Friday, March 25, 2016

Chọn nhà thầu Trung Quốc: "Có cái gì không chỉ là ham rẻ, có lợi ích nhóm hay không?"

Dân trí Đó là những băn khoăn của cử tri và người dân được đại biểu Lê Như Tiến truyền đạt lại. Ông Tiến cho rằng, các công trình xây dựng nói chung và dự án đường ống nước sạch Sông Đà nói riêng phải quan tâm trước hết đến chất lượng, còn nếu ham rẻ để xảy ra sự cố thì phải truy đến cùng trách nhiệm.

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 24/3, Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) cho biết, vừa qua khi đi tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến đặt câu hỏi về chuyện tại sao nhiều công trình xây dựng trọng điểm lại chỉ chọn những nhà thầu Trung Quốc.
"Liệu còn có cái gì không phải chỉ là ham rẻ đằng sau đó không? Có lợi ích nhóm trong đó không? Cử tri và người dân đã đặt các câu hỏi như thế" - vị đại biểu không khỏi băn khoăn.
Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến
Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến
Liên hệ đến dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông trì trệ, đội vốn lên 100%, ông Tiến cho rằng: "Không hẳn do kinh tế khó khăn nên chúng ta ham rẻ đâu, mà ở đây là do tầm nhìn hạn chế. Chúng ta thấy rẻ trước mắt đấy nhưng liên tục phải bỏ vốn thêm ra 2, 3 lần như thế".
Theo ông Tiến, một công trình nhẽ ra tuổi thọ phải đến trăm năm thì chỉ trong vòng vài năm đã hỏng, phải đập đi làm lại thì tốn kém hơn rất nhiều. Cái giá của ham rẻ là như vậy. Do đó, ông Tiến đề nghị, khi xây dựng một dự án, cần phải có tầm nhìn xa hàng trăm năm và không nên chỉ tập trung vào một nhà thầu. Đã đấu thầu thì phải lựa chọn nhiều nhà thầu có năng lực.
Đề cập đến dự án đường ống nước sạch Sông Đà, đại biểu Lê Như Tiến đánh giá, đây không chỉ là công trình xây dựng quan trọng mà còn là công trình đảm bảo dân sinh. Với tầm quan trọng của dự án, điều cần quan tâm là chất lượng chứ không phải là bỏ thầu thấp rồi trong quá trình làm lại bị rơi vào thế "cưỡi lên lưng hổ", không thể xuống được.
Thực tế cũng đã cho thấy bài học, đó là nhiều công trình có giá bỏ thầu thấp nhưng khi thi công dang dở, đình trệ, chậm tiến độ thì phải bỏ thêm vốn để triển khai tiếp. Nếu chẳng may vừa đưa vào dùng lại xảy ra vỡ liên tục, gây thiếu nước cho người dân thì điều gì sẽ xảy ra đây? "Không chỉ là lãng phí, mất tiền của mà hơn thế lòng tin của người dân sẽ mất" - vị đại biểu lo ngại.
Do đó, theo ông, người có trách nhiệm trong việc quyết định thầu phải hết sức cẩn trọng, cần phải "vì dân, vì nước nhiều hơn chứ đừng vì giá bỏ thầu thấp hay gì đó đằng sau". Phải rất quan tâm đến năng lực, chất lượng còn nếu để cho nhiều công trình như đường sắt trên cao ở Hà Nội thì chỉ có gây tốn kém, lãng phí ngân sách mà thực chất đó là tiền thuế của dân.
Để làm nghiêm, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị cũng đề xuất, đối với tất cả các công trình vì giá bỏ thầu thấp, nếu sau này để xảy ra sự cố nghiêm trọng thì phải truy được đến cùng trách nhiệm của các cá nhân có liên quan.
Thứ Sáu, 25/03/2016 - 07:20
Bích Diệp

Bàn cờ chiến lược tại Biển Đông

Theo BBC-8 giờ trước 

Image copyrightGoogle
Trong vùng Biển Đông tranh chấp, Trung Quốc thời gian qua sử dụng biện pháp bồi đắp đảo đá nhân tạo và quân sự hóa như triển khai tàu chiến, tên lửa đất đối không và radar tần số cao.
Viễn cảnh tương lai gần, liệu Trung Quốc sẽ ngưng chiến lược quân sự hóa để mặc cả và thương lượng với các nước láng giềng? Hay Bắc Kinh sẽ tiếp tục khẳng định chủ quyền trên các hòn đảo đã bồi đắp với tham vọng kiểm soát Biển Đông.
Trong bối cảnh đó, hoạt động bảo vệ tự do hàng hải của hải quân Mỹ có được các nước trong khu vực chào đón> Đâu là chiến lược tốt nhất cho các nước ASEAN trước khả năng đối đầu giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc?

Trung Quốc thắng chiến thuật, thua chiến lược?

Theo ông Richard J. Heydarian, đang dạy Chính trị học tại Đại học De La Salle, Philippines, việc Trung Quốc quân sự hóa các hòn đảo tại Biển Đông bao gồm cả hai mục đích dân sự và quân sự.
“Trung Quốc liên tục khẳng định mục đích dân sự của mình trong việc bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông. Nhưng các quốc gia khác đều lo ngại rằng Trung Quốc đang dần thiết lập chủ quyền trên thực tế một cách không chính thức trên những hòn đảo này,” ông nói.
Ông Heydarian nói với BBC rằng những đụng độ đẫm máu tại Biển Đông như trận Gạc Ma năm 1988 hiếm có cơ hội lặp lại. Mục tiêu hiện tại của Trung Quốc là gián đoạn khai thác năng lượng, hoạt động tuần tra trên biển, hay hoạt động đánh bắt của ngư dân các nước lân cận như Philippines, Việt Nam và Malaysia.
Là tác giả cuốn sách Mặt trận mới ở Châu Á: Mỹ, Trung Quốc và xung đột tại Tây Thái Bình Dương, ông này cảnh báo “không thể phủ nhận so sánh lực lượng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á hiện tại là rất chênh lệch”.
Theo ông, các nước trong khu vực hoan nghênh sự hiện diện và chương trình bảo vệ tự do hàng hải (FONON) của hải quân Hoa Kỳ để đối trọng với Trung Quốc.
“Mặc dù Trung Quốc đang có lợi thế về mặt chiến thuật, nhưng lại đang thua về mặt chiến lược,” theo lời ông Richard J. Heydarian.
Nguyên nhân là do rất nhiều nước trong khu vực, e ngại sự hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông nên xoay trục gần hơn với Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cam kết thúc đẩy việc ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Sáng kiến Kết nối Hoa Kỳ-ASEAN, còn Nhật Bản cam kết cung cấp thêm 100 tỷ đô la cho những dự án phát triển tại Đông Nam Á.
Những động thái của các nước này, theo ông Haydrian, được coi là chính sách “chế ngự”, là sự kết hợp giữa “ngăn chặn” và “giao thiệp”.
Trong khi đó, ông Anders Corr, giám đốc Công ty tư vấn chính phủ Corr Analytics, nhận xét với BBC chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông là sự tiếp nối chủ nghĩa bành trướng của nước này.
“Trong lịch sử, Trung Quốc đã làm điều tương tự với Tân Cương và Tây Tạng; và nay tiếp tục chính sách này tại vùng Biển Hoa Đông, Biển Đông, và khu vực Himalaya”.
Theo ông, công bằng mà nói hiện tại Biển Đông đang bị quân sự hóa bởi tất cả các bên, không chỉ có Trung Quốc, bởi vì chủ quyền của những hòn đảo này vẫn đang bị tranh chấp.
Ông cũng cho rằng hoạt động hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông sẽ có lợi cho các nước ASEAN đang tranh chấp với Trung Quốc.
“Hoạt động này cho thấy Hoa Kỳ không chấp nhận hay ủng hộ lập trường của Trung Quốc về chủ quyền đường chín đoạn”, ông nói.
Bình luận về chiều hướng giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, ông Corr nói “Tranh chấp này đã kéo dài nhiều thập niên và khó có thể có bước tiến đột phá trong thời gian tới. Nguyên nhân là do vẫn còn bế tắc trong cách giải quyết hợp lý cho tất cả các bên”.
Trong khi đó, nữ tiến sĩ Elena Atanassova-Cornelis, giảng viên chính trị Đông Á tại Bỉ, lo ngại về tính diễn biến trong ván bài quân sự ở biển Đông.
Bà đưa ra dẫn chứng: “Trung Quốc đã chỉnh sửa Sách trắng nước này vào năm 2015, trong đó cho phép tăng cường đầu tư quân sự mở rộng khả năng phòng thủ kiểm soát cả vùng thềm lục địa (biển gần) và ngoài khơi (biển xa)”.
Image copyrightIEAS
Mục tiêu được cho là nhằm thiết lập các vùng cấm bay, cũng như củng cố chính sách “chống xâm nhập, chống tiếp cận”.
Về chính sách hiệu quả nhất cho các nước Đông Nam Á vào thời điểm này, bà Elena Atanassova-Cornelis gói gọn trong thuật ngữ “rào giậu kép”.
“Phần lớn các nước ASEAN muốn thi hành chính sách cân bằng và rào giậu với cả hai siêu cường Trung Quốc và Mỹ. Đây là điều dễ hiểu.”
“Một mặt, ASEAN muốn hạn chế sự phụ thuộc và tính dễ bị tổn thương trong trường hợp Hoa Kỳ bỏ rơi hoặc quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc ấm lên. Mặt khác, các quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á cũng cần ngăn ngừa ưu thế vượt trội và các động thái không mong muốn của Trung Quốc,” bà giải thích.

Chiến lược lâu dài

Theo ông Anders Corr, chiến lược tốt nhất đối với các nước vừa và nhỏ ở Đông Nam Á là phát triển kinh tế và dân chủ hóa từng bước. Những hình mẫu tốt là Nhật Bản và Hàn Quốc, vì những quốc gia này là dân chủ và có nền kinh tế khá phát triển có thể hỗ trợ được cho lực lượng quân sự quốc gia.
Về việc liệu Trung Quốc có đưa ra các biện pháp cứng rắn hơn , ông Corr nói Trung Quốc sẽ không muốn ảnh hưởng xấu tới quan hệ kinh tế với các quốc gia ASEAN do Trung Quốc cũng phụ thuộc nhiều và các mặt hàng xuất và nhập khẩu với các quốc gia này.
“Nền kinh tế của Trung Quốc có tăng trưởng nhưng với tốc độ chậm hơn so với nhiều nước Đông Nam Á. Trong khi đó, Mỹ cũng không muốn leo thang căng thẳng với Trung Quốc vì hệ quả tốn kém và khả năng đứt quãng thương mại quốc tế.”
Các biện pháp cụ thể cho các nước Đông Nam Á, theo tiến sĩ Elena Atanassova-Cornelis, nhận định có thể chia thành ba hướng cơ bản.
Một là tăng cường khả năng tự vệ, đối thoại với Trung Quốc và sự cam kết của Hoa Kỳ tại khu vực.
Hai là đa dạng hóa chiến lược thể hiện ở chỗ thiết lập và củng cố các hiệp ước đối tác nâng cao khả năng thích nghi với biến đổi chiến lược.
Ba là củng cố các tổ chức đa phương và vai trò trung tâm của ASEAN.
Còn ông Anders Corr nhấn mạnh đến khả năng Trung Quốc thỏa hiệp được với tầng lớp tinh hoa và doanh nghiệp tại Hoa Kỳ quay sang ủng hộ Trung Quốc.
Ông nói: “Những nhà tài phiệt và tập đoàn kinh doanh lớn của Hoa Kỳ không muốn hy sinh lợi ích kinh tế với Trung Quốc, và họ có thể gây ảnh hưởng với chính phủ Mỹ thông qua bầu cử dân chủ”.
Năm 2015, thương mại hai chiều giữa Mỹ và Trung Quốc đạt mức kỷ lục là 590 tỷ đô la. Trung Quốc cũng có quan hệ thương mại rất tốt với các nước Châu Âu như Anh và Pháp.
“Như vậy, đến một thời điểm nào đó, Hoa Kỳ có thể không còn khả năng bảo vệ các quốc gia đồng minh thân cận nhất của mình tại châu Á”, ông này dự đoán. Đến lúc đó, Trung Quốc có thể sẽ đưa ra những động thái mạnh mẽ hơn về quân sự tại Biển Đông.
Sắp tới Hoa Kỳ chuẩn bị bước vào chuyển giao quyền lực thông qua kỳ bầu cử Tổng thống.
“Chính quyền Obama có chính sách tương đối mềm mỏng với Trung Quốc và Nga, vì thế hai nước này gần đây có được lợi thế trong các tranh chấp lãnh thổ. Tổng thống kế nhiệm có thể sẽ có đường lối cứng rắn hơn đối với Trung Quốc,” theo lời ông Corr.

Trung Quốc xả nước: Công cụ chính trị?

 Theo BBC-25 tháng 3 2016 


Image copyrightGetty
Image captionViệt Nam đang đối phó tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Mạng lưới người dân Thái tại tám tỉnh Thái Lan dọc sông Mekong vừa tổ chức hội thảo "Trung Quốc có thực sự cứu chúng ta khỏi hạn hán?"
Hội thảo diễn ra sau sự kiện Trung Quốc công bố nhà máy thủy điện Cảnh Hồng sẽ tăng thêm lưu lượng xả 2.190m3/giây "theo yêu cầu của phía Việt Nam".

'Ban ơn' cho hạ nguồn

Hội thảo tại Thái Lan nói phát ngôn từ phía Trung Quốc như thể "ban ơn" cho những quốc gia ở hạ nguồn.
Ông Montree Chantawong, nhà nghiên cứu từ tổ chức Liên minh Khu vực Hướng tới Phục hồi Sinh thái (TERRA), cho biết: "Khi nhìn lại mực nước sông Mekong từ tháng Một đến tháng Tư trong năm 2014, 2015. Lúc nào dòng chảy cũng là hơn 2.000m3/giây. Thật trùng hợp, Trung Quốc thông báo sẽ xả nước xuống hạ nguồn với lưu lượng 2.190m3/giây, cũng cùng thời điểm này năm nay. Vậy có gì khác biệt?"
"Khi nhìn lại, chúng tôi nhận thấy thiếu nước và xâm nhập mặn ở sông Mekong đã xảy ra từ vài năm trước. Vậy tại sao Trung Quốc lại nói hành động của mình như là ban ơn trong khi tình trạng hiện giờ không khác gì với vài năm trước."
Ông Montree cũng nói với BBC Tiếng Việt việc xả nước với vận tốc này chỉ có thể khiến "khoảng 20% lượng nước được xả có lẽ sẽ đến được Đồng bằng Sông Cửu Long".

'Công cụ chính trị'?


Image copyrightGetty

Trả lời câu hỏi về Hội nghị hợp tác Lan Thương - Mekong đang diễn ra tại Trung Quốc, liệu các quốc gia như Thái hay Việt Nam có thể thể hiện tiếng nói của mình không, ông Montree nhận định: "Hội nghị đó chủ yếu là về hợp tác kinh tế. Vấn đề về sông Mekong sẽ không được thảo luận nhiều."
"Trung Quốc đang sử dụng sông Mekong như một công cụ chính trị với những quốc gia nhỏ ở hạ nguồn," ông Montree nói.
Ormbun Thipsuna từ mạng lưới Hội đồng lãnh đạo cộng đồng ở bảy tỉnh Đông Bắc Thái Lan nói: 'Chúng ta cố giấu sự thật đi, mọi chuyện ngành càng nghiêm trọng hơn. Giờ bảy tỉnh Đông Bắc bị ảnh hưởng bởi lũ ngay trong mùa khô."
Chirasak Inthayot, một lãnh đạo cộng đồng ở Chiang Khong, Chiang Rai cho BBC biết tại làng của ông, đã 2 - 3 năm gần đây, nước lên cao ngay cả trong mùa khô.
"Chúng tôi không khai thác được rong biển từ sông Mekong nữa. Cá cũng ít vì không có rong biển ăn. Những kinh nghiệm đánh bắt, làm vườn trước đây không còn ứng dụng được gì với dòng nước bất thường lên xuống trong mùa khô."
Trước đó, ngày 15/3, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khang nói: "Trung Quốc quyết định vượt qua khó khăn riêng để hỗ trợ khẩn cấp dòng chảy."
Ông gọi việc xả nước này là vì "Trung Quốc và năm quốc gia dọc dòng sông Mekong là láng giềng thân thiết và sự hỗ trợ như thế này là tự nhiên".

Khu công nghiệp tại Long An cắt nước, chặn đường vào công ty Nhật

Suốt tuần vừa qua, đại diện Công ty TNHH Tango Candy (Khu công nghiệp Tân Đức, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An) đã gửi đơn cầu cứu đến cơ quan chức năng tỉnh Long An, liên quan đến việc chủ đầu tư khu công nghiệp là Công ty cổ phần đầu tư Tân Đức (gọi tắt Công ty Tân Đức) đã cho người lắp rào chắn chặn cổng ra vào, đồng thời đào ống nước, triệt luôn nguồn nước của công ty này.
công ty Tân Đức nối lại đường ống nước trước cổng Tango Candy chiều 25/3. (ảnh: M.Trí)
Đây là công ty 100% vốn Nhật Bản, với hơn 250 công nhân chuyên sản xuất bánh kẹo xuất sang Mỹ và các nước châu Âu, hoạt động từ năm 2009 tại Long An.
Ông Nguyễn Văn Được, phó Chủ tịch tỉnh Long An cho biết phía Tân Đức thực hiện các hành vi cản trở sản xuất nói trên. Công ty Tango Candy và Công ty Tân Đức không ký hợp đồng về phí sử dụng hạ tầng. Gần đây, công ty Tân Đức thông báo áp đặt mức thu phí sử dụng hạ tầng là 10,018 đồng/m2/năm, thời điểm áp dụng bắt đầu từ năm 2013 đến nay. Công ty Tango Candy không đồng ý với mức này, yêu cầu Công ty Tân Đức hạ giá xuống. Tuy nhiên, Công ty Tân Đức không đồng ý, và cho người lắp rào chắn, cúp nước, cản trở hoạt động sản xuất của Công ty Tango Candy.
Do điện, nước bị chặn nên việc sản xuất bị đình trệ. Đồng thời, cổng của công ty cũng bị rào chắn nên hàng hóa cũng không được ra vào, các đơn hàng bị chậm trễ và bị đối tác phạt nặng... Ông Từ Khắc Hùng, đại diện Công ty Tango Candy, cho biết sau mấy ngày bị cắt nước, công ty đã phải dùng nguồn nước cứu hỏa để sản xuất, nhưng cũng đã hết. Hàng ngày công ty phải dùng xe chở đi mua nước cách đó hơn 15 km, bằng can 50 lít với mức giá 50,000 đồng/m3. Để đảm bảo hoạt động, mỗi ngày công ty Tango Cand cần gần 15 m3 nước.
Về phía Tân Đức, ông Trần Dương, Giám đốc truyền thông, cho biết đã gửi đơn khởi kiện lên tòa án huyện Đức Hòa ngày 22/3. Nội dung đơn kiện, Công ty Tân Đức yêu cầu Công ty Tango Candy thanh toán phí cơ sở hạ tầng từ đầu năm 2013, tạm tính đến hết quý I/2016, với số tiền theo mức phí 10,018 đồng/m2/năm (hơn 358 triệu đồng). Tiền lãi chậm thanh toán tạm tính từ năm 2013 đến hết quý I/2016 gần 80 triệu đồng, cùng chi phí phát sinh Công ty Tân Đức phải chi trả để thu hồi công nợ là hơn 53 triệu đồng. Tổng cộng số tiền yêu cầu Công ty Tango Candy trả là hơn 491 triệu đồng.
Vào sáng ngày 21/3, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản, gồm 8 công ty Nhật Bản và một số doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại KCN Tân Đức đã có buổi họp, về việc Công ty Tân Đức liên tục thúc ép các doanh nghiệp đóng tiền duy tu cơ sở hạ tầng. Phía Tân Đức yêu cầu mức phí 10,018 đồng/m2, trong khi các doanh nghiệp cho rằng mức phí khoảng 8,500 đồng/m2 là hợp lý. Dù chưa có sự thống nhất về mức phí, nhưng Tân Đức đã đơn phương cắt nước, rào cổng của một số doanh nghiệp để ngăn cản hoạt động sản xuất.
Chiều 25/3, Công ty Tân Đức đã cho người đến trước Công ty Tango Candy để dọn đất do chính họ đổ tại đây. Một nhóm nhân công khác bắt đầu đào ống nước lên để nối lại nguồn.
Công ty Tân Đức có chủ tịch hội đồng quản trị là cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến, người lên tiếng ủng hộ ông Nguyễn Phú Trọng tái cử và đắc cử. Trong bài trả lời trên BBC, bà Yến nói bà tin Tổng Bí thư Trọng không còn “bị cản đường” như nhiệm kỳ trước, và có thể làm nên “một bước ngoặt” cho lịch sử dân tộc.
03/25/2016 - 08:45
Vũ Minh Ngọc / SBTN

Một người chết mỗi giờ đồng hồ tại Việt Nam vì tai nạn giao thông

Trong vòng 3 tháng qua, tổng cộng gần 2,200 người bị thiệt mạng vì tai nạn giao thông khắp Việt Nam.
Uỷ ban An toàn CSVN ước tính cứ mỗi một tiếng đồng hồ thì có một người chết vì tai nạn giao thông. Đó là chưa kể hơn 4,500 người bị thương trong gần 5,000 vụ va chạm xe cộ, tăng cao kỷ lục trong khoảng thời gian từ 16 tháng 12 năm ngoái đến ngày 15 tháng 03 năm nay.
Trong cùng thời gian này, công an giao thông cho biết, đã thu tổng cộng số tiền phạt 600 tỉ đồng, tương đương 27 triệu Mỹ kim của gần 1 triệu người lái xe vi phạm luật giao thông. Hầu hết các vụ vi phạm liên quan đến việc lái xe sai làn đường, vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, lái xe sau khi uống rượu hoặc lái xe không đội nón an toàn.
Theo báo Thanh Niên, Việt Nam hiện có tổng cộng gần 2 triệu 750 ngàn chiếc xe hơi và 45 triệu chiếc xe gắn máy hai bánh.
Người lái xe thiếu ý thức, hệ thống đường xá chật chội, trong khi lượng xe quá đông là một vài nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông nhiều tại Việt Nam. Còn phải kể thêm yếu tố luật pháp không nghiêm minh, khi công an giao thông là những kẻ đi đòi tiền mãi lộ hơn là những người dùng luật pháp để bảo đảm an toàn giao thông.
03/25/2016 - 08:22
Song Châu / SBTN

Giá sinh hoạt tại Lai Châu đắt đỏ nhất Việt Nam

Một cuộc khảo sát mới nhất cho thấy, giá sinh hoạt tại vùng cao nguyên Miền Bắc hiện nay đắt đỏ nhất mặc dù là vùng nghèo nhất Việt Nam, so với cả Hà Nội và Sài Gòn.
Báo Thanh Niên dẫn tài liệu của Tổng cục Thống kê công bố hôm qua, dựa vào chỉ số giá cả của năm 2015 cho thấy, các loại dịch vụ và sản phẩm thiết yếu hoàn toàn thiếu vắng tại vùng cao nguyên Miền Bắc, trong khi chi phí vận chuyển rất cao. Một số hàng hoá được phân phối với giá trợ cấp của nhà nước hiện nay rất ít ỏi, như muối, dầu, than đá, thuốc tây, sách vở, phân bón và thuốc trừ sâu.
Tỉnh Lai Châu ở phía Tây Bắc Việt Nam, thuộc biên giới Hoa Lục là vùng đắt đỏ nhất Việt Nam. Giá cả các loại hàng hoá tại đây đều cao hơn 0.3% so với Hà Nội. Đây lại là tỉnh mà đa số cư dân là người dân tộc thiểu số, có lợi tức chỉ bằng 1/5 lợi tức trung bình của người Việt Nam. Khoảng 20% cư dân tỉnh này sống dưới mức nghèo, tức là lợi tức thấp hơn 5 triệu đồng, tương đương 215 Mỹ kim một năm.
Giá sinh hoạt tại các tỉnh Sơn La, Lào Cai và Điện Biên Phủ ở vùng cao nguyên miền bắc Việt Nam đều cao hơn Sài Gòn. Trong khi đó, vùng đô thị ở Miền Nam Việt Nam tuy thuộc khu vực đắt đỏ nhất nước tính đến năm 2012, nhưng giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ đều thấp hơn Hà Nội khoảng 3%. Các tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long tiếp tục là nơi có giá cả phải chăng nhất Việt Nam, nhờ nguồn cung cấp hàng hoá dồi dào từ khu vực tư nhân.
03/25/2016 - 14:03
Song Châu / SBTN

Người dân Sài Gòn biểu tình phản đối nhà cầm quyền đốn hạ cây xanh

Vào lúc 16 giờ chiều 25 tháng 3 năm 2016, một nhóm bạn trẻ học sinh, sinh viên và nhiều người dân Sài Gòn đã cầm banner để biểu tình tại đường Tôn Đức Thắng, quận 1, Sài Gòn phản đối nhà cầm quyền chặt phá cây xanh.
Những người biểu tình đã cầm banner có khẩu hiệu: “Tôi yêu cây, cây yêu tôi và chặt cây là tội ác; Vì một thành phố trong lành đừng chặt cây, Đừng cắt lá phổi Sài Gòn; Đừng giết tôi vì tôi có ích; Tôi che bóng mát cho mọi người, tôi khỏe đừng chặt tôi;…” đứng ngay vỉa hè đường Tôn Đức Thắng, Tp Sài Gòn để yêu cầu nhà cầm quyền Tp Sài Gòn ngừng việc chặt cây xanh.
Nhà hoạt động Sương Quỳnh cho phóng viên SBTN biết: “Ban đầu chỉ có một vài người chúng tôi cầm banner để biểu tình, kêu gọi người dân hãy lên tiếng phản đối nhà cầm quyền đốn hạ cây xanh. Lúc đó, có mấy bạn sinh viên đang học ở trường ngần ngại không tham gia. Nhưng sau đó có mấy bạn khác ở trong trường chạy ra và cùng cầm banner với chúng tôi nên các em đứng cạnh đó cũng tham gia luôn. Lúc chúng tôi làm như vậy thì các bác phụ huynh, mấy người chạy xe ôm, người dân bán quán đều ủng hộ chúng tôi làm.”
Khoảng chừng 30 phút sau đó, ban giám hiệu nhà trường đã yêu cầu các bạn sinh viên vào lớp học, và không được tham gia biểu tình cùng với mọi người, nên các em đã vào học.
Theo nhà hoạt động Sương Quỳnh: “Chúng tôi mong toàn thể người dân Sài Gòn và các bạn trẻ khắp nơi hãy lên tiếng phản đối nhà cầm quyền chặt bỏ cây xanh, phá hoại môi trường và cảnh quan đô thị. Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi biểu tình và đấu tranh để yêu cầu nhà cầm quyền Sài Gòn ngừng ngay việc chặt phá cây xanh thì mới tạm dừng.”
Được biết, nhà cầm quyền Tp Sài Gòn sẽ đốn hạ hơn 300 cây cổ thụ có tuổi thọ trên 60 năm tuổi ở đường Tôn Đức Thắng, quận 1, Tp Sài Gòn để thực hiện dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 nối liền quận 1 với quận 2.
Theo ông Đồng Văn Khiêm – chủ tịch Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Và Kỹ Thuật phát biểu: “Toàn bộ số cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng là cây sọ khỉ (hay còn gọi là cây xà cừ, phần lớn được trồng từ thời Pháp thuộc có tuổi thọ trên 60 năm), là loại cây đã được UBND TP đưa vào danh mục cây cấm trồng trên đường phố. Bởi vì cây này có bộ rễ rất lớn nên phá hoại các công trình trên mặt đất…”.Nhiều người dân Sài Gòn không đồng tình việc nhà cầm quyền TPHCM đốn hạ cây xanh để thực hiện dự án làm cầu Thủ Thiêm 2, cũng như nói cây sọ khỉ thuộc vào danh mục cấm trồng trên đường phố. Đây chỉ là cái cớ để đốn hạ 300 cây xanh cổ thụ.
03/25/2016 - 14:14
Ân Thiên/SBTN

Cụ Phan Chu Trinh nói: 90 triệu dân Việt Nam ta hiện nay = “không khác nào một đàn dê”!

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - Sáng nay, Báo Tuổi trẻ có bài: “2 bài diễn thuyết và 1 đám tang rung chuyển Sài Gòn 5 ”, Á à, chúng dám nói tới cụ Phan cơ à? Vậy cụ Phan đã nói gì?

Chúng viết: “Hai bài diễn thuyết của Phan Châu Trinh năm 1925 so sánh quân chủ với dân chủ như hai quả bom nổ tung giữa thành phố Sài Gòn lúc đó để tỉnh thức bao tấm lòng yêu nước thời bấy giờ...” Đúng! Nhưng cụ thể thì cụ Phan đã nói gì? Nó có làm “tỉnh thức bao tấm lòng yêu nước.” thời nay không?

Tìm nội dung cụ Phan đã diễn thuyết trong bài đó thì chẳng thấy nguyên văn, chỉ thấy chúng nói rằng: “Qua hai bài diễn thuyết, Phan Châu Trinh muốn giải thích cho mọi người hiểu rõ thế nào là chủ nghĩa quân chủ và chủ nghĩa dân chủ, cũng như lợi hại của mỗi chủ nghĩa, phân tích những sự hủ bại của hệ thống quan lại và đưa ra những yêu cầu cải cách hệ thống quan lại và những quan hệ chính trị của chế độ quân chủ vẫn còn tồn tại lúc đương thời tại Việt Nam.” Chúng đã lờ đi nội dung Chính, Cốt yếu của 2 bài diễn văn, mà chúng chỉ dám trích… phần phụ: “Phan Châu Trinh đã nói cho người dân Sài Gòn thấy rằng “Ai nắm việc thương mại thì nắm được thế giới” (Qui tient le commerce tient le monde).

Do đó, ông chủ trương phát triển kinh doanh…”

Vậy nội dung Chính, Cốt yếu của 2 bài diễn văn trên là gì? Cụ Phan đã nói: 90 triệu dân Việt Nam ta hiện nay “không khác nào một đàn dê”!

Thật không?

Thật vậy:

I. Lấy theo ý riêng của một triều đình mà trị một nước!… thì cái nước ấy không khác nào một đàn dê!

Xin lỗi, cụ Phan Chu Trinh không nói cụ thể 90 triệu dân Việt Nam ta hiện nay, mà cụ nói, nguyên văn:

“So sánh hai chính phủ quân trị và dân trị, ta thấy chủ nghĩa dân trị hay hơn chủ nghĩa quân trị nhiều lắm. Lấy theo ý riêng của một người hay là của một triều đình mà trị một nước, thì cái nước ấy không khác nào một đàn dê, được ấm no vui vẻ là phải đói rét khổ sở chỉ tùy theo lòng của người chăn. Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị, thì tự quốc dân lập ra hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo việc chung cả nước, lòng quốc dân muốn thế nào thì làm thế ấy. Dù không có người giỏi làm cho hay lắm, cũng không đến nỗi phải đè đầu khốn nạn làm tôi mọi một người, một nhà, một họ nào.” (1)

Vậy, không lẽ tôi đã nói sai cho 90 triệu dân Việt Nam ta hiện nay?

Không! Không! Không!

Tôi không nói sai!

Cụ Phan Chu Trinh Nói là: “Lấy theo ý riêng của một người hay là của một triều đình mà trị một nước, thì…”“…cái nước ấy không khác nào một đàn dê, được ấm no vui vẻ là phải đói rét khổ sở chỉ tùy theo lòng của người chăn.”!

Hiện nay, nước Việt ta có đúng là “Lấy theo ý riêng của một người… ”, “…hay là của một triều đình mà trị một nước” không?

Qua cái gọi là “Đại Hội đảng khóa 12” chúng ta đã rõ: Đó là đại hội riêng của cái gọi là đảng cộng sản Việt Nam, nhưng nó lại quyết định tất cả “tình hình kinh tế, chính trị, xã hội…” của nước Việt Nam ta! Cái đảng đó dù cho là có 3 triệu hay 5 triệu đảng viên đi nữa thì nó vẫn không phải là 90 triệu dân Việt Nam ta hiện nay!

Hơn nữa cái gọi là “Đại Hội đảng khóa 12” lại chỉ được quyết định bởi 175 vị được gọi là “ban chấp hành tw khóa 11” rồi đưa ra cái gọi là “Đại Hội đảng khóa 12” cho 1510 đại biểu quyết định - như vậy 175 vị (hay 1510 vị) đó có phải là cái “Triều Đình” mà cụ Phan đã nói ở trên hay không?

Cái gọi là “Đại Hội đảng khóa 12” đã quyết định cái gì? Nó đã giới thiệu: 3 ứng viên Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội ... – Nó giới thiệu hay nó quyết định?

Nó nói là nó giới thiệu nhưng thực tế thì nó quyết định!

Nó nói là nó giới thiệu: “Các ông Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân được giới thiệu 4 vị trí chủ chốt của Đảng và Nhà nước: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.” (2) Nhưng thực tế thì nó quyết định:

Thật vậy, còn 2 tháng nữa thì mới đến ngày nhân dân Việt Nam thực hiện cái quyền Dân Chủ của mình, tức là đi bầu cử bầu ra đại diện của dân trong cái gọi là “Quốc Hội” (dù đó chỉ là hình thức, giả hiệu) - Nhưng ngay hôm nay nó đã “Bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng ngay trong kỳ họp 11” và “Tân Chủ tịch Quốc hội VN ra mắt ngày 31/3”! “Tân Thủ tướng tuyên thệ trước Quốc hội ngày 7/4”!

Như vậy nó giới thiệu hay nó quyết định?

Có người nói Quốc hội 14 không được bầu, nhưng Quốc hội 13 bầu thì Quốc hội 13 cũng vẫn là do dân bầu ra đó thôi!

Xin thưa rằng, tạm chưa nói đến tính chính danh, tính thật của việc bầu ra cái gọi là Quốc hội ở Việt Nam hiện nay, thì sự thực cái Quốc hội 13 kia đã hết hạn! Lấy một cái đã hết hạn (hết dat) để bầu “Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội” thay cho 90 triệu dân thì tự nó đã nói lên tất cả là do cái Triều Đình kia quyết định mà thôi!

Để bạn đọc rõ hơn việc nó đếch cần 90 triệu dân Việt Nam ta hiện nay, mà nó chỉ cần cái Triều Đình kia thôi, xin trích: 

Khi được Phóng viên hỏi: “Còn chưa đầy một tuần nữa QH sẽ bầu các chức danh lãnh đạo mới mà giờ chưa có gì trong tay, liệu quá trình chuẩn bị có quá gấp gáp?”

Vị Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời: “Không có gì cả, chỉ cần chờ cơ quan Đảng trình sang thôi.” (3)

Như vậy, đã rõ ràng: Lấy theo ý riêng của một triều đình mà trị một nước!

Như vậy, đã rõ ràng: 90 triệu dân Việt Nam ta hiện nay “không khác nào một đàn dê”!

II. Cụ Phan còn nói gì nữa?

1. Cộng sản Việt Nam = “muốn truyền cho con cháu từ đời này qua đời khác, như cái gia tài riêng của mình!”

Cụ Phan đã nói: “…thấy người ta chiều chuộng mình thì mình lại muốn ngồi lên đầu người ta! Không những thế lại muốn truyền cho con cháu từ đời này qua đời khác, như cái gia tài riêng của mình. Đất muốn cho ai thì cho như là bán ruộng, còn dân thì làm như bọn mọi vậy.” (1) Có đúng là cái gọi là “đảng cộng sản Việt Nam” hiện nay không?

Cụ Phan còn nói nói: “Ta thử xem từ xưa đến nay, bất cứ vua nào, hễ cướp được nước lên làm vua thì tìm đủ cách để truyền cho con cháu cho lâu dài, mà rốt cuộc lại họ nào lâu lắm là ba trăm năm, còn mấy họ vắn thì năm mười năm thôi.” (1) Có đúng là cái gọi là “đảng cộng sản Việt Nam” hiện nay không?

Ấy thế mà chúng dám mở mồm ra nói: “Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nhìn nhận, việc con em lãnh đạo được giao trọng trách quản lý là điều hạnh phúc của dân tộc, không có gì phải nghi ngại.” (4), rồi thì “ĐBQH Bùi Thị An, Hà Nội: Lãnh đạo cũng có tố chất di truyền”! (4)

Ngu lắm thay! Thương lắm thay!

2. Hồ Chí Minh = Khốn nạn thay… thấy người ta kính nể mình bao nhiêu thì mình lại càng tự thần tự thánh bấy nhiêu.

Cụ Phan đã nói: “Khốn nạn thay cái tính loài người; thấy người ta tôn trọng mình bao nhiêu thì mình lại thêm kiêu hãnh bấy nhiêu; thấy người ta kính nể mình bao nhiêu thì mình lại càng tự thần tự thánh bấy nhiêu;” (1) Cụ nói vậy có đúng là thằng người có cái tên Hồ dâm dật kia không?

Ấy thế mà chúng nó cứ đội cái tên thổ phỉ ấy lên đầu: Chúng viết “Một là, Hồ Chí Minh là một “nhân vật kiệt xuất” của dân tộc và thế giới, không ai có thể phủ nhận được… Hai là, Hồ Chí Minh có một đời tư vô cùng trong sáng và đẹp đẽ.”(5)

Ngu lắm thay! Thương lắm thay!

3. Chính thể dân chủ = “không theo đảng này chống đảng kia”!

Cụ Phan nói: “…Bây giờ bên Châu Âu trừ nước nào dân còn ngu dại, còn thì theo chính thể dân chủ…

Khi nào bắt đầu đặt Tổng Thống, hay là thiếu mà đặt lại, thì hợp số người trong hai viện ấy lại làm bỏ thăm. Người ta ứng cử cũng là ở trong hai viện ấy. Ai được nhiều thăm thì làm Tổng thống. Khi Tổng thống đã được bầu cử rồi, thì phải thề trước mặt hai viện ấy rằng: "Cứ giữ theo hiến pháp dân chủ, không phản bạn, không theo đảng này chống đảng kia, cứ giữ công bình, nếu có làm bậy thì dân cứ trục xuất ngay". 

…Còn chính phủ thì cũng bởi trong hai viện ấy mà ra. Nhưng mà giao quyền cho đảng nào chiếm số nhiều ở trong hai viện ấy thì được tổ chức Quốc vụ viện (tức là chính phủ, tòa nội các). 

4. Chính thể dân chủ = “thế nào cũng có hai đảng.” (trở lên)

Cụ Phan nói: “trong hạ nghị viện thế nào cũng có hai đảng…cho nên có muốn làm bậy cũng khó lắm” 

“...Bởi vì ở trong hạ nghị viện thế nào cũng có hai đảng, một đảng tả một đảng hữu; nếu cái đảng tả chiếm số nhiều mà cầm quyền trong nước thì đảng hữu xem xét chỉ trích; cho nên có muốn làm bậy cũng khó lắm.”

Vậy đó, có phải Việt Nam hiện nay chỉ có 1 cái gọi là “đảng cộng sản” thì bọn chúng tha hồ mà làm bậy không? Làm gì có cơ chế: “nếu cái đảng tả chiếm số nhiều mà cầm quyền trong nước thì đảng hữu xem xét chỉ trích;…”

Ấy vậy mà chúng dám mở mồm ra nói: Ông Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam 'dân chủ thế này là cùng”“Cũng có đồng chí được Trung ương giới thiệu không trúng cử, có người không được Trung ương giới thiệu nhưng được Đại hội giới thiệu cũng trúng cử. Vừa rồi, các đại biểu Quốc hội cũng tâm sự, dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ hơn.” (6)

“Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu dài hơn 15 phút,…Tổng bí thư cho rằng, thời điểm này, các thế lực thù địch lợi dụng tự do dân chủ đòi đa nguyên đa đảng, lợi dụng phòng chống tham nhũng, tiêu cực thổi phồng những yếu kém khác biệt của một bộ phận cán bộ đảng viên để quy kết, bôi xấu chế độ, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước ta, gây nghi ngờ chia rẽ nội bộ. ” (7)

Ngu lắm thay! Thương lắm thay!

Nguyễn Minh Triết - nguyên chủ tịch nước đã nói: Đa Đảng là tự sát! Bỏ điều 4 là tự sát!

Ngu lắm thay! Thương lắm thay!

Ấy vậy mà chúng dám mở mồm ra nói: "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản” (Nguyễn Thị Doan – Wikipedia tiếng Việt) - (Đoạn viết trên báo Nhân dân điện tử vào ngày 5/11/2011)

Ngu lắm thay! Thương lắm thay!

III. Thay lời kết.

Cụ Phan nói rằng: “Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị, thì tự quốc dân lập ra hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo việc chung cả nước, lòng quốc dân muốn thế nào thì làm thế ấy. Dù không có người giỏi làm cho hay lắm, cũng không đến nỗi phải đè đầu khốn nạn làm tôi mọi một người, một nhà, một họ nào.

Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân nào ngu dại cứ ngồi yên mà nhờ trời mà mong đợi mà trông cậy ở vua, ở quan, giao phó tất cả những quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay là một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường.” (1)

Vậy nên chúng ta yêu kính cụ Phan thì hãy làm như cụ Phan đã diễn thuyết hơn 90 năm trước: 

“Anh em chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước, mới mong có ngày cất đầu lên nổi!” (1)

Không lẽ 90 triệu dân Việt Nam ta hiện nay mãi chịu cảnh: “không khác nào một đàn dê”?

(Đón đọc: Giải mã 2 cụ Phan: Nguyễn Thị Bình – có thật là cháu ngoại cụ Phan?)

Viết từ Việt Nam


___________________________________

Chú thích:

(3) Quốc hội 13 bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng thì Quốc hội 14 làm gì?, infonet.vn/(Infonet – Báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.)

Bài cùng chuyên mục: