Tuesday, November 4, 2014

Giám đốc CA Hà Nội: Móc túi ở Hà Nội ít hơn nhiều nước

Hà Nhân-07:50 ngày 05 tháng 11 năm 2014
TPO - Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội (QH) chiều 4/11, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội bày tỏ băn khoăn về tiêu chí xếp hạng Hà Nội đứng thứ 9 về nạn trộm cắp móc túi trên thế giới và cho rằng, vấn nạn này ở Hà Nội ít hơn ở nhiều nước khác.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội. Ảnh: IEThiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội. Ảnh: IE
TripAdvisor - một website chuyên nghiên cứu về du lịch xếp hạng Thủ đô Hà Nội xếp thứ 9 thế giới về vấn nạn “móc túi”, ông nghĩ sao?

Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, kể cả châu Âu và thực tế cho thấy vấn nạn trộm cắp móc túi ở quốc gia nào cũng xảy ra. Tôi thấy, ở nhiều nước, tình trạng này xảy ra nhiều hơn ở nước ta và tại các nơi công cộng bên họ đều có biển nhắc nhở phòng ngừa trộm cắp tài sản.
TripAdvisor xếp hạng Hà Nội đứng thứ 9 về nạn trộm cắp móc túi trên thế giới, nhưng lại xếp Hà Nội đứng thứ 2/25 thành phố hấp dẫn nhất châu Á và đây là hai điều nghịch lý. Hiện tại, chúng tôi đang chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tìm hiểu xem cơ sở họ đánh giá như thế dựa trên tiêu chí gì, hay chỉ dựa vào số liệu vụ việc xảy ra.
Vậy công an thành phố đã triển khai những biện pháp nào để đảm bảo an ninh trật tự cho Thủ đô Hà Nội và đặc biệt khách du lịch?
Công an Hà Nội đã mở nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu và các kỳ cuộc quan trọng diễn ra trên địa bàn thành phố. Không chỉ thực hiện các cao điểm, lực lượng Công an Hà Nội còn tập trung triển khai có hiệu quả các chuyên đề chuyên sâu như hoạt động của các tổ công tác 141 nhằm đấu tranh với các loại tội phạm đường phố; các tổ công tác 142 chuyên đấu tranh với các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến xe buýt công cộng, bến xe khách, bến tàu, nhà ga và có những chuyên đề chuyên sâu được Công an Hà Nội phối hợp với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thực hiện, nhằm đấu tranh, phòng ngừa với các loại tội phạm hoạt động ở sân bay; Chuyên đề phối hợp với các bệnh viện đấu tranh với tội phạm lừa đảo, trộm cắp móc túi, “cò mồi” hoạt động trong môi trường chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngoài ra, Công an Hà Nội cũng triển khai đồng bộ các biện pháp, nắm chắc diễn biến tình hình hoạt động của các loại tội phạm về ma túy, kinh tế, môi trường, kịp thời có đối sách xử lý thích hợp, để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô.
Cảm ơn ông!

PICS:Lở núi, gần chục nghìn khối đất đá vùi lấp tỉnh lộ

 Ngọc Tú | 04/11/2014 15:37

Khoảng 10.000 khối đất đá bị sạt lở, che lấp đường khiến giao thông qua đây bị tê liệt.
Khoảng 10.000 khối đất đá bị sạt lở, che lấp đường khiến giao thông qua đây bị tê liệt.

Sáng sớm, 1 vụ sạt lở nghiêm trọng đã xảy ra tại tuyến tỉnh lộ 15 (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Gần 10.000 khối đất đá sạt lở đã vùi lấp 1 đoạn đường khiến giao thông qua đây bị tê liệt.

    Vụ việc xảy ra vào khoảng 2h sáng 4/11 tại tuyến tỉnh lộ 15, đoạn qua địa bàn xã Ngọc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) - nối liền giữa TP Hà Tĩnh và đường mòn Hồ Chí Minh.
    Điểm sạt lở kéo dài khoảng 50m, một lượng lớn đất đá từ mái núi sạt xuống, phủ kín cả 1 đoạn đường khiến giao thông qua đây bị tê liệt.
    Mưa lớn đã khiến 1 khối lượng lớn đất đá sạt lở từ trên núi xuống che lấp cả 1 đoạn đường trên tỉnh lộ 15.
    Mưa lớn đã khiến 1 khối lượng lớn đất đá sạt lở từ trên núi xuống che lấp cả 1 đoạn đường trên tỉnh lộ 15.
    Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân có thể do mấy ngày qua mưa lớn kéo dài khiến phần đất từ mái núi bị vỡ kết cấu và sạt lở xuống.
    Ngay sau khi sự việc xảy ra, Giám đốc sở GTVT Hà Tĩnh, lãnh đạo Phòng CSGT tỉnh phối hợp cùng lực lượng chức năng huyện Thạch Hà lập tức có mặt tại hiện trường để xử lý vụ việc. 2 chiếc máy xúc đã được điều đến hiện trường, san ủi 1 phần đất dọc lề đường để tạo lối lưu thông tạm thời cho các phương tiện giao thông qua đây.

    Ông Trần Văn Tùng - Trưởng BQL Dự án các công trình giao thông - Sở GTVT Hà Tĩnh cho biết: “Ước tính có khoảng 10.000 khối đất đá sạt xuống. Trước mắt chúng tôi sẽ cho 2 máy xúc một luồng cho các phương tiện di chuyển, phần còn lại sẽ tạm thời rào lại để tránh nguy hiểm cho các phương tiện".
    Đến 10h trưa cùng ngày, hàng nghìn khối đất đá vẫn đang lấp 1 phần đoạn đường trên tỉnh lộ 15. Lực lượng chức năng đang khẩn trương phối hợp để xử lý, đào múc hết phần đất còn lại.
    Cơ quan chức năng đã điều 2 chiếc máy cẩu, ủi đất, tạo làn đường cho các phương tiện giao thông, tránh ùn tắc kéo dài.
    Cơ quan chức năng đã điều 2 chiếc máy cẩu, ủi đất, tạo làn đường cho các phương tiện giao thông, tránh ùn tắc kéo dài.
    Rất nhiều tảng đá lớn bị sạt lở xuống đường, hiện vẫn chưa xác định được vấn đề thương vong.
    Rất nhiều tảng đá lớn bị sạt lở xuống đường, hiện vẫn chưa xác định được vấn đề thương vong.
    Đến 10h cùng ngày, các phương tiện giao thông đã có thể đi qua tuyến đường này.
    Đến 10h cùng ngày, các phương tiện giao thông đã có thể đi qua tuyến đường này.
    Tuy nhiên, hàng nghìn khối đất, đá vẫn đang chiếm 1 phần của tỉnh lộ 15 này.
    Tuy nhiên, hàng nghìn khối đất, đá vẫn đang chiếm 1 phần của tỉnh lộ 15 này.

    Theo Đại Lộ

    Thổi kèn bắt rắn

    Nhớ hồi năm 2009, nhiều người hy vọng đề tài bauxite Tây Nguyên đưa ra bàn bạc tại Quốc Hội có cơ may đảo ngược số phận. Tôi vốn bi quan, nên biết tỏng tòng tong chung cuộc sẽ tới đâu.

    Trong cuộc chơi ma quỷ này ông Nguyễn Tấn Dũng đã khôn khéo chia đôi dự án Bauxite Tây Nguyên thành hai dự án Nhân Cơ và Tân Rai, mỗi dự án dưới 600 triệu USD, không vượt giới hạn trình Quốc Hội phê duyệt.

    Chưa biết ý Quốc Hội ra sao, trong khi dư luận phản kháng trong và ngoài nước sôi sục, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Ðình Ðàn đã khẳng định “chắc chắn Quốc Hội sẽ hoàn toàn ủng hộ.”

    Còn Bộ Trưởng Phạm Khôi Nguyên cam đoan bộ đã đánh giá rất kỹ các ý kiến góp ý của các nhà lãnh đạo và các nhà khoa học, nhưng vẫn tiến hành đầu tư.

    Ông ta còn nói trâng tráo, dự án được đầu tư “dựa trên đánh giá và báo cáo, còn thực hiện có tốt được như vậy không lại là vấn đề khác.”

    Sếp của tập đoàn Than Ðoàn Văn Kiển thì phát biểu hết sức ngu xuẩn: “Ô nhiễm hay không, có làm mới biết!”

    Nhưng cuối cùng vì là “chủ trương lớn của Bộ Chính Trị” (Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh đã “trót” hứa với người “bạn vàng” Trung Quốc), nên không thể không làm.

    Tới nay cả dự án Bauxite đã đầu tư trên 3.1 tỷ USD, gấp đôi mức giới hạn Quốc Hội trình duyệt, ngổn ngang với bao nhiêu bê bối. Trong dự toán, tiền vận chuyển quặng đã không được tính tới, giờ phải bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng đường sá, bến cảng. Công nghệ sử dụng của Trung Quốc lỗi thời, tiêu hao điện năng dữ dội. Ðập cuối đuôi vừa bị vỡ trong tháng 9 năm 2014, tràn bùn đỏ ra ngoài, môi sinh có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng. Tính đủ chi phí, kẻ cả bỏ thuế xuất khẩu 20%, số lượng quặng khai thác bán lỗ ròng trong nhiều năm, mỗi năm 33 triệu USD.

    Thế nhưng vẫn chưa phải là bài học. Tiền bỏ túi vẫn là thượng sách!

    Trong kỳ họp Quốc Hội lần này, tưởng nói cho vui, ai dè Bộ Giao Thông Vận Tải đã đưa ra Quốc Hội để xin chủ trương xây dựng sân bay Long Thành với số tiền đầu tư 6.7 tỉ USD.

    Bộ Trưởng Ðinh La Thăng cho rằng, “Kết quả nghiên cứu quy hoạch cho thấy, việc xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành là phù hợp, cần thiết và hiệu quả cho sự phát triển lâu dài của ngành hàng không dân dụng nói riêng và cho cả nước nói chung.”

    Ông Thăng cũng nói thêm xây dựng sân bay Long Thành là cần thiết, bởi vì nó sẽ trở thành một sân bay quốc tế trung chuyển, có tầm cỡ quốc tế, khu vực.

    Thế nhưng, vì xuất phát điểm thiếu trong sáng nên toàn bộ luận cứ, số liệu mà Bộ Giao Thông Vận Tải đưa ra mù mờ, thiếu chặt chẽ. Số liệu về sản lượng hàng không sân bay Tân Sơn Nhất đã bị thổi phồng nhằm ngụy tạo tình trạng quá tải và tạo ra nhu cầu ảo để mong được thông qua dự án sân bay Long Thành.

    Quy mô sản lượng hàng không 100 triệu khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm của sân bay Long Thành (tương lai) là những con số tùy tiện, không có căn cứ vào dự báo ở thời điểm nào. Dự báo sản lượng hàng không đến năm 2050 chỉ dựa vào số liệu 15 năm phát triển ban đầu của sân bay Tân Sơn Nhất từ năm 1995 đến 2009 mà độ chính xác và tin cậy rất đáng ngờ vực.

    Sân bay Tân Sơn Nhất không “quá tải” như chủ đầu tư dự án sân bay Long Thành tuyên truyền. Khuynh hướng trong 8 năm vừa qua là số chuyến bay quốc tế, số hành khách quốc tế và số lượng hàng hóa quốc tế của sân bay Tân Sơn Nhất đều giảm. Sự gia tăng số chuyến bay, số hành khách và số lượng hàng hóa là do thành phần nội địa.

    Số liệu của Cục Thống Kê Sài Gòn do cảng hàng không Tân Sơn Nhất cho thấy từ năm 1996-2000 hành khách tăng bình quân 6.8%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 7.5%, khách nội địa tăng 5.8%. Trong giai đoạn 2001-2010 lượng khách tăng bình quân 10.8%/năm, trong đó khách đi đường nội địa tăng 15.6% còn khách đi đường quốc tế chỉ tăng 6.1%/năm. Trong 2 năm 2011-2012 bình quân mỗi năm lượng khách giảm 4.9%, trong đó nội địa giảm 4.4% và quốc tế giảm 5.6%.

    Nhìn dài hạn kể cả những năm có tốc độ tăng trưởng cao thì lượng hành khách cũng chỉ tăng trong khoảng 10% mà có xu thế khách nội địa tăng cao hơn khách quốc tế. Nếu theo xu hướng của năm 2001-2010, dự tính đến năm 2015 lượng khách tăng được khoảng 16 triệu, tới năm 2020 sẽ là 24 triệu khách. Và đến khi đó thì Tân Sơn Nhất có thể mới quá tải, nếu không mở rộng.

    Con số 9.1 tỷ USD mà Bộ Giao Thông Vận Tải nói để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất cũng không đúng.

    Ông Nguyễn Bách Phúc, chủ tịch Hội Tư Vấn Khoa Học Công Nghệ & Quản Lý HASCON, viện trưởng Viện Ðiện-Ðiện Tử-Tin Học trên cơ sở phân tích các tiêu chí chủ yếu để đánh giá năng lực của một sân bay cho rằng, cải tạo mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất có lợi về mặt kinh tế, địa chính trị, có thể nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất phục vụ đến 56 triệu hành khách/năm mà vốn đầu tư chưa đến 2 tỉ USD.

    Tân Sơn Nhất đang có 2 đường băng đạt tiêu chuẩn quốc tế, đường phía Bắc dài 3,200 mét, rộng 45 mét, đường phía Nam dài 3,800 mét, rộng 45 mét, có khả năng tiếp nhận những máy bay lớn nhất thế giới hiện nay như Abus 380 với 850 hành khách, Boeing 747-400 với 660 hành khách.

    Sân bay Hồng Kông cũng chỉ có 2 đường băng rộng 45 mét, dài 3,800 mét, nhưng có năng lực 87 triệu hành khách/năm.

    Mặt khác, Việt Nam có quá nhiều sân bay so với các nước trong khu vực, nhiều sân bay quốc tế chưa sử dụng hết công suất như: Cần Thơ, Phú Quốc, Liên Khương, Cam Ranh, Phú Bài,... Vì vậy, việc xây dựng thêm sân bay Long Thành là một sự lãng phí rất lớn, bởi chất lượng dịch vụ, tính cạnh tranh quốc tế của Việt Nam còn kém, khó khai thác hết năng lực sân bay Long Thành theo dự án.

    Thế nhưng, thực chất vùng đất trống hơn 100 hécta do quân đội quản lý gần sân bay có thể sử dụng đang được chuẩn bị làm sân golf chính là rào cản cho việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

    Việt Nam đang là một nước nghèo mà sân golf mọc lên quá nhiều so với nhu cầu. Ðất do quân đội quản lý là của nhà nước thì nhà nước có quyền thu hồi phục vụ cho mục đích dân sinh, công cộng. Chỉ vì lợi ích thiển cận, người ta sẵn sàng nhắm mắt, làm ngơ trước lợi ích kinh tế to lớn và lâu dài của đất nước. Sân golf chỉ để giải trí cho số ít người nước ngoài và những kẻ lắm tiền, nhiều bạc, còn sân bay là bộ mặt của thành phố, của cả đất nước, phục vụ cho hàng chục triệu người.

    Trong khi dự án khổng lồ mà vốn liếng gần như bằng không, Bộ Giao Thông Vận Tải chắc muốn thổi kèn bắt rắn? Cho đến giờ này, khi Bộ Giao Thông Vận Tải xin chủ trương của Quốc Hội, chưa nước nào có ý định bỏ tiền ra cho dự án sân bay Long Thành.

    Ðược biết, Vietnam Airlines sẽ dùng 5 nghìn tỷ đồng (tương đương 240 triệu USD) vào việc giải phóng một phần mặt bằng cho dự án Long Thành, tức là chỉ hơn 3% trong tổng số tiền đầu tư giai đoạn 1 là 6.7 tỷ USD, còn với cả dự án trên 18.7 USD thì chỉ khoảng 0.128%. Tiền đâu ra? Bằng cách bán tháo quyền khai thác đường cao tốc, bán sân bay Phú Quốc, vay ODA, phát hành trái phiếu, vay nợ, gọi vốn tư nhân?

    Phải vay mượn trong khi nợ công của Việt Nam tăng cả về tỷ lệ lẫn số tuyệt đối, từ mức 50% năm 2011 lên 64% GDP năm 2015 (tốc độ tăng nợ khoảng 18-25% một năm) đấy là chưa tính nợ của doanh nghiệp nhà nước.

    Từ năm 2012 đã phải thực hiện vay để đảo nợ, dành một phần vay về để trả nợ. Ðến 2015 vẫn phải đảo nợ và số đảo nợ ngày càng tăng, từ 77 ngàn tỷ đồng của 2014 đã lên 130 ngàn tỷ đồng. Năm 2015, chính phủ dự kiến chi trả nợ 150 ngàn tỷ đồng, chiếm 13.3% tổng chi ngân sách nhà nước và tăng 25% so với dự toán chi 2014. Nợ khó đòi vượt 500 nghìn tỷ đồng, theo báo cáo chính thức của thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước.

    Thế nhưng người ta vẫn phải nỗ lực tìm ra quy hoạch, dự án. Càng to càng tốt. Theo đại biểu Quốc Hội Lê Như Tiến thì “chỉ có một số người quyết định đầu tư, chủ quản đầu tư, chủ thầu xây dựng, ban quản lý dự án, công trình là được hưởng lợi. Họ thích vẽ ra những dự án hoành tráng, vì công trình, dự án càng lớn thì phần trăm chảy vào túi cá nhân càng nhiều theo phép tính tỷ lệ thuận” (vov.vn ngày 31/10/2014).

    Có vẻ nôn nóng muốn làm cú vét trước khi nội các có thể thay đổi vào năm 2016, bị vuột khỏi tay dự án đường tàu cao tốc với mức đầu tư 56 tỷ USD, Bộ Trưởng Ðinh La Thăng đã “tìm ra” dự án sân bay Long Thành, nhỏ hơn, nhưng cũng tới 18.7 tỷ USD và đã được ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng duyệt ngay bằng Quyết định số 909/QÐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2011.

    Chỉ cần Quốc Hội có bỏ phiếu thông qua chủ trương xây dựng sân bay Long Thành, ngân sách phải chi ngay 150 triệu USD (2-3% mức đầu tư) cho việc tư vấn khảo sát, lập hồ sơ thiết kế...

    Như vậy, nếu Quốc Hội bấm nút đồng ý, chưa nói gì đến xây cất, phe nhóm ông Ðinh La Thăng-Nguyễn Tấn Dũng cũng đã kiếm quả này bộn tiền!
    11-03-2014 1:54:11 PM
    Lê Diễn Ðức
    Theo Người Việt

    Chén thuốc đắng

    Thói đời ai cũng thích khen để thỏa mãn lòng tự ái, không ai thích chê, mặc dù ông Tuân Tử đã nói, “Người ta chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta...”

    Nhưng một khi mình đã không thích lời chê thì lý trí lu mờ, đâu còn cho đó là lời chê phải nữa, người tự mãn cho cái gì của mình cũng nhất, cũng phải, ai đó đừng có đụng vào, không khéo người chê mình chỉ vì lòng ganh tị, có khi là thù nghịch.

    Mới đây thôi vào, vào ngày 20 Tháng Mười, đài VOA loan tin trang mạng “The Guide to Sleeping in Airports” đã xếp hạng hai phi trường quốc tế lớn nhất của Việt Nam là Tân Sơn Nhất và Nội Bài là hai phi trường tệ nhất Châu Á trong bảng khảo sát 2014, Nội Bài ở Hà Nội xếp thứ 5 và phi trường Tân Sơn Nhất ở Sai Gòn cũ giữ hạng 8 vì các điều kiện cơ sở hạ tầng và phục vụ yếu kém.

    Cuộc khảo sát được thực hiện qua ý kiến bầu chọn của những người du khách, dựa vào các yếu tố chính như vệ sinh tại phi trường, thái độ phục vụ của nhân viên hàng không, và điều kiện về cơ sở vật chất tại phi trường. Hai phi trường này quá chật hẹp với số lượng du khách, bẩn thỉu, ồn ào, thiếu máy điều hòa không khí, hành lý ra dây chuyền chậm, bị thất lạc và hay bị mất cắp, nhân viên phi trường hống hách, thiếu thiện cảm.

    Lập tức các viên chức của hàng không Việt Nam giẫy nẩy lên, bác bỏ, cho rằng đây là một cuộc đánh giá không phải của một cơ quan chuyên môn, thiếu khách quan, không đúng với thực tế. Đúng là đứa nào chê ta chắc chắn là chê sai và đúng là kẻ thù của ta.

    Viên chức, cán bộ hàng không Việt Nam mỗi năm bỏ ra bao nhiêu tiền để xuất ngoại nghiên cứu học hỏi lối tổ chức làm ăn của nước khác, nhưng chẳng đem lại ích lợi gì cho đất nước.

    Một “kẻ thù” khác là ông Joel Brinkley, cựu phóng viên New York Times, người từng đoạt giải Pulitzer, sau một chuyến đi Việt Nam 10 ngày, ông đã nhận xét rằng người Việt thích ăn sóc, chim chóc và chuột bọ. “Nói chung bạn không thấy bất kỳ loại động vật nào, cả hoang dã lẫn thú nuôi. Chúng biến đi đâu hết cả? Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết, chúng bị ăn thịt cả rồi.”

    Lập tức ông bị các cây bút Việt Nam chỉ trích Brinkley là “hồ đồ, trịch thượng và phân biệt chủng tộc.” Người ta đòi đuổi việc Brinkley, đòi ông phải xin lỗi công khai. Những phản ứng giận dữ đã khiến công ty xuất bản Tribune Media Services phải ra thông cáo thừa nhận rằng bài viết của ông Joel Brinkley không đạt yêu cầu về báo chí.

    Một cuộc đánh giá khác chắc chắn là thiếu khách quan, là tạp chí Economist đánh giá chỉ số dân chủ năm 2012, xếp hạng Việt Nam đứng thứ 144 trên tổng số 167 quốc gia được xếp hạng. Theo danh sách của tạp chí này, Việt Nam nằm trong nhóm chính phủ độc tài thiếu dân chủ. Lập tức, bà Nguyễn Thị Doan, phó chủ tịch nước, tuyên bố, “Dân chủ của Việt Nam 'cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản!'” Cái đứa xếp hạng Việt Nam vào hạng dân chủ tồi tệ hẳn là đứa ngu dốt, không bằng chính trị gia Nguyễn Thị Doan, cũng là chủ tịch danh dự Hội Nữ Trí Thức Việt Nam, người có cái “lưỡi gỗ” và phải đại trí thức mới có sự so sánh lẫy lừng như thế. Bà này còn nói thêm, “Người dân chưa hiểu đúng về dân chủ đi liền với kỷ cương nên một số người đã cố tình lợi dụng dân chủ để gây rối, chia rẽ làm tác động xấu đến trật tự, an toàn xã hội.”

    Trong khi tờ Guardian loan tin mỗi năm, 5 triệu con chó bị làm thịt ở Việt Nam, và Tây phương lên án chuyện ăn thịt chó là mọi rợ, thì có lập luận cho rằng, “...Sự cấm đoán quốc tế về vấn đề thịt chó sẽ bị xem như một quyết định của khối tư bản trong mưu đồ ồn ào muốn áp đặt nét văn hóa Tây phương vào các quốc gia Á Châu!” Thật hết chỗ nói. Ở đâu cũng có bàn tay tư bản thò vào! Vậy thì chúng ta là Cộng Sản Á Châu, chúng ta tiếp tục ăn thịt chó!

    Khách du lịch Tây phương đến Việt Nam thường than phiền và không muốn trở lại thăm viếng một lần nữa. Ông Matt Kepnes trên www.twitter.com/nomadicmatt đã than phiền: “Không ai muốn trở lại một nơi mà họ cảm thấy bị bạc đãi. Khi tôi ở Việt Nam, tôi đã bị liên tục làm phiền, bán quá đắt, bị lường gạt và bị ngược đãi. Tôi đã gặp người bán hàng trên đường phố liên tục nâng giá. Có người phụ nữ bán bánh mì không trả tiền lẻ cho tôi; người bán thức ăn bắt tôi trả gấp ba trong khi tôi thấy những người khác trước mặt tôi chỉ trả một phần; người tài xế taxi gian lận đồng hồ đếm km trên đường đến trạm xe buýt. Trong khi mua áo thun ở Hội An, ba phụ nữ đã cố gắng giữ cho tôi trong cửa hàng của họ cho đến khi tôi mua một cái gì đó, thậm chí họ còn níu áo sơ mi của tôi.”

    “Trên một chuyến đi Vịnh Hạ Long, các nhà điều hành tour du lịch đã không cung cấp nước trên tàu và họ đã lấy khách quá tải, khiến cho người trả tiền cho phòng một người đột nhiên thấy mình với người lạ cùng phòng ... đôi khi trong cùng một giường!”

    Một nhân viên thuộc ngành du lịch Nhật có dịp viếng Sài Gòn, ông Shimata, phẫn nộ, “...nói tới Việt Nam thì đấy là quốc gia xấu xa tồi tệ nhất và nỗi bất mãn trong tôi sẽ tăng lên tới mức 150%. Tôi ghét Việt Nam. Mà nói đúng ra thì tôi ghét người Việt Nam hơn là ghét Việt Nam. Tôi căm ghét thứ văn hóa 'móc được cái gì thì móc' của người Việt.”

    Nếu ngành du lịch ở Việt Nam yếu kém, thì đó không phải là lỗi con người mà lỗi vì tiền.

    “Tổng Cục Du Lịch thiếu kinh phí, thiếu tiền để làm những clip quảng cáo cho du lịch Việt Nam” như ông Nguyễn Mạnh Cường, phó tổng cục trưởng Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, nhiều lần khẳng định.

    Quỹ Kinh Tế Mới (NEF) đánh giá Việt Nam là một dân tộc hạnh phúc thứ nhì của nhân loại, trong bảng xếp hạng chỉ số Hành Tinh Hạnh Phúc (HPI) của năm 2012. Nhưng thông thường để đánh giá một quốc gia hạnh phúc hay không, có phát triển về chất lượng sống hay không, thì cần căn cứ vào cách xếp hạng và chỉ số phát triển con người của Liên Hiệp Quốc. Đó là chỉ số HDI (Human Development Index). HDI bao gồm mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của một quốc gia. Ngay cả GDP (tổng sản phẩm quốc nội) cũng chỉ là một chỉ tiêu để đánh giá HDI quốc gia đó. Theo chỉ số phát triển con người, thì quốc gia có HDI cao nhất là Na Uy (2009), còn Việt Nam đứng thứ 116. Đó mới có thể coi là chỉ số hạnh phúc!

    Việt Nam chỉ thích loại đánh giá “giá trị” như NEF, nhưng bất mãn về sự đánh giá của Liên Hiệp Quốc xếp Việt Nam vào hạng 116.

    Trái với Nam Hàn, sau 40 năm bị chia cắt, Việt Nam với 40 năm thống nhất đất nước vẫn là một quốc gia trì trệ, lạc hậu và bị mọi người khinh ghét, tự mãn với “đỉnh cao trí tuệ,” “rừng vàng biển bạc,” “đã đánh thắng ba đế quốc sừng sỏ,” không muốn học hỏi và mở mắt. Bị chia cắt từ năm 1945, chỉ trong vòng 40 năm, Nam Hàn đã tiến những bước tiến dài. Từ một quốc gia lạc hậu nghèo đói, Seoul dã hãnh diện đăng cai tổ chức Olympic 1988. Kỹ nghệ xe hơi, gắn máy, hóa chất, kỹ nghệ đóng tàu, phim ảnh, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng của Nam Hàn đã nổi danh thế giới. Ngày nay, Nam Hàn có những ông chủ thuê chuyên viên, công nhân của thế giới làm việc cho mình, chứ không phải cậy cục đi xin việc làm thuê, ở đợ cho các nước khác trên khắp thế giới như Việt Nam. Học hỏi nền giáo dục và tinh thần dân tộc từ Nhật, kỹ nghệ điện ảnh từ Hollywood, khoa học, kỹ thuật của Tây phương, ngày nay các thương hiệu Hyndai, KIA, GM Daewoo, Samsung... có thể cạnh tranh với xe cộ, máy móc hàng hóa Nhật, vốn được cả thế giới yêu chuộng.

    Truyền hình Nam Hàn có trường “dạy làm người” và “dạy làm ăn” thì Việt Nam chỉ có truyền thống rỉ tai “dạy ăn” cho nên cán bộ đảng, viên chức cao cấp, người nào cũng giàu có, sống xa xỉ, vương giả mà nhân cách càng ngày càng sa sút.

    Trong khi người Nam Hàn yêu nước, ủng hộ và tiêu dùng hàng nội hóa để phát triển kinh tế, thì Việt Nam đua đòi tiêu dùng hàng hóa cao cấp, đắt tiền của ngoại quốc để khoe mẽ sự giàu sang của dòng họ hay cá nhân mình như xe hơi cao cấp, điện thoại đời mới, mỹ phẩm đắt tiền. Nếu có ai phê bình đến đất nước và con người Việt Nam thì sĩ diện hão, đem tự ái dân tộc ra để tránh né, chúi đầu vào cát, chê trách hay miệt thị người khác.

    Không uống được chén thuốc đắng, làm sao hết được bệnh tật.

    11-02- 2014 1:50:29 PM
    Tạp ghi Huy Phương
    Theo Người Việt

    Nhiếp ảnh gia ghi lại những điều nhỏ nhặt làm nên phong trào Chiếm Trung lớn lao

    Một cô gái tình nguyện quét dọn sạch sẽ nền gạch trên con đường mà những người biểu tình đang chiếm đóng ở quận Trung Tâm của Hồng Kông vào ngày 09/10/2014. Cô cho biết không ai đề nghị cô làm vậy, cô chỉ nghĩ rằng mình nên quét dọn và một số người biểu tình cũng tình nguyện làm điều đó. (Benjamin Chasteen / Epoch Times)
    Benjamin Chasteen, Epoch Times 4 Tháng Mười Một , 2014
    Nhiếp ảnh gia Ben Chasteen của Epoch Times chia sẻ một số hình ảnh và thông tin bên lề của Phong trào Chiếm Trung.
    Ông già vui tính, cầm trên tay tác phẩm nghệ thuật màu nước vẽ cuộc biểu tình Hồng Kông ở quận trung tâm của Hồng Kông vào ngày 31 Tháng Mười , 2014. ( Benjamin Chasteen / Epoch Times)

    Ông già vui tính

    Tôi đi qua người đàn ông này người mà tôi nghĩ trông thực sự thú vị giữ tác phẩm nghệ thuật màu nước của mình. Ông đã tạo ra hơn 70 tác phẩm nghệ thuật kể từ khi cuộc biểu tình bắt đầu từ hơn một tháng trước đây.
    Tôi: Bác tên gì ạ?
    Người đàn ông: Ông già vui tính
    Tôi: [Tôi ngạc nhiên hỏi lại] Ông già vui tính?
    Người đàn ông: Đúng đấy, Ông già vui tính
    Tôi: Bác bao nhiêu tuổi ?
    Người đàn ông: Ồ, tôi là một thanh niên trẻ tuổi

    Cô gái dọn vệ sinh

    Một cô gái tình nguyện quét dọn sạch sẽ nền gạch trên con đường mà những người biểu tình đang chiếm đóng ở quận Trung Tâm của Hồng Kông vào ngày 09/10/2014. Cô cho biết không ai đề nghị cô làm vậy, cô chỉ nghĩ rằng mình nên quét dọn và một số người biểu tình cũng tình nguyện làm điều đó. (Benjamin Chasteen / Epoch Times)
    Sau vài tuần đến Hồng Kông, tôi thật sự ngạc nhiên khi được chứng kiến tình yêu quê hương đất nước sâu đậm của rất nhiều người dân Hồng Kông.
    Tôi đã nghe nhiều người nói về tình yêu bao la và sự quan tâm sâu sắc mà họ dành cho đất nước mình, nhưng tôi chưa bao giờ thấy ai thực hiện được “nói đi đôi với làm”.
    Tôi chỉ biết điều đó cho đến khi tôi bắt gặp “cô gái quét dọn này”.
    Cô đã tỉ mỉ nhặt lên và dọn dẹp từng mẩu thuốc lá cùng với những thứ rác bẩn khác bị mắc kẹt giữa các viên gạch trên một lối đi ở quận Trung Tâm của Hồng Kông.
    Cô gái cho biết không ai yêu cầu cô làm vậy và cô chỉ nghĩ rằng ai đó nên nỗ lực để đảm bảo khu vực này luôn sạch sẽ.
    Khi tôi hỏi tại sao cô lại quyết định tự nguyện gánh vác trách nhiệm này, cô nói: “Bởi vì tôi yêu đất nước mình và tôi muốn chắc chắn rằng đất nước mình được chăm sóc chu đáo”.
    Tôi nhìn cô trong vài phút. Khóe mắt cảm thấy cay cay.

    Những người biểu tình vào 3 giờ sáng

    Những người biểu tình ủng hộ dân chủ đeo mặt nạ và mang theo tấm bảng trông giống như lá chắn ở Vượng Giác, Hồng Kông vào ngày 7/10. Các nhóm tin tặc trực tuyến ủng hộ những người biểu tình bằng cách thực hiện các cuộc tấn công vào hệ thống mạng của chính quyền Trung Quốc. (Benjamin Chasteen / Epoch Times)
    Sau khi báo cáo tin tức về tình hình biểu tình ở Hồng Kông vào lúc 3h sáng, Matt (nhà báo Matthew Robertson của Epoch Times) và tôi đi bộ về nhà qua một khu vực ánh sáng lờ mờ. Tại đây, chúng tôi nhìn thấy ba chàng trai đang đi về phía mình từ hướng ngược lại.
    Họ đi ngang qua, và cả ba đều quay lại nhìn chúng tôi.
    Lúc đầu, tôi thoáng có chút sợ hãi, sau đó tôi nghĩ “Ồ, tôi nên chụp ảnh họ”.
    Matt có lẽ đã đọc được suy nghĩ của tôi nên anh đã hỏi họ bằng tiếng Trung xem họ có đồng ý cho chúng tôi chụp ảnh hay không. Họ trả lời rằng họ rất vui và sẵn lòng.
    Chúng tôi hỏi họ đang làm gì và họ cho biết họ là tình nguyện viên tuần tra khu vực và bảo vệ những người biểu tình chống lại những tên côn đồ được thuê để gây sách nhiễu cho người biểu tình.
    Thật bất ngờ đó là những gì được viết trên tấm bảng đeo trên người của họ bằng tiếng Trung.
    Họ nói chuyện với chúng tôi một lát và sau đó chúng tôi lại tiếp tục đi.

    Cảnh sát cười với người biểu tình

    Người biểu tình ủng hộ dân chủ có một cuộc trò chuyện ôn hòa với cảnh sát Hồng Kông ở quận Trung Tâm vào ngày 05/10/2014. (Benjamin Chasteen / Epoch Times)
    Sau khi chứng kiến tình hình căng thẳng giữa sinh viên và cảnh sát chỉ một ngày trước đó, tôi tình cờ đi ngang qua một góc tối nơi có một vài người đang tụ tập.
    Tôi quyết định đến nghe xem những gì đang diễn ra, và tôi thấy một số người biểu tình đang cười nói với một vài nhân viên cảnh sát.
    Tôi không biết họ đang nói gì, nhưng xét toàn cảnh, dường như tất cả họ đã gạt sang một bên mọi sự khác biệt.
    Tôi nghĩ họ có một điểm chung lớn: đó là tất cả những người Hồng Kông đều muốn tình hình được giải quyết trong hòa bình.

    Người phụ nữ nhiễm HIV cắn vào đùi cảnh sát ở Sài Gòn

    Theo Soha.vn-04/11/2014 09:18

    "Nữ quái" Phượng tại cơ quan công an.

    Cố tình tạt nước sôi vào em ruột gây bỏng, khi công an tới làm việc thì Phong - Phượng lại cắn vào đùi một cán bộ khiến anh này phải tiêm thuốc phơi nhiễm HIV.

    Ngày 3/11, công an quận 5, TP.HCM cho biết đang tạm giữ Nguyễn Văn Phong và Đinh Ngọc Phượng (vợ Phong, đều 30 tuổi, ở huyện Bình Chánh) để điều tra, xử lý về hành vi Cố ý gây thương tích, Hủy hoại tài sản và Chống người thi hành công vụ.

    Tuy nhiên, Phượng đang mang thai và nhiễm HIV nên công an cho tại ngoại.

    Theo cơ quan điều tra, khoảng 10h ngày 1/11, do có mâu thuẫn nên vợ chồng Phong gây hấn với Đinh Hoàng Yến (26 tuổi, em ruột Phượng). Trong lúc cự cãi, Phong đã tát vào mặt chị Yến làm người này ngã xuống đường, sau đó anh ta tiếp tục lấy chân đạp vào bụng em vợ.

    Hùa theo chồng, Phượng múc 1 ca nước sôi tạt vào người chị Yến nhưng bà Lê Thị Hoa (mẹ của 2 chị em) kịp thời đến can ngăn.

    Phượng đẩy mẹ ra và múc 1 ca nước sôi tạt vào chị Yến khiến nạn nhân bị bỏng ở ngực, vai trái, phải đi cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy. Sau khi được điều trị vết thương, các bác sĩ đã cho người phụ nữ này xuất viện, sau đó chị đến công an trình báo.

    Khi công an và bảo vệ dân phố phường 12 có mặt tại hiện trường để ghi nhận vụ việc thì Phong chống cự, đánh vào mặt anh Đặng Trường Chinh (công an phường) buộc lực lượng này phải khống chế đưa lên xe chở về phường.

    Tuy nhiên, khi xe cảnh sát nổ máy thì Phượng ra chặn đầu xe chửi bới người thi hành công vụ khiến lực lượng này phải khống chế đưa về trụ sở. Lập tức Phượng lao vào cắn vào đùi anh Chinh.

    Tại cơ quan điều tra, 2 vợ chồng này đã thừa nhận hành vi côn đồ. Đồng thời khai nhận đang bị nhiễm HIV khiến anh Chinh phải tiêm thuốc phơi nhiễm.

    Bộ Công an Việt Nam thêm nhiều tướng


    Đại tướng Trần Đại Quang chủ trì lễ công bố quyết định phong hàm

    BBC-9 giờ trước
    Bộ Công an Việt Nam vừa công bố và trao Quyết định của Chủ tịch Trương Tấn Sang về việc thăng cấp bậc hàm cấp Tướng cho một loạt sỹ quan cao cấp.
    Báo Công an Nhân dân của bộ này nói buổi lễ trao quyết định đã được tổ chức hôm 2/11 dưới sự chủ trì của Đại tướng, Bộ trưởng Trần Đại Quang.
    Bản tin của báo này không nói có bao nhiêu vị tướng mới và không nêu tên nhưng ảnh trên báo này dường như cho thấy tám người chụp ảnh với Bộ trưởng Quang trong lễ trao quyết định.
    Bộ Công an có một đại tướng là ông Trần Đại Quang, cùng năm thượng tướng là các ông Đặng Văn Hiếu,Lê Quý Vương, Tô Lâm, Bùi Văn Nam và Trần Việt Tân.
    Ông Tô Lâm mới được phong thượng tướng hồi tháng Chín.
    Các thượng tướng đều giữ vai trò thứ trưởng Bộ Công an.
    Công an là ngành có số tướng lĩnh rất lớn, một số thống kê nói toàn ngành có tới gần 200 tướng sau đợt phong hàm này.
    Cuối năm ngoái, có 34 đại tá công an được thăng cấp thiếu tướng, 14 thiếu tướng lên trung tướng, đồng thời ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng được phong cấp hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng.
    Cũng năm 2013, ngành Công an có nữ Thiếu tướng đầu tiên - bà Bùi Tuyết Minh, Giám đốc Công an Kiên Giang.
    Giám đốc công an các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng đều là cấp tướng.
    Gần đây đã có tranh cãi về việc "cạnh tranh" phong tướng trong quân đội và công an.

    Ai bảo kê cho tra tấn ?

    Dư luận bàng hoàng và phẫn nộ với vụ án 5 công an TP Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã tra tấn, nhục hình, đánh đến chết anh Ngô Thanh Kiều ở tỉnh Phú Yên vào những ngày cuối tháng 3 năm 2014
    Dư luận bàng hoàng và phẫn nộ với vụ án 5 công an TP Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã tra tấn, nhục hình, đánh đến chết anh Ngô 
     Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội
    RFA- 2014-11-02
    Em Ngô Đình Phát (11 tuổi, ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế) bị bắt vào đồn công an vì 1 vụ trộm đã bị công an đánh phải nhập viện
    Công ước cấm việc tra tấn, và yêu cầu các bên ký kết phải có biện pháp hữu hiệu để phòng chống tra tấn ở bất kỳ lãnh thổ nào dưới thẩm quyền pháp lý của mình. Việc cấm này là tuyệt đối và không được vi phạm. Không có bất cứ trường hợp đặc biệt nào có thể được viện dẫn để biện minh cho tra tấn. (Quy định của  của Liên hợp quốc về chống tra tấn)
    Ngày càng nhiều “quan tài diễu phố”
    "Đến nơi, mấy chú dắt cháu vào phòng, bắt cháu đứng trước bàn và liên tục nạt nộ. Sau đó hai chú công an vừa quát vừa đánh cháu. Một chú lấy cái gậy đen ngắn (dùi cui) đánh liên hồi vào mông và đùi cháu, còn chú kia dùng chân đạp và đá cháu. Cháu càng kêu đau các chú ấy càng đánh mạnh”, Phát – cháu bé 11 tuổi, bị mấy công an thành phố Huế đánh như tra tấn trong khoảng 30 phút - kể lại khi đang nằm cấp cứu ở một bệnh viện tại Huế.
    "Sợ quá, cháu ngã quỵ xuống nền nhà nhưng hai chú công an vẫn bắt cháu đứng tựa vào bàn làm việc và tiếp tục đánh”, cậu bé kể rồi òa khóc.(theo VnExpress- 20/6/2011, bài “Cậu bé 11 tuổi nhập viện sau khi vào đồn công an”).
    Ngày 30/8/2012, ông Nguyễn Mậu Thuận trú tại thôn Đoài xã Kim Nỗ Đông Anh Hà Nội đã bị 4 công an canh gác cho nhau tra tấn ông đến chết. Ông bị trói quặt vào lưng ghế, ghế này bị đánh gãy, công an liền thay ghế khác để đánh tiếp. Ông bị đánh nứt vỡ cả đùi, toàn thân bầm tím, gãy 3 xương sườn, tụ máu dưới da đầu, mười ngón tay bị kẹp bằng bút bi bóp nát... Ông chết chỉ vài giờ sau khi bị bắt vào đồn công an. Con trai ông đã ngất xỉu tại chỗ khi chứng kiến thi thể đầy thương tích của bố.
    Xem ảnh về ông, không ai không công phẫn khi thấy ông bị tra tấn tàn bạo đến thế. Vụ án xử những kẻ giết ông đã hoãn đi hoãn lại, cho đến hai năm sau - tháng 9/2014 vẫn còn tiếp diễn và luật sư phát hiện có bỏ lọt tội phạm.
    Ngày 21/10/2014, nạn nhân Lê Thanh Hải ở TPHCM tố cáo và đưa ra chứng cứ anh bị công an đánh mù mắt trong khi đang điều khiển phương tiện giao thông,
    Những vụ công an hành hung dân ngày càng dồn dập. Liên tiếp trong hai ngày gần đây nhất đã xẩy ra hai vụ gây căm phẫn cho người dân.
    Theo báo Pháp luật, đêm 27/10/2014, ông Nguyễn Văn Hạ bị công an phường Tân An, thị xã La Gi tỉnh Bình Thuận bắt đưa đi. Đến 7 h sáng ngày 28, người nhà đến tìm ông để lấy chìa khóa thì thấy ông đã chết trong đồn và hỏi thì mới được thông báo rằng ông “ bỗng nhiên treo cổ tự tử chết”!
    Em Ngô Đình Phát (11 tuổi, ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế) bị bắt vào đồn công an vì 1 vụ trộm đã bị công an đánh phải nhập viện
    Em Ngô Đình Phát (11 tuổi, ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế) bị bắt vào đồn công an vì 1 vụ trộm đã bị công an đánh phải nhập viện

    Cái chết của ông Hạ đặc biệt đáng ngờ, nếu nói rằng ông chết do tựtreo cổ. Người nhà ông tố cáo, khi trong quá trình khám nghiệm tử thi thì thấy từ phía cổ lên mặt ông bầm tím, sườn trái bầm tím, khiến người ta ngờ rằng ông chết do bịđánh đập hoặc bóp cổ chứ không phải do treo cổ tự sát. Sợi dây treo cổ tại hiện trường chỉ là sợi dây rút nhỏ ở quần và ông đứng sát vào song cửa sắt, chân chỉ cách mặt sàn 10 cm!
    Trưa ngày 29/10/2014, cũng tại Hà Nội, lại xuất hiệnvụ công an hành hung nhà báo. Công an ấy đã “lôi phóng viên Hoàng Văn Đức của báo Đại đoàn kết vào bốt, vừa vào tới nơi, anh Đức rút giấy giới thiệu ra thì đã bị cảnh sát lao và giật điện thoại, đồng thời có hai cảnh sát khác lao vào giữ tay, chẹn cổ, đánh đấm liên tiếp vào đầu, mặt và ngực ngay trước sự chứng kiến của phóng viên báo Kinh doanh và Pháp luật và nhiều người đi đường. Anh Đức kêu la và vùng chạy nhưng không thoát ra được. Đức bị hành hung dã man chỉ vì anh và đồng nghiệp đang ngồi uống nước ở chân cầu vượt Mai Dịch, Hà Nội thì thấy cảnh sát giao thông chặn một người đi đường, có sự giằng co và người điều khiển phương tiện bị ngã xuống đường nên anh muốn tìm hiểu tình hình. Nếu không có sự chứng kiến và can ngăn củaPV báo Kinh doanh và pháp luật cùng nhiều người dân đi đường, tính mạng của PV Đức liệu có được bảo toàn trước “đòn thù” chỉ vì anh là nhà báo. (Theo Một thế giới).
    Trong một thống kê chưa đầy đủ, từ 3/1 đến 8/8/2014 đã có ít nhất 17 vụ người dân bị chết trong đồn công an hoặc liên quan đến công an, trong đó có tới khoảng 7 vụ được công an nói rằng họ “tự treo cổ chết”, mặc dù khám nghiệm tử thi thì thấy trên mình họ đầy thương tích của sự tra tấn hết sức tàn bạo, chưa kể những vụ “tự ngã”, “nhảy lầu”, “sốc ma túy” , “vì súng cướp cò”...
    Căn cứ danh sách những cái chết bất thường trong trụ sở công an do cộng tác viên của Pro&contra cung cấp, từ 8/8/ 2010 đến 18/8/2014 đã có tới 67 người chết theo dạng nói trên, trong đó có tới 36/67 trường hợp “tự tử”, trong đó có 29 người “treo cổ” ngay tại trụ sở công quyền hoặc trong buồng tạm giam của công an.
    Thực trạng cho thấy sự tra tấn, dùng nhục hình , bức cung với công dân tại VN ngày càng tăng nặng và mang tính côn đồ, thậm chí trong một số vụ còn mang tính chất tàn bạo, thích tra tấn như trong cơn say máu.
    Ngay cả trong ác mộng, người VN cũng không thể hình dung đượctrong đội ngũ những người ăn lương mồ hôi nước mắt của dân, tồn tại chỉ với lý do bảo vệ an ninh trật tự cho dân, mà lại có những công an đang tâm tra tấn, dùng nhục hình dã man với dân đến như vậy. Nguy hiểm thêm bởi sự ngang nhiên, thách thức dư luận của họ bởi họ được một hệ thống bao che thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật.
    Còn tra tấn vì còn được bảo kê
    Vì sao ngày càng có thêm nhiều công an dùng tra tấn, bức cung, nhục hình với dân?
    Những công an độc ác với dân ấy ban đầu họ vốn không phải người xấu. Họ bắt đầu thay đổi khi cuộc sống đã dạy họ rằng cứ mặc sức làm việc ác, miễn là có lợi và được cấp trên cũng như hệ thống hành pháp bao che. Vì họ nắm súng và dùi cui trong tay nên họ là kẻ mạnh muốn đánh giết ai thì người đó phải chết , họ rất ít khi bị trả giá. Mặtkhác, tình trạng bạo lực, tội phạm xã hội ngày càng nhiều, khiến họ phải nhận nhiều vụ việc bắt bớ ngăn chặn, trong khi họ không được đào tạo, kiểm soát đúng mức, thiếu hiểu biết về pháp luật nên họ bất chấp luật pháp.
    Ai cũng biết, lực lượng tham gia tra tấn, bức cung...trong ngành công an thường được bảo kê, bao che trước hết bởi đồng nghiệp và cấp trên của họ. Khi một vụ việc xẩy ra, thường là cấp trên đổ tội cho nạn nhân và những nguyên nhân khác để thoát tội, thay vì điều tra làm rõ và khắc phục hậu quả. Đồng nghiệp biết cả, nhưng hoặc đồng lõa, ngại, sợ làm chứng hoặc nói lên sự thật thì bị trả thù. Chưa kể là việc dung túng của cơ quan điều tra – người cùng hội cùng thuyền với họ - khiến cho họ khi khoác chiếc áo đồng phục, cầm chiếc dùi cui trong tay là coi mạng dân như cỏ rác. Ngành kiểm sát và tòa án cũng nương tay xử nhẹ, chưa nói là thường xuyên bỏ lọt tội phạm.
    Họ còn có thể tra tấn và giết dân nếu thích, bởi đa phần cấp trên của họ hết sức bao che vì đã ăn hối lộ, tay đã nhúng chàm, hoặc vì sợ trách nhiệm. Như thế, lợi ích cá nhân và lợi ích cục bộ của một nhóm người đã hình thành một thứ “quả bóng tuyết”, càng vận hành càng thêm tội trạng.
    Và nguyên nhân lớn nhất của mọi nguyên nhân, chính thể chế độc tài đã vô hiệu hóa sự giám sát và thực thi pháp luật trong mọi ngành mọi lĩnh vực trong xã hội. Từ đó, hệ thống lập pháp, tư pháp và hành pháp VN tuy ba nhưng chỉ là một, vô hình trung những lỗ hổng của nó cũng bảo kê cho những kẻ tra tấn và dùng nhục hình với dân.
    Vì thế, không ngạc nhiên khi ngày càng nhiều vụ “quan tài diễu phố”. Thật đắng cay cho phận người dân. Nhà có người chết đã phải chịu nỗi đau tột cùng, Mang quan tài diễu phố là điều hết sức khốn khổ  mà người dân thấp cổ bé họng buộc phải làm để đánh động dư luận, thức tỉnh các nhà chức trách vô cảm, mong trả lại chút công bằng cho người đã khuất mà thôi.
    Bao giờ dân VN hết nạn bị tra tấn, bức cung nhục hình và quan tài  người chết oan không còn phải mang diễu phố, như một hình thức “kêu trời nhưng xa”?
    *Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

    VTH

    Giấc mơ trong bóng tối và biên giới của ánh sáng

    044_B92024111.jpg
    Dấu tích bức tường Berlin bị phá hôm 09/11/1989- AFP photo

    RFA-Lê Diễn Đức 2014-11-04

    Thấm thoắt thế mà đã 5 năm trôi qua. Vào đầu tháng 11 năm 2009, tôi hẹn với những người bạn tại Berlin để tham dự 20 năm ngày lễ tưởng niệm Bức tường Berlin sụp đổ.
    Đến Berlin, tôi đã có dịp lang thang ở trung tâm, hai phía Đông-Tây để nhìn nhận và so sánh cảnh quan với giai đoạn mà tôi đã chứng kiến 20 năm về trước.
    Các ngôi nhà của Đông Đức vốn tràn ngập một gam màu tối nay được sửa sang, sơn phết lại sáng sủa. Phố phường nhộn nhịp hẳn lên với khách bộ hành. Dọc vỉa hè, người ta bày bán đồ lưu niệm của thời cộng sản như mũ, huy hiệu, giày, áo quần của quân đội Liên Xô...
    Không còn khác biệt bao nhiêu giữa Đông và Tây. Hai mươi năm qua, sự thay đổi quá nhiều, quá lớn. Tây Đức đã đổ hàng ngàn tỷ D Mác để nâng cao mức sống của phía Đông. Những ngôi nhà mới với kiến trúc đa dạng mọc lên. Đường xá, bến tàu được chỉnh tu khang trang. Chỉ còn cột tháp truyền hình có vẻ vẫn như cũ, nó trở thành nơi thăm viếng của khách du lịch.
    Nhưng bao trùm tất cả là không khí sinh hoạt của một thành phố lớn. Náo nhiệt mà an bình, tự do, phóng khoáng.
    Hôm nay, Berlin có rất nhiều nơi tưởng niệm gợi nhớ tới Bức tường Berlin và lịch sử của nó. Những nơi nổi tiếng nhất ngoài Đài tưởng niệm Bức tường Berlin phải kể đến của Bảo tàng Bức tường Berlin tại Checkpoint Charlie, cửa khẩu biên giới cũ; East Gallery Side - một phần của bức tường với chiều dài khoảng 1,3 km được bao phủ bởi graffiti và trên đó có các bức tranh của hơn 100 nghệ sĩ; Đài tưởng niệm Berlin-Hohenschönhausen, nhớ lại thời Đông Đức với các nhà tù điều tra và Berliner Mauerweg, con đường dành cho người đi bộ và xe đạp dọc biên giới cũ...
    Buổi tối hôm 11 tháng 9 năm 2009 ở Berlin mưa nặng hạt và kéo dài. Thế nhưng chỉ thấy người với người nối tiếp nhau đi chầm chậm, sít sịt hướng về Cổng Brandenburg, nơi diễn ra lễ khai mạc.
    Xúc động nhất là lúc Lech Walesa, nguời thợ điện Ba Lan đã làm chập mạch hệ thống cộng sản châu Âu, Giải thưởng Nobel Hoà bình năm 1980, xô đổ tấm domino đầu tiên, tạo phản ứng dây chuyền làm sụp đổ một ngàn tấm khác, tượng trưng cho bức tường Berlin, dài 1,5 km đặt dọc đường Reichstag tới Quảng trường Postdam.
    Gordon Brown, Thủ tướng Anh lúc bấy giờ nói: "Mọi người đều có những giấc mơ. Người Berlin dám mơ ước trong bóng tối và cuối cùng đã chứng minh rằng các quốc gia nhỏ có thể đạt được bất cứ điều gì".
    Mùa thu năm nay, 2014, sẽ kỷ niệm năm thứ 25 của sự kiện này. Khác với những tấm domino trong dịp kỷ niệm 20 năm (2009), trong ngày 9 tháng 11 năm 2014 biểu tượng sẽ là "biên giới của ánh sáng" với 8 ngàn quả bóng bay được chiếu sáng, có chiều dài khoảng 12 km đặt dọc theo vị trí cũ của bức tường Berlin. Dân chúng Berlin, du khách sẽ có thể cảm thấy mình trở về lịch sử cách đây 25 năm.
    Kỷ niệm 25 năm sự sụp đổ của Bức tường Berlin không chỉ là một cơ hội để nhắc nhở sự tồn tại của bức tường đã từng chia cắt Đông-Tây, mà còn biểu thị lòng kính trọng những người biểu tình trong cuộc cách mạng hòa bình năm 1989.
    Với người dân Berlin sẽ là một cơ hội để vui mừng ngày hạnh phúc nhất trong lịch sử của Berlin. Sự sụp đổ của bức tường là biểu tượng của "hy vọng cho một thế giới không có rào cản".
    Bước ngoặt
    Bức tường Berlin là một hệ thống rào chắn công sự có chiều dài khoảng 156 km (bức tường bê tông, hào, dây thép gai, mìn). Ngôn ngữ tuyên truyền của Đông Đức gọi là thành lũy chống phát-xít. Bức tường tồn tại  từ ngày 13 tháng 8 năm 1961, tách Tây Berlin với phía Đông.
    Nhà cầm quyền Đông Đức đã xây dựng chủ yếu để ngăn chặn sự di cư hàng loạt nguời Đức sang phương Tây. Từ năm 1949 hàng chục ngàn người Đức đã từ Đông Đức chuyển qua Tây Đức. Bức tường được canh gác cẩn mật để ngăn chặn người dân Đông Đức rời khỏi đất nước. Tuy nhiên, nhiều nguời đã liều mạng sống của mình để chạy trốn.
    Bức tường chia cắt gia đình và bạn bè, trong gần 30 năm phân chia Berlin và cả nước, là một biểu tượng nổi tiếng nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
    Cho đến khi có cuộc cách mạng hòa bình làm sụp đổ bức tường vào ngày 9 tháng 11 năm 1989, khoảng 71 nghìn công dân Đông Đức đã bị kết án tù vì vượt tường. Khoảng 1.000 người đã trả giá cuộc sống của họ cho những cuộc vượt tường.
    Bức tường, 28 năm trước, là một nơi tang tóc và cũng là một nghĩa trang cho hàng trăm người Đức, vào đêm ngày 9 đến sáng ngày 10 tháng 11 đã trở thành nơi vui vẻ nhất ở châu Âu.
    Hàng ngàn người đứng trên đỉnh của bức tường và ca hát, mở champagne, hào phóng phân phát những đồng Mác cho người nghèo, thậm chí mùi xăng của hàng trăm ống xả từ những chiếc ô tô Đông Đức Trabant đột nhiên xuất hiện ở phương Tây, không làm phiền ai.
    Dân chúng vui mừng nuớc Đức thống nhất, mặc dù chính thức đã phải chờ đợi gần một năm.
    Những mốc lịch sử
    Tháng 11, năm 1989, thật không dễ dàng cho chính phủ Đông Đức. Trong nhiều tháng, nước Đức đã bị cuốn vào các cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhỏ. Người Đức theo dõi các sự kiện ở Ba Lan và Hungary thấy mình phải hành động.
    Bước ngoặt là kết quả cuộc bầu cử địa phương trong tháng phán quyết Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức (SED) đạt gần 99 phần trăm số phiếu và sự ủng hộ của Berlin đối với Bắc Kinh trong vụ thảm sát Thiên An Môn.  Điều này, với phe đối lập Đông Đức đang phát triển, là quá nhiều.
    Trong tháng 10, sự cầm quyền của đảng SED đã vượt quá mức chịu đựng. Hàng ngàn cuộc biểu tình đường phố đã trở nên gần như phổ biến. Tại Dresden, liên tục vào thứ hai hang tuần, diễn ra các cuộc biểu tình với khẩu hiệu "Tổ quốc Đức thống nhất" ("Deutschland Einig Vaterland").
    Ngày 9 tháng 11 năm 1989 - Günter Schabowski, Uỷ viên của Bộ Chính trị Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức (SED) đã (lỡ) phát biểu tại một cuộc họp báo rằng, Đông Đức sẽ mở ngay lập tức biên giới của mình. Chỉ một lúc sau, hàng ngàn người dân đã ào ào xông ra cửa khẩu biên giới. Bức tường Berlin sụp đổ sau 28 năm.
    Ngày 13 tháng 11 năm 1989 - Hans Modrow, người đứng đầu địa phương của Dresden được ủy quyền bởi Hội đồng Dân quốc lập chính phủ mới.
    Ngày 03 tháng 12 năm 1989 - Dưới áp lực của thành phần phía dưới của đảng SED, Bộ Chính trị và Uỷ ban Trung ương của SED tuyên bố rút lui.
    Ngày 07 tháng 12 năm 1989 - Gặp gỡ bàn tròn, bao gồm đại diện của các bên và các tổ chức cũ và mới - đại diện của nhà thờ, để đề xuất vượt qua cuộc khủng hoảng.
    Ngày 19 tháng 12 năm 1989 - Thủ tướng Liên bang Helmut Kohl (CDU) thực hiện chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Đông Đức. Ở Dresden ông được chào đón nhiệt liệt. Khắp nơi có thể nghe thấy  "Helmut, Helmut" và "Deutschland Einig Vaterland".
    15 tháng 01 năm 1990 - 100 ngàn người biểu tình trước tòa nhà cơ quan an ninh Đông Đức (Stasi), nhiều người trong số này xông vào trụ sở.
    28 Tháng 01 năm 1990 - Đại diện các đảng phái chính trị cũ và mới thoả thuận thành lập chính phủ chuyển tiếp. Tham gia hội nghị còn có đại diện của các nhóm dân sự.
    Ngày 01 tháng 02 năm 1990 - Thủ tướng Hans Modrow trình Hội đồng Dân quốc dự án về thống nhất của Đức, dựa trên sự trung lập quân sự và các cấu trúc liên bang.
    Ngày 07 tháng 02 năm 1990 - Chính phủ Liên bang của Đức quyết định hỗ trợ Đông Đức trong việc liên minh tiền tệ.
    Ngày 18 tháng 03 năm 1990 - Tại Đông Đức diễn ra cuộc bầu cử tự do đầu tiên. Đảng bảo thủ CDU  giành chiến thắng tuyệt đối.
    Ngày 12 Tháng 04 năm 1990 - Quốc hội từ bầu cử tự do chọn thủ tướng: ông Lothar de Maiziere (CDU).
    ngày 23 tháng 04 năm 1990 - Liên minh chính phủ Tây Đức đồng ý về nguyên tắc của Hiệp ước nhà nước về liên minh tiền tệ.
    Ngày o5 tháng 05 năm 1990 - Tại Bon nhóm họp vòng đầu tiên hội nghị hai cộng bốn với sự tham gia của ngoại trưởng 6 nước Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp, Tây Đức và Đông Đức. Chủ đề chính là những vấn đề của liên minh.
    Ngày 18 tháng 05 năm 1990 - Ký kết Hiệp ước nhà nước về kinh tế, tiền tệ và xã hội. Đối với Thủ tướng Tây Đức Kohl đây là "sự ra đời của nước Đức tự do và thống nhất."
    Ngày 01 tháng 07 năm 1990 - Liên minh tiền tệ có hiệu lực. Đông Đức sử dụng đồng D Mác Tây Đức. Bên trong của Đông Đức bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu.
    Ngày 02 tháng 07 năm 1990 - Ở Đông Berlin bắt đầu đàm phán về Hiệp ước thống nhất
    Ngày 16 tháng 07 năm 1990 - Helmut Kohl và Mikhail Gorbachev tuyên bố một bước đột phá trong các cuộc đàm phán liên minh. Nước Đức sau khi thống nhất vẫn là một thành viên của NATO.
    Ngày 22 tháng 07 năm 1990 - Hội đồng Dân quốc hội phía Đông chấp thuận một dự luật về sự phân chia ở Đông Đức trong nhà nước liên bang.
    Ngày 23 tháng 08 năm 1990 - Hội đồng Dân quốc quyết định Đông Đức gia nhập với Cộng hòa Liên bang Đức vào ngày 3 tháng Mười năm 1990.
    Ngày 31 tháng 08 năm 1990 - Tại Đông Berlin Hiệp ước thống nhất nước Đức được ký kết. Quốc hội Tây Đức Bundestag và Hội đồng Dân quốc Đông Đức trong ngày 20 tháng 9 đã phê chuẩn nó bằng một đa số 2/3.
    Ngày 24 tháng 9 năm 1990 - Đông Đức ra khỏi khối Hiệp ước Warsaw.
    Ngày 01 tháng 10 năm 1990 - Nước Đức toàn vẹn lãnh thổ. Mọi hạn chế cũ của pháp luật về Berlin mất hiệu lực từ 03 tháng 10.
    Ngày 3 tháng 10 năm 1990 - Vào lúc nửa đêm, trong âm thanh của bài hát "Song of Germany" trên cột cờ Reichstag ở Berlin nguời ta kéo lên lá cờ màu đen-đỏ-vàng. Hàng trăm ngàn người ăn mừng sự thống nhất của Đức trên đường phố Berlin và các thành phố khác ở Đức.
    Kết luận
    Nhìn lại các cuộc cách mạng mùa Thu năm 1989 ở Đông Âu, trong đó có sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ và nước Đức thông nhất, ta thấy rằng, dân chủ chính là sự thoả hiệp. Dù chế độ độc tài bị sụp đổ, tiến trình dẫn tới thể chế dân chủ sẽ êm thắm, hoà bình là đi tìm sự đồng thuận về mẫu số chung đối với xã hội của chế độ cũ và các đảng phái chính trị mới.
    Tổng thống Benjamin Franklin đã nói: "Dân chủ là khi hai con sói và cừu bình chọn những gì họ ăn cho bữa trưa. Tự do là khi con cừu được vũ trang xem xét lại kết quả của cuộc bỏ phiếu!"
    Cuộc bầu cử tại Đông Đức mà đảng SED đạt gần 99 phần trăm số phiếu, cũng giống như các cuộc bầu cử quốc hội ở Việt Nam, đảng Cộng sản Việt Nam cũng luôn đạt gần 100% số phiếu. Nhưng hàng trăm ngàn, hàng triệu "con cừu" Đông Đức đã xuống đường liên tục, gây sức ép mạnh mẽ, buộc đảng cộng sản Đông Đức phải nhượng bộ. Nhưng những "con cừu" Việt Nam thì vẫn im lặng!
    *Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

    VN muốn nâng giới hạn tuổi nhập ngũ

    RFA 03.11.2014
    ba00fa05-7403-4f73-a03a-08feaa52ae6a.jpeg
    Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia một buổi diễu hành.AFP photo

    Chính phủ Việt Nam muốn sửa Luật để nâng giới hạn tuổi gọi nhập ngũ thêm 2 năm.

    Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho Quốc hội Việt Nam biết như vừa nêu vào chiều 3/11/2014,  khi ông trình bày chi tiết dự án Luật Nghĩa vụ Quân sự sửa đổi.

    Trước đây tuổi đi nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam là từ 18 đến 25 tuổi, như vậy nếu dự luật được thông qua thì sẽ là từ 18 đến 27 tuổi. Việc nâng hạn tuổi gọi nhập ngũ thêm 2 năm là để có thêm nhiều thanh niên tốt nghiệp đại học phục vụ trong quân ngũ.

    Dự án Luật Nghĩa vụ Quân sự mới còn có một nội dung sửa đổi khác, đó là thống nhất thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ từ 18 tháng lên 24 tháng. Theo ông Bộ trưởng Quốc phòng, quân đội Việt Nam đang được hiện đại hóa với nhiều loại vũ khí chiến cụ tối tân, quân nhân tại ngũ cần có thời gian đủ dài để được huấn luyện.

    Tuy vậy có một số đại biểu Quốc hội góp ý là nên giảm thời gian nghĩa vụ quân sự trong thời bình xuống 12 tháng hoặc giữ nguyên như cũ.

    Nông dân Lâm Đồng điêu đứng vì cà chua, rau quả

    Một quầy bán rau quả ế ẩm ở Lâm Đồng
    Một quầy bán rau quả ế ẩm ở Lâm Đồng-RFA

    Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 
    RFA-2014-11-03

    Rau, củ, quả Lâm Đồng, Đà Lạt từ lâu đã thành một thương hiệu lớn ở Việt Nam, hầu như cả ba miền đất nước đều có mặt hàng rau củ quả của Đà Lạt. Và hầu như ở bất kì đâu, rau củ quả Đà Lạt cũng chiếm ưu thế về uy tín, chất lượng, cũng nhờ vậy mà người nông dân Lâm Đồng yên tâm với nghề trồng rau của họ. Thế nhưng vài năm trở lại đây, đặc biệt là trong mùa rau năm nay, cà chua, cà rốt và rau xanh Đà lạt rơi vào ế ẩm, người nông dân thua lỗ nặng nề. Điều này do đâu?
    Ông Huệ, nông dân lâu năm ở Đức Trọng, Lâm Đồng, chia sẻ: "Hiện nay thì đang trồng, cà chua, cà rốt, khoai tây, xà lách, búp su... Vừa rồi thì cà chua lỗ lắm, ở Sài Gòn mà có 4000 - 5000 đống mỗi lý lô thì... Ở đây thì có nơi không có công hái đổ luôn. Ở đây thì có hai dạng, hoặc là trồng tự nhiên hoặc là trồng rau sạch bán cho các siêu thị... Nhưng dùng từ vậy thôi chứ chưa chắc đã sạch, khổ lắm, như cà chua cũng không sạch đâu nghe, có nơi họ hái trái xanh rồi xịt thuốc gì đó vào rồi nó chín láng e trái cà chua à."
    Hiện nay thì đang trồng, cà chua, cà rốt, khoai tây, xà lách, búp su... Vừa rồi thì cà chua lỗ lắm, ở Sài Gòn mà có 4000 - 5000 đống mỗi ký lô thì... Ở đây thì có nơi không có công hái đổ luôn
    Ông Huệ
    Theo ông Huệ, vấn đề rau củ quả Đà Lạt đánh mất tên tuổi và người nông dân Đà Lạt trở nên khó khăn với nghề trồng rau là do hai nguyên nhân chính: Sự quản lý không hợp lý của nhà nước trong nông nghiệp ở Lâm Đồng và; Người dân đã đánh mất tính hồn nhiên.
    Ở nguyên nhân thứ nhất, nhà nước quản lý không hợp lý, có thể nói rằng nhờ vào quản lý nhà nước khéo léo và khoa học, ngành nông nghiệp Lâm Đồng sẽ phát triển tốt và có tên tuổi trên thương trường, tuy nhiên, hiện tại, sau nhiều dự án quản lý, nhiều năm rút kinh nghiệm, vấn đề quản lý nông nghiệp ở Đà Lạt lại rơi vào tính cục bộ địa phương và cục bộ hội đoàn, làm suy giảm tính năng động của người nông dân và có nguy cơ bóp chết một số nông dân tự do.
    Lần khủng hoảng giá cà chua, cà rốt của hơn 80% nông dân ở Đức Trọng, Đơn Dương là một bài học chứa máu và nước mắt của người nông dân mặc dù nguyên nhân không phải do họ gây ra. Nếu công tâm mà nói, nguyên nhân chính là do các cơ quan quản lý thị trường của nhà nước, họ đã thả lòng thị trường, mặc nhiên để thị trường rơi vào tay nhà buôn và một số con buôn đã dùng thủ đoạn tinh xảo với người nông dân.
    Điển hình là những hiệp hội hoa rau quả do nhà nước khởi xướng và các nhà buôn đứng ra đầu tư, các hiệp hội này làm việc với một số nông dân, cụ thể là chưa tới 20% nông dân ở Lâm Đồng đã liên kết trong các hiệp hội, hoa, rau quả của nông dân trong hiệp hội được tiêu thụ đi khắp đất nước và luôn trong tư thế an toàn về mặt giá cả. Trong khi đó, hơn 80% nông dân tự do phải chật vật với việc tiêu thụ sản phẩm.
    Sở dĩ hơn 80% nông dân không tham gia hiệp hội là vì khi tham gia hiệp hội của các nhà buôn, giá rau, củ, quả luôn bị ép xuống rất thấp so với thị trường tự do. Nhưng một khi các hiệp hội này chơi trò độc quyền, chỉ mua sản phẩm của các thành viên và tung một số sản phẩm rau, củ, quả ra các chợ Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương với giá rẻ bèo, sau đó xuất hàng đi các tỉnh khác với giá cao ngất.
    Làm như vậy, nhà buôn không mất gì cả, lấy vốn ở chợ nhà và lấy lãi ở chợ tỉnh khác. Trong khi đó, giá rau củ quả ở ngay tỉnh nhà đã bị ấn định mức rẻ bèo, người nông dân chỉ còn biết kêu trời và mang sản phẩm về đổ cho bò, cho heo ăn để đỡ tiếc. Lẽ ra, trong trường hợp này, ngành thị trường phải can thiệp, ổn định giá cho người nông dân nhưng rất tiếc là không thấy ông thị trường nào xuất hiện, nông dân ôm thua lỗ mà chịu đắng cay!
    Cà chua Lâm Đồng rẻ như bèo
    Cà chua Lâm Đồng rẻ như bèo
    Lần khủng hoảng giá cà chua, cà rốt của hơn 80% nông dân ở Đức Trọng, Đơn Dương là một bài học chứa máu và nước mắt của người nông dân...nguyên nhân chính là do các cơ quan quản lý thị trường của nhà nước, họ đã thả lòng thị trường, mặc nhiên để thị trường rơi vào tay nhà buôn và một số con buôn
    Chất hóa học và hạt giống Trung Quốc
    Một nông dân khác tên Hải, có thâm niên trồng rau hơn hai mươi năm nay ở Đà Lạt, đã chuyển sang nghề dịch vụ cho thuê phòng trọ sinh viên, chia sẻ: "Cà chua bây giờ rẻ lắm, họ phải đổ hàng tấn về Sài Gòn rồi, cà chua rất là ế, mọi thứ nó rất là bi quan trong đất nước này. Đất nước này là một đất nước thiếu vitamin..."
    Theo ông Hải, sở dĩ nhiều năm trở lại đây, hoa rau quả Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung bị mất tên tuổi trên thị trường và đời sống người nông dân trở nên chật vật, khó khăn hơn là do sử dụng chất hóa học quá nhiều và có không ít nông dân dùng nguồn hạt giống xuất xứ từ Trung Quốc. Chính hai yếu tố này đã làm chất lượng sản phẩm nhà nông Đà Lạt, Lâm Đồng giảm hẳn hương vị đặc trưng.
    Nhìn chung, hầu như không có loại rau nào là không dùng đến chất hóa học, bởi chất hóa học đã giúp người nông dân xoay vòng mùa vụ rất nhanh. Thậm chí có những loại rau dùng chất hóa học chỉ tốn chưa đầy một tuần kể từ ngày gieo trồng cho đến thu hoạch. Và một khi cây phát triển quá nhanh như vậy, chưa kể đến yếu tố độc hại, chỉ tìm hương vị đặc trưng của cây rau không thôi cũng đã kém đi rất nhiều so với trồng thủ công.
    Hơn nữa, một số hạt giống Trung Quốc cũng đã có mặt ở Đà Lạt, Lâm Đồng, với ưu thế củ to, quả to, lá xanh, chu kì thu hoạch ngắn và dễ trồng, một số giống rau củ quả Trung Quốc đã đâm cây kết trái trên đất Đà Lạt. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc thành trì cuối cùng của ngành nông nghiệp Việt Nam đã lọt vào tay Trung Quốc. Bởi vì từ rất lâu, người Đà Lạt, Lâm Đồng luôn tự hào về các loại hạt giống do chính họ gìn giữ, lai tạo cộng với kĩ thuật trồng rau truyền thống chỉ có ở xứ sương mù này. Và rau Đà Lạt có tên tuổi cũng nhờ vào tinh thần này.
    Hoa rau quả Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung bị mất tên tuổi trên thị trường và đời sống người nông dân trở nên chật vật, khó khăn hơn là do sử dụng chất hóa học quá nhiều và có không ít nông dân dùng nguồn hạt giống xuất xứ từ Trung Quốc
    Nhưng hiện tại, có vẻ như cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường rau củ quả mà trong đó đối thủ Trung Quốc đã nhiều lần gây khó cho thương hiệu rau Đà Lạt đã khiến người nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng chạy mãi miết theo vòng quay thị trường và ít nhiều đánh mất lòng kiêu hãnh về truyền thồng trồng rau sạch, rau ngon vào diện nhất nhì xứ Đông Dương một thuở của mình.
    Mùa rau năm nay, cà chua, cà rốt của những nông dân tự do, không nằm trong các hiệp hội tại Đà Lạt, Lâm Đồng chỉ bán được với giá từ 500 đồng đến 1000 đồng trên mỗi kí lô. Có thể nói rằng đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử nông nghiệp Đà Lạt, Lâm Đồng. Bởi vì đồng thời với tình trạng cà chua, cà rốt rớt giá thê thảm tại Đà Lạt, Lâm Đồng, ở những tỉnh khác, giá cà chua, cà rốt Trung Quốc vẫn cao gấp năm, gấp sáu lần so với giá rau củ quả Đà Lạt.
    Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam