Tuesday, May 10, 2016

Bộ ngoại giao Mỹ gặp Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam

Chiều 10/5/2016, tại Hà Nội, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Tom Malinowski, đặc trách các vấn đề dân chủ, nhân quyền và lao động đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi với đoàn đại diện của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.
Nhiều thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam đã bị nhà cầm quyền cản trở, thậm chí cản trở một cách khốc liệt và trắng trợn. Do vậy đoàn của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam có 4 người, đã tham gia cuộc gặp gỡ này gồm: Nhà báo J.B Nguyễn Hữu Vinh, Nhà báo, Ts Nguyễn Thanh Giang, Nhà báo Đỗ Đông Bắc và Blogger Lê Dũng.
Tham dự về phía Mỹ, ngoài ông Tom Malinowski còn có David V. Muehlke, Tùy viên chính trị của Đại sứ quán Mỹ tại VN, bà Jenifer Neidhart de Ortiz nhân viên Bộ Ngoại giao, cựu tùy viên Chính trị đặc trách về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và một số nhân viên Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Trao đổi tại cuộc gặp gỡ, ông  Tom Malinowski đã cho rằng: Việc ngăn chặn các thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam tham dự cuộc gặp gỡ này là lãng phí và vô ích. Thậm chí, theo ông, điều đó chỉ thể hiện thế yếu của nhà cầm quyền Việt Nam.
Ông Tom Malinowski cho biết: Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ diễn ra trong thời gian từ 10 đến 12 ngày tới. Đây là một sự kiện lớn trong quan hệ giữa hai nước Mỹ và Việt Nam.
Đây cũng là một tín hiệu tích cực cho Việt Nam, nếu nhà cầm quyền Việt Nam chọn lựa những giá trị có lợi cho quan hệ hai nước. Những cũng sẽ là tiêu cực cho Việt Nam, nếu họ không chọn lựa những vấn đề Mỹ quan tâm là quyền con người.
Ông cho biết thêm:
Trong chuyến thăm nay, Tổng Thống OBama sẽ đề cập đến vấn đề Nhân quyền, đây là một vấn đề rất quan trọng trong quan hệ giữa hai nước.
Nếu nhà cầm quyền Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi, Tổng thống Obama sẽ đề cập tích cực các vấn đề nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước Mỹ - Việt. Đồng thời, chúng tôi sẽ đề cập với Chính phủ Việt Nam cách làm thế nào để đạt được những vấn đề đó.
Chúng tôi cũng sẽ nhấn mạnh vấn đề thả các tù nhân lương tâm, cải cách hệ thống luật pháp. Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần nói rằng họ mong muốn hệ thống luật pháp của Việt Nam phù hợp với các hệ thống luật pháp quốc tế. Chúng tôi hy vọng rằng, chính phủ Việt Nam sẽ có những tín hiệu rõ ràng trước chuyến thăm của ngài Tổng thống Hoa Kỳ - Ông nói.
Ông cũng cho biết một số chương trình làm việc trong chuyến thăm của Tổng Thống Obama: Chúng tôi sẽ trao đổi với Quốc hội Việt Nam về các dự án luật và tiếp xúc với các cơ quan khác, trong đó có Bộ Công an Việt Nam.
Vấn đề hiện nay, là do chính phủ Việt Nam quyết định. Chúng tôi hy vọng rằng: Chính phủ Việt Nam sẽ tạo ra một đà phát triển tốt cho Hiệp định thương mại xuyên Châu Á - Thái Bình Dương TPP. Chúng tôi nghĩ rằng sự tiến bộ về nhân quyền, lao động, tự do tôn giáo, tự do bày tỏ chính kiến sẽ gắn liền với việc phát triển quan hệ giữa hai nước.
Ông Tom Malinowski cũng đã trả lời các câu hỏi của các thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam về các vấn đề cùng quan tâm như đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ, những đánh giá về các vấn đề tù nhân lương tâm, cải cách luật pháp... cũng như những vấn đề liên quan đến chuyến viếng thăm của Tổng Thống Mỹ đến Việt Nam.
Hà Nội, ngày 10/5/2016
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Vài quan điểm của người dân về cuộc biểu tình ôn hòa

GNsP‬ – Những cuộc biểu tình rất lớn vào ngày 1.5 và 8.5.2016 đã diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc cho thấy lòng dân đang sôi sục và bất bình cao độ trước những thảm họa của đất nước và sự thờ ơ, dửng dưng của phía lãnh đạo Việt Nam.
Chúng tôi có cuộc trao đổi với những thành phần khác nhau xuống đường biểu tình và các nhà hoạt động. Họ đưa ra các nhìn nhận khác nhau để phân tích tình trạng xoay quanh thảm họa của đất nước đang phải hững chịu và các cuộc biểu tình diễn ra.
Nói bộ máy chính quyền và hệ thống đàn áp người biểu tình qua hai cuộc biểu tình vừa qua và vì sao họ đàn áp khốc liệt như vậy. Bác sĩ Đinh Đức Long, người đã nhiều lần xuống đường biểu tình đánh giá “Rất chuyên nghiệp và có tổ chức chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng để dập tắt cuộc biểu tình yêu nước bằng mọi giá. Vì họ sợ lòng dân phẫn uất sẽ dẫn đến tình hình không kiểm soát được và mất chế độ cộng sản. Nhưng hành động đó như đổ thêm dầu vào lửa”.
Những sinh viên quan tâm đến vận mệnh đất nước nhìn thấy gì qua hai cuộc biểu tình vừa qua của người dân Việt Nam phản đối công ty Formosa và bảo vệ môi trường sống ?
Sinh viên Phương Uyên: “Một sự thảm bại nặng nề của chính quyền Việt Nam khi ra tay đàn áp những người đi biểu tình bảo vệ môi trường. Họ hung tợn như một con thú, không còn gì để nói, không một ngôn từ nào có thể diễn tả sự dã man của họ. Một đất nước rất kì lạ khi nhà cầm quyền đứng trên cả hiến pháp, ghép tội những người biểu tình ôn hòa”
“Chính quyền Việt Nam thật ngu ngốc khi hành xử với dân như vậy. Trong khi chúng ta đang sống trong thời đại của đám đông thì họ lại ra tay đàn áp đám đông nhằm bao che những tội ác mà Formosa gây ra cho môi trường Việt Nam”.
Hoàng Bảo nói “Nếu có biểu tình tôi sẽ tiếp tục đi kêu gọi những người bạn để tuyên truyền rộng rãi và mong mọi người sẽ ủng hộ. Tôi sẽ tiếp tục đến khi nào lãnh đạo cộng sản minh bạch”.
Một ý kiến xin được dấu tên nói rằng “theo tôi thì đây là cuộc xuống đường lớn nhất từ trước đến nay kể từ 1975, những người không xuống đường nhưng họ quan tâm và ủng hộ cũng là 1 thành công”
Về những khó khăn và thách thức qua các cuộc biểu tình vừa qua, các nhà hoạt động nhìn nhận thấy và đưa ra giải pháp ra sao? Cô Sương Quỳnh, một người hoạt động tại Sài Gòn phân tích “thách thức khó nhất là nâng cao nhận thức của người dân. Khi họ nhận thức những việc mình đang tranh đấu là nghĩa vụ trách nhiệm không phải của riêng tư ai và làm vì trách nhiệm bản thân và cộng đồng, vượt lên sự sợ hãi. Thì mới hy vọng thành công”.
“Giải pháp là dùng truyền thông. Sức mạnh duy nhất và lan toả nhanh nhất chính là cộng đồng mạng. Dám cất tiếng nói sự thật và phản đối bất công là đã rất tuyệt vời. Còn nếu vượt qua sợ hãi mà xuống đường còn tuyệt vời hơn. Đó là con đường duy nhất để đạt được phát triển và thay đổi”
“Xuống đường là biểu tình bất bạo động. Không phải chiến đấu bạo lực. Cách mạng bạo lực là chỉ cái ngọn của hằn thù. Bất bạo động sẽ làm xã hội phát triển lành mạnh và dùng nhân cách cảm hoá cái ác, bỏ điều xấu, hại cho xã hội”.
Có những sự thờ ơ vô cảm của người dân, có cần phải nói cho họ biết về thực trạng của xã hội và lên tiếng một cách rõ ràng hơn đối với sự vô cảm của họ. Cô Sương Quỳnh cho biết “sự ích kỷ và vô cảm phá ngăn cản phát triển nhất ở bất cứ quốc gia nào. Ở Việt Nam càng nguy hiểm, khi đất nước đang đại hoạ như bây giờ. Nó có thể làm mất nước và dân tộc không ngóc đầu lên được vì bọn độc tài, tham nhũng hoành hoành cũng do người dân vô cảm và ích kỷ không dám lên tiếng”.
Bước tiến lớn của một quốc gia chính là ý thức nhìn nhận về chủ thể quyền hành chính trị của mỗi người dân. Biểu tình diễn đạt quan điểm của mình trước các thảm họa của đất nước nhằm gây sức ép đối với giới lãnh đạo phải thay đổi cũng là một phương cách thể hiện quyền con người của người dân trong một quốc gia đó.
11.05.2016 - 6:26am
Paulus Lê Sơn

Chỉ có tình thương mới cứu rỗi dân tộc này.


Một bạn trẻ tên là Nguyễn Phương bị an ninh và công an đánh chảy cả máu mắt vào sáng ngày 08.05.2016.
Không nằm ngoài dự đoán, cuộc biểu tình phản đối môi trường biển bị ô nhiễm và cách xử lý chậm chạp, không minh bạch của nhà nước cộng sản VN trước thảm họa chưa từng có vào sáng ngày 8.5.2016 vừa qua đã bị nhà cầm quyền thẳng tay ngăn chặn và đàn áp. Nhất là ở Sài Gòn. Máu của người dân đã đổ, không phải trong chiến tranh mà giữa thời bình, bởi những kẻ được nuôi bằng đồng tiền thuế của nhân dân-từ lực lượng công an cho tới TNXP, công an chìm mặc thường phục trà trộn trong đám đông người biểu tình và bọn côn đồ được nhà nước thuê.
Như từ trước tới giờ vẫn thế, những cuộc biểu tình dù với lý do phản đối những hành vi gây hấn, xâm phạm chủ quyền VN của Trung Quốc hay phản đối chặt cây xanh, bảo vệ môi trường…chỉ có thể diễn ra suông sẻ một, hai lần, sau đó là bị đàn áp.
Dù biết vậy nhưng nhìn những hình ảnh người dân, trong đó có cả phụ nữ, trẻ em bị đánh đấm, đạp…đổ máu, bị kéo lôi xềnh xệch giữa phố, bị quẳng lên xe như súc vật, người ta vẫn không khỏi bàng hoàng tự hỏi vì sao nhà cầm quyền lại có thể đối xử như vậy với những người dân chỉ có một mong muốn là biển phải được trả lại sự trong sạch, và con người có thể được sống trong một môi trường trong lành hơn?
Và tất cả đám công an chìm, công an nổi, dân quân tự vệ, TNXP… hung hãn đánh đập người biểu tình, đám dư luận viên, bồi bút hạng quèn cho tới cao cấp hơn đang ra sức bên vực đảng, bênh vực chế độ, thóa mạ, bôi nhọ, vu khống những người mong muốn VN chuyển dịch về hướng tự do, dân chủ kia, đảng đã nhồi sọ, giáo dục chúng thế nào mà chúng căm thù người ta đến thế?
Lòng thù hận, cũng là một thứ bạo lực, như lửa đốt trong lòng, khiến bọn chúng có mắt nhìn mà không thấy, có đầu óc mà không biết suy nghĩ, không phân biệt đúng sai, có miệng nhưng chỉ thốt ra toàn lời đê tiện.
Nếu nhìn lại lịch sử VN chúng ta sẽ thấy đất nước này nhiều chiến tranh, tang thương, bạo loạn hơn hòa bình, yên vui. Còn nếu nhìn lại lịch sử đảng cộng sản VN, ngay từ buổi đầu thành lập cho tới ngày hôm nay, cũng giống như lịch sử của mọi đảng cộng sản khác trên thế giới, chỉ là bạo lực, bạo lực và bạo lực. Bạo lực để cướp chính quyền. Bạo lực để giữ chính quyền.
Chủ nghĩa Mác đã phân chia con người thành những giai cấp, những đối tượng chính trị khác nhau để có những cách ứng xử khác nhau. Xã hội do vậy bị phân loại, chia rẽ, hằn thù. Khi đem áp dụng vào đất nước mình, những quốc gia chưa được xem là tiến bộ, văn minh, cộng với những hệ lụy của một xã hội phong kiến và văn hóa Nho giáo hủ cựu, đảng cộng sản Trung Quốc cũng như đảng cộng sản VN đã tạo ra những thảm kịch kinh hoàng, những vết thương khó hàn gắn.
Với VN, đó là những bi kịch mang tên “Cải cách ruộng đất”, “Nhân văn Giai Phẩm”, “vụ án xét lại”, 20 năm cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, rồi nào “học tập cải tạo”, “thuyền nhân”, “chủ nghĩa lý lịch”, “cải tạo tư sản mại bản”, “cải tạo công thương nghiệp”, “dân oan” v.v…
Chính chủ nghĩa Mác Lênin cộng với đường lối chính sách lãnh đạo, tầm nhìn hẹp hòi của đảng cộng sản đã khiến xã hội VN bị phân hóa, chia rẽ sâu sắc. Và càng ngày, khi chế độ này càng trở nên độc tài hơn thì nó càng đối xử với nhân dân tệ hại hơn.
Chế độ này đã sinh ra từ bạo lực, lớn lên bằng bạo lực, được duy trì bằng bạo lực. Cộng với việc bóp nghẹt mọi giá trị tự do dân chủ, nhân quyền, chà đạp lên luật pháp, chính trị hóa và ngu dân hóa giáo dục, coi khinh tôn giáo…đảng cộng sản đã tạo ra một xã hội mà ở đó sự tử tế, cái đẹp, cái thiện, nhân tính dần dần biến mất, sự không tử tế, cái xấu, cái ác, thú tính ngày càng phát triển như cỏ dại, góp phần làm cho bạo lực càng lên ngôi.
Để đối phó với một xã hội nát bét như thế thì sử dụng bạo lực càng làm cho dân tộc VN thêm chóng bị diệt vong mà thôi.
Chỉ có tình thương mới cứu rỗi dân tộc này.
Bằng tình thương đối với chính chúng ta, với đồng bào và với các thế hệ tương lai, người Việt xuống đường đòi lại quyền tự do, dân chủ, quyền làm người, quyền được sống trong một xã hội an toàn, tử tế, tốt đẹp hơn.
Bằng tình thương người Việt đối diện với lực lượng công an, côn đồ…đang dùng bạo lực với nhân dân kia và cảm hóa họ, mở mắt cho họ, rằng họ đang chống lại ai, và đang bảo vệ ai. Bằng tình thương người Việt đối thoại với đám bồi bút, dư luận viên, lập luận với họ, chỉ cho họ đúng sai, lẽ phải nằm ở đâu.
Và ngay cả với đám quan chức, lãnh đạo. Rằng nếu chống lại khát vọng thay đổi của nhân dân, chống lại xu hướng dân chủ hóa của đất nước đến cùng, họ sẽ chỉ tự chọn cho mình một lối thoát cuối cùng là phải trốn chui trốn nhủi cùng trời cuối đất, tài sản bị phong tỏa, hoặc phải bị đưa ra tòa án nhân dân xét xử sau này, Còn nếu tỉnh ngộ, đi với nhân dân, họ sẽ luôn luôn có đường sống, kể cả đóng góp cho chính quyền mới. Kinh nghiệm từ tất cả các quốc gia hậu cộng sản trên thế giới đã chứng tỏ điều đó, trừ một vài cá nhân phạm tội ác chống lại con người hay phản quốc bị truy tố, còn lại chẳng có cuộc trả thù, tắm máu nào cả. Chọn lựa cái kết nào là tùy ở họ.
Bao nhiêu năm qua, đảng cộng sản đã rất thành công khi tạo nên sự nghi ngờ giữa người Việt với nhau. Bằng tình thương người Việt mới thôi nghi kỵ chỉ trích nhau, vượt qua mọi rào cản về quá khứ, tôn giáo, thành phần xã hội, những khác biệt còn lại trong quan điểm chính trị…để cùng đứng chung một trận tuyến-đòi lại tự do dân chủ, quyền tự quyết cho dân tộc, xây lại khuôn mặt mới cho quê hương.
Số phận của VN đã quá nghiệt ngã trong suốt thế kỷ XX cho tới hiện tại. Dân tộc nảy đã quá đủ đau thương, mất mát, hận thù. Đất nước đã bị đục khoét, băm vằm, đem cho thuê, bán, cầm cố…bao nhiêu năm, rừng vàng biển bạc, vựa lúa cánh cò bay thẳng cánh cho tới khoáng sản dưới đất chẳng còn lại gì, ngoài một đống nợ chất chồng lên đầu lên cổ các thế hệ tương lai.
Không thể để người VN cứ phải còng lưng đóng thuế nuôi một bộ máy chính quyền bất lực, tham nhũng, coi dân như kẻ thù và coi giặc là bạn, rồi phải trả nợ, gánh nợ cho cái bộ máy làm thì ít mà ăn thì nhiều và phá còn nhiều hơn nữa, nhưng lại chẳng có bất cứ một quyền gì đối với đất nước mình. Kể cả quyền được bộc lộ lòng yêu nước.
Không thể để người Việt tiếp tục phải bỏ nước ra đi làm thuê, làm gái, làm dâu khắp thế giới, nếu thành đạt thì cũng là đem trí tuệ đóng góp cho nước người. Hoặc phải cúi mặt xuống ở xứ người ta mỗi khi nghe những tin tức đáng xấu hố về đất nước, con người VN.
Không thể để VN trở thành một vùng đất, một quê hương chỉ để thương để nhớ về, chứ không thể sống.
Nhưng nếu dùng bạo lực để lật đổ chế độ sẽ chỉ đem lại hỗn loạn, chia rẽ và bi kịch thêm.
Chỉ có tình thương mới cứu chuộc dân tộc này. Khỏi cái Quả đắng từ những cái Nhân sai lầm, và tội lỗi của các thế hệ đi trước. Khỏi kiếp nạn cộng sản. Khỏi họa diệt vong, mất nước.
Để VN có thể hồi sinh lại từ trong hoang tàn, đổ nát.

Chính nghĩa xuống đường từ cá

Trần Tiến Dũng/Người Việt (Viết từ Sydney)

Trong hai ngày chủ nhật đầu tháng 5, Sài Gòn, Hà Nội và nhiều tỉnh thành Việt Nam đã xuống đường vì cá, vì biển. Có thể nói đây là một trong những lần xuống đường qui mô lớn nhất sau năm 1975, ngày chế độ chuyên chế áp đặt trên cả nước.


Bức ảnh bà Hoàng Mỹ Uyên đi biểu tình bị đánh dã man lan truyền nhanh kỷ lục trên mạng xã hội facebook. (Hình: Facebook)


Từ các đợt biểu tình chống Trung Quốc đến xuống đường vì môi trường sống còn của cả dân tộc, hành trình ý thức của người Việt, nhất là của thế hệ trẻ đã mở cửa lớn đi vào đại lộ đấu tranh vì quyền con người, bất chấp sự xâm đoạt hoặc đánh tráo ý thức của chế độ.

Đồng thời, dư luận cũng chứng kiến qui mô chưa từng có khi chế độ huy động các công cụ chuyên chế đàn áp. Hình ảnh các công dân xuống đường bất bạo động hứng chịu các hành động bạo lực đã làm xúc động dư luận.
Các cuộc tranh luận trên mạng xã hội mấy ngày qua về trường hợp bà Hoàng Mỹ Uyên và bé Saphia bị thương tích cả thể xác và tinh thần bởi sự hung hãn của lực lượng đàn áp.

Tất nhiên luôn có hai luồng dư luận đối lập nhau quanh chuyện này, rằng nên hay không nên đưa trẻ con xuống đường cùng bố mẹ. Nhưng dù quan điểm của ai đó nhân danh sự an toàn trẻ em thì cũng không thể, không bao giờ có thể làm mờ được hình ảnh chính nghĩa thuộc về hai mẹ con và cộng đồng xuống đường vì sự sống của biển Việt và người Việt hôm nay và mai sau.

Chính nghĩa! Có một thời kỳ lịch sử, dù không minh bạch, người cộng sản đã dùng ngọn cờ đó để thực hiện việc nắm chính quyền. Nay các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm biển Đông và nhất là hai cuộc biểu tình vì môi trường môi sinh tồn vong của dân tộc, đã đặt người cộng sản vào thế chọn lựa chính nghĩa hay quyền lực cai trị chuyên chế phi nghĩa.

Hai cuộc biểu tình vừa qua có phải là thông điệp chính nghĩa của nhân dân hay không? Câu trả lời đơn giản từ công dân ý thức là: Tiền nhân để lại cho dân tộc hôm nay cả một biển trời bao la tinh sạch, và bao đời cá là nguồn thực phẩm chính duy trì sự sống.

Vậy thì xuống đường bảo vệ cá sạch cho từng mâm cơm Việt hôm nay và mai sau không chỉ là chân lý mà còn vì sự sống còn của từng người Việt, kể cả người sẽ sinh ra vào ngày mai.

Nếu lập luận biểu tình là gây rối trật tự làm mất ổn định... thì liệu biển, cá và các nguồn kiếm sống từ biển đang nhiểm độc trơ trơ kia không phải đã cho thấy làm gì còn trật tự nào, ổn định nào khi cả dân tộc mất an toàn ngay trong từng bữa cơm.

Hàng triệu gia đình Việt, hàng ngày quanh mâm cơm dù thiếu cá ăn hay có cá ăn nhưng lúc nào cũng hoang mang lo sợ cá nhiễm độc, vậy thì họ bị buộc phải chọn cam chịu bị đầu độc dần mòn cho đến khi mang trọng bệnh tức thì hoặc về lâu về dài. Họ không chấp nhận điều đó, họ chọn phải vượt qua nỗi hãi bạo lực chuyên chế để xuống đường bảo vệ nguồn sống.

Người biểu tình sáng 8 Tháng Năm, 2016 tại Sài Gòn. (Hình: Facebook Lộc Phạm)
Đâu có sức mạnh nào, bạo lực nào ngăn được sự đấu tranh vì chính nghĩa tồn vong của dân tộc. Hẳn người cộng sản lớp trước hiểu hơn ai hết điều đó nhưng những người cộng sản đang cai trị hôm nay thì không. Vì sao chỉ dùng dùi cui và hơi cay thay cho đối thoại ôn hoà minh bạch.

Không một ai trong chóp bu quyền lực cai trị chọn đối thoại ôn hoà với người dân! Sợ chăng? Sợ gì? Phải chăng là sợ mình không còn chính nghĩa hay chính giới cầm quyền để tuột mất hoặc vứt bỏ vì lợi quyền cai trị.
Thật thần kỳ chỉ qua mỗi một sự kiện cá chết ở biển miền Trung người xuống đường đã bước qua khỏi ranh giới sợ hãi, cầu an.

Điều rõ ràng là các công dân biểu tình ôn hoà, sự ôn hoà của họ có thể nói là minh bạch như ở các quốc gia văn minh khác.


Nhìn hình ảnh người biểu tình trợ giúp cho một cá nhân trong lực lượng trấn áp bị dính hơi cay là đủ biết người xuống đường luôn ý thức chính nghĩa thuộc về họ.

Tấm gương sáng ngời ôn hoà và rộng lòng cảm hoá đó không bắt nguồn từ động lực nào khác mà tất cả là từ ý thức yêu nước yêu đồng bào.

" Ơn trời tôi đã bị bắt...! Đó là câu thốt lên mạnh mẻ nhất từ một nữ nhà báo, cựu biên tập viên báo 'Phụ Nữ TP.HCM' trong cuộc xuống đường 8 tháng 5.

Câu nói đó đã cho thấy đỉnh cao ý thức ôn hoà của một người tiêu biểu và cho cả thế hệ mới, những công dân đã bỏ lại phía sau sự sợ hãi và đang nắm giữ chính nghĩa.

Qua hai cuộc xuống đường vì sự sống của biển, vì môi trường sinh tồn của dân tộc. "Hôm nay. Ơn trời, tôi đã bị bắt" là động lực sẵn sàng đối diện với bạo lực trấn áp, sẳn sàng để bị bắt. Với hùng lực ý thức đó của hàng triệu người yêu nước, ngày mai, nhà tù nào của chế độ có thể nhốt được.

10-05-2016 11:21:39 AM 

Tường trình từ thành phố bị bao vây

05/10/2016 - 21:31 

Trong nhiều ngày, thành phố bị bao vây rất đỗi ngặt nghèo. Bất kỳ ai cùng đều có thể nhìn thấy điều đó, theo bước chân của người xuống đường hay chỉ nhìn lén qua khung cửa sổ với những lời thì thào.
Rõ là thành phố bị bao vây. Những hàng rào thép gai được cài chặt kiên cố vào khung sắt rực đỏ dựng lên ở nhiều lối đi. Phối cảnh có khi là tháp nhà thờ cổ hay một kiến trúc có hơn trăm năm, khiến người ta nhớ đến một cuộc tấn công nào đó vào thời Trung cổ của các đoàn quân tàn bạo Vikings đến từ Bắc Âu, mục đích để bảo vệ thịnh vượng của mình bằng cướp phá và huỷ diệt kẻ khác.
Suốt trong nhiều ngày, không chỉ Sài Gòn mà nhiều thành phố khác cũng bị bao vây. Người dân bị giam hãm trong sự sợ hãi về môi trường sống của mình đột nhiên chuyển màu u ám. Hàng hàng lớp lớp sinh vật thiên nhiên chết gục trên bờ biển. Cảnh tượng như sấm truyền về ngày tận thế. Biển trở thành cửa địa ngục. Những thợ lặn nhoi người lên mặt nước, thở gấp và qua đời không nói kịp lời ai oán.
Suốt trong nhiều ngày, nhiều thành phố bị cầm giữ trong bí mật về cái chết mà tất cả vua quan đều lánh mặt. Bọn tôi tớ nói vài lời qua loa với đám đông đang xanh xao vì lo sợ. Bọn tôi tớ ấy chạy vội về nhận bữa ăn riêng đặc cách: sạch sẽ và an toàn như đã hứa để trả công cho sự dối trá.
Suốt trong nhiều ngày, thành phố thì thầm về những khu ghetto mới lập. Có thể đó là một sân vận động, nhưng cũng có thể là một văn phòng của cơ quan địa phương. Tất cả những nơi đó đều có một điểm chung: những loài súc sinh có gương mặt người được trao hiến pháp mới về quyền cắn xé bất cứ những ai có một linh hồn.
Thời đại của thành phố với những tấm bảng tuyên truyền về đạo đức Hồ Chí Minh, là những background ngập màu sắc, tạo nên một bức tranh hùng vĩ ghi lại từng gương mặt những người Việt yêu con cá, yêu giọt nước biển và yêu một tương lai không mù mờ u ám. Họ bị bao vây, đánh đập, chà đạp. Trẻ nhỏ bị giật tóc lôi trên đường. Những thanh niên bị đấm, bị xịt hơi cay mà khi chưa hề có ý định kháng cự. Những phụ nữ bị sờ soạng và đạp vào đầu. Máu. Internet như một loại truyền hình vĩnh cửu với các buối chiếu không dứt miễn phí cho vợ con, cha mẹ… của những bọn khát máu đánh người. Họ im lặng ngồi xem, có thể xem trong bữa ăn tối, với phần ăn là một con cá vô định.
Thành phố bị bao vây không chừa ngày nào. Mọi ngôi nhà bị đánh dấu như số phận của Moses. Mọi bà tổ trưởng trở thành kẻ cướp rình mò tự do của hàng xóm. Số phận con người nhỏ nhoi như ngọn cỏ. Đức Phật ở Sài Gòn không còn ngăn nổi một cuộc chiến nhằm vào con người, mà Ajàtasattu mê đắm cưỡng đoạt Vajji, trong suy nghĩ chỉ còn nụ cười xã hội chủ nghĩa.
Thành phố không chỉ bị bao vây bởi những kẻ muốn dẫm lên đồng loại để giới thiệu mình, mà còn bị bao vây bởi những đoàn diễu hành quanh thành phố với những cái lưỡi nhọn. Nhà thơ Zbigniew Herbert có nhắc tôi rằng đó là những cái lưỡi được mài nhọn, chực chờ để dùng hiến tế đồng loại. Những trái tim dám mơ về tương lai hay dám bật ra điều mình nghĩ có thể bị treo lên trong nhiều tuần, chết khô với hoài bão.
Thành phố bị vây chặt trong ngày của Mẹ. Một ngày của mẹ đẫm máu đáng nhớ trong ký ức của những người yêu tự do. Những người đàn bà bị chà đạp trong tiếng reo hò của nắm đấm và của đoàn diễu hành lưỡi nhọn: những kẻ hèn nhát và đê tiện luôn cầm loa nói át đi sự thật, nhưng không bao giờ dám tự cật vấn về cuộc đời sâu bọ mà họ đang mang là loại sự thật gì.
Những loại đê tiện và hèn nhát đó, có thể là một kẻ nghe hóng và lập tức nói để khoe khoang sự phân tích khôn ngoan của mình, có thể là một tên chủ báo đêm đêm che mặt vào nhà thổ nhưng thích nói giọng đạo đức. Tất cả gào thét và cùng che giấu một sự thật, như là một người phụ nữ bị đánh đập trên đường phố Công xã Paris cùng con của mình. Mọi giọng hò hét bạo dâm đều lạc đi vì phấn khích do an toàn ngồi trước máy tính, chưa bao giờ dám đặt chân xuống vỉa hè để phỏng vấn một con cá, nhưng lại mừng rỡ vì mình được sơn màu công lý của kẻ mạnh.
Tôi nhớ Wislawa Szymborska, bà viết và để lại trong cuộc đời đã sống và chiêm nghiệm, về giống loài suy đồi, qua các triều đại cộng sản:
Không có gì đồi trụy hơn là suy tưởng.

Cái thứ phóng túng này tràn lan như một giống cỏ dại

mà gió đem lại trên một mảnh đất dành cho hoa cúc.
Không có gì là thiêng liêng đối với bọn người suy tưởng.

Trâng tráo gọi mọi sự bằng tên,
những phân tích bạt mạng,
những tổng hợp sỗ sàng,
theo đuổi như điên cuồng và phóng đãng
những sự kiện trần truồng,
mân mê thật bẩn thỉu những chủ đề dễ kích ứng.
Tôi viết vội bản tường trình về thành phố bị bao vây, mọi thứ được bỏ vào một cái chai, thả vào tương lai. Tôi gửi đi với niềm hy vọng chưa bao giờ mạnh mẽ hơn lúc này. Vì lẽ, cùng tiếng loa công cộng vờ điềm tĩnh kêu gọi trật tự để che giấu cho bạo lực phi nhân được kích hoạt, tôi nhận thấy những tiếng hát vang – đã ngày càng lớn – của những con người công chính về một ngày mới sẽ đến tốt đẹp hơn.
Tôi có gửi thêm trong chai một câu chuyện cổ xưa của người Ấn Độ. Câu chuyện kể về những ngày tháng thế gian dị động. Ngày tháng có rất nhiều dạng súc sinh mang hình dáng người, trà trộn vào trần thế để tung hoành nhưng chúng sớm bị phát hiện, bởi vẫn còn nguyên vẹn trái tim loài súc sinh. Tôi muốn nói rằng chúng tôi – thế hệ chúng tôi, có cả những người rất trẻ – đã từng kiêu hãnh vì thật sự là con người trọn vẹn nơi thành phố đó.
——————–
Các bản dịch thơ, do Diễm Châu, Hoàng Ngọc Biên, NXB Trình Bầy.

Câu chuyện kiểm tra và thanh tra

J.B Nguyễn Hữu Vinh 
Theo RFA-2016-05-10  
000_HKG2003123058485.jpg
Một sĩ quan kiểm dịch Việt Nam tại một điểm kiểm tra trên biên giới Việt Trung huyện Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn.  AFP photo  
Câu chuyện thứ nhất: Rượu lậu
Thuở trước, những năm 60 đến 80 của thế kỷ 20. Đất nước Việt Nam của chúng tôi sống và đối mặt thường trực với một chữ to tướng: Đói - đặc trưng của nền kinh tế tập trung dưới sự lãnh đạo tuyệt đối sáng suốt" của băng đảng, giống như Triều Tiên XHCN bây giờ.
Nhà tôi, bố tốt nghiệp Đại học, là kỹ sư những năm 60, thuộc loại hiếm và quý. Thế nhưng, mẹ làm nông nghiệp, tất cả con cái phải theo mẹ, nghĩa là không được bất cứ một chế độ tem phiếu, lương thực, thực phẩm nào của nhà nước. Trong khi, một công nhân dọn vệ sinh có 7 người con, mỗi tháng có tiêu chuẩn lương thực và thực phẩm của nhà nước thì cái đói không đe dọa hàng ngày. Nghĩa là tổng thu nhập của một cô dọn vệ sinh, bằng khoảng bốn lần của một kỹ sư giỏi, là cán bộ chủ chốt của một công ty nhà nước.
Hồi đó, làng tôi nổi tiếng là làng "nấu rượu lậu", cả làng nấu, cả xóm nấu rượu và nuôi lợn.
Mà nấu rượu, làm bánh... đều bị cấm vì "vi phạm chính sách lương thực của đảng''.
Vi phạm thì sẽ bị bắt và thậm chí ra tòa.
Tôi còn nhớ năm 1971, khi đó tôi 9 tuổi đã được dự một phiên tòa xử người nấu rượu lậu, xử vào buổi tối, xử lưu động làm gương ngay tại hội trường của Hợp tác xã. Hồi học lớp 8, đến nhà thằng bạn, (sau này nó làm đến chủ tịch xã) tôi cũng đã chứng kiến công an Huyện ập vào bắt nhà nó nấu rượu lậu - dù bố nó có một thời cũng đảm đương chức chủ tịch xã tôi, nhưng khi đó đã thôi chức. Khi công an ập vào, nó bê luôn cả mấy vò rượu đang ngâm và cả nồi rượu đang trên bếp ném xuống ao mùng sau nhà.
Kể vậy, để biết việc nấu rượu là một trọng tội.
Vì ở nhà con cái nheo nhóc và đói lả. Mẹ tôi buộc phải làm thêm nghề nấu rượu và nuôi lợn để bảo đảm cho con cái học hành.
Thế nhưng, được một điều là không bao giờ mẹ tôi bị bắt vì tội nấu rượu. Dù rượu nhà tôi nấu nổi tiếng khắp nơi là ngon và tốt.
Lý do thì đơn giản.
Ở xóm tôi, hồi đó có một bác làm công an. Ông vừa làm công an, vừa phụ trách việc thu mua thực phẩm cho xã. Chính sách lúc bấy giờ là không được tự ý mổ thịt lợn nhà mình, dù do mình nuôi, mà tất cả đều phải cân cho nhà nước. Ai vi phạm, sẽ bị bắt vì tội "thịt lợn lậu".
Nhà ai nuôi được con lợn lớn bé, ông đều biết, đến khi cần, ông huy động tất cả về cân cho nhà nước. Giá cả do nhà nước quy định, đại khái là ở ngoài 10 đồng, thì nhà nước sẽ trả 3 đồng. Với chính sách như vậy nên cả làng ít nuôi lợn hoặc nuôi chẳng hứng thú gì. Nhà tôi mẹ tôi  nấu rượu và nuôi được cả chuồng lợn rất đông.
Mỗi khi xã cần lợn để thịt liên hoan, họp đảng, họp ủy ban... không biết kiếm đâu lợn phục vụ, ông lại chạy đến chuồng lợn của mẹ tôi và "vay" một con. Nhờ vậy, ông hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc và được xã cử làm chân ấy nhiều năm liền.
Vì có nhiều mối liên hệ nên ông rất hiểu hoàn cảnh nhà tôi và cảm thông cho cả gia đình một mình mẹ tôi gánh vác không nổi. Ông đặc biệt thích cả nhà con cái đều được đi học dù vất vả.
Do vậy, ông bảo mẹ tôi: Mợ cứ nấu rượu, nuôi lợn mà nuôi mấy cháu cho nó học hành không thì chết đói mất chúng nó. Tôi tiếc là đứa nào cũng thông minh ngoan ngoãn mà không được học thì phí lắm.
Mẹ tôi bảo: "Cậu ạ, biết vậy nhưng nhiều khi cũng sợ, công an nó về suốt ngày và rình rập ruốt. Nhỡ nó bắt thì ảnh hưởng đến nhà em và các cháu".
Ông bảo ngay: "Không sao, mợ cứ nấu, mỗi lần khi nó về bắt đều phải qua tôi và tôi sẽ báo cho biết trước  mà cất đi".
Thế là mỗi lần công an về xóm, định bắt rượu là ông lập tức cho cậu út tên Hiếu chạy cửa sau báo ngay: Mợ ơi, bọn công an nó về bắt rượu, thầy bảo mợ cất ngay nhé, chiều nó đến.
Thế là vừa đủ thời gian để phi tang tội ác nấu rượu lậu.
Và mẹ tôi không bao giờ bị bắt và rượu vẫn nấu, lợn vẫn nuôi đều đều sau khi đoàn công an bắt rượu đi về huyện.
Cũng cần nói thêm: Hồi đó, công an là một từ chỉ nghe thôi đã là ác mộng với người dân quê tôi. Ông làm công an, nhiều khi ai gặp cũng sợ. Cha xứ quê tôi mà thấy ông là khiếp, cha đã có thời  gian đi tù tận 11 năm không án, nên cứ thấy công an là sợ.
Thế nhưng, sau này ông về già, ông thấy những việc làm của mình thời trẻ cho cộng sản là có vấn đề và ông trở thành một người đạo đức chăm chỉ lễ lạt, nhà thờ. Cuối đời, ông làm ông bõ chuyên chăm chỉ giữ nhà thờ và quét dọn cho đến khi ông lìa đời.
Con mẹ tôi, mỗi lần nhớ đến những ngày đó, đều nhớ đến công ơn của ông đã giúp gia đình tôi vượt qua một giai đoạn gian nan. Bà vẫn thường cầu nguyện và xin tràng hạt cho ông mỗi khi có dịp.
Câu chuyện thứ hai: Bắt quả tang vợ ngoại tình
Câu chuyện này, tôi không trực tiếp, chỉ được nghe kể lại khi về công tác tại Viện thiết kế Bộ giao thông.
Một ông cán bộ có bà vợ có tính thích vui vẻ. Mỗi lần ông đi làm, bà vợ lại rủ ông bạn đến giao lưu tại nhà. Ông chồng biết vậy, nhưng ông lại hay "nể vợ" nên không thể làm gì, mỗi lần nói đến việc đó, bà vợ lại át đi kiểu như: "Chọn đi, môi trường cá tôm hoặc nhà máy".
Một hôm, ông đến cơ quan, nhờ thêm vài ông bạn và quyết định giữa giờ, về nhà bắt quả tang vợ ngoại tình để làm cho ra ngô, ra khoai.
Cả đám mấy người về nhà thì quả nhiên bắt được bà vợ và ông bạn đang giao lưu. Khi bị bắt tại trận, bà vợ chỉ nói một câu: Thôi, được rồi, chờ chút mặc quần áo tử tế rồi nói chuyện, chẳng lẽ anh để bạn anh thấy tôi thế này à?
Ông chồng thấy vợ nói vậy, nghĩ cũng phải và "nể" nên đồng ý cho cả hai mặc quần áo vào để xử lý.
Mặc quần áo xong, bà vợ ráo hoảnh: "Chẳng mấy khi các bác đến nhà em chơi, ở đây trưa ăn cơm với nhà em nhé". Ông chồng gầm lên: Đồ trơ tráo, bắt tại chỗ ngoại tình mà còn nhơn nhơn vậy à?
Bà vợ thủng thẳng đáp lại: Bắt cái gì? Chứng cớ đâu? Khách đến nhà thì mời ở lại ăn cơm tử tế còn nói gì?
Chẳng là hồi đó làm gì có điện thoại chụp ảnh hoặc quay phim, nên cứ mặc quần áo xong là xong. Thế là ông chồng đành ngậm ngùi vì đuối lý.
Kể từ đó, mỗi lần đi về, biết bà vợ ngoại tình, thì ông chồng vẫn cứ hát khe khẽ: Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao...
Câu chuyện thứ ba: Thanh tra Formosa
Kể hai câu chuyện trên nhân dịp nhà nước vừa triển khai Tổng kiểm tra Formosa.
Formosa là một công ty nước ngoài, chiếm một khu đất cả hàng ngàn ha, biệt lập với xung quanh bằng hào sâu trong ngoài và tường cao. Nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Formosa được ưu tiên, ưu đãi đến mức không thể ngờ và chính vì vậy đã gây nghi ngờ trong công luận, trong người dân. Giá cả thuê rẻ hơn cho không, lý do là thuê 3.300 ha đất 70 năm, chỉ phải trả 96 tỷ đồng VN. Trong khi đó, để giải tỏa được khu vực đó, VN phải bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng. Một kiểu kinh doanh mà nói theo ngôn ngữ dân gian là kinh doanh kiểu cave: "Lấy lỗ làm lãi".
Thậm chí, thanh tra còn vạch ra rằng: Hà Tĩnh đã vượt thẩm quyền, cho thuê đất đến 70 năm là trái luật. Nhưng thủ tướng đã đỡ đòn ngay cho tỉnh.
Formosa nhập về 400 tấn chất độc hóa học để súc rửa đường ống và đã làm từ mấy tháng qua. Đường ống xả đặt ngầm dưới biển và xả ra biển.
Cá chết hàng loạt, môi trường bị hủy hoại, thảm họa xảy ra.
Nhà nước loanh quanh thanh minh cho rằng Formosa không dính dáng đến tội ác này.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khi được phản ánh về đường ống xả ngầm ra biển đã nói ngay: Được phép. Khi được hỏi về nhiễm độc kim loại nặng trong nước biển, ông trả lời: Tổn hại cho đất nước.
Một ông vụ phó còn nói thẳng: Chúng tôi không thể vào Formosa vì "có yếu tố nước ngoài". Câu nói thật lòng về khu "tô giới Formosa" này đã gây bão với câu hỏi: Liệu VN còn chủ quyền với khu Formosa Vũng Áng nữa khoog?
Công luận và dư luận lên tiếng, không cãi được, bộ TN- MT đổ lỗi cho Thủy triều đỏ, bị phản ứng dữ dội bởi chính các nhà khoa học.
Còn người dân, thì nói theo cách của Nam Cao "Nói chó cũng không ngửi được".
Thế là sau vài tháng đánh động, nhà nước tổ chức thanh tra, kiểm tra Formosa.
Chưa rõ kết quả thanh tra sẽ đến đâu, khách quan chủ quan thế nào, ngay ngày đầu tiên đã xác nhận: Formosa đã dùng 51 tấn hóa chất. Còn Bộ Công thương thì khẳng định: Cả năm 2015 và tính đến thời điểm này, Formosa đã nhập khẩu gần 384 tấn hóa chất.
Người dân, họ có quyền nghi ngờ và đặt câu hỏi:
- Tại sao ngay khi bắt quả tang xả thải, nhà nước không kịp thời thanh tra, kiểm tra ngay mà chờ cho đến khi rượu đã cất, quần đã kéo lên?
- Tại sao khi Formosa nhập cả gần 400 tấn hóa chất, tự ý sử dụng và xả ra biển mà nhà quản lý không nắm được họ đã sử dụng ra sao và xả ra cái gì? Cho đến nay, chưa có một ai chịu trách nhiệm về việc này?
- Tại sao Thanh tra Chính phủ đã kết luận về những sai phạm của Formosa nhưng đến nay vẫn cứ bình chân như vại?
- Liệu cuộc Thanh tra, kiểm tra này lại có rơi vào vòng luẩn quẩn mà người dân đã đúc kết:
Thanh tra, thanh mẹ, thanh gì
Hễ có phong bì thì lại Thankyou?
Chẳng ai cấm được người dân nghi ngờ, khi mà lòng tin vào chế độ, vào quan chức và các tổ chức nhà nước đã bị tiêu hủy như chính sự hủy hoại môi trường Miền Trung hiện nay.
Hà Nội, ngày 6/5/2016
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm RFA.

“Nhân tai” và thiên tai đe dọa kinh tế Việt Nam

 Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-05-10 -
000_8M53P-622
Một con kênh khô cạn ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng hôm 8/3/2016.  AFP
Thảm họa môi trường thiệt hại kinh tế biển, cùng với hạn hán xâm nhập mặn đồng bằng sông Cửu Long và khô hạn lịch sử ở Tây nguyên tạo áp lực lớn cho nền kinh tế Việt Nam.

Khó khăn chồng chất

Trong bối cảnh thiên tai hạn hán và thảm họa cá chết hàng loạt do con người gây ra, nền kinh tế Việt Nam đang trong tình trạng đầy bất trắc. Phó Giáo sư Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế từ Hà Nội phân tích:
Năm 2016 những thách thức khó khăn của nền kinh tế Việt Nam rất là lớn, rất là nhiều.
-Ngô Trí Long
“Năm 2016 những thách thức khó khăn của nền kinh tế Việt Nam rất là lớn, rất là nhiều. Cộng thêm vào đó tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán rất lớn, đặc biệt môi trường sinh thái ven biển cũng như một số khúc sông, do sự kiểm soát hoạt động  một số tập đoàn trong ngoài nước chưa sát sao đúng mức dẫn đến ô nhiễm môi trường cá chết hàng loạt. Tình trạng này gây tác động rất lớn. Chắc chắn những điều này tác động rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, vốn khó khăn đã chồng chất rồi, ví dụ như nợ công xu hướng tăng cao, bội chi ngân sách luôn luôn thâm thủng lớn, hay là phân hóa giàu nghèo rất là rõ, nay thêm những tác nhân này nữa thì chắc chắn năm 2016 thách thức đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam quả thật là rất khó.”
Riêng về mặt thiên tai hạn hán xâm nhập mặn, tính đến hết tháng 4/2016 tổng thiệt hại ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tây nguyên và Nam Trung bộ đã lên tới hơn 9 ngàn tỷ đồng. Thống kê cập nhật của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phóng chống thiên tai cho biết như vừa nêu, ngoài thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, thủy sản nuôi, có khoảng nửa triệu người khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt.
Hạn hán xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long được chú ý đặc biệt vì nó là vựa lúa xuất khẩu của Việt Nam, lồng trong bối cảnh dòng nước Cửu Long cạn kiệt vì ảnh hưởng sự tận dụng nguồn nước của các quốc gia thượng nguồn sông Mekong.
000_9U46E.jpg
Một người dân cho thấy cá biển chết ông thu thập trên một bãi biển huyện Phú Lộc, trung tâm tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 21 tháng 4 năm 2016. AFP PHOTO.
Bên cạnh đó vùng cà phê và tiêu xuất khẩu nhiều tỷ đô la mỗi năm ở Tây nguyên cũng chịu trận hạn hán chưa từng thấy. Một cư dân Buôn Ma Thuột, ông Nguyễn Vịnh nhà tư vấn cho nông dân trồng cà phê và tiêu nhận định:
“Trận hạn hán này có lẽ là khốc liệt nhất ở Tây nguyên trong vòng 30 năm trở lại đây… Thiệt hại lớn nhất về cà phê không chỉ là 30% như Vicofa nói mà cá nhân tôi đánh giá là thiệt hại có thể lên đến 50%. Đơn giản là có một số vườn cà phê vẫn còn cành vẫn còn nhánh, nhưng nhiều nhà quan sát không biết rằng những bông cà phê mới vừa đậu ở trên đó đã bị thui cháy hết, cho nên chỉ còn cành lá mà không có quả nữa.”

Một cảnh báo khác cho Tây Nguyên

Theo ông Nguyễn Vịnh,  tỷ lệ hư hỏng vì hạn hán ở các vườn tiêu có thể chưa tới 20% vì bà con có nhiều nỗ lực giảm thiệt hại. Tuy vậy nhà tư vấn của nông dân lại đưa ra một cảnh báo khác cho Tây Nguyên:
“Có sự đáng lo hiện nay là biến đổi khí hậu, giao mùa giữa mưa và nắng sắp xảy ra, nó tạo ra những đợt gió lốc, gió xoáy mang tính chất cục bộ mà Tây nguyên ít khi gặp. Vừa rồi trên phương tiện thông tin đại chúng đưa tin là riêng ở một huyện ở Bình Phước đã làm gãy đổ hơn 15.000 gốc tiêu của bà con. Không chỉ Bình Phước có nhiều tỉnh rải rác ở Tây Nguyên cũng bị như vậy. Cho nên đợt hạn hán này thiệt hại đối người nông dân trồng tiêu và cà phê ở Tây nguyên là chưa thể lường được.”
Có sự đáng lo hiện nay là biến đổi khí hậu, giao mùa giữa mưa và nắng sắp xảy ra, nó tạo ra những đợt gió lốc, gió xoáy mang tính chất cục bộ mà Tây nguyên ít khi gặp.
-Nguyễn Vịnh
Hạn hán xâm nhập mặn ở Tây nguyên và Nam bộ chiếm lĩnh thông tin báo chí một thời gian dài, tiếp ngay sau đó từ đầu tháng 4 trở về sau, tình trạng cá chết hàng hoạt từ Hà Tĩnh xuống Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên Huế trở thành thảm họa môi trường của Việt Nam.
Đáp câu hỏi về ảnh hưởng dây chuyền của thảm họa cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung,  Phó Giáo sư Ngô Trí Long nhận định:
“Tính toán một cách cụ thể đòi hỏi có sự khảo sát điều tra một cách cụ thể thì mới xác định số lượng. Nhưng nếu sự kiện này không được xử lý giải quyết một cách dứt điểm trong thời gian trước mắt, thì tôi nghĩ hậu quả sẽ kéo dài rất lâu. Không những tác động sản xuất mà ảnh hưởng tới đầu tư, tới du lịch, ảnh hưởng toàn diện nền kinh tế. Một trong những điều hết sức quan trọng là hậu quả xử lý vấn đề này sẽ tốn chi phí gấp nhiều lần, so với hiệu quả mà đã thu được cho việc đầu tư vào lĩnh vực hoạt động này.”
Nếu như hạn hán xâm nhập mặn sẽ tức thời ảnh hưởng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam như gạo, cà phê, tiêu, thì thảm họa môi trường cá chết hàng loạt lại là rất lâu dài.
Một khi hệ sinh thái ven biển bị hủy hoại, theo lời Phó giáo sư Nguyễn Tác An, Phó chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam phát biểu trên báo Dân Trí ngày 10/5/2016, sẽ mất 60-70 năm chưa chắc đã phục hồi được.

Thảm họa vẫn còn nhưng truyền thông im tiếng

Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ 2016-05-10 
000_Hkg10129166.jpg
Sinh hoạt của người dân Cần Thơ khu vực sông Mekong hôm 11/12/2014  AFP photo
Thảm họa môi trường dọc ven biển các tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh qua Quảng Bình, Quảng Trị, xuống đến Thừa Thiên- Huế và Đà Nẵng không còn được truyền thông chính thức của Nhà nước loan đi như cách đây hơn một tháng.
Chờ đợi công bố của cơ quan chức năng
Thảm họa môi trường cá chết hằng loạt với chừng 100 tấn tấp vào bờ và gần 70 tấn cá của người dân nuôi trong các đầm phá gần biển chết xảy ra đã hơn 1 tháng qua.
Đến nay nhiều người vẫn chờ đợi công bố nguyên nhân do Hội đồng Khoa học Quốc gia với chừng 100 nhà khoa học thuộc các ngành khác nhau được thành lập hôm đầu tháng 5 vừa qua.
Tuy nhiên theo chính những quan chức chính quyền như ông thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Vũ Văn Tám được truyền thông trong nước trích dẫn hôm 6 tháng 5 thì bộ này đã có kết luận nhưng không được công bố mà phải theo qui định của chính phủ về phát ngôn.
Sang ngày 7 tháng 5 truyền thông trong nước loan tin một số nhà khoa học Hoa Kỳ, Đức và Israel được mời tham gia tìm kiếm nguyên nhân thảm họa gây cá và thủy hải sản chết hằng loạt tại vùng biển miền Trung Việt Nam.
Sau đó có thông tin tiết lộ việc những thợ lặn địa phương xã Nhân Trạch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình phát hiện rạn san hô lớn ở vùng biển của họ đầy xác thùy sinh vật chết bốc mùi hôi tanh và san hô cũng đã chết.
Giáo sư- Tiến sĩ Lê Đức Tố, chủ nhiệm Công trình khoa học về Công nghệ Biển phục vụ phát triển bền vũng kinh tế- xã hội của Việt Nam vào chiều ngày 9 tháng 5 có đánh giá tình hình thảm họa như sau:
“Hiện tượng cá chết hằng loạt mà cá ở vùng đáy của vùng thềm lục địa cách bờ; dưới 30 mét. Hiện tượng đó vừa rồi Bộ Tài Nguyên-Môi trường và các nhà lãnh đạo giải thích (về) hiện tượng đó là không đúng, có tính chất biện hộ.
Vì sao? Là vì người ta gắn hiện tượng này với thủy triều đỏ là không đúng với qui luật tự nhiên. Thủy triều đỏ là hiện tượng phú dưỡng do các chất dinh dưỡng ở vùng nước nào đó quá giàu làm cho vi sinh vật phát triển tạo ra vùng nước mà nhìn trền hình ảnh thì có màu đỏ và nó dồn lên một vùng nước nào đó trên bờ; và thủy triều đỏ chỉ xảy ra ở lớp nước bề mặt thôi. Còn hiện tượng này không phải thủy triểu đỏ.
Giải thích như thế là không đúng về logic khoa học. HIện tượng này chắc chắn phải do độc tố.”
Công việc cần làm
Vậy cách thức giải quyết cho thảm họa môi trường dọc theo các tỉnh miền trung Việt Nam hiện nay cần phải tiến hành ra sao?
Giáo sư- tiến sĩ Lê Đức Tố trình bày về điều này:
“Điều này phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của các nhà quản lý. Thứ nhất nhận thức của các nhà quản lý có được như chúng ta suy nghĩ hay không. Quan trọng nhất là nhận thức về nguy hại của việc đã cho phép Formosa xả thải các chất thẩy rửa của khu công nghiệp luyện thép. Đó là điều số một, đầu tiên phải ngăn chặn nguồn thải đã. Thứ hai mới bắt đầu xử lý trong phạm vi nào.
Việc xử lý sẽ chắc chắn rất tốn kém và lâu dài. Theo các nhà khoa học nước ngoài thì nếu không xử lý kịp thì hậu quả có thể kéo dài hằng chục năm.
Hiện tượng đó vừa rồi Bộ Tài Nguyên-Môi trường và các nhà lãnh đạo giải thích là không đúng, có tính chất biện hộ.
-GSTS Lê Đức Tố
Chuyện này về mặt khoa học chúng ta có thể suy nghĩ một vùng bị độc tố khiến sinh vật chết như thế nếu như ngừng thải một cách tuyệt đối thì thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn. Còn hiện nay biện pháp gì về mặt cơ học, về mặt vật lý đối với một vùng biển rộng lớn như thế để có một giải pháp gì thì rất khó khăn, rất tốn kém. Chỉ có một điều là bây giờ phải chặn ngay nguồn xả thải đó.”
Giáo sư Nguyễn Tác An, nguyên viện trưởng Viện Hải Dương Học Nha Trang, nhắc lại ngành công nghiệp sản xuất thép cũng như một số ngành công nghiệp khác sẽ có tác động rất lớn đối với môi trường cho nên cần phải có cách thức quản lý thật giỏi thì mới có thể giảm thiểu tác hại.
“Trong phát triển công nghiệp, với những công nghiệp như công nghiệp thép mà sử dụng công nghệ lò cao, bất kỳ nhà khoa học nào cũng biết sẽ tác động môi trường rất kinh khủng. Nhưng ở đây còn có vấn đề quản lý nữa; tác động rất lớn nhưng quản lý tốt sẽ giảm thiểu. Nhiều nước khác người ta cũng phát triển (công nghiệp) nhưng ít (ô nhiễm) vì người ta quản lý giỏi thôi.”
Sau khi xảy ra thảm họa cá chết hằng loạt và ống xả thải của nhà máy thép Formosa tại khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh bị phát hiện; thì một viên chức đối ngoại của doanh nghiệp là ông Chu Xuân Phàm phát biểu rằng ‘một là chọn nhà máy, hai là chọn tôm cá.’ Điều này hàm ý đã làm công nghiệp thì phải chịu tác hại đến môi sinh.
Tuy nhiên phát biểu đó bị nhiều người phản đối. Đây cũng là quan điểm chung của nhiều giới hiện nay là không thể đánh đổi môi trường sinh thái cho tăng trưởng kinh tế. Tất cả đều nhắc lại cái giá quá lớn để khắc phục hậu quả môi trường tự nhiên khi đã bị hủy hoại.
Một số ý kiến nêu ra là cần phải đưa ‘thủ phạm’ gây thảm họa ô nhiễm môi trường tại các tỉnh ven biển miền trung hiện nay ra tòa. Điều này được giáo sư Nguyễn Tác An đồng thuận:
“Bây giờ Việt Nam là một nước hội nhập thì tất cả phải làm trên mặt bằng của luật pháp quốc tế, nhưng cũng phải theo luật pháp Việt Nam; đồng thời cũng phải theo thỏa thuận ban đầu. Giờ mình làm ăn với các nước và có thỏa thuận ban đầu (đúng sai không biết) nhưng phải chấp nhận thỏa thuận đó. Khi bắt đầu nhà máy thì có đánh giá tác động môi trường, bây giờ đưa văn bản đó ra đối chiếu lại xem vi phạm điều nào. Bất kỳ phương án nào thì cũng phải bồi thường thiệt hại cho người dân và nhà nước thực hiện, sau khi phát hiện ra ai sai thì phải trả lại cho nhà nước.”
000_Hkg10130486.jpg-400.jpg
Một bè cá nuôi ở Bình Thuận hôm 12/9/2014. AFP photo
Đối với một chuyên gia khoa học phục vụ phát triển bền vững như giáo sư- tiến sĩ Lê Đức Tố thì khái niệm bền vững tại Việt Nam cũng có nhiều vấn đề, ông nhận định:
“Nói bền vững là người ta nói có tính chất khẩu hiệu. Các nhà chuyên môn đưa ra phát triển bền vững nhưng các nhà quản lý không hiểu bền vững. Thứ hai nữa người dân nhận thức về điều này rất thấp. Nhiều khi người ta không nhận thức được thế nào là bền vững. Bây giờ hỏi bất kỳ nhà quản lý, nhà lãnh đạo nào bền vững là thế nào thì người ta giải thích cách mù mờ hoặc cố tình không hiều.
Có lẽ có nhiều nguyên nhân khác xô đẩy người ta phải làm mà nguyên nhân khác đó thì tôi không dám bình luận ở đây. Nhưng chúng ta tạm hiểu là người ít kiến thức, không chịu khó thu nhận thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên sách vở thì hoạt động một cách ( xin lỗi nói một cách nặng nề) là mù quáng. Hậu quả nhận phải nặng nề như thế!”
Câu chuyện Vịnh Minamata
Khi xảy ra tình trạng sinh vật biển chết hằng loạt do nước bị nhiễm độc dọc các tỉnh miền trung, nhiều người nhắc đền vụ ô nhiễm do chất thải công nghiệp đổ ra Vịnh Minamata của Nhật trước đây và cách xử lý của đơn vị bị truy nguyên gây ra thảm họa.
Tuy nhiên theo các nhà khoa học Việt Nam thì có khác biệt giữa hai vụ việc khiến cách giải quyết thảm họa cũng có điểm không như nhau.
Giáo sư Nguyễn Tác An nói về điều đó:
“Vùng bờ biển của miền trung là vùng biển mở, nạo vét hết cả Biển Đông à? Hai vụ việc có điều kiện địa lý, động lực học và hải dương học khác nhau. Đồng thời khác ở chủ đầu tư. Bên Nhật, chủ đầu tư là của người ta nên họ có chính sách nạo vét hoặc thay đổi công nghệ.
Còn ở đây Việt Nam cho người ta đầu tư vào nơi đó và chỉ kiểm soát theo luật pháp Việt Nam, còn chuyện thay đổi công nghệ… là của chủ đầu tư.”
Bất kỳ phương án nào thì cũng phải bồi thường thiệt hại cho người dân và nhà nước thực hiện, sau khi phát hiện ra ai sai thì phải trả lại cho nhà nước.
- GS Nguyễn Tác An
Giáo sư- Tiến sĩ Lê Đức Tố cũng cùng quan điểm với nhà hải dương học Nguyễn Tác An:
“Ở Nhật thì thực sự ở trong phạm vi hẹp và hơn nữa người ta biết chắc chắn nguyên nhân; còn ở đây chưa ai công bố nguyên nhân gì cả. Trước đây thì có tiết lộ ra là nguồn xả thải của công ty Formosa, mà theo tôi nghĩ chắc chắn là công ty Formosa. Nhưng nhà máy này mới bắt đầu, chưa đưa vào toàn bộ qui trình. Nếu bây giờ (buộc) ngưng hoàn toàn thì nước chủ nhà cho phép người ta làm như thế phải đền bù cho công ty này như thế nào. Vế nguyên tắc thì công ty này không có lỗi vì nhà nước, nhà quản lý cho phép họ làm. Trước mắt nhà nước, nhà quản lý phải chịu trách nhiệm đã.”
Giáo sư- tiến sĩ Lê Đức Tố nói đến thực tế hiện nay dù rằng truyền thông trong nước không còn loan tin như vừa qua về thảm họa môi trường tại khu vực dọc biển các tỉnh miền Trung:
Thực tế hiện nay báo chí nói như vậy nhưng dân miền Trung hiện nay rất bi đát. Đi đánh cá thì gặp khó khăn tàu nước ngoài quấy rối. Thứ hai không phải cá chết ở vùng ven bờ mà ở vùng xa cũng có hiện tượng cá chết. Và hiện nay những người khai thác hải sản đem vào bán trong bờ cũng khó khăn vì người ta nghi ngại, lo ngại không dám mua. Người dân khốn đốn vì thất thu trong những chuyến đi biển, thứ hai thất thu do giá cả không ổn định và hiện nay giảm sút. Cộng với hiện tượng trong thời gian vừa rồi hạn hán do El Nino.
Hiện nay đồng bào các tỉnh miền trung gặp khó khăn mất mùa về lúa gạo. Bây giờ lại mất mùa hải sản làm biển nữa.”
Giáo sư Nguyễn Tác An cách đây một tuần lễ từng khẳng định là giới khoa học Việt Nam đã nắm bắt được nguyên nhân làm sinh vật biển dọc các tỉnh miền trung Việt Nam bị hủy diệt; tuy nhiên vấn đề công bố là thuộc Nhà nước. Mà chính quyền thì chần chừ và nại lý do ‘nhạy cảm’ không tuyên bố kết quả được giới khoa học xác nhận.

Cá chết, biển chết và trách nhiệm công dân

Viết Từ Sài Gòn 2016-05-10  
024_868139.jpg
Cảnh mua bán hải sản trên bãi biển Long Hải, Vũng Tàu khi chưa có thảm họa cá chết hàng loạt.  AFP photo
Người dân miền Trung, từ nông dân đến ngư dân, tư thương đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc cá chết, biển ô nhiễm hay nói cách khác là biển chết. Giới cầm quyền vẫn khăng khăng xem việc cá chết và kết quả thử nghiệm nước là một thứ bí mật quốc gia, dấm dúi và che đậy. Và hậu quả của thái độ này sẽ còn dẫn đến những kết cục khác trong tương lai, khó mà lường được dân tộc này sẽ trụ được bao lâu, tồn tại được bao lâu nếu như thái độ của nhà cầm quyền vẫn cứ một mực che đậy tội lỗi của họ và của những đối tác độc ác mà họ đã rước về. Điều này đòi hỏi người dân phải lên tiếng, phải thực hiện đầy đủ quyền của một công dân nhằm bảo vệ đất nước.
Bởi lẽ, đất nước này là một cơ thể, mỗi công dân là một tế bào trong cơ thể đó, cơ thể có lành mạnh hay không là nhờ khả năng đề kháng bệnh tật của từng tế bào. Trong tình trạng hiện nay, khối u ác tính mang tên Vong Nô tại Việt Nam đã phình to và bắt đầu phát tác sự chết chóc của nó.
Cụ thể, khối u này chính là thái độ che đậy kẻ ác, tham nhũng, bán nước và thỏa hiệp với kẻ thù mà đảng Cộng sản Việt Nam đã duy trì bằng bạo lực, cưỡng chế, bóc lột, dấm dúi và tẩy não. Tất cả những hành vi của đảng Cộng sản đã đẩy đất nước đến chỗ u tối, họa mất nước và nguy cơ diệt vong đang hiện ra trước mắt. Lẽ ra nhà cầm quyền phải biết hối cải, phải biết nhìn nhận vấn đề để còn kịp thời tu chỉnh mà bảo vệ, giữ gìn những gì còn lại của dân tộc, của đất nước.
Nhưng không, nhà cầm quyền đã không chọn nhân dân, không chọn đất nước mà chọn những đối tác trong khối Cộng sản anh em. Họ đã để mặc những doanh nghiệp Trung Quốc tung hoành, tác oai tác quái trên đất nước Việt Nam và trong một chừng mực nào đó, họ cúi đầu nhận sự chỉ định của các đối tác này. Một người dân Việt Nam cho dù có cố gắng cỡ nào cũng không dễ gì xin nhà nước cho thuê một miếng đất để làm trang trại, trồng rừng, để tìm nguồn sinh sống mặc dù đây là lời thỉnh nguyện chính đáng. Trong khi đó, một người Trung Quốc có thể thuê được những vị trí đắc địa để xây dựng công trình mà phía sau công trình của họ là hàng ngàn mối nguy hiểm rình rập dân tộc, quốc gia.
Ở đây, nếu Việt Nam là một xã hội có tự do, dân chủ và chế độ chính trị đang nắm quyền lãnh đạo Việt Nam không phải là một chế độ độc tài, độc đoán, hà khắc và gắt máu thì câu chuyện cá chết có thể đã không xảy ra và nếu có xảy ra thì người ta sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, tìm ra hướng giải quyết chứ không ò e í e giấu sự thật như mèo giấu cứt theo kiểu Cộng sản Việt Nam. Vì sao?
Bởi lẽ, trong một xã hội thật sự có dân chủ thì nhà nước là do dân bầu ra để thực hiện sở nguyện của nhân dân và tìm ra những phương án tối ưu để bảo vệ đất nước, bảo vệ nền an ninh nhân dân. Và đương nhiên mọi quyết sách của nhà nước, chính phủ phải có sự đồng thuận của nhân dân. Nhưng ở đây lại hoàn toàn ngược lại, một chế độ chính trị cùng với bộ máy nhà nước không phải do dân bầu lên và mọi qui trình bầu bán là một vở kịch dài đã diễn đi diễn lại suốt bốn mươi mốt năm nay tại Việt Nam. Người dân chỉ được quyền bỏ phiếu theo chỉ định và không được tự ứng cử, nếu có ứng cử thì cũng bị đánh rớt bởi các phe nhóm Cộng sản từ Trung ương đến địa phương.
Tính độc tài, độc đoán kéo dài suốt nhiều năm nay đã nhanh chóng nảy sinh những nhóm lợi ích bên trong chế độ. Những nhóm lợi ích phân cấp từ trung ương tới địa phương đã mặc sức tùng xẻo tài nguyên quốc gia, tham nhũng, rút ruột ngân sách quốc gia (thực tế là ngân sách của nhân dân, do nhân dân nộp thuế mà có). Và có một điểm rất đặc biệt là hầu hết các bộ, ngành trong chế độ Cộng sản không thể làm ra một đồng xu nào, họ chỉ có khả năng ăn hại và tàn phá. Đất nước kì cục đến độ xây dựng một con đường chưa xong thì nợ công trên đầu người đã đội lên đến mức nếu cộng tất cả các khoản nợ công vừa tăng trên đầu người lại có thể xây được mười con đường như vậy. Đó chỉ là một ví dụ nhỏ. Vấn đề quan trọng nhất là hầu hết mọi quyết sách có liên quan đến vận mệnh đất nước đều do một nhóm người không đủ năng lực trong nội bộ trung ương đảng Cộng sản quyết định.
Ví dụ như vấn đề cho người Trung Quốc thuê đất lâu dài ở Tây Nguyên để khai thác bauxite, cho thuê đất bờ biển để xây dựng khu công nghiệp luyện thép Formosa hoặc cho người Trung Quốc thuê các bờ biển để xây dựng thành đặc khu của họ (người Việt không được phép bước vào) và để sản phẩm độc hại của Trung Quốc tràn ngập thị trường… Tất cả những vấn đề này, những nhà khoa học, giới trí thức đã cảnh báo ngay từ trứng nước, thậm chí họ đã có những động thái phản đối cụ thể nhưng nhà nước, chính phủ làm ngơ, vẫn cho người Trung Quốc tác oai tác quái trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài biển thì người Trung Quốc xả súng vào bộ đội Việt Nam, ngang nhiên chiếm đảo và xây dựng hệ thống phòng vệ quân sự trên đó, nhà cầm quyền Việt Nam chỉ bu lu boa loa phản đối suông, nghe hoài có cảm giác như nghe một thằng khùng đang chửi đổng vì mất gà chứ chẳng có ý nghĩa gì. Trên đất liền thì người Trung Quốc nghênh ngang như một ông chủ và sẵn sàng chà đạp người Việt nếu có cơ hội, từ việc đánh đập công nhân cho đến ép giờ lao động, tạo ra những đường dây cho vay nóng và đòi nợ thuê mà thanh niên Việt trở thành nạn nhân, tự mang thân ra để làm bị thịt chịu trận mà đòi nợ, đâm chém, bán ma túy cho các ông chủ Trung Quốc.
Rừng Việt Nam bị cho thuê và bị tàn phá đến độ cả một dãy Trường Sơn rộng lớn, dài hơn nửa chiều dài đất nước trở thành một dãy đồi trọc, gỗ này xuất đi đâu nếu không phải là bán sang Trung Quốc. Và người dân có dám khai thác như vậy không? Ngay cả kiểm lâm và lâm tặc có bắt tay nhau để trộm rừng thì có dám khai thác đến độ rừng già thành đồi trọc như vậy không nếu không có cấp trên, chính quyền trung ương bật đèn xanh cho họ?
Và hiện tại, khi bờ biển Việt Nam đang trở thành cái hố nước độc khiến cho tôm cá, hải sản chết hàng loạt, người dân mất chỗ làm ăn, nguy cơ đói kém và chết chóc hiện ra trước mắt, kẻ gây nên tội lỗi thì ngông nghênh, dám nói “Hoặc là nhà máy thép, hoặc là tôm cá chứ không thể có cả hai…” làm cho người dân tức giận, phản ứng dữ dội nhưng nhà cầm quyền, đảng Cộng sản vẫn bình chân như vại, như không hề có chuyện gì xảy ra. Và vở kịch muôn năm lại mở màng, chở gạo về cứu tế để xoa dịu căng thẳng.
Trong khi đó, ở một đất nước tốt đẹp, có tự do, nhà nước phải là cơ quan mang đến cho người dân sự công bằng, công việc ổn định và môi trường làm ăn trong lành. Tất cả những thứ đó, người dân Việt Nam dù sao cũng đang có trong tay nhưng chính sách lược của nhà nước Cộng sản đã nhanh chóng bẻ gãy cần câu cơm của hầu hết người nông dân, ngư dân để rồi biến họ thành những người đói khổ, ngửa tay xin cứu trợ từ nhà nước. Xét cho cùng, đây là trình tự khốn nạn của một hệ thống lãnh đạo khốn nạn bởi họ chứa toàn những tư duy không những khốn nạn mà còn quá lựu đạn!
Sắp tới màu bầu cử hội đồng các cấp và quốc hội. Rồisẽ có một vở kịch diễn ra trên toàn đất nước, những vùng nhân dân đang bất bình, đang biểu tình sẽ hiếm có người nào chấp nhận bầu lên những kẻ khốn nạn đại diện cho dân để rồi dân tiếp tục chết như cá đã chết. Thế nhưng để rồi xem, tại những vùng này, kết quả bầu cửu sẽ đạt 100% số phiếu hợp lệ và luận điệu “… nhân dân tin tưởng, bầu những đại diện ưu tú để thay mặt nhân dân nói lên tiếng nói của nhân dân…”. Tất cả những luận điệu láo khoét đó người ta đã nghe mấy chục năm nay và còn sẽ nghe nữa.
Nhưng có một sự thật, cho đến thời điểm bây giờ, ngoại trừ một thành phần nhỏ những người dân không có hiểu biết, dễ bị lừa sẽ đi bầu theo chỉ định và chỉ đạo của các ủy ban bầu cử. Nhân dân thực sự hiểu biết đã nhìn quá rõ vấn đề, đã quá ngán ngấm với bản chất lừa đảo của các ông Cộng sản, sẽ chẳng có ma nào bầu cho các ông đâu. Nếu lúc đó các ông nói rằng có 100% số phiếu hợp lệ thì chắc chắn một điều, đó là phiếu của những con ma bầu cho các ông, bởi chỉ có ma mới tin các ông được, gần các ông được.
Còn con người, trước tiên người ta phải nghĩ sự tử tế và tìm hướng để đi đến với sự tử tế. Mà đã là người tử tế, họ sẽ không bao giờ chấp nhận bóng ma Cộng sản lởn vởn trên đất vườn nhà họ. Bởi các ông là một loại mà tham lam, ăn từ vàng đến đất, thứ gì ăn được các ông sẽ nuốt trộng thậm chí xác thối các ông cũng ăn. Thì hàng triệu xác cá phơi mình trên biển, các ông giấu nhẹm thông tin để được bổng lộc, để được chuyện của các ông thì suy cho cùng, đó là các ông đang ăn xác thối của cá!
Và đây là điều đáng sợ nhất đối với nhân dận Việt Nam. Chỉ có một cách duy nhất, đó là người dân phải cất cao tiếng nói của một công dân, chắc chắn rằng hơn chín mươi triệu tiếng nói trong nhân dân sẽ làm thay đổi số phận, sẽ giúp cho dân tộc này thoát khỏi tai ương. Nếu chúng ta còn làm thinh, đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ chịu cảnh ăn xác thối thừa mứa do người Cộng sản vứt ra. Và đó là điều khó tránh, bởi chúng ta đã chịu ngậm miệng vì miếng ăn!
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm RFA.