Monday, January 25, 2016

Xót lòng trẻ vùng cao ‘trần truồng’ trong rét âm độ

Theo vietnamnet.v11:02 | 25/01/2016

Giá rét đến âm độ nhưng nhiều trẻ vùng cao không có đủ quần áo ấm để mặc. Nhiều cháu còn rất bé nhưng chỉ mặc áo, không có quần, đi chân đất trong giá lạnh.

 giá rét, băng tuyết, trẻ vùng cao, ‘trần truồng’, rét âm độ


Đây là tấm hình chụp một em bé có lẽ là chưa tới 2 tuổi trên đường lên Sa Pa (Lào Cai) trưa 24/1. Bên đống củi không nhen được lửa vì mưa phùn từ sáng sớm và vì giá lạnh, gió mạnh, cháu bé ngồi co ro, chỉ mặc độc chiếc áo và đội mũ, không có quần, chân không mang tất hay dép. Mẹ cháu ngồi cạnh đan thổ cẩm nhưng không nói được tiếng Kinh. Nhiệt độ tại Sa Pa trưa 24/1 chỉ khoảng 1-2 độ. Ảnh: Thùy Linh
giá rét, băng tuyết, trẻ vùng cao, ‘trần truồng’, rét âm độ
giá rét, băng tuyết, trẻ vùng cao, ‘trần truồng’, rét âm độ
Những em bé mặc phong phanh trong giá rét ở Lào Cai (ảnh tư liệu)
giá rét, băng tuyết, trẻ vùng cao, ‘trần truồng’, rét âm độ
Trẻ em ở Cao Bằng cũng trong tình trạng tương tự (Ảnh: Facebook)
giá rét, băng tuyết, trẻ vùng cao, ‘trần truồng’, rét âm độ
Những bàn chân nứt nẻ vì giá lạnh (Ảnh: Facebook)
giá rét, băng tuyết, trẻ vùng cao, ‘trần truồng’, rét âm độ
Học sinh điểm trường Lán Min, xã Tà Hừa, huyện Than Uyên, Lai Châu trong đợt rét tháng 12/2015. Ảnh: VOV
giá rét, băng tuyết, trẻ vùng cao, ‘trần truồng’, rét âm độ
Những lớp học bằng vách đất nứt nẻ giữa mùa đông. Ảnh chụp tại xã thôn Sán Cố Sủ (xã Thèn Phàng, huyện Xín Mần, Hà Giang). Ảnh: Tien Phong
giá rét, băng tuyết, trẻ vùng cao, ‘trần truồng’, rét âm độ
Học sinh ở Sơn La học bài bên bếp lửa. Ảnh: Zing
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, dự báo đợt rét hại trên diện rộng này sẽ kéo dài tới hết ngày 271, sau đó sẽ về ngưỡng rét đậm.
Đợt không khí lạnh này được đánh giá là cực mạnh. Băng tuyết đã xuất hiện ở hầu hết các tỉnh phía Bắc, nhất là vùng núi băng tuyến dày 5-10cm. Nhiều trâu bò và hoa màu của người dân bị chết, hư hỏng hoàn toàn.
Thùy Linh – Ngọc Anh

Chấm dứt ‘triều đại’ Nguyễn Tấn Dũng: Tháo chạy tán loạn!

Không thể đạt quá bán tại đại hội đại biểu toàn quốc, người còn là đương kim thủ tướng Việt nam đã không thể trụ lại tại Ban chấp hành trung ương và do đó cũng không có cơ hội để vươn tới chức vụ tổng bí thư hằng mong ước.
Cơ hội cuối cùng cho ông Nguyễn Tấn Dũng đã vuột trôi, mặc dù trước đó có tin cho biết có khoảng 15% số đại biểu đề cử ông vào ban chấp hành trung ương khóa XII.
Không chỉ ông Dũng, hầu hết ủy viên bộ chíngh trị quá tuổi như Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Phạm Quang Nghị, Tô Huy Rứa, Lê Thanh Hải đều phải “ra đi”.
Khâu “vận động” của Phe Tổng bí thư Trọng quá mạnh!
“Triều đại” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kéo dài suốt từ năm 2006 đến nay, đã chính thức chấm dứt. Một thế hệ thủ tướng làm khánh kiệt đất nước!
Bây giờ thì thế nào?
Rất có thể không ít ủy viên trung ương và đại biểu vốn là thủ hạ của ông Nguyễn Tấn Dũng, nay đã quay lưng với ông. Một số ít còn lại, được coi là “trung thành”, hẳn không biết số phận của họ sẽ lơ lửng đến thế nào.
Trong số những người còn lại của Thủ tướng Dũng, có Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình. Tại Hội nghị trung ương 13, ông Bình được đề cử vào danh sách ủy viên mới của Bộ chính trị. Nếu phe Thủ tướng Dũng thắng, hẳn Nguyễn Văn Bình sẽ đương nhiên lọt vào Bộ chính trị.
Nhưng hiện thời tình hình đã khác hẳn.
Không chỉ trường hợp Nguyễn Văn Bình gặp khó khăn, một số thủ hạ khác của ông Dũng, kể cả những nhân sự trong ngành công an vốn từng tận tụy phục vụ ông và kể cả bắt bớ giới bất đồng chính kiến, sẽ phải đối diện với rủi ro bị thanh loại bởi phe đảng.
Những nhóm lợi ích quen dựa hơi chính phủ để hoành hành dân chúng như vàng, ngân hàng, xăng dầu, điện lực… cũng có thể phải đối mặt với một chiến dịch “diệt ruồi”.
Bối cảnh chính trị Việt Nam hiện nay là cực kỳ hỗn tạp. Cuộc tranh giành quyền lực không khoan nhượng sẽ rất thường dẫn đến những chiến dịch “hồi tố” của bên thắng cuộc đối với phe thua cuộc.
Tháo chạy, tháo chạy tán loạn!
Không có gì chắc chắn an lành đối với Nguyễn Tấn Dũng và gia đình ông, cho dù ai đó có thể đã hứa hẹn với ông Dũng về một tương lai không hồi tố.
Không chỉ “diệt ruồi”, 2016 có thể là năm chứng kiến một chiến dịch “đả hổ” chưa từng có ở Việt Nam.
01/25/2016 - 18:03
Lê Dung / SBTN

Cựu chiến binh cộng sản Bắc Việt giấu huy chương thời chiến tranh

Al Jazeera.com vừa có bài tường thuật về cảnh ngộ của một cựu chiến binh bộ đội cộng sản Bắc Việt là ông Le Van Nam.
Hầu như đêm nào nằm trên giường, ông Nam cũng thấy đồng đội đã qua đời đến rủ ông cùng lên… thiên đàng. Ông khóc rống lên, hoảng sợ khiến vợ của ông phải lay ông dậy và dỗ dành cho đến khi ông bình tĩnh hẳn. Ông Nam nay 76 tuổi, đã bị trúng một quả đạn vào đầu hồi năm 1969, không cử động được tay và chân trái, hàng tháng phải đến bệnh viện để khám bệnh tâm thần. Số tiền trợ cấp thương tật mà ông nhận hằng tháng là 4 triệu rưỡi đồng Việt Nam, tương đương 211 Mỹ kim.  Ông Nam đã phải dùng đến 70% số tiền này để trả viện phí.
Theo các chuyên gia Y tế, hiện có ít nhất 2.6 triệu cựu chiến binh tại Việt Nam, nhưng không biết có bao nhiêu người bị rối loạn tâm thần. Lẽ ra, những người này cần được sự chữa trị đặc biệt, kể cả việc chữa bệnh bằng phương pháp vật lý trị liệu và tham vấn để giúp họ hoà nhập cộng đồng. Một cuộc khảo sát của Tổ chức Sức khoẻ Toàn cầu tại Australia cho biết, có 14.9% dân số Việt Nam bị mắc bệnh rối loạn tâm thần.
Ông Nam cho biết, đã giấu số huy chương được tặng thưởng thời chiến tranh, vì nghĩ rằng cuộc chiến chỉ làm ông sợ hãi. Ông cũng thất vọng vì nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã không cung cấp đủ tài chính vật chất, để giúp ông chữa trị bệnh tâm thần lâu nay.  
 01/25/2016 - 16 :51
Song Châu / SBTN

Sau đợt tổng tấn công mang bí số 244 là chiến dịch đả muỗi diệt ruồi

Tư Nghèo (Danlambao) - Nói thiệt với bà con trong thôn, người dự báo anh ba Ếch sẽ buồn ơi chào mi sớm nhất không phải là mấy anh đảng cộm cán ngồi hóng tin ở hố xí ba đình, hoặc mấy chú chuyên gia về Việt Nam nhưng không dám ăn mắm bò hóc. Người í bói được vận mạng của Ếch và thấy được... thôi rồi Phượng ơi, để rồi đã ca bài không tên cuối cùng với Phượng yêu từ 2 tuần trước. Người í là bác Bá Chổi của thôn DLB, đã quất ngựa truy phong tuyên bố chấm dứt, nghỉ chơi, bỏ công chúa rượu của ba Ếch sau 60 cú Phượng Yêu toàn tập.

Bi chừ ếch đang ngược dòng Cửu Long về miệt Cà mau, biết đâu theo bác hồ vượt biên tìm đường cứu mạng, bà con trong thôn mình thử bắt chước bác Chổi làm mộtDũng yêu toàn tập, dự đoán xem số phận hậu đại họa 12 của đồng chí Ếch sẽ ra sao, những cái sân sau nào của Ếch sẽ bị bác Lú... cải cách ruộng đất, đứa nào ở (tù), đứa nào đi (đong)?

Theo tin hóng hớt bên bờ ao cá bác Hồ thì Ba Dũng "sém" được 50% phiếu "không cho rút ra" từ các đồng chí trong buổi họp đại họa khó lường. Dĩ nhiên trong gần 50% đại biểu được Ba Dũng biểu đừng cho tui rút, trong đó có 35 "chủ đoàn" đại biểu đề cử cho Ếch đút vào, sẽ có nhiều ông bà lăng xăng chạy tới chạy lui vận động cho Ba Dũng trước đó. Số phận những đồng chí này sẽ ra sao? có từ đồng chí chuyển sang đồng rận hay không?

Và rồi trong những ngày qua các đảng viên cuốn theo... nhầm chiều gió, đón lộn xe đò, nửa đường đứt thắng, lỡ phò Dũng phục (kích) tổng bí thư, đòi bắt giam tên tội đồ Trọng lú, bây giờ tính sao đây bà con?

Hậu 12 sẽ lòi ra cuộc chiến giữa Bên thắng cuộc - đút vào và được ngâm và Bên thua cuộc - đút vào nhưng bị xin rút. Xe đò đứt thắng vẫn còn biết liều mạng trên bờ trên bụi trước khi đâm đầu xuống ruộng xuống ao chớ bộ.

Còn phía Tổng lú, làm sao quên được cái giây phút nghẹn ngào như bác Hồ Quang khóc bà Cát Hanh Long bị bác và các đồng chí lộ quân cùng quê bên Tàu "đổi mới cuộc sống" cho về bên kia thế giới. Làm sao quên được dấu ấn tủi hờn khi vừa chửi vừa run chỉ dám mếu máo gọi nó là đồng chí X. Bây giờ đâu thể nào để nó làm bên thua cuộc nhưng vẫn câng câng cái mặt nhiều phiếu đề cử nhưng tao rút vì không tham quyền cố vị, để cho tên già 72 tuổi nó tham. Nghĩ tới đó chịu sao cho thấu!!!

Vậy thì phải có một đại chiến dịch đả muỗi diệt ruồi made in Vietnam với sự cố vấn của Tập đại vương, giống như ngày xưa bác Hồ đả nông dân diệt địa chủ với sự dạy bảo của Mao hoàng đế.

Cụ rùa hồ Gươm biết trước nên đã lật ngữa nhìn trời, đang sống dật dờ chuyển sang từ trần cho khỏe.

Còn cụ Ếch xà mâu, công chúa Phượng, thái tử Nghị, hoàng tử Triết cùng lũ ruồi làm nên tập đoàn lợi ích, lũ muỗi rút ruột công trình sẽ đối phó sao đây với chiến dịch đả muỗi diệt ruồi của Trọng thái thú?


“Luật chơi” Nguyễn Phú Trọng định đoạt số phận Nguyễn Tấn Dũng

Hoàng Trần (Danlambao) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức bị loại khỏi cuộc đua quyền lực sau khi đa số các đại biểu tại đại hội 12 chấp thuận “nguyện vọng xin rút” của ông này.

Kết quả bỏ phiếu vừa được tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công bố vào tối ngày 25/1/2016. Theo đó, ông Dũng và 22 trường hợp còn lại đã không giành đủ trên 50% số phiếu để tiếp tục được ra tái cử.

Thất bại này cũng đồng nghĩa với việc ông Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi, sẽ là ứng cử viên duy nhất cho chiếc ghế tổng bí thư tại đại hội 12.

"Luật chơi" của Nguyễn Phú Trọng 

Hôm 24/1/2016, ông Dũng là ứng cử viên được đề cử với số phiếu cao nhất để tham gia ban chấp hành trung ương khoá 12.

Tuy nhiên, do không được ban chấp hành trung ương khoá 11 giới thiệu nên ông Dũng buộc phải làm đơn "xin rút lui" theo quyết định 224.

Việc chấp thuận cho rút hay không sẽ do đại hội 12 quyết định thông qua hình thức bỏ phiếu kín.

Đây là một "luật chơi" khá rối rắm và quái đản do ông Nguyễn Phú Trọng nặn ra, mục đích chính là để loại bỏ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các tay chân thân cận.

Tại khoản 3, điều 13 của quyết định 244, do bộ chính trị ban hành năm 2014 quy định: “Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị”.

Đối với các đảng viên cộng sản, đây bị coi là một quy chế tước đoạt quyền quyết định của đại hội, thậm chí còn vi phạm nghiêm trọng điều lệ đảng.

Lợi dụng điều này, phe Nguyễn Tấn Dũng hy vọng có thể dùng sự bất mãn của các đại biểu để làm một cuộc lật đổ ngoạn mục đối với Nguyễn Phú Trọng ngay giữa đại hội 12.

Cuộc bỏ phiếu quái đản

Trước trận đồ bát quái do Nguyễn Phú Trọng bày bố, Nguyễn Tấn Dũng đã không thể vượt qua được cửa ải cuối cùng.

Theo đúng “luật chơi” của Nguyễn Phú Trọng, sau khi Nguyễn Tấn Dũng gửi đơn trình bày “nguyện vọng xin rút”, 1510 đại biểu sẽ dành ra một ngày để tiến hành bỏ phiếu kín về việc có cho rút hay không.

Nếu không đồng ý cho rút, Nguyễn Tấn Dũng sẽ ở lại. Khi đó, chiếc ghế tổng bí thư có đến 2 ứng cử viên tranh giành, đại hội 12 đứng trước nguy cơ “vỡ trận” do cả hai đều là kẻ thù chính trị của nhau.

Đồng thời, sự xuất hiện của 5200 lính vũ trang cùng những điềm gở về cái chết của “cụ” rùa Hồ Gươm, cái lạnh lịch sử tại Hà Nội… xảy ra trùng hợp, góp phần tạo nên yếu tố tâm lý uy hiếp những đại biểu có quyền lợi gắn liền với sự tồn vong của chế độ.

Một lần nữa, Nguyễn Phú Trọng đã chiến thắng áp đảo bằng “luật chơi” do chính mình đặt ra.

Lúc 20 giờ tối, ngày 25/1/2016, Nguyễn Phú Trọng loan báo thông tin về cuộc bỏ phiếu quái đản nhất trong lịch sử thế giới, kết quả: đa số đại biểu chấp thuận “đơn xin rút” của ông Dũng.

Như vậy, sau nhiều năm tháng tranh giành quyền lực, số phận Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức bị định đoạt. 8 uỷ viên bộ chính trị còn lại như Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa, Lê Hồng Anh, Phạm Quang Nghị, Lê Thanh Hải… cũng chung một số phận tương tự.

Với quyết định 244 và sự đỡ đầu của Bắc Kinh, một giàn “tứ trụ” thân Tàu mới sẽ thành hình với tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch nước Trần Đại Quang và chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Trong ngày mai, 26/1/2016, đại hội sẽ tiến bầu chọn ra ban chấp hành trung ương khoá 12. Số phận của hai người con Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Minh Triết cũng đang ngày càng trở nên u ám.


Một vài vấn đề về giáo dục

 — 01/25/2016 - 10:44
      Sự thất bại toàn diện của nền giáo dục Việt Nam đã được nhiều người đề cập và phân tích. Có hai nhận định bao trùm, sự thất bại của nền giáo dục nằm trong sự thất bại chung về tất cả các mặt, các khía cạnh và lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và đối ngoại của chế độ cộng sản Việt Nam. Đồng thời, sự thất bại của nền giáo dục được soi chiếu trên mọi tiêu chí và mọi khía cạnh. Không những vậy, xét trên bất cứ một triết lý giáo dục nào, nền giáo dục của Việt Nam cũng là một thảm họa. Bài viết này được xem xét dưới một góc nhìn về giáo dục, và đưa ra một vài nguyên nhân cho tình trạng giáo dục ở Việt Nam.
     Một nền giáo dục thành công là một nền giáo dục kích hoạt được tính ham học hỏi, tinh thần ham hiểu biết của từng cá nhân và toàn xã hội. Ngược lại, sự thất bại của một nền giáo dục thể hiện ở việc triệt tiêu nhu cầu học hỏi, nhu cầu tự trau dồi kiến thức của mọi cá nhân và xã hội. Dưới góc độ này, Việt Nam là một điển hình cho việc triệt tiêu động lực, nhu cầu hiểu biết và tự trau dồi kiến thức của cá nhân.
     Để khách quan và công bằng, có lẽ chúng ta nên chia giáo dục Việt Nam ra hai thời kỳ, trước và sau năm 1985. Thời kỳ trước 1985, khi chưa tiến hành cải cách giáo dục và khi học sinh chưa phải tập trung về các trường đại học để thi tuyển vào đại học. Có thể nói, giáo dục Việt Nam thời kỳ này hoàn toàn chưa có dấu hiệu nào của sự thất bại, dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng vẫn trong dòng chảy chung của giáo dục lành mạnh. Mọi chuyện bắt đầu từ cải cách giáo dục, cũng như những sửa đổi liên tục sau này đã đưa giáo dục Việt Nam vào thảm họa.
     Tại sao nền giáo dục trước năm 1985 lại tương đối thành công và cải cách giáo dục (và những sửa đổi) lại là thảm họa?
     Trước hết và trên hết, thiết kế (và cải cách) chương trình cho một nền giáo dục của một quốc gia là vấn đề vô cùng lớn, khó khăn và phức tạp. Nếu như không có đủ những người có tâm, có tầm và không gian hoạt động thì không thể thực hiện nổi. Chúng ta biết rằng, thiết kế chương trình cho nền giáo dục Việt nam trước đây là những nhân vật vừa uyên bác, vừa có tâm, lại được toàn quyền thực hiện công việc. Đó là những giáo sư nổi tiếng như Hoàng Xuân Hãn, Đào Duy Anh, Đặng Thái Mai, Dương Quảng Hàm, Tạ Quang Bửu...vv...và rất nhiều người tài giỏi ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề và môn học khác nhau. Bản thân mỗi người nói trên đều có trình độ như những nhà bác học, rất giỏi chuyên môn và thông thạo các kiến thức liên ngành. Chính vì vậy, chương trình giáo dục trước năm 1985 được thiết kế dựa trên sự tham khảo đầy đủ các nguyên lý, kiến thức giáo dục và kiến thức chuyên môn, chuyên ngành trên thế giới đồng thời phù hợp với văn hóa và tâm lý của đại chúng Việt Nam.
     Cải cách giáo dục, xới tung ra rồi làm lại, gần như thiết kế lại một nền giáo dục, cũng đòi hỏi những con người vừa có tâm, có tầm và không gian hoạt động như vậy. Nhưng chúng ta xem, trong tất cả những nhân vật thực hiện cải cách giáo dục, có ai có kiến thức và trình độ bằng 1/10 những vị giáo sư nêu ở trên? thêm nữa, những người thực hiện cải cách giáo dục có được toàn quyền thực hiện công việc hay không?
     Một nguyên nhân quan trọng nữa, đó là chương trình cải cách giáo dục không đặt học sinh, với tâm sinh lý từng lứa tuổi làm trung tâm, để thiết kế nội dung. Biểu hiện rõ nhất là nội dung chương trình quá nặng, không phù hợp với các lứa tuổi. Điều này rất rõ ràng và là nguyên nhân chính của thảm họa giáo dục Việt Nam. Ngay từ các chương trình của học sinh tiểu học, cụ thể là cấp I, các nội dung chương trình đã quá nặng, học sinh không thể hấp thu hết kiến thức nên đã dẫn tới nảy sinh ra tâm lý chán học, sợ học và học đối phó. Phần lớn học sinh không theo được nội dung của chương trình giáo dục trong khi tất cả các sửa đổi, giảm tải chỉ là hình thức, không thật sự đưa được nội dung học trở lại phù hợp với từng lứa tuổi. Gốc rễ của thảm họa giáo dục chính là việc nội dung chương trình không phù hợp, quá tải đối với học sinh dẫn tới triệt tiêu động lực học, và nhu cầu ham hiểu biết của học sinh.
     Một lý do không thể không nhắc tới, đó là bệnh thành tích trong giáo dục đã làm gia tăng và trầm trọng thêm rất nhiều kết quả và chất lượng giáo dục. Việc đánh giá sai kết quả và chất lượng học sinh, cho lên lớp và tặng danh hiệu học sinh khá, giỏi cho những học sinh không đủ tiêu chuẩn càng làm giáo dục sa vào vũng lầy không thể giải quyết nổi.
     Rồi đây, khi kết thúc chế độ cộng sản ở Việt Nam, tất cả sẽ được thiết kế lại, không chỉ giáo dục. Nhưng thất bại của giáo dục ngày hôm nay đã chỉ cho chúng ta thấy, tầm quan trọng của giáo dục, cũng như việc thiết kế chương trình giáo dục khó khăn, phức tạp đến mức nào. Và một nguyên lý tuyệt đối không được xa rời, đó là phải lấy con người, lấy học sinh làm trung tâm để thực hiện việc thiết kế nội dung, chương trình của nền giáo dục./.
Hà Nội, ngày 25/01/2016
N.V.B

Đã đến lúc Đảng CSVN cần phải tách thành 2 đảng?

01/25/2016 - 15:36 
Đa số người dân ở Việt Nam có chung hy vọng rằng, Đại hội Đảng 12 sẽ bầu ra một ban lãnh đạo mới, có xu hướng cải cách để đưa đất nước phát triển và thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Dạo qua mạng xã hội hay các tụ điểm đông người, thì dễ thấy mọi người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội rất quan tâm, theo dõi các tin tức liên quan đến Đại hội đảng 12.
Sự phân hóa trong nội bộ Đảng CSVN, đã chứng tỏ trong nội bộ đảng CSVN đã có đủ các yếu tố đa nguyên về chính trị. Đúng như GS. GS Carl Thayer mới đây đã nhận định rằng: "Theo tôi trong nội bộ đảng cũng có đủ sự đa đảng để tôi có thể nói là có thể sẽ có sự ngạc nhiên vào cuối đại hội.".
Nội bộ Đảng CSVN đã phân hóa sâu sắc
Từ trước đến nay, các Đại hội của Đảng CSVN diễn ra chỉ mang tính hình thức, nhằm phô diễn. Còn mọi chủ trương, đường lối, các quyết sách lớn cũng như nhân sự lãnh đạo chủ chốt đã được Bộ Chính trị hoạch định xong và được thống nhất cao tại các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương.
Tuy nhiên, đến Đại hội Đảng lần thứ 12 thì mọi thông lệ đã bị đảo lộn, khi mà đến giờ phút này - khi thời gian làm việc của đại hội chỉ còn lại 3 ngày, với 2 ứng viên cho chức vụ Tổng Bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, thì tên ai sẽ là vị Tổng Bí thư của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII vẫn còn để ngỏ.
Điều đó cho thấy, nội bộ ban lãnh đạo Đảng CSVN đã đánh mất đi tính thống nhất và sự đoàn kết vốn có từ trước đến nay. Có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử Đảng CSVN, tại đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 thành phần ban lãnh đạo khóa mới đã không được sắp đặt theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo khóa 11.
Các tin đồn đoán liên quan đến việc tranh giành quyền lực giữa các phe phái trước đại hội, được phát tán và chia sẻ rất nhiều trên mạng internet và được cho rằng xuất phát từ trong nội bộ đảng đưa ra. Đó là các tài liệu nội bộ, đơn thư tố cáo của các đảng viên và cán bộ cao cấp thuộc loại tuyệt mật... dùng đế tố cáo, bôi nhọ lẫn nhau giữa các phe nhóm bất chấp thủ đoạn. Điều đó đã cho thấy sự phân hóa sâu sắc trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng CSVN.
Và ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ đã phải lên tiếng trấn an rằng: Trong Ban lãnh đạo Đảng có sự đoàn kết rất lớn, không hề có sự phân tán, không hề có sự lo lắng như những thông tin xấu, độc đưa ra. Tuy vậy, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó trưởng Ban tổ chức Trung ương đã buộc phải thừa nhận rằng "Tôi không loại trừ nguyên nhân do những phần tử xấu, thậm chí do “lợi ích nhóm”. Họ muốn bảo vệ ông này thì nói xấu ông kia. Ngay như cá nhân tôi cũng bị có người đến gửi văn bản đề nghị ký ủng hộ nhóm này, nhóm kia nhưng tôi trả lời là “không”. Đó là những bằng chứng không thể bác bỏ được.
Chính vì thế mà Tiến sỹ Nguyễn Quang A đã khẳng định rằng: "Tôi nghĩ rằng, bất luận là ông Dũng hay là ông Trọng thắng trong cuộc này, thì Đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội này cũng sẽ không còn là cái đảng cộng sản trước Đại hội nữa."
Sự khác biệt cơ bản về các đường lối, chính sách
Hiện nay, nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt nam có sự chia rẽ sâu sắc ở mức cao. Đó là mâu thuẫn giữa phe "bảo thủ" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và một bên là phe "cải cách" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.  Đây không chỉ là sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa các cá nhân lãnh đạo đảng CSVN, mà là việc mâu thuẫn về chủ trương, chính sách và đường lối giữa 2 thế lực chính trị khác biệt, thậm chí là trái ngược nhau hoàn toàn.
Điều này đã thể hiện rất rõ như: về chính sách Kinh tế: trong lúc phe "cải cách" chủ trương Kinh tế thị trường đầy đủ, coi trọng kinh tế tư nhân, thì phe "bảo thủ" với chính sách Kinh tế thị trường Định hướng XHCN, với kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Hay như về chính sách đối ngoại, khi phe "cải cách" chủ trương ngả về phương Tây với Hoa kỳ là trung tâm, điều đó khác với chủ trương của phe "bảo thủ"là thặt chặt quan hệ với TQ để bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội và bảo vệ sự ổn định chính trị là những ví dụ.
Cụ thể hơn là, dư luận trong nước và quốc tế đã thực sự thất vọng với báo cáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trình bày tại Đại hội toàn quốc Đảng CSVN lần thứ XII và đánh giá rằng sẽ không có một sự đổi mới hay cải cách nào sau Đại hội 12. Vì ông Trọng đã khẳng định rằng: “Trước hết phải kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội; kiên định đường lối đổi mới”
Tuy vậy, bài phát biểu của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch đầu tư tại Đại hội toàn quốc của ĐCS Việt Nam lần thứ 12 hôm 22/01/2016, được dư luận xã hội đánh giá rất cao. Vì không chỉ phê phán các tồn tại của Đảng CSVN trong 70 năm qua mà yêu cầu người lãnh đạo cao nhất của đất nước cần chủ động, nghiêm khắc đánh giá lại chính mình. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã chỉ rõ "Nền chính trị phù hợp với nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường. Thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho phát triển. Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới về kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách.". 
Đồng thời vạch ra 06 mũi chuyển đổi lớn bao gồm:
  1. Xây dựng nhà nước pháp quyền hiện đại với nền KTTT đầy đủ và XH dân chủ phát triển ở trình độ cao. 
  2. Thúc đẩy hiện đại hóa nền kinh tế song hành với nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân.
  3. Phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, lấy khu vực tư nhân làm trung tâm.
  4. Bảo đảm công bằng XH cho các nhóm yếu thế và thúc đẩy XH trung lưu phát triển. 
  5. Phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu. 
  6. Gia tăng mật độ kinh tế trong quá trình đô thị hóa và tăng cường tính kết nối giữa các thành phố và vùng lân cận. 
Không phải vô tình mà dư luận xã hội trong những ngày qua, đã bày tỏ chính kiến một cách rõ ràng. Đó là số đông ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng, vì chủ trương cải cách và họ cũng không ủng hộ ông Nguyễn Phú Trọng cũng vì họ lo lắng rằng các chính sách của phe ông Dũng sẽ có nguy cơ sẽ thay đổi nếu như ông Trọng giữ chức Tổng BT. Điều đó cho thấy, hơn bao giờ hết, người dân Việt nam đã sẵn sàng để tham gia định đoạn quyền lực chính trị của đất nước, thông qua việc lựa chọn các đảng chính trị phục vụ cho quyền lợi của quốc gia cũng như bản thân họ. 
Sự cần thiết
Thứ nhất, về mặt nguyên tắc, thì mỗi đảng chính trị thường chỉ có một đường lối và chính sách chung của đảng mình, được thể hiện tại cương lĩnh của đảng. Đó là điều cam kết của chính đảng đó đối với dân chúng và đồng thời là cơ sở cho việc vận động tranh cử tranh cử. Sự khác biệt về quan điểm về các chính sách, đường lối cũng như chủ trương của đảng giữa các thành viên là điều không thể tránh khỏi. Song trong nội bộ các đảng chính trị phải thảo luận để đi đên thống nhất, do vậy sẽ không có chuyện cho đến khi ra đến đại hội toàn quốc mà đường lối còn chưa thống nhất. Trường hợp bất đòng trong các chủ trương và chính sách như trường hợp của Đảng CSVN tại Đại hội XII là một ví dụ hiếm hoi và buồn cười.
Thứ hai, việc chọn ai hay đảng chính trị nào lãnh đạo đất nước, thì phải thuộc về nhân dân. Vì theo Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã được Quốc hội thông qua đã quy định:
  1. Điều 2 - khoản 2: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
  2. Điều 69: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  3. Điều 6: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
  4. Điều 4- khoản 3: Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Có nghĩa là nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước và việc lựa chọn các chức danh lãnh đạo của nhà nước là công việc của quần chúng nhân dân, và chắc chắn quyền đó phải thuộc về người dân. Bất kể điều 4 của bản Hiến pháp này đã quy định rằng, Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nhưng tại điều 4- khoản 3 đã quy định rằng "Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.". Song từ trước đến nay, Đảng CSVN đã thông qua bạo lực để tự ý lựa chọn những người lãnh đạo quốc gia chỉ trong nội bộ đảng của mình, đây là việc vi phạm hiến pháp và cũng là hành động cướp quyền của người dân.
Thứ ba, nguyên nhân chính của việc các phe trong nội bộ đảng tố cáo lẫn nhau, là do cơ chế kiểm soát và điều chỉnh quyền lực trong đảng đã bị vô hiệu hóa và tê liệt. Vì thế các vụ việc không được điều tra làm rõ, hay giải quyết thỏa đáng theo đúng pháp luật. Cho nên, với hệ thống 2-3 đảng chính trị được tách ra từ Đảng CSVN sẽ giải quyết được sự bế tắc này và tăng cường tính cạnh tranh. Khi đó đa số nhân dân sẽ là người công tâm nhất, sử dụng quyền lực của mình để lựa chọn một chính đảng có các chính sách cũng như đường lối sẽ mang lại quyền lợi cho đất nước và bản thân người dân. Còn chính đảng còn lại sẽ làm nhiệm vụ kiểm soát theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành. Và sau 4-5 năm một lần, sẽ tiến hành tổ chức bầu cử để người dân tiếp tục lựa chọn.
Kết
Bên cạnh sự khủng hoảng về các đường lối, chính sách của Đảng CSVN là sự mất đoàn kết và chia rẽ ở mức trầm trọng, với các bất đồng gay gắt của nội bộ lãnh đạo đảng. Đó là tình trạng kéo bè kéo cánh để tranh giành quyền lực lãnh đạo. Điều đó được thể hiện rõ nét qua Đại hội Đảng lần thứ XII.
Chính vì vậy, đã đến lúc ban lãnh đạo Đảng CSVN, cần nghĩ tới chuyện tách thành 2-3 đảng với các cương lĩnh, đường lối và chính sách khác nhau để làm cơ sở cho người dân quyết định lựa chọn người lãnh đạo đất nước. Chứ không thể để kéo dài tình trạng Đảng CSVN bên ngoài thì nói đoàn kết thông nhất, song bên trong thì đấu đá tơi bời để tranh giành quyền lực như hiện nay. Điều mà đã làm cho dân chúng hết sức chán nản, từ đó uy tín của đảng cũng sẽ xuống thấp đến mức không thể thấp hơn như hiện nay.
Hơn nữa, đây cũng là giải pháp cần thiết mang tính hòa bình, trước khi các mâu thuẫn trong đảng lên đến cực đỉnh và trở thành mâu thuẫn đối kháng. Nhất là trong trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng có khả năng rất cao là sẽ ngã ngựa trong cuộc đua vào chức vụ Tổng Bí thư của khóa XII. Thì lúc đó nguy cơ cho Đảng CSVN sẽ tan rã là điều khó có thể tránh khỏi.
Ngày 25/01/2015
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.

Nguyễn Tấn Dũng bị loại khỏi cuộc đua giành chức tổng bí thư

Đại hội Đảng CSVN 'vãn hồi trật tự' vào giờ chót

HÀ NỘI (NV) - Các đại biểu tham dự Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12 đã chấp nhận cho ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng, Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội, ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch Nhà nước 'rút lui'.

Nói cách khác, dường như giờ chót, những sắp xếp về nhân sự lãnh đạo Đảng CSVN nhiệm kỳ mới của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) Đảng CSVN nhiệm kỳ cũ vừa được chấp nhận.

BCH TƯ Đảng CSVN nhiệm kỳ cũ đã tìm nhiều cách để ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục đảm nhiệm vai trò Tổng Bí thư: “Cho” các ông Hùng, Sang, Dũng… “xin rút lui” để gom phiếu cho ông Trọng.

Ông Nguyễn Tấn Dũng (phải) đến giờ mới có thể xác định này bị loại khỏi cuộc chơi quyền lực trong nội bộ đảng CSVN. (Hình: Getty Images)
Đặt định “Quy chế bầu cử trong Đảng” Theo đó, nếu không được BCH TƯ Đảng CSVN nhiệm kỳ cũ giới thiệu tái cử thì các Ủy viên BCH TƯ Đảng CSVN nhiệm kỳ cũ sẽ không được ứng cử, đề cử hoặc nhận đề cử từ các đại biểu tham gia việc bầu chọn Ủy viên BCH TƯ Đảng CSVN nhiệm kỳ mới!

Chưa kể BCH TƯ Đảng CSVN nhiệm kỳ cũ còn chủ động thông báo, họ đã chọn bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Phó Chủ tịch Quốc hội) làm Chủ tịch Quốc hội, ông Trần Đại Quang (Bộ trưởng Công an) làm Chủ tịch Nhà nước và ông Nguyễn Xuân Phúc (Phó Thủ tướng) làm Thủ tướng. Đây là điều chưa từng có tiền lệ.

Tuy nhiên trong vài ngày vừa qua, một số Ủy viên BCH TƯ Đảng CSVN nhiệm kỳ cũ đột nhiên đăng đàn nói thêm, các đại biểu tham gia việc bầu chọn Ủy viên BCH TƯ Đảng CSVN nhiệm kỳ mới có quyền đề cử những Ủy viên BCH TƯ Đảng CSVN nhiệm kỳ cũ. Nếu tình huống này xảy ra thì có xin rút lui hay không là do chính đương sự quyết định. Thậm chí nếu đương sự xin rút lui mà có hơn 50% đại biểu không đồng ý thì phải ghi tên đương sự vào danh sách ứng cử viên BCH TƯ Đảng CSVN nhiệm kỳ mới cho các đại biểu bầu. “Diễn giải thêm” về Quy chế bầu cử ngay trong thời điểm bầu chọn nhân sự của Đại hội Đảng cũng là điều chưa từng có tiền lệ.

Hôm 24 tháng 1, nhiều đại biểu tham dự Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12 đã đề nghị đưa các ông: Hùng, Sang, Dũng vào danh sách ứng cử viên BCH TƯ Đảng CSVN nhiệm kỳ mới bất kể cả ba không có tên trong danh sách mà BCH TƯ Đảng CSVN nhiệm kỳ cũ giới thiệu để tái cử. Nếu có thêm ba nhân vật này, dự tính sắp đặt ông Trọng tiếp tục làm Tổng Bí thư có thể phá sản.

Các đại biểu tham dự Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12 còn đề nghị đưa thêm bốn nhân vật lẽ ra phải nghỉ hưu vì không được BCH TƯ Đảng CSVN nhiệm kỳ cũ giới thiệu tái cử,  bao gồm một Phó Chủ tịch Quốc hội, một Thứ trưởng Quốc phòng, một Thứ trưởng Công an và Tổng Thanh tra Chính phủ vào danh sách ứng cử viên BCH TƯ Đảng CSVN nhiệm kỳ mới. Những nhân vật này có khả năng phá vỡ kế hoạch của BCH TƯ Đảng CSVN nhiệm kỳ cũ – đặt một Phó Chủ tịch Quốc hội khác làm Chủ tịch Quốc hội, đặt Bộ trưởng Công an làm Chủ tịch Nhà nước và đặt một Phó Thủ tướng làm Phó Thủ tướng.

Những diễn biến vừa kể chỉ ra một điều, đó là dường như “kỷ luật Đảng” đã xiêu vẹo, giới lãnh đạo Đảng CSVN không còn khả năng kiểm soát hoàn toàn về vấn đề nhân sự.

Tuy nhiên đến tối 25 tháng 1 thì trật tự được vãn hồi. Ông Hùng, ông Dũng, ông Sang “xin rút lui” và “nguyện vọng” này được các đại biểu tham gia việc bầu chọn Ủy viên BCH TƯ Đảng CSVN nhiệm kỳ mới “chấp nhận”.

Theo báo chí Việt Nam, các đại biểu tham gia việc bầu chọn Ủy viên BCH TƯ Đảng CSVN nhiệm kỳ mới. Sau đó những thành viên của BCH TƯ Đảng CSVN nhiệm kỳ mới sẽ bầu  từ 16 đến 18 người vào Bộ Chính trị. Những thành viên Bộ Chính trị sẽ bầu Tổng Bí thư và lựa chọn người làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nhà nước, Thủ tướng. (G.Đ)

 01-25- 2016 11:51:43 AM 

Tới lượt tàu của Ðài Loan tấn công ngư dân Việt

ÐÀI BẮC (NV) Chính quyền Ðài Loan vừa lên tiếng xác nhận, tuần dương hạm của Cục Phòng vệ Bờ biển Ðài Loan đã dung vòi rồng đuổi tàu đánh cá của Việt Nam ra khỏi vùng biển của họ. Vùng biển mà Ðài Loan bảo rằng của mình là khu vực quanh đảo Ba Bình - hòn đảo lớn nhất trong các đảo ở quần đảo Trường Sa.



Hình do tờ Tuổi Trẻ cắt từ video clip mà ngư dân tàu QNg 90649 ghi lại sự kiến bị tàu của Ðài Loan tấn công.


Cả Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Ðài Loan cùng khẳng định là có chủ quyền trên hòn đảo này. Bất chấp phản đối của Việt Nam và Philippines, Ðài Loan đã xây dựng hải đăng, hải cảng và phi đạo trên Ba Bình.

Chưa rõ tại sao mà tới ngày 24 tháng 1, truyền thông Việt Nam mới đồng loạt loan báo sự kiện tàu đánh cá mang số hiệu QNg 90649 của ông Nguyễn Thanh Biên, ngụ ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, bị hai tuần dương hạm của Ðài Loan tấn công hôm 6 tháng 1, khi đang thả neo gần đảo Sơn Ca thuộc quần đảo Trường Sa.

Một video clip do ngư dân trên tàu QNg 90649 ghi lại cho thấy, hai tuần dương hạm của Ðài Loan mang số hiệu PP 10052 và PP 10053 vừa liên tục húc vào mạn phải của tàu QNg 90649, vừa dùng vòi rồng xịt vào tàu QNg 96049 để đuổi tàu này đi nơi khác. Vụ tấn công đã khiến tàu QNg 90649 bị bể mũi, bể ca bin và máy tầm ngư bị hư.

Các ngư dân trên tàu QNg 90649 nói thêm rằng, hai tuần dương hạm của Ðài Loan còn xông vào tấn công QNg 90929 - một tàu đánh cá khác của ngư dân Quảng Ngãi nhưng QNg 90929 chạy thoát nên không bị hư hại.

Sau khi truyền thông Việt Nam loan báo sự kiện vừa kể, Ðài Loan giải thích, các tuần dương hạm của Ðài Loan không tấn công các tàu đánh cá của Việt Nam mà chỉ đuổi những tàu đánh cá này ra khỏi vùng biển của Ðài Loan. Hôm 6 tháng 1, có hai tàu đánh cá của Việt Nam hoạt động cách đảo Ba Bình chỉ chừng 2.5 hải lý. Các tuần dương hạm của Ðài Loan đã cảnh cáo hai tàu này nhưng chỉ có một tàu bỏ đi, tàu còn lại không những không tuân lệnh và còn tiến tới gần nên tuần dương hạm của Ðài Loan phải sử dụng vòi rồng,...

Ðáng lưu ý là khi trò chuyện với tờ Tuổi Trẻ, một viên trung tá tên Phạm Xuân Trung là chỉ huy phó đơn vị đóng trên đảo Sơn Ca của Việt Nam, tiết lộ, đã từng thấy hai tuần dương hạm của Ðài Loan xuất hiện ở bãi đá Bàn Than - nằm giữa đảo Tiên Nữ và Ba Bình. Quân đội Việt Nam chỉ yêu cầu hai tuần dương hạm này rút khỏi vùng biển của Việt Nam.

Viên trung tá này thừa nhận ông ta có biết chuyện hai tàu đánh cá của Việt Nam bị tấn công nhưng quân đội Việt Nam chỉ ra hiện trường, xác định vụ tấn công do các tuần dương hạm của Ðài Loan thực hiện rồi “báo cáo sự việc cho cấp trên.”

Ðây là lần đầu tiên tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tàu của Ðài Loan tấn công trên biển Ðông. Các tàu của Ðài Loan đã tấn công tàu đánh cá của Việt Nam theo kiểu y hệt các tàu của Trung Quốc. Từ đầu tháng đến nay, đã có ba tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tàu của Trung Quốc đâm chìm trên biển Ðông. (G.Ð)


01-25-2016 1:52:38 PM


Người dân tất tả tháo chạy vì triều cường tấn công

 TheoThanh Niên Online -08:10 PM - 25/01/2016 



Trưa 25.1, nhiều chủ cơ sở sửa tàu cá ở xóm Rớ, phường Phú Đông, TP.Tuy Hòa (Phú Yên) tất tả tháo gỡ nhà xưởng để bỏ chạy vì triều cường tấn công.

Đợt không khí lạnh cộng với triều cường nên tạo ra những đợt sóng cao chừng 5-7 m tràn vào khu vực qui hoạch làm cơ sở sửa chữa tàu cá của ngư dân ở phường Phú Đông. Những doi cát bảo vệ cơ sở này đã bị cuốn trôi chiều nhiều đoạn, chiều dài từ 100-500 m gây nên cảnh bị cô lập.

Nhiều tàu cá chưa sửa chữa xong nhưng nguy cơ bị triều cường tấn công vào tối nay - Ảnh: Đức Huy
Nhiều tàu cá chưa sửa chữa xong nhưng nguy cơ bị triều cường tấn công vào tối nay - Ảnh: Đức Huy
Cơ sở sửa tàu chuyền Bốn Chàng bị sóng khoét sâu móng tường láng trại nên chủ cơ sở huy động cả gia đình tháo dỡ nhà xưởng di dời vào khu vực an toàn.
Cách đó chừng 500 m, 3 cơ sở của ngư dân khác đã bị cô lập do sóng đã cuốn trôi doi cát nên chia cắt, đi lại rất khó khăn. Những chủ cơ sở này phải thuê xe bò để vận chuyển đồ đạc, dụng cụ. Do sóng to nên 1 xe bò mắc kẹt, phải nhờ người “giải cứu” mới thoát nạn.
Triều cường cuốn trôi doi cát, khiến nhiều cơ sở sửa chữa tàu cá cô lập - Ảnh: Đức Huy
Triều cường cuốn trôi doi cát, khiến nhiều cơ sở sửa chữa tàu cá cô lập - Ảnh: Đức Huy
Nhìn sóng biển cuốn lần móng nhà, ông Bốn Chàng ngao ngán: “Tối nay, triều cường lấy đứt doi cát mà tôi lâu nay làm cơ sở. Gia đình tôi phải di chuyển nhanh mới kịp”.
Người nhà của ông Bốn Chàng tháo gỡ láng trại để chạy triều cường - Ảnh: Đức Huy
Người nhà của ông Bốn Chàng tháo gỡ láng trại để chạy triều cường - Ảnh: Đức Huy
Trong khi đó, có 7-8 chiếc tàu cá đang sửa chữa tại khu vực cơ sở của ông Bốn Chàng chưa được hoàn thiện. Những người thợ khẩn trương vá, trám lại những khe hở để đề phòng triều cường cuốn trôi đi.
“Tụi cui cố gắng vá, trám những khe hở lại với hi vọng triều cường có làm sập nề kê kích tàu cá thì tàu vẫn có thể nổi để mình di chuyển đi nơi khác. Trước mắt, chúng tôi dùng bao cát che chắn xung quanh để bảo vệ, chứ triều cường như thế này thì nguy hiểm thật ”, ông Trần Hữu Mãng, ngư dân ở phường Phú Đông lo lắng.
Người nhà ông Bốn Chàng khẩn trương di chuyển vật dụng trong láng trại đến nơi an toàn - Ảnh: Đức Huy
Người nhà ông Bốn Chàng khẩn trương di chuyển vật dụng trong láng trại đến nơi an toàn - Ảnh: Đức Huy
Trong đợt triều cường này, tàu cá PY-96380 bị chìm nên lực lượng bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên huy động phương tiện cứu hộ lên bờ.
Người dân tất tả tháo chạy vì triều cường tấn công - ảnh 5
Người dân nhanh chóng tháo dây điện - Ảnh: Đức Huy
Triều cường đã khoét sâu vào nơi các tàu cá của ngư dân đang sửa chữa - Ảnh: Đức Huy
Triều cường đã khoét sâu vào nơi các tàu cá của ngư dân đang sửa chữa - Ảnh: Đức Huy
Người dân tất tả tháo chạy vì triều cường tấn công - ảnh 7
Một tàu cá ngư dân bị chìm trong đợt triều cường này - Ảnh: Đức Huy
Đức Huy