Wednesday, January 14, 2015

Các nước ‘trị’ nhà thầu Trung Quốc ra sao?

Đăng Bởi  - 

nha thau Trung Quoc
Vụ tai nạn tàu điện ngầm tại Thượng Hải năm 2011. Ảnh: Tân Hoa xã (Ảnh minh họa)

Giá rẻ, tốc độ thi công nhanh nhưng nhiều quốc gia vẫn phải giám sát chặt chẽ các nhà thầu Trung Quốc nếu không muốn “mang họa vào thân”. Ở các nước khác, những tai nạn do nhà thầu Trung Quốc gây nên được xử lý như thế nào?

Phát biểu tại phiên tòa của TP Alberta (Canada), xử phạt một nhà thầu Trung Quốc (TQ) gây ra tai nạn khiến hai người thiệt mạng và bốn người bị thương, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Gil McGowan khẳng định nhà thầu TQ “không chỉ xuất khẩu những nhân công chất lượng thấp mà còn xuất khẩu cả chuẩn mực an toàn và sức khỏe chất lượng thấp sang nước khác”.
Bắt dừng thi công, đền bù dự án
Chính phủ Zambia hồi tháng 5.2014 cũng đã gấp rút đình chỉ hoạt động của Tập đoàn Quốc tế Hà Nam TQ (CHIC) đối với các dự án công cộng mà CHIC nhận thầu tại TP Livingstone. CHIC là đơn vị đã thắng thầu lắp đặt hàng loạt đường ống nước mới cho Công ty Cấp thoát nước miền Nam (Swasco) của Zambia.
Trước đó, vào ngày 14.5.2014, một vụ sạt lở đất tại công trình lắp đặt đường ống nước mới đã làm hai công nhân thiệt mạng. Vách của các hố đào đặt ống nước đã bất ngờ sạt lở chôn sống cả ba công nhân đang làm việc bên dưới, chỉ duy nhất một người may mắn sống sót. Phía Bộ Lao động và An toàn xã hội của Zambia đã buộc phía nhà thầu phải dừng mọi thi công đến khi nào đảm bảo đầy đủ cả điều kiện bảo hộ lao động tại công trình.
Trong một vụ việc khác hồi tháng 6-2014 tại Ethiopia, Tập đoàn Thi công đường sắt TQ (CREC) đã bị chính quyền quốc gia châu Phi buộc tự chi trả chi phí thay đổi toàn bộ 5,6 km đường ray được CREC lắp đặt sai với các tư vấn kỹ thuật.
Trước đó, CREC đã nhận thầu từ Tập đoàn Đường sắt Ethiopia (ERC) thực hiện dự án đường sắt của TP Addis, nằm trong vùng Hạ Sahara. Theo trang tin tức địa phương Addis Fortune, tuyến đường sắt được thi công trên một sườn dốc với độ nghiêng hơn 4%, chính vì thế chỗ nối các đoạn đường ray cần phải được nối lại bằng cách hàn chúng lại. Tuy nhiên, phía nhà thầu TQ, thay vì làm đúng theo yêu cầu kỹ thuật, đã cho nối các đoạn đường ray bằng đinh ốc. Điều này làm tăng nguy cơ trật đường ray của các chuyến tàu di chuyển với tốc độ cao.
Điều đặc biệt là phía cơ quan quản lý Ethiopia sở dĩ phát hiện được sai phạm kỹ thuật này là nhờ đã cẩn thận mời một công ty tư vấn kỹ thuật của Thụy Điển song song giám sát dự án. Đơn vị tư vấn Thụy Điển sẽ theo từng “đường đi nước bước” của nhà thầu TQ, từ khi công trình bắt đầu đến khi kết thúc. ERC chỉ trả tiền cho nhà thầu TQ và cho dự án đi vào hoạt động một khi công ty tư vấn kỹ thuật Thụy Điển đã nghiệm thu và kết luận an toàn. Dự kiến tuyến đường sắt này sẽ được hoàn thành vào năm 2015, trở thành một trong những tuyến đường sắt lớn nhất khu vực Hạ Sahara.
Phạt vi phạm hàng triệu USD
Một nhà thầu Thượng Hải (Sinopec Shanghai Engineering Company Ltd) cũng đã bị chính quyền TP Alberta (Canada) đưa ra đến 14 cáo buộc vi phạm an toàn lao động và thi công không đúng yêu cầu kỹ thuật vào hồi tháng 4.2009. Một vụ tai nạn xảy ra vào năm 2007 tại một hồ chứa dầu thuộc dự án khai thác nhiên liệu Horizon đã bất ngờ sụp mái làm hai người thiệt mạng và bốn người bị thương.
Sau hơn năm năm trời theo đuổi vụ kiện, tòa án TP Alberta tháng 1.2013 đã chính thức đưa ra mức án phạt lên đến 1,5 triệu USD dành cho công ty của Thượng Hải. Đây được đánh giá là mức phạt “kỷ lục” đối với các sai phạm về an toàn lao động tại thành phố này. Tuy nhiên, theo đánh giá của tờ CBC News (Canada), mức phạt này vẫn chẳng thấm vào đâu so với doanh thu hàng tỉ USD của tập đoàn xây dựng quốc tế Thượng Hải.
Được biết 1,3 triệu USD sẽ được trích ra từ tổng số tiền nộp phạt để chính quyền Alberta thực hiện dự án “giáo dục” cho các công nhân người nước ngoài đến làm việc tại các công trình của thành phố. Dự án sẽ thuê 45 nhân viên hướng dẫn để đào tạo cho 5.500 công nhân trong thời gian ba năm. Phần còn lại được sử dụng để hỗ trợ gia đình nạn nhân.
Hủy thầu vì nghi tham nhũng, sợ kém chất lượng
Tháng 11.2014, chính quyền tổng thống Enrique Peña Nieto của Mexico đã phải cho hủy hợp đồng xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối thủ đô Mexico với TP Queretaro trị giá gần 4 tỉ USD, với một nhóm các nhà thầu Mexico hợp tác cùng một công ty xây dựng TQ. Tuy nhiên, một trong số các nhà thầu Mexico này lại thuộc quyền sở hữu của anh rể cựu Tổng thống Carlos Salinas, “thầy” của ông Enrique Peña Nieto. Không những thế, tổng thống đương nhiệm của Mexico còn bị báo giới phanh phui một số tài sản cá nhân được chi trả bằng tiền của các công ty thắng thầu.
Thông tin này được công bố ngay giữa đợt khủng hoảng xoay quanh vụ một nhóm sinh viên bị các băng nhóm ma túy, làm ngơ bởi cảnh sát địa phương, ra tay giết hại và thiêu xác. Vụ việc này đã góp phần kéo lòng tin của người dân vào chính quyền Mexico xuống thấp. Vụ việc ngay lập tức vấp phải nhiều hoài nghi và chỉ trích từ người dân Mexico. Chỉ ít ngày sau đó, Bộ Giao thông nước này đã đưa ra tuyên bố hủy hợp đồng đấu thầu để… trấn an dư luận, xóa bỏ mọi nghi ngờ.
Theo bình luận của tờ Los Angeles Times, một trong những nguyên nhân khác khiến cho dự án buộc phải bị hủy bỏ chính là sự lo sợ của người dân đối với một công trình kém chất lượng. Tờ báo này cho biết một dự án đường sắt dài hơn 560 km, nối từ Los Angeles đi San Francisco tại Mỹ, có tổng giá trị xấp xỉ 68 tỉ USD. 
Trong khi dự án của Mexico có độ dài lên đến gần 200 km nhưng lại được vị tổng thống tuyên bố sẽ được hoàn thành trong thời gian ba năm, với giá chỉ 4 tỉ USD. Dự kiến vào năm 2017, tuyến đường sẽ vận chuyển đến 23.000 người/ngày với vận tốc gần 290 km/giờ. 
Tất cả 15 bên đấu thầu đều đã tự động bỏ cuộc khi biết được yêu cầu quá khắc nghiệt về thời gian và tiền của đấy. Chỉ riêng nhóm nhà thầu được dẫn đầu bởi công ty TQ là “đủ bản lĩnh” để nhận thi công”. Không trách sao người dân Mexico sợ hãi.
Trung Nhân (Pháp luật TP.HCM)

Bằng tiến sĩ mua bán công khai chỉ với giá 9 triệu đồng


bang cap gia

Tranh TL

Đường dây cực lớn này có hệ thống khắp cả nước và bán bằng với giá bèo rẻ. Ví du như bằng tiến sĩ chỉ có giá 9 triệu đồng. Số lượng lớn bằng cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ dởm đã tuồn từ đường dây này ra ngoài sử dụng.

Ngày 14.1 phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) công an TP.HCM cho biết vừa phá một đường dây sản xuất bằng cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ bán khắp các tỉnh thành từ Nam chí Bắc.

Ban chuyên án đã bắt giữ 13 đối tượng trong đường dây làm bằng cấp giả do đối tượng Phạm Đăng Thành (tự Long “chùa”, SN 1990, ngụ tỉnh Quảng Ngãi, tạm trú quận 1) cầm đầu. Hiện công an tạm giữ hình sự 9 đối tượng; riêng 3 đối tượng đang chờ làm rõ, xử lý sau. Công an đang truy bắt những đối tượng có liên quan.
Đầu năm 2014 bằng các biện pháp nghiệp vụ, 1 cục nghiệp vụ của Bộ công an đã phát hiện ra một đường dây sản xuất bằng cấp quy mô, có phạm vi hoạt động từ Nam chí Bắc. Cục nghiệp vụ này đã xác lập chuyên án để đấu tranh. Do xác định các đối tượng cầm đầu đường dây sinh sống ở TP.HCM nên giữa năm 2014 Cục nghiệp vụ nói trên chuyển giao chuyên án cho phòng PC45, công an TP.HCM tiếp tục điều tra.

bang cap gia
Bằng thạc sĩ, tiến sĩ được bán tràn lan 
Đêm 12.1 trinh sát của phòng PC45 phối hợp với các cục nghiệp vụ của Bộ công an khám xét nhiều điểm ở phường 6, phường 8 thuộc quận Gò Vấp và ở TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Tại những nơi này, công an đã bắt giữ 13 đối tượng; thu giữ lượng lớn tang vật gồm: hàng trăm phôi bằng, học bạ, bảng điểm của nhiều trường; nhiều máy tính, máy in, máy photocopy; hàng chục con dấu các loại…
bang cap gia
Các đối tượng bị bắt giữ

Các đối tượng khai nhận, đường dây làm bằng cấp giả do Thành cầm đầu, hoạt động từ tháng 2.2014 đến nay. Ban đầu chỉ 1 mình Thành đăng thông tin trên trang Facebook cá nhân để tìm nguồn khách hàng. 1 số đối tượng như: Nguyễn Ngọc Thiệu (tự Ấn, SN 1995), Lê Văn Tượng (SN 1977), Nguyễn Hiệu (SN 1990, đều ngụ tỉnh Quảng Ngãi, tạm trú tỉnh Quảng Ngãi)… làm công cho Thành, có nhiệm vụ đi giao dịch với khách hàng. Đến tháng 8.2014, các đối tượng trên cũng đăng thông tin tìm khách hàng trên Facebook.
Khi khách co nhu cầu đặt hàng, Thành và đồng bọn tiếp nhận thông tin rồi chuyển giao cho Chu Ngọc Trung (SN 1983, ngụ TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) để gia công bằng cấp giả. Việc giao dịch với khách hàng đều tiến hành qua mạng Internet, hẹn gặp ở các quán cà phê.
Mỗi bằng cấp giả các loại, đối tượng Trung nhận làm giả với giá 2 – 4 triệu đồng/bằng. Sau đó các đối tượng bán ra từ 5 – 9 triệu đồng/bằng. Tại cơ quan công an các đối tuộng khai nhận, từ khi hoạt động đến nay đã làm, bán ra thị trường khoảng 500 – 600 bằng cấp giả các loại cho những người có nhu cầu ở các tỉnh thành khắp Bắc – Trung – Nam. Bằng cao đẳng, đại học, các đối tượng bán 5 – 7 triệu đồng/bằng; còn bằng thạc sĩ giá 7 triệu, bằng tiến sĩ giá 9 triệu đồng.
 
Nhật Trường

Trung Quốc đang mất dần danh hiệu “Công xưởng của thế giới”

Gao Zitan, Epoch Times 14 Tháng Một , 2015
Những người lao động làm việc trong một nhà máy giày ở Jinjiang, tỉnh Phúc Kiến thuộc miền Nam Trung Quốc. Một số lượng lớn các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) lớn đã phải đóng cửa ở Trung Quốc thời gian gần đây. (ảnh: internet)
Những người lao động làm việc trong một nhà máy giày ở Jinjiang, tỉnh Phúc Kiến thuộc miền Nam Trung Quốc. Một số lượng lớn các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) lớn đã phải đóng cửa ở Trung Quốc thời gian gần đây. (ảnh: internet)
Theo giới truyền thông nhà nước Trung Quốc, một làn sóng ngày càng nhiều các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) ở Trung Quốc đã tuyên bố phá sản, đóng cửa, hoặc rút khỏi đất nước này trong nửa cuối năm 2014. Trung Quốc đang mất dần danh hiệu “công xưởng của thế giới” khi mà ngành công nghiệp này phải đối mặt với một cuộc suy thoái khắc nghiệt.
Theo tin từ Đài Phát thanh Quốc gia Trung Quốc, hai nhà sản xuất thiết bị gốc quy mô lớn nổi tiếng tại thành phố Tô Châu thuộc tỉnh Giang Tô ở phía đông nam Trung Quốc đã bị phá sản vào tháng 12/2014. Các nhà sản xuất thiết bị gốc là các công ty làm ra các sản phẩm được bán dưới thương hiệu của công ty khác.
Vào ngày 05/12/2014, Công ty TNHH Công nghệ Unitied Win do Đài Loan đầu tư ở Tô Châu đã tuyên bố phá sản. Vào lúc đỉnh điểm, công ty này đã từng có hơn 20.000 nhân viên. Nhưng vào thời điểm phá sản, chỉ còn lại 3.000 lao động. Công ty này đã từng sản xuất cho Apple và sau đó là cho công ty điện thoại thông minh (smartphone) Xiaomi Inc của Trung Quốc trong vài năm.

Chi phí lao động của Trung Quốc đang tăng lên do lạm phát.

– Giáo sư Frank Tian Xie, Ph.D., Trường Kinh doanh của Đại học Nam Carolina
Công ty Công nghệ Silitech ở Tô Châu, cũng là một công ty có vốn Đài Loan, đã tuyên bố đóng cửa vào ngày 28/11/2014, và sa thải hầu hết lao động. Công ty này có thời điểm sử dụng hơn 10.000 nhân viên, chủ yếu là sản xuất các phím điện thoại di động cho Nokia. Khi loại điện thoại di động màn hình cảm ứng trở nên được ưa chuộng hơn, lĩnh vực sản xuất phím điện thoại đã dần dần bị loại ra khỏi ngành.
Công ty Công nghiệp Truyền thông Zhaoxin, một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển và sản xuất điện thoại di động ở Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc không chỉ bị phá sản, chủ tịch của công ty này còn tìm cách tự tử. Hãng tin của nhà nước Southern Metropolitan Daily đưa tin, vào ngày 04/1, một giám đốc điều hành cấp cao tại Zhaoxin Communications đã xác nhận vụ việc Chủ tịch Gao Min của công ty đã cố gắng tự sát. Vị giám đốc điều hành giấu tên cho biết: “Như các vị đã biết, dưới tác động của môi trường tổng thể, nhiều doanh nghiệp tại lưu vực sông Châu Giang đã dính líu tới rất nhiều các khoản nợ tay ba và dòng tiền mặt không thể lưu thông”. Tại thời điểm đưa tin, ông Gao vẫn đang được cấp cứu.
Ít nhất ba nhà sản xuất máy tính bảng tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông đã tuyên bố phá sản vào nửa cuối năm 2014, bao gồm cả Công ty Công nghệ cao Keen, một công ty nổi tiếng với hoạt động sản xuất chất lượng cao.
Theo tin từ giới truyền thông nhà nước Trung Quốc, chỉ trong tháng 10/2014, hơn 10 nhà máy sản xuất giày lớn tại thành phố Đông Quản cũng đã bị phá sản. Thời báo China Times của nhà nước đưa tin, những người trong ngành ước tính có ít nhất hơn 100 nhà máy lớn sẽ bị phá sản hoặc đóng cửa vào thời điểm Tết âm lịch vào tháng 2/2015.
Ông Liang Zhenpeng, một chuyên gia về Trung Quốc trong ngành công nghiệp máy tính, truyền thông và điện tử tiêu dùng, đã đưa ra ba giải thích cho các vụ phá sản của các nhà sản xuất thiết bị gốc: “Trước tiên, là do việc phá sản hoặc mất mát tài chính của khách hàng đầu ra, làm suy giảm chuỗi vốn kinh doanh. Thứ hai, các cổ đông lớn của các nhà sản xuất thiết bị gốc bị suy kiệt trong cuộc khủng hoảng tài chính, và phải rút vốn đầu tư. Thứ ba, công nghệ lạc hậu của các nhà sản xuất thiết bị gốc không thể bắt kịp với việc nâng cấp công nghệ.”
Ngoài ra, chi phí lao động ngày càng tăng đã làm giảm bớt lợi thế về chi phí sản xuất của Trung Quốc, nguyên nhân này đóng vai trò chủ chốt trong các vụ phá sản của các nhà sản xuất. Giáo sư Frank Tian Xie, tại Trường Kinh doanh của Đại học Nam Carolina nói với Đại Kỷ Nguyên rằng: “Chi phí lao động của Trung Quốc đang tăng lên do lạm phát”, mà điều này sẽ dẫn đến việc phá sản của nhiều nhà sản xuất, việc thu hồi vốn của nhà đầu tư nước ngoài, và tình trạng thất nghiệp lan rộng.
Nhiều vụ phá sản đã gây ra các cuộc biểu tình lớn của những người lao động mất việc đòi thanh toán tiền lương và tiền thưởng. Một quan chức ở thành phố Tô Châu phát biểu với tờ China Times: “Sau các vụ phá sản đột ngột, có một lượng lớn những người [thất nghiệp] trong xã hội. Thật khó để giải quyết tất cả các vấn đề việc làm trong một thời gian ngắn”.
Nhà kinh tế Roy Lee Chun phát biểu qua hãng truyền thông Deutsche Welle của Đức hồi tháng 10/2014 rằng Trung Quốc không còn là công xưởng của thế giới nữa. Ông Lee cho biết nhiều công ty Đài Loan đã thu hồi vốn đầu tư của họ ở Trung Quốc, các công ty từ các nước khác, chẳng hạn như các doanh nghiệp châu Âu, cũng sẽ làm tương tự do chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc.

IS đánh sập Facebook hãng hàng không Triều Tiên?

(NLĐO) – Trang Facebook của Air Koryo - hãng hàng không hàng đầu của Triều Tiên - dường như đã bị những kẻ ủng hộ Nhà nước Hồi giáo (IS) tấn công.


Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) hôm 14-1 cho biết tất cả bài viết của trang Facebook Air Koryo đã bị gỡ xuống hôm 14-1 và thay vào đó là những hình ảnh của các chiến binh IS lái chiếc xe thiết giáp Humvee thu được từ quân đội Mỹ, lá cờ của nhóm khủng bố này và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang khóc.

Kèm theo đó là một bài viết đe dọa với nội dung “Triều Tiên và Trung Quốc phải trả giá vì hợp tác với kẻ thù của IS”.

Trang Facebook của hãng hàng không Air Koryo bị tấn công. Ảnh: RIA Novosti
Trang Facebook của hãng hàng không Air Koryo bị tấn công. Ảnh: RIA Novosti


Trang Facebook sau đó nhận được một số “lượt thích” của các đối tượng có tên Abu Bakr Al-Bagdadi - thủ lĩnh IS - Nhà nước Hồi giáo và trùm khủng bố Osama Bin Laden. Vài giờsau khi bị tấn công, trang Facebook đã có hơn 8.100 “lượt thích” được cho là từ những người ủng hộ IS và thích đùa trên Internet.

Hình ảnh đại diện của trang Facebook hãng hàng không này bị treo hình đen trắng của một tay súng IS đeo mặt nạ cùng với dòng chữ “Tôi yêu IS”. Tấm ảnh nói trên tương tự bức ảnh đã được đăng hồi đầu tuần này trên tài khoản mạng xã hội Twitter và YouTube của Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ cùng với lời đe dọa và danh sách thông tin liên lạc của các quan chức bộ này.

Trên tài khoản Twitter của Bộ chỉ huy bị tấn công còn có hình ảnh về cơ quan tình báo Lầu Năm Góc, hầu hết các căn cứ quân sự của Trung Quốc và Triều Tiên, dẫn đến nghi vấn về danh tính của kẻ tấn công thật sự.

 Thứ Tư, 21:28  14/01/2015

Xuân Mai (Theo Sputnik news)

Dân chủ cái... con bà nó!!!

Dân Đen (Danlambao) - Sau khi cả đám đầu nậu đảng cướp chính quyền đóng cửa kín bưng đè nhau ra hùng hục - hỗn hển tín nhiệm cao thấp vừa vừa với nhau thì đám bút nô, cũng là của đảng, thi nhau giựt tít "Lấy phiếu tín nhiệm - bước tiến về dân chủ trong Đảng".




Dân chủ cái mốc xì gì mà chẳng thấy một... ngài dân đen nào có mặt bỏ phiếu, kết quả bỏ phiếu cũng chẳng một ngài dân đen làm chủ nào được nhìn, ngắm, ngó ngay cả được... liếc trộm!

Dân chủ cái khỉ khô gì khi cả đám nắm quyền giành hết mọi quyền để đứa này mân mê đứa kia, đứa kia bóp dế đứa nọ theo cường độ cao thấp vừa!

Dân chủ cái củ kiệu gì khi tụi đảng mặt dày tự mở trò chơi "đứa nào cũng được tín nhiệm" rồi tự cùng nhau đồng chí tín nhiệm đồng rận, đồng rận tín nhiệm đồng chí!

Dân chủ gì mà dân-làm-chủ thì cứ như... Nguyễn Bá Thanh - không thấy chi mô, chỉ rặc một đám đầy-tớ-làm-chủ-dân vung tay mần cho nhau sướng?

Có phải là dân chủ cái con bà nó không? bà con!? Chứ còn gì nữa!!!

Trang nhà bút nô Đài Tiếng Nói Việt Nam Cộng còn giựt tít thật ngu chẳng khác gì chửi đảng của chúng: "Lấy phiếu tín nhiệm - bước tiến về dân chủ trong Đảng".

"Tiến về" tức là đảng đếch có dân chủ nên mới đang từng bước từng bước thầmtiến về. Mà nói cho nghe nè: trong ĐẢNG làm đếch gì có DÂN để mà CHỦ! để mà tiến về!!!

VOV+ còn đê mê rên rĩ rằng "Việc lấy phiếu tín nhiệm càng khẳng định tính minh bạchcông khai của Đảng; tạo thêm uy tín của Đảng trước nhân dân."

Chúng núp sau tủ áo thủ dâm minh bạch, thủ dâm công khai và tạo uy tín ngất trời đó bà con.

Vậy mà có đứa đội mác sử học mang tên Nguyễn Mạnh Hà hung hăng chém gió rằng "Dưới góc nhìn của một nhà sử học, đây là một bước tiến quan trọng về dân chủ trong lịch sử Đảng 85 năm qua."

Làng nước ơi! đóng cửa tự bỏ phiếu theo kiểu tín nhiệm láu cá, kết quả thì giấu như bác Hồ giấu gái mà được xem là một bước tiến quan trọng về dân chủ trong lịch sử 85 thì quả thật chỉ có đảng chúng nó.

Chỉ có đảng của Trần Dân Tiên, nó vừa đi đường vừa tự mân mê con tự do của nó và nghênh ngang tuyên bố với thiên hạ rằng nó đang làm bước tiến về cõi... làm tình.


Malaysia kết án tử hình một thuyền viên VN

Luật sư của Nguyễn Hồng Quang, người bị kết tội giết một người đồng hương trên tàu viễn dương, nói với Thanh Niên rằng bản án có dấu hiệu oan sai.

Luật sư Orlando Chua (thứ hai, từ trái sang) là người tham gia nhiều vụ án nổi cộm ở bang Sarawak - Ảnh: Borneo Post
Luật sư Orlando Chua (thứ hai, từ trái sang) là người tham gia nhiều vụ án nổi cộm ở bang Sarawak - Ảnh: Borneo PostLuật sư Orlando Chua (thứ hai, từ trái sang) là người tham gia nhiều vụ án nổi cộm ở bang Sarawak - Ảnh: Borneo Post

Tòa thượng thẩm (High Court) bang Sarawak, Malaysia, ngày 13.1 ra án treo cổ thuyền viên Nguyễn Hồng Quang, 49 tuổi, vì tội giết chết người đồng hương Ngô Trọng Cường trên con tàu neo đậu tại cảng Tanjung Manis, trên sông Rajang, thuộc huyện Sarikei, bang Sarawak trên đảo Borneo vào rạng sáng 22.3.2013.

Tờ Borneo Post ngày 14.1 đưa tin thẩm phán Lee Heng Cheong trong phán quyết của mình “chỉ ra rằng phía công tố đã chứng minh cáo trạng đối với bị cáo là không có gì phải nghi ngờ”. Tờ báo này cũng cho hay phía công tố đã đưa ra tòa 15 nhân chứng chống lại bị cáo, và án tử dành cho tội giết người là chiếu theo điều 302 bộ luật Hình sự của Malaysia. Luật sư bào chữa cho Nguyễn Hồng Quang là ông Orlando Chua cho hay ông sẽ đệ đơn kháng án.

Chiều qua, Thanh Niên đã liên lạc được với công tố viên của vụ án là ông Franklin Ganggan Anak Bennet qua điện thoại. Ông Bennet từ chối cung cấp thông tin về diễn biến vụ án mạng cũng như nhân thân bị cáo và bị hại, vì “đó là những thông tin mật mà tôi không được phép tiết lộ”. Ông Bennet cũng cho biết luật sư bào chữa có 14 ngày, kể từ 13.1, để đệ đơn kháng án lên Tòa phúc thẩm (Court of Appeal). Nếu bị Tòa phúc thẩm bác, luật sư có thể tiếp tục đưa đơn lên Tòa giám đốc thẩm (Final Court).

Dấu hiệu oan sai ?

Cũng trong chiều qua, Thanh Niên đã liên lạc được với luật sư Orlando Chua thuộc Công ty luật Wong, Orlando Chua & Kuok Advocates tại thành phố Sibu, bang Sarawak. Vụ việc được luật sư Chua thuật lại như sau: Nguyễn Hồng Quang, quê Sơn La, là máy trưởng, và Ngô Trọng Cường, 40 tuổi, quê Thái Bình, là thuyền trưởng của tàu hàng M.V.Brave Ocean, tải trọng 7.823 tấn, mang biển đăng ký tại cảng Panama, Trung Mỹ. Không rõ trên tàu có cả thảy bao nhiêu thuyền viên khi án mạng xảy ra vào lúc 0 giờ 30 ngày 22.3.2013.

Luật sư Chua cho rằng, không ai biết chuyện gì đã xảy ra trên tàu M.V.Brave Ocean đêm đó. Hiện trường chỉ là thuyền trưởng Ngô Trọng Cường đã tử vong với 21 vết đâm và chém trên người. Và máy trưởng Nguyễn Hồng Quang bị kết tội dựa vào “một giám định ADN không chắc chắn của một thứ được cho là vết ADN bám trên con dao làm bếp dài 20 cm được nói là của bị cáo”. Trong số 15 nhân chứng mà phía công tố đưa ra trước tòa để chống lại Nguyễn Hồng Quang, không có ai là thuyền viên trên tàu M.V. Brave Ocean cả, bởi “người ta không tìm được các thuyền viên còn lại vào thời điểm phiên tòa xét xử diễn ra từ ngày 2.9.2014”, ông Chua cho biết. “Không có bằng chứng trực tiếp nào để buộc tội bị cáo vào cái chết được cho là bị giết cả”, luật sư Chua quả quyết.

Hiện tại Nguyễn Hồng Quang bị giam tại nhà tù Sibu, bang Sarawak. “Cho đến thời điểm này, tôi không thấy có cách nào để lý giải về lý do bị cáo bị kết tội và vì vậy tôi cũng không thể tiết lộ sai sót nào mà tòa án đã phạm phải”, ông Chua trăn trở. Trong hôm nay, ông sẽ đưa đơn kháng cáo. Ông nói thêm: “Ở vị trí của mình, tôi thầm tin rằng chúng tôi sẽ có những lập luận chính đáng trước Tòa phúc thẩm”.

15/01/2015 04:32
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)

Một công an viên bị sát hại: Vợ dùng đe sắt đánh chết chồng

(TNO) Vì quá căm tức do người chồng thường xuyên rượu chè rồi đánh đập, người vợ đã ra tay hạ sát chồng mình khi ông này đang ngủ.

Một công an viên bị sát hại tại nhà riêng: Vợ dùng đe đánh chết chồng 
Nhiều người dân hiếu kỳ tụ tập trước nhà ông Tâm vào sáng 14.1 khi hay tin lực lượng công an sẽ tiến hành thực nghiệm hiện trường
 
Ngày 14.1, đại tá Nguyễn Thế Nghiệp - Trưởng phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Nam - cho biết sau một thời gian điều tra, cơ quan công an đã bắt được nghi phạm giết ông Trương Văn Tâm (41 tuổi, công an viên thôn Nam Sơn, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành).
 
Theo thông tin do đại tá Nghiệp cung cấp, nghi phạm là bà Nguyễn Thị Thanh Trinh (33 tuổi, trú thôn Nam Sơn, xã Tam Hiệp), vợ của ông Tâm. 
 
Tại cơ quan công an, Trinh khai nhận do bực tức vì bị ông Tâm bạo hành nhiều lần nên nảy sinh ý định giết chồng để trả thù. 
 
“Trinh khai rằng, do "cơm không lành canh không ngọt" với chồng nên đã nhiều năm qua, Trinh sống ly thân với ông Tâm. Nguyên nhân chính khiến Trinh sát hại chồng là vì quá bức xúc bởi mỗi lần uống rượu say, ông Tâm lại đánh bà Trinh”, đại tá Nghiệp nói.
 
Để trả thù, vào sáng 7.1, khi ông Tâm đang ngủ say (trước đó ông Tâm có uống rượu - PV), bà Trinh dùng đe sắt (dụng cụ mà ông Tâm dùng để làm nghề sửa xe hằng ngày) đánh vào đầu ông Tâm. Cú đánh quá mạnh là nguyên nhân khiến phần sọ ông Tâm bị vỡ, chấn thương não nặng nề, dẫn đến tử vong. Tiếp đó, Trinh còn dùng rựa chém vào mặt nạn nhân.
 
Trước đó, như Thanh Niên Online đã thông tin, vào sáng 7.1, hàng trăm người dân đã tụ tập xung quanh nhà ông Tâm theo dõi việc công an khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm thi thể nạn nhân.
Nhận được tin báo về vụ án mạng, Công an tỉnh Quảng Nam đã có mặt tại hiện trường để điều tra, truy bắt hung thủ. 
 
Dư luận địa phương thời điểm xảy ra vụ án mạng cho rằng, nguyên nhân ông Tâm bị sát hại có thể là do mâu thuẫn với một số người dân tại rừng trồng keo. Đến khi hay tin nghi phạm bị bắt chính là vợ của ông Tâm, nhiều người đã không khỏi bàng hoàng.
 
Vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ.
Tin, ảnh: Hoàng Sơn

Đảng tiếp tục không chấp nhận báo tư nhân

BBC-14 tháng 1 2015
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói Đảng vẫn quyết kiểm soát chặt chẽ báo chí
Việc Đảng khẳng định tiếp tục siết chặt quản lý báo chí tại Hội nghị Trung ương 10 vừa qua sẽ ‘không có tác dụng’, một nhà báo từ trong nước nói với BBC.
Tại hội nghị toàn thể lần này, các ủy viên trung ương Đảng được cho là đã bàn thảo về đề án quy hoạch báo chí đến năm 2025, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết trong diễn văn bế mạc.

Nhân dân ủng hộ?

Ông Trọng nói rằng Trung ương Đảng đã một lần nữa khẳng định ‘không cho tư nhân sở hữu báo chí’, ‘không để lợi ích nhóm chi phối báo chí’, ‘phát triển báo chí đi đôi với quản lý’ và ‘không để báo chí chạy theo lợi nhuận thuần túy’.
Theo đề án này thì đến năm 2025, Nhà nước sẽ xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm nòng cốt có vai trò định hướng thông tin báo chí, thông tin Internet.
Trang mạng của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã đăng bài viết nói rằng việc này ‘được sự quan tâm, ủng hộ của dư luận nhân dân’.
Trao đổi với BBC, nhà báo Trần Tiến Đức, người từng là Vụ trưởng Vụ Giáo dục-Truyền thông ở Ủy ban Quốc gia về Dân số và Gia đình, nói rằng cách làm của Đảng ‘sẽ không thành công trong tình hình hiện nay’.
Lý do theo ông Đức là ‘mạng xã hội phát triển mạnh mẽ với số lượng người theo dõi rất lớn’.
“Thật ra người dân không quan tâm nhiều đến báo chí đưa tin gì nữa mà họ sẽ tìm thông tin ở mạng xã hội hay các mạng truyền thông nước ngoài,” ông nói.
“Trừ trường hợp chính quyền chặn mạng xã hội thì mới hạn chế được,” ông nói thêm, “Nhưng trong thời điểm hiện nay thì hơi khó.”
Ông Đức dẫn ví dụ về việc ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, đi Mỹ chữa bệnh vừa qua, đã có những trang trên mạng ‘đưa tin sớm hơn’ so với truyền thông chính thống của Việt Nam và tin họ đưa ‘cũng có phần chính xác’.

‘Không ai muốn quyền nói bị hạn chế’

Về việc Đảng tiếp tục không cho báo chí tư nhân ra đời, ông Đức nói điều này ‘không làm cho ai ngạc nhiên’.
“Chủ trương nhất quán xưa nay đều coi báo chí thuộc quyền quản lý của Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam,” ông cho biết và nói rằng điều này ‘không phù hợp với Hiến pháp Việt Nam’ vốn quy định người dân có quyền tự do ngôn luận.
Truyền thông Việt Nam vẫn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Đảng
“Xã hội người ta không bao giờ muốn quyền được nói của mình bị hạn chế,” ông nói.
Khi được hỏi có báo nào ở Việt Nam nằm trong tay các nhóm lợi ích và phục vụ cho nhóm lợi ích đó hay không như Trung ương Đảng đã nêu lên tại Hội nghị 10, ông Đức cho biết hiện nay ‘có nhiều tờ báo được nuôi hoặc bị các tập đoàn kinh tế ảnh hưởng’.
“Một tờ báo đại diện cho đoàn thể, hội đoàn hoặc tổ chức nào đó trong khi tuân thủ định hướng thì họ vẫn có cách nhìn nhận riêng của họ,” ông nói.
“Thực tế trên mặt báo có những tin không hoàn toàn phù hợp chỉ đạo của cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Tuy nhiên, ông Đức nói rằng việc Đảng đề cập đến nhóm lợi ích trong báo chí cũng có thể là nói đến ‘những nhóm xã hội cũng mong muốn có tiếng nói của mình mà bằng cách này hay cách khác có thể tìm được tiếng nói ở dạng nào đó trên báo chí chính thống’.
“Có thể một số nhà hoạt động trước nay có thể sử dụng diễn đàn chính thống để nêu quan điểm của mình đóng góp cho đất nước bây giờ họ không còn có thể lên tiếng nữa,” ông nói.

Dân biểu Mỹ bàn nhân quyền với tân đại sứ

BBC-14 tháng 1 2015
Bà Sanchez là người quan tâm tới chủ đề nhân quyền ở Việt Nam
Dân biểu đảng Dân chủ Loretta Sanchez, đồng chủ tịch phân ban Việt Nam của Hạ viện Hoa Kỳ, vừa có cuộc điện đàm với tân đại sứ Ted Osius về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Bà Loretta Sanchez, đại diện cho khu vực cử tri số 46 của tiểu bang California, cho hay trên website của mình rằng cuộc nói chuyện giữa bà và ông Ted Osius đã diễn ra hôm thứ Ba 13/1.
Ông Osius cũng vừa nhậm chức đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam vào cuối tháng 12/2014.
Trong cuộc điện đàm, dân biểu Sanchez "nhấn mạnh nhu cầu cải thiện nhân quyền trước khi có quan hệ kinh tế gần gũi hơn, như Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)".
Đặc biệt, bà Sanchez kêu gọi trả tự do cho luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân và các tù nhân lương tâm khác ở Viết Nam.
Bà cũng đề cập tới tự do internet, cho rằng đây là con đường cần thiết để các gia đình giữ liên lạc với nhau và cho giới chức Hoa Kỳ tiếp cận thông tin về Việt Nam.
Bà Sanchez viết trong thông cáo trên website: “Hôm nay tôi đã có cuộc nói chuyện bổ ích với Đại sứ Osius".
“Việt Nam tiếp tục có những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền và Hoa Kỳ cần đưa ra thông điệp mạnh mẽ rằng các hành động [của Hà Nội] là không thể chấp nhận được."
"Trong khi danh sách các blogger bị bắt giữ và tù nhân lương tâm ngày càng dài ra, hơn bao giờ hết Việt Nam cần hiểu rằng bất cứ đối tác song phương nào [của Mỹ] đều phải tôn trọng nhân quyền."
Bà nói thêm: "Tôi rất mừng là ông đại sứ nói với chủ tịch và thủ tướng Việt Nam rằng thái độ tiếp tục tồi tệ sau khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương là không chấp nhận được".
"Chúng ta cần tiếp tục vận động vì xã hội dân sự và cất tiếng bảo vệ nhân quyền cho mọi cá nhân ở Việt Nam."

Nhật thông qua kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng lần thứ ba

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani.
VOA-14.01.2015
Nhật Bản loan báo kế hoạch ngân sách quốc phòng lớn nhất chưa từng có, trong lúc nước này đang tìm cách ứng phó với ảnh hưởng quân sự đang ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, nhất là ở Biển Ðông Trung Hoa.

Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe hôm thứ Tư đã thông qua kế hoạch ngân sách 42 tỉ đôla - năm thứ ba liên tiếp tăng ngân sách quốc phòng, với ngân khoản được tăng cho máy bay trinh thám, máy bay không người lái, chiến đấu cơ F-35 và chiến xa lội nước.

Ngân sách này cần được sự chấp thuận của các nhà lập pháp Nhật Bản, nhưng ông Abe có được sự ủng hộ đa số ở lưỡng viện.

Thủ tướng Abe theo chủ trương chi tiêu mạnh hơn cho quốc phòng của Nhật Bản.

Tokyo đang tranh chấp với Bắc Kinh về chủ quyền một nhóm đảo không có người ở, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku.

Chi tiêu cho quân đội của Nhật Bản vẫn quá thấp so với của Trung Quốc, nước đã chi tiêu đến 132 tỉ đôla cho quân đội hồi năm ngoái, mức chi tiêu cao hàng thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ.

Hồng Kông: Các nhà lập pháp thân dân chủ giương dù vàng phản đối

Các nhà lập pháp thân dân chủ giương dù vàng và bỏ ra ngoài trong lúc Trưởng quan hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh đọc diễn văn, ngày 14/1/2014.
Các nhà lập pháp thân dân chủ giương dù vàng và bỏ ra ngoài trong lúc Trưởng quan hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh đọc diễn văn, ngày 14/1/2014.
VOA-15.01.2015
Các nhà lập pháp thân dân chủ Hồng Kông đã giương dù màu vàng lên và bỏ ra ngoài trong lúc Trưởng quan hành chính Hồng Kông đọc bài diễn văn về chính sách hàng năm, và họ kêu gọi phổ thông đầu phiếu.

Các nhà lập pháp này kêu gọi Hồng Kông phải cho phép bất cứ ai muốn ra tranh cử trong cuộc bầu cử lãnh đạo của đặc khu này vào năm 2017, thay vì quy định các các ứng cử viên phải được một ủy ban xét duyệt và cho phép mà những người đối lập nói là thiên vị với chính phủ ở Bắc Kinh.

Kế hoạch xét duyệt trước này đã là đề mục tranh cãi chính kể từ năm ngoái, dẫn đến những cuộc biểu tình mấy tuần lễ trên đường phố Hồng Kông, một lãnh thổ bán tự trị của Trung Quốc.

Sau khi các nhà lập pháp bỏ đi ra ngoài hôm thứ Tư, Trưởng quan Hành chánh Lương Chấn Anh vẫn tiếp tục bài diễn văn của ông sau một lúc ngừng ngắn.  Ông nói “luật pháp chính là nền tảng của Hồng Kông” và ông lập lại ủng hộ đối với kế hoạch xét duyệt các ứng cử viên cho cuộc bầu cử của lãnh thổ này.

Phiên họp hôm thứ Tư lập lại một phản ứng tương tự tại hội đồng lập pháp hồi tuần trước, khi các nhà lập pháp bỏ ra ngoài giữa một bài diễn văn của Trưởng ty chính vụ Carrie Lam.

Vào lúc cao điểm hồi năm ngoái, phong trào có tên là Chiếm Trung đã thu hút mấy vạn người tham gia biểu tình phản đối, đặt ra một thách thức chưa có trước đó đối với sự cai trị của Trung Quốc tại Hồng Kông.

Hồng Kông là một cựu thuộc địa của Anh Quốc, và được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Trong khi là một lãnh thổ bán tự trị của Trung Quốc, người dân ở đây được hưởng nhiều quyền tự do mà không được cho phép ở Hoa lục.

Hôm 31 tháng 12, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ 12 người biểu tình khi những người bày tỏ ủng hộ dân chủ này trở lại khu Mong Kok nơi mà hàng trăm người biểu tình đã chiếm giữ suốt hơn hai tháng trước đó.

Cảnh sát nói rằng họ dùng bình xịt ớt cay và dùi cui trong các cuộc xô xát vào buổi tối và bắt giữ những những người biểu tình bị cáo buộc là đã tấn công một cảnh sát viên và không có giấy tờ tùy thân.

Đó là cuộc tập trung lớn đầu tiên kể từ cuộc biểu tình cắm thành trại bị dẹp dọn vào ngày 15 tháng 12 năm ngoái.

“Cố thủ” ở cư xá Thanh Đa

Theo nld-Thứ Tư, 22:54  14/01/2015
Sợ nguy hiểm đến tính mạng cư dân, cơ quan chức năng mong muốn 11 hộ lô IV và lô VI cư xá Thanh Đa (TP HCM) di dời khẩn cấp nhưng họ vẫn không đồng tình vì cho rằng chưa có phương án bồi thường

Ngày 19-3-2014, UBND quận Bình Thạnh, TP HCM ra quyết định di dời khẩn cấp 299 hộ dân tại lô IV và lô VI cư xá Thanh Đa, phường 27 vì nơi này nghiêng, lún nghiêm trọng. Đến nay, đã có 288 hộ di dời đến chung cư 1.050 căn tại phường 12, quận Bình Thạnh. Tuy nhiên, vẫn còn 11 hộ không chịu di dời. Trước tình trạng này, ngày 6-1, UBND TP HCM đã ra quyết định các hộ dân nêu trên phải di dời trong vòng 10 ngày, nếu không thực hiện sẽ bị cưỡng chế.

“Muốn đi thì phải đền bù!”

Những ngày này, khu vực lô IV và lô VI cư xá Thanh Đa khá yên tĩnh vì hầu hết các hộ dân đã di dời trước đó. Lý do mà 11 hộ còn lại chưa chịu di dời là vì chưa nhận được tiền bồi thường cũng như chưa biết phương án bồi thường.

Lô IV cư xá Thanh Đa đã xuống cấp nghiêm trọng Ảnh: Hoàng Triều
Lô IV cư xá Thanh Đa đã xuống cấp nghiêm trọng Ảnh: Hoàng Triều

“Sáng 14-1, UBND phường 27 đã đến đưa quyết định về việc phải di dời nhưng chúng tôi vẫn kiên quyết ở lại. Gia đình tôi ở tầng trệt, qua bên kia phải lên lầu cao, lại phát sinh nhiều chi phí như gửi xe, bảo trì… Tôi chỉ muốn nhận tiền và tự lo nơi ở mới” - ông Kiệt (ngụ lô IV) nói.

Chị Yến (ngụ lô IV) cho biết chưa di dời là vì chưa biết phương án bồi thường, tiền nhận được là bao nhiêu. “Tôi sống ở đây mấy chục năm nay, có sao đâu! Cư xá đã xuống cấp từ lâu sao quận không lo? Giờ quận lấy lý do di dời khẩn cấp vì mất an toàn mà bắt chúng tôi đi là không được. Muốn chúng tôi đi thì phải đền bù, chứ đi rồi sau này tìm ai mà đòi bồi thường?” - chị Yến gay gắt.

Một số hộ còn lại cũng khẳng định khi nào có phương án bồi thường và nhận được tiền thì mới dời đi. “Lúc vận động di dời, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận nói từ khi có quyết định thu hồi đất đến phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 180 ngày. Dự kiến vào tháng 10-2014 nhưng nay đã là tháng 1-2015 mà vẫn chưa có phương án bồi thường” - một người dân ngụ lô VI đặt vấn đề. Một số hộ mong muốn được gặp trực tiếp lãnh đạo quận và TP để biết rõ hơn về chính sách bồi thường.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong 8/11 hộ hiện ở tầng trệt, một số hộ kinh doanh tạp hóa, trông giữ xe nên qua nơi ở mới sẽ mất nguồn thu. Ngoài ra, nhiều hộ cho rằng họ đủ điều kiện mua nhà thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định 61, đã làm thủ tục nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Phê duyệt chính sách bồi thường sau

Ông Phan Ngọc Anh Huy, Trưởng Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Bình Thạnh, cho biết việc di dời hiện nay là theo tinh thần di dời khẩn cấp để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân; còn mọi chính sách bồi thường sẽ được phê duyệt sau theo Luật Đất đai năm 2013.

Về việc đến giờ vẫn chưa có chính sách bồi thường, ông Huy giải thích: “Quận cũng rất nóng ruột, khổ là chuyện di dời nhằm ngay lúc giao thời giữa luật cũ với luật mới nên chậm tiến độ. Quận đang đề nghị TP thông qua chủ trương thực hiện quy hoạch cư xá Thanh Đa vì theo Luật Đất đai năm 2013, những dự án nào chưa phê duyệt phương án bồi thường trước ngày 1-7-2014 thì buộc phải được TP chấp thuận cho tiếp tục thực hiện. Sau đó, quận sẽ xây dựng phương án bồi thường theo quy định mới và trình duyệt giá bồi thường. Dự kiến, xong 3 bước này cũng mất 3 tháng”. Theo ông Huy, quận Bình Thạnh đã chuẩn bị sẵn dự thảo phương án bồi thường và thuê tư vấn thẩm định giá.

Chính sách di dời được thực hiện để bảo đảm quyền lợi của các hộ dân ở cư xá Thanh Đa. Việc bố trí căn hộ mới là theo nguyên tắc diện tích căn hộ tái định cư tối thiểu tương đương diện tích căn hộ cũ. Những trường hợp đang sử dụng nhà thuộc sở hữu nhà nước được tiếp tục thuê nhà đối với căn hộ mới, giá bằng căn hộ cũ. Trường hợp có nhu cầu mua căn hộ tái định cư thì được xem xét giải quyết bán theo diện nhà thuộc sở hữu nhà nước với phần diện tích bằng căn hộ cũ (trừ phần lấn chiếm). Phần diện tích chênh lệch giữa căn hộ cũ và căn hộ mới được bán theo giá thị trường.

“Chủ trương này rất hay vì đây là di dời theo dạng lún, có nguy cơ đổ bất cứ lúc nào” - ông Huy nhìn nhận. Đối với việc chênh lệch vị trí, ông Huy cho biết trong di dời bồi thường có hỗ trợ cho việc sản xuất kinh doanh. Quận Bình Thạnh sẽ thẩm định giá của tầng trệt với chỗ ở mới để hỗ trợ một hệ số cụ thể cho người dân.

Ông Huy mong muốn các hộ dân chấp thuận chủ trương này vì việc di dời vẫn bảo đảm đúng, đủ quyền lợi như ở chung cư cũ. “Cưỡng chế là biện pháp cuối cùng. Quận sẽ cố gắng tiếp tục gặp gỡ, giải thích với các hộ dân để không phải thực hiện cưỡng chế” - ông khẳng định.

Có thể sập đổ bất cứ lúc nào
Được xây dựng từ năm 1972, lô IV và lô VI cư xá Thanh Đa đã xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sập đổ bất kỳ lúc nào. Cơ quan chức năng xác định hiện trạng nghiêng, lún của 4 dãy nhà thuộc 2 lô chung cư so với mặt đất là hơn 2 độ. Trong khi khoảng cách đế móng giữa 2 dãy nhà là 3 m thì tại tầng 4 (trên cùng), chúng nghiêng áp vào chỉ còn khoảng 1,5 m. Nhìn xa, 2 khối nhà tạo ra một khoảng không hình chữ A.
Lý giải việc chậm trễ di dời khi đã có kết luận từ năm 2005, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh Dương Hồng Thắng cho biết do khó khăn về quỹ nhà tái định cư. “Người dân yêu cầu bố trí quỹ nhà trên địa bàn quận Bình Thạnh hoặc tái định cư tại chỗ nên phải đợi có quỹ nhà hợp lý mới tiến hành di dời được. Trong khi đó, đến tháng 6-2014, chung cư 1.050 căn hoàn thành nên mới tiến hành di dời người dân được” - ông Thắng nói.

 Phan Anh - Đức Thanh

Luật sư Đôn “gặp khó vì dấn thân”

Theo nld- Thứ Tư, 22:49  14/01/2015
Các thành viên Ủy ban Bảo vệ quyền lợi luật sư đánh giá cao về đạo đức nghề nghiệp của luật sư Võ An Đôn khi tự nguyện bảo vệ cho gia đình bị hại trong vụ dùng nhục hình dẫn đến chết người ở Phú Yên
Ngày 14-1, đoàn công tác của Liên đoàn Luật sư Việt Nam do luật sư Phan Trung Hoài, Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ quyền lợi luật sư, làm trưởng đoàn đã làm việc với các cơ quan chức năng tại Phú Yên về việc 3 cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề của luật sư Võ An Đôn (Báo Người Lao Động đã nhiều lần thông tin).

Thu nhập chủ yếu nhờ... nuôi bò, làm ruộng

Ngay sau khi đến Phú Yên, đoàn công tác đã có buổi làm việc với Đoàn Luật sư tỉnh và luật sư Đôn. Theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, trong buổi làm việc, đoàn công tác thể hiện sự chia sẻ với những khó khăn mà luật sư Đôn đang phải đối mặt. Khi thăm hỏi gia cảnh, công việc của luật sư Đôn, luật sư Hoài tỏ ra bất ngờ khi biết Văn phòng Luật sư Võ An Đôn được đặt tại một vùng quê hẻo lánh của Phú Yên.

Luật sư Phan Trung Hoài (trái) chia sẻ những khó khăn mà luật sư Võ An Đôn đang đối mặt
 Luật sư Phan Trung Hoài (trái) chia sẻ những khó khăn mà luật sư Võ An Đôn đang đối mặt

Luật sư Hoài đánh giá cao về đạo đức nghề nghiệp của luật sư Đôn khi đã tự nguyện giúp đỡ gia đình người bị hại trong vụ án dùng nhục hình dẫn đến chết người ở Phú Yên. “Không chỉ gia đình người bị hại mà xã hội và đồng nghiệp cũng rất kính trọng luật sư Đôn” - luật sư Hoài bày tỏ.

Trước sự quan tâm của đoàn công tác về áp lực trong những ngày vừa qua, luật sư Đôn cho rằng sau khi liên ngành tố tụng TP Tuy Hòa yêu cầu thu hồi chứng chỉ hành nghề của mình, không ai dám tới nhờ ông bảo vệ. “Gần đây, dư luận lại đồn thổi công an sắp bắt tôi nên bà con sợ. Trước đây, công an các huyện còn giới thiệu tôi trợ giúp pháp lý nhưng từ đó đến nay không ai giới thiệu nữa. Hiện nay, tôi chủ yếu thu nhập từ nuôi bò, làm ruộng” - luật sư Đôn nói.

Luật sư Phạm Đức Hùng, thành viên Ủy ban Bảo vệ quyền lợi luật sư, cho biết từ khi hành nghề đến nay, luật sư Đôn gặp nhiều khó khăn. “Tôi nghĩ khó khăn của luật sư Đôn là do dấn thân, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo” - luật sư Hùng nhìn nhận.

Luật sư Phan Trung Hoài cho rằng luật sư Đôn có điều kiện phát triển nghề nghiệp nhưng vẫn gắn bó với Phú Yên, trong khi những đồng nghiệp khác tập trung về Hà Nội và TP HCM. “Hoạt động trong điều kiện khó khăn mà vẫn một lòng một dạ với nghề, luật sư Đôn cần được sự động viên. Làm nghề không thể tránh khỏi những lúc khó khăn nhưng nếu có tâm sáng, quyết tâm bảo vệ cái đúng thì bất cứ ở đâu, trong hoàn cảnh nào, dù bị sức ép đến đâu thì mình cũng vượt qua” - luật sư Hoài động viên.

Ứng xử chừng mực

Luật sư Phan Trung Hoài cho rằng đã nghe băng ghi âm, đọc biên bản phiên tòa do các cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa cung cấp sau khi cáo buộc luật sư Đôn. “Tôi thấy ứng xử của luật sư Đôn là chừng mực” - luật sư Hoài đánh giá.

Theo luật sư Hoài, cần đánh giá khách quan về kết quả phiên tòa ở giai đoạn tham gia tố tụng cấp sơ thẩm. Một số kiến nghị của luật sư Đôn đã được cơ quan có trách nhiệm xem xét và đi đến khởi tố ông Lê Đức Hoàn, nguyên Phó Công an TP Tuy Hòa.

Đề cập việc luật sư Đôn trả lời báo chí, luật sư Hoài cho rằng đó là chuyện bình thường. “Tôi nghĩ việc trả lời cơ quan truyền thông là trách nhiệm xã hội của luật sư. Các cơ quan tố tụng của TP Tuy Hòa cho rằng luật sư Đôn trả lời báo chí sai lệch, đó là nhận định của họ. Tôi nghĩ ở đây chỉ là vấn đề quan điểm” - luật sư Hoài phân tích.

Bài và ảnh: Hồng Ánh

Tiền vàng mã cao giá hơn tiền đồng

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
RFA-2015-01-14
vang-ma-622.jpg
Áo giấy được treo bán để người dương gửi về cõi âm. RFA PHOTO
Đồng tiền Việt Nam hạ thêm 1% so với đồng đô la, đó là tin sốc đối với người Việt. Nhưng điều ấy cũng chưa thật sự sốc nếu so sánh mệnh giá đồng Việt Nam với đồng âm phủ, thật đáng sợ khi mệnh giá đồng âm phủ cao hơn nhiều so với đồng Việt Nam hiện tại, đương nhiên là không thể cao hơn gấp hai mươi mốt ngàn lần như đồng đô la Mỹ nhưng so ra, những tờ giấy mà ai cũng có thể in ra để bán và không hề có sự bảo chứng giá trị của nhà nước kia lại có giá trị cao hơn đồng bạc của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Hay nói cách khác, đồng âm phủ cao hơn đồng chính phủ.

Tỉ giá 1%

Một người chuyên sản xuất tiền âm phủ ở thành phố Sài Gòn, tên Cảnh, chia sẻ:
“Ví dụ như vàng mã, tiền bạc, áo giấy thì khi cúng ngoài sân, người ta thường hay đốt, còn ở trong nhà thì không. Vì thường trong nhà thì người trong nhà mong người mất sẽ sớm siêu thoát, họ không cần những thứ này. Chỉ có ngoài sân như cúng rằm... mới cúng vàng bạc, áo giấy…”
Đốt áo giấy là việc của người Tàu họ đẻ ra thời thương mãi đó. Cái đó không hay. Đừng có mê tin cái đó. Chẳng thà tiền để đốt áo giấy đó, bỏ vào thùng phước sương ở chùa hoặc giúp đỡ mấy nhà nghèo khổ.
-Anh Mạnh
Ông Cảnh vốn là người sản xuất tiền âm phủ và vàng mã bỏ mối mấy chục năm nay nhưng ông cũng quên bẵng đi, không hề để ý mệnh giá của nó và cũng không ngờ đến chuyện này. Nhưng một lần tình cờ, khách hàng mua 100 tờ tiền âm phủ với giá tám ngàn đồng, ông này lắc đầu nhận xét là tám ngàn đồng Việt Nam bây giờ vẫn còn may mắn mua nổi 100 tiền âm phủ, ông Cảnh mới giật mình.
Tiền âm phủ gồm nhiều loại, trong đó có cả đô la âm phủ, euro âm phủ nhưng có ba loại tiền truyền thống, đó là tiền bạch đinh, hoàng đinh và tiền hoa in hình đồng xu tròn. Giấy bạch đinh tượng trưng cho dương khí, hoàng đinh tượng trưng cho âm khí và đồng in hình xu tròn tượng trưng cho sự phối ngẫu cả hai loại tiền này, âm dươn gắn kết, hài hòa. Một khi đốt cúng cho ông bà, người Việt Nam thường đốt kết hợp ba loại bạch đinh, hoàng đinh và tiền hoa để ông bà tùy nghi sử dụng.
Thường thì người nghèo đốt mỗi loại tiền một trăm tờ, vị chi một lần cúng hết ba trăm tờ, gọi là ba trăm bạc âm phủ. Muốn có ba trăm bạc âm phủ, người ta phải bỏ ra hai mươi bốn ngàn đồng tiền chính phủ phát hành để mua. Nhưng đó là giá gốc, nếu như mua ở các cửa hàng bán lẻ, phải mất ba chục ngàn đồng. Nếu tính theo tỉ giá thì một đồng âm phủ ăn được một trăm đồng chính phủ, tỉ giá là 1%.
vang-ma-400.jpg
Những gian hàng đồ thờ ở phố Hàng Quạt - Hà Nội. RFA PHOTO.
Chuyện tưởng như đùa, khôi hài nhưng nếu xét về lâu về dài thì có vẻ như đồng âm phủ ổn định hơn rất nhiều so với đồng chính phủ. Vì những năm đầu đổi tiền ở thập niên 1980, một trăm tiền âm phủ, chỉ cần bỏ ra vài xu tiền chính phủ đã mua được. Hiện tại thì đồng chính phủ trượt giá quá sức thấp so với đồng âm phủ. Và điều đó cho thấy rằng vấn đề chống mê tín dị đoan tại Việt Nam sẽ mang tính hình thức, khó mà thoát khỏi chuyện mê tín dị đoan một khi nền kinh tế bất ổn đã cài đặt cho người dân một loại tâm lý bất ổn.
Sở dĩ nói rằng việc chống hay xóa mê tín dị đoan ở Việt Nam sẽ thất bại là vì ngay trong nền kinh tế Việt Nam, nếu những người nào có trí nhớ tốt, từng gởi tiền vào ngân hàng gọi là đầu tư lấy lãi, họ sẽ nhận chung một số phận là thất bại thảm hại, sự đầu tư của họ còn tệ hơn cả việc mua một con heo nái về nuôi của người nông dân. Và điều này gây hoang mang cho không ít những người có tiền, họ sẽ xem đó là sự không may mắn, không được ơn trên chiếu cố mặc dù họ đã nỗ lực và đầu tư bằng cả trí não lẫn tiền bạc.
Điều đó sẽ dẫn đến tâm lý cầu an và nhờ vào thế lực siêu hình nào đó. Đương nhiên không đơn giản chỉ việc đầu tư thất bại mà người ta nghĩ đến người khuất mặt mà có cả nhiều yếu tố bất minh trong quá trình sống, trải nghiệm khiến cho con người ít dám tin vào con người mà lại tin vào thế giới thần linh, siêu hình, bởi thế giới đó, dù sao đi nữa vẫn chưa bao giờ lừa gạt họ điều gì.

Rải tiền chính phủ thay cho tiền âm phủ

Một cư dân Gò Vấp, Sài Gòn khác tên Mạnh, chia sẻ:
“Đốt áo giấy là việc của người Tàu họ đẻ ra thời thương mãi đó. Cái đó không hay. Đừng có mê tin cái đó. Chẳng thà tiền để đốt áo giấy đó, bỏ vào thùng phước sương ở chùa hoặc giúp đỡ mấy nhà nghèo khổ.”
tien-that-400.jpg
Tiền lẻ Việt Nam đồng được bày bán để cầu lộc. RFA PHOTO.
Ông Mạnh cho rằng việc đốt giấy tiền, vàng mã mỗi khi cúng ông bà một cách vô tội vạ là điều hoàn toàn không tốt, mang tính mê tín dị đoan và quá phung phí bởi tỉ giá của đồng âm phủ đã cao gấp một trăm lần đồng chính phủ. Nhiều gia đình giàu có đã đốt cả vài ngàn tiền âm phủ mỗi khi cúng và làm tốn đến vài trăm ngàn đồng tiền chính phủ. Nếu để vài trăm ngàn đồng đó chia sẻ cho người nghèo thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Vì hiện tại Việt Nam có quá nhiều người nghèo.
Thậm chí có người mỗi ngày chỉ kiếm được từ mười đến hai mươi ngàn đồng để sống thoi thóp qua ngày giữa thành phố rộng lớn này. Điều này cũng đồng nghĩa cả một ngày lao động mệt mỏi của họ chỉ có thể mua được một trăm bạc âm phủ và nếu muốn mua cho đủ bộ ba tiền bạch đinh, hoàng đinh và tiền hoa thì họ phải mất ba ngày lao động. Ông Mạnh kêu gọi mọi người hãy giảm bớt việc đốt giấy bạc âm phủ, để dành tiền chính phủ mà chia sẻ cho người nghèo khó.
Cũng theo nhận xét của ông Mạnh thì những gia đình quan chức, những người giàu có ở Chợ Lớn và các doanh nghiệp, kể cả cơ quan nhà nước thường đốt rất nhiều tiền âm phủ trong dịp cúng tất niên hằng năm. Có khi số tiền thưởng cho một nhân viên không bằng số tiền mua vàng mã, tiền âm phủ để đốt trong dịp cuối năm. Nhưng vẫn không đáng ngại bằng các đám tang, ở những nơi linh thiêng, hiện tại người ta đổi tiền 200 đồng, 500 đồng của chính phủ để rải cúng thay vì dùng tiền âm phủ. Bởi rải tiền chính phủ ít tốn kém cho người sống mà lại có con số lớn hơn nhiều cho người âm.
Và ông Mạnh lấy làm lạ một điều là không hiểu sao bây giờ người ta lại sính chuyện đốt tiền âm phủ và vàng mã quá nặng. Hay nói cách khác là mên tín quá nặng, hễ nền kinh tế càng bất ổn bao nhiêu thì người ta càng mê tín bấy nhiêu. Có hai hướng để người ta sẵn sàng bỏ tiền ra mua vàng mã, tiền âm phủ để đốt: Hoặc là đồng tiền trượt giá, thất nghiệp và khó khăn, người ta cúng kính xin được bình an, may mắn; Hoặc là tham nhũng phát triển quá cao, người ta cúng để giải bớt nghiệp, ví dụ như tham nhũng một tỉ đồng thì người ta sẽ mua một trăm tiền âm phủ để giải nợ. Điều đó mới nghe thật buồn cười nhưng là sự thật!
Và dù hiểu theo cách gì thì hiện tại, tiền âm phủ vẫn được bảo chứng mệnh giá tốt hơn tiền chính phủ gấp một trăm lần. Đó là sự thật đáng buồn!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Sách trắng quốc phòng Việt Nam sắp tới sẽ có gì mới?

Việt Hà, phóng viên RFA 2015-01-14
sach-trang-2009-622.jpg
Sách trắng quốc phòng Việt Nam năm 2009.Courtesy mod.gov.vn
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh mới đây cho biết Việt Nam có kế hoạch công bố sách trắng quốc phòng mới trong thời gian tới. Sách trắng quốc phòng mới của Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh nào và những điểm gì sẽ được lưu ý trong cuốn sách lần này?

Biển Đông sẽ đóng vai trò quan trọng

Việt Hà phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quốc phòng Australia về sách trắng này. Trước hết nói về hoàn cảnh ra đời của sách trắng quốc phòng lần này, giáo sư Carl Thayer cho biết:
GS Carl Thayer: Chúng ta cần nhìn lại hai sách trắng quốc phòng trước thì thấy là vấn đề biển Đông giống như một giàn hợp ca đang ngày càng to lên và vấn đề này sẽ đóng một vai trò quan trọng. Họ sẽ không nêu cụ thể nước nào như lần trước họ cũng không nêu một nước cụ thể nào nhưng họ sẽ nói đến các điểm nóng ở biển Đông, tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông vốn là một nỗi bận tâm chính của Việt Nam… Trong video giới thiệu mà tôi xem về quốc  phòng của Việt Nam bằng tiếng Việt mà chắc là họ cũng chiếu ở khắp nơi trên thế giới (có phụ đề tiếng Anh), họ có nhấn mạnh đến việc hiện đại  hóa quốc phòng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực từ bộ binh đến phòng không, không quân, hải quân… Tôi được xem hình của một số thiết bị quốc phòng thực sự hiện đại, hệ thống phòng không rất hiện đại do Nga chế tạo, tàu phóng tên lửa. Họ cho thấy sự hiện đại hóa quốc phòng và hoạt động đào tạo nhân sự…
Chúng ta cần nhìn lại hai sách trắng quốc phòng trước thì thấy là vấn đề biển Đông giống như một giàn hợp ca đang ngày càng to lên và vấn đề này sẽ đóng một vai trò quan trọng.
-GS Carl Thayer
Cho nên sách trắng cho thấy tất cả các chức năng của quân đội bao gồm cả tuần tra biển. Nhìn chung sách trắng sẽ luôn chỉ nêu thông tin một cách tổng quát . Nếu so với sách trắng lần trước khi chúng ta thấy những thay đổi hiển nhiên vào năm 2009 khi Trung Quốc đưa ra yêu sách đường 9 đoạn chính thức, và ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn trong đòi  hỏi này từ đó đến nay, nhất là sau vụ Trung Quốc đặt giàn khoan dầu ngoài khơi, thì tất cả đã khiến Việt Nam phải xem xét cách thức làm thế nào để bảo vệ chủ quyền trên biển của mình. Cho nên theo tôi, điểm này cũng sẽ được nhấn mạnh trong sách trắng lần này.
Việt Hà: Kể từ lần công bố sách trắng quốc phòng gần đây nhất vào năm 2009, Việt Nam đã liên tục thực hiện hiện đại hóa quốc phòng, gửi nhân sự đi đào tạo ở nước ngoài. Theo ông thì đâu là những cải thiện đáng kể và đâu là những khó khăn mà quốc phòng Việt Nam đang có?
GS Carl Thayer: Họ sẽ luôn có các thiết bị quân sự mới nhưng làm thế nào để kết hợp các vũ khí này, mục tiêu nhắm đến là gì. Nếu họ nhắm vào mục tiêu trên biển, nói ví dụ như tàu của Trung Quốc chẳng hạn, thì làm thế nào tàu ngầm định vị được, làm thế nào để bắn vào tàu, và làm thế nào để các thiết bị này kết hợp với nhau… Điểm đáng chú ý cho Việt Nam đối với một quân đội hiện đại là việc kết hợp các hoạt động chung của các nhánh trong quân đội. Điểm mạnh là họ có những thiết bị hiện đại. Người ta đã cố gắng đưa ra giả thiết về đụng độ khó có thể xảy ra và chỉ mang tính lý thuyết cao giữa Trung Quốc và Việt Nam, đó là tình huống xấu nhất. Điều này rất khó xảy ra. Nhưng nếu đúng là có cuộc chiến như vậy giữa hai nước thì Trung Quốc sẽ thắng…
carl-thayer-400.jpg
GS Carl Thayer trong một lần trả lời phỏng vấn tại Đài Á Châu Tự Do trước đây. RFA PHOTO.
Về hải quân, họ có tàu ngầm hiện đại nhưng việc mua tàu là một chuyện, việc duy trì đội tàu, cải tiến đội tàu, và đào tạo đội ngũ điều khiển tàu thì rất đắt. Và khi bạn để tất cả tiền vào đội tàu thì sẽ làm tăng chi phí quốc phòng trong khi kinh tế Việt Nam thì phát triển không như mong muốn… cho nên đó là bất lợi… Ngoài tàu ngầm, Việt Nam có tàu chiến hạng Gepard, Việt Nam có máy bay tấn công nhanh, họ cũng nhận thêm máy bay SU 30 mà Trung Quốc có hơn 100 chiếc trong khi Việt Nam chỉ có khoảng 50 cái, đây là máy bay phóng tên lửa chống tàu. Họ cũng có hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển rất di động, và có tầm bắn 200 km và có thể khiến Trung Quốc phải ngưng tấn công… Về bộ binh thì họ có xe tăng. Tất cả cho thấy khả năng phòng thủ của Việt Nam. Nhưng để đánh chặn Trung Quốc thì học thuyết của họ là gì, làm thế nào để kết hợp các các thiết bị này? Và đó là một bất lợi. Việt Nam đã không có một xung đột nào trong một thời gian dài, họ không tập trận nhiều, họ cũng không tham gia tập trận với các hải quân những nước khác vì lo ngại gây tranh cãi.
Cho nên nó giống như mình mua chiếc ô tô mới mà không làm chủ được nó. Bạn cần phải sử dụng nó liên tục. Tóm lại bất lợi đối với Việt Nam là làm sao có thể phối hợp các thiết bị này, các thiết bị hiện đại, và duy trì chúng… Nói ví dụ như với đội tàu ngầm, chuyên gia của Nga phải ở trên đó ít nhất là trong vòng 5 năm đầu, nếu có vấn đề gì xảy ra với Trung Quốc và Nga rút người khỏi tàu thì Việt Nam sẽ không có chuyên gia. Vấn đề khác nữa là việc bổ xung đạn dược trong xung đột. Bạn bắn đi nhiều vào các tàu thì bạn phải có lượng bổ xung. Hãy lấy ví dụ vào năm 1972 khi Mỹ dùng B52 dội bom Hà Nội, sau đó cả hai bên cùng rút vì Mỹ thì mất B52 và không tiếp tục sản xuất dạng này nữa trong khi Hà Nội cũng hết đạn dược. Cho nên một vấn đề nữa mà Việt Nam cần chú ý là họ phải duy trì được khả năng sản xuất trong nước... cho nên bây giờ câu hỏi đặt ra là Việt Nam có thể sản xuất được bao nhiêu để cung cấp cho một cuộc chiến nếu có…

Sẽ nhấn mạnh 3 không

Việt HàTrong sách trắng quốc phòng lần trước, Việt Nam nhấn mạnh đến quốc phòng hòa bình, tự vệ, tập trung vào việc xây dựng quốc phòng toàn dân. Với những thay đổi gần đây trong khu vực, tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc, liệu họ có tiếp tục duy trì chính sách này hay không? đâu là những thuận lợi và bất lợi của chính sách này trong thời kỳ mới?
Sách trắng quốc phòng của Việt Nam trước hết sẽ nhấn mạnh 3 không vốn đã có từ sách trắng trước tức là không có căn cứ quân sự nước ngoài, không liên minh với nước nào và không liên minh để chống lại nước thứ ba.
-GS Carl Thayer
GS Carl Thayer: Chính sách quốc phòng toàn dân là căn cứ mà họ dựa vào và và một sĩ quan cấp cao của quân đội Việt Nam có nói với tôi là nó đã cũ nhưng chúng ta vẫn chưa thấy sự di chuyển nguồn lực từ quân trên bộ sang hải quân và không quân. Ta nói là chiến tranh nhân dân đã quá cũ vì trong quá khứ Việt Nam vẫn còn kém phát triển. Khi quân đội nước ngoài xâm lược thì tất cả mọi người bao gồm cả phụ nữ cũng tham gia chiến đấu. Bây giờ đã khác, chúng ta không thể nào muốn có một quân đội nước ngoài vào xâm lược Việt Nam khi đời sống đã khác, mọi người có điện, có máy vi sóng, tủ lạnh…
Nếu chiến tranh  xảy ra phá hủy Hà Nội thì mọi người sẽ không thể sống được, và cả nước sẽ trong một mớ hỗn loạn, nó khác xa thời chiến tranh Việt Nam. Do vậy Việt Nam cần phải giữ kẻ thù ở rất xa. Cho nên thứ nhất là làm thế nào để họ có thể chia sẻ lại nguồn lực từ quân trên bộ sang hải quân và không quân… đã có một số thay đổi nhưng rất nhỏ… Việt Nam sẽ không thay đổi chính sách này… Họ không thể hoàn toàn vứt bỏ hết chính sách này ngay. Nếu đọc báo quân đội nhân dân, chúng ta sẽ vẫn thấy những gì liên quan đến cuộc chiến trên bộ mà theo tôi là rất ít khả năng xảy ra với Việt Nam. Những đụng độ hải quân có lẽ là có nhiều khả năng xảy ra hơn và điều này cũng là điều mà Việt Nam quan ngại…
Sách trắng quốc phòng của Việt Nam trước hết sẽ nhấn mạnh 3 không vốn đã có từ sách trắng trước tức là không có căn cứ quân sự nước ngoài, không liên minh với nước nào và không liên minh để chống lại nước thứ ba. Họ sẽ đè nén những suy nghĩ thực của mình, nhưng sẽ nói về quốc phòng hòa bình. Họ cũng phải duy trì chiến tranh nhân dân vì họ cần phải huy động người dân khi cần, điều này tôi cũng thấy trong tranh luận ở quốc hội về việc tuyển quân. Họ vẫn muốn tuyển nhiều quân… Cho nên đây là một vấn đề với Việt Nam, liệu ai dám đề nghị cắt giảm quân số để tăng cường hiện đại hóa quốc phòng trong khi ngân sách quốc phòng hạn chế.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.