Thursday, May 8, 2014

Vỡ Quỹ bảo hiểm, những báo động đáng sợ?

Chiến tranh thì cứ như cái dây thòng lọng ở trên đầu, thị trường chứng khoáng thì te tua, kinh tế thì bầm dập...thì thử hỏi tiền hưu còn đâu chứ. 
Muốn đcs biến mất khỏi đất nước VN thì bà con hải ngoại đừng có tiếp sức việt cộng bằng cách gửi tiền về VN nửa, tất cả doanh nghiệp, người đóng thuế không đóng thuế nửa, chỉ cần vài tháng thôi thì đcs sẽ tự động tan rã. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------

Vỡ Quỹ bảo hiểm, những báo động đáng sợ?

- 6 năm nữa, Quỹ bảo hiểm xã hội sẽ bắt đầu bị thâm hụt. 20 năm nữa, quỹ này sẽ cạn kiệt đến mức âm quỹ. Cơ chế đóng ít, hưởng nhiều, trốn đóng, nợ đọng dồn ứ khiến cho quỹ an sinh xã hội lớn bằng ¼ ngân sách này đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng trầm trọng.
Chỉ đủ trả lương hưu trong 8,5 năm/người
Với cảnh báo trên của Tổ chức lao động quốc tế ILO hồi năm 2012, rất có thể, những cán bộ, nhân viên trung niên đang làm việc hiện nay trong 20 năm nữa khi nghỉ làm sẽ chẳng nhận được một đồng lương hưu nào. Tất nhiên, đây chỉ là một viễn cảnh giả định, vì Quỹ bảo hiểm sẽ được ngân sách bảo lãnh. Dù vậy, cảnh báo này đã cho thấy, vỡ quỹ có thể sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng an sinh xã hội khó lường.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Lao động thương binh và xã hội, số người đóng bảo hiểm xã hội cho một người được hưởng lương hưu đang ngày càng giảm. Năm 1996, khi toàn dân bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, ước cứ 217 người đóng bảo hiểm xã hội, có 1 người già được hưởng lương hưu. Nhưng năm 2007, chỉ có 14 người đóng cho 1 người hưởng và đến năm 2012, chỉ còn 9,3 người đóng bảo hiểm xã hội để 1 người hưởng lương hưu.
Thêm vào đó, thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì ngắn nhưng thời gian hưởng lương hưu lại dài. Nam giới hiện nghỉ hưu từ 60 tuổi và số năm đóng bảo hiểm xã hội bình quân là 28 năm, đối với nữ, tuổi nghỉ hưu là 55 và số năm đóng bảo hiểm bình quân là 23 năm.
nợ-bảo-hiểm, chây-ì, trốn-đóng-bảo hiểm, bảo-hiểm-xã-hội, bảo-hiểm-y-tế, vỡ-quỹ, tăng-tuổi-hưu, giảm-lương-hưu, hưu-trí, an-sinh
Lương hưu của người già sẽ giảm
Sau tuổi nghỉ hưu trên, nam giới có thời gian hưởng lương hưu trung bình là 18,1 năm và nữ giới là 24,5 năm. Trên thực tế, với tuổi nghỉ hưu bình quân tính tới năm 2012 là 55,6 tuổi đối với nam và 52,6 tuổi đối với nữ thì thời gian nhận lương hưu thực tế có thể kéo dài tới hơn 23 năm đối với nam và hơn 27,5 năm đối với nữ.
Các cơ quan trên đã dự báo, với cơ chế đóng bảo hiểm xã hội như hiện nay, cộng thêm cả lãi đầu tư khoảng thì số thu chỉ đủ chi trả cho 8,5 năm. Nói cách khác, nếu những người già thọ tới 78-79 tuổi thì Quỹ này sẽ bị thâm hụt hơn 10- 16,5 năm vì phải trả lương hưu mà không có nguồn thu.
Nguyên nhân chính ở đây là cơ chế đóng ít, hưởng nhiều và số người tham gia đóng ngày càng ít.
Thất thu gần trăm ngàn tỷ vì trốn đóng, nợ đọng
Một nguyên nhân đáng báo động khác khiến cho Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam rơi vào cảnh thu chi chật vật. Đó là tình trạng trốn đóng, nợ đọng tiền bảo hiểm của các doanh nghiệp.
Hiện cả nước có khoảng trên 500.000 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập, số doanh nghiệp đang hoạt động theo cơ quan thuế là gần 400.000 doanh nghiệp, nhưng số doanh nghiệp có tham gia bảo hiểm xã hội chỉ có 150.000. Nhu vậy, có đến 50-75% doanh nghiệp đang trốn đóng bảo hiểm.
nợ-bảo-hiểm, chây-ì, trốn-đóng-bảo hiểm, bảo-hiểm-xã-hội, bảo-hiểm-y-tế, vỡ-quỹ, tăng-tuổi-hưu, giảm-lương-hưu, hưu-trí, an-sinh
Quỹ bảo hiểm xã hội đang bị nợ tới 11.000 tỷ đồng, tính tới tháng 4/2014
Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội, có khoảng 16 triệu người lao động là đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ ghi nhận có 11 triệu người đang thực sự tham gia, bằng 68,8% số người phải tham gia bảo hiểm. Với các con số trên, ước khoảng 5 triệu người đang trốn đóng bảo hiểm.
Ông Trần Đình Liệu, Trưởng Ban Thu, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chia sẻ, nhiều chủ doanh nghiệp vẫn trích phí bảo hiểm khi trả lương cho người lao động nhưng lại trốn đóng, chiếm dụng. Ước số thu Quỹ "thất thu" ở đây vào khoảng 56.000 tỷ đồng/năm. Con số này đã bằng 1/3 số thu Quỹ hiện nay.
Một nguồn thất thu khác nữa phải kể đến là tình trạng đóng bảo hiểm mang tính hình thức, dựa trên mức lương tối thiểu của Nhà nước chứ không dựa trên thu nhập thực tế, với mức cao hơn nhiều.
Bộ Lao thương binh và xã hội cho biết, tiền lương, tiền công bình quân của người lao động khối DN ngoài nhà nước là 2,8 triệu đồng, nhưng thu nhập thực tế là 3,8 triệu đồng. Như vậy, với khoản chênh lệch lên tới 1 triệu đồng/người thì số thu bảo hiểm xã hội đã "mất" khoảng 24.000 tỷ đồng.
Bên cạnh tình trạng trốn đóng này, Quỹ bảo hiểm xã hội đang bị nợ tới 11.000 tỷ đồng, tính tới tháng 4/2014. Trong đó, có khoảng 7.400 tỷ đồng là nợ bảo hiểm xã hội, 500 tỷ đồng là nợ bảo hiểm thất nghiệp và 3.100 tỷ đồng là nợ bảo hiểm y tế.
Có thể thấy, tính tổng các khoản trên, Quỹ bảo hiểm xã hội đang bị hụt mất 91.000 tỷ đồng. Con số này bằng tới 60% số thu Quỹ mỗi năm và cũng có nghĩa, tương ứng khả năng trả lương hưu cho hàng triệu người già hiện nay.
Song, ông Liệu cũng khẳng định, thời điểm hiện tại thì chưa vỡ Quỹ, nhưng trong tương lai thì hoàn toàn có thể xảy ra, nếu như cơ chế đóng- hưởng bất cập và tình trạng trốn, nợ bảo hiểm tiếp tục kéo dài. Một hệ thống giải pháp đồng bộ đang được tính toán để khắc phục sớm trong dự thảo luật BHXH sửa đổi như phải có chế tài buộc chủ doanh nghiệp tuân thủ nghiêm việc đóng bảo hiểm cho người lao động, điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu với thời gian đóng gần nhau hơn hay như điều chỉnh lại công thức tính hưởng lương hưu.
Phạm Huyền

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán: 'Nhà đầu tư cần bình tĩnh'

Mặt trận biển đông thì TQ dàn  gần 100 tàu chiến để đánh VN, trong đất liền mình không biết nó có bao nhiêu quân đóng ở Tây Nguyên & 6 tỉnh đầu nguồn mà dcs đã cho Trung cộng mướn. Mặt trận kinh tế thì không biết bàn tay Trung cộng có đánh không mà không hiểu sao..nó tụt xuống kinh quá.
Nếu nó cứ như vậy khoảng chừng 1 tháng thôi, thì ông nội cs mà có thức dậy cũng éo cứu được dcs này luon. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thị trường chứng khoán giảm mạnh do tác động tâm lý, vì vậy ông Vũ Bằng khuyến cáo nhà đầu tư nên tỉnh táo, ổn định tâm lý, tránh bị ảnh hưởng bởi tin đồn.


Phiên giao dịch ngày 8/5 chứng kiến mức giảm điểm mạnh nhất từ năm 2001, Vn-Index mất hơn 32 điểm còn HNX-Index mất 4,9 điểm. Hàng loạt cổ phiếu giảm giá trên diện rộng với lượng bán giá sàn lớn.
Trao đổi với VnExpress, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước – ông Vũ Bằng cho rằng điều quan trọng nhất hiện thời là nhà đầu tư phải bình tĩnh, sẽ rất khó khăn nếu để yếu tố tâm lý chi phối, quyết định quá nhiều. Ông Bằng cũng cho biết thêm diễn biến vừa qua của thị trường chứng khoán nằm ngoài dự tính của Ủy ban, phần nhiều bị tác động bởi tâm lý nhà đầu tư những phiên gần đây.
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư cũng nên tỉnh táo, tránh bị nghiêng theo các hướng tin đồn có thể xuất hiện trên thị trường. Hiện tại, Ủy ban cũng không có kế hoạch thắt chặt biên độ hoặc hỗ trợ tài chính cho bất cứ nhà đầu tư nào, ông Bằng chia sẻ.
Sau phiên giảm điểm sâu, Ủy ban Chứng khoán cũng phát đi thông cáo cảnh tỉnh nhà đầu tư. "Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị nhà đầu tư cần bình tĩnh, thận trọng, tránh bị lợi dụng khiến ảnh hưởng tới quyết định đầu tư", thông cáo viết.
Ủy ban cho biết sẽ giám sát chặt chẽ các giao dịch bất thường và xử lý nghiêm các hành vi làm giá, thao túng thị trường.
Theo đánh giá của cơ quan này, từ đầu năm tới nay, kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn đang ổn định và có chuyển biến tích cực; kết quả sản xuất kinh doanh sơ bộ Quý I/2014 của các công ty niêm yết đều cho thấy khả quan hơn, tỷ lệ doanh nghiệp lỗ đã giảm; các tổ chức nước ngoài đều có đánh giá tích cực về sự phục hồi của kinh tế Việt Nam; dòng vốn đầu tư gián tiếp riêng Quý I/2014 gần gấp 2 lần cả năm 2013, trong những ngày gần đây nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có xu thế mua ròng.
Ngay cả phiên sáng nay, chỉ số chứng khoán sụt giảm nhưng thanh khoản thị trường có sự cải thiện mạnh, một số quỹ đầu tư lớn vẫn tích cực mua vào.
Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, Vn-Index giảm gần 6%, tương đương 32,88 điểm, còn HNX-Index giảm 4,9 điểm, tương đương 6,4%. Tuy nhiên, thanh khoản cả hai sàn tăng gấp 3 lần phiên hôm qua, lần lượt đạt 146,5 triệu và 105,4 triệu đơn vị. Tổng giá trị giao dịch hai sàn lên đến gần 3.800 tỷ đồng.
Tường Vi

Phải làm gì để chống Trung Quốc?

 Việt-Long. RFA  2014-05-08

ship-hitTàu hải cảnh Trung Quốc đâm ngang sườn tàu kiểm ngư Việt Nam-Courtesy of photo by Viet Nam Fishing Control Force
Chuyện phải đến đã đến. Tàu cảnh sát biển Việt Nam tiến ra hải phận của mình để thăm dò và toan cản trở hoạt động của giàn khoan dầu bất hợp pháp của Trung Quốc. Tàu Trung Quốc liền húc tàu Việt Nam để cản trở không cho tới gần giàn khoan. Cuộc đối đầu này mạnh bạo và nghiêm trọng hơn vụ Trung Quốc- Nhật Bản đối đầu ở Senkakư/ Điếu Ngư. Nơi đó không ai thăm dò hay khai thác vùng biển của ai, vì hai bên đều phải gờm nhau về phương diện quân sự. Ở biển Đông tương quan lực lượng khác hẳn.
Trước hết cần đánh giá cao việc Việt Nam phản ứng nhanh chóng và chừng mực, dù thua thiệt cũng làm được việc xác định vững vàng lập trường về lãnh hải, lãnh thổ.
Hai lực lượng cảnh sát biển chênh lệch nhau rất xa về số lượng và tầm cỡ tàu hoạt động, nên Trung Quốc không ngần ngại dùng hành động thô bạo để hiếp đáp Việt Nam. Trung Quốc đã điều động tới 80 chiếc tàu đủ loại để đối đầu với 29 chiếc tàu cảnh sát biển Việt Nam, không kể nhiều máy bay bay vòng trên không để uy hiếp tinh thần. Cùng lúc, Hoàn Cầu Thời báo, Global Times, cơ quan ngôn luận đối ngoại của đảng Cộng sản Trung Quốc, tung ra bài xã luận đòi dạy thêm cho Việt Nam bài học tốt hơn! Nội dung của Global Times mới phản ảnh quan điểm đích thực của cả đảng Cộng sản lẫn phần đông dân Trung Quốc trong các vấn đề đối ngoại.
Ở Senkakư/ Điếu ngư, tàu tuần duyên Nhật Bản lớn hơn rất nhiều so với những tàu dân sự xâm nhập nhưng cũng chỉ phun vòi rồng và hai chiếc ép một đầu tàu kia để họ phải chuyển hướng ra khỏi hải phận. Đối với tàu Trung Quốc, tàu Nhật chỉ có thể bắc loa kêu gọi họ rời hải phận, gây nên khẩu chiến, không thể đụng chạm với Trung Quốc.
water-canon-fight

Tàu hải cảnh TQ phun nước vòi rồng qua tàu kiểm ngư Việt Nam để đuổi ra khỏi khu vực - Courtesy of photo by Vietnam press
Nhưng ở biển Đông, Phó Tư lệnh lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam, ông Ngô Ngọc Thu, cho biết đã có ba sự kiện tàu Trung Quốc húc tàu Việt Nam, gây thiệt hại nhẹ cho tàu, 6 thủy thủ Việt Nam bị thương. Điều đáng lưu ý là công luận cả nước Việt Nam đang bừng bừng phẫn nộ. Khắp các mặt báo đầy rẫy những ý kiến của người dân trong nước, với một số ít từ ngoài nước, đả kích Trung Quốc, đòi hỏi Hà Nội phải tỏ ra cứng rắn đối phó, dù bằng chiến tranh. Hầu hết ý kiến đòi quyết chiến, sẵn sàng hy sinh. Du học sinh tại Tokyo, Berlin biểu tình đông đảo, đả đảo Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Tại Việt Nam, được biết có 20 nhóm dân sự sẽ biểu tình chống Trung Quốc vào cuối tuần này.

Vì sao vào lúc này?

Tổng thống Obama trở về Washington hồi tháng trước sau chuyến công du 4 nước châu Á, nơi ông chỉ trích chính sách xâm lấn ức hiếp của Trung Quốc và cam kết bảo vệ tất cả đồng minh bằng tất cả năng lực của Hoa Kỳ. Tuần tới sẽ có cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt tại Washington, trong khi phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương sự vụ là ông Daniel Russel đang có mặt ở Hà Nội dường như để góp ý kiến về đề tài thảo luận cho phái đoàn Việt Nam đi Washington. Tuần sau cũng có Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, nơi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nêu vấn đề biển Đông như đề tài chính yếu.  Và giữa lúc ấy thì Trung Quốc đem giàn khoan vào lãnh hải Việt Nam. Đó là sự trùng hợp hay có sự tác động lẫn nhau?
Có thể đó là một hành vi khiêu khích với Hoa Kỳ và châu Á, nhưng cũng có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong lãnh hải Việt Nam chỉ là việc sớm muộn gì họ cũng phải làm, vì lý do chiến lược hơn là vì những sự kiện chính trị.
Chuyên gia Carl Thayer ở Australia cho rằng có thể Trung Quốc phản ứng với chuyến công du của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sang 4 quốc gia châu Á vừa qua. Nhưng người Việt Nam đã chờ đợi việc này từ lâu, sau khi Trung Quốc thành lập địa-cấp-thị Tam Sa, lấy đảo Phú Lâm của Việt Nam làm thủ phủ, đặt tên là Vĩnh Hưng đảo. Diễn đàn này cũng từng dự đoán là Trung Quốc sẽ có một hành vi quyết đoán trước khi Việt Nam hoàn bị lực lượng hải quân, không quân. Nhưng lý do chủ yếu vẫn là vì sự thúc bách của nhu cầu nguyên nhiên liệu của Trung Quốc, khiến họ trước sau gì cũng phải khai thác dầu bất hợp pháp trong lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đó là chiến lược sinh tử của Bắc Kinh vì một nền kinh tế phát triển, một lực lượng quân sự cần lớn mạnh ngang hàng Nga-Mỹ. 
damage

Sườn tàu kiểm ngư Việt Nam bị mẻ sau cú húc của Trung Quốc - Courtesy of soha.vn
Hẳn nhiên Trung Quốc đã sớm có kế hoạch khoan dầu ở biển Đông ngay từ khi gây tranh cãi về đường lưỡi bò chiếm đến hơn 80% diện tích biển Đông, mà phần lớn thuộc về lãnh hải Việt Nam. Thành lập địa-cấp-thị Tam Sa cũng nằm trong kế hoạch này mà thôi.

Việt Nam làm được gì?

Hiện tình đáng lo ngại ở chỗ chắc chắn Trung Quốc không thể lùi bước, một khi đó đã là chiến lược lâu dài. Việt Nam cũng khó lòng tháo lui, tình hình sẽ diễn tiến ra sao?
Dù toàn dân sẳn sàng hy sinh, Việt Nam cũng không thể khai chiến vào lúc này, là lúc lực lượng quân sự còn trong giai đoạn tăng cường để phát triển lớn mạnh đến mức đủ sức tự vệ.
Tuy không quân hải quân Trung Quốc cũng đang trong thời kỳ phát triển cho hoàn chỉnh, nhưng tương quan lực lượng hiện nay chênh lệch rất xa. Quân đội Việt Nam vào ngày hôm nay không thể đương đầu với hải lục không quân Trung Quốc. Các cấp lãnh đạo và người dân trong nước hẳn cũng hiểu điều đó, nên Việt Nam phải tìm cách hành động sao cho ít nguy cơ đụng độ, vùa giữ thể diện đồng thời vẫn giữ lập trường bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và... chờ thời, nghĩa là chờ chuẩn bị xong xuôi rồi mới có thể tính thêm những bước cương quyết hơn.
Nếu Việt Nam hành động mạnh ngay lúc này, mà người ta tin đó không phải là ý định của Hà Nội, thì đó chỉ là manh động, không thể tránh thất bại.
Qua ngày thứ năm Trung Quốc chối bỏ, nói không có vụ đụng chạm trên biển, và kêu gọi Việt Nam đàm phán để giữ hoà bình. Đây chỉ là chiến thuật "vừa đánh vừa đàm" mà Việt Nam biết rất rõ vì đó cũng là tiểu xảo của Hà Nội cách nay không lâu. Nay Trung Quốc miệng kêu gọi đàm phán, không chừng đang chuẩn bị điều động vài lộ quân áp sát biên giới phía bắc, gây áp lực tinh thần hầu đè bẹp ý chí quyết chiến của người Việt Nam. Tinh thần hy sinh và quyết chiến ấy đang được người Việt bày tỏ ồ ạt trên những trang mạng online ở trong và ngoài nước. Nhưng, không thể phát động chiến tranh, Việt Nam có thể có hành động gì?

Phải có hành động

Trong tình thế này chính quyền Việt Nam phải tìm được cách biểu thị bằng hành động một lập trường cương quyết về lãnh thổ, không thể chỉ dùng các biện pháp ngoại giao trong khi giàn khoan dầu của Trung Quốc sẽ trở thành chuyện đã rồi vì quốc gia nạn nhân không có hành vi phản đối.
Việt Nam phải có hành động trên biển giống như hôm thứ ba, nhưng tìm cách tránh đụng độ trực tiếp, trong khi phải khiếu nại với quốc tế ở cấp cao hơn. Đến nay công luận quốc tế khách quan hầu hết đều thuận lợi cho Việt Nam. Châu Á cũng như phương Tây đều tỏ mối quan ngại cho Việt Nam, gọi hành vi của Trung Quốc là khiêu khích không cần thiết cho công việc duy trì hoà bình ổn định ở Đông Á- Đông Nam Á.
Việt Nam vẫn có thể cho tàu lui tới khu vực quanh giàn khoan Hải Dương 981, tạo nên một tình thế tương tự như ở Senkakư/ Điếu Ngư, trong khi nỗ lực đòi hỏi sự phân giải quốc tế. Việt Nam có thể sẽ cho tàu cảnh sát biển tiến quanh vùng đó, nhưng không như hải trình hôm trước để tránh đụng chạm với tàu hải cảnh Trung Quốc.  Hôm thứ ba tàu Việt Nam tiến khỏi vành đai lưỡi bò 4 hải lý thì tàu Trung Quốc gây hấn và ngăn cản. Nay Việt Nam có thể cho tàu chạy qua lại bên kia đường ranh lưỡi bò, tức là vào hẳn bên trong phía mà Trung Quốc đòi chiếm lãnh hải, nhưng nếu tàu Trung Quốc đối đầu thì vòng ra, rồi lại quanh vào?

Hành động chiến lược

chart-map-of-oil-rig

Biểu đồ vị trí bất hợp pháp của giàn khoan Hải Dương 981, nằm hẳn bên trong lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam - Courtesy of chart by Vietnam Government
Trong một cuộc phỏng vấn dân biểu Alan Lowenthal về yếu tố Trung Quốc trong quan hệ Mỹ-Việt, ông trả lời rằng Việt Nam muốn tiến gần với Mỹ để đối đầu với Trung Quốc thì phải thực hiện nhân quyền cho dân của họ, và ông nhắc lại nhiều lần đây đúng là thời điểm trọng yếu để gây áp lực để Việt Nam thực hiện điều đó.
Việt Nam trong tình huống này khi Trung Quốc đã tỏ lộ dã tâm, thì phải biết làm gì để có thể được giúp một cách hữu hiệu. Thực ra người Mỹ không cần cung cấp vũ khí hay viện trợ quân sự ồ ạt và lộ liễu. Có thể mường tượng, giả sử lúc chiến tranh, Mỹ chỉ cần cho Việt Nam tin tức tình báo về cuộc điều động binh lực của Trung Quốc, cho biết rõ tọa độ tàu ngầm, tàu nổi, phi cơ đang trên đường tới mục tiêu...  thì cũng là một lợi thế hiếm có cho Việt Nam, hoàn toàn trong khả năng quân đội Mỹ làm được.
Kết thúc phần thảo luận, chúng tôi có câu hỏi để trưng cầu ý kiến quý khán thính giả, mong quý vị trả lời trong mục ý kiến ngay bên dưới bài này trên trang web ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-vietnam-can-do-in-schina-sea-05082014121952.html

Lằn đỏ trong chính sách với Trung Quốc

Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố cho thấy các thủy thủ Việt Nam đứng gần mạn tàu bị rách sau khi bị tàu Trung Quốc đâm vào, ngày 7/5/2014.
Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố cho thấy các thủy thủ Việt Nam đứng gần mạn tàu bị rách sau khi bị tàu Trung Quốc đâm vào, ngày 7/5/2014.

Các biến cố gần đây cho thấy Việt Nam đang tiến đến gần nguy cơ đối đầu với Trung Quốc.

 
Nhưng tại sao là Trung Quốc?
 
Câu trả lời rất đơn giản. Đó là quốc gia duy nhất có nhiều tham vọng lấn chiếm Việt Nam. Ít nhất trên Biển Đông.
 
Tham vọng của Trung Quốc đã được nhiều người phân tích: Lâu dài, nếu không trở thành siêu cường quốc số một thế giới, thay thế vị trí của Mỹ hiện nay, thì ít nhất cũng trở thành một đối trọng của Mỹ, đóng vai một trong hai thủ lãnh của thế giới. Trước mắt, trong khi chưa thực hiện được tham vọng trên, họ nhắm đến việc trở thành một bá chủ trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Trong cả hai tham vọng ấy, họ đều có một địch thủ chính: Mỹ.
 
Để hiện thực hóa hai tham vọng trên, trong mấy thập niên vừa qua, Trung Quốc tập trung thật nhiều ngân sách và kỹ thuật cho việc phát triển quân sự; trong quân sự, họ đặc biệt chú ý đến hải quân: Với họ, cuộc đối đầu với Mỹ có thể sẽ diễn ra trên nhiều lãnh vực, từ các trận địa thật đến trận địa trên không gian ảo (cyber); trong trận địa thật, ưu tiên hàng đầu sẽ nằm trên… biển. Trên biển, hai mặt trận chính sẽ nằm ở biển Hoa Đông và biển Nam Hải (tức Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam). Ở Biển Hoa Đông, đối thủ chính của họ là Nhật và Nam Triều Tiên. Ở Nam Hải, đối thủ chính của họ bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Việc chiếm lĩnh cả hai vùng biển này là tham vọng lâu dài của Trung Quốc không những về phương diện quân sự và chính trị mà còn về phương diện kinh tế.
 
Giữa Biển Hoa Đông và Nam Hải, Hoa Đông rõ ràng là khó gặm nhất. Có hai lý do chính: Một, Nhật là một cường quốc, về nhiều phương diện, mạnh hơn hẳn Trung Quốc; hai, do sự thỏa thuận giữa hai nước, Mỹ sẽ bảo vệ Nhật trong trường hợp bị tấn công. Xin lưu ý là, giữa Nhật và Philippines, cam kết của Mỹ với Nhật mạnh mẽ hơn hẳn đối với Philippines. Nếu Philippines bị tấn công, Mỹ có thể đắn đo; nhưng nếu Nhật bị tấn công, Mỹ không thể từ chối tham chiến.

Ở Nam Hải, tuy Trung Quốc sẽ phải đối đầu với nhiều quốc gia hơn, nhưng, một là, tất cả đều nhỏ và yếu; hai là, giữa các nước ấy cũng có nhiều tranh chấp với nhau; và ba là, trừ Philippines, không có nước nào có quan hệ chặt chẽ và thật tin cậy với Mỹ để có thể kéo Mỹ vào cuộc tranh chấp quân sự với Trung Quốc. Ở vùng biển này, nước có diện tích tranh chấp lớn nhất với Trung Quốc là Việt Nam. So với các nước khác trong khu vực, Việt Nam có một ưu điểm: đó là quốc gia mạnh nhất về phương diện quân sự nhưng lại có một khuyết điểm: đó cũng là quốc gia bị lệ thuộc vào Trung Quốc nhiều nhất: Không những lệ thuộc về ý thức hệ mà còn lệ thuộc về cả chính trị lẫn kinh tế, xã hội và quốc phòng.
 
Trung Quốc có thể hóa giải ưu điểm và khai thác khuyết điểm kể trên của Việt Nam bằng chính sách tằm ăn dâu: Chiếm từ từ, dần dần. Lấn được đằng chân mới lân đằng đầu.
 
Trước hết là khẳng định con đường lưỡi bò trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Kế tiếp, cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trong phạm vi con đường lưỡi bò ấy; ai vi phạm thì bắt đòi tiền chuộc hoặc đâm chìm tàu của họ. Sau, xây dựng và mở rộng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma thuộc cụm Sinh Tồn nằm trong quần đảo Trường Sa, vốn đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1988. Gần đây nhất,  đưa giàn khoan dầu khổng lồ HD-981 vào khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
 
Một lúc nào đó, không sớm thì muộn, thế nào họ cũng sẽ công bố quyết định thành lập vùng an toàn hàng không tương ứng với con đường lưỡi bò ấy. Việc công bố ấy chắc chắn sẽ ảnh hưởng không những tới Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Điều đó khiến họ phải cân nhắc.  Nhưng dù cân nhắc đến đâu, chuyện ấy sớm muộn gì cũng xảy ra. Lúc ấy, Trung Quốc sẽ làm chủ cả vùng biển lẫn vùng trời trên Biển Đông. Đến lúc ấy, Trung Quốc cũng không cần đánh chiếm Việt Nam làm gì nữa: Biển và trời đã thuộc về họ; linh hồn của chế độ cũng đã thuộc về họ; nền kinh tế Việt Nam đã nằm trong tay họ. Bất chiến tự nhiên thành.
 
Chắc chắn giới lãnh đạo Việt Nam thừa kinh nghiệm để thấy tất cả những kế hoạch ấy. Vấn đề là: họ sẽ đối phó ra sao? Có thể dễ dàng hình dung là họ có ba sách lược chính: Một, phát triển chiến cụ và vũ khí trên biển; hai, tìm đồng minh các nơi trên thế giới; và, trực tiếp thương lượng với Trung Quốc.
 
Hai sách lược đầu chắc chắn không có hiệu quả. Trong cuộc chạy đua vũ trang, dù có mang mảnh áo cuối cùng ra bán, Việt Nam cũng không thể theo kịp Trung Quốc. Về quan hệ quốc tế, cho đến nay, Việt Nam chỉ chạy theo bề rộng chứ không theo chiều sâu: Họ liên kết với hết nước này sang nước khác, nhưng thứ nhất, không có một nước nào đủ mạnh để chấp nhận đương đầu với Trung Quốc; và thứ hai, cũng không có nước nào đưa ra những cam kết thật sâu sắc và đáng tin cậy.  Quốc gia duy nhất có thể giúp Việt Nam trong thế trận với Trung Quốc là Mỹ thì Việt Nam vẫn còn chơi trò du dây lấp lửng.
 
Một số người, muốn bênh vực cho chính quyền Việt Nam, đưa ra luận điệu: Trong quan hệ với Mỹ, Việt Nam có những thỏa thuận bí mật, không thể công bố. Đó chỉ là những lời nói dối trá. Chính trị Mỹ được điều hành không phải bởi một cá nhân, mà bằng cả một guồng máy, bao gồm từ Lập pháp đến Hành pháp, và đằng sau họ, là dân chúng, các cử tri. Một lời hứa hẹn của một người, ngay cả Tổng thống cũng không có ý nghĩa gì cả (nhớ những bức thư Tổng thống Nixon gửi cho Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu trước năm 1975!). Bởi vậy, mọi cam kết với Mỹ, muốn có hiệu lực, phải công khai hóa. Không thể có trò đi đêm.
 
Còn biện pháp cuối cùng, trực tiếp thương lượng với Trung Quốc, chỉ có thể dẫn đến một kết quả duy nhất cho Việt Nam: trắng tay. Về phương diện chính trị quốc tế, đàm phán không phải là cãi nhau bằng lý. Mà là bằng sức mạnh ở đằng sau bàn họp. Cái sức mạnh ấy, Việt Nam hoàn toàn không có. Bởi vậy, biện pháp duy nhất là Việt Nam bắt buộc phải nhường nhịn hết yêu sách này đến yêu sách khác.
 
Nhưng nhường nhịn đến mức nào?
 
Trên nguyên tắc, Việt Nam có thể nhường nhịn đến mức tối đa để Trung Quốc có tất cả những gì họ muốn và Việt Nam mất tất cả những gì họ có.
 
Nhưng ở đây lại có vấn đề: Chắc chắn dân chúng Việt Nam không chấp nhận điều đó.
 
Bởi vậy, dù muốn hay không, chính quyền Việt Nam phải vạch ra một lằn đỏ như là giới hạn cuối cùng của sự nhường nhịn.
 
Lằn đỏ đó không phải là công bố về con đường lưỡi bò. Cũng không phải việc các tàu hải giám của Trung Quốc uy hiếp tàu bè Việt Nam. Cũng không phải là việc mở rộng và củng cố cơ sở quân sự ở đảo Gạc Ma. Với tất cả, Việt Nam chỉ ra vài thông báo lấy lệ.
 
Nhưng còn giàn khoan HD-981? Họ không thể mặc kệ được. Thứ nhất, giàn khoan ấy quá lớn để dân chúng có thể không quan tâm. Thứ hai, việc thừa nhận sự tồn tại của giàn khoan ấy sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác liên quan đến chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
 
Có thể nói, việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 đã đẩy Việt Nam đến lằn đỏ cuối cùng họ phải bày tỏ thái độ. Chứ không phải chỉ phản đối chiếu lệ cho có.
 
Chúng ta chờ xem.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

http://www.voatiengviet.com/content/lan-do-trong-chinh-sach-voi-trung-quoc/1910640.html

100 tài xế vây trạm cân, cán bộ bỏ chạy

BÌNH THUẬN (NV) - Trên 100 tài xế xe vận tải đã bao vây, gây náo loạn khu vực trạm cân Bình Thuận khiến 6 cán bộ làm việc phải rút chạy vì sợ bị hành hung. Sự việc xảy ra khoảng 3 giờ rưỡi sáng ngày 8 tháng 5, 2014.

Báo Thanh Niên dẫn lời ông trạm trưởng trạm cân xe Bình Thuận, nằm dọc quốc lộ 1 thuộc thành phố Phan Thiết cho rằng, đây là “thủ thuật” của giới tài xế lái xe vận tải để vượt trạm.


Trạm cân Bình Thuận, thuộc thành phố Phan Thiết. (Hình: báo Thanh Niên)

Báo Thanh Niên cho biết, vào giờ nói trên, trên 100 tài xế vận tải đậu xe dài hai bên trạm cân. Họ bao vây văn phòng trạm cân có sự hiện diện của 6 cán bộ đang làm việc, la ó, gõ thùng xe vang trời, mà không chịu đưa xe vào trạm cân.

Cả sáu cán bộ của trạm hoảng sợ phải bỏ chạy khỏi khu vực và báo tin để cảnh sát cơ động của thành phố Phan Thiết đến yểm trợ. Thấy sự xuất hiện của cảnh sát, hàng trăm tài xế xe vận tải đồng loạt nhảy lên xe, rồ máy hướng về phía trạm cân. Dòng xe đổ về trạm đồng loạt khiến cả đoạn đường kẹt cứng.

Vì lý do này, nhân viên trạm cân buộc phải mở các chốt chận để có đường cho xe vận tải chạy qua. Tài xế thản nhiên cho xe vượt trạm một cách đường hoàng, không gặp bất kỳ sự cản trở nào của cán bộ điều hành trạm cân, kể cả cảnh sát cơ động.

Theo ông Huỳnh Ninh Thạch, chánh thanh tra Sở Giao Thông-Vận Tải kiêm trạm trưởng trạm cân Bình Thuận, hầu hết các xe vận tải nói trên đều chở quá tải. Chỉ vì không muốn chạy xe qua trạm cân, không muốn bị phát giác vi phạm và nộp phạt nên họ đã cùng nhau thực hiện thủ thuật nói trên.

Chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ sau, tất cả dòng xe đều vượt khỏi trạm, con đường trở lại thông thoáng. Báo Thanh Niên dẫn lời ông Huỳnh Ninh Thạch nói rằng mỗi ca trực chỉ có 7 người, không đủ để kiểm soát tình thế. (PL)
05-08-2014 4:10:26 PM

Cán bộ Bình Thuận du lịch Nam Hàn, mất tích bí ẩn

BÌNH THUẬN (NV) - Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Bình Thuận vừa la hoảng về trường hợp mất tích đột ngột của ông Nguyễn Tất T., cán bộ Phòng Quản Lý Thông Tin của Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin trực thuộc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Bình Thuận.


 Hàn quốc, một trong những địa điểm du lịch ngày càng hấp dẫn người dân Việt Nam. (Hình: báo Dân Trí)

Báo Pháp Luật Sài Gòn dẫn lời ông Hồ Lâm, quyền giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Bình Thuận nói rằng ông T. đã nhân cơ hội được nghỉ lễ dài ngày hồi cuối tháng 4 vừa qua để ghi danh đi du lịch Nam Hàn. Lẽ ra, ông T. đã về nước vào ngày 1 tháng 5, từ chuyến đi du lịch. Tuy nhiên, theo đơn vị tổ chức tour, người ta không thấy ông T. lên máy bay để về lại Việt Nam.

Hiện nay, Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Bình Thuận, nơi ông T. làm việc, chưa đưa ra bất kỳ nhận định nào về nguyên nhân mất tích của ông này. Có người nghi rằng ông này đã bí mật tách khỏi đoàn, rồi biến mất, không để lại dấu vết.

Báo Pháp Luật cũng dẫn lời ông Hồ Lâm nói rằng cán bộ và nhân viên, công chức Việt Nam muốn xuất cảnh ra nước ngoài phải được sự chấp thuận của người lãnh đạo đơn vị đang làm việc. Tuy nhiên, thay vì dùng sổ thông hành công vụ như các công chức khác, ông T. dùng sổ thông hành phổ thông để xuất ngoại nên không ai biết, kể cả cấp trên của ông.

Ông Hồ Lâm cho hay, đã thông báo về trường hợp “mất tích đột ngột” của nhân viên trực thuộc với cấp trên.

Ở Việt Nam còn có qui định cấm cán bộ công an xuất cảnh, kể cả việc đi du lịch các quốc gia vùng Ðông Nam Á. Có thể nói, đây là những qui định kỳ lạ, khó hiểu chỉ có ở Việt Nam. Sự biến mất đột ngột của một cán bộ Sở Tài Nguyên-Môi Trường Bình Thuận, trước đây là Sở Nhà Ðất, với nhiều quyền sinh sát liên quan đất đai, nhà cửa, lại càng chứa đựng nhiều điều khó hiểu hơn. (PL)
05-08- 2014 4:06:00 PM

Bắc Kinh: Tàu Việt Nam cố tình đâm tàu Trung Quốc ở Biển Đông

Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới Trung Quốc Dịch Tiên Lương nói Việt Nam đã gửi tàu vũ trang tới điểm nóng này trong khi Trung Quốc chỉ đưa các tàu dân sự ra đây.
Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới Trung Quốc Dịch Tiên Lương nói Việt Nam đã gửi tàu vũ trang tới điểm nóng này trong khi Trung Quốc chỉ đưa các tàu dân sự ra đây.
Trung Quốc ngày 8/5 tố cáo tàu Việt Nam cố tình húc vào tàu Trung Quốc tại khu vực đang có tranh chấp căng thẳng ở Biển Đông và yêu cầu Hà Nội phải rút hết tàu ra khỏi nơi mà Bắc Kinh cho đặt giàn khoan Hải Dương 981.

Reuters cùng ngày dẫn lời ông Dịch Tiên Lương, Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói thêm rằng phía Việt Nam đã gửi tàu vũ trang tới điểm nóng này trong khi Trung Quốc chỉ đưa các tàu dân sự ra đây.

Phát biểu của ông Dịch được đưa ra một ngày sau khi giới chức Việt Nam mở cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội trưng hình ảnh video, tố cáo tàu Trung Quốc với sự yểm trợ của máy bay ‘hung hăng’ ‘chủ động đâm thẳng vào các tàu Việt Nam’, phun vòi rồng làm hỏng tàu Việt Nam, và gây thương tích cho ít nhất 6 nhân viên kiểm ngư Việt Nam.  

Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam, nói Trung Quốc huy động 80 tàu ra bảo vệ giàn khoan Hải Dương, trong số này có 7 tàu quân sự.

Giới chức Việt Nam khẳng định phía Việt Nam không có tàu quân sự tại hiện trường.

Căng thẳng bùng nổ sau khi Trung Quốc hồi cuối tuần cho dựng giàn khoan của công ty dầu khí quốc doanh CNOOC gần quần đảo Hoàng Sa nơi Việt-Trung đều tuyên bố nhận chủ quyền.

Hà Nội nói giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam chừng 220 cây số, vi phạm chủ quyền Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Trung Quốc phản bác rằng ‘hoạt động hợp pháp’ của công ty CNOOC ‘trong lãnh hải Trung Quốc’ ‘không liên can tới Việt Nam’ và yêu cầu Hà Nội ngưng các hành vi ‘gây rối.’  

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Trình Quốc Bình, ngày 8/5 bác bỏ cáo buộc của Việt Nam cho rằng Bắc Kinh ‘gây hấn’ ở Biển Đông.

Ông Trình phủ nhận có ‘đụng độ’ giữa hai nước Việt-Trung tại khu vực tranh chấp. Ông nói sự việc này ‘chỉ là một sự bất đồng quan điểm trong một số tranh chấp.’

Ông Trình nói Việt Nam cần hiểu rằng khu vực tranh chấp thuộc lãnh thổ Trung Quốc, đương nhiên Bắc Kinh sẽ giữ vững các lợi ích cốt lõi của mình và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.  
Bắc Kinh tố cáo Tàu Việt Nam cố tình đâm tàu Trung Quốc ở Biển Đông



Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho rằng vụ tranh chấp ‘có thể kiểm soát được’ và không phản ánh mối quan hệ toàn diện giữa hai nước Việt-Trung.

Ông Trình nhấn mạnh Việt-Trung có thể giải quyết tranh chấp bằng cách thương lượng ôn hòa.

Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu về Biển Đông được nhiều người biết tiếng tại Việt Nam cho rằng động thái vừa rồi của Trung Quốc ở Biển Đông là ‘nguy hiểm.’

Ông Dương Danh Dy nói:

“Đây là một bước đi vô cùng nguy hiểm, một bước leo thang mới của Trung Quốc. Việt Nam trước tình hình này không thể lùi được nữa.”
Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố cho thấy các thủy thủ Việt Nam đứng gần mạn tàu bị rách sau khi bị tàu Trung Quốc đâm vào, ngày 7/5/2014.
Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố cho thấy các thủy thủ Việt Nam đứng gần mạn tàu bị rách sau khi bị tàu Trung Quốc đâm vào, ngày 7/5/2014.
Cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc, Dương Danh Dy, nói Việt Nam đủ sức đương đầu với Trung Quốc trong vấn đề bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông bất chấp sự bất tương quan lực lượng về quân sự:

“Theo tôi, Việt Nam đủ sức chứ. Thứ nhất, đây là lãnh thổ của Việt Nam. Thứ hai, đây là gần Việt Nam, cách đảo Lý Sơn hơn 200 cây số thôi. Việt Nam trong thời gian vừa qua cũng đã có những trang bị quân sự mới. Tôi nghĩ, Việt Nam có cách xử lý theo kiểu Việt Nam. Bao nhiêu lần chúng ta vẫn đánh bại hết quân Nguyên, quân Minh, quân Thanh. Ngày xưa và bây giờ cũng như thế thôi. Bây giờ, cùng một lúc họ vừa xâm phạm lãnh thổ-lãnh hải Việt Nam, vừa nhằm để khai thác dầu lửa của nước Việt Nam. Nếu bây giờ mình lùi được mũi khoan này thì họ sẽ tiến  mũi khoan khác và làm những chuyện khác nữa. Với Trung Quốc thì ta biết rõ họ quá rồi.”

Phát biểu nhân chuyến công du Hà Nội hôm nay (8/5), Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương, ông Daniel Russel, nhắc lại sự quan ngại của Washington về ‘cách hành xử nguy hiểm’ và ‘uy hiếp’ trong vụ tranh chấp ở Biển Đông.

Ông Russel nói cả Việt Nam và Trung Quốc đều có quyền tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa. Vẫn theo lời ông, Hoa kỳ không đứng về bên nào nhưng Mỹ và cộng đồng quốc tế kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa.
Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố cho thấy tàu Trung Quốc (trái) dùng vòi rồng phun thẳng vào tàu Việt Nam, ngày 7/5/2014.
Ảnh do Cảnh sát biển Việt Nam công bố cho thấy tàu Trung Quốc (trái) dùng vòi rồng phun thẳng vào tàu Việt Nam, ngày 7/5/2014.Cùng ngày hôm nay, Nhật lên tiếng bày tỏ ‘quan ngại sâu sắc’ về thái độ của Bắc Kinh trong vụ việc và kêu gọi Trung Quốc tự chế.

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói Tokyo nhận thấy vụ này là một phần trong các hoạt động đơn phương và khiêu khích của Trung Quốc.

Trong khi đó, 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam đồng loạt kêu gọi mọi người tuần hành chống Trung Quốc vào chủ nhật tuần này tại hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn để bày tỏ sự phản đối của dân chúng Việt Nam trước ‘hành vi xâm lược’ của Bắc Kinh.

Các cuộc biểu tình tương tự trước đây đã nhanh chóng bị lực lượng an ninh Việt Nam trấn dẹp, với nhiều người bị hành hung và bắt bớ.

Video Trung Quốc đâm tàu kiểm ngư Việt Nam ở Biển Ðông

Bắt Trưởng ban quản lý Dự án Đường Sắt

HÀ NỘI (NV) .- Trưởng ban Quản Lý Dự án Đường Sắt thuộc Cục Đường Sắt của Bộ Giao Thông Vận Tải Việt Nam vừa bị tống giam, liên quan đến cáo buộc ăn hối lộ của nhà thầu Nhật Bản JTC.


 Ông Nguyễn Văn Lục, Trưởng ban Quản lý dự án Đường Sắt mới bị tống giam, liên quan tới vụ ăn hối lộ của của nhà thầu Nhật JTC. (Hình: Thanh Niên)

Theo tin tờ Thanh Niên hôm Thứ Năm 8/5/2014, ông Trần Văn Lục, Trưởng ban Quản lý Dự án Đường sắt thuộc Cục Đường sắt mới bị “khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét”. Ông bị khởi tố về “hành vi Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ theo điều 281 Bộ luật hình sự”.

Ông Lục là nhân vật thứ 5 liên quan đến vụ ăn hối lộ của nhà thầu Nhật JTC bị tống giam. Hai ngày trước, báo chí ở Việt Nam cho hay 4 xếp lớn thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bị tống giam để điều tra về các hành vi sai phạm tại Dự án đường sắt đô thị số 1, vốn đã bị trì hoãn hiện không biết bao giờ sẽ hoàn thành.

Trong 4 cán người bị tạm giam, có ông Trần Quốc Đông - Phó Tổng giám đốc bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 285 Bộ luật Hình sự; Các ông Phạm Quang Duy, Phạm Hải Bằng (đều là Phó Giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt), ông Nguyễn Nam Thái (Trưởng phòng dự án 3) bị khởi tố tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 281 Bộ luật Hình sự.

Nếu bị kết án theo điều 285, hình phạt tới đa là 12 năm tù, trong khi bị kết án theo điều 281có thể bị phạt tới 15 năm tù. Các lệnh khởi tố trên chưa thấy động chạm gì tới cái lõi của vụ án là các quan của Cục Đường Sắt ăn hối lộ của công ty JTC số tiền 16 tỉ đồng hay khoảng gần 800,000 USD.

Khi vụ việc được tờ Yomiuri Shimbun khui ra hồi Tháng Ba vừa qua, Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN vội vàng bắt nhiều quan chức Cục Đường Sắt và ban quản Lý Sự Án Đường Sắt “giải trình”. Khoảng một chục ông kêu rằng họ không làm gì sai trái. Bộ này cũng cử một ông thứ trưởng bay sang Nhật “xác minh danh tính cán bộ nhận tiền”.

Theo báo Nhật cập nhật tin tức vụ việc, ngày 27/4/2014 cho hay, công ty JTC đã đưa hối lộ 100 lần tổng cộng số tiền 160 triệu yen cho 13 viên chức nhà nước tại Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan từ năm 2009 đến năm 2014. Nhờ vậy, họ trúng thầu xây dựng các dự án đường sắt tại các quốc gia vừa kể được thực hiện bằng tín dụng ưu đãi ODA từ chính phủ Nhật.

Theo báo Yomiuri Shimbun, tiền “lại quả” cho quan chức Việt Nam được ghi trên sổ sách là tiền bị ngưng thanh toán rồi được mang tới Việt Nam bằng tiền mặt qua đường hàng không. Sau đó thì trao cho các quan chức nhận lãnh bằng tiền yen Nhật Bản.

Nhà cầm quyền Hà Nội sau vụ tai tiếng và bỏ tù Huỳnh Ngọc Sỹ mấy năm trước vì ăn tiền hối lộ của một nhà thầu Nhật, cũng tiền vay OAD của Nhật, đã cả quyết rằng các khoản tiền viện trợ hay tín dụng giúp Việt Nam cải tiến hạ tầng cơ sở và xóa đói giảm nghèo đều được sử dụng một cách hiệu quả.

Theo tài liệu Sách Trắng ODA 2013 của chính phủ Nhật Bản, Việt Nam là nước nhận viện trợ phát triển (ODA) lớn nhất với 1.64 tỷ USD. Xếp thứ hai trong danh sách là Afghanistan với 873 triệu USD, Ấn Độ là 704 triệu USD và Iraq 360 triệu USD. Trong khu vực ASEAN, Campuchia đứng thứ 7 trong các nước nhận ODA từ Nhật Bản, Myanmar và Lào lần lượt đứng thứ 17 và 18.

Trong một cuộc thảo luận về Luật Đầu Tư Công ở quốc hội, ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư CSVN kêu rằng chi phí đầu tư xây dựng tại Việt nam thường “tăng giá gấp 3 lần so với ban đầu”. Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Giao Thông Vận Tải của chế độ cũng nhìn nhận tương tự như vậy. Một số chuyên viên còn nêu ra rằng xây dựng cầu đường tại Việt Nam đắt gấp 4 lần như ở Mỹ.

Bà Phạm Chi Lan, một chuyên viên kinh tế được thuật lời trên tờ Đất Việt ngày 26/3/2014 cho rằng chắc chắn có sự rút ruột công trình để "bôi trơn", "lại quả". Theo bà "Không có gì khác để có thể giải thích chi phí xây dựng đường xá ở Việt Nam lại đắt hơn chi phí ở Mỹ và Trung Quốc ngoài những lý do đó”. Cũng vì thế mà đường xá tại Việt Nam “thông xe được ít ngày đã thấy ổ voi, ổ gà”. (TN)
05-08-2014 5:31:21 PM

Mỹ lên án Bắc Kinh gây căng thẳng khi đưa giàn khoan vào Biển Đông

Giàn khoan Hải Dương HD-981 nằm trong thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý (DR)
Giàn khoan Hải Dương HD-981 nằm trong thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý (DR)

Đức Tâm
Trong hai ngày liên tiếp, 06/05 và 07/05/2014, Hoa Kỳ đã chỉ trích và lên án hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào khu vực đang có tranh chấp về chủ quyền với Việt Nam ở Biển Đông. Hôm qua, chính quyền của Tổng thống Obama đã lên án quyết định của Trung Quốc và coi đó là một hành "khiêu khích", "làm gia tăng căng thẳng".

Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jennifer Psaki, « hành động đơn phương » của Bắc Kinh « dường như nằm trong xu hướng chung về cách ứng xử của Trung Quốc » nhằm thúc đẩy các đòi hỏi về chủ quyền đối với vùng lãnh thổ đang có tranh chấp, đe dọa hòa bình và ổn định trong vùng.
Bà Psaki tuyên bố, Hoa Kỳ quan ngại về « cách cư xử nguy hiểm và hăm dọa » của một số tàu Trung Quốc trong khu vực, đồng thời, Washington kêu gọi tất cả các bên kiềm chế.
Trước đó, ngày 06/05, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã phê phán quyết định đưa giàn khoan của Trung Quốc vào khu vực có tranh chấp ở Biển Đông là « khiêu khích và không giúp gì cho việc duy trì hòa bình, ổn định trong vùng ».
Theo báo chí trong nước, trong cuộc họp báo tại Hà Nội, ngày hôm nay, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông Daniel Roussel, cho biết Hoa Kỳ theo dõi các diễn biến ở Biển Đông và kêu gọi các bên thận trọng.
Cũng trong ngày hôm nay, theo Reuters, bên lề một hội nghị được tổ chức tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình (Cheng Guoping) đã tuyên bố với báo giới rằng Trung Quốc và Việt Nam cần phải giải quyết một cách hòa bình các bất đồng và cho rằng sự cố xẩy ra hôm Chủ nhật, 04/05, tức là vụ tàu Trung Quốc đâm thẳng vào tàu Việt Nam, không phải là một vụ đối đầu.
Tuy nhiên, ngày hôm qua, trong cuộc họp báo thường lệ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) vẫn đòi Việt Nam phải chấm dứt cản trở các hoạt động thăm dò của giàn khoan 981 của Trung Quốc.
Sang đến hôm nay,  Bắc Kinh lại cáo buộc tàu Việt Nam gây sự cố với tàu Trung Quốc và đổ hoàn toàn trách nhiệm cho phía Việt Nam về các sự cố hàng hải này.
Theo AFP, ông Dịch Tiên Lương (Yi Xianliang), Phó vụ trưởng Vụ Biên giới và biển đảo » của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh : « Trung Quốc không chịu trách nhiệm về bất kỳ một hành động khiêu khích nào ».
Theo quan chức này, từ ngày 03/05, tàu Việt Nam đã gây ra ít nhất là 171 lần va chạm với tàu Trung Quốc, đồng thời nhắc lại lập trường cố hữu của Bắc Kinh là Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các vùng biển này.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140508-my-len-an-trung-quoc-dua-gian-khoan-vao-bien-dong-bac-kinh-muon-doi-thoai-voi-viet