Tuesday, August 11, 2015

Trung Quốc muốn xây đảo nổi để khống chế Biển Đông

Theo RFI-Tú Anh
Ngày 11-08-2015 19:17

media
Ảnh chụp bố phòng của Trung Quốc tại Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef, đá ngầm Vĩnh Thử theo tiếng Trung Quốc, Kagitingan theo Philippines), Trường Sa từ máy bay do thám Hoa Kỳ P-8A Poseidon, ngày 21/05/2015.Reuters

Theo giới tình báo Tây phương, quân đội Trung Quốc muốn xây dựng nhiều đảo nổi có khả năng cơ động và bố trí trên bất cứ nơi nào. Mới nghe qua thì có vẻ lạ đời nhưng thực tế là một mưu đồ chiến lược đương cự với Mỹ và khống chế Biển Đông.

Theo tạp chí chuyên đề tình báo hải quân Navy Recognition Online từ Luân Đôn, tập đoàn công nghiệp Ký Đông (Jidong) của Trung Quốc đã trình bày mô hình thiết kế cấu trúc đảo nổi nhân tạo khổng lồ. Cấu trúc của loại đảo này là do nhiều « trái nổi độc lập » nhỏ hơn có thể ghép lại trên một vùng biển nào đó để tạo thành một hòn đảo lớn có khả năng đón tiếp du khách, theo trình bày của Ký Đông, nhưng cũng có thể biến thành căn cứ hay phi trường quân sự. Các kỹ sư Trung Quốc cho rằng loại đảo nổi này rất khó bị đánh chìm vì phải phá hủy từng « khoang » một.

Cho đến nay, Trung Quốc chưa bắt đầu thực hiện một « đảo nổi » nào nhưng chính quyền Hoa lục không che giấu tham vọng sử dụng các phương tiện quân sự mới để củng cố sức mạnh quân sự tại các vùng biển tranh chấp với láng giềng. Theo giới chuyên gia Tây phương, trong bối cảnh Trung Quốc tìm cách nới rộng vùng ảnh hưởng trên toàn Châu Á, đặc biệt là tại Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là Nam Hải, thì đảo nổi di động là một vũ khí chiến lược hiển nhiên.

Trên báo The Dipmomat, chuyên gia Jack Detsch nhận định : Nếu Trung Quốc chứng tỏ có khả năng biến các đảo đá ngầm ở Biển Đông Nam Á thành tiền đồn thì những đảo nổi tăng cường sẽ có lợi thêm cho kế hoạch đẩy lùi hải quân Mỹ ra xa. Các tiền đồn này cũng có thể giúp quân đội Trung Quốc bù đắp phần nào thế yếu so với sức mạnh vượt trội của Mỹ tại Thái Bình dương. Cho đến nay, Trung Quốc đã tô bồi 6 bãi san hô tại Biển Đông thành đảo nhân tạo và bắt đầu đảo thứ bảy. Hoa Kỳ tố cáo Trung Quốc « quân sự hóa » vùng Biển Đông và đe dọa tự do hàng hải.

Trung Quốc : Gợi lại quá khứ đau thương, phô trương sức mạnh hiện tại

Theo RFI-Anh Vũ
Ngày 11-08-2015 17:23

media
Binh sĩ Trung Quốc thao diễn cho ngày lễ kỷ niệm 70 quân Nhật đầu hàng quân Đồng minh trong Đệ Nhị Thế Chiến.REUTERS

Trong những ngày này Trung Quốc đang chuẩn bị kỷ niệm rầm rộ sự kiện 70 năm quân Nhật đầu hàng đồng minh, kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tại sao chính quyền cộng sản Trung Quốc, khi quân Nhật đầu hàng còn chưa ra đời, giờ đây lại muốn làm rùm beng sự kiện ? Nhật báo Le Monde ra ngày 11/08/2015 có bài phân tích mang tiêu đề « Bắc Kinh trộn lẫn đau thương của ngày hôm qua và phô trương sức mạnh hiện nay ».

Tác giả bài phân tích, Harold Thibault thông tín viên của Le Monde tại Bắc Kinh nhận thấy sự nhập nhằng trong các lễ kỷ niệm 70 năm Nhật đầu hàng đồng minh (02/09/1945) đang được Trung Quốc chuẩn bị tổ chức thể hiện rõ nét nhất trong hình biểu tượng sự kiện vừa được giới thiệu. Đó là một bức trường thành mang hình chữ « V », biểu trưng cho chiến thắng, được 5 con chim bồ cầu nâng lên trời. Bắc Kinh diễn giải ý nghĩa rằng logo tượng trưng cho hòa bình, nhưng đồng thời cũng nói lên rằng «dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, dân tộc Trung Hoa bay tới một tương lai đại phục hưng ».

Theo Le Monde, « ý tưởng pha trộn nội dung ý nghĩa của dịp kỷ niệm như vậy bắt nguồn từ thượng tầng chính quyền, mà cụ thể là đích thân ông Tập Cận Bình ». Mục tiêu là cốt sao « đặt lại đảng Cộng sảng Trung Quốc vào giữa chiến thắng của quân Đồng minh.Tán dương sự đóng góp vào hòa bình quốc tế trong quá khứ để khẳng định tính chính đáng vai trò của đảng trong tương lai ». Trước một cuộc họp Bộ chính trị chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm sự kiện này, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố, « là xương sống của cuộc kháng chiến (chống Nhật), đảng Cộng sản Trung Quốc đã đóng vai trò chủ chốt » trong thắng lợi của cuộc chiến tranh này.

Tác giả bài viết nhận định, về quan điểm này cần phải xem xét lại vì khi đó, đội quân của cộng sản Trung Quốc còn quá yếu làm sao có thể đóng « vai trò chủ chốt » để đánh bại quân Nhật. Về phía Trung Quốc, các trận đánh lớn đều do quân đội Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch tham chiến và chính việc sử dụng vũ lực nguyên tử của Mỹ là đòn quyết định khiến đế chế Nhật Bản quỵ hẳn. Theo Le Monde, ngoài những chi tiết như vậy thì kỷ niệm thất bại của Nhật của ngày hôm qua chính là dịp để Bắc Kinh phô trương sức mạnh của Trung Quốc ngày nay.

Tờ báo trích dẫn nhà sử học Tô Trí Lương, Đại học Thượng Hải, đánh giá dịp kỷ niệm này là để « cho thấy Trung Quốc đang ở trung tâm các cường quốc thế giới. Giờ thì Trung Quốc đã có thể chơi ván bài lịch sử ». Để phục vụ mục đích đó, nhân dịp này, các hoạt động tuyên truyền cũng bung ra rất đa dạng từ triển lãm đến phim ảnh. Hàng chục bộ phim tài liệu về chủ đề kháng chiến chống Nhật được chiếu liên tục khắp nơi, trên truyền hình. Đỉnh điểm của sự kiện là, ngày 03/09 ( một ngày lễ mới của Trung Quốc) sẽ diễn ra một lễ diễu binh hoành tráng cùng với màn phô trương vũ khí sức mạnh quân sự chưa từng có.

Mục đích là kỷ niệm lập lờ nước đôi như vậy của Bắc Kinh đã khiến cho các lãnh đạo phương Tây lưỡng lự chấp nhận lời mời đến dự lễ,chắc chỉ có Tổng thống Nga V. Putin sẽ nhận lời mời. Le Monde nhận thấy : « Đúng là không thể lật lại thực tế Trung Quốc là nạn nhân lớn của Thế Chiến Thứ 2, nhưng các lãnh đạo phương Tây muốn tránh không làm cái việc « đánh bóng những đôi giầy lính » của Bắc Kinh, nhất là vào thời điểm mà những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, rồi những hành động bồi đắp đảo nhân tạo trong khu vực có tranh chấp chủ quyền, đang làm dấy lên nhiều lo ngại ».

Tác giả bài viết khẳng định, « các tội ác của quân Nhật trong Thế Chiến Thứ 2 là điều không có gì phải bàn cãi. Nhưng đảng độc nhất Trung Quốc ngày nay cũng không có được vị trí cao hơn để rao giảng lịch sử và liệt kê tội ác của kẻ khác ». Lịch sử Trung Quốc Cộng sản vẫn còn đó những sự kiện hàng triệu người chết trong kế hoạch Đại nhảy vọt, trong Cách mạng Văn hóa điên rồ hay trong vụ đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình tại Thiên An Môn (1989).

Kinh tế Trung Quốc hụt hơi, doanh nghiệp nước ngoài cảnh giác

Theo RFI-Trọng Thành
 Ngày 11-08-2015 17:46
media
Nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu hụt hơi làm nhiều doanh nghiệp lo âu. REUTERS/China Daily

Trái ngược với con số tăng trưởng kinh tế ổn định của chính quyền Bắc Kinh (7,5% trong quý hai 2015), nhiều doanh nghiệp lớn nước ngoài làm ăn tại Trung Quốc đang đứng trước thực trạng hoạt động kinh doanh ít triển vọng. Chỉ số mua hàng công nghiệp PMI tháng 7 ở mức thấp nhất kể từ hai năm nay - số liệu do văn phòng tư vấn tài chính Markit vừa công bố - càng khẳng định thêm xu hướng hụt hơi của nền kinh tế thứ hai thế giới. Tình hình này buộc nhiều doanh nghiệp phải cảnh giác, xem xét lại chiến lược đầu tư.

Xe hơi là một trong những ngành công nghiệp mà hậu quả để lại là rõ ràng nhất. Theo dự đoán của Hiệp hội sản xuất xe hơi Trung Quốc (CAAM), được Le Figaro ngày 10/08/2015 trích dẫn, doanh thu của thị trường này trong năm nay sẽ « chỉ » tăng 3%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng 6,9% năm 2014 và 14% của 2013. Năm 2014, các công ty đã bán được 23,5 triệu xe hơi, so với gần 6 triệu chiếc vào năm 2005. Hơn một trăm mác ô tô nước ngoài và Trung Quốc cạnh tranh tại thị trường được coi là rất tiềm năng này. Một nghiên cứu của văn phòng tư vấn McKinsey cho thấy các hãng xe hơi thu được tới 40% tổng lợi nhuận tại Trung Quốc, trong khi họ chỉ bán tại đây 22% tổng số hàng.

Tuy nhiên, tình hình từ những tháng gần đây cho thấy Hoa Lục không còn là một miền đất hứa. Doanh số tại thị trường Trung Quốc của công ty xe hơi đứng đầu thế giới Volkswagen (Đức) vào tháng 6 sụt 3,9% so với tháng 1/2015, mức giảm lớn nhất kể từ một thập niên. Tình hình hàng bán ra chậm khiến nhiều đại gia như BMW (Đức) hay Nissan (Nhật) buộc phải hạ dự báo tăng trưởng. Tác động đến xu hướng tăng trưởng chậm lại của thị trường xe hơi Trung Quốc cũng phải kể đến chính sách xiết chặt lượng biển số xe mới tại các thành phố ô nhiễm nhất và những tiêu chuẩn ngặt nghèo về môi trường, thậm chí được cho là « hơn cả Châu Âu » (Le Figaro ngày 10/08).

Ngành luyện kim và các sản phẩm sắt thép cũng là khu vực chịu nhiều hệ quả. Tập đoàn đứng thứ hai Nhật Bản JFE Holdings phải hạ thấp dự kiến tăng trưởng hồi cuối tháng 7, do tốc độ tăng trưởng chững lại, và tình trạng thép dư thừa tại quốc gia tiêu thụ thép số một thế giới. Công ty Hoa Kỳ sản xuất thang máy Otis và các hệ thống điều hòa nhiệt độ đang sẵn sàng chờ đợi tình hình tồi tệ hơn so với dự đoán.

Lo ngại nhất vẫn là các quốc gia xuất khẩu nguyên liệu trước viễn cảnh hụt hơi của nền kinh tế, vốn tiêu thụ đến 51% lượng than toàn cầu, 50% quặng đồng hay 11% dầu mỏ (Le Monde 03/08/2015). Thiệt hại nặng nhất có thể là Brazil, với 20% hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Tiếp đó là Nga, Chili, Argentina, hay Úc và các quốc gia vùng Vịnh.

Nhu cầu từ Trung Quốc sụt giảm cũng sẽ kéo giá nguyên nhiên liệu xuống mạnh, như vậy gián tiếp có lợi cho các nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, đối với các quốc gia như Hàn Quốc, Singapore hay New Zearland, mức sụt giá này không bù lại được thiệt hại do xuất khẩu giảm, bởi tỷ trọng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc của các nước này vốn rất lớn (10,1% GDP Hàn Quốc, 16,7% GDP Singapore hay 4,2% GDP New Zearland).

Xét trong tương quan này, ảnh hưởng của tình trạng hụt hơi của kinh tế Trung Quốc đối với khu vực đồng euro và Hoa Kỳ được đánh giá là không đáng kể, bởi xuất khẩu sang Hoa Lục chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (tương đương 1,5% và 0,7% GDP). Theo tính toán của cơ quan thống kê quốc gia Pháp INSEE, nếu nhu cầu nội địa của Trung Quốc sụt giảm đến 3%/ năm, GDP Pháp cũng chỉ bị kéo xuống 0,1%.

Nhiều nhà quan sát ghi nhận, xu thế kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại chủ yếu gắn với sự thay đổi của mô hình kinh tế chuyên gia công xuất khẩu của nước này. Bà Agatha Kratz, chuyên gia về Trung Quốc thuộc cơ quan tư vấn Hội đồng Châu Âu (European Council on Foreign Relations) nhận xét : đã bắt đầu quá trình dịch chuyển quy mô lớn nhiều xí nghiệp từ Hoa Lục sang các quốc gia trong vùng có nhân công rẻ hơn, như Việt Nam.

Xu hướng này được dự đoán là sẽ còn tiếp tục, và tình hình này cũng có thể có lợi cả cho khu vực Đông và Trung Âu. Bên cạnh đó, chính quyền Trung Quốc đang có nhiều hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước, giành giật những thị trường đang trỗi dậy, nơi các công ty ngoại quốc vốn đứng đầu lâu nay. Apple và Samsung - hai tập đoàn đứng đầu thế giới về iPhone – vừa bị đánh bật xuống hàng thứ ba và thứ tư trong quý hai vừa qua, cho dù doanh số của Apple vẫn tăng tới hơn 85%.

Theo kinh tế gia Mark Williams, văn phòng tư vấn kinh tế vĩ mô Capital Economics, nhìn chung trong thời gian mấy thập niên vừa qua có đến « một phần ba tổng lượng tăng trưởng kinh tế toàn cầu là đến từ Trung Quốc, (…) tuy nhiên mối quan hệ giữa quốc gia này với phần còn lại của thế giới đã thay đổi rất lớn », với sự sụt giảm mạnh của xây dựng và công nghiệp nặng, các khu vực vốn là trụ cột truyền thống của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

Đảng lên gân: không đa nguyên chính trị

Nam Nguyên, RFA-2015-08-11  nguyenphutrong-600.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội lần thứ 10 Hội Nhà báo Việt Nam ở Hà Nội hôm 9/8/2015.Courtesy of CPV online newspaper

Tại Đại hội lần thứ 10 Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ở Hà Nội, hôm 9/8/2015 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo truyền thông báo chí nhà nước cần tỉnh táo trước thông tin lợi dụng dân chủ đòi đa nguyên đa đảng, lợi dụng chống tham nhũng để bôi xấu chế độ và chia rẽ nội bộ. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam sẽ cải cách bằng cách nào khi tiếp tục không chấp nhận đa nguyên chính trị?
Phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được đưa ra ít ngày, sau khi ông Ted Osius Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội xác định Mỹ không tìm cách thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam. Đại sứ Ted Osius đã tuyên bố như vừa nêu trong cuộc họp báo vào cuối tháng 7 ở Hà Nội.
Theo lời ông Đại sứ, Chính sách của Mỹ là tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của các quốc gia khác. Cách  duy nhất  để có thể tăng cường lòng tin giữa hai nước là phải nói rõ sự tôn trọng của Hoa Kỳ đối với một hệ thống chính trị khác biệt.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng chủ tịch Hội Nhà báo độc lập một tổ chức nằm ngoài sự quản lý của chính quyền, nhận định:
"Điều đó lên giây cót cho chế độ chính trị ở Việt Nam và như vậy họ có thể đương nhiên nghĩ rằng, Mỹ chấp nhận triết lý chính trị của họ. Điều đó cũng lên giây cót cho ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khẳng định lại không thể có đa nguyên đa đảng ở Việt Nam. Tôi cũng nghe những thông tin chuẩn bị cho Đại hội 12 là trong Đại hội 12 sẽ không diễn ra sự thay đổi lớn về triết lý chính trị. Đây là khái niệm mới được Hoa Kỳ cùng Việt Nam đưa ra và Việt Nam rất thích… Tôi hiểu là tất nhiên họ vẫn không chấp nhận đa nguyên đa đảng.”
Tại Đại hội 12 sẽ không diễn ra sự thay đổi lớn về triết lý chính trị.… Tôi hiểu là tất nhiên họ vẫn không chấp nhận đa nguyên đa đảng.
TS Nguyễn Quang A, Hà Nội
Theo TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS, tổ chức tư nhân duy nhất về nghiên cứu chính sách ở Việt Nam nhưng đã giải thể sau đó vì bị mất tính độc lập, thì nguyên nhân của tình trạng bê bết vì tham nhũng, kinh tế ách tắc là vì nhà nước không chấp nhận đa nguyên chính trị.
Trong dịp trả lời chúng tôi trước đây, TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Do chuyện chỉ có độc đảng, không có cạnh tranh chính trị không có một thế lực độc lập lành mạnh nó luôn luôn canh chừng để vạch ra những việc làm bậy bạ của những người đương chức và nó luôn kè kè là đến cuộc bầu cử tới mà các ông làm bậy, thì dân bằng lá phiếu của mình sẽ đẩy các ông xuống và chúng tôi sẽ lên. Đây là một cơ chế hùng mạnh vô cùng, để buộc người ta bớt tham nhũng đi. Khi buộc người ta bớt tham nhũng đi thì các chính sách mới thực sự thúc đẩy nền kinh tế thị trường…”

Cái cách chính trị: chuyện viễn vông

Sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi báo chí cảnh giác trước luồng thông tin đòi đa nguyên đa đảng, thật ra không có gì mới vì đây là lập trường cố hữu của ông và của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều ngạc nhiên là vì qua chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ vào đầu tháng 7 vừa qua, dư luận cho rằng Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã xích lại gần với Hoa Kỳ hơn và điều này sẽ tiến tới chấp nhận những cải cách về dân chủ nhân quyền.
Việt Nam sau hơn hai thập niên đổi mới đang bị tắc trong điều gọi là bẫy thu nhập trung bình, nền kinh tế khựng lại và không còn động lực phát triển. Trong câu chuyện với chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng đồng thuận với những ý kiến cho rằng không thể thay đổi định chế kinh tế nếu nó không xuất phát từ sự thay đổi hệ thống chính trị. Ông nói:
"Một dẫn chứng gần gũi nhất là vừa rồi Việt Nam cùng với Liên minh Châu Âu đạt được sự thống nhất về Hiệp định thương mại tự do nhưng chỉ trên nguyên tắc mà thôi, chứ không phải là một sự ký kết thực chất và đi vào triển khai cụ thể như là phía Việt Nam mong muốn.
Không thay đổi những bản chất gốc rễ về thể chế kinh tế, sẽ càng làm cho nền kinh tế Việt Nam bế tắc mà nền kinh tế hiện nay vốn đang đủ thứ bế tắc.
TS Phạm Chí Dũng, TP.HCM
Vì sao lại như vậy, ít nhất có một lý do là Việt Nam chưa bảo đảm được sự thực thi hoàn chỉnh được một nền kinh tế thị trường đầy đủ như là các nước khối Tây Âu và người Mỹ họ yêu cầu.
Muốn thực thi được điều đó, có được khái niệm nền kinh tế thị trường đầy đủ thì thứ nhất phải bảo đảm được tính minh bạch. Việt Nam quá thiếu minh bạch, luôn luôn đứng gần chót bảng xếp hạng của Tổ chức minh bạch thế giới.
Thứ hai là luôn luôn ưu tiên cho các khối tập đoàn doanh nghiệp kinh tế lớn của nhà nước và gần như có sự cạnh tranh bất bình đẳng sâu xa và sâu sắc đối với khối doanh nghiệp tư nhân…
Nam Nguyên, RFA-2015-08-11  
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội lần thứ 10 Hội Nhà báo Việt Nam ở Hà Nội hôm 9/8/2015.Courtesy of CPV online newspaper

Tôi chỉ đặt ra dẫn chứng như thế để chúng ta thấy là không thay đổi những bản chất gốc rễ về thể chế kinh tế, thì sẽ không thể phát triển nền kinh tế và tất nhiên sẽ càng làm cho nền kinh tế Việt Nam bế tắc mà nền kinh tế hiện nay vốn đang đủ thứ bế tắc.”
Trong khoảng thời gian trước chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ, hệ thống tuyên giáo Trung ương Đảng cũng liên tục cảnh báo về diễn biến hòa bình, về điều gọi là tự diễn biến tự chuyển hóa.
Ngay lúc đó nhiều nhà phân tích đã cho rằng, thật là viễn mơ khi trông đợi Đảng Cộng sản Việt Nam chấp nhận cải cách chính trị quan trọng, chỉ sau một chuyến đi dù là lần đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ.
Sự quyến rũ từ các Hiệp định thương mại tự do như với Liên minh Châu Âu EU, hoặc Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP với Hoa Kỳ và các đối tác khác luôn gây sự trăn trở cho Đảng và nhà nước Việt Nam. Nhưng làm thế nào để cải cách chính trị, thực hiện dân chủ nhân quyền mà vẫn giữ được vị thế độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là câu hỏi khó có câu trả lời hoàn hảo.

Tỉnh nghèo xây 10 sân golf để đột phá (?!)

TP - “Nói tỉnh nghèo chơi trội là hoàn toàn không đúng và hiểu sai bản chất của vấn đề. Với một địa phương có điểm xuất phát thấp như Quảng Bình, không có những ý tưởng hay dự án mang tính đột phá thì rất khó phát triển” - Ông Trương An Ninh, Chánh Văn phòng, người phát ngôn UBND tỉnh Quảng Bình mở đầu cuộc phỏng vấn với báo Tiền Phong liên quan đến dự án tổ hợp 10 sân golf mà địa phương này đang muốn đầu tư.
Vùng đất Quảng Bình dự kiến đầu tư tổ hợp 10 sân golf. Ảnh: Hoàng Nam.Vùng đất Quảng Bình dự kiến đầu tư tổ hợp 10 sân golf. Ảnh: Hoàng Nam.
Tổ hợp của những sân golf đẳng cấp nhất thế giới
Ông có thể cho biết về quy mô dự án tổ hợp 10 sân golf mà Quảng Bình đang muốn đầu tư?
Đây mới chỉ là ý tưởng, mong muốn của tỉnh Quảng Bình và nhà đầu tư. Việc dự án có khả thi hay không, trước hết, phải bổ sung quy hoạch, trên cơ sở đề xuất của địa phương, các bộ ngành thẩm định, trình Thủ tướng phê duyệt.
Ý tưởng và mong muốn đó là gì, thưa ông?
Trong chiến lược phát triển kinh tế, Quảng Bình lấy du lịch làm trọng tâm, mũi nhọn để thúc đẩy các ngành kinh tế khác. Với các tiềm năng nổi trội như hang động, bãi biển, tâm linh, nếu có kế hoạch khai thác tốt, kết hợp với những dự án mang tính đột phá, Quảng Bình sẽ không chỉ là trung tâm du lịch của cả nước mà còn là khu vực và quốc tế.
Việc đầu tư tổ hợp 10 sân golf là một trong những ý tưởng đột phá và nếu thành công, đây sẽ là dự án mang tính điểm nhấn cho du lịch Quảng Bình. Cùng với những hang động kỳ vĩ, bãi biển đẹp nhất Việt Nam, các điểm tâm linh nổi tiếng..., thêm tổ hợp sân golf sẽ thu hút khách du lịch nhiều tiền đến với Quảng Bình, kéo dài thời gian lưu trú. Một chuyên gia kinh tế thế giới đã từng ví von: “Golf là công nghiệp của ngành công nghiệp không khói”. Bởi người chơi golf hiện nay đa phần vẫn là các doanh nhân. Khi họ đến một địa phương nào đó chơi golf, với con mắt của doanh nhân, chắc chắn họ sẽ nhìn thấy những lĩnh vực đầu tư phù hợp cho doanh nghiệp của mình và khi có dự án tổ hợp sân golf sẽ thu hút được các dự án khác đến với Quảng Bình.
Vậy ý tưởng cụ thể ở đây là gì?
“Nguồn vốn dành cho dự án tổ hợp sân golf này hoàn toàn do nhà đầu tư tự thu xếp, không có chuyện tỉnh phải bỏ tiền để đối ứng”.
Ông Trương An Ninh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình
Nhà đầu tư cho biết, họ sẽ mua bản quyền các sân golf nổi tiếng thế giới, lấy thiết kế đó để về xây dựng thành một tổ hợp sân golf ở Quảng Bình. Điều này sẽ thu hút các golf thủ trên khắp thế giới đến với Quảng Bình, vì trong một thời gian ngắn, họ được chơi nhiều sân. Bởi người chơi golf, luôn thích chinh phục và khám phá những sân chơi mới. Thay vì họ phải bỏ tiền của, thời gian đi khắp thế giới để được chơi những sân golf đẳng cấp, thì họ chỉ cần đến một điểm như Quảng Bình là có thể trải nghiệm được tất cả, vừa tiết kiệm tiền bạc, vừa tiết kiệm thời gian đi lại.
Tỉnh nghèo xây 10 sân golf để đột phá (?!) - ảnh 1
Ông Trương An Ninh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình.
Ngoài ra, ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế mà người chơi golf còn hạn chế, chứ ở các nước phát triển, môn golf còn được đưa vào trường học. Vào mùa đông, nhiều sân golf ở các nước bị tuyết bao phủ nên họ phải tìm đến những nước không có tuyết như Việt Nam để chơi golf. Nhiều trường học ở Hàn Quốc, Nhật Bản đã đưa học sinh của mình sang Việt Nam lưu trú cả tháng để chơi golf. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng, lâu nay các tỉnh từ Bắc Trung bộ trở ra chỉ làm du lịch được nửa năm mùa hè, còn nửa năm mùa đông thì èo uột vì không có khách.
Để hiện thực hóa ý tưởng này, nhà đầu tư sẽ xây dựng một tổ hợp 10 sân golf dọc theo bờ biển từ TP Đồng Hới, qua huyện Quảng Ninh, đến điểm cuối là xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy. Bình quân mỗi sân golf có 18 lỗ, tương đương với nguồn vốn đầu tư tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Diện tích đất dành cho tổ hợp sân golf này chừng 1.000 ha.
Tỉnh nghèo xây 10 sân golf để đột phá (?!) - ảnh 2
Vùng đất Quảng Bình dự kiến đầu tư tổ hợp 10 sân golf.
Dân được lợi chứ không thiệt?
Lấy đi 1.000 ha đất xây dựng sân golf, dân trong vùng sẽ lấy gì để sản xuất, nuôi sống họ?
Quảng Bình có một dải cát trắng chạy dọc ven biển, có nơi rộng đến 4-5km. Nhiều năm nay, tỉnh cũng đã thử nghiệm nhiều loại giống cây để cải tạo vùng cát nhưng không thành công. Đến nay, hơn 3.000 ha cát ven biển gần như vẫn còn hoang hóa, không có dân sinh sống, chỉ có đôi chỗ cây phi lao được trồng lên để chống cát bay, cát lấp. Nếu làm được tổ hợp sân golf này, chúng ta đã nâng cao giá trị sử dụng cho dải sa mạc cát ven biển Quảng Bình. Thảm cỏ xanh, rừng cây của sân golf sẽ chống được nạn cát bay, cát chạy, bảo vệ mùa màng, nhà cửa của người dân phía trong, ven các đồi cát. Xin khẳng định rằng, dự án tổ hợp sân golf này không lấy đất sản xuất nông nghiệp của dân mà chủ yếu là diện tích các đồi cát bị sa mạc hóa.
Người dân không mất mà chỉ được lợi từ dự án tổ hợp 10 sân golf khi nó đi vào hoạt động. Cứ mỗi sân golf sẽ kèm theo một resort đẳng cấp 5-6 sao để phục vụ khách du lịch và các golf thủ lưu trú, nghỉ dưỡng. Bình quân mỗi sân golf thu hút hàng trăm lao động trực tiếp và một lượng lớn lao động phục vụ gián tiếp ở các nhà hàng, khách sạn... Tính ra, dự án tổ hợp sân golf này sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Nhà đầu tư cam kết sẽ sử dụng 90% lao động của địa phương. Như vậy, dân không mất gì nhưng lại có công ăn việc làm với thu nhập cao.
Tổ hợp liên hoàn 10 sân golf chạy dọc biển hàng chục km, sẽ bịt hết lối ra biển nghỉ ngơi, làm ăn của người dân?
Điều này đã nằm trong tính toán của dự án. Bởi trước đây, không ít địa phương khi cấp đất cho các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở nghỉ dưỡng, lưu trú đã quên mất điều này khiến người dân bức xúc, phản đối. Sân golf sẽ được quy hoạch xây dựng đảm bảo hài hòa, đủ không gian và đường giao thông cho người dân có nhu cầu ra biển.
Tỉnh không bỏ vốn đầu tư
Vậy nguồn vốn đầu tư cho dự án này sẽ được lấy từ đâu, Quảng Bình phải bỏ bao nhiêu để đối ứng và hiệu quả của nó đến đâu?
Nguồn vốn dành cho dự án tổ hợp sân golf này hoàn toàn do nhà đầu tư tự thu xếp, không có chuyện tỉnh phải bỏ tiền để đối ứng. Tỉnh sẽ minh bạch toàn bộ thông tin về dự án để mọi người cùng hiểu và ủng hộ. Lãnh đạo tỉnh mong muốn người dân, báo chí, các bộ ngành trung ương và Thủ tướng Chính phủ ủng hộ cho dự án.
Hiện nay duy nhất trên thế giới, đảo Hải Nam của Trung Quốc có tổ hợp 12 sân golf và rất thành công cả về mặt kinh tế và xã hội. Nếu dự án tổ hợp 10 sân golf của Quảng Bình hoàn thành, thì đây sẽ là cú hích mạnh không chỉ du lịch mà còn cả nền kinh tế của Quảng Bình.
Xin cảm ơn ông!

Tượng đài, đền chùa và vận mệnh quốc gia

 Xây dựng tượng đài, chùa chiền, cung điện làm cạn kiệt nguồn lực đáng lẽ phải dành cho củng cố lực lượng phòng vệ, khoan thư sức dân và đầu tư cho nguồn nhân lực.
Ở Nhật Bản, Thời đại Chiến quốc kéo dài từ cuối thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 17. Các lãnh chúa tranh nhau mở rộng phạm vi thống trị và liên miên chiến tranh để thôn tính nhau. Cuối cùng Tokugawa Ieyasu (1542-1616) lấy được thiên hạ, mở đầu thời đại Edo hơn 250 năm (1615-1868). Giai đoạn cuối của thời chiến quốc này là sự đối đầu gữa chính quyền Toyotomi đóng ở thành Osaka và thế lực Ieyasu ở Edo (Tokyo ngày nay).
Một trong những chiến lược, mưu kế của Ieyasu là xúi giục chính quyền Toyotomi xây dựng nhiều chùa chiền, đền đài để cho ngân quỹ bị kiệt quệ, không còn nguồn lực cho tăng cường năng lực quân sự và cải thiện an sinh cho dân chúng trong thành. Cuối cùng chính quyền này suy yếu và bị Ieyasu tiêu diệt năm 1615.
Sau khoảng 100 năm nội chiến, ba lãnh chúa nổi trội nhất vào cuối thế kỷ 16 là Oda Nobunaga, Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu. Ieyasu là đồng minh của Nobunaga nhưng yếu hơn nên trên thực chất là phục tùng Nobunaga, còn Hideyoshi là vũ tướng đắc lực, là cánh tay mặt của Nobunaga. Do đó, lịch sử đã chuyển động chung quanh Nobunaga và lúc đó ai cũng thấy là Nobunaga sẽ thống nhất thiên hạ, và trên thực tế đã bình định phần lớn các thế lực khác.
Nhưng bất ngờ là Nobunaga bị một vũ tướng khác của mình là Akechi Mitsuhide làm phản, bất ngờ tấn công vào chùa Honno ở Kyoto là nơi Nobunaga dừng chân trên đường đi tiếp viện cho Hideyoshi đang giao tranh với lãnh chúa Mori ở vùng Chugoku (hiện nay là Hiroshima). Trước quân số đông ngấp 10 lần của Mitsuhide và bị tấn công bất ngờ, Nobunaga phải tự tử sau cuộc chiến đấu không cân sức.
Hideyoshi nhận định đây là thời cơ để mình lấy thiên hạ nên đã giảng hòa với Mori và tức tốc chuyển quân về Kyoto để trị tội Mitsuhide. Hideyoshi sợ Ieyasu rat tay trước nên đã hành động ngay. Với chiến lược chuyển binh thần tốc, bất ngờ và với tài dụng binh đã được thử thách qua nhiều năm, Hideyoshi đã thắng Mitsuhide dễ dàng. Sau đó Hideyoshi đã bình định nhiều lãnh chúa còn lại và hoàn thành sự nghiệp thống nhất thiên hạ mà Nobunaga đã bỏ dở. Năm 1585 Hideyoshi được thiên hoàng phong làm Kanpaku, một chức vị tương đương với địa vị của chúa, thay mặt thiên hoàng chấp chính, cai trị thiên hạ.
Bây giờ Ieyasu lại phải phục tùng Hideyoshi mặc dù vẫn nuôi chí lớn và chờ thời. Năm 1598 Hideyoshi mất, lúc đó người con trai duy nhất là Hideyori mới 06 tuổi lên kế vị. Trước khi mất Hideyoshi giao cho mẹ của Hideyori và các đại thần phò tá cho đến khi ấu chúa khôn lớn, với mong muốn chính quyền Toyotomi sẽ trường cửu. Ieyasu cũng được chỉ định là một trong mấy đại thần có trách nhiệm phò tá Hideyori nhưng trong lòng đã bắt đầu nuôi ý đồ chiếm đoạt thiên hạ.
Trong lúc chờ thời, một mặt Ieyasu củng cố thế lực, tăng vây cánh, mặt khác tìm cách làm cho chính quyền Toyotomi suy yếu mà một trong những chiến lược cụ thể là xúi giục chính quyền này xây mới và tu bổ thật nhiều chùa chiền, đền đài, không phải chỉ ở Nara và Kyoto mà trên quy mô toàn quốc. Trong các công trình này nổi tiếng nhất là việc xây dựng lại chùa Hokoji (Phương Quảng Tự) ở Kyoto, một công trình đồ sộ kéo dài từ năm 1602 đến 1613 mới hoàn thành.
Tượng đài, đền chùa, vận mệnh, quốc gia, Trần Văn Thọ, Tokyo, Nhật Bản
Tháp chuông của chùa Hokoji
Ieyasu biết là Hideyoshi đã để lại một tài sản kếch xù dưới dạng vàng bạc nên phải làm sao xúi giục chính quyền Toyotomi tiêu xài phung phí để làm cạn kiệt nguồn lực đó. Ieyasu cũng biết rằng khi những người chung quanh Hideyori bận tâm vào những việc xây cất nầy họ sẽ lơ là những việc quan trọng liên quan sự nghiệp củng cố sức mạnh của chính quyền. Về phía chính quyền Toyotomi, sau khi Hideyoshi mất, uy danh của dòng họ có suy giảm, và họ cho rằng việc kiến tạo, xây dựng đền đài, chùa chiền là một biện pháp để tiếp tục phô trương sức mạnh và sự tồn tại của mình. Do đó họ làm theo lời khuyên của Ieyasu mà không có chút nghi ngờ.
Bước qua thập niên 1610, Hideyori đã xấp xỉ 20 tuổi và dần dần tự mình có thể trực tiếp chấp chính. Không thể để tình trạng đó kéo dài, và thấy chính quyền Toyotomi đã suy yếu, Ieyasu quyết định tiêu diệt nên tìm cớ để cất binh đánh thành Osaka. Trận chiến mùa đông năm 1614 và trận chiến mùa hạ năm 1615 đã kết liễu chính quyền của dòng họ Toyotomi. Hai mẹ con Hideyori phải tự tử trước ngọn lửa do quân của Ieyasu bắn vào thành Osaka.
Xây dựng tượng đài, chùa chiền, cung điện làm cạn kiệt nguồn lực đáng lẽ phải dành cho củng cố lực lượng phòng vệ, khoan thư sức dân và đầu tư cho nguồn nhân lực. Toyotomi đầu thế kỷ 17 ở Nhật chỉ là một trong nhiều bài học mà lịch sử thế giới đã cho thấy.
Trần Văn Thọ (Tokyo)

Sơn La: Xây trường, chia nhau ăn 1/4 chi phí

SƠN LA (NV) - Công an tỉnh Sơn La vừa đề nghị truy tố bảy viên chức vì đã chia nhau 1/4 chi phí xây một trường trung học ở huyện Quỳnh Nhai.


Chợ Phiêng Nèn xây dang dở rồi bỏ hoang vì hết tiền nhưng các viên chức ở tỉnh này vẫn “nhất trí cao” với kế hoạch xây tượng đài Hồ Chí Minh trị giá 1,400 tỷ. (Hình: baosonla.org.vn)

Theo kết luận điều tra của công an tỉnh Sơn La thì năm 2011, chính quyền tỉnh Sơn La phê duyệt dự án xây dựng một trường trung học cho khu tái định cư Phiêng Nèn và giao cho chính quyền huyện Quỳnh Nhai làm chủ đầu tư.

Lúc đầu, vốn dành cho dự án này là 14.9 tỷ đồng. Sau đó, chính quyền huyện Quỳnh Nhai xin cấp thêm 3.2 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư cho ngôi trường vừa kể là 18.1 tỷ đồng.

Mới đây, công an tỉnh Sơn La cho biết, trong quá trình thực hiện dự án, ông Đinh Bá Vương, phó Ban Quản Lý Dự Án Di Dân-Tái Định Cư huyện Quỳnh Nhai đã lập hồ sơ giả, khai khống khối lượng công việc mà nhà thầu thực hiện. Sau đó, hồ sơ này được sáu viên chức, bao gồm đại diện nhà thầu, đại diện Ban Quản lý Dự An Di Dân-Tái Định Cư huyện Quỳnh Nhai, đại diện Phòng Quản Lý Đô Thị Thành Phố Sơn La, đại diện Chính Quyền huyện Quỳnh Nhai, lãnh đạo Phòng Thẩm Định Dự Án và lãnh đạo Phòng Kinh Tế Đối Ngoại-Xúc Tiến Đầu Tư của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Sơn La, cùng xác nhận để chiếm đoạt 4.5 tỷ đồng.

Ngoài bảy viên chức bị công an tỉnh Sơn La đề nghị truy tố vì “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng,” trong chuyện xây trường trung học cho khu tái định cư Phiêng Nèn, Ủy Ban Kiểm Tra của tỉnh ủy Sơn La cũng vừa mới “cảnh cáo” ông Nguyễn Như Cầu, phó bí thư Kiêm Chủ Tịch huyện Quỳnh Nhai vì “vi phạm nghiêm trọng đối với việc phê duyệt kết quả đấu thầu, chỉ định thầu đối với Công Ty Xây Dựng Sông Lam và Công Ty Xây Dựng Sơn La 2.”

Hai công ty vừa kể được chọn hoặc được chỉ định làm nhà thầu cho tám công trình, tổng giá trị là 24 tỷ đồng, tại huyện Quỳnh Nhai, hoàn toàn không phải do năng lực mà chỉ vì chủ công ty là... em ruột ông Cầu.

Cũng cần nhắc lại, trong vài ngày qua, Sơn La là tỉnh được công chúng Việt Nam đặc biệt quan tâm vì hội đồng nhân dân của tỉnh này mới bỏ phiếu, chấp thuận thực hiện dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với chi phí là... 1,400 tỷ đồng hay khoảng 60 triệu đô la.

Tuy đại diện chính quyền tỉnh Sơn La giải thích, dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh là “nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của đồng bào” nhưng trò chuyện với báo giới và tâm tình trên Internet, nhiều người dân Sơn La khẳng định, chẳng ai có nguyện vọng dựng một tượng đài trị giá hàng ngàn tỷ và chẳng hiểu chính quyền “moi từ đâu ra cái nguyện vọng đấy?”

Ông Ngô Bảo Châu, một giáo sư toán, người từng đoạt giải thưởng Fields, làm việc tại cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam, vốn được xem là rất điềm đạm trong các góp ý với chính quyền Việt Nam, bình luận trên trang Facebook của ông, “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1,400 tỷ đồng để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh!”

Do Việt Nam liên tục mất cân đối về ngân sách, bội chi diễn ra thường xuyên, nợ nần tăng vọt vì phải liên tục đi vay để bù đắp sự thiếu hụt do kinh tế suy thoái, chính quyền Việt Nam đã hạn chế tối đa việc thực hiện nhiều dự án.

Đã từng có những thống kê cho thấy, từ 30% đến 45% chi phí cho việc thực hiện các dự án vào túi các viên chức nên dường như đó là nguyên nhân chính dẫn tới phong trào xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh.

Hồi thượng tuần tháng 6, Bộ Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch của Việt Nam tổ chức một hội thảo về “tiêu chí nội dung, địa điểm xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030.” Ở hội thảo này, người ta ghi nhận, chính quyền địa phương nào cũng muốn xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh. Theo quy hoạch thì từ nay đến năm 2030, Việt Nam sẽ xuất ngân sách để xây dựng... 58 tượng đài Hồ Chí Minh.

Những người sử dụng Internet tại Việt Nam nhận định, vì không có ai dám bác những dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh nên đó sẽ là cách để các viên chức tiếp tục kiếm tiền khi các loại dự án khác không còn được duyệt một cách dễ dãi như trước.

Gần đây, do dân chúng tỏ ra hết sức giận dữ trước ý tưởng bỏ ra 1,400 tỷ đồng để xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La, các viên chức cao cấp như thủ tướng, bộ trưởng Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch của Việt Nam đã phải lên tiếng phân bua rằng họ không biết gì về dự tính của Sơn La và những bài viết giới thiệu kế hoạch xây dựng 58 tượng đài Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2030 trên các trang web của chính quyền bị đục bỏ.

Sự kiện xây trường rồi chia nhau ăn 1/4 chi phí ở Sơn La đang hâm nóng dự luận. Trên Internet, nhiều người nêu thắc mắc, xây một ngôi trường 18.1 tỷ mà ăn được chừng đó thì xay tượng đài 1,400 tỷ các viên chức Việt Nam sẽ ăn được bao nhiêu (?). (G.Đ)
08-10-2015 2:13:04 PM

‘Bác’ cứ cười tươi giữa lối mòn

Theo Người Việt-08-10-2015 1:44:04 PM
Lê Diễn Đức

Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Sơn La vừa ra nghị quyết thông qua đề án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với quảng trường tại Sơn La, tổng mức đầu tư là 1,400 tỷ đồng.

Đề án này được Phó Thủ Tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam phê duyệt ngày 31 tháng 10 năm 2014.

Trên mạng xã hội đã dấy lên một những đợt sóng bất bình, nổi giận của dư luận. Một trang Facebook được lập ra có tên “Phản đối tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La” với hơn một ngàn thành viên trong vài ngày.

Mặc dù, trên cả nước đã có tới 134 tượng đài Hồ Chí Minh, trong đó, tại các quảng trường, trung tâm hành chính, chính trị là 31 tượng, tại các khuôn viên trụ sở cơ quan, đơn vị có 103 tượng, nhưng đến hết năm 2030, các tỉnh, thành phố đề xuất đưa vào quy hoạch xây dựng mới thêm 58 tượng đài Hồ Chí Minh nữa.

Việt Nam là một quốc gia nghèo, thu nhập bình quân tính theo đầu người mới đạt xấp xỉ 2000 USD. Nợ công của Việt Nam năm 2014 là 110 tỷ USD theo Ngân Hàng Thế Giới (World Bank); tổng nợ của tập đoàn, tổng công ty nhà nước vượt 1.5 triệu tỷ đồng, trong khi nợ phải thu khó đòi là 10,329 tỷ đồng (2013); chỉ tính tới ngày 17 tháng 7, ngân sách nhà nước bội chi khoảng 114.4 nghìn tỷ đồng, Chính phủ đã phải đề xuất mượn 30 ngàn tỷ đồng của Ngân Hàng Nhà Nước. Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục phải phát hành trái phiếu, một hình thức vay và vay thêm các khoản mới khác để trả nợ cũ. Những con số của nền kinh tế chẳng mấy tốt đẹp. Nợ cứ thế chồng lên nợ...

Trong cái nghèo chung của các nước, số hộ dân nghèo cao nhất nước gồm các tỉnh thuộc miền núi Tây Bắc và Đông Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, trong đó Sơn La với dân số khoảng 1.1 triệu người có tổng số hộ nghèo gần 71,000 hộ. Khoảng 70% các em học sinh Sơn La từ gia đình thuộc diện nghèo, tức thu nhập dưới 400 nghìn/người/tháng... Hàng trăm trường học của học sinh dân tộc không đủ tiêu chuẩn tối thiểu, hàng ngàn em học sinh chân đất tới trường, cơm muối với rau rừng trường kỳ và có miếng thịt trong bữa ăn trở thành mơ ước lớn. Đầu năm 2013 một phóng sự ngắn được phát trên VTV nói về các em học sinh ở Háng Đồng, Bắc Yên, Sơn La phải sống trong những mái lều tạm bợ và bắt chuột làm thịt để ăn. Tại Bản Suối Sát, xã Hua Nhàn, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La người dân sống không điện, không nước sạch, ăn ngô gần như quanh nắm, chỉ ngày giỗ, Tết mới biết đến cơm. Trẻ em mùa rét không có đủ quần áo ấm mặc, trạm xá không có...

Phúc bất trung lai, họa vô đơn chí. Cuối tháng 6 vùa qua, bão Kujira đã càn quét Sơn La khiến mưa rất to, gây ngập úng ở thành phố và lũ ở các xã, nhiều nhà cửa tài sản, hoa màu bị cuốn trôi, 7 người chết, 4 người mất tích. Tỉnh đang rất cần một lượng tiền lớn để khắc phục hậu quả thiên tai, cần gạo cứu đói, cần thuộc chữa bệnh....

Phải rất bức xúc Giáo Sư Ngô Bảo Châu mới viết trên trang Facebook của mình như thế này:

“Số tiền này đủ để xây toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi. Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1,400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh.”

Giáo Sư Ngô Bảo Châu không đúng khi nói họ bị thần kinh. Không, họ rất tỉnh táo và sáng suốt, bởi vì đề án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh được Ban Bí Thư phê duyệt về mặt chủ trương và phó thủ tướng đồng ý. Nhưng vế sau của câu nói thì đúng. Họ là những kẻ khốn nạn!

Việt Nam đã là “cường quốc” của khẩu hiệu giờ có khả năng thành “cường quốc” của tượng đài, trong đó nhiều nhất phải kể đến tượng đài Hồ Chí Minh. Người ta hào phóng chi 65 triệu USD để xây tượng đài Hồ Chí Minh tại một trong những tỉnh nghèo nhất nước. Các tượng đài khác sẽ tiếp tục được đẻ ra, bất chấp tình trạng kinh tế khó khăn của đất nước và đời sống lam lũ của người lao động.

Điều ai cũng nhìn thấy là, để để kiếm chác, ăn chia, người ta cần đến các dự án. Làm cầu, đường, bến cảng, sân bay thì ngành giao thông “ăn,” xây đắp thủy lợi bên nông nghiệp “chén,” mua sắm vũ khí bên quốc phòng “xơi,” nên cơ quan văn hóa cũng phải tìm cái cớ mà “xúc.” Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ bị sụt lở vì 150 tấn đồng rút ruột công trình bỏ túi riêng của các quan chức chỉ là một trong nhiều ví dụ.

Nhà cầm quyền dựng tràn lan tượng đài để quảng bá tuyên truyền cho chế độ, cho một con người đã chết mà thực tế trong tương lai dài hạn của dân tộc không có chỗ đứng.

Theo tờ Dailymail của Anh ngày 7 tháng 10 năm 2014, Hồ Chí Minh là một trong những kẻ gây tội ác nhiều nhất trong thế kỷ 20. Lợi dụng lòng yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã lừa gạt được hàng triệu người bằng những mỹ từ, khẩu hiệu lôi cuốn như bình đẳng, công bằng xã hội, người cày có ruộng, nhà máy thuộc về công nhân... Cả dân tộc đã lao vào hai cuộc chiến đẫm máu, chống Pháp và chống Mỹ với cái chết của 4-5 triệu người, để cướp chính quyền. Nhưng cướp được chính quyền rồi thì Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản của ông đã trở mặt, tiếm quyền luôn, hủy bỏ bầu cử tự do, áp đặt một ách cai trị độc quyền còn tệ hại hơn cả thực dân, phong kiến. Bất công ngút trời, oan ức khắp nơi, tham nhũng hoành hành trong bộ máy công quyền.

Trước lúc chết có lẽ Hồ Chí Minh đã ý thức được tội ác của mình nên trong di chúc ông đề nghị cho hỏa thiêu và không xây bia tượng gì cả, nhưng nhà cầm quyền vẫn cố bám lấy xác chết của ông để duy trì chế độ và nhồi sọ cái ý thức hệ Cộng Sản mà ông đã mang vào Việt Nam. Cái lăng ướp xác Hồ to lớn với Bộ Tư Lệnh Lăng tiêu hàng năm tốn kém không biết bao nhiêu tiền bạc.

Những tượng đài Hồ Chí Minh, một nhà cách mạng Cộng Sản, một kẻ khủng bố, sẽ bị đập bỏ không thương tiếc khi thể chế chính trị tại Việt Nam thay đổi. Giống như tượng đài của Stalin, Lenin, Saddam Hussein hay Gaddafi, v.v...

Hàng ngàn tỷ đồng tô son trát phấn cho các tượng đài một ngày nào đó sẽ là đống xà bần, của cải của người dân bị vứt đi uổng phí, vô nghĩa!

Trước phản ứng của dư luận, ngày 5 tháng 8, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có công văn số 6157/VPCP-TTĐT gửi Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Sơn La yêu cầu báo cáo (đến ngày 15 tháng 8) về đề án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh vì không phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện tại.

Đến lúc này thì ủy ban, tỉnh ủy Sơn La mới họp và giải thích rằng, tượng đài Hồ Chí Minh chỉ 200 tỷ còn lại là các công trình liên quan như giao thông, điện, nước, trụ sở mới của tỉnh, giải phóng mặt bằng 20 héc ta, v.v... và họ nói không có tượng đài Hồ Chí Minh là “một thiệt thòi.” Cách ngụy biện này quá ngớ ngẩn. Chính vì tượng của ông Hồ nên mới đẻ ra nhiều thứ như vậy. Và đúng là họ bị thiệt thòi thật vì hàng trăm tỷ dồng không có cơ hội chảy vào túi riêng nếu không làm.

Tôi chẳng tin đề án này sẽ được dừng lại. Số tiền 65 triệu USD quá lớn sẽ tạo ra lỗ kim để con voi chui lọt. Và nhà cầm quyền sẽ giải trình theo logic của ông Phan Đăng Long, phó ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội về chuyện bắn pháo hoa, rằng, “biết đâu, những người nghèo họ cũng khao khát được xem bắn pháo hoa, những lúc thưởng thức bắn pháo hoa giúp họ quên đi cái nghèo.”

Vâng để quên đi sự nghèo khổ triền miên và cái đói, bà con Sơn La sẽ ra quảng trường ngắm tượng bác. Giống như một câu thơ lưu truyền trên mạng:

Dân nghèo ngắm tượng là no
Có mấy ngàn tỷ đắn đo làm gì.

Hoặc là mấy câu thơ của tôi nhại lời của Tố Hữu:

Bác đeo bác bám cả đời con
Tượng bác tràn lan khắp nước non
Dân tình ngắm bác quên cơn đói
Bác vẫn cười tươi giữa lối mòn.

1027 loại 'phí' và 'lệ phí' nông nghiệp tại Việt Nam

HÀ NỘI 10-8 (NV) - “Dù đã tích cực rà soát để bỏ nhiều loại song vẫn còn 937 khoản phí và 90 lệ phí trong riêng lĩnh vực nông nghiệp”. Bộ trưởng Bộ Tài chính CSVN Đinh Tiến Dũng nhìn nhận như vậy.


Chợ gà bên lề đường ở một khu vực Hà Nội. Một con gà hay ngay cả một quả trứng cũng phải gánh “14 loại phí”. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Tình trạng thuế và phí chồng chất đánh vào nông dân, nông nghiệp được nêu ra trong phiên thảo luận ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội CSVN hôm Thứ Hai khi thảo luận về  dự án Luật Phí và Lệ Phí.

Theo tường thuật về cuộc thảo luận trên tờ Người Lao Động, ông Đinh Tiến Dũng cho biết dự luật “phí và lệ phí” ban đầu đưa ra 73 khoản phí và 42 lệ phí, nhưng “sau khi nghe góp ý đã giảm chỉ còn 48 khoản phí và 33 lệ phí.” Tuy nhiên, khi thấy “riêng lĩnh vực nông nghiệp hiện có 90 lệ phí và 937 khoản phí” thì Bộ Tài chính của chế độ “đang rà soát lại.”

Tình trạng thuế, phí và lệ phí tròng tréo nhau, các địa phương tùy tiện đẻ ra các cách thu tiền của dân từng bị bị đả kích nhiều lần là trái luật vẫn thấy xảy ra.

Không riêng gì lãnh vực nông nghiệp, theo tờ Người Lao Động, “các lĩnh vực khác như chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có 16 lệ phí, 95 khoản phí; quản lý chất lượng nuôi trồng thủy sản có 183 khoản phí, chăn nuôi có 16 lệ phí, 1 khoản phí.”

Hồi Tháng Giêng 2015 vừa qua, ông bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Cao Đức Phát từng bị đả kích về chuyện một con gà hay 1 quả trứng khi đến tay người tiêu thụ đã phải gánh tấc cả “14 loại phí”. Ông đã hứa buộc các cơ quan dưới quyền ông “đề xuất sửa đổi và báo cáo” cho ông trước ngày 15/2/2015.

Nay lại vẫn thấy ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc hội CSVN rên rỉ trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là “Một quả trứng đếm ra đếm vào 14 lần để thu phí. Trời đất ơi, như thế người dân sống sao được. Trong khi quy trình để thu được 1 đồng phí rất phức tạp.”

Ngày 27/6/2013, có một cuộc hội thảo do Báo Nông thôn ngày nay cùng Viện Chính Sách và Chiến Lược Phát Triển nông thôn tổ chức ở Hà Nội. Dịp này, một bản kết quả nghiên cứu được đưa ra nói rằng nông dân Việt Nam vẫn chiếm hai phần ba dân số cả nước và càng ngày họ càng nghèo đi. Kết quả nghiên cứu dựa trên các cuộc phỏng vấn với 3,000 họ gia đình tại 12 tỉnh ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, cứ 2 năm thực hiện một lần.

Hồi tuần trước, một cuộc nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh Tế của Việt Nam (CIEM) được công bố cho thấy người nông dân Việt Nam vẫn ngày một bần cùng khốn khổ.

Một vài hình ảnh được ông Ngô Trí Long, phó viện trưởng của viện vừa kể dẫn ra như 40 kg chanh chỉ bán được có 6,000 đồng, vừa đủ để mua một ổ bánh mì thịt. Hai ký lô khoai lang bán đi chỉ bằng giá một ly trà đá rẻ tiền.

Không mấy năm người ta không nghe thấy điệp khúc người nông dân trồng lúa “được mùa, rớt giá.” Trùm trên tất cả là các chính sách thuế khóa tròng tréo và vô trật tự là một trong những nguyên nhân làm người nông dân sản xuất ra thực phẩm lại có đời sống kinh tế khốn khổ mà ông Lưu Đức Khải, trưởng ban chính sách phát triển nông thôn của CIEM thú nhận “niềm tin, sự hài lòng về cuộc sống của nông dân ngày càng giảm”.

Bởi vậy, ông Ngô Trí Long cảnh cáo rằng những lời báo động trước đây về nguy cơ “tụt hậu” nay “không còn là nguy cơ nữa mà nó đang hiện hữu”. (TN)

08-10- 2015 4:24:53 PM

Lenin và chính sách “Tuyên truyền Tượng đài”

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Trong thời gian qua, hầu hết bài viết dù phê bình việc dựng tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La đều nhấn mạnh đến những yếu tố như tốn kém tiền bạc, nuôi sống tham nhũng, làm cho dân tình thêm đói khổ v.v... Những phê bình đó không sai nhưng chỉ là những tác hại về vật chất, các tác hại tinh thần do những tượng đài CS gây ra còn sâu xa và nguy hiểm hơn nhiều.

Tượng đài CS một vấn nạn của các nước cựu CS

Khi người dân giành lại được quyền tự do, tượng đài cũng là nơi họ trút hết những hờn căm, phẫn uất đã bị dồn nén, chịu đựng bao nhiêu năm. Để bày tỏ thái độ dứt khoát với quá khứ, phản ứng cụ thể nhất của phong trào dân chủ cũng là giật sập tượng đài. Chỉ trong tháng 11, 1990, tại Ukraine và các quốc gia vùng Baltic, 70 tượng đài Lenin bị giật đổ. Để ngăn chận làn sóng giật sập tượng Lenin, tháng 10, 1990 Mikhail Gorbachev, lúc đó còn là Tổng Bí Thư CS Liên Xô, ra sắc lịnh ngăn cấm việc phá hủy tượng Lenin. Nhưng đã quá trễ, phong trào giật đổ tượng đài các lãnh đạo CS đã lan rộng không chỉ các quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô mà ngay cả tại quê hương Nga của y.

Từ cuối năm 1989, hàng ngàn tượng đài các lãnh đạo CS tại 15 nước thuộc Liên Xô cũ, các quốc gia Đông Âu, Mông Cổ, Ghana, Ethiopia, Afghanistan đã bị giật sập, đập phá hay hủy hoại. Tuy nhiên, số lượng tượng đài các lãnh tụ CS cũng còn lại khá nhiều bởi vì kéo đổ hết là một việc khó khăn, đơn giản vì chúng quá nhiều, quá tốn kém và trong nhiều trường hợp dân chúng chẳng còn quan tâm đến những khối xi măng vô tri không làm ai sợ hãi nữa.

Hành động kéo đổ tượng Lenin tại thành phố Kharkiv, Ukraine vào tháng Chín năm ngoái, do đó, không phải là mới lạ. Tượng đài Lenin ở Kharkiv cũng không phải là tượng đầu tiên mà là tượng thứ 390 bị kéo xuống chỉ trong vòng 2 năm 2013 và 2014. Trước đây, Ukraine đã từng là một trong vài nước đầu tiên phá đổ tượng đài Lenin vào đầu thập niên 1990. Việc kéo đổ tượng Lenin ở Ukranie lần này chỉ là cách để chứng tỏ là thái độ dứt khoát đối với Nga. 

Số lượng tượng đài Lenin tại Nga còn lại nhiều nhưng không có nghĩa người dân Nga xem Lenin như là biểu tượng của ngước Nga. Dân chúng Nga yêu dân chủ kết án Lenin như một tội đồ dân tộc vì đã (1) xây dựng một chính quyền khủng bố có hệ thống để cai trị Nga suốt 74 năm; (2) tàn phá Đế Quốc Nga và giết sạch gia đình hoàng gia Tsar Hoàng; (3) ký hiệp ước bán nước Brest-Litovsk sang nhượng đất đai của Nga cho Đức và các cường quốc Trung Âu; (4) gây ra cuộc nội chiến Nga sau khi cướp chính quyền 1917 dẫn đến cái chết của 15 triệu dân Nga vô tội; (5) tịch thu tài sản dân chúng, tàn phá nhà thờ, tu viện; (6) ký hàng loạt mật lịnh ám sát nhiều trăm ngàn người dân vô tội, nông dân có đất dai, tu sĩ và tín đồ Thiên Chúa Giáo.

Nguồn gốc của chính sách “Tuyên truyền Tượng đài” 

Gần như quốc gia nào cũng có xây một số tượng đài để tưởng niệm các danh nhân, các anh hùng dân tộc của quốc gia họ như George Washington, Abraham Lincoln của Mỹ, Simon Bolivar, Manuel Carlos Piar của Venezuela, Trần Hưng Đạo, Quang Trung của Việt Nam v.v... nhưng chỉ có dưới các chế độ CS, tượng đài các lãnh đạo CS được sử dụng như một phương tiện tuyên truyền gây tác hại vô cùng độc hại, nhất là đối với các thế hệ trẻ.

Sắc lịnh “Tuyên truyền Tượng đài” do Lenin đề xướng có một tên khá dài “Về việc dời các Tượng đài được Dựng lên để Vinh danh Tsars Hoàng và Quan chức và việc Phát triển Đề án Tượng đài Tưởng nhớ đến Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Nga” (On Removing Monuments Erected in Honor of Tsars and Their Servants and Developing a Project for Monuments Dedicated to the Russian Socialist Revolution) được công bố ngày 12 tháng Tư, 1918. 

Chỉ trong vòng một tháng, các tượng đài vua chúa Nga bị kéo sập hay bị dời đi. Thời đó Lenin còn sống nên tượng đài được dựng lên đầu tiên là tượng đài Karl Marx do điêu khắc gia E. V. Revde đúc và đặt tại Penza. Hội đồng Ủy Viên Nhân Dân ngày 30 tháng Bảy, 1918 chấp thuận một danh sách đảng viên CS gồm 69 tên được xây tượng đài tưởng niệm. Lễ khai mạc mỗi tượng đài được tổ chức trọng thể. Sau khi Lenin chết, bộ máy tuyên truyền đảng CS tập trung vào việc biến Lenin thành bất tử qua việc đúc hàng ngàn tượng Lenin đủ kiểu và đặt tại khắp nơi.

Để gia tăng sản xuất tường đài Nhà Máy Điêu Khắc Tượng Đài được chính thức khai mạc tại Leningrad năm 1922 để đúc tượng các “anh hùng lao động”, “anh hùng Sô Viết”, các lãnh đạo CS. Có nhiều năm nhà máy sản xuất đến 5000 tượng đài CS. Trả lời phỏng vấn của báo Christian Science Monitortháng 11, 1990, điêu khắc gia Albert Charkin, tác giả của nhiều mẫu tượng Lenin cho biết những hình ảnh Lenin đơn giản, khiêm cung, thân mật, gần gũi chỉ là những hình ảnh giả tạo.

Người đời nguyền rủa Stalin nhiều hơn Lenin nhưng quên rằng tất cả tội ác của Stalin đều phát sinh từ nền móng của cơ chế toàn trị do Lenin dựng lên, trong đó có cơ quan mật vụ Cheka khủng khiếp do hung thần Felix Dzerzhinsky lãnh đạo. Chỉ trong vòng một tháng từ tháng Chín đến tháng Mười, 1918, ước lượng đã có 10 ngàn đến 15 ngàn người bị cơ quan Cheka thủ tiêu. Danh từ “Khủng bố Đỏ” xuất hiện trong giai đoạn này. 

Tượng đài các lãnh đạo CS tại 5 nước CS

Tại Bắc Hàn, toàn quốc có khoảng 34.000 tượng đài Kim Nhật Thành. Một tượng đài cho mỗi 3.5 kilomet và cứ 750 người dân có một tượng đài họ Kim. Không giống như một số tượng Lenin làm bằng đá, tượng cha con họ Kim đúc bằng đồng rất tốn kém. Tháng Bảy vừa qua, hai bức tượng đồng của cha con họ Kim được khánh thành một cách trọng thể tại tỉnh Pyongan. Để củng cố đặc điểm kế nghiệp, Kim Jong Un sẽ lần lượt cho thay thế tượng ông nội y đứng một mình bằng tượng của ông nội và cha y đứng cạnh nhau.

Tại Trung Cộng, theo BBC, nhiếp ảnh gia Cheng Wenjun đã đi khắp Trung Hoa lục địa để chụp hình các tượng đài Mao Trạch Đông và ông ta ghi nhận khoảng 2000 tượng đài. Điều đáng lưu ý, một phần ba số tượng đài nằm trong khu vực các trường đại học. Nhân dịp kỷ niệm 120 năm sinh nhật của Mao, lãnh đạo Trung Cộng cho đúc một tượng Mao ngồi gác chân trên ghế bằng vàng và cẩm thạch, cao chỉ 80 cm, nặng 50 kilograms nhưng có giá thành lên đến 16 triệu đô la.

Tại Lào, tượng lãnh tụ CS Kaysone Phomvihane cũng có mặt trên nhiều công viên, cơ quan nhà nước. Năm 2004, Bắc Hàn đúc tặng Lào 200 tượng Kaysone Phomvihane bằng đồng để đặt tại các cơ quan đảng và nhà nước Lào.

Tại Cuba, mặc dù Fidel Castro chưa chết, tượng đài của y cùng với Che Guevara cũng đã được dựng nhiều nơi trên quốc gia hải đảo này.

Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Văn Hóa-Thanh Niên & Du Lịch, Việt Nam hiện có 134 tượng đài Hồ Chí Minh, trong đó gồm 103 tượng đặt tại các trụ sở cơ quan, 31 tượng được dựng tại các quảng trường. Theo kế hoạch từ nay đến 2030 sẽ xây thêm 58 tượng họ Hồ, nâng tổng số lên 192 tượng.

Tượng đài CS không phải là biểu tượng văn hóa của một dân tộc

Để bênh vực việc xây tượng đài Hồ Chí Minh, ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt nam, phát biểu: "Tôi cho rằng, không nên đặt vấn đề xây dựng những tượng như thế đắt hay rẻ. Trước khi phán xét phải nhìn nhận tổng thể giá trị văn hóa. Tượng đài sẽ là động lực cho sự phát triển, nên không thể nói vì còn nhiều người đói thì phải mua cơm trước. Đôi khi văn hóa cũng phải đi trước." Ông Đào Ngọc Nghiêm không hiểu văn hóa là gì mà nói sảng, tượng đài Hồ Chí Minh không có liên hệ gì đến văn hóa Việt Nam. 

Văn hóa được định nghĩa khác nhau ít nhiều tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu nhưng tựu chung là đời sống vật chất và tinh thần đặc thù của một dân tộc. Trong tuyên bố về các dạng văn hóa thế giới vào ngày 2 tháng 11, 2001, UNESCO định nghĩa văn hóa là “tập hợp của các đặc điểm tình cảm, trí thức, vật chất, tinh thần riêng biệt của một xã hội hay một nhóm xã hội trong đó bao gồm cách sống, hệ thống các giá trị, truyền thống và niềm tin”.

Tạm gác qua chuyện đói no, chỉ bàn về văn hóa thôi thì tượng đài Hồ Chí Minh không phải là biểu tượng văn hóa hay một phần của văn hóa dân tộc Việt Nam vì hai lý do chính: 

1. Tượng đài CS không mang tính văn hóa đặc thù 

Với định nghĩa của UNESCO, các tượng đài CS, trong trường hợp này là tượng đài Hồ Chí Minh, không phải là biểu tượng văn hóa đặc thù của một dân tộc mà chỉ là sản phẩm tuyên truyền phát xuất từ một nguồn gốc CS do Lenin đề ra vào ngày 12 tháng Tư, 1918 tại Nga và đã đước áp dụng giống nhau một cách chính xác tại hầu hết các quốc gia CS.

Lấy hình tượng các lãnh tụ CS hôn nhi đồng làm một thí dụ. Để che giấu tội ác, bộ máy tuyên truyền Liên Xô giới thiệu một Stalin hiền từ yêu nhi đồng. Ngay sau đó, Hồ Chí Minh ở Việt Nam cũng yêu nhi đồng, Mao Trạch Đông ở Trung Cộng yêu nhi đồng, Todor Zhivkov ở Bulgary yêu nhi đồng. Kim Nhật Thành ở Bắc Hàn yêu nhi đồng. Lãnh tụ khác nhưng cách thức, nội dung và mục đích đều giống hệt nhau.

2. Tượng đài CS không tồn tại với thời gian và truyền thống dân tộc

Như lịch sử thế giới cận đại chứng minh và người viết đã phân tích ở trên, tượng đài các lãnh đạo CS được dựng lên vì mục đích tuyên truyền nên phải bị phá hủy sau khi cơ chế chính trị tồn tại nhờ tuyên truyền và khủng bố sụp đổ. Như hai tác giả W. Logan và K Reeves viết trong tác phẩm biên khảo Những nơi đau nhức và nhục nhã, đương đầu với một “gia tài nan giải” (Places of pain and shame: dealing with "difficult heritage"), chế độ CS sụp đổ để lại những tượng đài như một gia tài không ai muốn nhận. 

Chính sách “Tuyên truyền Tượng đài” dù đã chấm dứt trên quê hương của tác giả nó tròn một phần tư thế kỷ nhưng chất độc tư tưởng vẫn còn gieo rắc lên các thế hệ Việt Nam cho đến hôm nay. Tiền bạc của cải dù thiếu thốn bao nhiêu cũng có ngày làm lại được, tương tự, các phương tiện khoa học kỹ thuật dù tiên tiến bao nhiêu cũng có thể học được nhưng giá trị văn hóa dân tộc rất khó phục hưng. Cuộc tranh đấu để chống lại các tư tưởng CS ngoại lai, vong bản, vì thế, là một cuộc đấu tranh đầy khó khăn, đòi hỏi nhiều hy sinh, kiên nhẫn và phải bắt đầu ngay hôm nay chứ không phải đợi đến khi chế độ CS sụp đổ.

11.08.2015

Bản chất và hiện tượng

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, viết từ Hà Nội
2015-08-11
Các lãnh đạo ĐCSVN: ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Phú Trong, và ông Trương Tấn Sang
Các lãnh đạo ĐCSVN: ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Phú Trong, và ông Trương Tấn Sang-File photo

Trong rất nhiều lập luận của báo chí quốc doanh, và luôn được dàn dư luận viên hùa theo, đó là việc khẳng định, bản chất của nhà nước cộng sản Việt Nam là tốt đẹp, những tiêu cực chỉ là hiện tượng nhất thời và không phải là bản chất của chế độ. Đã từng có, và hiện vẫn đang có nhiều người tin rằng, lý tưởng cộng sản là tốt đẹp, và những nguyên lý, chủ trương đường lối chính sách của đảng cộng sản là hoàn toàn đúng đắn, nhưng do hoàn cảnh, do con người thực hiện sai lệch dẫn tới một vài điều đáng tiếc xảy ra. Có nhiều người lại cho rằng, đảng cộng sản giai đoạn trước đổi mới (1985) giữ được bản chất tốt đẹp, làm được rất nhiều điều đúng đắn và ý nghĩa cho đất nước. Nhưng từ những năm đổi mới trở lại đây, con người và đảng cộng sản mới tha hóa. Những người này cho rằng, sự tha hóa của đảng cộng sản chỉ là vấn đề tham nhũng, và tham nhũng thì chỉ có từ đổi mới tới nay mà thôi.

Trên đây là quan điểm chung của rất nhiều thành phần thành phần, từ cán bộ tuyên truyền, lực lượng báo chí quốc doanh tới các dư luận viên, và cả một phần những người phản tỉnh nửa vời hiện nay.

Khi đi vào đánh giá sự vật, hiện tượng, chúng ta có nhiều phương pháp tiếp cận. Nhưng có một phương pháp đơn giản, dễ hiểu lại được nhiều người công nhận. Đó là việc đánh giá theo tương quan bản chất và hiện tượng. Nếu một con người, một tổ chức có bản chất tốt đẹp, thì chắc chắn sẽ có nhiều biểu hiện tốt đẹp, được thực hiện và thể hiện ra bên ngoài. Có thể có những trường hợp sai biệt ít nhiều, đó là bản chất tốt đẹp nhưng có một vài trường hợp, hoàn cảnh (vì nhiều lý do) đã không thể thực hiện được bản chất tốt đẹp mà kết quả lại ngược lại với mục đích, kết quả không tốt đẹp. Nhưng những trường hợp này, chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong toàn bộ tiến trình vận động của sự vật, hiện tương hay tổ chức nào đó. Ngược lại, nếu tất cả sự thể hiện về mặt kết quả là sai lầm, tổn thất, tổn hại, khốc liệt và khủng khiếp thì không thể kết luận bản chất của sự vật hiện tượng hay tổ chức là tốt đẹp, còn việc thực hiện là sai lầm. Đảng cộng sản Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử lãnh đạo đất nước, đã liên tiếp đưa nhân dân và đất nước vào hết thảm họa này tới thảm họa khác. Và điều này chứng minh về bản chất là vô cùng xấu xa, tàn bạo chứ hoàn toàn không phải bản chất tốt đẹp mà thực hiện sai lầm.

Trước hết, ngay từ những ngày đầu thành lập và đi vào hoạt động, đảng cộng sản đã tiêu diệt rất nhiều những cá nhân, tổ chức không cùng lý tưởng Cộng sản với mình. Điều này chỉ điểm qua vì không còn nhiều tài liệu, và thời điểm cũng đã quá xa so với hiện tại. Nhưng cải cách ruộng đất xảy ra những năm 1953 -1956 thì nhiều người còn sống đã được chứng kiến sự kinh hoàng và tàn bạo. Số người bị giết và tự sát trong cải cách ruộng đất, theo số liệu trong sách Lịch sử kinh tế Việt Nam của tác giả Đặng Phong là hơn 172.000 người. Đồng thời, luân thường đạo lý của người Việt nam đã bị phá hủy hoàn toàn. Tiếp sau cải cách ruộng đất một thời gian, chúng ta được chứng kiến phong trào đánh tư sản ở miền Bắc, đó là sự cướp đoạt trắng trợn tài sản mồ hôi nước mắt của các nhà tư sản còn rất non trẻ ở Việt nam. Đảng Cộng sản VN phát động cuộc cưỡng chiếm miền Nam VN, với các cuộc thảm sát kinh hoàng Tết Mậu Thân ở Huế, Đại Lộ kinh hoàng ở Quảng Trị năm 1972.

Sau khi chiếm được miền Nam, nhà cầm quyền đã lừa dối và bắt giam, để từ đó đày đọa gần như tất cả công, binh, cán, chính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Số người chết trong các trại cải tạo của nhà nước lên tới hàng trăm ngàn người trên tổng số khoảng hơn 1,5 triệu người bị giam cầm và dày đọa. Chúng ta cũng còn chứng kiến hai lần đổi tiền của nhà cầm quyền Việt Nam để cướp bóc số tiền của người dân trên cả đất nước năm 1978 và năm 1985. Tại sao lại nói đổi tiền là thực hiện việc cướp tiền của người dân? Bởi vì người dân bị khống chế bởi hạn mức tiền được đổi do nhà nước quy định. Ví dụ, một gia đình có 5 người, tích lũy được 10 triệu đồng (ví dụ theo thời điểm hiện nay), nhưng quy định mỗi người chỉ được đổi 1 triệu đồng, gia đình này chỉ đổi được 5 triệu đồng và mất 5 triệu đồng còn lại (do không được đổi và không đổi được). Ngoài ra, những quan chức còn cướp của họ bằng cách, dùng quyền lực để đổi tiền vô giới hạn, đổi tiền chui cho người khác để hưởng phần trăm.

Đến giai đoạn gần đây, điều chúng ta được chứng kiến hàng ngày, đó là có hàng đoàn người dân oan lũ lượt đi trên các con phố ở thủ đô Hà Nội để khiếu kiện, kêu oan, lên án nhà cầm quyền Việt Nam. Đó là những con người đau khổ, bị các cấp có thẩm quyền sử dụng thủ đoạn để cưỡng chiếm, cướp đất đai trên khắp cả nước. Nhà cầm quyền Việt Nam đã dựa vào hai chính sách sở hữu toàn dân về đất đai và chính sách phát triển kinh tế, xây dựng khu công nghiệp và khu đô thị để hợp thức hóa việc cướp đất của người dân. Chính điều này đã tạo ra số lượng lớn dân oan trên khắp cả nước. Không những thế, Nhà cầm quyền Việt Nam đã để mất đất đai, và một phần biển Đông rơi vào tay Trung Quốc, nhưng lại đàn áp dã man những người yêu nước lên tiếng tố cáo, phản đối họ.

Như vậy, trong suốt chiều dài cầm quyền, lãnh đạo đất nước, đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đã tạo ra vô số và liên tục những thảm họa cho người dân và đất nước. Nếu nhìn vào những “chiến công hiển hách này”  mà vẫn có những người xưng tụng bản chất tốt đẹp của chế độ, công lao vĩ đại của đảng cộng sản, thì không hiểu họ là những con người như thế nào?./.

Hà Nội, ngày 07/8/2015

N.V.B

*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.