Tuesday, October 31, 2017

Nợ Công của Việt Nam

Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA 2017-10-31  
Những tòa nhà cao tâng đang được xây dựng trên bờ sông Sài Gòn. Hình chụp hôm 21/2/2017
 Những tòa nhà cao tâng đang được xây dựng trên bờ sông Sài Gòn. Hình chụp hôm 21/2/2017- AFP
Báo chí nói nợ công của Việt Nam năm nay có thể tăng lên hơn 3,1 triệu tỷ đồng, bằng 62,6% của Tổng sản lượng GDP và dự đoán còn tăng nữa trong năm tới. Có báo nói là con số thực có thể cao hơn 65% GDP nhưng báo chí nhà nước Việt Nam nói là vẫn trong mức cho phép, tức là chưa đến mức nguy kịch. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu thực hư về chuyện này.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, một số báo chí dẫn nguồn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà cho rằng nợ công của Việt Nam trong năm 2017 này có thể vượt hơn ba triệu tỷ đồng, tức là bằng 62,6% của Tổng sản lượng GDP và dự đoán là còn tăng nữa trong năm tới. Câu hỏi nhiều người đặt ra là con số này có thực sự đáng ngại không và vì sao? Ông nghĩ thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin trình bày trước về bối cảnh để thính giả chúng ta cùng hiểu chuyện rắc rối này. Thông thường, chúng ta có giới đầu tư tài chính trên thị trường trái phiếu là thị trường vay nợ. Họ cần có thống kê chính xác về các khoản nợ công, hay công trái, của một chính phủ, và tính bằng tỷ lệ bách phân của sản lượng kinh tế trong năm, gọi là GDP hay Tổng sản lượng. Sở dĩ như vậy vì họ muốn biết quốc gia ấy có khả năng trả nợ không, rồi căn cứ vào đó mà tính ra phí tổn cho vay, hay là phân lời, cao hay thấp. Đã mắc nợ nhiều mà đòi vay thêm thì xứ này phải trả phân lời cao và lãi đơn chồng lãi kép, gánh nợ sẽ còn cao hơn. Vì vậy thị trường tài chính thường theo dõi và thông báo dữ kiện về số công trái của các nước.
- Về trường hợp Việt Nam, người ta nghiệm thấy là các khoản nợ đã tăng vọt, từ khoảng 31% Tổng sản lượng vào năm 2000 nay lên gấp đôi, là hơn 62%. Theo dự báo của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF thì ngạch số nợ sẽ ở khoảng 63,3% trong năm nay và 64,3% vào năm tới cho nên nếu có nơi nói tới tỷ lệ nợ nần là 65% GDP thì người ta hiểu được. Chuyện thứ hai cũng đáng chú ý là số nợ khi tính bằng tiền Việt Nam, nó lên tới con số chóng mặt là hơn ba triệu tỷ đồng, tức là số ba trước 15 số không, chưa kể các con số lẻ tẻ sau dấu phẩy!
Về trường hợp Việt Nam, người ta nghiệm thấy là các khoản nợ đã tăng vọt, từ khoảng 31% Tổng sản lượng vào năm 2000 nay lên gấp đôi, là hơn 62%.- Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyên Lam: Nguyên Lam xin hỏi ông một chuyện liên hệ là hôm 24 vừa qua trên tờ Asia Time Online, một nhà báo du lịch người Úc là James Clark có bài viết về ngạch số quá lớn của tiền đồng Việt Nam nếu so với đô la Mỹ vì một Mỹ kim ăn hơn 22 ngàn đồng nên chỉ cần có 44 đô la thì cũng là một triệu phú bằng đồng Việt Nam. Ông có đọc bài báo đó không và nghĩ sao khi có dư luận cho rằng bài báo là tín hiệu cho biết Việt Nam lại có thể sắp đổi tiền nữa?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi có đọc bài báo và thấy tác giả có lý nhìn từ giác độ của du khách khi nêu vấn đề về sự tiện dụng vì đồng bạc Việt Nam có mệnh giá quá cao so với Mỹ kim, có lẽ chỉ thua đồng “rial” của xứ Iran. Chuyện thứ hai cũng hơi lạ là Việt Nam có tờ giấy bạc mang mệnh giá cao nhất thế giới là 500 ngàn hay nửa triệu! Việt Nam là xứ hiếm hoi mà người ta nói chuyện bạc tỷ hay bạc triệu như xu hào của xứ khác. Vì vậy, việc đổi tiền hay đổi mệnh giá đồng bạc, như từ một vạn hay một triệu đồng cũ ăn một đồng mới là điều nên làm, mà nhiều xứ khác đã làm. Còn làm sao để vẫn giữ được sự tín nhiệm của mọi người về trị giá đồng bạc thì nhà cầm quyền Hà Nội cũng có kinh nghiệm sau ba lần đổi tiền kể từ năm 1975.
- Tôi còn nhớ lần đầu thì họ đột ngột trưng thu nhà tôi tại Quận Ba là một trong nhiều địa điểm đổi tiền và tôi chứng kiến sự bất mãn của nhiều người, kể cả bà Nguyễn Hữu Thọ hay ông Gaston Phạm Ngọc Thuần là lớp người thế giá của chế độ mới! Sau đó là nạn lạm phát phi mã nên bây giờ mới có tờ giấy mang mệnh giá nửa triệu bạc! Đấy là chuyện cười ra nước mắt rất khó quên. Trở lại chuyện nợ nần của Việt Nam ngày nay, thính giả của chúng ta có thể tự hỏi rằng con số này có thực sự đáng ngại không và tại sao đáng ngại?
Nguyên Lam: Thưa ông quả là như thế. Khi số nợ công của Việt Nam lên tới hơn 62% của Tổng sản lượng GDP thì tình hình có đáng ngại hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chưa phân giải khoản nợ bằng ngoại tệ quy ra nội tệ hay bạc Việt Nam với hiệu ứng hay rủi ro ngoại hối của tỷ giá đồng bạc, tôi cho là tình hình đáng ngại vì nhiều lý do. Thứ nhất là tại sao lại mắc nợ nhanh và nhiều như vậy và thứ hai, nhà nước đi vay để làm gì mà có tính trước về khả năng hoàn trả không? Câu hỏi khiến ta phải truy nguyên lên lý do đi vay. Thật ra đi vay là để tiêu trước, đi vay là vì chi nhiều hơn thu, nên khi chi thì phải biết là để làm gì sau này còn trả nợ là điều nhiều người khỏi cần nghĩ trước mà đẩy về sau.
- Vụ nợ nần của Việt Nam xuất phát từ một hiện tượng  được quốc tế quan tâm và cảnh báo vì nạn bội chi ngân sách - là chi nhiều hơn thu. Tỷ lệ bội chi từ 5% GDP vào năm 2000 đã vượt 6,5% vào năm ngoái mà chưa có dấu hiệu suy giảm dù nhà cầm quyền đặt chỉ tiêu là hạ tỷ lệ bội chi tới 3,5% GDP vào năm 2020. Khi xét vào cơ cấu chi thu của nền tài chính công quyền thì ta thấy số thu cho ngân sách Việt Nam tăng mạnh nhờ đà tăng trưởng sản xuất tới hơn 6% trong hơn 10 năm qua. Nhưng số thu đó không đáp ứng nổi mức tăng chi trong cùng thời kỳ.
- Cho nên bài toán nợ nần và trả nợ của Việt Nam xuất phát từ tình trạng tăng chi của bộ máy công quyền và nếu không chấn chỉnh thì tìm đâu ra tiền để trả nợ?
Nguyên Lam: Nhưng thưa ông, Việt Nam chi cho ai và để làm gì đến độ không có khả năng trả nợ? So sánh với nhiều xứ khác, từ Nhật Bản đến Trung Quốc hay Hoa Kỳ thì tỷ lệ nợ nần của Việt Nam là hơn 62% cũng không là quá lớn, thế thì vì sao đấy là chuyện đáng ngại?
Y như trường hợp Trung Quốc, khối nợ của các tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam là các khoản nợ xấu, khó đòi và dễ mất vì các đơn vị sản xuất này kém hiệu suất mà cứ tồn tại vì lý do chính trị sau hai chục năm nói về cổ phần hóa. - Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nhật Bản chủ yếu vay tiền người dân và họ chấp nhận thắt lưng buộc bụng để ra khỏi 25 năm suy sụp. Gánh nợ quá lớn của Trung Quốc là bài toán cho lãnh đạo vì nó liên quan tới chính trị, chẳng khác gì Việt Nam. Món nợ của Hoa Kỳ nguy ngập vì vay quá nhiều trong tám năm của Chính quyền Barack Obama và đang là đề tài tranh luận trong Quốc hội và trước dư luận. Trường hợp Việt Nam nguy kịch vì người dân không được quyền hỏi đi vay để làm gì nên chẳng giới hạn được việc đi vay mà sẽ còn è cổ gánh vác việc trả nợ. Vấn đề đáng ngại vì nó nằm trong cơ cấu chính trị. Đầu tiên, giới chức Bộ Tài Chính giải thích là công trái hay nợ công của Việt Nam sở dĩ tăng vọt chủ yếu là vì họ không quản lý được gánh nợ.
- Y như trường hợp Trung Quốc, khối nợ của các tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam là các khoản nợ xấu, khó đòi và dễ mất vì các đơn vị sản xuất này kém hiệu suất mà cứ tồn tại vì lý do chính trị sau hai chục năm nói về cổ phần hóa. Thứ hai, Việt Nam đi vay để thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất nổi tiếng là vừa xây đã sập, mà sập rồi lại còn vay thêm để sửa nên chất thêm vào núi nợ. Cho tới nay, chưa thấy một ai trong guồng máy công quyền bị kỷ luật hay chịu trách nhiệm về các hồ sơ nhạy cảm về chính trị như vậy. Sau cùng, phải nói đến chuyện đáng ngại nhất của nợ nần là đi vay để nuôi bộ máy chính trị của đảng.
Nguyên Lam: Ông nói như vậy vì ngân sách quốc gia bị bội chi và đi vay là để tài trợ bộ máy đảng hay sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Theo thống kê của Bộ Tài Chính Hà Nội thì ngân sách công quyền dành 66,3% cho các khoản chi điều hành, 18,7% cho việc trả lãi cho các khoản tiền đã vay và 15% cho việc đầu tư của công quyền trong các dự án mình vừa nói ở trên. Bây giờ, xét vào các khoản chi điều hành thì chính phủ phải tài trợ cho bộ máy đảng và các ủy ban phụ thuộc của đảng, từ trung ương tới địa phương. Chúng ta có hiện tượng éo le là người dân đóng thuế để tài trợ việc điều hành hai bộ máy cưỡng bách song hành, của nhà nước và của đảng.
- Nhà nước có cán bộ phục vụ từ trung ương tới địa phương và ăn lương do dân trả bằng thuế. Rồi đảng cũng có bộ máy từ Ban Chấp Hành Trung Ương xuống tới gần 60 tỉnh và năm thành phố do trung ương trực tiếp quản lý. Ngoài ra, Trung ương đảng còn có các ban bệ trải rộng và hoạt động song song với các cơ quan của nhà nước. Sau cùng, đảng còn có năm sáu đoàn thể lập ra để đoàn ngũ hóa quần chúng như Mặt Trận Tổ Quốc hay hội Liên Hiệp Phụ Nữ, v.v.., Cho nên bộ máy đảng và bốn triệu đảng viên vốn không sản xuất gỉ mà vẫn tiêu thụ tiền thuế của dân y như bộ máy nhà nước. Chúng ta không chỉ có sự bất công về đạo lý mà còn có sự phi lý về kinh tế khả dĩ giải thích vì sao Việt Nam mắc nợ và không có lối thoát.
Nguyên Lam: Nếu như vậy thì Việt Nam sẽ lấy đâu ta tiền để trả nợ? Theo như ông nghĩ thì những kịch bản gì có thể xảy ra khi số nợ công lên cao đến 65% hoặc còn cao hơn nữa?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chuyện dễ mà ai cũng tính ra hay nghĩ tới là tăng thuế để giảm mức bội chi và đi vay. Đấy là kịch bản gọi là “giết con gà đẻ trứng vàng” vì tăng thuế sẽ cản trở sản xuất và còn đánh hụt số thu. Kịch bản thứ hai là “xin vỡ nợ từng phần” như ta đang chứng kiến tại xứ Venezuela sau khi xây dựng xã hội chủ nghĩa. Chính quyền Venezuela đang xin ân hạn khoản nợ đáo hạn trị giá 320 triệu đô la của tập đoàn dầu khí nhà nước PDVSA phải thanh toán trễ nhất vào mùng hai này. Riêng trong Quý 4 thì họ phải trả ba tỷ rưỡi, nếu không thì vỡ nợ! Việt Nam đang trôi dần tới chỗ đó trong vài năm tới mà người dân không biết và không được biết rằng khi đã vỡ nợ thì phải đi vay nặng lãi hơn và chất thêm gánh nợ mà đời sau sẽ trả.
- Kịch bản sau cùng là người dân có thể viện dẫn quy luật quốc tế về các “khoản nợ ghê tởm” do một thiểu số đi vay và chia chác cho nhau mà dân không được biết. Trong giả thuyết đó các chủ nợ phải xóa nợ hoặc truy nã những kẻ đi vay bất chính chứ không thể bắt dân trả. Thế kỷ 20 có ba chục trường hợp như vậy đã trở thành án lệ hay tiền lệ cho các tòa án áp dụng.
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

Quần chúng tự phát đe dọa linh mục

RFA-2017-10-31   
Hội Cờ đỏ bao vây hai linh mục đi ra từ văn phòng Ủy ban Nhân dân xã Diễn Mỹ hôm 30/10/2017
Hội Cờ đỏ bao vây hai linh mục đi ra từ văn phòng Ủy ban Nhân dân xã Diễn Mỹ hôm 30/10/2017-Courtesy of FB Thanh Niên Công Giáo
Hai linh mục Đa Minh Phạm Xuân Kế, quản hạt Đông Tháp và Giuse Nguyễn Ngọc Ngự, quản xứ Đông Kiều, vào ngày 30 tháng 10 bị một nhóm được giải thích là ‘quần chúng tự phát’ đe dọa. Vụ việc xảy ra ngay sau khi hai linh mục vừa ra khỏi có cuộc làm việc với cơ quan chức năng tại xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Chân Như có cuộc nói chuyện với linh mục Đa Minh Phạm Xuân Kế về tình hình liên quan. Trước hết ông cho biết phản ứng của các linh mục thuộc Hạt Đông Tháp về tình trạng những nhóm cờ đỏ gây hấn:
Linh mục Đa Minh Phạm Xuân Kế: Các cha trong Hạt nói cần họp lại để có biện pháp gì đó chứ không thể để họ lấn lướt như thế được. Tôi nói rằng giáo dân Đông Triều ít. Xã Diễn Mỹ có 7 ngàn dân mà giáo dân chỉ có 700 mà lại không phải ở theo nhóm mà ở cách nhau. Mấy gia đình ở cách giáo xứ chỉ có 1 cây số thì hơn hai tháng rồi bị họ phá tan nát tài sản. Thậm chí Tượng Chúa bị đập bể, tượng Đức Mẹ bị bắn thủng mặt. Rồi sau đó một gia đình bị phá phách, đập tượng Thánh Giuse, một gia đình bán quán cà phê bị đập phá.
Theo tôi nghĩ nếu cả hạt đến ‘làm thế này, thế khác’ thì chỉ được một lần đó thôi; khi mình về họ sẽ trả thù. Ngay cả chuyện sau khi các cha trong hạt làm đơn tố cáo, họ lại kéo ‘xã hội đen’ đến phá phách các gia đình ở đó. Nên tôi bảo các cha cứ xem họ làm như thế nào đã, trước mắt chờ lặng lại chứ kéo xuống thì sợ hậu quả để lại khiến Xứ Đồng Kiều vất vả.
Bây giờ làm việc với chính quyền huyện, xã tôi không còn tin nữa.
Chân Như: Linh mục có thể cho biết ông đã về phục vụ tại giáo phận Vinh bao lâu rồi? Và trong thực tế từng xảy ra những vụ việc tương tự bao giờ chưa?
Linh mục Đa Minh Phạm Xuân Kế: Tôi về đây được gần 6 năm rồi, từ đó đến nay cũng bình thường tôi. Vừa qua mới thành lập giáo xứ Đông Kiều và cha Ngự về quản xứ ở đó. Và từ việc xây một cái nhà trên đất nông nghiệp. Họ biết và tức tối lắm nhưng không làm gì. Sau này mới xảy ra chuyện cắm cờ và cái cổng chào giữa lương- giáo. Phía giáo xứ chưa kịp hạ xuống thì phía bên lương họ hạ xuống để căng băn-rôn ngày 2 tháng 9. Và chuyện cái cổng chào chỉ qua là ‘giọt nước tràn ly’ đối với chuyện cái nhà (xây trên đất nông nghiệp) thôi.
Chân NhưTheo linh mục có phải sau khi xảy ra những vụ biểu tình phản đối nhà máy Formosa gây thảm họa môi trường thì tình trạng những người tự xưng ‘cờ đỏ’ xuất hiện mạnh mẽ hơn?
Linh mục Đa Minh Phạm Xuân Kế: Theo tôi nghĩ, vụ việc Formosa đã đành, nhưng họ thấy tình hình chính trị và muốn bảo vệ chế độ độc đảng nên họ lên mặt đàn áp một số nơi như vậy. Tuy nhiên chỉ có thể đàn áp một số nơi ít thôi, chứ những nơi đông thì họ không dám.
Thì cũng có chuyện Formosa nên họ ‘tức’ sang những chuyện khác. Theo tôi nghị họ muốn bảo vệ chế độ mà họ muốn làm bằng được. Ngay cả ngày hôm kia, cả một đội cờ đỏ cả từ ở Hà Nội vào về tập trung dưới Văn Thai, Diễn Hải làm những ‘trò’ rất mất lịch sự, ‘vô học’.
Chân Như: Linh mục nhận định về tác động của tình trạng các nhóm cờ đỏ đối với tình hình an ninh- trật tự tại những nơi mà số này xuất hiện ra sao?
Linh mục Đa Minh Phạm Xuân Kế: Nói thật sống trong chế độ này đến bây giờ tôi không thể tin được vì tôi về đây mấy năm sống rất đoàn kết lương giáo và với tinh thần đối thoại. Gần đây ngay tại xã Diễn Hồng này có miếng đất của Nhà Thờ mà giáo dân hiến cách đây hơn 60 năm rồi. Miếng đất rộng hơn 1 ngàn mét vuông thôi; mà mới đây xã họ mới giải quyết chỉ vì nể thôi.
Cách đây mấy hôm tôi lên huyện và nói với chính quyền là các ông hãy làm thế nào để chúng tôi tin. Chứ hình như chính quyền đến với chúng tôi là xã giao để làm việc thôi chứ không chân tình. Hôm trước các vị nói với chúng tôi khác; nhưng sau đó các vị làm khác.
Chân Như: Vậy theo linh mục cần tạo điều kiện gì để không xảy ra tình trạng chia rẽ ‘lương- giáo’ tại địa phương như hiện nay?
Linh mục Phạm Xuân Kế: Bây giờ để hai bên hòa hợp nhau hai bên phải chân tình, chính quyền phải tạo điều kiện cho những sinh hoạt, nhu cầu của bên giáo hội.
Đối với Công giáo họ tìm cách chèn ép, đàn áp. Bây giờ tôi không tin được nữa bởi vì qua bao lần gặp gỡ, bề ngoài họ rất thân thiện; nhưng sau gặp gỡ thì không phải như vậy. Như sau khi xảy ra vụ Đông Kiều, họ nói phải điều 30-40 công an đến để giữ trật tự; nhưng rồi tài sản của công dân vẫn bị phá phách. Mà công an giỏi lắm mà, một ‘con kiến’ vào trong huyện này công an vẫn biết, mà sao những người đến đập phá mà được để ‘tung hoành’ như thế buộc lòng chúng tôi phải suy nghĩ, đặt câu hỏi ‘có sự dàn dựng, chống lưng’ của chính quyền.
Chân Như: Chân thành cám ơn linh mục.

Gian lận thương mại tại Việt Nam và hậu quả

 Hòa Ái, phóng viên RFA 2017-10-31  
Một cửa hàng Khaisilk tại JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort đóng cửa sau khi bị khách hàng tố cáo bán khăn lụa “Made in China”. Hình chụp ngày 31/10/2017.
 Một cửa hàng Khaisilk tại JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay Resort đóng cửa sau khi bị khách hàng tố cáo bán khăn lụa “Made in China”. Hình chụp ngày 31/10/2017.Courtesy: Facebook Huỳnh Bá Phương
Vụ việc doanh nhân Hoàng Khải bị cho là lừa gạt khách hàng vì nhập khăn lụa Trung Quốc về gắn mác thương hiệu “Khaisilk-Made in Vietnam” và bán với giá cao làm dấy lên làn sóng trong dư luận về vai trò quản lý nhà nước, biện pháp xử lý hậu quả vụ việc cũng như ảnh hưởng xấu mà môi trường kinh doanh của Việt Nam phải chịu bởi nạn gian lận trong thương mại như thế?

Lừa dối khánh hàng

Không chỉ những ai mua phải khăn lụa thương hiệu Khaisilk mà dư luận đồng loạt bày tỏ sự phẫn nộ trước việc làm lừa dối khách hàng của doanh nhân Hoàng Khải, mặc dù vị doanh nhân có tiếng này đã cúi đầu xin lỗi.
Vụ việc doanh nhân Hoàng Khải, trong hạ tuần tháng 10, bị tố đã bán những chiếc khăn lụa Khaisilk mà ông đã kỳ công tạo dựng thương hiệu suốt gần 3 thập niên qua, chính là khăn nhập từ Trung Quốc do cái mác “Made in China” còn sót lại trên khăn, khiến người tiêu dùng thắc mắc có phải ông Hoàng Khải, một doanh nhân thành đạt, đã lừa gạt khách hàng trong ngần ấy năm và còn bao nhiêu doanh nghiệp kinh doanh “hàng Việt Nam chất lượng cao” gian dối trong thương mại mà chưa bị phát hiện?
Doanh nhân Hoàng Khải lên tiếng thừa nhận 50% khăn lụa thương hiệu Khaisilk có xuất xứ từ Trung Quốc và sẵn sàng bồi hoàn lại cho những khách hàng đã mua sản phẩm khăn “Made in China” của công ty một cách nghiêm túc. Ông chủ của thương hiệu được cho là tiên phong trong nghề dệt lụa Việt Nam cũng thừa nhận tập đoàn đang đối mặt với khủng hoảng và sẽ rất khó khăn để lấy lại uy tín cho thương hiệu Khaisilk.
Rất ảnh hưởng và tôi rất lo lắng...Qua vụ bán hàng gian lận của ông Khải Silk thì tất cả những người đang bán giá cao giống ông ấy đều bị ảnh hưởng ghê gớm. Những người tiêu dùng có thể cho rằng các doanh nghiệp bán hàng giá cao có thể có vấn đề giống như ông Khải Silk là mình có thể thấy bị gặp khó khăn
-GĐ. Công ty Yellow Chair Specialty Coffee
Đài RFA trao đổi với một số doanh nghiệp kinh doanh “hàng Việt Nam chất lượng cao” và được cho biết vụ việc doanh nhân Hoàng Khải bị tố cáo làm ăn gian dối “lập lờ đánh lận con đen” làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh cũng như uy tín của các doanh nghiệp khác trên thị trường Việt Nam.
Giám đốc Công ty Yellow Chair Specialty Coffee, tại Sài Gòn nói với RFA rằng một khi doanh nghiệp đã khởi nghiệp với tiêu chí theo đuổi kinh doanh hàng hóa chất lượng cao thì hai yêu tố quan trọng nhất mà họ tâm niệm là uy tín và đạo đức kinh doanh. Nữ giám đốc của thương hiệu cà phê này khẳng định dĩ nhiên giới doanh nhân kinh doanh vì lợi nhuận, nhưng giá cả không phải là mục tiêu cuối cùng mà chính giá trị của thương hiệu mang lại cho khách hàng. Dù tự hào doanh nghiệp của mình trung thành với ý tưởng kinh doanh như thế; tuy nhiên, Giám đốc Công ty Yellow Chair Specialty Coffee chia sẻ hiện không ít doanh nghiệp lo lắng về ảnh hưởng tiêu cực qua vụ bán hàng giả của thương hiệu Khaisilk bị phanh phui. Bà Giám đốc cho biết:
“Rất ảnh hưởng và tôi rất lo lắng. Ví dụ, trước đây những người có tiền suy nghĩ rằng sản phẩm giá cao thì chắc chắn chất lượng tốt nên họ không e dè khi mua. Nhưng qua vụ bán hàng gian lận của ông Khải Silk thì tất cả những người đang bán giá cao giống ông ấy đều bị ảnh hưởng ghê gớm. Những người tiêu dùng có thể cho rằng các doanh nghiệp bán hàng giá cao có thể có vấn đề giống như ông Khải Silk là mình có thể thấy bị gặp khó khăn. Do đó, bây giờ khách hàng đến mua hàng thì chúng tôi phải giải thích cho thật là kỹ.”

Thương hiệu Khaisilk: trường hợp cá biệt?

7778dad6-88f8-4acd-9544-fd296034179d.jpeg
Rau Trung Quốc nhìn tươi ngon hơn rau Việt Nam. Photo: RFA
Vấn đề gian lận thương mại tại Việt Nam một lần nữa được dư luận mang ra mổ xẻ nhân vụ việc liên quan chiếc khăn lụa hàng cao cấp của Việt Nam nhưng lại nhập khẩu từ Trung Quốc. Đài Á Châu Tự Do ghi nhận một số doanh nhân gốc Việt ở nước ngoài làm ăn với các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều rắc rối vì môi trường kinh doanh Việt Nam không cạnh tranh lành mạnh và rủi ro rất cao. Ông Hưng Nguyễn, ở bang Lousiana, Hoa Kỳ cho biết công ty của ông từng nhập khẩu mặt hàng đồ biển đông lạnh và ông đã rơi vào hoàn cảnh mất trắng vì cách thức làm ăn gian dối, không uy tín của những người ở Việt Nam. Ông Hưng Nguyễn kể lại:
“Tại Việt Nam nhiều khi mình không nói được chủ hàng mà mình bị tráo hàng trong những giai đoạn khác. Trước đây khi tôi nhập hàng thì tôi cũng kiểm tra chất lượng sản phẩm từ nhà máy ra đến cảng. Dù kiểm tra chặt chẽ nhưng bị tráo hàng trong khâu vận chuyển. Từ nhà máy đến cảng thì họ tráo hàng trong giai đoạn này. Khi phát hiện bị thất lạc nhiều quá thì tôi kiểm tra và phát hiện hàng bị tráo trước khi xe tải vào trong cảng.”
Tại Việt Nam, một cách nào đó mình làm việc thì nhận thấy sự gian dối đi sâu vào từng ngỏ ngách công việc của nhiều người, từ thấp đến cao ai cũng có điều không trung thực và mọi nơi đều như thế. Thực tế có các doanh nghiệp uy tín, nhưng số đó tôi tin là không nhiều lắm. Gian lận là bởi môi trường. Điều đó không có nghĩa là mọi người Việt Nam đều như thế. Nhưng hiện nay xã hội Việt Nam là như thế
-Chuyên gia Duy Lê
Không những vậy, một vài công ty khác tại Mỹ có chủ là người gốc Việt cho RFA biết họ phải bỏ của chạy lấy người sau thời gian dài kinh doanh tại Việt Nam vì họ cho rằng gian lận thương mại khắp nơi ở trong nước, do người Việt Nam hám cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến uy tín hay đạo đức kinh doanh dài lâu.
Ông Duy Lê, một chuyên gia về quản trị thừa nhận những phản ánh về cách thức làm ăn gian dối như vừa nêu là đúng sự thật:
“Tại Việt Nam, một cách nào đó mình làm việc thì nhận thấy sự gian dối đi sâu vào từng ngỏ ngách công việc của nhiều người, từ thấp đến cao ai cũng có điều không trung thực và mọi nơi đều như thế. Thực tế có các doanh nghiệp uy tín, nhưng số đó tôi tin là không nhiều lắm. Gian lận là bởi môi trường. Điều đó không có nghĩa là mọi người Việt Nam đều như thế. Nhưng hiện nay xã hội Việt Nam là như thế.”
Yếu tố “gian lận bởi môi trường” mà Chuyên gia Duy Lê đề cập được đa số doanh nhân mà Đài RFA tiếp xúc lý giải rằng môi trường kinh doanh tại Việt Nam chưa tạo được điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh một cách công bằng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thương hiệu chất lượng cao vì chi phí để sản xuất ra thành phẩm đội giá rất nhiều nên không thể nào bán hàng chất lượng tốt với giá rẻ. Điển hình là một doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức kết hợp với nông dân trồng sản phẩm rau sạch hữu cơ, trong thời buổi thị trường đầy dẫy thực phẩm bẩn, chia sẻ với RFA gặp nhiều khó khăn vì thị phần đầu ra rất hạn chế nên khó cạnh tranh, dù tiêu chí hoạt động vừa giúp nông dân vừa mang lại sức khỏe cho cộng đồng.

Trong khi rất nhiều người tiêu dùng đang theo dõi vụ việc lừa dối khách hàng của thương hiệu Khaisilk sẽ bị khởi tố hình sự hay không và nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam hy vọng các cơ quan chức năng làm công tác quản lý cũng như xúc tiến thương mại sẽ có những hoạt động để trấn an tâm lý người tiêu dùng và cổ súy vực dậy sự tin cậy để “người Việt Nam dùng hàng Việt” thì giới chuyên gia cho rằng sự gian lận thương mại tại Việt Nam sẽ khó mà thay đổi được trong một tương lai gần, như nhận định của Chuyên gia Duy Lê “Tôi đang làm việc trong lãnh vực đào tạo phát triển năng lực cho con người trong tổ chức của công ty. Tôi cảm thấy buồn vì những người nước ngoài làm việc với người Việt Nam, một cách nào đó họ xem thường người Việt Nam. Đó là một nỗi đau.”

Đề xuất nhấn chìm chất thải xuống biển Quy Nhơn

RFA-2017-10-31   
Một bãi biển ở miền Trung Việt Nam.
Một bãi biển ở miền Trung Việt Nam.AFP
Gần 500 ngàn mét khối chất thải nạo vết duy tu luồng hàng hải Quy Nhơn được Cục Hàng Hải Việt Nam đề nghị Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Định cho nhận chìm xuống biển địa phương.
Mạng báo Tuổi Trẻ vào ngày 31 tháng 10 dẫn phát biểu của giám đốc Sở Tài Nguyên- Môi Trường tỉnh Bình Định, ông Đặng Trung Thành rằng Ủy ban Nhân dân tỉnh này đã giao cho Sở Tài Nguyên- Môi trường phối hợp cùng Cục Hàng Hải Việt Nam chỉ đạo đơn vị tư vấn hoàn chỉnh hồ sơ để kiểm tra, thẩm định, trình cấp trên duyệt cấp phép.
Tin cho biết tọa độ được đề nghị cho nhận chìm lượng chất thải vừa nêu là ngoài phao số 0 mà theo qui định là tối thiểu các bờ biển 2,5 kilomet trở ra.
Ông Đặng Trung Thành nói rằng việc nhận chìm để khơi thông luồng chảy ở cảng Quy Nhơn là cần thiết; tuy nhiên vì kinh tế mà đánh đổi môi trường vì việc làm này có thể ảnh hưởng đến đời sống người dân và môi trường biển.
Vào tháng 7 vừa qua, kế hoạch cho nhận chìm 1 triệu mét khối bùn, cát ra vùng biển xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận phải ngưng lại. Lý do vì phản ứng mạnh mẽ của giới chuyên gia và dân chúng địa phương vì chất thải đổ xuống biển làm chết san hô, hải sản gây tác động xấu đến môi trường và ảnh hưởng lâu dài đến đời sống cư dân địa phương.

Thu phí vào trung tâm Sài Gòn có hợp lý?

TTTVN 
Theo RFA-2017-10-20   
Hồ Con Rùa, một biểu tượng của Sài Gòn trước 30/4/1975 còn sót lại
 Hồ Con Rùa, một biểu tượng của Sài Gòn trước 30/4/1975 còn sót lại-TTVN
Tuần trước, ông Lâm Thiếu Quân, một quan chức, đồng thời là một trí thức của nhà nước, đang phục vụ cho hệ thống chính quyền thành phố Hồ Chí Minh và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong, trong một cuộc họp với Sở giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh, đã đề xuất dự án thu phí đầu vào trung tâm thành phố. Đề xuất này nhanh chóng gây dư chấn trong nhân dân. Bởi hiện tại, thành phố Hồ Chí Minh có quá nhiều vấn đề trục trặc, từ vệ sinh an toàn thực phẩm đến mật độ dân cư, an ninh trật tự, tình trạng ngập lụt và mất vệ sinh vào mùa mưa, tình trạng kẹt xe… Giờ lại thêm một đề xuất thu phí vào trung tâm thành phố, chắc chắn ý tưởng này sẽ có vấn đề để bàn.

Ngân sách thành phố có vấn đề?

Ông Luật, một cán bộ hưu trí ở quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Cái đó trái với lương tâm, trái với chính sách. Bởi vì từ thành phố qua thành phố mà phải đóng thuế, qua trạm thì quá bất cập. Đây không phải từ một nước này qua một nước khác mà phải đóng. Cái này thì nên xin dân người ta ủng hộ chứ không nên đặt trạm, qui định như vậy. Các trạm BOT đã bỏ rồi thì các ông lại quen thói, lại dựng nó lên để tiếp tục khai thác…”.
Câu hỏi mà ông Luật đặt ra xuyên suốt cuộc nói chuyện là lẽ nào ngân sách thành phố đã có vấn đề, bị thiếu hụt nên phải tìm cách thu chỗ này, buộc chỗ nọ để vá víu? Bởi theo chỗ quan sát suốt quá trình công tác của ông Luật thì hiếm có thành phố nào trên cả nước lại có ngân sách lớn hơn thành phố Hồ Chí Minh. Bởi các nguồn thu từ thuế doanh nghiệp, Sài Gòn đứng đầu cả nước, các nguồn thu từ cho thuê đất công, nguồn thu từ viện trợ và rất nhiều nguồn thu chiết khấu từ VAT cũng như giao thông đường thủy, giao thông đường bộ, khai thác tài nguyên… Nhìn chung là rất cao.
Thế nhưng hiện tại, thành phố Hồ Chí Minh lại cần một khoản tiền mà theo ông Luật là bất hợp lý từ việc đánh phí vào những ai muốn đến trung tâm thành phố nghe ra có vẻ không ổn chút nào. Vì thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố công thương nghiệp lớn nhất trên cả nước, vấn đề di chuyển trong thành phố này càng thông thoáng, càng tự do bao nhiêu thì sức thương mại càng mạnh bấy nhiêu.
Và chặn đầu vào để đánh thuế thông qua tấm vé thu phí là một lựa chọn sai lầm nếu không muốn nói là hồ đồ. Bởi đề xuất này vô hình trung trở thành một trở ngại cho những ai muốn vào thành phố buôn bán, đầu tư. Nhất là lĩnh vực thương nghiệp, một lĩnh vực mà nhu cầu đi lại, giao thương mạnh hơn mọi lĩnh vực, đặc biệt trong phân khúc buôn bán nhỏ lẻ, người ta phải đi ra, đi vào thành phố thường xuyên, nếu như phải liên tục đóng phí mỗi khi ra vào thì người ta buộc phải suy nghĩ lại có nên tiếp tục buôn bán ở thành phố hay chọn một tỉnh khác để làm ăn.
Nhưng đây chỉ mới là một vấn đề nhỏ. Còn hàng loạt vấn đề về du lịch, người nghèo vào thành phố, người lao động thường xuyên vào ra thành phố… Tất cả sẽ gặp trở ngại khi nhà cầm quyền thành phố Hồ Chí Minh quyết định thu phí vào trung tâm thành phố. Và giả sử có thêm một trạm thu phí vào thành phố thì trạm này sẽ gọi là trạm gì? Gọi BOT cũng không đúng vì nó sẽ được xây dựng trên tiền thuế của dân, ngay cả thành phố hình thành, hiện hữu và phát triển cũng dựa trên tiền thuế của dân, bây giờ dân phải đóng thêm một lần thuế để đi vào lần thuế thứ nhất hay sao?!

Hãy nghĩ đến điều tử tế hơn!

Một cư dân thành phố Sài Gòn, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Việc dựng trạm thu phí đi vào thành phố thì tôi thấy không hợp lý. Di chuyển là hành động tự nhiên của con người, vào Sài Gòn hay ra Hà Nội là một nhu cầu tự nhiên, không có lý do gì để áp đặt người ta phải đóng thuế. Điều này cho thấy người dân đã bị súc ruột trong lúc nhà cầm quyền đang bước chân vào một nửa của sự thất bại, sụp đổ trong kinh tế…”.
Theo vị này, thành phố Sài Gòn, mà bây giờ gọi là thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng trở nên xấu xí, xa lạ với cư dân Sài Gòn gốc bởi có qúa nhiều thứ xa lạ ghé đến. Nạn trộm cướp gia tăng đột biến ở thành phố này, nạn kẹt xe, nhà cửa trở nên lộn xộn, các con sông bị lấn chiếm, một số con kênh biến mất, rồi thêm chuyện một hệ thống qui định nghe có vẻ trái khoáy, không hợp lòng dân đã áp đặt lên thành phố này khiến cho nó càng trở nên xấu xí, xa lạ.
Vị này muốn nhấn mạnh đến vấn đề chính sách, một chính sách tử tế rất cần thiết cho thành phố Hồ Chí Minh, bởi chỉ có một chính sách tử tế mới có thể cứu nổi thành phố này thoát khỏi những cái tệ, cái xấu không đáng có. Giải thích về cái gọi là chính sách tử tế, vị này nói rất đơn giản, đó là một chính sách giáo dục tử tế, một chính sách y tế tử tế và một chính sách an sinh xã hội tử tế. Chỉ cần ba chính sách này tử tế sẽ kéo theo các chính sách khác tử tế.
Bởi thành phố này trở nhên chộn rộn và chụp giật là do thiếu chính sách giáo dục, chính sách y tế và chính sách an sinh xã hội tử tế. Người ta sẽ không còn bình tĩnh để suy nghĩ đến điều tử tế một khi sáng ra mở mắt, bước xuồng đường là có hàng trăm khoản phí đang réo gọi, từ tiền nộp học cho con cái đến tiền bảo hiểm y tế, tiền viện phí nếu bệnh tật, tiền điện, tiền nước, tiền gởi xe, tiền chợ búa… Mọi khoản phí quấn lấy con người và người ta loay hoay trong các khoản phí này.
Bên cạnh đó, các khoản phí mà dân sài Gòn vẫn gọi là phí trời đánh khi ra đường hay kinh doanh, ví dụ như ra đường thì gặp công an giao thông xin bánh mì đểu, mở khách sạn, nhà hàng thì bị công an khu vực thăm đểu để nhận phong bì. Mà một khi văn hóa phong bì thấm nhuần trên thành phố Hồ Chí Minh thì chắc chắn một điều là người ta chạy đua để có cái mà phong bì và để lấy lại cái đã mất bởi phong bì. Giờ lại thêm một khoản phí vào trung tâm thành phố nữa thì nghe ra có vẻ quá mệt mỏi, nặng nề khi làm cư dân thành phố Hồ Chí Minh.
Vị này chia sẻ thêm: “Và những người làm những cái hành động dựng trạm thu phí này không vì cái chung. Còn rất nhiều cái khác để thay đổi cơ sở hạ tầng, thay đổi, ổn định giao thông một cách hiệu quả mà không phải tốn kém nhiều như họ đã nói. Trong lúc nền kinh tế đang lụn bại, lẽ ra phải tạo cơ hội cho người dân làm ăn, sinh sống thì họ lại bắt chẹt thêm nhân dân, làm cho nhân dân thêm gánh nặng… Điều này cho thấy thời đại hiện tại còn kinh khủng hơn của Tắt Đèn của Ngô Tất Tố nữa!”.
Vị này tha thiết kêu gọi các trí thức nhà nước hãy nên nghĩ tới những điều tử tế, hãy nghĩ đến quyền lợi và nỗi khổ của người dân nhiều hơn là nghĩ đến cơ hội thăng tiến hoặc cơ hội được lòng cấp trên. Bởi hơn bao giờ hết, nhân dân đã quá khổ và cần một chính sách tử tế thực sự của nhà nước!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Nhà hoạt động trẻ Lê Hồng Phong "Tôi chọn là người tự do" - Những người bạn trẻ quanh tôi / kỳ 2

Tuấn Khanh 
Theo RFA-2017-10-31   
Nhà hoạt động trẻ Lê Hồng Phong
Nhà hoạt động trẻ Lê Hồng Phong-Courtesy blogger Tuấn Khanh.
Phỏng vấn Lê Hồng Phong, đang theo học các khóa về xã hội dân sự tại Phi Luật Tân. Phong là một trong những thành viên của nhóm Thức Followers, vận động cho chương trình có tên “Bầu Cử Tự Do Và Quyền Tự Quyết Cho Dân Tộc Việt Nam”, nhằm kêu gọi Nhà nước Việt Nam tổ chức cuộc Trưng cầu dân ý về bầu cử tự do và đa đảng hóa hệ thống chính trị Việt Nam.
Lê Hồng Phong là như cái tên mà gia đình người bạn trẻ này đã đặt theo người Tổng bí thư thứ 2 của đảng Cộng sản Đông Dương, mà Phong tâm sự, là xuất phát từ sự ủng hộ đảng Cộng sản Việt Nam của gia đình mình. “Tôi sinh ra trong gia đình bên nội lẫn ngoại đều có người từng tham gia chiến đấu và làm việc dưới lá cờ đỏ sao vàng trong và sau chiến tranh Việt Nam”, Phong tâm tình như vậy.
Lẽ ra hôm nay Phong đang có một cuộc sống an nhàn, tương lai vững chắc nếu theo nếp của gia đình. Nhưng người thanh niên sinh năm 1990 tại BÌnh Dương ấy lại hình thành trong mình những cảm nhận mới mẻ về thế giới sống quanh mình. Anh băn khoăn trước những bất công trong xã hội và nghĩ đến sự đổi thay.
Chiều lòng gia đình, Phong cũng tham gia cuộc thi công chức của tỉnh. Nhưng phần làm bài, Phong lại viết tất cả những suy nghĩ của mình về hiện trạng xã hội, về ước mơ một Việt Nam dân chủ hóa và pháp quyền trong tương lai. Dĩ nhiên, đó là một bài thi thất bại, nhưng đó cũng là bước ngoặt trong đời mà Phong chọn con đường dấn thân, tìm hiểu để góp sức thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa cho Việt Nam, xây dựng Việt Nam thật sự là một quốc gia đáng sống, mà Phong ấp ủ.
=========================
1. Câu chuyện của Phong thật thú vị. Nhưng hãy thử nhớ lại, cụ thể là những điều gì tác động đến những suy nghĩ và hành động của bạn vậy?
Đó là một quá trình thay đổi lâu dài. Ngay từ nhỏ tôi vẫn thường được ba mẹ nhắn nhủ rằng: “Ráng học đi sau này làm quan làm tướng, ba mày xin cho vô làm nhà nước cho đỡ cực cái thân, học dở là làm cu-li…”.  Không chỉ ba mẹ, mà chung quanh tôi, dường như người có tiền luôn đúng; sống chỉ nên biết bản thân mình…
Tôi thì từ nhỏ tôi đã không hứng thú xem, nghe chương trình TV liên quan đến nhà nước, đảng Cộng sản mà ba tôi hay mở thì luôn làm tôi chán ngấy. Tôi thật sự không thích trở thành một người đảng viên đảng cộng sản Việt Nam để làm trong Nhà nước như cha tôi và như những người thường hay lặp đi lặp lại những câu nói, phát biểu nhàm chán trên TV. Cho nên tôi chỉ muốn khi lớn lên sẽ làm một nhà nghiên cứu khoa học hoặc là một cầu thủ bóng đá.
Từ việc theo dõi đời sống, rồi tôi lại nhìn rộng ra, nhận thấy rằng xã hội Việt Nam hầu như chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải cạnh tranh nhau để càng giàu có càng tốt, bằng mọi giá chạy theo vật chất. Người ta thờ ơ những chuyện tiêu cực xảy ra với con người và xã hội xung quanh họ. “Theo đuổi ước mơ, đam mê và những giá trị đạo đức” như tôi thì bị xem là thứ suy nghĩ của người tâm thần, người thất bại, người đứng ngoài lề xã hội,…
Một trong những bước ngoặt của tôi, là ngày tôi gặp thầy P. Trong một tiết học, thầy nói mọi người kéo rèm cửa lại để thầy chiếu phim “Hải chiến Hoàng Sa”, “Hải chiến Trường Sa”, “Chiến tranh biên giới với Trung Quốc”,… rồi thầy giảng và nói về một lịch sử có thật của Việt Nam. Và tôi cũng bắt đầu tìm hiểu.
Trước đây, tôi luôn ngờ vực những thứ trên mạng bị gọi là “phản động”, nhưng rồi tìm thấy những điều mới mẻ để nhận ra sự thật. Rằng biểu tình, đa đảng không phải là làm loạn, Tâm trạng của tôi tức giận, thù hằn vì đất nước mình có bao nhiêu điều tốt đẹp đang mất đi. Rồi chuyển sang bình tĩnh lại, lớn khôn hơn. Tôi hiểu ra rằng chẳng ai cướp mất cái gì của mình cả. Tự do, dân chủ là không miễn phí, muốn có nó thì chính mỗi người phải hành động giành lấy nó, để xứng đáng có được nó.
2. Khi trước khi đi Phi Luật Tân để tham gia học các khóa về Xã hội dân sự, bạn đã có các hoạt động gì ở Việt Nam đáng nhớ không?
Kỷ niệm đầu tiên đó là tôi đi cùng một nhóm bạn ở Bình Dương đi thăm mộ ông Ngô Đình Diệm ở Lái Thiêu vào ngày 2/11/2014. Chúng tôi đến đó từ lúc 9h sáng nhưng đã thấy cả khu vực xung quanh đó rất ồn ào, công an sắc phục, cảnh sát giao thông, dân quân và cả những người thường phục lúc nào cũng cầm máy quay trên tay để quay lại bất cứ ai có mặt ở đó. Sau đó tất cả bị giải tán. Chuyến đi ấy giúp cho tôi thấy rõ chính quyền hiện tại vẫn chưa thật tâm muốn hòa giải dân tộc. Nếu họ thật tâm thì họ chẳng thực hiện những hành động như thế, họ không nên tỏ ra “sợ sệt” những người có cảm tình với Chính thể Việt Nam Cộng Hòa như vậy.
Tiếp theo, là lần đầu tiên tôi xuống đường biểu tình. Một sáng đẹp trời ngày 1/5/2016, tôi biểu tình đòi minh bạch thông tin thảm họa biển miền trung do Formosa gây ra. Tôi thấy mình không cô đơn. Tôi nhận ra xã hội Việt Nam còn đầy những con người cùng chung chí hướng, suy nghĩ quan tâm và đau đáu hiện trạng xã hội đã tìm thấy nhau, cùng nhau xuống đường thực hiện quyền và trách nhiệm công dân. Đoàn người nối đuôi nhau biểu tình, bày tỏ chính kiến trong ôn hòa và trật tự. Rồi tôi đã chứng kiến cảnh những người thường phục có ngón tay đeo nhẫn nhựa có màu dạ quang cố tình gây rối, kích động bạo lực để lực lượng mặc sắc phục đánh đập, áp giải những người đi biểu tình lên những chiếc xe cơ động, xe bus chờ sẵn kế bên. Nhưng cuối cùng trong tâm trí tôi, những hình ảnh bạo lực xấu xí đó vẫn phải nhường chỗ cho hình ảnh của một cô gái nhỏ nhắn ôm bó hoa hồng lớn cùng nụ cười rạng rỡ để tặng từng đóa cho từng người của lực lượng sắc phục. Hình ảnh bạo lực dù đã xảy ra mạnh bạo, xấu xí ra sao cũng không thể làm tôi thôi hết niềm tin vào sức mạnh của chân lý, lẽ phải, của sự thật và của quyền lực nhân dân.Còn nhiều nữa, mà tôi không thể kể hết. Từng kỷ niệm đó đã khiến tôi quyết tâm hơn trên con đường mình chọn.
3. Nhưng gia đình của bạn vốn là thành phần ủng hộ đảng cộng sản. Họ đã có phản ứng thế nào về lý tưởng của bạn?
Như mọi người đã sống qua các thời kỳ của nhà nước cộng sản. Ba mẹ tôi lo sợ và thường tránh không nói về những vấn đề như vậy. Tôi hiểu đa số người dân Việt Nam cũng giống ba mẹ tôi, đều còn nặng nề tư duy thần dân của quân chủ, phong kiến.
Tôi đã giấu gia đình, nghỉ việc để đi học tại VOICE – Manila, Philippines, nhằm trở thành một Nhà hoạt động xã hội ủng hộ Dân chủ, Nhân quyền.Tôi để lại một lá thư 9 mặt giấy trong phòng, trình bày tất cả suy nghĩ, lý tưởng và lý do tôi lựa chọn lý tưởng đó.
Thời gian đầu gọi về nhà thì ba lúc nào cũng buồn, giận, còn mẹ thì khóc. Nhưng bây giờ sau 7 tháng thì lần đầu tiên tôi đã thấy mẹ tôi cười, khi tôi khoe bây giờ tôi nấu ăn gần bằng mẹ. Tôi rất nhớ nhà. Tôi sẽ về Việt Nam gặp ba mẹ, nhưng không phải bây giờ, tôi sẽ về khi tôi đã đủ khả năng để theo đuổi lý tưởng góp sức xã hội phát triển tốt hơn.
4. Hãy nói về công việc và Dự án hoạt động của bạn lúc này. Bạn mong mỏi gì vào dự án mà bạn đang theo đuổi?
Tôi và nhóm Thức Followers (https://www.facebook.com/ThucFollowers)  đang chạy chiến dịch “Bầu Cử Tự Do Và Quyền Tự Quyết Cho Dân Tộc Việt Nam”. Đây là chiến dịch dài hạn thu thập 100.000 chữ ký cho thư thỉnh nguyện tại http://www.civilrightvn.org. Đó là thư thỉnh nguyện của những người Việt Nam có mong muốn yêu câu Nhà nước Việt Nam tổ chức cuộc Trưng cầu dân ý về bầu cử tự do và đa đảng hóa hệ thống chính trị Việt Nam. Sau khi đạt được 10.000 chữ ký đầu tiên, Thức Followers sẽ gửi thư trình bày Liên Hiệp Quốc về sự vận động thu thập chữ ký đòi quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam và sau đó cập nhật tiến trình. Bởi chiến dịch này phù hợp với Công ước về quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký với Liên Hiệp Quốc từ năm 1977, cũng như hiến chương LHQ cũng nói đến “quyền được tự do chọn chính thể” của người dân.
Nhiều người cho rằng việc ký tên này là vô ích, không đủ sức thay đổi cái gì cả. Nhưng cũng như xây một ngôi nhà, nó cũng cần phải có những viên gạch đầu tiên để góp vào hàng ngàn viên gạch khác để tạo nên thành quả. Một giọng nói chắc chắn yếu ớt, nhưng nếu tất cả cùng lên tiếng thì sẽ tạo nên sức mạnh mong muốn. Thay đổi xã hội không thể một sớm một chiều mà chúng ta phải kiên trì hành động. Còn nếu không hành động thì sẽ chẳng có gì xảy ra.
Điều đáng mừng là có khá nhiều bạn trẻ thể hiện mong muốn tổ chức Trưng cầu dân ý giống như chúng tôi. Cho dù họ chưa dám lộ mặt, công khai tên tuổi, nhưng họ đã cho chúng tôi niềm tin lớn lao cho sự thành công của chiến dịch này.
5. Bạn có đủ niềm tin và hy vọng nên công việc hay lý tưởng mình theo đuổi không?
Việt Nam chắc chắn sẽ chuyển đổi sang dân chủ, đa đảng, tôi có niềm tin rất lớn vào điều đó. Thế giới ngày một phẳng và Việt Nam và các nước bảo thủ độc tài hiếm hoi còn lại không thể đứng ngoài dòng chảy thời đại ấy.
Cái tôi mong mỏi nhiều hơn ở tương lai đó là người Việt thật sự có hòa giải dân tộc sau khi có được Dân chủ, và tất cả các bên cùng nhìn về những giá trị, lợi ích chung của quốc gia và dân tộc, để mà đóng góp xây dựng nước Việt Nam tốt đẹp, nhân bản hơn.

Đinh La Thăng và sự bỡn cợt với công lý nên hiểu thế nào cho đúng?

Kami 
Theo RFA-2017-10-27  
Nguyên Bí thư thành phố Hồ Chí Minh  Đinh La Thăng (trái) đến dự lễ khai mạc khóa họp Quốc hội ở Hà Nội hôm 20/10/2016.
 Nguyên Bí thư thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng (trái) đến dự lễ khai mạc khóa họp Quốc hội ở Hà Nội hôm 20/10/2016.  AFP
Tôi hoàn toàn thất vọng sau khi đọc bài viết "Đinh La Thăng chễm chệ trong QH: Sự bỡn cợt với công lý" của tác giả Huy Đức (http://bit.ly/2zEGLSZ), sự thất vọng ở đây không xuất phát từ việc Huy Đức không mấy fair-play là đeo bám Đinh La Thăng chặt tới mức không chịu nhả ra, vốn dĩ là bản tính thù dai, nhớ lâu của nhà báo này. Mà thất vọng bởi một bài báo dài 986 chữ thì chỉ duy nhất có cái tựa đề "Đinh La Thăng chễm chệ trong QH: Sự bỡn cợt với công lý" là tạm chấp nhận được.
Ngay từ đoạn mở đầu, Huy Đức đã cằn nhằn rằng, "Vẫn biết, truy cứu trách nhiệm hình sự bất cứ ai cũng phải được tiến hành thận trọng, nhưng sau khi Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên án tử hình; Ninh Văn Quỳnh, Nguyễn Xuân Thắng... đã bị bắt, mà thấy Đinh La Thăng vẫn mũ cao áo dài đường hoàng bước vào phòng họp Quốc hội thì không khỏi có cảm giác như công lý đang bị bỡn cợt. ". Rồi sau đó tác giả lại liệt kê một số thông tin "biết rồi, khổ lắm nói mãi" về các sai phạm của cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Đinh La Thăng trong Đại Án Ngân Hàng Đại Dương OceanBank.
Thật tiếc cho một nhà báo có tên tuổi như Huy Đức, mà đến lúc này không chỉ vẫn tin tưởng rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang thực sự chống tham nhũng và làm trong sạch đảng, mà còn tin rằng ở Việt Nam bây giờ vẫn có công lý. Hay nói một cách khác, là xứ sở này luật pháp vẫn được thượng tôn.
Việc một quan chức Việt Nam tham nhũng thì là chuyện quá đỗi bình thường, chẳng có gì phải nói vì nói ra thì cũng chẳng có ích lợi hay tác dụng gì. Thử hỏi rằng, quan chức Việt Nam bây giờ có ai không tham nhũng. Thậm chí ghế càng to thì họ tham nhũng càng lớn, vì trong một thể chế chính trị mà vấn đề kiểm soát và điều chỉnh quyền lực đã bị tê liệt do bị vô hiệu hóa bởi tư duy "chống tham nhũng là ta tự đánh ta" và "đánh Chuột sợ vỡ bình" của người đứng đầu bộ máy của đảng
Một Đinh La Thăng ngồi trên một mỏ tiền - PVN, mà theo đánh giá "chiếm tỷ trọng tới 18,9% trong tổng thu ngân sách" (http://bit.ly/2gF9gZl) và được toàn quyền chi tiêu không ai kiểm soát, mà không tham nhũng mới là chuyện lạ. Không phải kể lể dài dòng như Huy Đức, mà có thể khẳng định luôn là Đinh La Thăng là kẻ chủ mưu trong Đại Án OceanBank. Mà thực chất OceanBank chỉ là một chiếc bình phong được Thăng dựng lên, để biến hóa một phần dòng tiền thu từ khai thác dầu thô của Nhà nước thành của riêng cho một vài cá nhân trong cái Nhóm lợi ích của ông Nguyễn Tấn Dũng.
Những kẻ làm chính trị luôn lấy mục tiêu cao nhất là nắm lấy quyền lực, muốn như thế họ phải thanh trừng đối thủ để củng cố và bảo vệ quyền lực. Thanh trừng nội bộ là sản phẩm của các chế độ độ độc tài không phải cho dân bầu. Trong lịch sử cận đại, lịch sử của các đảng Cộng sản là lịch sử của những cuộc thanh trừng tàn bạo và chính trị Việt Nam cũng không đứng ngoài cái đó. Thanh trừng đấu đá phe nhóm trong nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc gần đây đã cho thấy, đó là cuộc chiến một mất, một còn không khoan nhượng. Đảng CSVN từ trước đến nay luôn là một bản sao tồi của đảng CSTQ do vậy không bao giờ có chuyện "có một thỏa thuận trong Hội nghị TW6" như một số cá nhân nhận định. Mà thực chât chỉ là, thế yếu không nuốt được đối thủ thì đành phải hòa hoãn để thủ thế chơi nhau tiếp.
Vì thế, việc cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng thoát hiểm sau Hội nghị TW6 cũng chỉ là tạm thời, nhưng với tương quan chính trị trong nội bộ đảng CSVN tại thời điểm hiện tại thì việc xử lý Đinh La Thăng của Tổng Bí thư Trọng sẽ bắt buộc phải gác lại. Nếu ông Trọng không muốn chết.
Đó cũng chính là lý do vì sao, trong diễn văn bế mạc Hội nghị TW6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng, "Từ nay trở đi, bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng". Không phải ông Trọng quên rằng cách đây ít lâu ông ta rất tự tin rằng "khi lò nóng lên thì củi khô, củi tươi vứt vào đều cháy, Không ai có thể cưỡng được", sau khi đặc vụ Việt Nam bắt cóc được Trịnh Xuân Thanh đưa về Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không hiểu rằng, trong tình thế khó khăn nhất thì các phe nhóm sẽ co cụm, liên kết để phòng thủ và có cơ hội thì lập tức họ sẽ phản công. Tình thế chính trường Việt Nam tại thời điểm hiện nay đang cho thấy điều đó.
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV khai mạc vào sáng nay 23-10 người ta thấy sự xuất hiện bất ngờ của cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với vẻ mặt tươi tỉnh nhất, kể từ khi ông Dũng tuyên bố về làm người tử tế sau thất bại tại Đại hội 12 -  đầu năm 2016. Đặc biệt hơn, mọi người ngạc nhiên khi thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ động đến chỗ ông Dũng ngồi để bắt tay thân mật và nói chuyện.
Được biết, Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự buổi khai mạc kỳ họp Quốc hội mạc này để chứng kiến sự thăng tiến của một loạt đàn em là những người gốc Nam Bộ, đồng thời cũng để sự thất bại của chiến dịch đốt lò của ông Tổng Bí thư Trọng, với một loạt đàn em như Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư Yên Bái hay Bí Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến. Nụ cười của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bức hình đi cùng với cựu Tổng BT Nông Đức Mạnh tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV khai mạc vào sáng 23.10.2017 đã nói lên tất cả.
Tin đồn đoán cho rằng, trong nội dung công tác nhân sự của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XIV, đã miễn nhiệm Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa và Tổng thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu. Theo đó với lý do ông Trương Quang Nghĩa được điều về Đà Nẵng nhận chức BT Thành ủy TP Đà Năng, thay cho ông Nguyễn Xuân Anh; còn ông Phan Văn Sáu đã được Ban Tổ chức Trung ương điều động về đảm trách chức vụ Bí thư tỉnh Sóc Trăng thay ông Nguyễn Văn Thể, để ông Thể ra Hà Nội giữ chức làm Bộ trưởng GTVT - thay cho ông Trương Quang Nghĩa.
Được biết, cả 2 ông Phan Văn Sáu và Nguyễn Văn Thể đều là dân Đồng Tháp, là dân Nam Bộ 100%, trong đó cả 2 ông Phan Văn Sáu và Nguyễn Văn Thể đều vốn là tay chân của ông Nguyễn Tấn Dũng. Gần đây sau khi ông Ba Dũng nghỉ thì ông Nguyễn Văn Thể về dưới trướng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc còn ông Phan Văn Sáu về đầu quân cho bà CTQH Nguyễn Thị Kim Ngân. Một vấn đè cũng phải nói đến là người thay cho ông Phan Văn Sáu là ai? Xin thưa cũng lại một đồng chí gốc Nam Bộ khác, đó là ông Lê Minh Khái - Bí thư tỉnh ủy Bạc Liêu một tay chân thân tín của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Được biết Bí thư tỉnh ủy Bạc Liêu Lê Minh Khái từng giữ chức phó Tổng Kiểm toán Nhà nước 7 năm (2007- 2014) dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng.
Còn người thay cho ông Lê Minh Khái dự kiến là Sơn Minh Thắng, Phó Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Được biết ông Sơn Minh Thắng là người Kh’mer Trà Vinh. Các Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Tây Bắc, Tây Nguyên giải tán sau Hội nghị 6 TW khóa XII vừa rồi theo chủ trương tinh giản bộ máy, nên Sơn Minh Thắng được điều chuyển như vậy.
Theo Nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà - Cô Gái Đồ Long cho biết, rất có thể ông Hầu A Lềnh, Phó Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc, có thể sẽ chạy qua thay Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư Yên Bái, sau lùm xùm của thằng em Phạm Sỹ Qúy và nhiều chuyện hay ho khác trên địa bàn. Và ông Điểu K'ré, Phó Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên có thể về thay Bí Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến...vv.
Theo nhận xét của nhà báo rất thạo tin nội chính này cho biết, ngó kỹ, thì những vị được thăng chức toàn phe cánh của TTg Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Trờ trêu thay những pháo đài tưởng chừng bất khả xâm phạm lại là các vị Bí thư Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà và Bí Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến lâu nay dư luận cho rằng được Tổng Bí thư che chắn thì lại bị xử lý.
Nói thế để thấy, dẫu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn xử lý Đinh La Thăng hoặc bất kỳ ai khác, có muốn nhưng cũng không thể làm được. Bởi cái đảng CSVN cầm quyền hiện nay do ông Trong đứng đầu từ xưa đến nay luôn dung túng cho tham nhũng, nếu không muốn nói đó là một "chủ trương lớn của đảng".
Cũng xin được nhắc lại, trong bài viết "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thành công trong việc chỉnh đốn đảng?" (http://bit.ly/2z7l3e3) mới đây, tôi đã khẳng định "Có lẽ thành công lớn nhất trong công cuộc chỉnh đốn đảng dưới chiêu bài chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đạt được, không phải là việc kỷ luật cách chức Ủy viên Bộ Chính trị đối với Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng hay Ủy viên Trung ương Đảng đối với Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. Mà đó là sự tin tưởng của một đám đông dân chúng, vẫn nghĩ rằng ông Nguyễn Phú Trọng đang trừng trị các con sâu dân, mọt nước trong đảng. ".
Đồng thời tôi cũng chỉ ra một nhược điểm đáng tiếc của một bộ phận được gọi là "trí thức tinh hoa" , đó là "... trong cái đám đông ô hợp đó lại có không ít những người vốn được khoác danh "trí thức tinh hoa" một thời. Cho đến bây giờ họ vẫn không hiểu được rằng, cái gọi là  cái gọi là chống tham nhũng hay chỉnh đốn đảng của Tổng Bí thư Trọng nhân danh đảng CSVN tất cả đều theo đúng quy trình "đánh một bên - không phải phe ta"."
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Nghệ An: Hàng trăm “Hồng vệ binh” CSVN tụ tập khủng bố giáo dân

 


CTV Danlambao - Vào chiều nay 29/10, hàng trăm thanh niên thuộc “Hội cờ đỏ” đến từ nhiều địa phương khác nhau, ngang nhiên tụ tập ngay sát cạnh nhà thờ Giáo Họ Văn Thai, Giáo xứ Song Ngọc, thuộc xóm 8, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Hội cờ đỏ đã gây náo loạn cả khu vực nơi đây. Có thể nói, hành động của Hội cờ đỏ nhằm khủng bố, đe dọa đến đời sống và tính mạng của bà con Giáo dân nơi đây.


Giáo xứ Song Ngọc là nơi đã nhiều lần tổ chức các cuộc khiếu kiện, biểu tình đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của mình, sau lần tập đoàn Formosa xả chất độc xuống vùng biển, gây thảm họa môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung. Đồng thời yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam và đưa những kẻ đồng phạm ra toà án quốc tế. 

Những thành viên “Hội cờ đỏ” được dư luận biết đến như những “Hồng vệ binh” của nhà cầm quyền CSVN. Trước đây, những thành viên của “Hội cờ đỏ” đã từng dùng bạo lực tấn công vào các nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam. Cụ thể như: Hành hung chị Lê Mỹ Hạnh, nhà báo Sương Quỳnh tại quận 2 (Sài Gòn). Bọn chúng còn mang cả súng ngắn, roi điện, bình xịt hơi cay đến công kích Giáo xứ Thọ Hòa (Đồng Nai), đe dọa tính mạng Linh mục Nguyễn Duy Tân. Gần đây nhất bọn chúng đã tấn công vào nhà riêng của một số bà con Giáo dân thuộc Giáo họ Văn Thai, đập phá, gây thiệt hại nhiều về tài sản và vật chất nơi đây. 

Ngày 26/10, Linh mục Nguyễn Đình Thục - Quản xứ Song Ngọc đã gởi văn thư gởi các cấp chính quyền địa phương để đặt nghi vấn về việc hội cờ đỏ 3 miền sẽ kéo về xã Sơn Hải: 

“Chúng tôi tự hỏi rằng, tại sao hội cờ đỏ lại tụ tập hội họp ngay sát cạnh giáo họ Văn Thai, gần kề nhà thờ Văn Thai mà không tổ chức nơi trụ sở UBND hay sân thể thao? Tại sao không tổ chức họp ban ngày mà lại là vào thời điểm cuối chiều và kết thúc vào lúc chập tối? Phải chăng chính quyền xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đang phối hợp dàn dựng tổ chức khiêu khích, kích động bạo lực và lợi dụng màn đêm để thực hiện một cuộc đàn áp đẫm máu đối với bà con giáo họ Văn Thai nói riêng và giáo xứ Song Ngọc nói chung? Chúng tôi đề nghị chính quyền xem xét sự việc và trả lời chính thức cho chúng tôi. Nếu sự việc vẫn diễn ra theo đúng thông báo của xã Sơn Hải, chúng tôi khẳng định đây là một mưu đồ tiến hành khiêu khích bạo lực để đàn áp giáo dân tại giáo họ Văn Thai, giáo xứ Song Ngọc”.


“Hội cờ đỏ”, nước cờ nham hiểm của đảng cộng sản

Hải Âu (Danlambao) - Dưới chế độ cai trị độc tài của đảng cộng sản, không một nhóm, hội hay tổ chức xã hội dân sự độc lập nào được phép công khai thành lập và hoạt động. Mặc dù hầu hết các nhóm, hội, tổ chức xã hội dân sự đều đặt mục tiêu xây dựng một xã hội, một đất nước nhân quyền và phát triển. Những mục tiêu, lý tưởng cao cả ấy được cổ suý bằng tinh thần yêu nước và hoạt động trong phương châm bất bạo động. Nhưng điều đó lại khai sáng tri thức cho người dân cũng như phơi bày sự tàn độc của một chế độ thối nát. Vì thế đảng cộng sản luôn xem tất cả các tổ chức, nhóm, hội có tiếng nói bất đồng chính kiến với tư tưởng cộng sản là những tổ chức phản động. Từ đó cộng sản luôn ra sức trấn áp nhằm triệt hạ các nhóm, hội, tổ chức này bằng những thủ đoạn đê tiện.

Thế nhưng “hội cờ đỏ”, một liên minh khủng bố mới vừa công khai ra mắt trong sự bảo kê của những kẻ cầm quyền cộng sản. Đây là một tổ chức qui tụ thành phần nam, nữ, già, trẻ có tư duy cuồng đảng, cuồng Hồ. Chúng tự đặt cho mình trách nhiệm “bảo vệ tổ quốc” bằng những đợt bạo loạn, tấn công khủng bố những nhà hoạt động dân chủ, những vị chức sắc và giáo dân Công Giáo.

Kể từ tháng 4/2017, hội cờ đỏ đã nhiều lần khủng bố tinh thần các linh mục và bà con giáo dân tại nhiều giáo xứ thuộc giáo phận Vinh. Chúng tấn công giáo xứ Văn Thai, giáo xứ Đông Kiều, giáo xứ Song Ngọc. Chúng hung hãn đánh đập nhiều giáo dân gây thương tích nặng và đập phá tài sản cùng nhiều ảnh tượng Chúa, Đức Mẹ của người Công Giáo. Những việc làm của chúng đều được người dân ghi lại hình ảnh bằng camera an ninh. Thế nhưng trước những dữ liệu được người dân cung cấp cho phía côn an nhưng thành viên hội cờ đỏ không hề mất một sợi tóc trên đầu. Bởi lẽ chúng được sự bảo kê ngầm của nhà cầm quyền cộng sản.

Sau những “chiến tích” trên, công cuộc “bảo vệ an ninh tổ quốc” bằng bạo lực và sự tàn độc của những tên cuồng đảng cuồng Hồ đã nhận được sự “khích lệ” âm thầm của những kẻ cầm quyền trong đảng. Vì thế ngày 29/10/2017, “hội cờ đỏ” đã chính thức ra mắt với hơn 700 thành viên tại buổi giao lưu được tổ chức tại xóm 8 xã Sơn Hải, cách nhà thờ giáo họ Văn Thai khoảng 30 mét. Đây được xem là buổi phô trương thanh thế của một tổ chức ô hợp nhằm thách thức và khủng bố linh mục, giáo dân giáo họ Văn Thai nói riêng và giáo xứ Song Ngọc nói chung.

Hội cờ đỏ nổi lên sau vụ việc Phan Sơn Hùng cùng đồng bọn hành hung mấy người phụ nữ tại quận 2 thành Hồ. Tiếp đến là sự kiện một nhóm cờ đỏ hung hãn mang theo súng và hung khí xâm nhập nhà thờ Thọ Hoà, Đồng Nai để gây hấn với linh mục quản xứ tại đây. Nhưng điểm nóng mà chúng muốn “xử lý” chính là các giáo xứ thuộc giáo phận Vinh. Nơi đây bà con giáo dân đang vật lộn với thảm họa môi trường biển do Formosa và đảng cộng sản gây ra tại 4 tỉnh miền Trung.

Rất có thể sắp tới đây, giáo dân và các vị chức sắc Công Giáo tại giáo phận Vinh sẽ gặp nhiều bất trắc trước sự hung tàn của đám người ô hợp trong cái gọi là hội cờ đỏ. Máu có thể rơi, mạng có thể mất nhưng niềm tin vào Công Lý và Sự Thật của linh mục, giáo dân nơi đây sẽ chẳng bao giờ suy tàn. Đó chính là sức mạnh, là vũ khí để chống lại bạo tàn của cộng sản và để Hoà Bình ngự trị trên quê hương Việt nam.

Không cần nói thì ai cũng biết kẻ chủ mưu đứng sau liên minh “hội cờ đỏ” chính là đảng cộng sản. Nhưng vì sao một thể chế cộng sản với khí giới và quyền lực trong tay lại sử dụng những tên ô hợp như Trần Nhật Quang, Nguyễn Trọng Nghĩa, Lê Quỳnh Hoan, Phan Sơn Hùng…Câu trả lời thật ra rất đơn giản khi tính “chính danh” của cộng sản không cho phép sử dụng bạo lực trấn áp những người giáo dân hiền lành. Lại càng không thể dùng bạo lực một cách chính qui để trấn áp những nhà hoạt động xã hội bất bạo động. Vì thế việc sử dụng thành phần ô hợp trong “hội cờ đỏ” là một chính sách ném đá giấu tay của cộng sản với mục đích khủng bố những tiếng nói bất đồng.

Điểm nữa là vấn nạn tham nhũng và những cuộc chiến quyền lực trong đảng cộng sản đang gây ra sự khủng hoảng ngân sách trầm trọng. Vì vậy việc sử dụng những kẻ ngu muội trong “hội cờ đỏ” sẽ giúp cộng sản giảm chi phí đáng kể so với lực lượng chính qui. Cộng sản chỉ cần ban phát cho chúng chút danh tiếng cùng vài khoản chi phí cho việc tụ tập là có thể khiến chúng lên đồng đánh đập, hủy hoại tài sản của giáo dân, giáo xứ mà chúng xem là thành phần “phản động”.

Khi cộng sản sử dụng “hội cờ đỏ” khủng bố, tấn công trấn áp các vị linh mục và giáo dân công giáo, điều đó đồng nghĩa với việc bàn tay của những kẻ cầm quyền sẽ không vấy máu nhân dân. Cộng sản phủi tay bằng cách dùng dân đánh dân càng minh chứng cho sự thâm độc, tàn ác của những kẻ cầm quyền. Tuy nhiên âm mưu nham hiểm của đảng cộng sản sớm muộn sẽ vấp phải những tác hại cực kỳ nghiêm trọng. Một con dao hai lưỡi có thể gây tổn thương cho chính đảng cộng sản và “hội cờ đỏ”.

Những tên tham gia “hội cờ đỏ” chắc chắn là những kẻ “đáng thương” nhất trong một xã hội bị cộng sản tuyên truyền bằng sự gian dối. Một ngày nào đó, chính cộng sản sẽ triệt hạ chúng vì đối với cộng sản, ngoài đảng mafia đỏ thì không thể có một tổ chức nào được phép tồn tại. Dù cho tổ chức đó được tạo ra từ những thủ đoạn nham hiểm của cộng sản. Và một ngày nào đó khi cộng sản sụp đổ thì người dân sẽ truy tìm những tên trong “hội cờ đỏ” khát máu cuồng cộng, cuồng hồ để thanh toán. Bài học “hồng vệ binh” từ người bạn vàng Trung cộng vẫn còn đó để những kẻ trong “hội cờ đỏ” rút ra cái nhìn đúng đắn trước khi quá muộn.

31/10/2017