Wednesday, May 18, 2016

Cá biển và an ninh quốc gia

Nguyễn An Dân (Danlambao) - ...Nếu vì một lý do nào đó, chính quyền không có câu trả lời làm nhân dân “tâm phục khẩu phục” mà để cho nó chìm xuồng, thì toàn thể người dân Việt Nam sẽ không còn niềm tin ở chính quyền trong việc giữ gìn an toàn cho nhân dân và an ninh quốc gia. Đó là điều mà đảng cầm quyền Việt Nam cần lưu ý.

Nếu cá của chúng ta chết mà chúng ta không thể biết nguyên nhân, sẽ có một ngày chính chủ nhân những con cá trên các vùng song biển bị nhiễm độc cũng sẽ không biết vì sao mình chết. Đó cũng chính là ngày chấm hết cho đất nước và dân tộc.
*

Tôi viết bài này như một góc nhìn cá nhân để tổng kết “chuyện cá chết” ở Việt Nam và những hệ lụy kèm theo mà quần chúng đang bàn tán hơn một tháng nay.

Cũng biết rằng khoa học cần thời gian và sự chính xác trước khi công bố nguyên nhân cá chết. Sự chậm trễ của chính quyền đã có sự phê phán, ngay cả trên báo “lề đảng”. Ở đây tôi không muốn bàn về sự chậm trễ này.

Qua các đánh giá, phát biểu của nhiều quan chức, chuyên gia, nhà khoa học... thì cá biển Miền Trung chết không phải là nguyên nhân tự nhiên, như vậy yếu tố còn lại là do con người.

Có nhiều luồng quan điểm, ý kiến nói rằng có thể do nhà máy này, xí nghiệp kia xả thải ra biển làm cho nước nhiễm độc gây cho cá chết.

Ở đây tôi không muốn và không đủ kiến thức khoa học để kết luận đích danh nguồn gây ô nhiễm. Việc cần lưu ý là những hệ lụy chính trị- xã hội xung quanh chuyện này.

An ninh môi trường quốc gia

Việt Nam đang trong thời bình. Những hoạt động khoa học có đầy đủ các điều kiện tốt nhất như nhân sự, máy móc thiết bị, kinh phí, thời gian... để phát huy. Những chất độc nào đó làm cho cá chết có đầy đủ các điều kiện như trên để tìm ra một cách nhanh nhất trong thời gian sớm nhất

Nhưng như chúng ta biết, đã hơn một tháng nay, nhà cầm quyền CSVN vẫn chưa thể công bố được lý do, chất gì, cái gì làm cho cá chết. Như vậy nếu vào thời chiến, sự chậm trễ chắc chắn sẽ lâu hơn do hạn chế chiến tranh gây ra?

Giả sử khi đó kẻ địch dùng các vũ khí hóa-sinh học để tấn công thì chính phủ sẽ ứng phó như thế nào? Có kịp thời hạn để bảo vệ nhân dân và giảm thiểu tốt nhất thiệt hại hay không? Đó là điều tôi nghĩ chúng ta cần quan ngại.

Năng lực tự vệ quốc gia của Việt Nam, qua sự kiện cá chết này, lộ ra một lỗ hổng to lớn, đó mới là điều nghiêm trọng cần lưu ý.

Cũng có nhiều chuyên gia nói họ chỉ cần 1 ngày là tìm ra nguyên nhân cá chết, sao chính phủ không giao cho họ nghiên cứu? Nếu họ không tìm được như phát biểu, uy tín của chính phủ vẫn giữ vững. Nếu họ nhanh chóng tìm ra được, chính phủ có thể mất chút uy tín lúc này nhưng nhân dân sẽ có thêm niềm tin vào các quyết định chính trị của chính phủ về sau.

Đa số quần chúng nghĩ rằng biển ô nhiễm là do một vài doanh nghiệp nào đó gây ra. Nhưng theo tôi, nếu thực sự như thế thì cũng không phải là bi kịch. Vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn nếu nó không phải do chuyện làm ăn kinh tế, mà có những tính toán chính trị khác trong việc đầu độc dân tộc Việt Nam một cách dần dần qua thực phẩm ăn uống hàng ngày để làm suy tàn nòi giống hầu thực hiện những chiến lược bành trướng.

“Polpot khoa học”?

Trong một số cuộc nói chuyện với các cựu chiến binh hai miền Nam- Bắc có tham gia cuộc chiến Campuchia, tôi nghe nhiều điều “hơi lạ” về cuộc chiến này vào cuối thập niên 80 thế kỷ trước

Họ nói rằng dù có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng theo họ, cuộc chiến ở Campuchia mà Việt Nam đưa quân sang khi đó để lật đổ chế độ diệt chủng Polpot là cần thiết. Theo thuyết âm mưu mà họ nói, họ bảo rằng chính quyền Trung Quốc khi đó ra lệnh cho Polpot giết dân Campuchia là để di cư người Trung Quốc sang nhằm giải quyết vấn đề dân số cho Trung Quốc trong tương lai.

Nếu thuyết âm mưu này là đúng, và Polpot không bị quân đội Việt Nam đánh bại, thì bán đảo Đông Dương sẽ tràn ngập người Hoa di dân. Và đất nước Việt Nam sẽ bị cô lập.

Trong bài viết gần đây nhất (Ngã ba đường của đại hội 12) tôi có đề cập đến việc Trung Quốc chỉ có thể bành trướng về phía Nam và qua Việt Nam.

Với sự giám sát của Liên Hiệp Quốc, những âm mưu thôn tính về quân sự một cách ồ ạt sẽ bị ngăn chặn và lên án, như vậy việc âm thầm lấn tới và thôn tính, bành trướng về sắc tộc, lãnh thổ sẽ là lựa chọn tối ưu.

Liệu rằng chất độc làm chết cá ở biển Miền Trung vừa qua có đóng vai trò của một “Polpot khoa học” trong việc làm suy tàn nòi giống Việt Nam hay không? Vừa đánh vừa thăm dò chăng?

Nước Việt Nam với hơn 3000km bờ biển, chủ quyền quốc gia sẽ ra sao nếu ngư dân đánh bắt xa bờ thì bị tịch thu ngư cụ và tàu cá, bị bắt giam… từ khu vực Hoàng sa-Trường Sa cho đến vịnh Thái Lan. Còn đánh bắt gần bờ thì cá chết, hoặc không dám ăn vì bị nhiễm độc. Khi biển vắng bóng ngư dân Việt Nam, dĩ nhiên ngư dân “nước lạ” khác thu được nhiều lợi ích. Đây cũng là chuyện không nhỏ.

Biểu tình

Sự chậm trễ kéo dài của chính quyền Việt Nam trong việc công bố nguyên nhân cá chết làm quần chúng bức xúc. Gần tháng nay với nhiều đợt biểu tình tập trung rất đông người ở Sài Gòn và Hà Nội là điều không tránh khỏi.

Theo nhiều phát ngôn của nhiều quan chức trong hệ thống, thì việc biểu tình này đã bị một đảng phái chính trị ở Mỹ tên là Việt Tân “giựt dây” và “kích động”.

Theo tôi biết, có nhiều nhà khoa học, nhân sĩ, đảng Viêt Nam gia biểu tình. Nếu nói rằng những người này bị đảng Việt Tân giựt dây thì hóa ra quan chức nước ta xem thường trí thức Việt Nam quá. Tôi tin rằng trí thức và quần chúng tham gia biểu tình là do lòng yêu nước chứ chẳng vì ai đó lôi kéo, giựt dây.

Nếu cá chết mà quần chúng không biểu tình để bày tỏ thái độ chính trị cần có, thì những thế lực làm cho cá chết sẽ không chùn tay trong các hoạt động gây ô nhiễm- đầu độc tiếp theo.

Do đó, việc chính quyền nhanh chóng công bố các thông tin điều tra được, nguyên nhân nào làm cho cá chết chính là điều quan trọng nhất. Chỉ đơn thuần là sai phạm môi trường trong hoạt động kinh tế hay âm mưu tấn công an ninh môi trường quốc gia? Giải đáp câu hỏi này một cách minh bạch, rõ ràng chính là biện pháp giải tán biểu tình tốt nhất.

Nếu vì một lý do nào đó, chính quyền không có câu trả lời làm nhân dân “tâm phục khẩu phục” mà để cho nó chìm xuồng, thì toàn thể người dân Việt Nam sẽ không còn niềm tin ở chính quyền trong việc giữ gìn an toàn cho nhân dân và an ninh quốc gia. Đó là điều mà đảng cầm quyền Việt Nam cần lưu ý.

Nếu cá của chúng ta chết mà chúng ta không thể biết nguyên nhân, sẽ có một ngày chính chủ nhân những con cá trên các vùng song biển bị nhiễm độc cũng sẽ không biết vì sao mình chết. Đó cũng chính là ngày chấm hết cho đất nước và dân tộc.

19-05-2016

Mỹ ‘cân nhắc kỹ’ mọi đề xuất mua vũ khí từ Việt Nam

Hiện chưa rõ Việt Nam sẽ mua vũ khí gì của Hoa Kỳ, nếu lệnh cấm vận vũ khí sát thương được dỡ bỏ hoàn toàn.
Hiện chưa rõ Việt Nam sẽ mua vũ khí gì của Hoa Kỳ, nếu lệnh cấm vận vũ khí sát thương được dỡ bỏ hoàn toàn.
Một quan chức ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ cho biết Mỹ sẽ “xem xét rất kỹ” bất kỳ đơn hàng đặt mua vũ khí nào của Việt Nam vì lo ngại chúng rơi vào tay công an hoặc dùng cho các mục đích phi quân sự.
Khi được hỏi trong một cuộc họp báo hôm 18/5 rằng Việt Nam sẽ được phép mua loại vũ khí nào từ Mỹ nếu lệnh cấm vận vũ khí sát thương được dỡ bỏ hoàn toàn, ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, nói rằng Bộ Ngoại giao Mỹ, theo luật Hoa Kỳ, phải xem xét từng trường hợp cụ thể, dựa trên đánh giá về nhân quyền và khả năng vũ khí được sử dụng để “hậu thuẫn công an nội địa hoặc dùng cho các mục đích phi quân sự”.
Ông nói thêm: “Đó chính là lý do khiến chúng tôi hết sức cẩn trọng đối với bất kỳ đề xuất [mua vũ khí nào] của Việt Nam trong tương lai”.
Trong khi đó, trao đổi với các đại diện tổ chức của người Mỹ gốc Việt hôm 17/5, ông Ben Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc có dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận hay không.
Ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, đề cập tới lệnh cấm vận vũ khí sát thương trong cuộc họp báo ở Washington hôm 18/5.
Ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, đề cập tới lệnh cấm vận vũ khí sát thương trong cuộc họp báo ở Washington hôm 18/5.
Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm cho Việt Nam năm 2014 để phục vụ cho các mục đích phòng thủ hàng hải.
Một bài xã luận của tờ the New York Times hôm 14/5 viết rằng còn quá sớm để dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương do những tồn tại về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Quan chức Việt Nam bấy lâu nay vẫn công khai kêu gọi Washington dỡ bỏ điều họ thường nói là trở ngại trong quan hệ giữa hai nước, nhất là khi Hà Nội đang gia tăng chi tiêu quân sự trong bối cảnh Trung Quốc không che giấu tham vọng trên biển Đông.
Thành tố quan trọng
Ông Daniel Kritenbrink, Giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết "nhân quyền vẫn là yếu tố quan trọng trong bất kỳ quyết định bán vũ khí nào cho Việt Nam".
Ông Daniel Kritenbrink, Giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết "nhân quyền vẫn là yếu tố quan trọng trong bất kỳ quyết định bán vũ khí nào cho Việt Nam".
Tuy nhiên, phát biểu tại cuộc họp báo, ông Daniel Kritenbrink, Giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nói rằng nhân quyền luôn là một yếu tố trong việc đi tới quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận hay không.
Ông nói thêm: “Nhân quyền vẫn luôn là một thành tố quan trọng, nếu không nói là trung tâm, trong việc đưa mối quan hệ song phương tiến về phía trước. Việc xét tới yếu tố nhân quyền sẽ vẫn là một điều quan trọng trong bất kỳ quyết định bán vũ khí nào với Việt Nam hay với bất kỳ quốc gia nào”.
Trong cuộc họp báo, ông Kritenbrink cũng nói thêm rằng ông hy vọng đôi bên sẽ ký một số thỏa thuận thương mại trong chuyến thăm của ông Obama.
Hiện chưa rõ Việt Nam sẽ mua vũ khí gì của Hoa Kỳ, nhưng giới chức quân sự cấp cao của Mỹ từng được báo chí dẫn lời nói rằng hai quốc gia đang bàn thảo về “các tàu tuần tra, các thiết bị trinh sát, tình báo” và “có thể là cả một số vũ khí cho hạm đội mà Việt Nam chưa có”.
Theo hãng tin Reuters, Việt Nam mới đây đã “âm thầm” tổ chức hội thảo về vũ khí với sự tham gia của các công ty sản xuất vũ khí hàng đầu của Hoa Kỳ.
Liên quan tới lịch trình chuyến thăm của Tổng thống Obama, đại diện Hội đồng An ninh Quốc gia hôm nay cũng cho biết một số thông tin chi tiết.
Tổng thống Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng hồi tháng Bảy năm ngoái.
Tổng thống Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng hồi tháng Bảy năm ngoái.
Theo đó, nguyên thủ Mỹ sẽ rời thủ đô Washington vào ngày 21/5 để tới Hà Nội. Tại đây, ông sẽ gặp các lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam như Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tại thủ đô của Việt Nam, ông dự kiến sẽ có bài phát biểu về quan hệ Việt – Mỹ cũng như gặp gỡ các thành viên của xã hội dân sự Việt Nam.
Ngày 24/5, ông sẽ bay vào Sài Gòn để gặp gỡ các thành viên của Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á, cũng như cộng đồng doanh nhân. Một ngày sau đó, ông sẽ rời Việt Nam để đi Nhật.
Tổng thống Obama tới Việt Nam giữa lúc chính quyền Hà Nội đang điều tra nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt, làm bùng ra nhiều cuộc tuần hành trong đó xảy ra xô xát giữa người biểu tình và lực lượng giữ gìn trật tự.
Quan chức Nhà Trắng được trích lời nói “quan tâm” tới vụ việc mà giới tranh đấu ở Mỹ nói là liên quan tới “nền tảng nhân quyền ở Việt Nam”.

Việt Nam cho du khách Trung Quốc tự lái xe trên lãnh thổ

Xe ôtô du lịch tự lái Trung Quốc vào tham quan Móng Cái năm 2014. Ảnh chụp màn hình trang web vnexpress.net
Xe ôtô du lịch tự lái Trung Quốc vào tham quan Móng Cái năm 2014. Ảnh chụp màn hình trang web vnexpress.net
VOA-19-05-2016
Tỉnh Quảng Ninh cho biết đã chính thức đề nghị chấp thuận đoàn xe du lịch tự lái của Trung Quốc vào Móng Cái.
Đổi lại, khách du lịch Việt Nam cũng có thể tự lái xe vào thành phố Đông Hưng thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam không phản đối đề xuất này, nhưng cho biết sẽ kiểm soát chặt hoạt động này.
Giấy phép chỉ được cấp cho các đơn vị thử nghiệm nhất định.
Bộ cho biết, xe du lịch tự lái của Trung Quốc không được phép hoạt động trên các tuyến đường biên giới hoặc trong khu quân sự. Đồng thời, Bộ nhấn mạnh chỉ khi một nhóm xe du lịch tự lái rời đi, nhóm tiếp theo mới được phép vào Việt Nam.

Công ty Dịch vụ và Du lịch Hồng Gai được chỉ định để tiến hành chương trình này. Các nhân viên đặc biệt sẽ hướng dẫn nhóm xe du lịch tự lái. Các hoạt động độc lập bên ngoài các tuyến đường đã định sẵn đều không được phép.

Xe du lịch tự lái của Trung Quốc chỉ được phép lưu lại Việt Nam tối đa 3 ngày. Có thể gia hạn thêm 1 ngày trong trường hợp phương tiện bị hỏng.

Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó chủ tịch UBND TP.Móng Cái cho hay, đối tác phía Trung Quốc là Công ty Vạn Đức chưa làm xong thủ tục với chính quyền Trung Quốc nên hiện nay chưa có bất cứ hoạt động nào liên quan đến việc xe du lịch hai bên chạy sang lãnh thổ của nhau.
Việt Nam đã đón gần 8 triệu lượt khách du lịch nước ngoài năm 2015, trong đó có gần 1.78 triệu lượt khách Trung Quốc.
Theo Cri, Thanh Niên

Sẽ chẳng còn 'ngồi mát ăn bát vàng'

Siêu thị Fivimart ở Hà Nội, Việt Nam.
Siêu thị Fivimart ở Hà Nội, Việt Nam.
Sau vụ đại gia Thái Lan mua lại BigC Việt Nam với giá 1,05 tỉ USD, nhiều người bắt đầu giật mình về làn sóng ồ ạt của các đại gia Thái Lan tràn vào, thâu tóm nhiều hệ thống siêu thị, hệ thống bán lẻ của Việt Nam. Trước đó, vụ thâu tóm đình đám khác của đại gia Thái tại Việt Nam là thương vụ chuỗi bán buôn Metro được mua lại bởi Berli Jucker (BJC), tập đoàn nằm dưới quyền sở hữu của tài phiệt nổi tiếng Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi, đối thủ trực tiếp của Central và dòng họ Chirathivat.
Chính ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM, cảnh báo trên báo chí rằng “Trái cây, hoa quả trong nước phải nhường chỗ hoặc bị hoa quả ngoại đánh bật khỏi các quầy, kệ siêu thị. Điều này khiến hoa quả Việt ngày càng bị đẩy ra vỉa hè, lề đường là một thực tế đáng báo động”.
Thật ra giật mình cũng phải, vì hiện tại, không cần nói gì đến siêu thị, cứ đi các cửa hàng tạp hóa nhỏ ở các vùng quê đến các cửa hàng lớn ở các thành thị, hầu hết các loại bánh kẹo nổi tiếng, nằm ở những nơi quan trọng nhất đều có tên của người Thái. Đó là chưa kể đến các doanh nghiệp bán lẻ của Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng tràn vào Việt Nam để đón đầu làn sóng hội nhập, lợi thế khi Việt Nam gia nhập hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTAs) và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Đó là một điều dễ hiểu. Khi các FTAs có hiệu lực, Việt Nam sẽ được nhiều ưu đãi, trong đó có ưu đãi về xuất khẩu. Những yêu cầu của các FTAs thế hệ mới còn giúp Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư (nguồn lao động, môi trường pháp lý, thủ tục hành chính...) sẽ giúp các doanh nghiệp nước ngoài có điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn. Đó là chưa kể nhiều doanh nghiệp nước ngoài của các nước thành viên FTAs đang chuyển hình thức đầu tư, từ việc xuất khẩu hạn chế sang Việt Nam (vì rào cản thuế quan) chuyển sang xuất khẩu nhiều hơn, thậm chí mở các vùng nguyên liệu ở Việt Nam để hưởng giảm thuế, bán lẻ cạnh tranh với Việt Nam.
Nói một cách dễ hiểu, sắp tới đây, vì hàng hóa nhập vào Việt Nam sẽ được giảm thuế nhiều hơn, nhiều mặt hàng nông sản, dệt may, gỗ, hàng tiêu dùng, hàng điện tử, thực phẩm... khi vào Việt Nam sẽ có giá thấp hơn rất nhiều, thế nên các doanh nghiệp nước ngoài xây dựng các chuỗi bán lẻ để cạnh tranh. Tuy nhiên, xu hướng này không phải mới diễn ra trong năm nay. Gần chục năm trước, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhiều đại gia nước ngoài bắt đầu nghĩ đến chuyện đưa cơ sở buôn bán vào đầu tư tại Việt Nam. Các thương vụ sáp nhập đình đám được báo chí loan tải chỉ là phần nổi của tảng băng chìm bên dưới – nơi các doanh nghiệp ngoại quốc âm thầm thâm nhập thị trường Viêt Nam, bằng cách tiếp thị chu đáo và phục vụ khách hàng đến từng cái bánh, cái kẹo và những nhà bán lẻ nhỏ trong nước.
Năm 2015 đến nay, khi các FTAs đã bắt đầu đi vào giai đoạn cuối của việc chuẩn bị áp dụng, thị trường không còn con đường nào khác ngoài việc mở cửa trong thời gian từ ba đến năm năm tới, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đủ sức đứng vững trên thị trường Việt Nam, thì việc tiến hành sáp nhập các doanh nghiệp nước ngoài là chuyện sớm muộn gì cũng xảy ra. Điều đáng nói là việc chuẩn bị của Việt Nam, kể cả từ góc độ quản lý đến góc độ kinh doanh đều tỏ ra khá chậm chạp và thụ động, nếu không muốn nói là quá chậm so với sự chủ động của các đại gia nước ngoài.
Thứ nhất là về cơ chế, chính sách cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Ngay cả trong thương vụ Big C Việt Nam bị phía Thái Lan mua lại cũng thấy rõ điều này. Trước làn sóng xâm nhập mạnh mẽ của các nhà bán lẻ nước ngoài, khó khăn mà các đơn vị bán lẻ trong nước vẫn còn đang vấp phải chính là cơ chế bảo hộ nhà bán lẻ trong nước và chất lượng hàng hóa nội địa. Cụ thể là quy định ENT (xác định nhu cầu kinh tế cần thiết của địa điểm, một công cụ mà Việt Nam đã giành được trong WTO để bảo hộ hợp lý các doanh nghiệp trong nước) chưa được thực thi triệt để, chưa có cơ chế đặc thù để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị bán lẻ quy mô lớn trong nước tham gia mua bán, sáp nhập. Mặc dù nhiều đơn vị bán lẻ trong nước đã vượt qua được những khó khăn về huy động vốn để trở thành ứng viên tiềm năng nhất của thương vụ mua Big C Việt Nam nhưng do chưa có giấy phép đầu tư ra nước ngoài nên kết quả chưa được như mong muốn, và kết quả là siêu thị Big C Việt Nam cuối cùng lọt vào tay tập đoàn lắm tiền nhiều của đến từ Thái Lan với giá 1,05 tỉ USD.
Thứ hai, việc quy hoạch ngành bán lẻ của Việt Nam dường như còn quá nhiều hạn chế. Phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu hàng nội địa, phát triển chuỗi liên kết hàng giữa nhà sản xuất và siêu thị... vẫn còn gây tranh cãi qua nhiều năm. Thế nên doanh nghiệp bán lẻ mạnh ai nấy làm, còn nhà sản xuất thì mạnh ai nấy sản xuất, thiếu tính kết nối dẫn đến hệ quả đáng tiếc là hàng hóa không thương hiệu, trong khi các kệ hàng đều bị hàng hóa nước ngoài chiếm lĩnh.
Thứ ba, bản thân các doanh nghiệp bán lẻ cũng không chú ý đến việc phát triển nội lực và cũng không quan sát tinh tế sự thâm nhập của doanh nghiệp nước ngoài đang âm thầm diễn ra xung quanh họ. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập bằng nhiều cách khác nhau thì doanh nghiệp bán lẻ nội địa dường như vẫn loay hoay với việc tìm ra các giải pháp thương mại điện tử hiệu quả, hay đơn giản là giải pháp mua bán hiệu quả. Bản thân các doanh nghiệp bán lẻ cũng không chủ động tạo ra nguồn hàng bền vững, thay vào đó là nhiều siêu thị thường làm giá trong cuộc chạy đua của các nhà sản xuất vào các kệ hàng.
Trong vòng vài năm tới đây, các cửa hàng tiện lợi, các siêu thị của doanh nghiệp nước ngoài sẽ tiếp tục làm mưa làm gió đối với thị trường kinh doanh bán lẻ nội địa. Cái chính là doanh nghiệp nội địa có ý thức được họ đang đứng trước nguy hiểm hay không, hay là họ vẫn tin rằng vì họ nhỏ bé nên không ai để ý.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Thể chế và Nhân quyền

Chủ tịch Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng gặp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, Washington, ngày 7 tháng 7 năm 2015.
Chủ tịch Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng gặp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, Washington, ngày 7 tháng 7 năm 2015.
Cuộc đi thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Barack Obama đã đến gần. Đang có nhiều ước vọng và phán đoán khác nhau ở cả hai bên về kết quả của chuyến công du quan trọng này.
Về phía Hoa Kỳ đã có một số chỉ dấu tích cực đáng khích lệ. Đó là ý kiến của Ngũ Giác Đài cho thấy việc hạn chế bán vũ khí sát thương cho VN có thể được sớm gỡ bỏ. Mặt khác việc Hoa Kỳ ủng hộ VN gia nhập khối Kinh tế Thái Bình Dương TPP có vẻ thuận lợi. Việc buôn bán hai chiều có thể tăng lên đáng kể. Các vấn đề đang thực hiện như tìm quân nhân mất tích, tháo gỡ bom mìn, giải quyết hậu quả chất độc màu da cam, mở rộng học bổng Fulbright cũng đang được thực hiện. Hoa Kỳ sẽ giúp cung cấp thêm tàu thuyền vũ trang bảo vệ bờ biển, huấn luyện sỹ quan và quân nhân cũng như tổ chức diễn tập chung về mặt này sẽ được tăng thêm. Tất cả sẽ đưa mối quan hệ toàn diện giữa hai nước lên một tầm cao mới, có lợi cho mỗi nước cũng như cho mối quan hệ chung tại khu vực Đông Nam Á, châu Á và thế giới.
Tuy nhiên, trong mối quan hệ này hiện vẫn còn trở ngại không nhỏ và đáng tiếc, hai bên nên có dịp trao đổi thẳng thắn cởi mở với nhau một lần cho rành mạch ngã ngũ.
Đâu là khoảng cách về nhận thức hiện còn tồn tại giữa Hà Nội và Washington?
Cần nói thẳng đó là thể chế chính trị, dân chủ và nhân quyền. Hoa Kỳ và Việt Nam có hai chế độ khác nhau, có thể nói là trái ngược nhau: một bên là dân chủ, một bên là độc tài.
Theo định nghĩa được toàn thế giới công nhận, một nước thật sự dân chủ phải thực hiện chế độ bầu cử tự do, mỗi công dân có quyền tự do ứng cử, tự do bầu cử bằng cách bỏ phiếu kín. Trong một chế độ dân chủ thật sự, các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được phân lập, để kiểm soát lẫn nhau, bảo đảm sự cân bằng, đề phòng sự lạm dụng quyền lực, sai lầm và oan trái cho công dân, cho xã hội. Ngoài ra, các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được tôn trọng để đảm bảo cho các quyền hiến định trên đây được thực hiện một cách công khai, minh bạch.
Trong chế độ độc tài, công dân không có quyền tự do ứng cử và bầu cử, ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp do một chính đảng nắm trọn, tự do ngôn luận bị cấm đoán, do đó chính quyền trở nên quan liêu, xa rời dân, nhũng nhiễu, bất công và tham nhũng, khiến nhân dân mất niềm tin ở chế độ.
Xin nhớ cho rằng Tổng thống Obama không bao giờ chấp nhận kiểu tự do dân chủ đặc thù của VN. Có tự do dân chủ hay không có tự do dân chủ, chỉ thế thôi. Hãy từ bỏ một lần cuối luận có tính cách ngụy biện rằng ‘’một đảng duy nhất vẫn có tự do’’. Tổng thống Obama cũng không hề đánh giá cao thể chế chính trị hiện nay ở VN. Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ từng tuyên bố: “Những thể chế khác được thử áp dụng: phát xít, cộng sản, độc tài cá nhân, độc tài phe nhóm ... đã thất bại vì không xây dựng được niềm tin ở nhân dân‘’.
Trước khi đến VN, Tổng thống Obama đã cử Thứ trưởng Ngoại giao Tom Malinowski đi trước mang theo yêu cầu trả tự do cho các anh chị em bị giam cầm do dám đấu tranh cho tự do, nhân quyền và chống bành trướng nước lớn.
Giờ đây mọi sự tùy thuộc ở thái độ của Bộ Chính trị Đảng CSVN có biết đặt lợi ích dân tộc, nhân dân ở trên lợi ích phe đảng hay không. Nhân dân đang chăm chú theo dõi diễn biến của cuộc thăm viếng lịch sử này và nghiêm khắc cảnh cáo các nhà lãnh đạo đảng CS chớ bỏ lỡ cơ hội đưa đất nước gắn bó thuận lợi với thế giới dân chủ hùng mạnh và văn minh, vì cuộc sống thanh bình và phát triển của 90 triệu nhân dân VN và các thế hệ mai sau.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

‘Tôi tôn trọng quyết định của con tôi’

Ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ Trần Huỳnh Duy Thức

Nhật Bình/Người Việt

SÀI GÒN (NV)
 - Mấy ngày qua, giới hoạt động dân chủ trong cũng như ngoài nước quan tâm đến tình hình sức khỏe của tù nhân lương tâm nổi tiếng - Kỹ Sư Trần Huỳnh Duy Thức (THDT). Có tin tức cho biết, CSVN ép ông sang Mỹ nhưng ông từ chối và quyết định “tuyệt thực đến chết” vào ngày 24 Tháng Năm. Trước tin tức này, chúng tôi gặp ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ ông Trần Huỳnh Duy Thức, vào ngày 18 Tháng Năm, để biết thông tin chính xác.
Ông Trần Văn Huỳnh tại tư gia lúc trả lời phỏng vấn của Người Việt. (Hình: Nhật Bình/Người Việt)
***
Nhật Bình (Người Việt): Thưa ông, những ngày qua có thông tin chính quyền CSVN muốn ép anh Trần Huỳnh Duy Thức đi Mỹ và anh Thức phản đối bằng cách tuyên bố tuyệt thực từ ngày 24 Tháng Năm, thực hư chuyện này thế nào?

Ông Trần Văn Huỳnh (TVH): Ngày 14 Tháng Năm, đại gia đình chúng tôi gồm 14 người từ Sài Gòn đi đến trại giam Số 6 tại xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Đó là chuyến đi dài và mệt mỏi. Khi đến trại giam, tiếp chúng tôi là hơn 30 cán bộ và công an.

Họ cho chúng tôi vào phòng thăm gặp sau khi yêu cầu tất cả mọi người để lại tất các thiết bị ghi âm, ghi hình, điện thoại bên ngoài xe hoặc gửi bảo vệ trại giam giữ bên ngoài. Họ dẫn Thức đến căn phòng, bị ngăn cách với gia đình bởi một tấm kính dày, chúng tôi chỉ được trò chuyện qua điện thoại có sẵn. Nhìn Thức khá ốm yếu như bị kiệt sức, hai mắt thâm quầng.

Xung quanh Thức có 5 công an giám sát theo dõi và 2 công an mỗi bên ghi chép lại tất cả những gì Thức và gia đình trao đổi qua điện thoại. Bầu không khí khi đó thật đáng sợ.

Trong khi nói chuyện, chúng tôi hỏi Thức vì sao bị chuyển ra trại giam ở tận Nghệ An xa xôi này. Thức cho biết, anh cũng không được cho biết lý do. Thức nói với gia đình là vào ngày 5 Tháng Năm vừa qua, khi đang nằm nghỉ (trong phòng giam ở trại giam Xuyên Mộc) thì một vài công an trại giam đến và yêu cầu đi ra ngoài.

Thức từ chối làm theo yêu cầu của công an trại giam này vì không có lệnh bằng văn bản của người có thẩm quyền. Vì vậy Thức bị công an trại giam Xuyên Mộc còng tay, bịt miệng, đưa lên xe và chở ra trại giam ở Nghệ An.

Thức cho biết đã bác lời đề nghị cho ra tù và đi Mỹ từ phía chính quyền Việt Nam. Vào gần cuối buổi thăm, Thức mới nói xin lỗi cả gia đình vì quyết định sẽ tuyệt thực không thời hạn từ ngày 24 Tháng Năm sắp tới, tức đúng 7 năm ngày bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam. Thức đã nói với tôi là: “Thưa Ba, con không thể sống trong một đất nước không tôn trọng pháp luật và không có quyền con người. Con yêu gia đình lắm, nhưng con yêu Việt Nam hơn. Con quyết định tuyệt thực kể từ ngày 24 Tháng Năm không thời hạn để đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật và yêu cầu trưng cầu dân ý trao cho nhân dân quyền quyết định thể chế chính trị của đất nước.”
Đại gia đình Trần Huỳnh Duy Thức mặc áo in hình của anh, để bày tỏ thái độ ủng hộ việc làm của người thân. (Hình: Nhật Bình/Người Việt)

NV: Là một người cha, ông nghĩ thế nào về quyết định của con mình?

TVH: Về quyết định không đi Mỹ thì tôi không bận tâm lắm, nhưng khi Thức cho biết sẽ dùng biện pháp tuyệt thực để phản đối trại giam, cả gia đình tôi nghẹn ngào trong nước mắt. Vì tình cảm gia đình nên đã cố thuyết phục Thức rút lại lời tuyên bố nhưng Thức vẫn giữ quyết định.

Đó là tình cảm gia đình. Còn riêng bản thân tôi, là một người cha, tôi rất đau lòng khi con mình phải chịu nhiều thiệt thòi, chỉ vì dám lên tiếng để góp phần xây dựng đất nước. Thế nhưng như Thức đã nói với tôi lúc đó, là “nếu đó là định mệnh, con sẵn sàng chết cho mục tiêu để người dân Việt Nam sớm nhìn thấy một đất nước thượng tôn pháp luật, tôn trọng quyền con người.”

Khi tôi nghe Thức nói như vậy thì dường như tình cảm xác thịt giữa người cha đối với một người con như tan biến. Mà thay vào đó là niềm tự hào, hãnh diện về đứa con kiên cường bất khuất của mình.

NV: Được biết ngày 22 Tháng Năm Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama, sẽ sang thăm Việt Nam. Nếu có lời muốn nhắn gửi đến ngài tổng thống, ông sẽ nói gì?

TVH: Tôi đánh giá cao chuyến đi lần này của vị tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam. Tôi mong muốn trong mọi vấn đề giao thương đàm phán của hai nước, thì phía hành pháp Hoa Kỳ, cụ thể ở đây là Tổng Thống Obama, phải đặt nặng vấn đề “nhân quyền” vào. Vì không thể có một chính quyền nào suốt ngày chỉ biết bắt bớ các tiếng nói đối lập, mà có thể thật tâm muốn giao thương làm bạn với các nước khác được hết.

Tôi mong chính quyền của Tổng Thống Obama có thể gây sức ép mạnh hơn nữa, nhằm làm giảm bớt các vụ vi phạm nhân quyền như vừa qua là đánh đập người biểu tình. Đặc biệt là trường hợp của Trần Huỳnh Duy Thức, ngài tổng thống có thể yêu cầu phía Việt Nam trả tự do một cách vô điều kiện, chứ không phải ép buộc người dân của mình phải đi Mỹ.

Tôi hy vọng sau chuyến viếng thăm lần này, phía Việt Nam sẽ có thiện chí hơn, thật tâm hơn trong vấn đề nhân quyền, để cải thiện bộ mặt của chính quyền trước quốc tế.

NV: Xin cảm ơn ông. Kính chúc ông nhiều sức khỏe, để tiếp tục hành trình đấu tranh đòi công lý cùng con mình.


TVH: Xin cám ơn quý báo.

18-05- 2016 1:52:54 PM 

Nước sông Hậu Giang bỗng xanh như nước biển

CẦN THƠ (NV) - Sông Hậu Giang trong xanh như nước biển do lượng phù sa từ thượng nguồn Mekong về miền Tây ngày càng ít. Việc này là hiểm họa có thể làm tan rã miền Tây. Tin Thanh Niên.
Theo giới khoa học, nước càng trong chứng tỏ phù sa càng ít. (Hình: Thanh Niên)

Theo ông Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập nghiên cứu về sinh thái sông Mekong cho rằng, bản chất của miền Tây Việt Nam là được hình thành bằng phù sa lấn ra biển từ 6,000 năm trước.

“Phù sa mất dần, lượng phù sa bồi đắp không đủ sức ‘lấn’ ra biển thì tất yếu sẽ có một quá trình ngược lại là tan rã. Và quá trình này sẽ chỉ tính bằng thế kỷ,” ông Thiện nói.

Theo mô tả của phóng viên Thanh Niên, từ cầu Cần Thơ nhìn xuống mặt nước phía gần cồn Phù Sa, thành phố Cần Thơ có thể thấy, vài vệt phù sa trôi dập dềnh giữa dòng nước trong xanh bao phủ toàn bề mặt sông Hậu Giang.

Ông Tư Hài (72 tuổi), một ngư dân cố cựu sinh sống ở xóm Đáy, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long cho biết, nước sông Hậu Giang năm nay trong hơn mọi năm rất nhiều. Nước sông không có phù sa, rong tảo, trứng nước... cá tôm cũng ngày một cạn kiệt. Cuộc sống mưu sinh của các ngư dân trên sông Hậu ngày một khó khăn.

Nói với phóng viên Thanh Niên ngày 17 tháng 5, ông Dương Văn Ni, giảng viên trường đại học Cần Thơ cho rằng, hạn mặn khốc liệt đã thu hút toàn bộ sự chú ý vào nguồn nước. Trung Quốc xả đập thủy điện hồi tháng 3 và tháng 4 cũng dễ dàng “đánh lừa” mọi chú ý vào nước như một hành động “cứu trợ nước kịp thời.” Tuy nhiên thực tế không có tác dụng gì, bởi nguồn nước họ xả ra vẫn thấp hơn mọi năm, không thấm thía vào đâu.

Theo ông Ni, có một thực tế là nếu thiếu nước ngọt vẫn còn có thể chờ mưa, trữ nước, hoặc chở nước từ thượng nguồn về. Còn phù sa bị thủy điện ngăn lại sẽ mất đi vĩnh viễn không gì bù đắp được. Khi đó, sụt lún (bao gồm cả sụt lún tự nhiên, sụt lún do khai thác nước ngầm), sạt lở, nước biển dâng sẽ đáng sợ hơn rất nhiều.

Ông Marc Goichot, chuyên gia Quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên chia sẻ, năm 1992 lượng phù sa trên sông Mekong khoảng 160 triệu tấn/năm, nhưng đến năm 2014 chỉ còn khoảng 75 triệu tấn/năm, tức đã giảm trên 50% so với hơn 20 năm trước. Nguyên nhân chính gây ra sự di chuyển phù sa bồi đấp cho vùng đồng bằng sông Cửu Long chính là các đập thủy điện. (Tr.N)

18-05-2016 2:31:17 PM 

Bắt gần nửa tỷ đồng tiền giả ở phi trường Nội Bài

HÀ NỘI (NV) - An ninh hàng không phi trường quốc tế Nội Bài vừa bắt giữ một ông mang theo 2,099 tờ tiền mệnh giá 200,000 đồng giả mua từ Trung Quốc đưa vào miền Nam tiêu thụ.
Hơn 419 triệu đồng tiền giả mua từ Trung Quốc bị bắt ở phi trường Nội Bài. (Hình: Người Lao Động)

Người Lao Động dẫn tin, ngày 18 tháng 5, ông Trần Đức Vinh, trưởng đồn công an phi trường quốc tế Nội Bài cho biết, lực lượng an ninh hàng không vừa phát hiện hành khách Trần Quốc Thanh (54 tuổi), trú huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, đi chuyến bay VJ171, hành trình Hà Nội - Sài Gòn mang theo tiền giả qua phi trường.
Tin cho biết, khi làm thủ tục soi chiếu hàng hóa cho hành khách tại sảnh A nhà ga hành khách T1, nhân viên đội kiểm tra an ninh soi chiếu quốc nội qua màn hình kiểm tra phát hiện một hành lý xách tay có dấu hiệu bất thường.

Qua kiểm tra trực tiếp, đội an ninh cơ động, đồn công an phi trường quốc tế Nội Bài và cảng vụ hàng không miền Bắc phát hiện bên trong có nhiều tờ tiền mệnh giá 200,000 đồng có số seri trùng nhau. Căn cứ kết quả kiểm tra, cơ quan an ninh đã yêu cầu ông Thanh và những người liên quan về phòng trực đội an ninh cơ động để làm rõ sự việc.

Tại đây, ông Thanh thừa nhận đã mang theo trong hành lý xách tay 21 tập tiền gồm 2,099 tờ, loại mệnh giá 200,000 đồng, có tổng giá trị 419.8 triệu đồng. Số tiền này ông mua từ Lạng Sơn do Trung Quốc làm giả để mang vào phía Nam tiêu thụ. Hiện vụ việc đang được đồn công an phi trường quốc tế Nội Bài tiếp tục điều tra làm rõ. (Tr.N)

18-05-2016 2:36:02 PM 

Xôn xao pha ngã ‘ăn vạ’ của thiếu tá công an

HÀ NỘI (NV) - Sau khi clip “ăn vạ để kiếm phạt đền” của ông thiếu tá công an phường bị tung lên mạng khiến người dân tức giận, để giảm bớt dư luận, cấp trên của ông này giải thích“do cán bộ công an bị... trượt chân.”
Thiếu tá công an “ăn vạ” nằm sõng soài dưới đường trong khi hai cảnh sát khác khống chế chủ xe. (Hình: Dân Trí)

Đoạn clip dài gần 2 phút ghi lại cú ngã “có 1 không 2” mà người dân ví như pha “ăn vạ để kiếm phạt đền” của ông thiếu tá công an phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông đôi co với chủ một xe tải được lan truyền trên các diễn đàn mạng xã hội thu hút sự chú ý lớn của cư dân mạng với hàng chục ngàn lượt bình luận, chia sẻ.

Hình ảnh trong clip cho thấy, một người đàn ông và một thiếu tá công an đôi co về việc công an giữ giấy tờ xe của anh này. “Anh giữ giấy tờ của tôi thì anh phải cho tôi xin tờ giấy lại để mai tôi lên làm việc... Tôi là người dân, tôi sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Còn bây giờ anh viết lại cái biên bản, tôi sẽ chịu ký toàn bộ vào đấy,” ông được cho là người vi phạm luật giao thông nói với ông thiếu tá công an.

Sau một hồi lời qua tiếng lại, vài lần định mở cửa xe nhưng bị tài xế ngăn cản, liên tục yêu cầu công an lập biên bản vì đã bị những người mặc sắc phục công an giữ giấy tờ. Đợi đúng lúc người tài xế đưa tay phải nắm vào cánh tay trái của mình, ông thiếu tá công an bất ngờ ngã ngửa xuống đường, kèm theo tiếng kêu “ối, ối.” Tay trái của chủ phương tiện và tay phải của thiếu tá nắm chặt nhau nên khi y ngã, tài xế cũng bị kéo theo.

Ngay sau đó, một số tiếng hô “bắt, bắt” của ai đó vang lên. Hai người mặc sắc phục công an lao đến bẻ tay tài xế dẫn đi, trong khi vị thiếu tá vẫn nằm sõng soài dưới đường.

Nói với phóng viên Dân Trí, ngày 18 tháng 5, ông Nguyễn Hữu Long, trưởng công an phường Nguyễn Trãi, xác nhận sự việc xảy ra ngày 13 tháng 5 khi tổ công tác công an phường Nguyễn Trãi do thiếu tá Đặng Quốc Phong, tổ trưởng tổ trật tự đi kiểm tra tình hình trật tự trên địa bàn phường và phát hiện 1 chiếc xe tải đậu dưới lòng đường sau biển báo cấm dừng đỗ.

Khi kiểm tra xong, lực lượng công an yêu cầu tài xế xe về trụ sở công an phường làm việc nhưng tài xế không đồng ý mà yêu cầu lập biên bản giữ giấy tờ dẫn đến hai bên đôi co như nội dung clip được chia sẻ.
Nói về cú ngã của cấp dưới trong đoạn clip, ông Long cho biết, theo trình cáo của ông Phong, do anh trượt chân và tự ngã, nhưng các cán bộ trong tổ công tác cho rằng người tài xế đẩy ngã ông Phong nên đã khống chế, đưa về trụ sở để làm rõ.

Theo ông Long, tội của tài xế chưa đến mức phải xử lý hành chính hay hình sự, chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi “đỗ xe không đúng nơi quy định.” Riêng hành vi của ông Phong, “Công an quận Hà Đông đang làm rõ để có căn cứ xử lý cán bộ theo đúng quy định,” ông Long cho biết thêm. (Tr.N)

18-05-2016 2:22:34 PM 

Biển Đông: Giáo sư TQ hung hăng đòi dùng "đả cẩu bổng" chống Mỹ

 Hải Võ | 17/05/2016 19:48
Biển Đông: Giáo sư TQ hung hăng đòi dùng "đả cẩu bổng" chống Mỹ
(Ảnh minh họa: Huanqiu)

Cuộc "khẩu chiến" giữa Chính phủ, quân đội, truyền thông và các nhà nghiên cứu Trung Quốc với Mỹ về tình hình biển Đông không có dấu hiệu "hạ nhiệt".

Chuyên gia hiếu chiến: Cầm chắc "đả cẩu bổng"
Tiến sĩ Chiến lược học, Giáo sư Khoa nghiên cứu giáo dục chiến lược, Đại học quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Hải quân Lương Phương trả lời phỏng vấn Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) ngày 16/5 chỉ trích Mỹ "không ngừng gia tăng bố trí quân sự ở gần khu vực biển Đông".
Bà Lương cáo buộc quân đội Mỹ tăng tần suất đưa tàu chiến và máy bay quân sự áp sát tuần tra các đảo, đá ở biển Đông (mà Trung Quốc đang bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép-PV) để "diễu võ dương oai".
Bà này cũng phản ứng việc quân đội Mỹ tổ chức nhiều cuộc tập trận chung với các đồng minh và đối tác ở châu Á-Thái Bình Dương là "hành động nhằm vào Trung Quốc", "làm leo thang căng thẳng biển Đông".
Theo bà Lương, dù Mỹ căn cứ theo quy định của UNCLOS thì việc tàu USS William P. Lawrence tuần tra đá Chữ Thập hôm 10/5 mà không thông báo cho Bắc Kinh thì cũng là hành động "tổn hại lợi ích và chủ quyền (phi pháp-PV) của Trung Quốc".
"Washington hiện nay đã không che giấu việc áp đặt tiêu chuẩn kép khi 'phớt lờ' các động thái của đồng minh và chính Mỹ trên biển Đông, nhưng lại không ngừng chỉ trích Trung Quốc."
Biển Đông: Giáo sư TQ hung hăng đòi dùng đả cẩu bổng chống Mỹ - Ảnh 1.
Đại tá Hải quân Trung Quốc Lương Phương, quan chức có nhiều phát ngôn hiếu chiến về vấn đề biển Đông thời gian qua. (Ảnh: Baidu)
Gần đây, khi càng sát thời gian Tòa trọng tài thường trực (PCA) The Hague đưa ra phán quyết với vụ kiện biển Đông mà Philippines là nguyên đơn chống lại yêu sách chủ quyền "đường chín đoạn" của Trung Quốc, cuộc cạnh tranh vận động hành lang giữa Mỹ-Trung đã trở nên căng thẳng hơn.
Trong khi Thời báo Hoàn Cầu, tờ báo do Nhân dân Nhật báo chủ quản, mới đây tung hô "có 40 nước ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về biển Đông", thì Tiến sĩ Lương Phương vẫn chỉ trích Washington "kéo bè kết phái bao vây Trung Quốc".
Bà Lương tuyên bố: "Chúng ta [Trung Quốc] không thể ngăn cản Mỹ quân sự hóa tình hình biển Đông, nhưng cần phải cầm chắc 'đả cẩu bổng' trong tay", khi cổ vũ hoạt động quân sự hóa phi pháp của Bắc Kinh với lý do "ứng phó các mối đe dọa quân sự".
"Lãnh hải và lãnh không của Trung Quốc (tức vùng biển và vùng trời mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền một cách vô giá trị và trái phép ở biển Đông-PV) không phải là nơi Mỹ muốn đến thì đến, muốn đi thì đi...
Nếu Mỹ có hành động quân sự quá khích trong khu vực, Trung Quốc sẽ, và có đủ khả năng, tiến hành phản ứng thích đáng," Lương Phương lớn tiếng trên tờ báo đảng Trung Quốc.
Biển Đông: Giáo sư TQ hung hăng đòi dùng đả cẩu bổng chống Mỹ - Ảnh 2.
Mỹ-Nhật-Ấn Độ sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân thường niên Malabar vào tháng 6 tới. (Ảnh minh họa)
Tướng Trung Quốc: Mỹ là "đòn bẩy" để Bắc Kinh lợi dụng
Phát ngôn đầy hiếu chiến của Giáo sư Đại học quốc phòng Trung Quốc được cho là phản ứng đáp trả thông tin từ Chính phủ Nhật Bản hôm 16/5.
Theo đó, Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) sẽ tập trận chung Malabar cùng Hải quân Mỹ và Ấn Độ ở vùng biển gần Okinawa vào tháng 6.
Đây là động thái nhằm tăng cường quan hệ hợp tác về an ninh giữa ba nước và cũng là năm thứ 3 liên tiếp Hải quân Nhật tham gia tập trận Malabar.
Đáng chú ý, Ấn Độ là một trong số quốc gia mà Bắc Kinh gần đây đã loan tin là "ủng hộ lập trường của Trung Quốc về biển Đông".
Biển Đông: Giáo sư TQ hung hăng đòi dùng đả cẩu bổng chống Mỹ - Ảnh 3.
Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc tập trận ở vùng biển Ấn Độ Dương hôm 15/5. (Ảnh: 81.cn)
Trong khi đó, Thiếu tướng Trung Quốc, nhà chiến lược quân sự Bành Quang Khiêm viết trong bài xã luận gửi Thời báo Hoàn Cầu, gọi việc Mỹ tuần tra biển Đông và tham gia các cuộc tập trận chung là "đá mài dao" giúp Bắc Kinh hoàn thiện chiến lược trên biển của mình.
Tướng "diều hâu" này lớn tiếng tuyên bố chính Mỹ đang giúp Trung Quốc "động viên các nguồn lực người Hoa trong và ngoài nước", nhắc nhở Bắc Kinh "liên tục hoàn thiện hệ thống phòng thủ (trái phép-PV) trên các đảo nhân tạo ở biển Đông".
Hôm 13/5, Báo cáo tình hình an ninh và quân sự Trung Quốc 2016 của Bộ quốc phòng Mỹ đã bị Bắc Kinh phản ứng gay gắt khi nội dung liên quan đến biển Đông từ "hai đoạn" trong báo cáo 2015 đã tăng lên thành "hơn mười trang giấy".
Báo cáo chỉ rõ tiến độ bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép mà Trung Quốc tiến hành trên 7 thực thể ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và khẳng định Bắc Kinh đang áp dụng "chính sách bá quyền" trên biển Đông.
Theo Thế giới trẻ