Sunday, December 9, 2018

Nhân vật của năm 2018: Phùng Xuân Nhạ

12/07/2018 - 09:26 — truongduynhat
Tôi hay khuyên bạn đọc, đùa mà thật: Nếu gặp điều gì bực dọc, không nín được, buộc phải văng một câu thì đừng bê cái của chị em ra mà tội, cứ nói “cái ông Nhạ” là ok.
Nó khởi phát từ chuyện nói ngọng của ông Nhạ. Méo trẹo mồm không phát âm nổi chữ “nồn”.
Thú thật, nhiều khi suy ngẫm mãi chuyện này. Rằng tại sao, một mẫu người như Phùng Xuân Nhạ lại có thể ngồi ghế Bộ trưởng, quản cai sự nghiệp giáo dục quốc gia?
Ngay từ khi mới nhậm chức, nhìn những lẵng hoa kết hình rồng phụng, và bức “đại thành” dâng Bộ trưởng, đã thấy gì đấy như thể báo hiệu cho những điều cực kỳ trâng tráo, kém văn hoá và phản giáo dục. Chỉ nhìn cái thế ngồi của ông Nhạ trong buổi toạ đàm khoa học, không thể tin nổi đó là một Bộ trưởng giáo dục. Một hình ảnh phản cảm, vô văn hoá và phản giáo dục, không gì hơn. Thêm hình ảnh ông đút tay túi quần huấn thị giáo viên trong một hội nghị tổng kết của ngành - chẳng khác kẻ du côn. 
Tôi không cho đó chỉ là hình thức, diện mạo, phong thái bên ngoài. Cũng như không ít người biện minh cho cái tật nói ngọng của ông là do “âm giọng vùng miền”. Tôi không nghĩ thế. Phải gọi đúng đấy là biểu hiện của một nền học vấn kém.
Thực học của ông đến đâu, đáng là điều phải mổ xẻ. Bởi đã đọc/nghe quá nhiều điều tiếng về những “bài báo khoa học” và bản luận án tiến sĩ của ông. Chưa kể việc khi mới là phó giáo sư, ông lại chễm chệ ngồi ghế Chủ tịch hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Để rồi, tự ông ký quyết định phong giáo sư cho chính mình.
Lịch sử, chưa giai thời nào tòi ra một Bộ trưởng tệ hại, phi giáo dục và phản văn hoá thế. 
Giáo dục, khoan bàn đến “triết lý” hay “chủ thuyết”. Chỉ việc nói ngọng thôi, đến chữ “nồn” đánh vần không xong, đã là phản giáo dục lắm rồi.
Chất lượng giáo dục là chất lượng con người. Chất lượng con người là chất lượng chế độ.
Vì thế, nhìn vào ông Nhạ, không chỉ để thấy chất lượng giáo dục, đó còn là chất lượng con người, chất lượng chính phủ. 
Chính phủ đương nhiệm, không thiếu những quan chức rất Cờ Lờ Mờ Vờ. Nhưng để lại một hình ảnh phản cảm và xấu xí thế, không ai hơn ông Nhạ. 
Tôi chọn ông là nhân vật của năm 2018, theo chiều nghĩa này.

Nói trước, không phải lỗi tại tôi khi các anh chị bịt mũi đọc cái bài này

Theo RFA-Tre-2018-12-07  
Hình minh họa. Một người bán gà ở trên một con đường ngoại thành Hà Nội hôm 16/2/2009
 Hình minh họa. Một người bán gà ở trên một con đường ngoại thành Hà Nội hôm 16/2/2009-AFP
Sát nhà tôi là nhà vợ chồng một công chức về hưu sớm. Họ làm thêm và tiết kiệm bằng cách nuôi gà, nuôi chim cút, nuôi nhím, trồng rau.
Cái chuồng nuôi vài chục con gà của họ đặt sát hàng rào phân cách hai nhà.
Cách đó chỉ hai mét, qua cái sân nhỏ, là phòng ngủ của tôi.
Mỗi sáng, chưa đến 5 giờ, bọn gà hò nhau gáy vang!
Tôi, của đáng tội, cũng hay tỏ vẻ yêu thiên nhiên lắm. Cơ mà bị thiên nhiên đánh thức đều đặn vào cái giờ ấy, trong khi mình muốn và được quyền ngủ đến 8 giờ cơ thì cái tình yêu ấy xem chừng cũng yêu yếu dần đi, rồi đến ngày đoản mệnh.
Thêm vào đấy là mùi phân gà. Chưa có quy định nào yêu cầu nuôi gà trong thành phố thì phải tắm (gà) thường xuyên, cũng chưa ai thấy con gà nào xài khử mùi (thơm mát, trắng mịn như ngọc trai, TV hay quảng cáo) nên mùi phân của cái bọn gà ấy không thể nào gọi là dễ chịu cả.
Tiếp đến là con mạt gà cuốn theo chiều gió bay vào nhà, khiến chúng tôi gãi xoành xoạch suốt cả ngày.
Nhắc thì anh ấy “ní nuận”: “Đất nhà tôi, tôi làm gì kệ xác”. Ừ mà phòng khách nhà anh ta cũng bên cạnh chuồng gà.
Đành phải đưa đơn ra tổ dân phố.
Các nhà bên cạnh cũng đồng loạt than vãn. Anh ấy nhượng bộ bằng cách mua nilon với lưới về quây kín cái chuồng bên phần đất anh ta. Lâu lâu nilon thủng thì lại thay.
Hình minh họa. Một người đàn ông lớn tuổi nhìn một chuồng chim treo cao cùng với quần ao đang phơi bên ngoài căn hộ của mình ở khu phố cổ Hà Nội hôm 5/1/2000.
Hình minh họa. Một người đàn ông lớn tuổi nhìn một chuồng chim treo cao cùng với quần ao đang phơi bên ngoài căn hộ của mình ở khu phố cổ Hà Nội hôm 5/1/2000. AFP
Ở cuối khu thì có một anh khác trồng cả một vườn hoa rực rỡ bên ngoài đường đi. Anh yêu và siêng năng chăm sóc cây hoa lắm lắm.
Phiền nỗi, anh toàn chăm bằng các biện pháp đặc sệt “sinh thái”, như để dành nước tiểu vào vại, om thật lâu rồi múc ra tưới hoa và cây cảnh.
Lạy giời, hoa đẹp thì đẹp lắm, tươi thì tươi lắm, nhưng mỗi lần anh tưới hoa thì hàng xóm cứ phải bịt mũi nghiến răng rõ lâu.
Cho nên hễ đọc các bài báo ca ngợi những ngôi nhà giữa lòng thủ đô “đưa được mô hình vườn-ao-chuồng” vào thành phố, “tạo nên một vẻ xanh mát organic cho thành thị”, tôi lại rưng rưng thương xót những hàng xóm của họ.
Có những ngôi nhà ống bốn tầng nhưng chủ nhà tự dựng lên 3 tầng nữa bằng fibro ciment và gỗ, để làm chuồng nuôi lợn (ăn cho nó sạch bác ạ, dạo này thực phẩm đáng sợ lắm). Bên cạnh chuồng lợn là chuồng gà. Dưới tầng 2 là ao cá.
Bên cạnh đấy là cái phuy ủ chất thải và phân gà, để làm đất bón rau. Úi giời ơi cứ là xanh mơn mởn! Sâu á, cứ gọi là đầy đất. Rau sạch thì mới có sâu nhá, hàng chuẩn đấy bác ạ!
Báo chí ca ngợi họ cứ như tân Cô-lông-bô phát hiện ra châu Mỹ. Chả những đủ ăn lại còn thừa thãi vì bán rau gà cá lợn sạch cho hàng phố. Góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Mấy năm nay dân Việt Nam hễ cứ đọc báo là run lẩy bẩy. Nào rau muống tướt nhớt gây ung thư. Nào cá rô phi gây ung thư. Nào mít nhúng hóa chất gây ung thư. Nào chảo chống dính gây ung thư. Nào ăn nhiều đường gây ung thư…
Nói chung, cứ cầm đến báo chí là lại thấy cái gì đấy gây ung thư!
Mà tất cả tin tức gì về ung thư đều được share dữ dội trên mạng. Người người tát (tag) nhau. Nhà nhà tát (tag) nhau. Tẩy chay.
Ngay cả khi những kỹ sư nông học, bác sĩ, những nhà khoa học phản biện và chia sẻ kiến thức đúng trên báo hay trên trang mạng cá nhân, dân ta vẫn không tin.
Có doanh nghiệp đang bán mít sấy, bán chạy đùng đùng thì tin mít (dứa, chuối) ung thư dội xuống. Chả ai dám mua nữa. Mít (dứa, chuối) tươi bỏ thối, mít (dứa, chuối) khô may mà xuất khẩu nên còn vớt vát. Khóc nỉ khóc non, họ mời các nhà khoa học tổ chức hội thảo, mời cả nông dân và báo giới đến thông tin rộng rãi.
Cơ mà chúng (dân) ông vẫn chả thèm tin.
Họ không tin chả phải vì có cơ sở để nghi ngờ chứng minh của các nhà khoa học. Không tin là bởi vì trước nay nhiều cái không tin được quá, cớ gì lần này ta đổi ý?
Tại vì rằng thì là cái con niềm tin nó đỏng đảnh, nó dở người, nó khó nuôi lắm. Cho ăn no thì nó vẫn chưa chắc sống mãi, mà dính tí nước bẩn  thì nó lăn đùng ra chết (xã hội Việt Nam mình hình như cái con niềm tin ấy nó không hợp hệ sinh thái, thỉnh thoảng lắm mới trông thấy nó đã đành, nó lại còn thường xuyên chết yểu).
Hình minh họa. Một người bán đồ ăn trên vỉa hè ở Hà Nội hôm 14/1/2014
Hình minh họa. Một người bán đồ ăn trên vỉa hè ở Hà Nội hôm 14/1/2014 AFP
Thế là những bà mẹ quê càng vất vả trăm chiều, để mà nuôi một đàn con chắt chiu (thưa ông Phạm Duy, ông đáng đánh đòn vì cái tội tiên đoán quá đúng như thế),  tháng tháng đóng thùng gửi rau, gà, lợn, cá ra thành phố cho con. Những dịp nghỉ dài ngày, dân phố về quê khệ nệ ôm theo bao gạo, tải rau, cả những bu gà, bao tải dứa đựng vịt.
Trên tàu hỏa, trên xe đò, những cái bu gà vịt sẽ được đặt ở ngay giữa sàn xe, trên lối đi. Chúng thò đầu ra ngắm con đường lên tỉnh, phấn khích kêu quàng quạc và ị sực nức.
Người cùng chuyến xe hay chuyến tàu thì chẳng còn cách nào khác là bịt mũi "thông cảm".
Trong những chuyến tàu từ Bắc vào Nam, không ít lần tôi gặp những bà mẹ miền Trung sắp nắp thồ đến hai ba bao tải cao ngất, đậu xanh, gạo, bánh đa, và cả than củi để xông hơ cho con gái mới sinh, ở Sài Gòn.
Báo chí thổi bùng lên cơn phấn khích nông thôn hóa thành thị, vườn ao chuồng hóa cao ốc, gà hóa khu dân cư. Toàn dân nô nức phấn khởi thực hành chế độ nông dân sân thượng. Đi làm về thì dọn phân ủ phân trộn phân, trong giờ làm thì tranh thủ lên mạng vào Hội nông dân sân thượng học hỏi kinh nghiệm, gần hết giờ thì chạy trước để còn tạt chỗ nọ chỗ kia mua đất, mua giống, mua phân, mua trấu rải chuồng gà...
Bất chấp sự nguy hiểm tiềm tàng của những cái sân thượng nhà ống hay những cái ban công chung cư đột nhiên phải cõng đến hàng trăm hộp xốp chứa đầy đất và phân bón; hay mùi nước tiểu, mùi phân và ký sinh trùng phát tán khắp nơi từ những cái chuồng gà hay chuồng lợn sát bên phòng ngủ.
Các anh chị đọc đến đây chưa? Rõ khổ, đã bảo đừng đọc rồi cứ không chịu nghe cơ. Tôi đã bảo trước lỗi không phải tại tôi mà lị. Đáng ra tôi không viết cái sớ (vừa dài thườn thượt, vừa khăn khẳn phân gà phân lợn) thế này để làm hỏng một cuối tuần đẹp đẽ của các anh chị. Tôi muốn viết những bài thơ tình (bịa) xanh tươi, có hoa thơm bướm lượn, có những chú ong vo ve trong nắng vàng bên ly cà phê thơm ngát cơ.
Nhưng mà biết làm thế nào, khi mà cái ban công ngắm trăng của chúng tôi đã được khuyến mãi với những cái chuồng gà organic thời thượng đến như thế?
Tre
Chú thích
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Các ông ác lắm, vô cảm lắm và đểu lắm

Theo RFA-Nguyễn Tường Thụy-2018-12-07  
Image may contain: 3 people, crowd and outdoor
Hình minh họa. Cổ động viên đổ ra đường phố Hà Nội sau chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trước Iraq ở giải Asian AFC U23 ở Trung Quốc hôm 20/1/2018-AFP
Mỗi khi Việt Nam chiến thắng về môn bóng đá ở giải đấu nào, dù đá ở sân Mỹ Đình hay sân Thường Châu, hoặc ở sân nào đó, cơn bão ăn mừng chiến thắng đều nổ ra ở Hà Nội, Tp HCM và các tỉnh thành khác.
Khi đó, với cổ động viên VN, VN là vô địch. Trong đầu họ, không chỉ vô dịch bóng đá (dù chỉ tưởng tượng) mà cái gì cũng vô địch. Cờ đỏ sao vàng đã đành, họ mang cả hình ông Hồ, ông Giáp ra để hù dọa thiên hạ.
Ngày hôm qua, sau chiến thắng lượt về trước Philippines cũng thế. Kết quả sự ăn mừng quá khích này là nhiều cổ động viên chết khi đi bão ăn mừng đội VN thắng.
Lo ngại rằng ngày 11/12 tới, sau trận chung kết lượt đi với Malaysia, nếu VN thắng sẽ chết nhiều hơn,
Đặc biệt, sau trận trận chung kết lượt về tổ chức ngay tại VN ngày 15/12, nếu VN thắng nữa thì sẽ ra sao. Sợ thật.
Trong khi, các cường quốc bóng đá hàng đầu địa cầu, cũng không có sự quá khích tới mức ấy.
Điều rất lạ là, thực tế ấy, Liên đoàn bóng đá VN chưa bao giờ có một khuyến cáo nào.
Báo chí  VN cũng thế.
Lãnh đạo, quan chức VN không cũng không đưa ra một cảnh báo nào về cái sự ăn mừng quá khích.
Các ông rất vô trách nhiệm và vô cảm.
Các ông ác lắm, vô cảm lắm và đểu lắm.
Hình như các ông cũng ủng hộ việc ca ngợi hết mình vì chiến thắng của VN, và muốn cổ động viên điên hơn nữa để quên đi hiện thực đau đớn mà ở mặt nào của xã hội đều có. Còn thằng nào chết kệ chúng nó.
Giải thích tại sao, bóng đá VN mới gọi là có vị trí ở khu vực mà đã điên lên thế, có nhiều ý kiến cho rằng, VN chẳng hơn thiên hạ được cái gì, cho nên chỉ hơn chút về bóng đá mới điên lên như vậy. Họ không tìm ra được niềm vui nào từ hiện thực đau khổ ở xã hội này nên mới hơn người chút thì tranh thủ để vui, để tự hào. Đây là một tâm lý có thật.
Khi lên cơn cuồng như vậy, họ cố quên hết những gì tủi nhục, hổ thẹn của VN so với thế giới.
Kể cả khi không có gì thì họ bung lên một lá cờ đỏ sao vàng khi thiên hạ ghi bàn thắng ở một giải đấu chẳng liên quan gì đến VN rồi la lên: "Tự hào quá VN ơi" thì đủ biết sự trơ trẽn đã ở mức nào.
Những việc đó diễn ra bởi hàng trăm nghìn người, trong khi chỉ 4 người giăng biểu ngữ ủng hộ Huỳnh Thục Vy ở vỉa hè đường phố thị xã Buôn Hồ cũng đòi về đồn để "làm rõ" vì tội tụ tập đông người.
Cần cảnh giác trước mưu mô lấy chiến thắng bóng đá để để lấp liếm đi sự khốn nạn ở đất nước đau khổ này.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Làm sao ngăn dân Thủ Thiêm ăn tết ở thủ đô Hà Nội?

Theo RFA-Gió Bấc -2018-12-09   
Dân oan Thủ Thiêm biểu tình ở Hà Nội năm 2016
Dân oan Thủ Thiêm biểu tình ở Hà Nội năm 2016-Courtesy FB
Dân Thủ Thiêm ùn ùn kéo ra thủ đô Hà Nội đang là nỗi lo của Chính Phủ Việt Nam. Điều này thể hiện thành chỉ đạo tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 11 đã diễn ra ngày 3-12.
Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt do phó thủ tướng Trương Hòa Bình làm tổ trưởng để xử lý các vụ việc nổi cộm. "Ví dụ như trong mấy tháng gần đây bà con tỉnh phía Nam ra Hà Nội nhiều, với nhiều bức xúc của nhân dân chưa được giải quyết, xử lý như vụ việc Thủ Thiêm. Để dịp Tết bà con hạn chế ra Hà Nội, Thủ tướng yêu cầu mời bí thư các tỉnh, thành tham gia tổ công tác này để giải quyết các vụ việc nổi cộm", ông Mai Tiến Dũng nói {1}
Từ năm 2014 đến nay, hơn 100 hộ dân Thủ Thiêm thuê trọ gần trụ sở Ban tiếp dân Trung ương trên phố Ngô Thì Nhậm (Hà Đông, Hà Nội). Do đoàn người thuê trọ lâu ngày, luôn mang theo băng rôn yêu cầu xử lý vụ khiếu kiện đất, nên người dân địa phương quen mặt, thường gọi họ là cư dân “làng Thủ Thiêm giữa lòng Hà Nội” {2}
Viễn ảnh đoàn người dân Thủ Thiêm với những bang rôn, khẩu hiệu rực lửa trên các đường phố Thủ Đô trong ngày tết chắc hẳn sẽ làm xấu đi những báo cáo đẹp đẽ về nhân quyền với các tổ chức quốc tế, còn với dư luân, với người dân trong nước đó là chuyện hàng ngày chẳng đáng để chính phủ quan tâm.
Viễn ảnh đoàn người dân Thủ Thiêm với những băng rôn, khẩu hiệu rực lửa trên các đường phố Thủ Đô trong ngày tết chắc hẳn sẽ làm xấu đi những báo cáo đẹp đẽ về nhân quyền với các tổ chức quốc tế, còn với dư luận, với người dân trong nước đó là chuyện hàng ngày chẳng đáng để chính phủ quan tâm.
Vấn đề đặt ra là ông Trương Hòa Bình vốn dĩ là tướng Công An có cách nào trong thời gian ngắn ngủi trong hơn một tháng có thể giải quyết những bức xúc ngày càng gia tăng của hàng ngàn người dân Thủ Thiêm trong 20 năm nay?
Nhiều tháng qua, các lãnh đạo đảng, chính quyền TP. HCM họp hành, tiếp xúc cử tri liên miên nhưng tiến độ giải quyết nguyện vọng của người đang dừng chân tại chỗ. Mới đây nhất ngày 4-12 tại kỳ họp HĐND TP, ông Nguyễn Thiện Nhân, người từng thật thà tuyên bố “Tôi nói giọng Bắc nhưng tôi là người Nam” cho biết: "Thành phố đã có 3 cuộc làm việc với các Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND thành phố qua 5 nhiệm kỳ để làm rõ trách nhiệm, cái gì đúng, cái gì sai. Lần làm việc mới nhất là hôm chủ nhật 2/12, ông Nhân cho biết Ban cán sự đảng UBND thành phố sẽ tiếp tục hoàn thiện báo cáo theo đúng yêu cầu của Thanh tra Chính phủ {3}. Cái kết luận mà ông Nhân đề cập là văn bản số 1843, xác định Thủ Thiêm chỉ có 4,3 ha bị giải tỏa ngoài quy hoạch giống như con voi bị biến thành con kiến.
Công bằng mà nói, lãnh đạo TP.HCM cũng làm đuợc một chuyện cụ thể là căn cứ vào kết luận 1483 xác định được ranh giới của 4,3 ha đất giải tỏa ngoài quy hoạch và đề ra chính sách kế hoạch 821 gồm 10 điểm để giải quyết khiếu nại của người dân trong phạm vi 4,3 ha này. Tuy nhiên, qua các cuộc tiếp dân, tiếp xúc cử tri của ông Nguyễn Thành Phong Chủ tịch UBND TP và bà Nguyễn Thị Quyết Tâm Trưởng đoàn Đại biểu Quốc Hội, Chủ Tịch HĐND TP người dân, cử tri đã phản đối hoàn toàn đề xuất này vì cho rằng kết luận của Thanh tra chỉ là văn bản nội bộ và chưa phản ánh đầy đủ thưc trạng sai phạm, có đến 5 khu phố ngoài ranh bị giải tỏa chứ không chỉ có 4,3 ha và chính sách 10 điểm của TP còn quá chung chung.
Toàn cảnh cuộc họp của Ủy ban Nhân Dân TP.HCM công bố kết luận thanh tra về thực hiện quy hoạch Thủ Thiêm hôm 21/9/2018
Toàn cảnh cuộc họp của Ủy ban Nhân Dân TP.HCM công bố kết luận thanh tra về thực hiện quy hoạch Thủ Thiêm hôm 21/9/2018 Screen capture
Tiếp thu ý kiến người dân ông Phong thừa nhận nói trong cuộc tiếp xúc lần trước bà con cũng đã nêu vấn đề 5 khu phố nằm ngoài ranh, hôm nay bà con cũng tiếp tục nêu. “Như tôi đã nói, buổi gặp hôm nay là để xin ý kiến bà con việc thực hiện kết luận 1483. Nhưng hôm nay phát sinh thêm nội dung này, tôi sẽ làm việc với Thanh tra Chính phủ về nguyện vọng của cô bác.
Tiếp xúc với bà con, tôi đã nghe rất nhiều ý kiến cho rằng 5 khu phố nằm ngoài ranh, đề nghị Thanh tra có nghiên cứu. TP cũng sẽ làm việc với các bộ Tài nguyên - môi trường, Xây dựng. Tinh thần là rất lắng nghe ý kiến cô bác, còn quá trình làm việc như thế nào tôi sẽ báo cáo lại sau” {4} Như vậy, đàng sau những lời hứa chung chung, kế hoạch cụ thể duy nhất giải quyết khiếu nại của người dân Thủ Thiêm đã hoàn toàn phá sản.
Trước đó, ngày 7-9, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra chỉ rõ UBND thành phố đã vi phạm các quy định của pháp luật trong việc lập, trình phê duyệt và thu hồi khu tái định cư 160 ha thuộc 5 phường đã được Thủ tướng phê duyệt. Theo đó, thành phố đã phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương tạm giao, thu hồi và giao đất cho 51 dự án với tổng diện tích 144,6 ha để đầu tư nhà ở, văn phòng, khu vui chơi, giải trí, công trình công cộng... trên khu đất đã quy hoạch tái định cư.
Việc này dẫn đến hậu quả là không đủ đất bố trí tái định cư, phá vỡ quy hoạch đã phê duyệt. Việc xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm bị đình trệ do người dân khiếu nại kéo dài, cuộc sống nhiều người bị ảnh hưởng.{5}
Số lượng đơn thư khiếu nại của người dân Thủ Thiêm đã tăng vọt, từ 115 hộ dân thường xuyên khiếu nại ở Hà Nội, lượng đơn thư tăng lên hàng chục lần. Riêng tại quận 2, tính đến hết ngày 18-10 đã có 2.206 hộ dân thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm đã đến UBND quận 2 nộp đơn kiến nghị, phản ảnh (đơn riêng lẻ) với nội dung tập trung về yêu cầu được biết chính sách, chủ trương và được giải quyết bồi thường, hỗ trợ khi nhà đất nằm ngoài ranh quy hoạch {6}.
Nội dung khiếu nại của người dân không chỉ trong việc 160 ha đất tái định cư bị chia cho 51 doanh nghiệp mà còn liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp khác. Tại buổi tiếp xúc của tổ đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân TP khóa IX với cử tri quận 2 chiều nay 22-11, một số cử tri đề cập đến chuyện cần làm rõ việc mất bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm theo quyết định 367 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ.
Buổi họp Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, 20/10 và hình chiếc giầy được người dân ném lên phía chủ toạ cuộc họp
Buổi họp Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, 20/10 và hình chiếc giầy được người dân ném lên phía chủ toạ cuộc họp Courtesy: Vnexpress, FB, RFA edit.
Cử tri Nguyễn Thị Tám - sinh sống tại KP1, phường Bình Khánh - cho biết từ đây đến cuối năm, người dân Thủ Thiêm mong muốn cơ quan chức năng trả lời rõ câu chuyện trong và ngoài ranh tại KĐTM Thủ Thiêm. Người dân hiện mong ngóng từng ngày vì nhiều người hiện sinh sống trong cảnh không có nhà cửa {7}
Như vậy, kỳ hạn giải quyết khiếu nại trước tết không chỉ là mong muốn của chính phủ mà còn là thách thức của người dân Thủ Thiêm. Nhưng việc giải quyết của chính quyền quá chậm và có khoảng cách quá xa với mong muốn của người dân. Sai phạm ảnh hưởng đến hàng ngàn gia đình màn trời chiếu đất, hàng trăm ha bị cưởng chiếm trái phép nhưng chính quyền chỉ muốn bó gọn trong 4,3 ha thì khó thể nào ý đảng lòng dân gặp nhau.
Sáng 8.12, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã cho ý kiến các chính sách dự kiến đối với 321 hộ dân trước đây ở khu vực 4,3 ha ngoài ranh Thủ Thiêm, cụ thể như sau: đối với phần diện tích đất đã được quy hoạch cho giao thông toàn khu đô thị mới Thủ Thiêm (Q.2) đi qua khu vực 4,3 ha, Thống nhất giữ nguyên quy hoạch để phục vụ lợi ích chung. Phần diện tích đất còn lại trong khu 4,3 ha được quy hoạch dành cho dịch vụ, thương mại và xây dựng chung cư. Chung cư này được sử dụng cho tái định cư.
Thống nhất giao Ban cán sự Đảng UBND TP đề xuất chính sách đền bù thiệt hại về tinh thần và vật chất cho 321 hộ dân trước đây ở khu vực 4,3 ha theo kết luận của Thanh tra Chính phủ{8}.
Trên các diễn đàn mạng xã hội lập tức có nhiều ý kiến không đồng tình. Fb của luật sư Nguyễn Tấn Thi đã đặt câu hỏi “Nhìn chung các chính sách này tương tự như chính sách đối với người bị thu hồi đất, nó không khác gì là tiếp tục bị thu hồi. Có khác chăng là giá đất đền bù mới và các chính sách khác có đảm bảo quyền lợi cho người dân hay không mà thôi.Sự khác nhau giữa người dân trong quy hoạch trước đây đã bị thu hồi so với những hộ nằm ngoài ranh quy hoạch là gì?” {9}
Nhà báo Lê Nguyên My Thời báo Kinh Tế Sài Gòn thì bình luận rằng “Nói chung là ông Nhà nước đã thu hồi rồi thì dù việc thu hồi có sai, ông Dân vẫn không được thu hồi lại” {10}. Người khách quan đã thấy bất hợp lý như vậy thì chắc hẳn 321 hộ bị thu hồi sai khó có thể đồng tình.
Bức xúc trước thực trạng không nhà, không chỗ nương thân trong khi những kẻ được giao đất đang giàu lên nhanh chóng khi giá đất Thủ Thiêm tăng vọt lên hàng trăm triệu một m2, một số người dân Thủ Thiêm đã thực hiện phương châm của cựu Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trong thời đầu đổi mới “phải tụ cứu mình trước khi trời cứu”. Không thể chờ ơn mưa móc, sự công tâm sửa sai của chính quyền, họ đã tự quay về cất nhà trên nền đất cũ.
Ngày 4-12, tại kỳ họp HĐND TP, đại diện UBND quận 2 cho biết theo ghi nhận của quận, hiện có ba hộ dân về dựng lại nhà tôn trong khu vực đất thuộc dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Trong đó, có hai hộ dân ở khu phố 1, phường Bình An nằm trong ranh dự kiến khu 4,3ha được Thanh tra Chính phủ xác định nằm ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, hộ còn lại ở phường An Khánh. Còn ở phường Bình Khánh người dân chỉ rào đất lại chưa xây dựng nhà. Hiện quận đã lập biên bản và xử lý theo đúng quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.
Pháp luật nào cho phép chính quyền thu hồi sai đất của người dân, đã biết thu sai nhưng vẫn không trả lại mà ép họ phải vào sống trong khu tạm cư chật chội, thiếu thốn trăm bề?
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết quan điểm của Thành ủy xác định: đối với những hộ dân Thủ Thiêm đã di dời nhưng khó khăn về chỗ ở sẽ được mời hết vào khu tái định cư, sau đó sẽ giải quyết theo thủ tục. "Đã làm việc phải đúng thủ tục pháp luật, nếu làm ngược sẽ phức tạp thêm" - ông nói. {11}
Rất tiếc là trong lập luận này và kế hoạch 321 đã nêu, ông Nhân đã tự mâu thuẩn với mình. Pháp luật nào cho phép chính quyền thu hồi sai đất của người dân, đã biết thu sai nhưng vẫn không trả lại mà ép họ phải vào sống trong khu tạm cư chật chội, thiếu thốn trăm bề? Đối với người dân Việt miếng đất cái nhà đi liền với khúc ruột, ngoài giá trị tài sản nó còn là tình cảm thiêng liêng. Một chính quyền do dân, vì dân lẽ nào lại nhẫn tâm lấy đất đai, nhà cửa sinh kế của người dân sai trái như vậy?
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh đã đưa lên fb clip vidéo hình ảnh của một nhóm bà con Thủ Thiêm kéo lên găp một cán bộ Phường tên Thi theo lời mời của anh này với một hộ dân đang xây nhà trên đất cũ. Họ muốn cả tập thể cùng gặp để đối thoại vì tất cả sẽ cùng cất nhà chứ không riêng một hộ được mời. Cán bộ phường né tránh với lý do trụ sở chật hẹp không đủ chỗ, người dân sẵn sàng chấp nhận đứng ở ngoài sân hay bất cứ ở đâu nhưng không nói chuyện cá nhân. Cuộc đối thoại bế tắc và những người dân tự tin ý muốn của họ là chính đáng.
Nếu theo chân lý "Của Caesar, trả về Caesar; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa" không cần hội họp liên miên, cứ để người dân quay về đất cũ thì chắc hẳn người dân Thủ Thiêm sẽ vui vẻ ăn tết tại chỗ mà không phải gồng gánh đường xa ngàn dặm ra Hà Nội. Nhưng qua ý kiến của ông Nguyễn Thiện Nhân và Ban Thường Vụ Thành Ủy, đã lở lấy thì lấy luôn chắc hẳn ngươi dân phải làm điều gì đó. Không chỉ 321 hộ trong khu vực 4,3 ha mà sẽ là hơn 2.200 hộ đang khiếu nại {11}.
Sức mạnh cưỡng chế của chính quyền chắc hẳn cũng sẽ được huy động như ở Cống Rộc, Văn Giang, Đồng Tâm…nhưng quy mô chắc hẳn sẽ lớn hơn nhiều
  1. https://tuoitre.vn/khong-de-ba-con-thu-thiem-phai-keo-ra-ha-noi-dip-tet-20181203181034922.htm
  2. https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/lang-thu-thiem-giua-long-ha-noi-3745919.html
  3. https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ong-nguyen-thien-nhan-tran-tro-vi-ba-con-thu-thiem-ve-noi-cu-dung-leu-3848852.htm
  4. https://tuoitre.vn/quy-hoach-thu-thiem-duoc-duyet-phai-thuc-hien-nghiem-chinh-20181106154531837.htm
  5. https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hon-50-du-an-chiem-dat-tai-dinh-cu-cua-nguoi-thu-thiem-3807374.html
  6. https://tuoitre.vn/hon-2-200-ho-dan-thu-thiem-nop-don-sau-ket-luan-kiem-tra-20181103070410884.htm
  7. https://tuoitre.vn/van-de-thu-thiem-khong-chi-kien-nghi-giai-quyet-khu-4-3ha-20181122183712886.htm
  8. https://thanhnien.vn/thoi-su/du-kien-chinh-sach-cho-321-ho-dan-khu-vuc-43-ha-ngoai-ranh-thu-thiem-1031401.html?fbclid=IwAR2RBNubIVs55YAS-qJqQTLYMs6d1BPrrcnnRX9BfxBuZf0rhkXtmURudGg
  9. https://www.facebook.com/tanthinguyen?__tn__=%2CdC-R-R&eid=ARCpBn_ey3UyhPiGoj64iHvctadrT1-ZhN0-EyIVr0wE4Il1m12brOy15XU46-9Q5eiwlkhLZEvWSNeX&hc_ref=ARS0KqgPTEfxoYXpQ7v2R3MJJFQSIq9zo191wOR1k2_RLnoyhz4t-Ym80hlAq8E2P2g&fref=nf
  10. https://www.facebook.com/le.nguyenmy?__tn__=%2CdC-R-R&eid=ARDGWhqzQOMyYiDNGPZJFwS4SD8yaWWt2RG4n2bEI2quARWxZr2kCC7VhTsZBrLODT3jfRmjRAS_8EY0&hc_ref=ARRJ_wfpB_qiLItwr_7n4apdrQ9549W5JmwjW7xWEQ-XtYvwK9e57f0CjH4KupfdIgw&fref=nf
  11. https://www.facebook.com/huudanh.truong.5?__tn__=%2CdlC-R-R&eid=ARCg7q5ApMSeRFrhyB3PRTnd2V1mh8I3M_Q7u8b6NY6W4VwJw-6TNfzx1nfPw-ANwufILfXvtvKFTvMt&hc_ref=ARRl1tNXMRYPX1tT0DQk27LE958OutGYpy6SgO5oaugJJDPnEBPFGCaVTG_kdEJgIRA
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Dân Việt ghét Trung Quốc có gây khó khăn cho chính phủ Hà Nội?

 Diễm Thi, RFA-2018-12-07  
Người biểu tình Việt Nam phản đối đường lưỡi bò do Trung Quốc vạch ra trên Biển Đông. Ảnh chụp hôm 14 tháng 8 năm 2011 tại Hà Nội.
Người biểu tình Việt Nam phản đối đường lưỡi bò do Trung Quốc vạch ra trên Biển Đông. Ảnh chụp hôm 14 tháng 8 năm 2011 tại Hà Nội.
Hôm 7 tháng 12, mạng báo Scroll có bài viết của tác giả Tom Fawthorp dịch ra tiếng Việt đại ý là “Người dân chống đối Trung Quốc gây khó khăn cho chính quyền Việt Nam.”
Bài viết đề cập đến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng hay những dự án có yếu tố Trung Quốc. Một trong những cuộc biểu tình lớn bị chính quyền đàn áp mạnh mẽ là biểu tình chống Dự luật đặc khu mà Quốc hội thảo luận vào tháng 6 năm nay.
Tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Vinh và Hà Nội, các cuộc biểu tình nổ ra vào sáng ngày 10 và 11 tháng 6 năm 2018.
Người dân phẫn nộ vì các đặc khu này nằm ở các vị trí chiến lược mà thời gian cho thuê đất tới 99 năm, và gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ là bên thuê đất. Giáo sư Nguyễn Đình Cống phân tích về làn sóng phản đối Trung Quốc với RFA ngay khi sự việc xảy ra:
“Phản ứng nhiều nhất của dân Việt Nam là ở điểm này, là người ta cho là Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc là những vị trí có tính chất chiến lược. Những chỗ ấy nếu để cho nước ngoài, mà nước ngoài là nói chung chung chứ người ta rất lo khả năng rất lớn nước ngoài chính là Tàu vào, đưa người của họ vào.”
Theo bài viết thì đảng cộng sản Việt Nam thường đàn áp thẳng tay các lời kêu gọi đa đảng, nhưng xã hội dân sự và một số các tiếng nói cải cách bên trong chính phủ có thể làm trì hoãn hoặc sửa đổi các chính sách không hợp lòng dân liên quan đến Trung Quốc. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Trung ương đã từng ký tên vào một bản kiến ​​nghị lên Quốc hội kêu gọi hoãn lại dự luật. Vào tối ngày 27 tháng 8 năm 2018, ông  lên tiếng với RFA về thông báo của Quốc hội liên quan Dự luật Đặc khu:
“Tôi hoan nghênh động thái của Quốc hội đã dừng không có xem xét Luật Đặc khu và cũng lại hoãn việc xem xét luật này vào kỳ họp sắp tới đây, để chắc chắn là phải lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, của các cựu chiến binh, của người dân và cần phải có sự đánh giá thật là khách quan, khoa học, dựa trên kinh nghiệm thực tế và những kinh nghiệm trong nước.”
Những năm gần đây, nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông đã xảy ra ở Hà Nội và Sài Gòn.
Ngoài ra còn có các cuộc biểu tình của người dân chống lại dự án Bauxite năm 2009 và vụ nhà máy thép Formosa xả chất thải độc hại trực tiếp ra biển gây nhiễm độc biển khiến cá chết hàng loạt dọc theo 120 km bờ biển bốn tỉnh miền Trung Việt Nam năm 2016.
Ảnh hưởng Internet
Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc thì mức độ thâm nhập Internet của Việt Nam hơn 60% dân số và Việt Nam hiện là nước đứng thứ bảy trên thế giới với số lượng người dùng facebook là 58 triệu.
Người dân truy cập internet trong một quán cà phê ở Hà Nội hôm 26/11/2014.
Người dân truy cập internet trong một quán cà phê ở Hà Nội hôm 26/11/2014. AFP
Theo tác giả Tom Fawthorp, các nhà phê bình nghi ngờ rằng Trung Quốc trao đổi việc giám sát internet với Việt Nam, nhưng họ cũng thừa nhận không có bằng chứng cụ thể. Blogger Mạnh Kim từng viết “Chúng tôi biết rằng cảnh sát an ninh mạng Việt Nam được đào tạo tại Trung Quốc và không loại trừ việc Trung Quốc đã giúp Việt Nam thiết kế và trang bị cơ sở hạ tầng an ninh mạng.”
Bài viết trích dẫn các cuộc phản đối dự luật đặc khu diễn ra sôi nổi trên không gian mạng xã hội. Đức Giám mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp, một nhân vật hàng đầu của cộng đồng Công giáo Việt Nam, đã nêu trong một bản kiến ​​nghị với Quốc hội rằng việc thông qua dự luật đặc khu có thể gây hại cho an ninh và chủ quyền quốc gia bởi Trung Quốc có thể thông qua các tập đoàn được ưu đãi để từng bước xâm nhập những vị trí an ninh chiến lược của Việt Nam như một cuộc xâm lược mềm.
Chuyên gia về Việt Nam, ông Carl Thayer giải thích rằng các đặc khu có thể mang lại lợi ích kinh tế, nhưng các địa điểm lại rất nhạy cảm: Quảng Ninh nằm gần biên giới với Trung Quốc; Đảo Phú Quốc nằm gần các dự án và xây dựng cảng của Trung Quốc ở vùng duyên hải Campuchia; và Bắc Vân Phong là ở tỉnh Khánh Hòa.
Phân tích thêm về vị trí chiến lược của ba khu vực trong dự thảo Luật đặc khu, Giáo sư Tương Lai nhắc đến lịch sử ngàn năm đô hộ giặc Tàu trên đất Việt trong một lần trao đổi với RFA:
“Vân Đồn án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc nhìn ra Vịnh Bắc Bộ chỉ cách Hải Nam của Trung Quốc 200 hải lý, một vị trí chiến lược ở cửa ngõ phía Đông Bắc mà xưa kia ông cha ta đã từng ngăn chặn quân xâm lược phương Bắc theo đường biển kéo vào nước ta: Ngô Quyền chống quân Nam Hán, Lý Thường Kiệt chống quân Tống, Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên.”
Trung Quốc có thể sẽ là nhà đầu tư lớn trong ba đặc khu do sự thống trị kinh tế tại Mekong, Đông Nam Á, một phần trong Sáng kiến ​​Vành đai và Con Đường của Trung Quốc. Tiến sĩ Vũ Quang Việt, từng làm việc ở Cục thống kê Liên Hiệp Quốc hoài nghi về những lợi ích. Ông cho rằng các đặc khu sẽ không giúp phát triển kinh tế công nghệ cao mà chỉ là khuyến khích phát triển các dự án bất động sản và cờ bạc.
Ngày 9 tháng 6 năm 2018, người dân trong nước nhận được thông báo từ Văn phòng Chính phủ về quyết định lùi Dự thảo Luật Đặc khu đến kỳ họp kế tiếp, tức tháng 10 năm 2018. Sau đó lại được hoãn tiếp đến tháng 5 năm 2019. Đây được cho là một thắng lợi của các tiếng nói phản biện.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng khi trao đổi với RFA về lần hoãn đầu tiên, ông gọi đó chỉ là kế hoãn binh:
“Lùi lại luôn luôn là một kế hoãn binh. Khi mà họ không tiến lên được thì họ chấp nhận lùi. Lùi đó là một cách âm thầm tổ chức lại và sẽ có một số động tác không công bố và sau đó sẽ trình dự luật y như cũ, và thậm chí có thể âm thầm lén lút thông qua. Với Quốc hội như thế này thì tôi chẳng kỳ vọng gì.”
Hóc búa Trung Quốc
Cũng theo bài viết trên mạng báo Scroll thì Trung Quốc là một vấn đề hóc búa cho các nhà lãnh đạo Việt Nam với lịch sử xâm lược từ hàng ngàn năm.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) và người đồng nhiệm Trung Quốc, Vương Nghị tại Hà Nội ngày 1 tháng 4 năm 2018.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) và người đồng nhiệm Trung Quốc, Vương Nghị tại Hà Nội ngày 1 tháng 4 năm 2018.AFP
Gần đây nhất là cuộc chiến tranh biên giới nổ ra vào sáng sớm ngày 17 tháng 2 năm 1979, khi hơn 600 ngàn lính Trung Quốc đồng loạt tấn công các tỉnh dọc biên giới phía bắc Việt Nam bao gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu. Sau một tháng, Trung Quốc tuyên bố đã đạt mục đích và rút quân.
Trung Quốc và Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ trong những năm 1990 với thương mại, đầu tư và ngoại giao nhưng vẫn tiếp tục có những xung đột do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên những vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn ở Hoàng Sa và Trường Sa cũng như việc Trung Quốc đánh chìm các tàu cá của Việt Nam trong vùng biển tranh chấp.
Bắc Kinh là đối tác thương mại không được ưa chuộng tại Việt Nam.
Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân Việt Nam những năm gần đây phản ánh tình trạng người dân Việt không còn tin tưởng vào những quyết sách của chính phủ Việt Nam với Trung Quốc.
Trong khi đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc được tổ chức ở Thượng Hải đầu tháng 11 năm 2018 rằng Việt Nam là vùng đất hứa cho các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có Trung Quốc. Ông nói thêm rằng Việt Nam cần 25 tỷ USD mỗi năm để phát triển cơ sở hạ tầng.
Bác sĩ Đinh Đức Long nói với RFA rằng theo ông thì chính phủ có quyền lực trong tay và họ làm theo ý họ, người dân phản đối không ảnh hưởng lên quyết định của nhà cầm quyền. Luật An ninh mạng chính thức được thi hành vào ngày 1/1/2019 là một ví dụ.

Dân Đà Nẵng bất mãn vì ‘thành phố đáng sống’ bị ngập nặng

Người Đà Nẵng lướt ván, bơi xuồng trên đường phố hôm 9 Tháng Mười Hai. (Hình: Thanh Niên)
QUẢNG NAM, Việt Nam (NV) – Hôm 9 Tháng Mười Hai, báo Việt Nam và mạng xã hội tràn ngập hình ảnh và những lời ta thán về tình trạng cả thành phố Đà Nẵng chìm trong biển nước. Với người dân Đà Nẵng, đây là lần ngập lụt khủng khiếp nhất mà 40 năm nay họ mới chứng kiến.
Truyền thông Việt Nam ghi nhận, tại một số khu vực như đường Trưng Nữ Vương có chỗ bị ngập gần 2m khiến nhiều người phải sơ tán, các hoạt động buôn bán của người dân gần như tê liệt.
Báo Zing cho hay hàng chục xe BMW, Range Rover chìm trong hầm để xe tại chúng cư Hoàng Anh Gia Lai, đường Hàm Nghi, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ tại một nơi bị ngập. (Hình: Tuổi Trẻ)
Theo tường thuật của báo Tuổi Trẻ, tình trạng ngập lụt trong thành phố càng thêm nặng khi một số dự án xử lý thoát nước trên các tuyến đường 2 Tháng Chín, Cách Mạng Tháng Tám, Tiểu La, Núi Thành, Phan Đăng Lưu, Tống Phước Phổ… đang thi công nên cửa thoát nước ra sông Hàn bị nghẽn.
Điều đáng nói là chuyện ngập lụt đã xảy ra nhưng hôm 9 Tháng Mười Hai, Ban Chỉ Huy Phòng, Chống Thiên Tai và Tìm Kiếm Cứu Nạn thành phố Đà Nẵng mới ban hành công điện cảnh báo lũ quét và đề nghị các đơn vị triển khai công tác chuẩn bị ứng phó, theo báo Zing.
Ông Huỳnh Đức Thơ, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đà Nẵng, xuất hiện tại một số nơi bị ngập để các phóng viên chụp hình ông đang “chỉ đạo nhanh chóng đào kênh dẫn nước tránh ngập”.
Hàng chục xe BMW, Range Rover chìm trong hầm để xe tại chúng cư Hoàng Anh Gia Lai, đường Hàm Nghi, quận Thanh Khê, Đà Nẵng. (Hình: Zing)
Báo Đà Nẵng tường thuật: “Chủ Tịch Thơ yêu cầu ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Đà Nẵng chỉ đạo nhà thầu khơi thông ngay đất đá đang cản trở thoát nước. Ông cũng yêu cầu các đơn vị chức năng sớm triển khai khớp nối tuyến cống ở trạm bê tông Đăng Hải với cửa xả ven biển để nước thoát ra biển khi mưa lớn; đồng thời lưu ý Sở Tài Nguyên–Môi Trường nghiên cứu giải pháp tuyên truyền, hạn chế rác thải nhựa, ni lông cuốn trôi ra biển.”
Phát ngôn này cho thấy dường như ông Thơ cũng như các giới chức Ban Chỉ Huy Phòng, Chống Thiên Tai và Tìm Kiếm Cứu Nạn thành phố Đà Nẵng khá bị động, không có biện pháp ứng phó nào trước khi một cơn mưa lớn đổ xuống thành phố mà chỉ có giải pháp tình thế để thoát nước ngay trước mắt.
Trên mạng xã hội, có ý kiến nói nửa đùa nửa thật: “Nhìn vụ Đà Nẵng nằm ngay cửa biển mà còn bị ngập, thật cảm phục các nhà quy hoạch của ta, họ đã làm nên kỳ tích, thành phố biển nào cũng có đủ nước ngọt cho dân bơi lội.”
Tuy giới chức thành phố Đà Nẵng không đả động đến nguyên nhân ngập lụt, nhưng theo giới quan sát, nguyên nhân chính là thành phố này đã lấp hết hồ sinh thái có tác dụng điều tiết và dự trữ nước, thậm chí lấn cả sông Hàn, lấp khu ruộng đồng Hòa Xuân… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp địa ốc kinh doanh đất nền. Và đến khi xảy ra ngập lụt thì toàn dân gánh chịu, giới chức đổ lỗi cho ông Trời.
Hồi Tháng Giêng, trang web Live and Invest Overseas (LIO) công bố Đà Nẵng lọt vào top 10 địa điểm tốt nhất để sống ở nước ngoài. (T.K.)

Hai chủ tiệm vàng ở Nghệ An bị phạt vì đổi đô la

Nhà nước CSVN siết chặt việc kiểm soát đô la, nhưng lại cho lưu hành đồng tiền Trung Quốc. (Hình: Thanh Niên)
NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Hai chủ tiệm vàng ở thị xã Thái Hòa đã bị Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Nghệ An xử phạt hành chính mỗi người 40 triệu đồng (hơn $1,700) do đổi $100 ra tiền Việt.
Theo báo Thanh Niên ngày 8 Tháng Mười Hai, 2018, ông Lê Minh Thông, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Nghệ An, đã quyết định xử phạt hành chính bà Trần Thị Việt (54 tuổi, chủ tiệm vàng ở xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa, Nghệ An) về tội “thu mua $100 trái phép.”
Quyết định xử phạt hành chính của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Nghệ An cáo buộc bà Việt “đã vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối trong trường hợp mua bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau, quy định tại Điều 24 Nghị Định 96 năm 2014 của chính phủ” và phạt 40 triệu đồng.
Trước đó, ngày 5 Tháng Mười Một, Đội Quản Lý Thị Trường số 6, Cục Quản Lý Thị Trường tỉnh Nghệ An và công an thị xã Thái Hòa đã bắt qua tang bà Việt đang mua $100 của một người mang đến bán. Ngay sau đó, đội liên ngành đã ập vào lập biên bản vi phạm để “xử lý theo quy định của pháp luật.”
Chiều 8 Tháng Mười Hai, nói với báo VNExpress, bà Việt cho biết, hồi Tháng Chín vừa qua có một thanh niên không rõ tên tuổi vào tiệm đặt vấn đề mua $100 để lấy tiền đi nước ngoài. Khi đang giao dịch với khách thì công an ập vào bắt quả tang.
Theo bà Việt, doanh nghiệp của mình được một ngân hàng cấp giấy phép nhận tiền ngoại tệ từ nước ngoài gửi về để chi trả cho khách. Số tiền mà cơ sở này được giữ tối đa là $30,000.
Tin cho biết, quyết định này cũng nêu rõ, bà Việt được giảm nhẹ mức phạt do “đã thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng trong việc xử lý vi phạm hành chính.” Tuy nhiên, quyết định xử phạt không cho biết người bán đô la là ai.
Cùng thời gian này, bà Hồ Thị Thu Hương (30 tuổi, ở thị xã Thái Hòa) cũng bị phạt 40 triệu đồng (hơn $1,700) vì “vi phạm quy định mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau” và 30 triệu đồng (hơn $1,280) vì “vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng trong trường hợp mua, bán vàng miếng tại doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.” Trong khi bà Hương là người của doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc.
CSVN quy định người dân chỉ được đổi đô la ở các chi nhánh ngân hàng. (Hình: Zing)
Phía Ngân Hàng Nhà Nước Chi Nhánh tỉnh Nghệ An cũng đã có công văn gửi Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Nghệ An về hướng xử phạt hành chính vụ này. Đặc biệt, ông Thông cũng cho biết, trước khi ký quyết định xử phạt trên, ông cũng đã tham khảo sự vụ tương tự ở Cần Thơ.
Liên quan đến việc đổi đô la bị phạt, hồi Tháng Mười, 2018, ông Nguyễn Cà Rê (ngụ quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) đem $100 ra tiệm vàng Thảo Lực ở thành phố Cần Thơ để đổi sang tiền Việt Nam đồng đã bị Ủy Ban Nhân Dân thành phố Cần Thơ xử phạt 90 triệu đồng (hơn $3,850), tịch thu số tiền bán đô la vi phạm.
Chưa dừng lại, công an lấy cớ để khám xét, tịch thu vàng và cả kim cương là tài sản riêng không bày bán của tiệm vàng Thảo Lực, khiến dư luận bất bình, phản ứng dữ dội. Để xoa dịu dư luận, sau đó Ủy Ban Nhân Dân thành phố Cần Thơ đã “xem xét miễn tiền phạt hành chính ông Rê” và trả lại số kim cương muốn chiếm đoạt cho tiệm vàng. (Tr.N)

Nguyễn Thành Tài bị bắt vì ‘sai phạm đất đai’


Ông Nguyễn Thành Tài. (Hình: Zing)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Ông Nguyễn Thành Tài, cựu phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố ở Sài Gòn, bị bắt và khởi tố vì “sai phạm đất đai” liên quan đến việc giao, cho thuê không qua đấu giá khu đất 5,000 mét vuông số 8-12 đường Lê Duẩn, quận 1.
Hôm 8 Tháng Mười Hai, 2018, báo Zing cho hay, Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra, Bộ Công An CSVN, ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ Luật Hình Sự CSVN 2015.
Ông Tài, người ngồi ghế phó chủ tịch trong nhiệm kỳ 2011-2015, bị khởi tố cũng với cáo buộc nêu trên.
Cùng bị khởi tố với ông Tài là ba “đồng phạm”: ông Nguyễn Hoài Nam (bí thư Quận Ủy Quận 2), ông Đào Anh Kiệt (cựu giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường) và ông Trương Văn Út (cựu phó Phòng Quản Lý Đất, Sở Tài Nguyên-Môi Trường).
Trong vụ này, Thanh Tra Chính Phủ CSVN được ghi nhận hai lần công bố kết luận hồi năm 2016 và vào Tháng Năm, 2018. Theo đó, lãnh đạo Ủy Ban Nhân Dân thành phố ở Sài Gòn trong nhiệm kỳ vào đầu thập niên 2010 “có sai phạm trong việc không tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá tài sản trên đất tại khu nhà đất số 8-12 Lê Duẩn.” Tuy vậy, việc xử lý kỷ luật các quan chức trong vụ này được tiến hành chậm chạp và “nhỏ giọt.”

Xe biển số xanh có mặt trước nhà ông Nguyễn Thành Tài sáng 8 Tháng Mười Hai. (Hình: Zing)

Trong một clip đăng tải trên trang web báo Tuổi Trẻ hôm 8 Tháng Mười Hai về trách nhiệm trong việc giao khu đất ‘vàng’ đường Lê Duẩn, ông Tài nói: “Tôi thấy rằng mình làm chưa tốt trong việc thực hiện một chủ trương đã có từ trước, theo phương thức đã được thống nhất. Thứ nhất là mình nôn nóng. Thứ hai là mình nghĩ tới phần thuận lợi, tức là nghĩ triển khai không gặp trục trặc gì. Thứ ba là việc kiểm tra trong quá trình thực hiện chưa được chặt chẽ.”
“Tôi tham gia cách mạng đến giờ phút này, vì chuyện này mà mất uy tín,” ông Tài nói thêm rồi bật khóc.

Từ trái, ba bị can Nguyễn Hoài Nam, bí thư Quận Ủy Quận 2; Đào Anh Kiệt, cựu giám đốc Sở Tài Nguyên-Môi Trường; Trương Văn Út, cựu phó trưởng Phòng Quản Lý Đất, Sở Tài Nguyên-Môi Trường. (Hình: Zing)

Hồi Tháng Năm, 2018, trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Tài phân trần về vụ việc: “Tôi không chịu sự tác động của bất cứ ai và cho đến thời điểm này, tôi cũng tự hào mình không tư túi, không có một đồng cắc bạc nào để mình bị chi phối. Nếu được thực hiện lại, tôi sẽ cân nhắc, bớt nôn nóng, trao đổi kỹ cẩn thận hơn vì dự án đã kéo dài rồi, trễ thêm một chút không sao, nôn nóng càng kéo dài hơn. Tuy vậy, nếu quy trách nhiệm thì tôi xin nhận.”
Việc ông Tài bị bắt hôm 8 Tháng Mười Hai khiến công luận đặt câu hỏi: Liệu có phải nhân vật tiếp theo vướng vòng lao lý là ông Lê Thanh Hải, cựu bí thư Thành Ủy ở Sài Gòn? Tuy vậy, đến nay, truyền thông Việt Nam chưa hề đả động đến trách nhiệm của ông Hải trong vụ này cũng như trong vụ cướp đất của dân oan Thủ Thiêm.

Khu đất 8-12 Lê Duẩn với diện tích gần 5,000 mét vuông. (Hình: Zing)

Nhà báo Võ Đắc Danh, người được biết đến qua các bút ký về cuộc sống của người dân Nam Bộ, bình luận trên trang cá nhân: “Ông Nguyễn Thành Tài có thời gian đi trao ‘Ngôi Nhà Mơ Ước’ cho người nghèo trên kênh HTV, rồi cảm (có tình cảm) với cô MC (chương trình ấy). Mối tình ấy khiến ông Tài ly dị vợ, đập bỏ ngôi biệt thự cũ, xây cái villa mới, cưới vợ mới. Làm quan, lúc về hưu mà như thế thì còn gì hơn nếu như luật nhân quả phải trả ở kiếp sau thì thế nào mặc kệ, đầu thai lên con gì cũng kệ. Nhưng ai dè luật nhân quả bổ sung và sửa đổi, bắt ông Tài phải trả ngay trong khi đang từng tứng tưng với cô vợ mới trong ngôi nhà mới. Giờ phải bỏ hết để vào nhà đá mấy mét vuông. Than ôi!”
Tháng trước, một cựu phó chủ tịch khác của Sài Gòn là ông Nguyễn Hữu Tín bị bắt cũng với cáo buộc “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.”

Một quan chức cao cấp khác của Sài Gòn, ông Tất Thành Cang, ủy viên Trung Ương Đảng, phó bí thư thường trực Thành Ủy, hiện cũng đang bị Bộ Chính Trị CSVN, Ban Chấp Hành Trung Ương xem xét mức độ kỷ luật vì sai phạm liên quan đến đất đai. (T.K.)