Saturday, September 3, 2016

ĐCSVN đã phản bội & chà đạp lên thân phận người lính QĐNDVN

Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - Rõ ràng, tập đoàn Lãnh đạo ĐCSVN đã nhẫn tâm phản bội & chà đạp lên thân phận của lính QĐNDVN đã hy sinh chống quân Trung cộng xâm lược để bảo vệ tổ quốc. Chưa hết, một tờ báo Công An thành Hồ, số ra ngày thứ sáu 29/3/2013, có nội dung giả dối trơ trẻn, đọc xong cái tựa đề là tôi muốn nôn mửa: “đảng là máu thịt, trái tim và khối óc của quân đội”.Người lính QĐNDVN đã sáng mắt ra chưa?...

*

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 2013 là ngày kỷ niệm 34 năm chiến tranh biên giới phía Bắc, các đơn vị ưu tú của QĐNDVN đã anh dũng chống quân xâm lược Trung Cộng tràn qua biên giới tấn công Việt Nam. Một phái đoàn gồm đồng bào mọi giới trong đó có các đảng viên cộng sản: Nguyễn Trọng Vĩnh - nguyên Ủy Viên TƯĐ; Ts. Nguyễn Đình Lộc - nguyên Bộ trưởng Bộ Tư Pháp; Nguyễn Trung - cựu Đại sứ CSVN tại Thái Lan; nhà thơ Việt Phương - nguyên thư ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng; ông Trần Đức Nguyên - thành viên Ban Tư Vấn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Gs. Phạm Duy Hiển, Ts. Nguyễn Quang A, Ts. Nguyễn Xuân Diện... và nhiều thanh niên, trí thức Hà Nội đã mang vòng hoa “Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ chống Trung Quốc xâm lược” tới Đài Tưởng Nhớ Liệt Sỹ tại Hà Nội. Rất đáng buồn là lực lượng bảo vệ an ninh Đài Tưởng Niệm cấm đặt vòng hoa này vào viếng liệt sỹ hy sinh chống quân Trung Quốc xâm lược. Một nhân viên an ninh viện dẫn lý do rằng đoàn tưởng niệm phải đăng ký trước và qua thủ tục kiểm tra vòng hoa. 

Nhìn lại trận chiến chống quân xâm lăng Trung Cộng:

Về phía Trung Cộng:

Ngày thứ bảy 17 tháng 2 năm 1979, lúc 3 giờ 30 sáng, pháo binh Trung Cộng ào ạt pháo kích vào các vị trí quân sự của VN tại các quận Tiên Lĩnh, Hà Quảng thuộc tỉnh Cao Bằng, mở đầu cho một tổng tấn công quy mô trên một chiến tuyến dài hơn 1.000 cây số dọc theo đường biên giới Việt-Trung từ Lai Châu đến Móng Cái.

Trong lịch sử chiến tranh Việt-Trung, những địa danh Cao Bằng, Lạng Sơn, Đông Khê, Thất Khê trở thành bãi chiến trường giữa hai nước. Ngay buổi sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân Trung Cộng đã tấn công 19 mục tiêu dọc theo biên giới hai nước. Trong số 26 mục tiêu bị tấn công từ cấp tiểu đoàn. Riêng Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cay bị tấn công bằng cấp sư đoàn.

Tổng số lực lượng vũ trang Trung Cộng trong những ngày đầu chiến dịch khoảng 80.000 quân, con số nầy tăng dần cho tới ngày cuối của chiến dịch lên tới 150.000 quân. Đó là chưa kể hàng mấy trăm ngàn binh sĩ khác giữ nhiệm vụ yểm trợ hay trừ bị ở hậu cần. Chỉ huy tổng quát mặt trận là tướng Hứa Thế Hanh, Tư lệnh Quân Khu Quảng Châu (gồm 2 tỉnh Quảng Đông & Quảng Tây). Tướng Hứa Thế Hanh đặt Bộ Tư Lệnh mặt trận tại Nam Ninh. Phụ tá cho Hứa Thế Hanh là Dương Đắc Chí, từng nổi danh khi phụ tá cho Bành Đức Hoài trong chiến tranh Triều Tiên.

Trong những ngày đầu cuộc chiến, tướng Hứa Thế Hanh trực tiếp chỉ huy mặt trận tấn công Cao Bằng, Lạng Sơn, còn Tướng Dương Đắc Chí phụ trách tấn công Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang. Trung Cộng đã điều động nhiều quân đoàn từ nhiều quân khu khác nhau: 2 Quân đoàn 13 và 14 được giao trách nhiệm tấn công Lai Châu, Lào Cai; 2 Quân đoàn 41 & 42 tấn công Cao Bằng; những Quân đoàn 43, 54 & 55 tấn công mạn Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Về phía Việt Nam:

Phòng thủ biên giới Việt-Trung là trách nhiệm của những Quân khu I, II & III:

Tư lệnh Quân Khu I là tướng Đàm Quang Trung không phải là tướng có khả năng. Quân khu nầy gồm cả Cao Bằng và Lạng Sơn nên chịu áp lực nặng nề nhất của quân xâm lược Trung Cộng. Trong những ngày đầu, trách nhiệm phòng thủ Lạng Sơn được giao cho Tướng Nguyễn Văn Thương, Tư lệnh sư đoàn 3.

Tư lệnh Quân Khu II là tướng Vũ Lập, chịu trách nhiệm phòng thủ Lai Châu, Lào Cai và Hà Giang.

Tư lệnh Quân Khu III là Nguyễn Quyết, chịu trách phòng thủ vùng Châu thổ sông Hồng và có lẽ cả Đặc khu Quảng Ninh do Sùng Lãm chỉ huy.

Bộ Tổng Tham Mưu đặt tại Hà Nội trực tiếp theo dõi, giám sát và điều hợp mặt trận.

Để thi hành Hiệp ước Hữu Nghị, Liên Sô gửi sang Hà Nội một phái đoàn “tham mưu” cùng với thiết giáp hạm Senyavin túc trực ngoài khơi vịnh Bắc Việt. Và có lẽ vì chủ quan vào hậu thuẫn của Liên Sô, VN đã tính toán sai lầm về quyết tâm tấn công quân mô của quân Trung Cộng, nên Hà Nội đã tung hết 3 trong 4 Quân đoàn chính quy vào trong cuộc hành quân xâm lăng Campuchia. Vì vậy, khi quân Trung Cộng bất ngờ mở cuộc tấn công, VN chỉ còn những sư đoàn 308, 312, 390... của Quân đoàn 1 đóng quanh Hà Nội.

Do đó, trách nhiệm phòng thủ biên giới được giao cho những sư đoàn chính quy Quân khu như: Sư đoàn 3, 327, 337, sư đoàn Tây Sơn... khu Lạng Sơn.

Sư đoàn 567, B46, sư đoàn pháo binh M66 ở Cao Bằng. Các sư đoàn 316, 345, đoàn B68, M63... ở Quân khu II, phối hợp cùng các Trung đoàn chủ lực tỉnh, các huyện đội và lực lượng công an biên phòng.

Hơn một tuần sau, vì tình hình chiến sự nguy kịch, Bộ Tham mưu của QĐNDVN phải gấp rút điều động dân quân từ vùng Trung Châu, các sư đoàn chinh quy của Quân Khu IV, cùng Quân đoàn 2 từ Campuchia về tăng cường phòng thủ.

Trong những ngày đầu cuộc chiến, dựa vào quân số đông đảo, tướng Hứa Thế Hữu cho áp dụng chiến thuật biển người để tấn công. Tại Lai Châu, phía cực Tây biên giới, quân Trung cộng tấn công Gò Tô, Phong Thổ trên đường tiến về tỉnh lỵ Lai Châu.

Tại hướng quan trọng Lào Cai, 2 sư đoàn thuộc Quân đoàn 13 và 14 tấn công ngay vào thị xã và các xã lân cận như Thanh Bình, Bản Châu. Tại Hà Giang, họ tấn công Bản Kiệt, La Quỳnh. Hướng quan trọng thứ hai là Cao Bằng cũng bị 2 sư đoàn của các Quân đoàn 41 & 42 tấn công. Tại Quảng Ninh, 2 trung đoàn quân TC tấn công Than Phum, Cao Bá Lãnh.

Riêng tại mục tiêu chủ yếu Lạng Sơn, quân TC tấn công theo thế gọng kềm bằng hai hướng: Hướng thứ nhất là 2 sư đoàn 163, 164 thuộc Quân đoàn 55 vượt Hữu Nghị Quan tấn công Đồng Đăng, cửa ngõ phía Bắc Lạng Sơn. Hướng thứ hai do 2 sư đoàn 127 & 128 thuộc Quân đoàn 43 tiến đánh từ phía Đông vào các tiền đồn ở Bản Xuân, Đồng Nội, Hải Yến.

Tại khắp mặt trận, quân TC gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của QĐNDVN, nhờ vào vị trí hiểm trở với sự yểm trợ hữu hiệu của đủ loại pháo binh 72, 85, 105, 155, 130 đến hỏa tiễn 122 ly đã gây tổn thất nặng nề cho quân TC, nhất là tại mặt trận Lạng Sơn và Cao Bằng. Về phía Lai Châu và Lào Cay bị tổn thất nhẹ hơn vì Dương Đắc Chí đã không tấn công chính diện mà dựa vào địa thế rừng núi hiểm trở để tiến quân và các mũi tấn công được pháo binh và thiết giáp yểm trợ hữu hiệu hơn. Vì tổn thất quá cao, Hứa Thế Hanh buộc phải bàn giao quyền chỉ huy các cuộc hành quân cho Dương Đắc Chí.

Sau khi Dương Đắc Chí nắm quyền, chiến thuật biển người bị hủy bỏ và áp dụng tối đa hỏa lực pháo binh và thiết giáp yểm trợ bộ binh. Sau mấy ngày đêm bị pháo kích, các công sự phòng thủ lần lượt phị phá sập. Quân TC cuối cùng đã chiếm được một số mục tiêu. Riêng tại Lạng Sơn, sư đoàn 163 của TC chiếm được Đồng Đăng vào ngày 22/2/1979.

Sau khi được bổ sung quân số và tiếp liệu đầy đủ, quân TC mở đợt tấn công mới. Dương Đắc Chí tận dụng tối đa quân số áp đảo, hỏa lực pháo binh và thiết giáp yểm trợ nên chỉ trong vòng một ngày, các thị xã ven biên Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang lần lượt bị thất thủ, sau đó quân TC tiếp tục chuyển quân về phía Nam dọc theo Quốc lộ số 2 tiến đánh Cam Đường.

Tại hướng tấn công chính Lạng Sơn, quân TC tung 6 sư đoàn 127, 129 thuộc Quân đoàn 43, sư đoàn 160, 161 thuộc Quân đoàn 54, sư đoàn 163, 164 của Quân đoàn 55 với hàng trăm xe thiết giáp cả đại bác yểm trợ. Về phía VN, các đơn vị phòng thủ chính gồm các sư đoàn 3, 327, 338, 347 và sư đoàn 337 mới từ Quân khu IV ra tăng viện, kết hợp thành Quân đoàn 14 để thống nhất chỉ huy.

Thị xã Lạng Sơn bị pháo kích suốt ngày đêm, cuối cùng quân TC xâm nhập được thị xã và quân đội 2 nước cộng sản đã phải chiến đấu ác liệt trên đường phố, cho tới khuya đêm 14 /3/1979, quân TC hoàn toàn làm chủ thị xã Lạng Sơn. Ngày hôm sau, TC tuyên bố đã được mục đích dạy cho các lãnh đạo ĐCSVN một bài học, đơn phương ngưng bắn và sẽ lui binh.

Trên đường lui binh, quân TC dùng công binh phá sập hết những công sự, đồn bót, cầu đường, trường học, chợ búa, nhà máy, bệnh viện... ở những thị xã bị chiếm đóng, kể cả hang Pắc Bó, “suối Lê Nin”, “núi Các Mác” và cuộc rút quân của Trung Cộng kéo dài đến ngày 16/ 3/1979 mới hoàn tất.

Không có tài liệu chính thức nào được công bố số quân dân thương vong của hai bên tham chiến. Người ta chỉ ước lượng là trên 100.000 người cho cả hai bên trong cuộc chiến gần 30 ngày giao tranh đẫm máu sau khi khi quân TC chính thức rút quân vào ngày 16/3/1979.

Trên đường tấn công, cũng như rút lui, quân TC nã đạn bừa bãi không thương hại đối với bất cứ người già, đàn bà, trẻ con mà họ gặp trên đường tiến quân. Sư đoàn 163 TC nhận được lệnh từ cấp chỉ huy là “sát cách vô luận” (giết người không bị buộc tội); do vậy, lính TC đã thẳng tay sử dụng súng tiểu liên, đại bác, hỏa tiễn, súng phun lửa... để tiêu diệt con người và tài sản từ làng này sang làng khác, số thường dân VN bị giết trên hàng ngàn người.

Tại Bát Xát thuộc Lào Cai, hàng trăm phụ nữ bị đạo quân thổ phỉ Trung Cộng, một loại rợ Hung Nô của thế kỷ thứ XX hãm hiếp, bị giết dã man ngay trong ngày đầu vượt biên giới Việt-Trung thì tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng trong ngày 9/3/1979, trước khi rút quân, quân Trung Cộng đã giết 43 người gồm phụ nữ, 20 trẻ em, trong số nầy có 7 phụ nữ mang thai. Tất cả đều bị giết bằng mã tấu, 10 người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.

Kết quả giết người dã man đó, được Đặng Tiểu Bình cười hả hê, nói: “Mười một ngày này, trên đường trở về đã quét dọn một số hang, có một số vật tư giấu ở hang nầy, hang nọ, một số thôn trang, cũng quét dọn mấy ngàn người, trên vạn người.”

oOo

Ngay khi quân xâm lược Trung Cộng rút lui về bên kia biên giới, trên toàn cõi Việt Nam đâu đâu cũng nghe tiếng gào thét về sự dã man của quân Trung Cộng. Những áp phích tố cáo tội ác của quân TC xâm lược được dựng lên ở các ngã ba, ngã tư đường. Tranh cổ động tràn ngập trên các bức tường nơi có nhiều người qua lại. Học sinh được học những bài học về những lần Bắc thuộc về sự tàn bạo của quân Tàu khi đô hộ VN, được hát những bài hát có những lời ca hết sức hằn học.

Bia tưởng niệm những người bị quân xâm lược Trung Cộng giết hại hồi tháng 2 năm 1979 ở thôn Tổng Chúp, xã Hưng đạo, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (huyện bao quanh thị xã Cao Bằng). Nội dung như sau: “Vụ thảm sát tại Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, Huyện Hòa An, quân Trung Cộng xâm lược dùng cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ em quăng xuống giếng nước.”


Vậy mà 34 năm sau, những tên lãnh đạo ĐCSVN không cho làm lễ tưởng niệm những chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam. Ban Văn Hóa Tư Tưởng của BCHTƯ đảng đã lập lại lệnh cấm hệ thống truyền thông đề cập đến cuộc chiến tranh xâm lược mà quân Trung Cộng thực hiện ngày 17/2/1979.

Đã vậy, báo Hà Nội số ra ngày 19/9/2008 lại trâng tráo cho đăng bài ca tụng tài dùng binh thần tốc đầy mưu lược của tên giặc Tàu Hứa Thế Hanh, đã oanh liệt đập tan QĐNDVN. Hứa Thế Hữu là người chỉ huy đánh 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn năm 1979, như một cách xát muối vào vết thương lòng của những người Việt Nam có thân nhân trong QĐNDVN đã anh dũng hy sinh để bảo vệ từng tấc đất, từng cao điểm chiến lược nơi tuyến đầu biên cương của Tổ quốc.

Ngoài ra, báo còn ca tụng những anh hùng quân đội Trung Cộng như “liệt sĩ” Tiền Anh Hào trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chứ không hề có một lời tôn vinh một liệt sĩ anh hùng nào trong QĐNDVN đã vị quốc vong thân, bỏ mình vì nước.

Trong khi đó, tại nghĩa trang liệt sỹ Long Châu, nơi chôn xác quân xâm lược Trung Cộng tử trận trong cuộc tràn qua biên giới xâm lăng Việt Nam vào ngày 17/2/1979 thì Tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN ra lệnh cho chánh quyền địa phương đặt vòng hoa, có ghi hàng chữ bằng tiếng Việt: “Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy Ban Nhân dân, Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc xã Đề Thám đời đời nhớ ơn liệt sĩ liệt sĩ Trung Quốc.”


Khốn nạn chưa! Tại sao bọn lãnh đạo ĐCSVN vô liêm sỉ lại chà đạp thân phận của những người lính QĐNDVN đã đổ máu để bảo vệ Tổ Quốc chống quân xâm lược Trung Cộng? Tại sao ĐCSVN bắt buộc nhân dân Việt Nam phải đời đời nhớ ơn quân xâm lược Rợ Đại Hán đã tàn sát dã man dân làng một cách man rợ? Một câu hỏi được đặt ra: “Tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN có còn là người Việt Nam nữa hay không?”

Sự kiện nầy chứng tỏ bản chất của tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN là hiện thân những tên Thái thú của bọn Trung Nam Hải. Những tên lãnh đạo vô liêm sỉ nầy nhìn cuộc chiến biên giới năm 1979 qua lăng kính của bọn Tàu khựa. Trong khi đó, những tác phẩm của các nhà văn Việt Nam viết về cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung đều bị cấm đoán. Điển hình là tập truyện ngắn của Vũ Ngọc Tiến bị thu hồi và nhà xuất bản Đà Nẵng bị đóng cửa thì cuốn “Ma Chiến Hữu” của Mạc Ngôn ca ngợi người lính Trung Cộng anh hùng đã hy sinh vì Tổ Quốc Trung Hoa, lại được văn nô Trần Trung Hỷ dịch ra tiếng Việt, được nhà xuất bản Văn học Phương Nam ấn loát và phổ biến rộng rãi.

Ngày nay 34 năm sau, dường như không còn chút vết tích gì về cuộc chiến đó trên quê hương Việt Nam. Hầu hết trên các tỉnh phái Bắc, nơi xảy ra các cuộc chiến, những tấm bia nào có ghi dòng chữ “quân Trung Quốc xâm lược” đều bị đục bỏ hoặc xóa sạch. Cũng có những nghĩa trang chôn cất những người lính trong QĐNDVN đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ Tổ quốc lại đìu hiu, không khói nhang lạnh lẽo đến ngậm ngùi xót xa.

Tại nghĩa trang Duyên Hải, Lào Cai là một điển hình chua xót. Cũng từ cái chủ nghĩa hy sinh cao cả ấy, các anh đã cầm súng chiến đấu với giặc thù và đã anh dũng hy sinh đền nợ nước và sự hy sinh của các anh ngày hôm nay, đã bị bọn lãnh đạo ĐCSVN phản bội trắng trợn và chà đạp tàn nhẫn lên những nấm mồ bỏ hoang của các anh. Sự hy sinh của các anh đã tan biến vào cõi hư vô, âm thầm như những cái chết vô danh. Những nấm mộ nầy vẫn nằm im lặng trong lãng quên của nhiều người; ngoại trừ nỗi buồn đau xót xa của những chiến hữu và người thân các anh còn ở lại trên cõi đời nầy. Những nấm mồ hoang vắng của các anh là chứng tích hùng hồn tố cáo sự phản bội quá trắng trợn của tập đoàn lãnh đạo ĐCSVN đã chà đạp lên thân phận của người lính QĐND Việt Nam anh hùng đã hy sinh vì Tổ quốc.

Tuy vậy, trên “Blog Osin”, người đọc được biết tác giả “Biên Giới Tháng Hai”cho biết:

“Chỉ có một vài bó hoa và những nén hương của lữ khách, các nghĩa trang biên giới quạnh hiu suốt ngày 17/2/1979. Tội đợi đến chiều, trao đổi với các đồng nghiệp và điện thoại cho một vài quan chức địa phương, không có một cuộc viếng thăm, không một vòng hoa và chẳng có khói nhang nào. Tôi không có các tài liệu chính thức để biết Trung Quốc và Việt Nam đã thỏa thuận với nhau những gì về cách ứng xử đối với cuộc chiến năm 1979. Nhưng tôi không nghĩ rằng, tưởng nhớ những người đã khuất lại có thể phương hại đến các cuộc viếng thăm giữa hai nước hôm nay.

Tối 15 tháng 2, ngồi nói chuyện với một người đã từng lái xe tải thương ở Hà Giang trong những năm từ sau 1979, những chuyến xe có những thương binh ngồi chung với các liệt sĩ từ biên giới trở về. Xe anh bao giờ cũng có thẻ hương và một thân cây chuối chặt ngang. Nhiều khi dừng lại, mới hay trên chuyến xe, anh là người sống sót cuối cùng. Nhiều thương binh đã không kịp về tới bệnh xá dã chiến. Anh lấy hương thắp lên, cắm vào khúc chuối rồi ngủ thiếp đi bên đồng đội đã yên giấc ngàn thu. Những năm quyết lấy lại điểm cao 1509, có những chuyến xe, tối chở bộ đội lên, sáng trở về đầy xác. Những người lính ấy trong chiến tranh đã từng tranh giành những cao điểm với giặc. Giờ đây, lặng lẽ bên nhau không giành giật điều gì.

Những người lính ấy không cần lễ nghi và có thể cũng không biết rằng, họ lại bị quên lãng nhanh chóng như thế. Nhưng, những người còn sống thì cần. Không phải là điểm cao 1509 đầy máu, chỉ là một nấm mồ lặng lẽ. Đừng hoảng hốt. Hàng năm, 17 tháng 2 hãy đến đấy và thắp một chút nhang khói. Hãy cầu xin sự thanh thản, cho mình.”

Kết luận:

Đáng lẽ ngày 17 tháng 2 hàng năm, lãnh đạo ĐCSVN phải tổ chức một buổi lễ long trọng tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh với Trung Cộng. Vì đó là dấu móc mà nhân dân Việt Nam đời đời khắc cốt, ghi xương vì bản chất hung bạo, tàn sát dã man đồng bào ta của bọn lính Trung Cộng mọi rợ.

Vậy mà, bọn lãnh đạo ĐCSVN nỡ lòng nào cản trở không cho các phái đoàn với đồng bào mọi giới đến dâng hương và đặt vòng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ vị quốc vong thân đã anh dũng hy sinh đền nợ nước trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Cộng ở biên giới phía Bắc cách đây 35 năm.

Blogger Lã Dũng, thuật lại với VOA Việt ngữ:

“Mọi người đi đến nghĩa trang Đài tưởng niệm liệt sỹ ở Bắc Sơn, Ba Đình (Hà Nội) cũng bị cản trở ở đấy. Họ không cho đưa vòng hoa vào. Cuối cùng, mọi người phải bái vọng ở ngoài mặc dù trong đoàn có rất nhiều người là cán bộ lão thành cách mạng. Không đưa được vòng hoa vào đấy, mọi người có đưa vòng hoa về Gò Đống Đa, nơi tưởng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ. Mọi người có đặt 2 vòng hoa ở đó với khẩu hiệu: “Tưởng Niệm Những Chiến Sĩ Đã Hy Sinh Vì Chống Trung Quốc Xâm Lược”.

Khi chúng tôi đến nơi, chúng tôi cũng vào tưởng niệm và chụp ảnh. Lúc đó, có một bảo vệ đến đọc vòng hoa khá kỹ. Khi thấy dòng chữ trên vòng hoa, họ định gỡ xuống. Chúng tôi cản, yêu cầu họ không được gỡ. Họ bảo băng rôn trên vòng hoa này không được và họ gỡ xuống dù họ không nói được một quy định nào cả. Anh bảo vệ gọi công an vào. Lúc sau, một Trung tá công an đến hống hách kêu chúng tôi gỡ vòng hoa ấy đi. Chúng tôi không đồng ý và gọi họ gọi thêm một số người tới nữa, giằng co, xô xát với chúng tôi tại Đài Tưởng Niệm đó. Khi chúng tôi vừa quay đi đến cửa thì thấy hai anh công an vệ sinh mang hai vòng đi, hạ xuống.”

Rõ ràng, tập đoàn Lãnh đạo ĐCSVN đã nhẫn tâm phản bội & chà đạp lên thân phận của lính QĐNDVN đã hy sinh chống quân Trung cộng xâm lược để bảo vệ tổ quốc.

Chưa hết, một tờ báo Công An thành Hồ, số ra ngày thứ sáu 29/3/2013, có nội dung giả dối trơ trẻn, đọc xong cái tựa đề là tôi muốn nôn mửa: “đảng là máu thịt, trái tim và khối óc của quân đội”.

Người lính QĐNDVN đã sáng mắt ra chưa?

04.089.2016

Từ Nguyễn Hữu Đang đến Bùi Thanh Hiếu

Không có gì quí hơn Độc Lập Tự Do
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó. 
- Nguyễn Chí Thiện

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Ngày 2 tháng 9 năm 45, ông Hồ Chí Minh long trọng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội. Bữa đó, tui không có mặt. Lý do: không phải vì quá bận, hay vì có chuyện chi đó (đố kỵ) với đám Cộng Sản mà chỉ vì tôi chưa kịp... ra đời!

Dù sinh sau đẻ muộn, tôi cũng nghe được hơi nhiều chuyện “không được tử tế gì cho lắm” quanh cái ngày này - ngày khai sinh ra cái gọi là nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.” Trước hết, xin ghi lại vài mẩu tin có liên quan đến ông Nguyễn Hữu Đang - Trưởng Ban Tổ Chức Ngày 2 Tháng 9 - được trích dẫn nguyên văn từ những cơ quan truyền thông (*) của Nhà Nước, mười lăm năm sau đó: 

Báo Quân đội nhân dân (21/01/1960): “Ta hãy nghe Đang cung khai trước Tòa án: Tôi đã gây hoài nghi đối với sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ. Tôi đã cổ động cho những xu hướng chính trị phản động. Tôi đã thổi phồng hoặc xuyên tạc bịa đặt ra những khuyết điểm để nói xấu Chính phủ và những cơ quan Nhà nước”.

Báo Nhân dân (21/01/1960): “Trước tòa án, với những bằng chứng đầy đủ, bọn gián điệp nói trên đã nhận hết tội lỗi của chúng. Sau khi luật sư Đỗ Xuân Sảng bào chữa cho các tội phạm, căn cứ vào chính sách xét xử và trừng trị của Tòa án nhân dân là nghiêm trị bọn chủ mưu và bọn ngoan cố, khoan hồng với những người lầm đường, bị lừa gạt đã biết hối cải...” 

Báo Thời Mới (21/01/1960): “Năm tên gián điệp phản cách mạng, phá hoại hiện hành cúi đầu nhận tội. Nguyễn Hữu Đang và Thụy An, đầu sỏ chủ mưu, bị phạt giam 15 năm và mất quyền công dân 5 năm sau khi hết hạn giam”.

Nguồn: Talawas

Mười lăm năm sau, sau khi mãn hạn tù - không biết Thụy An trôi giạt về đâu - riêng Nguyễn Hữu Ðang thì lủi thủi trở lại làng quê của ông, ở Thái Bình:

...Gót nhọc men về thung cũ
Quỳ dưới chân quê
Trăm sự cúi đầu
Xin quê rộng lượng
Chút thổ phần bò xéo cuối thôn.
("Ăn năn" - Phùng Cung)

Nguyễn Hữu Đang sống gần hết quãng đời còn lại nhờ vào... côn trùng và cóc rắn! Ông cũng đã chọn sẵn chỗ nằm trong “...một búi tre gần cuối xóm, độc giữa cánh đồng..., dưới chân búi tre ấy có một chỗ trũng nhưng bằng phẳng, phủ dầy lá tre rụng, rất vừa người... Tôi sẽ nằm ở đó chết để khỏi phiền ai... Tôi đã chọn con đường ngắn nhất để có thể bò kịp đến đó, trước khi nhắm mắt xuôi tay.” (Phùng Quán, Ngày Cuối Năm Tìm Thăm Người Dựng Lễ Ðài Tuyên Ngôn Ðộc Lập. Ba Phút Sự Thực, 2nd ed. Nhà Xuất Bản Văn Nghệ Sài Gòn: 2007, 137).

Đọc xong bài viết thượng dẫn, Công Tử Hà Đông có đôi lời góp ý như sau:

“Nguyễn Hữu Đang đi kháng chiến 9 năm, không thấy nói trong 9 năm ấy NH Đang làm gì, ở đâu. Trở về Hà Nội sau Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước, NH Đang là một trong số văn nghệ sĩ đòi tự do tư tưởng, tự do sáng tác được gọi là nhóm Nhân Văn Giai Phẩm; NH Đang bị Tố Hữu, Trường Chinh thù, kỵ tài, dùng tội Phản Động Chống Đảng đánh cho tàn tệ. Bọn Tố Hữu, Trường Chinh cho NH Đang đi tù năm 1959. Năm ấy Hồ chí Minh mới về Hà Nội, được tẩm bổ, tiếng VC học mót của CS Tầu là ‘bồi dưỡng’, người ngợm Hồ béo tốt, hồng hào, phỡn phơ. Nhưng không một lần họ Hồ nhớ đến ‘chú Đang’, không một lời hỏi:

- Chú ấy làm tội gì mà bắt chú ấy tù khổ thế?

Nhiều người Hà Nội biết chuyện NH Đang là Trưởng Ban Tổ Chức Lễ Đài Ngày 2 Tháng 9, 1945 ở Hà Nội, NH Đang là người đứng trước micro giới thiệu:

- Thưa đồng bào... Đây là Chủ Tịch Chính phủ Lâm Thời Hồ chí Minh.

Nói xong, NH Đang lùi lại, nhường micro cho Hồ chí Minh. Bức ảnh chụp Hồ đọc tuyên ngôn có NH Đang đứng ngay sau lưng họ Hồ. Sau khi còng cổ tống NH Đang đi tù, bọn Tố Hữu cho tẩy, xóa hình NH Đang trong bức ảnh. Từ đó ảnh Hồ chí Minh đọc Tuyên Ngôn không có NH Đang.”

Nói tóm lại là cuộc đời của Nguyễn Hữu Đang đã bị cách mạng xóa sổ hoàn toàn. Đây không phải là loại “tai nạn” chỉ xảy ra riêng cho một cá nhân. Ở bình diện tập thể, người dân cũng bị cách mạng tước đoạt mọi thứ - “tan hoang đến tột cùng” - theo như cách diễn tả của nhà văn Võ Văn Trực, trong ký sự Chuyện Làng Ngày Ấy (**): 

“Ngày mồng 2 tháng 9 hàng năm, dân làng tôi gọi là ngày ‘tết Độc Lập’. Cả làng nghỉ việc đồng áng. Nhà nào cũng thắp hương bầy biện mâm cỗ cúng đơm. Nhiều trò vui được tổ chức như ngày tết Nguyên Đán. Làng xóm hân hoan trong phong tục mới...”

“Thêm được ngày hội Tết độc lập, nhiều ngày hội cổ truyền khác bị phế bỏ: rằm tháng giêng, thanh minh, tết Đoan ngọ, rằm tháng bảy... Người ta cho đó là cổ hủ, là mê tín dị đoan... Thế là cả làng làm cách mạng triệt để, thay cũ đổi mới hoàn toàn. Gặp nhau ngoài đường, giơ nắm tay phải lên ngang tai ‘chào đồng chí’. Nhất là trong các cuộc hội nghị, mẹ gọi con bằng ‘đồng chí, con gọi bố bằng ‘đồng chí’, anh gọi em bằng ‘đồng chí’...”

“Sau tết Độc lập đầu tiên, đến tết Nguyên Đán, không thấy ông tôi cuộn hương trầm công phu như trước, chỉ mua hương ở chợ. Chiều 29 tết, ông mở hòm gỗ trắc, lau bụi đôi hạc đồng, xếp lại câu đối, rồi khóa hòm. Tôi ngỡ ngàng hỏi: ‘Sao ông không đem ra cúng tết?’ Ông trả lời giọng ngậm ngùi: ‘Bây giờ là cách mạng, khác rồi cháu ạ...’ Vĩnh viễn các đồ tế khí linh thiêng ấy nằm trong hòm khoá kín như tấm lòng ông tôi khoá lại niềm tôn kính thờ phụng tiền nhân...”

“Sau cuộc rước tổ tiên tập trung về một nơi, tất cả các nhà thờ họ trong làng đều bị phá. Có nhà thờ biến thành địa điểm hội họp. Có nhà thờ biến thành kho phân. Tất cả thánh, thần, phật ở rải rác cá thể trong thôn xã đều phải về tập trung tại đền Hàng Khoán, dưới chân núi Hai Vai...” 

“Thần đã đi rồi. Thánh đã đi rồi. Phật đã đi rồi. Những ngôi đền, ngôi chùa, ngôi miếu như cái xác không hồn. Dân tứ chiếng tranh nhau cướp giật mang đi: người được hòn đá tảng, người được cái cửa vọng, người được viên ngói viên gạch, người được cái cột gỗ...”

“Ôi tan hoang đến tột cùng tan hoang sau cuộc rước các thần các thánh về thế giới đại đồng. Tại nhà thờ thánh, tượng Khổng Tử lăn long lóc như người ăn mày tha hương chết đường chết chợ, bị trẻ con ném cứt vào mặt...” 

Nhà thơ Võ Văn Trực - Tranh sơn dầu của Đinh Quang Tỉnh

Tác phẩm Chuyện Làng Ngày Ấy, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Thụy Khuê:

“Nhẹ như tiếng thở dài, Võ Văn Trực đưa ta vào cõi ấy, cõi mộng du hoang tàn tiền sử: Sau khi tập trung tất cả những gì thuộc địa hạt thần linh, đến tập trung con người. Tập trung con người bằng hội họp, suốt ngày hội họp bỏ bê đồng áng, hệ quả tất yếu là không có lúa gạo, là đói khát, là thuế khả năng: vét nhẵn, sạch trơn không còn một hạt thóc. Không còn gì để đóng thuế, là phản động. Là tố cáo lẫn nhau. Là đấu tranh chính trị. Là tố khổ...”

Chưa hết, cùng thời điểm mà mồ mả tổ tiên và đền thờ thánh thần phải tập trung “để lấy đất canh tác” thì một trong những nhân vật lãnh đạo của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà - ông Phạm Văn Đồng - đã thể hiện “một cử chỉ tốt đẹp về tình hữu nghị” bằng một công hàm tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của nước láng giềng Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về hải phận. 

Công hàm này đang được Trung Quốc coi như “là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.” Và đây có lẽ là một trong những lý do khiến cho một nhóm trí thức Việt Nam, vào ngày 13 tháng 7 năm 2011, đã gửi một bản kiến nghị đến Quốc hội và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, bày tỏ sự lo ngại rằng: “Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị uy hiếp, xâm phạm nghiêm trọng.” 

Trước đây, cũng đã có nhiều người dân Việt khác bày tỏ sự quan ngại tương tự về lãnh thổ, lãnh hải cũng như tính cách độc lập của đất nước này. Tất cả, đều đang bị cầm tù. Không có gì bảo đảm rằng 20 nhân sĩ vừa ký tên trong bản kiến nghị (dẫn thượng) sẽ thoát khỏi số phận tương tự, trong tương lai gần.

Không có gì quý hơn Độc Lập Tự Do
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó ra sao.

Tác giả bốn câu thơ thượng dẫn, ông Nguyễn Chí Thiện, rõ ràng là một người... vô ơn! Ông ấy quên béng đi rằng trong 27 năm đi tù, năm nào vào ngày 2 tháng 9 ông ấy cũng đều được ban quản lý trại giam cho ăn thịt - chí ít thì cũng phải được một miếng (bạc nhạc) bằng đầu ngón tay út, hay lớn hơn tí xíu. 

Truyền thống “văn hóa độc lập” này vẫn còn kéo dài mãi đến hôm nay, theo như nhật ký Một Năm Kể Lại của Người Buôn Gió:

“Hôm nay là ngày 2-9-2009, sáng sớm đài phát thanh trên tường ra rả ca ngợi thành tích đạt được của đất nước, lời ông Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập được phát đi phát lại nhiều lần. Anh bạn tù cùng phòng hít hít cái mũi vào không khí nói:

- Hôm nay chúng mình sẽ được ăn thịt.

Tôi nhìn ra ô cửa sắt bâng quơ:

- Chắc hôm nay không phải đi cung nhỉ?

Anh bạn hồ hởi gật đầu.

- Đúng, ai lại đi cung ngày này...” 

Ngày mà Bác tuyên bố “từ nay đất nước ta hoàn toàn độc lập” (quả) là một ngày đặc biệt đối với tất cả mọi người dân Việt, không loại trừ ai, trải mấy thế hệ qua - kể từ Nguyễn Hữu Đang, qua Nguyễn Chí Thiện, đến Bùi Thanh Hiếu. 

Cái giá của độc lập/tự do, tất nhiên, phải mắc - đã đành. Điều khó đành lòng, phải nói, là dân Việt lại vớ nhằm của giả mà vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt từ hơn nửa thế kỷ qua.

04.09.2016


_________________________________

(*) Tất cả các bản tin về phiên tòa xử Nhân Văn - Giai Phẩm, do Lại Nguyên Ân sưu tầm, đều có thể đọc được ở talawas.

(**) Chuyện Làng Ngày Ấy do NXB Lao Động phát hành tháng 6 năm 1993 - nhà văn Xuân Cang chịu trách nhiệm xuất bản, nhà văn Ma Văn Kháng chịu trách nhiệm bản thảo - và đã bị cấm lưu hành tại Việt Nam. Tác phẩm này được Tạp Chí Văn Học ở California in lại năm 2006.

Đôi lời cùng bà Nguyễn Thị Hải Vân cục trưởng cục việc làm bộ LĐ- TB- XH

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Trước hết tôi xin chúc mừng cho bà rằng bà đã có thêm nhiều bộ “áo tang” để nay mai mặc thay đổi khi chui xuống dưới cùng các đồng chí lớn của bà ở Yên Bái. Đồng thời bà cũng được có cái may là cả mấy ngày qua thiên hạ gởi tặng cho bà cả khối đá mà toàn là đá to ném sẵn vào nhà bà để nay mai lấp huyệt mộ cho bà mà khỏi cần công sức tiền bạc của người thân. 

Thật ra tôi và nhiều người khác cũng không trách gì bà cho lắm vì bà cũng cùng hội cùng thuyền với các “cộng sản gái” khác đã phun ra nhiều luồng ám, độc khí gây ô nhiễm chết chóc cho không ít người và sinh vật trên cái đất nước nghèo khó, lầm than, khốn khổ nhiều tai ách do bè lũ cộng sản gây nên này đơn cử như:

Mụ phó Doan: 

- Chủ nghĩa CS, CNXH là niềm khát vọng của nhân dân VN. 

- Ở VNXHCN dân chủ, tự do gấp vạn lần ở các nước Tư Bản CN. 

Mẹ mìn Nguyễn Thị Kim Tiến:

- Vaccin gây tử vong cho trẻ em thì “xử tội lọ vaccine” (giống như ở Gia Lai cộng sản làm xà lim nhốt cục đá ngay trụ sở ủy ban huyện chờ ngày xét xử). 

- Bệnh nhân 2, 3 người nằm chung một giường bệnh thì đi hỏi ông nhà nước chứ tôi không biết! Khi người nhà bệnh nhân than phiền…

- Tôi mà có con bị bệnh tôi sẽ không cho vào BV này (vụ dịch sởi hoành hành ở Hà Nội) trong lúc bà là bộ trưởng y tế!

Và hàng loạt luồng uế khí được phun ra từ các con hồ ly Ba Đình như Thị Phóng, Kim Ngân, Hải Chuyền, Thị Hằng, Thị Ninh… và bây giờ là bà!

Tôi thử hỏi bà là cương vị một cục trưởng cục việc làm của bộ lao động mà cho rằng người dân nơi biển chết chỉ thất nghiệp vừa phải, chỉ số phần trăm tăng chứ chưa phải là 100%! Xin lỗi bà nếu là 100% dân nơi đó thất nghiệp mà không tự đi bươn chải tìm cái ăn cho cuộc sống thì giờ này cả tập đoàn CSVN lũ lượt cuốn cờ, xếp vó mà chạy còn hơn cả chạy loạn, chạy trốn cộng sản như nhân dân MNVN năm 1975 rồi chứ làm gì có chỗ để cho bà đứng lên phun ra những uế khí trên?

Người dân vì biển chết bỏ đi nơi khác để làm lao công khuân vác… hể có ai gọi thì khuân thì vác… còn không thì ngồi bó gối ở vỉa hè gở ghẻ… mà bà cho là cũng có công ăn việc làm? Nữ thì lấp ló ở các gốc cây, góc tối… để bán bán vé “tàu nhanh” thì đó cũng đã có công ăn việc làm? Làm nghề bán vốn tự có trời cho như bà cũng đã có sẵn trong thân thể? Nếu đêm đó không có khách nào đi “tàu nhanh” thì đành về góc chợ nào đó mà phơi cái “khuôn vàng” cho đỡ đói? Công ăn việc làm của người dân bị biển chết là vậy sao? 

Người dân VN không chịu ngồi một chỗ mà chạy đi nơi khác tìm việc làm chân chính khi bị thất nghiệp là bản năng của mọi con người kể cả loài vật, cỏ cây… luôn tìm cái sống trong cái chết chứ không phải như loài cộng sản chuyên bám vào đáy quần nhân dân mà hút tất cả những gì hút được để phục vụ cho bản thân mình. Các ông bà thử nhìn xem một cái cây trồng sát bên một vách tường thì nó luôn vươn mình về phía ánh sáng mặt trời, nắng gió mà vươn lên bảo tồn sự sống, phát triển… chứ không chịu lép vế!

Người dân nơi thảm họa biển chết phải bỏ biển, bỏ thuyền bỏ luôn tay lưới để tha phương cầu thực mà bà hết sức “vô cảm” và cho rằng thất nghiệp không nhiều, và rằng đi khuân vác cũng là đã có công ăn việc làm? Họ đi khuân vác ở những nơi nào tự tìm kiếm nếu không có thì bươi rác mà ăn như dân Venezuela hiện nay hay các ông các bà đã lập nên những nghiệp đoàn khuân vác, lao động phổ thông khác… để giải quyết việc làm cho đội ngũ thất nghiệp này? Nếu không có việc thì trích tiền thuế của người dân khác mà hổ trợ cho họ, thậm chí thu hồi tiền của đám tham quan, thu lợi bất chính của tư bản đỏ, tài sản từ tham ô tham nhũng mà có? các ông bà có xuống và chia sẻ tận đáy lòng của người dân bị nạn và đang khốn đốn không hay bà nói rằng bà chỉ nghe “dân khai báo thế và tin lời dân khai?” (nghe qua lời của bọn bút nô chứ các ông bà có xuống tận nơi mục sở thị, nghe ngóng là gì? Như tên Trọng Lú vậy!) từ ngày có cộng sản trên quê hương này đã có lời báo, thỉnh nguyện hay van xin gào thét nào của người dân mà các ông bà nghe chưa? Hay là những lời, những tờ đơn thỉnh cầu đó đã bị bức tử cho vào sọt rác khi nó chưa ráo mực? hay là nó đã bị cắt xén, sửa đổi thêm vào, tẩy xóa, photoshop… trước khi nó lên đến thượng tầng của hệ thống độc tài đảng trị?

Bà nên biết rằng “ngư dân bỏ biển, nông dân bỏ ruộng…” đi tha phương cầu thực là việc mà ngàn đời nay trên dãi đất VN hình chữ S này từ Bắc vào Nam chưa hề có! Chỉ ngoại trừ “biển chết, ruộng khô, đồng cháy” mà thôi. 

Chưa hết! Bà còn cao giọng ngu si rằng bà và bộ “lao đao- hại binh- xả thải” của bà sẽ lo cho những người dân thất nghiệp trên đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài?! Nghe cụm từ XKLĐ mà tôi cảm thấy “đắng lòng”. Vì rằng trong nhiều năm qua Bà và đồng bọn đã thu tiền của những người dân thất nghiệp (tiền vay mượn) để lừa họ đi XKLĐ mà nam thì làm “cu- li” gái thì “nô lệ tình dục” hay tệ hại, ô nhục hơn là ra đứng đường ở các “ngã tư khu đèn đỏ” như ở Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… chẳng hạn. Trong đó khá nhiều nghịch cảnh mà họ không có lối thoát đành phải tự kết liễu đời mình bằng độc dược hay nhảy lầu… có người bỏ xác nơi xứ người, có kẻ được người thân đưa xác về nước “xã nghĩa VN” của bà để chôn cất! Bà có nghe và biết? Trong lúc đó thì mỉa mai thay là được sự tiếp tay của bà và đồng bọn trong bộ… cùng bầy cáo Ba Đình lại cho nhập ồ ạt hàng vạn vạn lao động phổ thông (việc mà dân VN ai cũng làm được trong cảnh thất nghiệp gạo quế củi châu này) Trung cộng vào làm trên toàn cõi đất nước VN? Đây đích thực là đội quân thứ 5 của “mẫu quốc” nằm chờ giờ “G”!

Bà có biết việc rước giặc Tàu vào tràn ngập quê hương, thống lĩnh gần 100% các dự án EPC, đưa ồ ạt đội quân thứ 5 của giặc là công nhân trá hình vào ém quân ở những cứ điểm tử huyệt về an ninh Quốc phòng của nước ta là hành động “BÁN NƯỚC” không? Đưa người dân đi XKLĐ để lấy tiền chia nhau tư túi là hành động “BUÔN DÂN” không? Và những thái độ vô cảm trước nỗi đau của người dân, của cả dân tộc là bản chất của loài thú đội lốt người là “TỘI ĐỒ CỦA DÂN TỘC” không?

Lời cuối cho bà tôi xin mượn lời của nhân vật “Ốc” trong vở kịch kinh điển “Ngao, Sò, Ốc, Hến” rằng:

“Thà làm chuyện bất lương để vào tù mà có cơm ăn còn hơn ở ngoài xã hội mà chết đói!?”. Đây là lời tiên tri từ khi khỉ xuống núi cho thực trạng xã hội cộng sản ngày nay đó bà ạ. Chào bà. 

04.09.2016

Biển Đông: Obama kêu gọi Trung Quốc ngừng phô trương sức mạnh

Minh Anh 
Theo RFI- 03-09-2016 15:59 media
Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Washington REUTERS /Joshua Roberts 
Trước khi tới Hàng Châu, dự thượng đỉnh G20, tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi Trung Quốc nên hành xử như một cường quốc có trách nhiệm, tránh biểu dương sức mạnh trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Hôm qua, 02/09/2016, trong một cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho đài CNN, dự trù được phát sóng vào ngày mai Chủ nhật 4/9, trùng với ngày khai mạc thượng đỉnh G20, tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh cần phải hành xử như một cường quốc có trách nhiệm vào lúc ảnh hưởng trên thế giới của Trung Quốc ngày càng gia tăng, không nên phô trương sức mạnh trong các vụ tranh chấp với các nước láng giềng nhỏ hơn như ở Biển Đông chẳng hạn.
Ông nói: “Nếu một nước ký một hiệp ước kêu gọi trọng tài quốc tế liên quan đến các tranh chấp về lãnh hải, việc một nước to lớn hơn Philippines hay Việt Nam hay nước nào khác … không phải là lý do để họ phô trương sức mạnh. Họ phải tôn trọng luật pháp quốc tế”.
Trung Quốc tham gia Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, nhưng lại tuyên bố không thừa nhận các phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye trong vụ Philippines kiện các đòi hỏi của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Tổng thống Mỹ cho rằng Trung Quốc nên chấp nhận các chuẩn mực và luật lệ quốc tế để giúp xây dựng một trật tự quốc tế mới hùng mạnh. Trung Quốc đã là một quốc gia phồn thịnh, có mức thu nhập trung bình, do vậy, không thể thể tiếp tục theo đuổi các chính sách chỉ có lợi cho riêng mình.
Nguyên thủ Hoa Kỳ nói : “ Cho dù đất nước bạn vẫn còn nhiều người nghèo, bạn biết rõ, nhưng bạn không thể đem vấn đề đó sang các nước khác. Bạn cần phải có một chính sách thương mại bình đẳng chứ không chỉ có tự do mậu dịch. Bạn cần phải mở rộng thị trường của mình nếu muốn người khác mở rộng cửa đón bạn ”.

Hợp tác quốc phòng : Ấn Độ cấp 500 triệu đô la tín dụng cho Việt Nam

Thanh Hà 
Theo RFI-03-09-2016 
media
 Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (P) và đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi chứng kiến lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác song phương, Hà Nội, 03/09/2016 REUTERS 
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 03/09/2016, kết thúc hai ngày thăm Việt Nam, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông báo cấp 500 triệu đô la tín dụng cho Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng song phương. Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự ở Biển Đông.
Khoảng 50 % trao đổi mậu dịch của Ấn Độ được vận chuyển ngang qua Biển Đông. Do vậy, thủ tướng Modi lưu ý : Việc thắt chặt quan hệ giữa New Delhi và Hà Nội sẽ góp phần tăng cường « ổn định, an ninh và thịnh vượng trong khu vực ».
Theo AFP, thủ tướng Modi không đi sâu vào chi tiết khoản tín dụng nói trên, nhưng thông thường Việt Nam sẽ phải ký kết hàng loạt thỏa thuận với các tập đoàn Ấn Độ.
Năm 2014 Ấn Độ đã thông báo cấp cho Việt Nam 100 triệu đô la tín dụng nhằm mục đích Việt Nam mua tàu tuần tra, tăng cường khả năng phòng thủ trên biển. Trung Quốc đã chỉ trích Ấn Độ hợp tác quốc phòng với Việt Nam.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Ấn Độ, cho biết là hai bên đã « thảo luận về mối quan ngại liên quan đến Biển Đông » và ông Phúc nhấn mạnh rằng trên hồ sơ này, « tất cả các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế ».
Ông Phúc còn thông báo là hai nước đã thống nhất nâng quan hệ song phương lên cấp đối tác chiến lược toàn diện.
Trong chuyến công du Việt Nam của thủ tướng Ấn Độ, lần đầu tiên kể từ 15 năm nay, hai nước đã ký kết tổng cộng 12 thỏa thuận bao gồm nhiều lĩnh vực hợp tác, từ quốc phòng đến khoa học.
Thủ tướng Ấn Độ kết thúc chuyến viếng thăm Việt Nam hôm nay và lên đường sang Hàng Châu, Trung Quốc dự thượng đỉnh G20, diễn ra trong hai ngày 4 và 05/09/2016.

Từ thành phố Qui Nhơn đến bán đảo Nhơn Lý

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
Theo RFA- 2016-09-02  
Pic-620.jpg
Người dân Nhơn Lý đang dọn dẹp hàng rào xương rồng gai mà FLC dùng để ngăn đường ra biển. Hình do người dân cung cấp
Tình trạng các công trình phục vụ du lịch của các tập đoàn kinh tế, đặc biệt là FLC ngày càng lấn lướt đời sống người dân thành phố Qui Nhơn và bán đảo Nhơn Lý, Bình Định, đẩy người dân vào chỗ khó xử bởi kiểu mặc cho sức khỏe người dân, ém nhẹm quyền lợi của người dân ở Qui Nhơn hoặc rào chắn đường đi lối lại trên bán đảo Nhơn Lý. Và không ít đất đai của người dân Qui Nhơn hoặc Nhơn Lý, Nhơn Hội bị các tập đoàn lấn chiếm một cách bất minh bởi họ không liên lạc đền bù trực tiếp với người dân mà chỉ thông qua chính quyền địa phương. Những tiếng kêu, sự bất mãn của người dân Qui Nhơn và Nhơn Lý ngày càng nhiều. Thành phố Qui Nhơn và bán đảo Nhơn Lý vốn dĩ bình yên trên đất Bình Định giờ trở nên ồn ào và bất an!
Không còn bình yên
Một người dân thành phố Qui Nhơn tên Hải, chia sẻ: “Cái nhà máy xử lý nước thải ở đây được ngân hàng thế giới và nhà nước Việt Nam cam kết đền bù cho dân nhưng chính quyền Bình Định thì không đền bù. Đã hoạt động 3, 4 năm nay rồi, kinh tế làm không ra tiền, rồi sống trong môi trường ô nhiễm. Mấy năm nay dân vẫn phải ở đây, giờ dân đã nộp đơn lên bên môi trường và những cơ quan liên quan về việc lừa đảo chiếm đoạt đất đai của dân, nhưng không nghe phía trên nói gì, họ vẫn im hơi, không trả lời gì cả. Vừa rồi phó chủ tịch tỉnh đưa quyết định cưỡng chế, đó là lệnh trái pháp luật.”
Cái nhà máy xử lý nước thải ở đây được ngân hàng thế giới và nhà nước Việt Nam cam kết đền bù cho dân nhưng chính quyền Bình Định thì không đền bù.
- Anh Hải, Quy Nhơn
Ông Hải cho biết thêm, cách đây vài hôm, chính quyền và công an thành phố Quy Nhơn đã đến nhà ông Lê Văn Vui cha ruột của ông Hải gửi quyết định cưỡng chế. Trong khi đó, gia đình ông Hải có bốn gia đình nhỏ, và bốn gia đình này có đất trong diện di dời, thuộc nhóm 97 gia đình sắp bị nhà nước cưỡng chế lấy đất do nằm trong vùng đệm của dự án xây dựng nhà máy nước thải thuộc tiểu dự án CEPT của thành phố Quy Nhơn. Nói cách khác là 97 gia đình này thuộc diện di dời tái định cư.
Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải thành phố Quy Nhơn thuộc nguồn vốn ODA vay không hoàn lại giữa Ngân Hàng Thế Giới ký Với chính phủ Việt Nam và giao cho tỉnh Bình Định thực hiện. Quá trình thực hiện dự án nghe ra đã có quá nhiều vấn đều khuất tất.
Ông Hải tỏ ra bức xúc vì theo bản kế hoạch tái định cư và khung chính sách đền bù của ngân hàng thế giới và chính phủ Việt Nam đã ký kết được thực hiện vào tháng tư năm 2008, dựa trên cơ sở đất đổi đất và tiêu chí tất cả các gia đình bị ảnh hưởng đều được đền bù và hỗ trợ đời sống. Nhưng trên thực tế thì các gia đình bị cắt mất phần hỗ trợ, thậm chí không được đền bù cho diện tích đã mất. Và chính quyền đã lấy đất tái định cư để chia lô bán cho các doanh nghiệp và các tư nhân khác.
Mặc dù 97 gia đình bị mất trắng đất tái định cư và tiền đền bù đã nhiều lần viết đơn khiếu kiện nhưng không được giải quyết. Mãi đến năm 2012, nhóm 97 gia đình viết đơn khiếu kiện vượt cấp ra tận trung ương Hà Nội với hi vọng được giải quyết nhưng vẫn không được giải quyết.  Bây giờ thêm chuyện thông báo cưỡng chế từ ủy ban nhân dân thành phố Qui Nhơn, do Phó Chủ tịch thành phố này ký mặc dù mọi chuyện vẫn chưa được ngã ngũ.
Cùng cảnh ngộ với 97 gia đình ở thành phố Qui Nhơn, các gia đình trên bán đảo Nhơn Lý cũng gặp rất nhiều khó khăn, chật vật bởi chính quyền đã ký quyết định giao vùng đất và vùng biển Nhơn Lý cho tập đoàn FLC xây dựng khai thác du lịch, dịch vụ…
Pic-400.jpg
Người dân Nhơn Lý đang dọn dẹp hàng rào xương rồng gai mà FLC dùng để ngăn đường ra biển _ Hình do người dân cung cấp
Và tập đoàn FLC đã ngang nhiên thiết lập rào chắn bằng kẽm gai từ bờ ra tới biển và một số con đường dân sinh. Cuộc sống ngư dân vốn khó khăn nơi đây càng thêm chật vật khi đường ra âu thuyền bị chắn ngang. Đường kiếm cơm của ngư dân Nhơn Lý hoàn toàn bị cắt đứt bằng kẽm gai và các bảo vệ FLC. Trong khi đó, người dân hoàn toàn bị bất ngờ bởi không có thông tin gì về rào chắn bãi biển từ phía chính quyền và cũng không có thông tin giao đất, giao biển từ đâu đến đâu. Đường đi lối lại trên bán đảo Nhơn Lý bỗng chốc trở thành một biệt khu mà trong đó kẽm gai và những đội bảo vệ của FLC phong tỏa kín mít chẳng khác nào giới nghiêm và khoanh vùng thời chiến tranh.
Vị trí chiến lược đã không còn bí mật
Ông Lũy, cư dân Nhơn Lý, là một cựu sĩ quan quân đội, chia sẻ: “Nói chung người dân rất bất xúc con đường, trước đây người dân rất vui khi tỉnh làm con đường này. Nhưng giờ FLC nó rào đường đi, nó cho một đường khác đi nhưng đường mới quá dốc và ôm cua nghẹt. Nó rào bờ biển lại, dân đã lên phản đối vào ngày khai trương, lãnh đạo địa phương cam kết là trong mười mấy ngày sẽ trả lại đường, nhưng thời gian qua rồi cũng chẳng gì. Nếu cứ tiếp tục thế này, hôm khánh thành dân sẽ bùng lên mạnh hơn nữa.”
Ông Lũy cho biết thêm rằng ông đã từng theo dõi rất kĩ các hoạt động của tập đoàn FLC và kết quả theo dõi của ông thật đáng e ngại khi mà tập đoàn FLC đi đến đâu thì người dân nơi đó phải rên xiết, kêu than vì những quyền lợi tối thiểu bị cưỡng đoạt. Từ biển Sầm Sơn, Thanh Hóa đến biển Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, rồi giờ đến Nhơn Lý, Bình Định. Nơi nào có FLC, nơi đó có tiếng kêu ai oán của người dân.
Nói về làm biển thì hai năm nay mất mùa, công trình FLC đến làm thì người dân nơi đây rất lo sợ…
- Ông Lũy, cư dân Nhơn Lý
Và ông Lũy cũng đặt nghi vấn là tại sao FLC thường chọn những vùng biển chiến lược, vùng biển và đất có tính nhạy cảm viề mặt quân sự để xây dựng du lịch? Từ Sầm Sơn, Thanh Hóa cho đến Hải Ninh, Quảng Bình và Nhơn Lý, Bình Định đều là những vùng biển đóng vai trò chiến lược quan trọng trong vấn đề quân sự. Bởi với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu địa chính trị, làm chính trị viên cho quân đội Việt Nam, ông Lũy có điều kiện để kết luận những nơi FLC có dự án đều là vùng chiến lược quân sự.
Đầm Thị Nại đóng ngay trước bán đảo Nhơn Lý từng là nơi xảy ra trận chiến ác liệt giữa Quân Tây Sơn và quân nhà Nguyễn trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Trong thời chiến tranh trước 1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa xếp eo biển Qui Nhơn, bán đảo Nhơn Lý và đầm Thị Nại vào vị trí tối yếu quân sự. Nếu mất những nơi này thì có thể mất cả khu vực Nam miền Trung Việt Nam.
Ông Lũy cho biết thêm rằng:“Nói về làm biển thì hai năm nay mất mùa, công trình FLC đến làm thì người dân nơi đây rất lo sợ…”
Một người dân khác ở Nhơn Lý, tên Viện, nói rằng hiện nay, bà con ngư dân trên bán đảo Nhơn Lý vẫn tiếp tục đấu tranh để chống với bất công, chống nhà cầm quyền đã thỏa hiệp với FLC phong tỏa đường đi ngõ lại của Nhơn Lý. Và đáng sợ nhất là người dân đã sống nhiều đời trên bán đảo này bỗng chốc trở thành những người khách nghèo nàn của bán đảo, đời sống bị chèn ép đủ điều bởi rào chắn và bảo vệ của kẻ khác. Thậm chí, ngay trên mảnh đất nhiều đời khai phá và xây dựng, làm tổ ấm của nhiều gia đình, dòng tộc, bỗng chốc người dân bị FLC xây dựng và xua đuổi điu nơi khác.
Dường như tiếng kêu oan ức của người dân thành phố Qui Nhơn và người dân Nhơn Lý, Nhơn Hội vẫn lọt thỏm giữa sóng biển, bão bùng. Lòng người ngày càng trở nên khô khốc, trơ cạn bởi luôn phải đấu tranh và chịu đựng cay đắng, bất an, chịu sự vô cảm của nhà cầm quyền.