Wednesday, February 20, 2019

Công an như thế nên công lý… nghỉ hưu!

Theo VOA-Trân Văn/20/02/2019 
ICC International Chamber of Commerce and Scale of Justice
ICC International Chamber of Commerce and Scale of Justice
Nếu chỉ thấy “thưởng nóng” cho Phòng Trọng án thuộc Cục Hình sự của Bộ Công an, 14 cá nhân của Bộ Công an và Công an tỉnh Điện Biện, Công an huyện Điện Biên trong hoạt động điều tra vụ bắt cóc, giết cô Cao Mỹ Duyên là… không chấp nhận được thì vẫn là chấp nhận cho công an buộc công lý… nghỉ hưu.
***
Cho dù công chúng chỉ trích kịch liệt, Chủ tịch tỉnh Điện Biên, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên vẫn im lặng, không thèm lên tiếng giải thích tại sao lại “thưởng nóng” cho những cá nhân tham gia điều tra vụ bắt cóc, giết cô Duyên, ngụ ở xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên.
Người ta phẫn nộ vì “thưởng nóng” rõ ràng là không thỏa đáng khi công an chẳng làm gì cả sau khi gia đình nạn nhân khai báo cô bị mất tích. Hai ngày sau, cả thi thể lẫn tang vật liên quan tới vụ án đều do dân chúng phát giác. Chuyện khám nghiệm tử thi được thực hiện cẩu thả tới mức, phải khai quật, khám nghiệm lại.
Ai cũng biết, khám nghiệm tử thi phải được thực hiện theo qui trình chặt chẽ, ghi nhận tất cả các biểu hiện từ bình thường đến bất thường trên và trong thi thể, tìm kiếm - thu giữ - lưu trữ tất cả các mẫu, đặc biệt là ngoại vật (lông, tóc, da, bụi, đất trong kẽ móng tay, móng chân, tinh dịch, DNA,…) để truy tìm, đối chiếu, kết luận buộc hay gỡ.
Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên xem công chúng như trẻ con khi tuyên bố, khai quật, khám nghiệm lại tử thi vì lời khai của những cá nhân mà công an xác định là thủ phạm, mâu thuẫn với kết quả khám nghiệm tử thi trước đó nên cần thu thập thêm chứng cứ, củng cố hồ sơ (1).
Hóa ra các Điều tra viên của Công an huyện Điện Biên, Công an tỉnh Điện Biên, Phòng Trọng án thuộc Cục Hình sự của Bộ Công an đều hết sức non nớt về nghiệp vụ! Lẽ ra kết quả khám nghiệm tử thi phải là thừng để cột thì trong vụ án này, công an khai quật, khám nghiệm lại tử thi để minh họa cho lời khai của thủ phạm!
Đến giờ này, công an đã xác định có năm thủ phạm. Dù cuộc điều tra chưa kết thúc, tên, tuổi, nơi cư trú, nhân dạng của cả năm đã được công bố rộng rãi. Tuy công an chưa hoàn tất Kết luận điều tra nhưng thông qua những gì công an chủ động cung cấp cho báo giới, vụ án đã trở thành một câu chuyện hoàn chỉnh khiến công chúng choáng váng.
Lúc này, chưa thể khẳng định năm cá nhân bị cáo buộc là thủ phạm bắt cóc, cướp tài sản, cưỡng hiếp, giết cô Cao Mỹ Duyên có thực hiện những hành động phi luân, bại lý như công an tiết lộ hay không, song ít nhất chuyện lấy được lời khai tới đâu, vời báo chí đến cung cấp tới đó, dọn đường để “thưởng nóng”, rồi khai quật, khám nghiệm lại tử thi trong vụ án đau lòng này làm người ta rùng mình nhớ một số vụ án khác…
***
Tháng 7 năm 2013, Công an tỉnh Sóc Trăng loan báo đã bắt được bảy thủ phạm tham gia vụ giết ông Lý Văn Dũng - một người chạy xe ôm, ngụ tại xã Đại Ân, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Cả Trần Hol, Trần Cua, Trần Văn Đỡ, Thạch Sô Phách, Thạch Mươl, Khâu Sóc và Nguyễn Thị Bé Diễm đều đã nhận tội.
Nhiều cá nhân, tập thể của Công an huyện Trần Đề, Công an tỉnh Sóc Trăng cùng được “thưởng nóng” vì phá án nhanh. Theo công an, Hol và nạn nhân vốn có hiềm khích cá nhân và Hol đã tập họp Cua, Đỡ, Phách, Mươl, Sóc giết ông Dũng. Diễm – bạn gái của Đỡ biết chuyện mà không tố giác nên bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tháng 12 năm 2013, cô Lê Thị Mỹ Duyên đến Công an phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, TP.HCM, đầu thú. Cô Duyên cho biết, cô và cô Phan Thị Kim Xuyến mới là thủ phạm giết ông Dũng để cướp tài sản. Vụ cướp bất thành, cả hai rời Sóc Trăng lên TP.HCM. Vì cô Xuyến có quan hệ tình cảm với người khác, cô Duyên đầu thú với hy vọng cả hai có thể ở bên nhau đến trọn đời trong… tù.
Chuyện cô Duyên đầu thú buộc hệ thống tư pháp Việt Nam phải xem lại toàn bộ vụ án giết người mà Hol, Cua, Đỡ, Phách, Mươl, Sóc đã nhận tội. Cũng phải tới lúc đó, việc cả sáu kêu oan, tố cáo bị tra tấn, đành phải khai theo kịch bản do các Điều tra viên soạn sẵn mới được xem xét. Tháng 4 năm 2014, Viện Kiểm sát Sóc Trăng phải phóng thích cả sáu.
Trong vụ án vừa kể, sự táo tợn không chỉ ngừng ở chỗ tra tấn – buộc sáu thanh niên lương thiện phải nhận đã “giết người” để được sống chờ nhận án tử hình: Công an còn “chủ động, sáng tạo” bị can thứ bảy, tống cô vào tù vì “không tố giác tội phạm” để tăng tính thuyết phục cho Kết luận điều tra, vô hiệu hóa những lời kêu oan.
Cho dù đã được giải oan nhưng nhiều nạn nhân vẫn phải gánh hậu quả không phải do lỗi của họ. Chỉ ít ngày trước khi Thạch Sô Phách được trả tự do, vợ anh đã bỏ con lại cho mẹ anh nuôi và đi theo người khác vì không đủ nhận nại nuôi con, chờ một người chồng “giết người” với hàng loạt tình tiết tăng nặng “có tổ chức”, “động cơ đê hèn”.
Trần Văn Đỡ thì ngậm ngùi cho mối tình giữa anh với Nguyễn Thị Bé Diễm. Cô dứt khoát không tha thứ chuyện Đỡ khai theo hướng dẫn của các điều tra viên, rằng cô biết “kế hoạch giết người” mà không tố cáo, khiến cô vướng vòng lao lý một cách oan uổng… (2).
Trong năm 2013, riêng tại Sóc Trăng còn hai vụ án oan khác theo kiểu như thế (3). Những vụ án được phá rất nhanh, được “thưởng nóng” đã tạo ra cơ hội cho nhiều sĩ quan công an thăng tiến. Khi chuyện vỡ lở, những sĩ quan này chỉ bị khiển trách, cảnh cáo, nặng hơn thì cách chức, giáng cấp là… xong (4).
Do Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng phá hàng loạt vụ án nghiêm trọng, phức tạp, Đại tá Thái Văn Đợi Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng. Xem xét suốt ba năm, Tỉnh ủy Sóc Trăng mới ra được quyết định “cảnh cáo” ông Đợi về mặt đảng vì ông dính cả ba vụ án oan. Tuy nhiên Đại tá Đợi bất phục và vẫn còn đang chờ kết quả giải quyết khiếu nại (6) .
***
Công chúng hữu lý khi chất vấn, đòi công an trả lời đã tiếp nhận vụ cô Cao Mỹ Duyên mất tích thế nào (?), điều tra ra sao (?), tại sao lại “thưởng nóng” khi có hàng loạt dấu hiệu cho thấy công an tắc trách, non kém về nghiệp vụ (?) nhưng chừng đó chưa đủ. Lõi của câu chuyện là nhận thức và cách hành xử của bộ máy bảo vệ trật tự, trị an.
Nếu bất bình chỉ xoay quanh “thưởng nóng”, sẽ vẫn còn những oan án, những Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long,… vẫn còn những chuyện như Trung tá Hoàng Anh Tuấn, Trưởng đồn Công an Nhân Cơ (huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông), đụng chết người và bị xử lý bằng cách điều động về làm… Đội trưởng Đội Cảnh sát Điều tra Công an huyện Đắk R'Lấp (7).
Cứ như thế thì bộ máy bảo vệ trật tự, trị an, vốn ngốn một phần không nhỏ nguồn lực quốc gia sẽ tiếp tục như thế: Hoạt động tùy tiện, kém hiệu quả, hành xử vô tâm, thiếu trách nhiệm với danh dự, sức khỏe tính mạng, tài sản công dân và chỉ chờ có dịp, thậm chí chủ động tạo cơ hội để khoác áo thụng vái lẫn nhau.
Chú thích

Giận cá chém ... lư hương

Theo VOA/Mặc Lâm/ 20/02/2019
Tượng Trần Hưng Đạo tại Sài Gòn. (Hình: Dennis Jarvis)
Tượng Trần Hưng Đạo tại Sài Gòn. (Hình: Dennis Jarvis)
Câu chuyện UBND Quận 1 cho người câu chiếc lư hương đặt trước tượng đài Trần Hưng Đạo ngày càng thu hút cư dân mạng nhiều hơn mặc dù sự việc xảy ra đã vài ngày trước. Vấn đề chiếc lư hương được mang ra mổ xẻ bởi các facebooker nổi tiếng cho thấy sự quan tâm đối với anh hùng dân tộc ngàn đời nay vẫn là tâm điểm của người dân dù nghèo hèn hay sang cả, họ cùng tâm trạng xem những công thần vì dân vì nước là người đáng được tôn kính. Riêng Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn thì sự tôn kính đã vượt qua khỏi chừng mực và người dân tôn ông lên bậc Nhân thần vì đã ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông giữ vững non sông trước giặc phương Bắc.
Vấn đề là tại sao UBND Quận 1 lại không hiểu được nguyên lý đơn giản bất biến ấy mà hành động như những kẻ ngoại lai, giống như Việt Nam không phải là đất nước của họ và hành vi “tẩu tán” chiếc lư hương như một sự thách thức với người dân cả nước?
Dễ thấy nhất cho câu trả lời này là họ sợ. Sợ mất lòng người bạn vàng Trung Quốc vì nếu để cho những cuộc thắp hương xảy ra vào ngày 17 tháng 2 không khác gì chính quyền chấp nhận kẻ bị Đức Trần Hưng Đạo đánh tan tác cũng chính là quân xâm lược các tỉnh biên giới vào năm 1979 vì vậy bất kể tổ tiên, nòi giống họ bứng cho bằng được biểu tượng thiêng liêng của người Việt thay vì tốn công đàn áp.
Và nhóm người làm cho nỗi sợ của họ ngày một tăng thêm là Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, tác nhân làm cho chính quyền mờ cả lương tri đến nỗi cho câu đi chiếc lư hương trước tượng đài gây công phẫn cho dư luận trong nhiều ngày nay.
Người dân Sài gòn biết rõ từ gần chục năm nay vào những dịp có yếu tố Trung Quốc, những ngày lịch sử như ngày mất Hoàng Sa 19/1, hay ngày mất Gạc Ma 14/3 … nhất là ngày kỷ niệm cuộc chiến tranh chống xâm lược biên giới phía Bắc 17 tháng 2 năm 1979 thì tại tượng đài Trần Hưng Đạo luôn có sự hiện diện của thành viên Câu lạc Bộ Lê Hiếu Đằng đến để phát biểu những ưu tư của người dân đối với vận nước. Họ thắp hương, đưa hình ảnh này lên phương tiện internet nhằm thúc đẩy những ai chưa quan tâm tới nguy cơ Trung Quốc và hầu như năm nào họ cũng gặp khó khăn trên đoạn đường tưởng ngắn nhưng đầy chông gai hiểm trở.
Chính quyển thành phố thấy rõ sự nguy hiểm mà CLB Lê Hiếu Đằng đang tạo ra cho chế độ. Họ lên tiếng thay cho nhiều triệu người sống trong nước nhưng hoàn toàn ngây thơ trước họa diệt vong từ Trung Quốc. Họ thách thức sự cai trị của chính quyền bằng chính kinh nghiệm của họ vốn là những chuyên gia về biểu tình, về tuyên truyền dân vận và nhất là thấu hiểu cặn kẽ cách thức mà cộng sản hành động. Họ đang dấn thân như đã từng dấn thân chống chế độ Sài gòn hơn 45 năm về trước và từng thành công trong lần đó để lần này họ dùng chính những chiếc huy chương của Đảng đã trao để tranh đấu với chính quyền hiện tại.
Lê Hiếu Đằng tuy đã mất nhưng tinh thần của ông vẫn được bạn bè kế tục. Họ đang từng bước lật bộ mặt thật của những người từng xem là đồng chí và không tiếc hy sinh cho sự nghiệp quang vinh của Đảng nhưng đến khi nhận ra sự thật thì họ đủ dũng khí đễ tự sửa sai và cách thức sửa sai sòng phẳng nhất là tranh đấu.
CLB Lê Hiếu Đằng có lẽ là một tổ chức xã hội dân sự duy nhất làm cho chính quyền lo sợ. Tuy nhiên một điều cũng hiển nhiên không kém là Câu lạc bộ này không được dân Sài gòn ủng hộ nhiệt tình hay ít ra có lời tán dương những điều họ đang làm. Đó là vì người dân Sài gòn vẫn còn căm giận những con người làm cách mạng ấy. Rất nhiểu người cho rằng chính Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Kha Lương Ngãi, Lê Công Giàu hay Hồ Ngọc Nhuận là tội đồ của miền Nam khi cật lực phá nát nền đệ nhị cộng hòa bằng những cuộc biểu tình chống chính phủ.
Tuy nhiên, giữa hai lằn đạn, CLB Lê Hiếu Đằng vẫn âm thầm hoạt động khiến chính quyền khó có biện pháp nào hoàn hảo tuy nhóm người này là chiếc gai trong mắt của người cộng sản Việt Nam.
UBND thành phố không thể đàn áp CLB Lê Hiếu Đằng mặc dù họ vẫn thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và công khai tổ chức những buổi mít tinh chống chính quyền hay ít ra là những kiến nghị yêu cầu chính quyền hành xử đúng mực. Họ công khai hành động và thu nhận thành viên trên phạm vi toàn quốc.
Những bài phát biểu hùng hồn của họ liên tục được mang đến cho dân chúng qua các đài phát thanh ngoại quốc hay không gian mạng đã làm chính quyền tức tối nhưng không tìm ra giải pháp trừ khử hay ít ra ngăn chận. Nếu bắt họ và kết tội như những nhà bất đồng chính kiến khác thì hóa ra nhà nước vắt chanh bỏ vỏ hay sao? Hơn nữa họ không chiến đấu đơn độc mà họ là một tập thể có tổ chức và từng chiến đấu dưới lá cờ của người Cộng sản tức là họ biết dựa vào sức mạnh tập thể để hành động.
Giận lắm thì chính quyền cũng chỉ âm thầm đặt người gác trước cửa nhà của từng thành viên trong CLB chứ chưa tìm ra biện pháp nào hữu hiệu mà không mang tiếng đàn áp những người từng là đồng chí của mình.
Vì giận quá hóa mất khôn khi nghĩ rằng thủ tiêu chiếc lư trước tượng đài Trần Hưng Đạo thì cái CLB dễ ghét kia lấy đâu ra nơi mà...cắm nhang? Vậy là họ “quyết”. Cái quyết đó đã làm cho UBND Quận 1 nhận phải hậu quả của ngày hôm nay khi toàn dân cả nước, đồng tình hay không đồng tình đối với CLB Lê Hiếu Đằng cùng lên tiếng cáo buộc chính quyền đã bị Trung Quốc chỉ đạo làm một việc hèn mọn không thể hèn mọn hơn.
Rõ ràng là giận cá chém tượng đài.
Nhưng lần này thì chính quyền thành phố hố to, cái thớt lư hương ấy làm bằng đồng cho nên con dao chém nó đã văng vào mặt kẻ cầm dao lẫn kẻ mượn dao chém thớt.

Nghịch lý trong chế độ cộng sản VN: Tội phạm tăng, ngành công an mừng


Bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản cho Nhân dân là trách nhiệm của bất kỳ nhà cầm quyền nào trên thế giới. Bởi vì người dân đóng thuế nuôi cả hệ thống chính quyền bằng lao động của họ. Họ đã đổ mồ hôi, nước mắt, thậm trí là máu, mạng sống nếu không may tai nạn lao động xảy ra.
Khi có những vụ phạm tội xảy ra thì các lực lượng bảo vệ pháp luật phải nỗ lực hết mình để tìm ra hung thủ. Nếu không tìm ra hung thủ do các lỗi chủ quan như năng lực, trình độ yếu kém, thiếu kinh nghiệm...thì những người có trách nhiệm phải chịu kỷ luật.

Để tội phạm xảy ra nhiều, thường xuyên và nghiêm trọng thì người đứng đầu ngành công an phải chịu trách nhiệm.
Nhưng trong chế độ cộng sản phản động thì mọi chuyện không theo nguyên tắc như vậy.
Liên quan vụ nữ sinh đi giao gà chiều 30 Tết bị giết tại tỉnh Điện Biên, với thành tích sau 72 giờ Ban chuyên án đã xác định được nghi phạm, phá thành công vụ án, chiều ngày 18/2, tỉnh Điện Biên đã chúc mừng, khen thưởng Ban chuyên án.
Thay mặt UBND tỉnh Điện Biên, ông Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch tỉnh đã tặng bằng khen cho 2 tập thể, 14 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc phá chuyên án 219D.
Đây là nghịch lý!
Gia đình có con bị giết thì đau đớn, Nhân dân thì mất tiền đóng thuế. Ngành công an thì được tặng thưởng thành tích bằng tiền mặt, tăng quân hàm, tăng lương.
Trong nỗi đau tột cùng của gia đình có người thân bị giết, ngành công an vẫn ăn mừng, tặng hoa, tiền, chén chú, chén anh...
Có lẽ ngành công an mong có nhiều các vụ trọng án, để rồi họ lại nhanh chóng điều tra tìm ra hung thủ để được thưởng, tăng quân hàm,tăng lương.
Bởi nếu không có các vụ án xảy ra thì làm sao họ tăng quân hàm, tăng lương nhanh được, thế cho nên giám đốc công an tỉnh nào cũng đòi làm tướng.
Nếu tính số vụ án hình sự xảy ra trong một năm tính trên tỷ lệ dân số thì Việt Nam phải đứng hàng đầu thế giới.
Theo báo cáo của ngành công an:
“Năm 2018, lực lượng CAND đã điều tra, khám phá án gần 45.000 vụ phạm pháp hình sự (đạt tỷ lệ 82,32%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra 12,32%, cao hơn 1,9% so với năm 2017); đã triệt phá gần 3.000 băng, nhóm tội phạm.”
Như vậy tính ra trong năm 2018 đã có 54,664 vụ án hình sự xảy ra trong năm 2018. Trung bình có 149 vụ án xảy ra mỗi ngày.
“Sáu tháng đầu năm 2018 phát hiện 3.110 đối tượng tội phạm là trẻ vị thành niên, tăng 11,4% so với cùng kỳ 2017.”
Bộ trưởng Tô Lâm cho biết “từ năm 2016 đến nay, trung bình 1 năm xảy ra gần 100 vụ giết người cướp tài sản; 1.000 vụ giết người do nguyên nhân tâm lý, xã hội (60-70% là do bột phát, nhất thời; khoảng 17% là các vụ người thân trong gia đình giết hại lẫn nhau; trên 10% các vụ giết người do mâu thuẫn trong khi sử dụng rượu bia, tham gia giao thông…).
Thống kê từ năm 2015 đến tháng 5-2018 cho thấy, toàn quốc xảy ra 4.187 vụ do các nhóm đối tượng lưu manh côn đồ, thanh, thiếu niên sử dụng hung khí, vũ khí đâm chém nhau tại các địa bàn công cộng, liên quan đến 14.415 đối tượng tụ tập, gây rối, truy sát, trả thù lẫn nhau làm 264 người chết, 3.280 người bị thương.”
Qua các con số thống kê nêu trên, chúng ta mức độ an toàn cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân Việt Nam thật là mong manh.

Bí thư Quận 1 Tp HCM: Giữ được đằng trôn, đằng… tượng bác quạ mổ


Tượng đài và công ơn tiền nhân
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta, những bậc tiền nhân đã có công lớn được tôn vinh bằng nhiều hình thức. Trước hết là những trang sử vàng chói lọi ghi lại những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm với những tài năng, đức độ như những tấm gương cho muôn đời sau học tập tinh thần yêu nước thương nòi.
Nhiều tượng đài của những bậc tiền nhân có công lớn như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… được dựng để ghi nhớ công ơn của họ đã cống hiến cho đất nước có được giang sơn bền vững đến ngày hôm nay.
Những dịp tưởng nhớ đến tiền nhân, những điểm mốc lịch sử, người dân lại đến nơi có các tượng đài của họ để ôn lại những chiến công, kính nhớ đến công lao của họ và là những dịp để cho hậu thế lấy làm gương học tập.
Thời Cộng sản, những người cộng sản theo học thuyết Mác - Lenin vô thần, đứng đầu là Hồ Chí Minh luôn hô hào “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, xóa bỏ mọi tư hữu để xây dựng một chế độ “công hữu”.
Ở đó, họ rêu rao rằng mọi người bình đẳng trước pháp luật, mọi công dân bình quyền như nhau, không có chế độ “quan cách mạng” mà chỉ là những “đầy tớ trung thành, tận tụy của nhân dân”.
Cũng ở đó, đã có một thời họ hò hét rằng những công lao, những chiến công đều là tập thể, trí tuệ tập thể… do vậy từ mọi sinh hoạt như ăn, ở, cưới vợ, làm nhà… thậm chí cả ngắm trăng tập thể.
Chính vì vậy, việc tôn sùng cá nhân là việc mà Chủ nghĩa Cộng sản luôn đặt ra hàng đầu cần phải tiêu diệt. Hệ thống tuyên giáo luôn kêu gào “học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh” rằng phải “Quét sạch chủ nghĩa cá nhân” trên toàn đất nước.
Vì thế, để ca ngợi Hồ Chí Minh (một hình thức tôn sùng cá nhân của cộng sản) Tố Hữu đã viết rằng:
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”.
Thế nhưng, chính người cộng sản, và cũng đứng đầu là Hồ Chí Minh lại chiếm số lượng đất đai làm lăng tẩm, lưu niệm, quãng trường, tượng đài khổng lồ nhất.
Không những là “tượng đồng” mà ngày nay, tượng đá, tượng xi măng của Hồ Chí Minh cũng đầy bên những vệ đường khắp cả nước.
Riêng lăng HCM ở Ba Đình, Hà Nội với một loạt công trình, nhà cửa, bảo tàng… hàng năm ngốn hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế máu xương của nhân dân, chưa kể khắp nơi trên đất nước và thậm chí nhiều nơi trên thế giới tượng đài hàng ngàn tỷ đã và đang liên tục được xây dựng.
Và người dân không chỉ nuôi sống Hồ Chí Minh - đã có công rước chủ nghĩa Cộng sản vào giày xéo quê hương, đọa đày dân tộc này và làm tiêu vong lãnh thổ của Tổ Quốc – mà ngày nay, người dân lại cứ còng lưng một nắng hai sương, đi làm nô lệ, làm đĩ khắp năm châu bốn biển để dành tiền về nuôi dưỡng đống lăng tẩm, tượng đài của không chỉ là “quan cách mạng” mà là vua, là thần thánh của cộng sản.
Điều này đã là minh chứng rõ ràng, không thể chối cãi một câu nói đã trở thành chân lý của Cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu: “Hãy xem việc Cộng sản làm, đừng nghe lời cộng sản nói”.
Duy chỉ có một điều khác, dù hệ thống tuyên truyền đã biến Hồ Chí Minh thành thần, thánh… nhưng mỗi khi nhớ đến công lao tiền nhân dựng nước và giữ nước, những người dân Việt Nam lại đến các tượng đài đơn giản của Trần Hưng Đạo, Lý Thái Tổ, Quang Trung… mà không hề bén mảng đến tượng đài Hồ Chí Minh.
Bởi những tượng đài lớn nhất, vẫn là những tượng đài trong lòng mỗi người dân Việt.

Phản trắc, hỗn láo, vô ơn
Hàng năm, những ngày kỷ niệm, tưởng nhớ đến những người đã ngã xuống cho quê hương, đất nước, người dân Việt thường đến thắp hương tưởng nhớ tại Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn, tượng đài Lý Thái Tổ, Quang Trung ở Hà Nội.
Và hầu hết, những cuộc chiến oanh liệt nhất, rạng rỡ nhất trong lịch sử nước nhà, lại là những cuộc chiến từ ngàn đời nay chống lại sự bành trướng và xâm lăng của Trung hoa Đại Hán.
Kể từ khi đảng Cộng sản biến bọn bành trướng Phương Bắc, là kẻ thù của dân tộc thành bạn vàng của đảng, việc công dân Việt Nam tưởng nhớ đến công ơn những người đã dựng nước lại trở thành việc làm ngược ý đảng và bị ngăn chặn, đàn áp trắng trợn và khốc liệt.
Máu nhiều người đã đổ, thân xác nhiều người bị tù đày, nhiều gia đình đã phải ly tán… cũng chỉ vì tỏ lòng biết ơn những tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước.
Ngày 17/2/2019, kỷ niệm 40 năm trận chiến chống quân xâm lược Trung Quốc tại biên giới phía Bắc đất nước, nhiều nhân sỹ, trí thức đã cùng nhau đến để thắp hương tưởng niệm trước Tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội và tượng đài Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn.
Cuộc chiến biên giới phía Bắc bạo tàn do bạn vàng của đảng CSVN tiến hành. Cho đến nay, vong linh những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc trên biên giới với con số hàng vạn người vẫn còn ngậm ngùi đau đớn không yên trong sự ghẻ lạnh, lãng quên và những hành động phản trắc, vô ơn của nhà cầm quyền CSVN đối với họ.
Bởi vì, oái oăm thay, chính những người ngã xuống kia, họ đã phải ra trận trong một cuộc chiến xâm lược do chính bạn vàng cộng sản anh em tiến hành để “dạy cho đàn em cộng sản Việt Nam một bài học”. Nghĩa là họ đã phải ra đi vùi thây nơi biên giới chính vì những đường lối hành động của đảng cộng sản. Và họ đã ngã xuống để giữ cho cái ngai vàng Cộng sản được tồn tại và bền vững đến hôm nay.
Thế nhưng, đảng cộng sản đã làm gì để trả ơn họ?
Hàng năm, đã nhiều trò bẩn thỉu được nhà cầm quyền hèn hạ thi thố với người dân Việt Nam như cắt đá, nhảy nhót ưỡn ẹo, hở hang trước tượng đài Lý Thái Tổ hoặc cầm cờ búa liềm của Đảng CS ra ngăn cản người dân, nhằm cản phá những cuộc tưởng niệm.
Những hành động bẩn thỉu, đê hèn đó đã vạch rõ thái độ của nhà cầm quyền CSVN đối với lãnh thổ, tiền đồ của Tổ Quốc và sự tồn vong của dân tộc ra sao.
Nhưng năm nay, ngoài việc ngăn chặn bằng công an giả danh côn đồ, việc bắt bớ đã được tiến hành trắng trợn với những người còn nhớ đến công ơn những người đã ngã xuống vì Tổ Quốc.
Chưa hết, tại Sài Gòn, nhà cầm quyền CSVN còn làm một việc hết sức hỗn xược và vô ơn, làm nhục tiền nhân bằng cách dùng xe rác chặn trước mặt tượng Trần Hưng Đạo.
Khốn nạn hơn nữa, nhà cầm quyền CSVN đã cho cướp luôn lư hương đặt trước tượng đài này.
Hành động này ngay lập tức đã bị lên án kịch liệt.
Người dân phản ứng dữ dội với hành động hỗn xược và vô ơn này của nhà cầm quyền CSVN, xúc phạm nặng nề đến tâm linh, tinh thần yêu nước của người dân, phỉ nhổ vào truyền thống mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông ta để lại.
Và sự bịp bợm trơ tráo.
Trước những phản ứng dữ dội của người dân về hành động này, trả lời báo chí sáng 18-2, Bí thư Quận ủy quận 1 Trần Kim Yến nói “việc thờ phụng nên được đặt ở đình, đền, chùa sẽ đúng hơn. Đó là việc hết sức bình thường, mình đưa việc thờ phụng về đúng vị trí”.  
Cần phải khẳng định ngay, việc đặt lư hương, nơi để người dân thắp hương kính nhớ tiền nhân đã là một nét đẹp, một nghi thức có tự ngàn đời nay của người dân Việt Nam vốn có tinh thần “uống nước nhớ nguồn”.
Việc đưa lư hương đi khỏi tượng đài Trần Hưng Đạo là là hành động nhục mạ, vô ơn với tiền nhân, với ông cha đã tốn bao núi xương, sông máu để xây đắp và giữ gìn bờ cõi cho đến nay.
Việc đưa lư hương đi khỏi nơi người dân sẽ tập trung vào đúng ngày 17/2/2019 là một hành động hỗn láo với người dân, bởi chính họ mới là người chủ đất nước này.
Việc đưa lư hương, là một hành động bất chính, hèn hạ và thể hiện sự lúng túng bởi chính những thái độ bán nước, không dám làm mất lòng bọn bành trướng Bắc Kinh của chính quyền CSVN.
Việc đưa lư hương đi khỏi đó, đã thể hiện bản chất nô lệ, đầu hàng của một chính quyền bán nước.
Điều đó không thể chối cãi.
Miệng con đĩ, trí học trò
Thế nhưng, như cha ông ta thường nói: “Đường đi hay tối, nói dối hay cùng” chính câu nói của Bí thư Quận ủy Quận 1 Trần Kim Yến đã đặt ra cho người dân một yêu cầu rất rõ ràng: “Hãy đưa tất cả việc thờ phụng về đình, đền, chùa”
Nếu điều này được khẳng định là đúng?
Vậy thì hãy đưa tất cả những việc thờ phụng, những lư hương, những nhang khói ra khỏi những tượng đài Hồ Chí Minh đang nhan nhản khắp đất nước này như Cần Thơ, Hòa Bình… Bởi đó không hề là đền, chùa, càng không phải là nơi thờ phụng.
Hãy đưa tượng Hồ Chí Minh ra khỏi đền, chùa, miếu mạo… bởi Hồ Chí Minh là người Cộng sản, theo chủ nghĩa Mác – Lenin vô thần, không theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, không tin có thần thánh hay Chúa, Phật… Bởi ngay cả khi chết, Hồ Chí Minh cũng chỉ “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lenin” mà không hề thăm viếng cha mẹ, ông bà họ hàng thân thích hoặc ít nhất là các tiền nhân dựng nước và giữ nước xưa nay.
 Vì vậy, việc đưa Hồ Chí Minh vào đền, chùa là sự xúc phạm các tôn giáo, đồng thời là việc xúc phạm nặng nề và khinh bỉ chính Hồ Chí Minh.
Ngay cả việc xây dựng hàng loạt các lăng tẩm, tượng đài, quãng trường Hồ Chí Minh khắp đất nước, cũng là sự phỉ nhổ vào lời kêu gọi “Quét sạch Chủ nghĩa cá nhân” mà Hồ Chí Minh đã từng kêu gọi, thậm chí viết thành sách để lại.
Và nếu việc đó được thực hiện như lời Bí thư Quận ủy Quận 1 Trần Kim Yến đã khẳng định, thì đất nước này thoát được cái đại họa tượng đài, lăng tẩm.
Và người dân Việt hàng năm đỡ hàng ngàn tỷ đồng cho những việc vô nghĩa của nhà cầm quyền dành cho các lăng tẩm, tượng đài…
Và chính Hồ Chí Minh thoát được miệng lưỡi người đời cứ nhắc lên đặt xuống khi biết những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình bị sử dụng hết sức vô ích. Đồng thời thoát được sự sỉ nhục cho tư tưởng vô thần của mình, bởi bớt đi những cái cớ nuôi đám sâu mọt tham nhũng dựa vào Hồ Chí Minh như một tấm bình phong để sống bẩn thỉu trên máu xương người dân Việt.
Nếu không thực hiện được điều đó, mà chỉ nhằm che đậy hành động  hỗn xược ngày 17/2 vừa qua, Trần Kim Yến đã phải lấp liếm như trên, thì đúng như tiền nhân đã nói, Trần Kim Yến đã biết chỉ lo “giữ đằng trôn, để đằng l(.) cho quạ mổ”.
Quả là như cha ông đã dặn “miệng con đĩ” thì làm sao thắng được “trí học trò” là vậy.
Ngày 18/2/2019
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Thù Trung Quốc, đả đảo thịt kho tàu


Hôm đầu tháng 12 năm ngoái, tôi tình cờ đọc được bài của anh Tưởng Năng Tiến, nói là vì cái họ (bút danh tự đặt) mà anh ảnh bị một số quý vị “chuyên gia đấu tranh” chửi tới bến vì mặc định là “tàu gian”.
Ảnh “cãi” rằng tuy không quen với một đám thương lái có ý đồ “thâm độc” và “phá hoại” Việt Nam nhưng lại được tiếp xúc (qua sách vở) với rất nhiều người Tàu: Lão Tử, Khổng Tử, Lý Bạch, Thôi Hiệu, Mạnh Hạo Nhiên, Kim Thánh Thán, Lỗ Tấn, Ba Kim, Kim Dung, Lâm Ngữ Đường, Mặc Ngôn, Trương Hiền Lượng, Lưu Hiểu Ba, Dương Kế Thằng... Họ đều là những tài năng được công nhận trên cả thế giới. Có nghĩa là không phải người Tàu nào cũng xấu, và gian cả.
Chuyện của anh Tưởng Năng Tiến làm tôi cười đau cả bụng. Hóa ra ở đẩu thì ở đâu, cái văn hóa, văn minh cũng không tự ngấm được. Dù sống ở hải ngoại, sống trong nền dân chủ được ca ngợi (mà biểu hiện dân chủ lớn lao nhất là tôn trọng quyền suy nghĩ và phát ngôn của người khác, cho dù nó ngược với mình), thì hóa ra một số người vẫn chỉ cho phép “tráng men” dân chủ thôi. Ừ, tao đồng ý để mày nói đấy, nhưng nói rồi thì mày chết với tao!
Họ còn rất tốt bụng. Lo người khác ra đường bị nắng gió gây ấm đầu, họ luôn thủ sẵn một chồng mũ đủ kiểu đủ dạng, cứ thấy ai ngứa mắt là chụp lên đầu người ta một cái.
Anh Tưởng Năng Tiến, tên gì chả lấy lại lấy cái tên rặt Tàu, bảo sao chả bị bắn tỉa!
Đổ tội cho Tàu
May cho anh là anh sống ở Mỹ. Chứ ở quê nhà Việt Nam, mấy năm nay đợt sóng chống Tàu càng dữ dội. Bất kể thứ gì xấu xa, nham hiểm, tác hại, nhiều người đều (yên tâm) đổ cho Tàu. Quá tiện, Tàu có ở đấy đâu mà cãi! Họ Tưởng nhà anh, ra đường khéo chẳng dám khai tên ấy chứ.
Xưa là đôi dép tổ ong. “Các bác mổ đế dép ra mà xem, có hai viên thuốc trong ấy. Tàu nó nhét vào để hãm hại sức khỏe dân ta đấy các bác ạ.”
Rồi đến chiếc áo ngực phụ nữ. Chiếc túi nhỏ chứa dầu khoáng cùng vài hạt nhựa (có ghi rõ ngay trên nhãn) chứa trong túi áo (có lẽ làm vai trò của một miếng silicon, giúp đẩy bầu ngực căng tròn, còn hạt nhựa làm vai trò của những viên bi, xáo trộn khiến dung dịch không bị đông lại) bị gán mác “chất gây ung thư”.
Áo quần may sẵn vốn được nhập siêu từ Trung Quốc, là mặt hàng nhập khẩu đứng thứ 3 của Việt Nam, chiếm giá trị 3,43 tỷ USD chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018. Một ngày nọ thím thương lái nọ bỗng tung lên chiếc clip có những con trùng trắng nhỏ bò ra từ mớ áo khoác. Thiên hạ giật bắn cả người.
Hài nhất là năm ngoái, mớ xoài mút mà dân miền Tây trồng vô số vì nó sây trái, đẹp mã và rất ngọt, cũng bị các chuyên gia chống Trung Quốc làm hẳn clip cắt ngang hạt, lôi ra một miếng mỏng trong trong rồi hô hoán là … xoài giả (!). Cái miếng đấy đích thị là miếng nilon để tha hồ làm hại dân ta! (Kể ra nếu “chúng” đủ kiên nhẫn và khéo léo để xẻ từng quả xoài, nhét miếng nilong vào giữa hạt rồi lại vá víu nguyên lành cả hạt lẫn quả không hề có vết tích, mà cùng lúc cả hàng trăm tấn xoài như thế, thì ta cũng nên bái phục “chúng” đi cho vuông. Công nghệ ấy phải là một chục.0 chứ chả phải ba cái số lẻ 4.0 nữa).
Gạo đồ (hấp chín hạt thóc, rồi lại sấy khô) để bán cho người vùng Nam Á ăn theo tập tục của họ, cũng được anh chị yêu nước nào đấy mua về, nấu mãi thấy nó không dẻo như gạo trắng, bèn loa ngay là gạo giả, gạo nhựa, gạo Trung Quốc.
Mực khô cũng bị vu Trung Quốc làm mực… nhựa, vì dai quá. Nhưng té ra nó chỉ là một loại mực hạng thấp, thương lái mua về trộn với hóa chất cho dai thêm rồi bán.
Té ra, Tàu chưa thấy hại đâu, mà toàn là ta hại ta (vì ngu, hoặc vì tham).
Nông sản nhập vào biên giới, chính thương lái Việt 100% phun xịt thêm hóa chất cho tươi lâu, giữ màu, đem về bán. Vào quán ồn ào, rút giấy ăn soàn soạt xong vo viên ném ngay xuống dưới chân cùng với xương gà xương lợn, chửa thấy Tàu đâu mà toàn anh cả chị hai nhà ta cả. Ra đường nhìn tức mắt rút ngay con đồ đao múa tít. Rác thì đổ ập xuống cống hay xuống sông, bất kể.
Trên mạng xã hội Việt Nam và cả người Việt Nam ở hải ngoại, cứ từng đợt từng đợt phong trào chống Tàu. Chống dùng hàng Tàu đã đành với lý do hàng Tàu toàn hàng dỏm, có nhiều người chống cả du khách Trung Quốc đến Việt Nam, tức là từ chối cả nguồn lợi về lưu trú, tiêu xài và cơ hội làm ăn buôn bán đến từ lượng người này.
Vô số nghiên cứu của các học giả trong nước Việt Nam lẫn thế giới đã cố gắng giải đáp lý do người Việt thù ghét Trung Quốc như một thứ căn tính được truyền từ trong máu. Trong khi các quốc gia từng có lịch sử xâm lăng và chiếm đóng Việt Nam như Mỹ, Pháp, hay Nhật Bản thì dân Việt xóa đi quá khứ đó khá dễ dàng.
Có thể liệt kê các lý do ghét Tàu như sau
-Việt Nam có thời gian quá dài (1.000 năm Bắc thuộc) bị Trung Quốc đô hộ.
-Lịch sử đấu tranh của Việt Nam chủ yếu là các cuộc nổi dậy chống lại ách thống trị Trung Quốc giành lại độc lập.
-Chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 được xem là sự trở mặt trơ trẽn của Trung Quốc với Việt Nam.
-Đường lưỡi bò, chính sách tuyên bố chủ quyền trên vùng biển chồng lấn (vùng biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa).
-Hành động đưa giàn khoan vào lãnh hải Việt Nam.
-Sự coi thường chụp giật của một số doanh nhân Trung Quốc khi bắt đầu làm ăn với Việt Nam, xem đất nước này chỉ là chỗ để giải tỏa dây chuyền sản xuất lạc hậu và hàng hóa kém chất lượng, cùng thái độ không hiểu biết về thói quen, văn hóa của người Việt Nam…
Với vị trí địa lý cùng lịch sử đặc thù như vậy, dễ hiểu vì sao người Việt luôn cảm thấy bất an trước Trung Quốc. Chưa có khảo sát  cụ thể nào nhưng có thể thấy phần đông người Việt tin chắc rằng Trung Quốc luôn tìm cách xâm lược và chiếm đóng Việt Nam, bất kể lúc nào, bất kể thủ đoạn gì.
Du khách Trung Quốc bị đối xử bất công ở Việt Nam?
Thế nhưng, theo một số học giả và nhà báo Trung Quốc, người dân Trung Quốc-vốn ở ngay sát Việt Nam, lại rất bất ngờ về sự thù ghét sâu xa này.
Trong bài báo đăng trên The Diplomat vào 02/03/2017, Xie Tao (Tạ Thao) được giới thiệu là giáo sư ngành khoa học chính trị tại Trường Anh ngữ và Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, là tác giả cuốn U.S.-China Relations: China Policy on Capitol Hill (Routledge, 2009) tả lại chuyến đi đến Việt Nam lần thứ hai của ông:
“ Nhà thơ Nguyễn Trãi (1380–1442) viết về giai đoạn này (đầu thế kỷ 15): “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Nhơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.”
Thành thật mà nói, tôi đã không hề chuẩn bị tinh thần để đón nhận một đoạn thơ như thế. Quả thật, với tôi, nó nghe cũng giống như một đoạn thơ lên án quân Nhật Bản xâm lược Trung Quốc nếu tác giả không được nêu tên. Tôi thực sự choáng váng trước mức độ oán hận trong hai dòng thơ này”. 
Cuối năm ấy, một tác giả khác, nhà báo Bạch Vân Dy đến Việt Nam để tìm hiểu về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Nhà báo này kể lại quan sát của ông trên thời báo Hoàn Cầu như sau:
Đó là thành phố mới nổi Đà Nẵng, và Nha Trang, nơi nghỉ dưỡng nổi tiếng, hai nơi này thu hút du khách Trung Quốc ùn ùn kéo đến, cũng là nơi châm ngòi cho các tranh cãi có liên quan tới “Trung Quốc”.
Bảy tháng đầu năm nay (2017) tổng cộng đã có 2,2 triệu lượt du khách Trung Quốc tới Việt Nam, tăng 51% so cùng kỳ. Số du khách Trung Quốc đến thăm Việt Nam trong cả năm có thể lên tới 4 triệu. Thế nhưng phía sau con số đẹp ấy là những lời oán trách và bất mãn của không ít du khách Trung Quốc, rất nhiều người cảm thấy mình không được đối xử công bằng: chẳng những có các cảnh rối ren thị trường thường thấy như lừa đảo bịp bợm, mà các sự việc như du khách Trung Quốc bị nhân viên hải quan Việt Nam đòi hối lộ, bôi bẩn hộ chiếu, đối xử thô bạo thậm chí ẩu đả cũng liên tục xảy ra.
Phóng viên “Thời báo Hoàn cầu” khi xuất cảnh từ sân bay Cam Ranh Nha Trang đã nhìn thấy cảnh thế này: một nhân viên công tác Việt Nam lớn tiếng quát mắng du khách Trung Quốc đang xếp hàng chờ kiểm tra an ninh, bất cứ ai dừng lại hoặc có chi tiết sơ suất nào đó đều bị nhân viên này nghiêm giọng quở trách. Phóng viên “Thời báo Hoàn cầu” cũng chẳng gặp may. Khi theo thói quen ở nhiều nước, phóng viên giơ tay lấy chiếc rổ đựng giày, nhân viên kia cũng thô bạo đánh vào tay phóng viên và dùng một thứ tiếng nghe không rõ là tiếng Việt Nam hoặc tiếng Trung Quốc ngọng nghịu quát to bảo phóng viên trực tiếp đặt giày lên băng chuyền.
Các quan sát trên của một người Trung Quốc tại Việt Nam có thể rất lạ lẫm với phần lớn người Việt Nam, khi hầu hết thông tin trên truyền thông đều mô tả du khách Trung Quốc ngang ngược, ở bẩn và thô lỗ.
Trong một đoạn khác, nhà báo Bạch Vân Dy mô tả điều ngược lại:
“Nhiều lúc Đà Nẵng và Nha Trang xem ra lại là hai thành phố rất hữu hảo với người Trung Quốc. Phố lớn ngõ nhỏ ở đây chỗ nào cũng có thể nhìn thấy các biển tiếng Trung Quốc, từ “Phở Quảng Nam” đến “Nơi cho thuê xe máy”, rồi đến “Hàng đặc sản Việt Nam”, dù cho không biết nói một câu tiếng Việt đi nữa bạn cũng chẳng khó khăn tìm thấy nơi mình cần đến. Hơn nữa ở mỗi một cửa hiệu du khách có thể tới hầu như đều có một nhân viên hướng dẫn mua hàng biết nói tiếng Trung Quốc.
Cô Ngọc 21 tuổi làm việc ở một cửa hiệu áo dài trong một trung tâm thương mại lớn, khi bạn chỉ tay vào bất cứ bộ trang phục nào trong cửa hiệu, cô đều có thể nhanh chóng dùng tiếng Trung Quốc cho biết giá cả của chúng. Khi phóng viên “Thời báo Hoàn cầu” hỏi cô có ấn tượng thế nào về du khách Trung Quốc, cô cười rất cởi mở đáp: “Người Trung Quốc thích mua sắm.” Cô bảo, khách đến Nha Trang nhiều nhất là người Trung Quốc và người Nga, nhưng du khách Nga ít mua hàng. 
Trong các lần phóng viên phỏng vấn, rất nhiều người địa phương thừa nhận du khách Trung Quốc đến đây đã kích thích kinh tế vùng này. Theo “Mạng Việt Nam”, 9 tháng đầu năm nay thu nhập ngành du lịch của Đà Nẵng đạt 600 triệu USD, tăng 24,4% so cùng kỳ. Trong đó phần “cống hiến” của du khách Trung Quốc không nhỏ. Cho tới hiện nay số du khách Trung Quốc đến Đà Nẵng năm 2017 đã vượt quá 440 nghìn lượt người, tăng 23% so cùng kỳ, chỉ kém du khách Hàn Quốc mà thôi.
Tôi tin rằng nếu tìm tòi nữa thì sẽ có những góc nhìn từ phía người dân Trung Quốc phản ánh các khía cạnh tương tự.
Tâm lý bài Tàu không mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam
Trong các trích dẫn kể trên của các nhà báo và học giả Trung Quốc, cho thấy cho dù vẫn còn tồn tại những cách hành xử cụ thể mang tính tiêu cực của một số người Trung Quốc khi đến Việt Nam, nhưng mong muốn và lợi ích chung của người dân Trung Quốc vẫn là hòa bình và những chính sách thúc đẩy bang giao kinh tế từ cả hai nước để họ có thể hưởng lợi từ việc buôn bán. Người Trung Quốc vốn nằm lòng câu “hòa khí sinh tài”. Ngay tại Việt Nam, những khu có đông người gốc Hoa sinh sống vẫn luôn luôn là trung tâm làm ăn buôn bán của cả thành phố và khu vực. Trong chợ Bình Tây, dễ dàng nhìn thấy những thanh niên tuổi choai choai cởi trần phô thân hình đầy hình xăm nhưng lại đang chăm chỉ buôn bán, khuân vác, tính sổ, làm hàng. Người Hoa cũng ít tham gia bàn luận những chuyện chính trị xã hội. Mục đích an toàn, bình yên để kiếm sống, làm giàu có thể thấy rất rõ được đặt lên hàng đầu.
Mà một mục đích như vậy, người dân bất cứ dân tộc hay vùng đất nào mà chẳng khát khao?
Cho nên, tôi nghĩ với tâm lý phức tạp như vậy của người Việt Nam, việc anh Tưởng Năng Tiến vô tình trúng đạn chỉ là một trường hợp trong vô số trường hợp. Họ, chắc “ngứa mỏ hót chơi”  mà thôi.
Cho nên, nếu anh có đọc được bài viết này, mong anh cũng du di cho một số cái đầu (rỗng hoặc nóng) mà dân chơi mạng xã hội Việt Nam xài một thuật ngữ gọi là “tay nhanh hơn não”. Dù có tự xưng “chuyên gia đấu tranh” cho đất nước Việt Nam giàu mạnh, nhưng họ không hề đại diện cho những người dân đã mất mát quá nhiều, giờ đang cật lực lao động. Chính những người dân ít nói ấy mới có thể giữ lại một Việt Nam bình yên cho con cháu chúng ta.
Tre
Tham khảo

Chuyện Lư hương: sự sụp đổ khó gượng của phía chính quyền

”...Một nhà báo từ miền Trung, hiện đang viết cho các tờ báo thời sự quốc tế, nhận định vào tối ngày 20-2 rằng có điều gì đó đang diễn ra, cho thấy một phía là bộ mặt chính quyền đang sụp đổ hoàn toàn trong dân chúng, một mặt là sự nhen nhóm của một làn sóng bất mãn, bất tuân, tạm gọi tên là cuộc “Cách mạng lư hương”...
luhuong_didoi_dentran
chính quyền thành phố Hồ Chí Minh vội vã tổ chức lễ
an vị lư hương của Đức Thánh Tổ Trần Hưng Đạo
Giữa cơn giận dữ đang ngày càng lan rộng của người dân Việt, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh vội vã tổ chức lễ an vị lư hương của Đức Thánh Tổ Trần Hưng Đạo tại đền thờ Ngài tại số 36 Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1, (tức Hiền Vương cũ), ngay vào trưa 20-2, nhằm 16 âm lịch Kỷ Hợi.
Trong những bản tin ngắn đầy tính đối phó về việc an vị lư hương, nhà cầm quyền thành phố Hồ Chí Minh không cách nào che giấu nổi sự vội vã và lấp liếm sự kiện này, bắt nguồn từ việc đã manh động nhằm cản trở người dân đến thắp hương tưởng niệm Đức Thánh Trần, nhân ngày 17-2-1979, ngày tưởng niệm Trung Cộng xua 600.000 quân sang Việt Nam, giết hại người già, phụ nữ, em bé… và tàn phá làng mạc Việt Nam.
Trên thực tế, hành động vô thần của nhà cầm quyền, đã và sẽ không có lời nào giải thích nổi vì sao một bộ máy nhà nước hùng hậu đã cho quây xe rác, dựng bao cát, kẽm gai chắn tượng đài, tổ chức an ninh, mật vụ bao vây khu vực này, không cho ai đến gần tượng đài Đức Thánh Trần vào ngày 17-2, một ngày chủ nhật, và cẩu lư hương đi mà không có bất kỳ một hành động tôn kính nào, chẳng hạn như làm lễ niêm hương cho việc di dời đó. Nên việc tổ chức rình rang lễ an vị, có hình ảnh phát đi chỉ cho thấy sự trí trá, mưu mẹo của kẻ cầm quyền. Đặc biệt thô bỉ khi cố ý tách một lư hương trong tổng thể kiến trúc tâm linh của người Việt đã có từ năm 1930, để gá ghép thừa vào một đền thờ vốn đã hoàn chỉnh.
Đó là còn chưa nói vô số người yêu nước bị an ninh, mật vụ bao vây trước cửa nhà, đuổi chặn trên khắp các con đường dẫn đến tượng đài của Đức Thánh Tổ Trần Hưng Đạo vào ngày 17-2. Chuỗi bi kịch về con người, đất nước Việt Nam trong các hành xử nhà cầm quyền lâu nay nhiều đến mức để không ai có thể đủ sức nhếch mép cười nổi, khi chứng kiến trò hề nhạt vào trưa 20-2 vừa rồi.
Nội bộ của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh rối loạn đến mức, ai cũng đùn đẩy việc có mặt tại lễ an vị lư hương, và cố ý chỉ để phát đi những bức ảnh chính được chụp từ sau lưng vì sợ dư luận quần chúng. Bà Trần Kim Yến, bí thư quận nhứt đã trở thành con dê tế thần trước dư luận sôi sục vừa qua để chạy án cho hành động ngu xuẩn tập thể. Nhưng gánh nặng quá lớn đến mức một ngày sau, phía chính quyền đã phải đưa ra thêm công văn, ghi rằng có quyết định di dời lư hương là do bà Phó chủ tịch Ủy ban thành phố Nguyễn Thị Thu đưa ra. Tin trong giới thân quen với gia đình bà Thu cho biết cách làm hèn hạ, đùn đẩy trách nhiệm cho một người chết, là điều khiến cho gia đình cũng như bạn bè của bà Thu vô cùng tức giận.
Đang có lời vận động từ trong nhiều nhóm và cá nhân trên facebook, nói rằng mỗi người dân cần mang một lư hương nhỏ đến trước tượng đài để thắp hương, bày tỏ lòng tôn kính Đức Thánh Trần cũng như bày tỏ sự phản đối với hành động báng bổ tồi tệ của nhà cầm quyền hiện nay. Một facebooker giấu tên nói rằng nếu nhà cầm quyền ngăn cản, thì hãy thắp hương ở bất kỳ nơi nào chung quanh đó, hoặc đặt một lư hương trên các lề đường bất kỳ của thành phố để biểu lộ thông điệp về sự bất bình. Điều đáng nói, câu chuyện này đang xuất hiện ở các nơi, với sự bàn thảo bởi những guơng mặt rất mới, chưa từng tham gia bàn luận gì về chính trị. Họ chỉ bắt đầu bằng sự phẫn nộ của ý thức mình là người Việt.
Một nhà báo từ miền Trung, hiện đang viết cho các tờ báo thời sự quốc tế, nhận định vào tối ngày 20-2 rằng có điều gì đó đang diễn ra, cho thấy một phía là bộ mặt chính quyền đang sụp đổ hoàn toàn trong dân chúng, một mặt là sự nhen nhóm của một làn sóng bất mãn, bất tuân, tạm gọi tên là cuộc “Cách mạng lư hương”.
Cũng trong ngày 20-2, có tin các nhóm dư luận viên hàng đầu đang được phổ biến gấp các nội dung để tuyên truyền chống đỡ cho giới nhà cầm quyền. Trước các diễn biến rất mới và liên tục, nội dung phổ biến của “phản sự kiện” này vẫn lặp đi lặp lại cách làm rất cũ, là nhân dân “bị kích động, xúi giục”.
————-
(*) Lễ Niêm Hương: Thông thường các buổi lễ trong đạo Phật đều có phần niêm hương bạch Phật, gọi tắt là niêm hương.
Từ Đại lễ Phật đản tổ chức trên các lễ đài lộ thiên, cho đến lễ cầu an, cầu siêu trong các chùa, lễ an vị Phật tại tư gia, lễ cúng giỗ, ghi nhớ, nhắc nhở về Ông bà, Tổ tiên trong gia đình đều có niêm hương.
Niêm hương bạch Phật là tay cầm cây hương dâng lên cúng dường và trình bạch lên đức Phật hôm nay mình làm việc gì đó, cầu xin Tam bảo chứng minh gia hộ cho buổi lễ được thành tựu viên mãn.
Đức Thánh Tổ Trần Hưng Đạo, sống và chết trong thời đại cúa Phật giáo.
Giữa cơn giận dữ đang ngày càng lan rộng của người dân Việt, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh vội vã tổ chức lễ an vị lư hương của Đức Thánh Tổ Trần Hưng Đạo tại đền thờ Ngài tại số 36 Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1, (tức Hiền Vương cũ), ngay vào trưa 20-2, nhằm 16 âm lịch Kỷ Hợi.
Trong những bản tin ngắn đầy tính đối phó về việc an vị lư hương, nhà cầm quyền thành phố Hồ Chí Minh không cách nào che giấu nổi sự vội vã và lấp liếm sự kiện này, bắt nguồn từ việc đã manh động nhằm cản trở người dân đến thắp hương tưởng niệm Đức Thánh Trần, nhân ngày 17-2-1979, ngày tưởng niệm Trung Cộng xua 600.000 quân sang Việt Nam, giết hại người già, phụ nữ, em bé… và tàn phá làng mạc Việt Nam.
Trên thực tế, hành động vô thần của nhà cầm quyền, đã và sẽ không có lời nào giải thích nổi vì sao một bộ máy nhà nước hùng hậu đã cho quây xe rác, dựng bao cát, kẽm gai chắn tượng đài, tổ chức an ninh, mật vụ bao vây khu vực này, không cho ai đến gần tượng đài Đức Thánh Trần vào ngày 17-2, một ngày chủ nhật, và cẩu lư hương đi mà không có bất kỳ một hành động tôn kính nào, chẳng hạn như làm lễ niêm hương cho việc di dời đó. Nên việc tổ chức rình rang lễ an vị, có hình ảnh phát đi chỉ cho thấy sự trí trá, mưu mẹo của kẻ cầm quyền. Đặc biệt thô bỉ khi cố ý tách một lư hương trong tổng thể kiến trúc tâm linh của người Việt đã có từ năm 1930, để gá ghép thừa vào một đền thờ vốn đã hoàn chỉnh.
Đó là còn chưa nói vô số người yêu nước bị an ninh, mật vụ bao vây trước cửa nhà, đuổi chặn trên khắp các con đường dẫn đến tượng đài của Đức Thánh Tổ Trần Hưng Đạo vào ngày 17-2. Chuỗi bi kịch về con người, đất nước Việt Nam trong các hành xử nhà cầm quyền lâu nay nhiều đến mức để không ai có thể đủ sức nhếch mép cười nổi, khi chứng kiến trò hề nhạt vào trưa 20-2 vừa rồi.
Nội bộ của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh rối loạn đến mức, ai cũng đùn đẩy việc có mặt tại lễ an vị lư hương, và cố ý chỉ để phát đi những bức ảnh chính được chụp từ sau lưng vì sợ dư luận quần chúng. Bà Trần Kim Yến, bí thư quận nhứt đã trở thành con dê tế thần trước dư luận sôi sục vừa qua để chạy án cho hành động ngu xuẩn tập thể. Nhưng gánh nặng quá lớn đến mức một ngày sau, phía chính quyền đã phải đưa ra thêm công văn, ghi rằng có quyết định di dời lư hương là do bà Phó chủ tịch Ủy ban thành phố Nguyễn Thị Thu đưa ra. Tin trong giới thân quen với gia đình bà Thu cho biết cách làm hèn hạ, đùn đẩy trách nhiệm cho một người chết, là điều khiến cho gia đình cũng như bạn bè của bà Thu vô cùng tức giận.
Đang có lời vận động từ trong nhiều nhóm và cá nhân trên facebook, nói rằng mỗi người dân cần mang một lư hương nhỏ đến trước tượng đài để thắp hương, bày tỏ lòng tôn kính Đức Thánh Trần cũng như bày tỏ sự phản đối với hành động báng bổ tồi tệ của nhà cầm quyền hiện nay. Một facebooker giấu tên nói rằng nếu nhà cầm quyền ngăn cản, thì hãy thắp hương ở bất kỳ nơi nào chung quanh đó, hoặc đặt một lư hương trên các lề đường bất kỳ của thành phố để biểu lộ thông điệp về sự bất bình. Điều đáng nói, câu chuyện này đang xuất hiện ở các nơi, với sự bàn thảo bởi những guơng mặt rất mới, chưa từng tham gia bàn luận gì về chính trị. Họ chỉ bắt đầu bằng sự phẫn nộ của ý thức mình là người Việt.
Một nhà báo từ miền Trung, hiện đang viết cho các tờ báo thời sự quốc tế, nhận định vào tối ngày 20-2 rằng có điều gì đó đang diễn ra, cho thấy một phía là bộ mặt chính quyền đang sụp đổ hoàn toàn trong dân chúng, một mặt là sự nhen nhóm của một làn sóng bất mãn, bất tuân, tạm gọi tên là cuộc “Cách mạng lư hương”.
Cũng trong ngày 20-2, có tin các nhóm dư luận viên hàng đầu đang được phổ biến gấp các nội dung để tuyên truyền chống đỡ cho giới nhà cầm quyền. Trước các diễn biến rất mới và liên tục, nội dung phổ biến của “phản sự kiện” này vẫn lặp đi lặp lại cách làm rất cũ, là nhân dân “bị kích động, xúi giục”.
Tuấn Khanh

“Nhà nước Việt Nam là vô pháp và có thành tích nhân quyền tồi tệ nhất khu vực Đông Nam Á”

RFA-2019-02-19 
Chính quyền Hà Nội tuyên các bản án tù nặng nề đối với các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam.
  Chính quyền Hà Nội tuyên các bản án tù nặng nề đối với các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam.RFA
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch có chuyến đi đến thủ đô Washington D.C để vận động cho nhân quyền và dân chủ.
Ông Phil Robertson dành cho Ban Việt ngữ một cuộc phỏng vấn liên quan tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Trước hết, ông cho biết ghi nhận của HRW về vụ việc Blogger Trương Duy Nhất mất tích vào ngày 26 tháng 1 vừa qua:
Ông Phil Robertson: Vụ việc xảy ra thật sự là bí ẩn. Có thể nói rõ ràng là ông Trương Duy Nhất đến Thái Lan để tìm quy chế tị nạn chính trị và ông Nhất đã xuất hiện tại văn phòng làm giấy tờ của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) và có hình ảnh chứng minh cho điều này. Chúng tôi cũng nhận được tin ông Nhất có gặp gỡ và liên lạc với một số người mà ông tin cậy trước khi mất tích. Chúng tôi thật sự không biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng, chúng tôi quan ngại Chính quyền Việt Nam có liên can trong việc bắt ông Nhất và làm cho ông ta mất tích.
Chính quyền Việt Nam được ghi nhận đã từ lâu tiến hành việc theo dõi và cản trở các nhà bất đồng chính kiến chạy lánh nạn ra nước ngoài, như Thái Lan và các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, ngay lập tức Hà Nội bị ngờ có thể đã làm điều gì đó như họ từng hành động một cách tương tự đối với nhân vật (Trịnh Xuân Thanh) tìm quy chế tị nạn ở Đức, đã bị bắt cóc mang về nước.
Chúng tôi chờ đợi nhìn thấy ông Trương Duy Nhất xuất hiện trở lại. Nhưng ngay lúc này, chúng tôi cố gắng gây áp lực lên Chính quyền Thái Lan tiến hành một cuộc điều tra nghiêm túc. Một giới chức di trú tại Bangkok nói rằng họ đang xem xét vấn đề này. Tuy nhiên, chúng tôi không thể biết được họ sẽ điều tra một cách toàn diện và sâu rộng ra sao.
RFA: Như ông đã nói rằng Chính quyền Việt Nam thường xuyên có những hành động bắt giữ công dân như thế, ông nhận định tính chất nghiêm trọng của vụ việc Blogger Trương Duy Nhất mất tích như thế nào?
Ông Phil Robertson: Cứ mỗi một người tìm quy chế tị nạn bị mất tích thì đều nghiêm trọng. Chúng tôi ghi nhận nhiều trường hợp xảy ra trong khu vực Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, bắt người ở Thái Lan. Việt Nam và Campuchia cũng thế. Do đó, một cách tổng thể có thể cho rằng Blogger Trương Duy Nhất đã bị bắt về Việt Nam. Chúng tôi vẫn chưa có thông tin nào để xác minh và chúng tôi đang kết hợp với các tổ chức cũng như tiếp xúc với những người biết được thông tin liên quan để tìm hiểu thêm thông tin xác thực. Vụ việc vẫn còn trong vòng bí ẩn.
RFA: Về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, HRW vẫn luôn kêu gọi Chính quyền Hà Nội trả tự do cho các blogger, những nhà hoạt động và tù nhân chính trị đã bị bắt giữ và giam cầm một cách bất công. Thế nhưng, RFA ghi nhận sự kêu gọi của HRW vẫn chưa nhận được sự phản hồi nào từ phía Hà Nội. Trái lại, ngày càng nhiều bản án tù bị tuyên với thời gian dài hơn, chẳng hạn như trường hợp nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Đình Lượng bị kết án đến 20 năm tù giam. Không những vậy, tình trạng đàn áp các hoạt động cổ súy cho dân chủ, các quyền tự do về biểu đạt, hội họp, tôn giáo…các quyền về xã hội/chính trị ngày càng mạnh tay. Ông cho rằng những lý do mà Hà Nội hành xử như vậy là gì, đặc biệt từ khi đương kim Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được bầu chọn trở thành Chủ tịch nước Việt Nam?
Ông Phil Robertson: Tôi muốn nhắc lại sự kiên hồi năm 2017 khi Thủ tướng Việt Nam đến thăm Nhà Trắng qua lời mời của Tổng thống Donal Trump. Tại cuộc họp ở Nhà Trắng với Hội đồng An ninh Quốc gia và Bộ Nội An Hoa Kỳ, chúng tôi nhận thấy vấn đề nhân quyền không hề được nhắc đến. Chính phủ Hoa Kỳ hoàn toàn thiếu sót khi không đề cập đến vấn đề nhân quyền với Thủ tướng Việt Nam. Chúng tôi cho rằng Việt Nam nhận ra là Hoa Kỳ không quan tâm đến vấn đề nhân quyền nên Việt Nam được tự do trong cách hành xử về nhân quyền ở nước của họ. Chúng tôi tin rằng Chính quyền Việt Nam rất thông minh trong lãnh vực ngoại giao nên do đó họ nghĩ rằng học có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn và vì thế chúng ta nhận thấy tình trạng đàn áp và kết án tù nhiều năm đã và đang diễn ra đối với những người bất đồng chính kiến. Đây là bản chất thật của Chính quyền Việt Nam, họ cứ việc làm bởi vì họ nhìn thấy cộng đồng thế giới không quan tâm.
Chúng tôi ghi nhận có chút thay đổi liên quan đến việc Hà Nội ngược đãi các quyền của dân chúng ở Việt Nam vì bị ảnh hưởng đến mối quan hệ với Châu Âu (EU) về Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam-EU (EVFTA). Hiện Hà Nội gặp trở ngại trong việc ký kết hiệp định này với phía Quốc hội Châu Âu.
RFA: Mới đây nhất, hồi tháng 1 năm 2019, tại kỳ Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền của Việt Nam (UPR) diễn ra ở Thụy Sĩ nói riêng, cũng như Việt Nam nhiều lần phản bác những báo cáo về tình hình nhân quyền Việt Nam bị tồi tệ; đồng thời Việt Nam còn lên tiếng cho rằng các tổ chức phi chính phủ như HRW, Ân xá Quốc tế-Amnesty International, Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), Tổ chức Phóng viên Không Biên giới hay các chính phủ như Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ EU hiềm khích với Việt Nam, can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Việt Nam và thực hiện các báo cáo sai trật về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Câu hỏi được nêu lên rằng HRW và những tổ chức khác làm thế nào để chứng minh những lời tuyên bố của Việt Nam hoàn toàn tôn trọng các quyền của người dân về nhân quyền, dân sự, chính trị, tôn giáo là không đúng sự thật?
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền-Human Rights Watch trong cuộc phỏng vấn với Ban Việt ngữ RFA ngày 19/01/19.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền-Human Rights Watch trong cuộc phỏng vấn với Ban Việt ngữ RFA ngày 19/01/19. RFA
Ông Phil Robertson: Chúng tôi vẫn tiếp tục các công việc mà chúng tôi đã và đang làm là chúng tôi thu thập tài liệu, chứng cứ những việc xảy ra và làm báo cáo.  Các tổ chức nhân quyền giống như HRW cùng làm một công việc là thu thập tài liệu, tiếp xúc với người dân, xem xét sự việc, tham khảo luật pháp…Có một sự tranh cãi là Chính phủ Việt Nam phải thực hiện theo Công ước Nhân quyền Quốc tế mà họ đã ký phê chuẩn, nhưng đó chỉ là chiêu trò. Chẳng hạn, Công ước Nhân quyền Quốc tế công nhận quyền tự do phản biện của người dân đối với nhà nước, thế nhưng Chính quyền Việt Nam và Luật pháp Việt Nam chống lại nghĩa vụ về nhân quyền theo quốc tế mà họ tham gia. Chính quyền Việt Nam cứ nói trắng thành đen, và họ cứ tiếp tục dối trá như thế nhưng cộng đồng thế giới thì vẫn cứ tin theo. Các quốc gia cứ tiếp nối trong những vấn đề bang giao về chính trị và nhằm đạt được các lợi ích đủ để không đặt vấn đề nhân quyền của Việt Nam lên bàn nghị sự.
Chúng tôi muốn nói với người Việt Nam khắp thế giới rằng quý vị quan tâm đến nhân quyền Việt Nam thì chính quý vị phải yêu cầu các lãnh đạo quốc gia của quý vị ủng hộ cho nhân quyền ở Việt Nam.
RFA: Không chỉ liên quan báo cáo nhân quyền ở Việt Nam, mà báo cáo nhân quyền tại các nước trong khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Myanmar, Lào…cũng được ghi nhận là bị xấu đi. HRW có ghi nhận nào về sự phối hợp của các tổ chức xã hội dân sự giữa những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức nhân quyền cho mục đích tương lai tốt đẹp hơn tại khu vực này?
Ông Phil Robertson: HRW ghi nhận có một sự nỗ lực ở khu vực Đông Nam Á. Các tổ chức xã hội dân sự cùng với những tổ chức phi chính phủ (NGOs) sẽ có cuộc họp trong cùng thời gian diễn ra hội nghị giữa các lãnh đạo của khối ASEAN trong năm 2019 này, ở Thái Lan để bàn thảo về tôn trọng nhân quyền và ủng hộ dân chủ tại khu vực Đông Nam Á.
Sự phối hợp như vậy là rất cần thiết. Tuy nhiên, chúng tôi lo ngại phía Việt Nam sẽ gửi các tổ chức NGOs sự giả hiệu, do nhà nước dựng lên đến tham dự. Chính quyền Hà Nội rất công kích các hoạt động của quốc tế nhằm ủng hộ nhân quyền tại Việt Nam. Họ luôn theo đuổi việc kiểm soát các tổ chức NGOs, những người tị nạn và những nhà bất đồng chính kiến ở nước ngoài như trường hợp bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hay vụ việc Blogger Trương Duy Nhất mất tích. Nhà nước Việt Nam là vô pháp, đàn áp nhân quyền và một trong những nhà nước bị báo cáo có thành tích nhân quyền tồi tệ nhất khu vực Đông Nam Á.
RFA: Ông có nhìn thất được viễn ảnh nào khích lệ tinh thần cho những nhà hoạt động dân chủ, các blogger và nhà báo độc lập ở Việt Nam trong năm 2019 qua chuyến đi đến thủ đô Hoa Kỳ để vận động cho dân chủ nhân quyền, thưa ông?
Ông Phil Robertson: HRW nhận thấy có nhiều hoạt động để vận động cho nhân quyền Việt Nam ở Quốc hội Hoa Kỳ. Chúng tôi hy vọng sẽ nhìn thấy sự quan tâm nhiều hơn về vấn đề nhân quyền Việt Nam của Chính phủ Mỹ cũng như Hoa Kỳ sẽ đặt nặng vấn đề nhân quyền trong mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á hầu nhân quyền ở đó cũng được tôn trọng giống như ở Hoa Kỳ.
HRW sẽ tiếp tục làm việc với chính phủ của các nước và Liên Hiệp Quốc để cộng đồng quốc tế ủng hộ và bảo vệ cho nhân quyền tại Việt Nam.
FRA: Chân thành cảm ơn ông Phil Robertson dành cho RFA cuộc phỏng vấn này.

Ngu như nhà văn

Chu Mộng Long

Tập tò viết văn ở trình độ lớp Hai mới không biết từ ghép “Sông núi” là danh từ đã mang nghĩa khái quát, nghĩa biểu niệm, đồng nghĩa với “Quốc gia”, “Tổ quốc”, không phải là “con sông” và “ngọn núi” với nghĩa biểu thị vật thể.
Hai từ đơn biểu vật biến thành từ ghép biểu niệm là hiện tượng khá phổ biến trong tư duy ngôn ngữ của người Việt. Chẳng hạn, cha ông, con cháu, nhà cửa, ruộng nương, rường cột, xe cộ, cây cỏ, trời đất, trăng sao,… khi sử dụng đã mất hoàn toàn nghĩa biểu vật mà chỉ còn biểu niệm chung, khái quát. Riêng từ “sông núi”, hay “đất nước” cũng vậy, là tư duy nguyên thủy, ghép cái biểu vật ban đầu trong đời sống vùng sông nước để biến thành cái biểu niệm của tư duy phát triển về sau đối với lãnh thổ hay Tổ quốc.
Vậy mà cả cái Hội Nhà văn của anh Thỉnh lại dịch mù sang tiếng Anh là: “Mountains and Rivers on the Shoulder”. Ơn trời, sông Việt Nam có nhiều sông hung dữ, núi Việt Nam có nhiều núi đồ sộ, núi và sông không đè sụn vai hay cuốn trôi cả ngàn người trong Hội Nhà văn!
Cách dịch tiếng Anh như vậy không phải chứng tỏ trình độ tiếng Anh (nhà văn không cần biết tiếng Anh để làm gì) mà là phản ánh trình độ tiếng Việt, văn hóa Việt. Nếu không có trò khoe tiếng Anh như thế này thì ta cứ tưởng nhà văn rành tiếng Việt, văn hóa Việt, hiểu được nghĩa đơn giản của từ “sông núi” mà nhà văn đang dùng.
Nhà văn phải là người giỏi ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Các cháu học văn, làm văn chọn mẫu văn của nhà văn mà học mà làm. Bước qua trình độ lớp Hai, các cháu đã phải biết phân biệt từ loại, các loại nghĩa của từ. Lẽ nào cả ngàn nhà văn của Hội Nhà văn chưa bước qua trình độ lớp Hai? Hay là nhà văn Việt Nam viết văn ở trình độ thổ dân nguyên thủy khi vốn ngôn ngữ chưa vươn đến trừu tượng khái quát của tư tưởng?Đừng đổ thừa lỗi tại thằng dịch. Một thằng dịch ngu, lẽ nào một ngàn thằng khác không ngu nhưng bị… mù?
Vậy mà gần đây, tôi thấy nhiều nhà thơ xuất bản thơ tự viết tự dịch song ngữ Việt – Anh cơ đấy!
Tấm biển này đặt ở Văn Miếu, nơi tập hợp tinh hoa trí tuệ của Việt Nam nhé anh Thỉnh.