Monday, March 17, 2014

Ai bật đèn xanh cho côn đồ “làm loạn” Kiến Xương-Thái Bình?

17/03/14 09:08

(GDVN) - Sáng 12/3, tại Nhà máy gạch tuy-nen Vũ Bình (Thái Bình), rất đông các đối tượng “lạ mặt” bất ngờ xuất hiện, “đánh chiếm” nhà máy, khiêng giám đốc ném ra sân...
Giám đốc bị ném ra sân
Ngay sau khi sự việc xảy ra, ông Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng và Phát triển nông thôn (Công ty Nông Thôn) - chủ sở hữu hợp pháp Nhà máy gạch tuy-nen Vũ Bình (thôn Mộ Đạo, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) đã có đơn tố cáo và kêu cứu khẩn cấp gửi các cơ quan chức năng và báo chí.
Theo trình bày của ông Đoàn, khoảng 8h15 ngày 12/3, hơn 50 người “lạ mặt” bất ngờ tập trung ở vực nhà ăn của nhà máy gạch.
Khi ông Đoàn lên tiến phản đối, hàng chục người đã xúm vào xô đẩy, đấm đá ông gục ngã xuống sân trước cửa văn phòng làm việc. Liền sau đó, 5 người đàn ông to khỏe đã túm đầu, chân, tay ông Đoàn, khiêng ra khỏi khu vực văn phòng và ném ra sân.


 GĐ C.ty sở hữu Nhà máy gạch tuy-nen Vũ Bình bị những kẻ "lạ mặt" khiêng ném ra ngoài
Trước sự áp đảo quyết liệt, không còn cách nào khác ông Đoàn phải tháo chạy, trốn vào trong xe ô tô riêng. Sau đó, khu vực nhà máy đã bị những người lạ mặt phong tỏa.
Toàn bộ cán bộ quản lý tại nhà máy này cũng bị các đối tượng trên đe dọa, buộc phải rời khỏi công ty.
Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Văn Đoàn cho biết: “Những người lạ này dùng vũ lực đe dọa, ép toàn bộ cán bộ, nhân viên công ty phải ra khỏi nhà máy. Sau đó, khoảng hơn 10 người đến phòng làm việc ép tôi phải làm biên bản bàn giao cho họ trụ sở, hồ sơ giấy tờ và toàn bộ tài sản thuộc dự án Nhà máy gạch tuy-nen”.
Sau "cưỡng chế" nhà máy, đuổi giám đốc đi, những người này đã tự ý niêm phòng tài sản
Một trong những người có mặt trước cửa nhà máy gạch tuy-nen Vũ Bình trước đây từng là cổ đông, nhân viên của nhà máy
Cùng ngày, những người lạ mặt đã chỉ đạo, ép buộc công nhân thuộc các phân xưởng sản xuất đang làm việc theo hợp đồng lao động với Công ty Nông Thôn phải kí hợp đồng lao động với Công ty Cổ phần vật liệu và xây dựng Đất Nước.
Trong khi đó, theo xác minh của phóng viên, ngày 13/2/2014, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình đã ra kết luận thanh tra khẳng định, C.ty Nông Thôn là chủ đầu tư hợp pháp của dự án. Kết luận trên còn chưa kịp ráo mực thì các đối tượng lạ mặt đã kéo đến chiếm giữ trái phép nhà máy.
Vắng bóng công an
Liên quan đến vụ việc, chiều 14/3, trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, Trung tá Nguyễn Xuân Hải - Trưởng công an huyện Kiến Xương (Thái Bình) xác nhận, có việc những người lạ đã cưỡng chế và hiện đang tiếp quản, kinh doanh khai thác tại nhà máy gạch tuy-nen Thái Bình. Ngay sau đó, lực lượng công an huyện đã cử trinh sát xuống nhà máy để nắm tình hình.
Gạch của nhà máy bị nhóm người lạ mặt mang đi bán
Theo ông Hải, vụ việc xảy ra do có sự tranh chấp, mâu thuẫn giữa công ty Nông Thôn với Công ty CP vật liệu và xây dựng Đất Nước trong việc đầu tư tại dự án.
Ông Hải cho biết thêm, công an huyện đã triệu tập 11 người được cho là tham gia “khống chế” nhà máy đến cơ quan công an để làm việc.
“Chúng tôi đang điều tra, xác minh. Kiên quyết xử lí nghiêm, không bao che cho hành vi sai trái” – ông Hải khẳng định.
Đây không phải là lần đầu tiên Nhà máy gạch tuy-nen Vũ Bình bị người lạ “tấn công”. Trước đó, ngày 30/11/2013, một nhóm người cũng đã đến bao vây, phong tỏa nhà máy nhiều ngày khiến cho mọi hoạt động tại đây bị ngưng trệ.
Sự việc hôm 12/3 chỉ là “giọt nước làm tràn ly”. Tuy diễn ra rầm rộ, náo loạn cả một vùng quê nhưng Trưởng công an huyện Kiến Xương - Nguyễn Xuân Hải cho biết, thời điểm đó công an không nhận được thông báo (?).
Một việc “động trời” xảy ra ở một vùng đất thuần nông Thái Bình qủa thực khiến cho nhiều người không khỏi bàng hoàng. Giờ đây, điều khiến dư luận băn khoăn hơn cả đó là việc, phải chăng có một thế lực nào đó đứng sau “bật đèn xanh” cho nhóm côn đồ trên làm bậy, gây náo loạn Kiến Xương - Thái Bình?    

Theo tìm hiểu của phóng viên, trong quá trình đầu tư và xây dựng nhà máy gạch tuy-nen Thái Bình, Công ty Nông Thôn đã thỏa thuận với 1 số công ty khác để cùng chung vốn làm ăn. Tuy nhiên sau đó đã xảy ra mâu thuẫn giữa công ty Nông Thôn với các đối tác. Hiện phía Công ty Nông Thôn đã gửi đơn ra tòa án yêu cầu khởi tố vụ việc. 

Bỏ 20 tỷ xây chợ để... nuôi gà

Bỏ 20 tỷ xây chợ để... nuôi gà

18/03/2014 05:30 GMT+7
VNN- Hệ thống nhà để xe bằng thép, lợp tôn cũng chỉ được trưng dụng vào mục đích phơi quần áo, trồng rau xanh… Thậm chí, một số ki ốt trong chợ đã được cải tạo thành chuồng trại nuôi gà.
Dự án xây dựng chợ Quang Minh được triển khai vào năm 2004 đến năm 2007 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng.Chợ chục tỷ làm nơi nuôi gàChợ Quang Minh (thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội) được đầu tư kinh phí hàng chục tỉ đồng với hệ thống cơ sở vật chất rộng rãi, hiện đại. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, công trình này đã bị bỏ hoang, nuôi gà...
Chợ có quy mô 1,8 ha, chia làm 76 ki ốt (mỗi ki ốt rộng 63m2) được quy hoạch đồng bộ, hiện đại với đầy đủ khu trung tâm, khu chợ ngoài trời, bãi để xe, hệ thống đường giao thông nội bộ và tường rào kiên cố bao quanh.
Quang Minh; Vĩnh Phúc; chợ
Khu chợ hàng chục tỷ đồng giờ bỏ hoang
Tổng kinh phí xây dựng của dự án này khoảng 20 tỉ đồng, do UBND thị trấn Quang Minh làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, ngôi chợ này đã phải ngừng hoạt động vì không có người vào giao dịch.
“Sau khi chợ được hoàn thành, các tiểu thương cũng ra họp chợ. Nhưng chợ họp chỉ trong vòng 10 ngày. Rồi từ đó đến nay cả khu chợ hàng chục tỷ đồng này bị bỏ hoang không thể buôn bán được gì nữa” - chị Lan (chủ một ki ốt trong chợ) chia sẻ.
Theo quan sát, hiện tại toàn bộ khu chợ đã ngừng hoạt động, các ki ốt trong khu trung tâm chợ đều đóng cửa và đang có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng nhiều.
Khu mua bán ngoài trời được “chuyển đổi mục đích sử dụng” thành sân bóng đá. Hệ thống nhà để xe bằng thép, lợp tôn cũng chỉ được trưng dụng vào mục đích phơi quần áo, trồng rau xanh, cây cảnh, phế thải…
Thậm chí, một số ki ốt trong chợ đã được cải tạo thành chuồng trại nuôi gà.
Anh Nam (chủ một ki ốt trong chợ) cho hay: “Khi dự án chợ Quang Minh được đầu tư và xây dựng gia đình tôi cũng đã dồn hết tiền vào để đấu thầu lấy một ki ốt nhằm mục đích buôn bán. Tuy nhiên đến giờ chợ đã hoàn thành mà không thể buôn bán được, nhiều ki ốt tại chợ chỉ để người dân nuôi gà. Điều này khiến chúng tôi thật đau xót”.
Thay vì sự tấp nập của một khu chợ thì hiện tại ở đây chỉ lác đác một số hộ dân cố gắng bám lại để mưu sinh qua ngày.
Quang Minh; Vĩnh Phúc; chợ
Một số hộ biến nơi đây thành chỗ nuôi gà
Được biết, tại thị trấn Quang Minh hiện nay đang tồn tại 4 chợ cóc. Hầu hết các chợ cóc này đều hoạt động ngay dưới lòng đường, vỉa hè gây ách tắc giao thông và mất vệ sinh môi trường.
Trước kia, khi lập dự án đầu tư xây dựng chợ Quang Minh, chính quyền địa phương cũng đặt ra mục tiêu dồn toàn bộ các chợ cóc này vào chợ mới để kinh doanh  nhằm xóa sổ chợ cóc. Song thực tế hiện nay thì đã rõ, mục tiêu đó đã thất bại hoàn toàn.
Biến ki ốt thành nhà cao tầng
Thời gian gần đây, một số tiểu thương đã mua ki ốt trong chợ đã tự ý cơi nới, sửa chữa ki ốt thành nhà ở kiên cố. Thậm chí, có ki ốt đã biến thành những ngôi nhà cao đến 2-3 tầng.
Giải thích cho việc làm này, các tiểu thương cho rằng, để đấu giá được ki ốt trong chợ, họ đã phải bỏ ra một số tiền lớn. Vì thế, nếu đã không thể kinh doanh thì họ cũng phải tận dụng tối đa giá trị ki ốt bằng cách làm nhà ở để khỏi… phí tiền.
Quang Minh; Vĩnh Phúc; chợ
Khu chợ được đầu tư hàng chục tỷ đang bị bỏ hoang
Theo quan sát của PV, hiện nay trong chợ Quang Minh có đến gần chục ki ốt bị biến thành nhà ở kiên cố. Thậm chí vào thời điểm đầu tháng 3 này, khi PV về khảo sát, vẫn có một nhà cao tầng ngay trong khuôn viên chợ được xây dựng.
Việc xây dựng diễn ra công khai mà không có bất cứ sự can thiệp nào của chính quyền địa phương.
Trả lời về vấn đề này, bà Dương Thị Vường – Phó Chủ tịch UBND thị trấn Quang Minh cho biết, theo thiết kế ban đầu thì tất cả các ki ốt đều chỉ có một tầng. Khi tổ chức đấu giá ki ốt, chủ đầu tư cũng đã quy định rõ ràng rằng những cá nhân sử dụng ki ốt trong chợ Quang Minh tuyệt đối không được thay đổi kết cấu, hiện trạng.
Bà Vường xác nhận, tình trạng người dân tự ý sửa chữa, biến ki ốt thành nhà cao tầng đã và đang xảy ra trong chợ Quang Minh. Tuy nhiên, theo bà Vường, do chợ Quang Minh vẫn đang thuộc quyền quản lí trực tiếp của UBND huyện Mê Linh nên chính quyền thị trấn chỉ có thể báo cáo sự việc lên cấp trên, chứ không có thẩm quyền xử lí.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND thị trấn Quang Minh – ông Lê Văn Hoan cho hay, khi triển khai dự án xây dựng chợ Quang Minh thì chủ trương chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho phép những hộ mua ki ốt được phép sử dụng lâu dài.
Quá trình đưa vào sử dụng, một số ki ốt bị thấm, dột nên chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho họ dựng mái che nhẹ bên trên nhưng không ảnh hưởng đến kết cấu.
Còn về các ki ốt biến thành nhà cao tầng, ông Hoan khẳng định là sai phạm. Tất cả các trường hợp sai phạm này đều đã bị UBND thị trấn Quang Minh ra quyết định đình. Chỉ có điều, các chủ ki ốt vẫn lén lút xây tiếp.
“Họ thường tranh thủ làm vào ngày nghỉ, lúc thời điểm đêm tối nên khó bắt quả tang”, ông Hoan cho biết.
Q.Tiến

Bôxit Tây Nguyên tầm nhìn 2020: Tăng vốn, lỗ nặng



    18/03/2014 01:30 GMT+7
    VEF-Từ nay tới năm 2020, Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) sẽ lỗ hàng nghìn tỷ đồng ở hai dự án bauxite Tây Nguyên. Được biết, số tiền phải chi ra cho 2 dự án này lên tới hơn 32.000 tỷ đồng, trong đó, có 600 triệu USD (khoảng 13.000 tỷ ) vay nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh.
    Gánh lỗ hàng ngàn tỷ
    Sau cuộc kiểm tra 2 dự án bauxite Tây Nguyên của Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa qua, mới đây, Vinacomin và Bộ Công Thương đã tiếp tục phải giải trình về hiệu quả của các dự án này.
    Dù các đánh giá của Bộ Công Thương và chủ đầu tư đưa ra đầy lạc quan, thì kế hoạch doanh thu, lợi nhuận của 2 dự án bauxite vẫn là những con số lỗ liên tiếp lên tới hàng trăm tỷ mỗi năm.
    Năm 2013 vừa qua đi, dự án Tân Rai đã lỗ hơn 258 tỷ đồng. Trong năm, dự án đạt công suất 146.250 tấn với tổng doanh thu đạt 980,682 tỷ.
    Năm 2014, Vinacomin dự kiến, với công suất được nâng lên là 585.000 tấn, bauxite Tân Rai sẽ lỗ khoảng 176 tỷ đồng. Năm 2015, số lỗ được dự báo sẽ giảm đáng kế với con số là 25 tỷ đồng. Kể từ năm 2016 trở đi, Tập đoàn này cho biết mới bắt đầu có lãi, nhưng  con số “khởi điểm” rất khiêm tốn: 9,3 tỷ đồng.
    Nếu như dự án Tân Rai được dự báo lỗ 3 năm đầu thì với dự án bauxite Nhân Cơ, ít nhất sẽ lỗ từ 5-7 năm. Cùng đó, số lỗ của Nhân Cơ “gặt hái” về còn khủng hơn nhiều, thậm chí, gấp đối số lỗ của dự án Tân Rai.
    Bauxite, Tây-Nguyên, Nhân-Cơ, Tân-Rai, Vinacomin, TKV, than, lỗ, nợ, Tập đoàn, DNNN
    Dự án Nhân Cơ sẽ lỗ hơn Tân Rai (theo nangluongvietnam)
    Cụ thể, năm 2015, bauxite Nhân Cơ dự kiến sẽ lỗ hơn 671 tỷ đồng. Năm 2016, khoản lợi nhuận âm này giảm một chút còn 563 tỷ đồng.
    Năm 2017, dự án trên tiếp tục lỗ 589 tỷ đồng. Các năm sau, năm 2018: âm 478 tỷ đồng, năm 2019: âm 389 tỷ đồng và năm 2020, hiệu quả kinh doanh bauxite được ‘ấn định” con số âm 237 tỷ đồng.
    Tổng hợp lại, 3 năm đầu, dự án bauxite Tân Rai sẽ lỗ tới gần 500 tỷ đồng. Từ năm 2016 đến năm 2020, dự án này được tin tưởng sẽ lãi 870 tỷ đồng.
    Trong khi đó, ở dự án bauxite Nhân Cơ, 6 năm liên tiếp lỗ với tổng số lỗ lên tới 2.900 tỷ đồng. Chỉ 2 năm đầu, lỗ của dự án Nhân Cơ đã nuốt gọn số lãi của Tân Rai. Và tính bù trừ 2 dự án này, đến năm 2020, hiệu quả sản xuất, kinh doanh bauxite mang lại cho Vinacomin chỉ là con số âm 2.000 tỷ đồng.
    Nếu so với công bố của lãnh đạo Vinacomin hồi giữa năm ngoái, các mức lỗ bauxite đã tiếp tục tăng thêm ít nhất là 400 tỷ đồng.
    Lỗ thế nhưng hai dự án bauxite trên vẫn được chủ đầu tư tăng vốn bổ sung tới hơn 8.200 tỷ đồng. Tháng 10/2013, dự án Tân Rai đã được Vinacomin phê duyệt điều chỉnh vốn lên 3.980 tỷ đồng, tăng 35,37%, đẩy tổng mức đầu tư lên con số 15.414 tỷ đồng.
    Tháng 2 vừa qua, dự án Nhân Cơ cũng nối đuôi tiếp tục tăng thêm 4.318 tỷ đồng so với lúc được phê duyệt tháng 2/2010. Như vậy, tổng mức đầu tư của dự án bauxite thứ hai này tăng 37,99%, hốt con số 16.822 tỷ đồng.
    Xuất khẩu giá rẻ bèo
    Cho đến nay, nguyên nhân gây lỗ ở 2 dự án này vẫn chưa được Vinacomin giải thích một cách triệt để. Những thông tin ban đầu từ các báo cáo của Tập đoàn này cũng như các đánh giá của Bộ Công Thương thì thấy, giá xuất khẩu của alumin rất bất lợi.
    Bauxite, Tây-Nguyên, Nhân-Cơ, Tân-Rai, Vinacomin, TKV, than, lỗ, nợ, Tập đoàn, DNNN
    Dây chuyền hoạt động ở dự án Tân Rai (theo giaoduc.net)
    Theo thông tin của Vinacomin,  năm 2013, alumin sản xuất từ dự án Tân Rai vẫn có giá bán chưa tới 300 USD/tấn. So với giá dự báo, mức này thấp hơn tới 79 USD/tấn.
    Lý giải cụ thể, Tập đoàn này thừa nhận do có vấn đề về chất lượng, tỷ lệ cỡ hạt < 45 microns khá lớn nhưng nguyên nhân là do thời gian đầu, chất lượng chạy thử chưa ổn định. Cuối năm 2013 khi cỡ hặt alumin được cải thiện, tương đương với cỡ hạt alumin giao dịch trên thị trường thế giới, giá bán mới được nâng đần lên xấp xỉ 300 ƯSD/tấn (FOB cảng Gò Dầu).
    Năm 2014, Vinacomin đã đàm phán với một số đối tác mua alumin và đối tác đã chấp nhận giá alumin ở mức khoảng 18% giá nhôm, tương đương khoảng 320-330 USD/tấn.
    Điều này cũng có nghĩa, mỗi tấn alumin xuất khẩu của Tân Rai đang “ âm” hơn tới 49-59 USD/tấn so với mức giá dự báo trong bài toán đầu tư của Tập đoàn này.
    Chính vì thế, dù, tiêu thụ sản phẩm alumin năm qua khả quan thì lỗ vẫn hoàn lỗ.
    Tính đến 31/12/2013, alumin Tân Rai đã xuất khẩu được 160.340 tấn alumin cho các Công ty của Thụy Sỹ, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapo..., tiêu thụ trong nước 844 tấn alumin và 3.840 tấn hydroxit nhôm. Song, kết quả là lỗ tới hơn 258 tỷ đồng.
    Năm 2014, Vinacomin đã ký hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ dài hạn sản phẩm alumin với Công ty Marubeni-Nhật Bản (khoảng 300.000 tấn alumin/năm) và Công ty Nhôm Vân Nam - Trung Quốc (khoảng 150.000 tấn alumin/năm), đồng thời, vẫn tiếp tục bán cho các công ty của Thụy Sỹ Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapo... Dự kiến, sản lượng khai thác bôxit, sản xuất và tiêu thụ alumin sẽ tăng lên khoảng 540.000 tấn, và 2.400 tấn hydrat 2.400.
    Nhưng con số lỗ đã được “cầm chắc” là hơn 176 tỷ đồng.
    Giá bán alumin là một trong các yếu tố quan trọng và quyết định hiệu quà của dự án. Sâu xa hơn, hiệu quả dự án lại phụ thuộc cả vào thị trường thế giới, vốn diễn biến luôn phức tạp, đầy rủi ro.
    Bộ Công Thương cũng cho rằng, rủi ro lớn và tác động đến hiệu quả của các dự án chính là giá bán thấp. Nhưng Bộ này lại có quan điểm lạc quan khi tính, với vòng đời 30 năm, mức giá dự báo ở hai dự án này là đã có dự phòng độ rủi ro trên.
    Điều đáng nói hơn, các dự án trên hầu hết là vốn vay. Điều gì sẽ đảm bảo cho Vinacomin đủ tiềm lực tài chính,  vừa chấp nhận chịu lỗ hàng nghìn tỷ, bù lỗ, vừa phải è cổ trả hàng chục triệu USD mỗi năm, trong đó, có 600 triệu USD vay nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh?
    Phạm Huyền

    VIDEO - Bản đồ lưỡi bò 9 đoạn của Biển Đông trong phòng họp của Nguyễn Tấn Dũng




    Hình chụp từ video

     
     Để trong phòng họp để họp bàn về việc đối phó với đường lưỡi bò sẽ khác với việc treo nó trong phòng họp từ ngày này qua ngày khác. Đây là bức ảnh chụp một buổi họp khác nhưng vẫn có bản đồ đường lưỡi bò!

    Bị tàu hỏa tông, hai cán bộ công an tử vong

    Chiếc ô tô chở hai cán bộ CA huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị băng qua đường sắt thì bị tàu hỏa tông chính diện. Chiếc xe con bay đi khoảng 100m, hai người trên xe tử vong.

    Hai nạn nhân đi trên xe được xác định là Thiếu tá Trần Quang Thanh - phó trưởng CA huyện và Trung tá Hoàng Văn Sự - Đội trưởng đội CSĐT tội phạm TTXH Công an huyện Gio Linh.

    Xe ô tô bị tàu hỏa kéo lê một đoạn dài hơn 100m
    Xe ô tô bị tàu hỏa kéo lê một đoạn dài hơn 100m
    Xe ô tô bị tàu hỏa kéo lê một đoạn dài hơn 100m
    Tại hiện trường, chiếc xe ô tô bị tàu hỏa kéo lê khỏi vị trí va chạm hơn 100m. Xe ô tô bị hư hỏng nặng, nằm sát mép đường ray.
    Cung đường ra xảy ra vụ tai nạn
    Cung đường ra xảy ra vụ tai nạn
    Các lực lượng chức năng đang tiến hành xử lý hiện trường
    Các lực lượng chức năng đang tiến hành xử lý hiện trường
    Mặt trước xe ô tô bị hư hỏng nặng
    Mặt trước xe ô tô bị hư hỏng nặng




    Chiếc xe ô tô bị tàu tông ngang giữa thân xe làm một người chết tại chỗ và một người chết trên đường đi cấp cứu.
    Khoảng 17h ngày 17/3, tại đường ngang dân sinh qua Khu phố 8, thị trấn Gio Linh (huyện Gio Linh, Quảng Trị) đã xảy ra vụ tai nạn giữa tàu khách SE2 chạy hướng Nam-Bắc và ô tô 4 chỗ (BKS đã bị tháo đi sau khi tai nạn xảy ra).
    Cú va chạm mạnh xé toang vỏ xe ô tô
    Vụ va chạm đã làm chiếc ô tô bị văng xa khoảng 100m nằm chắn ngang đường sắt và hư hỏng nặng. Một nạn nhân tử vong tại chỗ, 1 nạn nhân tử vong trên đường đi cấp cứu.
    Vị trí va chạm, phía ô tô bị bẹp dúm
    Ngay sau vụ tai nạn, lực lượng chức năng sớm có mặt để di dời chiếc ô tô khỏi đường ray, đảm bảo giao thông trên tuyến đường sắt…
    Hiện cơ quan chức năng huyện Gio Linh đang tiếp tục làm rõ vụ việc này.

    Can thiệp quân sự có giải quyết được khủng hoảng không ?

    Thứ hai 17 Tháng Ba 2014
    RFI-Trọng Thành
    Minusma, Lực lượng quân sự bảo vệ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Mali.
    Minusma, Lực lượng quân sự bảo vệ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Mali.-AFP
    Từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, để ngăn chặn các vi phạm nhân quyền trầm trọng tại nhiều khu vực cùng nguy cơ khủng bố, Phương Tây đã tiến hành nhiều can thiệp quân sự. Về chủ đề này, Le Figaro có bài nhận định mang tính tổng thuật với hàng tựa « Các can thiệp quân sự có giúp giải quyết khủng hoảng ? ».

    Các xung đột vũ trang của thời kỳ hậu thực dân và hậu chiến tranh lạnh đã thay đổi sâu sắc về diện mạo. Những đụng độ quân sự giữa các quốc gia ngày càng trở nên hiếm hoi. Cuộc chiến tại một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định, với một số hoạt động nhất định đã được thay thế bằng nhiều hình thức bạo lực khác. Quân đội của một quốc gia có thể bị hạ gục, nhưng khuất phục một xã hội thì rất khó, đặc biệt nếu như đó là một xã hội nuôi dưỡng khủng bố. Quốc gia bị phá sản là một trong các nhân tố sinh ra bạo lực. Liên Hiệp Quốc thống kê được 26 quốc gia như vậy, và còn 120 quốc gia khác nằm trong danh sách báo động. Một nửa số quốc gia trên hành tinh không kiểm soát được toàn bộ lãnh thổ, và đây có thể là nguồn gốc của hỗn loạn, bất ổn.
    Đầu thế kỷ 21, ngày càng phổ biến một hình thức chiến tranh mới, can thiệp quốc tế để hỗ trợ các nạn nhân (Libya, Trung Phi) và chống chủ nghĩa khủng bố (ở Afghanistan, Mali). Kể từ cuộc can thiệp ở Rwanda và Srebrenica (Nam Tư cũ), nổi lên một chủ thể mới trong luật pháp quốc tế : nạn nhân của chiến tranh, đàn áp… Nếu như trong các cuộc chiến cổ điển (như Thế chiến thứ nhất 1914-1918), hơn 90% nạn nhân là người lính, thì trong các chiến tranh hiện thời, ngược lại hơn 90% nạn nhân lại là thường dân. Năm 2005, Liên Hiệp Quốc thừa nhận «trách nhiệm bảo vệ » người dân, tức quyền can thiệp vào phạm vi chủ quyền của một quốc gia xẩy ra các vi phạm nghiêm trọng nhân quyền.
    Le Figaro điểm lại 9 cuộc chiến can thiệp trong 15 năm qua, từ Kosovo (1999), Afghanistan (2001), Irak (2003), Darfour-Sudan (2003) đến các chiến gần đây như Libya (2011), Côte d’Ivoire (2011), Mali (2013) và Trung Phi (2013). Ngoại trừ hai cuộc chiến Kosovo và Irak, tất cả các can thiệp quân sự còn lại đều được sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc.
    Can thiệp quân sự hiếm khi giải quyết được khủng hoảng chính trị
    Nếu như tại Libya và Mali hay trong một số trường hợp khác, các can thiệp quân sự có thể ngăn chặn các thảm họa, nhưng nhìn chung các chiến dịch can thiệp thường hiếm khi giải quyết được các khủng hoảng chính trị xét về dài hạn. Tại Irak chẳng hạn, can thiệp thậm chí làm nghiêm trọng hơn tình trạng đất nước. Triển vọng hòa bình tại Afghanistan cũng rất khó đạt được, dù Taliban bị lật đổ từ năm 2001…
    Sử dụng các sức mạnh quân sự như thế nào, dựa trên các tiêu chí nào và nhằm kết quả nào là đúng trong các can thiệp quân sự quốc tế là những câu hỏi mà giới chuyên gia đặt ra. Cựu Thủ tướng Pháp Dominique de Villepin phê phán xu thế "quân sự hóa tinh thần", coi « việc sử dụng sức mạnh tự thân mang ý nghĩa tốt lành » (idée vertueuse de la force) của cánh tân bảo thủ Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, một so sánh khác cần được đặt ra là : Tại sao ưu tiên cho một can thiệp quân sự vào Libya chẳng hạn, trong khi lại coi nhẹ sinh mạng của hàng triệu người tại Cộng hòa Dân chủ Congo… hay những nơi khác ?
    Trên thực tế, theo giám đốc viện đại học của Liên Hiệp Quốc – có trụ sở tại Tokyo - David Malone (nguyên chủ tịch Viện hàn lâm quốc tế vì hòa bình), trách nhiệm can thiệp để bảo vệ dân chúng như một nghĩa vụ quốc tế thường được giải thích rất khác nhau, và một phần lớn lại phụ thuộc vào quan điểm của năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. Cựu chủ tịch Viện hàn lâm quốc tế vì hòa bình dự báo, do không thể áp dụng nhất loạt nguyên tắc này (vì lý do chính trị), nguyên tắc này có khả năng sẽ được củng cố bởi những tiến triển trong hệ thống luật pháp hình sự quốc tế.
    Về phần mình, Tổng giám đốc Unesco Irina Bokova cho rằng có một sự khủng hoảng của «quyền lực cứng », tức của sức mạnh quân sự, và có một sự trở lại mạnh mẽ của ngoại giao và «quyền lực mềm », sau thời kỳ ngự trị của ảo tưởng rằng quân sự giải quyết mọi thứ. Tuy nhiên, Le Figaro kết luận, nên nhắc lại một câu châm ngôn latinh cổ « Si vis pacem, para bellum » (nếu bạn muốn hòa bình, cần phải chuẩn bị cho chiến tranh).
    Khủng hoảng Ukraina trên báo Pháp
    « Crimée nhảy vào lòng Matxcơva » (Libération), « Putin tiếp tục huy động binh lực » (Le Figaro), « Nga duy trì đe dọa quân sự với Ukraina » (Le Monde)…
    Cuộc trưng cầu dân ý tại Crimée hôm qua, được Nga ủng hộ, nhưng bị quốc tế phản đối là chủ đề chính trên trang nhất hầu hết các báo Pháp. « Crimée, sự gia tăng của các hiểm họa » là hàng tựa chính của Le Monde. Libération lớn tiếng khẳng định nguy cơ « Crimée : Dưới chiếc gậy chăn dắt của Nga », bên dưới là hình ảnh người biểu tình giương cờ Nga và cả lá cờ đỏ búa liềm của Liên Xô cũ. Báo Le Figaro ghi nhận các cư dân Crimée đi bỏ phiếu đông đảo trong cuộc trưng cầu dân ý, bị quốc tế coi là bất hợp pháp, và cộng đồng quốc tế sẵn sàng thực hiện các trừng phạt kinh tế chống Nga. Báo L’Humanité lo ngại nguy cơ xu hướng ngả theo Nga sẽ lan rộng ra các vùng khác của Ukraina, đe dọa sự ổn định đất nước này.
    Nga dùng chiêu bài cực hữu để đả phá tân chính quyền Ukraina
    Le Monde với phóng sự « Cực hữu Ukraina, đích ngắm ngoài mong đợi của Matxcơva », chú ý đến sự hiện diện của các thành phần cực hữu phát xít mới, tuy có mặt với số lượng hết sức ít ỏi trong cuộc nổi dậy chống chính quyền Ianoukovitch, đã được hệ thống tuyên truyền của Nga sử dụng một cách có dụng ý để bác bỏ tính hợp pháp của tân chính quyền Kiev. Le Monde dẫn lời 21 đại diện cộng đồng Do Thái Ukraina đầu tháng 3 đồng loạt lên án Tổng thống Nga, đã bịa đặt ra tình trạng bài Do Thái trong cuộc cách mạng vừa qua.
    Putin khinh thường Phương Tây
    Trong chùm hồ sơ của Libération có bài phân tích đáng chú ý mang tựa đề « Vladimir Putin ở thế mạnh ». Nhà chính trị học Pierre Hassner, Viện chính trị Paris, khẳng định Crimée khác hẳn Kosovo trước đây, đặc biệt vì vùng đất này trên thực tế đã bị Nga chiếm đóng. Libération dẫn lời chuyên gia về nghiên cứu chiến lược François Heisbourg, theo đó, nếu Crimée bị sát nhập vào Nga, « toàn bộ thế cân bằng chiến lược từ 1945 sẽ bị đảo lộn », và bản thân vị thế chiến lược của Phương Tây cũng bị thách thức. Còn nếu như Nga để treo quyết định sát nhập, thì đây sẽ là một thanh gươm Damoclès đối với tân chính quyền Ukraina và một lá bài rất có trọng lượng trong cuộc chơi với Phương Tây.
    Theo giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược (Fondation pour la recherche stratégique) Camille Grand, mục tiêu thực sự của Tổng thống Putin là « duy trì Ukraina trong quỹ đạo lệ thuộc ». Bà nhấn mạnh, do Phương Tây cần Matxcơva trong quan hệ quốc tế, nên Tổng thống Nga « coi Phương Tây như là những kẻ yếu đuối » và ông ta sẽ tiếp tục đường lối cứng rắn này, và coi đây "là một cơ hội để làm suy yếu và hạ nhục một Phương Tây, vốn đã bị Tổng thống Putin coi thường".
    Thủ tướng Đức : Chìa khóa cho một giải pháp ngoại giao với Nga
    Trong lúc căng thẳng trong quan hệ giữa Phương Tây và Nga ngày càng tăng cao, tờ Les Echos chú ý đến vai trò trung gian của Thủ tướng Đức Angela Merkel qua bài « Merkel-Putin, những động lực của một quan hệ yêu ghét lẫn lộn ». Les Echos mở đầu bài viết với một chi tiết đáng chú ý : Nữ Thủ tướng Đức rất sợ chó, khi gặp bà vào năm 2006 (khi Angela Merkel mới nhậm chức Thủ tướng), ông Putin tặng Angela Merkel một con chó bông, còn một năm sau đó, khi gặp lại bà tại tư gia ở Crimée, Tổng thống Nga để cho chú chó đen Koni của mình nhảy lên ôm cổ bà Merkel.
    Bài viết nhấn mạnh : Thủ tướng Đức Angela Merkel chắc chắn là người có vị thế tốt nhất để có thể duy trì được quan hệ với Tổng thống Nga Putin, và giúp cho việc hạ nhiệt các căng thẳng ở Ukraina. Tuy nhiên, công việc của Thủ tướng Đức là hết sức nhạy cảm và hoạt động ngoại giao này cần phải được thực hiện trong hợp tác mật thiết với các đối tác Châu Âu và Hoa Kỳ.
    Thủ tướng Đức hiện nay được coi là « lãnh đạo Phương Tây duy nhất » mà ông Putin tôn trọng thực sự. Bà lớn lên ở Đông Đức, nói tiếng Nga, ngược lại Tổng thống Nga dùng thạo tiếng Đức, và từng là nhân viên KGB, làm việc tại Đức trước khi bức tường Berlin sụp đổ. Tổng thống Nga nhìn nhận ở Thủ tướng Đức « một đối tác khó chơi, nhưng đáng tin, cho dù quan điểm của họ hoàn toàn đối lập nhau ».
    Tuy nhiên, Les Echos ghi nhận cho đến nay, các nỗ lực ngoại giao của Thủ tướng Đức chưa có kết quả. Khả năng phương Tây trừng phạt Nga là dường như không thể tránh khỏi, cuộc đọ sức Merkel-Putin chỉ mới bắt đầu.
    Bình minh của một nền văn minh mới ?
    Số báo đầu tuần của tờ La Croix hướng cái nhìn đến “Một thế giới mới”, tựa đề trang nhất của báo, trong bối cảnh toàn thế giới hướng cái nhìn vào cuộc khủng hoảng Ukraina, có nguy cơ đe dọa hòa bình thế giới. Tờ báo Công giáo La Croix đặt câu hỏi : “Phải chăng chúng ta đang ở bình minh của một nền văn minh mới ?”. Để trả lời cho câu hỏi này, liên tiếp trong bốn tuần, bắt đầu từ hôm nay, La Croix sẽ giới thiệu với công chúng các góc nhìn khác nhau về những thay đổi lớn trên thế giới trong một loạt lĩnh vực : toàn cầu hóa kinh tế, sự phát triển đột biến của kỹ thuật số, sự phát triển vượt bậc của di truyền học…
    Trả lời phỏng vấn La Croix, nhà văn, nhà tiểu luận Jean-Claude Guillebaud, phụ trách bộ phận văn học của nhà xuất bản Seuil, chuyên theo dõi về vấn đề này đã hai mươi năm nay, giới thiệu về một “thế giới mới” đang hình thành với nhiều nguy cơ, nhưng cũng không ít hứa hẹn.
    Người được mệnh danh là nhân vật thúc đẩy “đối thoại giữa các hiểu biết” nhấn mạnh đến hai chuyển biến căn bản cuối thế kỷ XX : Sự đột biến về địa-chính trị với sự thức tỉnh của nước Ba Lan, mở đầu cho sự sụp đổ của hệ thống cộng sản toàn trị, việc bầu lên Giáo hoàng Jean-Paul II (1979), tiếp theo đó là sự tự do lưu chuyển của các dòng vốn vượt qua biên giới quốc gia. Theo nhà quan sát, trong hiện tại sự phát triển của tin học mang lại những thay đổi quan trọng nhất, làm nổi lên “lục địa thứ sáu” – tức Internet, mà hiện tại, ai ai cũng có thể tham gia…. Còn lại một thay đổi lớn khác cần thực hiện, đó là “thay đổi sinh thái”, trong một thế giới mà các nguồn tài nguyên đều không phải là vô giới hạn, nhưng con người là có xu hướng tiêu thụ “vô hạn độ”, điều mà nền văn minh Hy Lạp cổ từng lên án…. Ô nhiễm hiện nay là điều mà khắp nơi mọi người đều lo sợ.
    Có nhiều thách thức, nhưng cũng có nhiều hy vọng, theo nhà văn Jean-Claude Guillebaud, nếu như thế hệ ông trước đây ngưỡng mộ nhưng người như nhà cách mạng Che Guevara, thì giờ đây giới trẻ hâm mộ Nelson Mandela, Mahatma Gandhi và Marin Luther King, các hình tượng tiêu biểu của cuộc đấu tranh bất bạo động.
    Trở lại nước Pháp, quy định giới hạn lưu thông xe cộ theo biển số chẵn lẻ tại Paris và vùng phụ cần bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay là đề tài được Le Figaro khai thác.
    Hạn chế lưu thông xe cộ theo biển số tại Pháp : Các phản ứng ?
    Trở lại nước Pháp, quy định giới hạn lưu thông xe cộ theo biển số chẵn lẻ tại Paris và vùng phụ cận, để hạn chế ô nhiễm không khí, bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay là đề tài được Le Figaro khai thác. Tờ báo đặt câu hỏi : « Liệu biện pháp luân phiên giao thông này có hiệu quả gì không ? ». Le Figaro dẫn lời chuyên gia hô hấp nổi tiếng GS Bertrand Daultzenberg, theo ông, biện pháp này không có tác dụng gì xét về mặt y tế, ít ra để có tác dụng, đáng lẽ phải thực hiện từ cách đây 5 hôm, khi không khí bị ô nhiễm nặng nhất. Ngược lại, theo chủ tịch Hiệp hội bảo vệ môi trường Airparif, đây là một biện pháp tốt, vì kinh nghiệm năm 1997 cho thấy, áp dụng biện pháp này cho phép giảm 20% lượng NO2 (dioxyde d’azote) tại trung tâm Paris. Nhật báo đại chúng Le Parisien thì khẳng định tính tích cực của biện pháp, nhưng nhấn mạnh “mọi người trông đợi chính phủ có một chính sách môi trường thực sự cho phép tất cả chúng ta hít thở tốt hơn một chút. Và được đi lại”.
    Về vấn đề này, Libération dẫn lời một chuyên gia về môi trường, theo đó, nhân dịp chủ trương này được thực hiện trở lại, cần chú ý áp dụng kinh nghiệm “các vùng khí thải thấp” (LEZ – “low emission zones”), đã được thành lập tại khoảng 200 thành phố Châu Âu, nơi xe cộ đi vào phải trả thuế. Cần nhân cơ hội này, để chứng minh là ô nhiễm không phải là kết quả của các áp lực (lobby) của phái bảo vệ môi trường, mà là một cuộc chiến thiết thực. Thực tế cho thấy, các vùng khí thải thấp giúp cho việc giảm đến 40% lượng bụi siêu nhỏ. Bên cạnh biện pháp nói trên, Libération còn nhắc đến một loạt các biện pháp khác như : phối hợp giữa mở rộng thành phố với cải thiện giao thông công cộng, giới hạn tốc độ 30km/giờ… thậm chí mở đường xe lửa cũ xung quanh Paris cho tàu điện… Hồi năm 1997, khi biện pháp luân phiên xe theo ngày chẵn lẻ mới được áp dụng, Bộ trưởng Môi trường thời đó nhận xét đây chỉ là “một biện pháp cùng bất đắc dĩ”. 17 năm sau, Libération kết luận, vẫn chưa có biện pháp gì mới trong cuộc chiến chống ô nhiễm.

    Tổng thống Obama loan báo các biện pháp trừng phạt Nga

    VOA-17.03.2014
    Loan báo rằng Mỹ và các nước đồng minh đang vận động để cô lập hóa Nga, Tổng thống Barack Obama đã áp đặt các biện pháp chế tài đối với các nhân vật quan trọng mà Washington coi là có trách nhiệm gây ra vụ khủng hoảng hiện thời tại Ukraina tiếp theo một cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea được Nga hậu thuẫn về việc bán đảo này muốn tách khỏi Ukraina.

    Phát biểu tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Obama loan báo đã ra lệnh chế tài nhắm vào 11 giới chức của Nga và Ukraina, trong đó có 2 cố vấn cấp cao nhất của Tổng thống Vladimir Putin, ngoài Tổng thống Ukraina đã bị lật đổ là ông Viktor Yanukovych. Tất cả những người vừa kể sẽ bị phong tỏa tài sản.

    Trong một sắc lệnh công bố trước đó, Tổng thống Obama cho hay các chính sách và hành động của Liên bang Nga đã tỏ ra là “gây phương hại cho các tiến trình và cơ chế dân chủ ở Ukraina, đe dọa đến hòa bình, an ninh, ổn định, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina; và góp phần vào việc phân bổ không đúng các tài sản, do đó gây ra một mối đe dọa bất thuờng đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

    Xem loan báo của Tổng thống Obama:

    Tổng thống Obama nói rằng Washington sẵn sàng áp đặt thêm các biện pháp chế tài nếu cần; nếu như Nga quyết định leo thang tình hình.

    Ông Obama cũng cam kết sự hỗ trợ “vững chắc” của Hoa Kỳ đối với Ukraina, tiếp theo các hành động của Crimea tiến tới việc sát nhập vào Liên bang Nga.

    Ông Obama cho hay Phó tổng thống Joe Biden sẽ lên đường đi châu Âu vào cuối ngày hôm nay để thảo luận tình hình với các đồng minh NATO. Chính tổng thống cũng dự định đi châu Âu vào tuần tới.

    Các biện pháp của EU

    Mặt khác, hôm thứ hai, ngoại trưởng Lithuania cũng cho biết các vị ngoại trưởng của Liên hiệp châu Âu đã đồng ý áp đặt các biện pháp chế tài, trong đó có lệnh cấm du hành và phong tỏa tài sản của 21 giới chức Nga và Ukraina.

    Sau một cuộc họp kéo dài khoảng 3 tiếng đồng hồ, 28 vị ngoại trưởng của EU đã mau chóng đạt được thỏa thuận về danh sách những người bị chế tài vì vai trò trong việc Nga chiếm đóng Crimea và cuộc trưng cầu dân ý hôm chủ nhật tách vùng này ra khỏi Ukraina và sáp nhập với Nga.

    Hội đồng Ðối ngoại EU vừa đồng ý về các biện pháp chế tài - gồm hạn chế du hành và phong tỏa tài sản của 21 giới chức Nga và Ukraina. Ông Lina Lindevicius đã viết trong một tin nhắn trên Twitter.

    Ông nói thêm rằng còn có thêm các biện pháp sẽ tiếp theo trong vài ngày nữa, khi các nhà lãnh đạo EU họp thượng đỉnh tại Brussels. Theo dự kiến các biện pháp này sẽ mở rộng danh sách để bao gồm thêm các nhân vật cấp cao khác thân cận hơn với  Tổng thống Nga Vladimir Putin.

    Ngoài các phản ứng của Hoa Kỳ và EU, NATO đã công bố một thông cáo hôm thứ hai gọi cuộc trưng cầu dân ý Crimea là “phi pháp và bát hợp lệ.” Thông cáo nói cuộc trưng cầu vi phạm hiến pháp Ukraina và luật quốc tế, và nói thêm rằng các tình huống trong đó cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức “bị khuyết điểm sâu xa và vì thế không thể chấp nhận được.”

    Bất chấp những phản đối của cộng đồng quốc tế, một phái đoàn các nhà lập pháp Crimea lên đường đi Moscow trong ngày thứ hai để thảo luận thêm các thủ tục cần thiết để trở thành một phần của Liên bang Nga. Có nhiều lời đồn đoán rằng Tổng thống Putin sẽ đọc một bài diễn văn chính thức vào ngày thứ ba về việc sát nhập Crimea với Ng. Hãng tin Reuters trích thuật lời một giới chức Hoa Kỳ cho biết như thế.

    Biểu quyết ly khai

    Thủ Tướng lâm thời Ukraina Arseniy Yatsenyuk mô tả cuộc biểu quyết ở Crimea được Nga hậu thuẫn, là 'trò hề' do Moscow đạo diễn dưới họng súng.
    Thủ Tướng lâm thời Ukraina Arseniy Yatsenyuk mô tả cuộc biểu quyết ở Crimea được Nga hậu thuẫn, là 'trò hề' do Moscow đạo diễn dưới họng súng.

    Trước đó trong ngày thứ hai, nghị viện khu vực Crimea đã tuyên bố độc lập tách khỏi Ukraina và nộp đơn xin làm một phần của  Nga, 1 ngày sau khi cuộc trưng cầu dân ý gây nhiều tranh cãi ở Crimea đồng thanh ủng hộ việc gia nhập Liên bang Nga.

    Một phái đoàn các nhà lập pháp Crimea sẽ lên đường đi Moscow trong ngày hôm nay để thảo luận thêm các thủ tục cần thiết để trở thành một phần của Liên bang.
    Trước đó trong ngày thứ hai, nghị viện khu vực Crimea đã tuyên bố độc lập tách khỏi Ukraina và nộp đơn xin làm một phần của  Nga, 1 ngày sau khi cuộc trưng cầu dân ý gây nhiều tranh cãi ở Crimea đồng thanh ủng hộ việc gia nhập Liên bang Nga.

    Một phái đoàn các nhà lập pháp Crimea sẽ lên đường đi Moscow trong ngày hôm nay để thảo luận thêm các thủ tục cần thiết để trở thành một phần của Liên bang.

    Hôm chủ nhật, Tổng thống Barack Obama nói với người tương nhiệm Nga Vladimir Putin rằng Washington và “các đối tác Âu châu sẵn sàng áp đặt thêm các giá phải trả” cho Nga vì đã hậu thuẫn cuộc trưng cầu dân ý đòi ly khai ở bán đảo Crimea của Ukraina.

    Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc gọi cuộc trưng cầu dân ý ngày chủ nhật là phi pháp và nói nó vi phạm hiến pháp Ukraina. Thông cáo cũng nói cuộc trưng cầu dân ý này “sẽ không bao giờ được sự thừa nhận của  Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế.

    Trưởng ban bầu cử Crimea hôm thứ hai laon báo gần 97% cử tri đã đi bỏ phiếu ủng hộ việc ly khai và quyết định sáp nhập với Nga.

    Tại Kyiv, phát biểu tại một cuộc họp khẩn của nội các, thủ tướng lâm thời Ukraina Arseniy Yatsenyuk gọi cuộc trưng cầu dân ý được Moscow hậu thuẫn là một “trò hề” do Nga điều khiển dưới họng súng.

    Hôm thứ hai, Quốc hội Ukraina ủng hộ một kế hoạch động viên 40.000 binh sĩ trừ bị để chống lại “hành động xâm lăng trắng trợn” của Nga tại Crimea. Khoàng 20.000 binh sĩ thuộc đội phòng vệ quốc gia cũng đã được động viên.

    Cũng trong ngày thứ hai, Ukraina triệu hồi đại sứ ở Nga về để tham khảo ý kiến.

    Bộ Ngoại giao ở Kyiv nói: “Liên quan đến tình hình tại Crimea và sự cần thiết phải thảo luận một số khía cạnh quốc tế của vấn đề, phía Ukraina sẽ triệu hồi đại sứ ở Liên bang Nga Volodymyr Yelchenko.”

    Viện Duma của Nga sẵn sàng hành động

    Ông Putin tuyên bố sẽ tôn trọng ý muốn của nhân dân ở Crimea, làm lơ trước các nhà lãnh đạo Tây phương nói rằng cuộc trưng cầu dân ý là bất hợp pháp

    Ông Putin tuyên bố sẽ tôn trọng ý muốn của nhân dân ở Crimea, làm lơ trước các nhà lãnh đạo Tây phương nói rằng cuộc trưng cầu dân ý là bất hợp pháp

    Trong khi đó, hạ viên Nga sẽ thông qua dự luật cho phép vùng Crimea của Ukraina sáp nhập với Nga “trong tương lai rất gần,” thông tấn xã Interfax của Nga trích lời phó chủ tịch viện Duma nói như thế hôm thứ hai.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố ông sẽ tôn trọng ý muốn của nhân dân ở Crimea, làm lơ trước các nhà lãnh đạo Tây phương nói rằng cuộc trưng cầu dân ý là bất hợp pháp bởi vì lực lượng Nga đã chiếm đóng vùng phía nam.
    Phó chủ tịch Viện Duma, ông Sergei Neverov được trích thuật nói rằng: “Các kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea chứng tỏ rõ ràng là cư dân ở Crimea nhìn thấy tương lai của họ chỉ trong tư cách là một phần của  Nga.”

    Các giới chức viện Duma tuyên bố bán đảo thuộc Hắc Hải này có thể trở thành một thành viên của Liên bang Nga theo luật lệ hiện hành, cụ thể là theo một bộ luật, “Về thủ tục thu nhận vào Liên bang Nga và giáo dục các đối tượng mới của Liên bang Nga” đã được phê chuẩn vào năm 2001, theo Interfax.

    Nga bác bỏ báo cáo của Liên Hiệp Quốc

    Nga biện minh việc xâm nhập Crimea là cần thiết để bảo vệ người sắc tộc Nga sinh sống trên bán đảo.

    Nga biện minh việc xâm nhập Crimea là cần thiết để bảo vệ người sắc tộc Nga sinh sống trên bán đảo.

    Hôm thứ hai Nga bác bỏ một bản thẩm định của một giới chức Liên Hiệp Quốc là có thành kiến khi nhân vật này nêu thắc mắc rằng khối dân nói tiếng Nga ở Ukraina bị vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống.

    Thông cáo của bộ Ngoại giao Nga chỉ trích Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đặc trách Nhân quyền Ivan Simonovic, người tuần trước nói rằng đã có những vụ vi phạm nhắm vào người sắc tộc Nga ở Ukraina nhưng cho biết không có bằng chứng những vụ vi phạm này là “tràn lan hay có hệ thống.”

    Trong một thông cáo, Bộ Ngoại giao Nga nói: “Bản thẩm định đầy thành kiến và thiếu khách quan của ông Simonovic về tình hình nhân quyền trong nước gây kinh ngạc và hiểu lầm.”

    Nga đã thực sự chiếm quyền kiểm soát khu vực Crimea với khối dân đa số nói tiếng Nga ở Ukraina. Cũng có những khối dân phần lớn nói tiếng Nga ở miền đông nước này.

    Thông cáo cũng chỉ trích ông Simonovic về một phát biểu tỏ ý quan ngại về tình trạng nhân quyền của người sắc tộc Tatar ở Crimea.

    Nga đã biện minh việc xâm nhập Crimea là cần thiết để bảo vệ người sắc tộc Nga sinh sống trên bán đảo.

    Phản ứng tại Kyiv
    Các biện pháp ủng hộ Ukraina, cô lập Nga của Tổng thống Obama

    • Áp đặt các biện pháp chế tài đối với những người chịu trách nhiệm về việc phá hoại chính phủ và sự toàn vẹn lãnh thổ của  Ukraina.
    • Mở rộng quy mô các biện pháp chế tài để bao gồm các giới chức Nga.
    • Tiếp tục tham khảo ý kiến với các đối tác Châu Âu, những nước áp đặt các biện pháp  chế tài của chính họ.
    • Cảnh báo Nga rằng những hành vi khiêu khích liên tục tại Crimea sẽ đưa đến sự cô lập thêm nữa.
    • Gởi Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Châu Âu để gặp các đồng minh.
    • Tổng thống Obama du hành Châu Âu để đàm phán vào tuần tới.
    Hàng ngàn người Ukraina đã tụ tập ở trung tâm Kyiv hôm chủ nhật để lên tiếng phản đối cuộc trưng cầu dân ý và điều mà họ coi là các hành động của Moscow nhằm chia rẽ Ukraina.

    Nhưng bầu không khí rất u uất vào lúc nhiều người Ukraina cảm thấy bất lực trước sức mạnh và ưu thế quân sự của Nga, nhiều người lo ngại sẽ căng thẳng sẽ leo thang thêm.

    Bà Irina, một chủ nhà hàng nói rằng số phận của Crimea có phần chắc đã do Moscow định đoạt.

    Bà nói không có điều gì là hợp lý. Theo bà, mọi sự có thể được tiến hành một cách tốt đẹp, lương thiện, theo đúng hiến pháp. Và theo bà, mọi người lẽ ra cũng đều đồng ý như thế.

    Moscow nói là đang bảo vệ người sắc tộc Nga trước sự ngược đãi của các “phần tử cực đoan” Ukraina, mà Nga nói là đã lên nắm quyền một cách bất hợp pháp
    sau nhiều tháng biểu tình chống chính phủ.

    Một cư dân khác ở Kyiv tên là Iran nói bà không có gì phản đối người Nga.

    Bà nói bà yêu mến và tôn trọng người Nga cũng như người Ukraina, chứ không phải là chính quyền của họ. Bà bày tỏ hy vọng là mọi sự sẽ kết thúc tốt đẹp, mọi người sẽ đoàn kết, và Crimea sẽ ở lại với Ukraina.

    • Các thành viên của đơn vị tự vệ Crimea nói chuyện với một người lái xe môtô cầm cờ Nga tại Simferopol, ngày 17/3/2014