Sunday, July 6, 2014

Thảm cảnh lấy chồng Trung Quốc

Báo điện tử Tầm nhìn- Hai cô gái ở ĐBSCL được môi giới lấy chồng Trung Quốc, một cô vừa thoát nhà chồng trở về trong tâm trạng ê chề và hãi hùng, còn một cô vẫn biệt tăm.

Ký ức hãi hùng

Cô Lê Thị Cẩm Hường, sinh năm 1993, ở ấp Thuận Phú B’, xã Thuận An (Bình Minh, Vĩnh Long) vừa trốn thoát nhà chồng về. Trong căn nhà trống hoác giữa đồng, nét mặt cô vẫn thảng thốt khi kể: Trước Tết 2014, một phụ nữ tên Hằng trạc 45-50 tuổi, không rõ nơi cư trú, làm thân với cô và gợi ý lấy chồng nước ngoài để đổi đời. Bà Hằng vẽ ra cách đi du lịch sang Trung Quốc lấy chồng, xong quay về Việt Nam làm thủ tục kết hôn, gia đình Hường có ngay 40 triệu đồng.

Cô Lê Thị Cẩm Hường (chụp lại ảnh lúc làm lễ cưới)

Bay sang Trung Quốc, Hường được một phụ nữ tên Nhi, nói tiếng Trung Quốc rất giỏi, đón và tổ chức đám cưới với một người Trung Quốc. Lễ cưới sơ sài không tiệc tùng quà cáp. Chồng cô lục lấy hết giấy tờ tùy thân, cả điện thoại, nhốt cô trong nhà khóa cửa không cho tiếp xúc với bên ngoài.

“Suốt bốn tháng bị giam giữ, em sợ hãi cả ngày lẫn đêm”, Hường nói. Với một ít từ ngữ mà cô cố học được, cô láng máng gia đình nhà chồng tính sau khi cô sinh con sẽ bị họ bán để kiếm lời. Một lần gia đình nhà chồng lơ là, cô lẻn ra ngoài, chạy thục mạng mấy cây số đến một đồn công an. Đến nơi, cô ngất xỉu nhưng được cứu chữa, lại được một người Việt tên Tú làm phiên dịch để công an hiểu chuyện, đi cùng trở lại gia đình nhà chồng lấy giấy tờ cho cô, đưa cô về Việt Nam.

Mẹ của Hường là bà Nguyễn Thị Trang, 40 tuổi, cho biết: “Hơn bốn tháng sống ở xứ người, con tôi gọi điện thoại về 2 lần, lần nào cũng khóc lóc, nói bị chồng đánh đập, hành hạ”. Trong câu chuyện, Hường kể trong chuyến sang Trung Quốc cùng cô còn có Nguyễn Thị Thảo ở Chợ Lách, Bến Tre. Khi còn ở Trung Quốc, mấy lần Hường mượn điện thoại của trẻ con, liên lạc thăm hỏi được biết Thảo cũng bị hành hạ, đánh đập, bị giam trong một ngôi nhà trên đồi hoang vu. Thảo đã hai lần tự tử nhưng bất thành.

Chuyện người chưa về

Bà Nguyễn Thị Phi - bà ngoại của Nguyễn Thị Thảo ở ấp Phú Thới, xã Tân Thiềng (Chợ Lách, Bến Tre) cho biết, Thảo sinh năm 1982, cách đây 5 tháng, sang Vĩnh Long phục vụ quán nhậu. Ở đó, Thảo quen với người quản lý khu nhà trọ có tên Út Mười, được môi giới lấy chồng Trung Quốc. Bà Phi đã bắt xe buýt sang Vĩnh Long, được bà Út Mười giới thiệu có em gái ở Trung Quốc nên sang đó được giúp đỡ, không phải lo lắng gì.


Ảnh và chứng minh nhân dân của cô Nguyễn Thị Thảo

Cũng theo bà Phi, trước tết, Thảo dẫn người đàn ông Trung Quốc về ra mắt và nghỉ lại một ngày đêm. Người đàn ông tên ZHANG MING LIANG, theo giấy tờ thì sinh ngày 20/04/1987, trú tại số 2 thôn Doanh Tử, Vương Gia Phù, Giao Bán Kỳ Kiến Tử, thành phố Xích Phong, Nội Mông, Trung Quốc. Ông này không biết nói tiếng Việt, thỉnh thoảng trao đổi với Thảo bằng quyển sách phiên dịch. Sau đó, Thảo theo chồng tương lai bay đi Trung Quốc và từ đó, mất liên lạc. Lau nước mắt, bà Phi tiếp tục: “Khi làm thủ tục xuất ngoại, con Thảo nhờ tôi vay 2,8 triệu đồng để đi lại và chứng giấy. Trước ngày đi, nó trao tôi 5 triệu đồng để trả nợ, còn dư thì chi xài”.

Phóng viên đóng vai anh họ của Nguyễn Thị Thảo để gặp bà Út Mười, một phụ nữ trạc 40 tuổi, tóc nhuộm vàng, móng tay chân sơn bóng. Bà Út Mười nói: “Tôi không phải mai mối gì, thấy con bé Thảo khổ quá nên giới thiệu vậy thôi, còn ưng hay không là quyền của nó, sống chết sao tôi không biết được”. Bà Út Mười quản lý nhà nghỉ ĐX, nằm cạnh QL1A, tại ấp Thuận Tiến, xã Thuận An (Bình Minh, Vĩnh Long). Một số hộ dân trong khu vực cho hay, nơi đây thường xảy ra mất trật tự về chuyện kinh doanh không lành mạnh, chính quyền địa phương đã nhiều lần nhắc nhở, cảnh cáo.
09:47 | 07/07/2014
Theo Tiền Phong

Quan chức Trung Quốc bất lịch sự từ lúc nào?

LÊ HUỲNH LÊ-05:42 07/07/2014
Bài viết China’s “new” language of diplomacy đăng trên Asia Sentinel phân tích ngọn ngành, gốc rễ của phong cách phát ngôn khiếm nhã, bất lịch sự, thậm chí thô lỗ có tính hệ thống của các quan chức chính trị, ngoại giao Trung Quốc (TQ) trong thời gian gần đây.

Quan chức Trung Quốc bất lịch sự từ lúc nào?
Trở về nước, ông Dương Khiết Trì tuyên bố với báo chí rằng "sang Việt Nam đơn giản chỉ để trách mắng đồng nhiệm người VN"
Bài viết China’s “new” language of diplomacy đăng trên Asia Sentinel phân tích ngọn ngành, gốc rễ của phong cách phát ngôn khiếm nhã, bất lịch sự, thậm chí thô lỗ có tính hệ thống của các quan chức chính trị, ngoại giao Trung Quốc (TQ) trong thời gian gần đây. Tại sao lại có như vậy? Một Thế Giới xin trích dịch.

Một tính cách đặc trưng đáng chú ý của giới quan chức TQ trong các hội nghị quốc tế là họ hay dùng ngôn ngữ khiếm nhã, thậm chí lỗ mãng một cách bất bình thường. Đây là thứ ngôn ngữ hoàn toàn không giúp được cho TQ trong nỗ lực được công nhận là một thành viên văn minh của cộng đồng ngoại giao quốc tế.

Những cử chỉ lễ phép, những ngôn từ tôn trọng người khác dường như biến mất trong các bài diễn văn của các quan chức TQ trên diễn đàn quốc tế. Mới đây thôi, sau chuyến viếng thăm Việt Nam, ông Dương Khiết Trì - ủy viên quốc vụ viện với thâm niên lâu năm làm chính sách đối ngoại, đã về nước và tuyên bố với báo chí rằng mục tiêu của ông ta đến Việt Nam "đơn giản chỉ là trách mắng (lên lớp) đồng nhiệm người  Việt Nam".

Một bộ phận báo chí Trung Quốc thậm chí còn gọi Việt Nam là “đứa con hoang”. Những bình luận được đưa ra, nhìn nhận có sự căng thẳng giữa Việt Nam và TQ xoay quanh vấn đề Hoàng Sa. Ngôn từ được các quan chức TQ đưa ra rất kẻ cả, bề trên và hỗn xược.

Fang Kecheng – một blogger người TQ và là thạc sĩ báo chí trường Đại học Peking, vài năm trước đã đếm được số lần phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc phát biểu một cách chính thức rằng người TQ “đang cảm thấy bị tổn thương” ít nhất là 140 lần, được gây bởi ít nhất 42 quốc gia, kể cả những quốc gia mà sự tổn thương đó xảy đến rất khó hiểu như Iceland và Guatemala cũng như một số tổ chức khác kể từ khi chính quyền Trung Quốc phế truất Quốc dân đảng vào năm 1949.

Cụm từ phản ứng phổ biến nhất là “Sự cố/phát biểu này đã can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của TQ, làm tổn thương nghiêm trọng đến cảm xúc của người dân TQ và hủy hoại mối quan hệ song phương cơ bản”.

Victor Mair, một nhà ngôn ngữ học viết trên The Language Log tại đại học Pennsylvania, Mỹ, đã quyết định kiểm tra xem các quan chức TQ thường xuyên dùng cụm từ “làm tổn thương cảm xúc của người dân TQ” như thế nào trên Google. Người TQ, theo như Mair cho biết, bị tổn thương tổng cộng 17.000 lần cho đến năm 2011. Các quốc gia làm tổn thương TQ đứng đầu là Nhật với 178 lần, kế đến là Mỹ với 5 lần. Vợ chồng Brad Pitt và Angelina Jolie cũng làm tổn thương người Trung Quốc một số lần đáng kể. Pitt làm tổn thương vì xuất hiện trong một bộ phim liên quan đến Tây Tạng, còn Jolie thì nhầm lẫn giữa việc đạo diễn Lý An là người Đài Loan hay TQ.

Miệng nói thường xuyên bị tổn thương, nhưng ngược lại, TQ đã sử dụng ngôn ngữ cứng rắn đối với hàng loạt quốc gia xung quanh Việt Nam, và cụm từ “bị tổn thương” hoàn toàn không hề có trong các bài phát biểu.

Tháng 12 năm ngoái, ngoại trưởng TQ Vương Nghị đã đưa ra lời công kích đầy ác ý nhắm vào Úc trong buổi nói chuyện với ngoại trưởng Úc Julie Bishop đang được truyền hình trực tiếp. Một nhà ngoại giao cao cấp của Úc  mô tả “tai nạn” này như là một bài diễn văn thô thiển nhất ông từng chứng kiến trong suốt 30 năm hoạt động ngoại giao của mình.

Tháng 11.2011, Philippines đã quyết định cấm một quan chức ngoại giao cấp cao TQ tham dự các buổi họp vì có hành vi bất lịch sự. Trong biên bản ghi nhớ của Bộ ngoại giao Philippines cho biết nhà ngoại giao TQ đã phô diễn “một hành động không xứng đáng là nhà ngoại giao”.

Trong hồi ký gần đây của cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết năm 2010 tại Diễn đàn khu vực ASEAN tại Hà Nội, ngoại trưởng TQ Dương Khiết Trì đã mất bình tĩnh và tuôn một mạch độc diễn dài 30 phút sau khi các bộ trưởng ASEAN than phiền TQ đang có hành vi khiêu khích ở biển Đông, gậy nên mối lo ngại trong các nước ASEAN.

Có lúc ông Dương tuyên bố rằng “Trung Quốc là nước lớn và các nước khác là nước nhỏ, đơn giản đó là sự thật” – một kiểu tuyên bố cùn, không liên quan gì đến nội dung cần thảo luận.

Cách hành xử thô lỗ, khiếm nhã của các quan chức TQ ngày nay đang gia tăng  và trở nên thông dụng trên các diễn đàn chính trị và ngoại giao thế giới. Mới tháng trước, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, cả thế giới chứng kiến màn phát ngôn thiếu nhân cách phát ra từ miệng của một vị tướng TQ để đáp trả lời bình luận của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

Ông Hagel đưa ra một loạt va chạm trên biển Đông và khuyến cáo TQ đang có những hành động gây mất ổn định. Ông Abe nói về những động thái khiêu khích của TQ trên Biển Đông, Hoa Đông và khuyến cáo các quốc gia phải tôn trọng luật quốc tế. Đáp lại, Trung tướng Vương Quán Trung, Phó tổng tham mưu quân đội giải phóng nhân dân TQ cho rằng những lời lẽ của ông Hagel và Abe là “kỳ quái”. Điều đó cho thấy rõ ràng là vị tướng này cảm thấy không thoải mái trước những sự thật.

Thực tế, ngôn từ bất lịch sự trong ngoại giao của TQ cũng không có gì mới. Nhiều tài liệu cho thấy từ thế kỷ thứ 15 các hoàng đế Trung Hoa đã sử dụng loại ngôn ngữ xấc xược như một công cụ để đe dọa các nước láng giềng. Ngôn ngữ họ viết cụt lủn giọng nói của họ thì hoàn toàn thiếu sự tôn trọng đối với người nghe.

Một trong những cụm từ các hoàng đế Trung Hoa thích dùng là “TQ là một nước lớn” và cụm từ này đến nay vẫn đang được ưa thích. Ngôn ngữ và văn hóa là truyền thụ. Vì thế, có lẽ cũng không ngạc nhiên lắm khi chứng kiến các quan chức TQ thích nói từ “nước lớn” như ông Dương Khiết Trì đã  nói trên diễn đàn thế giới.

Để giúp thế giới ngày càng tốt hơn, người ta trông đợi các nhà ngoại giao sẽ dùng ngôn từ lịch sự và bày tỏ sự tôn trọng chứ không phải loại ngôn từ diễn giải ta đây là kẻ bề trên.

Tuy nhiên, ý tưởng đó có vẻ như trở nên quá xa xỉ với nhiều quan chức TQ. Gần đây, nhiều lần đã có những thông tin cho thấy du khách TQ bị phản ánh là có hành vi thiếu văn minh khi du lịch nước ngoài và hành vi đó của họ đã làm tổn hại hình ảnh đất nước TQ.

Tương tự, những ngôn từ thiếu nhân cách, cho dù trong hoàn cảnh nào, được phát ra từ miệng các quan chức TQ tại các diễn đàn quốc tế chỉ có thể gây tổn hại đến uy thế của đất nước TQ và những ngôn từ đó chẳng giúp họ chiếm được ưu thế gì trong các cuộc tranh cãi.
Theo Một thế giới

PICS:Nạn nhân nằm chồng lên nhau, kêu khóc trong xe khách gặp nạn

 "Sau cú lao đầu vào xe tải tại địa phận huyện Nghi Lộc (Nghệ An), gần 40 hành khách trong xe du lịch la ó kêu cứu, nằm ngả nghiêng chồng lên nhau nhưng cửa xe không mở được", một nhân chứng kể lại.
Bốn giờ đồng hồ sau khi chiếc xe khách 45 chỗ lao đầu vào xe tải ngược chiều, nhà chức trách huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã kéo hai xe khỏi hiện trường đưa đi khám nghiệm. Quốc lộ 1A qua khu vực này cũng thông thoáng trở lại. 
ngi-loc-6798-1404623017.jpg
Chiếc xe gặp nạn được kéo về trụ sở công an huyện Nghi Lộc để điều tra.
Bà Nguyễn Thị Cảnh Vân (56 tuổi, trú tại xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội) may mắn chỉ bị thương nhẹ ở chân. Theo bà Vân, chuyến xe đi Cửa Lò sáng nay có 39 người gồm cả lái xe Vũ Ngọc Thiện (quê Bắc Giang). Hầu hết họ là cán bộ, viên chức của xã Phù Đổng, trong đó có ông Nguyễn Đức Thanh, chủ tịch xã. Tại bệnh viện 115, một số nạn nhân đã dần hồi phục nhưng chưa hết bàng hoàng nhớ lại vụ tai nạn.
ba-van-8783-1404622459.jpg
Bà Nguyễn Thị Cảnh Vân bị thương ở chân kể lại cú đâm xe kinh hoàng.
Ngồi ở hàng ghế thứ 3 từ phía đầu xe, bà Vân đang thức khi xảy ra tai nạn. Sau chấn động mạnh do cú va chạm, bà nghe thấy một tiếng nổ lớn.
Không khí hoảng loạn bao trùm bên trong xe. Nhiều người la hét, kêu cứu. "Có người hô lên xe bị tai nạn. Một số người bị gãy tay, máu vương vãi. Một vài người văng khỏi ghế, nằm chồng lên nhau kêu cứu nhưng cửa xe không mở được. Một lúc sau mới có người dân phía ngoài phá cửa", bà Vân kể.
Nằm cùng khoa, ông Nguyễn Quang Đông (59 tuổi) là đại biểu hội đồng nhân dân xã Phù Đổng cho biết, ông và người bên cạnh đang xem bình luận sau trận bóng đá bằng điện thoại, ngẩng lên thì thấy cabin chiếc xe tải ngược chiều lù lù phía trước. 
IMG-3890-5853-1404622459.jpg
Ông Nguyễn Quang Đông (59 tuổi) bị thương ở đầu, đang được điều trị tại bệnh viện 115. 
"Tiếng nổ rất to khiến nhiều người đang nằm trên xe bật bắn dậy. Mọi người kêu cứu và muốn ra ngoài nhưng không thể mở cửa. Một số người la hét và khóc", ông Đông kể.
Ông Đông cho biết, bà Đặng Thị Tâm (83 tuổi, nguyên chủ tịch xã Phù Đổng) bị thương ở lưng và bà Nguyễn Thị Nhung (nguyên chủ tịch hội phụ nữ xã) bị gãy tay. Còn ông Nguyễn Đức Thanh (chủ tịch xã) bị thương nhẹ. May mắn trong đoàn không có trẻ em.
Theo ông Đông, chuyến xe xuất phát từ Phủ Đông tối qua, dự kiến tham quan Cửa Lò và quê Bác hai ngày.
"Chuyến du lịch xem như đã bị hủy bỏ, bây giờ chỉ mong sớm bình phục sức khỏe để trở về nhà", bà Hải (63 tuổi) nạn nhân trên chuyến xe nói và cho hay, đây là lần đầu tiên bà được vào Nghệ An nhưng không ngờ suýt mất mạng.
Công an huyện Nghi Lộc bước đầu xác định chiếc xe khách đã lấn đường đâm vào xe tải ngược chiều. Người bị nặng nhất là tài xế Vũ Ngọc Thiện gãy cả hai chân, sau khi sơ cứu tại Bệnh viện 115 đã được chuyển Viện đa khoa Nghệ An tiếp tục cứu chữa.
Bệnh viện 115 Nghệ An cho biết, hơn 10 nạn nhân khác tại bệnh viện sẽ được xuất viện trong hôm nay. Bốn nạn nhân khác nặng hơn đang được theo dõi nhưng không ai nguy hiểm tính mạng.
Theo VnExpress

PICS:Hình ảnh hiện trường máy bay rơi ở Hòa Lạc gây nhiều thương vong

VOV.VN - Vụ rơi máy bay này gây ra thiệt hại nặng về nhân mạng, con số tử nạn có thể đến 21 người.
Khoảng 7h45 phút sáng 7/7, một chiếc máy bay trực thăng đã bị rơi ở khu vực Hòa Lạc, Hà Nội. Ông Nguyễn Mạnh Hồng - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) cho biết đã chỉ đạo lực lượng cứu hộ cứu nạn, phòng cháy chữa cháy, y tế... tiếp cận hiện trường để tham gia cứu nạn.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ tai nạn nghiêm trọng này./.
Một số hình ảnh đầu tiên từ hiện trường vụ rơi máy bay trực thăng:

Máy bay rơi xuống một vườn cây gần khu đông dân cư




 


CTV Nguyễn Quang Dũng/VOV.VN

Trung Quốc có những hành vi cướp biển ở cấp quốc gia

(Chinhphu.vn) - Liên quan đến động thái bắt 6 ngư dân Việt Nam của Trung Quốc, Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia) nhận định: “Cùng với việc áp sát tàu cá và dùng súng uy hiếp ngư dân, Trung Quốc đang tiếp tục có những hành vi mang tính cướp biển ở cấp quốc gia”.

Ông Thayer nhận xét rằng: Diễn biến này không có gì ngạc nhiên khi mà trước đây Trung Quốc đã nhiều lần bắt giữ các ngư dân Việt Nam và sau đó đòi tiền chuộc. Nhưng trong bối cảnh căng thẳng hiện nay, đây là một hành động leo thang của Trung Quốc nhằm gia tăng áp lực lên phía Việt Nam.

Theo Giáo sư Thayer, điều đáng quan ngại ở đây là các lực lượng trên biển của Trung Quốc đang hành động mà không hề lo sợ sẽ bị trừng phạt từ cấp trên của họ và thực tế đã chứng minh họ luôn được bật đèn xanh để “lên tàu, đánh đập và cướp tài sản của ngư dân Việt Nam”. Ông Thayer nhận định: “Tôi không loại trừ khả năng vụ bắt giữ 6 ngư dân chỉ là màn khởi đầu của một chiến dịch tổng lực từ phía Bắc Kinh trong cuộc chiến pháp lý để khẳng định cái gọi là chủ quyền của họ trên Biển Đông”.
Giáo sư Thayer chế giễu hành động của Trung Quốc: “Họ ngang nhiên làm luật để phục vụ cho mưu đồ thôn tính Biển Đông, rồi ngang nhiên tuyên bố “chúng tôi đang thực thi luật pháp” bất chấp luật pháp quốc tế”.

Giáo sư Thayer nhấn mạnh: “Trung Quốc đang muốn căng sức Việt Nam trên nhiều mặt trận. Bắc Kinh đang dần dần chuyển từ thử thách quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam sang trừng phạt sự phản kháng từ phía Việt Nam. Nói cách khác, Trung Quốc đang dùng vũ lực để buộc Việt Nam thuận theo ý muốn của mình”.

10:01, 07/07/2014
Nguyễn Chiến (theo Thanh niên)

Thắt chặt kinh tế với Trung Quốc, Đức lo ngại gián điệp

VOV.VN - Giám đốc tình báo Đức tuyên bố nhiều công ty của Đức có thể trở thành con mồi của gián điệp công nghệ Trung Quốc.
Ngày 6/7, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tới thăm Trung Quốc. Đây là chuyến thăm lần thứ 7 của bà tới nước này kể từ năm 2005. Đi theo bà Merkel có nhiều đoàn doanh nghiệp lớn ở Đức.
Dự kiến sáng 7/7, Thủ tướng Đức Angela Merkel hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Quan hệ kinh tế- thương mại giữa 2 nước sẽ là chủ đề chính của chương trình nghị sự trong cuộc gặp gỡ này. Tiếp đó, lãnh đạo 2 bên sẽ tham dự một cuộc họp của Ủy ban Kinh tế và Thương mại Trung Quốc-Đức. Tối 7/7, bà Merkel sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình- người đã đến thăm Thủ đô Berlin trong tháng 3/2014. 
 
Bà Angela Merkel trong chuyến thăm Nhà máy FAW - Volkswagen tại Thành Đô, Trung Quốc ngày 6/7 (Ảnh: AFP)
Hãng tin nhà nước Tân Hoa xã đã ca ngợi chuyến đi này của bà Merkel, cho rằng “đây là lúc tốt đẹp nhất trong quan hệ Trung Quốc- Đức”. Hãng tin này cũng cho biết Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở châu Âu, trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, trong một bài báo được đăng tải trên tờ Welt am Sonntag, Chủ tịch Cục Bảo vệ Hiến pháp Liên bang Đức (BfV) Hans-Georg Maassen cảnh báo rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức có nguy cơ bị ăn cắp công nghệ từ phía Trung Quốc.
Bài báo đã trích dẫn lại lời ông Maassen nói: “Họ (những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức – pv) sẽ gặp trở ngại với 1 lực lượng thực sự mạnh mẽ. Chỉ riêng cơ quan kỹ thuật tình báo Trung Quốc đã có hơn 100.000 nhân viên”.
Ông Maassen cũng nhấn mạnh: “Nhiều công ty của Đức có thể trở thành con mồi một cách dễ dàng”.
“Các công ty này thường không biết đâu là báu vật thực sự của mình hoặc không biết phía đối tác quan tâm tới điều gì”, ông Maassen nói.
Trong thời gian gần đây, Mỹ đã nhiều lần tố cáo Trung Quốc dùng tin tặc để đánh cắp thông tin công nghệ nhằm hiện đại hóa quân đội của họ và nhằm phục vụ cho các tập đoàn nhà nước. Mới đây, ngành tư pháp Mỹ đã chính thức truy tố và ban hành lệnh truy nã 5 công dân Trung Quốc thuộc một đơn vị tin tặc bí mật ở Thượng Hải với cáo buộc ăn cắp thông tin.
Phía Bắc Kinh phủ nhận mọi cáo buộc nói trên và thậm chí còn tuyên bố rằng chính Mỹ mới là phía có hành vi gián điệp nhắm vào Trung Quốc./.
Phương Chi/VOV.VNTheo AFP, BBC, AP

Bàn về "thoát Trung"


Huỳnh Ngọc Tuấn (Danlambao) - Từ khi Trung cộng hạ đặt giàn khoan HD 981 ngay trong thềm lục địa VN thì như một phản ứng tự vệ mang tính truyền thống người Việt đã tạm gác chuyện làm ăn, chuyện bóng đá, chuyện trên trời dưới biển lại để dành một chút quan tâm đến “đại cục”.

Những cuộc biểu tình đã diễn ra ở Sài Gòn – Hà Nội và một số tỉnh thành khác tuy cũng eo sèo như những buổi chợ chiều vẫn bị đàn áp dã man vì nhà cầm quyền CSVN rất nhạy cảm với bất cứ một thách thức nào đối với quyền lực tuyệt đối của họ. Như vậy là Ban tuyên giáo Trung ương đã âm thầm vào cuộc “định hướng” lòng dân, và một “trào lưu” mới xuất hiện nó mang tính thời sự và cả tính thời thượng nữa. 

Giới gọi là “tinh hoa” của đất nước được đảng bí mật chỉ đạo tổ chức Hội thảo về đề tài “Thoát Trung”…và mặc nhiên mọi người coi “Thoát Trung” như là một giải pháp để cứu nguy đất nước hiện nay. 

Giới tinh hoa được đảng nuôi dưỡng cố tình lèo lái dư luận, đặt vấn đề “thoát Trung” dưới góc độ kinh tế và văn hóa nặng hơn góc độ chính trị và quân sự.

Tôi không phải là thành phần được đảng CSVN xếp vào hạng “tinh hoa” của đất nước, tôi biết mình chỉ là một người áo vải nặng lòng với quốc gia dân tộc xin được đưa ra một vài nhận định.

Văn hóa Trung hoa trong đó có tư tưởng Khổng Nho có một đóng góp vô cùng to lớn trong sự hình thành nên nền văn hóa của các nước như Việt nam, Hàn quốc và Nhật bản và cái ảnh hưởng của nó không phải là tuyệt đối xấu, không phải là nguyên nhân dẫn đến sự lệ thuộc của Việt nam với Trung quốc hay nô lệ hóa tầng lớp lãnh đạo đảng CS hiện nay.

Chỉ cần thoáng nhìn qua lịch sử VN thì bất cứ ai cũng nhận ra điều đó: những vị anh hùng dân tộc như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ…v.v... đều sinh ra và trưởng thành trong môi trường Khổng Nho nhưng có ai trong các vị đó chịu khom lưng làm nô lệ cho Trung quốc?...không ai cả..!

Bước qua thế kỷ thứ 20 khi VN còn là thuộc địa của Pháp và cho đến khi nhà nước Quốc gia Việt nam hình thành ở Miền nam thì những vị như Nguyễn Thái Học, Lý Đông A, Nguyễn tường Tam đều xuất thân từ môi trường Khổng Nho nhưng trong các vị ấy ai là kẻ vong thân, vong bản?... Không ai cả..

Đến thời Công hòa, một số các nhà lãnh đạo đất nước như Cụ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Trần Văn Hương, Phan Khắc Sửu…đều ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Khổng Nho nhưng ai trong số họ phụ thuộc tư tưởng Trung hoa, nô lệ Trung hoa?...không ai cả…!

Đặc biệt Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một nhân sĩ có phong thái của một nhà Nho điển hình, xuất thân từ gia đình Nho giáo nhưng những điều này đâu có ngăn cản cụ trở thành một nhà ái quốc vĩ đại?...

Điều này minh chứng văn hóa Khổng Nho không nhất thiết tạo nên những con người nô lệ về tư tưởng và độc tài trong chính trị..

Và ngược lại tại Trung quốc vào thập niên 60 thế kỷ 20, Mao trạch Đông và đảng CS Trung quốc đã làm một cuộc “cách mạng” để loại bỏ tư tưởng Khổng Nho ra khỏi đời sống và xã hội Trung hoa thời đó, nhưng sự bài xích tư tưởng Khổng Nho của đảng CS Trung quốc không giúp hình thành nên một nhà nước dân chủ..

Tại VN sau năm 1975 nhà nước CS cũng một thời bài xích văn hóa Khổng Nho khốc liệt nhưng đến hôm nay CSVN cũng chỉ là một “cậu học trò nhỏ” của Mao Trạch Đông và đảng CS Trung hoa!

Hiện nay Trung quốc hiện nguyên hình là một hiểm họa của các nước trong khu vực và trong tương lai là của cả thế giới, nhưng hiểm họa này không xuất phát từ “sức mạnh mềm” cho dù đảng CS Trung quốc có nhiều nổ lực xuất cảng tư tưởng Khổng Nho ra khắp thế giới, mà nó đến từ “sức mạnh cứng”, tức là sức mạnh hùng hậu của quân đội Trung cộng và khả năng hủy diệt của nó…

Trong khu vực Đông nam Á, Philipine và Mã lai là hai nước bị Trung cộng đe dọa ở mức độ khác nhau nhưng cả hai nước này không hề bị ảnh hưởng văn hóa Khổng Nho trong lịch sử cũng như hiện tại.

Ngược lại Nhât bản và Hàn quốc là hai nước “đồng văn đồng chủng” với Trung hoa nhưng họ không hề lệ thuộc Trung hoa về chính trị và giới lãnh đạo của họ cũng không phải là nô lệ của Trung hoa như lãnh đạo VN.

Sự “đồng văn đồng chủng” với Trung hoa không ngăn cản Nhật bản và Hàn quốc trở thành hai nhà nước dân chủ hiện đại bậc nhất khu vực Á châu… và với họ không hề đặt ra vấn đề “thoát Trung”…

Cho nên để tìm ra một giải pháp cứu nguy đất nước vô cùng cấp bách ngày hôm nay mà lại đặt ra vấn đề làm thế nào để “thoát Trung” thì thật là ấu trĩ.. đây chỉ là một trò chơi của đảng CSVN mục đích là để đánh lạc hướng dư luận hoặc để giảm nhiệt cho xã hội VN đầy bất mãn nhưng chưa dám thể hiện, lòng dân như một hỏa diệm sơn đang âm ỉ chỉ chờ thời cơ…

Người dân VN ngày hôm nay bị sự sợ hãi chế ngự đến mất cả bản năng tự vệ, một số người khá lớn bị “thực vật hóa” lúc nào không hay biết. Hệ lụy này không xuất phát từ nền văn hóa Khổng Nho mà là kết quả của một thời gian quá dài bị khủng bố, đàn áp từ một chế độ độc tài tàn bạo nhất trong lịch sử loài người và dân tộc.

Không chỉ người dân VN bị sự sợ hãi làm cho “mụ mẫm” mà chính người dân Trung hoa, Bắc Triều Tiên và Cu ba cũng đều như vậy.. .

Cho nên theo tôi để cứu nguy đất nước VN ngày hôm nay trước tham vọng bá quyền đại Hán là vấn đề thuần túy mang tính quân sự, vì trong cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền của các nước trong khu vực với một Trung cộng hùng mạnh là sự đối đầu về tương quan lực lượng và kẻ yếu sẽ bị thua bất chấp lẽ phải và chính nghĩa thuộc về họ. Chính nghĩa ngày hôm nay và đối với Trung cộng không nhất thiết bảo vệ được các dân tộc nhược tiểu.

Để bảo vệ đất nước trong cục diện này chúng ta phải thay đổi học thuyết quốc phòng, từ bỏ chủ trương không liên kết đã trở thành không tưởng để đứng trong một liên minh quân sự, trong trường hợp này là đứng trong một liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo, biết khai dụng vị thế chiến lược của VN trong ván bài tranh chấp quyền lực giữa các nước lớn.

Xét tương quan lực lượng giữa Việt nam và Trung cộng chênh lệch quá lớn cho nên sẽ là khôi hài và ấu trĩ nếu CSVN chủ trương không liên kết mà đơn độc đối đầu với Trung cộng để bảo vệ đất nước.

Câu hỏi đặt ra ở đây là với chủ trương không liên kết CSVN có thể thắng được TC và bảo vệ được đất nước không?

Ai cũng biết là không thể được, vậy CSVN chủ trương không liên kết với dụng ý gì?

Điều này buộc lòng chúng ta phải đặt nghi vấn về thái độ và cách hành xữ của CSVN, về khả năng VC đã âm thầm bán đứng đất nước này cho Trung cộng để giữ được quyền lực, chấp nhận làm thân phận nô tai....

Còn để được đứng vào liên minh quân sự với Hoa kỳ bắt buộc VN phải thay đổi hệ thống chính trị từ độc tài sang dân chủ vì Mỹ không có tiền lệ liên minh quân sự với một nhà nước cộng sản, cho nên người VN hôm nay cần phải nhận thức một cách rõ ràng rằng giải trừ chế độ cộng sản sẽ mở ra cơ hội cho đất nước chúng ta tồn tại...cho nên nếu đặt ra vấn đề gọi là “thoát Trung” thì phải được hiểu là thoát khỏi quỹ đạo của TC về chính trị và quân sự,. Hủy bỏ ý thức hệ Cộng sản đã trói buộc đất nước và một mối liên kết quân sự không chính thức với Trung cộng của nhà cầm quyền CSVN…

Cục diện chính trị Đông Á giai đoạn này lên đến đỉnh điểm của sự gay gắt, quyền lợi chiến lược của các nước lớn liên quan như Trung - Mỹ, Nhật, Úc đứng trước nguy cơ va chạm mà khả năng thỏa hiệp không thể hình thành. Đất nước chúng ta đang ở trong vòng xoáy tranh chấp đó, đây là một nguy cơ cũng một một thời cơ tùy vào thái độ và cách lựa chọn của chúng ta, nhưng thời cuộc không cho phép dân tộc chúng ta bình chân như vại, không nắm lấy cơ hội hậu quả sẽ khó lường.

Việc xây dựng một chế độ dân chủ là một tiến trình cần nhiều thời gian nhưng chỉ có thể thực hiện được nếu chúng ta bảo tồn được đất nước.

Chung quanh câu chuyện “thoát Trung” ngày hôm nay cũng có ý kiến là kinh tế VN quá lệ thuộc vào kinh tế Trung cộng nên muốn thoát Trung cũng không dể! Đây là một lý do được đưa ra để biện hộ cho một chính sách vừa nhu nhược vừa ngớ ngẩn của nhà cầm quyền CSVN…

Sự lệ thuộc của nền kinh tế VN “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” là một thực tế, nhưng đây chính là thủ đoạn của hai đảng CS Việt nam và Trung hoa, lệ thuộc kinh tế chỉ là phần nổi của tảng băng, phần chìm chính là lệ thuộc chính trị, bởi đảng CSVN đặt sự tồn tại của đảng và chế độ lên trên mọi ưu tiên khác kể cả vận mệnh quốc gia. Với một não trạng của nhà cầm quyền như vậy thì nói chuyện thoát Trung chỉ là viễn vông.

Có ý kiến khác cho rằng nếu chúng ta quyết liệt và không “khôn khéo” trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và danh dự dân tộc sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh với Trung cộng mà “nhân dân VN” thì đã quá chán ngán chiến tranh rồi…!?

Điều này không loại trừ nhưng cúi đầu nhịn nhục như đảng CSVN đang làm không phải là thượng sách vì có một thực tế là chúng ta không có đủ lãnh thổ lãnh hải để nhường cho TC và làm cho họ vừa lòng…!

Thủ tướng Anh Winston Churchill nói: “Một dân tộc tránh né chiến tranh bằng cái giá của sự nhục nhã, cuối cùng sẽ nhận được cả nhục nhã và chiến tranh”.

Nhưng chiến tranh là một việc vô cùng hệ trọng ở đó có một quy luật lạnh lùng: mạnh được- yếu thua. Cho nên chúng ta phải tiến hành chiến tranh nếu bị bắt buộc nhưng tiến hành chiến tranh trong sự khôn ngoan đó là liên minh với các quốc gia dân chủ vì Trung cộng ngày hôm nay đã trở thành hiểm họa của cả khu vực và thế giới.

Còn một khả năng nữa nếu chúng ta liên minh với các quốc gia dân chủ để khép chặt “vòng kim cô” chung quanh Trung cộng cũng là một cách để tránh chiến tranh vì khi bị bao vây TC sẽ ý thức được rằng khai chiến là tự sát…!

Kết luận: Vấn đề cấp bách mang tính sống còn của đất nước và dân tộc VN ngày hôm nay không phải là vấn đề “thoát Trung” mà là vấn đề “thoát cộng”. Thoát cộng để dân chủ hóa đất nước, để hội nhập cùng thế giới văn minh phá thế cô lập, thoát Cộng để chuyển hướng triệt để học thuyết quốc phòng và chính trị, “thoát cộng” thì sống, không thoát cộng thì chết…

01/7/2014

Tại sao lãnh đạo ĐCSVN không dám kiện Trung Quốc? (Phần 1)


Uyển Thi (Danlambao) - Phải nói là Trung Quốc giỏi thật? họ sản xuất ra trứng gà giả, mực khô xấy giả, gạo giả, và cả ông Hồ giả nữa cơ... Và gần đây (Thông tin chưa kiểm chứng được) dưới sự chỉ đạo nhiều năm của lãnh đạo cao cấp của đảng CSTQ các nhà khoa học của họ đã sản xuất ra được một loại kem chống nhục và chống hèn, loại chống nhục họ để cho các cán bộ trong nước sử dụng còn loại kem bôi chống hèn, họ viện trợ cho Việt Nam để ban chấp hành trung ương đảng và đại biểu quốc hội xài nên mặt cứ trơ như đá khi Tàu cộng xâm lăng;

Tại sao khi quốc tế đang ủng hộ Việt Nam về chủ quyền biển đảo, chính thủ tướng đức Angela Merkel khi tiếp tổng bí thư Tập Cận Bình, đã tặng cho ông ta một bản đồ được in năm 1735 thời Càn Long, không có 2 hòn đảo Tây Sa Và Nam sa như bản đồ ngày nay. Ngay cả khối G 7 cũng nhất quyết phản đối TQ là tạo nên nên căng thẳng cho an ninh hàng hải và khuyên VN nên kiện TQ.

Còn tổng thống Obama (1) thì liên tục kêu gọi các nước liên quan kìm chế, và đích thân nói Trung Quốc đang hung hăng và hạ đặt giàn khoan trái phép trên thềm lục địa Việt Nam, các nhà quan sát và các nước trong khu vực và thế giới lên án và kêu gọi Việt Nam kiện TQ nhưng CSVN vẫn chưa kiện? phải chăng họ đang sợ điều gì! 

Tại sao lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam như tướng Dũng, chủ tịt Sang, rồi gần đây tổng Trọng lú đăng đàn (2) nói sẽ kiện Trung Quốc nhưng họ vẫn chưa dám kiện miệng cứ ra rả đợi thời cơ thích hợp. Vậy khi nào mới thích hợp thì lại không nói ra được, nguyên nhân có rất nhiều có người nói đó là hèn, kẻ thì nói nhát gan, người thì nói nhu nhược... 

Nhưng nguyên nhân được nhiều nhân sỹ trí thức đồng tình nhất đó là bị Trung Quốc nắm tẩy. Vậy TQ họ đã nắm những tẩy gì? mà tứ trụ thiên lôi Hùng, Dũng, Trọng, Sang kia cứ trơ cái mặt mo nhìn tàu chấp pháp Việt Nam bị giặc đâm mà miệng cứ như ngậm phải bồ hòn. Rồi cứ kêu gọi ngư dân quyết bám biển mặc cho ngư dân bị bắt, bị tông vỡ tàu, mà không dám kiện hay đưa quân đội ra bảo vệ biển đảo.

Nguyên nhân thứ nhất họ nắm tẩy được lãnh đạo cao cấp cộng sản Việt Nam là chơi gái tàu: sướng con cu mù con mắt lãnh đạo cao cấp ĐCS chơi gái tàu. Khởi đầu là tổng bí thư Lê Khả Phiêu, theo tài liệu mật thì Trần Đức Lương, Lê Khả Phiêu bán đất và biển cho tàu giá 2 tỷ USD do bị TQ gài bẫy (3) đoạn 1 trang lekhaphieu.blogspol.com có câu (Lê Khả Phiêu bị Trung Quốc gài Mỹ Nhân Kế lấy cô Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) lúc Lê Khả Phiêu sang thăm Trung Quốc năm 1988 và sanh được một bé gái. LKP không đem con về vì sợ tai tiếng đưa đến nhiều lần Trung Cộng gửi văn thư đòi lấn vùng biển vào tháng 1 năm 1999. Đồng thời đòi đưa ra ánh sáng vụ nầy nếu LKP không hợp tác. Và buộc Lê Khả Phiêu phải hạ bút ký bản hiến biển ngày 30 tháng 12 năm 1999.) 

Từ thời xưa lịch sử đã dùng đến mỹ nhân kế như một chiến lược để gây mất đoàn kết và có thể dẫn đến mất nước như chuyện Tây Thi Phù Sai (4) ngày nay cũng thế. khi lãnh đạo cao cấp đi công tác nước Tàu, trong các buổi chiêu đãi được các em chân dài phục vụ những ly rượu mao đài thượng hàng sau cơn say các lãnh đạo cao cấp của ĐCS còn được các em đưa về phòng và phục vú phục vụ từ móng cái cho tới sọ khỉ, mát xa, mát gần mát ngay cả thằng nhỏ thằng to.

Khi được lên mây thì đâu có thể kiềm chế được dục vọng rồi dẫn đến chơi tới líp ba ga sợ cha gì gái tàu, chơi cho sướng cái con cu rồi mù con mắt luôn, khi bị Tàu quay phim chụp ảnh làm lưu niệm chứng cớ ăn chơi với gái tàu, nếu Tàu nói không nghe thì Tàu nó tung lên mạng nên các cụ lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN làm sao dám kiện tàu nói kiện để mị dân và nói cho vui thôi cũng nên.

Nguyên nhân thứ 2 có lẽ là tiền nghe nói đâu vụ Boxit làm lỗ cả 10 năm nhưng vẫn đầu tư do chính anh Nông Đức Mạnh, Dũng, Sang, Trọng đã nhận tiền của Tàu đến cả vài tỷ USD nên sợ mà không dám kiện. Còn biết bao nhiêu vụ nhận tiền nữa kể cả các quan chức các tỉnh, đại biểu quốc hội bởi hàng năm Việt Nam cử cán bộ cao cấp qua Tàu học hỏi kinh nghiệm khi họ đào tạo kiểu chi mà không cho gái cho tiền, nên đại biểu QHVN cũng đành im lặng không (4) đưa ra được nghị quyết về biển đông trong kỳ họp vừa qua. 

Lý do thứ 3 là đã ký những thỏa thuận ngầm: chúng ta còn nhớ lần đầu tiên khi TQ đưa tàu cắt cáp tàu thăm dò Bình Minh II khi báo chí CS lên tiếng thì ở hai miền nam bắc Sài Gòn và Hà Nội đã nổ ra cuộc biểu tình phản đối CSTQ kéo dài đến ba tháng nhưng khi Tổng thứ bi Trọng sang Tàu ký kết gì gì đó với anh Đào mà báo CS chỉ nói chung chung là tốt đẹp (5), khi vừa về nước Trọng ra lệnh đập tan biểu tình và tuyên bố hữu nghị tốt đẹp.

Lý do thứ 4 là Trung Quốc đã cài cắm gián điệp mà mua chuộc hơn nửa số vào ban lãnh đạo CSVN, nên phe thân Tàu và gián điệp một mực không kiếu kiện mà lại xúi chạy đua vũ trang để làm nghèo đất nước, và nay mai có thể trở thành tài sản của Tàu khi Việt Nam thành tỉnh của họ. Thay vì theo đuổi kiện tục như Philippin thì kinh phí đỡ tốn kiếm hơn nhiều và TQ bắt buộc phải giữ nguyên hiện trạng cho có muốn hay không muốn. Và ban lãnh đạo CSVN cũng đỡ mang tiếng hèn.

Và còn nhiều lý do khác nữa...

Qua những gì đã phân tích ở trên chúng ta thấy đảng CSVN đã âm thầm bán đất, biển đảo cho Trung cộng, nên chúng với ngang nhiên đem giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam mà bất chấp quốc tế và Việt Nam có phải đối. Là người Việt Nam chúng ta không thể để quê hương yêu dấu trở thành tỉnh của Tàu được nên chúng ta phải đoàn kết từ hải ngoại cho đến trong nước hãy chung tay góp phần giải thể ĐSCVN một cách nhanh nhất. 

Phần sau: Cách giải thể đảng CSVN.



_____________________________________

Chú thích:





Nhật ra mắt thị trường vũ khí với linh kiện tên lửa

(Baodatviet) - Sau khi nới lỏng chính sách "cấm xuất khẩu vũ khí và công nghệ quân sự", Nhật Bản có hợp đồng đầu tiên xuất khẩu linh kiện tên lửa cho Mỹ.
Nhật sản xuất linh kiện cho tên lửa Mỹ

Hãng tin Nikkei của Nhật Bản đưa thông tin, tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries - nhà thầu quốc phòng hàng đầu Nhật, có kế hoạch xuất khẩu sang Mỹ bộ cảm biến hiệu suất cao được sử dụng trong hệ thống tên lửa đất đối không PAC-2. Bộ cảm biến này sẽ là một bộ phận quan trọng trong thiết bị hồng ngoại gắn vào đầu tên lửa dùng để xác định và theo dõi mục tiêu đánh chặn.

Mỹ dự kiến sẽ sử dụng bộ cảm biến này lắp vào hệ thống PAC-2 để xuất khẩu qua Qatar. Chính phủ Nhật Bản đã kết luận việc xuất khẩu này không có nguy cơ làm gia tăng bất kỳ xung đột nào.

Hội đồng an ninh quốc gia Nhật Bản dự kiến nhóm họp trong tháng này để thông qua thỏa thuận nói trên. Đây sẽ là hợp đồng xuất khẩu vũ khí đầu tiên của Nhật dựa theo 3 nguyên tắc về chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng được ban hành hồi tháng 4 qua.

Việc ban hành 3 nguyên tắc này cho phép ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản xuất khẩu vũ khí và tham gia vào dự án quốc tế về quốc phòng nếu đáp ứng một số tiêu chuẩn và điều kiện nhất định.

Hệ thống tên lửa PAC-2 của Nhật Bản
Hệ thống tên lửa PAC-2 của Nhật Bản

Mitsubishi Heavy Industries đang sản xuất cảm biến PAC-2  cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản dựa trên giấy phép của nhà sản xuất thiết bị quốc phòng Raytheon của Mỹ.

Việc sử dụng linh kiện của Nhật Bản nhằm đáp ứng mục tiêu giảm quy mô tái sản xuất các bộ phận của PAC-2 của Công ty Raytheon để tập trung vào phiên bản tiếp theo của hệ thống này, gọi là PAC-3.

Trước đó, hồi đầu tháng 6/2014, Nhật Bản bắt đầu đàm phán với các nhà sản xuất trực thăng hàng đầu thế giới về một hợp đồng ước tính trị giá 2 tỉ USD để sản xuất máy bay vận tải cho quân đội của họ và xuất khẩu ra nước ngoài.

Một nguồn tin cho biết dự án có tên UH-X, sẽ thay thế khoảng 150 chiếc trực thăng trong phi đội già cỗi Huey chuyên vận chuyển binh lính của Nhật Bản. Hai tháng nay, chính phủ Nhật Bản đã gửi thông tin mời thầu và hy vọng đẩy nhanh giai đoạn tiếp theo sau khi các công ty đấu thầu đề xuất chi tiết cũng như giá cả.

Hãng tin Reuters ngày 11-6 cho biết các công ty đang tham gia dự án là Airbus, Bell và AugustaWestland. Trong khi Airbus đề xuất một thiết kế mới, Bell lại đưa ra mẫu máy bay dựa trên trực thăng tiện ích Bell 412 đang được quân đội nhiều nước sử dụng. Công ty AugustaWestland gợi ý mẫu trực thăng AW169 hai động cơ, 10 chỗ ngồi, dự kiến hợp tác với một nhà thầu quốc phòng Nhật Bản để lắp ráp máy bay rồi xuất khẩu sang các nước.

Trực thăng chuyển quân Huey của Nhật Bản
Trực thăng chuyển quân Huey của Nhật Bản

Bằng cách tạo ra một thị trường bên ngoài cho dự án UH-X, các nhà chức trách Nhật Bản hy vọng chi phí cung cấp trực thăng cho Lực lượng Tự vệ (SDF) giảm đi đáng kể, đồng thời không bị bỏ lại phía sau trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường quân sự.

Trong vòng 20 năm tính đến năm 2012, Nhật Bản là nước có chi tiêu quân sự đứng thứ 6 thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc đã nhảy từ thứ 7 lên thứ 2, chỉ sau Mỹ.

Sẽ có thêm "ông lớn" trong thị trường vũ khí

Sự hợp tác với Nhật Bản phần nào giúp Mỹ cải thiện nỗi lo về sự thiếu hụt các đối tác có khả năng sản xuất linh kiện công nghệ cao đạt "tiêu chuẩn Mỹ".

Tiêu biểu như trong vấn đề hợp tác với nước ngoài trong công nghệ không gian, hiện tại Mỹ đang phải sử dụng động cơ tên lửa RD-180 của Nga để phóng vệ tinh quân sự Atlas V của Mỹ.

Trong tình hình căng thẳng tại Ukraine và một số điểm nóng khác trên thế giới đã đẩy mối quan hệ Nga - Mỹ vào thế đối đầu, những sự hợp tác này của Mỹ đã mang lại những hệ lụy đáng nghi ngại mà bản thân 

Lầu Năm Góc đã phải ra lệnh xem xét lại toàn bộ những sự hợp tác với Nga.

Phải nói rằng hiện tại, Nga và Mỹ vẫn là hai nền công nghệ quốc phòng hàng đầu thế giới, và sự hợp tác với nhau là điều hoàn toàn dễ hiểu trong thế giới của các công ty tư bản. Họ quan tâm nhiều đến lợi nhuận hơn là tác động chính trị. Tuy nhiên, sự căng thẳng giữa hai quốc gia hoàn toàn có thể dẫn đến những điểm không an toàn.

Atlas V của Mỹ được phóng vào quỹ đạo
Atlas V của Mỹ được phóng vào quỹ đạo

Trong khi đó, bản thân Nhật Bản là một quốc gia có nền khoa học công nghệ rất hiện đại, thậm chí còn vượt Mỹ ở một số lĩnh vực. Việc Nhật Bản mở rộng "quyền hạn" cho quân sự là một tín hiệu mà Mỹ vô cùng hoan nghênh.

Hay nói cách khác, Nhật Bản đã tạo cho Mỹ nhiều phương án lựa chọn, mang lại tính tối ưu cao nhất cho các hợp đồng hợp tác của mình.

Với khả năng công nghệ của mình, Nhật Bản hoàn toàn có thể tạo ra những loại vũ khí mà hiệu quả không kém gì các thương hiệu của Mỹ và Nga. Trong tương lai, Nhật Bản hứa hẹn sẽ trở thành một "ông lớn" trong ngành công nghệ quốc phòng nếu chính sách "cấm xuất khẩu vũ khí và công nghệ quân sự" tiếp tục được nới lỏng hoặc thậm chí là xóa bỏ.

Đỗ Phong (Tổng hợp)