Friday, April 3, 2020

Tất cả khó khăn vẫn đổ xuống đầu người dân

Đại dịch Covid 19 xuất xứ từ Vũ Hán TQ đang lây lan trên toàn thế giới, số người nhiễm bệnh và tử vong ngày một tăng cao và vẫn chưa tìm ra thuốc để ngăn chặn dịch bệnh lây lan truyền nhiễm.
Các nước dân chủ phát triển trên thế giới hiện nay đều yêu cầu mọi người không nên ra đường phố nếu không cần thiết, các nơi vui chơi giải trí, quán xá, địa điểm du lịch và nhiều hãng xưởng đều bị cấm không cho hoạt động, tuy nhiên sẽ được Chính phủ hỗ trợ về kinh tế.
Người chủ của các nhà máy, những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải kê khai thiệt hại doanh thu, và các tiền chi phí như thuê mướn cơ sở mặt bằng nơi sản xuất, cùng với danh sách địa chỉ, tên tuổi những công nhân làm việc sau đó gửi lên Bộ lao động để Chính phủ sẽ hỗ trợ tiền cho chủ cơ sở và công nhân ngồi nhà tránh dịch.
Những người không có công việc ngồi nhà hưởng trợ cấp thất nghiệp thì xã hội trợ cấp tất cả, từ tiền ăn, tiền mặc cho đến tiền thuê nhà.
Còn ở VN người dân bị bắt buộc ngồi nhà không cho đi làm nhưng không hề được hỗ trợ một khoản tiền nào cả, ngân quỹ nhà nước do nhân dân đóng góp đã bị chúng nó chia nhau đến cạn kiệt, đó là một gánh nặng đang đè nên người dân nghèo ở VN ta. Hiện tại tiền sinh hoạt như ăn uống, điện nước v.v đã không có tiền để chi tiêu giờ phải chi trả thêm tiền thuê nhà, phòng trọ thì hỏi rằng họ lấy tiền đâu ra bây giờ?
Câu hỏi đặt ra ở đây là. Nhân dân VN đi làm để đóng thuế cho nhà nước, nuôi cán bộ đảng viên quan chức nhà nước để làm gì nhỉ?, chẳng nhẽ họ đến nơi làm việc chỉ ngồi chơi xơi nước hay chăng. Nhân dân ta nếu bỏ cơm gạo nuôi gà vịt hoặc con chó còn có lợi, nhưng nuôi đám cán bộ đảng viên nhà nước này nghe chừng chỉ có hại mà thôi.
Khi mọi tầng lớp trong nhân dân đều gặp khó khăn lẽ ra Chính phủ phải hỗ trợ kịp thời về kinh tế cho người dân, nhưng ĐCSVN giao nhiệm vụ cho Công an ở các phường xã kêu gọi các chủ trọ giảm giá thuê phòng, lẽ ra việc này không phải là nhiệm vụ của ngành Công an, nhưng ĐCSVN khi gặp khó khăn và bế tắc đều chỉ thị cho nghành Công an đứng ra làm đội quân tiên phong trên các tuyến đầu.
Một đất nước độc tài vẫn loanh quanh trong một cái vòng luẩn quẩn, hết kinh tế thị trường, định hướng XHCN nay quay lại kinh tế tập trung theo mô hình (HTX) . ĐCSVN không nghĩ xa hơn được và đang làm cho đất nghèo khổ, mọi khó khăn vẫn đổ xuống đầu người dân và chúng đang có một bộ máy tuyên truyền cùng với cánh tay phải trung thành của một chế độ đó là ngành an ninh để bảo vệ chệ độ CS độc tài và tham nhũng.
Một chế độ thối nát mà nhiều nước trên thế giới đã ruồng bỏ nó từ lâu nhưng tiếc thay vẫn còn tồn tại một số nước trên thế giới ngày nay, hy vọng rằng một ngày không xa người dân VN nhận thức rõ điều này và cùng nhau đoàn kết để xóa bỏ nó./.

Làm sao cứu đói bà con nghèo trong thời gian cách ly?

Hà Nội ngày đầu lệnh cách lý toàn xã hội, 1/4/2020. Ảnh: Báo Mới
Vũ Thạch – Web Việt Tân
Tin ngưng phát hành vé số trong 2 tuần cách ly toàn quốc làm sững sờ đến rơi nước mắt của nhiều bà con. Đây là cách kiếm sống duy nhất của hàng trăm ngàn người nghèo khổ, tàn tật, không nhà.
Phía nhà cầm quyền, như mọi lần trước, chỉ biết ra lệnh chứ không đếm xỉa gì đến ảnh hưởng của các lệnh đó lên những người nghèo đói ở đáy xã hội. Khi bị chỉ trích, chỉ có lãnh đạo TP.HCM lên tiếng, nhưng ông Bí thư lại chơi chữ mơ hồ “Thành phố có dự trữ thực phẩm” chứ không trả lời có cấp phát cho dân nghèo hay không. Còn ông Chủ tịch thành phố đá banh sang Sở LĐ-TB-XH là hết. Lãnh đạo một vài tỉnh, thành khác cũng diễn vài cảnh tương tự.
Một vài người dân với tấm lòng vàng đã lập tức xông ra phát cơm cứu đói bà con ngay trong ngày đầu tiên có lệnh cách ly. Nhưng những nỗ lực quí giá đó chỉ như muối bỏ biển. Để cứu đói hàng trăm ngàn người trên lề đường, hàng triệu người vốn đã đói khổ quanh năm sống sót qua thời gian cách ly 2 tuần này, chắc chắn phải dùng tới các phương tiện nhà nước, các kho lương thực quốc gia.
Do đó, câu hỏi khó nhưng phải đặt ra là chúng ta có thể làm gì đủ để buộc chính quyền phải thật sự mở các kho lương thực cứu đói dân nghèo?
Sau đây là một giải pháp đề nghị. Giải pháp này bao gồm nỗ lực cùng lúc ở 2 môi trường – trên mạng và dưới đường – của tất cả những anh chị em dân chủ, các bạn hoạt động xã hội, và những ai đang đau xót trước tình cảnh của những bà con cùng khổ.

A. Trên Mạng:

Chúng ta vận động dân cư mạng đồng loạt lên tiếng bằng nhiều cách diễn đạt nhưng với cùng một ý kêu gọi: Nhà nước có trách nhiệm và phải sử dụng các phương tiện đang có trong tay cứu đói những bà con cùng khổ trong thời gian cách ly trên cả nước.
– Tại sao hàng triệu tấn gạo được gởi tận Triều Tiên, Cuba, Venezuela để cứu dân các nước đó nhưng người đói ngay tại Việt Nam lại không cứu?
– Tại sao hàng ngàn tấn vật tư y tế được thu gom gấp rút trên cả nước để gởi sang cứu nạn nhân Covid-19 tại Trung Quốc nhưng lại không phát khẩu trang và lương thực cho những nạn nhân đang đối diện với Covid-19 trên đường phố tại Việt Nam?
Trong mấy năm gần đây, khi hàng triệu dân cư mạng cùng lên tiếng, chúng ta đã từng đẩy được nhà nước phải hủy bỏ một số ý định, rút lại một số quyết định, hay ngay cả xử lại một số vụ án. Tuy nhiên, lần này, vì sự việc liên quan đến tính mạng của hàng trăm ngàn, hàng triệu con người, và để có kết quả nhanh chóng, chúng ta cần mở thêm nỗ lực cùng lúc dưới đường phố.

B. Dưới Đường:

Không cần ồn ào, chúng ta âm thầm hướng dẫn và giúp các vật dụng đơn giản để chính bà con làm những loại việc sau đây.
B1. Bà con viết trên giấy cạc-tông lớn: “Chính phủ hãy cứu đói chúng tôi” và cầm tấm bảng kéo nhau đến ngồi, nằm trước bất kỳ công sở nào của nhà nước. Nếu công an đến bắt đi giam giữ càng tốt trong thời gian dịch bệnh này. Vì giam nơi nào họ phải nuôi bà con ở nơi đó.
B2. Nếu công an chỉ chở đến nơi hẻo lánh rồi thả ra, bà con sẽ nâng cấp. Viết trên giấy cạc-tông lớn: “Tôi bị nhiễm Covid-19, hãy đem tôi đi cách ly“. Một sự thật khá bất ngờ, các khu vực cách ly hiện nay là nơi được nuôi ăn và chăm sóc y tế kỹ nhất. So với cảnh đói, lạnh, và xác suất bị nhiễm bệnh ngoài đường phố, thì các khu cách ly lại là nơi rất tốt cho bà con tránh trận bão dịch đang dâng lên.
B3. Nếu vẫn chưa thành công, bà con có thể cố tình vi phạm giới nghiêm. Theo cảnh cáo tại một số tỉnh thành, những ai đi ngoài đường sau 10 giờ đêm sẽ bị bắt đưa về các trung tâm cách ly mà không cần lý do. Bà con chúng ta cần tận dụng lời hăm dọa đó, cố tình đi tìm công an ngoài đường phố sau 10 giờ tối.
B4. Nếu vẫn chưa thành công, cộng đồng mạng có thể chỉ cho bà con biết các trung tâm cách ly nằm ở đâu. Bà con cứ tới thẳng đó, đi vào và thông báo mình bị nhiễm Covid-19 cần được giữ lại cho đến hết thời gian cách ly cả nước.
Nếu nhà nước lo ngại bà con sẽ áp dụng 4 loại hành động trên làm “toang” các trung tâm cách ly thì hãy mở các kho lương thực, cung cấp thực phẩm cho dân nghèo NGAY BÂY GIỜ.
Vũ Thạch

Trung Quốc đang dần tự lột mặt nạ

Diễm My – (VNTB) – Khi các thiết bị y tế đang khan hiếm trầm trọng trên thế giới, Trung Quốc đã đánh mất uy tín vì cách làm việc vô trách nhiệm và vô lương tâm với lần lượt nhiều quốc gia trên thế giới. 
***
Hà Lan “mua khẩu trang thường để làm khẩu trang y tế”.
Chính phủ Hà Lan đã phải cho thu hồi lại số khẩu trang đặt mua từ Trung Quốc vì chất lượng không đảm bảo. 600,000 trong số 1,3 triệu khẩu trang  kém chất lượng vì khẩu trang không ôm vào mặt để có thể bảo vệ nhân viên y tế không bị truyền nhiễm, ngoài ra van lọc khí cũng không hoạt động.
Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã lên tiếng trên Twitter rằng chính phủ Hà Lan phải biết kiểm tra cho kỹ và chối bỏ đó là các khẩu trang kém chất lượng.
Những khẩu trang này đã lọt lưới hải quan vì thế cần phải kiểm tra kỹ xem liệu các khẩu trang này có còn an toàn cho nhân viên y tế hay không.
Úc thu giữ thiết bị y tế bị lỗi
Các nhà chức trách đã bắt đầu thu giữ khẩu trang Trung Quốc và quần áo bảo hộ y tế bị lỗi đang được nhập vào Úc
ABC cho biết trong những tuần gần đây, Lực lượng Biên phòng Úc (ABF) đã chặn một số đợt giao hàng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) giả hoặc bị lỗi.
Ước tính ABF đã thu giữ 800.000 khẩu trang với giá trị tổng cộng hơn 1,2 triệu đô la trên thị trường Úc.
Các mặt hàng này được nhập ồ ạt vào Úc theo đường hàng không sau khi dịch corona ở Úc bùng phát.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã bác bỏ chỉ trích hàng lỗi của Trung Quốc và tuyên bố rằng hàng loạt các nhà máy Trung Quốc đang hoạt động suốt ngày đêm để giúp các quốc gia trên thế giới cứu người.
Chính phủ Anh tức giận
Chính phủ Anh được cho là rất tức giận với việc xử lý dịch corona của Trung Quốc, hôm chủ nhật các quan chức Anh cảnh báo rằng Bắc Kinh phải đối mặt với “trả giá” khi cuộc khủng hoảng COVID-19 kết thúc.
Các quan chức chính phủ Anh tin rằng Trung Quốc đang đưa thông tin sai lệch về mức độ nghiêm trọng dịch corona.
Tờ the Mail on Sunday reports. cho hay các nhà khoa học đã cảnh báo Johnson rằng Trung Quốc có thể đã hạ thấp số lượng ca nhiễm corona đã được xác nhận “theo hệ số từ 15 đến 40 lần”. Trung Quốc đã báo cáo chỉ 81.439 nhiễm bệnh khi đó.
Tờ báo cho biết thêm rằng chính phủ Johnson giận tới mức thủ tướng có thể huỷ bỏ quyết định cho công ty viễn thông Trung Quốc Huawei phát triển mạng lưới 5g của Anh trước đây.
Nghị sỹ Mỹ: Trung Quốc đang nói dối
Nghị sỹ Mỹ Tom Cotton nói rằng “Trung Quốc đóng cửa tất cả các rạp chiếu phim trên toàn quốc ngay sau khi mở cửa lại. Ai tin được là họ đã kiểm soát được dịch bệnh hay không? Tôi cũng không tin được. Trung Quốc đang nói dối.”
Nghị sỹ Cotton cho rằng Trung Quốc đã gian dối ngay từ đầu và giờ vẫn tiếp tục gian dối.
Lời nhận xét của Nghị sỹ Cotton được đưa ra khi số người tử vong vì dịch corona ở Ý lúc đó đã cao gấp bốn lần số tử vong của Trung Quốc và Ý vẫn chưa ở đỉnh dịch.
Dịch bệnh rồi sẽ qua đi, nhưng Trung Quốc sẽ phải vất vả để lấy lại niềm tin của các quốc gia phương Tây.
Những khẩu trang này đã lọt lưới hải quan vì thế cần phải kiểm tra kỹ xem liệu các khẩu trang này có còn an toàn cho nhân viên y tế hay không.
Úc thu giữ thiết bị y tế bị lỗi
Các nhà chức trách đã bắt đầu thu giữ khẩu trang Trung Quốc và quần áo bảo hộ y tế bị lỗi đang được nhập vào Úc
ABC cho biết trong những tuần gần đây, Lực lượng Biên phòng Úc (ABF) đã chặn một số đợt giao hàng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) giả hoặc bị lỗi.
Ước tính ABF đã thu giữ 800.000 khẩu trang với giá trị tổng cộng hơn 1,2 triệu đô la trên thị trường Úc.
Các mặt hàng này được nhập ồ ạt vào Úc theo đường hàng không sau khi dịch corona ở Úc bùng phát.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã bác bỏ chỉ trích hàng lỗi của Trung Quốc và tuyên bố rằng hàng loạt các nhà máy Trung Quốc đang hoạt động suốt ngày đêm để giúp các quốc gia trên thế giới cứu người.
Chính phủ Anh tức giận
Chính phủ Anh được cho là rất tức giận với việc xử lý dịch corona của Trung Quốc, hôm chủ nhật các quan chức Anh cảnh báo rằng Bắc Kinh phải đối mặt với “trả giá” khi cuộc khủng hoảng COVID-19 kết thúc.
Các quan chức chính phủ Anh tin rằng Trung Quốc đang đưa thông tin sai lệch về mức độ nghiêm trọng dịch corona.
Tờ the Mail on Sunday reports. cho hay các nhà khoa học đã cảnh báo Johnson rằng Trung Quốc có thể đã hạ thấp số lượng ca nhiễm corona đã được xác nhận “theo hệ số từ 15 đến 40 lần”. Trung Quốc đã báo cáo chỉ 81.439 nhiễm bệnh khi đó.
Tờ báo cho biết thêm rằng chính phủ Johnson giận tới mức thủ tướng có thể huỷ bỏ quyết định cho công ty viễn thông Trung Quốc Huawei phát triển mạng lưới 5g của Anh trước đây.
Nghị sỹ Mỹ: Trung Quốc đang nói dối
Nghị sỹ Mỹ Tom Cotton nói rằng “Trung Quốc đóng cửa tất cả các rạp chiếu phim trên toàn quốc ngay sau khi mở cửa lại. Ai tin được là họ đã kiểm soát được dịch bệnh hay không? Tôi cũng không tin được. Trung Quốc đang nói dối.”
Nghị sỹ Cotton cho rằng Trung Quốc đã gian dối ngay từ đầu và giờ vẫn tiếp tục gian dối.
Lời nhận xét của Nghị sỹ Cotton được đưa ra khi số người tử vong vì dịch corona ở Ý lúc đó đã cao gấp bốn lần số tử vong của Trung Quốc và Ý vẫn chưa ở đỉnh dịch.
Dịch bệnh rồi sẽ qua đi, nhưng Trung Quốc sẽ phải vất vả để lấy lại niềm tin của các quốc gia phương Tây.

Khi lính Mỹ đầy… đường!

Trân Văn – VOA
Tuy Mỹ có hàng triệu quân nhân thuộc nhiều lực lượng khác nhau (Hiện dịch – Active Duty, Dự bị – Reserve, Địa phương quân – National Guard) nhưng trong sinh hoạt xã hội, chẳng mấy khi dân Mỹ nhìn thấy lính Mỹ, trừ khi họ sống gần các căn cứ quân sự.
Để bảo vệ hình ảnh của quân nhân trong mắt thường dân, quân đội Mỹ đặt định rất nhiều yêu cầu nghiêm ngặt khi mang quân phục, bất kể ở trong hay ngoài các căn cứ quân sự tại bất kỳ đâu. Chẳng hạn không được dùng bất kỳ vật dụng nào mà màu sắc khác với màu quân phục hoặc màu đen, kể cả dù, túi xách. Không được vừa đi vừa hút thuốc, vừa ăn uống, vừa dùng điện thoại, trò chuyện lớn tiếng, cười đùa ngả ngớn…
Do khoác quân phục đồng nghĩa với việc phải “nhìn trước, ngó sau” để bảo vệ thể diện của quân đội, thành ra khi có thể, quân nhân Mỹ luôn chọn thường phục. Ở Mỹ, khi dân Mỹ thấy lính Mỹ đầy đường đó chính là lúc dân Mỹ đối diện với thảm họa…
***
Ông Max Rose, Dân biểu của Hạ viện tiểu bang New York, vừa thông báo với cử tri của ông, rằng ông sẽ tạm ngưng làm việc kể từ thứ tư tuần này (1 tháng 4) để trình diện quân đội. Ngoài việc là Dân biểu tiểu bang, Rose còn là một Đại úy của Địa phương quân New York và đã nhận được lệnh trình diện để cùng đơn vị của ông tham gia vào cuộc chiến chống COVID-19 của Địa phương quân New York, tại thành phố New York. Lệnh điều động Đại úy Max Rose không xác định thời hạn phục vụ sẽ là bao lâu.***
Trong thư gửi cử tri, Rose loan báo, tuy Đại úy Max Rose phải thi hành lệnh điều động của quân đội nhưng nhân viên của Văn phòng Dân biểu Max Rose vẫn tiếp tục tiếp nhận các ý kiến, yêu cầu của cử tri để phục vụ họ.
Rose nói thêm, suốt tháng vừa qua, ông đã chứng kiến sự dũng cảm và hi sinh phi thường của cả nhân viên y tế lẫn các lực lượng dân sự chuyên ứng phó với tình huống khẩn cấp để chống chọi COVID-19 ở New York. Giờ đến lượt ông thực thi nghĩa vụ của mình, góp thêm sức cho tuyến đầu. Tính đến lúc này, riêng New York đã có khoảng 2.000 người thiệt mạng vì COVID-19 nhưng Rose tin, người Mỹ nói chung và người New York nói riêng sẽ vượt qua thảm họa.
Rose không phải là đại biểu dân cử duy nhất vừa hoạt động như một chính khách, vừa tình nguyện phục vụ quân đội. Theo Military Times, Quốc hội liên bang Mỹ hiện có 15 chính khách đang phục vụ hoặc trong lực lượng Địa phương quân của các tiểu bang hoặc đang thuộc quân số của lực lượng Dự bị. Thỉnh thoảng vẫn có chính khách nào đó nhận được lệnh trình diện để quay lại quân đội, thi hành những nhiệm vụ mà quân đội cần đến họ (1).
***
Tính cho đến chiều thứ tư (1 tháng 4) đã có 17.250 Địa phương quân của 10/50 tiểu bang (California, Connecticut, Florida, Illinois, Louisiana, Maryland, Michigan, New Jersey, New York, Washington) và hai lãnh thổ ủy trị (Guam, Puerto Rico) được chuyển thành lực lượng Hiện dịch, đặt dưới sự chỉ huy của cả Thống đốc tiểu bang lẫn Bộ Quốc phòng trong cuộc chiến chống COVID-19. Chưa kể 22 tiểu bang và hai lãnh thổ ủy trị khác đang chuẩn bị chuyển đổi Địa phương quân của họ sang trạng thái tương tự (2).
Chuyển đổi Địa phương quân thành lực lượng Hiện dịch (các thành viên Địa phương quân được hưởng các quyền lợi và phải thực hiện những nghĩa vụ y như quân nhân Hiện dịch) vốn chỉ áp dụng khi các đơn vị Địa phương quân được điều động tham chiến tại những chiến trường hoặc tham gia tập trận bên ngoài lãnh thổ Mỹ. Giờ, cả Lục quân lẫn Không quân cùng tiếp nhận những đơn vị Địa phương quân tương ứng để cùng ứng phó với tình trạng khẩn cấp bên trong lãnh thổ Mỹ.
Người Mỹ đã và sẽ thấy càng ngày càng nhiều quân nhân Mỹ làm đủ thứ việc bên cạnh những nhân viên dân sự đang ở tuyến đầu: Dựng và vận hành các bệnh viện dã chiến, các trung tâm duy trì mạng lưới thông tin. Tham gia xét nghiệm nhanh – xác định những người đã bị lây nhiễm. Sử dụng cả phi cơ, lẫn quân xa vận chuyển, vận hành, sửa chữa từ những thiết bị cồng kềnh, nặng nề ((như máy phát điện, thiết bị chiếu sáng chuyên dụng,…) nhằm gia tăng năng lực phòng chống COVID-19 đến những vật phẩm thiết yếu và phân phát chúng, kể cả phân phát thực phẩm tại những khu vực bị cô lập do nguy cơ lây nhiễm cao (3)…
Trên lãnh thổ Mỹ, lính Mỹ đầy… đường là dấu hiệu cho thấy thảm họa đã trở thành hết sức nghiêm trọng. Tuy nhiên lính Mỹ đầy… đường cũng là một trong những biểu hiện của hy vọng: Có thêm sự tiếp sức của một nguồn vừa dồi dào nhân lực, vừa thạo việc và quan trọng hơn cả, nguồn đó cung cấp những cá nhân tận lực như đã từng và luôn luôn sẵn sàng trả giá cao nhất để bảo vệ xứ sở và đồng bào của họ.
Chú thích

Tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam – Ngư dân kêu...

Người viết: Anh Hoàng
Theo thông tin của một lãnh đạo Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ngãi nhận được thông báo của một ngư dân trên địa bàn tỉnh về việc tàu cá bị tàu Trung Quốc đâm chìm khi đánh cá ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam.
Sau khi bị đâm chìm, có 3 tàu cá, gồm: tàu cá mang số hiệu QNg-90045-TS do ông Đặng Tằm làm chủ phương tiện; tàu cá QNg-90399-TS do ông Đặng Dũng làm chủ phương tiện; và tàu cá QNg-90929-TS do ông Nguyễn Thành Linh làm chủ phương tiện, đến để cứu hộ, nhưng khi đến nơi thì không thấy ngư dân và tàu cá QNg-90617-TS, mà chỉ thấy 1 tàu sắt màu trắng của Trung Quốc đang kiểm soát tại đây.
Theo đó, vào sáng ngày 2/4/2020, cùng với 2 tàu cá khác cũng quê Quảng Ngãi là QNg 90045 TS do ông Đặng Tằm làm chủ và QNg 90399 TS do ông Đặng Dũng làm chủ, ông Linh hay tin tàu của ông Thọ bị đâm chìm nên lao đến khu vực đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa – Việt Nam) để tìm kiếm, nhưng chỉ thấy tàu tuần tra của Trung Quốc.
Lúc này, tàu của ông Linh và ông Dũng bị tàu Trung Quốc truy đuổi và lai dắt về đảo Phú Lâm. Khoảng 18h, phía Trung Quốc trao trả 8 ngư dân trên tàu ông Thọ cho tàu ông Linh và tàu ông Dũng.
Tối 2-4-2020, ông Bùi Hồng Vân, Phó Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi xác nhận, sau khi đâm chìm tàu cá, phía Trung Quốc vớt 8 thuyền viên quê Quảng Ngãi và mới thực hiện việc trao trả các ngư dân vào tối nay.
Ngư dân Quảng Ngãi nhiều lần thông báo về việc bị tàu nước ngoài đe dọa, đâm va khi đánh cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa
Đây không phải lần đầu tiên tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, ngày 13/7/2016, tàu Trung Quốc cũng đã đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam mang số hiệu QNg 90479TS. Cũng trong lúc đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa, khi phát hiện sự cố, tàu cá của ngư dân Huỳnh Văn Khanh đã cố quay lại cứu 5 ngư dân, nhưng liên tục bị tàu Trung Quốc xua đuổi, ngăn cản. Đến 19h ngày 9/7, tàu Trung Quốc mới bỏ đi, lúc này, các ngư dân trên tàu QNg 95011 TS mới tiếp cận vớt được 5 ngư dân, đưa trở về đất liền.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố: “Việt Nam lên án mạnh mẽ các hành vi đối xử vô nhân đạo, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực đối với các ngư dân Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc điều tra và xử lý nhân viên trên hai tàu hải cảnh đã cố ý đâm chìm tàu cá Việt Nam, bỏ mặc ngư dân trong điều kiện nguy hiểm đến tính mạng. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, không để tái diễn các hành động tương tự và có hình thức bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam”.
Chính quyền Việt Nam cần hành động
Rõ ràng những tuyên bố miệng chỉ thông qua bộ ngoại giao không thể giải quyết vấn đề này, khi ngư dân tiếp tục bị đe dọa, tấn công bởi các tàu Trung Quốc. Khi những tàu cá bị tấn công, đâm chìm không chỉ tính mạng của ngư dân bị đe dọa, thân nhân của các ngư dân lo lắng mà họ còn phải gánh thêm những khoản nợ khi vay tiền để đóng tàu còn đó. Những khoản đền bù từ bảo hiểm chỉ hỗ trợ phần nào, trong khi đó họ mất đi kế sinh nhai và nỗi đe dọa thường trực khi đi biển khiến họ không còn muốn tiếp tục đánh cá, bám biển và bảo vệ vùng biển cho Tổ Quốc. Thực tế, chính quyền Việt Nam cần có những hành động cứng rắn hơn nữa đối với sự ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông; cụ thể, yêu cầu họ bồi thường thiệt hại cho các ngư dân bị tấn công. Nếu tình hình đâm tàu còn tái diễn cần kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế để để đòi lại công bằng cho ngư dân. Bên cạnh đó, cần gia tăng đội ngũ cảnh sát biển, hải quân trong việc hỗ trợ bảo vệ ngư dân trong quá trình khai thác thủy sản, bám biển để giữ lấy vùng biển của Tổ Quốc.
Nguồn tham khảo:

Xưa rồi Diễm!

Ngô Trường An
Người cộng sản có cách thâu tóm tài sản rất giỏi. Chỉ cần chuyển đổi mô hình từ kinh tế thị trường qua kinh tế tập thể và ngược lại, là họ có thể hốt sạch tài sản nhân dân về tay họ.
Miền Nam trước 1975 theo nền kinh tế thị trường. Khi chính phủ Miền Bắc vào tiếp quản, họ bắt tay xây dựng ngay nền kinh tế tập thể. Thế là tất cả các hãng xưởng, nhà máy, xí nghiệp, công ty…của tư nhân bị nhà nước tóm thâu dưới chiêu bài: “quốc hữu hóa”!
Ở nông thôn thì đất vườn, đất ruộng, trâu bò, vật nuôi, máy cày, xe tải… đều được dồn vào Hợp Tác Xã do nhà nước làm chủ sở hữu. Người nông dân trắng tay!
Khi mô hình kinh tế tập thể không còn sinh lợi cho đảng nữa, họ lập tức chuyển qua nền kinh tế thị trường (có thêm cái đuôi tào lao: định hướng xhcn).
Họ bắt tay vào bán các công ty, hãng xưởng, nhà máy….để chia chác mà trước kia họ thâu tóm của tư nhân dưới hình thức “quốc hữu hóa”
Nào nhà máy Bia Sài Gòn, nào công ty sữa Ông Thọ, nào cảng biển Quy Nhơn.v.v… họ bán sạch, dưới danh nghĩa mỹ miều: Thoái vốn! Họ bán đất ở nông thôn cho doanh nghiệp trên nhiều danh nghĩa: dự án phát triển kinh tế (nhà máy, công ty, kho bãi cho tư nhân); dự án công cộng (trường học tư, bệnh viện tư, khu resort vui chơi giải trí… cũng tư nhân sở hữu). Và bán cho cả doanh nghiệp nước ngoài.
Coi bộ nền kinh tế thị trường bây giờ không còn gì để bán nữa. Nên ông Trần Quốc Vượng muốn chuyển qua mô hình kinh tế tập trung để quốc hữu hóa các doanh nghiệp về tay nhà nước? Và nhân dân sẽ lại bị dồn vào HTX, để nhà nước muốn lấy đất bán thì không cần phải xua quân đi cưỡng chế?
Mẹ kiếp! Khi cần bán doanh nghiệp để chia chác, mấy ông chạy qua Mỹ, qua phương Tây cầu cạnh họ công nhận VN là nước có nền KTTT. Nay muốn quốc hữu hóa tài sản toàn dân thì các ông lại bảo đổi mới để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế tập thể?
Đù móa! Kinh tế tập thể thì đã từng thực hiện hàng chục năm rồi, dân từng đói rả họng rồi, đổi mới gì nữa mấy cha? Cướp thì nói cướp cmn đi. Chiêu này xưa rồi Diễm!