Saturday, December 10, 2016

'Hôi của’, xẻ thịt trâu và… Gia đình văn hóa

Nếu như những tiêu chí “Gia đình văn hóa” được đánh giá đúng, thì từng thành viên của gia đình chắc chắn phải là những thành viên mẫu mực của xã hội.

Cứ dịp cuối năm, “đến hẹn lại lên” các tổ dân phố lại đi phát một tờ khai, các gia đình tự khai vào đó theo các tiêu chí đánh giá “Gia đình văn hóa.” Sau khi nộp đi, đâu như chục ngày nửa tháng, nhà nào cũng được cấp một giấy chứng nhận in đẹp như một tấm bằng khen. Như nhà tôi thì nó được để một xấp trong tủ, chẳng bao giờ treo lên cả, vì… chán.  
Năm nào cũng như năm nào, cùng một nội dung lấy thông tin và tất cả các nhà đều được phát đồng loạt. Thường thì chỉ có những nhà gia đình có người phạm pháp thì mới không được phát tờ khai, còn lại kể cả vợ chồng cãi cọ đánh chửi nhau thường xuyên hay vẫn vứt rác ra đường, nay vì thành tích của địa phương nên cũng “được” Gia đình văn hóa tất. 
Theo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, năm 2015, cả nước có gần 19 triệu gia đình đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa" trong tổng số hơn 22 triệu gia đình, đạt 85,03%, tăng 2% so với năm 2014.
(Theo Dangcongsan.vn)
Trên cả nước, chắc chỉ có Đà Nẵng là quý trọng “tỷ lệ Gia đình văn hóa thấp nhất nước” và coi đó là con số thực chất. Ngay ông Nguyễn Hữu Chiến, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Đà Nẵng, cũng thẳng thắn rằng việc dễ dãi trong công nhận Gia đình văn hóa dễ dẫn đến coi thường danh hiệu. 
Mỗi năm, nhận tờ khai điền thông tin, trong lòng tôi lại dấy lên những băn khoăn, rằng trên toàn đất nước chúng ta như thế có rất, rất nhiều “Gia đình văn hóa,” tức là rất nhiều “tế bào của xã hội” được công nhận là “có văn hóa.” Thế mà chỉ cần bước chân ra đường là có thể gặp những hành vi có thể coi là xấu xí của người Việt, mà nổi lên là sự ích kỷ, tham lam.  
Bất cứ ai cũng có thể gặp tai nạn vì một cú tạt đầu vô trách nhiệm của một “tay lái lụa” muốn vượt trước hoặc người nào đó vượt đèn đỏ vì muốn tham lam cho bản thân một vài giây. 
Cứ thỉnh thoảng chúng ta lại gặp những tin tức, nào là đổ xô vào “hôi” bia ở Đồng Nai, nào là “hôi” của từ chiếc xe tải cháy… hay gần đây nhất là hình ảnh những người xông vào xẻ thịt con trâu chết tai nạn ngay trên mặt đường. 
'Hôi của’, xẻ thịt trâu và… Gia đình văn hóa
Cảnh “hôi” bia trước sự bất lực của tài xế ở Đồng Nai mấy năm trước. Ảnh: Kênh 14
Tôi nhớ cách đây mấy năm, người bạn công tác trên huyện ở miền núi phía Bắc kể, buổi chiều khi làm đường, công nhân phát hiện một ghềnh đá trong đá có chứa vàng. Chỉ trong một đêm cái ghềnh đá rộng sâu mấy chục mét, dài đến 300 mét bị dân địa phương và cả những vùng lân cận đổ ra đào bay mất, sáng hôm sau để lại một con mương cạn trong sự bất lực của chính quyền. 
Câu chuyện “hôi” thịt trâu y hệt vậy, chỉ khác là thay vì đào vàng thì người ta cướp thịt trâu.  
Cũng chỉ vài ngày trước, xem những đoạn video chia sẻ trên mạng về cảnh “xếp hàng” mua vé trận bán kết lượt về AFF Cup giữa ĐT Việt Nam và Indonesia ở Mỹ Đình mà nản. Một đám đông hỗn loạn, đè lên nhau và gây sức ép lên lực lượng cảnh sát cơ động làm nhiệm vụ. Chúng ta tự hỏi tại sao không thể xếp hàng mua vé một cách trật tự được mà cứ hễ đụng vào các sự kiện “hot” thì người Việt Nam lại trở nên náo loạn đến vậy? 
'Hôi của’, xẻ thịt trâu và… Gia đình văn hóa
Cảnh chen lấn đến nghẹt thở trong ngày mở bán vé xem ĐTVN – Indonesia. Ảnh: Song Ngư
Và sau trận đấu, thật xấu hổ khi nghe tin đội bạn phải cố thủ trong vòng vây cảnh sát bảo vệ vì ô tô bị ném vỡ kính xe. Có bao nhiêu cổ động viên như thế có giấy chứng nhận “Gia đình văn hóa” treo ở nhà? 
Một trong những tiêu chí “Gia đình văn hóa” là ”Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; nếp sống văn hóa nơi công cộng; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan của địa phương; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.” Đọc tiêu chí đó, nhưng lại chứng kiến người Việt ngày càng thiếu đi cách cư xử văn hóa, chỉ cần có mối lợi, lòng tham nổi lên, sợ mất phần là sẵn sàng… “tham chiến” bất cứ lúc nào, sẽ thấy rõ ràng có một khoảng cách quá lớn giữa thành tích được báo cáo với những gì đang diễn ra trong đời sống hàng ngày.  
Nếu như những tiêu chí “Gia đình văn hóa” được đánh giá đúng, thì từng thành viên của gia đình chắc chắn phải là những thành viên mẫu mực của xã hội. Sẽ không có những người mẫu mực trong gia đình nhưng sẵn sàng cư xử thiếu văn hóa, thậm chí xấu xí ngoài xã hội.

Đâu phải trả lại tiền đã xin của dân là xong chuyện!

QUỐC TOẢN 06:49 11/12/16
(GDVN) - Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa đề nghị kiểm tra thông tin báo nêu vụ người dân bị cán bộ "xin" lại một nửa tiền đền bù, đồng thời yêu cầu xử lý nghiêm sai phạm...


UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn hỏa tốc số 14102/UBND-VX ngày 6/12/2016 về việc làm rõ nội dung bài viết "người dân vừa nhận tiền đền bù thì cán bộ đến "xin" lại một nửa" theo phản ánh của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Trước đó, ngày 30/11/2016, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết "người dân vừa nhận tiền đền bù thì cán bộ đến "xin" lại một nửa.
Nội dung phản ánh về việc nhiều hộ dân ở phố 7, phố 8, phường Đông Cương (TP. Thanh Hóa) có đất sản xuất nông nghiệp thuộc diện đền bù đất khi Công ty Cổ phần xây dựng thương mại Tuấn Minh lấy đất xây dựng khu thương mại và văn phòng.
Tuy nhiên, theo phản ánh, sau khi người dân nhận tiền đền bù bất ngờ bị cán bộ cán bộ phường này "xin" lại gần một nửa.
Về việc này, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng giao/yêu cầu UBND thành phố Thanh Hóa khẩn trương làm rõ nội dung bài viết.
Xử lý nghiêm những sai phạm (nếu có) theo quy định. Báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 15/12.
Cũng liên quan tới sự việc nói trên, trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam hôm 5/12, ông Đào Trọng Quy - Chủ tịch UBND thành phốThanh Hóa cho biết, việc phường thu lại tiền đền bù của dân là không đúng.
Bà Lê Thị Lũy (73 tuổi, trú tại phố 7, phường Đông Cương, TP. Thanh Hóa), một trong những hộ dân trong diện đền bù của dự án, gia cảnh nghèo khổ nhưng cán bộ vẫn quyết xin bà tiền đền bù. Ảnh Quốc Toản.
Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa yêu cầu lãnh đạo phường Đông Cương trả lại tiền, xin lỗi dân, nghiêm túc kiểm điểm vì để xảy ra sự việc nêu trên.
"Chúng tôi đã bắt họ (phường Đông Cương) trả lại, họ mới trả đấy!
Qua sự việc này, chúng tôi rất cảm ơn anh em báo chí đã nêu đúng bản chất sự việc, giúp đơn vị thực hiện quản lý nhà nước được tốt hơn", ông Quy cho biết.
Tuy nhiên, điều khiến dư luận phân vân là, nếu không có chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa (yêu cầu trả lại tiền cho dân) thì số tiền 185 triệu đồng đã thu của 13 dân không đúng quy định, liệu có được trả lại cho chủ sở hữu?
Số tiền đã thu lại của dân có thực chất được xung vào quỹ địa phương, sử dụng đúng mục đích hay thu lại để tư lợi?

Xây nhà ga triệu đô, đón lô hàng duy nhất rồi… bỏ không

Ga Cái Lân khai thác được lô hàng duy nhất 10,000 tấn thép từ Thái Nguyên chở về rồi bỏ không. (Hình: VNExpress)
QUẢNG NINH (NV) – Xây dự án nhà ga xe lửa 1,510 tỷ đồng để chở hàng hóa nhưng khai thác được lô hàng duy nhất rồi bỏ không để… trồng rau.
Ga Cái Lân, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, được thiết kế chuyên chở hàng hóa, có khổ đường sắt 1,435 mét, thuộc dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên-Phả Lại-Hạ Long-Cái Lân dài 130 cây số, được chính phủ đầu tư với tổng vốn khoảng 7,000 tỷ đồng.
Khởi công từ năm 2005, nhưng do ảnh hưởng của khó khăn kinh tế, nhiều hợp phần của dự án phải giãn tiến độ, trừ tiểu dự án một gồm ga Hạ Long-ga Cái Lân và cầu vượt Bàn Cờ, được xây dựng với trị giá 1,510 tỷ đồng và vận hành từ Tháng Mười năm 2014.
Xây nhà ga triệu đô, đón lô hàng duy nhất rồi... bỏ không
Nhân viên nhà ga hàng ngày chăm sóc rau xanh. (Hình: VNExpress)
Tuy nhiên từ khi hoạt động đến nay, ga Cái Lân chỉ khai thác được một lô hàng duy nhất là 10,000 tấn thép từ Thái Nguyên chở về rồi “chờ thời” cho đến nay.
Nói với báo điện tử VNexpress, ngày 9 Tháng Mười Hai, ông Nguyễn Ðức Tân, trưởng ga Cái Lân cho rằng, việc ga bỏ không lâu nay vì hầu hết đường ray ở Việt Nam có khổ 1 mét, trong khi ga này xây theo khổ 1.435 mét. Do vậy chỉ khai thác được 2 tuyến từ Thái Nguyên và Ðồng Ðăng, tỉnh Lạng Sơn. Ngoài ra, còn phải cạnh tranh với xe tải, tàu thủy đang được khách hàng ưa chuộng vì tiện lợi.
Theo ông Tân, hiện ga có 4 nhân viên được trả lương khoảng 4 triệu đồng/tháng.”Công việc hàng ngày của chúng tôi chủ yếu là trông coi tài sản của ga, trồng cây và chăm sóc rau xanh,” ông Tân nói. (Tr.N)

Việt Nam: Họa vô đơn chí, kiều hối giảm

Nhận ngoại tệ từ ngoại quốc gửi về. Nguồn thu quan trọng này đang giảm. (Hình: Người Lao Ðộng)
VIỆT NAM – Giá dầu thô giảm, các khoản thu từ thuế gồm cả xuất-nhập cảng lẫn nội địa giảm khiến ngân sách thất thu trầm trọng và giờ, kiều hối – một nguồn thu quan trọng nữa cũng giảm!
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc chi nhánh Sài Gòn của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, năm nay, lượng kiều hối từ ngoại quốc gửi về Sài Gòn giảm khoảng 500 triệu Mỹ kim so với 2015. Ðây là điều chưa từng có từ đầu thập niên 2010 đến nay.
Trước kia, mỗi năm, lượng kiều hối từ các quốc gia khác gửi về Sài Gòn tăng khoảng 10%. Năm ngoái, lượng kiều hối gửi về Sài Gòn khoảng 5.5 tỉ Mỹ kim. Năm nay, lượng kiều hối gửi về Sài Gòn không những không tăng mà còn giảm khoảng 500 triệu Mỹ kim. Ông Minh cho rằng, nguyên nhân dẫn tới tình trạng vừa kể là vì tác động của những diễn biến về chính trị cũng như kinh tế trên thế giới.
Lượng kiều hối từ các quốc gia khác gửi về Sài Gòn vào quý 4 hàng năm, thường chiếm từ 40% đến 42% lượng kiều hối của cả năm, trong đó có từ 60% đến 62% được gửi từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên trong vài tháng gần đây, lượng kiều hối từ Hoa Kỳ gửi về Sài Gòn sụt giảm đáng kể sau khi ông Donald Trump tuyên bố Hoa Kỳ sẽ rút ra khỏi TPP (Hiệp Ðịnh Thương Mại Tự Do Xuyên Thái Bình Dương) và có tin Cục Dự Trữ Liên Bang của Hoa Kỳ sẽ nâng lãi suất trong tháng này. Theo ông Minh, kiều hồi từ Hoa Kỳ gửi về Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng là để đầu tư, do vậy, có thể các yếu tố vừa kể khiến dòng kiều hối chững lại.
Việt Nam từng là một trong mười quốc gia dẫn đầu thế giới về lượng kiều hối nhận được hàng năm. Ngân Hàng Thế Giới (WB) cho biết, năm ngoái, Việt Nam nhận được lượng kiều hối khoảng 12.25 tỉ Mỹ kim. Năm nay, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ước đoán, con số này có thể giảm khoảng 4 tỉ Mỹ kim, chỉ còn chừng 9 tỉ.
Có lẽ cần nhắc lại rằng, năm 1991 Việt Nam chỉ nhận được khoảng 35 triệu Mỹ kim kiều hối nhưng đến năm 2015, Việt Nam đã nhận được 12.25 tỉ Mỹ kim. Tính ra, mức độ gia tăng của kiều hồi xấp xỉ 40%/năm.
Từ 2013 đến năm vừa qua, lượng kiều hối mà Việt Nam nhận hàng năm tương đương 7% GDP, xấp xỉ mức đầu tư của các tập đoàn, công ty ngoại quốc vào Việt Nam (FDI) và cao gấp đôi mức giải ngân viện trợ phát triển không hoàn lại (ODA).
Theo các chuyên gia thì 80% kiều hồi mà Việt Nam nhận được là do những người Việt định cư ở ngoại quốc sau Tháng Tư năm 1975 gửi về.
Có tới 7 tỉ trong 12.25 tỉ Mỹ kim kiều hối mà Việt Nam nhận năm ngoái được gửi về từ Hoa Kỳ. Sài Gòn luôn là nơi nhận được lượng kiều hối lớn nhất (từ 45% đến 55% tổng lượng kiều hối mà Việt Nam nhận hàng năm). Dẫu chính quyền Việt Nam cố gắng nâng số lượng người Việt đi làm thuê ở ngoại quốc lên mức hàng trăm ngàn mỗi năm để đẩy tổng lượng kiều hồi hàng năm lên cao hơn nhưng lượng kiều hối nhận từ nhóm người Việt này vẫn chỉ xấp xỉ 7% tổng lượng kiều hối mà Việt Nam nhận được hàng năm.
Dẫu lượng kiều hối mà Việt Nam nhận hàng năm rất đáng kể nhưng cả WB lẫn các chuyên gia kinh tế của Việt Nam đều cảm thấy tiếc khi chính quyền Việt Nam vẫn chưa có chính sách thích hợp để kiều hối trở thành một nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội.
Hồi Tháng Ba vừa qua, Ðại Học Kinh Tế Quốc Dân ở Hà Nội từng phối hợp với Hiệp Hội Nhà Ðầu Tư Nước Ngoài (VAFIE) tổ chức thảo luận về “quan hệ giữa kiều hối và hoạt động đầu tư tại Việt Nam.” Những người tham dự hội thảo này cùng cho rằng, chính quyền Việt Nam đang phung phí một nguồn lực rất quan trọng.
Theo kết quả một cuộc khảo sát do Viện Nghiên Cứu và Quản Lý Kinh Tế Việt Nam (CIEM) thực hiện thì dù tổng lượng kiều hồi chỉ tăng chứ không giảm nhưng lượng kiều hối được dùng để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trồi sụt rất thất thường. Giai đoạn từ 2012 đến 2013, tỉ lệ kiều hối được đầu tư vào sản xuất, kinh doanh chiếm khoảng 30% tổng lượng kiều hối mà Việt Nam nhận hàng năm nhưng đến năm 2014, tỉ lệ này sụt xuống chỉ còn 16%. Ðến năm 2015, tỉ lệ này vọt lên 70%.
Ông Nguyễn Kim Chung, viện phó CIEM, nhận định, sở dĩ lượng kiều hối được dùng để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trồi sụt rất thất thường vì mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không ổn định. Ðây là lý do lượng kiều hối mà Việt Nam nhận hàng năm không được dùng để đầu tư vào sản xuất-kinh doanh mà chảy vào bất động sản, gửi ngân hàng lấy lãi hay chi tiêu.
Ông Nguyễn Mại, chủ tịch VAFIE, cho rằng, trong bối cảnh FDI khó tăng trưởng mạnh, mức độ ưu đãi của ODA giảm thành ra Việt Nam buộc phải giảm vay để nợ nần không quá lớn, chính quyền Việt Nam cần phải có chính sách rõ ràng và hợp lý để “nắn” dòng kiều hối mà Việt Nam nhận hàng năm chảy vào sản xuất-kinh doanh.
Tính đến hết năm ngoái, có 52/63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam tiếp nhận 2,000 dự án đầu tư, quy mô chung khoảng 8.6 tỉ Mỹ kim từ kiều hối. Nhiều chuyên gia kinh tế hy vọng, khi kiều hối hướng vào sản xuất, kinh doanh, nó sẽ trở thành một nguồn lực lớn giúp kinh tế, xã hội Việt Nam phát triển tốt hơn. Theo họ, muốn được như thế, chính quyền Việt Nam phải tạo điều kiện thuận lợi cho dân chúng ra ngoại quốc làm việc, cư trú, gia tăng thông tin để người Việt cư trú ở ngoại quốc nhìn ra “cơ hội đầu tư” ở Việt Nam, mở rộng quyền mua, bán nhà tại Việt Nam của người Việt cư trú ở ngoại quốc để phát triển thị trường địa ốc…
Giờ thì giống như những hy vọng đã được ký thác vào nhiều yếu tố khác. Hy vọng về kiều hối bắt đầu lung lay. (G.Ð)

Trung Cộng cho oanh tạc cơ có khả năng nguyên tử bay qua Biển Đông

Trung Cộng cho oanh tạc cơ có khả năng nguyên tử bay qua Biển Đông
Trung Cộng đã cho một oanh tạc cơ đường dài có khả năng mang theo bom nguyên tử bay qua Biển Đông, ngay sau khi Tổng thống tân cử Hoa Kỳ Donald Trump nói chuyện với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.
Công ty truyền thông Fox News hôm Thứ Sáu 9 tháng 12 dẫn lời hai giới chức Hoa Kỳ giấu tên cho hay, Ngũ Giác Đài còn quan tâm hơn nữa về ảnh chụp từ vệ tinh gián điệp, cho thấy Trung Cộng đang chuẩn bị đưa thêm phi đạn địa đối không ra những hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông.
Theo Fox News, chuyến bay đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Trung Cộng của oanh tạc cơ đường dài có khả năng mang theo bom nguyên tử là một màn trình diễn cố tình, nhằm gửi một thông điệp cho chính quyền mới ở Washington.
Oanh tạc cơ H-6 của Trung Cộng đã bay dọc theo “đường lưỡi bò” gây tranh cãi vào hôm Thứ Năm 8/12 vừa qua. Ngũ Giác Đài được báo động về chuyến bay này hôm Thứ Sáu.
Trong một diễn biến khác, mới đây vệ tinh tình báo Hoa Kỳ trông thấy nhiều bộ phận của hệ thống phi đạn địa đối không SA-21 phiên bản Trung Cộng tại cảng Jieyang Đông Nam Hoa Lục. Cũng từ cảng này, Trung Cộng đã đưa nhiều chuyến hàng quân sự ra những hòn đảo trên Biển Đông.
Hồi tháng 2, Fox News đầu tiên loan báo Trung Cộng đã điều động hệ thống phi đạn HQ-9 ra đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. Được biết phi đạn SA-21 phiên bản Trung Cộng dựa trên hệ thống S-400 của Nga, là một hệ thống phi đạn còn mạnh hơn HQ-9.
Huy Lam / SBTN

Cá biển ở Quảng Bình bị nhiễm kim loại nặng vượt mức quy định

Cá biển ở Quảng Bình bị nhiễm kim loại nặng vượt mức quy định
Cá do ngư dân miền Trung đánh bắt xa bờ cập cảng đất liền. (ảnh: B.Hồng)
Ngày 10-12, ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Bình cho biết, qua khảo sát xét nghiệm lấy 130 mẫu cá trong các kho đông lạnh với tổng số hơn 3,200 tấn cá của các công ty thu mua cá của ngư dân, phát hiện có 30 mẫu có hàm lượng Cadimi (*) vượt mức cho phép, tương đương 606.4 tấn cá.
Sở Y tế Quảng Bình đã lấy 130 mẫu kiểm tra gồm: 86 mẫu cá, 31 mẫu mực, 4 mẫu tôm, 2 mẫu ghẹ, 5 mẫu cá khô, 1 mẫu tép khô, 1 mẫu chả cá tại 29 cơ sở đông lạnh hải sản trong tỉnh để phân tích các chỉ tiêu liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng là Cadimi, Asen, Chì, thủy ngân, Phenol, Cyanua. Họ đã phát hiện 30/130 mẫu không đảm bảo an toàn thực phẩm. Số hải sản này được thu mua từ tháng 4-2016 đến ngày 30-8-2016. Trong đó 2 mẫu mực, 2 mẫu ghẹ và 24 mẫu cá nhiễm Cadimi vượt giới hạn quy định; 2 mẫu cá nhiễm Cadimi vượt giới hạn và có chứa Phenol, Cyanua.
Theo thống kê, có tất cả 606.4 tấn hải sản có hàm lượng Cadimi vượt ngưỡng, chiếm 1/5 số lượng hải sản đang tồn kho gồm các loại hải sản như: ghẹ xanh, ghẹ sao, cá ngừ trơn, ngừ bong, cá bống suôn, mực chan chu và một số loại cá nục.
Một phúc trình của tỉnh Quảng Bình đưa ra hôm chiều ngày 9-12, cho biết về cơ bản, giá trị thiệt hại do Formosa Hà Tĩnh gây ra làm ảnh hưởng đến vùng biển của tỉnh Quảng Bình, tính đến ngày 30-11 là hơn 2,500 tỷ đồng. Tuy nhiên tổng số tiền phê duyệt chi trả trong vụ việc này mới có hơn 423 tỷ đồng, trong đó đã thực chi trả là hơn 307 tỷ đồng.
Ông Lê Minh Ngân, phó chủ tịch tỉnh Quảng Bình nói rằng đến nay, còn rất nhiều người bị thiệt hại do Formosa gây ra, nhưng chưa có chính sách về bồi thường, như: chủ cơ sở chế biến, cơ sở nuôi trồng hải sản bị chết dưới 70%, các cơ sở lưu trú ven biển, định mức bồi thường cho tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên…
Vũ Minh Ngọc / SBTN
(*) Cadimi có tên khoa học là cadmium, ký hiệu là Cd, là một nguyên tố vô cơ. Cd được phân vào nhóm kim loại nặng, trong đó Cd cùng với chì, thủy ngân (cũng là kim loại nặng) là các độc chất vô cùng nguy hiểm đối với cơ thể con người.

Thủy điện Hố Hô 7 năm chưa trả hết tiền đền bù đất đai

Thủy điện Hố Hô 7 năm chưa trả hết tiền đền bù đất đai
Người dân đau xót nhìn đất đai nuôi sống họ bao đời bị dìm dưới lòng hồ Thủy Điện Hố Hô. (Ảnh: Dân Việt)
Nhà máy thủy điện Hố Hô ở tỉnh Hà Tĩnh là một trong những thủ phạm đã làm cho tình trạng ngập lụt tại miền Trung trong thời gian qua thêm trầm trọng. Không những vậy, nhà máy này lại vừa bị tố cáo là không thực thi đầy đủ trách nhiệm đền bù cho những cộng đồng đã phải nhường đất canh tác và rừng cho dự án thủy điện.
Thuỷ điện Hố Hô nằm trong dự án xây dựng một số nhà máy thuỷ điện nhỏ với công suất phát điện 13MW trên địa bàn xã Hương Hoá, huyện Tuyên Hoá (Quảng Bình). Tuy nhiên phần lòng hồ có tổng diện tích ngập nước 264,5ha (gồm đất rừng phòng hộ, đất trồng lúa và hoa màu, sông suối) lại nằm trên địa bàn xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
Năm 2010, Nhà máy thủy điện Hố Hô đưa vào vận hành cũng là lúc hàng trăm hộ dân tại địa bàn xã Hương Liên, Huyện Hương Khê, Hà Tĩnh đã nhường đất đai sản xuất của mình phải xót xa nhìn đất trồng lúa và hoa màu nuôi sống họ từ bao đời nay bị chôn vùi dưới lòng hồ thủy điện Hố Hô.
Một phóng sự trên báo mạng Dân Việt cho biết, nhiều người dân ở xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, vẫn chưa nhận được đầy đủ tiền đền bù cho những mảnh đất mà họ đã giao cho dự án từ 7 năm nay, khiến cho nhiều người lâm vào cảnh nghèo khó.
Bài báo này sau đó đã biến mất khỏi trang mạng của báo Dân Việt, nhưng có thể tìm thấy tại một số trang mạng khác, như Hội Nông Dân Việt Nam hoặc Báo Hà Tĩnh.
Theo bài báo, ông Nguyễn Văn Nguyên ở xóm 4, xã Hương Liên cho biết gia đình ông phải nhường toàn bộ đất sản xuất cho dự án thủy điện. Nay con cái ông nhiều người phải tha hương vào Nam kiếm sống.
Đây là tình trạng chung của hàng trăm gia đình trong xã Hương Liên, như được chủ tịch xã là ông Đinh Văn Sảnh xác nhận. Theo ông Sảnh, gần 100 héc ta đất của hơn 300 gia đình trong xã này giờ đây bị chìm dưới lòng hồ thủy điện.
Xã Hương Liên có tỉ lệ gia đình nghèo cao nhất tỉnh Hà Tĩnh là hơn 28%. Theo ông Sảnh, nguyên nhân khiến người dân nghèo khó là do người dân mất đất sản xuất cho dự án thủy điện, nhưng đến nay nhà máy thủy điện Hố Hô còn nợ tiền đền bù của dân.
Huy Lam / SBTN

Khắp ba miền đất nước kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền

Khắp ba miền đất nước kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền
Vào sáng ngày 10 tháng 12 năm 2016, nhiều hội đoàn, tổ chức xã hội dân sự, cá nhân hoạt động dân chủ khắp cả nước đã tổ chức Ngày Quốc Tế Nhân Quyền nhằm lên án chế độ cộng sản Việt Nam vi phạm công ước quốc tế về quyền con người.
Tại Nghệ An: Sáng 10/12, khoảng hơn 60 người đã có mặt tại Trường mầm non thuộc giáo xứ Phúc Lộc ở xã Đức Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An để phổ biến các điều luật cơ bản về tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, và những quyền lợi cơ bản mà con người được thừa hưởng. Được biết, đa phần những người có mặt tham dự là những nông dân, tiểu thương trên địa bàn huyện Yên Thành, muốn tìm hiểu về quyền con người.
Nhà hoạt động Nguyễn Thành Huân, người vừa bị côn an Nghệ An hành hung đã chia sẻ với bà con về sự việc anh bị đánh đập như thế nào, và thể hiện ý chí, nghị lực tiếp tục dấn thân, đấu tranh của anh trên con đường đấu tranh bảo vệ nhân quyền trong nước.
Nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An đã huy động lực lượng an ninh, công an, cảnh sát giao thông… đến theo dõi và kiểm soát tình hình. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên SBTN, không có ai bị bắt hay bị nhà cầm quyền gây khó dễ.
15355676_1847705022133036_38276617426246368_n
Tại Hà Nội: Anh  Trịnh Bá Phương, một người hoạt động về quyền đất đai đã bị công an quận Hà Đông, Hà Nội bắt cóc ngay trong ngày quốc tế nhân quyền 10.12.2016 khi anh vừa ra khỏi nhà.
Sau đó, nhiều bà con dân oan Dương Nội và những người hoạt động đã đến trụ sở công an phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội để yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho anh Trịnh Bá Phương. Đến khoảng 14 giờ chiều cùng ngày, công an đã trả tự do cho anh Phương.
Theo ghi nhận của phóng viên SBTN, anh Phương bị nhiều thương tích khắp người do bị công an tra tấn.
Anh Trịnh Bá Phương chia sẻ sau khi ra khỏi đồn công an: “Trước lúc đi, tôi biết tôi có thể bị bắt bớ, bị đánh đập. Tôi muốn đi để chứng tỏ Việt Nam đang vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng. Khi tôi bị bắt đưa về đồn công an phường Dương Nội thì mọi trò bẩn thỉu của chúng đã được bộc lộ. Họ đã đánh đập, xỉ nhục, xúc phạm nhân phẩm, đe dọa đối với tôi. Chính người tên Xương – công an phường đã dùng máy quay lại video và nói là ‘quay lại để khỏi nhìn nhầm với chó thui’ và sau đó, chính tên Xương đã tiếp tục đánh tôi.”
Tại Sài Gòn: một số người hoạt động dân chủ đã mua bánh mì, nước suối và tổ chức phát quà cho những người vô gia cư và những người lang thang khắp thành phố không nơi nương tựa nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền.
Facebooker Nguyễn Peng chia sẻ về ý nghĩa của việc làm này: “Nhân ngày quốc tế nhân quyền 10/12 chúng tôi mặc áo quyền con người đi chia sẻ quà, một phần cũng muốn mọi người Việt Nam quan tâm nhiều hơn về ngày quốc tế nhân quyền, và quyền con người phải đuợc tôn trọng tại Việt Nam”.
tai-sai-gon-2
Nguyên Nguyễn / SBTN

Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Công Giáo tố cáo CSVN nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền

Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Công Giáo tố cáo CSVN nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền
Hòa Thượng Thích Không Tánh đau lòng trước cảnh chùa Liên Trì bị phá bỏ.
Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12, khi thế giới đánh dấu 68 năm ngày công bố Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát Về Nhân Quyền, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Công Giáo Việt Nam đưa ra bản lên tiếng tố cáo trước dư luận quốc tế chính sách chà đạp nhân quyền vô cùng khốc liệt hiện nay của nhà cầm quyền Việt Nam.
Bản lên tiếng tố cáo rằng Việt Nam, một nước thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, chẳng những không tôn trọng các quyền con người, mà còn tăng cường đàn áp nhân quyền trong thời gian gần đây, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.
Bản lên tiếng liệt kê các trường hợp bắt bớ và giam cầm tùy tiện đối với luật sư Nguyễn Văn Đài và phụ tá của ông là bà Lê Thị Thu Hà, dân oan Cấn Thị Thêu, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm, bác sĩ Hồ Hải, ông Lưu Văn Vịnh và ông Nguyễn Văn Đức Độ.
Bản lên tiếng cũng lên án việc đối xử ngày càng khắc nghiệt và phi nhân bản đối với các tù nhân lương tâm như ông Hồ Đức Hòa, bà Trần Thị Thúy, ông Đặng Xuân Diệu, ông Trần Huỳnh Duy Thức, ông Đinh Nguyên Kha và ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng.
Đặc biệt Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Công Giáo ghi nhận hiện trạng đàn áp tôn giáo ngày càng khốc liệt trong năm 2016, như vụ phá hủy chùa Liên Trì và đan viện Thiên An, vụ phong tỏa nhằm triệt hạ thánh thất Tuy An của đạo Cao Đài trong tỉnh Phú Yên.
Bản lên tiếng cũng tố cáo sự khủng bố tinh thần, ngăn chặn sinh hoạt, học hành và thi cử đối với những người tranh đấu cho nhân quyền, như các trường hợp của Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Linh mục Phan Văn Lợi, và blogger Trương Minh Tam.
Nhân kỷ niệm 68 năm ngày công bố Tuyên Ngôn Phổ Quát Về Nhân Quyền, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Công Giáo đã gởi Bản Lên Tiếng đến Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, các tổ chức nhân quyền quốc tế, chính phủ các quốc gia và truyền thông báo chí
Huy Lam / SBTN

Hãy mở rộng vòng tay, chia sẻ tình yêu

Năm Xích Lô (Danlambao) - Mùa Noel đang đến gần. Hạnh phúc cho những ai có gia đình êm ấm, có cuộc sống tinh thần không bị bóng đen của ác quỷ đằng sau. Trong niềm hạnh phúc riêng tư đó, chúng ta đừng quên chia sẻ chút tình với những hoàn cảnh bất hạnh, cuộc sống đau khổ tạm bợ của họ trên quê hương đất nước thân yêu chúng ta.

Bạn sẽ cảm nhận được sự hạnh phúc khi đem những niềm vui cho những người bất hạnh vì ít nhiều chúng ta đến với nhau bằng tình người, vô vụ lợi, trong an bình thanh thản. Mỗi cá nhân chúng ta không thể giúp cho nhiều hoàn cảnh đau thương vì chính chúng ta cũng có những ưu tư trằn trọc nhưng trong tương đối vẫn hơn vạn lần những con người đang sống kiếp con người thua con vật ở xã hội tự do. Một cánh én chẳng làm nên mùa xuân nhưng nhiều cánh én sẽ đem mùa xuân đến mọi nhà.

Tôi chỉ kêu gọi lòng hảo tâm của bạn đọc như một sự nhắc nhở, thấy đúng thì làm, không đúng bỏ qua chớ lòng từ tâm không là sự bố thí mà theo tôi là trách nhiệm với những hoàn cảnh được diễn tả bằng vài hình ảnh dưới đây.







Trên đây chỉ là trích dẫn một số hình ảnh chứng minh sự đóng góp đến tận tay người cần sự giúp đỡ không qua hệ thống đảng của những lòng hảo tâm. Ai có hỗ trợ nhưng thắc mắc, Năm xích lô hoàn trả khỏi phân giải, Năm xích lô tuy nghèo nhưng sống có tư cách, đó là danh dự của con người.








Lại một năm trôi qua trong niềm mong chờ một gì đó biến chuyển trên đất nước chúng ta nhưng chờ đến bao giờ nếu chúng ta không hành động!

Kính thưa chú bác, anh chị em trong thôn, những người còn yêu quê hương đất nước hãy gạt bỏ những bất đồng nhỏ nhoi để cùng nắm tay hành động cho nước Việt thân yêu của chúng ta. Hãy tin, hãy yêu thì sẽ gặp và sẽ đạt. Truyền thống của dân tộc chúng ta là "uống nước nhơ nguồn", từ đó không cho phép chúng ta lãng quên những chiến sỹ đã ngã xuống để bảo vệ VNCH và đừng quên những chú bác đã mất đi một phần thân thể cho trách nhiệm công dân. Đừng nghĩ việc nào lớn, đừng suy chuyện này nhỏ. Hãy suy tư cho một Việt Nam tự do dân chủ!

Thân kính

Chuyện cổ tích: Tứ Trụ Triều Đình

* Chuyện cổ tích dành cho người trưởng thành. Trẻ em xem phải có sự hướng dẫn của người lớn.

Hồ Chí Phèo (Danlambao) - Vào ngày xưa, nhưng cũng không xưa lắ́m, chỉ cỡ "Ngày xưa Hoàng Thị", ở một nước phía Nam, rất phồn vinh, trù phú có một đức vua nhân từ, độ lượng. Hoàng hậu sau khi hạ sinh một công chúa, không may lâm trọng bệnh, băng hà. Thương nhớ hoàng hậu, đức vua không cưới vợ khác và dồn hết tình thương cho công chúa. Ngày tháng qua, công chúa trở thành thiếu nữ xinh đẹp, không chỉ thưà hưởng nhan sắc của mẹ mà còn các vẻ đẹp kiều diễm của các nàng thiếu nữ phương Nam. Công chúa được vua cha giáo dục, công dung, ngôn hạnh khó có ai bì. Tiếng đồn gần xa, bao nhiêu thanh niên tuấn tú khắp mọi miền đất nước, xếp hàng dài trước cưả sổ cung điện, người ôm gốc cây, người ngâm thơ, người ca hát ca ngợi tình yêu, chỉ để mong chờ may mắn được thấy bóng hồng thấp thóang của công chúa.

Nhận thấy công chúa đã đến tuổi trưởng thành và ngai vàng cần có người xứng đáng để truyền ngôi, Đức vua thân chinh qua gặp công chúa bàn chuyện tương lại. Được vua cha qua thăm, công chúa cùng thị nữ ra chào. Đức vua ân cần hỏi thăm rồi đề cập hôn nhân của con:

- Cha thấy con đã lớn, ngai vàng cũng cần người thay thế. Cha muốn đăng bố́ cáo ra toàn dân tuyển chọn phò mã. Lòng Tin, con thế nào?

Lòng Tin công chúa nước mắt đoanh tròng, quì xuống nhẹ nhàng thưa :

- Con may mắn được sự yêu thương, đùm bọc vua cha bao năm. Lòng con bao giờ cũng muốn gần vua cha để chăm sóc những khi già cả, đau yếu. 

Đức vua cả đẹp, đưa tay diụ dàng nâng Lòng Tin công chúa lên :

- Ta thực có phúc được con gái hiếu thaỏ, hiền thục. Kiếp người ngắn ngủi và ta đã già, đâu thể nào gần guũi con mãi được. Phải có ngày con và chồng đảm đương việc nước, lo cho dân thay cha. 

Công chúa ngần ngừ :

- Thưa Phụ vương, con e không chọn được người trung thực, đáng mặt anh hào, con sẽ đau khổ biết bao.

Đức vua mỉm cười :

- Ta đã lo đến chuyện này nên mấy ngày nay đã bàn kỹ với Tể tướng. Hàng ngàn thí sinh phải trải qua các vòng loại khó khăn. Vào chung kết chỉ còn bốn người xuất chúng nhất. Sau đó bốn người phải lần lượt thi tài vơí các đại tướng quân tài giỏi. Ta đích thân cùng Tể tướng làm giám khảo. Con sau rèm cưả có thể xem các trậ̣n thi tài mà có ý kiến về chồng tương lai cuả mình. Ta đã quyết, con không nên lo sầu làm ủ ê nhan sắc. 

*

Sau hơn một th́áng tranh tài khốc liệt, cuối cùng bốn ứng viên nặng ký nhất bước vào vòng chung kết. Ngày chung kết như ngày hội của cả nước. Mọi người lũ lụt kéo về chật kín kinh thành. Trên khán đài Đức vua và các quan xem chừng sốt ruột chờ người loan tên những thí sinh bước vào trận thi tài nẩy lửa cuối cùng, dành quyền kết hôn cùng Lòng Tin công chúa. Và đã bắt đầu, vị quan chịu trách nhiệm điều khiển chương trình, MC, dõng dạc giới thiệu thí sinh chung kết đầu tiên :

- Thí sinh đầu tiên được chọn vào chung kết là... ĐỘỘỘC... TÀÀÀI. Một anh tài từ phương bắc, đã đạp dẹp lép hơn 100 thí sinh còm cõi trong vòng loại để bước vào chung kết hôm nay.

Độc tài, đầu hình tam giác như bị bệnh Zika, râu quai nón lởm chởm, người to lớn như khỉ đột hùng hổ bước lên khán đài. Nhiều tiếng hô vang của đám tùy tùng, lẫn tiếng huýt sáo nhạo báng của dân chúng. Tay trái Độc trái quấn mấy vòng dây xićh lớn, tay phải cầ̀m buá tạ dơ cao, dậm chân thình thình đi vòng quanh khán đài chào khán giả :

- Ta, Độc Tài dũng sĩ, với dây xích "Quốc Tế Cộng sản", buá tạ "toà án XHCN" đã từng tiêu diệt bao nhiêu tên cản đường tiế́n cuả ta. Chỉ có người anh dũng như ta mới xứng đáng với Lòng Tin công chúa. 

Tiếng hoan hô của đám tùy tùng lại ồn ào nổi lên. 

Đức vua quay sang Tể tướng nói nhỏ :

- Tay này có vẻ hùng hổ, Tể Tướng chuẩn bị cho đại tướng nào cuả ta xung trận chưa?

- Muôn tâu hoàng thượng. Mọi việc đã sắp xếp sẵn. Độc Lập tướng quân đã nai nịch sẵn sàng.

Bước vào trận thi tài, Độc Tài lợi dụng được sơ hở của tướng quân Độc Lập, dùng dây xích "Quốc Tế Cộng Sản" quấn chung quanh cổ của tướng quân, dùng búa tạ̣"Tòa án XHCN" đập bộp bộp vào đầu ngài, làm ngài té lăn ra sàn đấu. Đứng một chân trên thân thể bất động Độc Lập tướng quân, Độc Tài ngửa mặt lên trời, tay vung búa tạ và dây xích đậ̣p vào ng̣ưc rầm rầm như đười ươi, làm nhạ̣c nền cho đám tuỳ tùng hò reo chiến thắng, trong khi các kh́án giả khác sợ xanh mặt, có người té xỉu.

Sau khi Độc Tài vênh váo rời khán đài nhường chổ thí sinh thứ hai, tiếng quan MC tiếp tục chương trình vang lên :

- ...Kế tiếp thí sinh không kém phần uy dũng, dũng sĩ... ĐẢẢẢNG... TRỊỊỊ...

Đảng Tṛi, mặt một nửa Á châu với chòm râu dê, một nữa mặt u châu với râu xồm, người khoác áo choàng dài đỏ như màu máu, lưng một bên dắt lưỡi liềm, một bên cũng búa tạ̣, đeo sau lưng một quyển sách lớn “Chủ thuyết Mác Lê”. Đảng Trị đưa hai tay về khán giả như đọc diễn văn :

- Hỡi quần chúng kia đang trố mắt nhìn ta như một quái vật. Được uỷ nhiệm của quốc tế công sản, ta không quản ngạ̣i bước lên đây ứng thí được kết hôn Lòng Tin công chúa. Ta sẽ đưa công chúa và các ngươi lên thiên đàng. Trên thiên đàng các ngươi được làm việc lè phè mà lại được ăn uống thả dàn. Kẻ nào chống lại ý muốn cuả ta sẽ bị tiêêêu... diêêệt. 

Được chọn để thi tài cùng Đảng Trị, tướng quân Tự Do người cao lớn, với phong thái đường hoàng cầm gươm bước lên khán đài. Đảng Trị vội vàng với tay ra sau, cầm quyển sách Mác Lê, lẩm nhẩm đọc. Đột nhiên hắn dắt saćh vào lại sau lưng, đưa cao hai tay lên trời, lẩm nhẩm. Trời đang sáng tỏ, bổng dưng mây đen kéo đến, trời tối xầm, gió thổi, mưa bắt đầu gào thét. Mọi người kinh hãi. Lẫn trong tiếng sấm sét nổ vang, tiểng cười man rợ của Đảng Trị là tiếng thì thầm câu thần chú: "Cờ Mờ. Lờ Mờ... Mờ.Tờ.Dờ...Hờ.Cờ.Mờ...Pờ. Pờ...Phì đờ.Cờ….giếết nó ….Ha..Ha...Ha..”.

Thấp thoáng qua ańh sáng những tia sét đang xé ngang bầu trời, người ta thấy những bóng trắng đang bao quanh Tự Do tướng quân, và ngài đang vung kiếm chống đỡ dữ dội. Nhưng vòng vây mỗi lúc thu hẹp dần...

Đột nhiên các tiếng động, tiếng hét ngưng hẳn, trời từ từ tỏ sáng. Trên sàn đấu trống trãi chỉ còn một mình Đảng Trị đứng yên, bất động. Người ta còn nghe rõ tiếng rơi những giọt nước đọng trên chiếc aó choàng đỏ của Đảng Tṛi đang rơi xuống sàn đấu. Đảng Trị từ từ đưa hai tay xuống, đột nhiên ngửa mặt lên trời cười sằng sặc. Mọi người còn bàng hoàng. Bọn tùy tùng Đảng Trị chợt nhận ra chiến thắng, đồng reo lên:

- Cờ Sờ muôn năm... Hờ Cờ Mờ sống mãi...

Đức vua lặng người khi nghe Tể Tướng xác định tin xấu: "Thưa Hoàng thượng, Tự Do tướng quân đã bị âm binh bắt đi rồi".

Sau khi Đảng Tṛi vui vẻ vẫy tay đám tùy tùng vẫn còn hò reo, nghêng ngang xuống khán đài ngồi gần Độc Tài, quan MC tiếp tục nhiệm vụ :

- Xin được giới thiệu một thí sinh nổi tiếng từ phương Bắc, dũng sĩ THAAAM … NHŨŨŨNG…

Tham Nhũng mặt như heo và nhợt nhạt như vừa trác táng thâu đêm, áo khoác dài màu trắng có viền vàng, cổ, tay mang vòng vàng, kim cương, hột xoàn... Chiếc aó khoác để lộ cặp chân dài lại mang thêm giày cao gót, õng ẹo bước lên khán đài. Vòng tay chào, Tham Nhũng cất giọng nửa nam, nửa nữ:

- Tham Nhũng ta đây, vũ phu không bằng Độc Tài, điều khiển âm binh không bằng Đảng Trị, nhưng kiếm tiền trên đời không ai bì kịp. Tiền bạc nhiều vô kể nên vàng bạc, châu báu, ngà voi, ngai vàng, đủ loại chân dài... ta đây đều có, chỉ còn thiếu chức phò mã nên ta mới thân hành lên đây. Để xem kẻ nào dám tỉ thí cùng ta.

Theo lệnh vua, Hạnh Phúc tướng quân điềm tĩnh cầm gươm lên võ đài. Tham Nhũng liếc mắt nhìn tướng quân, đột nhiên hắn tuột ngay áo choàng quăng xuống đất. Phần trên Tham Nhũng mang đầy vàng bạc, kim cương, ngà voi..., phần dưới đôi chân dài tuyệt đẹp. Hạnh Phúc tướng quân đang trố mắt, há hốc mồm vì ngạc nhiên, Tham Nhũng lấy ngay trên người một thỏi vàng quăng ngay vào mồm tướng quân, rồi bay lên, dùng chân dài kẹp đầu tướng quân quật mạnh xuống sàn đấu. Trận đấu kết thúc nhanh, Tham Nhũng tươi cười đứng lên, phủi hai tay, khoác lại áo choàng. Bọn tùy tùng như chợt tỉnh, hò reo. 

Tể  Tướng hớt hãi chạy từ chỗ Hạnh Phúc tướng quân đang nằm bất động về bẩm lại cho vua :

- Thưa Hoàng Thượng, Hạnh Phúc tướng quân không hy sinh vì nghẹt đường thở mà đã trúng phải khí độc từ Tham Nhũng...

Sau khi không khí lắng dịu, quan MC loan tên thí sinh cuối cùng :

-Sau cùng một thí sinh anh hào từ phương Bắc... dũng sĩ DỐỐỐI... TRÁÁÁ…

Đức vua kẽ hỏi nhỏ Tể Tướng :

- Sao tất cả bốn người chung kết này đều từ phương Bắc ?

- Dạ Thưa Hoàng Thượng. Theo điều tra hạ thần được biết, bốn người này xuất phát cùng một lò. Khởi đầu do một tay đi làm bồi bếp cho một tàu nước ngoài. Người này trở về đi qua nước ở phương Bắc, chiêu dụ được bốn đệ tử trung thành nhất, cùng trở về lập nghiệp ở phương Nam. 

Trên võ đài, Dối Trá mặt chuột, miệng dài rộng gần đếng mang tai, Trên người áo choàng đen hàng chữ trắng trước và sau lưng: "Đạo Đức XHCN". Người từng nhiều kinh nghiệm nói trước đám đông, Dối Trá dõng dạc trong tiếng hò reo của đám tuỳ tùng:

-Với tài năng phi thường cuả Độc Tài, Đảng Trị, Tham Nhũng, Dối Trá tôi đây không sánh bằng. Nhưng không có tôi lại không thể có những nhân tài này. Tôi đã dạy dỗ chúng phải biết nói bóng bẩy, văn chương. Kêu goị toàn dân theo mình đấu tranh dành độc lập, lại nói mình sẽ độc tài thì ai theo. Đưa người dân cùng tiến lên thiên đường, mà không biết cách ca ngợi thiên đường tưởng tượng thì dân nào ngu đến nỗi vào đảng với mình. Tham Nhũng mà không biết cách nói phét thì ai cho chức, cho quyền để tham nhũng kia chứ.

Cả ba Độc Tài, Đảng Trị, Tham Nhũng cúi đầu ngồi im như học trò ngoan đang nghe lời giáo huấn. Dối Trá tiếp tục thao thao :

- Ta là người có sứ mệnh rao giảng cách sống phù hợp với đạo đức XHCN. Không biết bao nhiêu người đã cun cút nghe theo ta, ta có bao nhiêu vợ và đếm không xuể số con. Nhưng.. (Dối Trá tỏ vẻ buồn rầu).. nhưng bọn gần ta nhất bắt đầu học nói láo... bây giờ chúng không tin ta mà ta cũng không còn tin chúng. Nay hay Lòng Tin công chúa kén chồng, ta quyết chiếm được trái tim nàng. Nào kẻ muốn chết để cản đường tiến cuả ta mau bước ra. 

Bọn tuỳ tùng hò reo. Tể Tướng tâu trình với đức vua :

- Thưa Hoàng Thượng, thấy ba tướng quân giỏi nhất của triều đình bị hy sinh nên không ai trong triều thần còn dám ra thi đấu. Xin Hoàng Thượng quyết định. 

Đức vua thở dài, ngài truyền tạm ngưng cuộc tỷ thí đến ngày mai để hỏi ý công chúa.

Vừa thấy đức vua, công chúa phủ phục xuống đất, mắt lệ tuôn trào :

- Thưa phụ vương.Phụ vương nỡ lòng nào ép con lấy một trong bốn người ấy. Xác người không ra người, ngợm không ra ngợm. Tính khí trái ngược hẳn với con. Xin phụ vương thương con mà nghĩ lại. 

Đức vua thở dài :

-Lòng ta muốn chiều ý con. Nhưng dân sẽ trách ta là vua mà không chịu giữ lời. Ta còn mặt mũi nào ở trên ngai vàng được nữa. 

Công chúa phủ phục dưới chân vua cha, nức nở :

-Con mà phải lấy một trong bốn người đó chắc con sẽ chết thôi phụ hoàng ơi …

Đức vua cũng rơi lệ, đỡ con dậy mà tim ngài như có ai bóp nghẹt, ngài nhẹ nhàng khuyên nhủ :

- Thôi con mau đi nghỉ. Ta sẽ bàn với Tẻ Tướng tìm cách giải quyết. 

Đêm hôm đó, Đức vua không ngủ. Ngài lặng lẽ, trầm ngâm bước quanh cung điện …

*

Trời vừa sáng, nhìn qua khung cưả sổ ánh hồng đang bừng lên ở chân trời, Đức vua chợt giật mình khi quan cận thần hấp tấp bước vào cấp báo:

-Thưa Hoàng Thượng. Xin Hoàng Thượng thứ lỗi cho hạ thần... Lòng Tin công chúa đã …

Đức vua kinh hãi :

-Công chúa ra sao, ngươi mau cho ta rõ.

- Dạ. Con trai của Thành Thật tướng quân, đang đóng quân ở biên giới phía Bắc, đã trở về kinh thành và dẫn Lòng Tin công chúa ra khỏi cung điện mất rồi. Thần không cản được, thật đáng tội chết. 

Quan cận thần trình lên vua bức thư :

- Dạ. Công chúa vừa khóc, vưà nhờ thần trao lại cho Hoàng Thượng thư này.

Đức vua thẫn thờ đọc thư công chúa, ngài rớm nước mắt. 

Đột nhiên cánh cửa cung điện bị đập tung ra. Những tiếng hò hét lẫn tiếng gươm đao đâm chém nhau bên ngoài ập vào. Vua quan chưa kịp ngạc nhiên thì quan chỉ huy ngự lâm quân, người đầy máu, đã gắng gượng chạy vào, thở hỗn hển, cố gắng lắp bắp cho trọn câu:

- Bẩm Hoàng Thượng... bốn kẻ... bốn tên đến cầu hôn đã làm lọan... Chúng thần đã không cản được... xin...

Những tiếng đâm chém bắt đầu lắng dịu, nhường cho tiếng bước chân hùng hổ cuả Độc Tài, Đảng Trị, Tham Nhũng và Dối Trá tiến vào cung điện. Độc Tài, Đảng Trị nắm cổ các quan đang bao quanh đức vua quăng ra ngoài cửa sổ. Bọn chúng đồng lọat thét lên:

- Tên vua dại khờ kia không biết giữ lời hưá để Lòng Tin công chúa trốn đi. Công chúa ra đi thì bọn ta cũng cho ngươi ra đi về nơi tiên cảnh. 

Độc Tài dùng dây xích quấn cổ nhà vua, Đảng Trị dùng sách Mác Lê đập đầu, Tham Nhũng dùng chân dài kẹp chân vua. Còn Dối Trá nhảy ngồi trên ngai vàng, xoa hai tay với nhau, đắc chí :

- Các đồng chí thấy ta liệu như thần. Phương án một giả vờ đến cầu hôn sau là soán ngôi. Lòng Tin trốn đi, ta chuyển sang phương án hai. Thế cũng đạt đến kết qủa... Ha ha ha...

Đức vua trợn mắt, uất ức nhìn kẻ dối trá đang chểm chuệ ngồi trên ngai vàng:

- À, hóa ra bọn bay thâm hiểm đã có mưu đồ soán ngôi vua từ trước …

Bọn chúng không để vua nói thêm lời, Độc Tài dùng búa ta đập đầu ngài, Đảng Trị dùng lưỡi liềm cứa cổ, Tham Nhũng xoay chân dài xả hơi độc, Dối Trá ngồi ngả nghiên trên ngai vàng cười sằng sặc. Đức vua ứa nước mắt, rồi đây thần dân của ngài sẽ chịu nhiều thống khổ. Mắt vua mờ dần, tay vua nắm chặt bức thư giã biệt của Lòng Tin công chúa như niềm an ủi cuối cùng. 

*

Đôc̣ Tài, Đảng Trị, Tham Nhũng và Dối Trá đã lập ra Tứ Trụ Triều Đình, nắm quyền cai trị đất nước, ghép Thành Thật tướng quân và các quan dưới trướng tội PHẢN ĐỘNG, bắt giam vào ngục tối. Để ghi nhớ chiến công lập nên triều đại của mình, chúng cho ghi tên ba vị tướng chúng đã giết chết là Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc vào quốc huy của nước. Qua bao nhiêu năm, mặc dù truy tìm mọi nơi bọn chúng vẫn không tìm ra Lòng Tin công chúa, không biết công chúa có vượt biên đi nước ngoài hay không ?

Thấy dân vẫn còn tưởng nhớ đến nàng công chúa, chúng tuyển chọn được một mỹ nhân là “Cuồng Tín phu nhân” thay thế. Mỗi ngày Cuồng Tín phu nhân đứng trước cưả sổ, xoa người qua laị, trong bộ áo trắng mỏng gần như trong suốt, phía trước ngực thêu hàng chữ vàng “CS”, ở sau, phiá dưới thêu hàng chữ “HCM” (xin đọc “Cờ Sờ” và “Hờ Cờ Mờ”, cần dịch ra tiếng Việt xin tìm mua tự điển “Tờ mờ - Việt” của tác giả Xì Pờ, xuất bản năm 2016, tại “Hờ Cờ Mờ City”). 

Không, Cuồng Tín phu nhân không bao giờ thay thế được Lòng Tin công chúa của ngày nào. Công chúa vẫn trẻ đẹp hiện ra trong những giấc mơ. Sống dưới chế độ Tứ trụ triều đình, dù sợ sệt vì bị hăm doạ, người dân vẫn truyền nhau ước muốn một ngày nàng công chúa trở về:

Độc tài đảng trị, tham nhũng còn.
Lòng tin không còn, đất nước mất.