Tuesday, November 6, 2018

Giỡn mặt “nhà cầm đồ”

Trúc Giang (VNTB) 
Ông Phạm Đức Tiến, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Cơ quan Ủy ban kiểm tra Trung ương (cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam) đã có bài viết “Vi phạm của đồng chí Chu Hảo - đảng viên trí thức có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” rất nghiêm trọng” [http://bit.ly/2PFfJGv].


Nếu nói theo cách của giang hồ Sài Gòn, thì bài viết này của ông vụ trưởng đang muốn giỡn mặt nhà cầm đồ.

Sao ĐCS lại nhẫn tâm rẻ rúng pháp chế xã hội chủ nghĩa?

Giới du đãng ở Sài Gòn trước năm 1975 từng sử dùng thành ngữ “giỡn mặt nhà cầm đồ” hàm ý chớ có mà xem thường nhau.

“Nhà cầm đồ” ở đây có lẽ xuất phát từ chuyện khởi nghiệp trên đất Sài Gòn của chú Hỏa. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, chú Hỏa (1845-1901) quê ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), gốc người Minh Hương. Tổ tiên ông chạy sang Việt Nam lánh nạn sau khi người Mãn Châu đánh bại nhà Minh. Ông khởi nghiệp từ gánh ve chai, về sau nhập quốc tịch Pháp, có tên là Jean Baptiste Hua Bon Hoa.

Chú Hỏa lập Công ty Hua Bon Hoa và các con, sở hữu hàng chục tiệm cầm đồ, trên 20.000 căn nhà phố cho thuê trên đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Ðồng Khởi (tên gọi sau 1975) đắc địa nhất Sài Gòn. Nhiều công trình còn tồn tại đến hôm nay như Khách sạn Majestic, khu nhà khách Chính phủ,…

Gia đình chú Hỏa cho xây nhiều công trình phục vụ người nghèo như cô nhi viện, chùa Phụng Sơn, bệnh viện Maternité Indochinoise (nay là bệnh viện Từ Dũ), Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Phước Thiện y viện (bệnh viện Nguyễn Trãi ngày nay), Thành Chí học hiệu (trường THCS Minh Ðức), nuôi cơm những người vô gia cư… “Giỡn mặt nhà cầm đồ” chính là đừng có mà khinh thường ông ba Tàu chú Hỏa.

Vậy thì có liên quan gì đến bài viết của ông vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Cơ quan Ủy ban kiểm tra Trung ương của Ban Chấp hành trung ương đảng? Vì nên nhớ, Hiến pháp trao cho đảng cái quyền ‘lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội’.

Sinh thời, bà luật sư Ngô Bá Thành có câu nói để đời: “Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật, nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!”. “Nhà cầm đồ” ở đây chính là “rừng luật” đó (Hiến pháp thì gọi “rừng luật” là “pháp chế xã hội chủ nghĩa”). “Nhà cầm đồ” còn là Điều 4.3, Hiến pháp: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Cục trưởng Cục Xuất bản đã ‘tự diễn biến’ để ‘đồng lõa’ với ông Chu Hảo?

“Cụ thể trong các năm (2005-2009), đồng chí đã cho xuất bản 5 cuốn sách có nội dung chính trị tư tưởng sai trái, bị cơ quan chức năng thẩm định, kết luận, xử lý cấm phát hành”. Ông Phạm Đức Tiến đã viết như vậy (nguồn đã dẫn). Với câu này cho thấy mặc dù có hàm vụ trưởng, song ông Tiến lại không biết đến Luật Xuất bản là gì.

Vắn tắt nhất, để in ấn một cuốn sách đã xong giai đoạn viết lách, việc đầu tiên và bắt buộc, là làm thủ tục xin giấy phép xuất bản. Tác giả hoặc công ty đại diện chọn một nhà xuất bản có chức năng phù hợp với nội dung cuốn sách, gửi bản thảo in ra trên giấy khổ A4, hoặc bản file cho Nhà xuất bản.

Nhà xuất bản đọc duyệt, biên tập nội dung theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Các nhà xuất bản khi kiểm duyệt nội dung thấy đáp ứng được quy định chung, sẽ đề xuất báo cáo với cơ quan chủ quản và Cục Xuất bản, In và Phát hành. Khi được Cục này gật đầu cấp cho tờ giấy có tên “xác nhận giấy đăng ký xuất bản”, thì nhà xuất bản mới được cấp giấy phép xuất bản. Giấy phép được ký bởi Giám đốc hoặc Phó giám đốc được ủy quyền của các nhà xuất bản, và có thời hạn ghi rõ trên giấy phép, nơi chỉ định in xuất bản phẩm.

Nói thêm, để có được tờ giấy “xác nhận đăng ký xuất bản”, thì phải qua trình tự như sau ở Cục Xuất bản, In và Phát hành: Trước khi xuất bản tác phẩm, tài liệu hoặc tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Cục Xuất bản, In và Phát hành theo mẫu quy định. Nội dung đăng ký phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký xuất bản của nhà xuất bản, Cục Xuất bản, In và Phát hành xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản, cấp số xác nhận đăng ký xuất bản từng tác phẩm, tài liệu hoặc xuất bản phẩm tái bản và cấp mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN); trường hợp không xác nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Trong quá trình xác nhận đăng ký, Cục Xuất bản, In và Phát hành có quyền yêu cầu nhà xuất bản thẩm định hoặc giải trình về tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản để xác nhận đăng ký. Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản là căn cứ để nhà xuất bản ra quyết định xuất bản và có giá trị đến hết ngày 31 tháng 12 của năm xác nhận đăng ký.

Tự do biểu đạt, tự do chính trị ở Việt Nam là phải theo ý đảng?

“Tóm tắt nội dung, chủ đề, đề tài” là quy định bắt buộc phải có trong thủ tục gửi đến Cục Xuất bản, In và Phát hành.

Như vậy, nếu để xảy ra đúng lời cáo buộc của ông Phạm Đức Tiến, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Cơ quan Ủy ban kiểm tra Trung ương, là (trích): “cuốn sách “Ông Sáu Dân trong lòng dân” cho thấy Nhà Xuất bản có dấu hiệu khuynh hướng tập hợp những bài viết về những người có quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, nhằm “gợi ý”, “gợi mở” một hướng đi khác, cách nhìn khác không có lợi cho sự nghiệp xây dựng đất nước” (nguồn đã dẫn), thì nếu có sai phạm thì đây là lỗi trực tiếp từ Cục Xuất bản, In và Phát hành.

Các vi phạm Luật Xuất bản đều được chế tài bằng pháp luật liên quan, và trong toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật liên quan xuất bản, cho tới nay không có điều khoản nào trao cho Cơ quan Ủy ban kiểm tra Trung ương của Ban Chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam, được quyền buộc tội, hay quy kết việc vi phạm pháp luật của một cá nhân, hay một pháp nhân hoạt động đúng quy định pháp luật.

“Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Điều 14.1, Hiến pháp ghi như vậy.


Điều đó cho thấy việc quy chụp bằng lập luận “những người có quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, nhằm “gợi ý”, “gợi mở” một hướng đi khác, cách nhìn khác không có lợi cho sự nghiệp xây dựng đất nước” của Cơ quan Ủy ban kiểm tra Trung ương của Ban Chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam, là suy diễn mang tính thách thức quyền công dân về chính trị của ông Chu Hảo cũng như các độc giả chọn đọc những đầu sách của Nhà xuất bản Tri Thức, đặc biệt là 5 tác phẩm vừa bị cho là có nội dung chính trị tư tưởng sai trái: “Đường về nô lệ” của F.A. Hayek; “Karl Marx” của Peter Singer; “Tranh luận để đồng thuận” của nhiều tác giả; “Việt Nam thay đổi và hạnh phúc” của Minh Đường; “Ông Sáu Dân trong lòng dân” của nhiều tác giả.

Quy định 08 của ĐCSVN liệu mang tính hình thức?

Ánh Liên (VNTB) Trong tuần qua, nhiều báo đưa tin về việc, tại phiên chất vấn sáng 1.11, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) chất vấn Phó thủ tướng Chính phủ về vấn đề nêu gương của cán bộ đảng viên, liên quan đến việc ‘chủ động từ chức khi không còn uy tín’. Trả lời câu hỏi này, ông Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết, từ chức là một vấn đề mới và mang tính tự nguyện, bởi luật chưa quy định rõ ràng.

Vấn đề từ chức trong hệ thống cán bộ Việt Nam hiện nay là một cuộc đấu tranh cực kỳ gay go và phức tạp, nó không chỉ biểu hiện bằng sự giằng co giữa lợi ích nhóm, mà còn là biểu hiện đặc trưng của tính chất bám rễ trong đời sống chính trị Việt Nam.

Từ dự thảo nêu gương đến ‘mất mát’ trong quy định chính thức

Cách đây không lâu, tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN đã thảo luận về Quy định trách nhiệm nêu gương trước hết của Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Nhiều báo sau đó đã đưa những thông tin liên quan đến Dự thảo này, trong đó nổi bật nằm ở Điều 2 (dự thảo chỉ có 4 điều): Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương chủ động từ chức khi bản thân không đủ điều kiện, uy tín hoặc để địa phương, cơ quan, đơn vị mình phụ trách không hoàn thành nhiệm vụ chính trị, hoặc để xảy ra mất đoàn kết kéo dài, hoặc để cán bộ cấp dưới trực tiếp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng phải xử lý bằng pháp luật…

Nguyên lý của quy định nêu gương này sau đó được ông Nguyễn Phú Trọng - TBT ĐCSVN giải thích bằng cụm từ: phải gương mẫu đi đầu thực hiện và 9 nội dung phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống. Điều này là nhằm chấn chỉnh lại đạo đức và tác phong cán bộ để ‘tránh đánh mất lòng tin của dân, ảnh hưởng uy tín của Đảng’.
Ảnh minh họa.
Nhưng sau khi kết thúc thảo luận, trong bản chính thức được ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành (25.10.2018), thì nội dung của Điều 2 nêu trên bị cắt bỏ một phần quan trọng, chỉ còn vỏn vẹn: Chủ động xin từ chức khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ.

Như vậy, từ quy định tính trách nhiệm cực kỳ cao là ‘bản thân không còn đủ điều kiện, uy tín, để mất đoàn kết, để cấp dưới tham nhũng, lãng phí,..’ thì nay chỉ còn dừng ở phạm vi rất chung chung ‘không đủ điều kiện năng lực, uy tín’.

Sự thay đổi này chứng tỏ trở lực của quy định từ chức ngay trong nội bộ ĐCSVN cũng gặp nhiều khó khăn, và càng cho thấy rằng, quá trình chống tham nhũng (khi không gắn với tính trách nhiệm) là cực kỳ khó khăn, gian nan. Hiệu quả chống tham nhũng nếu có (xuất phát từ phong trào ‘đốt lò’ của ông TBT) chỉ giải quyết ở mức ngọn, và sẽ tiếp diễn tình trạng ‘trên nóng, dưới lạnh’. Hệ quả giám sát của cấp ủy trên đối với cấp dưới trở nên vô nghiệm và không mang tính răn đe cao. Ít nhất, khi mà bản thân lãnh đạo không còn chịu trách nhiệm về hành vi tham nhũng, tiêu cực của cấp dưới, sẽ khiến họ có xu hướng ‘giơ cao đánh khẽ’.

Không đâu xa xôi, tuyên bố của ông Đoàn Ngọc Hải phó Chủ tịch quận 1, TP. HCM đã nói ra vào ngày 20.02.2017 về vấn đề trật tự đô thị vẫn là một bài học đáng giá về cái gọi là tự nguyện... từ chức.
‘Từ đây đến cuối năm không làm được, tôi sẽ cởi áo về vườn...’.

Từ chức là tự nguyện hay bắt buộc?

Ông Phó Thủ tướng diễn giải rằng, sau khi có Nghị quyết T.Ư 8, Quốc hội, Chính phủ sẽ cụ thể thể hóa ở các văn bản quy phạm pháp luật.

Vấn đề mâu thuẫn mà bản thân ông Phó Thủ tướng không thể lý giải được rằng, văn bản quy phạm pháp luật dù cụ thể hóa từ Nghị quyết T.Ư 8, thì nó phải mang tính rõ ràng, ràng buộc, và chế tài. Nhưng tại Quy định số 08 nêu trên, chỉ có cụm từ ‘chủ động xin từ chức’ thay vì ‘từ chức’. Điều này có nghĩa gì, đó là việc từ chức dù cụ thể hóa đến bao nhiêu thì nó vẫn mang tinh thần ‘tự nguyện’, chứ không phải từ Nghị quyết đảng, đi sang văn bản quy phạm pháp luật lại chuyển hóa bản chất của từ chức, bởi điều này không khác gì việc Nghị quyết chỉ đạo 1 đàng, văn bản quy phạm pháp luật đi theo một nẻo. Ngược lại, muốn ràng buộc trách nhiệm chắc chắn, thì Quy định 08 phải sửa lại câu từ như đề cập bên trên.

Đặt vấn đề rằng, các văn bản quy phạm pháp luật tuân thủ đầy đủ ý chí của Quy định 08, thì lúc này từ chức trong tinh thần tự nguyện sẽ vẫn là một việc làm cực kỳ khó đối với các quan phụ mẫu xứ Việt Nam này. Ít nhất là về mặt danh dự và nhân cách lãnh đạo vẫn chưa đủ để tiến hành điều đó, trong khi những lợi ích về quyền và tiền nảy sinh từ chức vụ là cực kỳ lớn.

Trong một bối cảnh, tại Tp. Đà Nẵng đã đề ra chính sách hỗ trợ 200 triệu đồng cho cán bộ, lãnh đạo tự nguyện thôi việc để bố trí cán bộ trẻ, sắp xếp lại bộ máy. Và vị ‘cán bộ’ đầu tiên thực hành chính sách này là ông Lê Văn Quang - Phó ban Kinh tế-Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng. Mặc dù tự nguyện, nhưng vấn đề là ông Quang sinh năm 1959 (tức lúc từ nhiệm ông đã 59 tuổi). Theo Điều 187 Luật lao động, thì độ tuổi nghỉ hưu của nam là 60 tuổi, và ông Quang cũng không nằm trong trường hợp đặc biệt kéo dài thời gian công tác theo quy định của Luật cán bộ, công chức. Đồng nghĩa, thay vì ngồi thêm 1 năm, thì ông Quang có thể nghiễm nhiên lãnh được 160 triệu và được tiếng làm gương.

Sự kiện tại Đà Nẵng cho thấy, ngay cả khi có nguồn tiền được chi ra, thì nguồn tiền đó cũng không tạo đủ sự hấp dẫn cho cán bộ từ chức. Thay vào đó, để cán bộ ‘tự nguyện’ thì cần gắn liền với trách nhiệm quản lý, nếu quản lý yếu kém thì buộc tự nguyện ra đi, nếu không sẽ tiến hành kỷ luật.


Khi chưa làm được điều nêu trên, thì quy định nêu gương vẫn mang tính hình thức là chính, bởi đối với cán bộ Việt Nam, chẳng ai có thể rời nhiệm sở nếu như vẫn còn lợi lộc và mối quan hệ được nảy sinh trên ghế.  Nói cách khác, sẽ khó có chuyện 'nêu gương' ở đây.

Cười biếm thứ Bảy: giao hưởng Thủ Thiêm

Trần Thế Kỷ (VNTB) 

1.Năm Xich lo bảo Tư Ba gác:

- Sáng 15/10/2018, sau lễ chào cờ, bí thư Nguyễn Thiện Nhân và các cán bộ, công nhân viên chức của Thành ủy TP.HCM đã cùng nhau soạn tin nhắn ủng hộ Quỹ “Vì Người Nghèo”.

- Hay, hay. Đây là việc đáng hoan nghênh.

- Nhưng sự thật chỉ có 6% nhắn thật, còn lại đều là nhắn dỏm.

- Thực vậy ư?

- Thực vậy. Điều này được thể hiện ở Cổng Thông tin điện tử quốc gia 1400.

- Nghĩ mà ngao ngán. Xây nhà hát giao hưởng thì OK 100% nhưng nhắn tin vì người nghèo chỉ 6%.

- Nói toạc ra là xài tiền của dân thì 100%, còn xài tiền túi của mình thì chỉ 6%.

- Lũ đầy tớ của dân này mà bị ném giày vào mặt thì chẳng oan chút nào!

2.Anh Năm bảo anh Tư:

- Hà Nội đã làm ngơ để sai phạm kéo dài ở Sóc Sơn.

- Tự dưng bà Mỹ Linh phát ngôn vụ nhà hát nên bây giờ cả khu bị soi.

- Vấn đề không chỉ là xử lý căn biệt thự của cô ca sĩ này mà phải xử toàn bộ các công trình xây dựng trái phép ở Sóc Sơn.

- Các công trình ấy toàn của các quan, khó nhằn lắm.

- Không cần biết là ai, phải xử lý rốt ráo để giữ gìn ký cương phép nước.

- Đúng, xây dựng sai thì phải tháo dỡ nhưng e một số vị chỉ nói cho sang miệng rồi mọi việc lại đâu vào đó.

- Để xem pháp luật liệu sẽ được thực thi ở Sóc Sơn hay không.

- Phá cái chòi vịt của dân đen thì dễ, phá cái villa to đùng của quan thì khó lắm.

- Cái đất rừng phòng hộ ở Sóc Sơn mà không giữ được thì liệu cả cái quốc gia này có giữ được hay không?!

3.Anh Năm bảo anh Tư:

- Danh ca Phương Dung tố bị ca sĩ trẻ hỗn hào, vu khống.

- So với tuổi tác của bà ấy thì nhiều ca sĩ chỉ là hạng con cháu.

- Đám ca sĩ trẻ thời nay văn hóa rất kém, hát thì xoàng nhưng tính thì kiêu.

- Đúng vậy. Ca sĩ trẻ nhiều người thành danh mà bất thành nhân.

- Nhưng bà Phương Dung trách người thì cũng nên nhìn lại mình.

- Đúng vậy. Bà ấy già rồi, không nên ham hố những chốn gameshow chỉ dành cho giới trẻ, chỉ mệt thân.

- Giỡn chó chó liếm mặt, Bụt ngồi trên tòa thì gà đâu mổ mắt!

4.Tin bảo Tom:

- Doanh nghiệp Xuân Trường mua tặng chùa Tam Chúc thiên thạch từ bên Mỹ giá hơn 600 ngàn đô la.

- 600 ngàn đô la xêm xêm 14 tỷ đồng. Chỉ là cục đá, sao mắc thế?

- Đây là thiên thạch từ Mặt Trăng, đâu phải đá tầm thường.

- Chắc gì đó là thiên thạch, rủi đồ dỏm thì sao?

- Hàng Mỹ làm sao dỏm được.

- Chắc các sư sẽ không đem cục đá quí mà ướp muối dưa.

- Đời nào. Đá quí thì phải để thiện nam tín nữ vái lạy, sờ mó rồi bỏ nhiều tiền vào thùng công đức.

- Có thể chùa sẽ lấy đá này để tạc tượng Phật.

- Tượng Phật bằng thiên thạch ắt là thiêng hơn tượng Phật làm bằng đất sét, tín đồ sẽ cúng tiền nhiều hơn.

- Đầu tư vào tâm linh không bao giờ lỗ.

- Đúng vậy. Vị nào đó đã rất có lý khi nói rằng: “Không trồng cây nào mau có tiền bằng trồng cây nhang”!

5.Bên ly cà phê, mấy người bạn trò chuyện. Anh Năm mở đầu:

-Tại buổi tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM hôm 20/10/2018, cô Thùy Dương đã ném giày về phía bà Nguyễn Thị Quyết Tâm.

- Hay, hay. Anh Tư vỗ tay.

- Cô này sau đó bị phạt mấy trăm ngàn về tội “ném vật lạ vào người khác”.

- Nếu ném giày thì ghi là “giày”, dép thì ghi là “dép”…Chứ sao ghi là “vật lạ”? Biên bản ghi “ném vật lạ vào người khác” vậy là ném có chủ đích phải ghi rõ “người khác” là ai, còn ném bâng quơ không có chủ đích thì có lẽ không thuộc khung hình phạt này.

Anh Đệ lên tiếng. Anh Dương gật gù:

- Ai trong trường hợp này mới hiểu thấu cho họ đang có nhà cửa, công ăn việc làm ổn định, đùng một cái thành ra cái bang.

- Chiếc giày của cô Thùy Dương đã trở thành biểu tượng cho sự nổi giận của dân oan.

Anh Năm nói. Anh Nguyễn tiếp lời :

- Khi người dân lên tiếng mà không có câu trả lời tương xứng thì guốc dép phải lên tiếng.

Ực hết ly cà phê, anh Tư cười hì hì:

- Cô Thùy Dương ném một chiếc giày, vẫn còn một chiếc. Chiếc còn lại, cô sẽ ném ai đây?!

6.Anh Sáu bảo anh Năm:

- Vậy là bác Tổng từ nay kiêm luôn Chủ tịch nước.

- Oai ra phết. Ông Vũ Mão nói: “Tổng bí thư làm Chủ tịch nước có quyền lực của vi tổng tư lệnh chống tham nhũng”.

- Có lý. Mà để chống tham nhũng tích cực, trước tiên bác Tổng bí tịch phải công khai tài sản của mình.

- Đúng vậy. Là tổng tư lệnh thì phải làm gương cho cấp dưới.

- Nhưng sao giờ này vẫn chưa thấy bác Tổng bí tịch minh bạch hóa tài sản của mình?

- Có lẽ bác ấy bận trăm công ngàn việc nên quên mất.

- Quên gì thì quên, không được quên chuyện này, kẻo người ta dị nghị.

- Nhưng tớ tin bác ấy sẽ không bao giờ làm điều này.

- Tớ cũng nghĩ vậy, vì chống tham nhũng như thế là “ ta chống ta”!

7.Tin bảo Tom:

- Cần Thơ: Bị phạt 90 triệu đồng vì đổi 100 USD tại tiệm vàng.

- Thế cơ à?

- Đúng vậy. Một người dân ở Cần Thơ bị phạt số tiền trên vì vi phạm việc mua, bán ngoại tệ tại nơi không được thu đổi ngoại tệ.

- Chủ tiệm thì sao?

- Tiệm vàng nơi người dân này đổi tiền USD sang VNĐ cũng bị xử phạt hành chính với tổng số tiền là 295 triệu đồng, đồng thời bị tịch thu 100 USD, 20 viên kim cương và hơn 19 ngàn đá hột nhân tạo.

- Kim cương thì liên quan gì đến việc đổi USD?

- Đúng vậy. Chính quyền Cần Thơ phạt quá nặng. Vả lại có phạt thì phạt tiệm chứ sao lại phạt dân. Dân làm sao biết tiệm nào có phép hay không phép.

- Cướp cạn đầy đường sao không canh bắt mà lại canh tiệm vàng ?

- Giá mà đổi Nhân dân tệ thì đâu có chuyện gì!

8.Năm Xích lô bảo Tư Xe ôm:

- Trước sự dối trá, giày dép cũng phải nổi giận.

- Đúng vậy. May cho bà Quyết Tâm là chiếc giày đã không bay trúng mặt.

- Nhưng có trúng thì bà ấy cũng đâu nhằm nhò gì.

- Sao lại không nhằm nhò?

- Da mặt bà ấy dày thế kia.

- Ừ nhỉ. Sao vụ này, có lẽ bà ấy sẽ quyết tâm đòi thông qua một luật mới.

- Luật gì?

- Đó là luật cấm dân mang giày dép khi tiếp xúc với đại biểu của dân.

- Mang chân không mà đi tiếp xúc với đại biểu nhân dân thì e không lịch sự.

- Nhưng nó giúp an toàn cho đại biểu nhân dân.


- Có lý. Tính mạng của đại biểu nhân dân là trên hết, còn dân chỉ là “phận mỏng cánh chuồn”!

Khi lãnh đạo vô liêm sỉ

Ánh Liên (VNTB) Vợ của một Chủ tịch phường Lê Hồng Phong (Tp. Thái Bình) có nhà cao 4 tầng nhưng vẫn được vay vốn thoát nghèo. Một Bộ trường Bộ giáo dục, người từng phát biểu ‘Cán bộ địa phương (điều giáo viên đi tiếp khách) cũng là vì vui vẻ thôi’, có số tín nhiệm thấp nhất (137 phiếu) trong số 48 chức danh nhưng vẫn không chịu từ nhiệm.

Từ thấp đến cao, từ tổ chức đảng cho đến chính quyền nhà nước của Việt Nam hiện nay không thiếu gì ngoài hai chữ liêm sỉ. Sở dĩ như vậy là vì, bản thân những con người này sinh ra từ dối trá, và được dung dưỡng bởi dối trá, vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại liên tục đến mức một ngày, phẩm giá con người được bán đi với giá rẻ mặt, kể cả sự liêm sỉ.

Vô liêm sỉ không phải là cách nói đối với 1 cá nhân, mà đôi khi nó nhân lên thành thể chế. 

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc,người đứng đầu chính phủ xã hội chủ nghĩa của một nước cộng sản độc tài, trong một phát biểu bên ngoài lãnh thổ đã tuyên bố: ‘Việt Nam là một quốc gia dân chủ, chúng tôi lên án mọi chế độ độc tài.’

Ảnh minh họa. 
Thực ra, ông Phúc cũng chỉ là nói theo ý đồ của nhóm lãnh đạo trong nước mà thôi, ở nơi đó, mọi quan điểm và chỉ thị đều phải rập khuôn, nơi trắng thành đen và ngược lại.

Ông Nguyễn Phú Trọng, TBT ĐCSVN kiêm Chủ tịch nước Việt Nam từng bày tỏ trước cử tri rằng, ‘Phải nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế, luật pháp’. Nhưng chính ông giờ đây kiêm nhiệm cả 2 chức vụ đứng đầu đảng lẫn nhà nước, ai kiểm soát, làm thế nào kiểm soát. Thậm chí, Đảng do ông đứng đầu cũng ra Quy định cấm bàn về xã hội dân sự, tam quyền phân lập vì lo sợ chế độ tự diễn biến, tự chuyển hóa. Bên cạnh đó, Đảng của ông tiếp tục ban hành Luật an ninh mạng, Luật bảo vệ bí mật nhà nước với mục tiêu tối cao là ‘bảo vệ chế độ’, mà nói thẳng ra là bảo vệ ĐCSVN trường tồn lãnh đạo, độc tài chân lý và quyền lực.

Nếu ai phản ứng lại quan điểm của ông hay những người lãnh đạo trong nhóm Bộ Chính trị, lập tức bị chụp mũ ‘suy thoái đạo đức, tự diễn biến, chuyển hóa’ để rồi với đảng viên thì bị ‘đề nghị kỷ luật’ như với trường hợp GS Chu Hảo; với thường dân thì bị chụp mũ ‘bôi nhọ lãnh đạo’ và cửa nhà tù được mở ra.

Mới đây, một nhóm an ninh đến làm việc với ông Đại tá công an về hưu Nguyễn Đăng Quang với lời đe dọa ‘đi đâu, gặp những ai và bàn những chuyện gì, bọn em biết hết và biết rất cụ thể’, đồng thời đề nghị vợ ông Đại tá về hưu phải khuyên bảo chồng không nên làm bốn điều, trong đó có tham gia biểu tình; lên tiếng, trao đổi những vấn đề tế nhị; không viết bài bình luận, phản biện những vấn đề nhạy cảm; không trả lời phỏng vấn đài báo nước ngoài. Những ‘đề nghị’ nêu trên của anh trung tá an ninh nếu đặt trong một bài học về nhân quyền và lập pháp tại trường ĐHQG Hà Nội, thì có lẽ anh đã phải nhận hàng tá sự phản đối kịch liệt lẫn chửi bới, bởi quan điểm ‘an ninh chế độ’ mà có anh dùng quyền uy để trao đổi nó không chỉ phi nhân quyền, mà phi cả về mặt pháp luật. Nó không khác gì việc các anh ngồi xổm trên pháp luật hay lót bản Hiến pháp CHXHCN Việt Nam 2013 dưới mông cả.

Thế nhưng mọi sự trơ trẽn, không biết xấu hổ vẫn cứ diễn ra, vợ ông Chủ tịch phường vẫn nhận sổ hộ nghèo đến anh trung tá an ninh ngồi xổm pháp luật hay một ông lãnh đạo cấp cao của ĐCSVN vẫn cứ lên tiếng về một ‘Việt Nam dân chủ’. Đó là sự tai hại, là hệ quả từ thói tư duy áp đặt bằng bạo lực đã duy trì hơn 70 năm qua, cái thói quen ưa quyền lực này khiến cho phẩm giá con người mất đi, nhận thức lý tính về tình hình thực tiễn và mối quan hệ giữa con người với lập pháp quốc gia trở nên mơ hồ và lỏng lẻo. Nhưng không sao, ‘ĐCSVN muôn năm và vô địch’, nơi nguồn ngân sách vẫn cấp đều cho các đảng viên ‘trung thành và im lặng’ sẽ tiếp tục thực thi cái gọi là giữ bằng được quyền lực và sự độc tôn lãnh đạo của ĐCSVN, bất chấp những quy luật tự nhiên, bất chấp nó đúng hay sai về đường đi, thậm chí nếu đường đi đó có dẫn đến sự diệt vong của chính chính đảng này.

Liêm sỉ có giá trị rất hay, nó là sợi dây vô hình để đảm bảo con người ứng xử tốt hơn, hợp tình và hợp lý, và khi không còn liêm sỉ, thì con người phá cách, nỗi loạn và u mê, họ hành xử không còn đúng giá trị con người của hiện đại và văn minh, hoặc thậm chí không còn tính người bên trong. Thế nên mới có chuyện, dàn lãnh đạo Tp. HCM nhắn tin từ thiện giả bị nhà báo Trương Châu Hữu Danh vạch trần, hay những kẻ chiếm đất định cư của bà con Thủ Thiêm để bán 144,6 hecta 'bán lại' cho 51 công ty (văn phòng, khu vui chơi giải trí,...), sau đó đền bù cho người dân ở mức giá rẻ mạt (20 triệu/m2) so với vị trí mà các hộ dân Thủ Thiêm đang ở. Ai không đi, liền bị cưỡng chế, cắt nguồn nước - điện sinh hoạt, ai tìm cách bám trụ thì tìm mọi thủ đoạn để buộc họ rời đi, theo thông tin từ Facebooker Nguyễn Thùy Dương (một người đang theo đuổi công lý cho dân oan Thủ Thiêm) cho hay trong một livestreams ngày 31.10. Điều đáng nói, sự vụ dây dưa đến mức có lúc tưởng chìm xuồng, ông Tất Thành Cang, ông Lê Thanh Hải, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm vẫn 'trơ mặt' với công lý và nỗi đau thương của người dân xứ đất này.

Do đó, khi ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố ‘Việt Nam là quốc gia dân chủ’, hay ‘Cương lĩnh quan trọng hơn hiến pháp’ thì nó cũng chẳng khác lắm với tuyên bố của ông Phúc về việc, ‘Nếu chúng ta sai, chúng ta nhận lỗi trước dân. Nếu dân sai, thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật’ lắm. Và Thủ Thiêm hay nhiều sự oan khuất khác trên cả nước cũng sẽ được giải quyết như vậy dưới mái che của Cương lĩnh đảng. Và báo chí đảng vẫn ngợi ca: Vận nước đang lên và vai trò lãnh đạo của đảng.

Một sự vô liêm sỉ đến rợn người.


* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

CSVN chuẩn bị lập thêm một công đoàn ‘cuội’

Một cuộc đình công của công nhân đòi tăng lương tại Việt Nam. (Hình: AFP/Getty Images)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chế độ Hà Nội chuẩn bị lập ra một “tổ chức đại diện người lao động” như một thứ “bung xung” để giật dây, qua mặt các nước khác khi ký Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hôm Thứ Hai, 5 Tháng Mười Một, 2018, Quốc Hội CSVN thảo luận chiếu lệ để thông qua Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Hà Nội đã ký với 10 nước khác gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore hôm 8 Tháng Ba, sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 30 Tháng Mười Hai tới đây khi đã có 50% các nước đối tác thông qua.
CPTPP là chữ viết tắt của Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership. Một trong những điều khoản của hiệp định là buộc các nước thành viên phải để cho giới công nhân được tự do thành lập nghiệp đoàn, một điều khó nuốt cho một chế độ độc tài đảng trị như tại Việt Nam. Nhưng vì nhu cầu cần giao thương để cứu sống chế độ, Hà Nội đành phải chấp nhận và tìm cách qua mặt như từng qua mặt tất cả các cam kết quốc tế khác đã ký từ trước đến nay.
CPTPP nguyên thủy là Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 nước được thỏa thuận nguyên tắc khi Tổng Thống Barack Obama còn đương quyền. Tuy nhiên khi ông Donald Trump lên cầm quyền thì tuyên bố nước Mỹ rút ra, 11 nước còn lại lập một hiệp ước khác thay thế, gọi là CPTPP.
Tại Việt Nam hiện đang có một tổ chức nghiệp đoàn lao động duy nhất gọi là “Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam.” Tổ chức này do đảng CSVN lập ra và do các đảng viên của đảng CSVN đứng đầu, phục vụ nhu cầu chính trị của đảng nên đi ngược lại quyền lợi của giới công nhân.
Từ khi chế độ Hà Nội bắt đầu “đổi mới” để cứu sống chế độ, hàng ngàn cuộc đình công đã diễn ra khắp nơi nhưng không hề có cuộc đình công nào do “Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam” cầm đầu. Tất cả đều bị gán cho là “bất hợp pháp” do giới công nhân đứng lên đòi tăng lương và chống lại những quy định tàn ác, bất nhân của giới chủ nhân, đặc biệt là giới chủ nhân ngoại quốc đầu tư sản xuất tại Việt Nam.
Thông Tấn Xã Việt Nam tường thuật cuộc họp ở Quốc Hội ngày 5 Tháng Mười Một, 2018: “Về việc thành lập tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp, đại biểu Bùi Sỹ Lợi, đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Thanh Hóa, cho biết trong dự thảo Bộ Luật Lao Động, chính phủ cũng đang dự kiến cho thành lập tổ chức đại diện người lao động bên cạnh tổ chức công đoàn. Đây là một tổ chức không mang màu sắc chính trị, chủ yếu bảo vệ quyền lợi hợp pháp về quan hệ lao động và không có các hành động khác liên quan đến chính trị.”
Thông Tấn Xã Việt Nam và hệ thống báo đài của chế độ tránh né những từ ngữ như “tự do nghiệp đoàn” vốn rất nhạy cảm mà Hà Nội không muốn để xảy ra vì biết rất nguy hiểm cho sự tồn tại của đảng CSVN. Hãng tin này thuật lại lời đại biểu Quốc Hội Ngọ Duy Hiểu, cũng là phó chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, “thừa nhận sự ra đời của tổ chức đại diện người lao động bên cạnh tổ chức công đoàn khiến công đoàn Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn, chưa có tiền lệ.”
Bởi vì, “theo đại biểu Ngọ Duy Hiểu, sau khi các điều khoản về lao động có hiệu lực, tổ chức công đoàn Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với tổ chức đại diện người lao động về thu hút, tập hợp, kết nạp đoàn viên, về thành lập tổ chức ở cơ sở và chia sẻ nguồn lực về tài chính.”
Lo bị cạnh tranh và sợ tổ chức công đoàn độc lập biến thành các tổ chức chính trị đối lập là mối lo gan ruột của đảng CSVN nên một thứ tự do nghiệp đoàn tại Việt Nam khó lòng xuất hiện suôn sẻ. Dù vậy, chế độ Hà Nội vẫn phải sửa lại Bộ Luật Lao Động để thỏa mãn điều kiện của hiệp định CPTPP. Còn những quy định về nghiệp đoàn, về đình công sẽ được sửa đổi, “luồn lách” thế nào vẫn còn nằm trong sự toan tính của đảng.
Một số bạn trẻ tại Việt Nam vận động và hậu thuẫn cho phong trào tự do nghiệp đoàn tại Việt Nam đã bị nhà cầm quyền CSVN bỏ tù như Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Đoàn Quốc Hùng, Nguyễn Đặng Minh Mẫn. Hiện nay Quốc Hùng và Minh Mẫn còn đang bị tù, Đoàn Huy Chương thì phải trốn ở nước ngoài.
Trong cuộc biểu tình chống “Luật Đặc Khu” và “Luật An Ninh Mạng” hồi Tháng Sáu vừa qua, cũng có sự tham dự của hàng ngàn công nhân ở Sài Gòn, một số ít ở Biên Hòa, Tây Ninh, còn ở Bình Dương, Cần Thơ thì bị dập tắt trong trứng nước. Một số công nhân bị cho là cầm đầu đã bị bỏ tù. (TN)

Vụ xe Innova đi lùi: 'Đừng biến mọi người có thể thành tội phạm'

Theo BBC-8 giờ trước 

Vợ và hai con trai của bị cáo Lê Ngọc Hoàng hôm 2/11Bản quyền hình ảnhVŨ THỊ THÚY/FACEBOOK
Image captionVợ và hai con trai của bị cáo Lê Ngọc Hoàng hôm 2/11
"Gia đình tôi rất vui mừng," bà Vũ Thị Thúy, vợ của tài xế Lê Ngọc Hoàng nói với BBC hôm 6/11. "Tôi mong rằng những người có quyền lực cao nhất, hiểu luật sẽ nhìn nhận khách quan đúng sự việc cho gia đình tôi có được niềm tin vào pháp luật."
Sáng 5/11, Tòa án Nhân dân Tối cao đề nghị tòa Thái Nguyên báo cáo và rút hồ sơ vụ xe container do ông Lê Ngọc Hoàng điều khiển tông vào xe Innova đi lùi trên cao tốc hồi 19/11/2016.
Trước đó, hôm 2/11, tòa Thái Nguyên ra mức án cho tài xế container Lê Ngọc Hoàng 6 năm tù và phải bồi thường 469 triệu, trong lúc tài xế xe Innova Ngô Văn Sơn bị án 9 năm tù và phải bồi thường 940 triệu tiền.
Bà Vũ Thị Thúy cho biết phía luật sư đang hoàn tất đơn chờ có bản án, gia đình sẽ gửi đi các cơ quan tối cao.
Bà cũng cho biết suốt hai năm qua đã có nhiều tài xế, dù không quen biết nhưng đã luôn đồng hành và đến dự phiên tòa cùng gia đình.
Thêm vào đó nữa bên trung tâm trợ giúp khó khăn cũng làm giúp gia đình bản kiến nghị xin chữ ký của hàng ngàn lái xe và giờ đã được các lái xe trên cả nước đã kí con số đạt hơn 12.000 chữ ký.
"Các anh ấy đang giúp đỡ chia sẻ cho gia đình tôi cả về vật chất lẫn tinh thần," bà nói.
Nhiều tài xế lên tiếng ủng hộ tài xế Lê Ngọc HoàngBản quyền hình ảnhPHẠM ĐỨC VINH/FACEBOOK
Image captionNhiều tài xế lên tiếng ủng hộ tài xế xe container Lê Ngọc Hoàng

'Mọi người dân đều có thể trở thành vi phạm pháp luật vì lỗi của người khác'?

Bản án phúc thẩm tuy đã giảm từ bản án sơ thẩm, từ 8 năm xuống 6 năm cho ông Lê Ngọc Hoàng, nhưng dư luận và trong đó có nhiều tài xế tỏ quan điểm không đồng tình.
Nhiều người cho rằng việc ông Sơn đã có nhiều vi phạm giao thông như lái xe khi đang say rượu, chở quá lượng người cho phép và nhất là đi lùi xe trên đường cao tốc, nhưng ông Hoàng lại bị kết tội "không chú ý quan sát kiểm soát tốc độ" và "không khoảng cách an toàn" là không thỏa đáng.
Ông Huỳnh Long, một tài xế lâu năm, nói với BBC là bản án 6 năm tù là "thiệt thòi, cứng nhắc và mù mờ" đối với ông Hoàng.
"Anh Sơn chắc chắn phải chịu trách nhiệm rất nghiêm trọng khi gây ra vụ tai nạn, bản án của anh Sơn là lời cảnh tỉnh với các đồng nghiệp khác, là khi tham gia giao thông thì phải tuân thủ luật giao thông như anh Hoàng…"
"Nhưng đồng thời nếu như anh Hoàng mà bị xử như vậy thì thông điệp rõ ràng nhất là mọi người dân đều có thể vi phạm pháp luật vì lỗi của người khác."
Hình ảnh hai bị cao Lê Ngọc Hoàng (phải) và Ngô Văn Sơn tại phiên tòa phúc thẩm hôm 2/11Bản quyền hình ảnhVŨ THỊ THÚY/FACEBOOK
Image captionHình ảnh hai bị cao Lê Ngọc Hoàng (phải) và Ngô Văn Sơn tại phiên tòa phúc thẩm hôm 2/11
"Theo Luật Giao thông, khoảng cách an toàn là đối với các xe đi cùng chiều, còn trong trường hợp này, chiếc xe Innova đi lùi thì không thể gọi là cùng chiều mà phải là ngược chiều với nhau," ông Long nói.
"Tuy nhiên khi xảy ra tai nạn có tổn thất về tính mạng, thì anh Hoàng có ít nhiều cũng phải chịu trách nhiệm."
"Theo tôi, một bản án nhân văn nhất là phạt tù giam cho đến thời điểm hiện tại, tức là cũng 2 năm tù giam rồi. Để anh Hoàng được trả tự do còn lo cho vợ và hai con nhỏ thì sẽ nhân văn hơn."
Ông Long cũng cho rằng bản án này dựa trên các quy định rất mù mờ, kết luận quá cứng nhắc.
Trong thời điểm xảy ra tai nạn, ông Hoàng đang lưu thông với tốc độ 62km/h qua nút giao thông, nơi có tốc độ tối thiểu là 60km/h.
Điều này "cho thấy anh Hoàng rất tôn trọng luật giao thông khi đi qua nút giao thông, giữ tốc độ gần mức tối thiểu," ông Long nói.
"Nói là lỗi do không quan sát thì nó rất là cảm tính. Căn cứ vào đâu để mà biết anh ấy không quan sát, không làm chủ tốc độ, trong khi anh ấy là người lưu thông tôn trọng luật, đi đúng làn, đúng tốc độ? Khi xảy ra tai nạn, việc anh ấy bị quy kết là không làm chủ tốc độ là kết luận cảm tính và mù mờ."
"Và với tốc độ 62km/h, tức xe anh Hoàng di chuyển cứ một giây thì được 17m. Khoảng cách hai xe là tối thiểu là 50m thì từ 50m về 30m là chỉ trong một giây, kèm theo tải trọng 26 tấn và trọng lượng của cả chiếc xe thì không thể nào trong một giây để trả về 0 ngay được."
"Trong thời điểm đó thì xe Innova đang đi lùi, khoảng 15km/h hướng tỷ lệ nghịch."
"Trường hợp xe anh Hoàng có dừng được ngay lập tức thì xe Innova vẫn sẽ tông vào xe anh Hoàng, dù thiệt hại về người và của sẽ nhẹ hơn," ông Long phân tích.
"Vì vậy cộng đồng tài xế đều không đồng tình với mức án của tòa".
"Nếu bản án không được xem xét một cách thỏa đáng thì không chỉ giới cánh tài xế mà cả 90 triệu dân đều có thể trở thành tội phạm hay nạn nhân bất kỳ lúc nào," ông Long nhấn mạnh.

Dư luận nói gì?

Đa phần dư luận đều phản ứng cho rằng lái xe Lê Ngọc Hoàng là người bị hại.