Thursday, April 27, 2017

‘Trăm họ làm quan’: Biểu quyết tập thể sợ hãi

Kỳ Lâm-28-04-2017

(VNTB) - 77.85% người dân trả lời “có”, nhưng chẳng bao lâu Liên Xô tan vỡ, vì con số “đa số” trên đã không phản ánh được ý chí/ nguyện vọng của người dân mà nó là con số của sự độc đoán/ áp đặt và đồng thuận trên nguyên tắc tuân thủ quyền lực.


Cả nhà đều làm quan, con cháu tiến nhanh siêu tốc trong đường quan lộ. Hiện tượng này không hiếm gặp trong cơ chế hiện nay, và được bao bọc bởi lớp vỏ “tập thể biểu quyết” với số phiếu đồng thuận cao, một thành tố tưởng chừng như dân chủ lại trở nên bất dân chủ.
Tuần vừa qua, dư luận tiếp tục có cơ hội bàn tán liên quan đến ông Bùi Viết Hội - Bí thư Huyện ủy Chư Prông và hai người con gái cũng đang công tác tại huyện, được bố trí giữ những chức vụ quan trọng. Ngoài hai con gái đang công tác, giữ chức vụ then chốt tại Huyện ủy và UBND huyện, con trai út của ông Hội hiện đang công tác tại Phòng TN&MT huyện, hai con rể của ông Hội cũng đang công tác tại các phòng ban của UBND huyện Chư Prông.


Lỗ hổng chết người

Đến nay, trường hợp như ông Bùi Viết Hội là phổ biến, đến mức mọi thủ tục theo đúng trình tự liên quan đến biểu quyết tập thể và sự phấn đấu có năng lực của người nhà quan. Hai yếu tố này tạo ra một thành trì chống đỡ mọi phán xét, luận điệu chống lại “cả họ làm quan”.
Trong một bài viết đáng chú ý của báo VNN của tác giả Đinh Duy Hòa, đã chỉ đúng lỗ hổng chết người trong khâu bổ nhiệm quan lại ở Việt Nam, trong đó ông nêu rõ, dù ở cấp tỉnh, chế định Ban cán sự Đảng các bộ, UBND tỉnh là “chế định cực hay trong hệ thống đảng cầm quyền” hiện tại, nhưng chế định này là một thiết kế bảo vệ tối đa cho việc bổ nhiệm người nhà. Lý do: dù ông Bộ trưởng hay Bí thư đảng ủy chỉ được 1 phiếu, nhưng phiếu này lại là phiếu mang tính quyết định.

Phiếu quyết định là sao? Là toàn bộ “biểu quyết tập thể” sẽ bị định hướng hoàn toàn theo ý kiến/ quan điểm “chỉ đạo” một cách vô tình hay hữu ý của lãnh đạo. Và do đó, ông Vũ Đình Hạnh - Phó Bí thư Huyện ủy Chư Prông mới bảo vệ gia đình ông “Bí thư huyện ủy” bằng luận điểm: không có gì bất thường, bởi tiến cử, đề bạt cá nhân nào đó là của cả một tập thể. Nhưng trước khi được biểu quyết, quy trình tiến cử/ đề cử lại do “các cơ quan tham mưu” đưa ra.

Lỗ hổng này có thể nhìn rõ hơn thông qua cái gọi là “dân chủ trường hợp” liên quan đến sự việc ở Trường Nam Trung Yên, khi phụ huynh học sinh yêu cầu làm rõ nguyên nhân con mình bị gãy chân, nhà trường đã “đáp trả” bằng kết quả khảo sát 100% giáo viên, nhân viên trong nhà trường trả lời... đúng với ý của hiệu trưởng. Tức quyền lực tập thể là mang danh, quyền lực chỉ đạo độc đoán và áp đặt được thực thi như một nguyên tắc bất di – bất dịch. Số đông lúc này không trở thành một số đông mang tính dân chủ, với các ý kiến đa chiều, mà trở thành dân chủ dị biệt với các ý kiến “đồng thuận” với lãnh đạo cốt cán.

Thế nên mới có chuyện buồn cười là, chuyện đề cử/ tiến cử trở thành một trò đổi chác mang tính quy phục hơn là một thực hành dân chủ bằng lá phiếu và ý kiến. Và nó khiến cho yếu tố nhân sự đưa lên một cách quá đà, ai cũng thấy sai, nhưng không ai có ý kiến phản đối.

Gần đây nhất, Ông Trịnh Xuân Thanh, người “tham ô tài sản” có tổ chức tại PCV, lại là người từng được tập thể đề cử nhận “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Huân chương Lao động hạng ba”.


Từ sai lệch đến hệ quả như thế nào?

Thực ra cái “tập thể biểu quyết” là một biến dạng của nguyên tắc tập trung dân chủ trong đảng, tức là quyết định của tổ chức Đảng cấp trên là bắt buộc với các tổ chức Đảng cấp dưới và đảng viên dù có ý kiến khác khi phát biểu công khai vẫn phải nói theo nghị quyết chứ không được theo ý mình.

Vậy nó biến dạng như thế nào? Đó là, nguyên tắc này dù dựa trên Nguyên tắc tập trung dân chủ được Lenin nêu ra trong tác phẩm “Làm gì?” (1901/1902), nhưng lại tăng mức độ “tuân thủ triệt để” cấp dưới với cấp trên, trong khi đó giảm nhẹ hay thậm chí loại bỏ yếu tố chịu trách nhiệm trước cử tri và cử tri có quyền truất phế giới lãnh đạo”. Chính vì thế mà, thiểu số tuân đa số chỉ là hình thức bên ngoài, còn thực chất là đa số đảng viên tuân phục 1 hoặc 2 lãnh đạo đảng duy nhất qua lời chỉ đạo/ nhắc nhở trong đề cử, tiến cử.

Hậu quả là toàn bộ hệ thống chính trị đi theo quy trình: một người làm quan, cả họ được nhờ. Và hiện tượng này hợp quy trình tạo ra một hệ thống lũng đoạn quyền lực ở cấp cơ sở lẫn trung ương. Với tư duy nhiệm kỳ, hệ quả của cả họ làm quan tạo ra còn lớn hơn thế, cơ cấu ghế ngồi khiến cho các sai phạm trong thời kỳ tại chức khó bị phát hiện hơn, trở thành một thùng kín về quyền lực và tham nhũng. Do đó, không chỉ tài nguyên quốc gia bị bán rẻ, mà nhân lực con người trong cơ chế bị bào mòn, trở thành một lực cản rất lớn trong cải cách thể chế nhà nước, mà xấu nhất là hoàn toàn không phản ảnh được ý chí của cơ chế tập thể chính trị, khiến các quyết sách sẽ đi vào sự sai lầm và đổ vỡ chế độ.

Ví dụ điển hình cho “biến cố” của sự đồng thuận này là vào ngày 17/03/1991, nhằm giữ lại chính quyền Xô-Viết, những nhà lãnh đạo ĐCS Liên Xô đã tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân vô cùng tốn kém trên toàn bộ liên bang, với câu hỏi là có nên giữ lại Liên Xô như một liên bang đổi mới, mà quyền con người, quyền tự do sẽ được tôn trọng. Kết quả có 77.85% người dân trả lời “có”, nhưng chẳng bao lâu Liên Xô tan vỡ, vì con số “đa số” trên đã không phản ánh được ý chí/ nguyện vọng của người dân mà nó là con số của sự độc đoán/ áp đặt và đồng thuận trên nguyên tắc tuân thủ quyền lực.

Tại Việt Nam, “lỗ hổng” biểu quyết tập thể sợ hãi cũng được trình diễn qua việc đồng thuận cao về sửa đổi Hiến pháp 2013 với các điều khoản cực kỳ bất hợp lý về vai trò của Đảng (99% đồng thuận), và Luật đất đai với sở hữu đất đai toàn dân đầy mơ hồ khiến cho xã hội rơi vào mâu thuẫn ngày càng lớn (90% đồng thuận).

Và vụ Đồng Tâm vừa qua lại một ví dụ điển hình cho sự mâu thuẫn ngày càng lớn trong xã hội  (sở hữu đất đai toàn dân và cả họ làm quan) với gốc gác đến từ sự đồng thuận của biểu quyết tập thể sợ hãi.

Có 'bàn tay' của thế lực thù địch nhúng vào vụ nổi dậy của nông dân Đồng Tâm không? (phần cuối)

Phạm Viết Đào-27-04-2017

(blog Phạm Viết Đào)

   Khu đất nằm trong dự án sân bay Miếu Môn, xã Đồng Tâm. Ảnh: Huyền My.

Thủ tướng cần truy cứu trách nhiệm một số đời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Sử dụng đất sai mục đích- Vi phạm Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ?!

Việc một số ý kiến ca ngợi ông Chung trong vụ Đồng Tâm là hành vi đãi bôi bởi thực chất: ông Chung bị đẩy vào tình huống không có giải pháp khác tối ưu hơn; Ca ngợi ông Chung là để gỡ thể diện cho 1 bàn thua, một bước lùi của nhóm lợi ích “diều hâu-sói đất” trong chính quyền Hà Nội và Bộ Quốc phòng

Trong vụ nổi dậy của nông dân Đồng Tâm không hề có thể lực thù địch nào nhúng tay vào kích động, xúi dục cả. Vụ này mâu thuẫn rõ ràng giữa chính quyền đứng ra thu hồi đất phi pháp, nhân danh dự án quốc phòng với những người nông dân bị chiếm đoạt đất…Điều này đã được minh định phần nào trong phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Trưởng Ban Tuyên giáo TW Võ Văn Thưởng với cử tri mấy ngày gần đây…

Xem thêm:

>Chủ tịch nước: Rút kinh nghiệm toàn diện sau vụ Đồng Tâm


Chủ tịch nước Trần Đại Quang lấy vụ Đồng Tâm làm bài học - DVO ...


baodatviet.vn/chinh.../chu-tich-nuoc-phai-rut-kinh-nghiem-vu-dong-tam-3334179/

Ông Võ Văn Thưởng: “Sự việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức là bài học ... - VOV


vov.vn/.../ong-vo-van-thuong-su-viec-o-dong-tam-my-duc-la-bai-hoc-dat-gia-617390....

“Đám trẻ trâu” ở báo Hà nội mới trong bài Lật mặt những luận điệu sai trái lợi dụng sự việc xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức vô tình hay do dốt nát đã vạch áo cho người xem lưng, lật mặt sự vi phạm Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí của một số đời lãnh đạo Bộ Quốc phòng và của chính quyền Hà Nội, Hà Tây, Hà Sơn Bình từ sau năm 1980 đến nay…

Hãy đọc các thông tin sau đây trên Hà nội mới:”Sự thật ở đây như các nguồn thông tin chính thống đã khẳng định rõ: không hề có chuyện đánh dân, đàn áp dân... hay "cướp đất" của dân. Thành phố đã nhiều lần tổ chức đối thoại, tiếp dân và nghiêm túc xem xét giải quyết nhiều nội dung khiếu tố và vẫn đang tập trung xem xét giải quyết nhiều nội dung khiếu tố. Song từ cuối năm 2016 đến nay, đặc biệt là từ khi Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel nhận bàn giao diện tích đất trên để thi công dự án A1 thì một số người dân khiếu kiện đã tổ chức nhiều hoạt động ngăn cản lực lượng chức năng cắm mốc, gây khó khăn cho công tác GPMB, có nhiều hành vi gây mất an ninh trật tự, kích động một bộ phận quần chúng nhân dân buộc con em mình nghỉ học…”

Cảm ơn “ đám trẻ trâu” của báo Hà Nội mới đã lật ra các sự thật sau đây, xin trích:

“Về nguồn gốc đất đai, các tài liệu còn lưu trữ cho thấy: Ngày 14-4-1980, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 113/TTg, giao Quân chủng Phòng không – Không quân đợt 1 là 206ha. Ngày 10-8-1981, Ủy ban hành chính tỉnh Hà Sơn Bình có Quyết định số 386/QĐ-UBND giao Quân chủng Phòng không – Không quân đợt 1 là 208 ha. Ngày 22-4-2003, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân có Quyết định số 406/QĐ-PKKQ giao cho Tiểu đoàn 31/Lữ đoàn 28/Quân chủng Phòng không-Không quân được phép bố trí đóng quân trên sân bay Miếu Môn do Lữ đoàn 28 quản lý với diện tích 208 ha. Theo bản đồ hiện trạng 1/5000 do Công ty TNHH MTV Trắc địa Bản đồ lập tháng 6-2013, được các xã: Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và Đồng Tâm (Mỹ Đức) xác nhận; Cục Bản đồ - Bộ Tổng tham mưu xác nhận ngày 26-6-2014 và Thông báo diện tích số 684/Cty-XNA ngày 26-9-2014 của Công ty TNHH MTV Trắc địa bản đồ, khu đất Lữ đoàn 28 đang quản lý tại các xã nêu trên là hơn 236,7 ha.

Về diện tích tăng thêm, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đề nghị Lữ đoàn 28 giải trình lý do. Theo đó, “Diện tích đo đạc mới tăng so với Quyết định giao đất khi đóng quân là do trước đây công tác đo đạc, xác định mốc giới bằng thủ công, độ chính xác không cao. Mặt khác, hệ thống mốc giới của điểm giao nhận đất đã có từ trước đến nay không thay đổi… Ranh giới đơn vị quản lý, sử dụng ổn định, không có tranh chấp”.
Để cơ cơ sở " lật mặt" những chỗ mờ ám trong các thông tin do “đám trẻ trâu” báo Hà Nội mới nêu, xin trích một số điều quan trọng sau đây của Nghị định số: 09/CP Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 1996

“Điều 6. Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất quốc phòng, an ninh sử dụng có những nghĩa vụ sau đây:
1- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng vị trí, ranh giới diện tích và các yêu cầu khác đã được qui định khi giao đất
2- Tuân theo những qui định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích của người sử dụng đất xung quanh;
3- Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn liên doanh và phải tuân theo các qui định của pháp luật về đất đai.

Điều 9. Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh được quy định như sau:
1- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch chung về sử dụng đất quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nước và ở các đô thị loại I, loại II;
2- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch chi tiết sử dụng đất của các đơn vị thuộc Bộ được Nhà nước giao sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
4- Việc bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh phải được cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 của điều này xét duyệt.
Điều 11. Thủ tướng Chính phủ Quyết định giao đất cho các đơn vị vũ trang nhân dân khi có nhu cầu sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Điều 14. Việc đo đạc đất quốc phòng, an ninh phải thực hiện theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật do Nhà nước ban hành. Đối với các công trình quốc phòng, an ninh cần bảo đảm yêu cầu bí mật thì cơ quan Địa chính địa phương chỉ đo đạc đường ranh giới và các điểm mốc cần thiết trong khu vực.
Điều 16. Việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ thực hiện theo quy hoạch đã được Chính phủ xét duyệt.
Việc chuyển đất đã được Nhà nước giao cho các đơn vị quốc phòng, an ninh để sử dụng vào mục đích khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định từng trường hợp cụ thể theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ sau khi có ý kiến của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 19. Đơn vị vũ trang nhân dân được giao đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được miễn trả tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định 89/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ.
Điều 20. Các đơn vị vũ trang nhân dân đang quản lý sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh sau khi rà soát lại quy hoạch nếu còn thừa đất thì báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ để trả lại Nhà nước.
Điều 21. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với đất sử dụng cho quốc phòng, an ninh trong phạm vi địa phương mình, đáp ứng được nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và an ninh quốc gia và kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ thu hồi đất nếu các đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng lãng phí, sai mục đích…”

Để “ lật mặt” những khuất tất trong các thông tin do đám trẻ trâu báo Hà nội mới nêu, người viết bài này đã cất công vào mạng truy tìm các thông tin liên quan tới khu đất trên 200 ha được Thủ tướng giao cho Bộ quốc phòng:

Khu đất này khởi thủy năm 1980, Thủ tướng ký Quyết định số 113/TTg thu hồi khu đất của một số xã ở Mỹ Đức để xây dựng sân bay Miếu Môn; Nhưng dụ án này sau đó đã không thực hiện.

Việc “Ngày 22-4-2003, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân có Quyết định số 406/QĐ-PKKQ giao cho Tiểu đoàn 31/Lữ đoàn 28/Quân chủng Phòng không-Không quân được phép bố trí đó
ng quân trên sân bay Miếu Môn do Lữ đoàn 28 quản lý với diện tích 208 ha…”
Đây là một quyết định vượt, trái thẩm quyền, sử dụng đất sai mục đích của Bộ tư lệnh phòng không không quân; theo Điều 6, Điều 9 và Điều 11 của Nghị định 09: Bộ Quốc phòng lập dự án để xây dựng sân bay, nếu muốn chuyển mục đích sử dụng phải được Thủ tướng quyết định, phê duyệt…Việc chuyển đất xây dựng sân bay tại Miếu Môn để làm nơi đóng quân của Tiểu đoàn 31, Lữ đoàn 28 là sai, vi phạm Nghị định 09…

Việc sử dụng đất ở Miếu Môn không chỉ dừng lại ở sai phạm đó. Tháng 11/2011 Bộ Quốc phòng đã đề nghị Chính phủ cho chuyển mục đích sử dụng 176 ha đất quốc phòng thuộc Trường bắn Miếu Môn để xây dựng sân golf ?

Việc Bộ Quốc phòng cho chuyển từ đất để sân bay sang địa điểm đóng quân đã không trình Thủ tướng; từ địa điểm đóng quân thành Trường bắn Miếu Môn, việc này Bộ Quốc phòng cũng phớt lờ Thủ tướng nốt…

Phải đến khi có ý định chuyển 176 ha đất của vùng đất được xin để xây dựng sân bay quân sự Miếu môn sang xây dựng sân golf thì mới báo cáo Thủ tướng; nhưng đã bị Chính phủ bác. Thông tin này đã được Vnexpress đưa:

Bộ Xây dựng vừa gửi văn bản đến Văn phòng Chính phủ đề nghị làm rõ việc chuyển mục đích sử dụng 176 ha đất quốc phòng thuộc Trường bắn Miếu Môn (Hà Nội) để xây dựng sân golf. 

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã lấy ý kiến các bộ ngành về việc Bộ Quốc phòng kiến nghị xây sân golf tại Trường bắn Miếu Môn.

Theo Bộ Xây dựng, Thủ tướng đã có quyết định phê duyệt quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 cũng như quyết định phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050, trong đó không có quy hoạch xây mới sân golf tại khu vực Miếu Môn…”(Đất trường bắn được đề xuất chuyển thành sân golf http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dat-truong-ban-duoc-de-xuat-chuyen-thanh-san-golf-2210600.html -Thứ sáu, 11/11/2011 | 15:31 GMT+7 )
Qua những thông tin này cho thấy Bộ Quốc phòng đã không sử dụng số đất trên 200 ha này tại khu vực Miếu Môn trong đó có đất của xã Đồng Tâm không đúng mục đích ban đầu được Thủ tướng quyết trong Quyết định 113 ?

Theo quy định của Luật Đất đai và Điều 19-20 của Nghị định 09 thì khi sử dụng không hết số đất được giao theo dự án được phê duyệt thì phải trình trả lại nhà nước để nhà nước trả lại cho dân...

Còn nếu Bộ Quốc phòng cần đất để làm nơi đóng quân, lập trường bắn tại Miếu Môn thì phải lập dự án khác trình Thủ tướng ra quyết định mới, không được tùy nghi thay đổi mục địch sử dụng, trao chuyển nội bộ cho nhau vì đây là loại đất được miễn thuế ?!

Còn nguyên nhân xảy ra tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm là do bởi Quyết định số 113/TTg
ký năm 1980 của Thủ tướng chỉ thu hồi đất của xã Đồng Tâm 46 ha; số đất này đã được cắm mốc thời kỳ đó. 
Lý giải về sự nhận xằng này của Viettel, “ đám trẻ trâu” Hà Nội mới viết:” Về diện tích tăng thêm, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đề nghị Lữ đoàn 28 giải trình lý do. Theo đó, “Diện tích đo đạc mới tăng so với Quyết định giao đất khi đóng quân là do trước đây công tác đo đạc, xác định mốc giới bằng thủ công, độ chính xác không cao. Mặt khác, hệ thống mốc giới của điểm giao nhận đất đã có từ trước đến nay không thay đổi… Ranh giới đơn vị quản lý, sử dụng ổn định, không có tranh chấp”…Cái lý nghe rất “trẻ trâu”, khó nghe hơn lý của mấy anh Mèo ?!
Do người dân Đồng Tâm như Cụ Kình là Chủ tịch xã, Bí thư Đảng ủy xã biết rõ mốc giới của lô đất được thu hồi giao cho Bộ Quốc phòng để để xây sân bay Miếu Môn. Thế nhưng đến thời điểm 2017 Viettei lại đến thu hồ lân tới trên 50.03 ha đất tại xã Đồng Tâm, có nghĩa lấn sang của dân xã Đồng Tâm trên 4 ha, vượt qua mốc giới được cắm năm 1980 ? Tranh chấp xảy ra ở cái chốt đó…
Cái sai lớn nhất của Viettel, Bộ Quốc phòng lấy đất sử dụng không đúng mục đích, tùy tiện chuyển mục đích sử dụng; sử dụng đất lãng phí mà không báo cáo Thủ tướng; Còn cái sai lấn ra thêm 4 ha đất của dân Đồng Tâm là cái sai vặt, thấy bở thì đào thêm…
Vùng đất Đồng Tâm, Mỹ đức là vùng đất được coi là “ bờ xôi ruộng mật”; đáng tiếc chính quyền Hà Nội trong đó có báo Hà Nội mới đã không đứng ra bảo vệ dân, báo cáo Thủ tướng điều chỉnh những sai trái của Bộ Quốc phòng mà lại sử dụng lực lượng cảnh sát cơ động hùa vào định ép dân. May mà đến phút cuối cùng Chủ tịch Nguyễn Đức Chung và chỉ huy Trung đoàn cảnh sát cơ động đã ghìm được xô xát không xảy ra thảm họa, đàn áp dân Đồng Tâm…
Xuất phát từ thực tế trên, blogger Phạm Viết Đào có mấy kiến nghị sau đây gửi Thủ tướng:
1/Vấn đề tranh chấp đất đại tại Mỹ Đức không dừng lại ở sự tranh chấp 4 ha tranh chấp tại Đồng Tâm giữa dân Đồng Tâm với Viettel: đất thu hồi 1980 theo Quyết định 113 là 46 ha nhưng năm 2017 Viettel đã cắm mốc thu hồi lấn ra 50,03 ha…
Kiến nghị Thủ tướng cần phải cho kiểm tra lại toàn bộ số đất trên 200 ha mà Quyết định 113 do Thủ tướng đã ký giao cho Bộ Quốc phòng năm 1980 sử dụng làm sân bay Miếu Môn, nhưng đã sử dụng sai mục đich ban đầu.…
Số đất này hiện đã và đang sử dụng sai mục đích, có lúc định đưa làm sân golf; tức là Bộ Quốc phòng không cần thiết số đất này phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng nữa ? Do đó Thủ tướng phải ban hành quyết định thu hồi lại số trên 200 ha đất đó trả lại cho dân xã Mỹ Đức, trong đó có đất của xã Đồng Tâm…
2/Song song với việc ra quyết định thu hồi trên 200 ha sử dụng sai mục đích, Thủ tướng cần phải yêu cầu lãnh đạo Bộ Quốc phòng, lãnh đạo Thành phố Hà Nội giải trình, làm rõ khuyết điểm buông lỏng quản lý đất đai, để sử dụng lãng phí, sai mục đích tiến đến có hình thức kỷ luật thích đáng, để giữ nghiêm ký cương phép nước như cam kết của Chủ tịch Trần Đại Quang với cử tri thành phố Hồ Chí Minh mấy ngày gần đây về vụ Đồng Tâm-Mỹ Đức.
Khuyết điểm này chủ yếu của các đời lãnh đạo trước đây của Bộ Quốc phòng, Hà Nội, Hà Tây…đã sử dụng sai mục đích số đất trên 200 ha ở Mỹ Đức mà không báo cáo Thủ tướng…
3/ Xóa đoàn thanh tra của Hà Nội; lập Đoàn thanh tra của chính phủ để có đủ thẩm quyền xem xét trách nhiệm sử dụng đất sai mục đích trên 200 ha đất bờ xôi ruộng mật của dân ở Mỹ Đức của Bộ Quốc phòng và lãnh đạo thành phố Hà Nội !

Xã Đồng Hóa (Kim Bảng, Hà Nam): Bán đất ruộng để trả 20 tỷ nợ công?

GiadinhNet - Bao năm sống nhờ vào cây lúa, thế nhưng nhiều người dân ở xã Đồng Hóa (huyện Kim Bảng) đang lo lắng khi hàng ngàn mét vuông đất trồng lúa đang bị chính quyền xã lấy ra để bán đấu giá. Không còn đất canh tác, họ biết sống bằng gì?

Người dân lo lắng cánh đồng lúa rộng lớn sẽ bị thu hồi để bán đấu giá. Ảnh: Đỗ Lực
Người dân lo lắng cánh đồng lúa rộng lớn sẽ bị thu hồi để bán đấu giá. Ảnh: Đỗ Lực
Bán đấu giá đất ruộng vô tội vạ?
Phản ánh đến đường dây nóng của Báo Gia đình & Xã hội, nhiều hộ dân ở xã Đồng Hóa cho biết, họ đang rất lo lắng khi chính quyền xã Đồng Hóa thu hồi 2,5ha đất cấy lúa để bán đấu giá. Theo người dân nơi đây, tình trạng lấy đất ruộng cấy lúa để bán đấu giá xảy ra ở xã Đồng Hóa trong nhiều năm nay, người dân đã nhiều lần kiến nghị lên cơ quan chức năng nhưng việc giải quyết theo họ vẫn chưa thỏa đáng.
Đã có rất nhiều cánh đồng lúa bị bán, người dân lo lắng với tốc độ bán đất đấu giá ở Đồng Hóa thì không lâu nữa họ sẽ không còn mảnh đất nào để canh tác. Thậm chí, không chỉ dừng lại ở việc bán đấu giá đất ruộng lúa, xã Đồng Hóa còn bán cả đất mương tưới tiêu nước cho cánh đồng lúa. Việc bán mương tưới tiêu nước khiến người dân lo ngại hàng chục sào lúa sẽ thiếu nước tưới dẫn đến chết lúa.
Ông Đinh Xuân Hợi (ở thôn Lạc Nhuế, xã Đồng Hóa) cho biết: “Năm 2014, xã chia lô, bán đấu giá 48 suất đất mỗi suất rộng 160m2. Không chỉ bán đất ruộng lúa, xã còn lấy cả mương tưới tiêu phục vụ cho việc lấy nước vào đồng ruộng để bán. Khi lấy đất ruộng, chúng tôi không đồng ý, bản thân tôi và nhiều người đã nhiều lần kiến nghị lên huyện, lên tỉnh nhưng không hiểu tại sao họ vẫn bán. Nhà tôi sống dựa vào cây lúa, bán đất thế này những người già cả như chúng tôi lấy gì để mưu sinh đây”.
Không dừng lại ở đó, hàng loạt các khu đất 1 mạ 2 lúa (đất gieo 1 vụ mạ và 2 vụ lúa - PV), đất ao ở khu vực ngõ Chùa thuộc xóm 3, xóm 4, xóm 5; đất hồ chùa thuộc xóm 3; đất ruộng lúa khu mạ làn thuộc xóm 2, xóm 3… cũng bị bán đấu giá.
Ngày 12/12/2016, xã Đồng Hóa tổ chức mời dân đến họp. Tại buổi họp này, xã Đồng Hóa đọc thông báo quyết định sẽ thu hồi 2,5ha đất lúa để bán đấu giá. Người dân phản ứng vì cho rằng việc này là áp đặt. Ông Trịnh Quốc Toản (ở xóm 5, xã Đồng Hóa) cho biết: “Trước khi có quyết định lấy đất, xã Đồng Hóa không hề có một cuộc họp, lấy ý kiến các hộ bị thu hồi đất. Cuối năm 2016, chúng tôi được thông báo quyết định lấy đất. Số tiền đền bù là 62 triệu đồng/sào. Có tiền, chúng tôi ăn rồi cũng hết nhưng sẽ chết đói nếu cứ đà cắt đất ruộng bán rầm rộ như thế này. Chẳng bao lâu nữa xã Đồng Hóa sẽ hết đất trồng lúa”.
Bán đất để trả nợ công?
Khu mương nước thuộc cánh đồng Bàu đã được xã Đồng Hóa bán đấu giá.
Khu mương nước thuộc cánh đồng Bàu đã được xã Đồng Hóa bán đấu giá.
Giải thích việc bán đất đấu giá tràn lan ở xã Đồng Hóa, ông Chu Đức Khải - Chủ tịch UBND xã cho biết, xã đang có các khoản nợ công rất nhiều. Số tiền nợ công tính đến nay đã lên đến 20 tỷ đồng nên xã phải bán đấu giá đất để trả nợ. Lý giải cho việc bán đấu giá 2,5ha đất khu đồng Ngoài, ông Khải cho biết, diện tích trên có một phần đất công và một phần đất giao cho dân để trồng lúa. Trước đây, khi thông báo quy hoạch, người dân không có ý kiến gì nhưng khi thông báo thu hồi đất thì người dân lại phản đối.
Theo ông Khải, người dân đã nhiều lần gửi đơn thư phản ánh lên cấp trên, Ủy ban kiểm tra huyện Kim Bảng đã vào cuộc, đã kỷ luật Bí thư Đảng ủy xã và ông Trịnh Văn Thụ (nguyên Chủ tịch UBND xã Đồng Hóa). Về việc bán đấu giá mương nước, đất ao hồ, ông Khải cho biết, đây thuộc diện tích đất công do xã quản lý và việc bán đất đã được làm đúng quy trình từ xã lên đến tỉnh theo chủ trương quy hoạch nông thôn mới…
Trả lời câu hỏi tại sao dân không đồng ý mà UBND xã đã quyết định thu hồi đất ruộng, ông Khải cho biết, trước đó xã đã thông báo chủ trương nhưng người dân không có ý kiến gì. Đến khi xã thông báo phương án đền bù thì dân mới có ý kiến nên xã đang đi vận động dân để giải phóng mặt bằng. Cũng theo ông Khải, người dân không phải lo lắng việc thiếu đất cấy lúa, sau khi bán đấu giá khu đất, UBND xã sẽ xem xét cho một số hộ dân trồng lúa ở khu cánh đồng bên cạnh.
Để làm rõ vấn đề này, PV đã liên hệ đặt lịch làm việc với ông Vũ Hoàng Long - Chánh văn phòng huyện Kim Bảng. Tuy nhiên, ông Long cho biết sẽ báo cáo, xin ý kiến Chủ tịch UBND huyện. Sau đó, ông Long gọi điện cho biết, vụ việc trước đây đã có kết luận thanh tra của Ủy ban kiểm tra Huyện ủy và đề nghị PV làm việc trực tiếp với đơn vị này.
Đỗ Lực