Wednesday, March 20, 2019

Điều quan trọng hơn hết là người dân phải bắt đầu

Đoàn người biểu tình chống chính phủ giơ cao tay trong buổi tuyên thệ nhậm chức biểu kiến của ông Juan Guaidó, lãnh tụ của phe đối lập đang nắm quyền quốc hội. Ông Guaidó tuyên bố nắm chức vụ tổng thống lâm thời trong một cuộc mít-tinh tại Caracas, Venezuela, ngày thứ Tư 23 tháng Giêng, 2019, yêu cầu Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro phải từ chức. Ảnh: Fernando Llano/Associated Press.
So sánh với Venezuela nhiều người than phiền, dân mình thờ ơ với thời cuộc quá… Bất công đầy dẫy, sai trái khắp nơi nhưng cứ làm như không liên quan đến mình. Có đúng như thế không?
Suốt thời gian dài sống với một chế độ công an trị và bưng bít thì con người dần trở thành thụ động và mất hết tự tin, cho rằng mình không làm được gì… “Đã có đảng và nhà nước lo.”
Cũng có nguyên nhân khác. Với 4.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trong những lúc vận nước đen tối nhất thường xuất hiện những vị cứu tinh đưa đất nước thoát cảnh trầm luân. Vì thế vẫn còn nhiều người chờ minh quân xuất hiện để đi theo.
Dân Venezuela có chờ đợi minh quân không? Chắc chắn là không. Người Venezuela bắt đầu ào ạt xuống đường khi kinh tế bước vào giai đoạn kiệt quệ, 2014. Tới nay người ta thống kê được người Venezuela đã có hơn 50 ngàn cuộc biểu tình lớn nhỏ. Nghĩa là những cuộc biểu tình mà có cả trăm ngàn người, có khi đến cả triệu người tham dự là tích lũy từ hàng chục ngàn cuộc biểu tình lớn nhỏ từ nhiều năm trước.Tuy nhiên, ngày nay tìm đâu ra Lê Lợi, Trần Hưng Đạo hay Quang Trung Nguyễn Huệ? Chờ minh quân đến bao giờ khi từng ngày từng giờ đất nước rơi vào hiểm họa bị xóa mất trên bản đồ thế giới?
Ông Juan Guaidó, Tổng thống lâm thời của Venezuela có phải là minh quân không?
Không. Ông Guaidó chỉ mới xuất hiện sau này khi ông tự xưng ông là tổng thống lâm thời và phủ nhận triều đại của ông Maduro. Ông Guaidó được xem là tụ điểm để người dân Venezuela và các nhóm, tổ chức tụ về thúc đẩy sự thay đổi, xóa một chính thể theo XHCN đã đưa đến tình trạng nghèo đói hôm nay.
Ngưòi Venezuela rất yêu quý và mến phục ông Guaidó vì ông đã tình nguyện trở thành công cụ của nhân dân trong cuộc đấu tranh giành lại quyền lực từ thể chế độc tài. Tuy nhiên, họ hiểu rất rõ ông Guaidó vẫn được an toàn, được nhiều nước trong vùng và phương Tây công nhận vì ông có hàng triệu người xuống đường ủng hộ ông.
Một cuộc biểu tình với hàng triệu người tham dự như Venezuela hiện nay không thể bỗng dưng có được trong một ngày một buổi. Nó là kết quả được tích luỹ và tích lũy từ nhiều cuộc biểu tình trước đó.
Việt Nam đã có lớn nhỏ bao nhiêu cuộc biểu tình rồi? Không cần phải nhất thiết có mục đích chính trị… Đơn giản chỉ là vì học sinh bị trúng độc, vì ô nhiễm môi trường, vì giá điện tăng quá mức, vì BOT lạm thu trắng trợn, v.v.
Điều quan trọng hơn hết là người dân phải bắt đầu.
Rangdong Soc
18/03/2019

Những ông chủ đích thực của BOT


Phạm Thành|

BOT – âm thanh từ miệng người phát ra giống y trang âm thanh Bốt, tức đồn bốt. Đồn bốt, theo nguyên lý cai trị, là một đơn vị đồn trú của chính quyền, được lập ra là để kiểm soát trật tự an ninh, sẵn sàng đàn áp dân chúng ở một địa phương hay một khu vực nào đó. Còn BOT thì chỉ có một nhiệm vụ duy nhất: hút máu dân, càng nhiều càng tốt.
70 năm cộng sản cầm quyên “triệt để và toàn diện”, cuối cùng, “ma đưa lối, quỷ đưa đường’, đất nước Việt Nam, BOT như đồn bốt, há cái miệng hút máu người của quỷ Satan, mọc lên như nấm, nhằm không ngừng nghỉ hút máu dân. Chúng nhiều đến nỗi, ở đâu có đường đi, ở đó có BOT. Ở đâu có dân, ở đó có BOT. Dân chúng đã thực sự trở thành mồi nhậu cho lũ quỷ Satan cộng sản cầm quyền.
Vậy, ai là chủ nhân ông đích thực của các BOT mọc lên la liệt như nấm đó?
Vì vậy, đánh BOT, đập tan BOT là đánh và đập tan thể chế chính trị độc tài, phản dân, hại nước. Vì lẽ đó, mà cuộc chiến chống BOT hút máu của các anh tài không hề dễ dàng và không thể đạt được thắng lợi trong ngắn hạn.Theo tôi, ông chủ đích thực của BOT là tập đoàn cộng sản cầm quyền, đứng đầu là các đời tứ trụ, thời hiện tại , là Trọng, Phúc, Ngân. Trọng, Phúc, Ngân đang là những ông chủ đích thực của BOT. Những tay đang trực tiếp duy trì sự hoạt động của BOT, thực chất chỉ là những giám đốc, thay mặt cho chủ nhân ông, thực hiện công việc dựng lên BOT và thu tiền thay cho chủ nhân ông mà thôi. Chính vì lẽ đó, mà những tay giám đốc các BOT mặc sức hoành hành. Chúng muốn đặt BOT ở đâu chúng muốn, và chúng muốn thu tiền bao nhiêu, bao lâu là tùy ý chúng. Lái xe nào phản đối, lập tức bị chúng bắt bớ, đánh đập, phương tiện chặn BOT lập tức bị cẩu đi. Cũng chính vì lẽ đó, để bảo vệ BOT, công an, quân đội được các ông chủ đích thực huy động với số lượng đông đảo để đập tan sự phản kháng của lái xe mà không sợ vi phạm pháp luật, vì luật là chúng, chúng là luật. Chúng phải kiên quyết bảo vệ, vì BOT hút máu dân là để nuôi dưỡng bộ máy đàn áp của chính quyền. BOT không thu được tiền, không khác gì chúng nó, tức cộng sản cầm quyền, không còn máu.
BOT còn, chế độ độc tài còn: BOT hết, chế độ độc tài cũng hết./.

Điên cuồng bảo vệ cái ác


Đỗ Văn Ngà|

Mấy ngày qua mạng xã hội nóng lên bởi trường hợp hàng trăm trẻ em nhiễm sán lợn do ăn phải thực phẩm được cung cấp từ một doanh nghiệp- Công ty Hương Thành trên địa bàn huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Sự việc bắt nguồn từ trường mầm non Thanh Khương, xã Thanh Khương, Huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Vụ việc đã làm cho phụ huynh hoảng hốt đưa con em đi xét nghiệm, và đến nay đã phát hiện hơn 200 trẻ em bị nhiễm bệnh. Và kinh hoàng hơn, doanh nghiệp cung cấp thực phẩm bẩn này đang cung cấp 22 trường trên toàn huyện, trong đó 19 trường mầm non và 3 trường tiểu học. Để cung cấp đến 22 trường học trên toàn huyện, nếu không có sự bảo kê dắt mối của quan chức, một doanh nghiệp khó có thể độc quyền cung cấp một số lượng trường lớn đến như vậy.
Bệnh sán lợn là gì? Nó chính là bệnh heo gạo, ở vùng quê người ta hay gọi như vậy. Tra Wikipedia thì người ta giải thích thế này “Bệnh ấu trùng sán lợn hay bệnh lợn gạo là bệnh truyền nhiễm ở mô gây ra bởi ấu trùng sán dây lợn. Người nhiễm bệnh có thể có rất ít hoặc không có triệu chứng trong nhiều năm, có những u chắc không đau khoảng 1–2 cm ở dưới da và ở cơ, hoặc có triệu chứng thần kinh nếu não bị ảnh hưởng. Sau nhiều tháng hay nhiều năm các u này chuyển sang đau và sưng phù rồi hết sưng. Ở các nước đang phát triển, tình trạng u hết phù chính là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây co giật. Đây là một bệnh mạn tính có tổn thương ở da, cơ, não của lợn và người do các u nang sán lợn (trong có đầu sán) gây nên và tác nhân là do sán dây ký sinh trong ruột non. Lợn gạo là bệnh trong hệ thống các bệnh ký sinh trùng lây truyền giữa động vật và người. Trong bệnh này, lợn đóng vai trò là vật chủ trung gian lây bệnh mang trong mình các ấu trùng sán dây”.
Cũng trong phần hậu quả Wikipedia giải thích “Ấu trùng sán nếu đi vào não, ký sinh trong não sẽ tạo thành những bọc ấu trùng gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh mà hiện nay mọi người thường gọi là sán não. Các biểu hiện của sán não như đau đầu, buồn nôn, nặng có thể có những biểu hiện co giật giống như bệnh động kinh: Ấu trùng sán đi vào mắt, ký sinh trong đáy mắt có thể gây mù lòa; Ấu trùng sán ký sinh trong cơ với mật độ cao sẽ gây viêm cơ khiến trương lực cơ giảm, làm giảm khả năng lao động; Ấu trùng sán cũng có thể ký sinh ở da gây nên những hạt gạo dưới da, ảnh hưởng tới thẩm mỹ” (hết trích).
Câu hỏi đặt ra là, đã đến thế kỷ 21 mà tại sao mầm bệnh trong thực phẩm vẫn được đưa vào cung cấp cho trường mầm non đầu độc trẻ em? Nhìn lên thượng tầng chính trị, mấy ngày trước 2 bộ trong chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phối hợp nhau viết luật, ra tiêu chuẩn để diệt doanh nghiệp chân chính đồng thời đưa một doanh nghiệp chuyên dùng hóa chất giả nước mắm vào chiếm lĩnh thị trường nước chấm. Còn hôm nay, ở hạ tầng, cụ thể là ở cấp huyện, thì một doanh nghiệp cung cấp thực phẩm cấp huyện đang cấy bệnh vào thế hệ mầm non đất nước. Đây là sự cố ngoài ý muốn hay một tội ác có hệ thống, chúng ta cần phải phân tích.Cũng trong phần hậu quả Wikipedia giải thích “Ấu trùng sán nếu đi vào não, ký sinh trong não sẽ tạo thành những bọc ấu trùng gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh mà hiện nay mọi người thường gọi là sán não. Các biểu hiện của sán não như đau đầu, buồn nôn, nặng có thể có những biểu hiện co giật giống như bệnh động kinh: Ấu trùng sán đi vào mắt, ký sinh trong đáy mắt có thể gây mù lòa; Ấu trùng sán ký sinh trong cơ với mật độ cao sẽ gây viêm cơ khiến trương lực cơ giảm, làm giảm khả năng lao động; Ấu trùng sán cũng có thể ký sinh ở da gây nên những hạt gạo dưới da, ảnh hưởng tới thẩm mỹ” (hết trích).
Để đánh giá là tội ác hay sự cố ngoài ý muốn, thì hãy xem phản ứng của quan chức sau vụ việc đổ bể là như thế nào?
– Thường hợp thứ nhất, ông Bí thư tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến nói rằng “không bất thường” trong khi đó, chuyên gia nói đó là trường hợp bất thường;
– Thứ nhì, Giám đốc bệnh viện Nhiệt đới Trung ương phát biểu tỉnh bơ trên VTV rằng “hơn cả trăm trẻ em trường mầm non ở Bắc Ninh nhiễm sán lợn là “nằm trong tỉ lệ cho phép”;
– Tiếp theo là ông Cục Trưởng Cục An toàn Thực Phẩm Bộ Y tế thì bảo phát hiện dương tính chưa phải điều trị.
Sau vụ này, có người nói với tôi rằng, những nạn nhân trong vùng bị nhiễm sán lợn khi lên Hà Nội xét nghiệm cho con phải khai ở địa phương khác, vì họ sợ nếu khai là trẻ em ở Huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh thì bệnh viện sẽ gian dối kết quả để bảo vệ công ty cấp thực phẩm bẩn kia. Nếu trong dân đang có cái sợ như vậy, thì có thể đoán được lòng dân đã rất sợ hệ thống dịch vụ y tế công lập. Không sợ sao được? Hành động cấy mầm bệnh vào trẻ em mầm non ấy rõ ràng là phạm tội như thế mà tầng tầng lớp lớp quan chức phát biểu mang tính chất cố tình che lấp tội ác của doanh nghiệp kia.
Trẻ em nhiễm bệnh sán lợn không đáng sợ, vì khi phát hiện thì có thể chữa trị. Nhưng cái đáng sợ nhất ở đây là gì? Đó là trùng trùng điệp điệp quan chức luôn sẵn sàng bán rẻ lương tâm, sẵn sàng nói ngược đạo lý, sẵn sàng chà đạp luật pháp để bảo vệ bất kỳ cái ác nào bắt nguồn từ hệ thống chính quyền. Điều này nó thành bản chất của chính quyền này rồi. Rất khốn nạn nhưng nhân dân hoàn toàn bất lực. Không dân tộc nào cứ hoài chống đỡ những tội ác có tính tổ chức kiểu này được. Như thế này mà dân tộc này không khuyết tật, không bệnh hoạn mới lạ./.
Tham khảo:
– https://www.tienphong.vn/xa-hoi/vu-hang-loat-tre-nhiem-san-lon-ai-dat-moi-nha-cung-cap-thuc-pham-huong-thanh-1390281.tpo
– https://suckhoedoisong.vn/benh-san-day-lon-lon-gao-va-cac-bien-phap-phong-benh-n150467.html
– https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%87nh_%E1%BA%A5u_tr%C3%B9ng_s%C3%A1n_l%E1%BB%A3n- http://soha.vn/noi-cung-cap-thuc-pham-cho-cong-ty-nghi-dua-thit-lon-ban-vao-truong-hoc-o-bac-ninh-2019031817470671.htm
– http://www.sggp.org.vn/vu-nhieu-tre-nhiem-san-heo-bi-thu-bac-ninh-noi-khong-bat-thuong-chuyen-gia-bao-nguoc-lai-581907.html
– https://www.dkn.tv/trong-nuoc/hop-bao-vu-tre-nhiem-san-o-bac-ninh-nguoi-duong-tinh-voi-au-trung-san-lon-chua-phai-dieu-tri.html

Bàn về tham nhũng chính sách

1-Giới thiệu
Khái niệm tham nhũng chính sách (TNCS) chỉ mới xuất hiện trong thời gian vào đầu thế kỷ 21 và được nhắc đến ngày càng nhiều.Trước đây chỉ thỉnh thoảng gặp cụm từ “lợi dụng sơ hở” của chính sách hoặc luật pháp. Về những việc này tôi biết khá nhiều , đã suy nghĩ và lý giải nguồn gốc phát sinh, đã đọc vài chục bài báo với những đầu đề như là : TNCS là cha của mọi tham nhũng, TNCS là vô cùng nguy hiểm, TNCS làm đảo lộn xã hội, TNCS là hoạt động của nhóm lợi ích; Cần loại tận gốc TNCS v.v…
Rồi nào là Tập đoàn này nọ làm giàu cực nhanh bằng TNCS, Nhận diện sự hiểm họa của TNCS, Nhận diện nguy cơ tham nhũng từ khi hoạch định đường lối, nào là Đề phòng, ngăn chặn TNCS, Có ngăn được TNCS không, ngăn bằng cách nào v.v…Lại có bài (của Thành Tâm) cho là thực tế không có TNCS, cụm từ này chỉ là lối nói của văn Tây.
2-Phân biệt TNCS và lợi dụng sơ hở của luật phápQua thực tế cũng như qua các bài đọc được, tôi biết sự lo lắng, phẩn nộ của nhiều người trước cảnh TNCS càng ngày càng tăng, gây nên những tổn thất vô cùng to lớn cho đất nước. Nhiều bài đã nêu lên được thực trạng bi đát với dẫn chứng cụ thể và phân tích sâu sắc (của Phạm Chi Lan, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Sĩ Dũng, Mai Quốc Ấn, Sơn Tràng, Nguyễn Anh Tuấn v.v…). Tuy vậy tôi chưa gặp được bài nào chỉ ra nguyên nhân sâu xa, nêu được những trường hợp TNCS cộm cán, có tính quyết định. Cũng đã có vài bài nêu các biện pháp khắc phục ( của Nguyễn Sĩ Dũng, Lưu Văn Quảng, Thế Dũng, Lương Kết v.v…) nhưng hình như chỉ là “biện pháp gãi ngứa” chứ chưa phải tìm được “thuốc đặc trị”. Tôi cũng phát hiện được một vài luận điệu xảo trá, ngụy biện hoặc những lời hô hào suông của một số quan chức cấp cao và bồi bút.
TNCS là việc lạm dụng quyền ban hành chính sách và luật pháp nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân / phe nhóm . Lợi dụng sơ hở của luật pháp là việc phát hiện ra các sơ hở đó và vận dụng nó để kiếm lợi . Tuy hai việc đều nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân, nhưng khác nhau về cách tiến hành. Kẻ TNCS chính là người làm hoặc tham gia làm ra các điều khoản của luật pháp , vì có quyền lực, có mưu mô, giỏi lừa đảo. Người lợi dụng không tham gia làm chính sách/ luật pháp, họ nghiên cứu chúng để tìm những điểm có thể dùng hoặc tránh (lách luật), nhằm kiếm lợi nhiều hơn, họ là người có trí tuệ. Dân Do Thái nổi tiếng về khả năng lách luật để làm giàu. Nhìn ở góc độ khác kẻ TNCS cũng là người lợi dụng sơ hở, nhưng sơ hở đó do chính họ tạo ra, còn bị nhiều người khác lợi dụng.
Có ý kiến xem TNCS khác với tham nhũng quyền lực (TNQL). Theo tôi thì TNCS nằm trong TNQL, nó là dạng cao nhất, thâm hiểm nhất của TNQL,là sự tham nhũng vô cùng đểu cáng, vô cùng nguy hiểm, nhưng hợp với văn bản luật pháp, được thực hiện ngang nhiên trước công luận.
Hình như trong nhiều nước không có khái niệm THCS vì họ chỉ có luật pháp mà không có chính sách. Ở ta, đặt và gọi TNCS theo thói quen, vì thường thì có chính sách rồi mới có luật pháp. Thật ra đó là tham nhũng dựa vào luật pháp do mình tạo ra., là tham nhũng luật pháp.
3-Vài vụ TNCS cộm cán hoặc tinh vi
TNCS gặp trong nhiều lĩnh vực và càng ngày càng tăng, càng chống càng phát triển. Rất nhiều vụ từ to đến nhỏ, từ quy mô toàn quốc đến địa phương đã được phanh phui. Dưới đây tôi chỉ xin kể vắn tắt vài vụ cộm cán hoặc tinh vi.
Vụ TNCS lớn nhất là điều 4 của Hiến pháp, là Luật đất đai. Hai thứ này nhiều người biết nhưng chưa dám công khai qui cho chúng là TNCS chỉ vì quá nhạy cảm. Xin mọi người ngẫm nghĩ và phân tích sẽ thấy.
Vụ TNCS lớn thuộc hàng đầu là quyền hạn về nhân sự. Nó bao gồm từ việc độc quyền quyết định đến quy hoạch và tổ chức bầu bán. Về vấn đề này tôi đã viết bài “Phản biện đường lối cán bộ cộng sản”, chỉ ra rằng theo đường lối đó, theo quy hoạch đó thì chủ yếu chọn được bọn cơ hội có lắm chước quỷ mưu ma, là những tinh hoa dỏm và loại bỏ những tinh hoa thực chất . Làm như vậy nhằm phục vụ các nhóm lợi ích, mà nhóm to nhất, bao trùm nhất chính là ĐCSVN.
Về TNCS một cách tế nhị, xin kể 2 chuyện:
Chuyện 1- Kẻ đểu lừa người ngu. Việt Nam đã khá thành công với cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng có không quá 2 con. Một số con cháu lãnh đạo cao cấp chỉ có 2 con gái, rất muốn đẻ thêm, nhưng lại sợ vi phạm. Thế là bỗng nhiên có pháp lệnh mới về dân số ra đời với điều khoản “mỗi gia đình tự chọn số con”. Kẻ đề ra điều này nhằm đến là giúp con cháu đẻ thêm một cách hợp pháp, nhưng phải lừa được người thông qua và dư luận với lý do công khai là tôn trọng nhân quyền. Người thông qua vì ngu hay sao đó mà chấp nhận. Điều khoản này đồng thời tạo điều kiện cho hàng triệu gia đình khác sinh đẻ thoải mái. Sau khoảng dăm sáu năm, do những tác động nào đó lại thấy vận động kế hoạch hóa trở lại.
Chuyện 2- Lừa bịp bằng tiêu chuẩn. Ở cơ quan nọ tổ chức lấy ý kiến dân chủ về chức trưởng nhiệm kỳ mới. Dưới sự chỉ đạo của chức trưởng đương nhiệm, tập thể lãnh đạo thảo luận và thông qua 5 tiêu chuẩn để chọn người. Ba tiêu chuẩn đầu được thông qua nhanh chóng, số người đạt được gần hai chục.Tiêu chuẩn 4 và 5 được thảo luận khá gay cấn vì xem ra toàn cơ quan chỉ có vài ba người đạt được tiêu chuẩn 4 và chỉ 1 người có được tiêu chuẩn 5. Người đó không ai khác là chức trưởng đương nhiệm.
4-Nguyên nhân cơ bản và biện pháp phòng chống
Nhiều người đã tìm nguyên nhân của TNCS từ những “bất cập” của cán bộ và cơ chế. Họ chỉ ra nào là sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm của người làm chính sách, của người soạn luật và thẩm định luật, sự thiếu minh bạch, sự sơ sài, thiếu chặt chẽ trong việc kiểm tra và thông qua luật, họ đổ lỗi cho một số người “buôn cơ chế”, đổ lỗi cho bọn thoái hóa biến chất, cho các nhóm lợi ích. Có thể họ còn biết nguyên nhân khác quan trọng hơn nhưng vì tế nhị, vì sợ mà chưa dám nói ra.
Tôi cho rằng nguyên nhân cơ bản của TNCS, cũng giống như của nhiều tệ nạn khác là “Sự kết hợp và cộng hưởng giữa một bên là những yếu kém trong văn hóa và truyền thống dân tộc và một bên là những độc hại của Chủ nghĩa Mác Lê”. Yếu kém rõ nhất trong truyền thống là thói tham lam ích kỷ, nó đóng vai trò mầm mống. Độc hại chủ yếu là độc quyền đảng trị, nó đóng vai trò môi trường thuận lợi Chính sự kết hợp này làm sinh ra và nuôi dưỡng các bất cập về cán bộ và thể chế.
Tại sao lại để người thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm luật và người thông qua luật (đại biểu Quốc hội) có trình độ thấp. Tại vì đa số tinh hoa của dân tộc đã bị chuyên chính vô sản loại ra khỏi Quốc hội và Chính quyền.
Để phòng chống nạn TNCS một số nhà nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp liên hoàn. Nào là nâng cao trình độ cán bộ soạn thảo và thẩm định, minh bạch và nghiêm túc trong giải trình và xét duyệt, nào là tăng cường các nghị quyết, nâng cao phẩm chất đạo đức, đề cao việc nêu gương, đẩy lùi suy thoái tư tưởng; nào là cắt bỏ giấy phép con, bỏ chế độ xin cho, ban hành khuôn khổ pháp lý, lập cơ quan chuyên sàng lọc chính sách , pháp luật, thực hiện cơ chế 3 không đối với TNCS (không thể, không dám, không muốn), nào là tăng cường sự phản biện, tăng cường vai trò báo chí v.v và v.v…. Những biện pháp vừa nêu xét ra không sai, nhưng chỉ nhằm gãi ngứa nếu vẫn giữ nguyên thể chế độc quyền toàn trị.
Để phòng chống , tiến đến bài trừ mọi loại tham nhũng, trong đó có TNCS thì cần loại bỏ nguyên nhân cơ bản sinh ra và nuôi dưỡng chúng. Việc loại bỏ các yếu kém trong truyền thống chỉ có thể làm từ từ và lâu dài với nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí. Việc quan trọng và tương đối cấp thiết là loại bỏ độc hại của CN Mác Lê, thực hiện chế độ dân chủ với tam quyền phân lập. Có như thế người dân mới chọn được thành phần tinh hoa, liêm khiêt đưa vào các bộ máy dân cử và chính quyền. Sẽ là thuận lợi cho dân tộc khi lãnh đạo đất nước hiểu ra và thực hiện điều đó. Nếu vì lợi ích nhóm mà họ ngoan cố chống lại thì nhân dân cần tìm con đường khác. Về lâu dài thì chính nhân dân mới quyết định vận mệnh của mình, có chấp nhận cho bọn tham nhũng hoành hành mãi hay không.
5-Thay lời kết
Theo những gì đã trình bày thi TNCS thuộc bản chất của ĐCSVN, vì vậy họ chỉ có thể dàn cảnh chống một vài vụ không quan trọng để tuyên truyền và lừa dối những người nhẹ dạ cả tin. Góp ý kiến để chống TNCS từ gôc, nghĩa là trước hết phải bỏ điều 4 Hiến pháp, bỏ điều khoản công hữu đất đai, từ bỏ quyền quyết định nhân sự v.v… thì khác nào bảo họ phải biết tự lột da như rắn, tự thay mai như cua. Liệu họ có làm được hay không. Tôi đánh giá xác suất làm được dưới 1%. Nhưng biết đâu đấy. Có những việc tưởng chừng không thể nào xẩy ra mà đã xẩy ra./.

Nhà Hàng/Nhà Nước & Nhà BOT


Cuộc phản kháng bằng tiền lẻ của các tài xế xe hơi khởi đầu tại trạm BOT Bến Thủy ở Nghệ An vào tháng 4, 2017. Ảnh: Kinh Tế&Đô Thị.

tuongnangtien’s blog – RFA

BOT ĐẶT SAI VỊ TRÍ LÀ ĂN CƯỚP (FB Nho Vu)


Tôi tạt ngang qua Kuala Lumpur đôi ba lần. Lần nào cũng ngụ ở Phố Tầu vì giá nhà trọ rẻ, lại cạnh bến xe, rất tiện cho việc đi lại và ăn uống. Gần cuối con đường lớn có tiệm Nam Heong Chicken Rice Chinatown, khai trương từ năm 1938, khách khứa lúc nào cũng ra/vào tấp nập.
“Chắc ngon, ngon chắc.” Tôi tưởng vậy. Thiệt là Tưởng Tầm Bậy. Cũng tạm được thôi, chớ thua cơm gà Hải Nam (San Jose) hay Nam An và Tasty Garden (Westminster) ở California xa lắc. Chỉ được cái là tiền bạc rất nhẹ nhàng: mỗi phần ăn chỉ cỡ 3 Mỹ Kim thôi là no chết mẹ luôn!
Chợ Nhà Lồng, tên chính thức là International Foods Center, cách đó chừng vài trăm mét cũng vậy. Mọi thứ cũng rẻ rề hà. Họ có khoảng hai chục quầy thức ăn của nhiều quốc gia lân cận: Thai, India, Indonesia, China, Pakistan … đủ mặt. Bia bốc thì đủ loại (Tiger, Leo, Heineken, Carlsberg, Chang, Singha, Asahi…) với giá cả vô cùng nhân nhượng.
Với cái nóng ngày hè ở Kuala Lumpur, tôi có thể ngồi trong cái chợ bình dân này và uống (tì tì) từ chiều cho tới khuya luôn. Sau vài năm “cải tạo,” tôi trở nên rất tiện tặn về thực phẩm. Không bao giờ dám bỏ thừa thức ăn, và cũng chả dám gọi một thứ gì hơi có vẻ mắc tiền (ăn cái gì mà không được, có ăn là qúi rồi) nhưng với rượu bia thì vẫn vô cùng hào phóng.
Tuy thế, tôi chưa bị bạn hàng nơi đây “chặt đẹp” lần nào; “chặt nhẹ” cũng không luôn. Nói chung là không có nạn chặt chém tại xứ sở này, ngay cả ở chợ trời họ cũng không mấy khi nói thách.
Mấy người chạy bàn cũng thế. Họ chỉ vui vẻ nhận tiền số tiền tip hậu hĩnh cho một hay hai chai bia đầu tiên thôi. Sau đó – nam cũng như nữ – các em đều (cười cười) thân mật rồi nhẹ nhàng đút lại mấy tờ giấy bạc vào túi áo của tôi, với ánh mắt có thể đọc thành lời: “Thôi về ngủ đi cho khoẻ tía ơi, ông say hết biết luôn rồi, tiền chớ bộ giấy sao mà cho hoài và cho nhiều dữ vậy!”
Tôi yêu qúi nước Mã Lai không chỉ vì ông Thủ Tướng Mahathir Mohamad (người vừa dõng dạc yêu cầu Trung Cộng xác định “cái gọi là quyền sở hữu” nhận vơ của họ ở Biển Đông) mà còn vì những công dân thuần hậu và bao dung của họ. Hồi cuối thế kỷ trước, 250 ngàn người Việt Nam tị nạn cộng sản đã tìm đến đất nước này và tất cả đều được đón chào. Tôi đã định sẽ viết vài trang sổ tay để tỏ chút lòng tri ân nhưng chỉ mới “định” thế thôi thì đã xẩy ra một “sự cố” đáng buồn – theo bản tin của báo Tuổi Trẻ, đọc được hôm 9 tháng 2 năm 2019:
“Đoàn khách Malaysia bị ‘chém’ 500.000 đồng/phần trứng xào cà chua tại Nha Trang… Trong hai ngày qua trên mạng xã hội lan truyền một hóa đơn của nhà hàng này với mức giá ‘cắt cổ’. Theo hóa đơn này, món trứng xào cà chua giá đến 500.000 đồng/phần, đậu bắp luộc 300.000 đồng/phần, cơm trắng 200.000 đồng/phần…”
Nói nào ngay thì Nha Trang không phải là nơi duy nhất có những vụ cướp bóc trắng trợn giữa ban ngày như thế. Du khách ở bất cứ đâu, đến địa phương nào thì cũng vậy – nếu không “lãnh búa” thì cũng “lãnh dao” thôi:
Ảnh: Soha
Mọi người Việt (ông chủ tiệm ăn, bác tài xế taxi, chú đạp xích lô, bà bán hàng rong, em bé đánh giầy …) đều hành xử y hệt như nhau: chém thẳng tay. Tại sao vậy?
Tôi trộm nghĩ đây chả qua là một cách “trả thù đời.” Người dân Việt bị nhà nước hiện hành bóc lột kỹ quá nên xoay ra trấn lột du khách để …  kiếm thêm chút đỉnh, bù đắp cho sự thiếu hụt thường xuyên của họ. Hậu quả, nhãn tiền, theo báo cáo Tổng Cục Du Lịch Việt Nam: “80% du khách đi luôn, không dám quay trở lại!”
Tệ trạng này không xẩy ra ở Malaysia vì nhiều lẽ:
Lợi tức trung bình của dân Mã Lai (vào năm 2018) là 10. 703 Mỹ Kim, nhiều gấp bốn lần dân Việt. Một quả trứng gà ở Malaysia cũng không phải cõng đến 14 thứ phí, như ở Việt Nam. Người Việt còn phải chịu hằng trăm loại thuế má rất nặng nề qua từng lít xăng, từng cái bóng điện thắp sáng hằng đêm, từng hạt gạo trong bữa cơm hằng ngày… Khi đã bị dồn vào cảnh bần cùng thì dân tộc nào cũng có thể trở nên đạo tặc cả.
Thêm một “lẽ” nữa: BOT bẩn.
Đoạn đường từ Kuala Lumpur sang đến Singapore dài 350 KM, và phải qua hai trạm thu phí. Mỗi lần 5 RM –  gần 2 U.S.D – nhưng tài xế chà thẻ nên không có cái vụ đếm tiền lẻ, và dựng bảng (“Cấm Ngừng Quá 5 Phút”) như ở VN. Tính ra thì cứ trung bình 125 KM xa lộ thì giới xe đò phải trả thêm cho nhà nước Mã Lai thêm 65 xu (theo đơn vị Mỹ Kim) dù họ đã đóng thuế lưu hành.
Tuy nhiên, số tiền phụ thu này đã được chi dùng hết sức đàng hoàng và ai cũng nhìn thấy được nên không ai phản đối hay phàn nàn gì ráo. Xa lộ rộng đến sáu làn. Xe chạy êm ru. Dải phân cách, ở nhiều đoạn, được trang điểm bởi đủ thứ loài hoa: phượng đỏ, phượng vàng, hoa giấy trắng, hoa giấy mầu xác pháo, hoa giấy mầu cá vàng …
BOT ở VN thì “vận hành” kiểu khác – theo (nguyên văn) lời của Viện Trưởng Viện Chính Sách Pháp Luật và Phát Triển, TS Hoàng Ngọc Giao:
“Các dự án BOT của chúng ta chủ yếu là làm trên nền đường cũ, láng lại theo kiểu ‘tráng men’, mở rộng ra một chút rồi thu phí của dân. Mức phí đặt ra cao ngất ngưởng, kéo dài hàng chục năm nhưng người dân không biết, không kiểm soát được mức độ đóng góp của nhà đầu tư như thế nào. Cái đó dường như nằm trong hợp đồng bí mật giữa Bộ GTVT và chủ đầu tư.”
Loại “hợp đồng bí mật” này được FB Nguyễn Tiến Tường mô tả là sự “giao duyên hắc ám” giữa hai thế lực đen và đỏ để “đánh thẳng vào dân với những cái BOT vô lý từ vị trí đến giá cả và thời hạn, chặn dân mãi lộ một cách công khai và tự đặt cho mình quyền riêng cao hơn cả pháp luật.”
Khi nhà nước đã mặt dầy mày dạn chống lưng cho thế lực đen để thiết lập “những cái BOT vô lý từ vị trí đến giá cả và thời hạn, chặn dân mãi lộ một cách công khai” như thế thì nhà hàng ngại gì mà không trấn lột khách du lịch đến tự nước ngoài?  Đám tài xế taxi, xích lô, bán hàng rong, đánh giầy … cũng chả dại gì mà không nhẩy vô kiếm (thêm) chút cháo?
Ảnh: nhanammedia
May mà dân Việt vẫn còn nhiều người tỉnh táo, can đảm, và họ đã hành xử theo cách khác – tích cực hơn nhiều. Hiện đang có phong trào giám sát và truy tầm BOT bẩn, theo tường trình của blogger Mặc Lâm:
“Tập trung thành nhiều nhóm nhỏ chia ra theo dõi suốt ngày đêm bằng cách ‘đếm’ số lượng xe chạy ngang trạm BOT và ghi xuống nhằm đối chiếu, làm căn cứ gửi thẳng cho Bộ GTVT. Việc làm cực kỳ khó khăn và không kém phần gian khổ của họ đã khiến xã hội quan tâm và động viên bằng cách tham gia tùy theo giờ giấc rảnh rỗi của từng người, nấu ăn mang tới cho người ngồi đếm xe, đưa tin hàng ngày lên mạng xã hội cho mọi người theo dõi. . .”
Tất nhiên, cả thế lực đen lẫn thế lực đỏ đều có những phản ứng quyết liệt vì quyền lợi của họ đã bị dòm ngó và đụng chạm. Blogger Từ Thức  mỉa mai: “Mất thêm biển đảo sẽ ‘quan ngại’ sau. Chuyện khẩn cấp bây giờ là chiến đấu chống kẻ thù đang đe dọa mấy cái BOT.” Blogger Pham Doan Trang báo động:
Từ việc đổ cho đảng Việt Tân tổ chức hoạt động đếm xe ở BOT Ninh Lộc, đến việc hành hung lái xe Hà Văn Nam và sáng nay (05/3/2019) là bắt giữ anh Nam với tội danh ngụy tạo ‘gây rối trật tự công cộng’, công an đang cho thấy một số thực trạng nguy hiểm:
– Sự hợp tác chặt chẽ, sâu rộng giữa chính quyền và nhóm lợi ích (tư bản đỏ).
– Công an, viện kiểm sát, tòa án, báo chí sẵn sàng trở thành lính đánh thuê cho phe nhóm nào có tiền …
Cuộc chiến chống BOT bẩn, chống nhóm lợi ích đỏ hẳn sẽ phải kéo dài.”
Đúng thế. Rất dài, và rất gian nan vì để sinh tồn dân Việt đang phải chống lại cả một bộ máy nhà nước bẩn thỉu đang dung dưỡng đủ loại tệ trạng xã hội – chứ chả riêng gì BOT.

Việt Nam: ‘Tự do báo chí’ là tự do gì?

No photo description available.
Gió Bấc’s blog – RFA

Theo BBC, trong ngày thứ nhì (12-3) của phiên họp 125 của Ủy ban Nhân quyền (Human Rights Committee) của Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, một quan chức thuộc đoàn Việt Nam tại phiên Kiểm điểm nói Việt Nam bảo vệ quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận rất mạnh mẽ.
Quan chức tự hào, nhà báo nhục nhã bỏ nghề
Ví dụ, theo ông này, “báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, và phát sóng”. “Luật tiếp cận thông tin có hiệu lực năm 2018, và yêu cầu nhu cầu giải trình của cơ quan nhà nước đối với các nhà báo và công dân.”Vị quan chức cũng nói “chưa bao giờ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được như ngày nay”. Ông nêu ra con số hàng nghìn nhà báo, con số hàng trăm đại diện báo chí nước ngoài ở Việt Nam nhưng không xác nhận Việt Nam có báo chí tư nhân hay không. {1}
Thế nhưng cảm nhận của nhiều nhà báo Việt Nam thì không giống như vậy mà ngược lại họ đang tủi hổ, phẩn uất vì môi trường báo chí Việt Nam. Nhà báo Bạch Hoàn, nguyên là phóng viên báo Tuổi Trẻ, đài truyền hình VTV đã viết trên Fb của mình như sau “Xem chương trình Báo chí Toàn cảnh sáng nay trên VTV, thấy xấu hổ về nhà báo quá.Lời nói của đại diện quốc gia trước diễn đàn quốc tế lớn nhất, quan trọng nhất hành tinh không thể là lời nói dối. Với những lời có cánh này, người ta phải hiểu rằng người dân Việt đang hưởng một nền báo chí tự do dân chủ lý tưởng hiếm có trên thế giới.
Báo chí ngày càng mất dạy. Về vấn đề tù nhân lương tâm, đã mang tiếng là nhà báo, nếu mở miệng thì nói cho tử tế, còn không dám thì hãy câm miệng lại. Đằng này, chúng ngoạc miệng ra là thấy láo lếu tận cùng.
Rồi sẽ đến một ngày, nhân dân đòi hết những món nợ máu, những món nợ lương tri mà hôm nay lũ báo chí, lũ biên tập viên VTV ra rả đọc không biết xấu hổ, không biết ngượng mồm, không biết mình đang thực hiện hành vi cản trở văn minh, tiến bộ.
Rồi sẽ đến một ngày, con cháu chúng phải nhục nhã, hổ thẹn vì những gì họ làm hôm nay.
Từ giờ, tôi tuyên bố tôi không còn là nhà báo nữa” {2}.
Rất tiếc là đã nhiều năm qua, tôi không xem VTV cũng như các đài truyền hình khác của VN nên không rõ những thông tin “nợ máu” nào làm Bạch Hoàn phẩn uất đến như vậy. Nhưng ngay trong ngày mà đại diện chính quyền Việt Nam hùng hồn tuyên bố về tự do báo chí chính quyền TP. HCM đã chôn vùi tự do báo chí vào bùn qua việc từ chối đơn xin họp báo của đại diện người dân vườn rau Lộc Hưng ở phường 6 quận Tân Bình. Ba tháng trước, chính quyền đã bất thần đánh úp đập phá nhà cửa của 124 hộ dân Lộc Hưng báo chí hoàn toàn bị cấm khẩu. Sau khi hoàn thành đập phá nhà cửa và cưởng chiếm đất đai, báo chí đồng loạt đưa tin một chiều theo nguồn tin và quan điểm của chính quyền mà không hề đoái hoài đến số phận và đời sống của người dân tan nhà nát cửa ngay giáp tết. Một nhóm luật sư bức xúc hổ trợ người dân Lộc Hưng thực hiện các quyền mà luật pháp cho phép nhưng tiến triển công việc rất chậm chạp ngay cả việc đơn giản nhất là nộp đơn vì chính quyền các cấp ở TP.HCM hành xử không theo pháp luật.
Ngày 12/3, ông Trần Văn Thuật, ông Cao Hà Chánh, ông Cao Hà Trực và bà Trần Thị Minh Thi đại diện bà con Vườn Rau Lộc Hưng nộp đơn xin phép tổ chức họp báo hôm 13/3 tại nhà hàng Đoàn Viên ở quận Một với bốn nội dung:
Thông tin về quá trình sử dụng đất, quá trình khiếu nại liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân Vườn Rau Lộc Hưng và việc giải quyết khiếu nại của các cơ quan chức năng. Thông tin về việc người dân tố giác hành vi phá hoại tài sản của những người tham gia cưỡng chế. Thông tin về việc người dân xin được tiếp xúc với lãnh đạo và công an thành phố để trình bày khiếu nại, tố cáo. Trao đổi về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc cưỡng chế, thu hồi đất trong quá trình triển khai dự án tại khu Vườn Rau Lộc Hưng.
Người chủ trì họp báo là bốn luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh – những người đã đứng ra nhận giúp dân Lộc Hưng về mặt pháp lý. Ngày 13/3 thì nhận được văn bản không chấp thuận của Sở Thông tin truyền Thông TP Hồ Chí Minh.
Nhóm Luật sư Lộc Hưng đã công bố Thông Cáo Báo Chí thứ 5 thông tin về sự việc này và những bước tiếp theo như “Chiều ngày 13/3/2019, một số luật sư và đại diện các hộ dân đã đến Công an TPHCM, để yêu cầu lãnh đạo Công an TPHCM tiếp công dân và các luật sư, như các thư yêu cầu đã được các hộ dân VRLH và luật sư gửi trước đó nhiều lần. Một nữ trưởng phòng của CATPHCM đã nói chuyện với luật sư, xác nhận CATPHCM đã nhận đơn thư của các hộ dân và luật sư, lãnh đạo CATPHCM sớm có lịch tiếp công dân và các luật sư để giải quyết các việc liên quan đến Công an TPHCM theo đơn thư của các công dân VRLH, đặc biệt việc cơ quan điều tra CATPHCM không giải quyết đúng luật đối với các đơn tố cáo hình sự về các hành vi hủy hoại tài sản của công dân do cưỡng chế trái pháp luật….” Thông cáo này cũng khuyến cáo chính quyền và nêu đích danh Bí Thư Nguyễn Thiện Nhân cần tuân thủ theo luật pháp về trách nhiệm tiếp và giải quyết khiếu nại của công dân.
Tự do cấm khẩu trước áp bức, bất công
Rất tiếc là trước sự kiện pháp lý bức xúc như vậy thì nền báo chí tự do dân chủ của Việt Nam một lần nữa lại tự mình cấm khẩu. Hơn 700 tờ báo không hề có dòng tin nào về nhu cầu bảo vê quyền tự do báo chí này. Tương tự với Lộc Hưng hàng chục, hàng trăm dự án cướp đất của người dân từ Thủ Thiêm, Văn Giang, Đồng Tâm… báo chí cũng đồng thanh cấm khẩu hoặc đồng loạt tung hô khẩu hiệu theo mệnh lệnh của một ông Tổng Biên Tập duy nhất là Trưởng ban Tuyên giáo. Điều nực cười, người ta vẫn oang oang tự hào về lý thuyết Việt Nam không kiểm duyệt báo chí như là sự tự do ưu việt mà cố tình lờ đi thực tế là báo chí bị tròng cổ, bịt miệng bởi chỉ đạo miệng, chỉ đạo tin nhắn điện thoại và chế độ định hướng theo họp báo hàng tuần. Theo đó, những thông tin khơi gợi, bảo vệ quyền dân chủ của người dân bị cấm ngặt. Báo Tuổi trẻ online chỉ sẩy miệng đăng phát biểu của chủ tịch nước Trần Đại Quang đồng tình phải có luật biểt tình bị đình bản 3 tháng,
Một sự kiên khác, ngay trong làng báo, người làng báo là nhà báo Trương Duy Nhất bị mất tích và có nhiều dấu hiệu cho rằng bị bắt cóc tương tự như Trịnh Xuân Thanh được các hảng tin quốc tệ như BBC, VOA, RFA … hay báo chí Thái Lan thông tin rộng rãi thì báo chí Việt Nam lại đồng loạt cấm khẩu. Dù có cho rằng Trương Duy Nhất là phản động, là phần tử xấu, dù anh ta có vi phạm pháp luật Việt Nam thì việc bất giữ, xét xử, trừng phạt anh ta phải được thực hiện bằng pháp luật, theo pháp luật chứ không thể âm thầm thực hiện trong bóng tối. Thiên chức nghề báo là thông tin chứ không phải là im lặng. Với lòng yêu nước, yêu đảng báo chí có thể vạch mặt sai trái của anh ta, phân tích sự xấu xa, mức nguy hại cho xã hội của anh ta,…Hoặc báo chí Việt lên tiếng tranh luận với những quan điểm sai trái thông tin bịa đặt của các thế lực thù địch nước ngoài theo chức năng chiến đấu của báo chí vô sản. Mạnh mẻ khằng định là Trương Duy Nhất tự đi qua Thái Lan và quay về đầu thú xin vào tù sám hối….. Rất tiếc ở đây, cái nền báo chí tự do dân chủ gấp trăm ngàn lần hơn lại chọn quyền tự do im lặng. Cái quyền vốn được các bị cáo thèm muốn hưởng mà không được hưởng.
Ở đây ngoài pháp lý, trách nhiệm xã hội của nghề báo còn là chuyện tình đồng nghiệp, tình người. Thời Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải, Hoàng Khương bị bắt, một số tờ báo đã thông tin với chính kiến, thái độ phản biện rõ ràng. Thế nhưng gần đây, ngay cả trường hợp lão tướng Kim Quốc Hoa Tổng Biên Tập báo Người Cao tuổi bị khởi tố, báo chí thông tin lạnh lùng, vô cảm như chuyện ngoài hành tinh.
Tự do khai thác đời tư
Ấy vậy nhưng với đối tượng khác, người dân lại có quyền tự do họp báo và được báo chí săn đón, thông tin tự do không giới hạn. Đáng tiếc đó là những vụ việc hoàn toàn dân sự, mang tính riêng tư và có phần ảnh hưởng đến đạo đức xã hội mà báo chí cần hạn chế thông tin.
Mấy tuần trước đây, mỗi ngày hằng trăm bài báo chúi mũi vào vụ ly hôn ngàn tỉ của vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên. Đành rằng tài sản tranh chấp lớn, đành rằng hình dạng và phát ngôn của ông Vũ có phần bất thường gây hiếu kỳ nhưng cả một nền báo chí quốc gia chằm chằm xoi mói vào một vụ ly hôn, chẻ từng câu nói của đương sự thành bài phân tích, khen chê, hinh ảnh cá nhân sử dụng vô tội vạ thì đó quả là thứ quyền tự do đáng sợ.
Mới đây, chiều 15/3, tại TP HCM, ông Nguyễn Chấn (96 tuổi), chồng của bà Trần Thị Hường (tên thường gọi là Tư Hường, mất ngày 13/5/2017) là người sáng lập Ngân hàng Nam Á và Tập đoàn Hoàn Cầu tổ chức họp báo công bố thông tin tố cáo con trai chiếm giữ ngân hàng.
Vụ họp báo xảy ra khi bà Hường mới vừa qua đời. Chưa biết ai đúng ai sai nhưng theo đạo đức truyền thống cha tố cáo con ngay lúc tang chế là chuyện đau lòng, vô đạo. Hơn thế nữa, chuyện tranh chấp tài sản gia đình nên để các đương sự và cơ quan tư pháp giải quyết. Liệu có cần họp báo về chuyện gia đình riêng tư như vậy? Lẽ ra cơ quan quản lý cần cân nhắc có nên cho phép họp báo hay không. Thế nhưng, người cha vẫn được họp báo, báo chí tự do rần rộ đưa tin thật hào hứng về sự kiện trái đạo lý. Cái tự do báo chí này càng đáng sợ hơn.
Tương tư, cũng trong tháng 3 này, Báo chí Việt (có cả những tờ báo một thời được xem là đứng đắn, cấp tiến) lại sôi nổi đưa tin bình luận về vụ một cô giáo cấp 3 đã có chồng con quan hệ với học trò lớp 10. Báo chí không chỉ đưa tin mà còn binh luận, tranh cãi với nhau anh chồng hèn hạ hay cô giáo hoang đàng, những thầy cô giáo và học sinh khác bị lôi vào cuộc, thậm chí một nam sinh không liên quan bị thông tin nhầm bức xúc phải nhập viện điều trị. Phương thức duy nhất thu thập thông tin là ghi nhận lời kể từ một bên mà không hề kiểm tra đối chứng.
Nhà báo Trương Quang Vĩnh cựu Phó Tổng Biên Tập báo Tuổi Trẻ phải than trên Fb “Nhưng một khi mỗi người coi người khác là phương tiện để kiếm view, kiếm lợi nhuận thì khi đó sẽ không tránh khỏi tình trạng ta coi thường các chuẩn mực đạo đức, các tiêu chuẩn pháp lý, dẫm đạp lên các giá trị chân chính của người khác và của xã hội!
Sau 6 ngày, sau khi quẳng hết lên các trang báo, báo chí dường như đang bỏ ngỏ việc xác định đúng-sai. Đó là con đường tiếp cận với sự tự sát hơn là con đường kiếm sống!” {4}
Lạ lùng thay, ở VN, lề thói tác nghiệp thiếu trách nhiệm, thông tin chuyện cá nhân trong phòng ngủ, xâm phạm quyền riêng tư, danh dự nhân phẩm công dân nghiêm trọng được tự do không giới hạn. Ôi cái tự do suy đồi của báo chí Việt quả là nhất hành tinh.
Không phải bỗng dưng mà báo chí VN nhất là báo chí Sài Gòn một thời lừng lẫy với phong trào Ký Giả ăn mày lại hèn yếu đi, vô cảm trơ trơ trước bức xúc của cộng đồng chạy đua kiếm sống bằng thông tin lá cải. Đó là kết quả của quá trình xây dựng CNXH, là công lao lãnh đạo của Đảng với báo chí hàng chục năm qua.
  1.  https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47539002
  2. https://www.facebook.com/bachhoanvtv24?__tn__=%2CdCH-R-R&eid=ARBw9rBmTgFhmfqrv-fTUgFNMWP2M0Zi4KfanRgiEvHYretq2vLR9PKP6ZiAUaEAg64YCZ_lqD95-fWn&hc_ref=ARTn3t2qsrIwyGBoqim4lGN8fCbs32-FB9y_ThVhgV7V9poBOk0sHnTdyVfsCDAcpg4&fref=nf&hc_location=group
  3. http://www.baogiaothong.vn/chong-dai-gia-tu-huong-to-con-trai-chiem-giu-ngan-hang-nam-a-d414254.html
  4. https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=10211760836211296&id=1680451129

‘Xác ướp’ hồi sinh!

Thường Sơn – (VNTB) – Luật Đặc khu, còn gọi là ‘Luật bán nước’ như một tục danh mà nhân dân đặt cho nó,một kiểu ‘xác ướp’ mà đã tạo địa chấn biểu tình khổng lồ và gây sóng gió trong chính trường Việt Nam vào năm 2018 rồi sau đó bị hoãn vô thời hạn vào tháng Mười năm 2018 – đang được hồi sinh!
Về Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, Chính phủ cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 64/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5, tại Thông báo số 116/TB-VPCP ngày 30/7/2018 của Văn phòng Chính phủ về kết luận tại buổi họp lần thứ 2 của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội xây dựng phương án chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật theo hướng xây dựng một luật chung” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo.
Từ trước khi dự luật Đặc khu được đưa ra trung ương nghị bàn, một số cựu thần và một bộ phận trong giới cách mạng lão thành đã có những phản ứng nhất định. Còn sau khi nổ ra cuộc tổng biểu tình ngày Mười tháng Sáu của dân chúng và khi người ta chứng kiến một Nguyễn Phú Trọng cũng nói nước đôi chứ không thể ủng hộ tuyệt đối ‘luật bán nước’ theo cách mà những Phạm Minh Chính, Nguyễn Thị Kim Ngân có lẽ rất mong muốn, đã có những cựu thần công khai lên tiếng phản đối dự luật Đặc khu trước ông Trọng và trong các cơ quan đảng. Hẳn sự phản ứng này, được tích tụ từ trước tháng Sáu và phát ra mạnh hơn sau tháng Sáu, đã tạo nên một sức ép đủ lớn khiến bộ phận quan thức yêu mến ‘luật bán nước’ phải chùn tay mà chưa dám đặt dự luật này lên bàn nghị luận như một hành vi khiêu khích toàn dân.
Đã quá rõ rằng hiệu ứng của cuộc tổng biểu tình Mười tháng Sáu và phong trào văn thư kiến nghị, phản bác trước đó của giới trí thức đã tác động không nhỏ đến giới cách mạng lão thành và cựu thần, tạo nên những phản ứng nội bộ với mức độ đủ lớn để đảng cầm quyền, chính phủ và một quốc hội ‘đầu sai của đảng’ phải lùi thông qua dự luật Đặc khu để ‘nghiên cứu tiếp’, và cho đến nay phải tìm cách hoãn bàn về ‘luật bán nước’ vì lo sợ sẽ bùng nổ một phong trào biểu tình khổng lồ mới của dân chúng, dù trước đó đã muốn đặt dự luật này vào sự đã rồi mà không thèm quan tâm đến quan điểm, chính kiến và ý kiến của các tầng lớp nhân dân.
Trước khi dự luật Đặc khu trên được tung ra, quan chức Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh đã ký một thông báo thay mặt Bộ Chính trị kết luận về chủ trương ‘làm’ các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, chính thức mở đường cho một khung pháp lý mà sau này bị dư luận xã hội phản ứng quyết liệt vì cho đó là ‘luật bán nước’.Vào đầu tháng Bảy năm 2018, tức khoảng một tháng sau khi nổ ra cuộc biểu tình phản đối ‘Luật bán nước’ ở Sài Gòn với nhân số lên đến hàng trăm ngàn người và lan rộng trên 50% tỉnh hành trong cả nước, Nguyễn Phú Trọng – khi đó còn là tổng bí thư mà chưa ngồi hẳn vào ghế chủ tịch nước của kẻ quá cố là Trần Đại Quang – có gặp một ai đó và thốt lên ‘Nó lừa mình!’.
Đáng chú ý, bản thông báo do Đinh Thế Huynh ký được dựa trên đề xuất của bí thư tỉnh Quảng Ninh – một địa phương giáp biên giới với Trung Quốc – vào thời đó là Phạm Minh Chính.
Có một mẩu chuyện rất đáng mổ xẻ và cần thiết thì ‘hồi tố’ kể cả về sau này: đề xuất của tác giả Phạm Minh Chính đã muốn cho thuê đất đặc khu đến 120 năm chứ không chỉ là 99 năm!
Không biết có phải do ‘thành tích’ đề xuất ý tưởng và cả kế hoạch về xây dựng đặc khu Vân Đồn dành nhiều ưu ái cho nhà đầu tư cùng giới tài phiệt Trung Quốc và lại khá tương thích với ý đồ lấn dần lãnh thổ Việt Nam của Bắc Kinh, ông Chính đã được Tổng bí thư Trọng tưởng thưởng và đưa quan chức này vào Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tổ chức trung ương tại đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016.
Trong khi đó, Quốc hội Việt Nam một lần nữa chứng tỏ cái năng lực nổi bật của nó: không chỉ hùa theo các nhóm lợi ích để tăng vọt thuế và ‘bóc lột dân ta đến tận xương tủy’, ‘cơ quan dân cử’ này còn tiến xa hơn một bước bằng một kỳ họp châu đầu vào ‘luật bán nước’.
Trừ một số rất hiếm hoi dân biểu phát tiếng nói phản biện, tuyệt đại đa số còn lại trong số gần 500 đại biểu quốc hội vẫn tiếp tục thói ‘ngủ ngày’ trong cơn mộng du vong bản và vong dân.
Sau khi dự luật Đặc khu bị phản ứng dữ dội, người dân đã phát hiện ra nguồn cơn vì sao Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lại nhấn mạnh theo lối áp đặt ‘Bộ Chính trị đã quyết định về luật đặc khu rồi…’: vào thời gian hội thảo về chủ trương đặc khu Vân Đồn ở Quảng Ninh, Nguyễn Thị Kim Ngân nằm trong số quan chức VIP tham dự hội thảo này và đã ‘nhiệt tình vỗ tay’ dành cho ‘luật bán nước’!

Quá tệ|


Ngô Trường An|

Không ai bôi nhọ chế độ XHCN giỏi hơn người cộng sản. Không ai nói xấu đảng, chửi đảng giỏi hơn người cộng sản. Cho dù đó là những cán bộ cấp cao, đã từng kinh qua học viện lý luận chính trị cao cấp. Nhưng khi phát ngôn thì họ nói càn, nói đại mà cũng không biết lời nói của mình là cái tát vào bộ mặt chế độ, hoặc phỉ nhổ vào guồng máy tổ chức đảng mà mình đang phụng sự.
Đơn cử như ông bộ trưởng công an ngôn rằng: “chế độ phạm nhân cao, có người sẽ tìm đi tù”. Ôi trời!
Thế đảng của ông tài tình, sáng suốt lãnh đạo kiểu gì mà để dân đói dữ vậy? Thế chế độ tuyên truyền giáo dục con người mới XHCN kiểu gì mà biến người dân không biết nhục để lao đầu vào tù kiếm miếng ăn vậy? Thế đảng giành quyền lãnh đạo toàn diện là do dân, vì dân, đem lại hạnh phúc cho dân? Hạnh phúc thế chó nào mà để nhân dân bần cùng đến mức phải hy sinh cả tự do, nhân phẩm con người để vào tù kiếm miếng ăn vậy? Khi họ đã chấp nhận rời bỏ mái ấm gia đình vào tù để được ăn, thì có nghĩa, ngoài đời họ không bằng kẻ ăn mày. Vậy thì, đoàn thể, hội ban, chính quyền của đảng ở đâu mà không tạo điều kiện để họ được sống tử tế?
Dân Venezuela bị đói ròng rã mấy năm trời, nhưng chỉ nghe họ bới thùng rác để kiếm ăn chứ chưa nghe nói họ tìm cách vào tù để kiếm ăn. Vậy thử hỏi, trên thế giới này có nước nào mà người dân tìm cách vô tù để được miếng ăn như nước chxhcnVN này không?Nếu thật, có người tìm cách vào tù để được ăn no như ông bộ trưởng nói. Vậy thì, đảng lãnh đạo của ông quang vinh, vĩ đại thế chó nào được? Rõ ràng ông Tô Lâm xuyên tạc chủ trương “do dân, vì dân” của đảng, khi ông tuyên bố: người dân tìm cách vô tù để được ăn no. Thì có khác gì, ông chửi cha cái chế độ XHCN này và nhà nước của nó!
Xem ra, chính quyền này còn tồi tệ hơn hơn chính quyền Maduro gấp nhiều lần! Đúng không?

Bộ Chính trị – Nhân tai ‘chưa bao giờ như thế này’!

Giàn khai thác của PetroVietnam tại mỏ Bạch Hổ. Hình minh họa. (Ảnh: PVN)

Trân Văn – VOA

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) lại khuấy động dư luận khi 11/13 dự án đầu tư của PVN ở Venezuela, Peru, Mexico, Congo, Iran, Malaysia, Myanmar, Cambodia, Nga, hoặc mất sạch vốn, hoặc thua lỗ nên giữa chừng phải tìm cách chuyển nhượng (1).
Trong 11 dự án mất vốn, thua lỗ, dự án Junin 2 đang làm cả công chúng lẫn báo giới sôi sùng sục. Junin 2 là tên một dự án đầu tư tại Venezuela, trị giá 12,4 tỉ Mỹ kim. Năm 2010, PVN cam kết góp 40%, liên doanh giữa PVN và Venezuela sẽ vay 60% còn lại.
Giữa năm 2013, PVN quyết định “bỏ của chạy lấy người” sau khi đã góp 90 triệu Mỹ kim và đóng 442 triệu Mỹ kim cho cái gọi là “phí tham gia hợp đồng” (hoa hồng). Tổng số tiền PVN làm mất trong Junin 2 là 532 triệu Mỹ kim (2).
-
Mãi tới bây giờ, công chúng và báo giới mới xem việc PVN đầu tư vào các dự án thăm dò – khai thác dầu khí ở nước ngoài giống như thiêu thân lao vào lửa. Càng ngày càng nhiều người, nhiều giới chất vấn hệ thống công quyền rằng họ đã làm gì, ở đâu (3)?
Những câu hỏi như: Tại sao cộng đồng quốc tế đồng loạt cảnh báo về những rủi ro khi đầu tư vào Venezuela mà PVN vẫn lao vào, thậm chí còn chi 442 triệu Mỹ kim “hoa hồng” để được tham gia canh bạc mà không ai thèm chơi? Tại sao Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính chỉ cảnh báo mà không tích cực ngăn chặn trong khi Junin 2 ngốn đến 20% Quỹ Dự trữ ngoại tệ quốc gia? Tại sao đến 2013 mới quyết định tạm dừng việc đổ thêm vốn vào Junin 2?… đang dậy lên như bão.
Bộ Công an Việt Nam vừa cho biết, họ mới yêu cầu PVN cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến dự án Junin 2 để điều tra (4). Ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, cựu Tổng Giám đốc PVEP (Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí), doanh nghiệp thay mặt PVN làm chủ đầu tư vào Junin 2, mới vừa từ chức Tổng Giám đốc PVN (5). Dẫu quyết định đầu tư vào Junin 2 đã được xác định là sai lầm, phải sửa bằng cách tạm ngưng đầu tư từ 2013 nhưng ông Sơn vẫn được qui hoạch làm lãnh đạo PVN!
Chuyện ông Sơn đột nhiên từ chức Tổng Giám đốc PVN và ngay sau đó, Bộ Công Thương công bố các thông tin, chính thức xác nhận những dự án mà PVN đã đầu tư bên ngoài Việt Nam là một thứ thảm họa đối với kinh tế quốc gia ở cả hiện tại lẫn tương lai, Bộ Công an loan báo sẽ điều tra,… mở đường cho đủ loại ý kiến chỉ trích. Chẳng riêng ông Sơn, những viên chức hữu trách trong nội các Nguyễn Tấn Dũng cũng bị tấn công vì đã không chu toàn “vai trò mà nhân dân kỳ vọng”.
Trên các phương tiện truyền thông chính thức, báo giới Việt Nam bắt đầu dẫn tâm sự của một số viên chức hữu trách, tiết lộ họ đã từng lên tiếng can gián, song những phân tích, cảnh báo về Junin 2 của họ bị vứt vào sọt rác. Có cựu bộ trưởng than, ông ta bị một số người ép, cuối cùng phải ký “Giấy Chứng nhận đầu tư” cho PVN đổ tiền vào Junin 2 dù quyết định đầu tư ấy phạm pháp bởi không thông qua Quốc hội. Giải pháp duy nhất mà ông bộ trưởng này có thể làm để tránh vạ là viết báo cáo gửi Bộ Chính trị (6).
Bộ Chính trị có làm gì không? Không! Bộ Chính trị không hề làm gì cho dù PVN qua mặt Quốc hội. Cuối cùng, không ai cản được PVN cam kết trả cho Venezuela “hoa hồng” là 1 Mỹ kim/thùng dầu, trong vòng 30 tháng, bất kể có tìm được thùng dầu nào hay không, PVN vẫn trả đủ cho Venezuela khoản “hoa hồng” là 584 triệu Mỹ kim bằng… tiền mặt. Thậm chí liên doanh thăm dò – khai thác dầu khí giữa PVN và Venezuela chưa chào đời, PVN đã chuyển cho Venezuela 300 triệu Mỹ kim…
Trước những tổn thất khổng lồ, những khoản nợ kèm lãi tuy chưa rõ ràng nhưng chắc chắn sẽ hết sức nặng nề cho quốc gia, nhiều người, nhiều giới, kể cả báo giới mới chỉ xoáy vào trách nhiệm của một số cơ quan (Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính,…), tổ chức (PVN, PVEP,…), cá nhân (Đinh La Thăng, Nguyễn Vũ Trường Sơn,…) mà quên vai trò của Bộ Chính trị. Bộ Chính trị không chỉ không màng đến cảnh báo của các viên chức hữu trách mà còn là tác nhân khai phá, mở đường cho PVN đem hàng tỉ Mỹ kim đi vứt.
***
Trong vài năm vừa qua, thiên hạ đã nói xa, nói gần về những dự án đầu tư ra nước ngoài để mua thảm họa của PVN song không có viên chức hữu trách nào của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thèm trả lời. Cho dù biết rất rõ PVN mất trắng 532 triệu Mỹ kim khi đầu tư vào Junin 2, chưa kể hàng chục dự án đầu tư khác rơi vào tình trạng “dở sống, dở chết”, chẳng khác gì đem hàng tỉ Mỹ kim đi rải ở nước ngoài từ 2013 nhưng tháng 7 năm 2015, Bộ Chính trị vẫn ban hành Nghị quyết 41/NQ-TW.
Nghị quyết 41-NQ/TW là định hướng của giới lãnh đạo đảng CSVN về “Chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035”. Theo đó, PVN tiếp tục được khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Nghị quyết 41-NQ-TW xác định sẽ “xây dựng hành lang pháp luật đặc thù nhằm tăng quyền chủ động cho PVN, nhất là quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát; về cơ chế đầu tư ra nước ngoài” và sẽ “bảo đảm nguồn vốn cho PVN thực hiện các mục tiêu chiến lược”.
Chẳng riêng PVN, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng được khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Một thống kê được công bố hồi giữa năm ngoái (2018) cho biết, tính đến cuối năm 2016, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã đem bảy tỉ Mỹ kim ra nước ngoài đầu tư và khoảng 30% dự án đang trong tình trạng thua lỗ, hiệu quả sử dụng vốn của phần lớn dự án rất thấp, chưa kể nhiều dự án đối diện với dủ loại rủi ro về pháp lý, thị trường (7).
Đã có khá nhiều người, kể cả đại biểu Quốc hội từng tỏ ra bất an, từng đòi hệ thống công quyền Việt Nam cho biết cặn kẽ hơn về hiệu quả đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nhưng không có hồi âm. Phong trào đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn được dùng như một thứ trang sức để minh họa cho sự “tài tình, sáng suốt” của Bộ Chính trị trong quá trình thực thi quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối tại Việt Nam. Những dự án đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ra nước ngoài còn được sử dụng để chứng minh “cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của đất nước chưa bao giờ được như ngày nay”. Chi phí sắm phương tiện chứng minh dẫu mắc nhưng Bộ Chính trị, Tổng Bí thư đâu có trả.
Chú thích