Friday, April 24, 2015

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu- Chúng ta đánh cộng sản là đánh cả với Liên Xô và Trung Cộng

Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Tôi đã nói với người Mỹ: nếu có hàng rào bao quanh miền Bắc và miền Nam và nếu nhân dân hai miền Bắc và Nam đánh nhau bên trong hàng rào này và không có viện trợ của ngoại quốc cho bất kỳ bên nào, thì họ có thể nói miền Nam đã thua vì miền Nam yếu hơn miền Bắc. Nhưng điều này không đúng. Vấn đề ở đây là Hoa Kỳ không viện trợ đủ cho miền Nam trong khi đó Liên Xô và Trung Cộng đã viện trợ mạnh mẽ cho miền Bắc gấp mười lần hơn. Như vậy miền Nam đánh đây là đánh lại không chỉ miền Bắc. Bắc Việt chẳng hơn gì Nam Việt vì nó không thể sản xuất đạn dược, vũ khí, hỏa tiễn, xe tăng.

Cho nên nước Việt Nam Cộng Hòa nhỏ bé này đánh với cả Liên Xô và Trung Cộng trong khi đồng minh của mình không còn bảo vệ và viện trợ đủ nữa.

Trước Quốc Hội tôi tuyên bố từ chức Tổng thống.

Tôi chấp nhận tất cả các trách nhiệm về chuyện đã và đang diễn ra ở miền Nam Việt Nam trong các nhiệm kỳ tổng thống của tôi, dù đó là tốt hay xấu. Sự từ chức của tôi sẽ chỉ là sự hy sinh rất nhỏ bé nếu đồng bào và quân lực nhận được đủ viện trợ để chiến đấu bảo vệ những phần đất còn lại.

Tôi kêu gọi mọi người, bao gồm những nhà chính trị đã từ lâu chỉ trích tôi là trở ngại cho việc phục hồi hòa bình, hãy ủng hộ Tổng thống Trần Văn Hương để mang lại hòa bình, tự do, thịnh vượng, độc lập, và thực hiện nghiêm túc hiệp định Paris, tôn trọng nhân dân và quyền tự quyết.

Thân xác tôi chẳng giá trị gì. Điều quan trọng là chiến hữu và đồng bào. Tôi không biết khi nào tôi có thể lại sống cùng với chiến hữu và đồng bào, nhưng tôi đang mong chờ đến ngày sum họp ấy.

Tôi thật rất không xứng đáng với tất cả các chiến hữu và đồng bào.

Nguồn:

Bản trích dịch này được thực hiện từ các nguồn sau. Tựa đề của người dịch.

1. Bản dịch tóm tắt của báo New York Times, 22/4/1975

2. Bản dịch tóm tắt của báo Los Angeles Times, 22/4/1975

3. Bản dịch toàn văn tiếng Anh của Vietnam Press (Việt Tấn Xã), 21/4/1975

4. Trích đoạn trong tác phẩm The Fall of the South của các tác giả Clark Dougan, David Fulghum và các biên tập viên của Boston Publishing Company/ Boston, MA 1985, trang 138


Đi thăm Chồng

Trần Văn Giang (Danlambao) - Lời mở đầuNgay sau ngày 30 tháng tư năm 1975, cộng sản đã bắt giam, đày đọa hàng trăm ngàn quân cán chính của VNCH trong hơn 100 trại tù mà cộng sản gọi là “trại cải tạo.” Nhiều gia đình miền Nam tự dưng mất chồng, mất cha, mất con, mất anh, mất em…  Sau đây là tâm sự của bà chị vợ tôi trong thời gian “được phép” của cộng sản cho đi thăm chồng ở “trại cải tạo” lần đầu tiên.

Ông anh cột chèo trong câu chuyên này là một cựu Đại úy Y sĩ của Sư đoàn TQLC (QLVNCH).

*

1. Bây giờ là 3 giờ sáng. Tôi vẫn trằn trọc thao thức không thể nào chợp mắt được. Chỉ còn 6 ngày nữa là tôi được đi thăm chồng. Niềm vui sẽ được gặp lại chồng sau một thời gian dài xa cách; nỗi lo sợ; sự buồn tủi khi nghĩ tới lúc phải từ giã anh sau khi gặp mặt; những điều sẽ phải nói; sự nhớ nhung day dứt... tất cả những ưu tư đó liên tục chập chờn trong đầu óc tôi. Rồi dĩ vãng, rồi hiện tại tưởng chừng như một giấc mơ nhanh chóng đi qua và không có thực. 

2. Hôm đó (!) nhân viên an ninh khu vực đến chỗ chúng tôi tạm trú (sau khi nhà chúng tôi đã bị bỏ bom xập mất), trói tay chồng tôi, bắt anh đi mà không cần cho biết lý do. Tôi đứng lặng người, như một cái xác không hồn. Một tay dắt thằng con trai lớn hai tuổi, một tay bồng thằng con nhỏ mới sanh được một tuần. Chồng tôi nhìn tôi với đôi mắt tuyệt vọng, lo lắng và khuôn mặt xanh xám sợ hãi. Sau khi họ dẫn chồng tôi đi rồi, tôi buông cái thân gầy gò của tôi xuống sàn nhà và gục mặt khóc. Tôi khóc như chưa bao giờ được khóc. Tôi cảm thấy kinh hoàng và lo âu cho những ngày sắp tới: 28 tuổi đầu với hai đứa con nhỏ dại, không cha mẹ, không anh em, không bà con thân thuộc bên cạnh. Tất cả mọi người thân thuộc đã đi xa, thật xa. Lần đầu tiên tôi thấy thật bơ vơ ở cái tỉnh lỵ đất đỏ Ban Mê Thuột đèo heo này.

3. Người ta bảo là: "Con người là một cây sậy biết suy nghĩ." Tôi vào lúc này còn yếu hơn một cây sậy, còn quá trẻ, có chút nhan sắc và biết suy nghĩ. Cũng vì có chút nhan sắc cho nên “an ninh khu vực” đã không để cho tôi yên thân. Họ thường lân la tìm mọi cách đến “thăm” tôi. Họ khuyên tôi nên từ bỏ dĩ vãng và dứt khoát với ông chồng "có quá nhiều tội ác với nhân dân." Họ cũng cho tôi biết là chồng tôi sẽ “đi cải tạo" không có ngày về vì chồng tôi là một Bác Sĩ Quân Y, cái nghề chuyên chữa bệnh cho "ngụy quân để chúng cầm súng giết hại đồng bào," là có cha vợ làm “trùm ngụy quân," là có cha mẹ anh em trốn ra nước ngoài.

4. Như vậy là chồng tôi đi không biết đến ngày nào mới về? Sự chờ đợi mỏi mòn, sự nhớ nhung dằn vặt, nỗi tuyệt vọng và sự sợ hãi mỗi ngày một nhiều hơn. Thêm vào đó, những người “an ninh khu vực” cứ lai vãng, tìm gặp tôi, mỗi ngày một tỏ ra ân cần, săn đón và hứa hẹn nhiều hơn. Nhưng tôi đã quyết định từ bỏ nơi này để ra đi. Vào một đêm thanh vắng, tôi đã dắt díu hai đứa con dại lẩn trốn ra bến xe đò và đi về Sài Gòn.

5. Tôi miên man nghĩ đến cuộc hành trình đi thăm chồng sắp tới. Lòng tôi tràn đầy sự rộn rã vui mừng. Tôi muốn đem hai đứa con tôi cùng đi để chúng được biết mặt bố; và đồng thời tôi cũng muốn dạy chúng, ngay từ khi thơ ấu, thế nào là tình gia đình và thế nào là sự chia sẻ những cái bất hạnh của gia đình! 

Xe đò từ Sài Gòn đi Ban Mê Thuột phải chạy hết hai ngày và một đêm ngủ trọ dọc đường. Đến bến xe đò Ban Mê Thuột, tôi một tay bồng con, một tay sách giỏ đồ ăn nặng trĩu gói ghém cho chồng và thằng con nhỏ chập chững, lếc thếch chạy theo mẹ ở đàng sau. Chúng tôi, 3 mẹ con, đi bộ đến bến xe thồ và đi vào thị xã Quảng Nhiêu. Từ Quảng Nhiêu đến trại “tù” của chồng tôi là năm kí lô mét (5 Km) đường bộ. Không có xe cộ nào có thể đi vào đó, chỉ có một cách là đi bộ. Thành ra tôi phải bồng cháu nhỏ, tôi nhờ một người Thượng gùi thức ăn và ẵm cháu lớn. Đoạn đường 5 km này đi hoài mãi mà không tới trại. Chúng tôi phải đi thật chậm và rất mệt mỏi vì đường đất sét đỏ ướt. Tôi mệt lả và bụng đói cồn cào nhưng không dám ăn gì vì sợ mất phần ăn của chồng. 

6. Đến trại, ở một cái chòi rất phong phanh gọi là "phòng đợi," tôi và mấy bà vợ khác đi thăm chồng "tù cải tạo" cùng ngồi lặng thinh. Người nào cũng mang một bộ mặt đăm chiêu, thiểu não như nhau. Không ai hỏi thăm ai lời nào có lẽ vì đầu óc đều đang ngổn ngang. Mọi người dường như chỉ muốn để dành hết tất cả những gì mình đang có dù là nhỏ bé tầm thường nhất, từng lời nói và từng giây phút còn lại cho sự gặp gỡ sắp tới! Ngay cả chớp mắt, tôi cũng không dám làm! Tất cả các cặp mắt đỏ hoe, ưu tư, mệt mỏi đều cố gắng mở rộng, hướng chăm chăm vào một chỗ: cái cổng trại. Nơi cổng cái trại xa xa đó, trong chốc lát chồng tôi cùng đám người "tù cải tạo" sẽ được đi ra để gặp vợ con và thân nhân lần đầu tiên. 

Cuối cùng, họ được phép đi ra. Tôi không thể nhận ra được ai là chồng tôi vì “tù nhân” được xếp thành hai hàng. Tất cả đều mặc quần áo một mầu đen, vừa đi vừa cúi mắt nhìn xuống đất. Lòng tôi đau đớn, quặn thắt lại. Nỗi chua xót dâng lên trong người tôi mà không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả được. Nước mắt cứ thế mà tuôn trào, tuôn trào... 

Rồi chúng tôi được sắp xếp ngồi đối diện nhau, dưới sự quan sát của những người “an ninh” trại. Chúng tôi nhìn nhau mà chỉ nghẹn ngào, không nói được đến một lời nào cả. Thằng con nhỏ 10 tháng chập chững đứng và gọi bập bẹ "Ba...Ba..." Những thức ăn mà tôi đã cẩn thận gói gém xếp đặt cho chồng thì bây giờ đang bị những người “an ninh” của trại cắt, rạch, mở toang ra, bới tung ra để khám xét. Tôi thấy chồng tôi gầy gò, khuôn mặt khắc khổ, đôi mắt suy tư. Tôi nhìn chồng, rồi nhìn con. Tôi thấy thương chồng, thương con và cũng thương cho cái số phận hẩm hiu của tôi. Tôi chỉ biết khóc. 

Rồi giờ thăm ngắn ngủi đã hết. Chồng tôi được lệnh đứng dậy, tay xách giỏ thức ăn. Mãi đến lúc ấy, chúng tôi vẫn không thể nói nổi một lời từ giã với nhau. Anh hôn hai đứa con, đưa mắt nhìn tôi một cách buồn thảm rồi lầm lũi đi vào trại. Tôi cố nán ở lại, nhìn theo cho đến khi anh đi khuất sau cái cổng trại. Lòng tôi xe thắt và đành dắt díu hai đứa con thơ ra về ...

7. “Chỉ còn 6 ngày nữa tôi lại được đi thăm chồng!” Tôi tự nhủ lòng. Trong nỗi vô vọng cùng cực, tôi vẫn tìm thấy một chút an ủi vào những lúc chờ đợi được đi thăm chồng như thế này. Vì ít ra, tôi vẫn còn có niềm hy vọng sắp gặp lại chồng, được nhìn lại anh dù chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi, để thấy anh vẫn còn sống, để thấy là chúng tôi vẫn còn có nhau. 

Rồi đến khi ngồi trên xe trở lại Sài Gòn, tôi sẽ lại nghĩ ngợi miên man đến thân phận của người “tù cải tạo”: Sống ra sao? Sống như thế nào? Cơ cực? Nhục nhằn? Thiếu thốn? Nhớ vợ con? Nhớ thân nhân? Mất tự do? v...v...

8. Tôi đọc kinh và cầu xin Thiên Chúa ban cho chồng tôi sức mạnh thể xác để vượt qua và sức mạnh tinh thần để chấp nhận cái hoàn cảnh mà chồng tôi không thể thay đổi được. 

Tôi lại thấy nhớ anh day dứt, và mơ ước được trở lại để thăm chồng thêm vài phút nữa. Nước mắt tôi trào ra; dòng nước mắt buồn tủi!!!

(Viết theo ý của chị vợ Võ Thị Như Hường)


Philippines tố lính Trung Quốc cướp tài sản ngư dân

Ngày 23/4, Philippines cáo buộc lực lượng tuần tra bờ biển của Trung Quốc đã cướp tài sản của ngư dân Philippines trong một loạt cuộc đối đầu tại bãi cạn Scarborough.

Theo AFP, các thành viên trên ba tàu có biểu tượng của lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã xông lên hai tàu cá nhỏ của ngư dân Philippines ở bãi Scarborough ngày 11/4, sau đó cướp toàn bộ hải sản trên hai tàu này.


Một thuyền đánh cá của dân Philippines chạy gần tàu hải quân của Mỹ USS Green Bay (LPD-20) trong cuộc diễn tập chung ở khu vực cách bãi Scarborough 220 km về phía Đông - Ảnh: AFP

Cục ngư nghiệp Philippines cho biết trong một vụ đối đầu, ngư dân Philipppines bị đe dọa và bị người Trung Quốc  chĩa súng và  cướp hải sản của họ một cách thô bạo”. Các tay súng cũng đã phá hủy công cụ đánh cá của ngư dân Philippines.

Hai chiếc tàu đánh cá trên nằm trong số 20 tàu của Philippines đánh bắt cá ở bãi Scarborough, một ngư trường giàu nguồn hải sản.

Chỉ một tuần sau sự kiện này, ba tàu tuần tra của Trung Quốc hôm 23/4 lại xịt vòi rồng vào tàu cá của Philippines, khiến ít nhất 3 ngư dân bị thương và làm vỡ kính trên tàu.

“Điều này không thể chấp nhận được vì khu vực trên nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi. Không quốc gia nào có quyền ngăn chặn ngư dân của chúng tôi hành nghề. Điều đó chống lại luật pháp quốc tế”- Cục trưởng cục ngư nghiệp Philippines Asis Perez nhấn mạnh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết chính phủ nước này sẽ chuyển hồ sơ phản đối tới chính phủ Trung Quốc theo kênh ngoại giao.

Thứ Sáu, 24/04/2015 | 13:54
Nguồn: Tuổi Trẻ

Hà Nội không có cán bộ nào vi phạm kê khai tài sản, thu nhập (!)

Dân trí Thanh tra Chính phủ khẳng định, trong năm 2011-2012, Hà Nội không có trường hợp nào phải xác minh, kỷ luật liên quan đến công tác kê khai tài sản, thu nhập.


Hà Nội không có cán bộ nào vi phạm kê khai tài sản, thu nhập (!)
Không có cán bộ nào của Hà Nội phải xác minh, kỷ luật liên quan đến công tác kê khai tài sản, thu nhập. (Ảnh minh họa: Người Lao Động)
Theo kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với UBND TP Hà Nội (giai đoạn từ năm 2011 đến 30/9/2013), Hà Nội đã ban hành Quyết định số 39/2011 về kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc TP. Hàng năm, Hà Nội đều triển khai tập huấn và chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc thực hiện việc kê khai, công khai bản kê khai tài sản thu nhập theo quy định; giao Thanh tra TP Hà Nội hướng dẫn, đôn đốc và tổng hợp kết quả của các đơn vị trực thuộc TP. Báo cáo kết quả kê khai tài sản, thu nhập hàng năm được TP Hà Nội thực hiện theo quy định.
Cụ thể, Thanh tra Chính phủ cho biết năm 2011 số người phải kê khai tài sản, thu nhập lần đầu là 3.124 người; số người thuộc diện kê khai tài sản thu nhập bổ sung là 23.767 người, số người có biến động về tài sản thu nhập theo quy định đã kê khai là 17.112 người. “Không có trường hợp nào phải xác minh, kỷ luật liên quan đến công tác kê khai tài sản, thu nhập”- kết luận cho biết.
Năm 2012, số người phải kê khai tài sản thu nhập lần đầu là 2.748 người; số người thuộc diện kê khai tài sản thu nhập bổ sung là 26.028 người, số người có biến động về tài sản, thu nhập theo quy định đã kê khai là 2.294 người. Tổng số người đã công khai bản kê khai tài sản thu nhập là 20.305 người. “Không có trường hợp nào phải xác minh, kỷ luật liên quan đến công tác kê khai tài sản, thu nhập”- thông báo của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Trong công tác thanh, kiểm tra và xử lý hành vi tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho biết hàng năm Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch thanh tra và chỉ đạo Thanh tra TP Hà Nội và các sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra. Các cuộc thanh tra đã phát hiện và có hình thức xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực được thanh tra.
Từ đầu năm 2011 đến ngày 30/9/2013, các đơn vị này đã thực hiện 803 cuộc thanh tra, phát hiện sai phạm 861 tỷ đồng, 1.808 ha đất; kiến nghị thu hồi 842 tỷ đồng, xử lý khác gần 19 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi 1.790 ha đất, đưa vào quản lý 18 ha…
Các đơn vị chức năng đã kiến nghị xử lý trách nhiệm và kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với 108 tập thể và 61 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 4 vụ việc, xử phạt vi phạm hành chính gần 117 tỷ đồng.
Qua giải quyết 48 đơn tố cáo về tham nhũng thuộc thẩm quyền đã kiến nghị xử lý trách nhiệm 10 tập thể, 27 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 14 vụ việc; phát hiện, xử lý 2 trường hợp tham nhũng qua hoạt động tự kiểm tra nội bộ.
Thanh tra Chính phủ cho rằng việc chủ động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng đã được TP Hà Nội quan tâm thực hiện. Từ năm 2011 đến ngày 30/9/2013, Thanh tra TP Hà Nội đã thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với 25 đơn vị; các sở, ngành, quận huyện, thị xã đã triển khai 286 cuộc thanh tra, kiểm tra. Qua đó phát hiện một số tồn tại, hạn chế và kịp thời kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng cho thấy Công an TP Hà Nội đã khởi tố mới 81 vụ việc với 238 bị can; kết thúc điều tra, chuyển viện kiểm sát đề nghị truy tố 57 vụ với 193 bị can; đình chỉ 2 vụ với 16 bị can; tạm đình chỉ 2 vụ việc; tài sản thiệt hại 386,4 tỷ đồng; tổng số các vụ án đang thụ lý điều tra là 20 vụ với 42 bị can. TAND TP Hà Nội đã thụ lý 69 vụ với 174 bị cáo; đã xét xử 54 vụ với 128 bị cáo, trả hồ sơ viện kiểm sát để điều tra bổ sung 11 vụ với 31 bị cáo.
Thanh tra Chính phủ đề nghị TP Hà Nội tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải phóng phòng chống tham nhũng theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn; đồng thời nghiêm túc tổ chức thực hiện triển khai thực hiện Chỉ thị 33/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản sản, Chỉ thị số 10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.
Thứ Sáu, 24/04/2015 - 14:26
Thế Kha 

Diễn đàn Kinh tế mùa xuân: “Đổi mới hay là chết”

Nam Nguyên, phóng viên RFA

ddktmx2015-622.jpg
Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2015 diễn ra hai ngày 21 và 22 tháng 4 tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An.Courtesy chinhphu.vn

Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2015 diễn ra hai ngày 21 và 22 tháng 4 tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An đã gây sôi nôi dư luận báo chí, khi nhiều đề nghị cải cách đã có sự đụng chạm tới Hiến pháp Việt Nam hiện hành. Thí dụ như cần thay đổi khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và trên thực tế Kinh tế Nhà nước không phải là chủ đạo nền kinh tế.

Cải cách thể chế sẽ vướng Hiến pháp?

Theo tường thuật của Thời báo kinh tế Việt Nam, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã quyết liệt bảo vệ quan điểm: “không chuyển sang kinh tế thị trường thì không giải quyết được gì cả.”

Chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh, vừa trở về Hà Nội từ thành phố Vinh đã trả lời câu hỏi của chúng tôi về sự kiện những đề xuất cải cách thể chế sẽ vướng Hiến pháp hiện hành. Ông nói:

"Không thể cắt đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa thì chắc chắn không thể thực thi nền kinh tế thị trường đầy đủ, theo những gì mà Việt Nam đang đề nghị quốc tế đặc biệt là Hoa Kỳ và Liên minh Châu âu linh hoạt về nền kinh tế thị trường đầy đủ để Việt Nam có thể tham gia vào TPP. "-TS Phạm Chí Dũng

“Trong tất cả ý kiến thảo luận đó thì đều khẳng định và nhấn mạnh là cần tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước và phải có Luật về cổ phần hóa, phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ về thể chế và cắt giảm giấy phép con không còn có hiệu lực từ 1/7 và phải qui định rõ trách nhiệm giải trình của Bộ trưởng; phải chống tham nhũng và đã nêu lên các tác động cụ thể của việc chống tham nhũng. Còn về lâu về dài các việc đó có dẫn đến phải sửa đổi bổ sung Hiến pháp hay không thì việc đó sẽ còn chờ xem xét. Tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân chúng tôi không đặt vấn đề gì về việc sửa đổi Hiến pháp cả.”

Báo mạng vneconomy.vn dẫn lời TS Nguyễn Đình Cung Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2015 nói rằng, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một khái niệm được sử dụng thường xuyên, nhưng nội hàm của khái niệm chưa rõ, chưa thống nhất và những gì được giải thích liên quan đến khái niệm này không còn phù hợp. TS Cung đề nghị đổi mới khái niệm đó như sau: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, trong đó, Nhà nước và thị trường là hai yếu tố không thể thiếu, phối hợp, cộng sinh và bổ sung cho nhau hướng đến thị trường hoàn hảo.”

Nhận định về đề xuất của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, TS Phạm Chí Dũng nhà phản biện xã hội dân sự độc lập phát biểu từ Saigon:


Chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh, ảnh minh họa. Courtesy photo.

“Tôi thấy là ông Nguyễn Đình Cung dù có đưa ra khái niệm về kinh tế thị trường, nhưng ông vẫn đưa ra một định nghĩa mà theo ông là đầy đủ hơn trong đó vẫn giữ nguyên khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì và bao gồm những nội hàm như thế nào. Có nghĩa là không cắt đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa mà không cắt đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa thì không có ý nghĩa gì về kinh tế thị trường; cũng như không có ý nghĩa gì đối với thành phần kinh tế tư nhân mà người ta vẫn xem là động lực chính hiện nay. Vấn đề này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đụng chạm tới Hiến pháp, đặc biệt là vấn đề Điều 4 Hiến pháp vai trò độc đảng. Cho nên là không thể cắt đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa thì chắc chắn không thể thực thi nền kinh tế thị trường đầy đủ, theo những gì mà Việt Nam đang đề nghị quốc tế đặc biệt là Hoa Kỳ và Liên minh Châu âu linh hoạt về nền kinh tế thị trường đầy đủ để Việt Nam có thể tham gia vào TPP…”

Khi ghi nhận những đề xuất vừa nêu, người đọc báo nhớ lại phát biểu của ông Bùi Quang Vinh Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư tại Học viện Chính trị Quốc gia vào năm 2014 là làm gì có mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nghiên cứu và đi tìm. Phát biểu của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh được nhiều báo đưa tin trong đó có SaigonTimes Online.

Chính phủ đã thực sự lắng nghe?

Từ khi Ủy ban Kinh tế Quốc hội khởi sự tổ chức các Diễn đàn Kinh tế vào dịp Xuân-Thu mỗi năm, rất nhiều ý kiến đột phá về cải cách thể chế đã được đề xuất. Nhưng trên báo chí không thấy đưa tin là Chính phủ đã thực sự lắng nghe và ứng dụng được những ý kiến nào. TS Lê Đăng Doanh nhận định:

“Tôi nghĩ rằng những biện pháp thiết thực có thể làm được sẽ được xem xét. Thí dụ như những biện pháp cắt giảm giấy phép con, những biện pháp giảm phiền hà thì Chính phủ đã cam kết sẽ đẩy mạnh việc thực hiện như qua Nghị quyết 19 ngày 12/3/2015, Chính phủ cam kết sẽ cố gắng đạt mức của các nước ASEAN-6 về các chỉ tiêu về nộp thuế v..v.. Thế thì tôi nghĩ bây giờ hãy cứ thực hiện một số tiến bộ có thể đạt được, còn các việc khác có lẽ là sẽ xem xét và từng bước sẽ được thực hiện. Tôi không nghĩ là cùng một lúc có thể có sự thay đổi đột ngột trong hoàn cảnh hiện nay.”

Cùng về câu hỏi đánh giá thế nào về sự lắng nghe, tiếp thu và ứng dụng các ý kiến đề xuất để giúp cho dân giàu nước mạnh, được các chuyên gia đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2015, cũng như các Diễn đàn trước đó. Nhà phản biện độc lập TS Phạm Chí Dũng nhận định:

Tôi nghĩ bây giờ hãy cứ thực hiện một số tiến bộ có thể đạt được, còn các việc khác có lẽ là sẽ xem xét và từng bước sẽ được thực hiện. Tôi không nghĩ là cùng một lúc có thể có sự thay đổi đột ngột trong hoàn cảnh hiện nay.
-TS Lê Đăng Doanh
“Những tranh luận này thực ra không mới, tại vì những Đại hội Đảng trước bao giờ cũng có thảo luận và tranh luận thậm chí cũng đã đặt ra việc bỏ vai trò động lực chủ đạo của kinh tế nhà nước, nhưng mà cuối cùng vẫn không bỏ. Do người ta bảo thủ đến mức như vậy nên cho tới nay không có gì thay đổi. Thực tình mà nói tôi không hy vọng là Dự thảo báo cáo Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 sẽ được thay đổi về những định hướng và những chính sách cơ bản. Sẽ khó mà có chuyện đó, do vậy ở Việt Nam vẫn diễn ra một cảnh nghịch lý vô cùng tận là sự chênh biệt rất lớn giữa lý thuyết và thực tế. Các nhà lý thuyết và kinh tế cứ việc nói còn thực tế diễn biến ngược lại và cho đến khi nào mà thực tế bùng nổ như là cuộc đình công của 90 ngàn công nhân ở Pouyuen vừa rồi, thì người ta mới chợt ngộ ra một điều rằng tất cả đều sống trong một lâu đài trên cát.”

Tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2015 tổ chức tại Vinh, kinh tế gia Lê Đăng Doanh đã trình bày tham luận “Môi trường đầu tư kinh doanh và tác động của tham nhũng và chi phí phi chính thức. Theo VnExpress đây là bài tham luận gây chú ý ngay phiên khai mạc Diễn đàn.

TS Lê Đăng Doanh nói thêm về tham luận của ông.

“Tham nhũng sẽ dẫn đến những méo mó trong việc phân bổ tiền vốn, không phải phân bổ tiền vốn theo hiệu quả mà phân bổ tiền vốn theo mức độ đút lót và mức độ ưu đãi có thể đạt được. Thứ hai nữa, việc đút lót làm bóp méo tất cả khung pháp luật từ khung pháp luật bảo vệ môi trường, khung pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm rồi thì tất cả khung pháp luật về thi tuyển về bằng cấp có thể bị bóp méo và là vì do tham nhũng. Một điểm nữa là với môi trường tham nhũng như thế những doanh nghiệp kém mà tham nhũng đút lót lại có thể được hưởng lợi và nó làm nản lòng các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Từ đấy dẫn tới năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế tham nhũng thì sẽ bị tác hại rất là lớn…”

Tham luận của TS Lê Đăng Doanh tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2015 được báo chí giật tít lớn “Một đồng đút lót đổi một đồng lãi” đã nói lên tình trạng tham nhũng đang làm cản trở mọi ý định mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. TS Lê Đăng Doanh cho biết thêm:

“Chúng tôi có trích dẫn một báo cáo của cơ quan hỗ trợ phát triển của Anh đã tài trợ nghiên cứu và xuất bản tháng 8 năm 2014 vừa qua và được Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam bảo trợ. Trong báo cáo đó đã điều tra các doanh nghiệp và đi đến con số hết sức đáng chú ý là để kiếm được một đồng lãi thì bình quân các doanh nghiệp phải đút lót khoảng 0,72 cho tới 1,2 đồng và tỷ lệ đó là rất cao.

Vấn đề chúng tôi đưa ra là phải nhanh chóng chống tham nhũng nếu không thì với chi phí cao như vậy thì các doanh nghiệp Việt Nam rất khó có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài mà các doanh nghiệp nước ngoài đến 2016 Cộng đồng kinh tế ASEAN hiệu lực thì họ đã ập vào Việt Nam rồi.”

Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2015 tổ chức tại TP. Vinh hai ngày 21-22 tháng 04 diễn ra trong lúc Việt Nam có nhu cầu thực hiện một cuộc đổi mới lần thứ hai sau 30 năm. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 67% tổng kim ngạch xuất khẩu và chiếm 70% giá trị sản xuất công nghiệp. Đây là một sự thật đắng lòng vì Hiến pháp 2013 qui định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.”
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/spring-economic-forum-reform-or-death-04242015141341.html/vdb04242015.mp3

Đôi dép người tù cải tạo

Nguyễn Bá Chổi
Theo RFA-2015-04-24



Thiếu nữ Saigon trước 1975-Files photo

Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, hắn “được Cách Mạng nhân đạo khoan hồng tập trung để bảo vệ tính mạng cho, vì nếu để ở ngoài sẽ bị nhân dân trả thù”.

Huyện Củng Sơn thuộc tỉnh Tuy Hòa là vùng hoạt động của “Cách Mạng” trước 75. Lúc mới “nhập môn” giữa vùng rừng núi này, mỗi lần đi ra ngoài “học tập lao động để sau này trở về không còn bóc lột như thời Mỹ Ngụy nữa, mà biết tự mình làm ra của cải vật chất hầu nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội”, hắn nơm nớp sợ đồng bào địa phương có tiếng là dân Cách Mạng, sẽ trả thù (thù gì thì hắn không biết), nếu họ bắt gặp và nhận ra hắn là “ngụy quân.”

Một hôm, trên đường đi “lao động là vinh quang” ngang qua khu chợ, có mấy người dân chạy theo đoàn tù binh. Hắn lo lo; đang lúc chuẩn bị tinh thần chịu trận “nhân dân trả thù” thì có người dí vào túi áo hắn gói thuốc lá Sông Cầu. Đó là một nhân dân hoàn toàn xa lạ. Hắn sững sờ, chưa kịp nói lời cảm ơn thì người đàn bà ân nhân đã lách vội vào đám đông như tìm đường chạy trốn. Từ đó về sau, nhiều người trong đám tù và hắn lâu lâu lại được “nhân dân trả thù” như thế - khi cục đường mía, lúc miếng kẹo lạc.

Lại một hôm, đám tù được thả lỏng phân tán mạnh ai nấy tự đi tìm... cỏ tranh để cắt (về lợp nhà). Hắn được một phụ nữ quần áo vá đùm vá đụp mặt hốc hác, chạy đến trước mặt, mắt dáo dác ngó trước ngó sau một vòng rồi dí vào tay cho cái bánh ú làm bằng bột củ sắn mì với nhân hột mít. Chị ta nói,” Anh ăn cho đỡ đói. Bây giờ chúng tôi mới hiểu ra... và thương các anh quá”.

Không thấy “nhân dân trả thù” mà chỉ gặp nhân dân “thương các anh quá”, nhưng Cách Mạng vẫn nhất quyết tiếp tục “bảo vệ tính mạng cho Ngụy quân ngụy quyền, những kẻ có tội với nhân dân mà lấy hết trúc Trường Sơn làm bút, lấy sạch nước Biển Đồng làm mực cũng tả không xiết”. Tháng lại tháng. Năm qua năm. Đêm đêm nằm nêm cối đến ngộp thở trong những dãy nhà được bao bọc bởi nhiều lớp kẽm gai xen kẽ lớp xương rồng rồi lớp mìn bẫy, lớp hầm chông. Ngày ngày đi ra ngoài làm đủ thứ công việc của người tù khổ sai.

Khi đi lẫn lúc về, đoàn tù binh phải dừng lại nơi cổng ra vào để lính gác đếm. Đi, đếm rất mau; về, vừa đếm vừa khám xét khắp người tù xem có lận theo trong túi áo thắt lưng con cóc con nhái, con rắn con rít, hay cọng rau nạm cỏ (như cỏ sam heo ăn được là tù ăn được)... gọi chung là những thứ “cải thiện linh tinh” bị cấm ngặt, nên trong khi chờ đợi, cứ phải ứa gan với cái bảng đỏ to tổ chảng trước mặt treo vắt ngang giữa hai cái lô cốt chằm chằm hai bên cửa ra vào, có hàng chữ màu vàng khè “KHÔNG CÓ GÌ QUÍ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” phía trên hàng chữ “TRẠI CẢI TẠO A30” . Mỗi lần như thế, hắn lại hình dung ra cảnh tú bà cho treo trước cửa nhà chứa của mụ, cái băng trắng chữ đỏ “Chữ Trinh đáng giá ngàn vàng”.

“Ngày như lá tháng như mây”, chỉ là với thế giới bên ngoài. Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại. Hắn thường bày tỏ rằng, nhờ Ơn Trên phù hộ hắn mới qua khỏi hơn 2500 cái "thiên thu tại ngoại”, để có ngày được “Cách mạng khoan hồng” cấp cho tờ “Giấy Ra trại”. Trên đường về với gia đình tận vùng Cao Nguyên, hắn phải ghé lại Nha Trang để chờ mua vé xe cho chặng đường cuối. Hắn đi lang thang để nhìn lại cảnh cũ người xưa nơi thành phố mà hắn đã qua nhiều thời kỳ gắn bó. Thuở nhỏ “du học”; lớn đi thi Tú Tài; mấy tháng học Không Trợ tại Trường Không Quân, và những lần “quá cảnh” trên đường đi đi về. Người thiếu nữ đầu tiên đi qua đời hắn cũng từ bãi thùy dương cát trắng này. Nha Trang đã là một phần đời hắn.

Hắn đi ngang quầy bán thuốc lá lẻ bên lề đường Nguyễn Hoàng. Bỗng dưng hắn nhớ và thèm một điếu thuốc CAPSTAN ngày nào. Sau khi tính nhẩm và chắc chắn số tiền Trại cải tạo cấp cho theo tiêu chuẩn nhà nước làm “của ăn đi đường” còn đủ để mua được hai điếu thuốc lá Song Long (hắn biết giá thuốc vì Trại thỉnh thoảng có mua giùm cho những ai có tiền cần mua), hắn mạnh bạo tiến đến phía quầy bán thuốc. Đã gần bảy năm, nay hắn mới được thấy lại nụ cười chào khách của những người bán thuốc lá bên đường mà trước kia hắn thường gặp. Hắn hân hoan như vừa tìm lại được một điều gì quý hóa đã mất từ lâu lắm. Nhưng bỗng dưng hắn chưng hửng khi thấy mặt cô gái bỗng nhiên tối sầm lại và tỏ vẻ dửng dưng với khách. Hắn ngạc nhiên trước thái độ thay đổi đột ngột của cô gái. Hắn kiểm điểm lại mình, và đinh ninh mình không hề có cử chỉ khiếm nhã nào hay nói năng gì khác ngoài lời hỏi mua thuốc lá. Hắn sực nhớ lúc nãy cô gái có liếc mắt xuống đôi chân hắn. Hắn chợt thoáng “lý đoán” ra nguyên nhân. Nhìn thẳng vào mặt cô bán thuốc, với vẻ nghiêm trang, hắn nói:

“Anh vừa từ trại Cải tạo ra, đang trên đường về, nên đành phải mang đôi dép này”. Khi hắn vừa mới nói đến “Anh vừa từ trại cải tạo ra”, cặp mắt cô gái sáng lên và đôi má cô ửng hồng, nhếch lên để lộ ra cái lúm đồng tiền. Hình như cô muốn nói điều gì mà không cất lên được. Cô luống cuống lấy trong hộc ra gói thuốc Hoa Mai còn nguyên rồi bằng hai tay đưa lên sát ngực hắn, với ánh mắt thương cảm trìu mến:

“Anh cầm lấy, em biếu anh. Rất tiếc bây giờ không còn thuốc trước 75”.

Hắn đã bỏ hút thuốc từ lâu, nhưng vẫn nhớ mãi gói thuốc của ba mươi năm về trước. Mỗi tháng Tư về, hắn lại càng thấy món nợ hắn mắc mỗi to hơn.

Không phải nợ gói thuốc lá cô gái biếu. Nhưng là nợ chính cuộc đời cô mà hắn đã không bảo vệ được. Để ít ra cô khỏi phải nhìn thấy những Đôi Dép Tháng Tư đưa dân Nam đến cảnh bần cùng khốn nạn.

Ba lần đổi tiền

Hà Minh Thảo
Theo RFA-2015-04-24
000_ARP4090005.jpg
Đường phố Sài Gòn ngày 13 tháng 5 năm 1975.-AFP photo

Từ ngày 30.04.1975, khi cầm tờ giấy bạc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, người dân Sài gòn, một Thủ đô từng có mỹ danh Hòn ngọc Viễn đông, mang một nỗi buồn mất mát : Đồng tiền Việt Nam Cộng hòa sẽ đi vào dĩ vãng… Việc ‘đổi tiền’ bị đảng Cộng sản đưa vào ngữ vựng ‘cách mạng’ khủng bố người dân Việt như một nỗi kinh hoàng vì đây là một vụ cướp bằng luật do nhà nước ban hành.

Đổi tiền ngày 22.9.1975

Ngày 20.09.1975, bỗng nhiên có tin từ Ban Điều hành ngân hàng Đại Á cho nhân viên biết là không nên về sớm (lúc đó, tại ngân hàng thương mại, chúng tôi không còn bao nhiêu việc để làm) hầu chờ lệnh Ngân hàng Quốc gia… Quá 12 giờ, các nhân viên kế toán được yêu cầu có mặt tại chi nhánh Việt Nam Thương tín Đa kao lúc 12 giờ hôm 21.09.1975 để đi nhận việc mới. Nhận việc ngày Chúa nhật là một điều lạ ? Nhưng chúng tôi tự vấn an nhau ‘Thời cách mạng mà!’.

Đúng giờ định, chúng tôi có mặt đầy đủ nhưng chỉ gặp nhân viên bảo vệ chi nhánh. Ông cho biết chỉ nhận lịnh đón chúng tôi vào chờ mà thôi… Chờ mãi đến gần 15 giờ, đề tài để trò chuyện cũng đã cạn, chúng tôi kéo nhau đi ăn ‘bánh cuốn Tây Hồ’… Từ khoảng 17 giờ, có thể người dân ngửi được mùi ‘biến cố tiền tệ’ sắp bùng nổ : người ta ăn uống tới tấp, nhiều người sẵn sàng trả giá để mua hàng với giá cao khó tưởng tượng. Tiếp theo, đài phát thanh yêu cầu người dân phải về nhà trước 23 giờ để đợi thông báo quan trọng. Lúc 2 giờ ngày 22.09.1975, đài loan tin về quy định đổi tiền và kéo dài thời gian giới nghiêm đến 11 giờ sáng. Thời gian đổi tiền sẽ bắt đầu vào lúc 11 cho đến 23 giờ cùng ngày, tức chỉ có 12 giờ đồng hồ để hoàn thành việc thu và đổi tiền. Thể thức :

- Hối suất : 500 đồng Việt Nam Cộng hòa = 1 đồng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam;

- Mỗi gia đình chỉ được đổi 100.000 đồng cũ ra thành 200 đồng mới để tiêu dùng thường nhật. Phần còn lại, Nhà nước giữ lại…

Lúc 6 giờ ngày Đổi tiền, chiến dịch bắt đầu : một xe nhà binh GMC đến đón chúng tôi có ‘đồng chí’ Phường ủy Phường Trần Quang Khải, Quận nhất, đi kèm. Nói chuyện với chúng tôi, ông kể lể công thống nhất đất nước của Đảng và hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho toàn dân. Thấy tôi mỉm cười, ông đưa ‘thẻ vàng’ cảnh cáo : không tin Đảng.

Sau đó, nhóm ‘ngân hàng’ chúng tôi bị chia mỗi người đến một Bàn (đơn vị phụ trách Đổi tiền) để nhận nhiệm vụ Kế toán. Bàn, nơi tôi đến đặt tại một nhà mà chủ đã vượt biên ở đường Nguyễn Văn Thạch. Sau đó, một đồng chí mặc kaki, mang dép râu với nón cối tới và tự giới thiệu là y sĩ bộ đội, Bàn trưởng. Tiếp đến, hai công chức Ngân khố để làm Thủ quỹ : một tiền cũ và một tiền mới. Bàn trưởng, tính tình hiền hậu, mở lời nhờ chúng tôi giúp anh hoàn thành công tác và, vì anh không rõ qui định về Tờ khai gia đình ở Sài gòn thế nào, nên nhờ chúng tôi xem dùm. Anh ‘cử’ tôi làm Thư ký giữ và phát đơn.

Cuối cùng, những ấn phẩm và tiền mới có những trị giá khác nhau cũng được chở tới. Đúng 11 giờ, Bàn Đổi tiền mở cửa tiếp các khách hàng ‘miễn cưỡng’, tôi cảm thấy bị cưỡng bách phải nhận Tờ khai gia đình, xem, trả lại kèm hai mẫu đơn và xin nộp lại khi đã khai xong với số tiền mặt cũ.

Trong số những đồng bào đến đây, tôi tiếp Giáo sư H.T.S, Thầy cũ đã dạy ở Đại học Luật khoa Sàigòn. Ông giải thích nhà ông ở Làng Đại học bị ‘lấy’ và đưa Tờ khai gia đình cho tôi. Không thể để người bị ‘cướp’ bị đến hai lần, tôi nhận văn kiện và nói : ‘Thầy để tôi lo.’ Bao nhiêu đó đủ để nhận biết nhau. Tôi trả hồ sơ cho ông và nói đủ lớn để Bàn trưởng nghe : « Tờ khai gia đình của Thầy có ghi ‘Tạm trú’. Như vậy ‘được rồi và sau khi khai xong, Thầy sớm nộp lại. Chào Thầy ». Cười và bắt tay nhau. Trong số khách đó, có những người đến xin đơn về khai và, sau khi, nghe theo bàn tán thế nào, trở lại xin đơn khác… Thôi thì tiền của người ta (họ không phải là kẻ ‘chấp hữu vô căn’… mà chỉ là nạn nhân chế độ) nên tôi cứ để cho chủ gia đình tự quyết định theo ý.

Khi đồng bào trở lại nộp đơn, tôi đọc xét và ghi sổ kế toán, tiền cũ được Thủ quỹ tiền cũ nhận, đếm đúng với số khai, cắt góc tờ giấy bạc và lưu lại. Sau đó, Thủ quỹ tiền mới giao những tờ giấy bạc mới cho khách và Bàn trưởng ký chung cuộc và trao một bản đơn cho đương sự. Bản kia trao cho tôi để lưu. Xong cho một gia đình. Có vài gia đình thắc mắc, vì nghe các du kích dạy bảo ‘cộng sản sẽ san bằng giàu nghèo’, sao không được lãnh 200 đồng tiền mới như nhà trước. Tôi chỉ trả lời : không có chỉ thị. Thật nghèo mà tin cộng sản !

Các lãnh đạo cao cấp, tại Hà nội, hình như đã không thể thẩm lượng số tiền đang lưu hành tại Việt Nam Cộng hòa cũ, nơi nền kinh tế phồn thịnh hơn Miền Bắc cộng sản nhiều vì, sau ngày 30.04.1975, hàng loạt hàng hóa và vàng bạc từ Sài gòn đã được chở về Hà Nội, kể cả 16 tấn vàng mà ‘người cộng sản’ phao tin ông Nguyễn Văn Thiệu đã chở đi khỏi nước. Cuộc đổi tiền đã kéo dài ba ngày và chỉ mới thanh toán cho mỗi gia đình 200 đồng tiền mới mà thôi.

Xin ghi thêm những điều biết được khi đọc Việt Báo ngày 04.10.2006.

« Ngay sau khi Cộng quân tiến chiếm Sài gòn trưa ngày 30.04.1975, Ban Quân quản các ngân hàng đã tiếp thu Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và các ngân hàng khác ‘với tiền, vàng còn nguyên vẹn là một chuyện ngoạn mục. Việc xử lý sau đó còn ngoạn mục hơn Ừ. Đó là lời ông Lữ Minh Châu, Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài gòn – Gia định, người tổ chức tiếp quản toàn bộ tiền, vàng của chế độ cũ. Ngoài ra, ông Châu còn xác nhận : Về … 16 tấn vàng vẫn còn nguyên vẹn trong kho của ngân hàng Ừ. Về tiền, ông cho biết : « Toàn bộ tiền và vàng dự trữ trong ngân hàng chúng ta tiếp quản nguyên vẹn cùng với đầy đủ hồ sơ sổ sách. Theo thống kê thì khối lượng tiền trong lưu thông thời điểm đó là 615 tỉ, gồm tiền mặt trong lưu thông 440 tỉ, còn lại nằm trong tài khoản tiền gửi.

Sau khi tiếp quản, tài sản thuộc Ngân hàng Quốc gia được bàn giao toàn bộ cho Ngân hàng Trung ương Chính phủ Cách mạng lâm thời, mang tên Ngân hàng quốc gia miền Nam, do ông Trần Dương làm Thống đốc ». Theo Wikipedia, khi kiểm kê tiếp thu, trong kho hầm sắt Ngân hàng Quốc gia Việt Nam có 1.234 thoi vàng và một số tiền cổ bằng vàng, tức hơn 16 tấn. Đó là tài sản quý kim và tiền tệ của nước Việt Nam Cộng hoà. Sau đó, đến phiên tiền tệ của người dân được cướp đi bởi các cuộc Đổi tiền.

Tuy nhiên, khi ông cho biết ‘Trong kho dự trữ còn có 125 tỉ tiền in theo kiểu mới chưa phát hành, riêng số giấy bạc này được lệnh phải thiêu hủy, vì đó là số giấy bạc mà chính quyền Sài Gòn chuẩn bị để đổi tiền’. Từ ‘đổi tiền’ mà ông nói ở đây không cùng nghĩa vì đó là những tờ giấy bạc có mệnh giá lớn được in chờ ngày phát hành. Ngày phát hành được cơ quan thẫm quyền loan báo trước và, đến ngày đó, Viện phát hành giao lượng giấy bạc này cho các ngân hàng hay những ngân khố để chi trả cho người thụ hưởng hợp pháp đúng định giá. Đồng thời, Viện này cũng có thể chỉ định thu hồi các loại tiền khác để tiêu hủy.

Ngày 25.09.1975, nhân viên tất cả các Bàn đổi tiền được tập họp về vũ trường Maxime cũ để tổng kết. Nhân dịp này, Bí thư Thành ủy khen chiến dịch ‘Đổi tiền’ đã đạt thành quả tốt đẹp hơn cả chiến dịch Hồ Chí Minh (chiếm Miền Nam) vì khi thảo luận chiến dịch này, Bộ Chính trị nắm vững quân số và phương tiện, nhưng khi ‘Đổi Tiền’ thì họ không có đủ số nhân sự động viên cũng như số lượng tiền cũ và công việc. Sau đó, tôi đã làm công tác thống kê.

Các vị ‘đỉnh cao trí tuệ’ muốn có những số liệu tiền mặt của những gia đình mà gia trưởng là các sĩ quan hay công chức đang ‘đi cải tạo’, nhưng khi lập bảng Thống kê, vì các ông đang vắng mặt, các bà đã đứng đơn xin đổi tiền và chỉ ghi nghề nghiệp mình đang làm hay nội trợ. Nhờ đó, tôi cảm thấy nhẹ nhàng…  Sau đó, theo Wikipedia, từ đầu năm 1976, các gia đình có tiền đổi được phép rút 30 đồng mới mỗi tháng, nhưng đến tháng 12/1976 thì trương mục được khóa lại.

Đổi tiền ngày 03/5/1978

Sau khi thống nhất Việt Nam năm 1976, đảng Lao động Việt quyết định xã hội chủ nghĩa hóa nền kinh tế thị trường, theo nghị quyết khóa III, xóa bỏ tư sản thương mại và dân tộc, xây dựng hợp tác xã,… Kỳ Đổi tiền 1978 được quyết định bởi Thủ tướng bởi sắc lệnh số 88 CP ngày 25.04.1978 và khai triển ngày 03.05.1978. Theo đó tiền tệ hiện lưu hành tại hai miền Nam Bắc hết giá trị giao hoán và những ai đang sở hữu tiền cũ này phải đem đổi lấy tiền mới.

Dân thị thành được đổi tối đa:

- 100 đồng cho mỗi hộ 1 người;

- 200 đồng cho mỗi hộ 2 người;

- Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 50 đồng/người;

- Tối đa cho mọi hộ thành phố bất kể số người là 500 đồng.

Dân quê được phép đổi theo ngạch sau:

- 100 đồng cho mỗi hộ 2 người ;

- Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 30 đồng/người;

- Tối đa cho mọi hộ dưới quê bất kể số người là 300 đồng.

Số tiền đang có trên mức tối đa phải khai nộp và ký thác vào ngân hàng. Khi cần dùng có lý do chính đáng thì tiền đó có thể rút ra. Một điều buộc nữa là trương chủ phải chứng minh số tiền này là tiền kiếm được bằng sức lao động chân chính.

Đang làm việc tại Phòng Tiền tệ Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, tôi tham gia Kiểm tra Tồn quỹ các cơ quan nhà nước tại Thành phố, đặt tại lầu 10 Ngân hàng Thành phố. Tổ (đơn vị kiểm tra) gồm một Tổ trưởng (tại Tổ chúng tôi: một lãnh đạo Ngân hàng Kiến thiết, vui tính và biết điều), một công an cấp tá giáo điều và chúng tôi hai kế toán.

Cơ quan đầu tiên mà Tổ kiểm tra tiếp là Trường đại học Y khoa. Sổ sách kế toán và tồn quỹ phù hợp qui định Ngân hàng Thành phố, nhưng hơi cao. Lý do mà mọi người điều biết : Tiền mặt không được giữ tại cơ quan quá định mức, nhưng khi cần thì Ngân hàng không có đủ để cung ứng. Sau đó, khi làm việc với một đơn vị quân báo và tìm thấy những số tiền mặt được dùng để chi trả cho việc may quân phục đen. Tổ trưởng đặt câu hỏi và được trả lời là để giả lính Khmer đỏ và xâm nhập và Cam bốt. Lúc đó, Khmer đỏ thỉnh thoảng tấn công Việt Nam và giết người Việt và Việt Nam chuẩn bị đánh vào Cam bốt năm 1979.

Cơ quan mà việc kiểm tra kéo dài và khó khăn nhứt là Trường Đảng, đặt tại Trường Bộ binh Thủ đức cũ. Khi tiến hành kiểm tra, vài thành viên Trường Đảng đã đưa cao tay cho thấy họ có súng…

Sau một ngày làm việc không kết quả, hôm sau, trước khi bắt đầu, Trưởng đoàn cho biết : tối hôm qua, Đảng ủy Trường đã họp và quyết định nói thật…

Khi kiểm tra sổ kế toán, tôi thấy ngay có nhiều trang không có số cộng từ trên xuống không có, nhưng có số mang sang trang sau. Tôi hỏi tại sao như vậy ? Trong khi một cô kế toán ‘sếp’ đang cố gắng giải thích thì cô kế toán kia nhỏ nhẹ ‘ba em đi học tập’ khiến tôi nghĩ đến tình chiến hữu (dù là quân nhân, cảnh sát hay công chức cũng phụng sự Tổ Quốc  Việt Nam Cộng hòa). Do đó, tôi khuyên hai cô phải làm thế nào để đúng, nhưng rồi xếp sổ lại. Cơ quan ‘Khám Chí hoà’ cũng có những vi phạm, nên giờ cơm trưa, Tổ trưởng và Trung tá công an được mời về ăn. Buổi chiều, sau khi làm Biên bản kiểm tra tồn quỹ, trong khi tôi đánh máy năm bản, Trưởng đoàn nhà tù mời các thành viên Tổ uống bia. Tôi từ chối. Mang bia đến, nhưng không có ly, nên phải đến nhà bếp mượn để uống khiến thành viên các Tổ khác biết. Rồi vì ghen ghét không được uống bia, nên họ đã họp toàn thể các Tổ để tố quê nhau…

Đổi tiền ngày 14.9.1985

Ngày 12-9-1985, báo Tuổi Trẻ đăng tại trang nhất: ‘Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương’và đã viết: ‘Với sự tăng cường hiệu lực của bộ máy chuyên chính vô sản mọi hậu quả tin đồn phải được thanh toán triệt để’. Thế rồi, sáng 14.09.1985, hệ thống loa phóng thanh đường phố loan tin Đổi Tiền. Đó là sự khác biệt giữa biện pháp do cộng sản chủ trương và những sự Đổi Tiền ở những nước dân chủ mà chúng ta đã xem khi bắt đầu bài này. Trước cướp đó, Phan Văn Khải, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Khải viết báo biện luận ‘Đổi tiền là vì lợi ích của nhân dân lao động’.

Vì đang hành nghề cho doanh nghiệp tư nhân, nên tôi không bị buộc phải tham gia Đổi tiền lần này.

Người dân Văn Giang kỷ niệm 3 năm bị cưỡng chế bằng vũ lực

RFA 24.04.2015
1336544031.4874.jpg
Người dân Văn Giang bị cưỡng chế hôm 24/4/2012-Files photo

Người dân ba xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm nay kỷ niệm ba năm sau ngày xảy ra cuộc cưỡng chế bằng vũ lực mà ngay cả hai nhà báo của Đài Tiếng Nói Việt Nam đến đưa tin cũng bị hành hung.

Một phụ nữ tại Văn Giang có chồng bị bắn vào tháng giêng năm ngoái do giữ đất cho biết hiện thêm nhiều người dân tại ba xã vừa nêu đã bị buộc phải nhận tiền đền bù, số còn lại ít ỏi không chịu nhận vẫn tiếp tục đi khiếu kiện đến các cơ quan trung ương ở Hà Nội, nhưng kết quả vẫn chưa được giải quyết:

Bây giờ người ta cưỡng chế hết rồi, người ta phải nhận tiền hết rồi. Số ít chưa nhận tiền vẫn phải đi.

Một nhà hoạt động tại khu vực miền Bắc, nhà báo Tô Oanh, ông này từng sang Hoa Kỳ trình bày về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam, hôm nay theo lời mời của người dân mất đất Văn Giang về địa phương nhân ba năm cuộc cưỡng chế ngày 24 tháng 4 năm 2012, bị tấn công. Ông nói:

Hôm nay là 3 năm ngày cưỡng chế đất dân Văn Giang, tôi thấy có thông báo nên xuống đó để thăm bà con. Nhưng chưa đến đường rẽ vào thôn, còn cách mấy chục mét nữa thôi, tôi thấy một thanh niên còn trẻ, đầu cắt tóc ngắn nên tránh ra và anh ta phóng xe vào xe tôi. Đụng vào làm ngã tôi thì anh ta phóng xe bỏ chạy. Bà bán ổi ở đó nói thanh niên đó ở đâu chứ không phải dân địa phương. Tôi bị trượt từ trên đê bê tông xuống nên áo quần bị rách, tôi không thể tiếp tục vào thôn và phải về. Những chỗ bị thương ở khủy tay, khủy chân nên khó cầm máu. Về nhà thì không còn đau nữa. Xe chỉ bị hư tay phanh thôi.

Cán bộ xã bị phát hiện trộm tiền đồng nghiệp

TRÚC LINH24/04/15 16:37
(GDVN) - Số tiền tương đối lớn, nhưng lãnh đạo xã ém thông tin để xử lý nội bộ, đang gây bức xúc đối với nhiều cán bộ đơn vị và bức xúc trong dư luận.

Cán bộ xã bị phát hiện trộm tiền đồng nghiệp

Trụ sở xã Tân Bằng, nơi xảy ra vụ việc gây xôn xao dư luận. Ảnh Trúc Linh
Tiếp xúc với phóng viên vào sáng ngày 24/4, một lãnh đạo xã Tân Bằng, huyện Thới Bình (Cà Mau) xác nhận có việc một cán bộ đang công tác tại xã này bị phát hiện “ăn cắp” tiền nhưng không thể cung cấp thông tin vì “chúng tôi đã xử lý nội bộ”.
Theo nguồn tin riêng của phóng viên, vào ngày 16/4, khi vừa đi công việc về tới phòng làm việc, một nữ cán bộ xã Tân Bằng phát hiện trong ví của mình “không cánh mà bay” nên mới báo vụ việc cho lãnh đạo đơn vị.
Tuy không tin lời của nữ cán bộ nói trên, nhưng lãnh đạo xã cũng đề nghị không ai được rời vị để khám xét. Theo đó, nhiều cán bộ ở xã phải bất ngờ khi phát hiện số tiền bị mất trộm nằm trong quần lót của ông Từ Quốc Tuấn – Cán bộ Thương binh – Xã hội của xã.
Theo nguồn tin trên, khi làm việc với công an và lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã này, ông Tuấn đã thừa nhận hành vi trộm cắp của mình.
Tuy nhiên, để giữ lấy danh dự và để “bảo vệ” cán bộ, lãnh đạo xã đã không cho tiết lộ thông tin trên ra ngoài, cũng không báo đến cơ quan chức năng mà chỉ “xử lý nội bộ”.
“Tôi không biết số tiền ông Tuấn đánh cắp là bao nhiêu, nhưng được biết trước khi mất tiền, trong ví của nữ cán bộ ấy có trên 10 triệu đồng”, một cán bộ tiết lộ.

Ngày tàn cuộc chiến tại Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ và Việt Nam

Nguyễn Tường Tâm (Danlambao) - Chiến tranh đi cùng với lịch sử nhân loại. Nhưng khi kết thúc cuộc chiến, sự đối xử của kẻ chiến thắng với người chiến bại thường khác nhau và thể hiện trình độ văn minh, văn hóa của kẻ chiến thắng. Cuộc nội chiến Nam-Bắc Việt Nam kết thúc đã 40 năm, nhiều biện pháp của người miền Bắc chiến thắng áp dụng đối với người miền Nam chiến bại đã và đang được thực hiện. So sánh các biện pháp hành xử của người Miền Bắc chiến thắng với cách hành xử của kẻ chiến thắng trong Thế chiến thứ I tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng như trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ (U.S Civil War) sẽ giúp người Việt Nam nhận biết về trình độ văn minh, văn hóa của một thành phần dân tộc mình.

Hè 2014, khi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, tôi tò mò viếng thăm khu vực các nghĩa trang. Lúc đầu tôi không hiểu ở đó có gì hấp dẫn mà họ đưa du khách đến. Tôi được xe đưa tới vùng bán đảo Gallipoli có vài nghĩa trang rất "hoành tráng". Nghĩa trang được chăm sóc đẹp đẽ và sạch. Mầu vôi còn mới. Các nghĩa trang nằm sát bờ biển. Sâu phía trong là những ngọn núi cao. 

(Tác giả và các du khách đứng trong khu nghĩa trang)

Hướng dẫn viên thuyết trình về các trận chiến khốc liệt diễn ra vào năm 1915 của thế chiến thứ I. Các trận tấn công từ biển của liên quân Anh, Úc, và Tân Tây Lan đụng phải sự chống trả quyết liệt của đế quốc Ottoman Empire (sau này là nước Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ) với sự hỗ trợ của Đức. Đến khi nghe hướng dẫn viên giới thiệu các nghĩa trang này tưởng niệm và vinh danh, tôi xin nhấn mạnh: VINH DANH (IN HONOUR OF...), hàng ngàn binh sĩ Úc, Tân Tây Lan hy sinh trong khi tấn công Thổ Nhĩ Kỳ, tôi hoàn toàn sửng sốt. Tại sao người Thổ Nhĩ Kỳ lại xây những nghĩa trang "hoành tráng" như thế để tưởng niệm và VINH DANH, địch quân của họ? Từ đó tôi đi tới từng tượng đài, từng ngôi mộ, đọc từng bảng tưởng niệm.

(Tác giả đứng trước đài VINH DANH các quân nhân thuộc 
Lực Lượng Viễn Chinh của Tân Tây Lan hy sinh ngày 8-8-1915)

Tuy không kéo dài như cuộc nội chiến Nam Bắc Việt Nam 1954-1975, nhưng những trận đánh giữa liên quân Anh, Úc, Tân Tây Lan và quân Thổ Nhĩ Kỳ trên giải đất Gallipoli của Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất là đẫm máu. Chỉ trong 5 tiếng đồng hồ của ngày 19-5-1915, quân Thổ thiệt hại hơn 4000 quân nhân. Tuy vậy, khi tường thuật chiến trận, lời lẽ của quân Thổ Nhĩ Kỳ rất trung dung (neutral); không thóa mạ mà trái lại tỏ ra rất kính trọng đối phương. Hình dưới đây chụp bảng tưởng niệm ghi: VÙNG JOHNSTON'S JOLLY

"Phần phía tây của cao nguyên cao 124 mét này... chạy gần tới bờ biển. Vùng này được đặt theo tên của Trung tá George Jameson Johnston, tư lệnh lữ đoàn 2 pháo binh Úc, trực thuộc liên quân ANZACS.

Các đơn vị thuộc ANZAC đổ bộ tại Ariburnu đã tiến dễ dàng về những ngọn đồi không được phòng thủ này trong 4, 5 tiếng đồng hồ cho tới khi trung đoàn 27 Thổ Nhĩ Kỳ phản công vào lúc 8 giờ sáng ngày 25-4-1915.

...Trong màn giao chiến đầu tiên, phòng tuyến của quân Thổ thành lập tại vùng đất này.... đã tiến tới cách giao thông hào của ANZAC chỉ khoảng từ 40 tới 70 mét.... Hai phòng tuyến giao thông hào của hai bên không thay đổi nhiều cho tới khi chiến dịch kết thúc.


Hai phòng tuyến giao thông hào không thay đổi như quí vị (du khách, N.T.Tâm) thấy giao thông hào của ANZAC ở phía trái con đường và giao thông hào của quân Thổ cách khoảng 30; 40 mét ở bên phải chỗ quí khách đang đứng bây giờ.

...Trong cuộc tổng tấn công của quân Thổ kéo dài 4, 5 tiếng đồng hồ ngày 19-5-1915, Sư đoàn 2 của quân Thổ... thiệt hại nặng nề do cuộc tấn công anh dũng của họ. Sư đoàn 2 đã thiệt hại 4,267 binh sĩ trong đó tử thương 1,479 và bị thương 2,788.

Trong thời gian hưu chiến ngày 24-5, hầu hết các quân nhân tử thương của Sư đoàn 2 của quân Thổ được chôn cất gần nơi họ đã ngã xuống, trên mảnh đất này, chính xác là nơi quí vị đang đứng."

Hình dưới đây chụp tấm bia đá kỷ niệm ghi:

"Vị trí chủ chốt này, được bảo vệ mạnh mẽ bởi cả hai phía đối địch, đã chứng kiến những cuộc tấn công liên tiếp xuyên đôi bờ hẹp. Những phòng tuyến của liên quân Úc và Tân Tây Lan (ANZAC) nằm ở gần khu nghĩa trang. Phòng tuyến của Thổ Nhĩ Kỳ xuất phát từ gần tấm bia đá đen tưởng niệm ở bên phải quí khách và chạy lên tới đỉnh đồi. Một cuộc tấn công dũng cảm nhưng thất bại của quân Úc được thực hiện vào ngày 7-8-1915 khi hơn 300 quân nhân hy sinh trên khu vực ngay trước mặt quí khách."


Dĩ nhiên những quân nhân thuộc liên quân Úc và Tân Tây Lan hy sinh thì không kịp chôn cất đàng hoàng. Nhưng khi hòa bình lập lại, nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt những bia tưởng niệm tại những nơi mà các cựu thù đã hy sinh. hình dưới đây chụp tấm bia đá tưởng niệm ghi:

"Nơi đây được nghĩ là đã chôn cất 857 quân nhân thuộc lực lượng khinh kỵ (light horse) số 8 của Úc, hy sinh ngày 7-8-1915, 20 tuổi.

Những anh hùng đã ra đi.
Những linh hồn đã về phương tây."


Ngoài vài tấm bia tưởng niệm ở những ngôi mộ nhỏ như vậy, nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ còn xây một đài tưởng niệm thật "vĩ đại" để tưởng niệm chung các quân nhân Úc và Tân Tây Lan tử trận với danh tánh từng người. Dưới đây là hình chụp phần chân tượng đài ghi danh tánh 3724 quân nhân Úc và Tân Tây Lan hy sinh trong cuộc đổ bộ tại bán đảo Gallipoli. 


Sau khi thăm hết các nghĩa trang tưởng niệm các quân nhân hai bên xung đột trong Thế Chiến Thứ Nhất tại bán đảo Gallipoli, Thổ Nhĩ Kỳ, tôi sửng sốt và buồn khi nghĩ tới cách Bắc quân chiến thắng đối xử với nghĩa trang của Nam Quân chiến bại tại Biên Hòa. Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa của Nam Quân đã bị hủy hoại bằng cách để hoang phế, phá biểu tượng là tác phẩm điêu khắc Thương Tiếc, phá bảng đề và cấm thăm viếng. Mãi hơn 15 năm sau, vì muốn dụ dỗ để kiếm tiền của những người chiến bại năm xưa đang sinh sống, làm ăn phát đạt tại hải ngoại, Cộng Sản mới cho phép người dân miền Nam tới thăm viếng và chăm sóc các ngôi mộ của thân nhân họ tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Nhưng các biện pháp cho tới nay vẫn còn rất nhiều hạn chế và tên gọi nghĩa trang cũng bắt buộc thay đổi. Theo hình chụp dưới đây thì nghĩa trang đã bị đổi tên thành "Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An"; và ai muốn vào thăm viếng, chăm sóc, đều phải xin phép.


Cảnh hoang phế của Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa hiện nay đã được tác giả Ngân Sơn ghi nhận qua ống kính và cảm đề mấy câu thơ sau: 

Bảng lảng chiều hôm cảnh nghĩa trang
Mộ bia lớp lớp ngả nghiêng hàng
Hình xưa hoang phế cùng cây cỏ
Đài cũ điêu tàn vắng khói nhang
Ngân Sơn (HNPĐ )



Để biết sự đối xử của Bắc Quân đối với Nghĩa trang của Nam Quân, người đọc có thể theo dõi cuốn phim dài 10 phút về nơi trước kia là "Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa" của Nam Quân được thu hình bởi một du khách Hoa Kỳ năm 1994 trong trang mạng namrom64. Tường thuật của du khách Hoa Kỳ trong đoạn phim trên được lược dịch như sau: "Sau 1975, Nghĩa Trang của Nam Quân đã bị Bắc Quân phá hủy. Khu nghĩa trang bị cấm thăm viếng và gắn một tấm biển nhục mạ Nam Quân có nội dung "Nơi đây các binh sĩ Cộng Hòa bị trừng phạt vì là những tội phạm". Tấm biển này chỉ bị gỡ bỏ vào đầu thập niên 1990 và từ đó khu nghĩa trang mới được cho phép thăm viếng. Khu nghĩa trang bị phủ bởi những bụi cây hoang rậm rạp. Bảng đề Nghĩa Trang Quân Đội đã bị phá bỏ. Mộ bia của Đài Chiến Sĩ Vô Danh đã bị phá bỏ và bị nhục mạ (desecrated)... các ngôi mộ đã bị bỏ hoang và các tấm bia bị phá hủy (defaced). Sau 1990, một số ngôi mộ đã được thân nhân sửa sang, một số đã được thân nhân di chuyển. Năm 1991 nhà chức trách cho xây một ngôi chùa bằng tiền của Người Việt Hải Ngoại, để coi như lòng nhân đạo của nhà chức trách... Vị sư trù trì ngôi chùa trao cho tôi vài nén nhang. Tôi khấn những binh sĩ đã khuất, mặc dù tôi không biết họ. Tôi cũng đã từng là quân nhân và tôi cũng thường khấn nguyện như vậy. Tất cả mọi quân nhân đều đáng được kính trọng. Tôi buồn rằng chính phủ hiện nay đã không kính trọng những quân nhân này. Tôi hy vọng một ngày kia các tử sĩ này sẽ được kính trọng."

Buổi chiều, trở về thành phố nhỏ Gallipoli, tôi lại bàng hoàng lần nữa trước tinh thần nhân hậu của quân dân Thổ Nhĩ Kỳ khi thăm viếng chùm tượng đài tại trung tâm thành phố tưởng niệm các trận đánh hồi Đệ Nhất Thế Chiến. Trung tâm chùm tượng đài là một cụm tượng gồm nhiều tượng được giải thích theo tấm bảng tôi chụp dưới đây. Hình chụp cụm tượng đài. (nhờ ban biên tập xoay lại tấm hình thẳng đứng)


Hình chụp bảng tưởng niệm The Mother of War nói về bức tượng Người Mẹ của Chiến Tranh đang ngồi ủ rũ dưới chân tượng đài (ở bên trái). 


Nội dung tấm bảng ghi, "Người Mẹ của Chiến Tranh

"Người Mẹ của tất cả mọi cuộc chiến tranh cũng được đề cập trong văn bản của Cha Già Dân Tộc (Ataturk, một ngôi vị cao quí nhất được Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ dành cho Mustafa Kemal). Trong cụm tượng đài này (this composition), một người mẹ Thổ Nhĩ Kỳ được dùng làm biểu tượng cho tất cả các bà mẹ. Hình ảnh này biểu tượng một người mẹ cứng cỏi (a strong mother) chịu đựng nỗi đau (pain) với lòng dũng cảm (fortitude) nhưng buồn (sad), cũng đau khổ (grief) nhưng anh hùng. Tượng đài tưởng niệm này cũng biểu tượng cho mong ước của tất cả mọi người rằng "Một Thế giới hòa bình, mọi nhà yên ấm" (Peace in the World, Peace at Home) sẽ được thực hiện như lời của Cha Già Dân Tộc để tất cả những đau khổ này sẽ không bao giờ xảy ra một lần nữa. Đây không phải là đài tưởng niệm sự thù hận (hostility), mà là đài tưởng niệm tình hữu nghị và chúng ta phải học bài học từ kinh nghiệm đó bởi vì bài học đó dạy chúng ta nhiều điều. Chúng ta phải rút ra bài học từ kinh nghiệm đó." 
Giáo sư Tankut Oktem (tháng 7/2007

Hình dưới đây chụp tấm bảng tưởng niệm ghi chú như sau:


"Cha Già Dân Tộc ở Anafartalar

Cạnh của đài tưởng niệm bày tỏ vai trò tích cực của Mustafa Kemal trong các cuộc giao tranh ở Canakkale. Bức tượng có một binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ bế một anh hùng thương binh Úc là một hình ảnh kép (a double figure) trình bày sự kiện các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã xúc động trước cái chết của địch quân. Trong cụm tượng đài tưởng niệm, ngoài một quân nhân Anh, một quân nhân Tân Tây Lan, một quân nhân Úc, và một quân nhân Ấn Độ, còn có nhiều tượng quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ. Những hình tượng này không chỉ làm tăng ý nghĩa tổng quát của tổng thể tượng, mà còn tạo cho chúng một vị trí trong lịch sử vĩnh cửu." Như vậy cụm tượng đài này tưởng niệm các tử sĩ của cả hai phía với người mẹ đau khổ là người mẹ chung được gọi là Người Mẹ của Chiến Tranh. Trái lại, Quân Bắc Việt đã dựng tại Quảng Nam một cụm tượng không lồ mang tên gọi "Mẹ Việt Nam Anh Hùng" nhưng nội dung lại là "mẹ của một đạo quân xâm lăng, ăn cướp."


Sau khi thăm viếng các nghĩa trang và thành phố nhỏ Gallipoli của Thổ Nhĩ Kỳ, tôi kính phục tinh thần mã thượng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và cũng cảm động trước tinh thần nhân hậu của quân dân nước này... Trong ánh chiều tà, ngồi trong quán nước, nhìn ra các tượng đài la liệt bên bờ sông trước mặt, tôi chạnh nghĩ tới các "đồng bào" tôi tới từ phương Bắc xâm chiếm quê hương miền Nam yêu dấu của tôi cách nay đúng 40 năm. 

Phương cách kết thúc cuộc nội chiến Nam-Bắc Hoa Kỳ cách nay đúng 150 năm cũng khiến người Việt Nam suy nghĩ về ngày 30-4-1975. Cuộc nội chiến Hoa Kỳ kéo dài chỉ có 4 năm và kết thúc với sự đầu hàng của Nam Quân. Cuộc thương thuyết đầu hàng chấm dứt cuộc Nam-Bắc Phân Tranh của Hoa Kỳ diễn ra vào ngày mùng 9 tháng 4 năm 1865 tại tòa nhà the McLean House, là ngôi nhà của tướng McLean, một tướng thuộc bên thua cuộc Nam Quân. Đó chỉ là một tòa nhà bằng gạch đỏ ở một ngã tư nhỏ tại miền nam tiểu bang Virginia. Nhưng ngọn gió chiến tranh đã biến tòa nhà này thành một trong những địa điểm quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.


Ngôi nhà McLean House nằm trong khu vực Appomattox Court House. Appomattox Court House là một vùng đất thuộc tiểu bang Virginia. Ngày nay Appomattox Court House là công viên quốc gia Appomattox. Trận chiến xảy ra tại vùng này là một trong những trận đánh cuối cùng của cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ. Chỉ huy bên Thắng Cuộc là tướng Bắc quân Ulysses S. Grant. Chỉ huy bên Nam quân thua cuộc là tướng Robert E. Lee. Vào giờ phút cuối, tại chiến trường Appomattox Court House, Bắc quân có 120,000 quân. Nam quân có 30,000 quân. Bắc quân thiệt hại 260 quân sĩ. Nam quân thiệt hại 440 quân sĩ và 27,000 quân còn lại đầu hàng.

Đạo quân của miền Nam dưới quyền tướng Lee lại có tên khiến người đọc dễ lẫn lộn là Quân đoàn Bắc Virginia (Army of Northern Virginia). Sau chiến dịch 10 tháng tại Petersburg (10-month Battle of Petersburg) tướng Lee không có đường rút tại Appomattox. Sau một ngày và đêm di hành (marching), tướng Lee với Quân đoàn Northern Virginia kiệt sức dừng quân tại ngay phía đông của vùng Appomattox Court House vào ngày mùng 8 tháng 4. Trước đó, vào đêm mùng 7-4, sau những cuộc đụng độ giữa lực lượng hai bên, Tướng Bắc quân Ulysses S. Grant đã gửi cho tướng Lee một thư kêu gọi đầu hàng. Tướng Lee từ chối. Tướng Grant lại gửi tiếp thư nữa kêu gọi đầu hàng để chấm dứt đổ máu. Tướng Lee trả lời trong đó có câu, "Tôi không nghĩ tình hình đã nguy cấp tới độ phải đầu hàng," và ông đề nghị gặp tướng Grant vào 10 giờ sáng tại giới tuyến giữa hai bên vào hôm sau để thương thuyết hòa bình. Để chuẩn bị cho buổi họp đó, tướng Nam quân Lee báo cho bộ tham mưu của ông rằng ông sẽ phớt lờ chuyện đầu hàng và cố gắng ngăn chặn quân kỵ binh của tướng Sheridan thuộc Bắc quân để một bộ phận lực lượng của ông có thể tiến về Lynchburg, với ý nghĩ lực lượng chính của Bắc quân (Union) chỉ có kỵ binh (cavalry). Tuy nhiên, ông yêu cầu bộ tham mưu báo cho ông biết nếu thấy có hiện diện của bộ binh Bắc quân; bởi vì như thế có nghĩa là đối phương đã đông quân hơn và khi đó ông sẽ phải đầu hàng. 

Trong tuần lễ trước đó, tướng Bắc quân Grant đã truy đuổi và bao vây tướng Lee trong chiến dịch Appomattox (Appomattox Campaign). Tướng Lee đã bị bao vây ba mặt bắc, nam và tây. Ở Bắc sông Appomattox tướng George G. Meade với hai quân đoàn VI và II truy đuổi tướng Lee. Trong khi kỵ binh của tướng Philip H. Sheridan đã truy đuổi và bao vây tướng Lee ở hai mặt tây và nam.

Vào sáng sớm mùng 9 tháng 4, quân đoàn của tướng John B. Gordon của Nam quân (Confederate) đã tấn công và ngăn chặn được lực lượng kỵ binh của Bắc quân (Union). Nhưng rồi bộ binh của Bắc quân tới, khiến tướng Gordon không tiến thêm được. Vào khoảng 8:30 sáng, tướng Gordon gửi thư cho tướng Lee cho biết ông cần tướng James Longstreet yểm trợ để tiến thêm.

Ngay khi nhận được thỉnh cầu của thuộc tướng Gordon, và sau khi quan sát chiến trường, tướng Lee nói, "Như thế thì tôi không còn có thể làm gì ngoài việc đi gặp tướng Grant, và tôi thà chết một ngàn lần hơn." (I would rather die a thousand deaths.) 

Sáng ấy, sau khi mặc bộ quân phục đẹp nhất của ông, tướng Lee cưỡi ngựa tới nơi mà ông nghĩ ông và tướng Grant sẽ gặp nhau giữa phòng tuyến hai bên. Tại đây ông nhận được thư của tướng Grant viết vào đêm trước, trong đó tướng Grant từ chối gặp để hòa đàm.

Tướng Lee của Nam quân mau chóng viết hồi âm cho biết nay ông sẵn sàng đầu hàng; và ông tiếp tục cưỡi ngựa đi tới để tìm gặp đối phương. Hãy còn nghe tiếng giao tranh, tướng Lee đã gửi một thư cho thuộc tướng Meade yêu cầu ông này đình chiến ngay dọc theo phòng tuyến. Tướng Meade hồi âm rằng ông không tiếp xúc được với tướng Grant của Bắc quân, nhưng ông sẽ gửi một thông điệp cho tướng Grant đồng thời ông cũng đề nghị tướng Lee gửi một thư nữa cho tướng Grant qua tướng Sheridan (của Bắc quân). Thêm vào đó, tướng Lee cũng bảo thuộc tướng Gordon treo những lá cờ đầu hàng (flags of truce) dọc theo chiến tuyến. 

Tướng Grant của Bắc quân nhận thư đầu hàng của tướng Lee bên Nam quân ngay trước buổi trưa. Ông hồi âm và cho biết chi tiết vị trí của ông đang đóng quân trên đường tiến về vùng Appomattox Court House, và yêu cầu tướng Lee chọn địa điểm gặp gỡ.

Tướng Lee và bộ tham mưu trong lúc đang đi tìm nơi gặp gỡ cho cuộc họp đầu hàng thì gặp tướng Whilmer McLean. Ông này chỉ một tòa nhà trống trơn không có bàn ghế gì cả. Khi nhận thấy tòa nhà đó không thích hợp, tướng Lee đề nghị chọn căn nhà của chính tướng McLean cho cuộc họp. Tướng thắng cuộc Grant tới vùng Appomattox vào khoảng 1:30 chiều và tiến tới tòa nhà của tướng McLean. 

Hình ảnh tướng thắng cuộc Ulysses S. Grant trong bộ chiến phục đầy bùn đất tương phản mạnh mẽ với tướng Robert E. Lee Lee, kẻ chiến bại, trong bộ nhung phục tươm tất. Hai người trao đổi xã giao (chat) một lúc rồi bắt đầu thảo luận và soạn thảo điều kiện đầu hàng. Binh sĩ bên chiến bại của tướng Lee sẽ buông súng. Họ sẽ được tự do trở về quê nhà chứ không bị cầm tù. Tất cả các khí tài của Nam quân thua cuộc sẽ được kiểm kê và giao nạp. Những binh sĩ thua cuộc nào có ngựa, lừa của riêng họ sẽ được mang về quê để trồng trọt, cầy cấy. Tướng Lee cũng yêu cầu bên Bắc quân chiến thắng cung cấp lương thực cho quân sĩ của ông, vì đã nhiều ngày họ không có gì ăn. Những yêu cầu này được tướng Grant, kẻ chiến thắng, đồng ý. Sau khi văn kiện đầu hàng chính thức được hai vị tướng ký, hai vị tướng chia tay. Sau một cuộc chiến lâu dài đẫm máu, văn kiện đầu hàng của Nam quân được mọi người gọi là "Văn kiện thỏa thuận giữa hai người mã thượng" ("The Gentlemen’s Agreement,"), một biểu tượng của cá tính của hai nhân vật vĩ đại (a testament to the character of these two great men.)

Ngay sau khi nghe tiếng súng liên hoan của đoàn quân thắng trận phương Bắc của mình, tướng Grant đã chỉ thị quân sĩ ngừng liên hoan, và ông nói, "Chiến tranh đã kết thúc, quân chống đối lại trở lại là đồng bào của chúng ta, và dấu hiệu hay nhất để bày tỏ vui mừng chiến thắng sẽ là tránh tất cả mọi bày tỏ chiến thắng trên chiến trường (Grant instructed that his troops cease active celebration, saying, "The war is over; the Rebels are our countrymen again, and the best sign of rejoicing after the victory will be to abstain from all demonstrations in the field.") Thái độ này tạo ra một bầu không khí tương tự trong mấy ngày tiếp theo, trong đó có nghi lễ chính thức đầu hàng diễn ra vào ngày 12 tháng 4. Tướng Joshua L. Chamberlain bên thắng trận chịu trách nhiệm đón nhận sự đầu hàng của Nam quân đã chỉ thị cho các sĩ quan thuộc cấp ở vị trí đứng nghiêm (to come to the position of "carry arms,"). Và khi mỗi đơn vị của đoàn Nam quân thất trận tiến tới, thì tiếng quân kèn (a bugle) của Bắc Quân lại vang lên và các sĩ quan thắng trận đứng nghiêm chào. Đoàn Nam quân thất trận chào lại rồi buông vũ khí cùng quân kỳ. Nghi lễ đầu hàng chính thức của hơn 27,800 quân sĩ mất gần trọn một ngày. 

Hoàn toàn trái ngược với tinh thần mã thượng của người Hoa Kỳ, lực lượng miền Bắc Việt Nam vẫn hung hãn tiến quân đòi bắt cho được Tổng Thống và nội các của chính phủ miền Nam mặc dù vị lãnh đạo miền Nam đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. 9 giờ 30 phút sáng 30-4-1975, đài phát thanh Sài Gòn đã phát đi tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh như sau: “Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam…Vì lẽ đó tôi yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ VNCH hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng, vì chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận Lễ bàn giao Chính quyền trong vòng trật tự và tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào…”(*) Ngay sau khi nghe được tuyên bố đầu hàng của Tổng Thống miền Nam, nếu có tinh thần mã thượng và hòa hợp, hòa giải dân tộc, thì đáng lẽ giới lãnh đạo Bắc Quân cũng nên ra lệnh thuộc cấp ngừng tiến công để hai bên thảo luận một lễ đầu hàng trang nghiêm như mọi kết thúc chiến tranh khác trong lịch sử cận đại của nhân loại văn minh. Đằng này giới lãnh đạo Bắc Quân từ miền Bắc đã chỉ thị lực lượng đang chiến đấu tiếp tục tiến công nhằm bắt giữ và hạ nhục giới lãnh đạo bên thua cuộc miền Nam. Bộ Chính trị của Cộng Sản ở miền Bắc đã gửi vào Nam bức điện sau: “Gửi anh Sáu, anh Bảy, anh Tư, / Đồng điện anh Tấn,/Bộ Chính trị và Quân ủy đang họp thì được tin Dương Văn Minh ra lệnh ngừng bắn. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ thị: Các anh ra lệnh cho quân ta tiếp tục tiến công vào Sài Gòn theo kế hoạch; tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước vũ khí toàn bộ quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống cự của chúng. Công bố đặt thành phố Sài Gòn-Gia Định dưới quyền của Ủy Ban Quân Quản do tướng Trần Văn Trà làm chủ tịch. Sẽ có điện tiếp, nhận được điện trả lời ngay. Ba” (Người ký tên Ba tức Lê Duẩn, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản)

Với chủ trương hạ nhục Nam Quân nên khi Đại tá Bùi Tín, đại diện Quân miền Bắc vào tới Dinh Độc Lập gặp Tổng Thống miền Nam và nghe Tổng Thống Miền Nam lịch sự tuyên bố, "chúng tôi chờ quí vị tới từ sáng nay, đặng chuyển giao chính quyền…." thì Đại diện Quân Bắc Việt đã cao ngạo tuyên bố, "tất cả chính quyền các ông không còn nữa qua cuộc tấn công của chúng tôi… cho nên không thể bàn giao cái gì đã không còn nữa…"

Sau đó là toàn bộ nội các chính phủ Miền Nam kể cả Tổng Thống Dương Văn Minh đã bị giam hai ngày trong Dinh Độc Lập. Ngày 2-5, Tướng Trần Văn Trà bên "thắng cuộc" mới về đến Dinh Độc Lập. Ông kể: "Theo chỉ thị của Bộ Chính trị, tôi cho thả tất cả những nhân vật trọng yếu của ngụy quyền mà từ hôm giải phóng Sài Gòn, bộ đội ta đã giam giữ họ tại một phòng ở đây.

Kể từ sau ngày 30-4-1975, hàng loạt những biện pháp man rợ được Bắc Quân áp dụng tại miền Nam. Mở đầu là chiến dịch tịch thu và đốt sách. Sau đó là cướp tài sản của người giầu dưới chiến dịch mang tên "đánh tư sản mại bản." Chiến dịch này được thực hiện nhiều lần sau đó. Kế đó là bắt giam lâu dài toàn bộ giới tinh hoa miền Nam dưới chính sách gọi là "học tập cải tạo." Sau đó là chiến dịch cướp tài sản của toàn bộ nhân dân miền Nam bất kể giầu nghèo qua chiến dịch đổi tiền năm 1975 với $500 đồng Việt Nam Cộng Hòa ăn $1 đồng tiền mới của miền Nam. Tới 1978 lại đổi tiền cả nước một lần nữa nhưng $1 đồng miền Bắc vẫn được bằng giá $1 đồng tiền mới; trong khi $1 đồng tiền sau 1975 của miền Nam chỉ được ăn 80 xu tiền mới mà thôi. Rồi là chiến dịch đuổi hầu hết người dân thành phố lên rừng hoang nước độc không một trợ giúp dưới mỹ từ "đi vùng kinh tế mới" để cướp nhà đất của họ. Bằng chứng của sự ăn cướp này ngày nay dễ thấy khi những căn nhà khang trang ở những vị trí tốt nhất đều do người Miền Bắc vào sau 1975 chiếm ngụ. Kế đó là chiến dịch đuổi con em miền Nam khỏi các trường học từ lớp 10 trở lên đại học dưới chính sách gọi là "cải tạo xã hội chủ nghĩa học đường." Sau đó là tiếp tục những biện pháp trấn áp, làm nhục các gia đình miền Nam bị gọi là gia đình Ngụy trong những buổi họp phường khóm thực hiện hàng đêm. Đấy là chưa kể vợ của không ít người miền Nam bị bắt đi tù cải tạo lâu ngày bị o-ép nhục dục bởi những cán bộ miền Bắc. 

Tình trạng Bắc Quân vào cướp đoạt miền Nam đã được xác minh bởi chính ông Nguyễn văn Trấn viết trong cuốn "Viết cho Mẹ và Quốc hội" - Trong cuốn sách đó ông ấy viết: nhà của người ta lấy, vợ của người ta ngủ v.v…" và theo nhà văn miền Bắc Dương Thu Hương, "tức là một sự chiếm đoạt về mặt tài sản đối với tất cả những người đã chiến bại." Cũng nên biết ông Nguyễn Văn Trấn, còn gọi Bảy Trấn, là một nhà báo, nhà văn, nhà hoạt động cách mạng chống Pháp, cựu Chính Ủy Bộ Tư Lệnh Khu 9, cựu giảng viên trường Nguyễn Ái Quốc, cựu Vụ Phó Ban Tuyên huấn Trung ương. 

Cho tới ngày nay, tuy bề ngoài vì muốn dựa vào Hoa Kỳ và các nước Phương Tây để thoát nghèo đói cũng như để moi tiền của người Việt tị nạn Cộng sản trên khắp thế giới, Cộng sản tung ra chiến dịch hòa hợp hòa giải giả tạo, họ vẫn hàng năm tổ chức rầm rộ ăn mừng cái gọi là "ngày chiến thắng 30-4", nhe những nụ cười man rợ bên những nét mặt uất hận, u sầu của nhân dân miền Nam.



________________________________________

Tham khảo:


Appomattox: The surrender that ended the Civil War

Appomattox Court House

BTC I. Giải Phóng Chương I: Ba Mươi Tháng Tư (#2)

Nhà văn Dương Thu Hương: 40 năm, nhìn lại về ngôn từ

(5) Các hình tại Thổ Nhĩ Kỳ do tác giả chụp