họa đến với ngư dân 4 tỉnh miền Trung. Sau cú đi kiểm tra tiến độ dự án Formosa vào cuối tháng 4 Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn im lặng suốt mấy tháng liền. Vừa qua chuẩn bị cho họp Quốc Hội, lần đầu tiên người ta thấy ông Trọng vui vẻ nói về vụ cá chết rằng “Vụ cá chết gây khó khăn cho công tác bầu cử”... Thế ra đây chỉ là một “cuộc chơi”, một “ván bài” của các nhóm lợi ích, của các ông Kễnh mà thôi. Người dân miền Trung tiếp tục uống nước trong, ngồi xem phim hoạt hình “Hãy đợi đấy...”...

*

Nếu ai đó hỏi: “Sáu tháng đầu năm của 2016 đã trôi qua... đâu là những sự kiện chính trị xã hội đáng chú ý nhất?”. Dù vẫn đang là một bệnh nhân, vừa phải trải qua 2 lần nhập viện... chẳng khó khăn gì, tôi xin chọn 3 sự kiện sau đây: 

- Sự kiện cá biển miền Trung bất ngờ đồng loạt chết. Sau 3 tháng im lặng một cách khó hiểu, đến cuộc họp báo chiều 30 - 6 - 2016 tại văn phòng chính phủ, qua lời bộ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn, BLĐ Việt Nam bất ngờ đổ hết tội lên đầu công ty Formosa, một công ty của Đài Loan. Người ta muốn coi đó là nguyên nhân duy nhất gây nên thảm họa này, còn phía Việt Nam từ cấp trung ương xuống cấp địa phương, những người thu lợi, nhận lại quả khi có công mời họ vào, tạo điều kiện thuận lợi cho họ đứng chân ở Vũng Áng Hà Tĩnh tới 70 năm... xem như là vô can. 

- Sự kiện Không Quân nhân dân Việt Nam nức tiếng anh hùng đã từng đánh thắng cả Không Lực Hoa Kỳ vừa nhận một tổn thương tinh thần quá nghiêm trọng. Một tai nạn kép đã đến với 2 phi cơ hiện đại bậc nhất của Việt Nam lúc này là chiến đấu cơ SU30MK2 & máy bay cứu nạn CASA212. Cả 2 bất ngờ tử nạn một cách cũng rất không bình thường ngay trên vùng trời quê hương. Vẫn còn nguyên đó những câu hỏi mãi mãi không có câu trả lời: 

* Ai đã điều máy bay quân sự bay ra biển giữa lúc Hải Quân TQ tập trận bắn dạn thật ở Biển Đông? 

* Đội hình bay thường phải có 2 chiếc để bảo vệ nhau, vì sao mà SU30MK2 lại xuất kích 1 mình? 

* Tại sao anh Cường được mô tả là khỏe mạnh lại phải nhập viện và không được đi dự đám tang của Đại Tá Khải? 

* Cái gì đã gây ra một vết thương chí mạng ở cổ Đại Tá Khải trước khi rơi xuống biển? 

* Máy bay SU30MK2 phát tín hiệu cứu nạn ở bờ biển Nghệ An, ai đã phát lệnh cho CASA212 bay lên Hạ Long để tìm kiếm và rơi ở đó? 

* Phi hành đoàn ở cả 2 máy bay đó đều là những phi công xuất sắc nhất với hàng ngàn giờ bay mà cả 2 máy bay đều bị xé tan thành nhiều mảnh... vậy mà chỉ mô tả là gặp nạn bình thường trong không phận của đất nước mình. Sao lại không dám nghĩ đến việc cả 2 máy bay đó đã bị bắn hạ. Trong tương lai, còn ai dám bay trên biển nữa? 

* Tại sao chỉ thấy nói tới việc tìm kiếm, đưa tang và rất vội vàng khởi động một cao trào đền ơn đáp nghĩa rất khác thường... không thấy các nỗ lực truy tìm nguyên nhân máy bay rơi? 

Tôi nghĩ rằng lấp ló một thế lực rất mạnh ở đâu đó đã tạo dựng ra vụ này. Điều cũng đáng buồn không kém là trong khi mê mải “đền ơn đáp nghĩa”, người ta quên mất truyền thống ứng xử của người xưa là “cái mang cho không quan trọng bằng cách mang cho”

- Sự kiện ngày 12-7-2016, Tòa Trọng Tài thường trực (PCA) ra phán quyết “Trung Quốc không có cơ sở pháp lý nào để đòi chủ quyền trong vùng biển nằm trong “Đường 9 đoạn, còn gọi là đường chữ U, Lưỡi Bò”. Đón nhận sự kiện này, cộng đồng thế giới văn minh hoan nghênh, nhân dân Việt Nam vui mừng thì lãnh đạo Việt Nam lại e dè và nói năng lấp lửng... Càng đáng buồn hơn, ai đã ra lệnh cho công an mang dùi cui, còng số 8... để đối đãi với sự mừng vui của dân mình trong sự kiện này, bắt người dân cả nước phải mừng vui trong lén lút. 

Trong 3 sự kiện trên, vụ Cá chết - Biển miền Trung nhiễm độc là thảm họa sinh thái khủng khiếp nhất trong lịch sử dân tộc Việt. Thảm họa này không chỉ trực tiếp đánh vào cuộc sống hàng ngày của cư dân 4 tỉnh miền Trung qua việc đình đốn công ăn việc làm có từ bao đời, làm vắng bóng những tai mắt của biển khơi, sẽ không còn những cột mốc chủ quyền là những tầu cá của ngư dân. Biển cả sẽ trở nên hoang vắng, Hàng loạt các bãi biển đẹp thuộc 4 tỉnh miền Trung sẽ trở nên hoang vu do kinh doanh du lịch, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng bị đình đốn. Với ngư dân 4 tỉnh miền Trung, sẽ không loại trừ khả năng xuất hiện những cuộc di cư tự phát đi tìm đất sống. Đội quân làm cu li cho nước người sẽ đông thêm, số gái đứng dọc đường 1 kiếm kế sinh nhai sẽ hùng hậu hơn trước. Qua các thực phẩm như muối, nước mắm lấy từ những vùng biển nhiễm độc, thảm họa này, trong tương lai còn lấy đi mạng sống của mọi người mọi nhà trên phạm vi cả nước. Nếu so với thảm họa chất độc mầu da cam do Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh vừa qua, tôi nghĩ thảm họa Formosa hôm nay còn khốc hại gấp ngàn lần. 

Hoang vu...

Tôi mang những suy nghĩ này nói với một trò cũ vào thăm tôi ở Bệnh Viện mà tôi đang là bệnh nhân bất đắc dĩ. Người học trò đó đã từng làm việc trong lực lượng“Còn đảng còn mình” nay cũng đã về hưu với mức lương gấp 2 lần lương hưu của tôi. Vị khách nhìn tôi, vẻ ái ngại rồi bảo: “Hình như thầy có phần đa đoan!”. Tôi bảo: Là một ông giáo quèn đã về hưu ngót chục năm rồi, lại là một bệnh nhân... tôi sẽ dọa được ai mà đa đoan? Viết về sự kiện này, tôi cập nhật sao bằng các tác giả khác? Tác giả Trần Hồng Quang chạy tít “Formosa... Sao các người độc ác với nhân dân Việt Nam đến thế?”, còn Tiến sĩ Hán-Nôm Nguyễn Xuân Diện đã quyết liệt chỉ ra cách thức mà người ta đang tìm để khắc phục, tháo gỡ thảm họa này:

“500 triệu đô la Mỹ mà Chính phủ loan báo là Formosa bồi thường, đến nay ai đã trông thấy đồng nào? Có lẽ là chính Phủ và các bộ ngành cũng chưa dám thò tay nhận những đồng tiền này, vì mấy nhẽ: Thứ nhất: Dựa vào đâu, dựa vào đánh giá nào và căn cứ pháp lý nào để nhận số tiền đó. Nhận sẽ bị Formosa kiện thẳng thừng và khi ấy chính phủ Việt Nam có đủ mo nang để che mặt không? Thứ nhì: Cầm số tiền đó mà bán cả mấy trăm cây số biển miền Trung, là nồi cơm của hàng chục triệu con người, mạng sống của họ hiện nay còn chưa biết sẽ ra sao, vì chất độc còn chưa phát tác ra thành ung thư, dịch bệnh, thương tật... thì có xứng và có dám cầm không?” (Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện trả lời phỏng vấn của Phạm Thanh Nghiên)

Đìu hiu...

Từ sau cuộc họp báo chiều 30-6-2016 đến nay thông tin đa chiều đã làm tóe loe bao tin tức Formosa đâu chỉ xả thải làm ô nhiễm biển miền Trung, họ còn chôn phế thải rắn ở chỗ này, ở chỗ khác trong tỉnh Hà Tĩnh, chôn thải ở cả Phù Ninh Phú Thọ... thậm chí hàng trăm tấn phế thải rắn đã được chôn lấp ngay trong trang trại của giám đốc Công Ty Môi Trường Kỳ Anh Hà Tĩnh. 

Người ta thấy có điều gì đó rất không bình thường, khi người dân cả nước còn sửng sờ trước tin cá chết hàng loạt ở bờ biển miền Trung, ai đã muốn định hướng dư luận: “Cá chết không vì Formosa, chết vì Tảo nở hoa, vì Thủy triều đỏ” và những quan chức nào ở Hà Tĩnh nhắm mắt nhắm mũi ăn hải sản và tắm biển để lừa mọi người rằng chẳng có vấn đề gì đâu cứ ăn chơi tới đi. Khi có nhà báo chất vấn Bộ Tài Nguyên - Môi Trường về việc Formosa chôn chất thải rắn ở nhiều nơi trong tỉnh Hà Tĩnh... hãy nghe thứ trưởng bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân cay cú đến thế nào:“Phải xác minh làm rõ, nếu không đúng, lấy thẻ thằng nhà báo đó lại!”. Người dân Việt Nam rất thất vọng với việc thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau cuộc họp báo chiều 30-6 có một ngày... đã hí hửng, hấp tấp ra lệnh cho Bộ NN& PT nông thôn chủ trì cùng các Bộ TC, Bộ TN-MT... xây dựng dự thảo ăn chia số tiền 500 triệu USD của Formosa bồi thường và trình chính phủ sớm nhất. Người ta sẵn sàng đàn áp các cuộc biểu tình phản đối Formosa trên phạm vi cả nước càng bất ngờ hơn khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại có thể vô cảm đến thế trước thảm họa đến với ngư dân 4 tỉnh miền Trung. Sau cú đi kiểm tra tiến độ dự án Formosa vào cuối tháng 4 Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn im lặng suốt mấy tháng liền. Vừa qua chuẩn bị cho họp Quốc Hội, lần đầu tiên người ta thấy ông Trọng vui vẻ nói về vụ cá chết rằng “Vụ cá chết gây khó khăn cho công tác bầu cử”... Thế ra đây chỉ là một “cuộc chơi”, một “ván bài” của các nhóm lợi ích, của các ông Kễnh mà thôi. Người dân miền Trung tiếp tục uống nước trong, ngồi xem phim hoạt hình “Hãy đợi đấy...”.

Lúc này, cái mà người dân 4 tỉnh miền Trung nói riêng, người Việt Nam nói chung cần nhất là một môi trường biển sạch với một nguồn thủy hải sản phong phú như vốn có, đủ sức nuôi sống hành chục triệu dân trong vùng. Để có được một hiện thực như thế, cũng là để tránh xảy ra những thảm họa tương tự trong tương lai, thảm họa lần này tôi nghĩ rất cần phải được một Tòa Án môi trường xem xét... Trước mắt yêu cầu Formosa phải có nhiệm vụ làm hồi sinh lại một vùng biển rộng lớn kéo dài hơn 240km dọc bờ biển thuộc 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế)... vì họ mà đã bị nhiễm độc và sau đó không luyến tiếc gì nữa, Việt Nam phải trục xuất và cấm cửa tập đoàn này.

Có lẽ trong tâm trạng quá bức xúc mà tôi nghĩ vậy thôi, còn thực ra Bộ Lao động Việt Nam không bao giờ dám kiện Formosa. Việt Nam càng không bao giờ dám kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông như chính phủ và nhân dân Philippines đã làm và họ đã là người chiến thắng. Việt Nam kiện Trung Quốc cái gì khi người Tầu sẵn sàng: “Nị kiện Ngộ thế nào được, khi còn nguyên đó những thề thốt của lãnh đạo các Nị. Này nhé...:

- Tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao VNDCCH Ung Văn Khiêm trong lễ đón đại sứ Trung Quốc tại việt Nam ngày 15-6-1956 rằng: “Theo dữ liêu của Việt Nam, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và quần đảo Nam Sa (Trường Sa) là một phần lãnh thổ của Trung Quốc”

- Công hàm của Phạm Văn Đồng ngày 14-9-1958 gửi Thủ tướng quốc vụ viện Trung Quốc Chu Ân Lai: “Chính phủ VNDCCH tán thành và tôn trọng bản tuyên bố 4-9-1958 của chính phủ CHND Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 Hải lý của Trung Quốc. 

- Bản đồ Địa Lý, Sách giáo khoa Địa Lý trước 30-4-1975 còn nguyên những dòng chữ “Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) cùng với đảo Hải Nam, Bành Hồ, Kim Môn Mã Tổ... đã tạo thành bức tường thành bảo vệ lục địa Trung Quốc”. Là một giáo viên Địa Lý đứng bục giảng từ 9-1970 tôi đau xót mà xác nhận hiện thực này. 

Hơn 50 năm trước, các thầy tôi đã dạy và sau đó tôi cũng dạy học trò:

“Hồn tổ quốc ngự giữa rừng sâu thẳm
Rừng điêu tàn thì tổ quốc tiêu vong...”

Nay nguy cơ tổ quốc tiêu vong đã tăng lên gấp 2 lần. Rừng nguyên sinh của ta không còn. Biển Đông lại bị nhiễm độc bị “Lưỡi Bò 9 đoạn” của Trung Quốc khoanh mất rồi. Họa vong quốc lần này sẽ lại đến từ biển khơi. Tương lai của dân tộc là chẳng ra gì. Tôi nghĩ Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu đã hoàn toàn chính xác khi đưa ra lời ai điếu cùng tác giả Trí Quân trên trang mạng Bauxite: “Chúng ta sẽ Chết tiệt - Chết lịm - Chết ngọt… đúng như quy trình đã thiết kế!”.

24.07.2016

Bác Hồ sống mãi trong sự nghiệp cá chết

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Mặc cho bọn phản động nói xấu tổ quốc gì thì nói, không ai có thể phủ nhận được sự cố cá chết mà cả nước đang quan tâm là một trong những sự nghiệp vĩ đại của bác Hồ để lại cho dân Việt.

Quả vậy, kể từ ngày lập quốc đến nay, qua hàng bốn ngàn năm văn hiến, Việt Nam chưa bao giờ có chuyện cá chết đồng loạt trắng xóa bờ biển mấy tỉnh miền Trung. Phải đợi cho đến sau khi bác Hồ xuống bến Nhà Rồng “tìm chốn đoạn trường mà đi”, gặp được cái Luận cương Lê-Nin bác đọc trào nước mắt, rồi mang về nước lập băng dựng đảng, cướp chính quyền, làm dân trào máu họng; cá ngoài biển khơi cũng trào máu họng. 

Nếu không có bác Hồ, đã không có đồ Cộng Sản đang làm tan hoang đất nước về mọi phương diện, mà ai cũng đã thấy, đến cả không ít các “nhà cách mạng lão thành” cũng đã “thấm” nỗi bi đát của con đường “bác” đi.

Cá chết là do chất độc thải ra từ Formosa; Formosa nổi tiếng phá hoại môi trường, hủy diệt sinh thái, bị thế giới tẩy chay, tống khứ. Thế nhưng nó - Formosa - hiện diện nơi đất Hà Tĩnh trên sự đau khổ của người dân Vũng Áng, huyện Kỳ Anh vì mất nhà cửa, mất nghề nghiệp, mất học hành; nó hiện diện một cách ngão nghễ, ngang ngược, thách thức, xấc xược khi trả lời người dân nơi đây về thảm họa Formosa gây ra, “Muốn cá hay muốn thép”. 

Bất chấp sự chống đối của đồng bào Vũng Áng bị cưỡng chế phải rời khỏi nơi sinh sống và nghề nghiệp gắn bó bao đời; bất chấp sự can ngăn của các nhà khoa học trước những hiểm họa sẽ do công nghệ luyện thép, lãnh đạo CS đã “có công với cách mạng” rước Formosa vào nhà, hưởng quy chế “tô giới”, người Việt không được phép bén mảng tới, ngoại trừ người đứng đầu đảng CS là Cả Lú đến để chúc mừng mà không đả động gì đến cá chết đã đang trắng biển Miền Trung vi chất độc Foromosa thải ra ngoài kia.

Cải cách ruộng đất; Đấu tố; Nhân văn và Giai phẩm; Xét lại chống đảng; Thảm sát Mậu Thân; Đại lộ kinh hoàng; Mùa Hè đỏ lửa; Tập trung cải tạo;

Đánh Tư sản; Triệu người làm mồi cho cá và hải tặc, lưu lạc quê người… 

Trên đây toàn là những sự nghiệp vĩ đại của bác và đảng. Nay lại thêm “sự nghiệp” cá chết mà tầm ảnh hưởng và di hại của nó “hoành tráng” gấp bội; không chỉ lên một số người, cho một vùng miền, nhưng lên cả nước, cho cả dân tộc, có thể qua nhiều thế hệ..

Bác Hồ sống mãi trong sự nghiệp cá chết”, là vậy.

23.7.2016

Lễ hội & Quốc hội

Tôi đã phải sống với "con điếm" ấy cả đời người - Lê Phú Khải

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Tôi thì may mắn không dính dáng gì đến đám ma cô và đĩ điếm nhưng lại phải sống tha phương cầu thực cũng gần cả đời người. Lê la và lê lết rất nhiều nơi nhưng không thấy đâu lại có lắm thứ lễ lạt như ở quê mình:

- Lễ Đón Nhận Danh Hiệu Anh Hùng 
- Lễ Đón Nhận Danh Hiệu Đoạt Chuẩn Quốc Gia 
- Lễ Trao Tặng Vinh Dự Nhà Nước 
- Lễ Trao Tặng Dụng Cụ Cho Học Sinh Nghèo 
- Lễ Trao Tặng Huy Hiệu Đảng 
- Lễ Đón Nhận Bằng Khen 
- Lễ Tôn Vinh Doanh Nghiệp Xuất Sắc & Doanh Nhân Tiêu Biểu 
- Lễ Tôn Vinh Thương Hiệu Phát Triển Bền Vững 
- Lễ Tiếp Nhận Cán Bộ Chuyên Trách Về Công Tác 
- Lễ Tiếp Nhận Thiết Bị Phòng Thí Nghiệm 
- Lễ Vinh Danh Các Doanh Nghiệp Du Lịch Hàng Đầu 
- Lễ Vinh Danh Báo Cáo Thường Niên Tốt. 

Mới đây, L.S Lê Công Định còn cho biết thêm một thứ nghi lễ mới (Lễ Trao Giấy Chứng Nhận Chấp Hành Xong Án Phạt Quản Chế) chưa từng có trong lịch sử nước nhà:

Sáng hôm qua 6/2/2016, tôi đến trụ sở Công an phường lúc 8 giờ, trình diện lần cuối theo án lệnh quản chế từ 3 năm nay... Buổi trình diện diễn ra nhanh chóng rồi chuyển ngay sang phần quan trọng hơn, đó là lễ trao Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt quản chế cho tôi...

Thành phần tham dự, ngoài tôi, còn có ông Chủ tịch phường, ông Chủ tịch Mặt trận tổ quốc phường, hai nhân viên an ninh thuộc Công an TPHCM, một nhân viên an ninh thuộc Công an quận 7 TPHCM, một cảnh sát khu vực và một đại diện Cơ quan thi hành án quận 7. Tại Việt Nam, các cơ quan thi hành án là bộ phận của ngành công an... Buổi lễ được ghi hình trực tiếp bởi nhân viên an ninh thuộc Công an TPHCM...

Thiệt là thầy chạy!

Lễ lạt tuy nhiều nhưng không lắm bằng hội hè, đình đám. Theo nhà văn Võ Thị Hảo thì “cả nước có hơn có hơn 8000 lễ hội” (tám ngàn, tôi ghi thêm cho rõ, tnt)nên “không thể thống kê hết số người bị thương, đổ máu hoặc ngất xỉu ngay trong một mùa hội và qua vài năm gần đây.”

Bữa rộn ràng và hoạt náo nhất (vào hôm 22 tháng 5 năm 2016 vừa qua) may thay không có ai bị thương hay đổ máu. Báo chí nhà nước mệnh danh đây là Ngày Hội Lớn Của Non Sông: 


Riêng tại Bắc Kạn, ngoài cờ, hoa, biểu ngữ, tranh cổ động... Đoàn Nghệ Thuật Dân Tộc Tỉnh còn có một chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt (Như Có Bác Giữa Ngày Hội Non Sông) nữa!

Nguồn ảnh:backantv

Thiệt là tưng bừng, náo nhiệt, hết biết luôn. Sau cái ngày Hội Của Non Sông linh đình này, Báo Công An Nhân Dân hân hoan tường thuật:

“Hội đồng Bầu cử Quốc gia cho biết, theo báo cáo ban đầu của 63 tỉnh, thành phố, đến hết 19h cùng ngày đã có 98,77%, tương đương khoảng 65 triệu cử tri cả nước đã đi bỏ phiếu.”

Cùng lúc, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân long trọng tuyên bố: “Ngày 22/5 thực sự là ngày hội lớn của toàn dân.” Ô, như thế thì cái gọi là ngày hội non sông (“thực sự”) lại là ngày bầu cử. Đúng là “làm xiếc ngôn từ.” Nghe mà ớn chè đậu.!

Té ra Ngày Hội Non Sông vừa qua chỉ là một ngày hội giả, do nhà nước “thiết kế” để tạo ra một cuộc bầu bán giả, và một cái quốc hội cũng giả luôn. Chỉ có khoản chi phí là thật, và vô cùng tốn kém, theo nhận xét của tác giả Mạc Văn Trang - vào hôm 21 tháng 5 năm 2016:

Vậy Đảng công bố luôn danh sách các đại biểu Đảng đã chọn xong, cho dân biết. Thế có phải nhanh, gọn, minh bạch, thật thà, tiết kiệm hơn không! 

Ai cũng biết là vậy, lại còn cứ tuyên truyền giả tạo, đóng kịch làm gì! Nào là Bầu cử là “Ngày Hội non sông”, “Lá phiếu là Trái tim của cử tri”, “Lá phiếu của cử trị sẽ chọn ra người tài đức”, đi bầu là “Quyền và Nghĩa vụ thiêng liêng của công dân”; nào là “toàn dân nô nức”, nào là “cảnh giác các thế lực thù địch phá hoại”; nào là cờ, đèn, kèn trống, loa đài khẩu hiệu rợp trời, nào loa đọc suốt ngày, nào truyền hình trực tiếp...

Tốn kém đến 3.500 tỉ đồng và bao nhiêu sức người, sức của; bao nhiêu là long trọng, bao nhiêu là hoa mĩ, bao nhiêu là phô trương... chỉ để làm một việc... không cần thiết.

TX Kỳ Anh lộng lẫy trước ngày hội lớn. Ảnh chú thích: baohatinh

Hơn sáu mươi năm trước, vào ngày 30 tháng 10 năm 1956, tại Hội Nghị Mặt Trận Trung Ương, L.S. Nguyễn Mạnh Tường cũng đã đưa ra một nhận định (gần) tương tự:

“Dư luận quần chúng quan niệm rằng Quốc hội chỉ có quyền thông qua chính sách mà thôi... với vai trò yếu ớt hiện thời quyền dân chủ của quần chúng không được thực hiện.”

Thảo nào mà Lê Phú Khải phải kêu trời: “Tôi đã phải sống với ‘con điếm’ ấy cả đời người.” Sức chịu đựng của nhà văn chúng ta quả là bền bỉ. Và đây là đức tính chung của cả dân tộc Việt, chứ nào có phải riêng ai.

Hơn sáu mươi năm qua, dường như, chỉ có ba công dân Việt Nam không đủ nhẫn nại trước cái trò (“bầu bán”) đĩ điếm này thôi - theo như tường thuật (chắc có thêm hơi nhiều mắm muối) của báo Người Lao Động:

“... năm 2005, Huỳnh Ngọc Tuấn không chịu tham gia Bầu cử Quốc hội khóa XII, khi tổ công tác đến nhà vận động đi bầu cử thì Tuấn và gia đình lăng mạ, chửi bới, xúc phạm. Mới đây, trong đợt bầu cử của năm 2011, Tuấn cùng con gái là Huỳnh Thục Vy và con trai Huỳnh Trọng Hiếu tiếp tục ‘không’ tham gia bầu cử Quốc hội khóa XIII và Bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Ngoài ra, ba cha con Tuấn còn lấy thẻ cử tri ghi vào dòng chữ “NO!”

Ba cha con ông Tuấn ghi chữ “NO” 
vào thẻ cử tri và chụp ảnh đưa lên mạng 
để bôi nhọ cuộc bầu cử Quốc hội. 
Ảnh & chú thích: Báo NLĐ

Nếu vỏn vẹn chỉ có ba chữ “NO” trong số hơn sáu chục triệu thẻ cử tri thì sợ rằng dân tộc Việt còn phải sống với “con điếm” này lâu, phải vài “đời người” (nữa) không chừng!

24.07.2016