Thursday, April 23, 2015

Cháy lớn ở khu cỏ lau huyện Bình Chánh

 XUÂN NGỌC - Thứ Năm, ngày 23/4/2015 - 22:38
(PLO)- Khoảng 12 giờ trưa 23-4, khu đất trống mọc đầy cỏ lau gần Lán Le – Bàu Cò ở huyện Bình Chánh, TP.HCM đột nhiên bốc cháy. Lửa bùng dữ dội bao phủ cả một khu vực rộng.

Hiện trường vụ cháy.
Thông tin ban đầu, khu vực rừng có nhiều lau sậy, cỏ khô phát hỏa. Lửa gặp gió lớn lan nhanh. Hàng chục hộ dân sống gần đó phát hiện tri hô mang nước tìm cách chữa cháy. Tuy nhiên lửa bùng lớn khiến lực lượng tại chỗ bất lực.
Lính cứu hỏa tích cực dập lửa
Ngay sau khi nhận tin báo, hơn 60 cảnh sát chữa cháy và 10 xe nước PCCC huyện Bình Chánh cùng Đội chữa cháy khu vực 1 đến hiện trường triển khai dập lửa.
Sau gần bảy giờ tưới nước, ngọn lửa được khống chế. Tại hiện trường, nhiều cây bị cháy rụi. Gần đó là hàng chục hecta rừng phòng hộ Lán Le – Bàu Cò và khu ươm giống cây trồng của huyện Bình Chánh vẫn bình an vô sự.
XUÂN NGỌC

Dùng móc sắt đánh con trai 7 tuổi vì lấy cắp 10 nghìn đồng của bà

Cho rằng cậu con trai 8 tuổi lấy trộm tiền 10.000 đồng của bà nội đi chơi, Võ Cát Trà đã dùng móc áo bằng sắt đánh bầm dập cháu bé, gây thương tích 7%.
Cháu N. bị bố đánh dã man bằng chiếc móc quần áo bằng sắt vì lỡ lấy cắp tiền của bà nộiCháu N. bị bố đánh dã man bằng chiếc móc quần áo bằng sắt vì lỡ lấy cắp tiền của bà nội
Ngày 23/4, Công an huyện Nam Đàn ra lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Võ Cát Trà (SN 1979), trú tại xóm Đồng 1, xã Kim Liên về tội cố ý gây thương tích.
Nạn nhân trong vụ án là cháu V.C.N, 7 tuổi, con trai bị cáo Võ Cát Trà. Trước đó, ngày 2/4, Công an xã Kim Liên, huyện Nam Đàn nhận thông tin về vụ bạo hành đối với em V.C.N, học sinh lớp 2, Trường Tiểu học Hoàng Trù. Tiến hành xác minh, công an xã Kim Liên nhận thấy đây là vụ việc nghiêm trọng nên đã lập hồ sơ, báo lên công an huyện Nam Đàn.
Ngay lập tức, công an huyện Nam Đàn vào cuộc, triệu tập các đối tượng liên quan và làm rõ hành vi bạo hành của Võ Cát Trà đối với con trai mình vào đêm 1/4/2015.
Chiều hôm đó, Trà đi làm về thì nghe tin con trai lấy cắp 100 nghìn đồng của bà nội đi đánh điện tử, trượt pa-tanh. Thấy vậy, Trà đã dùng chiếc móc áo bằng sắt đánh con trai trong đêm. Màn tra tấn của Trà khiến cậu con trai bị thương tích đầy mình với hành trăm vết bầm dập từ chân đến mặt.
Hậu quả của màn bạo hành là cháu N. chịu tỷ lệ thương tích 7%. Xét thấy tính chất nghiêm trọng và mức độ hành vi của vụ việc là vi phạm luật hình sự, phạm tội cố ý gây thương tích, Công an huyện Nam Đàn đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Võ Cát Trà theo khoản 1, điều Điều 104 Bộ luật Hình sự.
Được biết, Võ Cát Trà có vợ và 2 con, cháu N. là con thứ 2. Trà là lao động tự do, thỉnh thoảng đi làm thợ hồ. Trước đây, Trà từng đánh vợ và bị Công an xã Kim Liên gọi lên nhắc nhở, xử lí. Hiện nay, người vợ của Trà đang đi lao động tại Thái Lan.
Ngay khi sự việc xảy ra, lãnh đạo huyện Nam Đàn đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện Nam Đàn đã vào cuộc, thăm hỏi, động viên cháu N, đồng thời đề nghị cơ quan công an điều tra, làm rõ.

Đại tá Cao Tiến Mai, Trưởng Công an huyện Nam Đàn cho biết, vì quan hệ giữa bị can và nạn nhân là bố con, bị can không có khả năng gây nguy hiểm cho cộng đồng nên công an không tiến hành tạm giữ hình sự mà cho bị can tại ngoại.
Thứ Sáu, ngày 24/4/2015 - 09:19
Theo Báo Nghệ An

H.O. Ông là ai?

04-19-2015 3:13:47 PM
Huy Phương & Võ Hương An
(Chân Dung H.O. & Những Cuộc Đổi Đời)

Vào thập niên 90, trong cộng đồng người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ, người ta quen thuộc rất nhiều với danh từ H.O. Đây là một đợt di dân vĩ đại, dành cho quân-cán-chính Việt Nam Cộng Hòa trong các trại tập trung của Cộng Sản sau ngày 30 Tháng Tư, 1975 được đến định cư tại Mỹ, qua sự thương thảo giữa Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và chính phủ Cộng Sản Việt Nam. 

Chúng ta không có con số chính thức, nhưng theo tài liệu của Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, có khoảng 350,000 người đến Mỹ theo các danh sách H.O.

Cây bút của Ông Robert L. Funseth, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao, thương thuyết gia của chính phủ Hoa kỳ đã ký các văn bản với chính phụ Cộng Sản Việt Nam, giúp hàng nghìn cựu tù nhân chính trị được đến định cư tại Hoa Kỳ. (Tài liệu của Bà Khúc Minh Thơ)


Tuy phía Mỹ đã ấn định tiêu chuẩn của cựu tù nhân “cải tạo” được ra đi phải chịu cảnh tù đày tối thiểu là ba năm, nhưng về sau mua một cái giấy chứng nhận thời gian ở tù chỉ tốn vài ba chỉ vàng, nên cũng có những “H.O. non” và “H.O. quốc doanh” lọt vào. Nước Mỹ tuy vậy, không đủ khả năng gạn lọc hay truy tìm cho ra lẽ, bằng chứng là có những cựu tù nhân chính trị “hợp tác với địch đánh chết bạn tù” vẫn lên máy bay vào Mỹ ung dung. Người Mỹ cũng rộng lượng, người ta kể chuyện một “con lai giả” hay “lai Tây” cũng lọt sổ, vì viên chức phỏng vấn người Mỹ đã hóm hỉnh rằng,“Ồ! Chúng ta là người Mỹ cả mà.” Bỏ chế độ Cộng Sản ra đi được người nào hay người đó.

Đi vào văn chương thì đã có “Ông H.O.” của Hà Thúc Sinh nói về sinh hoạt của người tù chính trị trên đất Mỹ, “Hành trình của Một H.O.”của Đặng Trần Huân kể lại “đoạn đường chiến binh” qua các “bãi mìn và dưới hỏa lực” của các loại giấy tờ, tổ chức dịch vụ của nhà nước Cộng Sản. Vậy “ông H.O” là ai?” Phải chăng là cái ông áo quần tàng tàng, mặt mũi hom hem, buồn bã, thân thể gầy yếu, đi thì lúc nào mặt cũng cúi gầm xuống, hay đứng đợi chuyến xe bus trên tuyến đường Bolsa hay lượm báo Việt trong các khu chợ Việt Nam và những năm 90.

Ngày nay cái hình ảnh H.O. đó đã tan biến, hòa hợp vào trong nhịp sống thường ngày của cộng đồng Việt Nam, có còn chăng là năm ba ông H.O. nay đã đến giai đoạn dưỡng già, ngồi uống cà phê nói chuyện chiến tranh thế giới, chuyện Việt Nam hôm nay, hay nhẩn nha đứng mua cái vé loto luôn luôn với dòng chữ “cash value” vì chuyến tàu sắp đến ga, làm gì để có thời giờ chia món tiền trúng này ra trong một đoạn đường dài 28 năm.

Nhưng với những năm đầu của thập niên 90, H.O. là một phong trào, một hiện tượng, một biến cố, một đợt sóng lớn của cộng đồng người Việt hải ngoại.

Trước đây là chuyện di tản vào Tháng Tư, 1975, và sau đó là chương trình ODP, những làn sóng người Việt ngày đó dễ hòa tan nhanh chóng trong số đông, nhưng H.O. là một đợt di dân vĩ đại. Phố xá, chợ búa đông đúc hẳn lên, xe bus nhiều người đi hơn, các cơ sở xã hội làm việc không hết, phòng mạch bác sĩ, nha sĩ có hàng loạt người khách ngồi chờ, kinh tế Bolsa có chiều hướng đi lên thấy rõ.

“Bước chân...đổi đời.” (Tài liệu của Hội Tương Trợ TNCT-VN)

Nhiều người sốt ruột vì lâu nay đi làm ăn vất vả, bỗng dưng có một số đợt người đến gặp lúc xã hội Mỹ dang tay rộng mở, giúp đỡ tới một năm trời trợ cấp, nhất là trợ cấp y tế, điều mà nhiều người đi làm khác cũng đang gặp khó khăn. Không phải ai cũng có liên hệ với chính quyền hay quân đội cũ và có người trong gia đình đã bị tù đày nên không khỏi có cái nhìn thiếu thiện cảm, thiếu rộng lượng với lớp người chưa du nhập vào đời sống Mỹ kịp thời. Trong khi nhiều nhà báo nhắc tới và ca tụng H.O. là những người chịu thiệt thòi đáng được cộng đồng tri ân, thì nhiều người lại cho rằng, “H.O. là gì? Chạy không kịp mới trở thành H.O.” Một bạn H.O. than với tôi, “Mình tàng tàng thì người ta nói “đúng là H.O.” Mình mặc được cái áo đắt tiền, đi cái xe đẹp một tí, thì người ta mỉa mai: “H.O. mà cũng sang nhỉ!”

Gia đình nào có thân nhân bảo lãnh thì đỡ hơn, số còn lại do các nhà thờ hay các hội đoàn bảo trợ, lãnh giúp tiền trợ cấp nhưng chỉ thuê giúp một cái apartment rẻ tiền, cho một bộ nệm cũ hay bộ bàn ghế chợ trời.

“Ơn ai một chút chẳng quên,” mình qua đây như vậy là tốt phước rồi. Chúng ta đã được nghe bao nhiêu chuyện than phiền về cách phục vụ thiếu thiện chí hay bắt bẻ, “ma cũ bắt nạt ma mới” của các cán sự xã hội mà gia đình H.O. nào cũng đã phải nhiều lần bước đến bàn giấy của họ. Các ông bà này bắt bẻ tận cùng, còn khó hơn cả cán sự xã hội Mỹ hay Mễ.

Tiện đây, cũng phải nhắc đến thiện chí của nhiều chủ nhân, nhiều khi muốn giúp đỡ đồng hương bằng cách bắt đầu thuê một số anh em H.O. làm việc trong các nhà hàng, cắt cỏ hoặc xây dựng nhà cửa, nhưng dần dà phải bỏ cuộc vì số anh em mới sang, sức lực đã bao năm hao mòn trong các nhà tù Cộng Sản, không năng động và dễ bảo như nhân công người Mễ, lại tính người Việt hay để ý đến công việc và thu nhập của nhà chủ nên dần dần bị đào thải. Nhiều ông chủ than phiền, “Anh em mình thích nghỉ trưa, hút thuốc nhẩn nha cả tiếng đồng hồ, lại hay thắc mắc về thu nhập của chủ, đem so bì với số lương của mình.” Bây giờ qua một thời gian gạn lọc, chỉ có một số anh em còn lại, chịu khó đứng làm việc trong chợ, giúp việc nhà hàng ăn, hay làm việc trong ngành xây cất, đã có đời sống ổn định.

Khoảng thời gian 1990-1998 là lúc các gia đình H.O. đến định cư ở Mỹ nhiều nhất, cung cấp nhân lực cho các dịch vụ chăm sóc người già, nuôi người bệnh, giữ trẻ tại các tư gia. Các gia đình H.O. hiện nay đã ổn định khi con cái của họ đã lớn khôn, cho ta thấy hiện nay kiếm người phụ việc nhà như ngày trước rất khó khăn. Một vấn đề xã hội khác, là vào những năm trước 1990, số thanh niên vượt biên nhiều hơn phái nữ, nên có tình trạng trai thừa gái thiếu trong cộng đồng Việt Nam. Những đợt gia đình H.O. đến Mỹ đã tạo được những cuộc hôn nhân tốt đẹp và điều hòa được vấn đề khó nghĩ này của xã hội di dân. Tục ngữ Việt Nam có câu, “Trời sinh voi, sinh cỏ,” nên trong giai đoạn anh em H.O. mới định cư tại Mỹ, nghề “nails” bắt đầu phát triển và thịnh hành đã đưa đến công ăn việc làm không ít cho nhiều gia đình di dân mới mẻ này, và với các đức tính “chịu khó, khéo tay, cần cù,” nhiều người đã có một đời sống khá sung túc.

Các gia đình H.O. đã cung cấp nhân công cho các shop may, người trẻ thì chạy máy, người già thì cắt chỉ, nhặm lẹ thì xếp hàng, đóng gói, mà cho đến giờ này vẫn còn đứng vững với thời gian. Đúng là “Trời sinh voi, sinh cỏ,” “ở xứ Mỹ này có nghèo chứ không có đói.” Các gia đình có chồng, cha đi “cải tạo,” đã biết cái khổ của bữa rau, bữa cháo, nên sang đây, phần lớn các gia đình này đều “chịu thương, chịu khó,” chẳng mấy chốc mà đã có một cuộc sống ổn định.

Tính từ người cựu tù nhân chính trị bước chân đến Mỹ vào năm 1990, đến nay đã được 25 năm. Hai mươi lăm năm, là thời gian dư để cho một em bé sinh ra trên đất Mỹ tốt nghiệp đại học. Riêng thành phần cựu tù nhân chính trị sang đây, mặc dù tuổi đã cao, tinh thần đã mệt mỏi, vẫn có người tốt nghiệp đại học với các học vị như Ph.D, Master, Bác Sĩ, Nha Sĩ... như một nha sĩ đã hãnh diện quảng cáo cho phòng mạch của mình là “Nha Sĩ H.O. 11” (đúng ra là H.11). Còn về sự thành đạt của con các “Ông H.O.” thì chúng ta phải có một cuốn sách mười nghìn trang loại “Vẻ Vang Dân Tộc” mới ghi hết. Có những gia đình H.O. ra đi chậm, mãi đến những năm 1994-95 mới đặt chân tới Mỹ, vậy mà có đến ba bốn người con đều đã tốt nghiệp nha sĩ, y sĩ hay dược sĩ, tiến sĩ. Lẽ cố nhiên, khoa bảng chưa đủ để nói tới điều gì ích quốc, lợi dân, nhưng ít ra những gia đình này cũng theo kịp những người đi trước để khỏi mang mặc cảm thua thiệt.

Mong rằng các em đã là những người thân có cha, anh là nạn nhân của chế độ Cộng Sản, là những người đã có thời gian sống dưới chế độ này, đã biết nỗi khổ đau riêng của dân tộc mình, và chung của con người, sẽ có một lối sống và suy nghĩ cho xứng đáng với những sự hy sinh của cha anh và nỗi nhọc nhằn của cả dân tộc.

(Chân Dung H.O. & Những Cuộc Đổi Đời,  sẽ ra mắt độc giả vào ngày Chủ Nhật 10 Tháng Năm, 2015 vào lúc 1:00 chiều tại Nhật Báo Người Việt)

Nhân sĩ, trí thức cảnh báo: 'Trung Quốc lũng đoạn, uy hiếp VN'

HÀ NỘI (NV) .- Giới nhân sĩ trí thức gồm phần lớn là đảng viên nhiều tuổi đảng và nổi tiếng vừa lên tiếng khuyến cáo chế độ Hà Nội có các quyết định đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên hết.

 
Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng (thứ hai bên trái) và chủ tịch TQ Tập Cận Bình (bên phải) gặp mặt giới thanh niên nam nữ khi ông Trọng thăm Trung Quốc hôm 7/4/2015. (Hình: China Daily)

Trong một bức thư dài đề ngày 18/4/2015 mới thấy phổ biến trên một số diễn đàn thông tin điện tử Internet, 42 nhân sĩ trí thức đưa ra một số nhận định về mối quan hệ Việt -Trung, thúc giục giới  lãnh đạo CSVN cảnh giác với chủ trương bá quyền bành trướng của Trung Quốc nhưng núp dưới vỏ bọc “cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa” để “thâm nhập, lũng đoạn, uy hiếp” Việt Nam.

Hành động của Trung Quốc được nhìn thấy “không chỉ xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải mà còn thâm nhập và gây hại về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội” đối với nước Việt Nam, theo bức thư người ta thấy có đứng tên nhiều nhân vật như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, giáo sư Hoàng Tụy, giáo sư Tương Lai, Kha Lương Ngãi, GM Nguyễn Thái Hợp, Cao Lập, bà Nguyễn Kim Chi, Huỳnh Kim Báu,...

Bức thư nói trên nhắc nhở những người  lãnh đạo đảng CSVN về các hành động Trung Quốc dựa thế bá quyền nước lớn không tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên biển Đông trong khi các lãnh tụ hai nước gặp nhau thì hớn hở hô hào “duy trì đại cục quân hệ Việt – Trung và hòa bình ổn định Biển Đông”.

Nhưng trong thực tế thì vẫn cứ ào ạt xây dựng các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và mở rộng các căn cứ ở quần đảo Hoàng Sa bất chấp sự phản đối của Việt Nam.

“Bằng những gì đã và đang diễn ra, chúng tôi, cũng như tất cả những người Việt Nam có lương tri từng hiểu rõ những mưu toan thâm độc của giới cầm quyền Bắc Kinh, làm sao có thể tin vào những lời đường mật trong Thông cáo về “Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc”, thúc đẩy hợp tác thực chất trên các lĩnh vực giữa hai nước đạt tiến triển mới” như Thông cáo viết.” Bức thư của 42 nhân sĩ nhắc nhở.

Vì vậy, bức thư khuyến cáo rằng “Càng thiết tha với tình hữu nghị láng giềng giữa nhân dân hai nước bao đời sống cạnh nhau, càng phải cảnh giác vạch trần những thủ đoạn nham hiểm, những lời lừa mị, bịp bợm của giới cầm quyền Băc Kinh hiện nay nhằm mua chuộc, thao túng một số người quá mơ hồ về những hứa hẹn viển vông “cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa” muốn dựa vào Trung Quốc để củng cố quyền lực đang nắm giữ.”


Tàu cảnh sát biển Việt Nam đối đầu với các lực lượng Trung Quốc ở phía nam quần đảo Hoàng Sa ngày 14/5/2014 vì vụ giàn khoan HD 981 dò tìm bất hợp pháp trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (Hình:HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng vừa đi Bắc Kinh hồi đầu Tháng Tư và rất có thể sẽ sang Mỹ vào Tháng Năm này nhân dịp hai nước làm lễ kỷ niệm 20 năm thiết lập bang giao.

Bức thư kêu gọi giới lãnh đạo đảng CSVN, nhân cơ hội đặc biệt này, “Vượt qua thách thức để tạo ra một bước đột phá, bứt khỏi sự kìm kẹp, áp lực nặng nề trong “quỹ đạo” của Trung Quốc, hay khiếp nhược đầu hàng trước những dụ dỗ, mua chuộc hoặc uy hiếp, đe doạ của giới cầm quyền hiếu chiến Băc Kinh để tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng, sụp đổ niềm tin, khiến cho đất nước lạc hậu và lạc điệu với thời đại. Trở thành thành viên của TPP là một cái mốc có ý nghĩa để đất nước ta đón lấy vận hội mới.”

Muốn làm được điều đó, bức thư khuyến cáo “Phải trên một nền tảng mới với luật chơi mới, dám chấp nhận cái giá phải trả cho một bước chuyển mình, nền kinh tế Việt Nam mới có điều kiện để tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới. Cũng trên nền tảng ấy, những vấn đề khác tuy sẽ còn gay go, song mới có lực thúc đẩy để thực hiện. Hy vọng rằng ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đáp ứng được mong mỏi ấy, thể hiện được ý chí mạnh mẽ ấy của cả dân tộc khi ông thực hiện chuyến công du đến Mỹ sắp tới.”

Trước các vấn đề thời sự đặc biệt quan trọng của quốc gia, giới nhân sĩ, trí thức và đảng viên nhiều tuổi đảng và nổi tiếng của đảng CSVN, thường là những người lớn tuổi và nằm ngoài guồng máy công quyền, từng đưa ra nhiều khuyến nghị với đảng và nhà nước CSVN những năm qua. Tuy nhiên, tất cả đều bị bỏ ngoài tai. (TN)

04-23-2015 3:47:59 PM

Gia Lai: Rừng bị phá, kiểm lâm đổ trách nhiệm cho dân

GIA LAI (NV) - Sau khi người dân có bằng chứng về việc rừng liên tục bị chặt phá, các cơ quan kiểm lâm ở huyện Chư Păh lại cho rằng, trách nhiệm thuộc về người dân và xã Hà Tây.

Theo người dân làng Kon Sơ Lă, điều khiến họ tức giận nhất là từ khi trạm bảo vệ rừng của kiểm lâm được xây dựng ở khu vực làng cũ (đường vào cửa rừng), lâm tặc lại chuyển sang vận chuyển gỗ bằng đường này.


Người dân làng Kon Sơ Lă đi tuần tra và phát hiện lâm tặc mới đốn hạ cây gỗ lớn này. (Hình: Dân Trí)

Tin từ Dân Trí cho hay, cứ 2-3 ngày lại có vài xe gỗ chuyển từ trong rừng ra vào lúc rạng sáng, nhưng lực lượng kiểm lâm không hề có động thái ngăn cản nào. Không chỉ vậy, ở đầu đường vào xã Hà Tây cũng có một trạm bảo vệ rừng nhưng các xe gỗ lậu của lâm tặc vẫn điềm nhiên vận chuyển gỗ đi qua.

Bực tức rạng sáng ngày 18 tháng 4, hàng trăm người dân Kon Sơ Lă đã phục kích, dựng “chiến lũy” và bắt được 2 xe chở gỗ lậu.

Sau khi bắt được số gỗ trên, các thanh niên trong làng đã thay nhau canh giữ và báo cáo lên chính quyền xã. Khi lực lượng kiểm lâm huyện Chư Păh đến làng lập biên bản và yêu cầu mang số gỗ này đi, các thanh niên trong làng không đồng ý.

“Gỗ là do dân làng khổ công bắt được, kiểm lâm giữ rừng nhưng đã không làm gì. Chúng tôi muốn giữ làm bằng chứng, nếu bên Viện Kiểm Sát đến mang đi và phải mang vụ việc ra xử thì chúng tôi mới đồng ý, còn chúng tôi sẽ không giao gỗ cho kiểm lâm,” một thanh niên làng Kon Sơ Lă nói.

Ông Ðinh Sứk, chủ tịch xã Hà Tây, cũng khẳng định, rừng bị phá rất nhiều. Ðầu năm 2015, xã được huyện giao bảo vệ 3,000 hecta rừng thuộc tiểu khu 185. Xã liên tục tổ chức lên rừng tuần tra và lần nào cũng phát hiện lâm tặc đang phá rừng.

Ấy vậy mà ngày 20 tháng 4, trao đổi với phóng viên Dân Trí, ông Nguyễn Ngọc Cư, hạt trưởng Hạt Kiểm Lâm Chư Păh, thoái thác: khu vực rừng bị phá có thể thuộc trách nhiệm của xã hoặc ban quản lý rừng phòng hộ Ðông Bắc Chư Păh. Huyện đã giao cho xã quản lý thì xã phải chịu trách nhiệm với huyện.

Khi Dân Trí thắc mắc: Kiểm lâm là lực lượng chính được nhà nước giao nhiệm vụ trực tiếp giữ rừng, được đào tạo về chuyên môn, được cấp vũ khí và được trả lương để bảo vệ rừng. Khi rừng bị phá, lẽ nào kiểm lâm không có trách nhiệm? thì ông Cư phân trần: “Xã phải chịu trách nhiệm với huyện và tỉnh. Hạt Kiểm Lâm có nhiệm vụ tham mưu cho huyện.” (Tr.N)

04-23- 2015 2:31:05 PM

Cây cầu 40 tỷ đồng: Nghiêng, vẹo, nứt, sai thiết kế nhưng vẫn đạt… chuẩn

DUY PHONG 20/04/15 14:53
(GDVN) - Mặc dù cây cầu Am, bắc qua Sông Nhuệ, trên đường Vạn Phúc, quận Hà Đông (Hà Nội) lún, nghiêng, vẹo, sai thiết kế nhưng chủ đầu tư vẫn cho rằng đạt tiêu chuẩn…

Dự án xây dựng cầu Am được triển khai từ năm tháng 3/2009, đến tháng 1/2012 cầu được thông xe kỹ thuật và đưa vào sử dụng.

Dự án này do Sở Giao thông và Vận tải TP.Hà Nội làm chủ đầu tư, nhà thầu thi công là Công ty Cổ phần Tập đoàn Thăng Long.

Sau 2 năm đưa vào sử dụng nhiều hạng mục của công trình vẫn còn dang dở. Lan can cầu chưa được lắp đặt. Tuy nhiên, đó cũng chưa phải là mối quan tâm và lo lắng nhất của người dân nơi đây…

Bằng mắt thường cũng nhận ra nhiều vết nứt bề mặt bê tông dầm dưới. Ảnh: Duy Phong

Hiện tượng nứt vỡ bề mặt bê tông dầm dưới chân cầu là điều người dân lo lắng. Cầu mới đưa vào sử dụng được 2 năm nhưng theo quan sát của người dân nơi đây thì vết nứt của khối bê tông đỡ mặt cầu đã dài hàng mét.

“Vết nứt sâu, tôi nhận thấy rõ sự tách rời nhau của khối bê tông này” một người dân cho biết.

Cầu Am đang bị lún, nghiêng, sai thiết kế đã ra nhiều nghi vấn về chất lượng công trình. Ảnh: Duy Phong

Không chỉ có hiện tượng nứt, lún, cầu Am còn có hiện tượng nghiêng. Theo quan sát của phóng viên, có nhiều trụ cầu có hiện tượng bị nghiêng, vẹo.

Làm việc với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, đại diện Ban Quản lý Dự án giao thông 1 (Sở Giao thông và Vận tải Hà Nội) thừa nhận có nhiều trụ cầu bị nghiêng và có ít nhất 01 cọc nhồi bị sai thiết kế.

Ông Đỗ Xuân Thành, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án giao thông 1 cho biết: “Khi thông xe kỹ thuật vào tháng 1/2012, do sức ép tiến độ nên về mỹ quan thì không được đẹp lắm.

Gần đây khi khảo sát, chúng tôi phát hiện tại Trụ T3, bên trái có 3 cái nghiêng nhưng vẫn chưa xác định được nguyên nhân.

Chúng tôi có mời đơn vị độc lập vào kiểm định nhưng đến nay chưa có kết quả. Theo nhận định của chúng tôi, việc nghiêng này không ảnh hưởng đến chất lượng công trình”.


Trụ cầu bị nghiêng khiến nhiều người dân lo lắng. Ảnh: Duy Phong

Không chỉ bị nghiêng, một số hạng mục của cầu Am còn làm sai thiết kế ban đầu, giải thích về nguyên nhân này, ông Thành cho biết: “Khi khảo sát xây cầu, chúng tôi không tìm được hồ sơ thiết kế cầu cũ.

Việc khảo sát trước khi xây dựng cũng chỉ là khảo sát tầng địa chất, chứ không khảo sát được các dị vật.

Khi khoan 36 cọc nhồi thì có 01 cọc bị vướng vào cọc bê tông cầu cũ nên không khoan xuyên qua được. Nên chúng tôi sửa thiết kế thành 02 cọc nhỏ hơn nằm ở 2 bên, việc sửa này chúng tôi có báo cáo Sở.

Chúng tôi cho rằng, việc này cũng không ảnh hưởng đến chất lượng công trình”.

Được biết, Dự án cầu Am bắt đầu thi công từ tháng 3/2009 đến tháng 1/2012 thì thông xe kỹ thuật. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa hoàn thiện các hạng mục còn lại. Ban Quản lý dự án đang yêu cầu nhà thầu phải hoàn thành trước tháng 4/2015.

Dự án đến nay đã được Hà Nội giải ngân nguồn vốn khoảng 30 tỷ đồng. Theo dự toán của Ban Quản lý, thì Hà Nội còn còn phải trả cho nhà thầu khoảng gần 10 tỷ đồng nữa.

Đề nghị Thành phố Hà Nội sớm vào cuộc thanh kiểm tra toàn bộ dự án đang có nhiều nghi vấn này.

Phỉ báng lịch sử - không đơn giản là sự ít học

XUÂN DƯƠNG 23/04/15 08:18
(GDVN) - Lịch sử không thể được dùng như một công cụ ngụy biện hay trang điểm cho những ý đồ đen tối phản bội dân tộc, đất nước.

Lịch sử chỉ có hai màu đen và trắng, tô màu cho lịch sử nhằm trộn lẫn trắng đen chỉ là những trò chơi chính trị mà đôi khi những kẻ cuồng tín bị biến thành con tốt thí.

Phát biểu tại Cộng hòa Liên bang Đức ngày 8/1/2015, Thủ tướng Ukraina Arseny Yatsenyuk cho rằng trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 “Liên Xô xâm lược Đức và Ukraine”. [1]

Đáp lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói “Đằng sau những nỗ lực này thường là sự thèm muốn giấu che nỗi xấu hổ riêng của họ, nỗi xấu hổ của sự hèn nhát, đạo đức giả và phản bội…”.[2]

Đem quân xâm lược Việt Nam, Đặng Tiểu Bình nói “đó là phản kích tự vệ”.

Những kẻ cực đoan ở Campuchia ngày nay đã nhanh chóng quên đi nạn diệt chủng mà Polpot gây ra cho dân tộc mình khi vu cáo Việt Nam xâm lược.

Người ta thường phủ hoa lên quan tài để tỏ lòng thương tiếc người quá cố, nhưng phủ hoa lên lịch sử để xóa nhòa tội ác thì lại chính là tội ác.

Lịch sử không thể được dùng như một công cụ ngụy biện hay trang điểm cho những ý đồ đen tối phản bội dân tộc, đất nước.

Những ngày này, người Việt trong nước và gần năm triệu kiều bào ở nước ngoài nói nhiều về hòa hợp, hòa giải dân tộc, tất nhiên vẫn có những tiếng nói khác biệt cất lên từ một số ít người ở nơi này, nơi khác.

Biểu đạt chính kiến là quyền của mỗi người, phê phán những yếu kém trong điều hành vĩ mô là chuyện bình thường, nhưng phỉ báng lịch sử thì không được phép.

Vậy thì nên nhìn nhận thế nào về triển lãm “Hoa nơi chiến trường” mà một số người làm nghề kinh doanh hoa ở phường Bến Nghé quận 1 TP Hồ Chí Minh vừa thực hiện? Có hai vấn đề cần phải làm sáng tỏ, người kinh doanh và cơ quan quản lý.

Có câu nói mà hầu như mọi người biết “nhiệt tình cộng với ngu dốt bằng phá hoại”, với “Hoa nơi chiến trường” cần phải hiểu khác đi một chút.

“Nhiệt tình” được biến tướng dưới vỏ bọc “từ thiện” còn “ngu dốt” thì được phủ bởi những cành hoa. Liệu những lời giải thích của người tổ chức kinh doanh kiểu này có che dấu một mục đích nào đó giống như là một sự phá hoại được che đậy dưới vỏ bọc từ thiện và ngu dốt?

Với kẻ thù, người Việt luôn chủ trương “khép lại quá khứ, nhìn về tương lai”, vết thương chiến tranh trên đất mẹ Việt Nam đã dần được chữa khỏi, thù hận đang được thay thế bởi sự bao dung, vị tha.

Nhưng liệu có ai không kìm được sự phẫn nộ khi nhìn tên lính đạp vào người đàn ông bị lột quần áo nằm dưới đất dù bàn chân tội ác ấy được che phủ bởi những bông hoa?


Các lực lượng chức năng tháo dỡ ảnh bị xuyên tạc, rào thép gai ở triển lãm trái phép Hoa nơi chiến trường. Ảnh Tuổi trẻ

Sự xuống cấp văn hóa không bó hẹp trong phạm vi “một bộ phận không nhỏ” mà phát triển khá mạnh ở nhiều cơ sở và cá nhân làm nghề kinh doanh. Chuyện những con ruồi trong chai nước giải khát, chuyện bơm nước vào động vật giết mổ, chuyện sữa bột biến thành sữa tươi… và nay là chuyện “Hoa nơi chiến trường”.Và liệu có ai sẵn sàng nhận những đồng tiền “từ thiện” có được từ sự kinh doanh trên nỗi đau chiến tranh mà cửa hàng Flower Box (số 74E Hai Bà Trưng, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM) quảng bá?

Người kinh doanh có tâm, có học không ai biến tướng những bức ảnh dã man như vậy quảng bá rộng rãi cho công chúng. Trước khi lồng khung treo nó lên, họ có tự hỏi người xem thu nhận được gì từ những bức ảnh đó hay là họ hài lòng với “thành quả” lao động của mình?

Nhà báo Kim Dung viết trên blog của mình như sau “Dù mong muốn một điều tốt đẹp, thì cũng không thể là cái tư duy vớ vẩn, ngu dốt đến độ này”. Người viết cho rằng ý kiến của chị Kim Dung là hoàn toàn xác đáng.

Kho tàng tục ngữ, châm ngôn Việt Nam có câu “nó lú có chú nó khôn”, với những người kinh doanh đến độ lú lẫn như Công ty Thuận Lê, lẽ ra “chú nó” tức là chính quyền cơ sở phải tỉnh táo, phải ngăn chặn ngay trước khi sự dốt nát ấy kịp biến tướng thành những bông hoa để mà phun ra từ nòng súng.

Địa bàn một phường không phải là quá lớn, tuần tra một vòng bằng xe gắn máy có lẽ chỉ mất chút thời gian, thế mà chỉ khi “những hình ảnh này lan truyền, cộng đồng mạng đã bày tỏ phẫn nộ và phản ứng quyết liệt cho rằng phản cảm, báng bổ lịch sử không chấp nhận được…”

Rồi sự việc lan truyền ra khắp cả nước, đến mức hai vị lãnh đạo cấp cao trong quản lý văn hóa tư tưởng, tuyên truyền và quản lý báo chí phải lên tiếng thì tối 19/4 chính quyền địa phương mới vào cuộc tạm thu giữ toàn bộ những bức ảnh và ấn phẩm trưng bày”.

“Nó lú” nên sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, còn “chú nó” có bị xử lý không? Một sự việc có thể nói là vô văn hóa xảy ra ngay tại trung tâm thành phố mà chỉ khi “cộng đồng mạng bày tỏ phẫn nộ” thì chính quyền phường, quận mới biết vậy họ ngồi đó để làm gì?

Chính quyền cấp phường, xã là nơi gần dân nhất, ở một số xã người ta ăn chặn tiền cứu trợ thiên tai, mì tôm, gà, nhím… của người nghèo, cũng may là chưa có phường nào ở thành phố lại khuyến khích người dân chăn nuôi gà, nhím!

Baodatviet.vn ngày 16/12/2013 có bài “1 phường có 400 cán bộ hưởng lương”[3]. Bài báo cho biết tỉnh Quảng Ninh có hơn một triệu dân, nhưng có đến hàng vạn người được hưởng lương từ ngân sách. Mỗi năm tỉnh này phải chi trả lương hàng nghìn tỉ đồng.

Quảng Ninh chắc không phải là trường hợp cá biệt, không biết phường Bến Nghé TP Hồ Chí Minh có số cán bộ hưởng lương kiểu như cấp phường xã ở Quảng Ninh hay không?

Song điều không nghi ngờ là vụ “Hoa nơi chiến trường” chính là một dẫn chứng bác lại ý kiến của một vị Bộ trưởng khi ông cho rằng “chỉ khoảng 1% cán bộ, công chức không làm được việc, còn chuyện 30% người ngồi chơi chỉ là tin đồn” [4].

Xử lý nghiêm khắc công ty Thuận Lê phải đi kèm với xử lý nghiêm khắc sự yếu kém của đội ngũ cán bộ cơ sở, còn nếu mà chỉ “nghiêm túc rút kinh nghiệm” hay “nghiêm túc viết kiểm điểm” thì biết đâu sau “Hoa nơi chiến trường” sẽ xuất hiện những biến tướng khó lường về “Hoa” mà những người theo khuynh hướng “tham có văn hóa” mong muốn tận dụng?

Tiếng chuông báo động đã được gióng qua bài Mũ chụp quá tai, hay bệnh mới ỡm ờ giả mù giả điếc. [5]

Tài liệu tham khảo:

[1] http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/ukraine-noi-loan-chau-au-tra-gia-vi-chu-nghia-phat-xit-3264502/

[2] http://motthegioi.vn/quoc-te/khung-hoang-ukraine/tong-thong-nga-putin-trach-ukraine-va-ba-lan-vo-dao-duc-165684.html

[3] http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/quang-ninh-1-phuong-co-400-can-bo-huong-luong-2362212/

[4] http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/chi-1-can-bo-cong-chuc-khong-hoan-thanh-nhiem-vu-2882984.html

[5] http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Mu-chup-qua-tai-hay-benh-moi-om-o-gia-mu-gia-diec-post157531.gd

Tuyên giáo hay Tuyên láo?


Gửi: Ông Vũ Ngọc Hoàng ủy viên TW Đảng, phó ban Tuyên giáo TW/CSVN.

Trên báo Tuổi Trẻ ngày 23/4 có đăng bài phỏng vấn (nói chuyện) về vấn đề “Hòa Hợp” với ông Vũ Ngọc Hoàng ủy viên Trung ương Đảng, phó ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương đảng CSVN nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước (Báo TT không ghi từ giải phóng). (1)

Tất nhiên (nói theo “đảng ta”) ông là “đầy tớ” nhân dân mà nói chuyện lôm côm bay mùi hổn láo thì nhân dân (chủ nhân mà!) có quyền chỉnh sửa uốn nắn tư cách “đầy tớ” lại cho chuẩn mực hơn, bởi bằng mồ hôi nước mắt trả lương cho ông thì phải có trách nhiệm với ông.

Vũ Ngọc Hoàng
Trước tiên xin nhắc ông, theo “nhà nước, đảng ta” dạy cán bộ tuyên giáo rằng: “Không ai sinh ra là để làm nghề Tuyên giáo, không có trường lớp nào dạy tất cả kiến thức để có thể khi ra trường làm được tuyên giáo. Muốn làm công tác tuyên giáo một cách thuyết phục và hiệu quả trước hết là cần phải học và tự học. Học ở mọi nơi, học ở mọi người...” (Cơ quan TƯ Báo điện tử Đảng CSVN).

Và khi chủ nghĩa xã hội CS suy tàn sụp đổ trên toàn thế giới, để đổi mới phát triển tồn tại TƯ Đảng đã dạy thêm cho đảng viên các cấp rằng phải đổi mới tư duy“nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”.

Mở đầu phỏng vấn, phóng viên (PV) báo TT hỏi: Thưa, nhìn lại 40 năm, ông cảm nhận khoảng thời gian đó ngắn hay dài?

Ông đáp: So với lịch sử dân tộc thì 40 năm không là bao, nhưng 40 năm cũng dài lắm đấy. Dài so với đời người và dài so với tốc độ công nghiệp ngày nay. Đã có một số nước hoàn thành công nghiệp hóa và vượt qua thu nhập trung bình để lên thu nhập cao trong vòng 30 năm.

Hình như ông Vũ Ngọc Hoàng không thuộc bài! Chưa “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Ông biết và nói được: Đã có một số nước hoàn thành công nghiệp hóa và vượt qua thu nhập trung bình để lên thu nhập cao trong vòng 30 năm, nhưng ông không có dũng khí để nói rõ sự thật: Sau 40 năm “thống nhất” thu nhập bình quân (GDP) đầu người Việt Nam khoảng 1.960 USD/năm (VietNamNet) so với Singapore: 68.541 USD người /năm (vietnamexport) mà trước 1975 Singapore là quốc gia nghèo hơn miền Nam, chỉ dám mơ ước được như Sài Gòn thập niên 70.

Tuy nhiên ông lại thấy rất tự hào hãnh diện trả lời PV:

- Bây giờ thống kê lại sẽ thấy chúng ta đã làm được nhiều việc. Từ chỗ thiếu lương thực, đi xin viện trợ, hiện nay ta là một trong hai nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới.

Đã không thuộc bài lại không nghe lời đảng dạy là học ở mọi nơi, học ở mọi người, ông Vũ Ngọc Hoàng thật sự ngu dốt hay không muốn biết. Năm 1960 là năm đánh dấu mức cao nhất trong lịch sử kinh tế Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam) với thừa ra 340.000 tấn gạo được xuất cảng ra nước ngoài tại bến cảng Bình Đông Sài Gòn ông nên vào xem chi tiết ở wikipedia (2)

Xuất cảng gạo thập niên 1960 bến Bình Đông Sài Gòn - Chợ Lớn

Và ông cũng nên có lòng tự trọng, biết liêm sỉ khi cái sản lượng làm nên là một trong hai nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới được tạo ra là từ các hộ cá thể nông dân miền Nam xé rào đạp đổ cái “HTX nông nghiệp XHCN” lạc hậu, cha chung không ai khóc của “đảng ta” áp đặt, mong ông nhớ kỹ cho điều này.

PV hỏi: Phải chăng vì vậy nên có ý kiến cho rằng trong thành tựu của đổi mới có những việc thực chất là sửa sai? Còn vận nước lúc này, thưa ông?

Câu hỏi rất thời sự và thực tế khi mà Tàu cộng bất chấp sự phản đối gay gắt của cộng đồng quốc tế ồ ạt bồi đắp các rạn san hô, xây dựng các đảo nổi di động kích thước lớn, có khả năng phục vụ cho mục đích quân sự trên Biển Đông đe dọa uy hiếp chủ quyền các quốc gia liên quan, một chuyện nóng hổi đến “vận nước” là vậy nhưng ông Vũ Ngọc Hoàng không hề đá động đến một từ ngữ nào về sự kiện thời sự này, không “nhìn thẳng vào sự thật, không đánh giá đúng sự thật, không dám nói rõ sự thật” mà ông chỉ nhấn mạnh “Độc lập và thống nhất đất nước là sự nghiệp vĩ đại của nhân dân ta”!?.

Vậy thì mời ông đưa lên bàn cân xem thống nhất đất nước kiểu CSVN với 4 triệu sinh mạng trong 85 năm có phải là sự nghiệp vĩ đại của “đảng ta” khi so với Thống Nhất trong yên bình của Đông Tây Đức và “đếch cần” thống nhất bằng máu xương của Hàn Quốc? Và có thật sự là vĩ đại không? với hy sinh xương máu và ngần ấy thời gian để hôm nay ông Phó Ban tuyên giáo hảnh diện chứng kiến nữa triệu (500.000) con em VN phải xếp hàng xin đi xây dựng XHCN làm vợ hờ hay osin khắp thế giới trong đó có Hàn Quốc và CHLB/Đức?? ông nhìn xem ảnh dưới - Cái này thì chắc không thể nào là sự nghiệp vĩ đại của Nhân Dân ta rồi! 100% là ông cường điệu nói láo.

“Sự nghiệp vĩ đại này của đảng chứ không hề là của nhân dân ta.”

Đề cập đến vấn đề “hòa hợp, hòa giải” PV hỏi: Lúc bấy giờ (30-4) chủ trương hòa giải, hòa hợp đã được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Ông PB/Tuyên Giáo CSVN trả lời chung chung như lừa quả bóng:

- Cũng do hoàn cảnh lịch sử, sau giải phóng có những chủ trương được tiến hành trong tinh thần phải nâng cao cảnh giác như chúng ta đã biết.

Nhưng biết cụ thể như thế nào thì ông không nói rõ, điển hình như hàng trăm ngàn sĩ quan công chức tinh hoa của miền Nam bị lùa vào các trại lao tù gọi là cải tạo trên khắp nước, trở thành tù nhân với án tù vô định nhiều người trong số họ vùi thây nơi những bìa rừng khi quê hương đã im tiếng súng và họ chưa từng đứng trước phiên tòa xét xử nào mà họ cũng chưa từng cầm súng bước qua bên kia sông Bến Hải gây chết chóc tang thương cho đồng bào miền Bắc.

Và thật bất ngờ thế giới quan của ông Vũ Ngọc Hoàng cũng súc tích lắm chứ! Ông “tâm tình”: 

“Nghiên cứu lịch sử nước Mỹ, chúng ta biết rằng khi cuộc (nội) chiến trong lòng nước Mỹ kết thúc, tổng thống Lincoln và tướng Grant của bên thắng trận đã có những phát biểu và chủ trương cụ thể để hòa giải, để tất cả người Mỹ dù từng ở bên nào hãy cùng yêu nước Mỹ.

Mỗi dân tộc có một hoàn cảnh lịch sử riêng, không thể so sánh và ở đây tôi hoàn toàn không có ý liên hệ nào, nhưng phải chăng lịch sử không riêng của dân tộc nào luôn có những câu chuyện ý nghĩa”

Hình như qua bối cảnh kết thúc nội chiến Nam Bắc Mỹ ông PB/Tuyên Giáo TW/CSVN đã nhận diện được chân lý “Anh Hùng Mã Thượng” của nhân cách người quân tử trong đối nhân xử thế. Nhưng có điều vì trong huyết quản là “máu CS” nên dù là người Việt Nam ông vẫn cho rằng Mỗi dân tộc có một hoàn cảnh lịch sử riêng, không thể so sánh? và phải chăng lịch sử không riêng của dân tộc nào luôn có những câu chuyện ý nghĩa?

Ở chỗ này thì ông Vũ Ngọc Hoàng nói khá đúng, tàn cuộc nội chiến người Mỹ hòa giải với nhau để tất cả nhận ra rằng dù bên nào thì cũng là người Mỹ. Riêng Việt Nam thì khác, những người miền Nam thua trận vì họ chiến đấu cho dân tộc Việt Nam còn người CSVN thắng trận là vì “Ta đánh đây là đánh cho Liên xô - Trung Quốc”. Đây mới thật là câu chuyện “có ý nghĩa” khác với nước Mỹ! Đúng không ông Vũ Ngọc Hoàng PB/Tuyên giáo “đảng ta”.

“Nhớ nhé các đồng chí! 
Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô-Trung Quốc đấy” (Lê Duẩn)

____________________________________

Chú thích:

Viết về ngày Quốc Hận 30-4-1975

Bảo Giang (Danlambao) - Viết về một ngày như ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày làm rúng động cả giang sơn, ngày làm chấn động và thay đổi toàn diện cuộc sống của từng người Việt Nam, ngày như Hồng Thủy ập xuống làm thế gian bỗng tự nhiên ra khác thì quả là không dễ dàng. Bởi vì, nó có rất nhiều điều phải viết đến. Người viết đến trong dòng nước mắt. Kẻ tô son trong nụ cười? Người viết đến những nỗi bất hạnh, kẻ mê mải viết đến như niềm vui? Rồi người viết đến những vệt máu loang, đọng trên đường, vấy lên tường, chảy bên sông? Lại có kẻ viết vì những thân xác người già em bé nằm chết cong queo trên đường chạy loạn? Viết đến những cái xác vô thừa nhận chết bên bờ lau bụi cỏ? Viết đến nắm xương tàn không tên tuổi trên đồng hoang, trong rừng sâu, nơi góc núi? Hoặc giả, viết đến ngày hòa bình, ngày chấm dứt chiến tranh, ngày đoàn viên?

Tôi bắt đầu đếm ngày 30-4-1975 bằng những giọt nước mắt vào sáng ngày 01-5-1975 khi mặt trời vừa lên. Tại sao tôi lại khóc? Thật lòng, cho mãi đến hôm nay tôi vẫn không hiểu được tại sao tôi khóc vùi vào buổi sáng hôm ấy. Có phải vì tiềm thức đã báo cho tôi biết trước một cuộc trắng tay như ba mẹ tôi khi họ phải di cư vào Nam? Có phải từ ngày hôm nay, mà bắt đầu bằng những cái loa treo ở đầu xóm kia, sẽ đấu tố bản thân tôi và dân tôi bằng những lời lẽ tanh tao, lợm giọng, sắt máu của lớp vô văn hóa mới đến? Hay vì từ đây, không phải riêng tôi, nhưng người Việt Nam đã bị cướp mất bầu trời của hạnh phúc với giấc mơ Hòa Bình trong Tự Do mà họ từng chiến đấu và ấp ủ? Khóc vì hàng cờ đổ, vì lớp mũ đỏ áo hoa dù, bên những mũ sắt còn nguyên ngụy trang với màu xanh lá rừng, và những đôi giày của lính chiến mang theo đầy bụi trên đường giang sơn, giờ vất ngổn ngang trên đường?

Hay tôi khóc vì hình ảnh của một người lính cô đơn gục đầu xuống trên đầu gối, ngồi như tựa vào tường trong thế nghỉ, hay đang chờ đợi một điều gì. Cảnh ngồi lặng lẽ, người đi qua, nào ai biết, người lính với cái mũ sắt vẫn vững trên đầu, đôi tay anh còn ôm chặt lấy khẩu súng M16, nhưng… hồn anh đã về với sông núi từ lúc nào! Tôi bước ra sân, gọi nhỏ, “này anh, anh cần gì không, vào trong này đi”. Lạ, không nghe tiếng trả lời. Khi đến nơi, tôi nhìn thấy một dòng máu đã khô đặc trên thân áo. Tôi quỵ xuống, nhìn rõ mặt vết thương xuyên ngang cổ từ phía tay phải đi lên. Viên đạn đã làm thủng và làm đỏ thêm lá Cờ Vàng anh quấn trong cổ áo. Tôi bật khóc! Người hàng xóm gào thét lên!

Như thế, người ta gọi đây là ngày gì? Với tôi, đây là một ngày khác tất cả mọi ngày trong đời và trong dòng lịch sử Việt Nam. Ngày mà người ta đã gọi nó bằng nhiều cái tên khác nhau. Nhưng xem ra với bất cứ cái tên nào thì nó cũng diễn tả và đáp ứng được một góc độ nào đó theo cái tên nó được gọi. Tuy khác, nhưng nó sẽ mãi mãi là một ngày mà dòng sử Việt Nam còn lưu ký, còn nhắc đến. Nhắc đến như một vết thương đau đớn nhất của dân tộc.

30-4-1975 ngày chấm dứt chiến tranh Quốc-cộng?

Thật khó để có thể xác định được cuộc chiến súng đạn để giải quyết vấn đề ý thứ hệ giữa Quốc Gia và Cộng sản đã khởi đầu từ ngày nào. Nếu tính từ ngày chia đôi đất nước 20-7-1954 thì ngày tạm dứt cuộc chiến bằng súng đạn, đổ máu trên chiến trường là ngày 30-4-1975. Nhưng bất hạnh thay, hết chiến tranh mà không phải là ngày Hòa Bình. Không phải là ngày Thống Nhất của dân tộc Việt Nam. Trái lại, nó là ngày Cộng sản chiến thắng và đẩy hàng triệu người Việt Nam phải bỏ nước ra đi. Đẩy hàng triệu người vào các nhà tù, và đẩy hàng triệu triệu người khác vào cuộc sống khốn cùng. Nói đúng theo tên gọi của họ đặt thì hôm nay là ngày “Man Rợ đã thắng Văn Minh”! (Dương thu Hương) Phải, chỉ vỏn vẹn 6 chữ được viết ra từ ngòi bút của một người cầm súng trong hàng ngũ của những người được gọi là bên chiến thắng khi họ vào Sài Gòn, đã nói lên được tất cả mọi điều cần nói. Trong đó có cả ý nghĩa, hôm này là ngày khai mở ra cuộc chiến mới. Cuộc chiến của con người có Văn Hóa, có Nhân Bản, có Đạo Nghĩa đối đầu với cuộc chiến của man rợ tội ác và dối trá do tập đoàn Cộng Sản cầm đầu. Tính từ đó, cuộc chiến này đã kéo dài ròng rã suốt 40 năm qua, nhưng chưa có dấu hiệu chấm dứt. Trái lại, càng lúc càng khốc liệt hơn. Hy vọng khi nó bước vào giai đoạn khốc liệt nhất thì cũng là lúc Văn Minh, Nhân Bản và Đạo Nghĩa chiến thắng man rợ, gian trá và tội ác. Bởi vì con người cần đến nguồn văn minh tiến bộ để sống. Không ai muốn lủi lại sống trong nô lệ với man di, tội ác!

30-4-1975 có là ngày giải phóng?

Có thể? Vì chiều nào cũng đủ nghĩa trọn lý. Hơn thế, còn được nhìn, định nghĩa một cách chuẩn xác trong hai thực tế khác biệt mang tính đối nghịch mà nó diễn tả.

a. Bên được giải phóng.
Thành phần được hưởng giải phóng đầu tiên trong ngày này là các tội phạm mang án đại hình tại miền Nam như cướp của, giết người và những tên phá làng đốt xóm bị bắt từ nhiều năm trước. Kế đến là thành phần ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, đã ngày đêm nơm nớp lo sợ bị chính quyền và nhân dân miền Nam chịt cổ. Nay xem ra thoát nạn rồi? Cả hai cùng hòa nhập vào với dòng thác “cách mạng” Việt cộng, là một tập đoàn quan trọng hơn, đông đảo hơn. Tập đoàn này bao gồm những kẻ ở trong đội quân mũ cối dép râu hay cái mũ tai bèo và các cấp lãnh đạo CS, đã, đang và sẽ từ rừng xanh, hay từ phía bên kia kéo nhau vào Sài Gòn. Kéo nhau vào Sài Gòn để ngỡ ngàng trước cảnh lạ. Từ nhà cao cửa rộng đến đường phố thênh thang sạch sẽ vời những con người văn minh lịch duyệt, tao nhã dù đang cuống cuống vì cuộc chiến vừa tàn mà phần thắng không thuộc về họ. Vào để thấy chính mình là người được giải phóng.

Như thế, từ Giải Phóng được dành cho lớp người này và công cụ gây ra chiến tranh chia lìa, chết chóc của họ là đứng đắn nhất và chính xác nhất. Tại sao? Bởi vì, đôi mắt cũng những đôi mắt ấy. Đôi tai, cũng rõ ràng là đôi tai của người. Nhưng nó đã bị che kín, bịt chặt suốt cuộc đời từ khi sinh ra đến hôm nay. Họ có muốn nhìn cũng không thấy. Muốn nghe không được. Thậm chí có cái miệng mà như câm, hoặc chỉ được nói, được nghe những điều được đảng CS cho nói, cho nghe. Ngoài ra là không. Không tất cả.

Nhưng nay, nhờ ngày 30-4-1075, từ lớn tới nhỏ, tất cả đều được mở banh ra. Mở banh ra để nhìn cảnh sống, cuộc sống và những con người miền Nam trước mặt. Nhìn để thấy, để biết so sánh sự thật trước mặt với những lời gian trá lừa đảo của tổ chức, của đảng CS đã tuyên truyền, nhồi sọ và đẩy họ vào cuộc chiến đẫm máu với người dân miền Nam. Cuộc chiến mà chúng gọi là “đánh Mỹ cứu nước” “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, mà thực ra đây chỉ là một cuộc đâm thuê chém mướn, giết người đồng chủng do tập đoàn nô lệ Minh, Duẩn, Đồng, Chinh, Giáp, Thọ... thực hiện.

Gọi đây là cuộc chiến “đâm thuê chém mướn” vì nó đúng nghĩa, chính danh như chính người lãnh đạo của cuộc chiến đã định nghĩa công khai về cuộc chiến này là“ta đánh là đánh cho Trung cộng cho Liên xô và cho xã hội chủ nghĩa”, “chúng tôi kiên cường chiến đấu là vì Mao chủ tịch” (Lê Duẩn). Như thế là quá rõ ràng. Không một người nào có thẩm quyền định nghĩa về cuộc chiến hơn chính người đã tạo ra và lãnh đạo nó. Sau định nghĩa công khai ấy, chiêu bài bịp bợm “giải phóng miền Nam” được khua chiêng đánh trống, tập đoàn CS đã đẩy hàng triệu thanh niên miền bắc vào chiến tranh để có kiếp nạn sinh Bắc tử Nam. Và đẩy người dân đất bắc vào cuộc sống lầm than với mớ tuyên truyền sọt rác, bệnh hoạn: "Cuộc sống của nhân dân miền Nam dưới gót giày xâm lược của Đế quốc Mỹ vô cùng nghèo khổ. Cơm không có mà ăn, quần áo không có mà mặc. Thậm chí, nhiều người phải lấy túi nylong mà quấn trên người để “bác” không bị lòi ra ngoài"!

Nay hỡi ôi, trước mặt họ là một cảnh tượng sang trọng, văn minh lịch lãm mà đời họ chưa một lần nhìn thấy trong sách vở ở cái thiên đường cộng sản tại miền Bắc, nói chi đến cảnh thực. Bàng hoàng và bàng hoàng. “ĐM nó, bị chúng lừa gạt rồi”! Ngay lập tức, hàng vạn, hàng triệu người vừa đến đều có chung một câu nói ấy. Trong số, có nhiều người đang làm công tác tuyên truyền để góp phần vào việc che mắt, bịt mồm, che tai đồng loại như Bùi Tín, Trần Xuân Ẩn, như Dương Thu Hương, “đã ngồi bệt xuống giữa đường phố Sài Gòn mà khóc” và gào lên trong uất nghẹn tủi hờn ôi, “Man di mọi rợ thắng Văn Minh”! Phải, “Man đi, mọi rợ, tội ác đã thắng văn minh và nhân bản". Chỉ vỏn vẹn một hàng chữ ấy đã có thể giải thích một cách chuẩn xác là: Bên kia, kể cả thành phần từng theo đóm ăn tàn, nấp bóng miền nam để hoạt động cho cộng sản, là những kẻ nhờ có ngày 30-4-1975 mà được giải phóng.

Từ đó, ngày 30-4-1075 có thể được gọi là “Ngày giải phóng”! Và thành phần được giải phóng chủ yếu là những kẻ đang rêu rao và trợ giúp cho cái chiến thắng “vĩ đại” đầy ảo tưởng kia. Hơn thế, nó cũng đáng được gọi là giải phóng. Vì từ sau ngày ấy, tất cả những hình ảnh, văn bản bán nước, lời lẽ tuyên truyền do cộng sản lén lút hay công khai dấu diếm che đậy, nay tất cả đều được giải phóng. Cái mặt nạ “cách mạng” của CS đã cố che đậy từ bấy lâu nay từ rừ tụt xuống qua đầu gối!

- Trước hết, sau ngày 30-4-1975 mặt nạ của Hồ Chí Minh, "cha già" của Việt cộng theo nhau rớt xuống từng mảng, để ngày nay hầu như đã hiện nguyên hình là một viên thiếu tá tình báo Trung cộng, là đảng viên đảng cộng sản Trung Cộng với cái tên là Hồ Quang, người Hẹ. Hồ Quang không phải là Nguyễn Ái Quốc như tôi đã viết trong "đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi". Hồ Quang có thể không có một chút liên hệ nào với dòng máu của người Việt Nam. Kế đến, chuyện Hồ chí Minh được đảng cộng sản tô son vẽ phấn là “bác không có vợ con, suốt đời phục vụ nhân dân” đã tuột hẳn xuống qua đầu gối, lòi ra vụ Hồ chí Minh đã hãm hiếp (hủ hóa) Nông Thị Xuân ngay từ lúc em mười sáu tuổi. Đến khi Xuân có bầu, sinh con thì Minh lệnh cho Hoàn thủ tiêu và phi tang bằng vụ tại nạn lưu thông. Nhưng trời bất dung gian, chẳng có cái xe ma nào chạy trên đường để cán lên cái xác của Nông đã chết vì những nhát búa đập vào đầu, để cứu Hồ Chí Minh. Phần đứa con thì bị đem cho làm con nuôi!

- Rồi công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng năm 1958, đến âm mưu của tập đoàn CS HCM muốn giao cả giang sơn và người Việt Nam cho TC theo kế hoạch đồng hóa của đảng cộng sản qua Đặng Xuân Khu (1951) “kêu gọi người Việt Nam bỏ chữ Quốc ngữ, học chữ Tàu, uống thuốc Tàu để được xin làm chư hầu cho Trung cộng” được phơi bày ra ánh sáng.

- Và nhờ ngày 30-4-1975, những hung thần như thú hoang của cộng sản là Nguyễn Hộ với câu tuyên bố lẫy lừng “Đối với bọn Ngụy quân, Ngụy quyền, nhà của chúng: ta ở; vợ của chúng: ta xài; con của chúng: ta bắt làm nô lệ; còn bọn chúng nó: ta giam cho đến chết!.” đã được giải phóng, đã mở mắt ra để tạ tội với đồng bào, tạ tội với non sông bằng cách xé nát thẻ đảng CS và để lại cho người đi sau “Câu lạc bộ kháng chiến thành phố”. Trong đó thái độ nhận thức của ông đã được viết ra một cách rất đáng trân trọng "Bây giờ trên đầu tôi, không còn bị kẹp chặt bởi cái “kềm sắt” của chủ nghĩa Mác-Lênin, của Đảng cộng sản nữa. Do đó, nó cho phép tôi dám nhìn thẳng vào sự thật và dám chỉ ra sự thật... Khác với trước đây, khi còn là đảng viên của ĐCSVN - một thứ tù binh của Đảng - tôi chỉ biết nói và suy nghĩ theo những gì mà cấp trên nói và suy nghĩ, còn hiện nay, tôi suy nghĩ rất thoải mái, không bị một sự hạn chế nào khi tư tưởng của tôi đã thực sự được giải phóng." Và trong số những kẻ được giải phóng tại chỗ phải kể đến một số người khác như tướng Trần Độ với "Rồng Rắn". Sau này là Vũ Thư Hiên (Đêm Giữa Ban Ngày). Trần Đĩnh, tác giả của Đèn Cù. Một cuốn sách đã gây ra chấn động ở trong nước cũng như hải ngoại vì nhiều chi tiết liên quan đến phương cách đào tạo và kiểm tra lòng trung thành của các đoàn đảng viên CS được tiết lộ.

- Kế đến là những “bà mẹ anh hùng”, những người nuôi ăn cán bộ CS, che dấu Việt cộng ở trong nhà. Điển hình nhất là trường hợp bà Nguyễn Thị Năm, đã được tập đoàn Hồ Chí Minh trả ơn bằng một bản án đấu tố đầu tiên vào năm 1953. Nay đến các "bà mẹ anh hùng" trong Nam. Sau khi nhìn thấy Việt cộng vào phố và những cung cách của chúng, họ đã sáng mắt ra. Họ đã được giải phóng, được nhìn thấy mọi gian trá của CS. Hơn thế, mở mắt ra để đối diện vói một sự thật phũ phàng CS dành cho họ.

b. Với bên bị giải phóng.

Bên bị giải phóng bao gồm toàn thể quân dân miền Nam, người dân miền Bắc, những con người lương thiện, nhân bản đã hết lòng hy sinh bảo vệ tiền đồ của đất nước. Bảo vệ văn hóa, nhân phẩm, đạo nghĩa của con người. Kết quả, một chiều“man di mọi rợ thắng Văn Minh”, thế gian bỗng nhiên ra khác. Tất cả đều bị giải phóng. Bị tước đoạt tất cả mọi quyền hạn thuộc về con người. Rồi bị đẩy ngược, lùi lại thời nô lệ, thời của man di mọi rợ. Ở đó, là dối trá và tội ác của cộng sản dẫn đầu. Ở đó là một nền giáo dục phản nhân tính con người được CS thi hành để đầy toàn dân đi vào con đường phi nhân Vô gia đình, Vô Tôn Giáo, Vô Tổ Quốc của chúng. Từ đó, một đời sống nhân bản bao gồm cả sự đạo hạnh, văn hóa, nhân phẩm của dân tộc bị chà đạp, bị tước đoạt một cách điên cuồng bởi lớp người man di mọi rợ đến từ rừng hoang. Để tránh tai họa, họ đành liều mình đạp trên cái chết ở biển khổ mà đi. Đi để tìm nguồn sống cho mình cho gia đình mình và cho một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước. Ngày mai, khi đất nước không còn cộng sản, tôi tin chắc chắn rằng, chính con cháu của họ lại là những người hữu dụng, góp bàn tay, góp trí tuệ và tích cực đóng góp công sức của họ vào việc xây dựng lại một Việt Nam Nhân Bản, Văn Minh, có Đạo nghĩa.

30-4-1975, có là một ngày mừng?

Nhìn từng đoàn, từng lớp lớp người bị đẩy ra đường phố Hà Nội để vẫy tay chào mừng, bên cạnh những nụ cười lộ rõ những hàm răng bừa, răng quá khổ của lớp quan cán cộng, ai cũng cho đó là ngày mừng. Theo lý, quả thật là ngày mừng. Mừng vì hôm ấy là ngày chấm dứt chiến tranh. Từ nay, người miền Nam không còn phải ăn mìn của Việt cộng khi chúng đắp mô trên đường. Rồi trong đêm dài, hay khi trẻ thơ đến trường, không lo phải ăn B40, hỏa tiễn 121, 122 hay sơn pháo 130 và đạn AK được cung cấp từ Nga Tàu như ở Cai Lậy nữa. Rồi ở ngoài kia, cán cộng và những cơ sở nuôi dưỡng chiến tranh của chúng không phải hứng bom rơi đại pháo nữa. Như thế, lý ra là phải mừng. Mừng lớn. Ai ngờ, tất cả là một chữ hụt. Mừng hụt! Bởi lẽ, theo lời cô tôi kể là: “Hàng trăm, hàng ngàn người bị đẩy ra đường để mừng chiến thắng ở khắp nơi trên đất Bắc. Nhưng trên mặt thì đầy nước mắt. Họ bảo mừng quá mà khóc! Nhưng với lòng dân thì khóc một lần để rồi thôi chờ đợi. Sự chờ đợi mỏi mòn của họ nay đã có đáp số. Nước mắt tuôn ra là nước mắt của tuyệt vọng trong chờ đợi được Cụ Diệm, Bác Thiệu, từ trong Nam ra giải phóng kiếp tăm tối, nô lệ của họ. Nay lại vỡ òa, khóc trước cho một miền Nam sẽ vào chung trong một cái tròng cộng sản.” Ấy là chưa kể đến chuyện, rồi đây từng lớp lớp người già, người trẻ sẽ kéo nhau lên rừng sâu, leo dọc Trường Sơn bới đất mà tìm xương con mình! Khi ấy khéo mà khóc không ra nước mắt! Chuyện như thế, mừng được không?

Đi ngược chiều với người dân, hàng quan cán cộng thì cười văng cả hàm răng bừa ra ngoài! Từng lớp, từng hàng hàng thay nhau vào vơ vét của cải ở miền Nam đem về. Gạo trắng, một mặt hàng cực hiếm ở miền Bắc, bỗng nhiên tràn ngập tất cả các chợ ở miền Bắc?
- Gạo ở đâu ra thế?
Từ miền Nam mang ra đấy. Gạo trắng ở trong ấy có đổ cho lợn ăn cũng không hết!

Nghe thế, bà mẹ liệt sĩ bao năm phải nhịn ăn để có “hạt gạo cắn làm tư, một phân dành cho miền Nam đói khổ” xắn váy lên chửi:
“Tổ cha nhà chúng nó, vậy mà chúng nó lừa bà là ở trong ấy nghèo khổ lắm, hạt gạo phải cắn làm tư mà chi viện cho họ”!

Riêng anh cán, chị hộ lý tự nhiên thấy mình lên trên đỉnh cao chói lọi của hạnh phúc khi kẹp ở bên nách cái đài transistor từ miền Nam đem về. Anh chị cùng chạy đua mở lớn hết cỡ cho cả xóm cùng nghe cho vơi đi những ngày đói khổ. Ôi tuyệt đỉnh của man rợ vừa chiến thắng! Điện, Đài, Đồng, Đạp, (đèn pin, radio, đồng hồ, xe đạp) là những thứ quá tầm thường tại miền Nam từ nhiều năm trước, nhiều cái Đài đã từng bị vất vào góc nhà ở miền Nam, nay bỗng trở thành một thành tích, một giấc mơ vĩ đại, một đỉnh vinh quang tuyệt đối cho mỗi một quan cán có dịp vào Nam và đem về Bắc! Họ mừng là phải. Vì không có ngày này, giấc mơ “Điện, Đài, Đồng, Đạp” có thể vào mộ sâu, hay đi theo nắm xương khô trên Trường Sơn, hoặc phơi trần bên bờ hồ Hoàn Kiếm! Như thế, nếu đây là ngày “có triệu người vui” thì có hàng triệu triệu người buồn!

30-4-1975, Có là ngày đoàn viên?

Thật khó mà tìm được chữ đoàn viên mặc dù có một số gia đình có dịp đoàn tụ. Thật vậy, hoàn cảnh các gia đình tại Việt Nam sau ngày 30-4-1975 là những cuộc chia ly, tan nát. "Sài Gòn ơi, ta có ngờ đâu rằng, một lần đi là một lần vĩnh biệt, một lần đi là một lần mất dấu quay về…" (Nguyệt Ánh) Lời ca bi thương ấy, trong chúng ta, ai chưa từng biết đến chia ly? Nay biết bao người phải chia tay Sài Gòn và nhiều người đã phải vĩnh biệt với những yêu dấu ở một nơi đã cho họ cuộc sống và một ước mơ với quê hương và dân tộc Việt? Như thế, Sài Gòn đã mất, người Việt Nam chỉ thấy chia ly, không có đoàn viên, chẳng có đoàn tụ.

Còn người mới đến thì ra sao? Có tìm được một lối quay về và đoàn viên không? Xin hãy nghe Trần Đĩnh kể lại cuộc “đoàn tụ” của người về như sau: “Vài hôm sau, ở Huỳnh Tịnh Của, tình cờ gặp Minh Trường, phóng viên nhiếp ảnh Thông tấn xã năm 1971 đã cùng tôi vào vùng rốn lụt của Hải Dương. Anh thuộc lớp người đầu tiên về Sài Gòn chiến thắng. Nhưng anh đã nếm một chiến bại đớn đau. Hơn một năm sau kể lại với tôi, giọng anh vẫn run run như nghẹn lại. Lẽ tất nhiên anh rất vui khi lần đầu tiên trở lại đứng trước nhà mình bấm chuông. Thì mẹ anh mở cửa. Thì mẹ liền chắp hai tay lạy: - Anh còn sống thì tôi mừng nhưng anh về thì tất cả các đứa con bao lâu nay sống với tôi, chăm sóc phụng dưỡng tôi đều đã bị các anh lôi đi tù hết mất rồi. Anh về thì nhà này tan nát, thì tôi trơ trọi. Thôi, tôi xin anh, anh đi với đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên..." (Đèn Cù 485) . Như thế, chuyện đoàn viên trong vui mừng, hạnh phúc, vĩnh viễn là chữ không, sự đoàn tụ gượng ép ở trong nhà cũng không có, nói chi đến đoàn viên của xã hội!

30-4-1975, có là ngày uất hận, ngày tủi nhục của cả non sông?

“Gia đình tôi có hai liệt sĩ: Nguyễn Văn Bảo (anh ruột) - Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam - hy sinh ngày 09.01.1966 trong trận ném bom tấn công đầu tiên của quân xâm lược Mỹ vào Việt Nam (vào Củ Chi); Trần Thị Thiệt (vợ tôi) - cán bộ phụ nữ Sài Gòn - bị bắt và bị đánh chết tại Tổng nha Cảnh sát hồi Mậu Thân (1968), nhưng phải thú nhận rằng chúng tôi đã chọn sai lý tưởng (là đi theo): cộng sản chủ nghĩa. Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam đã chịu sự hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân không có ấm no, hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sỉ nhục” (Nguyễn Hộ).

Ở một khía cạnh khác. Cũng sau ngày này, người con gái Việt Nam, con cháu của Trưng, Triệu, bị Nguyễn Minh Triết, chủ tịch cái nhà nước gọi là CHXHCNVN biến thành gái gọi, gái bao với lời rao bán, chào hàng, mời gọi khách hàng một cách vô văn hóa, vô đạo đức: “vào đi các ông, ở đấy có nhiều gái đẹp”. Câu mời khách của một tên ma cô gác động ở Khâm Thiên, ở ngã ba Chú ía, có lẽ cũng bằng ngần ấy từ ngữ! Kết quả, sau lời mời ấy là từng toán thiếu nữ Việt Nam tuổi từ 18-25 được lột trần truồng ra cho những tên già lão, bệnh hoạn mang tên Tàu Đài Loan, Đại Hàn, Tàu Trung cộng ngắm nghía, soi mói và bỏ ra ít tiền để mua về làm... vợ. Và từng đoàn khác thì được xuất cảnh với danh nghĩa lao động ở nước ngoài mà thực chất là bị bán vào các ổ, động ở Mã Lai, Trung cộng... Ngần ấy đủ nói lên cái uất hận và tủi nhục cho giang sơn hay chưa?

30-4-19075 có là ngày Thống Nhất?

Vì theo đuổi cuộc chiến tranh “Ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quốc, Liên Xô cho xã hội chủ nghĩa”  “tất cả những công việc của chúng tôi làm đều phụ thuộc vào Mao chủ tịch” (Lê Duẩn) Việt cộng đã tạo ra ngày 20-7-1954 chia cắt đất nước ra làm hai, tạo nên một cuộc chia ly tang thương nhất trong lịch sử Việt Nam. Cuộc chia ly ấy có đến một triệu người phải bỏ miền Bắc, phải bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, phải bỏ lại cả cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn bè để trốn chạy cộng sản, di cư vào Nam. Kế đến Việt cộng tạo nên một biển máu trong cuộc chiến tại miền Nam. Lại đẩy hàng triệu thanh niên miền Bắc vào kiếp nạn sinh Bắc tử Nam. Đã giết hại hàng trăm ngàn quân, dân, chính, học sinh tại miền Nam. Nay 30-4-1975, cộng sản lại tràn vào Sài Gòn. Ranh giới là cầu Bến Hải do chúng tạo ra chia cắt tuy được xóa bỏ. Nhưng thực tế đã cho thấy, lãnh thổ được coi là thống nhất, nhưng cũng có quá nhiều phần đất như Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, bãi biển Tục Lãm và một phần vịnh Bắc Bộ đã bị cộng sản dâng cho Trung cộng. 

Phần diện địa đã thế, đến phần tinh thần, CS không bao giờ thống nhất được lòng dân, trái lại, là tạo ra quá nhiều ly tán, bạc nhược, suy đồi. Nếu điều gì người dân ngày nay có thể tự thống nhất được với nhau thì đó chính là lòng căm thù cộng sản! Thực tế nhá, chỉ cần một học sinh 18 tuổi đời cũng đã biết viết nên một hàng chữ diễn tả được nỗi lòng của toàn dân Việt Nam: “đảng cộng sản hãy đi chết đi”(Phương Uyên). Em biết, nếu chúng chết đi, người dân có cơ hội Thống Nhất để xây dựng lại đất nước. Nếu không, chỉ thấy từng đoàn người, nay có cả cán cộng nhập cuộc nữa, nhấp nhổm tìm mọi cách bỏ nước ra đi. Nước không giữ được dân thì làm gì có chữ Thống Nhất!

30-4-1975 mãi mãi là Ngày Quốc Hận!

Với những điều tôi nêu ra ở trên, dù còn rất nhiều điều cần phải nói đến nữa, cũng là quá đủ để minh chứng rằng 30-4-1075 Mãi Mãi Là Ngày Quốc Hận. Mãi Mãi là Ngày Quốc Hận bởi vì vào ngày 30-4-1975, chỉ có một kẻ duy nhất chiến thắng, đó là đảng Cộng sản Việt Nam. Kẻ bại trận chính là Dân Tộc, là Toàn Dân Việt Nam. Vì chiến thắng trong cuộc chiến do chính CS gây ra, nên tập đoàn đảng cộng sản đã cướp, chiếm đoạt hoàn toàn chính quyền và nền chính trị tại Việt Nam. Từ đây, đảng CSVN đã biến chính quyền thành nhà nước CHXHCN, thành một tổ chức phi nhân, thành một cánh tay hợp pháp để CS chiếm đoạt, tước đoạt mọi công quyền và nhân quyền của người dân Việt Nam.

Đảng cộng sản đã biến nhà nước CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để chiếm đoạt và cưỡng đoạt quyền tư hữu của người dân. Tổ chức cướp tài sản, cướp nhà, cưóp đất, cướp ruộng vườn, cướp các cơ sở kinh doanh của nhân dân Việt Nam, lúc trước là mùa đấu tố, sau này là cái gọi là quy hoạch. Mục đích, trước là phá nát đời sống an bình, yên vui của người dân, sau là thu tóm mọi tài sản của đất nước vào tay đảng cộng sản. Đảng Cộng sản đã biến nhà nước CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để tuyên truyền một thứ văn hóa và đạo đức thô bỉ, hạ cấp của Hồ Chí Minh với mục đích phá nát nền Văn Hóa Nhân Bản và luân thường đạo nghĩa của xã hội và của các tôn giáo tại Việt Nam. Và đảng CS đã biến nhà nước thành công cụ hợp pháp để CS bắt bớ và bỏ tù, đàn áp tất cả những tinh hoa của đất nước.

Nhờ 30-4-1975, đảng CSVN, một tập đoàn phản quốc đã biến nhà nước CHXHCN thành một công cụ hợp pháp để chúng có chính danh bán đất đai, biển đảo của Tổ Quốc Việt Nam cho Trung Cộng qua các Công Hàm 1951 và các Hiệp Thương, Hiệp Ước biên giới, cũng như các khế ước thuê bao rừng đầu nguồn và khai thác Bauxite độc hại ở cao nguyên để di họa cho dân chúng mai sau. Ấy là chưa kể đến chuyện chúng luôn tạo điều kiện cho các nhà thầu Trung Cộng độc chiếm mọi công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, chiếm hết mọi nguồn lợi kinh tế của người dân Việt Nam. Kế đến, tập đoàn đảng CSVN đã biến nhà nước này thành một công cụ hợp pháp để chúng tự ký mật ước Thành Đô nhằm biến Việt Nam thành một tỉnh bang trực thuộc Bắc Kinh, biến dân tộc Việt thành một thứ Hán nô lệ vào năm 2020? Nếu điều này xảy ra thỉ tập đoàn này nên nhớ rằng. Tất cả những tội ác Cộng sản đã gây ra cho người dân trong chiến tranh, còn có thể bào chữa, còn có chỗ bao che, dung thứ. Nhưng tội phản quốc, tội bán nước, một trọng tội đối với Tổ Quốc, đối với hồn thiêng sông núi, đối với anh linh của tiền nhân, đối với máu xương của dân tộc Việt Nam, vĩnh viễn trời không tha và đất chẳng dung, nói chi đến con người.

Lời kết

Người Việt Nam không có nhu cầu thù hận nhau, hay hận thù bất cứ một ai. Họ chỉ có một ngoại lệ duy nhất là dành nó cho tập đoàn đảng Cộng sản tại Việt Nam mà thôi. Theo đó, mọi người đều khẳng định rằng. Đường đi là vạn nan, nhưng chỉ cần một lần giải quyết là đủ. Hiện nay, lòng dân càng lúc càng mãnh liệt đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý. Ý thức của mỗi cá nhân, của các đoàn thể mỗi lúc một dâng cao. Nhiều người, nhiều nơi đã vượt qua sự sợ hãi để tiến đến những cuộc phản đối, đình công biểu tình tập thể. Nhiều gia đình trước cảnh cướp ngày của Việt cộng đã theo Đoàn Văn Vươn dương cao biểu ngữ: “Gia đình tôi thề quyết tử chống bẻ lũ CSVN cướp ngày đến hơi thở cuối cùng...” Lời thề ấy, trước là để bảo vệ lấy quyền sống và quyền lợi của mình sau là “cảnh tỉnh đồng bào về đại họa cộng sản”. Tất cả đang bước vào cuộc chiến không khoan nhượng với đảng cộng sản.

Theo đó, còn cộng sản là còn Quốc Hận. Còn CS là còn đấu tranh. Cuộc tranh đấu là vạn nan, nhưng chỉ cần một lần giải quyết là đủ: “Đánh cho Tàu cút, đánh cho Cộng tan” là nhà nhà đoàn viên. Cả nước hân hoan trong ngày mừng Độc Lập và Thống Nhất Dân Tộc trong Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý.

Hỡi đồng bào ơi.
Nào ta đi cho ngày mai đổi mới,
Nào ta về cho đất nước hồi sinh.
Chị ngã xuống, em đứng dậy,
Diệt cho hết phường bán nước hại dân.
Mẹ phất cờ, con ra trận,
Quét cho sạch bọn bành trướng bắc phương.
Cho ngàn ngàn sau dỏng sử Việt còn lưu danh cùng trời đất,
Cho vạn vạn thế, người nước Nam cùng bốn bể an lạc, hòa minh.

4-2015