Saturday, July 26, 2014

'Hậu' giàn khoan: TQ chưa dừng tham vọng bá quyền

  - Không đưa ra những dự đoán về tính chất và mức độ, song hầu hết các học giả quốc tế đều cho rằng, TQ có thể sẽ còn tiếp tục gây hấn và vi phạm chủ quyền trên Biển Đông.

  • Những dự đoán về việc TQ sẽ còn tiếp tục "gây chuyện" ở Biển Đông được các chuyên gia, học giả quốc tế về Biển Đông không úp mở mà thẳng thắn nêu tại hội thảo quốc tế "Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện TQ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển VN" diễn ra tại TP.HCM ngày 26/7.
Biển Đông, TQ, giàn khoan, Hải Dương 981, ASEAN, đường lưỡi bò, chủ quyền, UNCLOS, COC, DOC, đường 9 đoạn
Luật gia Veeramalla Anjaiah (Indonesia) dự báo những bước đi sắp tới của TQ trên Biển Đông
Các học giả đều chung nhận định rằng, Biển Đông là tuyến hàng hải quốc tế huyết mạch, có vị trí địa chính trị quan trọng không chỉ đối với các quốc gia trong khu vực mà còn với cả các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không và hoạt động thương mại quốc tế bình thường trên Biển Đông là quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia.
Dưới góc độ pháp luật quốc tế, các học giả cho rằng việc TQ hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN là hành vi vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải, hàng không và thương mại quốc tế, đe dọa hòa bình, an ninh của khu vực và thế giới.
Tiếp tục hạ đặt giàn khoan
Không chỉ dự báo về việc TQ có tiếp tục đưa giàn khoan vào vùng biển của VN, các học giả cũng cảnh báo nguy cơ "sau VN thì các quốc gia khác cũng có thể bị tương tự".  
Luật gia Veeramalla Anjaiah, Phó tổng biên tập Daily Jakarta Post, Indonesia tỏ ra không nghi ngờ: “Tôi chắc chắn là TQ sẽ hạ đặt giàn khoan trở lại. Chỉ vài tháng gần đây, TQ liên tục khẳng định chủ quyền tại đất liền và vùng biển. Hơn nữa, thời gian qua, TQ thể hiện thái độ và chính sách cứng rắn khi không đồng ý bất kỳ sự thỏa hiệp nào. TQ kiên quyết bảo vệ “chủ quyền” mà TQ cho rằng đang nằm trên đường 9 đoạn đó”.
Biển Đông, TQ, giàn khoan, Hải Dương 981, ASEAN, đường lưỡi bò, chủ quyền, UNCLOS, COC, DOC, đường 9 đoạn
Chris Rahman mong muốn ASEAN đoàn kết để ngăn chặn tình trạng bành trướng ở Biển Đông của TQ
Nhưng không có nghĩa mọi việc sẽ dễ dàng. Không ít ý kiến nhận định, mặc dù giàn khoan Hải Dương 981 đã được di dời ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN nhưng hành động này đã tạo ra một tiền lệ xấu trong quan hệ pháp lý quốc tế, bị dư luận thế giới lên án và phản đối rất nhiều.
"Nên nếu đưa giàn khoan quay trở lại, TQ sẽ có những cách thức thực hiện khôn khéo hơn nhiều" - luật gia Veeramalla Anjaiah ám chỉ những mối lo ngầm.
Đồng quan điểm lo ngại sự trở lại của TQ trên Biển Đông, TS. Chris Rahman, nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và an ninh biển Australia cho hay, trong tương lai khó biết TQ quay lại với những hành vi như thế nào.
“TQ sẽ quay lại gây hấn ở Biển Đông song không nhất thiết là VN mà có thể đến các vùng khác, các nước trong khu vực Biển Đông” - TS. Chris Rahman nhấn mạnh đồng thời việc bành trướng Biển Đông không chỉ là vấn đề khai thác khoáng sản mà TQ còn muốn khẳng định chủ quyền tuyệt đối trên đường lưỡi bò.
Kiện - cửa mở bỏ ngỏ cho VN
Các học giả vẫn lưu ý VN chuẩn bị biện pháp pháp lý trong đấu tranh bảo vệ vùng biển chủ quyền với TQ. Bởi một thực tế, TQ có hành vi xâm phạm chủ quyền VN với mức độ ngày càng gia tăng.
Thậm chí, không ít ý kiến cho rằng, dù giàn khoan rút đi, VN vẫn nên khởi kiện TQ ra Tòa trọng tài quốc tế về luật biển, ngay cả khi TQ từ chối tham gia.VN cần chuẩn bị kỹ lưỡng các chứng cứ pháp lý, lịch sửđể khởi kiện khi thấy cần thiếttham khảo kinh nghiệm của các quốc gia, đặc biệt là Philippines về việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý cũng như kinh nghiệm đối phó với phản ứng về chính trị, kinh tế, ngoại giao của TQ.
Một số chuyên gia, học giả đến từ Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines đã trình bày kinh nghiệm của các quốc gia sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp. GS.Hikmahanto Juwana, Indonesia cho rằng VN cần tính tới sức mạnh tổng hợp của dư luận quốc tế trong việc ủng hộ các tuyên bố của VN.
GS.Makane Moise, Thuỵ Sỹ phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc đưa các vụ tranh chấp giữa các quốc gia ra trước Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng LHQ và Toà án Công lý quốc tế để VN tham khảo.
"Quyền lực mềm ASEAN"
Các học giả thống nhất nhận định các biện pháp chính trị ngoại giao là giải pháp đặc biệt quan trọng được quy định trong luật quốc tế, cụ thể là điều 33 khoản 1 của Hiến chương LHQ, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong luật quốc tế. Chính vì vậy, phần lớn các tranh chấp quốc tế từ trước đến nay, trong đó có tranh chấp về lãnh thổ đã được các quốc gia sử dụng biện pháp chính trị ngoại giao để giải quyết.
Nhiều học giả cho rằng, ASEAN nên giữ một vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông; ủng hộ các quốc gia thành viên ASEAN tiếp tục theo đuổi chính sách ngoại giao nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp, tiến tới ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Các học giả cũng đề cao vai trò của các đối tác ngoài khu vực trong việc hỗ trợ các nước ASEAN giải quyết xung đột ở Biển Đông; là trung tâm hoà giải các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên cũng như tranh chấp giữa các quốc gia thành viên với các quốc gia ngoài ASEAN, phát huy “quyền lực mềm” của ASEAN.
Biển Đông, TQ, giàn khoan, Hải Dương 981, ASEAN, đường lưỡi bò, chủ quyền, UNCLOS, COC, DOC, đường 9 đoạn
Song song đó, ASEAN cần tăng cường đoàn kết, hợp tác hơn nữa nhằm thống nhất ý chí chung của khối, hành động có trách nhiệm, đúng luật pháp quốc tế để tiến tới cùng TQ ký COC để kiểm soát và giải quyết hiệu quả các tranh chấp, xung đột ở Biển Đông.
Kết thúc hội thảo, các học giả, chuyên gia VN và quốc tế đã thông qua Kết luận hội thảo, với những kiến nghị nhằm góp tiếng nói độc lập, khách quan, khoa học, đề xuất những biện pháp hoà bình giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, góp phần bảo đảm hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Hương Giang

Chính quyền Quảng Ninh không thể 'bán' vịnh Hạ Long

QUẢNG NINH 25-7 (NV) - Kế hoạch giao vịnh Hạ Long cho một nhà thầu để quản lý và khai thác vịnh Hạ Long trong 10 năm đang bị nhiều người, nhiều giới chỉ trích.


Một góc vịnh Hạ Long – nơi mà nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh dự tính bán quyền quản lý, khai thác. (Hình: Internet)

Ngay sau khi nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh công bố kế hoạch tổ chức đấu thầu quản lý và khai thác vịnh Hạ Long, Bitexco – một tập đoàn tư nhân tại Việt Nam lập tức trình dự án xin trực tiếp quản lý và khai thác vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long trong 50 năm. Bitexco hứa sẽ trả cho chính quyền tỉnh Quảng Ninh 4,700 tỷ đồng.

Theo nhiều nguồn tin, Bitexco lúc đầu là một doanh nghiệp kinh doanh nước uống đóng chai. Sau khi trở thành “sân sau” của nhiều viên chức đảng viên CSVN có quyền có thế, Bitexco nhảy vào kinh doanh bất động sản, thủy điện và đang là chủ khá nhiều cao ốc ở khu vực trung tâm Sài Gòn.

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, cho rằng việc giao một di sản hay một phần của một quần thể di sản cho tư nhân quản lý và khai thác không phải là mới, ngay cả ở Việt Nam. Tỉnh Quảng Bình đã từng giao động Thiên Đường, một phần của di sản Phong Nha - Kẻ Bàng cho Tập đoàn Trường Thịnh quản lý, khai thác.

Nhìn chung, điều này thường đem lại hiệu quả cao cả ở phương diện kinh tế lẫn bảo tồn di sản.  Tuy nhiên ông Tuấn nhấn mạnh phải thận trọng trong việc giao cho ai và giao như thế nào. Ông Tuấn tỏ ra băn khoăn khi trước nay, Bitexco chưa bao giờ hoạt động trong lĩnh vực quản lý, điều hành di sản.

Mặt khác, theo ông Tuấn, vịnh Hạ Long là di sản chung của Việt Nam chứ không chỉ là di sản riêng của Quảng Ninh, do đó, việc cho khai thác, sử dụng di sản này không nên để chính quyền tỉnh Quảng Ninh quyết định. Ông Tuấn nói rằng, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam cần phải có ý kiến về vấn đề này.

Ông Tuấn còn nêu thắc mắc, tại sao đối tác nhận nhượng quyền quản lý và khai thác vịnh Hạ Long lại cứ phải là Tập đoàn Bitexco mà không phải là tập đoàn nào đó có kinh nghiệm về quản lý, khai thác du lịch, đặc biệt là kinh nghiệm quản lý các di sản phục vụ du lịch nào đó nổi tiếng ở Việt Nam hay trên thế giới.

Ngoài ông Tuấn, một số người đã gửi suy nghĩ của họ đến một số diễn đàn điện tử, nhắc rằng, vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long không chỉ là điểm du lịch. Khu vực vừa đảo, vừa biển này có diện tích hàng ngàn cây số vuông và giữ vai trò hết sức quan trọng về mặt an ninh, quốc phòng, ai quản lý khu vực này sẽ quản lý luôn “cổng” để vào Việt Nam từ phía Bắc.

Trên thực tế, đây vốn đã và đang là điểm trung chuyển hàng buôn lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam, tổng trị giá lên tới vài chục tỉ Mỹ kim một năm. Lấy gì bảo đảm sau khi được nhượng quyền quản lý, khai thác vịnh Hạ Long, Bitexco sẽ không bán cổ phần cho các doanh nghiệp Trung Quốc khi trong thực tế, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã thường xuyên làm điều này tại Việt Nam?

Trước hàng loạt thắc mắc, chỉ trích từ công chúng và báo giới, mới đây, đại diện nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ninh cho biết, họ vừa nhận được được văn bản của Tập đoàn Tuần Châu, đề nghị được tham gia đấu thầu quyền quản lý, khai thác Vịnh Hạ Long trong vòng 50 năm.

Bà Phạm Thị Thùy Dương, Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh, nói rằng, theo tình toán của cơ quan này, trong vòng 10 năm, họ có thể thu vào cho ngân sách của tỉnh Quảng Ninh khoảng 6,000 tỉ, cao hơn mức mà Bitexco hứa trả khoảng 1,300 tỷ. Thành ra theo bà Dương, đề nghị của Bitexco là chưa hợp lý. (G.Đ)

07-25- 2014 5:56:53 PM
Theo Người Việt

Thiếu tiền xây cầu, bỏ mặc dân đu dây vượt sông

ÐẮK LẮK (NV) - Biết rằng hàng trăm cư dân của mình ngày ngày “đánh cược với thủy thần” khi đu dây qua sông, nhà cầm quyền xã vẫn phải “im hơi lặng tiếng” vì không có tiền để xây cầu.


Vượt sông sâu bằng cách đu dây, một cách đánh cược với tử thần. (Hình: VTC News)


Ðó là lời “tự thú” của ông Ðoàn Hữu, chủ tịch xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông, tỉnh Ðắk Lắk. Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Ðoàn Hữu cho biết, xã Hòa Lễ nằm cách thị trấn Krông Kma khoảng 10 cây số, ở về phía bắc bên kia bờ sông Krông Ana. Con sông có chiều ngang rộng 50 m này vô tình trở thành bề mặt chứng kiến cảnh biết bao nhiêu lượt người đu dây để vượt sông.

Hàng ngày, người dân phải miễn cưỡng làm quen với cảm giác lạ khi “chơi” trò đu dây: tay bám vào chiếc ròng rọc, đu người theo đà ròng rọc chạy qua một sợi dây thừng, từ bên sông này sang bên sông kia. Ông Lê Văn Bình, cư dân xã Hòa Lễ được coi là người “sáng tạo” cách vượt sông bằng dây cáp. Ông này nói rằng, vượt sông kiểu đu dây tuy sợ thật, nhưng không nguy hiểm bằng cách đi xuồng, nhất là vào mùa mưa lũ.

Còn theo ông Ðoàn Hữu, xã đã báo cho cấp trên biết tình hình vừa kể, nhưng không nghe ai nói gì. Ông tự đoán rằng kinh phí xây cầu băng qua sông Krông Ana vượt quá khả năng của chính quyền địa phương. Vì vậy, các viên chức chính quyền địa phương hầu như làm ngơ để chuyện người dân đu dây vượt sông tái diễn mỗi ngày.

Sự kiện này thật ra không lạ với người dân vùng cao nguyên phía Bắc. Cách nay vài tháng, báo Lao Ðộng trích đăng hình ảnh được tung lên mạng xã hội cho thấy, người dân huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đu cả người và chiếc xe gắn máy bằng sợi dây thừng, tòn ten trên thung lũng. Vùng đất thấp phía dưới sâu hàng trăm thước, đầy nứa, tre trước nhọn hoắt chĩa lên trên.


Vượt suối bằng cách chui vào túi nylon, nhờ người túm túi bơi qua bên kia bờ. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

Chưa hết, trước đó dư luận hoảng kinh với hình ảnh cho thấy, thầy cô giáo và học trò một trường tiểu học đã phải chui vào bao nylon, nín thở, nhờ người biết bơi túm túi kéo sang bên kia suối. Họ qua suối, đến trường ở bản Sang Lang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Ðiên Biên để đi học hoặc đi dạy.

Còn tại huyện Ngọc Hồi, Ðắk Lắk, người dân vượt sông Pôkô cũng bằng cách đu dây. Theo báo Tuổi Trẻ, đoạn sông Pôkô dài khoảng 20km, đi qua ba xã Ðắk Ang, Ðắk Dục, Ðắk Nông và thị trấn Pleican. Trận lụt dữ dội hồi năm 2009 đã cuốn phăng nhiều chiếc cầu treo bắt ngang. Cho đến nay, người dân vẫn qua lại sông bằng cách đu người theo một cái ròng rọc móc vào sợi dây thừng.

Người tổ chức “vượt sông bằng dây thừng” nói đã bỏ tiền ra mua đoạn dây tốn 5 triệu đồng, tương đương 250 đô la, và vì vậy bắt đầu giúp người vượt sông để thu hồi vốn và kiếm lãi mưu sinh.

Ðoạn dây thừng từ bờ sông này sang bờ sông bên kia dài khoảng 150m. Người đu tòn ten trên dây thừng cách mặt nước sông chừng vài chục thước. Một đoạn clip được tung lên mạng cho thấy, một cô gái được người chủ dây thừng đưa qua sông, la “bài hãi” vì sợ.

Tất cả những điều nghịch lý kể trên cho thấy, trong khi giới đại gia tậu xe hơi đắt tiền, lao vào thú chơi đồ cổ, chơi chim quý, cây cảnh tốn bạc tỉ... người dân các vùng cao vẫn phải đánh cược mạng sống của mình mỗi ngày trên những chiếc sợi dây thừng. (PL)

07-25- 2014 3:30:33 PM
Theo Người Việt

Khó lường



Câu chuyện thực phẩm kém phẩm chất hay nhiều khi độc hại được đem bán cho người tiêu thụ ở Trung Quốc là một chuyện mà ai trong chúng ta cũng nghĩ thuộc loại “biết rồi, khổ lắm, nói mãi.” Nhưng câu chuyện ồn lên từ hôm Chủ nhật khác hơn vì nó có liên hệ đến một trong những đại công ty thực phẩm của Hoa Kỳ. Có điều, cũng như tất cả các câu chuyện về Trung Quốc, có bề mặt thì cũng có bề trái.

Vụ lần này đã phát xuất từ một bài phóng sự thu lén của đài truyền hình có trụ sở ở Thượng Hải Dragon TV, trong đó cho thấy trong một xí nghiệp làm thịt xay, công nhân đã dùng thịt quá date, kể cả thịt bò lẫn thịt gà trộn vào xay lẫn để làm thành hamburger và các loại thịt gà chế biến. Ðiều kiện vệ sinh của xưởng cũng rất tệ. Công nhân được thấy lượm thịt rớt dưới sàn lên và thản nhiên liệng vào máy xay.

Ngay lập tức chính quyền điều tra và kể từ lúc đó đã thấy là các công nhân ở xí nghiệp này Shanghai Husi Food, tên Việt Hán là Thượng Hải Hồ Tây Thực Phẩm Công Ty đã dùng thịt quá “date” hay là thịt hư thối để làm Chicken McNuggets cho McDonald, các loại hamburger làm sẵn chỉ chờ nướng, và các loại thực phẩm chế biến khác tổng cộng hơn 5,000 hộp. Ðó là theo tin của thông tấn xã chính thức của nhà nước Bắc Kinh, Tân Hoa Xã. Một trăm tấn thịt đã bị tịch thu và hôm thứ tư thì công an bắt năm người để điều tra. Xí nghiệp này cung cấp hàng cho McDonald's, KFC, và các cửa hàng fast food khác ở Trung Quốc. Hơn thế, đây là một chi nhánh của Tập Ðoàn OSI, có trụ sở ở Aurora, Illinois.

Ngoài McDonald's và KFC, các nhà hàng fast food khác của Hoa Kỳ cũng mua hàng từ Thượng Hải Hồ Tây còn có Burger King, Starbucks, và Papa John's pizza ở Trung Quốc. Hơn thế, xí nghiệp còn cung cấp cho McDonald's Holdings ở Nhật Bản vốn công nhận là một phần năm Chicken McNuggets của họ là từ Thượng Hải Hồ Tây và từ hôm thứ hai đã ngưng bán cho đến khi tìm được nguồn cung cấp mới.

OSI ngay lập tức tuyên bố là họ “kinh sợ” trước vấn đề an toàn thực phẩm và “hết lòng xin lỗi” cho các khách hàng cũng như người tiêu thụ. Công ty cũng nói là “Ban Quản Lý công ty chúng tôi tin đây là một vụ đơn lẻ.”

Cái khổ của các công ty đại công ty fast food là họ phải trông cậy vào các công ty chế biến thực phẩm nào có thể cung cấp sản phẩm đúng tiêu chuẩn ở một số lượng lớn, thành ra rất khó đổi nguồn cung cấp quá nhanh. Một nhà tư vấn giải thích, “Một công ty lớn thường có nhiều hơn là chỉ một nguồn cung cấp, nhưng vấn đề là liệu công ty thay thế có cung cấp đủ số lượng hàng cần thiết hay không? Và đó chính là lúc mọi sự trở nên rất khó khăn.”

Các cửa hàng fast food ngoại quốc nói chung có uy tín ở Trung Quốc vì người tiêu thụ tin cậy vào họ hơn là các cửa hàng nội địa, nhưng an toàn thực phẩm là một quan ngại thường xuyên về dây chuyền cung cấp phải làm sao có khả năng để tăng năng suất nhanh chóng trong khi vẫn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Kể từ khi có vụ scandal melamine được thêm vào các baby formula cho trẻ em, người tiêu thụ lại càng trông cậy vào các công ty mà chủ nhân là ngoại quốc, tin tưởng là sẽ có kiểm phẩm tốt hơn.

Hôm thứ ba, cơ quan kiểm phẩm nhà nước ra lệnh kiểm soát tất cả tám xí nghiệp chế biến của Tập Ðoàn OSI. Cơ quan cũng ra lệnh kiểm phẩm trên tất cả những khách hàng của Thượng Hải Hồ Tây, mà nay đã bị đóng cửa. Ðiều mà tờ Financial Times chỉ ra là cho đến nay chỉ thấy có những cuộc điều tra kiểm phẩm rộng rãi đối với các chi nhánh của OSI thay vì là với toàn thể kỹ nghệ chế biến thực phẩm nói chung.

Sự việc Thượng Hải Hồ Tây thuộc một công ty ngoại quốc làm cho một số người đặt câu hỏi là phải chăng vụ này không phải chỉ đơn thuần về việc vi phạm an toàn thực phẩm. Hồ Tây là một trong những công ty cung cấp thịt lớn nhất ở Thượng Hải và phải chăng là ngẫu nhiên khi chủ nhân công ty lại là một trong những công ty lớn nhất của Hoa Kỳ về thực phẩm, Tập Ðoàn OSI. Một số quan sát viên còn đang tự hỏi phải chăng đang có một sự tương tự như những vấn đề mà một công ty ngoại quốc nổi tiếng khác “gặp nạn” ở Trung quốc.

Với khu vực dược phẩm của Trung quốc, cũng như khu vực kỹ nghệ, đầy dẫy tham nhũng và thiếu kiểm phẩm, việc đại công ty GlaxoSmithKline (GSK) bị lôi ra với cáo buộc là hối lộ rộng lớn, đã là một đề tài tranh cãi giữa các chuyên gia. Dù cho những bằng cớ đưa ra mạnh đến đâu chăng nữa, một số lý luận là họ đã bị dùng làm một con vật tế thần ngoại quốc, đáng lạc hướng sự chú ý của dư luận trước những vấn đề tương tự của các nhãn hiệu “tại gia” và toàn thể ngành kỹ nghệ.

Ðiều ai cũng biết chắc là, với bản chất chính trị của tất cả các định chế nhà nước ở Trung Quốc, kể cả các văn phòng về an toàn thực phẩm và các tổ chức truyền thông, hành động chống lại một loạt các công ty lớn, nổi tiếng và đều là các công ty Hoa Kỳ, khó có thể là một chuyện tự nhiên và đơn lẻ.

Và tuy cả hai công ty đều cả quyết là những việc sai trái được tiết lộ bởi bài phóng sự là một vấn đề địa phương. Thông cáo của Hồ Tây thì nói đến một vụ riêng lẻ chứ không phải là có hệ thống, nhưng nhà chức trách thì có vẻ muốn cáo buộc hơn thế nhiều. Cũng giống như trường hợp của GSK, vốn bị cáo buộc là việc hối lộ được tổ chức bởi chính hội đồng quản trị, báo chí nhà nước nay nói là các nhà điều tra ở Thượng Hải tìm thấy một chiều hướng tương tự ở hàng lãnh đạo của Hồ Tây. Tân Hoa Xã, trích lời một viên chức về an toàn thực phẩm của Trung Quốc, nói là một số hành vi bất hợp pháp mà họ tìm thấy đã là một dàn xếp “được tổ chức” bởi Hồ Tây.

Nhưng không có một xí nghiệp nào trong số 50 xí nghiệp của OSI trên toàn thế giới bị liên lụy và tổng quản trị của tập đoàn Sheldon Lavin đã nhắc nhở là nhà chức trách Bắc Kinh đã khám xét và không thấy có vấn đề gì ở những cơ sở khác của họ.

Vụ scandal này là một vết nhơ cho OSI, vốn khởi đầu là một tiệm thịt gia đình từ hồi năm 1909 và tự hào về tiêu chuẩn cao. Trên website, công ty tuyên bố là họ có “một truyền thống sâu đậm về phẩm chất và dịch vụ” và an toàn thực phẩm và bảo đảm phẩm chất là “nguyên tắc hướng dẫn” mọi hoạt động của công ty. Cho đến nay vẫn là một công ty tư nhân, không bán cổ phần trên thị trường chứng khoán, OSI đã bắt đầu nổi lên từ thập niên 1950 khi họ được McDonald's chọn là công ty cung cấp thịt bò cho mình. OSI đã bành trướng theo chân McDonald's lên khắp thế giới.

Ông Richard Adams, một cựu chủ nhân của một nhà hàng McDonald's ở miền Nam California, nay làm chủ một công ty tư vấn cho những người muốn mở tiệm, nói là OSI theo dõi kỹ toàn thể tiến trình sản xuất ở Hoa kỳ, và ông ta không hiểu tại sao lại có thể có chuyện xảy ra như ở Trung Quốc.

Nhưng cái đó chính là một trong những nguy hiểm cho các công ty ngoại quốc làm ăn tại Trung Quốc.

Trung Quốc là một nơi mà tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh, như một chuyên gia giải thích, đang ở khoảng cuối thế kỷ thứ 19 đầu thế kỷ thứ 20, khi như ở Hoa Kỳ chẳng hạn, sữa bán ra quá tệ khiến trẻ em bị bệnh, dẫn đến việc thành lập Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm FDA năm 1909. Hoa Kỳ đã mất nhiều năm mới đạt được tiêu chuẩn ngày nay, mà nhiều khi vẫn còn tìm thấy những sai trái. Thành ra khi hoạt động ở Trung Quốc, các đại công ty rất dễ bị tai tiếng vì chi nhánh của mình không theo được tiêu chuẩn quốc tế mà công ty mẹ đòi hỏi.

Ấy là chưa kể còn có những lý do khác. Một số các nhà bình luận ở Trung Quốc còn nghĩ là vụ này có thể là hoàn toàn ngụy tạo nữa.

Thực hư ra sao cũng như lý do nào dẫn đến cáo buộc này, đối với các tiệm ăn ngoại quốc bị ảnh hưởng của vụ scandal mới nhất này, theo phóng viên thường trú của đài BBC ở Bắc Kinh, thì cũng ngắn hạn thôi. Một cô khách hàng mà anh phóng viên hỏi nói là cô ta phải bỏ không ăn sáng ở McDonald's nữa và tẩy chay vì sợ quá. Anh hỏi, “Thế cô tẩy chay vĩnh viễn sao?” Cô trả lời, “Không, chỉ cỡ một tháng thôi.”

07-26- 2014 11:09:15 AM
Lê Phan
Theo Người Việt

Thảm họa MH17 và thế khó xử của Putin

UKRAINE - Tai nạn  máy bay Malaysia Airlines trên không phận miền Đông Ukraine làm thiệt mạng 298 người là sự kiện liên quan đến cuộc nôi chiến ở đây. Tuy nhiên hãy còn nhiều sự kiện chưa được hiểu rõ và chưa thể biết sẽ đến  kết cục như thế nào trên  bình diện pháp lý cũng như chính trị.



Hỏa tiễn phòng không “Buk” (SAM-11) đặt trên xe di động. (Hình: Wikipedia)

Một số nhận định vội vàng và bình luận thiếu khách quan quy hết trách nhiệm cho Liên Bang Nga và Tổng Thống Vladimir Putin. Điều ấy  một phần vì ám ảnh từ những định kiến xấu với quốc gia đã từng là nguồn gốc bành trướng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới dù rằng cho đến nay đã tàn lụi nhưng hãy còn lưu lại nhiều hậu quả.

Ở đây, chúng ta kiểm điểm lại ba nội dung chính của sự việc, căn cứ trên những sự kiện và gạt bỏ các lý luận hay thủ đoạn tuyên truyền.

Thứ nhất, vì sao xảy ra tai nạn MH17?

Thứ hai, những ai phải chịu trách nhiệm?

Thứ ba, có thể có biện pháp trừng phạt hay bồi thường thế nào?.

Chiếc máy bay Boeing 777-200ER từ Amsteram, Hòa Lan, đi Kuala Lumpur, Malaysia, mất liên lạc lúc 14.15 GMT (4.15 pm giờ địa phương) trên không phận Donetz miền đông Ukraine, khu vực do phe ly khai thân Nga kiểm soát, và rớt cách biên giới khoảng 40 dặm, Chiếc máy bay này lâm nạn ngày 17 tháng 7, 2014 nghĩa là đúng 17 năm kể từ khi bay chuyến đầu tiên, ngày 17 tháng 7, 1997 sau khi đã hoạt động được 75,322 giờ bay.

Vào thời điểm chuyến bay MH 17 lâm nạn, hai máy bay hàng không dân sự khác cũng ở trên khu vực này. Một chiếc Boeing 777-200ER của Singapore Airlines, chuyến bay SQ 351 và một chiếc Boeing 786-8 của Air India, chuyến bay AI 113.

Chỉ mấy phút sau khi tai nạn xảy ra Ukraine loan báo máy bay bị bắn hạ bởi một hỏa tiên địa – không của loạn quân đang kiểm soát khu vực này nhưng không cho biết nguồn gốc của tin tức này.

Buổi chiều hôm ấy, trang mạng lifenews.ru ở Nga đưa tin “một máy bay vận tải quân sự An-26 cùa không quân Ukraine bị hỏa tiễn bắn rơi”. Các thông tấn xã Nga ITAR-Tass và RIA Novosti dưa theo đó loan tin một máy bay An-26 của Ukraine bị bắn hạ vào khoảng 4 giờ chiều. Thời điểm ấy chiếc Boeing 777-200ER của Malaysia  là máy bay duy nhất bị bắn rớt.

Dư luận chung cho đến nay tin rằng máy bay Malaysia bị hạ bởi hỏa tiễn phòng không, nhưng có nhiều tranh luận về ai là thủ phạm. Ngay hôm sau tai nạn, Tổng Thống Obama nói là máy bay bị một hỏa tiễn bắn hạ, và mấy ngày sau ông cho rằng loạn quận thân Nga ở Ukraine đã bắn rớt chiếc máy bay do sự lầm lẫn.

Loạn quân ở khu vực họ kiểm soát và tự xưng danh là “Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk” phủ nhận các cáo buộc, nói rằng loại hỏa tiễn mang vai cá nhân của họ không thể bắn tới một máy bay ở độ cao 33,000 feet. Để xác minh sự vô can, loạn quân đã trao hai chiếc hộp đen còn nguyên vẹn tìm thấy ở nơi máy bay rớt cho Malaysia. Hôm 24 tháng 7, các chuyên viên Hòa Lan đã download các dữ kiện ở hộp đen và xác nhận là tất cả đều nguyên vẹn không bị hư hại hay làm sai lệch gì. Như vậy sự nghiên cứu các dữ kiện từ hộp đen sau này có thể cho phép tìm ra được nhiều bí ẩn.

Trái lại, Vitaly Nayda, trưởng cơ quan phản tình báo của Ukraine xác định rằng “Chúng tôi có đủ bằng cớ là hành động bắn rớt máy bay có sự can dự của Nga. Chúng tôi biết rõ các công dân Nga điều khiển việc phóng hỏa tiễn.” Tuy nhiên, một giới chức tình báo Hoa Kỳ, yêu cầu không nêu danh tánh, nói  “không có bằng cớ về liên hệ trực tiếp của Nga.” Ông cho biết không có chuyên viên quân sự Nga ở nơi nghi ngờ là hỏa tiễn đã được phóng lên và cũng chưa rõ Nga có giao cho loạn quân loại hỏa tiễn SA-11 hay không.

Loại hỏa tiễn địa không “Buk,” mà NATO gọi tên là SA-11 “Gadfly,” quân đội Nga và Ukraine đều có. Đây là một hệ thống vũ khí phòng không di động, đặt trên xe bánh xích, có radar điều khiển để lựa chọn mục tiêu.

Trong cuộc họp báo hôm 21 tháng Bảy, bộ quốc phòng Nga nêu ra hai sự kiện đổ lỗi cho Ukraine. Thứ nhất, một máy bay Su-25 của Ukraine đã bay đến gần chiếc máy bay Malaysia trong vòng từ 2 đến 3 dặm. Thứ hai, có những hình ảnh chứng minh quân đội Ukraine đã đưa một giàn hỏa tiễn Buk đến gần khu vực của loạn quân vào buổi sáng ngày 17 tháng Bảy. Hàm ý của Nga là chính Ukraine là thủ phạm trong thảm họa MH17.

Một ủy ban điều tra quốc tế do Hòa Lan cầm đầu sẽ tìm hiểu nguyên nhân máy bay rớt và có thể biết được thủ phạm là ai. Ủy ban gồm 24 thành viên Ukraine, Malaysia, Australia, Đức, Anh, Hoa Kỳ và Nga.

Mặc dù chưa có một kết luận rõ ràng, Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương quy trách nhiệm thảm kịch máy bay Malaysia cho Nga. Lý do Nga đã ngấm ngầm trợ giúp cho những phần tử thân Nga, cụ thể là dân Nga, ở các tỉnh miền Đông Ukraine, nổi dậy đòi tự trị và ly khai khỏi Ukraine. Đây là một sự kiện phức tạp có nhiều nguyên nhân từ lịch sử, dân tộc, chính trị, an ninh, kinh tế, và chúng tôi sẽ trình bày chi tiết trong những bài khác sau này.

Nhưng từ tháng 2 năm nay, vụ khủng hoảng chính trị xảy ra ở Ukraine đã đưa đến sự đối đầu gay gắt giữa Nga với các nước Tây Phương và gây nên cuộc nội chiến ở các tỉnh có đông dân  gốc Nga.

Những biện pháp trừng phạt của Tây Phương được gia tăng dần dần nhưng người ta không tin là sẽ có thể có hiệu quả nhiều. Một mặt Tổng Thống Nga Vladimir Putin ở vào hoàn cảnh khó có thể lùi bước và nhượng bộ. Chính sách đối nội cũng như đối ngoại của ông Putin có nhiều điểm không thể chấp nhận theo quan niệm của thế giới, nhưng khó có nhà  lãnh đạo quốc gia nào ngày nay có được mức ủng hộ của quần chúng tới 80% như ông. Vì vậy ông sẽ không thể dễ dàng bỏ rơi những phần tử đang chiến đấu đòi ly khai ở Ukraine như đòi hỏi của Tây Phương.

Trong khi đó cũng không có sự đồng thuận của các quốc gia Tây Phương trong những biện pháp trừng phạt có thể đưa ra với Nga. Sau vụ máy bay Malaysia, các nước Hoa Kỳ, Anh, Australia  muốn gia tăng sự trừng phạt, nhưng nhiều quốc gia Âu Châu khác không tán đồng vì mỗi nước có mức độ tương quan về lợi ích khác nhau với Nga. Pháp đang thi hành hợp đồng đóng hai chiến hạm đổ bộ trực thăng cho Nga,  ngay cả Hòa Lan có 193 công dân là nạn nhân trên chuyến bay MH-17 nhưng nước này có quá nhiều quan hệ và lợi ích về năng lượng với Nga.

Ngày Thứ Ba, sau khi đồng thuận trên nguyên tắc là cần phải thi hành những biện pháp mới để áp lực Nga chấm dứt can thiệp vào Ukraine, cuối cùng hôm Thứ Sáu 25 tháng 6, Liên Âu cũng chỉ đồng ý trừng phạt thêm 15 cá nhân và 18 cơ chế, nâng tổng số cho đến nay lên 87 cá nhân và 20 cơ chế. Biện pháp trừng phạt bao gồm  không cấp visa nhập cảnh  và phong tỏa tài sản. Nhiều nước trong Liên Âu lo ngại những biện pháp mạnh hơn có thể dẫn tới sự trả thù của Nga với những nước lệ thuộc vào nguồn cung cấp năng  lượng và sẽ tác động tai hại cho nền kinh tế toàn Âu Châu.

Một lần nữa, thực tế chứng minh rằng  lý lẽ trong tất cả mọi sự việc dù hữu lý đến đâu cũng không thể vượt lên trên lợi ích căn bản của một quốc gia và dân tộc. (HC)
07-25-2014 7:05:30 PM
HÀ TƯỜNG CÁT / Người Việt (Tổng Hợp)

Trứng gà bóp không vỡ, đốt cháy khét xuất hiện ở Hà Nội



Chủ Nhật, ngày 27/07/2014 07:49 AM (GMT+7)
Chị Yến nghi ngờ mua phải trứng gà giả vì lòng đỏ sau khi luộc bóp không vỡ, cắt bằng dao thấy dẻo quánh. Khi đem đốt, chị Yến thấy lòng đỏ cháy xèo khét lẹt.
Ngày 26/7, chị Yến (153 Bạch Mai, Hà Nội) mua trứng gà về luộc và khi khi làm salad phát hiện ra hiện tượng nêu trên. Khi chia sẻ và tham khảo ý kiến bạn bè, nhiều người xem ảnh cho rằng đây là trứng gà giả. Một số người cho biết từng mua phải loại trứng gà tương tự ở chợ và khuyên chị nên vứt bỏ ngay.
Một người bạn hỏi chị Yến, liệu có phải là trứng non không bởi lòng đỏ non thường cũng dẻo dẻo, dai dai chứ không bột, bở như trứng gà nguyên quả. Chị Yến khẳng định quả trứng này nằm trong đám trứng do ông cậu chuyên buôn trứng mang sang cho.
Trao đổi với Zing.vn, chị Yến cho biết, cậu chị thường lấy trứng của một trại gà ở ngoại thành, từ trước tới nay không có vấn đề gì. Chị không hiểu sao lần này lại lọt vào quả trứng như vậy. Trông bề ngoài quả trứng không khác gì trứng gà bình thường. Tuy nhiên, đọc nhiều thông tin về trứng gà giả từ trước đó nên sau khi luộc, bóc vỏ, mới nhìn qua lòng đỏ chị đã nghi ngờ. Chị mô tả: Lòng đỏ trứng gà dẻo quánh, bóp mạnh không vụn vỡ mà chỉ nứt ra như bị rách, lấy lửa đốt thì trứng bắt lửa, cháy xèo xèo, khét lẹt như mùi nhựa cao su.
Trứng gà bóp không vỡ, đốt cháy khét xuất hiện ở Hà Nội - 1
Chị Yến chia sẻ hình ảnh và thông tin về trứng gà chị nghi là giả lên mạng để bạn bè cho ý kiến và cảnh giác.
Lê Hằng (một người bạn của chị Yến) cho biết, Hằng đang sống ở Trung Quốc và thỉnh thoảng cũng mua phải loại trứng như trên. Để cảnh báo và giúp người dân tránh mua phải trứng như vậy, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đăng tải nhiều tin tức tuyên truyền cách phân biệt trứng thật và trứng giả. Thậm chí, nhiều video clip được đăng tải trên mạng Internet phản ánh toàn bộ quy trình làm giả trứng gà như thật rất “điệu nghệ” tại nước này.
Tại Việt Nam, thông tin có trứng gà giả xuất hiện trên thị trường rộ lên từ năm 2011. Sau thời gian dài im ắng, nay loại trứng được nghi ngờ là giả bỗng xuất hiện trở lại. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng chưa có kiểm nghiệm và công bố chính thức về việc có trứng gà giả hay đó chỉ là một dạng đột biến.
Theo Diệp Sa (Zing.vn)

NHẬT BẢN THU HỒI CÁ NHẬP TỪ VIỆT NAM..VÌ CÓ THUỐT CHUỘT



NV- 26.7.2014 -TOKYO 25-7: Chính phủ Nhật Bản ra lệnh thu hồi cá đông lạnh nhập cảng từ Việt Nam sau khi một số của sản phẩm này bị nhà nhập cảng khám phá thấy có hàm chứa thuốc diệt chuột, theo tin Global Post.
Nhà nhập cảng thủy sản Imura Industry ở tỉnh Yamaguchi cho hay cá đông lạnh có trứng thuộc loại ốt-me, người địa phương gọi là cá shisamo, được nhập cảng từ hồi Tháng Năm vừa qua. Chúng bị nhiễm một thứ bột màu vàng và có cả dấu vết của phân.
Công ty vừa nói cho hay thêm rằng cá được đóng gói trong các túi nhựa trong suốt thấy bị dính bột bẩn và ít nhất một trong những túi đó đã bị mở.
Ông Takashi Imura, chủ tịch công ty Imura, cho báo chí ở địa phương hay rằng ông tin tưởng cơ sở chế biến thủy sản ở Việt Nam đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn. Tuy nhiên, công ty của ông sẽ phải cứu xét lại vấn đề này.
Viên chức chính quyền và viên chức vệ sinh tỉnh Yamaguchi xác nhận lô cá trên có lẫn cả thuốc diệt chuột mà nếu người ta lỡ ăn phải với số lượng nhiều, có thể dẫn tới nguy ngập tính mạng. Dù sao, người ta chưa thấy có báo cáo về trường hợp trúng độc nào vì ăn phải loại cá nói trên.
Được biết, chúng đã được nhà nhập cảng phân phối bán ra tại 10 tỉnh trên nước Nhật nên toàn thể lô hàng đã nhận được lệnh thu hồi.
The Japan Times thuật lời viên chức y tế của tỉnh Yamaguchi cho hay lô cá trứng đông lạnh nói trên được chế biến ở công ty thực phẩm Rich Beauty có trụ sở tại tỉnh Thái Bình và được công ty Imura Industry đặt hàng.
Viên chức công ty Imura nói họ đã mang 2 thùng cá nhiễm độc trả lại cho công ty TNHH thực phẩm Rich Beauty Việt Nam vào cuối tuần trước và đã báo lại cho nhà chức trách Việt Nam. Công ty TNHH thực phẩm Rich Beauty Việt Nam có trụ sở ở huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình bắt đầu hoạt động từ tháng 8-2007, chuyên về tôm cá biển đông lạnh.
Nước Nhật là một trong những nước rất kỹ lưỡng về phẩm chất của thực phẩm. Họ đã rất nhiều lần từ chối các lô hàng tôm, cá đông lạnh nhập cảng từ Việt Nam trước đây. Chính phủ Nhật cũng từng đe dọa cấm nhập cảng thủy sản toàn bộ từ Việt Nam vì nhiễm dư lượng kháng sinh quá cao.
Nhật Bản là một trong những nước nhập cảng thủy sản quan trọng của Việt Nam. Năm 2013, Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 của thủy sản Việt Nam sau Mỹ và EU, chiếm 17.14% thị phần. Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 vào thị trường này đạt 1 tỉ 152 triệu USD, tăng 5% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 87.336 triệu USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2013.

Kiểm soát không lưu bấm nút nhầm, máy bay phải... bay tiếp ! ?


Thông tin từ Cục Hàng không cho biết do không liên lạc được với đài kiểm soát không lưu tại sân bay Vinh trong lúc chuẩn bị hạ cánh nên một máy bay của Jetstar Pacific (JP) đã phải bay vòng 2 lần và hạ cánh muộn 10 phút.

Sự việc xảy ra vào tối 23-7 khi chuyến bay BL 522 của JP dự định hạ cánh xuống sân bay Vinh vào lúc 22 giờ 45.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Tuy nhiên phi công không liên lạc được với đài kiểm soát không lưu (chỉ liên lạc được 1 chiều từ máy bay xuống) nên đã phải bay vòng lần 2 để chờ kết nối liên lạc. Sau khi liên lạc được thiết lập trở lại từ đài không lưu, máy bay đã hạ cánh bình vào lúc 22 giờ 55.
Một lãnh đạo Cục Hàng không cho biết, nhận định ban đầu là do kiểm soát viên không lưu ấn nhầm nút tắt liên lạc với máy bay nên tạm thời bị ngắt liên lạc với phi công.
Cục Hàng không đã yêu cầu tạm đình chỉ nhân viên và tiến hành làm rõ vụ việc.

Bột ninh nhừ xương 10 phút và nghi vấn vụ Cát Tường



(Đời sống) - Hoá chất này có thể khiến cho xác chết phân hủy trong thời gian ngắn nên các nhà giám định suy đoán vụ Cát Tường ở góc độ này.
Để ninh nhừ một nồi xương theo cách thông thường thì phải mất 6 - 7 tiếng, nhưng chỉ cần cho một thìa "gia vị Tàu" hay còn gọi là bột nhừ vào đun khoảng 10 phút đã khiến cho xương mềm nhũn.
Người ăn phải chất này có thể gây ung thư bởi những chất hóa học độc hại ở bột nhừ. Hoá chất này có thể khiến cho xác chết phân hủy trong thời gian ngắn.
Một kg bột nhừ có thể ninh vài trăm nồi xương
Sau khi thâm nhập vào "thủ phủ gia vị Tàu" ở vùng biên và bỏ nhiều công sức để tìm hiểu đường đi của nó, chúng tôi đã khám phá ra rất nhiều các loại chất độc hại có trong cái gọi là "gia vị Tàu" được tiêu thụ trên thị trường. Đặc biệt, trong số đó, chất được gọi là bột nhừ, có thể làm phân hủy xác chết nhanh cũng được dùng để nấu thức ăn.Tại chợ Phùng Khoang (Hà Nội), chúng tôi hỏi mua chất ninh xương, bà chủ tên P. liền móc trong cái túi đen treo khuất sau gian hàng. Bà P. đưa cho chúng tôi xem túi màu trắng và nói rằng, đây là bột nhừ, mỗi kg giá 40.000 đồng, mua lẻ thì giá 4.000 đồng/lạng. Bà P. mở túi cho chúng tôi xem thì thấy đây là một loại chất màu trắng, giống như hạt mì chính bị nghiền nát. Bà P. quảng cáo: "Mỗi nồi nước bún, phở chỉ cần một lượng nhỏ, chưa đến một thìa thì có thể ninh nhừ các loại móng giò, đuôi bò, gân bò, thậm chí các loại xương ống trong 10 phút, trong khi ninh theo cách thông thường phải mất 7 - 8 tiếng. Sau đó, người bán hàng bỏ thêm vài viên "bún mắm" vào là có nồi nước dùng thơm phức và ngọt lừ. Để đun một nồi nước dùng mà mất 7 - 8 tiếng đồng hồ thì bao nhiêu nhiên liệu cho đủ, khi giá gas, điện, than cứ tăng vùn vụt. Trong khi đó, một gói “bột nhừ” giá 40.000 đồng có thể dùng cả năm".
Ảnh cắt từ clip quay lại cảnh chủ quán "vô tư" bán bột nhừ cho khách tại chợ Phùng Khoang (Hà Đông, Hà Nội).
Để kiểm chứng tác dụng của chất này như thế nào, tôi mua vài lạng xương để ninh. Tôi bỏ một lượng nhỏ bột nhừ và cho thêm vài viên "bún mắm". Đúng 10 phút, tôi mở vung kiểm tra, mùi vị của nước dùng thơm nức mũi, xương mềm nhũn. Tham khảo tại tất cả các chợ đầu mối, chợ lớn, chợ nhỏ như chợ Thành Công A (Đống Đa), chợ Ngọc Hà (Ba Đình), chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm), chợ Đồng Tâm (Hai Bà Trưng)..., chúng tôi cũng nhận được những câu trả lời tương tự. Tại chợ Thành Công A, bột nhừ còn đa dạng hơn. Sau khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua một khối lượng lớn, bà chủ M.K. nhanh nhẹn: "Bột nhừ bây giờ bị cấm bán nên không dám bày ra sạp. Anh mua thì để em về nhà lấy. Anh muốn mua loại túi hay loại thùng”. Bà chủ M.K. chạy về nhà, một lúc sau bưng ra một thùng khá lớn. Trong hộp này có cả loại túi và loại hộp, loại túi có giá 40.000/kg, còn hộp thì 30.000 đồng/kg.Cầm một hộp màu trắng trên tay, chúng tôi để ý thấy trên bìa có nhãn hiệu Kinh và ghi dòng chữ màu xanh: Bicarbonate of soda, trọng lượng 100gr. Bà chủ bảo đây là nhãn hiệu của úc, được nhập khẩu và đóng gói tại Malaysia. Quan sát kỹ, tôi thấy nắp vỏ hộp không có niêm phong cũng như tem của công ty sản xuất. Hơn nữa, qua quá trình tìm hiểu về việc tuồn lậu "gia vị Tàu" vào nội địa của đối tượng buôn lậu, tôi đã quá quen thuộc với các chiêu thức làm giả, nhái nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.
Bột nhừ và vài viên "bún mắm" được cho vào ninh xương để chế nước dùng.
Không thể phân biệt được "bột nhừ" và... "chất rửa bồn cầu"
Bột nhừ bày bán trên thị trường thực chất là một loại sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc, không nhãn mác. Vì lợi nhuận, lái buôn và người bán hàng đã bất chấp luật pháp, tính mạng của người tiêu dùng để kiếm lời. Bột nhừ có công thức hóa học là NaHCO3, các tên gọi là baking soda; sodium hydrogen carbonate; sodium acid carbonate; sodium bicarbonate... Đây là hóa chất rất thông dụng được dùng trong công nghiệp (làm chất tẩy rửa, làm mềm nước nhiễm a-xít) và y tế (thuốc trung hòa a-xít ở người mắc bệnh đau dạ dày). Ngoài ra, chất này còn được dùng trong thực phẩm (làm mềm xương, thịt). Theo quy định của bộ Y tế, nó được dùng 1 - 2 thìa (45 gram/kg) trong 1kg thực phẩm để chế biến. Chất dùng để chế biến thực phẩm đòi hỏi phải có màu trắng, không mùi, không vị và có độ tinh khiết chuẩn. Bột nhừ dùng làm thực phẩm có thể mua ở các hiệu thuốc, có tem mác đúng quy định của những hãng uy tín.Tuy nhiên, khách hàng chủ yếu mua phải những loại bột nhừ rởm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, có chứa chất độc hại. Do các chất này không có bao bì nhãn mác nên người mua rất khó phân biệt đâu là chất dùng để nấu thức ăn và đâu là chất để rửa bồn cầu. Để tinh chế được backing soda rất tốn kém, nếu nhập ở nước ngoài thì cũng có giá hàng triệu đồng mỗi kg. Trong khi đó, hóa chất dùng trong công nghiệp rẻ hơn rất nhiều so với chất dùng cho chế biến thực phẩm.
Túi bột nhừ độc hại vẫn được bán "vô tư" tại các chợ ở Hà Nội.
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội thì: Chất NaHCO3 khi đun ở nhiệt độ cao sẽ khiến cho quá trình thủy phân protein trong thịt, xương thành a-xít amin nhanh hơn. Chính vì vậy, khi cho chất này vào hầm xương thịt sẽ rất nhanh mềm. Tuy nhiên, chất dùng để nấu thực phẩm phải là loại tinh khiết. Trên thực tế, bột nhừ bán trên thị trường chủ yếu là chất dùng trong công nghiệp có chứa nhiều chì, asen, thủy ngân, có thể gây hủy hoại tế bào xương, khiến trẻ em bị còi xương, rỗng xương. Ngoài ra, chất này gây ức chế hấp thụ phốt pho ở đường ruột, làm mất can-xi, giảm quá trình ô-xy hóa, ảnh hưởng rất lớn đến cơ tim. Chất thủy ngân rất độc, có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh; chất asen khiến cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, hồng cầu, bạch cầu giảm, rụng tóc, sút cân, mạch máu bị tổn thương và có thể dẫn đến ung thư.Các nhà khoa học chia sẻ cách nhận biết chất NaHCO3 tinh khiết dùng để chế biến thực phẩm là có màu rất trắng, không mùi và không vị. NaHCO3 dùng trong công nghiệp có mùi vôi vì chất này chưa đủ lượng khí hydro trong quá trình điều chế.
Nguyễn Mạnh Tường đã dùng "bột nhừ" làm phân hủy xác nạn nhân?
Được biết, tại các hiệu thuốc cũng bán chất bột nhừ. Chúng tôi đã tìm hiểu hiệu thuốc K.L. trên đường Phùng Khoang, quận Hà Đông, Hà Nội. Sau khi đưa mắt dò xét khách một lượt, bà chủ mới cất giọng: "Bột nhừ bây giờ bị cấm bán. Nếu anh mua, chúng tôi vẫn lấy cho anh được". Khi được hỏi, liệu bột nhừ bán ở hiệu thuốc có khác so với bán ở ngoài chợ không? Chủ hiệu thuốc quả quyết rằng, hầu hết các mặt hàng được bán ở hiệu thuốc cũng là NaHCO3 không tinh khiết. Trong cuộc đối thoại mà chúng tôi ghi lại được, người bán hàng này cho rằng, bột nhừ có chất làm phân hủy xác chết. Trong vụ án mạng ở thẩm mỹ viện Cát Tường, một số người làm ngành y như chị đang ngờ rằng, việc không tìm thấy xác nạn nhân T.H. có thể do bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường có thể đã dùng chất này để phân huỷ nhằm phi tang nhanh xác nạn nhân?
ĐSPL

Dân lén bóc vỏ cây rừng bán cho Trung Quốc



(Tin tức thời sự) - Bị cấm khai thác, không được chặt cây, nhiều người lén vào rừng dùng dao cậy thân cây để bóc lấy toàn bộ vỏ cây, mang về phơi khô, bán sang TQ.

Trong khi tuần tra kiểm soát trên tuyến đường liên huyện Di Lăng (Sơn Hà) - Trà Trung (Sơn Tây), lực lượng kiểm lâm huyện Sơn Hà đã phát hiện xe tải mang BKS 76C 00945 do anh Đinh Sương (27 tuổi) ở Sơn Hạ đang vận chuyển trái phép 1,1 tấn vỏ cây bùi.
Theo ông Tạ Tiến, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hà- Quảng Ngãi, hầu như diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn 14 xã, thị trấn ở huyện Sơn Hà đều có cây bùi, tập trung nhiều tại các xã Sơn Kỳ, Sơn Thượng, Sơn Bao…  Cây bùi trong danh mục cấm khai thác. Tuy nhiên, hiện nay, rất nhiều người dân đã đổ xô vào rừng tìm loại vỏ cây này để khai thác.
Cách khai thác bằng phương thức dùng dao vạt vỏ toàn thân cây để lấy vỏ. Sau đó mang về nhà phơi khô, đóng gói và vận chuyển sang Trung Quốc bán cho các cơ sở sản xuất hương, giá được thu mua trung bình từ 6.000 đến 10.000 đồng/kg.
Việc khai thác vỏ cây sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây, cũng có thể dẫn đến chết cây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của những cánh rừng, đặc biệt là những khu rừng phòng hộ đang cần được quan tâm bảo vệ.
Lực lượng kiểm lâm huyện thu giữ 1,1 tấn vỏ cây bùi.
Lực lượng kiểm lâm huyện thu giữ 1,1 tấn vỏ cây bùi.
Liên quan đến tình trạng bóc vỏ cây rừng bừa bãi bán cho thương lái Trung Quốc, trước đó, ông Đặng Ngọc Dũng, Bí thư Huyện ủy Sơn Hà cũng lo ngại thương lái mua cả quả ươi non với giá cao khiến người dân vào rừng thu hoạch theo kiểu triệt hạ cây. Huyện đã ban hành văn bản nghiêm cấm mọi hành vi khai thác, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ trái phép nhằm ngăn chặn tình trạng xâm hại tài nguyên rừng.
Thượng tá Trần Minh Thành, Phó Công an huyện Sơn Tây cho biết thêm, mặc dù Công an huyện phối hợp với lực lượng kiểm lâm nhiều lần tổ chức truy quét, thế nhưng tình trạng phá rừng phòng hộ thu hoạch ươi vẫn diễn ra.
Rừng phòng hộ miền Trung đang bị tàn phá do người dân thu hoạch ươi bán cho thương lái Trung Quốc
Rừng phòng hộ miền Trung đang bị tàn phá do người dân thu hoạch ươi bán cho thương lái Trung Quốc
"Qua điều tra, chúng tôi xác định nguyên nhân người dân phá rừng phòng hộ để thu hoạch ươi do thương lái Trung Quốc thu mua quả ươi non với giá cao hơn", ông Thành cho hay.
Cây ươi có tên khoa học là Sterclia lyhnophora, chỉ mọc chủ yếu ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Theo y học cổ truyền, quả ươi có vị ngọt, tính mát, thông độc, đi vào kinh phế, tác dụng làm trong tiếng.
Quả ươi dùng chữa trị các trường hợp bị đau họng, ho khan, chảy máu cam, khàn tiếng, mất tiếng, họng sưng đỏ và đau.

Thùy Dung (Tổng hợp)

Xăng thế giới giảm sâu, giá xăng Việt chót vót



(Doanh nghiệp) - Giá cơ sở mặt hàng xăng dầu thế giới một tuần qua liên tục đi xuống, song ở Việt Nam hiện đang ở mức kỷ lục - 25.640 đồng một lít.

Nếu tính từ đầu tháng 7 đến nay, giá xăng RON A92 trên thị trường Singapore đã liên tục giảm và mức giảm sâu nhất là 117,02 USD/thùng.
Với mặt hàng dầu DO, không cần sử dụng quỹ bình ổn giá (BOG), ngày 23/7, trung bình mỗi lít dầu DO DN đã có lãi 192 đồng.
Trao đổi trên tờ Thanh niên, phó giám đốc một công ty kinh doanh xăng dầu tại phía nam cho biết: “Trách nhiệm điều chỉnh giá xăng dầu thuộc về liên bộ Tài chính và Công thương, DN sẵn sàng làm theo sự điều chỉnh của liên bộ”.
Theo ông Trịnh Quang Khanh, đại diện một doanh nghiệp xăng dầu: trung bình mỗi ngày thị trường nội địa tiêu thụ khoảng 38 triệu lít xăng dầu các loại. Như vậy với diễn biến giá thế giới giảm mạnh khiến suốt mấy ngày qua doanh nghiệp xăng dầu lãi vài chục tỉ đồng. Chẳng hạn, riêng ngày 25/7 doanh nghiệp ngành xăng dầu bỏ túi khoảng 18 tỉ đồng.
Cho rằng việc điều hành giá xăng dầu hiện nay đang nằm trong tay Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), doanh nghiệp không được quyền quyết nên mặc cho giá xăng thế giới giảm, doanh nghiệp trong nước vẫn ung dung bán giá cao. Động thái này khác hẳn với những khi điều chỉnh tăng lại vô cùng nhanh chóng.
Tình trạng tăng giá nhanh, chần chừ giảm là việc dễ thấy trong việc điều hành giá xăng dầu tại Việt Nam
Tình trạng tăng giá nhanh, chần chừ giảm là việc dễ thấy trong việc điều hành giá xăng dầu tại Việt Nam
Thực tế giá tăng nhanh, giảm chậm lặp đi lặp lại suốt những năm qua khiến nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần phải bỏ vị thế độc quyền của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), đồng thời kiểm soát liên minh tăng giá.
Hiện có 21 doanh nghiệp đầu mối tham gia kinh doanh xăng dầu, trong đó, Petrolimex chiếm trên 50% thị phần. Để kinh doanh xăng dầu theo hướng thị trường và giảm vị thế độc quyền, Thủ tướng đã có văn bản chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu cho phép thêm nhiều DN tham gia kinh doanh xăng dầu.Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, Bộ Công Thương vẫn chưa có động thái gì.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, vấn đề quan trọng hiện nay là phải kiểm soát được hành vi các DN xăng dầu “bắt tay” tăng giá.
Qua theo dõi, mỗi lần tăng giá, các DN đều tăng cùng một lúc và cùng một mức giá. Ở đây, rõ ràng có hiện tượng liên minh.
Cũng theo ông Doanh, lâu nay can thiệp của Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) chưa rõ ràng. Với việc Bộ Công Thương thêm quyền điều hành giá xăng dầu, dư luận càng lo tới đây Bộ này “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
Phương Nguyên

Ukraine: Thị trưởng bị bắn chết, MH17 đang nóng



(Tin tức 24h) - Thị trưởng thành phố Kremenchuk ở miền Trung Ukraine, ông Oleh Babayev đã bị bắn chết.

Thị trưởng Oleh Babayev bị bắn chết
Reuters và Itar-Tass đưa tin, Bộ Nội vụ Ukraine thông báo ngày 26/7, Thị trưởng thành phố Kremenchuk ở miền Trung Ukraine, ông Oleh Babayev đã bị bắn chết.
Trên trang mạng xã hội Facebook, ông Anton Gerashchenko, Trợ lý của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, xác nhận Thị trưởng Babayev đã bị một kẻ lạ mặt nổ súng bắn chết bằng súng giảm thanh.
Cố vấn Gerashchenko nói: "Rõ ràng thị trưởng Babayev nhận được sự ủng hộ đáng kể của nhiều người dân tại Kremenchuk. Trong làn sóng biểu tình Maidan, ông đã ủng hộ các nhà hoạt động xã hội - những người bị cảnh sát và công tố viên muốn bỏ tù."
Cùng ngày cũng đã xảy ra một vụ tấn công khác bằng súng phóng lựu nhằm vào nhà riêng của thị trưởng thành phố Lviv ở miền Tây nước này, ông Andriy Sadoviy. Rất may ông Sadoviy không có nhà vào thời điểm xảy ra sự việc.
Phe ly khai tố Ukraine dùng bom phốt pho phá Donetsk
Trong khi đó, đài Tiếng nói nước Nga đưa tin, ngày 26/7, đại diện của nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk ở miền Đông Ukraina đã tố cáo quân đội Ukraine đêm 25/7 dùng bom phốt pho bắn phá khu vực Mandrykino của thành phố Donetsk.
Trên Kênh truyền hình Nước Nga-24 trước đó, đại diện Bộ Tổng tham mưu Nga tuyên bố quân đội Ukraine ít nhất 6 lần sử dụng bom phốt pho trong các chiến dịch ở Đông Nam nước này.
Ngoài ra, quân đội Ukraine còn sử dụng hệ thống phóng tên lửa đa nòng Grad để bắn phá thành phố Debaltsevo.
Một quả bom thiêu rụi ngôi nhà ở miền Đông Ukraine.
Một quả bom thiêu rụi ngôi nhà ở miền Đông Ukraine.
Cũng có báo cáo cho biết giao tranh dữ dội tại Donetsk vẫn tiếp tục diễn ra suốt đêm 25/7. Một trong số các máy bay không người lái của quân đội Ukraine đã bị bắn rơi trên bầu trời thành phố Donetsk.
Có thể nghe rõ hội thoại buồng lái từ hộp đen máy bay MH17 ?
Trong một diễn biến khác, liên quan đến vụ máy bay MH17 của Malaysia bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia Liow Tiong Lai cho biết, Chính phủ Malaysia sẽ tham gia vào tất cả các cuộc điều tra liên quan đến vụ việc này.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp thân nhân hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay MH17 tại Putrajaya ngày 26/7, Bộ trưởng Liow nói rằng ông đã thông báo với Chính phủ Hà Lan rằng Malaysia sẽ là một thành phần trong tất cả các ủy ban và các tiểu ban mà họ thành lập để điều tra vụ tai nạn MH17.
Trước đó tối 25/7, ngay sau khi từ Amsterdam (Hà Lan) trở về Kuala Lumpur, Bộ trưởng Liow cho biết các hộp đen của máy bay MH17 đã được kiểm tra tại London trước mặt 10 chuyên gia của các nước khác nhau, trong đó có cả chuyên gia Malaysia, cho thấy các hộp đen ở trong tình trạng tốt và không bị hư hại.
Các nhà điều tra quốc tế đang khai thác thông tin từ hộp đen, bao gồm cả ghi âm buồng lái, cũng như các nội dung máy ghi dữ liệu chuyến bay.
"Các hộp đen đã được mở ra và chúng không bị can thiệp. Nội dung của cuộc trò chuyện trong buồng lái có thể nghe thấy rõ ràng'', ông Liow cho biết, thêm rằng thông tin chi tiết sẽ được Ủy ban điều tra xem xét.
Hộp đen của máy bay Boeing mang số hiệu MH17
Hộp đen của máy bay Boeing mang số hiệu MH17
Ngoài ra, Thủ tướng Malaysia Najib Razak ngày 26/7 cũng cho biết, ngày 30/7, ông sẽ gặp Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte để thảo luận các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho các nhà điều tra tiếp cận một cách đầy đủ hiện trường vụ rơi máy bay mang số hiệu MH17.
Bên cạnh đó, quốc tế cũng đang nỗ lực điều tra nguyên nhân tai nạn chuyến bay MH17 này.
Theo báo cáo của các giám sát viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), trong nhiều ngày qua, lần lượt, lực lượng dân quân tại khu vực miền Đông đã thay nhau kiểm soát khu vực hiện trường máy bay rơi và hợp tác với các chuyên gia của Ukraine và quốc tế để điều tra vụ việc.
Người phát ngôn của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, ông Michael Bociurkiw  cho hay: “Gần khu vực xảy ra vụ tai nạn, chúng tôi đã phát hiện được khá nhiều đồ dùng cá nhân. Trước tiên, chúng tôi chú ý đến các tài liệu nhận dạng như chứng minh thư, thẻ ngân hàng và thẻ tín dụng. Trước đó, chúng tôi đã qua khu vực này mà không phát hiện ra những vật dụng đó”.
Người miền Đông Ukraine thấy bệ phóng tên lửa trước khi MH17 gặp nạn?
Trong một diễn biến khác, AP dẫn lời một số người miền Đông Ukraine thấy bệ phóng tên lửa trước khi MH17 gặp nạn.
Valery Sakharov, 64 tuổi, một thợ mỏ đã nghỉ hưu, chỉ vào nơi ông nhìn thấy bệ phóng tên lửa và nói: "Tên lửa Buk đỗ trên đường Karapetyan vào giữa trưa, sau đó nó rời đi. Tôi không biết nó đi đâu. Hãy nhìn xem, nó còn để lại dấu vết trên mặt đường nhựa".
Đưa thi hài các nạn nhân vụ MH17 từ Ukraine tới Hà Lan
Đưa thi hài các nạn nhân vụ MH17 từ Ukraine tới Hà Lan
Đó là một ngày ầm ĩ ở thị trấn Snizhne, bệ phóng tên lửa lúc đó mang theo 4 tên lửa đất đối không loại SA-11 có hai xe dân dụng đi theo hộ tống. Lúc 13h05 giờ địa phương, các phương tiện này dừng trước mặt một nhóm phóng viên của AP.
Một người mặc bộ đồ lạ màu cát, không có huy hiệu nhận dạng, nói giọng đặc Nga, xuống kiểm tra để biết là các phóng viên này không ghi hình. Sau đó đoàn xe tiến lên, hướng tới địa điểm thuộc thành lũy của phiến quân.
Một phóng viên khác của AP cho biết cũng thấy 7 xe tăng của phiến quân đỗ ở trạm xăng bên ngoài thị trấn Snizhne. Ông ta cũng thấy hệ thống tên lửa Buk, có thể phóng ra tới độ cao 22.000 m.
Ba giờ sau, những người ở cách Snizhne khoảng 10 km nghe thấy tiếng động lớn. Sau đó họ thấy từng mảnh kim loại bị xoắn lại và thi thể người từ trên trời rơi xuống.
Những thông tin này được đưa ra sau khi đại tá Leonid Ivashov, người đứng đầu Trung tâm phân tích địa-chính trị quốc tế Nga, cho rằng tình báo Mỹ đã cố tình che giấu "sự thật về vai trò của Kiev trong vụ máy bay MH17 bị bắn hạ"
Các giới chức an ninh Mỹ sau đó tiếp tục tuyên bố rằng máy bay chở khách của Malaysia bị bắn rơi ‘do nhầm lẫn’ của lực lượng miền Đông, đồng thời khẳng định “chưa rõ liệu có người Nga nào có mặt tại bệ phóng hoặc nhóm người bắn quả tên lửa đó đã được đào tạo tại Nga hay không”, theo Itar-tass.
“Có thể thấy, người Mỹ không tìm kiếm bằng chứng để điều tra vụ tai nạn máy bay Boeing, nhưng sẵn sàng cáo buộc một cách vô căn cứ”, ông Ivashov, cựu lãnh đạo của Cơ quan hợp tác quân sự quốc tế thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Ngoài ra, Thứ trưởng quốc phòng Nga Anatoly Antonov ngày 24/7 tuyên bố Mỹ chưa cung cấp bất cứ tài liệu nào làm bằng chứng chứng minh máy bay mang số hiệu MH17 của hãng Malaysia Airlines đã bị tên lửa bắn đi từ khu vực do quân ly khai Ukraine kiểm soát.
Ông Antonov cho rằng những cáo buộc của Mỹ, “cho tới giờ bị coi là ngụy tạo” đồng thời nói những bằng chứng mà Mỹ đưa ra đều dựa trên mạng xã hội!

Lan Anh (Tổng hợp)