Thursday, November 2, 2017

Phóng viên tự do Huyền Trang bị hành hung

RFA-2017-11-02 
Phóng viên Huyền Trang
 Phóng viên Huyền Trang-Courtesy FB Nguyễn Huyền Trang
Một phóng viên tự do chuyên viết tin bài cho mạng báo lề trái ‘Tin Mừng Cho Người Nghèo’, cô Huyền Trang, vào ngày 1 tháng 11 bị hành hung bởi thành phần lạ mặt sau khi tham dự lễ giỗ cựu tổng thống Việt Nam Cộng Hòa tại Nghĩa Trang Lái Thiêu, Bình Dương.
Tin cho biết cô Huyền Trang bị một nhóm người xông vào đánh ngay sau thánh lễ.
Cô kể lại vụ việc với Đài Á Châu Tự Do vào chiều tối ngày 2 tháng 11 như sau:
Sau khi kết thúc Lễ của cụ Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm thì tôi cùng các ông thương phế binh trở về Sài Gòn thì khi tôi leo lên được chiếc xe thì họ cố gắng hết sức họ kéo cánh cửa ra để lôi tôi ra khỏi và ở bên ngoài họ đã dùng gạch họ đập vào cánh cửa xe họ đã lao lên xe và đánh tới tấp vào màng tai cũng như vào đầu tôi.  Và bác sĩ nói là chấn thương phần mềm và phải theo dõi , nói chung đã cho thuốc uống rồi
Vụ việc đối với phóng viên độc lập Huyền Trang xảy ra ngay trước Ngày Quốc tế Yêu Cầu Chấm dứt Dung Dưỡng Tội Ác Đối Với Nhà Báo, 2 tháng 11 hằng năm do Liên Hiệp Quốc đề ra.
Theo tổ chức quốc tế này thì trong vòng 11 năm qua có hơn 900 nhà báo bị giết hại vì đưa tin tức, thông tin đến cho công chúng. Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc kêu gọi các quốc gia thành viên phải thi hành những biện pháp dứt khoát chống lại sự dung thứ cho những tội ác đối với các phóng viên.

Lại dùng tiền lẻ phản đối trạm BOT

Theo RFA-2017-11-02   
Trạm thu phí BOT Biên Hòa, Đồng Nai
Trạm thu phí BOT Biên Hòa, Đồng Nai-Courtesy citizen
Sáng ngày 2/11 tại trạm thu phí BOT Ninh An trên quốc lộ 1 thuộc địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra tình trạng ách tắc giao thông do tài xế cố tình đi chậm và sử dụng tiền lẻ để trả phí.
Ông Tạ Thanh Tình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ III.3, thuộc Tổng Cục Đường bộ cho biết tình trạng ách xảy ra từ khoảng 9h45 và kéo dài khoảng 500m.
Vụ việc đã được phía cơ quan chức năng giải quyết vào tầm trưa.
Ông Tình cho biết thêm rằng tình trạng tương tự cũng xảy ra vào ngày hôm trước, 1/11. Tuy nhiên đoạn ùn tắc kéo dài đến 1 km.
Hành động phản đối này của tài xế được nói là do họ không bằng lòng khi phải trả phí tại hai trạm BOT Ninh An trên quốc lộ 1 và BOT Ninh Xuân trên quốc lộ 26 khi đi từ TP Nha Trang đến TP Buôn Ma Thuột. Cụ thể vào năm 2016, Bộ Giao Thông- Vận Tải cho dời trạm thu phí BOT Đèo Cả từ xã Ninh An về xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Tình trạng tài xế, người dân điều hành xe ô tô sử dụng tiền lẻ để trả khi qua trạm thu phí xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước. Những người phản đối cho rằng trạm thu phí đặt không đúng vị trí và mức thu cao không hợp lý.
Cũng tin liên quan, Cục Quản lý Đường bộ cho biết trong tháng 11 này sẽ tiến hành thanh tra 4 trạm thu phí BOT. Đó là các trạm tại Km42+730 trên Quốc lộ 6 khu vực Xuân Mai – Hòa Bình, trạm Km1148+1300 trên quốc lộ 1 khu vực tỉnh Bình Định, trạm T1 và T2 trên đường cao tốc 1K thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai.
Quá trình thanh tra, giám sát sẽ kéo dài 10 ngày, đến hết ngày 20/11. Cơ quan chức năng sẽ thanh tra doanh thu, hệ thống thu phí và công nghệ được áp dụng tại các trạm thu phí này. Sau đó sẽ báo cáo kết quả lên cấp cao hơn để giải quyết những bất cập và vi phạm, nhằm thúc đẩy sự minh bạch trong công tác thu phí đường bộ.

‘Từ Thù Đến Bạn’: Những gì còn lại sau cuộc chiến

RFA-2017-11-02   
Từ trái qua: Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Phạm Quanh Vinh; Giáo sư Giáo sư Charles R. Bailey; Phó GĐ Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS, ông Murray Hiebert;PGS. TS Lê Kế Sơn; Chuyên viên cấp cao,Thư ký phe thiểu số Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ông Tim Rieser tại buổi ra mắt sách
Từ trái qua: Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Phạm Quanh Vinh; Giáo sư Giáo sư Charles R. Bailey; Phó GĐ Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS, ông Murray Hiebert;PGS. TS Lê Kế Sơn; Chuyên viên cấp cao,Thư ký phe thiểu số Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ông Tim Rieser tại buổi ra mắt sách-RF
Buổi ra mắt quyển sách “From Enemies To Partners”, tạm dịch là “Từ thù đến bạn” được tổ chức tại CSIS Trung Tâm Chiến Lược Và Nghiên Cứu Quốc Tế ở Washington ngày 1 tháng 11 năm 2017.
Những dự án hợp tác khắc phục hậu quả chất độc da cam dioxin đã và đang thực hiện bởi chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đã được trình bày tại sự kiện.

Cùng nhau khắc phục hậu quả

40 năm sau khi kết thúc chiến tranh, Việt Nam – Hoa Kỳ, hai đất nước từng được gọi là “kẻ thù” của nhau, nay cùng là “bạn” bắt tay nhau, nỗ lực thực hiện những dự án khắc phục hậu quả về sức khoẻ và môi trường do chất dioxin để lại cho người Việt Nam từ những năm tháng chiến tranh.
Đó là nội dung được đề cập trong quyển sách “Từ thù đến bạn" do PGS. TS, Phó chủ tịch Hội Khoa Học kỹ Thuật An Toàn và Vệ Sinh Lao Động Việt Nam, ông Lê Kế Sơn và Giáo sư Charles R. Bailey là đồng tác giả.
Giáo sư Charles R. Bailey cũng chính là Giám đốc của Agent Orange Việt Nam -  Hội nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng, một tổ chức từ thiện và xã hội của các nạn nhân chất độc da cam.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, từ năm 1962 đến năm 1971, quân đội Hoa Kỳ đã rải gần 20.000.000 US gallon (76.000.000 lít) các chất có chứa thuốc diệt cỏ và chất làm rụng lá hóa học trộn lẫn với nhiên liệu máy bay phản lực ở Việt Nam, Lào và các bộ phận phía đông của Campuchia.
victims
Hình ảnh nạn nhân của chất dioxin được trình dẫn trong buổi ra mắt sách. RFA
Riêng ở Việt Nam, sân bay Biên Hoà, sân bay Đà Nẵng là hai trong ba vùng chịu ảnh hưởng chất độc dioxin nặng nề nhất. Theo nghiên cứu của một công ty Canada, mức ô nhiễm dioxin tại một số điểm ở sân bay Đà Nẵng cao gấp hàng trăm lần mức an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trả lời câu hỏi của RFA về việc làm sao để xác định chính xác, hỗ trợ ở mức nhiều nhất có cho tất cả nạn nhân của chất độc màu da cam trong và sau chiến tranh, Giáo sư Lê Kế Sơn cho biết.
“Để xác định hậu quả của dioxin ở sân bay Đà Nẵng hay Biên Hoà thì việc đầu tiên là phải xác định nồng độ dioxin trong môi trường đất, bùn, không khí và tính toán được khối lượng đất bùn cần phải xử lý. Đó là khía cạnh môi trường. Nhưng quan trọng hơn nữa là chúng ta phải nghiên cứu xác định là chất độc  da cam dioxin đó ảnh hưởng đến con người trong vùng lân cận như thế nào và có biện pháp phòng bệnh tật cho họ. Để làm cái đó thì có mấy việc cần phải làm. Thứ nhất là giúp người dân hiểu rõ tác hại của chất độc da cam dioxin để có những biện pháp phòng ngừa trong ăn uống sinh hoạt. Thứ hai là cần phải có những chăm sóc y tế cho người ta, nhất là việc theo dõi xem người ta có bị phơi nhiễm dioxin hay không và có những biện pháp hỗ trợ, trong đó có tư vấn sinh sản để làm sao hạn chế sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh.”
Nhưng quan trọng hơn nữa là chúng ta phải nghiên cứu xác định là chất độc  da cam dioxin đó ảnh hưởng đến con người trong vùng lân cận như thế nào và có biện pháp phòng bệnh tật cho họ. - PGS/TS Lê Kế Sơn
Vào tháng 5 năm 2016, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ đã tổ chức lễ công bố hoàn thành giai đoạn 1 xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng.
Theo số liệu được Giáo sư Charles R. Bailey trình bày trong sự kiện, 112 triệu USD là tổng số ngân sách đã được dùng cho dự án khắc phục hậu quả dioxin tại sân bay Đà Nẵng.
Đài RFA đặt câu hỏi về thời gian dự tính có thể hoàn thành, ông Lê Kế Sơn cho biết:
“Như chúng tôi đã dự tính, dự án ở sân bay Đà Nẵng lẽ ra đã hoàn thành cách đây hai năm. Nhưng vì có những vấn đề nảy sinh khá phức tạp nên tôi tin rằng nó không thể hoàn thành cho đến cuối năm 2018.”
Riêng với dự án khắc phục hậu quả dioxin ở sân bay Biên Hoà, theo số liệu Giáo sư Charles R. Bailey đưa ra, ngân sách ước tính sẽ là 800 triệu USD và thời gian dự tính hoàn thành là năm 2030.
Điều này được Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Phạm Quang Vinh có mặt tại buổi ra mắt quyển sách có nhắc đến. Ông Đại sứ nhấn mạnh “Sân bay Biên Hoà có diện tích lớn (more bigger) và hậu quả của chất độc dioxin ở đây phức tạp, nghiêm trọng (more complicated) hơn sân bay Đà Nẵng.” Do đó, ông có đưa ra ý kiến rằng nên có những chuyên gia nghiên cứu kỹ về tình trạng ô nhiễm còn để lại trong bùn, đất.
Dự án khắc phục hậu quả chất độc dioxin ở sân bay Đà Nẵng là một minh chứng rất rõ và ý nghĩa cho mối quan hệ chặt chẽ, toàn diện giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ. Chính phủ Việt Nam trong suốt nhiều năm qua rất quan tâm đến dự án này và hỗ trợ Hoa Kỳ trong việc xử lý tồn lưu chất độc hóa học/dioxin, khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam. - Đại sứ VN tại Hoa Kỳ ông Phạm Quang Vinh
Trả lời thêm về dự toán ngân sách dành cho khắc phục hậu quả nhiễm chất độc dioxin tại sân bay Biên Hoà, ông Lê Kế Sơn cho biết.
“Tôi có thể nói rằng không một ai của tổ chức USAID - Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ, là tổ chức thực hiện những dự án khắc phục hậu quả dioxin có thể biết chính xác bao nhiêu diện tích đất, trầm tích, bùn, bao nhiêu tiền, hay bao nhiêu thời gian để hoàn thành dự án sân bay Biên Hoà. 10 năm hoặc cũng có thể hơn.
Nhưng tôi có thể nói rằng dự án cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Chính vì vậy cần phải chuẩn bị rất nhiều nguồn tư liệu và quỹ ngân sách.”
book
Trang bìa quyển sách "Từ kẻ thù đến đồng minh" RFA
Theo những số liệu cho biết tại Việt Nam ước tính có 3 triệu người bị ảnh hưởng bởi phơi nhiễm chất dioxin. Năm ngoái, một nhóm nghiên cứu hỗn hợp Việt - Mỹ đã công bố một báo cáo cho rằng cần có 300 triệu USD để tẩy độc và hỗ trợ các nạn nhân chất da cam/dioxin ở Việt Nam.

Khẳng định mối quan hệ song phương

Trung tuần tháng 10 vừa qua, Đoàn nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ đã đến Việt Nam và có chuyến đi thực tế tại dự án xử lý dioxin sân bay quốc tế Đà Nẵng. Chuyến đi này được truyền thông trong nước ghi nhận là một trong những hoạt động nhằm khẳng định sự tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực.
Chính ông Đại sứ Toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ, Phạm Quang Vinh đã nhấn mạnh nhiều lần trong buổi ra mắt sách về điều này.
“Dự án khắc phục hậu quả chất độc dioxin ở sân bay Đà Nẵng là một minh chứng rất rõ và ý nghĩa cho mối quan hệ chặt chẽ, toàn diện giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ. Chính phủ Việt Nam trong suốt nhiều năm qua rất quan tâm đến dự án này và hỗ trợ Hoa Kỳ trong việc xử lý tồn lưu chất độc hóa học/dioxin, khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam.”

Những dự án khắc phục hậu quả để lại từ cuộc chiến hơn 40 năm trước đã phản chiếu đúng như tiêu đề của quyển sách mà hai tác giả, Giáo sư Lê Kế Sơn và Giáo sư Charles R. Bailey đã chọn, “Từ thù đến bạn”. Cũng như lời ngỏ của quyển sách này: Hậu quả và bi kịch của cuộc chiến chưa bao giờ kết thúc dù đã im tiếng súng, mà đó chính “là trách nhiệm được thể hiện cụ thể như thế nào và kết quả cuối cùng quan trọng nhất là phối hợp cùng nhau để khắc phục hậu quả đó” như lời Giáo sư Lê Kế Sơn chia sẻ với chúng tôi.

Lao động Trung Quốc làm chui ở Bình Thuận

RFA-2017-11-02 
Ảnh minh họa: Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2.
 Ảnh minh họa: Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2.Photo: RFA
Có hơn 500 lao động người nước ngoài chưa có giấy phép lao động và gần 300 người không thuộc diện cấp giấy phép lao động đang làm việc tại các dự án nhiệt điện Vĩnh Tân ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Sở Lao động-Thương binh& Xã hội cho biết số liệu vừa nêu trong báo cáo trình lên Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận.
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 và Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 là hai đơn vị thuê mướn những lao động người nước ngoài bất hợp pháp này. Bên cạnh đó còn có Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Vận hành Kinh doanh Vĩnh Tân điện lực Trung Quốc và các nhà thầu phụ, bao gồm các công ty Lắp đặt Quảng Đông, Trung Kiến 2, Trung Kiến 3, Vận chuyển Trung Đặc và Tương điện Hồ Nam.
Trong báo cáo của Sở Lao động-Thương binh& Xã hội tỉnh Bình Thuận không nói rõ những lao động người nước ngoài trái phép tại các dự án nhiệt điện Vĩnh Tân mang quốc tịch nào, nhưng đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh xử lý theo quy định pháp luật nếu các chủ thuê mướn lao động người nước ngoài trái phép không hoàn tất hồ sơ theo thời hạn được yêu cầu.

Doanh nhân Việt Nam và Cán bộ cao cấp

Kính Hòa RFA-2017-11-02  
Một biển quảng cáo tại Sài Gòn, thành phố có nhiều công ty thương mại tư nhân. 12/1997.
 Một biển quảng cáo tại Sài Gòn, thành phố có nhiều công ty thương mại tư nhân. 12/1997.AFP
Can thiệp của cơ quan công an
Cuối tháng Chín, một số phụ huynh học sinh ở trường tư thục của công ty Vincom tại Hà Nội than phiền việc trường này tăng học phí. Cơ quan công an ở Hà Nội gửi giấy mời một số phụ huynh học sinh lên làm việc, với lời mời vắn tắt là để hỏi về việc có liên quan. Sau khi dư luận trên báo chí chính thống của nhà nước cũng như mạng xã hội lên tiếng chỉ trích cho rằng cơ quan công an đã can thiệp vô lý vào những hoạt động dân sự của người dân, đại diện cơ quan công an trả lời báo chí rằng họ mời phụ huynh vì cho rằng những phụ huynh này xúc phạm đến lãnh đạo của công ty Vincom.
Công ty Vincom do ông Phạm Nhật Vượng, một tỉ phú người Việt làm chủ.
Kinh doanh ở Việt Nam muốn phất lên thì phải dựa vô chính quyền, từ ông tổ trưởng tổ dân phố cho đến ông công an khu vực. Mà muốn làm ăn lớn thì phải dựa những ông lớn nữa.
-Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh.
Cuối tháng 10, xảy ra chuyện bà Dương Thị Hằng Nga, nhà báo trưởng văn phòng khu vực miền Trung và Tây nguyên của Báo Giao thông vận tải, khiếu nại về việc bà bị công an không cho xuất cảnh theo lời đề nghị của ông Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ nhôm, vì có viết những bài báo liên quan đến ông này. Cơ quan công an Đà Nẵng nói rằng họ làm đúng pháp luật vì ông Vũ gửi đơn than phiền rằng bà Nga viết bài làm xấu hình ảnh ông. Khi đăng tải tin này, Báo Tuổi trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh liệt kê toàn bộ điều luật về việc cấm xuất cảnh đối với công dân Việt Nam, không có điều nào liên quan đến phát biểu của công an Đà Nẵng.
Ông Huỳnh Ngọc Chênh, từng làm việc ở báo Thanh Niên, hiện sống ở Đà Nẵng bình luận về việc này:
“Nếu cô đó có liên quan đến một vụ án nào đó, hay bị công dân tố cáo là có nợ nần gì đó, thì người ta có thể chận. Mà nếu chỉ vì một bài báo, mà qua yêu cầu của ông Vũ nhôm mà chận thì ông Vũ nhôm là sếp của nhà nước này.”
Ông Phan Văn Anh Vũ từng xuất hiện trên báo Tuổi Trẻ trong vụ ông Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật. Theo báo Tuổi Trẻ một trong những căn nhà mà ông Xuân Anh đang ở là của ông Phan Văn Anh Vũ.
Khi đề cập với nhà báo Pham Chí Dũng, hiện đang sống tại Sài Gòn về hai trường hợp nêu trên, ông nói rằng cần phải thêm vào một trường hợp nữa ở miền Nam:
“Phải bổ sung thêm chuyện trạm BOT Đồng Nai vừa rồi, khi mà công an và cảnh sát cơ động dàn quân ra giống như là khủng bố tinh thần lái xe, ép lái xe không trả tiền lẻ, chuyện đó rất lộ liễu. Hồi trước có một số công an đóng vai trò bảo kê, đi đòi nợ, xã hội đen, nhưng kính đáo hơn, nhưng bây giờ rất lộ liễu.”
Các trạm BOT có nghĩa là các trạm thu phí đường bộ do các công ty tư nhân lập ra để thu tiền chi phí các đoạn đường bộ hoặc cầu mà họ đã đầu tư để xây dựng. Nhưng trong thời gian qua, nhiều lái xe từ Bắc đến Nam phản đối chi phí họ cho rằng quá cao của các trạm này, và các trạm này đặt quá gần nhau. Họ đã dùng tiền lẻ, một việc làm hoàn toàn hợp pháp,  để trả tiền tạo nên tình trạng kẹt xe để phản đối.
Doanh nhân và pháp luật
Tất cả ba sự việc vừa nêu đều liên quan đến các công ty tư nhân, trong đó cơ quan công an đã hành động bảo vệ quyền lợi cho các công ty này. Tuy nhiên ông Huỳnh Ngọc Chênh nói:
Nó rất phức tạp, muốn sai được công an thì phải nắm mấy ông lớn hơn, chứ không phải mấy ông ở dưới này mà sai được. Thật ra công an cũng không quan trọng lắm, mà quan hệ là quan hệ với chính quyền, khi chính quyền ra lệnh thì công an cũng phải làm việc, bản thân công an cũng chỉ lắt nhắt thôi.
Bình luận về việc các công ty tư nhân phải có sự quan hệ với chính quyền như thế nào tại Việt Nam, ông Huỳnh Ngọc Chênh nói:
Có thể là Khaisilk này thuộc một phe phái nào đó không ăn cánh.
-Nhà báo Phạm Chí Dũng.
“Kinh doanh ở Việt Nam muốn phất lên thì phải dựa vô chính quyền, từ ông tổ trưởng tổ dân phố cho đến ông công an khu vực. Mà muốn làm ăn lớn thì phải dựa những ông lớn nữa.”
Một doanh nhân giấu tên ở Bà Rịa Vũng Tàu cũng nói với chúng tôi là nếu chỉ một mình kinh doanh dựa theo cung và cầu của thị trường thì không thể nào cạnh tranh lại với những công ty khác có được sự hậu thuẫn của các quan chức, hay các nhóm quan chức mà ông gọi là các nhóm lợi ích.
Ông Phạm Chí Dũng gọi tên sự câu kết này là mafia:
“Đó là một quan hệ của chủ nghĩa tư bản thân hữu, chủ nghĩa tư bản thân hữu dã man. Đó là quan hệ móc xích giữa những lợi ích và quyền lợi với nhau. Nói thẳng ra đó là quan hệ mafia.”
Theo ông các nhóm thân hữu hiện nay có hệ thống trải rộng từ trung ương đến các địa phương khác nhau.
Việc tham gia vào các nhóm lợi ích này, theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, là một con dao hai lưỡi, vì khi người đỡ đầu cho một doanh nhân bị thất thế, nếu doanh nhân đó không kịp tìm được một người đỡ đầu mới thì sẽ có nguy cơ bị trừng phạt.
Theo những nguồn tin và dư luận ở Đà Nẵng, thì ông Phan Văn Anh Vũ xuất thân là một người làm cửa nhôm và kính, sau đó được sự tín cẩn của ông Nguyễn Bá Thanh, cựu bí thư thành ủy, và sau khi ông Thanh mất, ông Vũ tìm được một sự đỡ đầu ở cấp cao hơn. Ông Huỳnh Ngọc Chênh nói tiếp về sự việc ông Vũ đề nghị cơ quan công an không cho nhà báo Dương Thị Hằng Nga xuất cảnh:
“Ông Vũ nhôm bị mọi người đồn đại là người của ông Trần Đại Quang, ông ấy mạnh là có cái thế như vậy. Qua chuyện này cho thấy ông ấy vẫn còn mạnh.”
Cũng trong thời gian cuối tháng 10, người ta chứng kiến việc ông Hoàng Khải, chủ công ty Khai Silk, một thương hiệu nổi tiếng bấy lâu nay ở Việt Nam, bị cáo buộc là đã nhập hàng Trung Quốc về và gắn nhãn hiệu Việt Nam để bán. Ngày 31 tháng 10, cơ quan chức năng tại thành phố Hồ Chí Minh đã niêm phong hơn 1000 sản phẩm của công ty Khai Silk để điều tra về cáo buộc gian lận.
Tuy nhiên người ta nói rằng việc công ty này dùng hàng có xuất xứ khác nhau rồi gắn nhãn hiệu Việt Nam lên đã bị phát hiện từ cả chục năm nay. Bình luận về sự việc mới xảy ra, ông Phạm Chí Dũng nói:
Có những chuyện to lớn hơn nhiều mà không đem ra xử, mà cái chuyện Khaisilk như vậy mà Trần Tuấn Anh Bộ Công thương đưa hồ sơ sang Bộ Công an tức là nó có vấn đề. Tức là có thể là Khaisilk này thuộc một phe phái nào đó không ăn cánh.”
Ông Hoàng Khải được xem là một doanh nhân rất thành đạt tại Việt Nam, ngoài thương hiệu Khai Silk ông còn kinh doanh địa ốc, sở hữu nhiều nhà hàng ăn sang trọng trên các con đường rất đắt tiền tại Hà Nội và Sài Gòn.
Kết thúc cuộc trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng muốn xóa bỏ tình trạng cơ quan công an làm việc vì quyền lợi của các công ty tư nhân, thì phải tôn trọng cơ chế thị trường thực sự, chứ đừng gọi là thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự can thiệp quá lớn của nhà nước. Còn ông Phạm Chí Dũng thì nói rằng tình trạng câu kết hiện nay giữa các quan chức chính trị và các đại gia tư nhân sẽ làm cho công cuộc chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở nên vô cùng khó khăn, mặc dù theo ông Dũng, ông Trọng không có liên quan đến những nhóm lợi ích khác nhau.

Cơ quan Nhà nước có thi hành đúng pháp luật hay không?

Hòa Ái, phóng viên RFA 2017-11-01   
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu về xử lý 12 dự án thua lỗ trước Quốc Hội sáng 1/11/2017.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu về xử lý 12 dự án thua lỗ trước Quốc Hội sáng 1/11/2017.Courtesy: chinhphu.vn
Nhiều vụ việc xảy ra trong thời gian gần đây liên quan đến các cơ quan thẩm quyền của Nhà nước, mà công luận cho rằng những cơ quan này không thực thi đúng pháp luật, từ địa phương cho tới trung ương.

Không tuân thủ pháp luật?

Hội Nhà báo Việt Nam vào ngày 30 tháng 10 lên tiếng về vụ việc nữ nhà báo Dương Hằng Nga bị Công an thành phố Đà Nẵng cấm xuất cảnh 3 tháng. Theo Công an Đà Nẵng thì biện pháp cấm xuất cảnh đối với bà Dương Hằng Nga là đúng quy định do đã nhận đơn của ông Phan Văn Anh Vũ khiếu nại bà Nga viết 8 bài báo, đăng trên Tạp chí Giao thông Vận tải xúc phạm lợi ích hợp pháp của công ty và danh dự cá nhân.
Ông này được nhiều người biết đến với biệt danh “Vũ Nhôm”, một nhân vật được truyền thông trong nước nhắc tên trong vụ “doanh nghiệp tặng xe bất thường” cho ông Bí thư Thành ủy Đà Nẵng- Nguyễn Xuân Anh khiến ông bị mất chức. Dân chúng địa phương cũng gọi ông Phan Văn Anh Vũ là “mafia của Đà Nẵng” vì dính líu các phi vụ làm ăn liên quan khu biệt thự ở bán đảo Sơn Trà hay khai thác gỗ…
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận dư luận thắc mắc phải chăng Công an thành phố Đà Nẵng bị thao túng bởi đại gia “Vũ Nhôm”. Thêm một trường hợp khác mà dư luận cũng đặc biệt quan tâm là thông tin Cục trưởng Cục Chống tham nhũng-Thanh tra Chính phủ, ông Phạm Trọng Đạt nói với truyền thông trong nước rằng biện pháp kỷ luật đối với sai phạm của ông Phạm Sỹ Quý, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Yên Bái là nghiêm minh và đúng pháp luật.
Tôi nghĩ rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam là một tổ chức vi phạm luật hết sức nghiêm trọng. Những luật do Quốc Hội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đưa ra, mà Quốc Hội cũng được tạo ra từ bên trong của Đảng Cộng Sản, nhưng họ vẫn bất chấp những chuyện như vậy...Có rất nhiều các sự vi phạm khác của các cơ quan và các quan chức Nhà nước, từ trung ương cho đến cấp phường-xã-thôn
-TS Nguyễn Quang A
Ông Phạm Sỹ Quý bị thanh tra tài sản trước áp lực của công chúng đòi hỏi cần minh bạch tài sản của ông có hợp pháp hay không, trong đó bao gồm biệt phủ nguy nga tọa lạc trên khu đất rộng hơn 1,3 héc-ta.
Vào ngày 27 tháng 10, qua kết quả thanh tra, ông Phạm Sỹ Quý bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo với thông báo rằng ông này đã nhận ra khuyết điểm và được điều động đảm nhiệm chức vụ Phó Văn phòng Hội đồng Nhân dân tỉnh Yên Bái, vị trí tương đương phó giám đốc sở.
Sau các lần trì hoãn công bố kết luận thanh tra tài sản và sai phạm của ông Phạm Sỹ Quý, dư luận đón nhận thông tin mức kỷ luật thi hành đối với ông cùng sự thất vọng không chỉ riêng trường hợp cá nhân của ông Quý mà là sự phẫn nộ vì cho rằng các cơ quan Nhà nước không thi hành đúng quy định luật pháp qua các vụ việc xảy ra, điển hình gồm hai vụ kể trên.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS nói với RFA ông từng có nhiều bài viết cũng như nhiều lần lên tiếng trong thời gian dài rằng những người vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhất từ trước đến nay ở Việt Nam chính là các cơ quan và các quan chức Nhà nước. Tiến sĩ Nguyễn Quang A nêu lên một trường hợp mà ông khẳng định là vi phạm pháp luật:
“Tôi nghĩ rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam là một tổ chức vi phạm luật hết sức nghiêm trọng. Những luật do Quốc Hội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đưa ra, mà Quốc Hội cũng được tạo ra từ bên trong của Đảng Cộng Sản, nhưng họ vẫn bất chấp những chuyện như vậy.
Tôi chỉ đơn cử trong Luật Chống tham nhũng quy định rõ ràng Thủ tướng là Trưởng Ban chống tham nhũng. Rồi một thời gian, ông Nguyễn Phú Trọng thấy ông Nguyễn Tấn Dũng là một ông trùm tham nhũng mà làm Trưởng Ban chống tham nhũng thì ông Trọng cũng chẳng cần đợi Quốc Hội sửa luật gì cả và Đảng của ông Trọng lấy luôn cái chức ‘Trưởng Ban chống tham nhũng’, gọi là của Đảng nhưng thực sự triệt tiêu tổ chức chống tham nhũng của chính quyền. Và đây là một sự vi phạm pháp luật hết sức trắng trợn. Còn có thể kể ra rất nhiều các sự vi phạm khác của các cơ quan và các quan chức Nhà nước, từ trung ương cho đến cấp phường-xã-thôn.”

Đứng trên pháp luật?

1da7b2b5-e59e-4dbc-bcfc-b3dc26ea1308.jpeg
Biệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý ở Yên Bái. Courtesy: chinhphu.vn
Một vụ việc xảy ra ở thôn Sơn Tây, thuộc tỉnh Phú Yên đang thu hút sự chú ý của dư luận mà Báo mạng Dân Trí đưa tin vào chiều ngày 31 tháng 10, cho biết bà Thẩm Thị Linh, Bí thư Chi bộ thôn nói rằng việc làm của bà và Trưởng thôn Phạm Văn Quảng là không sai khi có mặt để chặn xe cưới của người dân đòi 3 triệu đồng tiền đóng góp làm đường xây dựng nông thôn mới.
Gia đình bị chặn xe cưới tố cáo bà Linh và ông Quảng cùng một nhóm người có thái độ hành xử xúc phạm danh dự củ gia đình họ và yêu cầu chính quyền địa phương phải xin lỗi gia đình. Tuy nhiên, bà Bí thư Chi bộ thôn Sơn Tây tuyên bố nếu bị buộc phải xin lỗi thì sẽ từ chức, qua lời đề nghị “làm sai thì xin lỗi” của ông Trịnh Lâm Hải, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Sơn Thành Tây.
Hồi cuối tháng 9 vừa qua, dư luận cũng xôn xao trước thông tin Công an phường Tam Bình, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh đưa hai cô gái vào Trung tâm Hỗ trợ Xã hội do không mang theo giấy tờ tùy thân khi đi uống cà phê. Mặc dù phía Công an phường Tam Bình và gia đình thuật lại vụ việc có nhiều chi tiết không trùng khớp với nhau, nhưng Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu làm thủ tục cho 2 cô gái này về nhà, sau một tuần bị giữ trong Trung tâm Hỗ trợ Xã hội.
Khi nào Đảng vẫn đứng trên pháp luật, Đảng chỉ huy pháp luật thì chắc chắn không thể nào có được sự gọi là minh bạch và rõ ràng để mà xử lý tham nhũng hết
-Ông Nguyễn Trung Dân
Qua những trường hợp mà chúng tôi đề cập, không chỉ dư luận mà giới quan sát tình hình Việt Nam cho rằng các cơ quan thực thi pháp luật tại Việt Nam không tuân thủ pháp luật, thậm chí đội ngũ nhân viên công quyền ngày càng tham nhũng quyền lực. Và một minh chứng rõ ràng nhất qua báo cáo của Chính phủ về hình thức xử lý kỷ luật đối với những lãnh đạo cốt cán của các tập đoàn kinh tế nhà nước bị thua lỗ, bao gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Hóa chất (Vinachem), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)…là cách chức, phê bình nghiêm khắc và kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Ông Nguyễn Trung Dân, nguyên Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Du Lịch từng lên tiếng với RFA rằng:
“Khi nào Đảng vẫn đứng trên pháp luật, Đảng chỉ huy pháp luật thì chắc chắn không thể nào có được sự gọi là minh bạch và rõ ràng để mà xử lý tham nhũng hết.”
Chúng tôi xin kết thúc bài viết này với chia sẻ của một công dân Việt Nam và cũng là cư dân mạng rằng tình trạng từ quan chức lãnh đạo cấp thôn như bà Thẩm Thị Linh cho đến đồng chí X, lãnh đạo cấp trung ương hành xử không theo đúng pháp luật chẳng có gì khó hiểu cả. Lý do là vì họ được dung túng, cho phép và khuyến khích ngầm từ Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức lãnh đạo cao nhất của quốc gia.

Thánh lễ cầu nguyện cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

CTV Danlambao - Vào lúc 16 giờ ngày 1/11/2017, tại nghĩa trang Lái Thiêu, Bình Dương đã diễn ra buổi Thánh lễ Cầu nguyện cho cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và các Bào đệ của Ngài cùng tất cả những tử sĩ đã hy sinh trong cuộc nội chiến của Việt Nam trước năm 1975 (không phân biệt Nam – Bắc).

Thánh lễ được tổ chức đồng tế, gồm các vị Linh mục đến từ nhiều Dòng, Giáo xứ khác nhau:

1/ Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành (Chủ tế), nguyên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế - Sài Gòn.

2/ Linh mục Phaolo Lê Xuân Lộc thuộc DCCT – Sài Gòn.

3/ Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh thuộc DCCT – Sài Gòn.

4/ Linh mục Giuse Trương Hoàng Vũ thuộc DCCT – Sài Gòn.

5/ Linh mục Phanxico Xavie Nguyễn Văn Nhứt thuộc Dòng Đa Minh.

6/ Linh mục Giuse Maria Nguyễn Duy Tân thuộc Giáo Xứ Thọ Hoà – Đồng Nai.

Việc tổ chức Thánh lễ cầu nguyện và viếng mộ cố Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu nhân lễ giỗ do một số Linh mục DCCT Sài Gòn khởi xướng và được thực hiện vài năm trở lại đây. Riêng năm nay, khi bắt đầu có thông báo về việc sẽ tổ chức Thánh lễ cầu nguyện tại nghĩa trang Lái Thiêu (Bình Dương), nơi an nghỉ của hai anh em cụ Diệm, trên mạng xã hội đã truyền đi lời đe dọa của đám Dư luận viên cộng sản. Bọn chúng tuyên bố sẽ phá buổi Thánh lễ cầu nguyện và đánh người với lời lẽ vô cùng khát máu và xấc láo. Tuy nhiên, bất chấp lời đe dọa từ nhà cầm quyền (dưới danh nghĩa DLV), hàng trăm người vẫn đổ về nghĩa trang Lái Thiêu để tham dự Thánh lễ, bày tỏ lòng thành kính, tiếc thương và tri ân với vị Tổng Thống đã làm nên một thời kỳ hưng thịnh chưa từng có trong hơn 8 năm ông cầm quyền tại Miền Nam Việt Nam. Đây là năm mà số người dân đến tham dự đông nhất từ trước đến nay. Người ta quan sát thấy nhiều bạn còn rất trẻ và cả những người già đã ngoài 70, 80 tuổi. Một điều hiếm gặp trong các Thánh lễ những năm trước.

Đúng như đã tuyên bố, cả trăm tên Dư luận viên đã tụ tập quanh khu vực nghĩa trang Lái Thiêu. Chúng mang theo loa thùng công suất lớn, phát những bản nhạc lố lăng nhằm làm át tiếng đọc kinh cầu nguyện trong Thánh lễ. Các lối vào nghĩa trang cũng bị đóng kín. Mọi người phải đi đường vòng và chui qua hàng rào mới vào được khu mộ cụ Diệm.

Trước giờ Thánh lễ Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh giới thiệu khái quát về nội dung cũng như ý nghĩa của buổi cầu nguyện: “Chúng ta sẽ cầu nguyện cho tất cả những người lính đã chết trong cuộc chiến ở Việt Nam, cho dù họ ở miền Bắc hay ở miền Nam. Đặc biệt ngay trên vùng mộ của cụ Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm, chúng ta cầu nguyện cho cố Tổng thống và các Bào Đệ của cụ cùng các tử sĩ…xin Chúa mở lòng xót thương đưa tất cả về bên nước Thiên Đàng.”

Trong tâm tình tiếc thương, Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành đã nhắn gửi đến những người tham dự Thánh lễ 2 điều:

Thứ nhất: Năm mươi bốn năm đã trôi qua (kể từ cố Tổng thống Ngô Đình Diệm tử nạn), chưa có chế độ nào, chính phủ nào đã làm được như cố Tổng thống Ngô Đình Diệm trong suốt gần 9 năm lãnh đạo trong miền Nam Việt Nam; Người miền Nam được hưởng bầu không khí bình an, đời sống thịnh vượng và nhân văn.

Thứ hai: Cụ Cố Tổng thống chấp nhận ra đi trong máu đổ để dân tộc Việt Nam không phải bị đổ máu, để anh em chúng ta không phải tàn sát lẫn nhau…

Kết thúc buổi Thánh lễ, khi vừa bước lên xe để ra về, cô Nguyễn Huyền Trang, cộng tác viên trang Tin Mừng Cho Người Nghèo đã bị một đám khoảng 20 tên cả nam lẫn nữ xông vào hành hung. Khi Huyền Trang đã vào được xe ô tô, chúng còn xông lên tận nơi và tiếp tục đánh cô vào đầu, vào mặt.

Vài năm trở lại đây, ngoài việc bắt bớ hay đàn áp giới tranh đấu, nhà cầm quyền cộng sản tăng cường việc sử dụng bọn Dư luận viên để gây rối, đánh đập, hành hung những người đấu tranh ôn hòa. Bằng cách này, chúng gây tổn hại cả sức khỏe lẫn tinh thần cho những người dân lương thiện, những người tranh đấu và đặc biệt, không phải chịu trách nhiệm về bất cứ cuộc đàn áp nào. Số lần DLV tấn công người tranh đấu đặc biệt gia tăng sau sự kiện thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Có thể kể đến những vụ việc gần đây như việc quấy rối chương trình Tri ân Thương Phế Binh VNCH tại nhà thờ DCCT Sài Gòn; tấn công vào nhà Giáo dân tạo Giáo xứ Song Vinh, đập phá nhà cửa; đem vũ khí xâm nhập Giáo xứ Thọ Hoà, uy hiếp cha quản xứ Nguyễn Duy Tân… Và mới nhất là vụ ra mắt cái gọi là “Liên minh cờ đỏ” với khoảng 700 tên mặc áo cờ máu tụ tập tại khi Giáo họ Văn Thai rồi nhảy múa, hô hào chém giết các Linh mục và giáo dân.

Việc sử dụng Dư luận viên, biến những kẻ này từ “người” thành “công cụ” là một tội ác không thể dung thứ của nhà cầm quyền cộng sản.


Ảnh: Tin Mừng Cho Người Nghèo

1/11/2017

Áp bức ở Việt Nam điều tồi tệ cho quốc gia chủ toạ APEC

The Nation (Thailand Portal) * VNCH-Ngoc Truong (Danlambao) dịch - Bắt giam các nhà bất đồng chính kiến trước hội nghị thượng đỉnh APEC là việc quảng cáo tồi tệ cho nỗ lực toàn cầu cải thiện thế giới.

Trong những ngày tới Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng, chắc chắn sẽ tăng cường tầm vóc quốc tế trong bối cảnh phức tạp của khu vực và sự phát triển toàn cầu. Rất tiếc, khởi đầu không tốt bằng cách bắt giam các nhà hoạt động dân chủ, chuẩn bị cho sự xuất hiện của các lãnh đạo thế giới.

Về kinh tế, Hà Nội hoàn toàn hiểu chuyện thay đổi toàn cầu, đặc biệt là sự trỗi dậy của tư tưởng bảo hộ dân túy đã đưa Donald Trump lên nắm quyền tại Hoa Kỳ và kích thích Anh từ bỏ Liên mình châu Âu. Tuy nhiên, hiện tượng nầy ngược lại các nguyên tắc sáng lập của APEC, trong đó nhóm 21 quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau về thương mại tự do và toàn cầu hóa. APEC xuất hiện vào năm 1989 trong bối cảnh truyền bá chủ nghĩa đa phương, thời chiến tranh lạnh đã kết thúc. Chỉ ba năm sau khi Việt Nam bắt đầu chương trình “đổi mới” nhằm chuyển xã hội xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế thị trường.

Việt Nam gia nhập APEC vào tháng 11 năm 1998, tìm cách hưởng lợi toàn cầu hóa và kèm theo tự do hóa tài chính. Việt Nam đã khá khôn ngoan, kinh tế phát triển mạnh mẽ và chỉ chậm lại vài lần.

Nhưng các quốc gia APEC - đại diện cho 39% dân số thế giới, 57% tổng GDP và 49% thương mại - hiện đang đối mặt với thách thức mới vì Hoa Kỳ cho thấy ít quan tâm đến chủ nghĩa đa phương. Quyết định của Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bất ngờ mạnh mẽ cho hàng chục quốc gia, trong đó có Việt Nam. APEC hiện đang cố gắng đạt được mục tiêu của Bogor (xem chú thích) về tự do thương mại và đầu tư vào năm 2020. Sự chống đối của Trump đe doạ điều này được thành tựu.

Tuy nhiên, điều quan trọng là Apec sẽ tiếp tục tham gia lộ trình và đóng vai trò đáng kể trong việc bảo đảm sự tăng trưởng bền vững của thế giới, tránh khỏi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thúc đẩy kinh tế kỹ thuật số, hạn chế bất bình đẳng và bù đắp những tác động tiêu cực do toàn cầu hóa. Tất cả sẽ đòi hỏi một nỗ lực chung, và Việt Nam mong muốn thúc giục các đối tác tại hội nghị cùng đoàn kết.
Tuy nhiên, tiếng nói của Việt Nam mất đi uy thế đáng kể, khi những người bất đồng chính kiến ​​đang bị bao vây trước hội nghị, ngăn họ gây sự chú ý đến vấn đề trong nước.


Một sinh viên gần đây bị kết án 6 năm tù giam vì đã phân phát "tuyên truyền chống nhà nước". Các nhà hoạt động xã hội khác đã bị bắt và truy tố. Các nhà phân tích nói rằng chính phủ đang cố tình ngăn chặn các nhà phê bình để tránh lúng túng khi các lãnh đạo APEC.

Các nhà hoạt động xã hội khác bị bắt và truy tố. Giới phân tích thời cuộc cho rằng chính phủ đang cố tình ngăn chặn các nhà phê bình hầu tránh lúng túng khi các lãnh đạo APEC bắt đầu tới dự hội nghị.

APEC chỉ quan tâm đến vấn đề kinh tế - nhân quyền không nằm trong chương trình nghị sự. Nhưng Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) rất đúng trong việc thúc đẩy các đại biểu ngoại quốc tham gia hội nghị thượng đỉnh gây áp lực với Hà Nội về vấn đề nhân quyền. Nếu Trump và các thành viên không quan tâm đến việc đàn áp tự do, các thành viên khác của APEC sẽ nói rằng toàn cầu hóa đòi hỏi sự thống nhất thế giới về các vấn đề tương tự.

Phan kim Khánh bị kết án 6 năm vì "Chống chánh quyền"

Không quan trọng ở chỗ Việt Nam chưa bao giờ có dân chủ. Điều quan trọng là gần 30 nhà bất đồng chính kiến, ​​không hề đe dọa về an ninh đã bị bịt miệng, làm im tiếng nói chỉ trích chính phủ. Chế độ bị mất mặt vì hành động bất an, và sự bất an giữa các quốc gia hội viên sẽ làm suy yếu mọi nỗ lực nhằm đạt mục tiêu cao cả của APEC.

Chú thích của người dịch:

- Mục tiêu Bogor: là một loạt mục tiêu nhằm thực hiện thương mại tự do và mở rộng khu Á Châu - Thái Bình Dương được các hội viên kinh tế chấp thuận vào năm 1994 tại Bogor, Indonsesia. Các nhà lãnh đạo đồng ý thông qua mục tiêu dài hạn về thương mại tự do và mở cửa ở Á Châu - Thái Bình Dương.

- Danh sách hội viên APEC (March 15, 2017):

Úc, Brunei Darussalam, Canada, Chile, China, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Taiwan, Hoa Kỳ, Việt Nam.

Nov 1, 2017

Giặc cờ đỏ và những cái đầu mạt vận

Phạm Trần (Danlambao) - Nạn giặc cờ đỏ ra đời với quy mô lớn cuối tháng 10/2017 ở Việt Nam đã làm cho chế độ thời mạt vận hiện ra rõ nét hơn.

Có tên chính thức là "Liên Minh Cờ Đỏ", các Hội cờ đỏ đến từ Hà Nội và nhiều vùng trong nước đã tổ chức buổi ra mắt vào ngày 29/10/2017 ở xã Sơn Hải, gần Giáo Họ Văn Thai, thuộc Giáo xứ Song Ngọc, thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.

Với chiêu bài “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”, cuộc phô trương lực lượng của lối 700 người, đa phần là thanh niên, thanh nữ là nhằm chống lại các cuộc tuần hành đòi bồi thường và đòi tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam của người dân, đa phần là giáo dân Công giáo ở Nghệ An. Họ là một bộ phận nạn nhân của thảm họa cá chết và làm biển ô nhiễm do Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh gây ra cho 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế hồi tháng 4/2016. 

Nhưng đa số dân Nghệ An sống ven biển làm nghề nước mắm và muối biển nên thảm họa Formosa cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ. Nhiều gia đình đã điêu đứng vì nợ nần chồng chất, mất nghề và thất nghiệp kéo dài nhưng không được nhà nước coi là nạn nhân trực tiếp của Formosa. 

Vì vậy mà hai Linh mục Công giáo Nguyễn Đình Thục của Giáo xứ Song Ngọc và Linh mục Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên đã lãnh đạo các nạn nhân giáo dân đi khiếu kiện và xuống đường đòi công lý và bồi thường nhưng chưa được giải quyết.

Đảng và chính phủ Việt Nam đã nhận 500 triệu dollars bồi thường từ Formosa Đài Loan, nhưng số tiền này chỉ được coi như muối bỏ biển nếu so với thảm họa môi trường để lại lầu dài cho biển và nhân dân miền Trung.

Cũng nên biết, Việt Nam chưa bao giờ cải chính tin Formosa Đài Loan tuy đứng tên đầu tư, nhưng có các Công ty lớn của Trung Hoa đứng sau cung cấp thiết bị và nguyên liệu và hàng ngàn công nhân cho nhà máy để cùng khai thác.

Như vậy, “bàn tay của Bắc Kinh” có trách nhiệm gì trong biến cố gây ra thảm họa môi trường cho miền Trung không, hay khoản tiền bồi thường 500 triệu dollars đã được mặc cả nên phía Việt Nam đã tìm mọi biện pháp đề chống các cuộc biểu tình đòi bồi thường của dân Hà Tĩnh và vùng phụ cận? 

Nước biển và con cá

Bởi vì theo các nhà khoa học Việt Nam thì: "Phải mất ít nhất 50 năm hệ sinh thái biển của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế mới có thể phục hồi như trước." (theo VietNamNet, ngày 04/07/2016) 

Trong khi đó thì Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã gây hoang mang cho dân khi đơn phương công bố: "Kết quả quan trắc, giám sát cho thấy môi trường biển 4 tỉnh miền Trung đã an toàn đối với vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh và khu vực bãi tắm, thể thao dưới nước..." (Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 13/07/2017) 

Nhưng báo chí Việt Nam lại đưa tin: "Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo khắc phục sự cố, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh cho người dân 4 tỉnh bị ảnh hưởng bởi Formosa năm 2016, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu 4 tỉnh miền Trung là: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế tiếp tục không sử dụng các nghề khai thác hải sản tầng đáy ở khu vực 20 hải lý trở vào bờ (khoảng 30 cây số) , cho đến khi Bộ Y tế có kết luận về hải sản tầng đáy đã đảm bảo an toàn thực phẩm và nguồn lợi thủy sản đã được khôi phục.” (theo Tríthức VN, ngày 18/05/2017)

Hồi tháng 9 năm 2016, nhà nước cho dân biết: "Tất cả hải sản như: cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, cá bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, cá trích, cá đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.”

Tin này cũng lưu ý: "Các hải sản như: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm.” (theo báo Người Lao Động, ngày 21/09/2016)

Nhưng khác với “tầng đáy” dễ nhận ra, “tầng nổi”, nếu so với mặt nước thì “sâu” bao nhiêu mét, và làm sao mà bảo đảm cá không bị nhiễm độc do vận chuyển của nước từ dưới lên trên?

Vì vậy mà người dân vẫn chưa tin vào cái miệng “không bảo đảm” của các chuyên gia nhà nước. Cũng do các tin trái ngược nhau của nhà nước đưa ra sau hơn một năm xẩy ra sự cố Formosa cho thấy Chính phủ đã rất lúng túng và không có khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm môi trường ở miền Trung.

Một điều khó hiểu khác là không biết do ai mách nước hay bị đe dọa mà Chính phủ Việt Nam đã từ chối mọi đề nghị tình nguyện giúp đỡ của các chuyên gia Hoa Kỳ và của cả Liên Hiệp Quốc để giải quyết thảm họa Formosa.

Có ít nhất 5 triệu người dân nạn nhận của Formosa đang tiếp tục cuộc sống khó khăn mà không biết kêu cứu nơi nào.

Vì vậy mà các nạn nhận của Formosa ở miền Trung nói chung và tại Nghệ An, Hà Tĩnh nói riêng đã bất chấp gian khổ hay đàn áp để tiếp tục biểu tình tự phát đòi bồi thường thiệt hại và đi khiếu kiện.

Các cơ quan chính quyền và báo đài nhà nước ở địa phương đã không ngừng nói xấu, xuyên tạc và đe dọa người dân và các Linh mục lãnh đạo và hướng dẫn dân đấu tranh đòi công lý. Thậm chí chính quyên còn mạ lỵ các linh mục đấu tranh là "tay sai của các thế lực thù địch" để hành động chống đảng, nhà nước và nhân dân!

Nhưng các Linh mục và giáo dân vẫn không nao núng trước bạo quyền. Đặc biệt Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp của Giáo phận Vinh cũng đã bác bỏ yêu cầu của Chính quyền đòi thuyên chuyển các Linh mục tranh đấu ra khỏi Giáo phận Vinh.

Thế là “giặc cờ đỏ” có đảng bảo kê được thành lập để giúp đảng khủng bố nhân dân và các Linh mục Công giáo. Đám Thanh niên, Thanh nữ này, không chỉ là con cái cán bộ, đảng viên mà nhiều phần chắc còn là đoàn viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã cam tâm làm tay sai để được phúc lợi.

Hành động của "những con thiêu thấn" màu đỏ này là để tiếp nối các cuộc đàn áp bạo hành của Công an và Công an đội lốt côn đồ chống các cuộc biểu tình bất bạo động của dân đòi bồi thường công bằng và đòi công lý cho các nạn nhân bị đán áp dã man ở Quảng Bình và Hà Tĩnh từ hơn một năm qua.

Những kẻ dự buổi ra mắt của giặc cờ đỏ ngày 29/10/2017 ở xã Sơn Hải, gần Giáo Họ Văn Thai, thuộc Giáo xứ Song Ngọc, thuộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An đã mặc áo đỏ vẽ sao vàng trước ngực, trán thắt băng đỏ và cầm cờ Đỏ Sao Vàng của Cộng sản Việt Nam, tuần hành trong tiếng nhạc “đỏ” rồi tập hợp ăn uống và nghe những người thuộc hàng lãnh đạo, phát biểu kích động đám đông tham gia điều mà họ gọi là “phản đối các đối tượng phản động”.

Trong Bản tin ngày 30/10/2017, BBC tiếng Việt cho biết những kẻ cờ đỏ đã: "Mang theo loa phóng thanh và phát các bản nhạc 'đỏ' khá ồn ào. Giữa tiếng ồn ào huyên náo, một người đàn ông cầm loa phát biểu và gọi một số giáo sỹ địa phương là "quạ đen".

Người này phùng mang, trợn mắt nói với đám đông: "Từ tháng 4/2016, bọn cha cố quạ đen Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục đã lừa bịp giáo dân, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước… Chúng xuyên tạc nỗ lực khắc phục hậu quả môi trường của Đảng và Nhà nước."

Ăn nói lỗ mãng và thiếu văn hóa như thế chỉ có thể phát ra từ cửa miệng những con người được đảng CSVN nuôi ăn. Và những tiếng reo hò phụ họa như điên cuồng của những thanh niên, thanh nữ cờ đỏ tại buổi ra mắt ấy không chỉ là con cái cán bộ, đảng viên mà chúng còn là đám người được gọi là “dự bị” hay “hạt giống đỏ” đã bị tẩy não và nhiễm độc bởi đảng cầm quyền.

Hội cờ đỏ từ đâu ra?

Vậy Hội cờ đỏ từ đâu ra?

Theo một bài viết phổ biến rộng rãi ngày 2710-2017 của Paulus Lê Sơn, một nhà báo độc lập thì những tội ác gây ra bởi giặc cờ đỏ đã diễn ra như thế này: "Hội cờ đỏ họp ở Sơn Hải vào cuối tháng 4/2017, ngay sau đó diễn ra vụ đàn áp họ Văn Thai, họp ở Diễn Mỹ vào tháng 9/2017, sau đó là vụ đàn áp Giáo xứ Đông Kiều.”

“Chúng chọn thời điểm đêm tối mới ra tay đàn áp giáo dân, chúng ném đá vào nhà, lên cả mái tôn, và ném vào người kết hợp với tiếng la hò inh ỏi. Chúng tạo ra một bầu khí bạo lực và hoảng loạn, chúng cầm gậy gộc và đánh đập Giáo dân. Sau trận phá hoại đó, chúng đã để lại nhiều hậu quả là nhiều gia đình ở Giáo họ Văn Thai bị phá hoại tài sản, thiệt hại rất nặng nề về tài sản như xe máy, quạt điện, tủ, bàn, ghế, loa máy, đồ cổ, máy giặt.

Tất cả các hành động của chúng dưới con mắt của công an có mặt ở hiện trường mà không dẹp loạn."

Theo bài viết khác của Tác giả Tâm Ngọc với tựa đề "Thảm họa đỏ đổ về Nhà thờ khủng bố" phổ biến trên Bauxite Việt Nam ngày 30/10/017 thì: "Hơn một năm qua, hội cờ đỏ đã liên tục khủng bố các cá nhân, tổ chức tôn giáo từ Hà Nội, Đồng Nai, Nghệ An. Những việc họ làm là hắt mắm tôm, tạt sơn vào các nhà đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Tổ chức thành nhóm kéo vào tấn công nhà thờ và Linh mục Nguyễn Duy Tân tại giáo xứ Thọ Hòa ngày 04.9.2017.

Riêng tại Nghệ An, hội cờ đỏ đã tấn công nhiều lần vào các giáo họ, giáo xứ như Văn Thai gây ra sự tổn thất nặng nề vào cuối tháng 4/2017, Diễn Mỹ vào tháng 9/2017, sau đó là vụ đàn áp giáo xứ Đông Kiều."

Nêu ra bằng chứng như thế rồi Tâm Ngọc hỏi nhà nước: "Câu hỏi đặt ra là tại sao hội cờ đỏ đã có những hành động manh động, nguy hiểm gây ra tổn thất về vật chất, tinh thần và tính mạng cho con người mà không bị pháp luật xử lý, thậm chí lại được các cấp chính quyền dung dưỡng và sắp đặt cho các cuộc tụ họp. Phải chăng hội này như là một cánh tay nối dài và là chiến lược hữu hiệu của chính quyền nhằm đàn áp và trả thù những ai lên tiếng chống lại bất công tại Việt Nam?"

Tất nhiên, nếu không được đảng và công an bảo kê nuôi ăn, chi phí trang phục, cờ xí, biểu ngữ, chỗ ở, di chuyển và tiền túi thì có ai vô công rỗi nghề đi làm chuyện ruồi bu kiến đậu này?

Nhưng mặt trái và sau lưng của giặc cờ đỏ là gì? Đây là dấu hiệu khủng hoảng nội bộ nghiêm trọng của Lãnh đạo và đảng cầm quyền. Một sự rạn nứt và lung lay đền tận gốc rễ của cái nền nhà đang “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”.

Bởi vì nếu đảng còn mạnh, nội bộ có đoàn kết và cán bộ, đảng viên thống nhất một lòng một dạ để tiếp tục “quá độ” lên Xã hội Chủ nghĩa như Lãnh đạo vẫn khoe khoang thì đâu đến nỗi phải dùng đến lũ con nít chỉ biết ham chơi, chít chat với nhau trên mạng để làm “cuộc cách mạng cờ đỏ” cứu đảng?

Hay là cơn hồng thủy tan hàng đã đến với đảng CSVN trong thời mạt vận nên Việt Nam mới là nước duy nhất còn than vay khóc mướn cho sự sụp đổ của Chủ nghĩa Mác-Lênin vào dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Nga (1917 – 2017), trong khi ở Nga thì không ai còn muốn moi cái xác chết ấy lên cho ô nhiễm không gian.

Dân tộc Nga và nhân dân các nước Cộng sản Đông Âu đã tẩy uế Chủ nghĩa Cộng sản từ 1989 đến 1991 -/-

(11/017) 

Chuyện lạ về bài quốc ca CS

Nguyễn Thiên (Danlambao) - Khi thấy hội cờ đỏ đập phá tài sản và đánh đập giáo dân lương thiện, tôi muốn gởi bài viết này đến tay các bạn yêu cờ đỏ.

Là một công dân, ai cũng tin và kính cẩn nghiêng mình xác nhận, Quốc Kỳ không những là biểu tượng của quốc gia dân tộc, mà còn là linh hồn của tổ quốc. Có người còn tâm niệm rằng, hồn thiêng sông núi ẩn hiện trên lá Quốc Kỳ.

Khi nhìn lên Quốc Kỳ, ta nhớ ngay đến công lao của cha mẹ ông bà tổ tiên, những bậc tiền bối của dân tộc, nhất là nhớ đến những vị anh hùng đã vị quốc vong thân.

Vậy mà theo nội dung của bài hát quốc ca cờ đỏ, khi ta hát đến câu "Đường vinh quang xây xác quân thù", có ai nhớ đến xác quân thù, lại chính là xác của hàng chục triệu đồng bào VN ưu tú, chết oan chết uổng chết nhục... bằng nhiều cách ở khắp mọi nơi cả trong lẫn ngoài nước, từ trên rừng sâu đến ngoài biển rộng, chỉ vì cái chủ nghĩa CS ảo do HCM đẻ ra bằng lừa dối và họng súng không? Và khi đứng dưới lá cờ (đỏ) đã đang vấy máu đồng bào này, bạn (người hát, người xem, người nghe) có thấy mình độc ác hơn cả đàn thú (giết hại đồng loại) không?

Thật vậy, ai cũng thấy, sau 72 năm dân ta vác súng liều chết theo đảng, đi tìm độc lập tự do hạnh phúc trong môi trường thiên đàng mù chủ nghĩa xã hội (làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu, không có người bóc lột người), vậy mà mới đây, TBT đảng Nguyễn Phú Trọng lại "đánh bài chuồn" với các cử tri tại Hà Nội rằng, đến cuối thế kỉ 21 này chưa chắc đã nhìn thấy nó (méo hay tròn).

Nhìn vào chủ quyền quốc gia và xã hội, VN hôm nay không độc lập, thiếu tự do, phản dân chủ, mất nhân quyền, xã hội bất công, văn hóa lạc hậu, đạo đức suy đồi, lừa đảo phổ biến, giết người man rợ, tai nạn đầy đường, tệ nạn khắp chốn, trộm cướp khắp nơi, thiên tai + nhân tai mọi nẻo, thực phẩm không an toàn, môi trường bị ô nhiễm, mất đất, mất đảo, mất biển, mất 45% tổng thu nhập quốc dân GDP. XHCN không thấy, chỉ thấy Xuống Hàng Chó Ngựa, Xuống Hố Cả Nút, Xấu Hổ Cả Nước. Đúng như lời Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên”. Hỏi: Ai phản động?

Cuối năm 2016, khi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Vĩnh Phúc, đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng (biệt danh Trọng lú) đã từng công khai thú nhận: "Đánh giặc ngoại xâm (Tầu cộng) đã khó, đánh giặc nội xâm (tham nhũng) còn khó hơn, là vì ta đánh vào ta". Vâng, ta đánh vào ta, nói thế mà hắn không biết xấu hổ, không chịu từ chức. Và Bộ Công An cũng không dám động đến lông chân của thằng đại ca đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng (theo hiến pháp pháp luật).

Như vậy, đảng này rõ ràng, chỉ có thể là một đảng cướp cấp quốc gia (chỉ biết cướp và đâm thuê chém mướn), gồm tướng cướp, bọn cướp, thằng cướp. 

Với những bằng chứng trên, nếu dân ta cứ tiếp tục liều mạng theo đảng CS... tiến lên... cùng tiến lên... nước non VN ta... (có) vững bền (không), hay là lại bị rơi vào cái bẫy bắt chim (bán nước, diệt tộc, mất nước), mà con chim mồi chính là thằng đểu HCM made in China?

Liếc mắt nhìn ra thế giới, sau thế chiến thứ hai 1945, VN và Đức có hoàn cảnh giống nhau, chia đôi giữa tư bản và cộng sản, nhưng hôm nay, nước Đức là nước giầu mạnh nhất Châu Âu. Hãy banh tai mở mắt ra mà xem, trước và sau khi bức tường Bá Linh (Đông Đức, Tây Đức) sụp đổ, nhân dân Đức đã làm gì? 

Việc đập tan hình ảnh tượng đài tên việt gian Hồ Chí Minh và giải tán đảng cộng sản sống sót, không những hợp tình hợp lí, mà còn vô cùng cần thiết cho sự tồn vong của quốc gia dân tộc.

Theo tôi, muốn thực hiện mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ đạo đức văn minh, phải can đảm thừa nhận sự thật: Tổng Thống Ngô Đình Diệm (chống cộng), một chí sĩ yêu nước thương dân - Chủ tịch HCM (thờ cộng), một thằng đểu giết dân bán nước. Đồng thời phải thành lập nền đệ tam cộng hòa (cờ vàng), vì "giải phóng Miền Nam 1975" vừa là một tội ác diệt tộc diệt chủng (vô cùng lãng phí), vừa là một sai lầm lịch sử đối với quốc gia dân tộc (Việt Nam).

Ngược lại, nếu không thành lập nền đệ tam cộng hòa (cờ vàng), dân tộc VN sẽ không có độc lập tự do hạnh phúc, và nước VN sẽ là Tây Tạng thứ hai của Tầu cộng. 

Rất mong quân đội, công an và nhân dân hãy mau mau tỉnh ngộ.

(Xem lại bài "Ai phải trả những món nợ cũ", cùng một tác giả)

Cám ơn các bạn. 

Tân Hiệp Kiên Giang ngày 01/11/2017.

Nguyễn Thiên - ĐT: 0994488621