Saturday, July 19, 2014

Vụ MH17: sức ép đang dồn lên Nga

Giao thông đến khu vực chiếc máy bay MH17 rơi đang bị hạn chế
BBC-05:39 GMT - chủ nhật, 20 tháng 7, 2014
Các nước phương Tây đã yêu cầu Nga gây sức ép đối với quân ly khai ở miền đông Ukraine cho phép tiếp cận hiện trường chiếc máy bay rơi của hãng hàng không Malaysia Airlines một cách không hạn chế.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết ông đã nói với Thủ tướng Nga Vladimir Putin rằng thời gian ‘đang dần cạn’ để chứng tỏ rằng ông có thể giúp được gì đó. Đa số các nạn nhân trên chiếc máy bay này có quốc tịch Hà Lan.
Mỹ và Anh cũng nói với Nga khu vực máy bay gặp nạn cần được cho phép tiếp cận hoàn toàn.
Các quan sát viên quốc tế cho biết lực lượng dân quân thân Nga đang kiểm soát khu vực đang hạn chế việc di chuyển của họ.

‘Hủy hoại bằng chứng’

Mỹ nói rằng họ ‘quan ngại sâu sắc’ trước việc hạn chế tiếp cận khu vực này.
“Điều tối quan trọng là cần phải có một cuộc điều tra đầy đủ, đáng tin tưởng và không bị cản trở càng sớm càng tốt,” thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington viết.
Chuyến bay MH17 đã trúng hỏa tiễn khi đang bay ở trên khu vực do phiến quân thân Nga kiểm soát ở Donetsk hôm 17/7. Toàn bộ 298 người có mặt trên máy bay đều thiệt mạng.
"Tôi nói với ông ấy (Tổng thống Nga Vladimir Putin) rằng thời gian đang gần cạn để Ngài có thể chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Ngài có thiện chí."
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte
Ukraine cáo buộc phiến quân tại hiện trường ‘tìm cách hủy hoại bằng chứng một tội ác quốc tế’.
Trong một cuộc họp báo hôm thứ Bảy ngày 19/7, Thủ tướng Rutte cho biết ông đã có một cuộc nói chuyện điện thoại ‘căng’ với ông Putin.
“Tôi nói với ông ấy rằng thời gian đang gần cạn để Ngài có thể chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Ngài có thiện chí,” ông nói.
Ông nói thêm rằng người dân Hà Lan rất ‘phẫn nộ’ trước hình ảnh các thi thể nằm rải rác khắp vùng đất trống và kêu gọi Tổng thống Nga ‘hãy chứng tỏ rằng ông sẽ làm những gì mà người ta mong đợi ở ông và sử dụng ảnh hưởng của mình.”
Phóng viên BBC Richard Galpin có mặt tại hiện trường cho biết ông nhìn thấy các thi thể được các nhân viên cứu hộ chuyển đi nhưng không rõ là các thi thể này được đưa đi đâu và các công nhân cứu hộ này là lực lượng trung thành với chính quyền Kiev hay phiến quân.
Ông Putin đang đối diện sức ép quốc tế
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã nói chuyện với ông Putin hôm 19/7. Bà kêu gọi ông hợp tác.
Các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đang có mặt tại hiện trường.

‘Đưa khỏi hiện trường’

Người phát ngôn OSCE Michael Bociurkiw cho biết họ được tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn hôm 17/7 và rằng họ đã được đến những nơi mà họ chưa đến trước đó nhưng sự di chuyển của họ vẫn bị hạn chế.
Các quan sát viên OSCE đến nơi để giám sát khu vực này trước khi các nhà điều tra quốc tế đến nơi.
Thủ tướng Anh David Cameron và người tương nhiệm Úc Tony Abbott đã đồng ý hai nước sẽ áp dụng ‘thêm các biện pháp’ tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để thúc đẩy việc cho pháp tiếp cận hiện trường một cách nhanh chóng và không hạn chế, văn phòng của ông Cameron thông báo.


Hiện trường hiện đang được phiến quân thân Nga canh gác
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nói chuyện điện thoại với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov về vụ việc.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ thì ông Kerry đã nói với ông Lavrov rằng Mỹ ‘hết sức quan ngại’ trước tin các thi thể và mảnh vỡ đã được đưa ra khỏi hiện trường và bị làm xáo trộn.
Hôm 18/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói rằng chiếc máy bay này đã trúng một tên lửa được bắn lên từ khu vực do phiến quân kiểm soát và rằng phiến quân không thể nào có khả năng làm việc này mà không có sự hỗ trợ của người Nga.
Tuy nhiên, phía Nga đã phủ nhận mọi sự dính líu và bác bỏ cáo buộc của phương Tây rằng họ đang châm ngòi cho cuộc xung đột tại Ukraine.

Báo Anh: Hội chứng 'thêu dệt ký ức' của Trung Quốc

Theo phóng viên, học giả Bill Hayton, qua những tranh chấp trên biển, Trung Quốc đã từ bỏ chiêu bài giả vờ “trỗi dậy hòa bình”, thay vào đó là “ngoại giao pháo hạm”


“Cả nước Trung Quốc đã bị tuyên truyền một cách rất sai trái rằng người Trung Quốc đã phát hiện và đặt tên các đảo ở Biển Đông” - lời mở đầu như một “phán xét” của lịch sử trong bài viết “China’s false memory syndrome” (Tạm dịch: Hội chứng “thêu dệt ký ức” củaTrung Quốc) của phóng viên, học giả Bill Hayton được đăng trên Tạp chí “Prospect” của Anh ngày 10-7 mới đây.

“Chủ quyền vô hình” từ… lỗi dịch thuật
Theo phóng viên, học giả Bill Hayton, qua những tranh chấp trên biển, Trung Quốc đã từ bỏ chiêu bài giả vờ “trỗi dậy hòa bình”, thay vào đó là “ngoại giao pháo hạm”. Các tàu hải cảnh có vũ trang của Trung Quốc đã đâm húc các tàu Việt Nam, bao vây các vị trí tiền đồn của Philippines, quấy rối các hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia và đe dọa các tàu hộ tống ngư dân của Indonesia.
Báo Anh: Hội chứng 'thêu dệt ký ức' của Trung Quốc - Ảnh 1

Tác giả Bill Hayton chỉ ra cănnguyên của những rắc rối này là những gì mà Bắc Kinh gọi là “chủ quyền lịch sử không thể tranh cãi được” đối với 80% Biển Đông: từ cảng Hồng Kông cho tới gần bờ biển Borneo, cách đó 1.500km. Vấn đề đối với những tuyên bố chủ quyền này là không có bằng chứng đáng tin cậy để làm căn cứ. Vậy mà những chi tiết lịch sử hư cấu như trong tiểu thuyết đó hiện đang đe dọa hòa bình và an ninh ở châu Á và tạo ra mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ với Trung Quốc, với những hệ lụy tác động đến toàn cầu.
Trong những năm 1930, Trung Quốc đã đắm chìm trong làn sóng dân tộc chủ nghĩa. Năm 1933, họ lập ra “Ủy ban Kiểm tra Bản đồ Đất và Biển” để chính thức liệt kê, mô tả và vẽ bản đồ tất cả các vùng lãnh thổ Trung Quốc. Vấn đề chính Ủy ban phải đối mặt, ít nhất là tại Biển Nam Trung Hoa, là họ không có phương tiện để thực sự khảo sát bất kỳ khu vực nào nhằm tuyên bố chủ quyền.
Thay vào đó, Ủy ban này lần đầu đặt tên tiếng Trung cho các hòn đảo này vào năm 1935, tất cả những gì họ làm là dịch tên hoặc chuyển ngữ cho những tên tiếng Anh hiện có sang tiếng Trung. Chẳng hạn, quần đảo Hoàng Sa, Antelope Reef được dịch là Líng yang - Linh Dương; quần đảo Trường Sa, cụm đá North Danger Reef trở thành Bei xian (tiếng Trung nghĩa là “mối nguy hiểm ở phía Bắc”); đảo Trường Sa trở thành Si-ba-la-tuo (chuyển âm từ tên tiếng Anh “Spratly Island” sang tiếng Trung).
Ủy ban của Trung Quốc chỉ đơn giản là đã sao chép lại những bản đồ của người Anh, thậm chí sao chép cả các lỗi sai. Những tên đảo sau đó được chỉnh sửa lại hai lần. Còn Bãi cạn Scarborough, đặt tên theo một con tàu của Anh vào năm 1748, ban đầu được phiên âm thành Si-ge-ba-luo vào năm 1935, được đổi thành Min’zhu Jiao - Dân Chủ Đảo bởi chính quyền Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1947. Sau đó được đặt một cái tên ít nhạy cảm về chính trị hơn là Hoàng Nham (tức “bãi đá vàng”) vào năm 1983.
Nhưng cho tới tận ngày hôm nay, chính quyền Trung Quốc có vẻ như hoàn toàn không biết về điều này. Những lời biện hộ cho chủ quyền “không thể tranh cãi” của Trung Quốctrên Biển Đông bắt đầu bằng cụm từ “người Trung Quốc là những người đầu tiên phát hiện và đặt tên cho các hòn đảo Nam Sa”. Trên thực tế, “người Trung Quốc” chỉ sao chép lại những tên đảo do người Anh đặt. Ngay cả từ “Nam Sa” (có nghĩa là “bãi cát phía Nam”) cũng đã chuyển dịch xung quanh bản đồ Trung Quốc. Năm 1935, cái tên này được sử dụng để chỉ khu vực biển nông có tên tiếng Anh là “Macclesfield Bank” - “Bãi Macclesfield” (cũng được đặt theo tên của một con tàu Anh).
Những “bản đồ giả tưởng”
Nhà địa lý William Callahan và nhiều nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, trong quá trình đấu tranh chống lại sự thống trị của nước ngoài, chính quyền Trung ương Trung Quốc đã cố tình tạo ra một ý thức rằng Trung Quốc bị xâm phạm lãnh thổ để kích động người dân trong nước. Từ những năm 1900 trở đi, các nhà địa lý của Trung Quốc như Bai Meichu, một trong những người sáng lập của Viện Địa lý Xã hội Trung Quốc đã bắt đầu vẽ bản đồ “giả tưởng” để cho người dân nước này thấy phần lãnh thổ của họ đã bị các đế quốc cướp mất.
Những bản đồ này cho rằng lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc bao gồm tất cả các chư hầu trước kia đã từng “quy phục” Hoàng đế Trung Hoa. Họ cho rằng lãnh thổ của Trung Quốc bao gồm cả bán đảo Triều Tiên, một khu vực rộng lớn của Nga, Trung Á, Hymalaya và các nước Đông Nam Á.
Trên những bản đồ này đã xuất hiện những đường kẻ cho thấy sự đối lập lớn giữa một lãnh thổ to lớn của đế chế Trung Hoa trước kia với một diện tích đất nước dường như bị “teo lại” ngày nay. Đây cũng là một trong những lý do của sự ra đời đường “chữ U” hay “đường 9 đoạn” (Đường lưỡi bò) bao trọn 80% diện tích Biển Đông và tất cả các đảo trong đó. Bắc Kinh còn tận dụng sự cố trong khi vẽ bản đồ này - vốn do diễn dịch sai lịch sử Đông Nam Á, làm cơ sở để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng Biển Đông.
Một số quan chức Trung Quốc từng thừa nhận rằng duy trì yêu sách “đường chữ U” là vô lý về mặt pháp lý. Nhưng chính những quan chức đó cũng nói rằng họ không thể sửa đổi một cách chính thức những tuyên bố đã đưa ra vì nhiều lý do chính trị - những chỉ trích của người dân trong nước sẽ rất dữ dội. Vậy thì làm thế nào mới có thể thuyết phục người dân Trung Quốc có một cái nhìn khác về lịch sử của Biển Đông?
Theo tác giả bài viết, một câu trả lời có thể nằm ở Đài Loan. Bởi tại Đài Loan, khả năng để có một diễn đàn tranh luận tự do hơn về lịch sử Trung Quốc cao hơn nhiều so với ởTrung Quốc đại lục. Hiện đã có một số học giả “bất đồng chính kiến” suy nghĩ lại về một số phương diện của lịch sử thế kỷ 20. Đài Loan cũng là nơi lưu trữ những tư liệu của Trung Hoa Dân Quốc, chính quyền đầu tiên vẽ ra “đường chữ U”. Kiểm tra kỹ lưỡng lại quá trình cẩu thả đã vẽ ra đường chữ U có thể thuyết phục những người định hướng dư luận chịu xét lại một số vấn đề liên quan đến chủ nghĩa dân tộc còn chưa rõ ràng mà họ từ lâu coi là chân lý.
“Chìa khóa dẫn đến một tương lai hòa bình cho châu Á nằm ở việc kiểm tra quá khứ một cách trung thực và có phản biện” - tác giả Bill Hayton kết luận.
Nhiều học giả ở Trung Quốc tôn trọng sự thật đã công bố tư liệu về nguồn gốc “Đường lưỡi bò” với lời can gián: “Đừng làm trò cười cho thiên hạ!”
l Học giả Lý Lệnh Hoa cùng một số nhà nghiên cứu khác của Trung Quốc đã không công nhận hoàn cảnh ra đời của đường chữ U “bài bản” như thế. Ông khẳng định “đường hư tuyến do viên quan chức vụ nội chính tên Trịnh Tư Ước tiện tay vẽ mà không căn cứ vào bất kỳ cơ sở nào” (đường chữ U, tức đường lưỡi bò có 11 đoạn đứt khúc mà các học giả sau này gọi là “đường hư tuyến”).
l Học giả Lưu Tiểu Tinh cho đăng trên trang cá nhân của ông bài viết mang tên “Trò trẻ con: Đường 9 đoạn đột nhiên biến thành đường 10 đoạn”, phê phán việc Nhà xuất bản Địa đồ tỉnh Hồ Nam cho xuất bản 2 tấm bản đồ hành chính và địa hình Trung Quốc khổ dọc. Lưu Tiểu Tinh viết: “Đó là trò gì vậy? Hiện nay đường 9 đoạn còn đang bị cộng đồng quốc tế tranh cãi, bác bỏ, còn chưa đứng vững được, nay lại vẽ thêm chi tiết thành cái “đường 10 đoạn” chả ra ngô, chả ra khoai, như thế chỉ tổ cho “đường 9 đoạn” càng bị quốc tế dè bỉu thêm!”…Thế giới yêu cầu, đòi hỏi thế nào cũng không chịu nói, chỉ biết vẽ vời này nọ trên bản đồ thì có tác dụng gì? Thật là một trò cười cho quốc tế!”.
l Trong bài viết đăng trên Tạp chí quốc tế Glocal Reporter ngày 1-7, sau đó được đăng tải khá rộng rãi trên các trang mạng Trung Quốc, Uất Chí Vinh, nguyên Tổng Đội phó Hải giám Đông Hải, hiện là nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hải dươngTrung Quốc viết: Ngay giới học thuật Trung Quốc cũng tranh cãi liên miên, không nhất trí được với nhau về cái gọi là “Đường 9 đoạn”. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng vẽ đường 9 đoạn đến tận ngõ nhà người ta, không phù hợp tình hình thực tế, cần vứt bỏ đòi hỏi này. Loại thứ hai cho rằng, nếu chủ trương phân giới theo đường 9 đoạn thì Trung Quốc cần rút khỏi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Loại ý kiến thứ ba, cho rằng đường 9 đoạn chỉ là thể hiện vấn đề quy thuộc các đảo, còn vùng biển thì phải phân định theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Chủ nhật, 20 Tháng bảy 2014, 09:51
Theo An ninh thủ đô

VN ‘nhắc Biển Đông’ với Bill Clinton

BBC-09:40 GMT - thứ bảy, 19 tháng 7, 2014
Chủ tịch Trương Tấn Sang gặp ông Bill Clinton tại Hà Nội
Chủ tịch nước Việt Nam cảm ơn Hoa Kỳ đã “ủng hộ” Việt Nam trong tranh cãi giàn khoan với Trung Quốc, theo nội dung cuộc gặp với một cựu Tổng thống Mỹ tại Hà Nội.
Ông Bill Clinton có chuyến thăm Việt Nam một ngày hôm 18/7 trong một phần chuyến thăm châu Á với chủ đề phòng chống HIV/AIDS.
Khi gặp xã giao các lãnh đạo Việt Nam, ông đã được nghe và có bình luận về tranh chấp Biển Đông, theo tường thuật của Việt Nam.
Thông Tấn Xã Việt Nam nói Chủ tịch nước Trương Tấn Sang “hoan nghênh Thượng viện Hoa Kỳ đã có Nghị quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam”.
Ông Sang cũng “bày tỏ cảm ơn Chính phủ, Quốc hội Hoa Kỳ, các vị chính khách, các học giả và dư luận Hoa Kỳ đã có thái độ mạnh mẽ, ủng hộ Việt Nam”.
Chủ tịch nước Việt Nam nhắc lại đề nghị Hoa Kỳ sớm dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, coi đây là "công việc quan trọng, cần thiết để khẳng định mức độ tin cậy lẫn nhau".
Trả lời ông Sang, ông Clinton nói “quan điểm của Hoa Kỳ là mong muốn xây dựng quan hệ hợp tác, gạt bỏ đối đầu giữa các nước, ủng hộ hòa bình ổn định, phát triển thịnh vượng cho tất cả các quốc gia”, theo Thông Tấn Xã Việt Nam.
Cũng theo nguồn Việt Nam, ông Clinton nhấn mạnh “các nước trong khu vực đều phải hợp tác với nhau; tránh tình trạng một nước lớn có thể ức hiếp các nước nhỏ khác trong khu vực”.
Ông Bill Clinton cũng gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Khi gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Clinton, theo Thông Tấn Xã Việt Nam, nói “chính phủ Mỹ, cá nhân ông cũng như bà Hillary Clinton luôn ủng hộ và thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế”.
Trong khi đó, trang web chính thức của Quỹ Clinton không đề cập các cuộc gặp lãnh đạo Việt Nam của ông Clinton.
Trang này chỉ tường thuật việc cựu tổng thống thăm Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động Xã hội số II (xã Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội), là nơi nuôi dưỡng những trẻ em bị nhiễm HIV.
Trang Facebook của ông Clinton cũng chỉ đăng hình ảnh về cuộc gặp các trẻ nhiễm HIV ở Hà Nội.

Câu chuyện trái vải

Luân Ðôn ngày nay là một đại đô thị quốc tế và để đáp ứng cho nhu cầu của những “công dân” đến từ khắp thế giới, thành phố nhập cảng đủ thứ và có đủ mọi món hàng cần thiết cho cuộc sống của người dân được thoải mãi. Chả thế mà hiện hoạt động ở Luân Ðôn và trên toàn nước Anh có hai công ty Việt Nam, một mở siêu thị, và một chuyên môn bán các mặt hàng đông lạnh từ Việt Nam sang. Họ đã đủ mạnh để có thể trao đổi với các hệ thống không những của người Hoa mà còn của người Hàn, người Thái và tất cả những người Á Châu khác nữa. Nhưng về phương diện trái cây thì cho đến nay chưa thấy xuất hiện hàng của Việt Nam.

Nói loanh quanh vậy vì hôm nọ chúng tôi đi mua trái vải về ăn. Bình thường trái vải Thái Lan chiếm lĩnh thị trường các chợ Ðông Á, vải Trung Ðông và Bắc Phi chiếm lĩnh thị trường các chợ “Tây” và chợ Nam Á.



Năm nay chúng tôi ngạc nhiên lần đầu tiên thấy có vải Trung Quốc. Dân Luân Ðôn, khi đã đi mua những loại thực phẩm hiếm, thường khá kén ăn, và vì thế hàng Trung Quốc ít được ưa chuộng. Mang về nhà ăn, nhà tôi bỗng hỏi liệu vải này có phải là vải Việt Nam đi qua ngả Trung Quốc không? Khi tôi hỏi tại sao thì nhà tôi bảo tại Bắc Kinh đang tìm cách “đóng cửa biên giới, cấm hàng Việt Nam” để gây áp lực với Hà Nội, nhưng những tay lái buôn quen mua hàng, nay nếu không bán được ở trong nước, có thể chuồn bán ra ngoại quốc.

Nghe thì cũng có lý nhưng tất cả chỉ là chuyện đoán mò. Nhưng nói chuyện lan man, nhà tôi bảo vải thực sự là sản phẩm của Việt Nam. Ngày xưa Dương Quý Phi mê vải Châu Phong. Mỗi năm đến mùa vải, Việt Nam chúng ta phải triều cống vải để chiều lòng quý phi. Vì đường xa, chính quyền phải lập những đội gánh chạy chuyền tay nhau sao về kịp đến Trường An mà vẫn còn tươi để quý phi thưởng thức. Châu Phong, hẳn độc giả cũng còn nhớ, là quê hương của Hai Bà Trưng. Hồi còn nhỏ, hầu hết chúng ta đều đã học những câu trong Ðại Nam Quốc Sử Diễn Ca:

“Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên,
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử, thay quyền tướng quân.”

Cái buồn là một món “đặc sản” của nước mình như vậy mà bây giờ trên thế giới không ai biết đến. Ở thị trường Luân Ðôn chẳng hạn, vải Thái Lan được coi là ngon nhất, sau đó là vải Israel, Trung Ðông, và trái mùa thì có vải Nam Phi từ Nam bán cầu lên. Chưa bao giờ thấy có một trái vải nào của Việt Nam đem sang bán ở Luân Ðôn cả.

Cái điều đáng buồn hơn nữa là tất cả các quốc gia này đều không phải là những quốc gia nguyên thủy có trái vải. Trái vải, theo tài liệu của Cơ Quan Lương Nông Quốc Tế FAO chỉ mới được đưa vào Thái Lan và trồng đại trà từ năm 1854, dưới thời Vua Mongkut. FAO ghi nhận vải vào Thái Lan trước đó, nhưng nguồn gốc cũng là do người Hoa và những dân thiểu số đưa từ vùng Hoa Nam sang.

Theo FAO, hiện nay Thái Lan đứng vào hàng những quốc gia xuất cảng trái vải hàng đầu trên thế giới. Trái vải tươi của Thái Lan được xuất cảng bằng đường bộ sang Malaysia và Singapore và bằng đường hàng không đi sang Hồng Kông và các quốc gia Âu Châu. Những loại trái vải không đủ lớn và đẹp được đóng hộp.

FAO nói Thái Lan có nhiều lợi điểm, từ loại trái vải, đến địa lý vì phân chia từ vùng đồng bằng lên vùng cao nguyên nên mùa trái vải có thể kéo dài thêm đến ba tháng. Ngoài ra, nông dân Thái còn trồng thêm các loại giống có thể có quả trái mùa để chêm vào những tháng còn lại, khiến cho trái vải Thái Lan có thể bán hầu như quanh năm. Và lợi điểm cuối cùng theo FAO là Thái Lan có sẵn các phân bón, hóa chất cần thiết, sản xuất trong nước rẻ tiền nên lại càng làm cho việc trồng trọt thêm dễ dàng.

Ðiều còn đáng nói hơn nữa là theo FAO, tuy có một số đồn điền, đa số trái vải của Thái Lan vẫn đến từ các ngôi vườn nhỏ, nhưng có một hệ thống thâu mua và đóng gói tốt nên vẫn có thể cung ứng được cho thị trường xuất cảng.

Trong khi đó, hàng năm, cứ mở báo chí Việt Nam ra là nghe nói đến những nỗi gian nan của trái vải. Năm nào cũng vậy. Mới tháng 6 vừa qua, báo Người Lao Ðộng đã có bài mang cái tựa đề “Vị đắng vải thiều,” trong đó tờ báo viết “Chuyện được mùa nhưng bị ép giá rớt giá vốn là vấn đề đến hẹn lại lên nhiều năm nay song chưa năm nào người trồng vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương) lại cảm thấy buồn lòng như năm nay. So với thời điểm cùng thu hoạch rộ nhất như năm ngoái, giá vải năm nay chỉ bằng khoảng 2/3. Giá rớt mạnh đã khiến không ít người trồng vải rơi vào cảnh “công cốc” khi chịu bao nắng mưa, vất vả chăm sóc nhưng chỉ đủ hòa vốn, thậm chí còn lỗ nặng.” Tờ báo giải thích tiếp, “Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân chung nêu trên thì nguyên nhân quan trọng khiến vải rớt giá mạnh năm nay là do sức tiêu thụ từ Trung Quốc, một thị trường quan trọng chiếm khoảng 30%-40% tổng sản lượng vải mỗi năm. Vấn đề thương lái Trung Quốc ép giá vải thiều Việt Nam không phải là mới song bên cạnh đó, đầu ra sang thị trường quan trọng này năm nay còn bị tác động bởi yếu tố căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước.” Bài báo than, “Tìm đầu ra để vải thiều thoát nghịch cảnh được mùa, rớt giá vốn đã nóng nhiều năm, vì thế càng nóng hơn trong vụ mùa năm nay. Thế nhưng, nhìn vào cung cách loay hoay của các cấp và cơ quan hữu trách, có thể thấy đây sẽ vẫn là một bài toán khó giải. Mãi tới trung tuần tháng 6 này - tức là lúc vải thiều bắt đầu chín rộ, đỏ rực khắp các vùng Lục Ngạn, Thanh Hà - mới thấy các bộ, ngành và địa phương ở phía Nam tổ chức cuộc họp để tìm đường cho quả vải “Nam tiến.” Kiểu nước tới chân mới nhảy như vậy thì làm sao quả vải không cứ mãi gặp khó với đầu ra? Trong khi đó, xây dựng các cơ sở chế biến, tìm kiếm các thị trường Nhật Bản, Châu Âu đã thấy đề cập nhiều năm nay song vẫn chưa tiến triển được là bao.” Và tờ báo kết luận, “Vị đắng quả vải thiều năm nay cũng thêm một lần nữa cho thấy nông dân vẫn phải quá lo cho đầu ra sản phẩm do mình làm ra, trong khi họ lại sản xuất manh mún, nhỏ lẻ là chính. Cứ để nông dân phải ‘tự bơi’ như vậy thì nghịch lý được mùa, rớt giá có lẽ còn là chuyện dài dài...”

Ðọc mà buồn năm phút. Trái vải trồng ở miền Bắc mà không đưa được đến cho thị trường trong nước ở phía Nam chứ đừng nói đưa ra các thị trường ngoại quốc. Bài báo của tờ Người Lao Ðộng có ý trách chính quyền. Nhưng cái khổ không phải chỉ ở chính quyền trung ương mà còn ở nguyên cả hệ thống chính quyền nữa. Nếu giao thương dễ dàng khắp nước, nếu không có những biện pháp “ngăn sông cấm chợ,” đòi tiền “mãi lộ” của quá nhiều quan chức địa phương thì hẳn trái vải đã “vô Nam” tự lâu rồi.

Dĩ nhiên cũng phải thêm là cũng có một phần bị động của nông dân trồng vải nữa. Tại sao ngư hải sản Việt Nam bây giờ tràn ra khắp thế giới mà trái vải Việt Nam không đi ra được khỏi sự chi phối của thị trường Trung Quốc? Ở Anh Quốc này, chính phủ đang điều tra các tiệm Fish & Chip nhỏ vì họ đã ăn gian, dùng cá ba sa của Việt Nam, viết nguyên văn “basa,” rẻ tiền hơn nhiều, nhưng trên bảng vẫn để là “cod.”

Nhưng dĩ nhiên cũng có những đầu tư lớn hơn như trong việc mở kỹ nghệ đóng hộp chẳng hạn, cần có sự trợ giúp của nhà nước.

Ðiều đáng buồn hơn nữa là câu chuyện về sản phẩm của Việt Nam và công việc xuất cảng đã không phải là chuyện mới. Hồi còn Việt Nam Cộng Hòa, việc sản xuất hoa lụa ở Sài Gòn rất phát triển. Nhưng khi một công ty bán lẻ lớn của Hoa Kỳ sang đặt hàng thì Trung Tâm Khuếch Trương Tiểu Công Nghệ mới khám phá ra là chuyện không phải dễ. Các nhà sản xuất hoa lụa Việt Nam lúc đó là những cơ sở nhỏ. Không ai có khả năng cung cấp nhiều chục ngàn hay nhiều trăm ngàn hoa đủ loại đều đặn cho một thị trường lớn cả.

Sau một thời gian, công ty Hoa Kỳ chán, bỏ sang đặt hàng ở Ðài Loan. Ðiều đau lòng nhất là những nhà buôn Ðài Loan sang Việt Nam, đặt hàng từ những nhà tiểu công nghệ ở Việt Nam, kiểm phẩm rồi thâu lại đem bán cho Hoa Kỳ!

07-19- 2014 1:58:45 PM 
Lê Phan
Theo Người Việt

Không bán nước

Bức ảnh không biết được chụp ở đâu vì background không rõ lắm. Chỉ là những chấm sang xanh đỏ của đèn đêm. Trong hình có hai phụ nữ tóc đen, rõ ràng là người Á Châu. Một người ở gros plan có cầm trong tay một tấm bìa trắng có những chữ viết bằng bút đỏ. Kiểu chữ cho thấy người viết phải là người Việt vì dấu được đánh rõ ràng, đúng chỗ, không phải là người không biết chữ Việt chỉ cố gắng ... vẽ lại những chữ đó một cách vụng về.


Hàng chữ nguyên văn như thế này, “Bán trôn không bán nước.”

Trôn là tiếng ngày nay thấy ít có người dùng nhưng ý nghĩa thì mọi người đều hiểu. Ít người dùng có thể một phần là vì ý nghĩa của nó không thanh tao lắm. Ngay khi dùng nó, người ta cũng dùng để tránh khỏi phải dùng cái tên chỉ bộ phận kia, thô tục hơn nhiều. Trôn là bộ phận dưới cùng của cơ thể con người dùng trong việc bài tiết. Người ta dùng trôn để không phải gọi bộ phận kia bằng đích danh của nó. Cũng có thể để đối với “miệng,” người ta dùng “trôn” chăng?

Câu tục ngữ xuất hiện trong các từ điển tiếng Việt đều ghi rõ là “bán trôn nuôi miệng.”

Nhưng dù gì chăng nữa thì “bán trôn nuôi miệng” cũng là việc làm không tử tế và danh giá bao giờ. Nói thẳng ra, “bán trôn nuôi miệng” là... làm đĩ.

Bán cái bộ phận ấy để nuôi thân thì vừa thảm vừa nhục nhã. Nhục nhã vì phải dùng cái bộ phận ấy ở phía dưới, không sạch sẽ để nuôi cái bộ phận ở trên cao, nơi dùng để ăn, để ăn uống nuôi cơ thể, lại còn là nơi phát ra tiếng nói, là “tú khẩu cẩm tâm,” là lời vàng tiếng ngọc. Ðem bán cái ở dưới để nuôi cái ở trên thì còn gì thảm hơn, nhục nhã hơn?

Những người phải làm công việc ấy không bao giờ được dành cho những sự đối xử tử tế, nếu không nói thẳng ra là bị khinh bỉ, ghê tởm nhất trong xã hội.

Người phụ nữ trong bức ảnh không biết có làm cái nghề bán cái bộ phận ấy hay không. Trông cô có vẻ hiền lành hơn là hình ảnh chúng ta có sẵn trong đầu. Cô có nét mặt không vui. Một tay cầm tấm bìa, tay trái chỉ vào hàng chữ trên tấm bìa. Hàng chữ khẳng định cô có thể bán cái ấy của cô nhưng cô không bán nước.

Chao ôi, cô sẵn sàng nhận cô làm đĩ. Cô nói thẳng ra như vậy. Cô không giấu giếm chuyện làm đĩ của cô.

Nghề của cô không vinh dự và cao quí gì nhưng cô vẫn sẵn sàng nhận là cô làm việc đó. Cô đem bán cái của cô. Cô không đem bán những thứ không phải của cô, những thứ của dân tộc, của tổ tiên lịch sử để lại.

Những thứ ấy thì cô không bán. Cô không bán cả mấy ngàn cây số vuông ở gần biên giới miền bắc, không tự động dâng hết đất lại đến biển, nhường quyền khai thác các tài nguyên, quặng mỏ cho nước ngoài, không cho người ngoài ngang nhiên vào sinh sống xây nhà cửa thành phố như những vùng đất hoang vô chủ.

Nhìn cô người ta không thể không nghĩ tới bài thơ của Ðỗ Mục, bài Tần Hoài Dạ Bạc. Ðỗ Mục có vẻ buồn trong bài thơ ông viết trong đêm neo thuyền ở bến sông Tần Hoài:

Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu Ðình Hoa.

Ðời sau, nhiều người cho là Ðỗ Mục quá khe khắt với người thương nữ. Ðâu phải người thương nữ nào cũng thản nhiên vô tình với cảnh mất nước nhà tan. Mà cũng đâu phải những người không phải là thương nữ cũng đều biết đau niềm đau mất nước.

Người thương nữ trong bức ảnh cầm tấm bìa nhận là cô có làm đĩ thật nhưng việc cô chỉ bán cái trôn của cô. Cô bị đẩy tới việc phải theo nghề làm đĩ vì cái đất nước nằm trong tay cai trị của một bọn chó má tệ lậu hèn với giặc, ác với dân đem biển đảo ngoài khơi, đất đai tiền nhân để lại đem bán hết cho giặc rồi nhâng nhâng nháo nháo khoe giữ nước, với lại dựng nước.

Ðể cô đứng cạnh những thứ như thế thì cô vẫn là người đáng quý trọng hơn nhiều. Trông cô bình thản không mắc cỡ gì về cách kiếm sống của cô chút nào.

07-19- 2014 2:18:30 PM 
Bùi Bảo Trúc
Theo Người Việt

Từ chuyện 'mâu thuẫn gia đình' đến chủ trương 'hợp tác' cùng TQ thăm dò dầu khí Biển Đông


Trung cộng sẽ chém Việt cộng để tế cờ

Ngô Việt (Danlambao) - Giờ thì giàn khoan HD 981 của Trung Cộng đã rút. Tùy theo vị trí của mỗi phía mà người ta đưa ra những lí do giải thích có lợi cho phía mình. Trung cộng thì chính thức tuyên bố họ đã hoàn thành nhiệm vụ và cũng vì tránh bão. Việt Nam thì anh hùng quân đội thiếu tướng Lê Mã Lương thì nhanh nhẩu giải thích như là một thắng lợi ngoại giao của phía VN. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì hoan nghênh nhưng đồng thời cũng cảnh báo Trung Cộng không được tái diễn hành động kéo giàn khoan vào lại(?). Tuy nhiên ông Nguyễn tấn Dũng cũng không quên một câu thòng (lọng): “Việt nam luôn đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp với Trung quốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi và cùng phát triển.”

Trong suốt hơn hai tháng qua người Việt Nam chúng ta thấy quả thật chính quyền Cộng Sản Việt Nam luôn coi trọng tình hữu nghị với Trung cộng. Nhưng chưa bao giờ họ được Trung cộng đối xử bình đẳng (trong quá khứ cũng vậy, bây giờ cũng vậy). Cao điểm của sự miệt thị là sau chuyến đến Hà Nội của Dương Kiết Trì trở về ông ta đã gọi CSVN là đứa con hoang! Người phát ngôn bộ ngoại giao Lê Hải Bình cũng đưa ra cảnh báo như vậy. Không biết trong tương lai Trung cộng lại cũng lập lại như vậy thì chính quyền Cộng Sản Việt Nam sẽ đối phó ra sao? Có phải sau đây là cách để chính quyền Cộng sản Việt Nam sẽ đối phó với Trung Cộng trong việc tranh chấp Biển Đông:

Đại sứ Việt Nam Lê Hoài Trung lại Liên Hiệp Quốc đã đánh tiếng: “Việt Nam sẵn sàng xem xét những khả năng hợp tác với Trung Quốc trong hoạt động thăm dò dầu mỏ trên Biển Đông”.

Lời của ông đại sứ được trích dẫn thêm rằng: đối với quần đảo Hoàng Sa, Hà Nội "sẵn sàng xem xét những khả năng khác nhau"; Việt Nam sẵn sàng mời Trung Quốc - cũng như bất kỳ đối tác quốc tế - tham gia các hoạt động thăm dò dầu khí. ”


Nói thật ý tưởng hợp tác với Trung Cộng thăm dò dầu khí ở Biển Đông (trong vùng đặc quyền kinh tế của VN) cũng đã được cựu đại tá CA Nguyễn Đình Trương 'gợi ý' rồi, ngay khi Trung quốc mới đặt giàn khoan HD981, nhưng đó chỉ là lời nói không chính thức, không đại diện cho chính phủ. Đằng này cũng nội dung như vậy mà phát xuất từ miệng của ông đại sứ tại Liên Hiệp Quốc thì lại khác: quan điểm chính thức của chính phủ CSVN.

Khi đưa ra quan điểm như vậy rõ ràng CSVN muốn thế giới nên đứng ngoài cuộc tranh chấp và Việt Cộng sẽ tự giải quyết với Trung Cộng vì đây chỉ là chuyện nội bộ trong gia đình đúng y như lời tướng Phùng Quang Thanh đã chính thức tuyên bố tại đối thoại Shangri-la: “Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi. Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp.”

Vậy là rõ rồi, chính quyền CSVN quyết bằng mọi cách giữ ghế, giữ đảng, giữ quyền lực bằng cách ôm chân Trung Cộng dù cho hành động này có làm mất biển đảo, thậm chí mất nước.

Xét lời của tướng Phùng Quang Thanh (thật ra là của Bộ Chính trị) tuyên bố tại Shangri-La đến lời của ông đại sứ Lê Hoài Trung tại Liên Hiệp Quốc chúng ta thấy có chủ trương xuyên suốt của đảng CSVN là làm chư hầu cho Trung cộng.

Người dân Việt Nam, trong đó có cả những đảng viên cộng sản VN, mong chờ một hành động cứng rắn của giới lảnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam trước sự xâm lăng của bành trướng Trung Cộng sẽ không bao giờ xảy ra đâu!

Trung Cộng tới thời đại Tập Cận Bình này đã vươn vai đứng dậy lộ rõ ý đồ muốn làm bá chủ thế giới với "giấc mơ Trung Hoa". Về lâu dài họ có thành công hay không thì chưa biết được. Nhưng tới lúc này họ đã thử lửa với CSVN, họ đã nắm được cái tẩy nô lệ của lảnh đạo CSVN rồi thì liệu họ có thèm hợp tác với CSVN hay không? Lãnh đạo đảng CSVN tự mình cô lập mình với thế giới và gắn kết với Trung cộng, đàn áp xa rời dân chúng thì chắc rằng chính quyền đó không có gram nào đối với họ Tập.

Người Tàu, khi trước xuất quân đánh trận họ thường tế cờ bằng máu thú vật hay của kẻ thù mà họ đang giam giử. Coi chừng trong cuộc trường chinh thực hiện "giấc mơ Trung Hoa", Trung Cộng sẽ chém Việt Cộng để làm lễ tế cờ. Điều trớ trêu là kẻ bị đem ra tế cờ thì lại hoan hỉ hãnh diện. Việt Cộng đúng là một đại họa cho nhân dân và tổ quốc Việt Nam!

Philppines: số người thiệt mạng do bão Rammasun tiếp tục tăng

VOV.VN - Cơ quan quản lý và giảm thiểu các rủi ro thiên tai của Philippines ngày 20/7 cho biết, số người thiệt mạng do bão Rammasun tràn vào tăng lên 94 người.

Tan hoang sau cơn bão (ảnh: Reuters)
Có khoảng 317 người bị thương và 6 người khác vẫn mất tích. 1,6 triệu người bị ảnh hưởng bởi con bão, trong đó có hàng nghìn người đang phải sống tại các trung tâm sơ tán. Theo Ủy ban này, thiệt hại ban đầu ước tính khoảng hơn 167 triệu USD.      
Bão Rammasun đổ bộ vào phía đông tỉnh Albay của Philippines hôm 15/07 vừa qua. Đây được cho là cơn bão mạnh nhất đổ vào nước này trong năm nay. Siêu bão Rammasun sau đó đổ bộ vào Trung Quốc, làm 14 người thiệt mạng./.
 Chủ nhật, 10:43, 20/07/2014Phạm Hà/VOV- Trung tâm TinTheo Tân Hoa xã

Malaysia lo lắng hiện trường vụ MH17 không còn nguyên vẹn

 VOV.VN - Ngoài ra phía Malaysia cũng bảo vệ ý kiến cho rằng MH17 không hề bay vào vùng cấm và bày tỏ phẫn nộ trước khả năng MH17 bị bắn.
Hôm qua (19/7), Bộ trưởng Giao thông Vận tải Liow Tiong Lai cho biết Malaysia quan ngại sâu sắc về việc hiện trường vụ tai nạn máy bay mang mã hiệu MH17 không được bảo vệ một cách thích đáng.
 
Ông Liow (ảnh: freemalaysiatoday)
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Liow nói: “Sự toàn vẹn của hiện trường bị đe dọa và có những dấu hiệu cho thấy rằng những bằng chứng quan trọng không được giữ nguyên trong khu vực này. Việc ngăn cản vào hiện trường gây khó khăn cho công tác điều tra và bất kể hành động nào cản trở việc điều tra sự thật về điều gì đã xảy ra với MH17 đều không thể dung thứ.”
Ông Liow kêu gọi tất cả các bên liên quan bảo vệ sự toàn vẹn hiện trường vụ tai nạn, và cho phép công tác điều tra được tiến hành. Tại cuộc họp báo, ông cũng bảo vệ tuyến đường bay của MH 17 và cho rằng, máy bay này không bay vào không phận bị cấm.
“Tuyến đường bay của MH17 là một tuyến đường bay chính, như là đường cao tốc trên không. MH17 đã bay theo đường đã được Cơ quan hàng không quốc tế vạch ra, được Cơ quan An toàn hàng không châu Âu thông qua, và hàng trăm máy bay khác cũng sử dụng”, ông Liow nói. “MH17 đã bay ở độ cao được quy định bởi cơ quan điều khiển không lưu tại nước đó và được cho là an toàn. MH17 không bao giờ lạc vào khu vực không phận cấm.”
Vị bộ trưởng khẳng định, MH 17 đã tuân thủ theo các quy định về đường bay. Tuy nhiên, trên mặt đất những quy định này đã bị phá vỡ bởi chiến tranh theo một cách không thể chấp nhận được. Dường như MH 17 đã bị bắn hạ, toàn bộ hành khách và phi hành đoàn đã bị giết hại bởi tên lửa.
Ông Liow bày tỏ, sự vi phạm này không thể không bị trừng phạt. Ông Liow cho biết, Malaysia một lần nữa kịch liệt phản đối hành động tàn bạo này và kêu gọi phải tìm ra những kẻ chịu trách nhiệm về vụ việc này và phải bị xét xử theo pháp luật./.
Chủ nhật, 06:10, 20/07/2014 Vũ Anh Tuấn/VOV-Trung tâm TinTheo Reuters

Kinh hoàng nghĩa địa rau tiền triệu giữa Thủ đô

(Kiến Thức) - Rau trồng trong nghĩa địa không chăm bón nhiều vẫn tốt mơn mởn, cho thu hoạch nhanh, dễ dàng kiếm tiền triệu.

Đã có hàng trăm ngôi mộ lớn nhỏ nằm nhấp nhô giữa cánh đồng rau muống xanh non mơn mởn rộng đến hàng chục hecta ở xóm 1, Quỳnh Đô, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội. Và số lượng những ngôi mộ vẫn không ngừng tăng lên vì người dân ở đây vẫn có thói quen chôn cất người chết ở khu vực này.

Qua tìm hiểu thì PV được biết, hầu hết người dân xóm 1 làm nghề trồng rau trên mảnh đất này từ hàng chục năm nay. Trước đây, người ta có trồng lúa nhưng thu nhập không được bằng trồng các loại rau màu nên chuyển hẳn sang trồng rau, mùa hè trồng rau muống, rau lang, mùa đông trồng rau cải xoong, rau cần...

 Những ruộng rau muống xanh mởn mởn quanh nghĩa địa.

Người dân khu vực này cho biết, rau muống là loại rau được trồng nhiều nhất vì được các thương lái ưa chuộng. Bởi rau muống ở đây có mẫu mã đẹp, ngọn nhỏ, lá xanh mướt, ăn rau giòn dai vừa phải... Người tiêu dùng thì vẫn đánh giá chất lượng rau bằng mắt, những mớ rau tươi non luôn được lựa chọn vì được cho là ngon.

Theo bà Hương, một người bán rau ở chợ Quỳnh Đô kể lại: Những hộ trồng rau bán phải phun rất nhiều loại thuốc nên họ cũng chẳng bao giờ dám ăn. Để rau xanh non nhanh được cắt, họ phải bón rất nhiều phân, phun thuốc kích thích. Tuy nhiên, rau muống được trồng ở khu vực đất nghĩa địa thì không cần đến công nghệ này vẫn xanh non mơn mởn. Và rất dễ nhận thấy rằng rau trồng cần gần mộ thì càng xanh tốt.

 Sau khi trồng 10-15 ngày đã cho thu hoạch mà không cần chăm bón nhiều.
Bà Phúc, một người dân làm nghề trồng rau cho biết: Đất ở nghĩa địa rất tốt nên rau muống trồng sau khoảng 10 - 15  ngày thì có thể cắt được. Sau khi trồng chỉ cần phun một đợt thuốc rồi bón khoảng  2 đợt phân đạm là rau đã tốt um rồi. Người dân ở đây sống bám vào rau, rau đã giúp họ có cuộc sống no đủ nên nhà nhà đua nhau trồng rau trên đất nghĩa địa. Nhà trồng ít thì 1 sào, nhà nào trồng nhiều thì 5 – 7 sào. Theo bà này thì bà không biết cụ thể có bao nhiêu hộ trồng rau cũng như số lượng rau có từ nguồn nước ô nhiễm này hàng ngày xuất ra thị trường. Tuy vậy điều chắc chắn là, phần lớn các hộ dân sống bằng nghề trồng rau muống trong khu vực này không cần tốn công chăm bón như những nơi khác mà rau vẫn cứ xanh tốt.


Rau nghĩa địa tràn ngập các chợ

Người dân ở đây không phải trực tiếp đem rau đi bán ở các chợ mà sáng nào họ cũng dậy từ 3 giờ sáng cắt rau bán cho các lái buôn đem đi đổ mối tại các chợ nông sản lớn ở Hà Nội như chợ Long Biên (Long Biên), chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa), chợ Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy), chợ đầu mối phía Nam (Hoàng Mai)… Không những đem đi đổ mối mà còn cung cấp một lượng lớn rau cho các chợ nông sản của những huyện ngoại thành như chợ Vồi (Thường Tín), chợ Nghệ (Sơn Tây), chợ Chiều (Chương Mỹ) và các chợ tạm khắp hang cùng ngõ hẻm của Thủ đô.

Sáng nào những con đường quanh khu vực nghĩa địa đông đúc người và xe, cảnh mua bán nhộn nhịp kéo dài từ 3 giờ đến 7 giờ sáng. Khi được hỏi, một lái buôn cho biết: Ngày nào ông cũng đến đây từ 4 giờ sáng để lấy rau đem bán cho các chợ, mỗi ngày có hàng nghìn mớ rau muống được bán ra thị trường. Hiện, giá mua buôn rau muống là 4.000 đồng/ mớ, đem bỏ được 4.200 – 4.500 đồng/mớ. Rau ở khu vực này đẹp nên lúc nào giá cũng cao hơn các nơi khác. Từ đó, mỗi ngày các hộ này có thể thu nhập từ vài trăm đến vài triệu từ việc trồng và cắt rau bán cho các lái buôn.

Thực tế thì người tiêu dùng vẫn chỉ dựa vào những kinh nghiệm bằng mắt để chọn rau. Vì “khuất mắt trông coi” nên trước những mớ rau tươi non ai cũng thích mua. Tuy nhiên, những tác hại khi thường xuyên sử dụng những loại rau này thì không phải ai cũng biết được.

 
06:30 20/07/2014 
Nguyễn Nguyên

VIDEO:Từ chối nhận đơn tố cáo của công dân vì dám 'đấu tranh nhân quyền'



CTV Danlambao - Mặc dù vết thương chưa lành lặn, nhưng ngày 8/7/2014 vừa qua chị Trần Thị Nga vẫn phải chống nạng đến trụ sở Viện kiểm sát tối cao để nộp đơn tố cáo vụ việc 3 mẹ con chị bị truy sát. Tại đây, một cán bộ VKS là ông Nguyễn Duy Thuần sau khi hạnh họe đủ điều đã từ chối nhận đơn tố cáo của chị Trần Thị Nga vì đã dám "đấu tranh cho nhân quyền".

Trong đoạn video do chị Nga phổ biến, cán bộ VKS Nguyễn Duy Thuần nói: "Việc thực hiện nhân quyền đã có nhà nước lo, chị không phải đấu tranh cho cái việc này đâu. Một cá nhân đi giải quyết vấn đề đấu tranh cho nhân quyền thế này thì làm sao nhà nước, bên công an người ta chả đánh"

Khi bị chị Nga chất vấn, ông Thuần tiếp tục tuyên bố: "Tôi không nhận đơn tố cáo của chị. Lý do là bây giờ chị đi đấu tranh cho nhân quyền. Tổ chức nhà nước người giải quyết vấn đề nhân quyền, chứ một mình chị đi như thế này để... Chị nói công an theo dõi và đánh đập chị, công an nào? Chị chứng minh thế nào?"

Chị Trần Thị Nga chống nạng đội đơn đến VKS tối cao nộp đơn tố cáo

Theo chị Trần Thị Nga, mặc dù đã cung cấp đầy đủ các bằng chứng là video, hình ảnh, hồ sơ... nhưng phía VKS vẫn một mực không chịu tiếp nhận đơn.

Sau một hồi tranh cãi, chị Nga bị người cán bộ này đuổi ra bên ngoài. Video buổi làm việc đã được phổ biến một lần nữa cho thấy rõ vấn đề Quyền Con Người ở Việt Nam hiện nay đang bị đàn áp một cách có hệ thống.

CA truy sát chị Trần Thị Nga hôm 25/5

Trước đó, hôm 25/5/2014, chị Trần Thị Nga đã bị 5 tên côn an giả dạng côn đồ truy sát, dùng tuýp sắt đánh dập dã man khi đang trên đường đến bến xe Giáp Bát (Hà Nội). Hậu quả trận đòn thù khủng khiếp đã khiến chị Trần Thị Nga bị gãy xương tay trái, chân phải bị vỡ xương, khắp người nhiều vết xây xước...

Mặc dù những kẻ thủ ác đeo khẩu trang che nửa mặt, nhưng chị Trần Thị Nga đã nhận ra trong số bọn chúng có những tên là an ninh - mật vụ thường xuyên theo dõi mẹ con chị trước đây.

Lần gần đây nhất, hôm 18/7/2014, khi đi taxi từ nhà thờ Thái Hà ra Tràng Tiền, chị Trần Thị Nga phát hiện có 4 tên côn đồ bám theo một cách hung hãn. Sau đó, 2 tên trong bọn chúng vượt xe lên trước chuẩn bị gây sự, tấn công. Do tình hình đang rất nguy hiểm, vết thương cũ vẫn chưa lành nên chị Nga buộc lòng phải quay xe trở lại nhà thờ.

Chị Trần Thị Nga sinh năm 1977, là một nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền tại Hà Nam. Tham gia đấu tranh từ năm 2008, chị Nga đã nhiều lần bị công an trả thù bằng cách đánh đập, tấn công tình dục, thậm chí rải truyền đơn dọa giết cả nhà...

CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

Chụp mũ phản động cũng là lãnh đạo “tài tình” của Cộng Sản Việt Nam.


Le Nguyen (Danlambao) - Thành phần phò đảng, phò chế độ như cán bộ đảng viên, dư luận viên, báo nô, bồi bút... thường có cùng một ngôn ngữ, một luận điệu máy móc giống nhau. Chúng không có phản biện, đúng hơn là không có tinh thần phản biện đúng nghĩa với phản biện, cũng có nghĩa rằng chúng không đủ khả năng lý luận khoa học như một người hiểu biết có văn hóa, chúng không có dẫn chứng thuyết phục, chỉ có tài chửi tục tĩu, bậy bạ là chính nên khó lẩn vào đâu được và không khó để nhận ra chúng là ai? Điểm khác nữa để dễ dàng nhận diện những tên phò đảng ngu lâu là chúng thường học thuộc lòng bài bản của tuyên giáo cộng sản biên soạn, làm nền cho tư duy nhận thức, cho lý luận trong “phản bác, phản biện” đọc ra thấy rất trẻ con và ngu đến độ không ngờ.

Chẳng hạn như khi nghe thấy những người biết chuyện, vạch trần sự thật “bác đạo đức, đảng tài tình” thực chất chỉ là giọng điệu tuyên truyền bịp bợm của cộng sản Việt Nam thì chúng y như những kẻ không não, lồng lộn, tru tréo cho rằng xuyên tạc nói xấu bác đảng:

Để bênh vực cho bác chúng lập luận rằng “... toàn đảng, toàn quân, toàn dân nhớ ơn bác cả đời hy sinh đời sống cá nhân, một lòng vì dân vì nước... cả thế giới đều công nhận bác là danh nhân văn hóa thế giới...” - nhưng chúng không biết hay giả vờ không biết... bác có không ít nhân tình, vợ đủ loại sắc tộc, con rơi con rớt bị lộ và chưa bị lộ là có thật... Danh hiệu danh nhân văn hóa của Hồ Chí Minh... Tất cả chỉ là trò bịa đặt, trò tuyên truyền dối trá của tuyên giáo cộng sản. 

Để bênh vực cho đảng khi bị phơi bày sự thật ngu xuẩn “mênh mông” của đảng thì chúng lải nhải với luận điệu “...đảng không tài tình sao đánh thắng đế quốc thực dân Pháp - Nhật - Mỹ...” - nhưng chúng thực sự không biết hay giả vờ không biết “...Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc...” Phát động chiến tranh đánh chiếm miền nam chỉ là làm theo lệnh“...đánh mỹ tới người Việt Nam cuối cùng...” với vũ khí của Nga – Tàu và của khối cộng sản thế giới là ngu xuẩn, nhục nhã chứ có gì làm vinh dự mà tự hào khoe khoang - nhưng chúng vẫn vô tư tự hào, vẫn lớn lối khoe khoang như những kẻ bại não!

Không những thế, những tên ngu đảng phò chế độ còn đi xa hơn trong việc chứng minh “đảng tài tình..” qua lý luận đảng cộng sản không tài tình sáng suốt thì làm sao thu phục được những trí thức khoa bảng, văn nghệ sĩ... “hàng đầu” lẫn “hàng cuối” có tiếng tăm lẫn không tiếng tăm phục vụ cho đảng, cho chế độ điển hình như:

Thời kháng Pháp gồm các ông triết gia Trần Đức Thảo, luật gia Nguyễn Mạnh Tường, học giả Phan Khôi, chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, nhà văn Tô Hoài, Nguyễn Công Hoan... nhà báo Nguyễn Hữu Đang, nhà thơ Hoàng Cầm, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên... nhạc sĩ Văn Cao, Lưu Hữu Phước...

Thời “chống Mỹ cứu nước” có luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Trương Như Tảng, Trịnh Đình Thảo... kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát... bác sĩ Dương Huỳnh Hoa, Phùng Văn Cung... nhà báo Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Chánh Trung... Sinh viên Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Nguyễn Hoàng Trúc...

Tất cả những thành phần trí thức khoa bảng, văn nghệ sĩ... đi theo đảng cộng sản Việt Nam đã nêu tên hay không nêu tên đều không chứng minh được “bác đạo đức, đảng tài tình”. Đến cuối đời không ít người nghe theo đảng đã sáng mắt, sáng lòng hiểu rõ bộ mặt độc ác gian manh, tay sai bán nước cầu vinh của bác đảng. Có người thức tỉnh hối hận, ôm nỗi uất nghẹn, ngậm ngùi xuống tuyền đài. Có người mạnh mẽ lên tiếng tố cáo tội ác cộng sản, vạch trần bộ mặt gian manh, vô đạo đức của bác đảng bị cô lập, khủng bố và chết trong lặng lẽ âm thầm trong niềm u uẩn khôn nguôi.

Đối với những ai sống ở ngoài nước, ngoài vòng kiềm toả của bác đảng không lạ với sự thật “rùng rợn” của cái gọi là “đảng quang vinh, Hồ Chí Minh vĩ đại... bác đạo đức, đảng tài tình...” vì hình ảnh, chữ viết tràn ngập trên các trang mạng xã hội ai cũng có thể tiếp cận được. Thế nhưng đối với những ai sống ở trong nước Việt Nam thì phải cần vượt tường lửa hay vàowww.google truy cập là có thể phá vỡ “huyền thoại” Hồ Chí Minh, “thần thoại’ đảng tài tình và sẽ “tìm ra” những bộ trường thiên tiểu thuyết nhiều hư cấu, thêu dệt, tưởng tượng của lịch sử đảng quang vinh, của cuộc đời Hồ Chí Minh vĩ đại do bộ phận tuyên giáo trung ương đảng cộng sản biên soạn, nhồi nhét vào đầu óc nhiều thế thế hệ người Việt Nam.

Sự thật về bác, đảng có rất nhiều nguồn tư liệu, nhiều bài viết của nhiều nhân chứng trực tiếp lẫn gián tiếp đã chỉ ra nhưng vẫn không mở mắt, không khai thông được những bộ óc ngu tối, cuồng tín cộng sản. Do đó nếu tiếp tục lặp lại những đìều ai cũng biết về quá khứ bác, đảng là việc làm thừa thãi, phí công, thậm chí không cần thiết. 

Thế cho nên trong bài viết này sẽ không lặp lại những hậu quả do bác, đảng gây ra ở quá khứ xa đã có nhiều tác giả bàn đến. Nội dung bài viết này sẽ chỉ trích dẫn, chỉ ra những hậu quả hiện tại đã, đang xảy ra để những người phò đảng, phò chế độ nên đọc và nghiền ngẫm bản đúc kết, rút gọn do Facebooker Hoàng Nguyễn Văn phổ biến trên mạng xã hội để thấy rõ hơn sự lãnh đạo “tài tình” của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay: 

“Làm lãnh đạo đất nước Việt Nam quá dễ, ai chả làm được?

Nhiều người nói làm lãnh đạo rất khó, phải có đầu óc, học hành thế nọ thế kia… Tôi thì thấy làm lãnh đạo ở Việt Nam quá dễ.

Đi vay về làm thì ai chả làm được!?

Khai thác kiệt quệ tài nguyên khoáng sản bán giá rẻ ai chả khai thác được!?

Làm theo kiểu “nói một đằng làm một nẻo” ai chả làm được!?

Làm mà không bị dân giám sát, không công khai minh bạch ai chả làm được!?

Chỉ đạo nhưng cấp dưới không làm theo hoặc làm không ra gì ai chả chỉ đạo được!?

Chống tham nhũng mà càng chống tham nhũng càng mạnh ai chả chống được!?

Làm theo kiểu “vừa đá bóng vừa thổi còi”, “đánh bùn sang ao” ai chả làm được!?

Làm vừa xong đã hỏng ai chả làm được!?

Làm tốn kém gấp nhiều lần thế giới ai chả làm được!? Lát 1 mét vỉa hè hết 1 tỷ VND ai chả lát được!?

Làm sai thì sửa ai chả làm được!?

Thua lỗ thì “khoanh nợ”, “giãn nợ”, “gánh nợ”, “xóa nợ” thì ai chả sản xuất, kinh doanh được!?

Đất nước phát triển cùng với nợ công tăng cao thì ai chả làm được!?

Làm để hàng trăm ngàn doanh nghiệp thua lỗ, phá sản thì ai chả làm được!?

Làm để mất lòng dân thì ai chả làm được!?

Làm để dân oán thán thì ai chả làm được!?

Giá chỉ có tăng không giảm, không theo mặt bằng thế giới, đắt gấp nhiều lần thế giới ai chả làm được!?

Làm để người nghèo mắc bệnh phải nằm nhà chờ chết vì không có tiền để vào bệnh viện chữa trị thì ai chả làm được!?

Làm mà đạo đức xã hội ngày càng bại hoại, con người ngày càng vô cảm, dã man thì ai chả làm được!?

Làm mà để người dân phải tự tử để thoát nghèo thì ai chả làm được!?

Làm để hàng trăm nghìn thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp thì ai chả làm được!?

Làm để đánh giày, nhặt rác, osin… cũng được coi là nghề thì ai chả làm được!?

Làm mà đất nước ngày càng tụt hậu so với khu vực và thế giới thì ai chả làm được!?

Làm mà người chết và tật bệnh mỗi năm một tăng cao thì ai chả làm được!?

Nói những điều vô nghĩa, vô tri thì ai chả nói được!?

“Giữ gìn môi trường hòa bình” bằng cách mặc kẻ xâm lược ở trong lãnh thổ của mình thì ai chả “giữ gìn” được!?


Để làm được như vậy đâu có gì khó, cần chi phải lựa chọn, bầu bán!? Những hậu quả sờ sờ không thể chối cãi như thế, liệu đường lối chúng ta đi có “đúng đắn” và “sáng suốt”!?

N.V.H (Fb Hoang Nguyen Van)”.(*)

Có lẽ chỉ ra hành động tàn dân hại nước của bác đảng trong quá khứ xa xôi, chỉ là miếng mồi ngon giúp cho tuyên giáo cộng sản dẫn dắt những kẻ ngu đảng vào luận chứng “...bác không đạo đức sao suốt đời bác không vợ, không con?... Đảng không tài tình sáng suốt thì làm sao đánh thắng Pháp, Mỹ?... Đảng không tài tình sáng suốt thì làm sao lãnh đạo được trí thức khoa bảng, văn nghệ sĩ...nghe theo, làm theo bác đảng?...” 

Ngày nay sự thật đã lộ ra ai cũng biết cộng sản là cú lừa vĩ đại của lịch sử và những người theo cộng sản đa phần bị lừa, bị khủng bố, bị khống chế bởi các thủ đoạn tàn bạo, xảo quyệt của cộng sản chứ hoàn toàn không do sự lãnh đạo tài tình của bác đảng!

Đọc bản đúc kết ngắn gọn của Hoang Nguyen Van về nhiều vụ việc khá hài hước về tài lãnh đạo, dù chưa “kê khai” đầy đủ về sự lãnh đạo “tài tình, sáng suốt” của đảng cộng sản Việt Nam. Thế thì những người phò đảng, phò chế độ có suy nghĩ như thế nào, đây có phải là luận điệu xuyên tạc, nói xấu, chống phá tài lãnh đạo của đảng, nhà nước không? Những hậu quả nghiêm trọng của đảng, nhà nước gây ra do Hoang Nguyen Van đúc kết, ghi lại là sự thật và ai có đầu óc trong sáng đều thấy được, kiểm chứng được. Nó không phải là những cuốn tài liệu, sách vở mang tính hư cấu, giàu tính tiểu thuyết trong kho tàng kinh điển của huyền thoại bác, đảng có trên dưới ¾ thế kỷ. Bản đúc kết của Hoang Nguyen Van rất sống động, rất thực không ai có có thể phủ nhận được tính trung thực của bản đúc kết trí tuệ, đầy tính phản biện trong sáng về cái gọi là “tài tình” cộng đảng Việt thời đương đại.

Ngày nay những ai quan tâm đến Việt Nam sống ngoài nước hoặc những ai sống trong nước Việt Nam chứng kiến tận mắt những hậu quả do đảng lãnh đạo làm ra đều thấy được những việc Hoang Nguyen Van quan sát, đúc kết là sự thật không thể phủ nhận và nó là thực tế của cái gọi là lãnh đạo “tài tình, sáng suốt” của cộng đảng Việt. Do đó để đối phó với phản ứng của người dân về sự lãnh đạo tồi dở, cùng với những vụ việc cụ thể tương tự của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, những kẻ phò đảng, phò chế độ có những lý lẽ, lập luận cho rằng “...nó biết hết nhưng tại nó không làm... nó không ngu nhưng tại nó không muốn khôn...” và không ít người chống cộng lẫn không chống cộng lọt vào bẫy lý luận của cộng sản Việt Nam.

Đánh giá cộng sản theo bẫy lý luận của cộng sản là mình tự hạ thấp mình và đề cao cộng sản quá đáng! Thật ra cái được đánh giá là “khôn”, là “tài tình sáng suốt!” Có chăng chỉ tồn tại trong thiểu số lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, còn lại đa số cộng sản thừa hành là ngu dốt, mù quáng chỉ biết làm theo lệnh trên giao, làm máy móc như thế không thể gọi là khôn được? Đích thực của cái được gọi là khôn của thiểu số lãnh đạo đảng cộng sản cũng chỉ là loại “khôn quỷ”, có nghĩa là “khôn” của sự gian manh, xảo quyệt của kẻ đầu trộm đuôi cướp, xây dựng hào quang bằng máu của người khác, bằng chuyên môn giết người cướp của của băng nhóm xã hội đen, không hơn không kém.

Đảng cộng sản Việt Nam và những kẻ phò đảng, phò chế độ dù lẻo lự, môi mép vẫn không thể chứng minh được những việc làm nào là đạo đức của bác, sự lãnh đạo nào là tài tình của đảng, ngoài việc “cãi chày, cãi cối” phủ nhận tất cả những gì liên quan với bác, đảng khác với tài liệu do bộ máy “tuyên giáo” tay sai của đảng cộng sản Việt Nam biên soạn, tàng trữ, phát tán.

Bản đúc kết về tài lãnh đạo của đảng cộng sản của Hoang Nguyen Van cũng không thoát khỏi bị cộng sản quy chụp là tài liệu phản động nói xấu, chống phá sự lãnh đạo “tài tình, sáng suốt”. Có lẽ chụp mũ phản động cho những tiếng nói trung thực về sự lãnh đạo của đảng cũng là một trong nhiều hình ảnh cụ thể “tài tình” của đảng cộng sản Việt Nam và kiểu lãnh đạo “tài tình” như Facebooker Hoang Nguyen Van chỉ ra “...Làm theo kiểu “nói một đằng làm một nẻo” ai chả làm được!?... Làm mà để người dân phải tự tử để thoát nghèo thì ai chả làm được!?... Giữ gìn môi trường hòa bình bằng cách mặc kẻ xâm lược ở trong lãnh thổ của mình thì ai chả “giữ gìn” được!?...” 

Ai cũng biết thế giới văn minh thời đương đại lãnh đạo “tài tình” như thế trong các nước dân chủ tiên tiến thì những người lãnh đạo trách nhiệm của các ban, bộ, ngành... đã từ chức hoặc bị cách chức hay đã vào tù và đảng chính trị cầm quyền không có cơ hội lãnh đạo nhà nước - xã hội để gây ra hậu quả nghiêm trọng, đầy dẫy sai l ầm và tội ác như đảng cộng sản Việt Nam đã, đang làm!



___________________________________

Chú thích: