Monday, October 13, 2014

Trung Quốc là số một

Trong một danh sách lộn hột

Qua truyền thông, các biến cố kinh tế - hay bất cứ chuyện gì khác - thường đến với chúng ta dưới hai dạng.

Thứ nhất là phần mô tả sự việc, xin tạm dùng chữ thông dụng là “narrative,” để cho biết rằng có điều gì đó vừa mới xảy ra, ở tại đâu, vào lúc nào? Sau đấy mới là phần diễn giải về sự việc, như tại sao chuyện đó lại xảy ra, và nếu có thể thì giải thích thêm hậu quả gần xa, về không gian lẫn thời gian. Phần mô tả chính là tin tức, phần diễn giải thì gọi là phân tách với nội dung mang tính chất bình luận, dĩ nhiên là có thể chủ quan từ người diễn giải.

Tháng Ba vừa qua, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF đưa ra dự đoán rằng sản lượng kinh tế Trung Quốc có thể vượt Hoa Kỳ để chiếm ngôi vị số một. Ðấy là tin tức được loan báo. Qua Tháng Năm, đến lượt Ngân Hàng Thế Giới cũng đưa ra dự đoán ấy. Khi đó, ngày 12 Tháng Năm, 2014, cột mục “Kinh Tế Cũng Là Chính Trị” này có nêu ra cách diễn giải, qua bài “Sức mạnh và sức mua của kinh tế Trung Quốc - Và sức nói láo của giới kinh tế quốc tế,” với nội dung trình bày cách đo đếm của các định chế tài chánh quốc tế.

Cách đo đếm ấy là dùng “tỷ giá mãi lực của đồng bạc,” hay sức mua đối chiếu của cùng một tờ đô la ở tại Mỹ và ở bên Tầu, thuật ngữ kinh tế gọi là “purchasing power parity,” viết tắt là PPP.

Lấy một thí dụ cụ thể cho dễ hiểu là người dân Tầu mà có 100 đô la tại Hoa Lục thì có sức mua cao hơn một người Mỹ có 100 đô la ở bên kia Thái Bình Dương, vì nếu mua một tô mì hoặc vào tiệm hớt tóc thì chỉ trả có chừng một phần năm cho cùng một sản phẩm hay dịch vụ này tại Mỹ.

Tuần qua, Quỹ Tiền Tệ IMF lại xác nhận Trung Quốc mới chiếm số một về sản lượng kinh tế. Dù Tổng Sản Lượng Một Năm tại Mỹ vẫn hơn Tầu đến 50% thì tổng số sản phẩm và dịch vụ do Trung Quốc sản xuất ra lại vừa cao hơn sản lượng Mỹ khi được điều chỉnh theo tỷ giá mãi lực.

Thời sự mô tả biến cố ấy như thế này: Tính đến hết Quý III (cuối Tháng Chín), sản lượng kinh tế của Hoa Kỳ được ước lượng là 17 ngàn 400 tỷ Mỹ kim. So với sản lượng cùng thời QIII của Trung Quốc là 10 ngàn 600 tỷ thì kinh tế Mỹ vẫn giàu hơn Tầu đến sáu ngàn 800 tỷ (6,800), là cao hơn tới 64%. Nhưng vì một đô la tại Hoa lục mua được nhiều hàng hơn tại Mỹ, cho nên IMF điều chỉnh bằng tỷ giá PPP, được ước lượng là 1.6667. Khi nhân với hệ số ước lượng ấy thì sản lượng thật của Trung Quốc tính đến ngày 30 Tháng Chín vừa qua đã lên tới 10,400 x 1.6667= 17 ngàn 667 tỷ Mỹ kim, tức là vượt con số 17 ngàn 400 tỷ của Mỹ. Boong!

Ðấy là phần tin tức được truyền thông mô tả làm nhiều người Mỹ giật mình, hoặc làm người Việt lo sợ trước sức mạnh của kinh tế Trung Quốc.

Nếu chịu khó phân tách tin này, thay vì lướt qua đề tựa (”IMF: Kinh tế Tầu vượt Mỹ thành số một thế giới”), ta có thể thấy ra một chữ then chốt là “ước lượng.”

Quỹ IMF và Ngân Hàng Thế Giới trước đó đã ước lượng hệ số điều chỉnh theo tỷ giá mãi lực của một đồng bạc ở hai nơi (giả dụ như 1.4, hay 1.5 hay 1.6) để nói về thời điểm vượt mặt. Con số ước lượng ấy được tính ra từ một giỏ hàng tiêu biểu của các hộ gia đình tại Hoa lục hay Hoa Kỳ, rồi còn châm thêm vài yếu tố gia giảm hay gia trọng khác cũng được ước lượng như lạm phát ở hai nơi.

Khi ấy, ai tò mò muốn tìm hiểu xa hơn đề tựa của bản tin thì có thể tự hỏi về những hàng hóa hay dịch vụ cấu thành cái giỏ hàng tiêu thụ tiêu biểu.

Dường như trong cùng một nước, cái giỏ hàng tiêu biểu của người dân tại Thượng Hải lại khác với giỏ hàng của một gia đình tại tỉnh Quý Châu mạt rệp. Cũng như dân New York có yêu cầu về tiêu thụ khác và giá cả với người dân Kansas.

Nói cho gần thì người Việt ta đều thấy Cali nhà đắt mà thức ăn rẻ, khác hẳn Texas. Cho nên một gia đình kiếm ra năm ngàn một tháng tại Westminster của quận Cam có thể tốn nhiều tiền cho ngôi nhà hơn một gia đình có lợi tức năm ngàn tại Houston trong quận Harris - và có cảm tượng là mình nghèo hơn dân Houston dù có ăn tô phở rẻ hơn.

Chuyện “ăn” và “ở” rất đơn giản ấy cho thấy cấu trúc khác nhau của “giỏ hàng tiêu biểu” và giá trị rất tương đối của việc ước lượng.

Chuyện ước lượng thứ hai là về sức tăng trưởng trong dài hạn. Ðã quen với đà tăng trưởng gần 10% của kinh tế Trung Quốc trong nhiều thập niên, IMF tiếp tục dùng con số ước lượng là 9% một năm trong năm năm tới để tin chắc rằng kinh tế Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ.

Nhưng cũng tuần này, định chế quốc tế ấy vừa điều chỉnh dự báo cập nhật về kinh tế toàn cầu là có giảm sút. Nói lại cho rõ, cứ sáu tháng một lần, các định chế quốc tế đều cập nhật ước lượng về kinh tế thế giới theo hướng bi quan hơn. Mới chỉ sáu tháng mà đã phải tính lại thì nói chi đến chuyện năm ba năm, khi lãnh đạo Bắc Kinh cố duy trì chỉ tiêu tăng trưởng là 7.8% một năm (thay vì 9%), và nếu được 7.4% thì đã mừng!

Thành thử, khi có loại tin thời sự như vậy, ta nên nhìn lại. Tính chất khôi hài bất ngờ là IMF công bố phúc trình ước lượng này khi Hồng Kông bốc khói, với hậu quả ra sao thì chưa ước lượng nổi!

Chuyện ấy dẫn ta đến một câu hỏi then chốt là vì sao thiên hạ vẫn cứ ước tính sức mạnh kinh tế của các nước bằng khí cụ đo lường là đồng đô la Mỹ, rồi mới gia trọng hay gia giảm theo sức mua thực tế? Vì đồng Mỹ kim vẫn giữ vị trí đầy khó chịu là ngoại tệ thanh toán phổ biến nhất. Cho nên khi Trung Quốc mua bán trên thị trường quốc tế thì chủ yếu vẫn phải thanh toán bằng tiền Mỹ theo mệnh giá, là hối suất chính thức, chứ không thể viện dẫn một tỷ giá PPP mơ hồ nào đó.

Trong tinh thần “lấy thịt đè người,” Trung Quốc có dân số đông nhất thế giới nên có thể nhân cái số đông ấy cho lợi tức trung bình, một con số cũng chỉ là ước lượng, để có sản lượng rất cao. Với một loại tỷ giá thực tế khác thì sức mạnh đó chỉ là chuyện ảo.

Lợi tức trung vị của một hộ gia đình tại Trung Quốc được tính là bốn ngàn đô la một năm so với 53 ngàn của Mỹ. Về thống kê, số “trung vị” (median) có tính chất tiêu biểu hơn “trung bình” (average) vì hàm nghĩa là có phân nửa cao hơn và phân nửa thấp hơn. Nếu so với sức kiếm tiền của một hộ gia đình, là nội lực thật của kinh tế, thì lợi tức đó chỉ là 7.5% của các hộ gia đình Mỹ.

Chưa kể tới các đầu máy kinh tế thật, như số doanh nghiệp tiêu biểu về sức sáng tạo hay số giải Nobel về kinh tế, thì Hoa Kỳ vẫn đang dẫn đầu và Trung Quốc thì còn nghèo và lạc hậu.

Khi đọc loại tin này, người trẻ tại Hoa Kỳ sẽ giật mình và gắng sức. Người cao niên đang hưởng lương hưu bằng đô la thì có thể nghĩ đến chuyện Non Bồng Nước Nhược: đem tiền đó vào Trung Quốc sống thì được hưởng bao lợi thế về tiền ăn xài, kể cả bảo hiểm sức khỏe, đấm bóp và sửa móng tay! Với điều kiện là bịt mũi về chuyện môi sinh hay vệ sinh hoặc an toàn thực phẩm, và không được biểu tình phản đối như tại Mỹ. Là những chuyện không có trong cách ước lượng tỷ giá PPP.

Trung Quốc quả là số một, trong một danh sách lộn ngược về mức sống và cách sống.
10-13-2014 1:24:02 PM
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Theo Người Việt

'Chờ lún' là 'bản sắc' của cầu, đường ở Việt Nam

TỔNG HỢP (NV) - Ðường lún, những gò cao giữa hai mối nối cầu và đường, những ống cống như luống khoai nổi trên mặt đường... là “bản sắc” của cầu đường Việt Nam hiện nay.

Ði khắp Việt Nam, chỗ nào có đường vừa làm xong, chờ nghiệm thu, thì đều thấy tấm biển “Ðường chờ lún.”


Con đường đại lộ Ðông Tây, Sài Gòn luôn bị lún thế này. (Hình: Thanh Niên)

Ðây là cụm từ chứa nhiều thông điệp mà chưa có ai đếm được đã có bao nhiêu nỗi đau, mất mát từ tai nạn giao thông ở nơi “độc nhất vô nhị” trên thế giới này. Chúng góp phần “tô điểm” cho bức tranh xám xịt về tai nạn giao thông trên dải đất hình chữ S.

Theo nguyên tắc làm đường, trước khi làm phải khảo sát độ lún của đất, làm đất nền,... để đường đưa vào vận hành không lún quá biên độ cho phép. Thế nhưng, hầu như con đường nào mới làm ở Việt Nam cũng có nhiều vấn đề về lún.

Ðang chờ lún cũng lún, nghiệm thu xong là đã lún hơn biên độ cho phép. Sau hơn một năm, đường bắt đầu bị bệnh dồn nhựa thành từng cục, hay dợn sóng như mái nhà. Ngay cả vụ đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai vừa khánh thành bị lún nứt thì “anh đất” cũng được đem ra làm bia đỡ đạn.

Nhiều người đặt câu hỏi, có những con đường như xa lộ Ðại Hàn (quốc lộ 1A đoạn từ An Sương đến An Lạc) làm đã hơn 40 năm, dù xe tải chở gỗ thời bao cấp cày xéo ngày đêm nhưng không bao giờ lún quá biên độ như các đường làm hiện nay. Mà đường này cũng được làm từ nền đất ruộng rất mềm, nhão và dễ lún. Không lẽ công nghệ làm đường bây giờ kém hơn hồi đó?!

Vậy mà, ông Lê Kim Thành, phó tổng giám đốc Tổng công ty Ðầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam, đã giải thích cho nguyên nhân đường cao tốc này nứt, lún là do: “Cấu tạo địa tầng vị trí này đã không được phát hiện trước đây do nằm giữa 2 mặt cắt khoan khảo sát địa chất khi xử lý đất yếu”(?!). Như vậy “đường chờ lún” là đường không bao giờ hết lún!

Kế đến là những khớp giao nhau giữa mố cầu và mép đường ở các cây cầu mới làm luôn chênh nhau quá lớn, gây tai nạn liên tục.

Nhiều người hết hồn khi chứng kiến một xe ba gác vừa lên cầu đã lật nhào do độ chênh giữa mép đường và mố cầu như xuống bậc thang.

Ði dọc đại lộ Ðông Tây, cầu An Lạc, cầu An Lập, cầu Bình Ðiền hay những cây cầu trên quốc lộ 1A cũng dễ dàng nhận ra điều này. Xe nào không quen đường, chạy tốc độ cao rất dễ đánh rơi con, rơi đồ đạc... Thậm chí, rơi cả người ngồi phía sau vì độ chênh giữa mép đường và mố cầu quá lớn.

Chưa hết, có những cây cầu nằm ngay trung tâm thành phố Sài Gòn có lưu lượng xe cộ lưu thông rất lớn nhưng thiết kế rất “lạ”: dưới 2 dốc cầu là đường cong như cầu Chà Và bắt ngang quận 6 và 8, hay giữa dốc cầu “chơi” thêm đèn giao thông như cầu Chánh Hưng từ quận 8 qua quận 5. Ấy là chưa kể đến những khe giãn nở nối nhịp trên lòng cầu cũng làm rất cẩu thả.

Còn các cống rãnh nằm trên những con đường thì sao? Chúng rất nguy hiểm. Với cống ngang qua đường, thì luôn cao hơn hoặc thấp hơn mặt đường. Ai chạy xe nhanh, hoặc không chú ý thì sẽ “đo đường” ngay.

Còn cống dọc, thay vì vị trí cống phải nằm ở sát lề đường thì đa phần đặt giữa lòng đường. Nếu xe chạy phía trước né cống, xe sau không tránh kịp thì tai nạn xảy ra là khó tránh khỏi.

Ðường làm như thế, xe thì đông đến nỗi không còn khoảng trống xoay xở thì làm sao giảm được tai nạn giao thông?

Có bao nhiêu chuyên gia ngoại quốc, bao nhiêu học trò, công nhân, dân lành liên tục bị xe cán nát trên đường đi về? Bao giờ thì chấm dứt tình trạng thảm nạn trên?...

Nhiều người dân Việt Nam hay nói mỉa với nhau: “Mỗi ngày ra đường đi làm về đến nhà, rờ thấy mình còn nóng, còn nguyên vẹn thì hãy thốt lên: ‘May quá, hôm nay tôi còn sống!’” (Tr.N)

Thông tấn xã Bắc Triều Tiên loan tin ông Kim Jong Un xuất hiện trước công chúng

Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un
Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un
Victor Beattie
Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, đã xuất hiện lại trước công chúng lần đầu tiên sau hơn 40 ngày vắng bóng.
Thông tấn xã chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA, hôm thứ Ba loan tin ông Kim đã “đưa ra hướng dẫn” khi đến thăm một khu dân cư và một viện khoa học, kết thúc lời đồn đoán về sức khỏe và sự nắm giữ quyền lực trong đất nước bí ẩn này.
Bản tin đề ngày thứ Ba, nhưng không ghi rõ các chuyến đi thăm của ông diễn ra ngày nào.

Người ta nhìn thấy ông Kim, người đã lên kế vị cha là ông Kim Jong Il vào năm 2011, lần cuối vào ngày 3 tháng 9 tại một buổi hòa nhạc của nhóm Moranbong Band, ban nhạc ông yêu thích nhất. Ban nhạc gồm 5 phụ nữ trẻ, đều do chính ông chọn.
Hồi cuối tháng 9, những người theo dõi tình hình Bắc Triều Tiên đã ngạc nhiên khi ông không đến dự một phiên họp chính thức quốc hội – cuộc họp mà ông đã đến dự trong 2 năm đầu lên nắm quyền.

Hai tháng trước, người ta nhìn thấy ông đi khập khiễng qua sân khấu tại buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày qua đời của ông Kim Il Sung, ông của Kim Jong Un và là người lập ra Bắc Triều Tiên
Bản tin hôm thứ Ba không đề cập gì về sự vắng mặt của ông trước công chúng.

CSGT chém trọng thương "đồng đội" vì nghĩ bị "nhìn đểu"


(Baodatviet) - Cho rằng bị "nhìn đểu", một CSGT Công an huyện Phù Cừ (Hưng Yên) đã dùng dao chém trọng thương đối tượng, mà không ngờ đó lại là "đồng đội" của mình.

Vụ việc xảy ra vào trưa ngày 12/10, tại khu vực Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên (Thành phố Hưng Yên).
Theo đó, vào thời điểm trên, Trần Đình Hiển (26 tuổi, quê xã Trung Nghĩa, Thành phố Hưng Yên, là CSGT thuộc Công an huyện Phù Cừ) đi cùng một nhóm bạn khoảng 10 người.
Nhóm của Hiển đang đi thì gặp người đi cùng chiều là Phạm Văn Điệp (26 tuổi, quê xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, Hưng Yên), là cán bộ Phân trại quản lý phạm nhân thuộc Trại tạm giam Công an tỉnh.
Nhìn thấy Điệp, Hiển cho rằng Điệp có ý nhìn đểu mình và cả nhóm đi cùng nên tỏ ý khó chịu. Đến một cửa hàng bánh kẹo, Điệp vào mua kẹo cao su thì nhóm của Hiển cũng dừng xe khiêu khích.
Sau đó, Hiển mở cốp xe máy lấy dao phay đã thủ sẵn chém vào người Điệp. Điệp vội vàng phản ứng và chống đỡ, nhưng vẫn bị dao của Hiển vung vào cánh tay trái và bị thương nặng.
Ngay sau đó, Điệp rút điện thoại Iphone 4 để gọi người thân đến ứng cứu thì bị một thanh niên trong nhóm của Hiển giật lấy.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, những người dân chứng kiến vụ việc đã nhanh chóng đưa Điệp đi cấp cứu.
Nhận được tin báo, Công an thành phố Hưng Yên đã kịp thời đến hiện trường, tạm giữ Trần Đình Hiển và các đối tượng liên quan.
Tại cơ quan điều tra, sau khi khai nhận hành vi của mình, Hiển mới biết Điệp là "đồng đội" với mình. Giữa Hiển và Điệp chưa hề xảy ra mâu thuẫn do chưa quen biết nhau.
Lãnh đạo Công an thành phố Hưng Yên cho biết: Công an thành phố đang khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc và sẽ xử lý nghiêm các hành vi sai phạm của Trần Đình Hiển và các đối tượng liên quan.
Còn nhớ cách đây không lâu, vào lúc 14h ngày  12/8 tại nhà hàng karaoke Bóng Trăng (thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước), trong lúc vừa nhậu nhẹt vừa hát hò, 2 người trong một nhóm khách ăn mặc lịch sự đã lao vào nhau ẩu đả. Một người được dìu ra khỏi phòng trong tình trạng đầu, mặt bê bết máu trong khi người còn lại dù được can ngăn nhưng vẫn “la lối om sòm”.
Người dân địa phương chứng kiến vụ việc không khỏi bất ngờ khi nhận ra người bị thương là Phó giám đốc Sở Nội vụ và người vẫn hung hăng la lối là Phó giám đốc Sở Ngoại vụ.
Ngày 20/8, UBND tỉnh Bình Phước đã tiến hành họp đột xuất yêu cầu Giám đốc Sở Nội vụ và Sở Ngoại vụ báo cáo vụ việc. Theo như thông tin đã đưa, hai “ông phó” trong vụ ẩu đả đã xin lỗi nhau và nhìn nhận để xảy ra vụ việc là do say xỉn.
Thứ Ba, 14/10/2014 06:45
Quang Hưng (Tổng hợp VNN, ĐVO)

Trung Quốc thua xa Mỹ, VN vẫn hứng rác vì... "đi đêm"

(Baodatviet) - Sợ nhất là những doanh nghiệp nhà nước cầm tiền ngân sách, biết công nghệ ấy là rác, không sản xuất được gì mà vẫn rước về.

ThS Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới nói như vậy với Đất Việt.
PV- Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa cho biết Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo đó, GDP Trung Quốc tính theo phương pháp ngang giá sức mua (PPP) sẽ đạt 17.600 tỷ USD năm nay, vượt Mỹ với 17.400 tỷ USD. Khoảng cách giữa 2 nước sẽ càng được nới rộng trong năm tới. Dưới góc độ chuyên gia, ông đánh giá như thế nào về khả năng kinh tế Trung Quốc vượt mặt Mỹ?
ThS Bùi Ngọc Sơn: - Đó chỉ là cách tính theo phương pháp ngang sức giá mua. Ví dụ, 1 bát phở ở Việt Nam nếu tính ra USD thông thường có giá 1 USD. Nhưng theo phương pháp ngang giá sức mua thì bát phở này ở Mỹ phải 5-6 USD. Nếu tính theo phương pháp của thị trường, kinh tế Trung Quốc vẫn thua xa Mỹ và cũng phải mươi, mười lăm năm nữa mới đuổi kịp Mỹ nếu nước ngày giữ nguyên được tốc độ tăng trưởng cao, mà chuyện này thì rất khó.
PV: - Trong khi đó, hai tập đoàn lớn của Mỹ cũng vừa công bố số tiền đầu tư khủng vào Trung Quốc. Theo đó, nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Intel sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD cho hai công ty chip Trung Quốc. Còn tập đoàn sản xuất ô tô General Motors (GM) có kế hoạch đầu tư 14 tỷ USD vào Trung Quốc. Việc đầu tư này cũng sẽ giúp Trung Quốc tự chủ được nhiều sản phẩm công nghệ phục vụ thị trường 1,3 tỷ dân. Điều này cho thấy biểu hiện gì của nền kinh tế Trung Quốc, thưa ông?
ThS Bùi Ngọc Sơn: Phát triển công nghệ cao là một trong những vấn đề nằm trong chính sách của Trung Quốc. Đây là bước phát triển tất yếu. Để làm được điều này, Trung Quốc mở rộng các quy chế, giảm bớt hạn chế để khuyến khích, thu hút các tập đoàn lớn của thế giới mang đại bản doanh hoặc dự án lớn vào Trung Quốc.
Qua cơ hội này, Trung Quốc nắm được công nghệ, đồng thời nâng cao trình độ kỹ thuật của lực lượng lao động. Ngoài ra, việc Trung Quốc nhắm đến lĩnh vực sản xuất ô tô và con chip có thể là để cạnh tranh với Mỹ.
PV:- Với sự chuyển mình đó, cơ hội phát triển của kinh tế Trung Quốc sẽ được mở ra thế nào? Những lợi thế lâu nay của Trung Quốc (lao động giá rẻ, thị trường siêu rộng lớn) được khai thác ra sao, thưa ông?
ThS Bùi Ngọc Sơn: Với các triển vọng nói ở trên, cơ hội phát triển của kinh tế Trung Quốc là rất lớn nhưng còn vấn đề về điều hành kinh tế vĩ mô nữa.
Về những lợi thế lâu nay của Trung Quốc, khi chuyển sang giai đoạn công nghệ cao, lao động giá rẻ chắc chắn không còn nữa. Trung Quốc phải tính đến chuyện phát triển các loại công nghệ cao, giá trị lao động tiếp tục được phát triển và khai thác ở mức độ cao, đem lại sự phồn thịnh, nâng cao thu nhập cho người lao động. Còn nếu cứ mãi giữ lao động giá rẻ, luẩn quẩn ở công nghệ thấp thì Trung Quốc không thể tiến lên được.
Bởi thế, khi loại bỏ được công nghệ thấp và chuyển lên công nghệ cao thành công, thị trường trong nước của Trung Quốc sẽ mở rộng, năng suất lao động được nâng cao, dân số nước này không cần phải tăng mà thu nhập trên đầu người vẫn tăng.
Đây là bước đi thông minh của Trung Quốc. Tuy nhiên, để có thể chuyển hẳn sang giai đoạn công nghệ cao, Trung Quốc có thể cần tới 5-10 năm nữa.

Đã có hiện tượng Trung Quốc tuồn công nghệ kém, lạc hậu sang các nước phát triển kém hơn. Để làm được việc này, Trung Quốc đã có chính sách gì và thực hiện ra sao, thưa ông?PV: Lâu nay Trung Quốc vẫn bị mang tiếng là cái nôi sản xuất ra những sản phẩm kém chất lượng, giá rẻ, công nghệ thấp. Vậy với sự chuyển mình nói trên, Trung Quốc sẽ giải quyết những tồn đọng này thế nào?
ThS Bùi Ngọc Sơn: - Trung Quốc đang tiến tới sản xuất công nghệ cao và đắt tiền, dần dần hàng rẻ tiền sẽ ít đi. Những công nghệ thấp, lạc hậu bị tồn đọng sẽ được họ bán rẻ ra thị trường, ai có nhu cầu thì mua. Ngay cả về mặt lao động, khi Trung Quốc bước sang giai đoạn công nghệ cao lại có khuynh hướng tuyển lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam sang Trung Quốc để làm những công việc ít kỹ năng, giá rẻ vì lao động Trung Quốc giờ đắt đỏ hơn, làm công việc kỹ thuật cao hơn, thu nhập tốt hơn.
Trước đây, để có được công nghệ ban đầu Trung Quốc mở các đặc khu kinh tế khu công nghiệp, khu chế xuất. Giờ đây, để có được công nghệ cao, chính sách quan trọng nhất được Trung Quốc đưa ra là thành lập các khu mậu dịch tự do để tập trung các headquarter, những bộ não tài chính, dịch  vụ lớn... đòi hỏi nhiều chất xám.
Ngoài khu thí điểm mậu dịch tự do ở Thượng Hải thành lập năm 2013, Trung Quốc còn thông qua việc thành lập hàng loạt khu mậu dịch tự do khác như Thiên Tân, Phúc Kiến, Quảng Đông... Sự khác biệt của các khu mậu dịch tự do với các đặc khu trước đây là các đặc khu dù được ưu đãi vẫn có sự can thiệp của nhà nước. Nhưng đã vào khu mậu dịch tự do thì tất cả đều theo thị trường, không có sự can thiệp của nhà nước.
Đổi lại, đối với những công nghệ thấp, lạc hậu, Trung Quốc sẽ rao bán. Có nhiều thủ thuật để tiến hành việc này. Chính phủ Trung Quốc có thể hỗ trợ việc đẩy công nghệ thấp ra khỏi đất nước bằng cách "đi đêm" với các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp bán công nghệ bằng cách miễn giảm thuế để họ được giá cạnh tranh tốt nhất.
PV: Các nước nhận "rác công nghệ" từ Trung Quốc phải đối mặt với những nguy cơ gì từ công nghệ kém và lạc hậu, đặc biệt là các nước có nền tảng công nghệ thấp lại ở ngay sát Trung Quốc như Việt Nam?
ThS Bùi Ngọc Sơn: Với nhiều nước, như Việt Nam, dù cũng muốn công nghệ mới nhưng không đủ tiền, hoặc dù có công nghệ mới để sản xuất hàng hóa nhưng chi phí cao, lại không đưa được sản phẩm ra quốc tế để cạnh tranh ở cấp độ cao để thu lại lợi nhuận cho tương xứng thì cũng chẳng thể nào nhập công nghệ cao được. Trong khi đó, Trung Quốc đưa công nghệ thấp hơn nhưng rẻ hơn rất nhiều ra chào hàng thì về mặt lợi nhuận chắc chắn nhà kinh doanh rất hài lòng.
Tuy nhiên, nếu mang công nghệ cũ, lạc hậu về thì sớm muộn những vấn đề về môi trường sẽ gây ra tác hại quá lớn, khi đó chi phí để xử lý ô nhiễm lại đổ lên đầu xã hội, còn người ký duyệt và doanh nghiệp trực tiếp mang công nghệ này về lại được hưởng lợi.
Bởi thế, nếu tính chi phí quốc gia phải bỏ ra để xử lý "rác" còn lớn hơn cả lợi nhuận công nghệ cũ kia mang lại thì chính phủ phải có cách. Để làm được việc đó không hề đơn giản, phải có hệ thống các nhà khoa học, các phương tiện để nghiên cứu, đưa ra các bằng chứng rõ ràng, từ đó mới có những chính sách phù hợp với công nghệ quốc tế.
Mỗi quốc gia phải tự nghiên cứu để đưa ra hàng rào ngăn "rác" vào nhà mình, ví dụ sử dụng các loại thuế, đặc biệt là thuế môi trường. Đó là chưa nói đến vấn đề tham nhũng. Nếu Trung Quốc thấy có lợi, họ sẵn sàng chiều chuộng, tìm mọi cách để có được giấy phép hợp pháp đưa "rác" vào nước khác.
Không thể trách Trung Quốc vì họ thừa công nghệ thì bán rẻ. Cũng không thể trách nhà kinh doanh tại sao lại rước "rác" vào nhà. Sợ nhất là những doanh nghiệp nhà nước cầm tiền ngân sách, biết công nghệ ấy là rác, không sản xuất được gì mà vẫn rước về. Mà chuyện này chắc chắn có ở Việt Nam.
Còn doanh nghiệp tư nhân không thể trách họ được. Để đưa về một công nghệ nào đó, họ phải tính toán chi tiết chi phí bỏ ra, kết quả thu lại được bao nhiêu, sau khi đóng thuế cho nhà nước lời lãi thế nào... Nếu như có lãi thì họ vẫn nhập, không thể cấm được chuyện đó vì đó là tiền của họ.
Tuy nhiên, có thể dễ dàng hạn chế được việc này bằng cách lập ra hàng rào kỹ thuật, tăng thuế môi trường... 
Không thể áp dụng biện pháp này với doanh nghiệp nhà nước vì họ sử dụng tiền ngân sách. Thay vào đó, phải có hàng rào chống tham nhũng. Nguy cơ rác công nghệ vào Việt Nam qua cánh cửa doanh nghiệp nhà nước là rất lớn khi quản lý và xử lý không tốt các nhân sự tham nhũng.
Việt Nam khó mà dựng được rào chắn để chặn rác công nghệ nếu bộ máy năng lực yếu kém? Cứ nhìn con số nhập khẩu thiết bị Trung Quốc tăng vọt lên trong những năm qua là biết hiệu quả của rào chắn đó thế nào.
Thứ Ba, 14/10/2014 07:04
Thành Luân

“Nước ta dồi dào tài nguyên, khoáng sản”: Dân trắng tay!

“Nước ta dồi dào tài nguyên, khoáng sản”: Dân trắng tay!

“Nước Việt Nam rất giàu và đẹp, có rừng vàng, biển bạc, đất đai phì nhiêu”, câu nói vỡ lòng đầy tự hào trong bài học đầu đời của thế hệ học sinh một thời nay trở thành một câu nói châm biếm cho tệ đào, xới, bới, chặt tài nguyên đem bán của những cá nhân, nhóm người lợi ích.

“Quyết tâm chính trị” và Tây Nguyên hoang tàn

Mới đây, trên báo Dân Trí có dẫn tin về một quốc đảo trù phú, thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, từng dùng tờ USD để làm giấy vệ sinh, đó quốc đảo Nauru, và sự giàu có ấy đều nhờ vào ra trữ lượng phân chim hóa thạch khổng lồ, được tích thụ qua hơn 1.000 năm tại quốc đảo này.

Gần 20 năm đào tài nguyên tiêu hoang, thu nhập ngân sách phụ thuộc hoàn toàn vào “phân chim” đã khiến quốc gia này trả giá khi nguồn phốt-phát cạn kiệt từ năm 1980. Hòn đảo trở thành bãi phế thải, môi trường cảnh quan bị phá hủy hoàn toàn do các hoạt động khai thác trước đó. Nauru giờ đây sống bằng tiền cho Úc thuê đất.

Những viễn cảnh này của Nauru hiện hữu rõ ở Tây Nguyên, nơi mà rừng được khai thác cạn kiệt để phục vụ những con đường làm giàu ngắn của các đại gia người Việt như Đoàn Nguyên Đức. Theo số liệu thống kê do Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – NN&PTNT) công bố năm 2013, trong 5 năm (2007-2013), 5 tỉnh Tây Nguyên gồm Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng đã mất đi hơn 129.600 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên mất hơn 107.400 ha, rừng trồng mất trên 22.200 ha. Trung bình mỗi năm, khu vực này bị mất hơn 25.700 ha rừng. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp lợi dụng trồng cao su, dự án thủy điện để phá rừng. Trong khi đó, việc thực hiện Chỉ thị số 1685/CT-TTg, chỉ giúp các tỉnh Tây Nguyên thu hồi và đình chỉ 9.300 ha rừng.

Tây Nguyên cũng là nơi có một dự án khai thác khoáng sản độc nhất vô nhị trên thế giới, khi mà hiệu quả kinh doanh vẫn “lỗ theo kế hoạch” như lời các vị quan chức từng khẳng định. Nơi đây, vào sáng 08/10, hồ thải quặng đuôi số 5, nơi chứa bùn và nước sau khi lắng rửa quặng bô xít tại Xí nghiệp mỏ tuyển bô xít Tân Rai đã tràn ra đường. Lời cảnh báo về thảm họa túi bùn đỏ (ví như trái bom sinh thái tiềm ẩn) có từ năm 2007, ngay khi có với quyết định 167 của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thậm chí một nhóm trí thức đã lập ra blog boxitvn với đầy đủ luận cứ để cảnh báo nhưng sớm bị “quyết tâm chính trị” bỏ qua.

Tây Nguyên trở thành bằng chứng điển hình về lối tư duy ăn xổi và sự bắt tay giữa các quan chức với cá nhân nhằm trục lợi bất chính núp dưới chiêu bài “vì sự phát triển kinh tế” ở Việt Nam.

Ảnh vệ tinh đất nước Việt Nam, do Nasa chụp, cho thấy rừng Tây Nguyên đã biến mất!

Sự bắt tay đó phản ảnh một mâu thuẫn kỳ lạ, diễn ra ở bất kỳ địa phương nào có mỏ khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên, khi mà chi phí, lợi ích và tác hại của việc khai thác, bán tài nguyên không hề được tính toán một cách đầy đủ. Đó cũng là lý do vì sao xuất hiện những trường hợp giàu nhanh ở Việt Nam mà nơi phát tích sự giàu ấy thường rơi vào trường hợp: môi trường bị phá hoại, mất đất canh tác, xói mòn, sa mạc hóa, ong hóa, lũ lụt…

Nói cách khác, nếu ở quốc đảo Nauru đào tài nguyên, người dân còn được hưởng lợi trong gần 20 năm, thì ở Việt Nam ngược lại, tài nguyên phục vụ cho sự giàu nhanh của một số nhóm người trong và ngoài nhà nước, như quan hệ chặt chẽ giữa “kiểm lâm với lâm tặc”.

Hết tất cả!

Nhiều người khi nhìn lại đất nước sau gần 40 năm thống nhất, thoảng thốt: khi chúng ta hết quặng, không còn than, cạn dầu khí, Việt Nam sẽ phát triển bằng gì? Nhất là khi thông tin về mỏ than Quảng Ninh sắp hết; dầu khí đang giảm dần từ 20 xuống 18 rồi 17 triệu tấn/năm và kết quả là vào năm 2015 trở đi, Việt Nam sẽ nhập dầu thô và than; rừng khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc gần như bị phá sạch, nạn phá rừng hợp pháp đang lan sang Lào, Campuchia…

Một ông chuyên gia phán chắc nịch, chúng ta sẽ “in tiền”, nhưng tiền với mức độ mất giá như hiện nay thì liệu có rơi vào tình trạng như Zimbabwe, nơi mất hơn 100 tỷ đô la (tiền nước này) để mua 1 ổ bánh mỳ?

Điều gì đã khiến cho một đất nước mà tài nguyên dồi dào, con người cần cù, dân số vàng, tiến sĩ nhiều như giấy in (24.000 tiến sĩ) vẫn mãi lẹt đẹt về kinh tế ở mức 42, và hoàn toàn vắng bóng trên bản đồ công nghệ châu lục?

Điều gì dẫn đến việc, rất nhiều doanh nghiệp đã bán giấy phép khai thác khoáng sản được cấp cho Trung Quốc, trong đó, riêng “ở phía Bắc có đến hơn 60% mỏ”, theo lời chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thuấn – Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản (Bộ TNMT) trong buổi đối thoại doanh nghiệp đầu năm nay (2014)?

Đó chẳng phải là vì các lãnh đạo tài tình của ta đã sáng suốt bán tài nguyên thô, áp dụng tư duy nhiệm kỳ, tư duy ngắn hạn chỉ chờ dịp bán tháo đất nước cho bạn láng giềng đó sao? Tư duy đó giống đường cao tốc Nội Bài–Lào Cai với tổng giá trị dự án 1,46 tỷ USD sau hai ngày thông xe đã xuất hiện vết nứt.

Điều đó cho thấy sự yếu kém trong khả năng quản trị quốc gia của cá nhân, tổ chức lãnh đạo, dẫn đến nguồn lực đất nước bị suy giảm nghiêm trọng, làm gia tăng sự lạc hậu, làm nên sự phát triển không theo chiều sâu. Chính vì vậy, nền kinh tế Việt Nam sau bao nhiêu năm phấn đấu với quyết tâm chính trị cao, về cơ bản vẫn là kinh tế gia công, bán tài nguyên, nhập công nghệ mà phần lớn là công nghệ cũ từ nước ngoài, chưa phát huy được năng lực khoa học, công nghệ của quốc gia trên tiềm năng về nguồn nhân lực, tài nguyên, vị trí địa lý. Dẫn đến sự xuất hiện độ lùi về thời điểm công nghiệp hóa sau năm 2020, công nghệ luyện kim phục vụ cho nội địa hóa ô-tô cứ mãi trầy trật, công nghệ hút dầu vẫn đang nhờ vả vào các quốc gia bên ngoài, dịch vụ vẫn thói quen chộp giựt, nhất là trong du lịch.

Đặc biệt, nguồn nhân lực và sự phát triển bền vững trên nền tảng dịch vụ, công nghệ để tiến tới nền kinh tế tri thức, vốn được nhắc nhiều trong các văn kiện đại hội Đảng lại hoàn toàn không được chú trọng. Dẫn đến chỉ số kinh tế tri thức KEI (vốn được dùng để đánh giá sự chuẩn bị của một đất nước đủ điều kiện chuyển sang nền kinh tế tri thức) do World Bank công bố năm 2012, Việt Nam xếp thứ 104/146 nước và vùng lãnh thổ, thuộc nhóm trung bình thấp (KEI 2-4).

Việt Nam trở thành một quốc gia đi làm thuê đúng nghĩa thông qua việc gia công cho các tập đoàn nước ngoài (không được chuyển giao công nghệ), xuất khẩu lao động và… cho thuê đất. Vấn đề nhập siêu, thâm hụt ngân sách và nguy cơ vỡ nợ đang trong tình trạng sẵn sàng.

Năm 2012, trong lần trả lời phỏng vấn Vietnamnet, chuyên gia kinh tế Bùi Văn khẳng định: Thế hệ chúng tôi đã hút gần hết dầu, đã đào gần hết than, đã dùng lưới cào và thuốc nổ khai thác hết cá ở biển, từng đi chặt rừng để bán sang Nhật. Như vậy, cái chúng tôi để lại cho thế hệ sau là gì? Là hết than, hết dầu, hết cá, hết rừng nhưng tôi rất tự hào về cái đó. Bởi vì chúng tôi để lại cho thế hệ trẻ một con đường duy nhất là phải học, là không còn dựa vào tài nguyên thiên nhiên nữa. Đó là điều mà tôi tự hào để lại cho thế hệ sau.

Sự “tự hào” cay đắng? Có lẽ vậy, khi mà một thế hệ đã bán tháo tài nguyên, bỏ tiền vào túi riêng, bỏ qua tương lai thế hệ, và không có dấu hiệu ngừng lại.

Có nên tiếp tục giao phó?

Điều 53 trong Hiến pháp 2013: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Sự giao phó tài sản quốc gia cho một Nhà nước quản lý, nhưng bao năm qua hoàn toàn không hiệu quả. Vậy liệu có nên tiếp tục được giao phó nữa hay không?

Trong khi đó, thông tin về việc phát hiện mỏ dầu khí mới ngoài khơi Việt Nam, hay mỏ khoáng sản trên đất liền không làm cho người dân vui mừng, bởi họ biết sự phát hiện đó phục vụ cho ai. Và họ biết chắc rằng, cứ đà này, thế hệ sau sẽ không còn cái gì nữa, ngoài mớ chữ nghĩa tổng kết: Tài nguyên quốc gia đã sử dụng phung phí trong giai đoạn… và nay đã cạn kiệt.
10-12- 2014
Liên Sơn
Theo Đất Việt

Y tá gốc Việt Nam là người Mỹ đầu tiên nhiễm Ebola tại Mỹ

RFA- 2014-10-13
Y tá gốc Việt Nina Pham, người Mỹ đầu tiên nhiễm Ebola trên đất Mỹ-Courtesy of WFAA-TV
Người Mỹ đầu tiên bị lây nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ là cô Nina Phạm, y tá Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, đã có tiếp xúc với bệnh nhân Thomas Eric Duncan. Thomas mắc bệnh từ Liberia, đến Mỹ, vào bệnh viện nhưng đã chết vì bệnh viện Cơ đốc Dallas không cứu chữa được ca bệnh này.
Cô Nina Phạm đã giúp việc chữa trị cho bệnh nhân người châu Phi. Tin tức cho biết Nina có mang đầy đủ trang bị bảo vệ chống Ebola trong mọi lần tiếp xúc với bệnh nhân.
Giám đốc Cơ quan phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ CDC cho rằng bệnh viện Cơ đốc Dallas đã vi phạm thủ tục y khoa trong việc điều trị bệnh nhân Ebola.
Nina Phạm  là một trong 48 người ở Hoa Kỳ mà cơ quan CDC theo dõi vì đã trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc với bệnh nhân Duncan.
Tin mới nhất cho hay sức khỏe của người y tá gốc Việt đang trong tình trạng ổn định.
Tốt nghiệp đại học ở Texas năm 2012, Nina Phạm được bạn bè và gia đình mô tả là một người có tấm lòng trắc ẩn lớn lao, quên mình vì người khác trong nghề nghiệp y tá.
Được biết, Cô Nina Phạm thuộc Giáo xứ Fatima, Dallas Fort Worth. Hiện tất cả giáo dân của giáo xứ này và những giáo xứ lân cận đã được yêu cầu cùng chung lời cầu nguyện cho cô .

Nước cờ của Bắc Kinh

hongkong-monday
Xô giựt hàng rào giữa sinh viên với người chống biểu tình-RFA photo
Việt-Long- Tổng hợp tin tức quốc tế 2014-10-13
Cảnh sát hành động bất ngờ lúc sáng thứ hai, dẹp bỏ những rào chắn do sinh viên dựng trên các đại lộ. Sinh viên trực tiếp khiếu nại lên chủ tịch Trung Quốc Tập Cận-Bình, yêu cầu xem xét lại về chức vụ lãnh đạo Hồng Kông, và Trưởng Quan Lương Chấn Anh bác bỏ mọi yêu sách của sinh viên. Đó là diễn tiến cuối tuần qua tại Hồng Kông.
Cảnh sát ra tay trước bình minh hôm thứ hai, như để trắc nghiệm phản ứng của sinh viên, nhưng tuyên bố không giải tán biểu tình, mà chỉ giảm thiểu nguy cơ tai nạn lưu thông.
Có xô xát nhưng không có tin đụng chạm mạnh, trong khi 50 người biểu tình tập trung cản trở cảnh sát dỡ rào cản ở khu Vượng Giác (Mong Kok). Những người khác ngăn cản công nhân khai thông đường rầy trong phố. Một số người biểu tình phát biểu chống đối hành động của cảnh sát.

Chiếm cứ lâu dài

Từ cuối tuần qua mấy chục lều trại đã mọc lên trên những con đường của khu trung tâm Hồng Kông. Sinh viên chuẩn bị thực hiện lời đe "chiếm cứ lâu dài" nếu chính quyền từ chối ngồi vào bàn đàm phán về những đòi hỏi dân chủ, và đòi ông Lương từ chức.
most-beautiful-protest
Cuộc biều tình được mô tả là "đẹp nhất thế giới"- Video capture
Mỗi ngày qua khu vực phản đối chính lại mang thêm vẻ thường xuyên và lâu dài. Ít nhất 1 ngàn người lui tới nơi đó vào lúc 11 giờ đêm chủ nhật. Sinh viên ngồi ở bàn học ngoài đường để học hành, hoặc xem tài liệu về cuộc chống đối trên màn ảnh lớn, hay ngồi xếp bằng, xem điện thoại cầm tay. Chiếu, lều, bạt nối nhau kéo dài tới cuối phố.
Sinh viên nói họ không thể dừng cuộc phản đối nếu chính quyền không nhương bộ chút nào, hay ít nhất cũng phải thông đạt quan điểm của họ cho chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.

Không thể kéo dài

Chính quyền Hồng Kông tuyên bố không nhượng bộ, gọi đó là phong trào quần chúng vượt quá giới hạn. Trưởng quan Lương Chấn Anh tin rằng phong trào này không thể kéo dài, từ chối đàm phán trừ phi sinh viên chấm dứt biểu tình và bỏ đòi hỏi dân chủ thực sự cho cuộc bầu cử Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông năm 2017. Ông nói sinh viên chỉ "có con số không" cho cơ hội một cuộc đầu phiếu tự do, vì như vậy đảng Cộng sản Trung Hoa sẽ phải thu hồi sắc lệnh tháng 8 đã xếp đặt mọi chi tiết cho cuộc tuyển cử này.  Chính quyền tỏ ra muốn chơi nước cờ "kéo dài cho mòn mỏi", hy vọng sự ủng hộ chống đối sẽ yếu dần rồi phai tàn khi công chúng ngày càng chồng chất nỗi bực dọc vì cuộc sống thường nhật bị xáo trộn.

Đằng sau hành động chống biểu tình

Sáng thứ hai những người dân sự khác tập trung gần nơi chiếm cứ của sinh viên. Trong nhóm này có những công nhân xây dựng và tài xế taxi, đến để phản đối cuộc biểu tình vì đời sống của họ bị tổn hại. Một người tự xưng tài xế taxi nói anh ủng hộ dân chủ, nhưng thu nhập của anh đã giảm 40% từ mươi hôm nay vì lưu thông bị chặn đứng. Hằng trăm người biểu tình chống biểu tình, mang dải băng màu xanh và khăn xanh để phân biệt với phe sinh viên dùng dải băng và khăn vàng. Phe "băng xanh" mang những biểu ngữ ghi "Yêu Hồng Kông , ủng hộ lực lượng cảnh sát", gọi các sinh viên lãnh đạo phong trào chống đối là "kẻ thù của nhân dân", hô khẩu hiệu đòi cưỡng hành luật pháp và dẹp sạch cuộc chống đối. Nhóm băng xanh trông lớn tuổi hơn các sinh viên "băng vàng" nhiều, có cả những người nói tiếng Quan thoại của Hoa lục, không nói tiếng Quảng Đông như người Hồng Kông. Sinh viên coi đó là những côn đồ được thuê mướn và người của Bắc Kinh phái đến để chống biểu tình.

"Chiến thắng của Pyrrhus"
hongkong-protest
Hình ảnh Hồng Kông biểu tình - Video capture

Phía sinh viên cũng nhận thấy công chúng bị phiền nhiễu. Một số lãnh đạo sinh viên đã bàn thảo việc giải tỏa một  hay hai trong số ba khu vực chiếm cứ, hoặc mở thêm đường xung quanh để giảm thiểu sự cản trở lưu thông. Tuy nhiên trong số các sinh viên lãnh đạo vẫn còn có nhiều do dự trong sự nhượng bộ như vậy, trừ phi chính quyền nhượng bộ trước một số đòi hỏi của họ.
Suốt cuộc chống đối, sinh viên tránh chỉ trích trực tiếp chính quyền Bắc Kinh. Hôm thứ bảy, họ phổ biến thư ngỏ gởi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận-Bình, kêu gọi ông xem xét việc cải tổ chính trị cho Hồng Kông, và quy trách Trưởng quan Lương Chấn Anh về cuộc biểu tình của họ. Thư viết :"Nếu chính quyền trung ương tự tin, chính quyền không nên sợ phải để người dân Hồng Kông  tự mình bầu cử chức vụ Trưởng quan Hành chánh."
Trung Quốc có vẻ sẽ không nhượng bộ. Hôm thứ bảy báo Nhân dân viết là phong trào biểu tình đã gây bất ổn. Báo Tin tức Trung Quốc do Nhà nước điều khiển gọi yêu sách của sinh viên là "kiêu ngạo và ngu dốt". Giới quan sát coi đó là ngôn ngữ chứng tỏ Bắc Kinh bắt đầu mất kiên nhẫn.
Tuy nhiên, giáo sự luật đại học Hồng Kông Michael Davis cho rằng chính quyền Hồng Kông đang đi một nước cờ nguy hiểm nếu họ tin rằng chỉ cần chờ cho cuộc chống đối tự phai tàn.  Vị giáo sư nói làm như vậy có thể đem lại hiệu quả về ngắn hạn, nhưng chẳng khác nào "chiến thắng của Pyrrhus", vị vua thời Cổ Hy Lạp đã đánh bại quân La Mã ở Asculum vào năm 279 trước công nguyên, nhưng cũng bị tổn thất nặng nề không kém.

Đáp án đề toán tiểu học khiến dân mạng tranh cãi gay gắt

Trên diễn đàn môn toán cấp tiểu học, thành viên T.L chia sẻ về đề toán cùng cách chấm điểm của giáo viên gây chú ý.
Đề toán dành cho học sinh lớp 2 như sau: “Cho số 45, số đó thay đổi như thế nào nếu xóa bỏ chữ số 5…”.
Ở phần đáp án học sinh trả lời: “Xóa bỏ chữ số 5? thì còn số 4 (giáo viên ghi “sai” cùng dòng).
45-4=41”.
toán tiểu học, tranh cãi
Ảnh chụp bài toán gây xôn xao trong diễn đàn toán tiểu học.
Đáp án được cô giáo đánh sai nhận ý kiến trái chiều. Nhiều người nhận định, câu trả lời của học sinh “Xóa bỏ chữ số 5 thì còn số 4” là đúng, đặt ra câu hỏi tại sao cô giáo lại chấm sai trong một đề toán rất đơn giản?
Một số thành viên khác lại cho rằng, học sinh hiểu ý nhưng cách trình bày từ ngữ chưa chính xác. Các phương án khác được nêu ra là: “Xóa bỏ chữ số 5 ta được số 4”, “được số 4 hàng đơn vị”, “số mới là số 4”, “trở thành chữ số 4”… gây tranh cãi.
Từ đó đặt ra vấn đề cô giáo sai hay học trò sai? Đối với học sinh lớp 2, học sinh chỉ cần hiểu bản chất câu hỏi và trả lời có ý đúng hay cần đáp án chuẩn từng từ, từng chữ? Ở những đề toán thuộc dạng quen thuộc, tưởng như ai cũng có thể dễ dàng tìm ra đáp số đôi khi lại khiến người lớn đau đầu.
Trong phần chấm điểm, giáo viên không lý giải vì sao học sinh sai, nên sửa lại như thế nào. Điều này khiến một thành viên ngán ngẩm: “Có bài của học sinh tiểu học mà nhiều người tranh luận mãi chưa xong, mình giảng con cũng không biết phương pháp gì, mới thấy trẻ con giờ khổ quá”.
Về ý thứ 2, học sinh viết "45-4=41", phần lớn cư dân mạng đều cho rằng học sinh trình bày thiếu, đầy đủ là: “Số mới thay đổi so với số cũ là giảm 45-5=40 (đơn vị)”. Như vậy, trong cách chấm của cô giáo nên ghi thiếu, kèm theo bổ sung, không thể đánh giá là sai.
Thành viên T.L – người chia sẻ bài Toán cho biết: “Mình cũng học trường sư phạm và được dạy là giáo viên đúng đến đâu chấm đến đó, sai ở đâu gạch ở đó. Mình không hiểu cô giáo chấm sai ở đây là sai toàn bộ hay sai dòng đầu tiên".
PGS Nguyễn Áng (tác giả của nhiều cuốn sách Toán cấp tiểu học) chia sẻ: “Đây là bài toán tiểu học đã có từ hơn 10 năm trước. Mỗi người có thể hiểu theo ý khác nhau nhưng câu trả lời chính xác nhất là: “Xóa bỏ chữ số 5 ta được số mới là số 4. So với số cũ là giảm đi 45-4=41 đơn vị”.
Theo Zing

Ân ái không được quà, nữ sinh sát hại cán bộ huyện

(VTC News) - Thanh khai, vị cán bộ Phòng Tài chính kế hoạch huyện Vĩnh Tường nhiều lần hứa tặng quà, cho tiền mình khi ân ái nhưng không giữ lời khiến cô ấm ức ra tay sát hại.

Trưa 11/10, Công an tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với các ngành chức năng tỉnh hoàn tất việc khám nghiệm hiện trường vụ trọng án xảy ra tại một nhà nghỉ trong khu đô thị Phúc Sơn (xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường) khiến anh Lê Hải Đăng (26 tuổi, cán bộ hợp đồng Phòng Tài chính kế hoạch huyện tử vong).
Ân ái không được quà, nữ sinh sát hại cán bộ huyện
Người dân hiếu kỳ tụ tập phía ngoài hiện trường trong buổi khám nghiệm sáng 11/10. Ảnh: Việt Đức. 

8h15 sáng cùng ngày, Phùng Thị Thanh (18 tuổi), học sinh lớp 12A1 - Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Vĩnh Tường, được cảnh sát áp giải đến nhà nghỉ để phục vụ việc thực nghiệm. Một thanh niên có vóc dáng gần giống với nạn nhân Đăng được cảnh sát trưng dụng để "đóng thế".

Theo ghi nhận của phóng viên,  hiện trường nơi xảy ra vụ việc là một nhà nghỉ mới xây, cao 5 tầng, 2 mặt giáp các lô đất trống. Nhà nghỉ này dù nằm trong khu đô thị mới thưa thớt dân cư, nhưng suốt nhiều giờ nhà chức trách thực hiện công tác khám nghiệm, hàng trăm người dân hiếu kỳ đã tụ tập quanh đây để bàn tán về vụ án, cũng như chờ giây phút được giáp mặt nữ hung thủ. 

Khoảng 12h30, việc khám nghiệm kết thúc, chiếc xe đưa Phùng Thị Thanh đến hiện trường lúc sáng được yêu cầu đỗ nguyên trước cửa. Một chiếc xe biển xanh khác bí mật chạy vòng ra phía sau nhà nghỉ để đón nữ hung thủ cùng tổ công tác lặng lẽ rời hiện trường bằng cửa phụ.
Ân ái không được quà, nữ sinh sát hại cán bộ huyện
Thanh "diễn" lại vụ đâm chết anh Đăng trong buổi thực nghiệm. Ảnh: Việt Đức. 

Theo điều tra ban đầu, nạn nhân Đăng và nữ sinh 18 tuổi quen biết nhau trước đó. 

Trưa hôm 4/10, họ cùng đến thuê phòng để quan hệ tình dục. Hung thủ khai, Đăng và cô ta ân ái nhau hai lần thì mặc quần áo chuẩn bị ra về. 

Lúc ngồi nói chuyện trong phòng, Thanh nhắc lại việc nhiều lần Đăng hứa cho nữ sinh này quà, tiền để đổi "quan hệ" nhưng không thực hiện. Lời qua tiếng lại khiến hai người nảy sinh cãi vã. "Nghe cháu nói thế, Đăng bảo phải "cho" anh ta vài chục lần nữa mới nhận được quà", Thanh nói. 

Ngay sau đó, nữ sinh lớp 12 bất ngờ rút dao nhọn trong túi xách đâm Đăng nhưng bị anh này giữ tay, tát liên tiếp vào mặt. 

Họ xô đẩy nhau trong phòng rồi ngã xuống giường. Trong lúc vật lộn, Thanh đâm 2 nhát dao vào ngực vị cán bộ huyện Vĩnh Tường khiến anh này trọng thương, mất nhiều máu. 

Bị đâm, Đăng ôm ngực chạy ra ngoài định mở cửa phòng liền bị Thanh lao tới ngăn cản. Nạn nhân 26 tuổi kiệt sức ngã ra giường rồi lịm dần đi cho đến khi được nhân viên nhà nghỉ phát hiện chết trong phòng. 

Về phía Thanh, sau khi gây án nữ sinh này mở cửa phòng rồi lẳng lặng tẩu thoát khỏi hiện trường bằng cửa sau.

Vào cuộc điều tra, cảnh sát bắt được Thanh 2 ngày sau đó. Nữ sinh này được cho là có hoàn cảnh gia đình éo le, bố mẹ bỏ nhau đã lâu. Hung thủ là con gái cả trong gia đình có 3 anh chị em. Thanh hiện đang sống với bố.
 12/10/2014 12:18
Việt Đức

Hong Kong: Băng đảng hội Tam Hoàng xâm nhập vào biểu tình

Duyên Trần (Theo South China Morning Post) - Thứ Hai, ngày 13/10/2014 - 15:26
(PLO) - Cảnh sát Hong Kong đang điều tra vai trò về 2 băng đảng thuộc hội Tam Hoàng gây nên các vụ ẩu đả gần đây trong cuộc biểu tình tại thành phố.
Cảnh sát cho biết: Khoảng 200 thành viên từ hai băng đảng lớn của hội Tam Hoàng trong thành phố đã thâm nhập vào các trại của cả những người ủng hộ và chống đối biểu tình để gây rối ở Mongkok hơn một tuần trước.
Động cơ của chúng vẫn chưa được làm sáng tỏ, nhưng phía cảnh sát khẳng định đã lên kế hoạch để nhanh chóng giải quyết vụ án.

 Nhân viên cảnh sát đụng độ với người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Mong Kok
Ngày 12-10, ông Dan NG Wai-hon, Trưởng Cục điều tra về tội phạm có tổ chức và hội Tam Hoàng, cho biết: “Chúng hoạt động có tổ chức và động cơ cụ thể. Cảnh sát đang theo dõi chặt chẽ một số thành viên cao cấp của hội Tam Hoàng. Một số thành viên của chúng đã bỏ trốn."
Cuộc xô xát tại Mongkok xảy ra vào ngày 3 và 4 tháng 10. Cảnh sát đã bắt giữ 47 người, trong đó ít nhất 8 người thuộc hội Tam Hoàng, đều là thành viên cấp thấp.
Ông Dan NG Wai-hon cho biết thêm: Kể từ ngày 5-10, cảnh sát Hong Kong đã bố trí 300 sĩ quan mặc thường phục để ngăn chặn những rắc rối từ hội Tam hoàng. Thông thường chỉ 40 đến 50 sĩ quan thường phục được huy động đến khu vực này.
Hai băng đảng trong diện tình nghi được cầm đầu bởi Wo Shing Wo và Sun Yee On. Theo thông tin nội gián của các cảnh sát ngầm, khởi đầu, chúng đã cử 20 người Nam Á đến Mongkok để gây rối. Tổng số nghi phạm đã được tăng lên gần 200 tên.
Theo cảnh sát, chuyện “làm ăn” của Wo Shing Wo đã bị các cuộc biểu tình ở Mongkok cản trở. Các quán mạt chược, câu lạc bộ đêm và các doanh nghiệp xe buýt nhỏ tại đây đều thuộc quyền “quản lý” của hắn.
Được biết, tiền hoa hồng mà hội Tam Hoàng lấy từ một tiệm mạt chược vào ban đêm có thể đạt từ 80.000 đến 100.000 đô la Hong Kong một giờ.
Ông Dan NG Wai-hon cũng đồng thời phủ nhận những cáo buộc "vô lý" rằng cảnh sát đã thông đồng với hội Tam hoàng. Ông khẳng định lý do cảnh sát ít hiện diện trong khu vực vào hai ngày này là do “thiếu thông tin tình báo”.
Ông nói: "Ở quận Admiralty cũng có sự hiện diện của hội Tam Hoàng, nhưng ngay cả khi chúng ta biết họ là thành viên của hội Tam Hoàng, chúng ta không thể bắt họ nếu họ không làm gì hơn ngoài ca hát cùng người biểu tình".
Duyên Trần (Theo South China Morning Post) 

Hơn 800 triệu đồng 'bốc hơi', sếp Quản lý thị trường vẫn được thăng chức

(VTC News) - Mắc sai phạm về thu chi tài chính, làm thất thoát hơn 800 triệu đồng, nhưng Phó Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng vẫn 'bình chân như vại' nhiều năm qua. 

Theo đơn phản ánh của bạn đọc, ông Nguyễn Bá Lộc - Phó Chi cục trưởng
Chi cục Quản lý Thị trường (thuộc Sở Công thương Hải Phòng) mắc sai phạm về quản lý thu chi tài chính từ những 2003-2005 với tổng số tiền lên tới hơn 827 triệu đồng. 

Suốt 7 năm hậu quả vẫn chưa khắc phục, người gây ra sai phạm cũng chưa bị xử lý kỷ luật thậm chí còn được bổ nhiệm thăng chức. 

Mắc những sai phạm gì? 
Thanh tra TP.Hải Phòng ra kết luận số 60 ngày 30/11/2006 về thực hiện Luật ngân sách tại Sở Thương mại (nay là Sở Công Thương TP Hải Phòng), mà trực tiếp là Văn phòng Sở và Chi cục Quản lý thị trường (QLTT). 

Nguyên nhân của việc chi vượt định mức sai chế độ quy định với tổng số tiền hơn 827 triệu đồng là do lãnh đạo Sở Thương mại và đặc biệt là lãnh đạo Chi cục QLTT đã buông lỏng quản lý, có việc làm trái chế độ chính sách hoặc cố ý vi phạm trong lĩnh vực tài chính. 
Hơn 800 triệu đồng 'bốc hơi', sếp Quản lý thị trường vẫn được thăng chức
Trụ sở Chi cục QLTT Hải Phòng, nơi xảy ra vụ việc 

Tại Chi cục QLTT, việc duyệt chi được giao cho ông Nguyễn Bá Lộc - Chi cục phó (Chủ tài khoản) và ông Phạm Ngọc An (nguyên Chi cục phó Chi cục QLTT) trực tiếp duyệt các khoản chi phí. Lãnh đạo Sở và Chi cục không tiến hành kiểm tra thường xuyên việc thực hiện nhiệm vụ chi của đơn vị và cho công khai tài chính các khoản chi phí để phát hiện xử lý, chấn chỉnh. 

Từ những sai phạm trên, Thanh tra Thành phố kiến nghị UBND TP Hải Phòng và các sở, ngành liên quan kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, rút kinh nghiệm. Đồng thời, Sở Công thương kiểm điểm, quy rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân có liên quan đến sai phạm đã nêu trong Kết luận thanh tra và có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm minh theo phân cấp quản lý cán bộ. 

Ngoài ra, Chi cục QLTT Hải Phòng, có trách nhiệm nộp ngân sách Nhà nước toàn bộ số tiền chi sai chế độ và vượt định mức Nhà nước.
Hơn 800 triệu đồng 'bốc hơi', sếp Quản lý thị trường vẫn được thăng chức
Công văn của Thanh tra TP Hải Phòng đề xuất việc thực hiện thu hồi số tiền sai phạm của Chi cục Phó Chi cục QLTT Hải Phòng 

Sai nghiêm trọng để lâu “hóa bùn” 


Căn cứ vào kết luận trên, Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hải Phòng phải nộp số tiền 827 triệu đồng về Thanh tra TP.Hải Phòng trước ngày 30/4/2007 để nộp ngân sách Nhà nước. Nếu quá thời hạn đơn vị chưa thực hiện xong sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật hiện hành. 

Tuy nhiên, hơn 7 năm kể từ khi có Quyết định số 30 của Thanh tra Thành phố số tiền trên vẫn chưa được nộp đủ vào ngân sách. Đến thời điểm này, Chi cục QLTT Hải Phòng mới có biện pháp thu hồi được số tiền hơn 100 triệu đồng. 

Ngày 24/6/2014, Thanh tra Thành phố tiếp tục ra Công văn số 211 về việc "Báo cáo đề xuất thực hiện thu hồi số tiền sai phạm còn lại theo Quyết định số 30/QĐ-TTr" gửi UBND TP.Hải Phòng do Chánh Thanh tra Trần Thị Uyên ký. 

Theo đó, Thanh tra Thành phố đề xuất với UBND Thành phố chỉ đạo Sở Công Thương Hải Phòng (Sở Thương mại trước đây) nghiêm túc kiểm điểm và chỉ đạo Chi cục QLTT nghiêm túc kiểm điểm, xem xét xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân sai phạm.

Điều đáng nói, vụ việc thất thoát hơn 800 triệu đồng của nhà nước chưa được xử lý triệt để, số tiền chưa được thu hồi và người sai phạm chưa hề bị kỷ luật thì UBND TP Hải Phòng ra công văn "miễn tội".

Ngày 29/8/2014, UBND TP Hải Phòng ra Công văn số 6558 với nội dung: "Đồng ý miễn truy thu đối với những người đã mất và nghỉ hưu; Không thực hiện xử lý kỷ luật công chức do đã hết thời hạn và thời hiệu theo quy định. Yêu cầu Sở Công thương nghiêm túc rút kinh nghiệm về việc này". 

Hơn 800 triệu đồng 'bốc hơi', sếp Quản lý thị trường vẫn được thăng chức
Công văn của UBND TP Hải Phòng 'Không thực hiện xử lý kỷ luật công chức do đã hết thời hạn và thời hiệu theo quy định"'

Làm thất thoát vẫn được bổ nhiệm lên chức

Một cán bộ nguyên Chánh Thanh tra TP.Hải Phòng (người ký Kết luận số 60 và Quyết định số 30) cho biết: Theo Nghị quyết Trung ương 4, bất cứ thời điểm nào, con người nào vi phạm thì vẫn cứ phải xử lý. 

Theo đó, cho dù lỗi về vi phạm hành chính của ông Nguyễn Bá Lộc không còn nữa do đã hết thời hạn và thời hiệu theo quy định, nhưng còn việc đền bù hậu quả kinh tế đến giờ ông Lộc mới thực hiện một phần, làm thất thoát không nhỏ ngân sách Nhà nước thì đương nhiên sai phạm của ông Lộc vẫn còn.

Dư luận đặt câu hỏi, vì sao cán bộ làm thất thoát hơn 800 triệu đồng tiền Ngân sách Nhà nước suốt 7 năm qua chưa được thu hồi dứt điểm, chưa bị xử lý mà vẫn tại vị, thậm chí còn “Không thực hiện xử lý kỷ luật công chức”?.

Không những vậy, mới đây, lãnh đạo Sở Công Thương Hải Phòng còn tiến hành làm quy trình bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Lộc giữ chức vụ Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hải Phòng. 

Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30/3/2013 của BCH Trung ương Đảng về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, trong đó tại mục C, điều 5 ghi rõ "Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm làm mất uy tín của bản thân, tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi đảng viên sinh hoạt, công tác; mất đoàn kết nội bộ, gây dư luận xấu, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; làm mất niềm tin của nhân dân đối với tổ chức đảng hoặc gây lãng phí, thất thoát về tiền, tài sản phải bồi thường thiệt hại một lần có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.".

VTC News sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc. 

Nhà sư thừa nhận hình "nhạy cảm" là ảnh thật

TO - Trước nghi vấn hình ảnh "nhạy cảm" trên Facebook là ảnh ghép, nhà sư Thích Minh Nhựt đã thừa nhận nhân vật trong ảnh chính là mình, hình được chụp ngoài trời. 
Hình ảnh trên trang cá nhân Hoa Mi trên mạng xã hội Facebook đăng tải nhiều hình ảnh nhạy cảm được cho là đại đức Thích Minh Nhựt
Hình ảnh trên trang cá nhân H.M. trên mạng xã hội Facebook đăng tải nhiều hình ảnh nhạy cảm được cho là đại đức Thích Minh Nhựt
Chiều 9-10, thầy Giác Hoa, trưởng Ban tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.Cần Thơ, cho biết sau khi phát hiện những hình ảnh nhạy cảm trên Facebook, Ban tăng sự đã họp tức tốc đình chỉ phật sự đại đức Thích Minh Nhựt trong vòng ba tháng.
Chiều cùng ngày, hòa thượng Đào Như, trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.Cần Thơ, cho biết vào ngày 15-10, Ban trị sự sẽ họp thường trực mở rộng để kết luận, xử lý vụ việc.
Trước nghi vấn ảnh trên bị ghép, thầy Giác Hoa cho biết sư Thích Minh Nhựt đã thừa nhận ảnh "nhạy cảm" trên Facebook chính là mình, hình được chụp ngoài trời. Trong ảnh, một người nữ đang ôm Thích Minh Nhựt.
Trước đó, vào ngày 21 và 22-9, trên trang Facebook cá nhân mang tên H.M. liên tiếp cho đăng tải nhiều hình ảnh một nam thanh niên mặc quần jean, áo sơ mi, đội mũ lưỡi trai chụp hình thân mật với một cô gái.
Cư dân mạng và nhiều phật tử cho rằng người trong ảnh là đại đức Thích Minh Nhựt, một thành viên trong Ban trụ trì chùa Khánh Quang (Cần Thơ).
Những hình ảnh này cho thấy cô gái trẻ ôm ngang hông, quàng hai tay từ phía sau ôm lấy đại đức Nhựt.
Một số ảnh khác thể hiện sự mơn trớn của nhà sư khi hai người chụp hình "tự sướng" trong một khu du lịch, má kề má rất phản cảm.
PHƯƠNG NGUYÊN

Bắc Kinh sợ hiệu ứng đôminô từ Hồng Kông

RFI-Trọng Nghĩa

media
Biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông ngày 11/10/2014. Bắc Kinh sợ Cách mạng Dù lan sang Trung Quốc.Reuters

Phong trào biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông trong những ngày qua đã bất ngờ được sự ủng hộ của một số người trong cộng đồng người Hoa lục đang sinh sống tại đặc khu này. Họ đã mạnh dạn thách thức cả chính quyền Bắc Kinh lẫn các thành phần dân tộc chủ nghĩa cực đoan tại Trung Quốc. Hiện tượng này không khỏi làm Bắc Kinh lo ngại về nguy cơ lây lan, được gọi là hiệu ứng đôminô.

Nhìn chung, do thông tin bị kiểm duyệt và bị hệ thống tuyên truyền Nhà nước tại tác động, người dân tại Trung Quốc nhìn chung, hoặc là thờ ơ, hoặc là chế nhạo các cuộc biểu tình đang diễn ra tại Hồng Kông, phản đối việc Bắc Kinh nuốt lời hứa cho vùng lãnh thổ này quyền tự do chọn lựa người lãnh đạo. Một vài tiếng nói ủng hộ đã lập tức bị guồng máy an ninh và kiểm duyệt ngăn chặn.

Thế nhưng, theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP ngày 13/10/2014, một số người đến từ Hoa Lục đã dũng cảm xuất hiện tại các cuộc biểu tình nổ ra cách đây hai tuần, góp sức cho phong trào đòi dân chủ cả về mặt hậu cần lẫn tinh thần. Những người này đã bộc lộ công khai những gì bị cấm đoán nghiêm ngặt tại Trung Quốc : Thái độ cổ vũ cho dân chủ.

Phát biểu với hãng tin Pháp, một nữ sinh viên xã hội học 21 tuổi đến từ tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, cho biết : « Tại Hoa lục, ai cũng có thể bị tống vào tù vì niềm tin của mình ».

Người nữ sinh viên xin được giấu tên này đã tỏ ý hết sức hoan hỉ : « Xuống đường biểu tình tại Hồng Kông, được hô to các khẩu hiệu dân chủ, đứng lên đấu tranh cho những gì bạn thực sự tin tưởng, đây quả là một kinh nghiệm giải tỏa ức chế tuyêt vời !».

Nữ sinh viên này tuy nhiên rất thận trọng khi tham gia biểu tình, cô không bao giờ trò chuyện bằng tiếng quan thoại, chỉ dùng tiếng Quảng Đông lơ lớ ‘giọng Đài Loan’, và luôn tập hợp với các bè bạn phương Tây trong cùng trường đại học của cô ở Hồng Kông, và nhất là che mặt để cha mẹ của cô ở Quảng Đông không bị « bất kỳ rắc rối nào ».

Ác mộng đối với Bắc Kinh : phong trào từ Hồng Kông lan sang Trung Quốc

Theo AFP, rất khó mà xác định được xem có bao nhiêu người đến từ Hoa Lục ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông như trường hợp nữ sinh viên kể trên, nhưng bản thân sự tồn tại của những người này đã củng cố thêm kịch bản ác mộng đối với chính quyền Bắc Kinh, vốn hết sức lo sợ về một hiệu ứng đôminô, với phong trào từ Hồng Kông lan truyền vào đất liền.

Tuy vậy, theo một nữ sinh viên khác thuộc trường Đại học Hồng Kông, khả năng phong trào dân chủ mở rộng qua Đại Lục rất ít, nếu căn cứ vào các phản ứng trên mạng Facebook từ nhiều sinh viên tại Trung Quốc, có một số công khai ủng hộ việc cảnh sát dùng hơi cay tấn công người biểu tình như sự kiện ngày 28/09 vừa qua đã thu hút sự chú ý của thế giới.

Nữ sinh viên 24 tuổi này thú nhận là trang Facebook của cô đã biến thành bãi chiến trường từ khi cô bắt đầu công bố hình ảnh của các cuộc biểu tình từ nơi cô ở tại Hồng Kông.

Những phản ứng từ Hoa Lục rất dữ dội, nào là « Hồng Kông là đồ hư hỏng và vô ơn », « Hồng Kông có sống nổi một ngày nếu không có Trung Quốc ? », nào là « Dân chủ gì ? Chúng ta đã cho các người quá nhiều tự do rồi. »

Thậm chí có người đã thể hiện nỗi giận dữ trước việc nữ sinh viên này ủng hộ cuộc đấu tranh dân chủ tại Hồng Kông bằng việc từ bỏ theo trang Facebook của cô.

Tuy nhiên cô nữ sinh viên đến từ Hoa Lục này rất thông cảm. Sở dĩ có nhiều người từ Hoa Lục đả kích phong trào Hồng Kông, đó là vì họ chỉ được tiếp cận một cách rất hạn chế với thực tế tại Hồng Kông, do chế độ kiểm duyệt tại Trung Quốc.

Một ví dụ được nữ sinh viên này nêu lên : « Tôi gọi về cho mẹ tôi và bà ấy tò mò hỏi tôi : Tại sao người Hồng Kông lại hành xử rất tệ như vây ? Bà ấy hoàn toàn không biết gì về những gì đang xẩy ra ».

VIDEO:Biểu tình Hồng Kông thôi thúc nhiều người thoái ĐCSTQ



Cách ĐCSTQ xử lý phong trào Chiếm trung tâm ở Hong Kong khiến nhiều người dân liên tưởng đến sự kiện Thảm sát Thiên An Môn.
Sự việc này thôi thúc nhiều người Trung Quốc thoái Đảng.
Chỉ riêng ngày 8/10, đã có hơn 95,000 người thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.
Đầu tiên là bản tuyên bố thoái Đảng chung của ông Vương Minh Phúc và 3 người khác.
ĐCSTQ tin rằng “quyền lực đến từ nòng súng”.
Họ đàn áp người biểu tình bằng bạo lực.
Tôi đã có mặt tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6, và tôi biết họ sẽ nổ súng.
Tôi nghe thấy tiếng đạn bay đằng sau, vì thế tôi đã chạy đi.
Nhiều người trúng đạn nhưng cũng không dám nói.
Thời điểm đó, công việc của tôi có liên quan tới bệnh viện công an.
Khi đi làm, tôi thấy nạn nhân trong những túi đựng xác, còn người dân thì đang tìm kiếm thân nhân của họ bị thiệt mạng. Đúng là một bi kịch.
Họ sẽ làm tương tự đối với cuộc biểu tình ở Hong Kong.
Liệu Giang Trạch Dân và thuộc hạ có dám công khai tài sản?
Họ đã chuyển tiền ra nước ngoài!

Đứa bé đói lả và chuyện xuất khẩu... "mồ hôi, nước mắt"




NGỌC QUANG 11/10/14 06:59
(GDVN) - Nước ta xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới cũng có nghĩa là xuất khẩu mồ hôi, nước mắt nhất nhì thế giới, chứ không có nghĩa là dân ta giàu nhất nhì thế giới.

Khắp các diễn đàn internet những ngày này, người ta nói rất nhiều về cái chết thương tâm của bé Phạm Thị Nhung ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Bé Nhung ra đi khi mới 10 tuổi và đang học lớp 3. Đau đớn thay, nguyên nhân của cái chết lại là do bé bị đói lả (bị bệnh tim), ngã xuống mương và bị nước cuốn đi.

Đến giờ, các kết luận thì cho rằng bé bị đuối nước, và đó có thể là nguyên nhân cuối cùng của cái chết thương tâm ấy. Song, hàng xóm kể rằng bé Nhung bị đói triền miên, chẳng riêng cái ngày lìa xa trần thế.

Đáng thương hơn là khi người dân vớt được xác thì phát hiện ra bộ quần áo bé Nhung mặc đã vá chằng vá đụp, trong nhà cũng chẳng có lấy một bộ quần áo lành lặn.

Ba đứa em của Nhung cũng thường xuyên nhịn đói, lay lắt hết ngày này qua ngày khác. Bố mẹ Nhung thì mù chữ và không có việc gì làm ổn định. Tài sản đáng giá nhất trong căn nhà nhỏ là hai chiếc giường ngủ.

Cái chết xót xa của bé Nhung hẳn sẽ khiến nhiều người giật mình, vì bấy lâu nay chúng ta vẫn hoan hỉ về những nỗ lực giảm nghèo hàng năm được báo cáo ra Quốc hội. Những nỗ lực ấy của Chính phủ rất đáng ghi nhận, nhưng sẽ chẳng thấm tháp gì, nếu chúng ta không giải quyết được nạn tham nhũng đã kéo dài nhiều năm nay.


Ba đứa em của bé Phạm Thị Nhung cũng thường xuyên phải nhịn đói.

Còn nhớ, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII, ĐBQH Nguyễn Văn Hiến (đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) đã chỉ ra rằng, trong khi Chính phủ trình Quốc hội nâng trần bội chi phát hành thêm trái phiếu để chi tiêu, để đảo nợ và lo sợ quốc gia vỡ nợ thì rất nhiều tiền của dân bị chiếm đoạt: 1m2 nhà vệ sinh được nâng giá lên 7 lần; Một thiết bị lặn trị giá 100 triệu được nâng lên 130 tỷ; Những con đường đắt nhất thế giới mà không hề có một sự giải thích thỏa đáng; Những con tàu, những công trình hàng nghìn tỷ khác không biết đã được nâng giá bao nhiêu lần?

Rồi chuyện đầu tư 3.200 tỷ đồng cho Làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội), xây xong thì bỏ hoang. Những dự án chậm tiến độ giữa lòng Hà Nội như đường sắt Cát Linh – Hà Đông khiến cho kinh phí đội lên cả trăm tỷ đồng…

Suy cho cùng, đấy đều là tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân. Cả đống tiền bị phung phí vô tội vạ, trong khi những đứa trẻ nghèo khó ở vùng cao chỉ ao ước có hai nghìn đồng để được ăn bữa cơm có thịt. Lạ thay, những ông quan ở Thủ đô mà dân đều tin rằng sẽ phải chịu trách nhiệm khi dự án bị đội giá (chậm tiến độ) thì lại chẳng có ai phải nhận án kỷ luật, ít nhất là tính đến lúc này.

Cứ như vậy thì đến bao giờ bữa cơm của các cháu học sinh ở Tây Bắc có thịt và không còn phải học trong những cái chuồng? Đến bao giờ những cô giáo ở miền Tây Thanh Hóa không phải mời khách bằng những con nòng nọc?

Làm sao để không còn những nữ sinh phải tìm đến cái chết vì quá nghèo, không có được 1 triệu đồng để nộp phạt vì vi phạm luật giao thông như ở Tây Nguyên? Làm sao để không còn những phụ nữ quyên sinh để cho gia đình có được sổ hộ nghèo như ở miền Tây Nam Bộ? Và, làm gì để không còn những cái chết thương tâm như bé Nhung?

Đấy là những chuyện chẳng hay hớm gì, nhưng vẫn phải nhắc lại như vậy, bởi chẳng phải ngẫu nhiên mà Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng trong khu vực công (CPI) 2013 lại chỉ xếp Việt Nam đứng thứ 117 trong tổng số 177 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thêm một chuyện đáng lo nữa là công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê về kết quả cuộc khảo sát mức sống hộ dân cư, cho thấy chênh lệch giàu nghèo tại Việt Nam lên tới 9,2 lần. Trong khi thu nhập bình quân của người Việt Nam đạt 1,387 triệu đồng/người/tháng, thì nhóm nghèo nhất mỗi tháng một người chỉ thu nhập 369.000 đồng, còn thu nhập trung bình của nhóm giàu nhất lên tới trên 3,4 triệu đồng. Khoảng cách ấy ngày càng giãn ra.

Vẫn biết rằng chênh lệch giàu nghèo là điều tất yếu, chẳng riêng gì Việt Nam mà nhiều quốc gia khác cũng vậy. Nhưng nếu khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn thì có thể dẫn tới mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội. Đấy là mối nguy, không thể xem thường.

Vẫn biết rằng đâu đó trên các miền quê còn nhiều gia đình túng bấn, còn nhiều gia đình chưa biết đến bao giờ mới thoát nghèo, âu cũng là điều dễ hiểu với một đất nước có xuất phát điểm thấp. Nhưng nghèo đói tới mức lả đi và ngã xuống nước - mất mạng thì không thể xem là bình thường. Thật xót xa khi nước ta lại xếp nhất nhì thế giới về xuất khẩu gạo trong nhiều năm liền.

Chúng ta xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới cũng có nghĩa là xuất khẩu mồ hôi, nước mắt đứng nhất nhì thế giới, chứ không có nghĩa là dân ta giàu nhất nhì thế giới.

Phải thẳng thắn như vậy để thấy rằng, nước ta dù có đổi mới thì đa phần người dân vẫn phải bám vào nông nghiệp. Muốn đánh giá hiệu quả của công cuộc đổi mới đất nước thì phải nhìn vào chất lượng đời sống của những người nghèo nhất xã hội: đấy là nông dân. Nếu người nông dân không thay đổi được số phận mình thì công cuộc đổi mới của chúng ta vẫn chưa đạt được hiệu quả đích thực.

Năm 1911, khi ra đi tìm đường cứu nước ở độ tuổi đôi mươi, Bác Hồ cũng chỉ có một mục đích là “phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân”. Cả cuộc đời, Người “chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

Sau khi Cách mạnh tháng tám thành công, Người đã rất quan tâm đến vấn đề diệt “giặc đói”, “giặc dốt”. Người coi cái đói, cái dốt là giặc và nó cũng nguy hiểm không kém giặc ngoại xâm. Người từng nói: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập sẽ không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”.