Sunday, June 29, 2014

Vì sao đồng chí X la to, hạ giọng, rồi… im bặt?


Tạ Nhất Linh (Danlambao) - Mọi người đều biết: trong tứ trụ triều đình csVN, đồng chí X là kẻ la to nhất về vụ giàn khoan Haiyang 981 của Tàu.

Ngày 11 tháng 5, tại Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra ở Myanmar, đồng chí đã nói một bài dài, với giọng điệu cực kỳ gay gắt, trong đó có câu: "...Yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam.” 

Tiếp theo, ngày 22 tháng 5, trong cuộc họp báo chung với tổng thống Philippines tại Manila, đồng chí đã nói: “Nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.”

Có vẻ như lòng tận trung với nước, tận hiếu với dân đã làm cho thủ tướng kiên quyết vứt bỏ cái thứ “hữu nghị viển vông” đó. Hơn thế, một số bậc đại trí thức của nước nhà còn quả quyết phen này thủ tướng sẽ thay đổi thể chế, đưa Việt Nam lên con đường dân chủ đa đảng!

Vì sao có chuyện lạ, một kẻ từng ráo riết xúc tiến các dự án Bauxite Tây Nguyên vì quyền lợi của Trung Cộng, từng ký kết tay đôi các văn bản “hợp tác” với các tỉnh trưởng của TQ, bỗng tỏ ra bất bình với tập đoàn Tập Cận Bình đến vậy? Chắc vì cuối đời đồng chí bỗng thấy tội lỗi của bản thân (và của bè đảng) nên quyết tâm sám hối, dành hết những ngày tháng còn lại để phục vụ dân nhằm chuộc lỗi chăng?

Theo các bậc đại trí thức nước nhà thì đúng là vậy đó.

Nhưng ta hãy thử nhìn lại diễn biến tình hình gần đây để nhận định cho chính xác hơn.

Tháng 6 năm 2013, Tư Sang thăm TQ. Trước đó, ông này là nhân vật trong tứ trụ lạnh nhạt nhất với Tàu Cộng. Sau chuyến thăm đó, ông Sang bắt đầu nói những lời tốt đẹp hơn về ông bạn láng giềng “bốn khốn nạn”, bất kể sau đó mấy hôm ông đã qua Mỹ gặp Obama.

Cũng trong năm 2013, ông Sang và ông Trọng (Lú) đã thay nhau đi thăm một số quốc gia đối tác quan trọng, trong khi đồng chí X do đang yếu thế chỉ được đi thăm những nước kém quan trọng hơn.

Mặc dù thế trận giữa phe ông Dũng và phe hai ông Trọng-Sang luôn giằng co, khi nghiêng về bên này, lúc lệch về bên kia, nhưng hiện tại phe Trọng-Sang đang lấy nguyên tắc đảng ra để gây sức ép, trực tiếp “chỉ đạo” cả công việc hành pháp, tạo ra những khó khăn đáng kể cho đồng chí X. Vì vậy, X thường xuyên ở trong tình trạng ức chế.

Một điều mà có vẻ như đồng chí X chỉ được biết mập mờ, do có kẻ từ “cung vua” mách bảo, là có một thỏa thuận béo bở giữa cánh Trọng-Sang với TQ trong thời gian gần đây. Điều này chỉ lộ ra trong lần ông Sang “tiếp xúc cử tri” tại Sài Gòn vừa qua. Một cử tri đã chất vấn ông Sang về thông tin TQ cung cấp 20 tỉ USD ODA và 100 tỉ USD tín dụng cho VN. Ông Sang đã lờ đi như không nghe thấy câu hỏi này.

Như vậy, có thể đoán rằng trước khi giàn khoan của Tàu Cộng xuất hiện trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, đồng chí X đã được nghe nói về các khoản ODA và tín dụng đó, và tất nhiên đồng chí vô cùng căm tức, vì từ trước đến giờ những vấn đề như vậy được ủy thác cho đồng chí ấy, do các đồng chí kia quá ấm ớ về kinh tế - tài chánh. Đến khi cái giàn khoan vào nằm chềnh ềnh trong vùng biển VN thì không gì còn có thể ngăn được sự “bùng nổ” của đồng chí ấy. Và cơn giận đến điên người của đồng chí X đã được trút ra không phải vì “quyền chủ quyền” hay “quyền tài phán” con mẹ gì, mà đơn giản vì miếng ăn mà thôi!

Tất nhiên là sau đó thì phe “vua” đã tức khắc phải vỗ về đồng chí X. Biểu hiện rõ ràng nhất là đồng chí này đã chuyển tức khắc từ thái độ khuyến khích biểu tình chống Tàu sang răn đe và cấm tiệt biểu tình.

Tuy nhiên, cơn giận của đồng chí vẫn chưa xẹp hẳn. Và chuyến sang Hà Nội của sứ giả Dương Khiết Trì có mục đích chính là vỗ về đồng chí X (hứa sẽ bảo cánh Trọng-Sang chia phần cho, thậm chí cho điều hành phần vốn chính). Vì vậy mà, trong khi PTT ngoại trưởng Phạm Bình Minh (vốn là con trai ông cựu ngoại trưởng ghét Tàu Nguyễn Cơ Thạch) trừng mắt nhìn Trì, thì chính Ba X không hề tỏ thái độ giận dữ như đáng lý phải vậy. Và cái cụm từ “đứa con ngỗ ngược” không chỉ nói về VN, mà còn ngụ ý chính đồng chí X nữa. Trên thực tế thì đồng chí này đã gần như ngậm miệng từ sau khi giáp mặt Dương Khiết Trì. Cũng chính vì vậy mà sau đó TQ đã ngang ngược huy động thêm 4 giàn khoan nữa rập rình gần vùng biển VN.

Cũng nên nhớ rằng X, mặc dù lớn tiếng về giàn khoan, nhưng lại lờ hẳn đi một vấn đề có thể còn nghiêm trọng hơn, đó là việc Tàu Cộng đang xây một căn cứ ở Gạc Ma, điều mà chính quyền Philippines kiên quyết phản đối, còn nhà cầm quyền VN thì lờ tịt.

Thật khôi hài vì có những người vẫn đang hý hửng trông chờ đồng chí X làm “cách mạng dân chủ”.


Qúa thấp



- Tầm Của Quốc Hội Thấp Hơn Tầm Đời Sống Chính Trị Đất Nước

- Tầm Của Đại Biểu Quốc Hội Thấp Hơn Tầm Của Người Dân, Thấp Hơn Đòi Hỏi Của Đời Sống Xã Hội

Quốc hội họp trong cơn nóng thế sự ngút trời người dân cả nước hừng hực căm phẫn China nghênh ngang đưa giàn khoan xâm lược vào sâu trong vùng biển của ta. Chủ quyền, lãnh thổ bị xâm phạm. Danh dự, phẩm giá đất nước bị làm nhục. Người dân càng tủi nhục và đau xót hơn khi đối mặt với kẻ xâm lược ở chính trường thế giới, người có trách nhiệm bảo vệ đất nước không biết đến danh dự, không biết đến trách nhiệm, chỉ lo ve vãn, mơn trớn, lấy lòng kẻ xâm lược. Nguy khốn hiển hiện ngay trước mắt: mất biển dẫn đến mất nước đã cận kề. Những người cầm quyền chỉ lo giữ đảng để giữ ghế quyền lực. Không lo giữ nước, họ còn mang lợi ích đất nước ra đánh đổi lấy sự bảo lãnh chiếc ghế quyền lực, bổng lộc của họ. Những tâm hồn Việt cảm thấy bơ vơ, cuộc sống vô nghĩa, người Việt ở trong nước và ngoài nước nối tiếp tự thiêu. Như người dân Tây Tạng nối tiếp tự thiêu trong nỗi đau, nỗi nhục của người dân nô lệ bị China cướp mất đất Tây Tạng.

Đất nước như vậy, người dân như vậy nhưng Quốc hội vẫn dửng dưng chỉ dành một buổi cho Quốc hội chia thành các đoàn nhỏ vào các phòng nhỏ đóng kín cửa lại như nói thầm với nhau về biển Đông rồi lại bình thản lên hội trường lớn, lớn tiếng hào hứng bàn luận những chuyện tầm phào và nguội lạnh: đo mức độ tín nhiệm quan chức, thay đổi thẻ công dân... Tầm phào vì quan chức nhà nước do đảng sắp đặt. Theo lệnh đảng, Quốc hội bấm nút bầu họ vào các chức danh do đảng sắp đặt cũng chỉ để hợp thức hóa sự sắp đặt đó mà thôi. Quan chức cấp thấp do tỉnh ủy quản lí, cấp cao hơn do ban chấp hành trung ương, cao hơn nữa do ban Bí thư, bộ Chính trị quản lí. Đảng sắp đặt thì đảng chịu trách nhiệm, quan chức ngồi vào chiếc ghế quyền lực do đảng sắp đặt chỉ để hưởng bổng lộc, đâu có trách nhiệm gì với Quốc hội, với người Dân. Người dân và Quốc hội đâu có vai trò gì đến chiếc ghế bổng lộc của quan chức mà đòi bỏ phiếu tín nhiệm với họ!

Không có Nghị quyết với cơ quan hành pháp có trách nhiệm về việc lãnh thổ bị xâm lược, không có Tuyên bố với thế giới việc China ngang nhiên xâm chiếm vùng biển Việt Nam, Quốc hội chỉ ra thông cáo về biển Đông. Thông cáo chỉ là văn bản hành chính thông tin những sự việc tự nhiên, thông thường và chỉ có tính nội bộ. Với cách hành xử đó, Quốc hội hoàn toàn không cùng nhịp đập với trái tim người Dân, không cùng nỗi niềm lo toan việc riêng việc chung, việc dân, việc nước của người Dân. Tầm của Quốc hội quá thấp so với tầm của người Dân!

Ở nhà nước độc tài, những việc có nội dung dân chủ chỉ được thực hiện một cách hình thức, trống rỗng và vô nghĩa. Sau mỗi kì họp Quốc hội, các ông bà nghị lại về tiếp xúc chiếu lệ với vài chục cử tri chọn lọc, ngoan ngoãn, phục tùng. Danh nghĩa là các ông bà nghị tiếp xúc cử tri, lắng nghe tiếng nói cuộc sống từ cử tri. Nhưng đó là những cử tri đã được chọn lọc. Người Dân có tiếng nói trung thực, đúng đắn của cuộc sống đất nước thì không bao giờ được chọn. Chỉ có những cử tri luôn đồng tình, tán dương với mọi việc làm của đảng và nhà nước mới được tiếp xúc với “đại biểu của Dân”. Với họ, đảng và nhà nước bao giờ cũng sáng suốt, cũng đúng, chỉ có đôi lúc người thực hiện chưa tốt mà thôi. Tiếp xúc với những cử tri như vậy, ông bà nghị liền trở về vị trí quan lớn trong bộ máy nhà nước mà họ đang đảm nhiệm để ban phát lời vàng cho Dân, để báo chí giật chữ lớn lời của họ trên trang báo.

Ông nghị đang ngồi ghế Chủ tịch nước là ông nghị bự. Có thói quen vuốt đuôi cử tri, khi người Dân nhức nhối chuyện tham nhũng của bộ máy công quyền, ông nghị bự liền gọi đám tham nhũng đó là một bầy sâu. Bầy sâu lúc nhúc đó đang đục ruỗng đất nước, Dân biết từ lâu. Dân còn biết rõ từng con sâu lớn, sâu nhỏ. Nhưng Dân đen không thể đụng được đến bầy sâu đầy quyền lực đó. Thấy ông nghị bự cũng biết đến bầy sâu đó, Dân hi vọng, chờ đợi. Nhưng ông nghị bự nói chỉ để lấy lòng dân. Nói rồi để đấy. Bầy sâu cứ sinh sôi phát triển. 

Lần này, lấy lòng Dân không gì tốt hơn là nói về biển Đông: “Phải giành lại chủ quyền. Đời ta không xong thì đến đời con cháu”! Nói như vậy là nhà nước cộng sản Việt Nam dựa vào sức mạnh cộng sản Chia để tồn tại sẽ chẳng dám làm gì với China đành để mất biển, mất đảo, đẩy nỗi đau mất mát cho con cháu! 

Tìm mọi cách vay nợ nước ngoài thật nhiều để có nhiều tiền bòn rút, đẩy gánh nợ oằn lưng cho con cháu. Đào bới, vơ vét cạn kiệt tài nguyên cho đầy túi tham, đẩy cho con cháu một đất nước tan hoang những bãi thải ngập ngụa bùn đỏ, sông đen ô nhiễm. Liên minh ý thức hệ với China, cam chịu cho China cướp đất cướp biển, để lại cho con cháu gánh nặng phải giành lại núi sông biển trời của tổ tiên đã bị mất mát. Ôi, người Dân đang sống trong nhà nước độc tài đảng trị đã bất hạnh mà đến đời con đời cháu dù không còn nhà nước độc tài cộng sản nhưng với di sản nhà nước độc tài để lại, con cháu còn quá bất hạnh!

Tầm của những ông nghị bà nghị thấp hơn tầm người Dân, tất yếu tầm Quốc hội thấp hơn tầm thời đại, thấp hơn mặt bằng xã hội. Vì thế luật Quốc hội làm ra bao giờ cũng ở phía sau đời sống xã hội. Luật cứ sửa hoài cũng không bao giờ theo kịp cuộc sống!


Nguyên giám đốc Sở Tư Pháp là 'trùm cát lậu'

PHAN THIẾT 29-6 (NV) - Một ông nguyên là giám đốc Sở Tư Pháp tỉnh Bình Thuận ngang nhiên khai thác cát lậu suốt một thời gian dài bất chấp luật lệ nhà nước.


Nguyên giám đốc Sở Tư Pháp Bình Thuận khai thác cát lậu ngay phía dưới lưới điện cao thế 220 KV - (Hình:Thanh Niên)

Nếu là một người dân thường có lẽ đã bị còng đầu từ lâu nếu không chung chi đầy đủ cho quan chức đương quyền. Với ông Trần Văn Xê, nguyên giám đốc Sở Tư Pháp Bình Thuận, thì ông phải hiểu biết luật lệ hơn ai hết.

Tờ Thanh Niên các ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật cho biết, “một công trường khai thác cát lậu hoành tráng và công khai như chốn không người ngay sát chân núi Bành (huyện Hàm Thuận Bắc, tình Bình Thuận) mà ông chủ là nguyên giám đốc Sở Tư Pháp Bình Thuận.”

Khi nhà báo tới nơi, họ thấy “những chiếc máy đào đang múc cát lên thành từng luống như những luống khoai khổng lồ. Cát được tập kết ngay ven đường. Xe ben có thể vào tận nơi chở cát. Xung quanh là tiếng máy nổ ì ầm đang hút cát”. Người ta thấy có tất cả 7 chiếc máy múc đang hoạt động trong khu vực rộng tới hàng chục héc ta. Đó là chưa kể những chiếc xe múc không hoạt động.

Hỏi thăm thì được biết những khu đất rộng lớn khoảng 150 ha đang khai thác cát là của người dân địa phương “đã bán hết cho anh em ông Xê”. Không những vậy anh em ông còn là chủ cả trăm ha đất quanh đó.

Một trong những chuyện bất chấp luật lệ nổi bật của ông nguyên giám đốc Sở Tư Pháp Bình Thuận là “toàn bộ khu vực mà các công nhân của ông Xê đang khai thác cát đều nằm phía dưới lưới điện cao thế 220 KV Hàm Thuận Đa Mi. Thậm chí máy đào tiến sát, chỉ cách chân trụ điện cao thế từng 5 m để múc cát, tạo thành những cái ao sâu ngay chân trụ điện.”

Theo tờ Thanh Niên, từ đường trục chính của xã Hàm Liêm, các xe chở cát phải qua lại một cây cầu bắc qua kênh thủy lợi Sông Quao. Chiếc cầu này chỉ có tải trọng 10 tấn cho xe chở nông sản của người dân đi qua. Theo một cán bộ của UBND xã, hàng ngày có hàng chục, thậm chí ban đêm có hàng trăm lượt xe qua lại chở cát khiến chiếc cầu này có nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào.

Con đường từ trục chính vào thôn 2 được nhà nước đầu tư hàng chục tỉ đồng cho dân lưu thông. Kể từ khi ông Xê khai thác cát thì con đường này đầy rẫy ổ gà, ổ voi vì xe chở cát quá tải ra vào như mắc cửi. Đáng chú ý là tất cả các xe vào “ăn” cát đều phải băng ngang qua tuyến đường sắt Bắc - Nam. Biển cảnh báo “nguy hiểm” của ngành đường sắt bị xe chở cát đè bẹp xuống đường.

Nhà báo tới chất vấn viên chức xã hàm Liêm thì được chìa ra cho coi hàng xấp giấy biên bản của rất nhiều lần khai thác cát lậu và cũng từng bị huyện Hàm Thuận Bắc xử phạt nhiều lần.

Ông chủ tịch huyện khi bị nhà báo chất vấn về vục việc thì làm ra vẻ không biết rõ và còn nói: “Ông này quá coi thường pháp luật dù từng là giám đốc cơ quan tham mưu pháp luật. Tôi sẽ cho thành lập ngay tổ công tác đi kiểm tra thực tế và tổng hợp hồ sơ chuyển cho cơ quan công an xử lý hình sự”.

Tại sao xử phạt nhiều lần mà ông Xê vẫn cứ ngang nhiên làm tới? Không ai tin ông chủ tịch huyện không đủ thẩm quyền chận đứng hành động phi pháp ngay trong vùng thẩm quyền pháp lý của ông.

Bà chủ tịch xã Hàm Liêm than rằng: “Chúng tôi có rất ít thẩm quyền. Chẳng hạn như công an xã không có quyền chặn xe cát đang lưu thông để kiểm tra. Có khi đoàn kiểm tra lên đến nơi thì không thấy ai hết...”

Nếu không có người mật báo trước về sự xuất hiện của kiểm tra, không thể có chuyện đoàn kiểm tra tới nơi mà “không thấy ai hết”. Hoạt động bất chấp luật lệ của nhà cầm quyền của ông Trần Văn Xê chỉ là một trong những chuyện thường ngày ở huyện. Nếu không mua sẵn “ô dù”, ông đã không ngang nhiên khai thác cát lậu.

Trong bản tin hôm Chủ Nhật, báo Thanh Niên nói thêm rằng không phải chỉ có một điểm khai thác cát lậu mà còn “phát hiện thêm hai điểm khai thác cát trái phép khác” của ông Trần Văn Xê khi  đoàn công tác gồm đại diện Phòng Cảnh Sát Kinh Tế, cảnh sát môi trường (công an Bình Thuận) đến thị sát.

Được biết, cát khai thác lậu của ông Xê chiếm đến 40% thị phần cát xây dựng ở Phan Thiết. Những người khác khai thác cát đúng luật, có giấy phép nên bị đánh thuế, cát bán đắt hơn là cát lậu không thuế của ông Xê, tờ Thanh Niên nói. (TN)
06-29- 2014 6:54:39 PM

Trung Quốc dùng tàu lặn không người lái săn người nhái Việt Nam?

 ĐÀI BẮC 29-6 (NV) - Trung Quốc rất có thể cải tiến để tiến đến dùng tàu lặn không người lái cho khả năng quân sự, trong đó có việc đối phó với người nhái của Việt Nam trong tranh chấp trên Biển Đông.


Tàu lặn không người lái do trường đại học Thiên Tân nghiên cứu, nghi ngờ sẽ dùng để săn người nhái Việt Nam. (Hình: Chinanews)

Tờ Trung Quốc Nhật Báo hôm Chủ Nhật, thuật theo tin của báo Thanh Đảo, cho hay các nhà nghiên cứu ở đại học (Tianjin) Thiên Tân, Đông Bắc Trung Quốc, đã hoàn tất thử nghiệm trên biển của khu vực Biển Đông một tàu lặn không người lái đặt tên là Haiyan (Haiyan Underwater Unmanned Vehicle).

Trong cuộc thử nghiệm đó, tàu lặn không người lái nói trên hoạt động liên tục 21 ngày và đạt độ sâu 1,094 mét. Nó có khả năng hoạt động liên tục 30 ngày dưới nước với vận tốc 6km một giờ, tầm hoạt động khoảng 1,000km.

Hiện nay, Haiyan chỉ là một máy lặn dân sự dùng cho các hoạt động nghiên cứu sinh vật biển, lòng biển và yểm trợ cho các hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Tuy nhiên, nguồn tin nói rằng nó có thể được cải tiến để hải quân Trung Quốc dùng như một tàu lặn không người lái cho các nhu cầu tác chiến, tuần tra cũng như cho các sứ mạng nguy hiểm như quét mìn, khám phá tàu ngầm địch. Đồng thời nó còn được dùng để bảo vệ cho các tàu và dàn khoan dầu của Trung Quốc.

Theo một bài viết trên báo Want China Times ở Đài Loan hôm Chủ Nhật, trong tình hình tranh chấp biển đảo với Việt Nam, quân đội Trung Quốc nhiều phần sẽ sử dụng chiếc tàu lặn không người lái có tên là Haiyan vào nhu cầu đối phó với người nhái của Việt Nam.

Người nhái của hải quân CSVN từng bị tố cáo là tìm cách đến gần dàn khoan Hải Dương HD981 của Trung Quốc ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa, thả những vật dụng như lưới đánh cá, các mảnh gỗ để chống các tàu bảo vệ giàn khoan, theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo.

Theo nguồn tin vừa kể, quân đội Trung Quốc có thể đặt hàng, chế tạo một loạt tàu lặn không người lái cỡ lớn hơn Haiyan để ngăn ngừa những những hoạt động mà họ cho là quấy phá như đã xảy ra. (TN)

06-29- 2014 5:44:53 PM

'Trung Quốc đã đi quá đà ở Châu Á'

Trong tập hồi ký vừa mới xuất bản tựa đề “Lựa Chọn Khó Khăn” (Hard Choices), cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton nhận xét, “Trung Quốc đã đi quá đà ở Châu Á” qua những hành động ngày càng hung hăng đối với các nước láng giềng, trong lúc Bắc Kinh cho rằng Hoa Kỳ đang vắng bóng ở Châu Á vì còn bị chi phối bởi hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan.


Cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton ký sách “Hard Choices.” (Hình: Frazer Harrison/Getty Images)

Bà Hillary Clinton còn nhắc lại tại cuộc họp của khối ASEAN ở Hà Nội năm 2010, bà đã nhấn mạnh vấn đề tự do hàng hải là “lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ để đối lại với “lợi ích cốt lõi” mà Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền của mình trên Biển Ðông. Lời phát biểu mạnh mẽ của bà làm Ngoại Trưởng Bắc Kinh Dương Khiết Trì, nay là Ủy Viên Quốc Vụ Viện “giận tái người.” Bà nói ông ta “nhìn chằm chằm vào mặt tôi, gạt đi những xung đột ở Biển Ðông và cảnh cáo sự can thiệp của bên ngoài.”

Tình trạng gây cấn lúc đó khác với bây giờ, nó trở nên trầm trọng hơn, đe dọa an ninh và hòa bình trong khu vực nhiều hơn. Trung Quốc lấn lướt, đi từng bước, ngày càng “quá đà,” với những khiêu khích từ sự nhận dạng phòng không, đến giàn khoan HD-981, và mới đây thêm 4 giàn khoan khác nữa, Nam Hải số 2, 4. 5, 9. Tương lai Bắc Kinh sẽ còn những hành động nào tiếp nối để thách thức phản ứng của Mỹ, Nhật và đồng minh với mục đích xác định chủ quyền của mình trên cái lưỡi bò phi pháp? Nếu các cường quốc không tỏ thái độ quyết liệt ngăn cản thì điều đó có nghĩa là chấp nhận Biển Ðông sẽ là ao nhà của Trung Quốc. Chắc chắn thực tế sẽ không dễ dàng như thế. Bởi vì quyền lợi kinh tế và chính trị của nhiều nước không cho phép Trung Quốc “đi quá đà.”

Con đường di chuyển hàng hải trên Biển Ðông là huyết mạch sống còn của Nhật Bản. Gần 95% nhu cầu về nhiên liệu của Nhật phải nhập cảng và được vận chuyển ngang qua Biển Ðông. Hầu hết 99% hàng hóa xuất-nhập khẩu của Nhật, mua bán sang các thị trường Châu Âu, Ðông Nam Á đều phải vận chuyển qua Biển Ðông. Theo sự ước tính của các chuyên gia, nếu hàng hóa của Nhật phải đi vòng sang phía Ðông Philippines thì giá thành của các sản phẩm chế tạo tại Nhật Bản tăng 25%. Do đó Nhật sẽ không bao giờ chấp nhận việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép,” đó là lời tuyên bố của Thủ Tướng Shinzo Abe qua cuộc phỏng vấn ngày 23 tháng 5, 2014 dành cho tờ Wall Street Journal khi ông chỉ trích việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Ông nói rằng hoạt động khoan dù đơn phương của Trung Quốc làm cho căng thẳng leo thang.

Ðối với Mỹ Biển Ðông là khu vực hoạt động chính của Hạm Ðội 7 có trách niệm bảo vệ sự di chuyển tự do trên tuyến đường hàng hải có 90% hàng hóa của Mỹ và đồng minh chuyên chở qua lại hàng ngày. Biển Ðông là đường giao thông nhộn nhịp đứng hạng thứ nhì trên thế giới, sau Ðịa Trung Hải, với khoảng 300 tàu từ 5000 tấn trở lên di chuyển thường xuyên. Vì thế Trung Quốc không thể độc quyền chiếm cứ vì tuyến đường Biển Ðông là “lợi ích quốc gia” về kinh tế và quân sự chính trị của nhiều cường quốc khác.

Những lời tuyên bố và hành động thách thức của Bắc Kinh chỉ nhằm mục đích hù dọa để củng cố những gì Trung Quốc đã cướp được của Việt Nam mà thôi. Một sự thách đố có tính chiến lược lâu dài. Một hành động có tính toán kỹ, không cần phải lớn tiếng xác định chủ quyền lãnh hải của mình mà ngang nhiên thực hiện lịch trình chiến lược bằng cách áp đặt các giàn khoan tạo thành một thực tế, để chứng minh chủ quyền, dù là phi pháp, nhưng khó có thể đảo ngược. Và Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động như vậy trừ phi Hoa Kỳ và đồng minh ở Châu Á và Các nơi khác có phản ứng gắn bó, tích cực hơn.

Dư luận còn nhớ Chủ Tịch Tập Cận bình đã từng xác định với Tổng Thống Obama là Thái Bình Dương đủ rộng cho hai quốc gia cùng hoạt động và ông cũng bảo đảm việc tự do giao thông hàng hải trên Biển Ðông.

Dù vậy đối với cộng sản Tàu, Nga, hay Việt, sự tráo trở lật lọng là chuyện thường tình. Nên Mỹ-Nhật và đồng minh đang siết chặt vòng đai bao vây Trung Quốc phòng khi bất trắc. Thiếu Tướng Richard Simcock, tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại vùng Thái Bình Dương, ngày 18 tháng 6, 2014, kêu gọi Australia bố trí các tàu chiến đổ bộ lớn, mới nhất, tới Biển Ðông và biển Hoa Ðông để giúp làm giảm sự bất ổn và bảo đảm an ninh trong vùng vì Trung Quốc đang hung hăng gây hấn. Hôm Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014 chánh Văn Phòng Nội Các Nhật Bản, ông Yoshihide tuyên bố trong cuộc họp báo về vụ giàn khoan HD-981 nói rằng, “đây là hành động cực kỳ nguy hiểm có thể đe dọa đến sinh mạng con người.” Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật, ông Itsunori Onodera cũng cho báo chí biết “vụ việc nghiêm trọng này” làm cho mọi người cảm thấy bất an. Nhật Bản cũng đã tặng cho Philippines 10 chiếc tàu tuần duyên và đang điều đình trợ giúp tương tự cho Việt Nam.

Ngày 19 tháng 6, 2014 ông Osius, người được đề cử làm Ðại Sứ Mỹ ở Việt Nam phát biểu tại buổi điều trần trước Quốc Hội rằng, “Ðã đến lúc Washington nên cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam.” Ông còn nói thêm, “Tôi muốn gợi ý rằng điều tốt nhứt mà chúng ta có thể thực hiện nhằm phát đi một thông điệp ở khu vực, đó là tiếp tục xây dựng một quan hệ đối tác mạnh mẽ với ASEAN và Việt Nam.” Ông Osius đã từng giữ chức tùy viên chính trị tại Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn và tại Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nôi. Phải chăng Mỹ thừa cơ hội Hà Nội và Bắc Kinh đang gặp mâu thuẫn trầm trọng vì sự tranh chấp biển đảo, nên Washington muốn khuyến dụ Việt Nam thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc? Thượng Nghị Sĩ Cardin, người mới tới Hà Nội hồi tháng 5, 2014 nhận định rằng Hà Nội thật sự muốn phát triển quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ.

Nhiều nhà phân tích chính trị cho rằng Mỹ sẽ không vì Việt Nam mà tham chiến. Tuy nhiên ông E
rnest Z Bower, nhà phân tích cao cấp về Ðông Nam Á tại trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) nhận định với tờ Want China Times: “Trung Quốc không nên nghĩ rằng Mỹ sẽ không sử dụng vũ lực để bảo vệ Việt Nam trước hành động hung hăng vô lý của Bắc Kinh. Ông Bower khẳng định tùy theo tình hình, Mỹ sẽ cân nhắc hỗ trợ quân sự cho Việt Nam, do đó Bắc Kinh không nên coi thường vấn đề nầy. Ông không công bố chắc chắn trong hoàn cảnh nào Mỹ sẽ điều động quân, nhưng nếu nghĩ rằng Mỹ sẽ để Trung Quốc tự do tung hoành là một đánh giá sai lầm.

Tình hình đang biến chuyển có lợi cho Việt Nam vì Trung Quốc tỏ ra quá coi thường luật pháp quốc tế và theo ông Bower Bắc Kinh chủ quan đánh giá sai lầm về quyền lợi và phản ứng của Hoa Kỳ và đồng minh. Vấn đề đặt ra là Bộ Chính Trị cộng sản Hà Nội có dám thừa cơ từ bỏ người láng giềng “khốn nạn,” cướp đất toàn viện, lấn biển lâu dài, thôn tính tương lai hay không? Ðể dựa vào Mỹ chống giặc phương Bắc, hay là nghe theo lời kêu gọi của Trung Quốc “trở về với gia đình” và thuận theo ý của Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh rằng, Tranh chấp Việt-Trung là “mâu thuẫn của gia đình!”

06-29- 2014 1:17:06 PM
Võ Long Triều

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=190850&zoneid=271#.U7DZ9PldW30

Lênh đênh phận nghèo

Đăng Bởi  - 

Bà Nghiêm cùng con dâu trên 2 chiếc ghe của gia đình
Bà Nghiêm cùng con dâu trên 2 chiếc ghe của gia đình
Không nhà cửa, không họ hàng, mấy chục năm gia đình bà Ngô Thị Nghiêm (82 tuổi) sống bám trụ vào chiếc ghe đậu ven bờ sông dưới chân cầu Bình Lợi bằng nghề đánh bắt cá. Như một vòng luẩn quẩn, từ đời bà, sang đời con, đến đời cháu vẫn không thể thoát khỏi cái phận nghèo quanh năm lênh đênh sông nước.
Được anh Hoàng – người dân lâu năm ở chân cầu Bình Lợi giới thiệu về hoàn cảnh đáng thương của bà Nghiêm (quê ở Vĩnh Phúc), chúng tôi vội đến tìm hiểu vào một buổi chiều đang chuyển mưa buồn. 
Theo anh Hoàng, bà Nghiêm đã bước vào tuổi “gần đất xa trời”, thân mang nhiều bệnh nhưng vẫn đều đặn đi bán cá do con trai chài lưới để kiếm sống qua ngày. Bà Nghiêm có ba người con, hai trai một gái, người con gái tử vong vì tai nạn xe lửa, bà hiện ở với người con trai út. Anh tên Nguyễn Ngọc Ái, là lao động chính trong gia đình.
 Anh từng có một người vợ, nhưng thấy anh khổ quá nên bỏ đi, còn người vợ hiện tại là chị Trương Thị Nhung làm nghề bán kim chỉ dạo. Hai anh chị có một con trai năm nay 14 tuổi là Nguyễn Tiến Đạt, từng được đi học trong tu viện thánh Vinh Sơn. 
Tuy nhiên do chậm phát triển nên Đạt tiếp thu rất chậm (theo người dân xung quanh thì anh Ái, chị Nhung cũng có vấn đề về thần kinh). Có lần, một đoàn làm phim về nhờ Đạt đóng phim, không may bị tét đầu gối phải may mấy mũi.
Vào thăm chiếc ghe cũ đậu ven sông trên đám lục bình, chúng tôi thấy xúc động vì hoàn cảnh của một gia đình bốn nhân khẩu. Người mẹ già đang nhóm bếp lò nấu cơm chiều, chị con dâu đang tát nước giặt đồ, anh Ái thì đan lưới bắt cá. 
Chiếc ghe dùng để ngủ khá chật chội, gối mền đã ngã màu cũ của thời gian. Vật dụng hoàn toàn không có món đồ nào có giá trị. Quần áo cũ nát, chẳng trọn bộ, đôi dép chẳng lành lặn, ngay cả chiếc nồi cũng méo mó chẳng tròn vành. Những thứ đơn giản ấy đủ chứng minh cho sự hiện diện của cơ cực cuộc sống. Chiếc ghe nhỏ dùng để đánh cá cũng bị lật cách đây mấy ngày, toàn bộ lưới và đồ nghề trên ghe đều bị cuốn trôi theo dòng nước.
Chia tay bà ra về, chúng tôi vẫn muốn hỏi bà một điều mà có lẽ đã nhiều người hỏi trước đó: “ Sống đến từng tuổi này, với những khó khăn, bà có mong ước điều gì không?” Bà Nghiêm nghẹn ngào trả lời: “Chồng tôi mất cách đây hơn 20 năm. Cả đời đã sống dưới ghe, giờ gần đến nhắm mắt xuôi tay, chỉ mong ước có mái nhà nhỏ đủ để nằm xuống.”  câu nói còn vương thêm vài giọt nước mắt tuôn trào nơi khóe mi.
 Làn da nhăn nheo, bàn tay, bàn chân nhét đầy bùn đất, nứt nẻ. Có lẽ, mấy chục năm là quãng thời gian quá dài để chịu đựng, chịu đựng thiếu thốn, chịu đựng giông bão cuộc đời. Nhưng, mấy chục năm đó cũng là bằng chứng cho sự kiên cường trước số phận, không đầu hàng bất cứ điều gì, dù có lúc tưởng chừng không có lối thoát.
 Có một điều làm chúng tôi nhớ nhất khi đến với gia đình bà Nghiêm đó là: chiếc ghe thật sự là minh chứng của cùng cực đói khổ, nhưng cũng là chứng nhân thiêng liêng cho tình cảm gia đình. Dù cơn mưa chiều đang đến dần, nhưng sự ấm áp vẫn đang còn hiện hữu trên bếp lửa và trong tình mẫu tử của những phận đời chìm nổi nơi đây.
Thúy Hằng

Luật sư Hồng Kông biểu tình chống chính sách tư pháp của Trung Quốc

VOA-28.06.2014
Luật sư Hồng Kông tuần hành phản đối 'sự can thiệp' của TQ vào ngành tư pháp, 27/6/2014.
Luật sư Hồng Kông tuần hành phản đối 'sự can thiệp' của TQ vào ngành tư pháp, 27/6/2014.
Hơn 1.000 luật sư Hồng Kông hôm thứ sáu đã tuần hành trong yên lặng với trang phục màu đen để phản đối điều mà họ cho là mưu toan của Trung Quốc nhằm xâm phạm sự độc lập tư pháp của đặc khu hành chánh này.Những người biểu tình có chủ trương thân Trung Quốc đã gây gián đoạn cho cuộc tuần hành, nhưng không có tin về bạo động hay những vụ bắt bớ. Cuộc tuần hành kết thúc với lễ mặc niệm 3 phút trước trụ sở Tòa Thượng thẩm.
Mới đây Trung Quốc đã công bố một văn kiện chính sách về chủ trương của họ đối với nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” áp dụng cho Hồng Kông.
Luật sư đoàn Hồng Kông phản đối chủ trương của Bắc Kinh cho rằng phải là người yêu nước mới được làm thẩm phán. Các luật sư nói rằng gán cho thẩm phán nhãn hiệu nhân viên hành chánh sẽ làm cho tòa án ở Hồng Kông lệ thuộc vào chính phủ ở Hoa Lục.

Tờ "Beijing Times" buông lời nhục mạ nguyên thủ Nhật, Philippines


ĐÔNG BÌNH 29/06/14 15:25   
(GDVN) - Tờ "Beijing Times" Trung Quốc ngày 27 tháng 6 đăng bài viết tuyên truyền, buông lời nhục mạ nguyên thủ Nhật Bản, Philippines.
Philippines-Nhật Bản tăng cường quan hệ
Tờ "Beijing Times" Trung Quốc ngày 27 tháng 6 đăng bài viết tuyên truyền, buông lời nhục mạ nguyên thủ một quốc gia khác, cho rằng, ngày 24 tháng 6, Tổng thống Philippinese Benigno Aquino đã dùng lời "nịnh hót" với cái mà cỗ máy tuyên truyền của Bắc Kinh gọi là "chính sách bành trướng quân sự" của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Đồng thời, bài báo khơi gợi lại lịch sử hòng kích động hận thù của người dân Philippines đối với Nhật Bản.

Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã bày tỏ hiểu và ủng hộ đối với việc chính quyền Shinzo Abe đang nỗ lực dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản triển khai các hành động ở nước ngoài.
Bài báo lấy điều này để đối lập với lịch sử xâm lược Philippines trước đây của Nhật Bản, cho rằng, ông Aquino quên lịch sử "gót sắt chà đạp" của quân đội Nhật Bản trước đây, quên "nô lệ tình dục" mà Nhật Bản đã gây ra cho Philippines trước đây.
Bài báo tuyên truyền cho rằng, trong "tranh chấp Biển Đông" giữa Trung Quốc và Philippines (thực chất là Trung Quốc thấy lợi nhảy vào đòi ăn cướp, bất chấp luật pháp quốc tế), đối với Tổng thống Philippines, càng có nhiều người hỗ trợ càng tốt, bất kế họ từng là "thực dân" Mỹ hay "kẻ xâm lược" Nhật Bản.
Ngày 24 tháng 6 năm 2014, Tổng thống Philippines Benigno và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hội đàm tại Tokyo
Báo Trung Quốc hằn học cho rằng, đó là cái nhìn "thiển cận" và cách làm "dẫn sói vào nhà" của Philippines; Mỹ "thừa nước đục thả câu", đã để căn cứ quân sự cắm rễ ở Philippines, còn ông Shinzo Abe lo sợ "thiên hạ không bị loạn", một khi chính quyền Nhật Bản dỡ bỏ quyền tự vệ tập thể, "gót giày" của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản lại "giẫm lên" lãnh thổ Philippines không phải là "lo bò trắng răng".
Theo báo chí Nhật Bản, sau khi dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, ông Shinzo Abe có kế hoạch làm theo hiệp định quân sự mới giữa Mỹ-Philippines, ký kết hiệp định hợp tác bảo đảm an ninh Nhật-Philippines với Manila. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có triển vọng tiến vào căn cứ quân Mỹ tại Philippines và căn cứ lân cận của quân Mỹ. Mỹ-Nhật-Phi thập chí có thể lựa chọn tổ chức diễn tập quân sự ở Biển Đông.
Báo Trung Quốc cho rằng, nói cách khác, dưới khẩu hiệu "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương", là "người tình chung" của đồng minh quân sự Mỹ-Philippines và đồng minh quân sự Mỹ-Nhật, Mỹ đã đóng vai trò "mai mối" giữa Philippines và Nhật Bản.
Tiếp tục đặt điều, ưa nói xấu, đặt điều, bài báo cho rằng, trong quan hệ tam giác Nhật-Mỹ-Phi, nếu xét tới tham vọng chính trị-quân sự "không có giới hạn" của ông Shinzo Abe và "bản tính bành trướng mạo hiểm trong gen giai cấp thống trị Nhật Bản", tình hình an ninh châu Á-Thái Bình Dương chắc chắn tiếp tục xấu đi.
Nhật Bản sẽ cung cấp 10 tàu tuần tra cho Philippines
Bài báo dùng lời lẽ nhục mạ vô văn hóa, có nhiều tính chất chợ búa, không xứng đáng tồn tại cho rằng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ không chỉ để Nhật Bản trở thành "tàu sân bay không chìm" và "chó săn quân sự", mà còn có tham vọng chiến lược để Nhật Bản đi đầu xây dựng "NATO" phiên bản châu Á, dựng một bức "màn sắt" mới ở Tây Thái Bình Dương.
Sau khi đưa tiễn Tổng thống Philippinese, vào tháng 7 năm 2014, ông Shinzo Abe sẽ đến thăm các nước như Australia. Australia cũng là đồng minh quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. 
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 26 tháng 6 điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, xác nhận tăng cường hợp tác với Hà Nội trong lĩnh vực bảo đảm an ninh biển. Một loạt động thái này rõ ràng "xuất phát từ một kịch bản".
Bài báo phỏng đoán, kết hợp với việc các chính khách Nhật Bản gần đây không ngừng nhấn mạnh mối đe dọa Trung Quốc trên trường quốc tế, và việc chính quyền Shinzo Abe đưa nội dung "quốc gia có quan hệ mật thiết với Nhật Bản" vào tài liệu dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, nên tham vọng và thái độ thù địch của Tokyo "giấu đầu hở đuôi".
Bài báo còn dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói ra nói vào về các động thái này, rồi bôi đen hình ảnh của Nhật Bản và Philippines. Trung Quốc luôn là như vậy, luôn đổ mọi tội lỗi cho láng giềng, ăn nói hàm hồ, ngoa ngoắt, trịch thượng, bịa đặt, đánh lừa, ngậm máu phu người, rất "chợ búa" và thiếu văn minh, lịch sự. Nhìn vào tình hình Biển Đông hiện nay, “gen xâm lược” của Trung Quốc thực sự đang trỗi dậy trở lại rất mạnh, cần hết sức cảnh giác, đề phòng.
Tàu chấp pháp Nhật-Trung đối đầu trên vùng biển đảo Senkaku (ảnh tư liệu minh họa)

Trung Quốc giải quyết vấn đề Biển Đông như thế nào?

19:00 29/06/2014
Tờ Eur Asia Review ngày 28/6 đăng phân tích của tiến sĩ Subhash Kapila về động thái của Trung Quốc trên Biển Đông.

Bài phân tích của tiến sĩ Subhash Kapila cho rằng, Biển Đông bùng nổ thành điểm nóng ở châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ 21 đều bắt nguồn từ hành vi Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa (1974) và một phần quần đảo Trường Sa (1988, 1995) của Việt Nam.


Trung Quốc huy động rất nhiều tàu lớn với chiến thuật dàn hàng ngang để bảo vệ việc hạ đặt trái phép giàn khoan HD- 981 trên vùng biển của Việt Nam. Ảnh: canhsatbien.vn. 

Để lấp liếm cho hành động này, Trung Quốc đã đưa ra yêu sách "chủ quyền từ thời cổ đại" đối với 2 quần đảo trên, nhưng một điều lạ là cho đến nay họ không đưa ra được bất kỳ lời giải thích rõ ràng nào.

Bài phân tích của tiến sĩ Kapila viết: Bắc Kinh cũng không thể giải thích tại sao họ "sáp nhập" Tây Tạng năm 1950 mà phải đợi 20 năm sau mới "sáp nhập" (thực tế là xâm lược) Hoàng Sa, 14 năm tiếp theo để "sáp nhập" Trường Sa bằng vũ lực. Và phải mất 60 năm, họ mới tuyên bố Biển Đông là "lợi ích quốc gia cốt lõi"?

Rõ ràng gần đây khi tuyên bố Biển Đông là "lợi ích cốt lõi", Trung Quốc đang nhằm mục đích đồng bộ hóa tham vọng phi nước đại chiến lược để trở thành một trung tâm quyền lực ở Tây Thái Bình Dương. Thôn tính Hoàng Sa và tiếp theo là Trường Sa là bước mở đường cho quá trình này.

Bất chấp những nỗ lực giải quyết vấn đề Biển Đông một cách hòa bình, tránh vũ lực, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng yêu sách đường lưỡi bò của họ mà cho đến nay vẫn không có tọa độ chính xác.

Quá trình giải quyết vấn đề Biển Đông phải đối mặt với khó khăn thực tế rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ có một phần nỗ lực giải quyết vấn đề Biển Đông một cách hòa bình, bởi tính toán chiến lược của họ là sau khi thôn tính được Hoàng Sa, Trường Sa sẽ thống trị hiệu quả toàn bộ Biển Đông.

Hành động khiêu khích của Trung Quốc xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa và Trường Sa vẫn tiếp tục mà không hề suy giảm từ lúc họ phát động chiến tranh xâm lược cho đến nay, bằng chứng là việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam đầu tháng 5 vừa qua.

Vụ Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam đã đi vào tiềm thức khu vực và quốc tế như một ví dụ điển hình trong xu hướng của Bắc Kinh muốn sử dụng lực lượng quân sự để khẳng định các tuyên bố chủ quyền trên cái gọi là "căn cứ lịch sử" của họ.

Bắc Kinh tiếp tục tạo thêm các nguy cơ xung đột ở Biển Đông sau khi chính thức công bố đường lưỡi bò và mở rộng các điểm chiếm đóng trái phép ở Trường Sa. Do đó, Trung Quốc ngày nay không chỉ còn xung đột với Việt Nam ở Hoàng Sa hay Trường Sa, mà còn với Philippines, Malaysia và Brunei.

Chính những điều này đã tạo nên chiến lược chống lại (sự bành trướng, khiêu khích của) Trung Quốc trong các nước láng giềng. Căng thẳng Biển Đông không chỉ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng mà còn giữa Trung Quốc với Mỹ khi Washington xem tự do hàng hải ở Biển Đông là lợi ích quốc gia. Mỹ đã có kế hoạch quân sự dự phòng tại chỗ để đối phó với bất kỳ xung đột vũ trang nào trên Biển Đông.

Một thực tế có thể kiểm chứng là Trung Quốc chống lại bất kỳ quy trình giải quyết xung đột nào phát sinh từ Hoàng Sa, Trường Sa mà làm giảm tính toán chiến lược phòng thủ và tấn công của họ để mở rộng các khu vực kiểm soát (bất hợp pháp) tiến tới mở rộng ra toàn bộ Biển Đông. Ngay cả khi dưới áp lực lớn Trung Quốc buộc phải chấp nhận quy trình giải quyết xung đột đa phương ở Biển Đông thì vẫn có nguy cơ Bắc Kinh sẽ lại sử dụng chiến thuật trì hoãn các cuộc thảo luận và tiếp tục tăng cường tổ chức các hoạt động chiến lược và quân sự (bất hợp pháp) ở Biển Đông.

Theo Chinhphu.vn

Báo chí không phải là công cụ

Hoàng Xuân gửi cho BBC từ Sài Gòn 
07:45 GMT - thứ sáu, 27 tháng 6, 2014
Phóng viên tới dự tòa phải có thẻ nhà báo và giấy giới thiệu?
Có lẽ khó có một ngày kỷ niệm nghề báo nào như năm nay, khi ngay trước và sau thời điểm này liên tiếp những biện pháp làm khó báo chí được đưa ra.
Hết của ngành chức năng (quy định nhà báo đến dự tòa phải đồng thời có thẻ nhà báo và giấy giới thiệu của cơ quan báo chí- thông tư 01/2014 của Tòa án nhân dân Tối cao) đến của chính quyền địa phương (UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quy chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh kèm theo Quyết định số 1276 có hiệu lực từ ngày 14/6/2014).
Ngày mới bước vào nghề báo, tôi làm phóng viên truyền hình, đi kèm với một phóng viên khác kiêm quay phim. Có câu chuyện chắc ai là dân truyền hình cũng từng gặp, trong mắt tôi nó rất hài hước.
Đó là chúng tôi rất hay được phân công đi đưa tin hội nghị. Nhiều cuộc dài lê thê, đại biểu nhàm chán ngủ gật hàng loạt.
Thỉnh thoảng thấy ngủ nhiều quá, nổi cơn nghịch, anh quay phim đưa máy lên rê chầm chậm dọc hàng ghế đại biểu. Hết sức thú vị: ống kính đưa đến đâu, những cái đầu đang gật gù lập tức dựng thẳng lên tới đó, gương mặt lập tức tỏ vẻ chăm chú, nhất loạt và chính xác không thể tin được. Y như chiếc đũa thần lướt qua cánh đồng dựng dậy những thân cây bị bão!
Để "lên ti vi", dù chỉ vài giây, dù khán giả không biết mình là ai, nhưng ai cũng hớn hở sửa soạn bộ cánh đẹp nhất, diện mạo dễ coi nhất, vẻ mặt tươi tắn nhất.
Những cuộc trao thưởng, tổng kết ngành, nhận bằng khen, huy chương huân chương, đặc biệt khi có vị quan chức cao cao về dự thì khỏi phải nói, không có truyền hình dứt khoát chưa khai mạc. Truyền hình được ưu ái tuyệt đối, tha hồ đi tới đi lui trên sân khấu, trước mặt hàng ghế đại biểu để quay phim, phỏng vấn. Quay xong, có người trong Ban tổ chức chưa yên tâm còn ra xem xem đã có hình cận vị quan chức A B X chưa, chưa thì bằng mọi cách bố trí để quay lại, chưa xong chưa về.
Đãi đằng sau cuộc họp, truyền hình cũng được dành bàn riêng, do công việc đặc thù phải phỏng vấn sau khi hội nghị kết thúc, off máy, cuốn dây, vân vân. Cách đây gần hai mươi năm, truyền hình chưa nở rộ nhiều hãng như hiện nay, chỉ duy nhất có truyền hình quốc gia và các địa phương, nên oách lắm!
Thời "oách" đã qua, giờ là thời "oải" chăng?

Xếp xó, bỏ kho?

Tại sao lại đòi hỏi nhà báo phải có giấy giới thiệu mới được dự tòa?
Khi còn trong trường Luật, thầy cô khuyến khích chúng tôi đến dự tòa, càng nhiều càng tốt. Kiến thức sách vở chỉ được làm rõ và ghi nhớ khi đối chiếu với thực tiễn xét xử, với muôn vàn tình huống thực tế phong phú.
"Mang cái mặt nhọ nhem đến soi gương rồi buộc tội cái gương không biết làm đẹp là việc làm ấu trĩ và buồn cười."

 Với người học luật, trải nghiệm các cảnh đời vạn dạng ở pháp đình là cách tốt để quan sát và hòa mình. Hành lang TAND Tối cao ở TP HCM hồi đó (lầu một, TAND TP HCM ở tầng trệt) thường không khi nào vắng mặt bọn sinh viên Luật trải nilon gặm bánh mì nghỉ trưa khi chờ phiên xử buổi chiều. Các cô chú thẩm phán xem là chuyện bình thường.

Phiên tòa cung cấp kiến thức cho sinh viên Luật tốt đến nỗi trong các khóa chúng tôi thời đó (khóa 13, 14...) còn có hẳn sinh hoạt chuyên môn sinh viên rất mê, là Phiên tòa giả định. Thầy cô cho mượn hồ sơ một vụ án đơn giản, sinh viên chia phe tổ chức hẳn một phiên tòa đầy đủ bộ sậu, cãi lấy cãi để. Hào hứng, lôi cuốn, bổ ích vô cùng.
Khi trở thành phóng viên, trong các phiên xử, tôi cũng thường gặp rất nhiều người dân không liên quan đến vụ án chăm chỉ đến dự các phiên tòa. Kiến thức pháp luật và các tình huống cuộc sống lọc qua các phiên tòa rất nhẹ nhõm in sâu vào đầu.
Với những nhà báo phụ trách mảng pháp đình, thông tin không chỉ là tội phạm và mức án, mà là vô vàn hoàn cảnh, thân phận được giúp rọi sáng, khiến người xét xử và cả xã hội có thêm góc nhìn nhiều chiều, những cái nhìn nhân bản về người phạm tội, về vụ án.
Khá nhiều thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư vẫn dành thời giờ viết báo, chia sẻ quan sát và suy nghĩ của mình về thực tiễn nghề nghiệp, những câu chuyện sống động, có khi đau lòng, có khi hân hoan gặp được trong quá trình hành nghề.
Không chỉ những câu chuyện số phận mà rất nhiều điều luật, bộ luật đã được chỉnh sửa, bổ sung trong quá trình cọ xát với thực tiễn xét xử, qua sự phát hiện và giám sát của báo chí.
Báo chí là tấm gương phản ánh xã hội. Người ta soi gương để nhìn thấy cái chưa đẹp, nhờ đó chỉn chu lại mình. Điểm nào đẹp rồi thì nhớ để lần sau cứ vậy mà làm. Mang cái mặt nhọ nhem đến soi gương rồi buộc tội cái gương không biết làm đẹp là việc làm ấu trĩ và buồn cười.
Thế nhưng, trong đầu một số người nào đó, tấm gương không được phản chiếu vết bẩn; báo chí phải là "công cụ tư tưởng". Chính vì xem báo chí là công cụ, nên mới có cách nghĩ coi thường: khi cần dùng thì phủi bụi bấm nút, hết cần thì xếp xó bỏ kho.

Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong riêng của tác giả, một nhà báo ở TP HCM.

Tập Cận Bình lại rao giảng hòa bình kiểu... “làm một đằng nói một nẻo“

(Kienthuc.net.vn) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố không áp đặt ý chí lên các nước khác trong khi trên thực tế thì ngược lại.

Ông Tập Cận Bình tiếp tục rao giảng về phát triển hòa bình

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa lên tiếng cho biết, Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm cách áp đặt ý chí của mình lên nước khác, bất kể Trung Quốc có trở nên hùng mạnh thế nào.

Lời tuyên bố trên được ông Tập Cận Bình đưa ra tại Bắc Kinh khi gặp các lãnh đạo từ Ấn Độ và Myanmar trong dịp kỷ niệm 60 năm thỏa thuận 5 nguyên tắc chung sống hòa bình được các nước ký kết năm 1954.

Ông Tập Cận Bình (đi đầu, bên trái) muốn xoa dịu các nước láng giềng. 

"Trung Quốc không tán thành với quan điểm cho rằng 1 quốc gia phát triển sức mạnh đồng nghĩa với việc tìm kiếm bá quyền. Bá quyền hay chủ nghĩa quân phiệt không có trong gen người Trung Quốc. Trung Quốc sẽ kiên định theo đuổi mục tiêu phát triển hòa bình bởi vì điều đó tốt cho Trung Quốc, tốt cho châu Á và tốt cho thế giới", ông Tập Cận Bình tuyên bố.

"Quan niệm thống trị các vấn đề quốc tế đã thuộc về một thời đại khác và những nỗ lực đó đều cam chịu thất bại. Phô diễn sức mạnh quân sự chỉ cho thấy sự thiếu tầm nhìn, chứ không phải là sự phản ánh của một sức mạnh. An ninh có thể được giữ vững và lâu dài chỉ khi nó được dựa trên nền tảng đạo đức và tầm nhìn", ông Tập Cận Bình cũng lên tiếng ám chỉ thời kỳ thống trị của Mỹ đã đi qua.
Ông Tập Cận Bình cũng kêu gọi xây dựng kiến trúc an ninh mới cho châu Á – Thái Bình Dương.

"Nói một đằng làm một nẻo”

Lời tuyên bố của ông Tập Cận Bình được đưa ra trong hoàn cảnh Trung Quốc đang bị quốc tế lên án vì các hành động hung hăng, ngang ngược nhằm xâm phạm chủ quyền của các nước láng giềng khiến cho ít ai tin vào sự thật lòng của Trung Quốc.
Bản đồ dọc phi pháp Trung Quốc mới phát hành nuốt trọn Biển Đông.

Trong lúc ông Tập Cận Bình đang rao giảng về cái gọi là “bá quyền hay chủ nghĩa quân phiệt không có trong gen người Trung Quốc” thì giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đang nghênh ngang hạ đặt phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Tàu Trung Quốc hung hăng chủ động đâm chìm tàu cá, húc vỡ mạn tàu Kiểm ngư Việt Nam. 

Không dừng ở đó, Trung Quốc còn tiến hành cải tạo đất trái phép tại nhiều đảo ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông mà nước này ký năm 2002. 

Không chỉ hung hăng bắt nạt các nước láng giềng, Trung Quốc còn cho thấy rõ sự đuối lý của mình khi từ chối giải quyết các tranh chấp theo luật pháp quốc tế. 
Tất cả các động thái trên cho thấy rõ ràng tuyên bố của ông Tập Cận Bình vẫn chỉ là lời nói suông theo truyền thống "nói một đằng làm một nẻo" nổi tiếng của ngoại giao Trung Quốc.

Ngô Trang

Ấn Độ nêu bật quan ngại về vụ bản đồ mới của Trung Quốc với giới lãnh đạo Bắc Kinh


Cuộc gặp giữa đoàn Ấn Độ của phó tổng thống Ansari (tóc bạc) và đoàn của thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại bắc kinh ngày 28/06/2014. Phía Ấn độ phản đối bản đồ mới của Trung Quốc.Reuters

RFI-Trọng Nghĩa
Hành vi của Trung Quốc tìm cách áp đặt chủ quyền bằng bản đồ đã bị giới lãnh đạo Ấn Độ chính thức phản bác. Trong cuộc tiếp xúc hôm qua, 28/06/2014 với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari đã nêu bật thái độ quan ngại của New Delhi về vụ tấm bản đồ vừa được phát hành cho thấy vùng Arunachal Pradesh thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Quốc vụ khanh đặc trách Ngoại giao Sujata Singh đã xác nhận rằng nhân chuyến công du Trung Quốc đang diễn ra của Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari, New Delhi đã nêu bật toàn bộ các quan ngại của mình với phía Bắc Kinh. Trong các vấn đề đó, có vụ tấm bản đồ « lấn đất, lấn biển » mới của Trung Quốc.

Phó Tổng thống Ấn Độ đến thăm Trung Quốc trong năm ngày (26-30/06), và đã hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào hôm qua.

Theo hãng tin Ấn Độ ANI, bà Sujata Singh cho biết là phía Ấn Độ đã nêu bật trong cuộc gặp vấn đề tấm bản đồ mới của Trung Quốc lại gộp luôn bang Arunachal Pradesh vào trong lãnh thổ Trung Quốc. Đây là một vùng đất mà cả hai bên đều đòi chủ quyền.

Đối với lãnh đạo ngoại giao Ấn Độ : « Một phác thảo trên bản đồ không thể hiện thực tế hiện trường », và Ấn Độ luôn luôn chống lại các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng Arunachal Pradesh.

Báo chí Ấn Độ vào hôm qua đã trích lời một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ, nói rõ rằng Arunachal Pradesh là bộ phận không thể tách rời của đất nước Ấn Độ, và New Delhi đã nhiều lần nhắc nhở Bắc Kinh về thực tế đó. Chính quyền bang Arunachal Pradesh cũng cực lực lên án hành vi của Trung Quốc.

Ấn Độ là quốc gia gần đây nhất lên tiếng phản đối tấm bản đồ mới do Trung Quốc phát hành, với 10 đường gián đoạn trên biển nuốt gần trọn Biển Đông cũng như sát nhập luôn vùng Arunachal Pradesh của Ấn Độ vào lãnh thổ Trung Quốc.

Trước Ấn Độ, các nước như Philippines, Hoa Kỳ, Việt Nam, đều đã công kích hành động khiêu khích mới đó của Trung Quốc.

Trong cuộc họp báo hôm 26/06 vừa qua, ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên án vụ Trung Quốc « phát hành “Bản đồ địa hình Trung Quốc” và “Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” khổ dọc trong đó thể hiện “đường lưỡi bò” bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông ».

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cũng coi đó là một bước đi sai trái nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Hoa Kỳ - thông qua Đại sứ Mỹ tại Philippines – hôm 27/06 cũng tố cáo tính chất phi pháp của tấm bản đồ mới của Trung Quốc mà theo ông hoàn toàn "không phù hợp” với luật pháp quốc tế ».

PICS:Mưa to bất ngờ, đường Hà Nội lại thành sông

(Kienthuc.net.vn) - Cơn mưa to bất ngờ trưa nay (29/6) khiến nhiều tuyến đường của Hà Nội lại ngập sâu. Không ít phương tiện hỏng hóc trên đường.


Theo ghi nhận của Kiến Thức sau cơn mưa trưa nay, một số tuyến đường của Hà Nội đã nhanh chóng ngập sâu trong nước như: Thái Hà, Chùa Bộc, Tây Sơn, Nguyễn Xiển.... khiến các phương tiện qua lại gặp nhiều khó khăn.


Nước ngập tới 1/3 bánh xe máy

Ô tô cũng phải liều mình đi trong biển nước.

Công nhân thoát nước khẩn trương khơi thông dòng chảy.

Rồi túc trực liên tục trên các con phố bị ngập.

Nhiều người phải dò từng bước trên phố ngập để tránh hố ga, hố cống.

Nước chảy như thác đổ trên đường nhựa xuống hệ thống thoát nước.

Phố Tây Sơn, quận Đống Đa ngập sâu trong nước, có chắn cũng như không.

Không ít xe cộ đã bị hư hỏng do ngập nước. Trong ảnh là một chiếc ô tô bị mắc cạn.

Hay như chiếc xe ba gác này cũng kém may mắn khi đang lưu thông.

Chủ Nhật, 29/06/2014 - 14:31
Tiến Dũng

Hữu nghị viển vông" hay cúc cung phục vụ tỉnh Quảng Đông?

B. T. (Diễn Đàn) - Chúng tôi vừa nhận được, từ ba bạn đọc ở Hà Nội và Sài Gòn, bản chụp công văn số 1832/BNG/ đề ngày 03 tháng 6 năm 2014 của Bộ ngoại giao, do thứ trưởng Hồ Xuân Sơn ký tên, đóng dấu, liên quan đến "danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư tỉnh Quảng Đông Hồ Xuân Hoa".

Công văn Bộ ngoại giao VN gửi các Bộ và UBND tỉnh, thành phố

Công văn nay được gửi cho: một là, "Các Bộ Công Thương; Kế hoạch và Đầu tư; Giao thông Vận tải; Giáo dục và Đào tạo; Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch"; hai là, "Ủy ban nhân dân các tỉnh / thành phố: Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh; Quảng Ninh; Hải Phòng; Quảng Nam; Đà Nẵng".

Đính kèm công văn (1 trang) này là "Danh mục công việc phải làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa (13 - 17/4/2014)".


Dưới đây là toàn văn bản công văn : 

"Ngày 20/5/2014, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc gửi Bộ Ngoại giao bản Danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa (13 -17/4/2014).

"Để triển khai tốt các chương trình hợp tác giữa các Bộ/ngành, địa phương ta với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, Bộ Ngoại giao xin chuyển đến Quý Cơ quan Danh mục này để tham khảo, đưa vào chương trình hợp tác của Quý Cơ quan với tỉnh Quảng Đông."

"Bộ Ngoại giao xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Cơ quan./."

Kèm theo là danh mục (hai trang) 16 "công việc phải làm" (xem hình kèm theo)

 

Để có một ý niệm cụ thể về công văn ký tên Hồ Xuân Sơn nhằm thực hiện ý muốn của Hồ Xuân Hoa, bí thư (hay tổng đốc ?) Quảng Đông, chỉ cần chép lại nguyên văn hai "công việc phải làm" số 1 và số 2:

"1. Thúc đẩy Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải thăm Quảng Đông.

"2. Trong khuôn khổ bồi dưỡng đào tạo cán bộ giữa hai Đảng Trung Việt, triển khai công tác đào tạo cho cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Kế hoạch trong 05 năm đào tạo 300 cán bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ; trong đó Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi địa phương 100 cán bộ, 100 cán bộ của các tỉnh thành có quan hệ hợp tác với Quảng Đông nhiều như TP. Hải Phòng, Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam".

Thiết tưởng mọi bình luận là quá thừa.Câu hỏi duy nhất đáng đặt ra: đây là công văn của "Bộ ngoại giao Việt Nam" hay là của Sở nội vụ tỉnh Quảng Đông?

B. T.