Wednesday, July 19, 2017

Giáo dân khắp nơi đến thăm và hiệp thông với Đan viện Thiên An – Huế

Giáo dân khắp nơi đến thăm và hiệp thông với Đan viện Thiên An – Huế
Trong những ngày qua, nhiều đoàn giáo dân khắp nơi từ Bắc tới Nam đã tổ chức hành hương để đến thăm và hiệp thông với Đan viện Thiên An, vừa bị nhà cầm quyền Thừa Thiên Huế đàn áp, đập phá Thánh Giá Chúa Kito.
Vào ngày 19 tháng 7 năm 2017, có khoảng gần 200 hội viện Hội Teresa Miền Trung đã tổ chức hành hương, viếng thăm đan viện, và cầu nguyện trước Thánh Giá bị phá huỷ. Nhiều bạn trẻ đã rơi nước mắt khi chứng kiến tượng Chúa Giesu và cây Thánh Giá bị nhà cầm quyền Thừa Thiên Huế dẫm đạp và phá huỷ hoàn toàn.
Trước đó, vào ngày 15/07/2017, đoàn hành hương 133 người của Giáo xứ Hòn Gai (Quảng Ninh), Giáo xứ Ngô Khê (Bắc Ninh), Giáo xứ Hữu Bằng (Vĩnh Phúc), Giáo xứ Nỗ Lực, Giáo xứ Phú Hữu (Phú Thọ) thuộc giáo phận Hà Nội đã kính viếng Thánh Giá và Tượng Chúa bị xúc phạm và đập vỡ của Đan viện Thiên An.
Dù cho trời rất nắng nóng, và quảng đường đi bộ khoảng 1200m đường dốc, nhưng với lòng nhiệt thành, yêu mến sự thật, mọi người không hề quản ngại.
Anh Nguyễn Thành Trung, một thành viên trong đoàn hành hương chia sẻ cảm xúc: “Không biết bao nhiêu người đã rơi nước mắt khi nhìn thấy tượng Chúa bị đập phá nát. Đoàn hành hương sau khi kính viếng Thánh Giá và tượng Chúa, đã cất ca lời kinh Hòa Bình, xin Chúa gìn giữ và ban bình an, ơn khôn ngoan, sức mạnh cho các cha, các thầy trong Đan Viện trước các sự dữ. Xin Cộng Đoàn dân Chúa thêm lời Cầu Nguyện cho các Thầy Trong Đan Viện. Xin cầu nguyện cho nhà cầm quyền biết chân lý và sự thật, biết lắng nghe tiếng dân, biết yêu thương dân. Xin Chúa tha thứ cho những kẻ đã đàn áp Đan viện, đánh đập các thầy trong Đan viện. Xin cho họ biết dừng tội ác lại.”
Tin từ Đức Quốc, Thánh lễ cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam và Hiệp thông cầu nguyện cho Đan Viện Thiên An – Huế đã được cử hành vào lúc 15 giờ chiều Thứ Bảy 15/7/2017, tại Đan viện St. Ottilien.
Tại Thánh lễ, các Linh mục Delphin người Congo, hiện là cha phó của giáo xứ St. Benno, Munich, Linh mục Stefan Brainda đến từ Cộng Hoà Tiệp Khắc, linh mục Tobias Merkt OSB, cha Maurus Blommer OSB, Cha Augustinô Phạm Sơn Hà OSB đã cùng đồng tế, dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam
Nguyên Nguyễn / SBTN

Mỹ cần đóng vai trò tích cực hơn ở biển Đông

Việt Hà Theo RFA-2017-07-19 
Các chuyên gia trình bày tại buổi Hội thảo quốc tế biển Đông lần thứ 7 tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington DC hôm 18 tháng 7.
Các chuyên gia trình bày tại buổi Hội thảo quốc tế biển Đông lần thứ 7 tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington DC hôm 18 tháng 7.  Ảnh: RFA
Hội thảo quốc tế biển Đông lần thứ 7 vừa diễn ra tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington DC hôm 18 tháng 7. Hội thảo lần này tập trung chủ yếu vào những diễn biến gần đây trên biển Đông, một năm sau phán quyết của tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) về biển Đông, và vai trò của Mỹ ở biển Đông.
Lo ngại về vai trò của Mỹ ở biển Đông
Thượng Nghị sĩ Mỹ Cory Gardner, Chủ tịch tiểu ban Đông Á thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, mở đầu buổi hội thảo quốc tế về biển Đông ở trung tâm CSIS hôm 18/7 với khẳng định rằng biển Đông là một phép thử đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực.
Cory Gardner: Chủ đề biển Đông tại hội thảo hôm nay đã nổi lên thành một trong các thách thức về an ninh quốc gia gây tranh cãi nhất đối với Mỹ và khu vực. Nó là một phép thử về luật pháp quốc tế, vai trò lãnh đạo và cam kết của Mỹ với một khu vực của thế giới nơi mà các quốc gia Châu Á khác không thể chấp nhận các vấn đề an ninh kinh tế, an ninh quốc gia và chính sách ngoại giao trở thành một thứ được Trung Quốc dùng như độc quyền.
Ông nhìn nhận chính phủ mới của Mỹ trong thời gian qua đã có những bước đi cho thấy mối quan tâm đến khu vực thể hiện qua các chuyến thăm cấp cao đến các nước châu  Á. Tuy nhiên, theo ông như vậy vẫn chưa đủ.
Thượng nghị sĩ Gardner nói đến 3 thách thức lớn nhất của Mỹ trong khu vực châu Á Thái Bình Dương là vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn, tranh chấp biển Đông và khủng bố. Về vấn đề biển Đông, ông kêu gọi Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện chương trình tự do hàng hải FONOPs được bắt đầu từ thời của Tổng thống Barack Obama, giúp trang bị năng lực cho các nước trong khu vực để đối phó với sức ép từ Trung Quốc, thực hiện tuần tra chung ở biển Đông với các nước Nhật bản, Úc và Anh, tăng cường hợp tác với Philippines là nước đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á.
CSIS17_3
Thượng Nghị sĩ Mỹ Cory Gardner. Ảnh: RFA
Theo Thượng Nghị sĩ Gardner, Trung Quốc trong thời gian qua đã hành động đơn phương và dựa vào sức mạnh của mình để lấn át các nước yếu thế khác trong khu vực, và vì vậy đã đến lúc chính phủ Hoa Kỳ cần phải có những hành động mạnh mẽ hơn trong khu vực này để trấn an các đồng minh của mình trong khu vực. Thượng nghị sĩ Gardner nói ông sẽ giới thiệu một dự luật mới có tên là Asia Reassurance Initiative Act (gọi tắt là ARIA), theo đó Mỹ sẽ phải tham gia tích cực hơn vào khu vực không chỉ về mặt an ninh quốc phòng mà còn cả vấn đề kinh tế, dân chủ và nhân quyền.
Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Quỹ Nghiên cứu biển Đông của Việt Nam, một diễn giả tại hội thảo cho biết có những lo ngại trong khu vực về sự không chắc chắn về chính sách ở khu vực biển Đông của chính quyền Mỹ bất chấp những hoạt động FONOPs của tàu và máy bay Mỹ trong khu vực trong vài tháng qua.
Tiến sĩ Trần Trường Thủy lo ngại vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn sẽ ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc ở biển Đông vì Trung Quốc là nước có ảnh hưởng quan trọng có thể gây sức ép lên Bắc Hàn.
Trần Trường Thủy: một điều đáng quan ngại hơn cho các nước có liên quan trong khu vực là việc kết nối vấn đề biển Đông với các vấn đề khác trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, đặc biệt mà khi Mỹ quá tập trung vào vấn đề Bắc Hàn và điều mà chúng ta thấy là hướng tiếp cận của Mỹ lên Trung Quốc đối với vấn đề biển Đông là trông đợi để có được sự hợp tác hơn nữa của Trung Quốc trong vấn đề Bắc Hàn. Trong tháng qua chúng ta thấy Mỹ có tập trung hơn vào vấn đề biển Đông nhưng chúng ta không rõ đây là do Mỹ đã có một chiến lược rõ ràng hơn đối với vấn đề biển Đông hay chỉ là gây sức ép lên Trung Quốc để Trung Quốc hợp tác hơn trong vấn đề Bắc Hàn.
Chuyên gia Ely Ratner thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ thì cho rằng Mỹ phải xác định rõ mục tiêu của mình là ngăn chặn Trung Quốc ở biển Đông, mà để làm được điều này thì các hoạt động trong chương trình FONOPs mà Mỹ vẫn thực hiện vẫn chưa đủ. Mỹ cần phải chấp nhận rủi ro, phải chấp nhận hợp tác kinh tế đa phương chứ không chỉ song phương như chủ trương của Tổng thống Donald Trump, tăng chi tiêu hỗ trợ cho các nước trong khu vực. Ông cũng nói có thể Hoa Kỳ sẽ phải chấp nhận đứng về một phía trong tranh chấp ở biển Đông như đã làm với quần đảo Senkaku của Nhật Bản thay vì luôn duy trì quan điểm trung lập không đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông như từ trước đến nay.
Biển Đông không yên lặng
Hội thảo quốc tế về biển Đông năm nay diễn ra cũng là dịp để các chuyên gia quốc tế nhìn lại tình hình biển Đông một năm sau phán quyết của tòa trọng tài quốc tế (PCA) liên quan đến vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về biển Đông và những ảnh hưởng của phán quyết này lên hành động của các nước.
Học giả Xue Chen thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Thượng Hải, Trung Quốc tiếp tục khẳng định lập trường của Trung Quốc đối với phán quyết của tòa PCA, đó là lập trường 4 không: không chấp nhận, không tham dự, không thừa nhận và không chấp hành. Học giả Trung Quốc bác bỏ phán quyết của tòa về đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc. Tòa PCA hôm 12 tháng 7 năm ngoái đã bác bỏ hoàn toàn tính pháp lý về đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc. Học giả Xue Chen cũng đề cập đến những sức ép về quốc tế đối với Trung Quốc trong việc phải làm rõ những yêu sách cụ thể của nước này đối với đường đứt khúc 9 đoạn, nhưng theo ông việc Trung Quốc không làm rõ yêu sách đường đứt khúc 9 đoạn trên thực tế sẽ không có lợi cho các nước khác cũng có đòi hỏi về chủ quyền ở biển Đông.
Học giả Xue Chen cũng lên án các hoạt động thuộc chương trình FONOPs của Mỹ và gọi đây là các hành động nhằm cho các nước khác trong khu vực thấy Mỹ đang đe dọa Trung Quốc chứ không phải nhằm mục đích khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.
CSIS17_1
Tiến sĩ Trần Trường Thủy. Ảnh: RFA
Tiến sĩ Trần Trường Thủy cho rằng phán quyết của tòa PCA đã làm rõ hơn vấn đề yêu sách của các nước đối với các thực thể ở Trường Sa và Hoàng Sa, theo đó các thực thể này không phải là đảo và do đó không có một thực thể nào đang tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực có được vùng lãnh hải lớn hơn 12 hải lý. Theo Tiến sĩ Trần Trường Thủy, phán quyết này của tòa do đó cũng giúp giảm khu vực tranh chấp và khả năng cho các hoạt động hợp tác nghiên cứu phát triển.
Trần Trường Thủy: Phán quyết này có ý nghĩa đối với tình hình biển Đông vì nó làm giảm khu vực tranh chấp. Khu vực tranh chấp lớn nhất chỉ là 12 hải lý quanh các thực thể nổi ở cả Trường Sa và Hoàng Sa. Không có một nước nào nhìn nhận đường đứt khúc 9 đoạn. Một ảnh hưởng khác nữa là phán quyết cũng làm giảm khả năng cho các hoạt động hợp tác pháp triển ở biển Đông vì tình hình đã rõ ràng.
Học giả Việt Nam cũng nhìn nhận tình hình biển Đông 1 năm sau phán quyết của tòa PCA là khá bình lặng, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, là những nước có tranh chấp với Trung Quốc cũng được cải thiện. Ngoài ra ASEAN và Trung Quốc cũng đã đồng ý một bộ khung bản thảo cho một bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông (gọi tắt là COC). Theo ông có những một số nhân tố ảnh hưởng bao gồm việc Trung Quốc muốn đẩy mạnh sáng kiến vành đai con đường với các nước châu Âu và châu Á, phán quyết của tòa khiến Trung Quốc phải tính toán lại các bước đi của mình và sự khó đoán trước về chính sách của Mỹ trong khu vực cũng làm Trung  Quốc phải chần chờ trong các hành động.
Tuy nhiên theo Tiến sĩ Trần Trường Thủy, ý định của Trung Quốc ở biển Đông là không thay đổi và sức mạnh của nước này thì vẫn ngày một lớn, vì vậy biển Đông có thể yên lặng trên bề mặt nhưng không hề yên lặng phía dưới và do đó người ta có thể sẽ trông đợi những bất ngờ trong tương lai.

Bột trắng từ nhà máy alumin Nhân Cơ

Phương Anh, phóng viên RFA 2017-07-19  

Nhà máy chế biến alumin Nhân Cơ.

Nhà máy chế biến alumin Nhân Cơ.  RFA

Liên tiếp xảy ra sự cố

Dự án Alumin Nhân Cơ liên tiếp xảy ra các sự cố, phát tán bột trắng ảnh hưởng không khí, gây ô nhiễm môi trường khiến người dân hoang man.  Ngày 27/6, người dân xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp sau khi quan sát đã phát hiện có chất bột màu trắng từ Nhà máy chế biến alumin Nhân Cơ phát tán và bám trên cây trồng của người dân.
Theo công ty, tối 27/6 đơn vị xả đáy lò nung tại 2 đường ống. Sản phẩm alumin xả đáy được chứa trong bể chứa hở. Tuy nhiên, do gặp gió lớn, bột alumin đã phát tán ra một vài hộ dân cách nhà máy khoảng 700 m.
Người dân sống ở khu vực xung quanh cho hay:
“Bọn em từ trên chợ xuống thấy cái bụi gì khắp nơi phải đóng cửa lại, lúc mở ra thì thấy tràn đầy đất, áo quần phơi ở ngoài không kịp lấy cũng dính bụi màu trắng giống như bột.”
Bọn em từ trên chợ xuống thấy cái bụi gì khắp nơi phải đóng cửa lại, lúc mở ra thì thấy tràn đầy đất, áo quần phơi ở ngoài không kịp lấy cũng dính bụi màu trắng giống như bột.
-Một người dân
“Nhà máy đây xả thải nè, lúc mưa có, mà hôm qua hôm kia cũng có.”
Mỗi lần nhà máy hoạt động là các hộ dân lại sống trong cảnh hôi thối nồng nặc. Một số người dân không thể chịu nổi đã chuyển đi nơi khác, những người còn lại bức xúc với chất lượng cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nặng nề, nguồn nước sử dụng cho việc sinh hoạt hằng ngày bị đổi màu, còn trẻ em, người già mắc các chứng bệnh ngoài da nhưng không rõ nguyên nhân:
“Hôi không tả nổi luôn, ba bốn ngày nay không thấy thải, mấy lúc bữa nó thải từ tối tới sáng, từ sáng tới tối. Khoảng cách đây hai ngày, ăn cơm mà nuốt không vô.”
“Không biết có bị ảnh hưởng gì không nhưng ở đây ai ai cũng bị ốm. Bề mặt nước có nhớt trên bề mặt, không ăn uống gì được.”
Báo cáo của Sở TN-MT tỉnh Đắk Nông, kết quả kiểm tra tại khu vực nung Hydrat của Nhà máy Alumin Nhân Cơ có tồn đọng bột Al2O3, từ đó phát tán ra ngoài.
Mặc dù người dân đã có phản ánh lên chính quyền địa phương nhưng câu trả lời nhận được chưa thoả đáng:
“Ủy Ban nói là không biết vệ sinh trong nhà chứ không có việc gì hết.”
bottrang.jpg
Người dân sống gần Nhà máy chế biến alumin Nhân Cơ. RFA PHOTO
Nguồn tin của báo Đất Việt phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển – Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản cho biết: “Sự cố này xảy ra theo tôi là do chất lượng công nghệ kém, dẫn đến quá trình sản xuất không hoàn lưu được, bởi hệ thống cản trở phát tán các chất bột ra ngoài không khí hoạt động không hiệu quả.
PGS.TS Trần Hồng Côn phân tích trên báo Đời sống Pháp luật cho biết "Alumin xả vào bể chứa thủy phân thì nghĩa là đang chứa kiềm, thậm chí nồng độ kiềm khá cao. Theo đó, nó có khả năng ăn mòn cao. Khi người hít phải bụi này, phổi có thể bị ăn mòn; hoặc nếu trường hợp vết thương hở thì Alumin có thể xâm nhập vào tế bào, phá hủy cơ chế tự bảo vệ và miễn dịch từ bên trong tế bào. Còn nếu Alumin đang ở công đoạn sấy thì đã trung tính, không còn chứa độc tính về mặt hóa học mà chỉ còn độc tính về mặt cơ học. Cụ thể, trong trường hợp này, Alumin trung tính là một dạng bột trơ, mịn, gần giống như bụi mịn PM10 hay PM2.5, có thể lọt sâu vào phế nang của phổi, gây viêm nhiễm đường hô hấp".
Nhà máy Nhân Cơ nằm trong Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên; dự án này gây ra nhiều ý kiến tranh cãi khi được đưa ra; đặc biệt giới khoa học và các kinh tế gia đều cho rằng dự án sẽ gây hại cho môi trường Tây Nguyên và không mang lại hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó là những tác động bất lợi về an ninh - quốc phòng khi sử dụng lao động phổ thông Trung Quốc tại khu vực Tây Nguyên trái với Luật lao động Việt Nam.

Mạng xã hội: Nơi kêu cứu hiệu quả?

Hòa Ái, phóng viên RFA 2017-07-19  
Anh Kim Long giăng biểu ngữ tại Công ty Deli Fresh ngày 10/07/2017.
Anh Kim Long giăng biểu ngữ tại Công ty Deli Fresh ngày 10/07/2017.  Courtersy: Facebook Kim Long Huynh Khanh
Gần đây, ngày càng có nhiều người sử dụng các trang mạng xã hội để kêu cứu và nhờ cộng đồng mạng giúp đỡ. Việc kêu cứu như thế có tác dụng thế nào?

Nghệ sĩ cũng kêu cứu

Nghệ sĩ Chu Hùng, một diễn viên nổi tiếng qua các vai diễn điện ảnh ấn tượng và hiện được khán giả yêu mến với vai “Thế Chột” trong phim “Người phán xử” đang được phát sóng trên truyền hình, vào ngày 18 tháng Bảy đăng tải một video clip kêu cứu trên trang Facebook cá nhân vì gia đình phải sống trong hoàn cảnh không điện, không nước suốt 5 năm ròng, tại khu vực phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Qua clip đăng tải, Nghệ sĩ Chu Hùng chia sẻ rằng cách đây 5 năm gia đình ông đã xin phép phường để sửa sang lại căn nhà đang ở và nhận được sự hướng dẫn của chính quyền địa phương. Tuy nhiên sau đó, phường ra quyết định cắt điện, nước vì việc sửa sang này bị cho là vi phạm. Nghệ sĩ Chu Hùng nói suốt 5 năm qua, gia đình ông sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn và vì mất hết lòng tin đối với chính quyền, do cách hành xử mà ông gọi là “thiếu tính người”, nên ông đành phải nhờ mạng xã hội để kêu gọi mọi người giúp đỡ trong lúc không còn biết cầu cứu nơi nào khác nữa.
Lời kêu cứu trên mạng xã hội Facebook của Nghệ sĩ Chu Hùng được hàng ngàn người xem cũng như được quan tâm, thăm hỏi. Và chỉ một ngày sau đó, vào tối 19 tháng Bảy, Nghệ sĩ Chu Hùng tiếp tục đăng tải một video clip nói lời cảm ơn đến chính quyền địa phương, các cơ quan báo chí cùng Công ty cấp nước sạch Hai Bà Trưng đã kịp thời giải quyết nguyện vọng của gia đình ông. Nghệ sĩ Chu Hùng còn đặc biệt cảm ơn đến cộng đồng cư dân mạng đã quan tâm đến lời kêu cứu của ông.
Phải chăng vì Nghệ sĩ Chu Hùng là người của công chúng nên lời kêu cứu của ông qua mạng xã hội nhận được sự quan tâm và giúp đỡ như thế? Đài RFA ghi nhận tại Việt Nam, các trang mạng xã hội ngày càng đóng vai trò như một kênh thông tin hữu hiệu mà qua đó cư dân mạng chọn lựa như là một cứu cánh để chia sẻ những hoàn cảnh nguy nan, cần sự quan tâm cũng như hỗ trợ của cộng đồng.
Khi tôi lên kêu cứu thì rất có hiệu quả và họ rất nhiệt tình. Khi kêu cứu như vậy thì có người tặng quà, có một số người gửi tiền. Lúc ấy, tôi kêu gọi bán tranh thì người ta mua tranh, ủng hộ rất nhiều
-Trần Thị Hằng
Thêm một trường hợp mới khác: anh Kim Long vào ngày 15 tháng Bảy vừa qua đăng tải trên tài khoản Facebook cá nhân kêu gọi giúp đỡ cho vợ của mình vì bà xã đang mang thai mà bị công ty chiếm đoạt 6 tháng tiền lương và không đóng bảo hiểm theo luật định. Mặc dù vụ việc đang chờ tòa giải quyết, nhưng vì không biết phải chờ đợi trong bao lâu và gia đình đang trong hòan cảnh khó khăn. Anh Kim Long vào ngày 10 tháng Bảy cầm băng-rôn đứng trước Công ty Cổ phần Deli Fresh, tọa lạc tại quận 2, để phản đối việc làm của công ty. Tuy nhiên, công an phường đã đến can thiệp. Sang ngày 15 tháng Bảy, vợ chồng anh Kim Long chọn cách kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng qua mạng xã hội.
ChuHung.gif
Hình chụp từ Báo mạng vietnamnet.vn ngày 19/07/2017. Courtersy: RFA photo
Đài Á Châu Tự Do liên lạc với một người bạn của gia đình anh chị Kim Long-Bích Hằng và được cho biết nhiều người đã động viên cũng như hướng dẫn gia đình họ các thủ tục pháp lý ngay sau khi lời kêu cứu được đăng tải.
Một trường hợp khác của bà Trần Thị Hằng, một dân oan 20 năm ở Hải Phòng cũng nói với Đài RFA hiệu quả của lời kêu cứu cho đứa con trai bệnh tật bị bắt oan hồi năm 2015 và đến nay vụ việc vẫn còn kéo dài dù con trai của bà đang được cho nằm viện điều trị bệnh:
“Sự giúp đỡ và đông hành của cộng đồng mạng với tôi từ đầu. Khi tôi lên kêu cứu thì rất có hiệu quả và họ rất nhiệt tình. Khi kêu cứu như vậy thì có người tặng quà, có một số người gửi tiền. Lúc ấy, tôi kêu gọi bán tranh thì người ta mua tranh, ủng hộ rất nhiều.”
Còn một số trường hợp kêu gọi cộng đồng cứu giúp đặc biệt được quan tâm như gia đình của hai tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng.
Hiện nay, nhiều người cũng thấy đa phần khuynh hướng người ta lấy tin là tin từ mạng xã hội là chính, chứ không còn giống như ngày trước dựa vào các kênh thông tin do phóng viên đưa tin. Bây giờ người ta quan sát xã hội qua mạng xã hội và khuynh hướng của mạng xã hội định hướng về mặt báo chí và truyền thông như hiện nay là khá lớn
-Nguyễn Hồ Nhật Thành

Hiệu ứng của mạng xã hội

Có thể nói các trang mạng xã hội tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện những lời kêu gọi giúp đỡ cho hoàn cảnh nghèo khó hay thương tâm với sự đóng góp thiện nguyện của cộng đồng. Và song song với sự phát triển của số lượng người sử dụng mạng xã hội gia tăng ở trong nước thì đây cũng được xem là một kênh thiết thực và hữu ích để cư dân mạng gắn kết với xã hội. Không những thế, sự kết nối và gắn kết còn tạo được tiếng nói chung mạnh mẽ đối với từng trường hợp kêu gọi giúp đỡ của cá nhân hay thậm chí của một tập thể. Cộng đồng cư dân mạng trong thời gian qua đóng góp không nhỏ trong việc gây áp lực lên các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời các phản ảnh từ mạng xã hội.
Facebooker Nguyễn Hồ Nhật Thành, thành viên của tổ chức Con Đường Việt Nam, chia sẻ ghi nhận của ông về hiệu ứng của mạng xã hội ở trong nước:
“Mạng xã hội giống như trao cho mỗi người tham gia một kênh truyền thông độc lập so với những kênh truyền thông truyền thống trước đây, như dựa vào báo chí thì bây giờ họ có thể dựa vào chính trang cá nhân của họ để họ truyền đi thông điệp mà họ muốn gửi. Tôi nghĩ có sự đa dạng trong cách trình bày nhưng sự quan tâm của mạng xã hội càng lúc càng nhiều. Và ngay cả hiện nay, nhiều người cũng thấy đa phần khuynh hướng người ta lấy tin là tin từ mạng xã hội là chính, chứ không còn giống như ngày trước dựa vào các kênh thông tin do phóng viên đưa tin. Bây giờ người ta quan sát xã hội qua mạng xã hội và khuynh hướng của mạng xã hội định hướng về mặt báo chí và truyền thông như hiện nay là khá lớn.”
Ông Nguyễn Hồ Nhật Thành cũng như một số cư dân mạng mà chúng tôi tiếp xúc thừa nhận dù khuynh hướng sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều ở Việt Nam sẽ không không tránh khỏi các tác động tiêu cực, như thông tin giả mạo, tin đồn thất thiệt, bị lừa đảo vì nhẹ dạ cả tin… Bởi vì theo cộng đồng cư dân mạng, thực tiễn của xã hội thế nào thì sẽ phản chiếu qua mạng xã hội thế ấy, nhưng chắc chắc mạng xã hội không phải là thế giới ảo mà là thế giới phẳng của sự kết nối cộng đồng.

Thủ tướng muốn ngân hàng huy động đôla trong dân

VOA Tiếng Việt-20/07/2017Lãi suất tiền gửi đôla hiện bằng 0% ở Việt Nam nhưng có thể sẽ sớm thay đổi
Lãi suất tiền gửi đôla hiện bằng 0% ở Việt Nam nhưng có thể sẽ sớm thay đổi
Thủ tướng Việt Nam yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm có chủ trương huy động nguồn lực trong dân, trong đó chủ yếu là đôla Mỹ, theo lời Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hôm 18/7 được báo trong nước dẫn lại.
Tại một cuộc họp giữa Tổ công tác Chính phủ với Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã "nhắc lại 3 lần” về việc cần sớm có chủ trương như vậy.
Tường thuật của báo chí cho hay ông Mai Tiến Dũng đã nói: “Nguồn lực trong dân rất lớn, làm thế nào huy động được nguồn lực USD đang nằm trong dân. Thay vì gửi lãi suất USD 0%, có chính sách huy động nguồn lực này để hoà vào các nguồn huy động khác nhằm phục vụ đầu tư”.
Theo ông Dũng, đó cũng là một trong số các tiêu chí để “phấn đấu hạ lãi suất”, ý ông nói đến lãi suất dành cho tiền Việt Nam.
Ông Dũng cũng được trích lời nói rằng tuy Ngân hàng Nhà nước có chủ trương chống đô la hoá “nhưng trong điều kiện có thể kiểm soát được thì cần huy động”.
Ông nói thêm Việt Nam “vẫn phải mua lượng trái phiếu quốc tế cao khoảng 4,8%, trong khi nguồn lực đôla trong dân có, nên cần nghiên cứu phương án huy động".
Sau khi tin này được loan đi, trên một số diễn đàn mạng xã hội, có những người bày tỏ băn khoăn rằng nếu ngân hàng huy động đôla, lãi suất cho ngoại tệ này sẽ không còn là 0% nữa, điều này có thể làm tình trạng đôla hóa quay trở lại.
Chuyện gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng vẫn có những cách để huy động đôla mà không dẫn đến đôla hóa. Vị cựu phó viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nói với VOA:
“Một cách là nhà nước huy động để mà đầu tư. Nó lại liên quan đến vấn đề hiệu quả đầu tư của nhà nước, cách thức huy động. Thế còn
...một cách nhiều người nói tốt nhất, là anh ổn định, anh tạo một môi trường kinh doanh thông thoáng, anh tạo lòng tin vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế Việt Nam, thì những người đang nắm giữ đôla họ chuyển sang thành nguồn lực đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Đấy là cách tốt nhất”.
Nhà nước Việt Nam kể từ năm 2011 đã có những biện pháp làm cho việc gửi tiền Việt vào ngân hàng hấp dẫn hơn gửi đôla.
Do đó, các con số thống kê cho thấy mức độ đôla hóa xét theo tỷ lệ tiền gửi đôla trong tổng tiền gửi trong ngân hàng đã giảm khá mạnh.
Tiến sĩ Thành so sánh rằng cách đây hơn 5 năm tỷ lệ đó là khoảng 20%, trong khi hiện nay chỉ còn dưới 10%.
Giờ đây, khi người đứng đầu chính phủ giục ngân hàng tìm biện pháp huy động đôla, tiến sĩ Thành cảnh báo về những điều ngân hàng cần thận trọng:
“Ví dụ như việc FED [Cục Dự Trữ Liên bang Mỹ] có thể tăng lãi suất, đồng đôla có thể mạnh hơn. Nhiều nước để có thể cạnh tranh được, họ có thể phá giá đồng tiền của họ. Cái đấy cũng có thể gây áp lực lên ổn định kinh tế vĩ mô cũng như tỷ giá đồng Việt Nam, để đảm bảo cho khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, của hàng xuất khẩu Việt Nam chẳng hạn. Ngân hàng nhà nước huy động vẫn phải thận trọng. Dù có điều chỉnh ít nhiều chính sách lãi suất đối với tiền gửi đôla hiện bằng 0%, thì vẫn cần đảm bảo nguyên tắc cầm đồng Việt là có lợi hơn cầm đôla”.
Lịch sử Việt Nam gần đây ghi lại khủng hoảng kinh tế thời những năm 1980 kèm theo lạm phát lên đến hơn 600%/năm, rồi bất ổn quay lại trong những năm 1990, và gần đây nhất là biến động trong các năm 2009-2010 với lạm phát trên 20%.
Vì những sự kiện đó, tiến sĩ Thành nói người dân có “truyền thống tìm chỗ trú ẩn” trong các tài sản tài chính như cất trữ đôla hay vàng. Theo ông, điều này “không thể thay đổi ngày một ngày hai”.
Ông cũng lưu ý rằng ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam từ năm 2011 đến nay vẫn còn bị nhìn vào với con mắt nghi ngại.

Quy tắc ứng xử của công an ra đời vì sức ép từ dân?

VOA Tiếng Việt -20/07/2017Có nhiều than phiền về ứng xử của công an Việt Nam trong những năm gần đây
Có nhiều than phiền về ứng xử của công an Việt Nam trong những năm gần đây
Bộ Công an Việt Nam đang thu thập ý kiến từ công chúng về dự thảo quy tắc ứng xử của nhân sự ngành công an.
Nội dung đầy đủ của bản dự thảo được đăng trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công an từ ngày 18/7/2017. Thời gian lấy ý kiến kéo dài 2 tháng kể từ ngày đăng.
Sau khi lấy ý kiến, bản quy tắc sẽ được ban hành dưới hình thức một thông tư, áp dụng đối với “cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân”.
Trong số 3 chương và 17 điều, người dân chú ý nhiều đến Điều 6 Chương II chứa đựng quy định cụ thể về ứng xử của công an với nhân dân.
Theo đó, công an phải “tận tình, trách nhiệm” khi giải quyết công việc, yêu cầu chính đáng của nhân dân. Khi tiếp xúc với dân, công an phải “kính trọng, lễ phép” cũng như “xưng hô đúng mực, thái độ lịch sự, hòa nhã”.
Quy tắc dự thảo đòi hỏi công an không được “hạch sách, nhũng nhiễu” hay có “thái độ thờ ơ, vô cảm trước yêu cầu hợp pháp của người dân”. Công an cũng được yêu cầu “không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân”.
Bên cạnh đó, dự thảo đề ra nguyên tắc là công an “không hẹn gặp người dân giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc”.
Vì cái áp lực của bên ngoài kêu nhiều quá, bây giờ người ta muốn quy chuẩn hóa thành ra một quy định pháp lý hẳn hoi đối với cảnh sát. Những cơ chế luật định chỉ ra đời đó chỉ ra đời dưới áp lực của dư luận, của nhân dân.
Đây là lần đầu tiên Bộ Công an soạn một bản quy tắc ứng xử chính thức của nhân sự thuộc bộ.
Nhiều vụ nhân viên công an ứng xử tồi hoặc bị đánh giá tiêu cực trong con mắt người dân đã bị đưa lên mạng xã hội trong vài năm gần đây. Điều này phần nào đã thúc đẩy bộ trưởng công an ra một chỉ thị hồi cuối tháng 10 năm ngoái về nâng cao văn hóa ứng xử công an nhân dân.
Cùng thời gian đó, bộ cho biết họ có kế hoạch xây dựng bộ quy tắc ứng xử. Sau gần 9 tháng, nó đã được công bố.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội ở Hà Nội, khẳng định với VOA rằng bộ quy tắc ra đời vì có những áp lực lớn từ xã hội:
“Vì cái áp lực của bên ngoài kêu nhiều quá, bây giờ người ta muốn quy chuẩn hóa thành ra một quy định pháp lý hẳn hoi đối với cảnh sát. Những cơ chế luật định đó chỉ ra đời dưới áp lực của dư luận, của nhân dân. Người dân khi mà thấy quan chức nhà nước hay cảnh sát làm sai, lạm dụng quyền lực thì phải tìm tất cả bằng chứng và tố cáo một cách rất là công khai. Với các phương tiện thông tin đại chúng như bây giờ, với mạng xã hội, bất kể một sự vi phạm nào có thể sau nửa giây là bị đưa lên cho thế giới biết. Cái đấy nó tạo một áp lực rất là lớn”.
Các nhà quan sát nhận xét tinh thần của bản quy tắc không có gì đặc biệt mới so với “6 điều Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy công an nhân dân”, hay một số nội dung cũng tương tự như “Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân”.
Phải có những tổ chức có thể vẫn là nhà nước nhưng độc lập hẳn với những người bị tố cáo hay bị khiếu nại, thì như thế lúc đó may ra mới có cơ cải thiện. Nếu mà không có, những cái tiêu chí, yêu cầu nêu ra như thế này cũng lại rơi vào lãng quên như là những lời răn của ông Hồ Chí Minh đối với lực lượng công an.
Tiến sĩ Quang A lưu ý rằng một mặt những sức ép xã hội có tác động quan trọng, song mặt khác do cơ chế chính trị Việt Nam chưa có những cơ quan giám sát độc lập có thẩm quyền pháp lý, bộ quy tắc của ngành công an khó được thực thi nghiêm chỉnh. Ông nói:
“Cái việc thực hiện nó như thế nào? Phải có những tổ chức có thể vẫn là nhà nước nhưng độc lập hẳn với những người bị tố cáo hay bị khiếu nại, thì như thế lúc đó may ra mới có cơ cải thiện. Nếu mà không có, những cái tiêu chí, yêu cầu nêu ra như thế này cũng lại rơi vào lãng quên như là những lời răn của ông Hồ Chí Minh đối với lực lượng công an”.
Trong nhiều dịp khác nhau, kể cả thông qua các bài viết trên báo chí chính thống, một số lãnh đạo công an thừa nhận rằng “không ít” cán bộ, chiến sĩ công an có thái độ, cử chỉ, lời nói “khiếm nhã, không đúng mực”, giải quyết công việc “còn cứng nhắc”.
Những việc này “gây bức xúc trong quần chúng” và làm giảm sút lòng tin của nhân dân với ngành công an, theo các lãnh đạo ngành. Họ cũng chỉ ra rằng đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ chống lại lực lượng công an trong khi thi hành nhiệm vụ.
Một bài viết hồi tháng 4 năm nay trên tạp chí Lý luận Chính trị thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nói việc cải thiện nhận thức và văn hóa ứng xử của công an là “việc làm cần thiết nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và toàn xã hội” đối với công an.

Thấy gì qua ‘khẩu khí Nguyễn Đức Chung’?

Theo VOA-20/07/2017
Phạm Chí Dũng
Một cảnh sát lạy tạ dân làng Đồng Tâm khi được phóng thích ngày 22 tháng Tư.

Một cảnh sát lạy tạ dân làng Đồng Tâm khi được phóng thích ngày 22 tháng Tư.

Ngày 7 tháng Bảy năm 2017, vụ Đồng Tâm chính thức biến diễn sang một giai đoạn mới mang tên “Hồi tố”, sau giai đoạn đầu mang tên “Nổi dậy”.
Cú lật tê tái
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung - nhân vật từng lăn tay, và cùng với đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc đã từng ký sống vào bản cam kết “không truy tố toàn thể nhân dân Đồng Tâm” vào cuối tháng 4/2017, nhưng sau đó đã quay ngoắt “khởi tố là việc của cơ quan điều tra” - bất ngờ có một bài phát biểu dài và có chất hùng biện tại Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức vào buổi sáng ngày 7/7/2017, ngay sau khi Thanh tra Hà Nội công bố dự thảo kết luận về đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Trong dự thảo thanh tra trên, người dân Đồng Tâm đã phải nhận một cú lật tê tái: Thanh tra Hà Nội khẳng định không có diện tích 59 ha đất nông nghiệp đồng Sênh, mà toàn bộ thuộc về đất quốc phòng.
Kết luận trên có thể được hiểu là toàn bộ hồ sơ khiếu nại, tố cáo của dân Đồng Tâm về đất đai là vô giá trị; những nông dân sinh sống trên mảnh đất chôn rau cắt rốn sẽ trở thành tay trắng mà không được nhận một đồng bồi hoàn nào từ chính quyền và Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel); những nông dân nào không chịu di dời sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị chính quyền tổ chức cưỡng chế, thậm chí có thể dùng công an và quân đội đàn áp để tuyệt nọc mầm mống “khủng hoảng”.
“Khủng hoảng” lại là từ ngữ được phát ra trong bài nói chuyện ngày 7/7/2017 của Nguyễn Đức Chung. Từ ngữ hết sức đặc biệt và nhạy cảm này nằm trong cụm từ “khi xảy ra khủng hoảng” mà ông Chung đề cập khi nhắc lại sự kiện Đồng Tâm vào tháng Tư năm 2017.
Đảng thừa nhận “khủng hoảng”!
Cần lưu ý, cụm từ “khủng hoảng Đồng Tâm” chỉ được sử dụng chủ yếu trên một số trang mạng chính trị độc lập, thi thoảng được nói lướt qua trên vài tờ báo nhà nước, nhưng chưa từng được một quan chức nào từ nhỏ đến lớn thốt ra.
Hiện tượng lần đầu tiên một quan chức có trách nhiệm như Ủy viên trung ương đảng Nguyễn Đức Chung xác nhận về “khủng hoảng Đồng Tâm” cho thấy nhiều khả năng trong tâm não các cấp cao hơn của ông Chung - Ban Bí thư và Bộ Chính trị đảng - vụ Đồng Tâm đã không còn đơn thuần là một vụ việc “khiếu kiện đông người”, “gây rối trật tự” hay “điểm nóng xã hội”, mà thậm chí đã vượt quá phạm trù “điểm nóng chính trị” để trở thành một cái gì đó ghê gớm mang tầm cỡ an ninh ninh quốc gia, để từ đó cụm từ “khủng hoảng Đồng Tâm” có thể đã được viết ra ngày càng dày đặc trong các văn bản nội bộ của các ngành, các cấp, cùng lúc được nói ra ngày càng công khai trong các cuộc họp của các ngành, các cấp.
“Khủng hoảng Đồng Tâm” cũng là một khái niệm mới trong chính trị nội bộ, hoàn toàn logic với tin tức ngoài lề cho biết trước khi Nguyễn Đức Chung về thôn Hoành để “đối thoại” với dân vào ngày 22/4/2017, Bộ Chính trị đã phải họp đến hai ngày liên tục để tìm ra phương cách “tháo ngòi nổ”.
Sau đó, thủ pháp “tháo ngòi nổ” đã mỹ mãn đến mức chính quyền Hà Nội không những giải cứu được gần bốn chục “con tin” là cảnh sát cơ động và cán bộ bị dân bắt giữ, mà Nguyễn Đức Chung còn được báo đảng tôn vinh là “ngôi sao”, “người hùng”, trong lúc không ít người dân Đồng Tâm phấn khởi thật lòng khi bày tỏ “vẫn tin yêu đảng” và “có đảng là có tất cả”.
Có đảng là có tất cả!
Duy có điều, nếu đảng có được phép thuật “cho tất cả” như một số người dân vẫn tin tưởng, thì đảng cũng rất dễ lấy đi tất cả. Mục tiêu chính yếu nhất của chiến dịch “hồi tố Đồng Tâm” vừa lộ rõ: trên danh nghĩa “đất quốc phòng” và chẳng cần phải minh bạch bất kỳ chi tiết nào về dự án của Tập đoàn Viettel, quân đội sẽ lấy sạch 59 ha đất của dân.
Không biết vô tình hay hữu ý, đúng vào ngày công bố dự thảo kết luận thanh tra tại huyện Mỹ Đức, Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã “thăm và làm việc” tại Viettel với những chỉ đạo không thể vô tình: “trách nhiệm chính trị của đảng bộ quân đội là phải phấn đấu có thêm nhiều doanh nghiệp như Viettel”, và “tham gia phát triển kinh tế, xây dựng kinh tế là chức năng, thể hiện được truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam”.
Ông Ngô Xuân Lịch - nhân vật mất hút tại kỳ họp quốc hội tháng 5 - 6 năm 2017 liên quan đến một cuộc khủng hoảng khác - “sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất” - đã bất thần lộ diện như thế, bất thần và như một cách lên tiếng phủ nhận phát biểu “quân đội sẽ không làm kinh tế nữa” và “đây là chủ trương của Bộ Quốc phòng” của Thứ trưởng quốc phòng Lê Chiêm chỉ mới vào cuối tháng 6/2017.
Trong bài phát biểu tại huyện Mỹ Đức vào ngày 7/7/2017, cựu điều tra viên công an Nguyễn Đức Chung lại nhiệt thành tôn cao vai trò của quân đội theo cách “ai là người đi bảo vệ đất nước, ai là người cho chúng ta sống trong bình yên?”, đồng thời nhắc đến vai trò của Cục Điều tra hình sự thuộc Bộ Quốc phòng - một động tác có thể được hiểu là hàm ý đe dọa: quân đội sẽ vào cuộc đàn áp dân Đồng Tâm nếu dân ở xã này tiếp tục phản kháng.
Trong thực tế, đã có dấu hiệu quân đội tham gia vào chiến dịch “khủng bố” người dân Đồng Tâm. Sau vụ ông Lê Đình Kình - một trong những thủ lĩnh tinh thần của phong trào khiếu kiện thôn Hoành bị bắt cóc, trên mạng xã hội đã lan tỏa thông tin về một trong những kẻ bắt cóc ông Kình là sĩ quan quân đội.
Kết nối sự việc Thanh tra Hà Nội dự thảo kết luận “không có 59 ha đất nông nghiệp tại đồng Sênh” cùng khẩu khí đề cao vai trò quân đội của Nguyễn Đức Chung với một sự việc xảy ra ít ngày trước đó - Công an Hà Nội bất ngờ khởi tố vụ gây rối trật tự và bắt giữ người trái phép tại Đồng Tâm, khó mà hiểu khác hơn rằng “khởi tố” là một động tác nhằm gây sức ép tâm lý, tạo sự đe dọa đối với người Đồng Tâm, để rốt cuộc người dân ở đây sẽ phải chấp nhận thân phận đen đủi, để mặc cho Viettel và phía quân đội lấy sạch đất đồng Sênh.
Nhưng không chỉ có thế…
Từ “khoan hồng” đến “buộc tội”
Tháng 4/2017, vụ người dân Đồng Tâm đã dám bắt đến cả một trung đội cảnh sát cơ động trong cả thảy 38 cán bộ và nhân viên công lực để đưa vào quy chế “trao đổi tù binh” chính là một sự sỉ nhục chưa từng có đối với ngành công an - vốn chỉ biết lấy số đông đánh người mà chẳng mấy khi bị người đánh lại.
“Hồi tố” của chính quyền đối với dân Đồng Tâm cũng bởi thế đang biến diễn lạnh lẽo và tỉ mẩn thủ đoạn. “Xử quan trước, xử dân sau” đang là một phương châm được khẩu hiệu hóa trên hệ thống tuyên truyền một chiều của đảng.
Nhưng thực chất là “xử quan nhỏ trước, xử dân sau”. Những quan chức bị đem ra xét xử chủ yếu là cấp xã. Tuyệt đối không liên đới gì trách nhiệm của những viên công an đã đánh ông Lê Đình Kình gãy xương đùi và sau đó bắt cóc ông.
Chỉ có điều, muốn “xử dân” lại không phải là chuyện dễ. Nếu trước đây chỉ cần công an huyện Mỹ Đức là đã tự cho họ cái quyền sách nhiễu, khủng bố và bắt cóc dân, thì sau vụ “bắt giữ con tin”, không quan chức nào từ thấp đến cao dám cam đoan là sẽ không bùng nổ một trận “rào làng chiến đấu” nữa ở Đồng Tâm.
Bởi thế mới có nội dung “Chính việc cơ quan khởi tố là điều kiện để cho mọi người chứng minh được đấy là giai đoạn thời gian, còn giai đoạn truy tố là giai đoạn đến tòa, viện, giai đoạn xét xử. Từ giai đoạn thời gian này mọi người sẽ tập hợp và cơ quan điều tra sẽ chứng minh tất cả những gì mọi người được hưởng khoan hồng” trong bài phát biểu ngày 7/7/2017 của cựu điều tra viên Nguyễn Đức Chung. Đáng chú ý, lý lẽ này của ông Chung là rất gần gũi với xảo biện của giới dư luận viên khi cố gắng thuyết mị “dân cứ hợp tác và thành khẩn với cơ quan điều tra rồi sẽ được khoan hồng”, nhưng sau đó lại trở mặt: “cam kết là không truy tố toàn thể nhân dân Đồng Tâm chứ có cam kết là không truy tố một số cá nhân đâu”.
Tương lai “sẽ truy tố một số cá nhân” đã được cụ thể hóa bằng từ “buộc tội” của ông Nguyễn Đức Chung trong bài hùng biện của mình: “Tôi xin nói với các cụ là ban đầu dân tự chia nhau, các cụ hiện nay đang tập hợp bảo lấy tài liệu chúng tôi vào mà tự chia nhau. Chính tài liệu đấy các cụ đòi quyền lợi và chính tài liệu đấy buộc tội các cụ lấn chiếm đất”.
Một lần nữa cần nhắc lại, ông Chung từng là điều tra viên công an có thâm niên, có trình độ luật học và do đó khá thường phải chính xác trong cách dùng từ ngữ luật. Không biết vô tình hay hữu ý, từ “buộc tội” của ông Chung đã khiến toát ra cả một chủ trương “trừng phạt” của chính quyền và một triển vọng có thể rất đen tối dành cho người dân Đồng Tâm.
Đen tối như thế nào?
Nếu “điều tra” là giai đoạn của công an, “truy tố” là giai đoạn của viện kiểm sát,thì “buộc tội” chính là tòa án. Sau đó sẽ là tù đày.
Vô tình hay hữu ý, trùng thời điểm với bài phát biểu hùng biện của ông Chung tại huyện Mỹ Đức, một lần nữa - sau vụ Công an Hà Nội khởi tố Đồng Tâm vào tháng 6/2017 - giới dư luận viên lại gào thét “Cho bọn khố rách áo ôm ở Đồng Tâm chết hết đi! Dám bắt công an hử? Dám làm loạn hử? Tống chúng nó vào tù hết đi!”.
Tái hiện “lốt” công an
Khác hẳn với thái độ như gà mắc tóc “tôi phải ký vì người dân ép tôi” khi bị ông Lê Đình Kình chất vấn vụ Công an Hà Nội thình lình khởi tố Đồng Tâm vào tháng Sáu, bài nói chuyện của Nguyễn Đức Chung vào tháng Bảy lại mang khẩu khí tự tin, quyết liệt và khá gãy gọn, trừ một đoạn sau có phần trùng lắp với nội dung đoạn trước.
Kể cả một đặc tính nữa: khẩu khí bài nói chuyện trên rất “công an”.
Hướng về phía luật sư Trần Vũ Hải, ông Chung đanh giọng: “Mà các anh không được phép hỏi, thậm chí cấp nào mới được biết chứ không phải giải thích cho các anh đất làm gì? Các anh không có quyền đó, bởi đó là an ninh quốc gia…”.
Cũng khác với tháng 4/2017 là lúc “tang gia bối rối’, nội bộ “năm cha bảy mẹ”, vào lần này hẳn ông Chung đã được Bộ Chính trị, mà có thể trực tiếp là TBT Trọng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an bật đèn xanh để tỏ ra cứng rắn trước “bọn khố rách áo ôm”.
Tuy nhiên, khác rất nhiều những năm trước đây, Bộ Chính trị đảng đang phải đối mặt với một khoảng cách lớn chưa từng có giữa “ý đảng” với “lòng dân”. Thực tế cưỡng chế giải tỏa đất đai trong những năm gần đây lại chứng minh một sự thật trần như nhộng là chỉ cần dân “cương” một chút và đông đảo hơn lực lượng cưỡng chế, giới quan chức đành phải tự an ủi “nói thì cứ nói, nhưng làm thì phải từ từ”.
Cũng bởi thế, dự thảo thanh tra về Đồng Tâm được công bố vào tháng Bảy này chủ yếu mang mục đích thăm dò. Cứ công bố, xem thử phản ứng của dân thế nào, nếu dân yếu ớt thì làm tới luôn…
Thế nhưng ngay sau vụ Công an Hà Nội khởi tố Đồng Tâm vào tháng 6/2017, ông Lê Đình Kình đã bật ra “Vụ Đồng Tâm lại khủng hoảng rồi”.
Khủng hoảng Đồng Tâm, cũng vì thế, sẽ còn kéo dài - giai đoạn 2. Còn người dân có bị “hồi tố” theo ý chỉ của chính quyền, công an và cả quân đội hay không thì chỉ đến khi nhận ra “có đảng là có tất cả” là một viễn tượng trên trời, người dân mới biết phương cách để tự quyết định số phận của mình “trước khi trời cứu”.

Công dân hạng nhất

Theo VOA-20/07/2017 Thiên Hạ LuậnTướng Liêm giơ giấy tờ thị uy.Tướng Liêm giơ giấy tờ thị uy.
Tuy hiến pháp minh định, tất cả công dân đều bình đẳng trước pháp luật nhưng trên thực tế, công dân Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được chia thành nhiều hạng.
***
Chính quyền quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội vừa gửi báo cáo cho Thành ủy Hà Nội, xác định, chiếc xe hơi chở bà Lê Mai Trang (Phó Chủ tịch phụ trách Văn - Xã của quận này) đến ăn bún tại phường Thanh Xuân Bắc, hôm 7 tháng 7 đã đậu sai qui định. Người lái xe đã tự giác đi nộp phạt.
Scandal xe hơi chở phó chủ tịch quận đậu giữa đường, khi bị dân chúng phản đối thì gọi chủ tịch phường và trưởng công an phường ra nhằm thị uy,buộc những người phản đối phải xin lỗi, coi như đã được dọn dẹp xong.
Tương tự, chuyện ông Võ Văn Liêm, trung tướng, cựu Phó Chính uỷ Quân khu 9, cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra của Quân ủy Trung ương, chửi một sĩ quan cảnh sát giao thông như tát nước vì dám chặn xe hơi của ông, toan buộc tài xế của ông nộp phạt vì chạy quá tốc độ cho phép, ngoài việc dọa lột lon viên trung úy còn hăm cách chức giám đốc công an thành phố Cần Thơ coi như cũng đã được giải quyết xong.
Ủy ban Kiểm tra của Quân ủy Trung ương mới gửi công văn cho công an thành phố Cần Thơ, đề nghị kỷ luật viên trung úy bị ông Liêm chửi vì đã “cư xử thiếu tế nhị”, đặc biệt là vì viên trung úy này làm lộ nhân cách của một ông tướng, làm khiến “hình ảnh người lính Quân đội nhân dân Việt Nam” trở thành méo mó, khiến niềm tin của dân chúng vào quân đội suy giảm.
Cũng theo ủy ban vừa kể thì chuyện ông Liêm luôn miệng “đụ đéo” người thi hành công vụ chỉ là “hơi quá chừng mực”. Ủy ban Kiểm tra của Quân ủy Trung ương nhấn mạnh, ông Liêm không phải là người trực tiếp cầm lái, vi phạm giao thông nên không thể xử phạt hành chính hay áp dụng bất kỳ hình thức kỷ luật nào đối với ông.
***
Cách ứng xử của bà Trang và ông Liêm dẫu làm hàng triệu người phẫn nộ, chỉ trích bùng lên cả trên mạng xã hội lẫn diễn đàn của các cơ quan truyền thông chính thống nhưng hệ thống công quyền “của dân, do dân, vì dân”, luôn đề cao tiêu chí “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” không bận tâm. Đơn giản vì đó chỉ là phản ứng của hạng thứ dân.
Phẫn nộ, chỉ trích rồi sẽ suy giảm cường độ như bão. Hệ thống công quyền Việt Nam hiểu điều này, đến giờ, dù tạo ra vô số chuyện trái tai, gai mắt nhưng hệ thống này vẫn tồn tại và vững mạnh là vì đa số công dân thấu cảm về thân phận của họ. Việc chấp nhận sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng CSVN đồng nghĩa với việc chấp nhận bị phân loại. Sự phân loại ấy đã kéo dài suốt từ giữa thập niên 1950 đến nay. Các cá nhân tham gia vào việc thiết lập và duy trì sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng CSVN nghiễm nhiên được xem như những công dân hạng 1.
Từ thời kinh tế còn theo kế hoạch được soạn sẵn cho đến lúc chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, những công dân hạng 1 luôn luôn được ưu đãi trong sinh hoạt, từ ăn, ở, đi lại, học hành, khám – chữa bệnh đến chết (được biệt đãi, an nghỉ ở nơi dành riêng cho công dân hạng 1, không để mồ mả lẫn lộn với tiện dân). Chuyện tuân thủ - thực thi pháp luật đối với công dân hạng 1 tất nhiên cũng phải khác tiện dân.
So chuyện định tính, định lượng công dân hạng 1 thời kinh tế còn theo kế hoạch được soạn sẵn với giai đoạn hiện nay, khác biệt duy nhất có lẽ nằm ở chỗ, không phải cứ là cán bộ, đảng viên thì đương nhiên được xem là công dân hạng 1 như xưa nữa. Cán bộ, đảng viên yếu về thế, kém về lực giờ là công dân hạng dưới hạng 1. Đó cũng là lý do khiến ông Vũ Minh Lộ, đường đường là chủ tịch phường Thanh Xuân Bắc, dù đã tất tả chạy đến “hiện trường”, hầu bà phó chủ tịch quận nhưng vẫn bị công an quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội phạt 150.000 đồng vì “khi đi, không mang theo mũ bảo hiểm” và “để xe dưới lòng đường”. Đó cũng là lý do khiến viên trung úy tên là Nguyễn Văn Thanh, cảnh sát giao thông của công an thành phố Cần Thơ bị đề nghị kỷ luật.
Sau nửa ngày nằm chễm chệ ở nhiều chỗ trên Internet, tin Ủy ban Kiểm tra của Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật trung úy Thanh đồng loạt bị đục bỏ, kể cả trên website mà người ta tin là của ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an Việt Nam. Chuyện đồng loạt đục bỏ được phỏng đoán là vì nó sẽ tạo ra những cảm xúc thiếu tích cực nơi những cá nhân luôn tưởng rằng “còn Đảng, còn mình” trong khi thực tế hoàn toàn “hổng phải dzậy”.
Công dân Việt Nam được chia thành bao nhiêu hạng? Rất khó đưa ra câu trả lời được nhiều người đồng tình. Chỉ có thể khẳng định công dân Việt Nam có nhiều hạng. Tuy bị hạng trên dùng như công cụ, bóp nặn, chà đạp nhưng ngay cả khi rên rỉ, hạng dưới cũng phải ráng thốt ra đó là “dân chủ, công bằng, văn minh”, nếu không sẽ bị trừng phạt vì “tuyên truyền chống nhà nước”, “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm hại lợi ích nhà nước”.
Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất, đề cao “dân chủ, công bằng, văn minh”, khẳng định “tất cả công dân đều bình đẳng trước pháp luật”, cán bộ, đảng viên thề “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” nhưng chỉ cần mạnh miệng mạo nhận là công dân hạng 1, thậm chí chỉ cần mạo nhận là “thân nhân” công dân hạng 1, những kẻ bất lương vẫn có thể gạt được vô số cá nhân, kể cả viên chức chính hiệu để kiếm tiền. Tại sao vậy? Tại vì dù thừa nhận hay không thì trong nhận thức, đa số vẫn tin rằng công dân hạng 1 là bề trên, có thể làm được đủ thứ chuyện động trời mà tiện dân bất lực.
Tại sao khi đã có cả nhân chứng lẫn bằng chứng (các video clip), bị cả triệu người chỉ trích mà bà Trang, ông Liêm không nao núng? Thậm chí bà Trang, ông Liêm còn đề nghị công an điều tra về những kẻ chỉ trích, xem đó là “âm mưu bôi nhọ hệ thống công quyền”? Tại vì họ tin vào vị thế của mình. Họ tin đám đông là tiện dân, không thể đụng đến mình. Dẫu có bất phục cũng không được phép ỉ ôi.
Bạn – vâng chính bạn – đang nghĩ gì về vị thế công dân của mình?

Mắc nợ - đợ dân

Đồ Hiếm (Danlambao) - Nhà cầm quyền cộng sản (NCQCS) chuyên chơi trò lật lọng ngày càng trở nên phổ biến, ngang ngược và trắng trợn: Sau Formosa (lừa 500 triệu USD bồi thương của ngư dân), đến Đồng Tâm (cướp hơn 50 ha đất nông nghiệp của nông dân) nay sang giựt nợ ngân hàng. Sáng ra báo vẹm nào cũng chạy tít: Ngân hàng phá sản, người gửi tiền được bảo hiểm tối đa 75 triệu đồng!

Cướp giữa ban ngày

Chính tay Thủ tướng C(ướp) S(ạch) Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 21/2017/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm này. Theo quyết định này, kể từ ngày 5/8/2017 số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân hay một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75 triệu đồng. Nghĩa là dù có gửi 100 triệu hay 100 tỷ Hồ tệ tại một ngân hàng thì khi ngân hàng này phá sản, đơn vị Bảo hiểm Tiền gửi cũng chỉ chi trả cho người gửi tiền tối đa 75 triệu đồng. Thí dụ cho dễ hiểu:

- Cha mẹ ky cóp tiền con Việt kiều đi sang nước ngoài làm lao nô gửi về 200 triệu, để trong ngân hàng lấy lãi sống qua ngày. Khi ngân hàng đó của phe Ba Dũng bị chọt rồi khai phá sản, thì cha mẹ sẽ lãnh tối đa 75 triệu tiền bồi thường. Mà chưa chắc được lãnh liền, có khi phải chờ dài cổ nếu không chịu chi thêm một số tiền để lo giấy tờ cò nước

- Tổ chức công đoàn của nhà máy với 1000 công nhân. Hàng tháng công nhân phải đóng tiền cúng tổ râu xồm Các Mác gọi là bảo hiểm xã hội. Công đoàn dùng số tiền trong quỹ bảo hiểm xã hội này, khoảng 10 tỷ bỏ vào ngân hàng để lấy lãi. Khi ngân hàng sập tiệm vì lỡ tin theo lời Hùng hói kêu gọi đầu tư, thì quỹ BHXH cả chục tỷ chỉ còn là 75 triệu! Cái đau nữa là phải đợi đến tuổi hưu, do lạm phát thì 75 triệu đó giá trị không biết teo lại còn bao nhiêu để đủ chia ra cho 1000 công nhân hưởng già!

- Một hộ nông dân Đồng Tâm được đền bù 200 triệu, đem bỏ tạm ngân hàng để làm vốn đổi nghề cho mai sau. Sau một đêm gửi tiền, ngân hàng phá sản, thì nông dân chỉ có khóc: Đất thì quân đội hại dân cướp, tiền đất thì ngân hàng nhà nước liếm sach còn 75 triệu, dù có kêu gào Bả Chó cũng chịu thua, vì “Luật là tao, tao là luật”.

Cái quyết định mà Phúc ký chẳng qua chỉ là “bảo hiểm đểu” theo đúng quy trìnhlưu manh hóa luật pháp về tài chánh của NCQCS. Đó là câu trả lời cho việc người dân trên cả nước xôn xao mấy tuần qua, tại sao đến rút một số tiền lớn từ ngân hàng ra đều bị khất lần khất lựa.

Nhà Nước nợ như chúa chổm

Tại sao NCQCS lại bất chấp cơn phẫn nộ của dân để ra mặt cướp bóc trắng trợn như thế? Xin thưa, vì tình trạng ngân hàng tài chánh rất bi thảm, nói gọn chúng nó đang nợ như chúa chổm với nguy cơ cả hệ thống ngân hàng tài chánh sẽ phá sản.

Nợ quốc tế: Đến cuối tháng 7/2017 này, NCQCS phải thanh toán nợ cho Ngân hàng Quốc tế, cho ODA tức là nguồn vốn vay ưu đãi từ các nước giàu góp lại giúp đỡ các nước nghèo để “Hỗ trợ phát triển" một số nợ khổng lồ, “ước tính” có thể lên đến 100 tỷ USD mà CSVN đã vay từ 8-10 năm qua. Đồ tui dè dặt gọi là “ước tính” vì cái bọn tài chính CS có bao giờ minh bạch với dân. Dựa vào một báo cáo cũ của Bộ Tài chính hồi cuối năm 2015, tổng cộng nợ nước ngoài của VN ở mức 43,1% GDP, tương đương 86 tỷ USD, nay sang tháng 7/2017 vừa ăn vừa phá, ước tính nợ nước ngoài có thể đội lên 100 tỷ USD hoặc hơn cũng có. Tinh ý thì thấy hạn nợ là tháng 7, sang đầu tháng 8 chính phủ vội vàng tung ra luật "bảo hiểm đểu" để mở đầu cho việc cướp sạch tiền dân qua chiêu bài khai phá sản của hàng loạt ngân hàng. Vì ngân hàng là cánh mafia của phe nhóm cầm quyền: Trước đây, Hùng hói đi thì lôi theo Ocean Bank (Hà Văn Thắm), nay Dũng cút rồi lại kéo theo Sacom Bank (Trầm Bê), Bản Việt (Phượng yêu). Đã nói rồi "Chỉ có đảng no, dân khỏi no!".

Sự không minh bạch về tài chính là một trong những tử huyệt của cs trên mặt trận kinh tế. Đây là nguyên do mới đây Quốc hội CS cũng không cho phóng viên vào tham dự buổi họp của Thường vụ quốc hội. CS giấu diếm kiểu gì mặc kệ, chỉ cần xâu chuỗi các thông tin như: Sự rút vốn của các ngân hàng ngoại quốc, nợ xấu và nợ công... cũng dễ dàng nhận ra được sự trầm trọng của hệ thông ngân hàng tài chính:

Ngân hàng ngoại quốc rút chạy: Hàng loạt các ngân hàng ngoại quốc đang âm thầm rút chân ra khỏi VN. Khởi đầu tháng 3/2017 là Tập đoàn Ngân hàng đa quốc gia Standard Chartered, tiếp đến là ANZ - một ngân hàng của Úc và New Zealand, rồi sang tháng 6/2017 đến HSBC - một trong những tổ chức tài chính, ngân hàng lớn nhất thế giới đã quyết định rời Việt Nam sau 12 năm hoạt động. Mới đây, tới lượt Commonwealth Bank of Australia (CBA)...

Việc các ngân hàng ngoại quốc lần lượt rút khỏi VN cho thấy thị trường tài chính VN đã mang lại quá nhiều rủi ro, tỉ lệ nợ xấu (nợ có khả năng mất cả vốn lẫn lời) quá lớn, và đó là khởi nguồn cho hiệu ứng Domino trong giới ngân hàng, tiếp tới lan tỏa ra toàn bộ huyết mạch kinh tế.

Nợ xấu: Nói đến nợ xấu của nhà nước, một thứ nợ khó thu hồi, vì con nợ như Doanh nghiệp nhà nước có nguy cơ phá sản bất cứ lúc nào. Tháng trước, nhà nước CS vừa tiết lộ tỉ lệ nợ xấu hiện là 600.000 tỷ Hồ tệ (28 tỷ USD)! Ai cũng biết, nợ xấu càng cao thì khả năng gặp rủi ro, thậm chí sụp đổ của hệ thống ngân hàng càng lớn. (3)

Nợ công: Trong thời đại Bả Chó có những cặp cướp hoàn hảo: Côn an đi với côn đồ, nợ xấu kèm theo nợ công. Nợ công là nợ của cả nước, nợ công mà bể thì cả hệ thống tài chánh của quốc gia sẽ sụp đổ. Bộ TC (tài chính hay trộm cướp cũng xêm xêm) cứ lếu láo rằng, nợ công của VN vẫn dưới ngưỡng cho phép là 65% GDP nhưng thực tế gấp 3 lần, nghĩa là leo thang hơn 200 % GDP, cứ mỗi người dân từ già đến trẻ tại VN không phải gánh trên đầu 1500 USD tiền nợ công mà là 4500 USD mới là sự thật.

Đồ tui nói thì chụp mũ là phản động, là tuyên truyền chống phá nhà nước, thôi, nghe Ngân hàng Thế giới tuyên bố là bảo đảm nhất: “Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP tăng nhanh nhất, khi tăng khoảng 10% trong 5 năm qua. Số liệu trên được đưa ra trong phần chuyên đề hướng tới củng cố tài khoá chất lượng cao của báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, do Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện, vừa công bố chiều 13/7/2017.“ (4)

Nguyên tắc cơ bản trong kinh tế, nợ phát sinh là do chi cao hơn thu. Do đó phải liệt kê ra đây những nguyên nhân dẫn đến nợ nần mà chỉ có trong chế độ độc tài CSVN:

Nuôi dưỡng hệ thống chính trị độc tài: Tiền thuế dân phải chi trả không những cho bộ máy hành chánh, mà phải trả thêm cho ký sinh trùng đảng ủy, quân ủy và cả bọn ruồi bu bưng bô Mặt Trận tổ quốc. Về hành chánh: Một thủ tướng 22 bộ trưởng tham không đủ, mà lại thêm 9 phó thủ tướng và 135 thứ trưởng ăn theo; quân đội với hơn 500 tướng (cướp) chỉ lo làm kinh tế, 6 triệu côn an, hơn cả trăm ngàn côn đồ làm theo thời vụ, 80.000 dư luận viện, hàng trăm ngàn “nhân dân tự phát” lãnh 200.000 Hồ tệ/1 ngày để đấu tố các linh mục, các dlv cấp cao như Hộ Lý, Gái @ trên Sân Đình, nhóm Sách Hiếm, Thái Ngọc Nhiên trên YouTube...

Thiệt hại do tham nhũng, lãng phí và ngu dốt: Không có những công trình khủng, quả đấm thép, hàng chục ngàn dự án nô dịch mà TQ luôn luôn trúng thầu thì làm sao cán bộ cháu ngoan Bả Chó ta có cơ hội tham nhũng được! Vì thế, cả đảng cướp mới có châm ngôn “Có đảng mới có đất, đĩ và đô“.

Nạn rửa tiền: Theo một tài liệu cũ (1996) trong báo Quốc gia, Montreal, Canada: “Có khoảng 700 đảng viên CSVN có tài sản từ 100 đến 300 triệu USD. Đây là con số do một nhân vật cao cấp của ngân hàng trung ương cung cấp cho ông. Những đảng viên có tài sản từ 50 đến 100 triệu đô la khoảng 2.000 tên…Tất cả những con số về tài sản của đảng CSVN là do những chuyên viên thống kê của cơ quan mậu dịch quốc tế... Nhiều thí dụ điển hình như vợ bé của tổng cục phản gián làm ăn rất lớn ở Âu châu, em ruột của một trung tướng VC, tổng cục phó tổng cục phản gián đang kinh doanh rất lớn ở Nam Cali, vợ con của Giám đốc tổng cục kinh tế và thân nhân của Đỗ Mười sở hữu những tài sản nhiều triệu đô la ở Vancouver, Canada và cả ở New York, Houston”.

Thất thoát ngoại tệ vì “tỵ nạn giáo dục”: Nói rõ hơn là cán bộ chuyển tiền cướp của dân ra nước ngoài để nuôi con cái chúng du học, mà phần lớn là “một đi không trở lại”. Theo thống kê, riêng 2016 đã có 130.000 du học sinh, mỗi du sinh cần tối thiểu là 40.000 USD/năm, thì quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia bị hao đi hơn 5 tỷ USD mỗi năm!

Lượt sơ qua vài nguyên nhân với lỗi hệ thống như vậy để thấy dù ngân sách quốc gia tích lũy bao nhiêu cũng sẽ bị bọn sâu bọ cs thâm thủng đến tận cùng, do đó, hệ thống tài chính ngân hàng VN không sụp mới là lạ!

Dự đoán biến động kinh tế?

Nợ lút đầu nên đảng đỏ bần cùng sinh đạo tặc. Giựt nợ tiền dân gửi tiết kiệm là bước đầu, sang bước hai do bị bần cùng hóa nên dân phải lấy vàng, lấy Đô la dự trữ bấy lâu trong nhà đem ra bán. Đảng đem chính tiền vừa ăn cắp của dân ra mua lại vàng và Đô cũng của dân để mang đi, phần trả nợ thế giới, phần còn lại chia chác nhau. Cuối cùng, người bị trắng tay là dân, chứ đảng vẫn cứ no béo, không mất một cọng râu ku Hồ nào trong quần chúng (nó) cả. Vì sao, vì gia đình của cha con nhà sản đã biết trước mọi nghị định mà chính phủ sắp ban hành, nên có tên cán gộc nào bỏ tiền vào ngân hàng trong nước bao giờ. Ngay cả chuyện Nguyễn Thanh Phượng, con gái Ba Dũng, tại sao mới đây lại bán tháo bán đổ cổ phiếu của mình trong công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt, từ 51% xuống còn 4,84 % cổ phần (trị giá hiện nay là 280 tỷ)? Ngân hàng này chắc chắn bị áp lực từ phía phe Trọng lú sẽ sờ gáy nay mai, nên cha con nhà Ba Dũng rút tiền tuồn ra nước ngoài cho chắc. Và cái chuyện ĐỔI TIỀN đang râm ran trong dự luận có khả năng sẽ thành hiện thực.

Song song với việc “cướp nhà băng” theo luật bảo hiểm đểu, để sinh tồn NCQCS lại vươn vòi bạch tuột ra hút ngoại tệ, vàng bạc của 90 triệu dân. Dễ nhất là tăng các khoản thuế má, tăng hàng trăm loại phí và lệ phí ba láp do chúng tự vẽ, ví dụ như cái phí có tên rất ngu xuẩn: “Phí hoa hồng chữ ký”= Sau khi xin được chữ ký của chính quyền địa phương, phải chi tiền hoa hồng cho người ký! Mới đây NCQCS lại còn đòi tăng thuế môi trường. Vậy mà cá, nghêu vẫn tiếp tục chết và sông ngòi thì ngày càng ô nhiễm trầm trọng, thế thì Bộ Tài Môi dùng tiền thuế môi trường vào những việc gì, có bao giờ minh bạch cho dân biết không? Bọn CS còn chơi đểu, hồi 2016 nhà nước tăng giá xăng tổng cộng 11 lần, sang 2017, thấy dân kêu ca quá thì giảm một lít xuống có 300 Hồ tệ, trong khi một kW điện lại tăng lên 1.000 Hồ tệ. Một người trung bình xài 100 kW/1 tháng, hè nóng như nung, nhìn cái công tơ điện quay vù vù lên 200 kW mà Đồ tui đau cả ruột. Dân ta có biết, VN hiện có hơn 1.700 các loại thuế, lệ phí, phí hay không? Cái đểu là thuế và phí thì áp đặt lên người dân tùy tiện và tăng giá tùy hứng, nhưng hoàn toàn không có một mảnh giấy biên lai nào để ghi vào sổ công quỹ!

Để thỏa mãn cơn khát đô đói vàng, NCQCS đã và vẫn đang chủ trương truy sát và bóp hầu thằng dân đến tận cùng thế giới qua “xuất khẩu lao động”. Chuyện này đã bàn cãi trên Danlambao qua các bài Thiên đường XHCN diệt dân: đất "lành" chim... xuất khẩu! Mới đây, NCQCS lại tuyên bố sẽ rút ruột công quỹ 1.300 tỷ Hồ tệ để "xuất khẩu" 54.000 cử nhân thất nghiệp sang làm cu ly, nhằm gửi ngoại tệ về cho đảng phè phởn!

Để đối phó với Nhà nước Cướp Sạch và bảo vệ bà con ta, cho phép Đồ tui đươc tụng đi tụng lại cái điệp khúc tế sống CS:

- Người Việt trong nước phải rút tiền ngân hàng ra hết để mua vàng và Đô la, tiết kiệm ăn khổ ăn cực 6 tháng-một năm, chứ đừng lấy vàng bán ra cho bọn CS dù chúng sẵn sàng trả giá cao như ngoài thị trường tự do;

- Người Việt ngoài nước thì nhất định không làm lợi cho CS, không gửi một đồng kiều hối nào về hà hơi tiếp sức cho cái bọn CS ác ôn này, có như vậy mới triệt hết đường sống của bọn tà quyền ung thư thối nát.

- Các trí thức làm việc trong hệ thống tài chính của CS, nếu thương dân hãy minh bạch về sổ nợ của nhà nước CS, thông báo trước cho dân về các lệnh đổi tiền, cướp vàng.

- Các nhà đấu tranh dân chủ ở hải ngoại truy sát các tổ chức rửa tiền của đảng đỏ, dùng luật Mangisky để tố cáo bọn quan đỏ đang tính đường hạ cánh an toàn.

CSVN đang bên bờ cận tử, không một quốc gia văn minh nào muốn làm ăn kinh doanh lâu dài với chúng, trừ Tàu, cái tên láng giềng đại côn đồ nham hiểm, cứ đặt tay mặt là lặt tay trái, cứ mỗi gói viện trợ đều kèm theo điều kiện, cứ mỗi lần thái thú Nguyễn Phú Trọng sang khấu đầu bên thiên triều về thì đất nước mình lại teo nhỏ đi một chút. So với cảnh nhà chị Dậu của nhà văn Ngô Tất Tố, không có tiền đóng thuế thân cho chồng đành phải bán chó đợ con. Hôm nay Đảng CS Việt gian còn tàn ác hơn cả cường hào ác bá thời phong kiến, vì ăn tham phá nát, sinh ra mắc nợ, nên giật nợ, rồi đợ dân một cách vô cùng táng tận lương tâm:

Đảng CSVN ác ghê, hơn cả dã thú!

19.07.2017