Saturday, September 29, 2018

Ảnh hưởng nghiêm trọng từ Formosa, gần 700 phụ nữ ở Nghệ An mang thai có dị tật?

10 tháng, Nghệ An phát hiện gần 700 ca phụ nữ mang thai có dị tật


Chuyện môi trường ô nhiễm gây bịnh tât và dị tật thai nhi thì khoa học đã chứng minh rồi và ai cũng biết rồi! Không có lý do nào mà những vị đứng đầu đất nước không biết! Vậy thì tại sao công nghệ, nhà máy gây ô nhiễm từ Trung Quốc vẫn được đưa qua Việt Nam trong khi ngay chính Trung Quốc đã loại bỏ!? Phải chăng là vì tiền hối lộ từ nước này?
heo Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, từ tháng 9/2017 – 6/2018 việc tầm soát, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh đã phát hiện được 678 ca dị tật với nguy cơ thiếu G6PD , tăng tuyến thượng thận, suy giáp bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa; Xét nghiệm bằng phương pháp chọc ối cho 47 ca và phát hiện 7 ca nhiễm sắc thể, trong đó 4 ca down, 1 ca Klinefelte, 2 ca bất thường vi bất đoạn… Tiến trình thoái hoá giống nòi đang diển ra? Ngoài Nghệ An còn ở đâu nữa?
Chị Trần Thị Hoa, 31 tuổi ở Khối 5, thị trấn Thanh Chương, cho biết, đây là lần thứ 2 chị đi tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh tật trước sinh ở Trung tâm sàng lọc trước sinh và sơ sinh của Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Mỗi lần đến, chị được bác sĩ tư vấn các thông tin, giúp chị có thể biết được rõ hơn về tình trạng thai nhi. Theo chị Hoa: “Đây là lần mang thai thứ 2 của tôi. Năm 2012 sinh con đầu lòng, tôi chưa hiểu nhiều về việc tầm soát, chẩn đoán trước sinh nên không làm gì. Đến giờ, khi đã hiểu được mới thấy tầm quan trọng, giúp mẹ sớm biết được tình trạng của bé và nếu có gì bất thường, sẽ sớm được can thiệp kịp thời để điều trị, giảm thiểu bệnh tật, rủi ro”.
Formosa xả thải gây cá chết hàng loạt ở miền Trung
Chuyện phải đến đã đến, nhưng nó sẽ kéo dài bao lâu? Chắc chắn là nó sẽ không chấm dứt trong vài ngày vài tháng. Tai họa này dân phải chịu bao lâu? Trẻ dị tật xã hội có sẽ cưu mang được các em suốt đời không?
Nhân dân có thực sự là chủ đất nước, chính quyền có thực sự là của dân, do dân và vì dân?
***
Nhưng công nghệ, nhà máy gây ô nhiễm từ Trung Quốc vẫn được đưa vô việt nam và gây bệnh tật, thoái hoá giống nòi cho người Việt! Đó là chuyện mà chỉ cần một người bình thường cũng có thể nhận ra!
Chẳng nhẽ vì tiền lại quả mà họ sẵn sàng giết chết dân tộc Việt Nam! Hay ai có lý do nào tích cực hơn không?
Nguồn: Tổng hợp 

Đám tang Trần Đại Quang, ấn Kim Cang và chuyện ốp đồng

Kẻ "ốp đồng" bấm Kim Cang Ấn
Trạng thái ốp đồng, nếu bỏ qua những luận lý khoa học thì đâu đó trong sâu thẳm vùng hố đen mà khoa học chưa chạm tới hoặc chưa muốn chạm tới, nó có thật. Nó như một sự cưỡng bức sóng, một tần số, một linh hồn nào đó đóng vai trò tha lực xâm chiếm, cưỡng bức ngôi nhà thể xác của một tần số, linh hồn yếu đuối hơn. Và trên hết là sự tự nguyện lép vế của linh hồn chủ khi mời hoặc chấp nhận để linh hồn bên ngoài vào áp đảo thể xác của mình.
Tình trạng ốp đồng thì có liên quan gì đến cái chết của ông Trần Đại Quang? Có đấy, từ chỗ bấm Kim Cang Ấn của ông Nguyễn Phú Trọng khi đứng trước bàn thờ vong Trần Đại Quang đã cho thấy tình trạng ốp đồng đã ăn sâu tận gốc rễ dân tộc này. Và đây là một hiểm họa khôn lường!
Trở lại chuyện Kim Cang Ấn, đây là cách bắt quyết, hay còn gọi là cách bắt ấn của những người theo Mật Tông trước đây, hiện tại thì không riêng gì người theo Mật Tông mà dường như hầu hết Phật Tử, người nhà chùa đều dùng đến Kim Cang Ấn. Bởi đây là ấn quyết nhằm hội tụ chân khí, tạo thăng bằng tâm linh và tránh các tha lực (gồm cả tà khí) thâm nhập.
Đương nhiên, vấn đề chính vẫn là Kim Can Ấn chống tà khí. Khi một người theo Mật Tông hoặc một người tu hành tinh tấn, nếu gặp một chỗ ốp đồng (thật), họ chỉ cần bắt quyết Kim Cang Ấn và niệm chú Kim Cang (hoặc kết hợp Bạch Y Thần Chú) thì liền sau đó, hồn sẽ thoát xác đồng, cuộc ốp đồng chấm dứt. Nói như vậy để thấy mức độ và công hiệu của Kim Cang Ấn. Và có một nghịch lý là người nào, nhà nào, nơi nào dùng Kim Cang Ấn càng nhiều thì người đó, nhà đó, nơi đó càng có nhiều chuyện ma ám, chuyện đồng bóng và trên hết là tính vong bản.
Vì sao? Vì nếu không sợ những tần số, tha lực hay linh hồn khác, người ta không cần dùng đến Kim Cang Ấn. Nói cho cùng, tâm hồn càng thanh thản, tâm linh vững vàng thì chẳng cần bất cứ cái ấn hay cái quyết nào để bắt/bấm. Thế giới đại đồng, tình yêu chan hòa chính là cái ấn lớn nhất của nhân loại. Mọi cái ấn, cái quyết khác chỉ nhằm hỗ trợ cho linh hồn yếu đuối, sợ sệt của con người.
Một tâm hồn yếu đuối, thiếu tự chủ và nhu nhược, muốn nương nhờ đến một thứ gì đó bên ngoài để dựa dẫm thì hay chấp nhận bán mình cho những thứ bên ngoài bằng cách cầu cho thứ bên ngoài bước vào thân thể mình, cưỡng bức thân thể mình nói và hành động theo sự mong muốn của linh hồn kia. Nói khác đi, thân thể con người cũng giống như một ngôi nhà, nếu chủ nhà yếu đuối, nhu nhược và bất lực, chấp nhận để kẻ bên ngoài vào làm chủ và bản thân lùi ra xó bếp hay một góc phòng nào đó giữ yên lặng, để mặc kẻ lạ hô mưa làm gió trong nhà của mình… Rõ ràng, ở đây đã mất tính tự chủ.
Nói rộng ra, một quốc gia, một dân tộc chấp nhận đứng lùi trong góc khuất nhân loại, để cho một nền văn hóa khác, một thể chế chính trị khác từ một dân tộc khác hô mưa gọi gió trên lãnh thổ của mình, đó cũng là một kiểu bất lực của chủ thể. Xét trong ý nghĩa này, đây cũng là một kiểu ốp đồng của quốc gia, dân tộc về mặt văn hóa, chủ quyền và dân tộc tính.
Trở lại hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt ấn Kim Cang trước bàn vong của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong lễ viếng, chuyện này có liên quan gì tới tính tự chủ dân tộc hay ốp đồng quốc gia?
Xin thưa là có ba vấn đề để bàn ở đây để thấy rằng chưa bao giờ hồn thiêng sông núi nước Việt trở nên héo mòn, lu mờ và yếu đuối như hiện tại.
Thứ nhất, người Cộng sản vô thần, họ không theo tôn giáo nào và họ cực lực chống “mê tín dị đoan”. Thế tại sao có hàng chục ngôi chùa qui mô, đồ sộ và hàng trăm cái điện ốp đồng được xây dựng, bảo trợ bởi các quan chức cấp trung ương? Thế tại sao người ta lại cho một nhóm sư sãi tổ chức cầu siêu cho ông Trần Đại Quang? Và ông Nguyễn Phú Trọng bấm ấn Kim Cang Ấn trong lúc viếng tang lễ ông Trần Đại Quang là ý gì?
Thực ra, người Cộng sản chưa bao giờ vô thần, cái vỏ vô thần chỉ là cái áo giáp để chinh chiến trong quá trình dẹp bỏ mọi tôn giáo để rồi sau đó, khi các tôn giáo chết dần chết mòn trên vùng đất Cộng sản, họ lại cho khôi phục bằng cách thổi vào đó một thứ thần linh khác, thuộc thế giới độc thần – Thần Cộng sản. Và giả sử như thế giới thần linh hay thế giới tâm linh thuần túy lấy yêu thương làm nền tảng, lấy nhân ái làm kim chỉ nam thì với Thần Cộng sản, kim chỉ nam và tồn tại là đấu tranh, đấu tố, phe nhóm lợi ích và thủ đoạn. Chính vì thứ tôn chỉ gắt máu này mà người Cộng sản sẽ sớm dùng các phương tiện bảo tồn sức mạnh cho dù là tâm linh hay vật chất từ các giáo phái, tôn giáo mà họ đã trù dập. Họ dùng nó như một sự “lấy nọc rắn để giết rắn” chứ không phải dùng cho mục đích bồi bổ tâm linh hay dùng như một phương tiện đi đến cứu cánh tư tưởng, tâm hồn.
Và một khi mỗi đảng viên, mỗi nhà lãnh đạo trở thành một đầu lĩnh, thậm chí một giáo chủ Cộng Sản Thần tiềm năng, họ sẽ dùng mọi ấn quyết để triệt tiêu đối phương mà đi đến độc tôn. Bởi chỉ có độc tôn mới thỏa mãn tham vọng của họ, bởi chỉ có độc tôn mới đảm bảo tính mạng của họ. Và họ không còn lựa chọn nào khác.
Hành vi bấm Kim Cang Ấn của Nguyễn Phú Trọng không chỉ đơn thuần là bấm ấn chống tà khí, đề phòng tha lực trước bàn vong của Trần Đại Quang, bởi nếu lực ông Quang đủ mạnh thì ông Trọng mới là người ngồi trên bàn vong kia chứ không phải Quang. Và ở đây cũng không cần bàn thêm về mối quan hệ “bên ngoài thơn thớt nói cười” nhưng bụng chứa đầy dao găm, thuốc độc và không ngoại trừ polonium 210 dành sẵn cho nhau của người Cộng sản. Vấn đề muốn nói ở đây là sự bất an, mất tự chủ trong hệ thống này.
Ở một hệ thống chính trị mà kẻ nắm quyền hành đứng đầu lại có hành tung giống như một phù thủy hoặc giả một giáo chủ tông giáo, giáo phái nào đó; Ở một hệ thống chính trị mà căn nhà quốc gia, dân tộc đã bị cưỡng bức bởi một nền văn hóa, một thế lực chính trị của một quốc gia, dân tộc khác và kẻ đại diện chủ nhà chấp nhận đứng lùi vào xó bếp sau khi dựa dẫm, gọi mời kẻ kia đến tác oai tác quái trong nhà của mình thì e rằng, không chỉ Kim Cang Ấn mà còn hàng trăm, hàng ngàn thứ ấn, quyết, bùa chú, mantra… cũng chẳng thể nào cứu vãn được tình thế. Và bắt ấn chỉ là một cách chống lại sự sợ hãi mơ hồ nào đó đang vây bủa.
Sau cái chết của ông Trần Đại Quang, dường như mọi chân tướng hiện ra rõ hơn. Rất tiếc là nó rõ theo chiều kích đáng sợ và đáng lo cho dân tộc, quốc gia này./.

Cộng sản thủ tiêu cả một dân tộc!


Giao Thanh Pham|

Mối họa mất nước, nô lệ hóa của Tàu đã thật sự hiện rõ trong lần về thăm VN vừa qua. Từ Bắc vô Nam, những địa thế chiến lược và khu đất đẹp, có lợi ích kinh tế lâu dài đã bị bán cho Tàu sạch sành sanh, rao giá bao nhiêu tụi nó cũng mua, lính Tàu đội lốt nhân công trong các công trình xây cất lớn và các xí nghiệp sống đầy dẫy ở các thành phố lớn và cả thôn quê.
Việc VN trở thành một tỉnh phía Nam của Tàu như Tây Tạng chỉ còn là vấn đề thời gian.
Hà Nội – Sông Hồng bây giờ cạn nước, đê Yên Phụ ngày xưa người Pháp đắp để ngăn lũ lụt bây giờ nước chỉ còn ở đáy. Người tour guide (dân Hà Nội) nói rằng 5 năm nay, mực nước mùa lũ còn chưa tới 1/2 bờ đê. Du khách Tàu chiếm 60% với tour guide là người Tàu. Họ được đi du lịch theo tour FREE, nhưng được đưa vào những địa điểm mua đồ souvenirs.
Đà Nẵng – 80% resorts và khu chung cư cao cấp dọc theo bờ biển là của Tàu. Rao giá bao nhiêu cũng mua, mà mua bằng tiền đô la & vàng. Ra đường, vào khách sạn, quay đi đâu cũng nghe tiếng Tàu.
Nha Trang – 80% du khách là Tàu với tour guide là Tàu, xài tiền Tàu. Resorts và khách sạn lớn/nhỏ đa số Tàu làm chủ. Đi nghênh ngang ngoài đường ồn ào, xả rác, khạc nhổ rất mất vệ sinh và trật tự.
Bình Dương – Khu công nghiệp công nhân Tàu tràn ngập với những khu nhà ở cho nhân công được rào kín và không cho người Việt vào. Căn cứ Sóng Thần bây giờ cũng của Tàu làm chủ rồi.
Miền Tây – Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Delta) bây giờ như một miền đất sắp chết vì thiếu nước và vì 7 con đập của Tàu trên thượng nguồn ngăn nước nên lượng nước chảy xuống sông Cửu Long đổ ra biển yếu nên bị nước biển xâm nhập khiến các ruộng lúa quanh vùng bị ngập mặn.
Ban Mê Thuột: Khai thác Bau Xít ở Tây Nguyên, nhân công Tàu đa số là lính trá hình. Tụi nó đem cả xe cơ giới hạng nặng của quân đội vào lấy lý do là ủi đất khai thác Bauxit.
Còn nhiều nữa với những điều mắt thấy tai nghe mà buồn đứt ruột, máu dồn lên tới đầu. Buồn hơn nữa là dân SG bây giờ rất thờ ơ với hiểm họa mất nước, nô lệ, chỉ lo ăn nhậu suốt ngày từ sáng tới tối, kể cả phái nữ lẫn con nít. Nhà hàng, khách sạn cỡ nào, giá nào cũng có. Bia rượu tràn lan từ mấy em chân dài tới con nít đều tự do nhậu thả dàn. 3:00 giờ sáng bàn nhậu ngoài lề đường vẫn còn đầy người.
Sẽ cố gắng ghi lại tất cả những điều mắt thấy tai nghe, và hình ảnh cùng nhân chứng sống trong chuyến đi vừa qua bằng một bài ký sự nho nhỏ để các bạn biết thêm sau.
Cái chết của cả một dân tộc
Chiến lược cưỡng chiếm lãnh thổ Việt Nam, rồi Hán hóa người dân Việt đã được nhà cầm quyền Bắc Kinh toan tính từ rất lâu. Đối với thế giới thì biển Đông thật quan trọng, nhưng riêng đối với Trung Quốc, thì biển Đông là cái yết hầu đưa thực phẩm qua cổ họng xuống bao tử, là đôi cánh cho con cọp hung dữ. Tuy vậy, không có một chiến lược bành trướng nào, mà không có cái giá của sự đổ máu phải trả, ngoại trừ chiến lược thôn tính Việt Nam của cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.
Vào mùa Thu năm 1989, khi các quốc gia cộng sản bên Đông Âu sụp đổ, nó đã khiến cho đảng cộng sản Việt Nam phải lo sợ sẽ trở thành nạn nhân của sự sụp đổ dây chuyền đó. Bởi thế vào tháng 9 năm 1990, TBT đảng lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Linh, cùng với chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Đỗ Mười, và Phạm Văn Đồng, kéo nhau sang Trung Quốc, ký giấy bán nước qua tay Giang Trạch Dân và Lý Bằng, ngõ hầu níu kéo và giữ cho được cái bộ máy cai trị là đảng cộng sản của họ. Đó là một văn kiện không gì khác hơn, là việc ký giao kèo THỦ TIÊU CẢ MỘT DÂN TỘC.
Muốn xua quân sang xâm chiếm Việt Nam thì không phải là chuyện dễ. Cái giá máu và sinh mạng phải trả khó mà lường được và chắc chắn sẽ không thể nhỏ. Thế nhưng, Trung Quốc không cần phải làm thế, vì cái con ngựa thành Troy của họ, đã được Nguyễn Văn Linh và đồng đảng mang về nước, nằm mai phục sẵn để bắt đầu cái chương trình phá hoại từ trong ra. Cái chiến dịch dầu loang đó, tuy mất nhiều thời gian, nhưng lại không tốn một viên đạn, một giọt máu của người Hán, cũng như không gặp một sự phản kháng nào từ người dân Việt Nam. Nó chậm chạp nhưng chắc chắn. Và một điều chúng ta có thể thấy rất rõ, là nó hoàn hảo đến độ Trung Quốc có thể cưỡng chiếm đến 100% giang sơn đất nước Việt, xóa sổ 100% dòng giống và ngôn ngữ Việt, mà không gặp phải một sự chống cự nào.
Người Việt chúng ta thường mang những chiến tích hào hùng của ngày xa xưa ra kháo với nhau, như là để tự dối mình, như là để tự trấn an mình, tự tạo ra những ảo giác làm mờ đi cái tương lai thảm hại sẽ đến trong nay mai. Mặc dầu mọi người trong chúng ta, ai cũng hiểu được rằng, những chiến thắng Đống Đa, Bạch Đằng hay Chi Lăng của lịch sử đó, nó bao gồm lòng yêu nước mà toàn dân như một, của mọi con dân đất Việt, từ vua quan đến dân chúng trăm họ. Chứ không như bây giờ, khi các tướng lãnh quân đội, chỉ biết luôn trung thành với đảng và nhất là chỉ luôn cúi đầu làm tôi mọi cho tiền tài của cải, qua các việc cướp đất, mua bán và làm thương mại.
TRÊN DƯỚI KHÔNG MỘT LÒNG THÌ CHIẾN ĐẤU LÀM SAO?
DÂN TRONG TAY KHÔNG MỘT TẤC SẮT THÌ LÀM SAO ĐUỔI GIẶC?
GIẶC Ở ĐÂU? KẺ THÙ CỦA TA LÀ AI?
CHÚNG MẶC QUÂN PHỤC GÌ?
Suốt 27 năm qua, kể từ năm 1990 khi đảng bán nước ký kết Hiệp Ước Thành Đô đến nay, cái cũi thép vây bọc toàn cõi đất nước đã được Trung Quốc xây dựng một cách tuyệt hảo, mà cả chín mươi mấy triệu người dân Việt vẫn không một chút động tịnh. Cái cũi ấy nay đã bao bọc bốn chung quanh cái dải đất hình chữ S như một cái cũi thép khổng lồ, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, từ suốt chiều dài hơn 2 ngàn cây số bờ biển, đến dọc đường Trường Sơn qua Hạ Lào xuống tới Krong Preah của Cam Bốt, trùm luôn đảo Phú Quốc cách đó mươi hải lý. Con dân Việt có mấy người biết điều này? Thử nhìn lại bản đồ xem.
Đường biển, đường bộ đã được Trung Quốc và bọn Hán Nô vây bọc kín không một lối thoát, ngay cả đường lên trời chúng cũng kiểm soát và khống chế 100%.
Có ai còn nhớ vụ 2 chiếc SU 22 rơi gần đảo Phú Quý, Bình Thuận tháng 4 năm 2016?
Rồi chỉ hơn 2 tháng sau tháng 6 năm 2016, có ai còn nhớ chiếc chiến đấu cơ tối tân nhất, SU 30MK2 của không quân Việt Nam bị nghi ngờ là do hỏa tiễn Trung Quốc bắn rớt ở vùng đảo Phú Lâm, Hoàng Sa?
Có ai còn nhớ chiếc máy bay “cứu hộ” CASA 212 bị mất tích cùng ngày trong thời điểm tìm kiếm ở gần đảo Bạch Long Vĩ?
Chỉ vài tháng sau, tất cả những chiếc máy bay “bị bắn rớt” đó, đã bị người dân lãng quên không còn một chút nghi ngại.
Có ai còn nhớ những vụ “mất sóng Không Lưu” liên tục xảy ra hàng năm kể từ 2015 cho đến nay, khiến sân bay Tân Sơn Nhất hoàn toàn tê liệt trong một thời gian dài cả mấy chục phút? Rồi lại còn những “tín hiệu lạ”, những “sóng lạ quấy phá” liên tục khiến cho dưới đất, trên không hoàn toàn mất kiểm soát và liên lạc?
Cái cũi thép ấy nó bao bọc hoàn toàn đất nước Việt Nam mà không còn chừa ra một khe hở, ngay cả đường lên trời.
Suốt hơn 20 năm qua, Trung Quốc ráo riết xây dựng 7 đập nước khổng lồ chặn trên thượng nguồn của dòng Mekong, mang tên sông Lancang ở Trung Quốc, nguồn nước cung cấp thủy sản lớn nhất của miền Nam Việt Nam. Cũng nhờ nguồn nước này, là nguồn mạch nuôi sống cái vựa lúa khổng lồ của miền Nam Việt Nam suốt hơn trăm năm qua.
Trong 20 năm tới, chính quyền Bắc kinh sẽ cho ráo riết xây thêm 21 cái đập nữa, trước khi dòng sông này rẽ sang Miến Điện, Lào, Cam Bốt rồi mới đến Việt Nam. Chỉ với 7 cái đập thôi mà mấy năm vừa qua, những nông dân miền Tây đã phải khốn đốn, khi hạn hán thì thiếu nước, khi mưa nhiều ở thượng nguồn thì lại lãnh đủ ngập lụt. Việt Nam nằm trong địa hình, là vùng đất sau cùng của con sông Mekong trước khi chảy ra biển, sau khi qua tay của 4-5 quốc gia, mà Trung Quốc nắm hết quyền hành trong tay, thì có khác gì cảnh cá chậu chim lồng?
Hạ nguồn của dòng sông Lancang này ở Trung Quốc tiếp tục chảy xuống miền Nam, cung cấp tới 45% lượng nước cho toàn khu vực trong mùa khô. Trong thời điểm hiện tại, lượng nước chảy trong mùa khô chỉ còn chưa tới 30%. Điều này ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến hệ thống sinh thái. Be bờ khô lở lói. Ít nước thì nhiệt độ của nước sông tăng lên. Nhiệt độ tăng thì ảnh hưởng đến môi sinh, đến việc sinh sản và phát triển của thủy sản … vân vân và vân vân.
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐÃ HOÀN TOÀN NẰM TRONG BÀN TAY KỀM KẸP CỦA TRUNG QUỐC. SÔNG CỬU LONG GIỜ KHÔNG KHÁC CHI CÁI ỐNG NƯỚC KHÔNG LỒ MÀ TRUNG QUỐC NẮM TRONG TAY CÁI VALVE ĐÓNG MỞ. XẢ ĐẬP THÌ NGẬP LỤT, KHÓA ĐẬP THÌ HẠN HÁN.
20 năm tới, sau khi Trung Quốc đã hoàn thành 21 dự án của 21 cái đập mới ở hạ nguồn sông Lancang, thì chắc chắn rằng, dòng sông Mekong 9 nhánh ở Việt Nam, chỉ còn lại trong … lịch sử.
Biển miền Trung, các khu vực yết hầu miền Trung, khu Bô Xít Tây Nguyên và trong 2 năm tới đây, những nhà máy thép, nhà máy giấy, đại loại là NHỮNG NHÀ MÁY THẢI ĐỘC CHẤT KHỔNG LỒ TRÊN TOÀN CÕI ĐẤT NƯỚC SẼ ĐƯỢC MỌC LÊN NHƯ NẤM SAU CƠN MƯA, thì thử hỏi, có còn con đường nào dành cho số phận người dân Việt?
Biển chết, đồng bằng ngập mặn, rừng bị tàn phá, đất nước tan hoang, Việt Nam giờ chỉ như một khu xả thải công nghiệp khổng lồ của Trung Quốc, rộng hơn 330 ngàn km vuông, không hơn không kém.
Việt Nam đang đối phó tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Tất cả những đại nạn kể trên, cộng với độc chất mà đảng và nhà nước, đã và đang mở cửa ngỏ cho phép Trung Quốc xâm nhập tự do vào Việt Nam, biến chế thành sản phẩm góp mặt trên bàn ăn của người dân Việt … thì sẽ chẳng còn bao lâu nữa.
CÁI CHẾT CỦA MỘT DÂN TỘC được Trung Quốc và nhà cầm quyền Bắc Kinh bày ra trước mắt nhưng nạn nhân lại chẳng ai mảy may rung động. Người ta nhìn những sự việc đó diễn ra như đang xem một bộ phim thời sự không mấy gì sinh động trên TV.
Tim tôi thắt lại khi nghe những dòng nhạc của nhạc sĩ Xuân Tiên, bản Hận Đồ Bàn. Ôi, sao nó giống như những lời tiên tri nói về MỘT DÂN TỘC VIỆT NAM nào đó …
Rừng hoang vu!
Vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù
Ngàn gió ru
Muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù.
Vạc kêu sương!
Buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường.
Đàn đóm vương
Như bóng ai trong lúc đêm trường về.
Rừng trầm cô tịch
Đèo cao thác sâu
Đồi hoang suối reo
Hoang vắng cheo leo
Ngàn muôn tiếng âm
Tháng, năm buồn ngân…
Âm thầm hòa bài hận vong quốc ca.
Người xưa đâu?
Mà tháp thiêng cao đứng như buồn rầu.
Lầu các đâu?
Nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu.
Đồ Bàn miền Trung đường về đây…
Máu như loang thắm chưa phai dấu
xương trắng sâu vùi khí hờn căm…khó tan.
Kìa ngoài trùng dương đoàn thuyền ai nhấp nhô trên sóng xa xa tắp!
Mơ bóng Chiêm thuyền Chế Bồng Nga…
Vượt khơi
Về kinh đô
Ngàn thớt voi uy hiếp quân giặc thù …
Triền sóng xô
Muôn lớp quân Chiêm tiến như tràn bờ …
Tiệc liên hoan
Nhạc tấu vang trên xứ thiêng Đồ Bàn
Dạ yến ban
Cung nữ dâng lên khúc ca Về Chàm.
Một thời oanh liệt
Người dân nước Chiêm
Lừng ghi chiến công
Vang khắp non sông.
Mộng kia dẫu tan.
Cuốn theo thời gian nhưng hồn ngàn đời còn theo nước non.
Người xưa đâu?
Mồ đắp cao hay đã sâu thành hào.
Lầu các đâu?
Nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu
Đồ Bàn miền Trung đường về đây…
Máu như loang thắm chưa phai dấu
xương trắng sâu vùi khí hờn căm…khó tan.
Kìa ngoài trùng dương đoàn thuyền ai nhấp nhô trên sóng xa xa tắp !
Mơ bóng Chiêm thuyền Chế Bồng Nga…
Người xưa đâu?
Giao Thanh Pham

Quốc tang hay Quốc tan?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc ghi sổ tang, trong hàng rào dày đặc của những cảnh vệ che chắn.
Bác Trọng trước đây có than rằng lớp trẻ bây giờ “nhạt Đảng, khô Đoàn”. vâng đúng là như vậy; Và bác thừa biết là tại làm sao!
Bây giờ hẳn bác cũng biết người dân cả nước già trẻ, gái trai ngày càng nhạt và khô với cả những lãnh tụ trong nước, khi họ lìa đời, phải ngậm đắng, nuốt cay ra đi nơi cuối trời.
Chức tước càng cao thì vòng Kim cô siết càng thêm chặt. Rõ biết mình chết mà không có cách nào tránh được. Chấp nhận chết cho “đúng quy trình”. Thế mới khổ!
Theo các cây bút sắc sảo phân tích, mổ xẻ và với ý kiến của riêng tôi thì việc cảm nhận Quốc tang trong chế độ cộng sản của ta từ trước tới nay kể từ trước và sau ngày Cộng sản chiếm miền Nam thì có thể chia ra làm 5 giai đoạn và tóm tắt như sau:
– Giai đoạn 1 là vào những năm 70 thì Quốc tang ngày đó người dân cảm nhận còn thiêng liêng, nên là Quốc tang thực sự và mang tính nghiêm túc.
– Giai đoạn 2 là vào thập niên 80 thì Quốc tang đã nhạt nhòa dần.
-Giai đoạn 3 vào thập niên 90 thì Quốc tang đã chuyển hóa dần thành hình thức cho xong chuyện, để đảm bảo cho đúng thủ tục và tinh thần mà thôi.
-Giai đoạn 4 vào những năm 2000 thì Quốc tang đã trở thành dư luận để người dân bàn tán, đàm tiếu. Nó tạo ra hai làn sóng và dư luận khác biệt đó là kẻ chê, người khen.
-Giai đoạn thứ 5 là bây giờ thì Quốc tang đã đang trở thành trò hề để người ta coi thường hay bêu xấu (có cơ sở) ; Đám tang biến thành sự hả hê của nhiều người do thù oán sinh ra và đặc biệt đau đớn nhất, oái oăm nhất lại là sự hả hê “múa tay trong bị” của cả những phe phái đối lập, đấu đá ngầm.
Họ chính là người đồng chí của người chết. Rõ ràng họ bắt tay “chia buồn” với vợ con người chết với vẻ mặt buồn rầu, nhưng trong tim họ lại đập rộn ràng, trong sự vui thú vì vắng một bóng thù.
“Ánh mắt dao găm”
Tạo ra 5 thời kỳ trên không phải là do dân vô cảm và đối nhân xử thế bất hảo, vô cớ với Lãnh tụ mà do cái xấu của Đảng ta, của Lãnh đạo ta, của Chế độ ta càng ngày càng bộc lộ những mặt xấu xa, bỉ ổi và lộ liễu vì các vị dùng sự quỷ quyệt để vận hành bộ máy thống trị phi nhân bản. Chứ không phải dùng trí nhân để trị vì.
Nói tóm lại thì “Sống mà ăn hại là sống nhục; Chết mà bị chửi là chết dại”.

Các báo điện tử Việt Nam trước nguy cơ mất an ninh



Lý do là tòa soạn điện tử của các báo này sử dụng hệ thống quản trị nội dung (Content Management System – CMS) ePi, hệ thống quản lý đặt tại VinaData của VNG. Nói cho dễ hiểu, tòa soạn điện tử của các báo này hoạt động phụ thuộc vào các ứng dụng do VNG nắm giữ. Các báo điện tử này thuê CMS và lưu trữ dữ liệu tại VinaData của VNG theo hợp đồng được trả bằng tiền hoặc bằng các lợi ích tương ứng. Điều này có nghĩa là hệ thống của VNG an toàn thì các báo điện tử này an toàn, hệ thống của VNG gặp sự cố thì các báo điện tử kia cũng gặp sự cố như sự cố đã diễn ra vào ngày 23-9 vừa qua. Như vậy là an ninh truyền thông của rất nhiều báo điện tử đang dính chặt vào VNG.
Vấn đề đáng nói là, điều gì có khả năng xảy ra nếu như VNG bị nước ngoài thâu tóm, nói rõ hơn là bị công ty của Trung Quốc thâu tóm ?
Nhiều năm qua, giới chuyên môn suy đoán Tập đoàn Tencent của Trung Quốc đã nắm giữ một lượng cổ phần khá lớn của VNG, tỷ lệ là bao nhiêu thì VNG nhất định không công bố, nhưng có tin cho rằng tỷ lệ này vào khoảng hơn 30%. Cũng có những đồn đoán một số nhà đầu tư khác đang nắm giữ cổ phần của VNG cũng là “sân sau” của Tencent.
Tin mới nhất đăng trên Trí thức Trẻ cho hay tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại VNG đang ở mức 44,32% vốn điều lệ nhưng tính trên số lượng cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết thì tỷ lệ này lên đến 55,38% do VNG đã mua lại 7,46 triệu cổ phiếu quỹ. Như vậy là hiện tại, VNG đang do các nhà đầu tư nước ngoài nắm quyền chi phối trong thực tế. Và Tencent trong thực tế nắm giữ bao nhiêu cổ phần VNG, thông qua tổ chức nào thì chưa biết chính xác được, nhưng người ta không thể không lo ngại.
Được biết, hiện tại phần lớn các báo điện tử đều sử dụng CMS và Trung tâm dữ liệu của VNG, trừ Vnexpress, Vietnamnet, Dân Trí và một số ít báo điện tử khác. Nếu như VNG bị công ty của Trung Quốc thâu tóm thì hệ thống truyền thông điện tử của Việt Nam khó có thể nói là an toàn.
Việc thâu tóm cổ phần giữa các doanh nghiệp là chuyện bình thường trong thương mại thế giới, không có gì đáng lo ngại. Nhưng quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc có yếu tố đặc thù, yếu tố đặc thù đó là Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép biển đảo của Việt Nam và tiếp tục đe dọa chủ quyền của Việt Nam. Chủ quyền về tài nguyên số của Việt Nam cũng quan trọng như chủ quyền biển đảo. Nếu như căng thẳng giữa hai nước gia tăng và nếu như Trung Quốc thâu tóm những công ty đặc thù liên quan đến truyền thông như VNG thì nguy cơ hệ thống truyền thông điện tử của Việt Nam bị vô hiệu hóa tại một thời khắc nào đó trong tương lai là điều không thể không tính đến.
Tencent là công ty cổ phần khổng lồ có vốn hóa hơn 500 tỷ USD, chúng ta không thể biết Chính phủ Trung Quốc chi phối nó tới đâu. Nếu như Chính phủ Trung Quốc không chi phối được nó thì những điều nói trên là sự lo xa không cần thiết. Nhưng thực tế cho thấy quan hệ giữa chính trị và các tập đoàn kinh doanh của Trung Quốc là rất khó nói.
HOÀNG HẢI VÂN

Dân nào thì chính quyền đó

Fb. Đỗ Ngà |

ộng Sản đời đầu mọc lên trong giai đoạn 95% nhân dân mù chữ. Trong đầu người dân lúc đó chỉ biết, đổi triều đại thì phải chém giết, chứ họ không nghĩ là sẽ có những giải pháp dung hoà hơn với sự hợp tác và chung sống giữa các đảng phái nhằm tận dụng các ưu điểm của từng đảng phái tạo sự tiến bộ cho đất nước. Điều này là điểm cộng rất lớn cho những người CS trên con đường cướp chính quyền. Và CS đã thành công.
Vì 95% mù chữ, nên khi CS hô hào lấy lại công bằng cho dân nghèo bằng cách giết dân giàu để cướp thì họ ủng hộ ngay. Họ hoàn toàn không hề biết rằng, sẽ có thể dùng chính sách an sinh để hỗ trợ dân nghèo, tức là rút bớt tài sản dân giàu thông qua thuế để tái phân phối lại cho dân nghèo bằng những trợ cấp miễn phí, hoặc chí ít là trợ cấp dịch vụ công giá rẻ. Với những chính sách tầm như thế này, tất cả người CS đều không thể hiểu nổi chứ nói gì đến dân mù chữ. Từ lãnh đạo CS đời đầu như ông Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng cho tới những người CS đương thời như ông Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Xuân Phúc đều hoặc không hiểu hoặc không đủ khả năng thi hành. Thế nên dốt và vô năng như CS mà vẫn vững bền ngôi vị cai trị. Tại dân mà ra cả.
Ta thấy một giai đoạn dài trong 73 năm cai trị của CS, cả dân và chính quyền chỉ hiểu tới đó, họ chỉ hiểu giết cướp để có “công bằng” thì miền Bắc sao không nghèo kiết xác? Và họ đồng phục suy nghĩ như thế thì sao CS không bền vững? Miền Bắc lúc đó chỉ là đói nghèo đồng đều nhau chứ không hề giàu có như Sài Gòn. Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói “Tư bản chủ nghĩa có thể không chia đều sự giàu có, nhưng xã hội chủ nghĩa thì chia rất đều sự nghèo khổ”. Và câu này chưa bao giờ sai.
Và CS cai trị 30 năm miền Bắc, 43 năm trên toàn quốc họ chỉ làm những việc ngược lại với quốc gia tiến bộ đã làm chứ chẳng bao giờ biết xuôi theo dòng chảy của văn minh nhân loại. CS xua đuổi hoặc bắt bỏ tù những người tài giỏi để mình độc quyền cai trị, để có tàn phá đất nước mà không gặp cản trở gì. Trên thế giới, người ta lấp một phần khoảng cách giàu nghèo bằng chế độ an sinh xã hội thì ngược lại, CSVN cướp của nghèo giao cho dân giàu để đào thêm khoảng cách, điều này thể hiện rất rõ qua chính sách thuế phí và thu hồi đất. Đấy là chưa nói đến cái ngược đời lớn nhất, là cứ ôm mãi cái người ta đã vứt sọt rác từ lâu – thứ rác rến lịch sử có tên XHCN của Mác Lê.
Đất nước Việt Nam chưa bao giờ có nguồn trí lực thật sự. Ngày trước 95% mù chữ thì làm gì có chỗ cho chính phủ Trần Trọng Kim tồn tại? Rồi bao nhiêu trí thức thời VNCH sống trong tự do lại theo CS và tiếp tay cho CS vượt vĩ tuyến 17 vào Nam, để rồi sau này sống trong CS mới hối hận. Là trí thức mà CS dẫm lên hiệp định Genève mà chính nó đã kí kết công nhận đường vĩ tuyến 17, thế mà khi CS nam tiến lại không hề nhận ra bộ mặt của nó thì bó tay mấy ông được gọi là trí thức thời đó. Tự do bị sụp đổ cũng bởi sự nhiệt tình mấy ông thí thức loại đó. Rồi hậu 1975, trí thức được đào tạo bởi VNCH đã ra đi sạch, Việt Nam còn lại gì? Chẳng còn gì cả ngoài những con người sợ hãi và cam chịu mãi cho đến hôm nay.
Phải nói, suốt 73 năm lịch sử, mặt bằng dân trí Việt Nam chưa một lần theo kịp với ai bên ngoài mảnh đất chữ S. Những kẻ mù chữ hoàn toàn là những người CS cần, những người biết đọc biết viết nhưng nhiễm tệ sùng bái là những người CS cần, những người nếu có biết cũng cam chịu là những người CS cần. Cho nên rõ ràng, dân tộc Việt Nam chưa bao giờ chuẩn bị cho mình tư thế để dọn rác CS và tiến lên văn minh tiến bộ.
Phải tự hỏi, dân tộc ta có làm sao mà một tập đoàn chính trị lưu manh và hoàn toàn vô năng trong quản trị đất nước như ĐCS lại có thể đứng vững chứ? Tại ta hết. Muốn đất nước thay đổi chỉ có thay đổi từ duy người dân. Còn với CS? Liệu họ có thay đổi không? Với CS thì không thể. Phải vứt CS nếu muốn tiến lên văn minh tiến bộ./.

So sánh kiểu mọi rợ!

Fb. Ngô Trường An|

Họ (đảng csVn) muốn tăng thuế bvmt trong xăng dầu lên kịch khung. Lý do họ đưa ra không phải để giải quyết môi trường đang ô nhiễm trầm trọng, mà là: giá xăng VN hiện nay đang thấp hơn 120 nước trên thế giới. Cụ thể, thấp hơn Singapore 18.000/lít và HongKong là 30.000/lít.
Nghĩa là, đảng dòm qua các nước kia thấy xăng bên họ cao hơn bên mình thì lập tức tăng thuế. Thế nhưng, thu nhập bình quân của người dân Singapore cao gấp 30 lần người dân VN thì đảng giả đui không thấy. Họ cao hơn ta 30 lần nghĩa là, họ làm 1 ngày bằng người Việt làm 1 tháng đó các cha! Bên cạnh đó họ còn được hưởng phúc lợi xã hội dồi dào, còn người Việt do đảng lãnh đạo được hưởng những gì từ tiền thuế người dân đóng góp?
Đúng ra, đảng phải biết xấu hổ vì sự bất tài của mình. Lãnh đạo kiểu gì mà đưa thu nhập toàn dân thấp nhất trong khu vực? Tiền lương của người lao động, công chức, viên chức cũng thấp nhất trong khu vực? Trong khi đó thì gánh nặng thuế, phí của người Việt cao gấp 3-4 lần của họ?
Nhân dân sẽ rất hoan nghênh lãnh đạo đảng, nhà nước nhìn ra nước ngoài học tập cách điều hành đất nước của họ để áp dụng cho đất nước mình. Xăng dầu họ cao hơn mình á? Ok! Mình phải tăng lên cho bằng họ để có nguồn thu. Và, những gì chúng ta thấp hơn họ thì cũng phải tăng cho bằng họ, vd: lương cbcnvc, môi trường giáo dục, hệ thống giao thông, điều kiện khám chữa bệnh, an sinh xã hội, mai táng lãnh đạo. V.V…
Nếu nhìn, hãy nhìn vấn đề một cách tổng thể. Còn không, chỉ nhìn một góc cạnh nào đó để so bì thì chẳng khác nào thầy bói xem voi!

Đường ít xe qua lại vẫn nát bét, chính quyền Kon Tum đổ lỗi do ‘mưa’

Khoảng 100 mét mặt đường bị hư hỏng. (Hình: Người Lao Động)
KON TUM, Việt Nam (NV) – Hàng trăm mét đường tại Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Quốc Tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, xe ít chạy nhưng đã bị hư hỏng, sụt lún nghiêm trọng. Để né trách nhiệm, lãnh đạo tỉnh đổ lỗi do “mưa.”
Đây là những công trình nằm trong 52 dự án được tỉnh Kon Tum đầu tư về giao thông, điện nước, khu kiểm soát cửa khẩu được thực hiện trong năm năm qua bằng ngân sách nhà nước hơn 1,400 tỷ đồng (hơn $60 triệu).
Theo báo Người Lao Động, tuyến đường vào khu dân cư I-1 chỉ dài chừng hơn 250 mét, rộng 7 mét, mặt đường bằng bê tông xi măng, nhưng đã có gần 100 mét bị hư hỏng nghiêm trọng. Toàn bộ mặt đường bị sụt lún xuống sâu hàng chục mét. Hệ thống thoát nước, cây xanh cũng bị đánh bật, cuốn trôi.
Tuyến đường D7 dài hơn 1 km, rộng 15.5 mét, mặt đường cũng bằng bê tông xi măng có gần 50 mét nền đường bị sạt lở xuống ta luy âm sâu khoảng 10 mét, vỉa hè công trình này cũng bị hư hỏng nặng.
Một đoạn đường bị hư hỏng tại tuyến đường vào khu dân cư. (Hình: Người Lao Động)
Tuyến đường D8 dài gần 2 km thì có khoảng 30 mét nền đường bị sạt lở sụp xuống.
Người dân sống tại đây cho biết, các tuyến đường trên đã bị sạt lở, hư hỏng khoảng hơn một tháng nay.
Điều bất ngờ là các tuyến đường này mới chỉ được sử dụng từ cuối năm 2015, trong đó riêng tuyến đường D8 mới được sử dụng từ Tháng Tư, 2017, lại có rất ít xe cộ qua và xung quanh các tuyến đường cũng chỉ vài nhà dân sinh sống.
Thế nhưng, ngày 29 Tháng Chín, 2018, nói với báo Người Lao Động, Ban Quản Lý Khu Kinh Tế tỉnh Kon Tum cho biết đã kiểm tra, đánh giá hiện trạng hư hỏng, sạt lở đường giao thông tại Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Quốc Tế Bờ Y và nhận định: “Sau khi các công trình sạt lở, các ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã thành lập đoàn đi kiểm tra và xác định nguyên nhân các công trình bị sạt lở là do… mưa.”(Tr.N)

Trạm thu phí BOT: Dân mạng gọi Bộ Giao Thông Vận Tải là ‘Bộ Bóc Lột’

Trạm BOT Cai Lậy phải dừng thu phí hơn một năm nay do người dân bất bình phản đối. (Hình: Dân Trí)
TIỀN GIANG, Việt Nam (NV) – Sau một năm không có giải pháp dứt điểm tình trạng căng thẳng ở trạm BOT Cai Lậy, Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN lại làm dư luận bất bình với quyết định… cho xây thêm trạm thu phí BOT nữa.
Theo báo Dân Trí, tại cuộc họp báo chiều 28 Tháng Chín, 2018, ông Nguyễn Ngọc Đông – thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN – cho biết giải pháp về BOT Cai Lậy là: “Xây thêm một trạm trên tuyến tránh Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) và thực hiện thu phí cả hai trạm ở tuyến tránh và tuyến chính. Xe đi qua tuyến nào thì thu phí và hoàn vốn của tuyến đó. Mức phí cả hai bằng nhau”
Báo này cho hay, giải pháp nêu trên được đưa ra sau khi Bộ Giao Thông Vận Tải “đã làm việc nhiều lần với các cơ quan của Tiền Giang và các bộ ngành, trong đó có Bộ Công An, Bộ Thông Tin Truyền Thông để lấy ý kiến về phương án xử lý.”
Dự án BOT Cai Lậy có tổng mức đầu tư 1,398 tỷ đồng (hơn $60.1 triệu). Việc thu phí bắt đầu từ Tháng Tám, 2017, và được tuyên truyền là “nhằm hoàn vốn đầu tư cải tạo, tăng cường mặt đường 26.4 km quốc lộ 1 qua Tiền Giang và đoạn qua thị xã Cai Lậy dài 11.1 km, sửa chữa 14 cầu kết hợp xây dựng tuyến tránh thị xã Cai Lậy dài 12.1 km.”
Việc thu phí này gây bất bình trong dân chúng và dẫn đến những cuộc phản đối được thể hiện bằng hình thức các tài xế dùng tiền lẻ trả phí nhằm kéo dài thời gian khi lái xe qua trạm.
Theo báo VNExpress, trước phản ứng của giới tài xế, “chủ đầu tư phải liên tục thu, xả trạm. Bộ Giao Thông nhiều lần khẳng định vị trí trạm thu phí là hợp lý, được các ngành, địa phương đồng thuận. Bốn tháng sau, thủ tướng quyết định dừng thu phí trạm BOT Cai Lậy chờ Bộ Giao Thông trình phương án xử lý.”
Trước tình hình căng thẳng, trạm BOT Cai Lậy đã phải tạm dừng thu phí cho đến nay.
Và trong những tháng qua, Bộ Giao Thông Vận Tải cùng Bộ Công An ráo riết tuyên truyền trên mặt báo rằng những tài xế trả tiền lẻ “là do bị các thế lực xấu kích động, sẽ bị xử lý nghiêm khắc.”
Tài xế tập trung phản đối tại trạm BOT Cai Lậy thu phí trên tuyến tránh. (Hình: VNExpress)
Hành động mới nhất của Bộ Giao Thông Vận Tải cho thấy họ vẫn cố tình bao che chủ đầu tư bằng mọi giá và không thừa nhận sai lầm. Và để tránh mũi dùi của công luận, Bộ Trưởng Nguyễn Văn Thể được cho là khá “khôn ngoan” khi lần này đẩy Thứ Trưởng Nguyễn Ngọc Đông ra “đứng mũi chịu sào.”
Như vậy, “quả bóng” BOT đã được đá từ Bộ Giao Thông Vận Tải qua tỉnh Tiền Giang, các cơ quan thanh tra, lên văn phòng chính phủ rồi nay lại được đá trở ngược về bộ chủ quản.
Việc báo chí lên tiếng, dư luận từ mạng xã hội hóa ra chẳng tác động được gì trước quyết định “tận thu bằng mọi giá” của Bộ Giao Thông Vận Tải, cơ quan mà cộng đồng mạng đang đồng loạt kêu gọi đổi tên thành “Bộ… Bóc Lột” để tương xứng với những gì bộ này đang làm với phí giao thông.
Nhà báo Ngô Nguyệt Hữu, báo An Ninh Thế Giới, bình luận trên trang Facebook cá nhân: “BOT Cai Lậy là trách nhiệm của ông Nguyễn Văn Thể, khi ông ấy phê duyệt trạm BOT này lúc còn đảm nhiệm vị trí thứ trưởng, trước lúc được điều chuyển về làm bí thư Tỉnh Ủy Sóc Trăng rồi ngược về trung ương giữ chức bộ trưởng Giao Thông. Quốc gia đang khó khăn, nhất định không thể nào bắt nhân dân tiếp tục phải bồi hoàn cho những cái sai của các cá nhân đang nắm giữ vị trí lãnh đạo bộ, ngành như ông Thể. Ép nhân dân chữa cháy cho cái sai này, vừa không tôn trọng nhân dân, vừa ngang nhiên phủ nhận trách nhiệm khi cán bộ sai phạm. Không ai khác, ông Nguyễn Văn Thể phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về điểm nóng BOT Cai Lậy và phải bị xử lý.” (T.K.)

Phó bí thư ở Nghệ An đấm trưởng công an xã ngay tại trụ sở

Ông Hoàng Đình Tâm, trưởng Công An xã Nghĩa Bình, tố bị ông phó bí thư đấm vào ngực. (Hình: Nghệ An)
NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Bị “tố,” ông phó bí thư đảng ủy xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ, thừa nhận “đã sai và rất ân hận,” nhưng phủ nhận việc đã đấm ông trưởng công an xã mà cho rằng chỉ “xô đẩy.”
Theo báo Người Lao Động, ngày 20 Tháng Chín, 2018, do mâu thuẫn trong việc cho thuê máy gặt lúa, ông Nguyễn Văn Tuấn (32 tuổi, là người cho thuê máy gặt trú tại xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) là cháu bên vợ, gọi ông Lê Ngọc Anh, phó bí thư kiêm chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra xã Nghĩa Bình, bằng dượng đã gây gổ và đánh ba người quê ở Hà Tĩnh làm cùng nghề cho thuê máy gặt lúa phải nhập viện vì cho rằng nhóm người này đến “phá giá.”
Sau khi sự việc xảy ra, Công An huyện Tân Kỳ triệu tập ông Tuấn cùng chiếc máy gặt về trụ sở ủy ban xã Nghĩa Bình để làm rõ việc “Cố ý gây thương tích.” Công an huyện yêu cầu Công An xã Nghĩa Bình lập biên bản giao trách nhiệm cho ông Tuấn tạm thời bảo quản máy gặt trong quá trình chờ điều tra.
Trong lúc làm việc với công an xã, ông Tuấn điện thoại cho ông Ngọc Anh nhờ lên trụ sở ủy ban xã can thiệp. Tại đây, giữa ông Ngọc Anh và ông Hoàng Đình Tâm, trưởng Công An xã Nghĩa Bình, đã xảy tranh cãi.
Theo ông Tâm, trước khi sự việc xảy ra, ông đã giải thích là Ban Công An đang thi hành công vụ cấp trên giao phó và yêu cầu ông Ngọc Anh đi ra ngoài nhưng ông phó bí thư không đồng ý.
“Khi thấy ông Ngọc Anh cầm biên bản làm việc đi ra ngoài định xé nên tôi chạy theo giật lại thì liền bị phó bí thư đấm vào giữa ngực,” ông Tâm thuật lại.
Trụ sở xã Nghĩa Bình, nơi xảy ra sự việc. (Hình: Người Lao Động)
Tuy nhiên, nói với báo Nghệ An, ông Lê Ngọc Anh cho rằng chỉ “xô đẩy” ông Tâm. “Tôi chỉ nhớ lúc đó tôi quay trở lại và xô ông ấy. Tôi nghĩ tôi không hề đấm,” ông Ngọc Anh nói, đồng thời phủ nhận việc định xé biên bản.
Trong khi đó, bốn công an viên xã Nghĩa Bình có mặt ở trụ sở xã lúc đó, thì hai người khẳng định “có thấy phó bí thư xã đấm trưởng công an.” Hai người khác thì một người đang ở ngoài cổng bảo vệ và một người đang ngồi trong phòng nên không rõ.
“Tôi rất ân hận. Từ hôm đó đến nay, đêm nào tôi cũng khóc. Tôi biết mình đã sai. Từ xưa tới nay tôi chưa bao giờ nóng tính như thế cả. Không thể giải thích nổi vì sao lại làm vậy! Ngày hôm đó tôi xin nghỉ việc vì có công chuyện cá nhân, trước khi xảy ra vụ việc tôi có uống rượu,” ông Ngọc Anh biện minh.
Ngày 28 Tháng Chín, ông Trần Văn Thanh, bí thư đảng ủy xã Nghĩa Bình, cho biết việc ông Ngọc Anh có đấm ông trưởng công an xã hay không, cơ quan chức năng của huyện đã vào cuộc nên phải chờ kết luận.
“Tuy nhiên theo giải trình của các bên thì tôi thấy vụ việc do anh Ngọc Anh muốn can thiệp cho cháu vợ nhưng lại can thiệp không khéo, sau đó mới dẫn đến vụ việc này,” ông Thanh giải thích có ý bao che cho thuộc cấp. (Tr.N)

Phòng công chứng giả ở Sài Gòn ‘chứng’ hàng trăm giấy tờ

Căn nhà ở phường Hiệp Phú, quận 9, nơi được dùng làm Văn Phòng Công Chứng Sao Bắc Đẩu. (Hình: Pháp Luật TP.HCM)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Khi chính quyền ở Sài Gòn phát hiện được sự việc thì một Văn Phòng Công Chứng giả ở quận 9 đã “chứng thực” hơn 600 hồ sơ.
Theo báo Người Lao Động, Sở Tư Pháp ở Sài Gòn vừa phát hiện tại số 229 đường Man Thiện, phường Hiệp Phú, quận 9, có treo biển hiệu, quảng cáo nơi đây là Văn Phòng Công Chứng Sao Bắc Đẩu và đang diễn ra hoạt động hành nghề công chứng.
Quản lý là người phụ nữ hơn 40 tuổi, đang lưu giữ nhiều con dấu công chứng viên, chứng thực sao y đúng với bản chính, sao y bản chính…
Làm việc với công an, người phụ nữ cho biết đang hoàn tất thủ tục để Văn Phòng Công Chứng Sao Bắc Đẩu ra đời. Do chưa hoàn tất hồ sơ nên ký hợp đồng làm chi nhánh, đại diện cho Văn Phòng Công Chứng Quận 12 thông qua công chứng viên Nguyễn Thế Thành. Toàn bộ hợp đồng cũng được ông Thành ký với bà này.
Tuy nhiên, Trưởng Phòng Công Chứng Quận 12 khẳng định không quen biết công chứng viên Nguyễn Thế Thành hay người phụ nữ này. Con dấu duy nhất của đơn vị do công an cấp đang để ở văn phòng, theo nguyên tắc không được phép mang ra ngoài.
Đến thời điểm kiểm tra, nơi này đã thực hiện công chứng khoảng 600 hồ sơ. Con số này căn cứ theo số chứng thực trên bản sao thu được.
Qua kiểm tra xác minh, Sở Tư Pháp xác định: “Tất cả văn bản công chứng, chứng thực bản sao sử dụng con dấu của Văn Phòng Công Chứng Quận 12 do công chứng viên Nguyễn Thế Thành ký tên. Các cá nhân, tổ chức có hành vi hoạt động hành nghề công chứng trái phép, làm giả và sử dụng con dấu của Văn Phòng Công Chứng Quận 12, công chứng viên Nguyễn Thế Thành. Thực tế, công chứng viên này không ghi danh hoạt động hành nghề công chứng tại Sài Gòn.”
Sáng 28 Tháng Chín, ông Huỳnh Văn Hạnh, giám đốc Sở Tư Pháp, cho biết: “Các loại giấy tờ được Văn Phòng Công Chứng Sao Bắc Đẩu công chứng nếu đem đi giao dịch sẽ phát sinh hậu quả pháp lý. Do đó, Sở Tư Pháp thông tin đến các cơ quan, tổ chức biết để không tiếp nhận sử dụng các văn bản công chứng, chứng thực có liên quan đến vụ việc nêu trên.”
Nói với báo Người Lao Động, bà Ngô Minh Hồng, chủ tịch Hội Công Chứng Sài Gòn, xác nhận hội đã nhận được thông báo khẩn của Sở Tư Pháp về vụ việc của Văn Phòng Công Chứng Sao Bắc Đẩu.
Theo bà Hồng, những hợp đồng được công chứng tại đây sẽ là những hợp đồng vô hiệu vì Sở Tư Pháp đã thông báo với các cơ quan chức năng. Tất cả hồ sơ đã được ký không nằm trên hệ thống công chứng và khi đem đi giao dịch sẽ bị ngăn chặn nên không thể giao dịch được.
Theo báo Pháp Luật TP.HCM, chiều cùng ngày, khi phóng viên đến ngôi nhà số 229 đường Man Thiện, để tìm hiểu về trụ sở Văn Phòng Công Chứng Sao Bắc Đẩu. Tuy nhiên, ngôi nhà ba tầng đã khóa kín cửa, các bảng hiệu liên quan đến hoạt động công chứng đã bị gỡ bỏ. Phóng viên gọi cửa nhưng bên trong không có ai sinh sống.
Những người hàng xóm cho biết, cách đây vài ngày thấy công an tới làm việc. “Tôi chứng kiến có nhiều công an tới làm việc, đưa nhiều giấy tờ, tài liệu ra ngoài. Văn phòng này sau đó đóng cửa cho tới nay,” một người dân nói.
Báo VNExpress loan tin, ngày 29 Tháng Chín, Công An Quận 9 triệu tập nhiều người liên quan, đồng thời phối hợp Sở Tư Pháp làm rõ hoạt động của cơ sở nhận là Văn Phòng Công Chứng Sao Bắc Đẩu. (Tr.N)