Sunday, June 12, 2016

Tổng thống Obama: Vụ thảm sát ở Florida là một hành động khủng bố và thù hận

Theo RFA-2016-06-12  
florida-nightclub-622.jpg
50 người chết, 53 người bị thương trong vụ nổ súng tại hộp đêm ở Florida sáng sớm Chủ nhật 12/06/2016 Truyền hình Mỹ đưa tin về vụ thảm sát
Một vụ nổ súng được xem là kinh hoàng nhất nước Mỹ đã xảy ra hồi sáng sớm hôm nay ở thành phố Orlando, bang Florida, Hoa Kỳ, khiến 50 người chết và 53 người bị thương.
Cảnh sát cho hay vụ việc xảy ra lúc 2 giờ sáng, giờ địa phương, khi sát thủ mang súng trường và súng lục vào một câu lạc bộ dành cho người đồng tính, bắn xối xả vào những người có mặt.
Sau khi nổ súng giết người, tên sát thủ còn bắt giữ một số người làm con tin. Ba tiếng đồng hồ sau đó, lực lượng cảnh sát cơ động của thành phố tràn vào để giải cứu những người bị hắn giam giữ, và bắn hạ hắn ta ngay tại chỗ.
Trong cuộc họp báo mới kết thúc cách đây chừng 15 phút đồng hồ, tin các viên chức FBI nói có ít nhất 50 người chết và 53 người bị thương, nhưng không cho biết chi tiết tình trạng của những người bị thương đang được điều trị tại bệnh viện.
Một nguồn tin phát xuất từ Sở Cảnh Sát Orlando còn nói chỉ mới nhận diện được danh tánh của 9 người chết tại bệnh viện hoặc chết lúc trên đường đưa tới bệnh viện, và đang chờ lập thủ tục điều tra lý lịch của hơn 40 người không may trúng đạn chết tại chỗ.
Omar-Saddiqui-Mateen.jpg
Omar Saddiqui Mateen, kẻ nổ súng giết người trong hộp đêm ở Florida sáng sớm Chủ nhật 12/06/2016.
Tin này chưa được kiểm chứng bởi một nguồn tin độc lập khác.
Vẫn theo cơ quan FBI, sát thủ tên là Omar Saddiqui Mateen, 29 tuổi, sinh trưởng tại New York, cư ngụ tại Port St. Lucie, nằm cách nơi hắn nổ súng giết ngưởi chừng 2 tiếng đồng hồ lái xe.
Ông Ronald Hooper, phát ngôn viên của FBI cho hay hắn từng 2 lần bị FBI điều tra, lần đầu hồi 2013 và lần thứ nhì hồi 2014, cả 2 lần điều tra đó đều dẫn đến kết quả hắn không phải là “kẻ nguy hiểm”, không cần phải theo dõi.

Khủng bố và thù hận

Trong phát biểu đọc tại Nhà Trắng, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng mặc dù cuộc điều tra mới ở giai đoạn đầu, nhưng cơ quan FBI có đủ bằng chứng “để nói đây là một hành động khủng bố và là một hành động thù hận”. Ông cũng nói rằng những hành động khủng bố mang tính kỳ thị, mầu da, sắc tộc, tôn giáo hay giới tính đều là “hành động khủng bố nhắm vào toàn thể người dân Hoa Kỳ và nhắm vào những giá trị căn bản về bình đẳng và danh dự của con người” mà nước Mỹ luôn luôn tôn trọng.
Vị nguyên thủ nước Mỹ cũng nhắc lại trước những khó khăn do vụ thảm sát gây nên, “người dân Hoa Kỳ sẽ đoàn kết để bảo vệ lẫn nhau và bảo vệ quốc gia, cùng nhau hành động để chống trả lại những kẻ đe dọa chúng ta”.
Tổng Thống Obama nói thêm cơ quan FBI đang điểu tra để tìm hiểu nguyên nhân tại sao tên sát thủ lại nổ súng giết người, và ông đã chỉ thị cho các cơ quan liện hệ phải dành mọi ưu tiên cho thành phố Orlando, tiểu bang Florida và cho các nhân viên thực hiện cuộc điều tra, cũng như toàn quốc sẽ treo cờ rũ để tưởng niệm những người không may.
Tất cả các tòa đại sứ Hoa Kỳ ở nước ngoài cũng được chỉ thị tăng cường biện pháp an ninh.

ISIS chủ mưu?

Thị Trưởng thành phố Orlando cho hay sát thủ bắn chết 39 người ngay tại câu lạc bộ dành cho những người đồng tính, cộng với 11 người chết tại bệnh viện hoặc trút hơi thở cuối cùng lúc đang trên đường được đưa tới nhà thương.
Danh sách những người không may đang được công bố trên trạng mạng của thành phố, nhưng cho đến lúc 5 giờ chiều giờ địa phương, cảnh sát mới công bố tên 4 người đầu tiên.
Một viên chức cho hay thủ tục đòi hỏi nhiều thì giờ vì sau khi nhận diện nạn nhân, cảnh sát còn phải liên lạc với gia đình với đình người không may và làm những thủ tục cần thiết theo luật định, trước khi có thể công bố danh tánh cho công chúng biết.
Tin tức được các viên chức an ninh Hoa Kỳ tiết lộ cũng cho hay trước khi nổ súng giết người, sát thủ tên là Omar Saddiqui Mateen, 29 tuổi, đã gọi điện thoại cho đường dây báo động 911, tự ý đọc lời tuyên hứa với khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo ISIS, đổng thời còn nhắc lại vụ khủng bố đánh bom giết người ở Boston xảy ra hôm 15 tháng Tư 2013. Có 3 người thiệt mạng và 264 ngưởi bị thương trong vụ này.
ISIS đã lên tiếng tự nhận là chủ mưu vụ nổ súng giết người ở Orlando, nhưng các viên chức FBI và cảnh sát địa phương đều nói chưa vội kết luận sát thủ Omar Saddiqui Mateen nhận chỉ thị để ra tay hành động.
Nói với các nhà báo, Thượng Nghị Sĩ Bill Nelson cho hay cơ quan điều tra kêu gọi mọi người cung cấp mọi tin tức về sát thủ, để giúp cuộc điều tra đạt đến kết quả càng sớm càng tốt.
Hiện đang có ít nhất 3 giả thuyết được đưa ra, thứ nhất là sát thủ thù ghét người đồng tính, thứ nhì là hắn ta nổ súng giết người theo chỉ thị của ISIS, và thứ ba là có thể hắn tự ý ra tay hành động sau khi đọc những lời kêu gọi mà khủng bố ISIS thường phổ biến trên mạng.
Cũng cần nói thêm ngay sau khi vụ thảm sát xảy ra, một đài truyền hình Hoa Kỳ đã liên lạc được với cha của sát thủ, ông này nói rằng Omar Saddiqui Mateen bực tức sau khi nhìn thấy 2 người đàn ông đồng tính có cử chỉ âu yếm với nhau ở thành phố Miami, Florida.
Tuy nhiên, theo những viên chức thẩm quyền, chuyện sát thủ gọi điện thoại cho cảnh sát để đọc lời tuyên hứa với ISIS chứng tỏ hắn ta hoặc làm việc cho khủng bố, hoặc tự ý hành động khủng bố theo sự quyến rũ của ISIS.

Dự tiệc cưới cũng bị công an, an ninh ngăn cấm, hành hung

Phạm Bá Hải-12-6-2016
Lúc 10g sáng, ngày 11/6/2016, tôi cùng một người bạn đi xe con về Chợ Mới, An Giang mừng đám cưới Nguyễn Công Thủ, con trai của vơ chồng CTNLT Nguyễn Thanh Phong và Nguyễn Thu Hà.
Vừa chạy vào lãnh địa Chơ Mới, lập tức xuất hiện một lực lượng hỗn hợp các sắc phục và thường phục đứng hai ven đường vây kín bởi cư dân bên đường. 
Xe chúng tôi lập tức bị hai CSGT bước ra đường vẫy gậy yêu cầu dừng lại, kiểm tra hành chánh xe (!).
Họ nói rằng đường bị cấm đi, yêu cầu quay đầu xe. Trong khi chúng tôi đôi co khi có những xe khác đi được, thì lập tức 3-4 tên côn đồ xăm đầy mình xộc tới, to tiếng “có quay về không?”, “có quay về hay là không?”…
Những con mắt hung tợn trợn ngược hăm he, đứng cạnh bên các CSGT và các lực lượng “bảo vệ pháp luật nhà nước”.
Trước khi CSGT trả lại giấy tờ xe, một tên côn đồ bước tới bợp tai anh tài xế tôi thuê mặc dù anh tài xế không hề nói gì cũng không phản ứng.
H1
Ảnh: FB Phạm Bá Hải

Xe quay về lại Bến phà Cao Lãnh, thuộc tỉnh Đồng Tháp. Buộc phải để xe con về lại Sài Gòn, tôi và Hoàng Bình ở lại, cố chờ gia đình chú rể ra đón về vào lúc tối. Chẳng mấy chốc, “côn đồ” của Đồng Tháp lại kéo đến, í ới đe dọa. Cuối cùng một an ninh của Bộ công an xuất hiện với lực lượng tỉnh Đồng Tháp và An Giang, họ cưỡng chế chúng tôi về lại SG trên một chiếc xe khách lúc 4 giờ chiều cùng ngày.
Đây là lần thứ ba tôi bị chính quyền trục xuất vô pháp luật khỏi vùng miền tây sông nước.
Có đi xuống miền Tây sông nước mới thấy cái gian truân của người Hòa Hảo chân chính.
Chúc đôi vợ chồng Nguyễn Công Thủ hạnh phúc.
Video lúc bị dừng xe:
_____

AN GIANG: CÔN ĐỒ ĐE DỌA HÀNH HUNG, CÔNG AN CHẶN ĐƯỜNG CẤM CÁC THÀNH VIÊN GIÁO HỘI PGHH THUẦN TÚY THAM DỰ TIỆC CƯỚI.

12-6-2016
Sáng nay ngày 12/6/2016, các thành viên Giáo Hội PGHH Thuần Túy ở các tỉnh thành: Vĩnh Long, Đồng Tháp, tp Cần Thơ đi mừng tiệc cưới cho Nguyễn Công Hữu, con ông Nguyễn Thanh Phong (Tổng vụ Thanh sinh GHPGHH Thuần Túy, cựu tù nhân lương tâm) tại Kinh Cựu Hội huyện Chợ Mới. Khi gần đến nhà ông Tổng Vụ Thanh Sinh thì có nhiều chốt CSGT chặn hỏi giấy xe, kế đến CA an ninh đuổi không cho vào, rồi đến côn đồ đến dùng lời đe dọa hành hung.
Anh Nguyễn Văn Thùy (Trị sự viên GHPGHH TT tỉnh Vĩnh Long) cho biết: Phái đoàn chúng tôi gồm ông Lê Văn Sóc, Nguyễn Văn Thơ, Nguyễn Văn Thiết (tất cả là thành viên GHPGHHTT) đi còn khoảng gần 500m là đến nhà anh Phong; tôi thấy rất nhiều các loại CA chặn xe chúng tôi lại cấm không cho vào nhà anh Phong. Sau đó họ rút lui, thì một toán CÔN ĐỒ khoảng 20 bịt khẩu trang, hâm dọa đầy sát khí định đánh chúng tôi. Chúng tôi chạy tạt vào nhà dân.
Ông Trần Văn Quang – năm Khéo (phó hội Trưởng GHPGHTT Tp Cần Thơ) cùng với nhiều người từ Cần Thơ đến gần đến nhà Anh Phong cũng bị an ninh chặn đường không cho vào. Bọn chúng bảo khu vực mất an ninh, đuổi về, nếu cãi, đi sẽ không đảm bảo tài sản và tính mạng.
Còn theo sự cho biết của ông Trần Văn Minh (một thành viên GHTUPGHHTT): Chúng tôi đi 2 xe honda 4 người, đến Cái Nai, huyện Chợ Mới cũng bị CSGT, CA an ninh chặn đường, rồi sau đó họ gọi một đám người hỗn tạp. Đám người này xưng là chạy xe ôm và tài xế xe tải, đòi đánh và đập xe. Vì chúng tôi đến đây làm cho họ khó làm ăn bởi sự xuất hiện của CSGT.
Theo trang FB của Phạm Bá Hải (Điều phối viên Hội CTNLT VN hôm qua 11/6/2016 lúc 10g khi đến ranh giới huyện Chợ Mới bị CSGT chặn xét giấy xe, trong lúc lực lượng “thực thi pháp luật làm nhiệm vụ”, bất ngờ một tên CÔN ĐỒ tát tay vào mặt tài xế. Mặc dù anh này không nói gì về sự chặn đường của CSGT. Họ đuổi xe trở lại.
Thời gian gần đây GHPGHH Thuần Túy thường bị nhà cầm quyền địa phương csVN sách nhiễu đàn áp các gia đình Trị sự viên Giáo Hội trong các ngày lễ đạo, giỗ chạp, tang ma tại tư gia.
Nay đến dịp tiệc cưới của nhà các thành viên GHPGHHTT cũng ngăn chặn đàn áp.
Hỡi ôi! Nhân quyền của cs VN là vậy sao! Đây là lời than của ông Lê Văn Sóc, Phó Hội Trưởng GHTƯPGHHTT.
Theo  Anh Ba Sàm

Khi nào chủ nghĩa xã hội tiêu hết tiền?

Ls Lê Văn Luân-13-06-2016

(VNTB)- Tôi vẫn thích câu nói của bà Margaret Thatcher: “Vấn đề của chủ nghĩa xã hội là đến khi nào họ tiêu hết tiền mà thôi!”.


Nợ công lên đến 2.7 triệu tỷ đồng, với cách tính chuẩn xác thì tỷ lệ nợ công đã hơn 100% so với GDP, tức 180 tỷ đô, tương đương và bằng đúng thu nhập bình quân đầu người là gần 2.000 USD/người/năm.

Hơn 220.000 cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp là vì không có tiền chạy chọt, xin xỏ để có việc làm, những chỗ khác đã dành cho cơ cấu, con cháu cán bộ hoặc vài trăm triệu một suất. Không đến lượt những con người này. Doanh nghiệp khó khăn, thu hẹp sản xuất nên nhu cầu lao động ngày càng co lại.

Hơn 11 triệu người ăn lương nhà nước, tức tiền thuế của dân, mà không làm ra của cải vật chất, chỉ ăn bám vào ngân sách (trên tổng số 94 triệu dân). Và đây là con số kỷ lục chưa từng có, khi so với Mỹ chỉ có khoảng 2 triệu người hưởng lương từ ngân sách quốc gia (với hơn 300 triệu dân).

Tỷ lệ ung thư cao thứ hai thế giới và tỷ lệ người chết về tai nạn giao thông thuộc hàng cao nhất Đông Nam Á. Thuế, phí, lệ phí cũng dành vị trí này trong khu vực.

Giáo dục và khoa học tụt hậu so với Nhật, Singapore vài trăm năm, với Thái 50 năm, Malaysia 30 năm và với Myanmar 10 năm. Hện tại đã xếp sau Lào và Campuchia về nhiều chỉ số kinh tế. Campuchia đã sản xuất ô tô điện giá rẻ cho chính mình và sẽ xuất khẩu trong năm tới.

Năm 2016 trả nợ 12 tỷ đô, sang năm 2017 phải trả 16 tỷ đô, trong khi World Bank và các nước ngừng cấp vốn vay ưu đãi ODA cho Việt Nam từ sang năm, 2017. Mỗi năm khoảng 200.000 doanh nghiệp phá sản hoặc đóng cửa vì khó khăn. Ngân sách cạn kiệt nên tìm cách huy động 500 tấn vàng trong dân để chi trả cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vàng không ăn được và cũng không thể giải quyết được sự khủng hoảng hay tham gia vào hoạt động kinh tế, mà chỉ để trả nợ hoặc bơm vào các dự án "đang chết", nếu được huy động và sử dụng (vàng cũng chỉ là một loại tiền).

Nhiều hộ ở Tây Nguyên được hỗ trợ hạn hán bằng gạo đã phải đem bán vì quá "khó ăn". Họ nói chỉ có gà hoặc cho lợn ăn những loại gạo như vậy. Gạo và tiền hỗ trợ đời sống cho các ngư dân ở vùng thảm hoạ miền Trung đã bị ăn chặn, ăn bớt và có nhiều nơi vẫn chưa nhận được tiền cứu trợ.

Tỷ lệ đại biểu quốc hội là đảng viên chiếm 96% số lượng đại biểu được bầu. Đây là con số kỷ lục so với các năm trước dù tỷ lệ này vẫn luôn lớn hơn 90%. Như vậy, nói quốc hội là của đảng cũng không có gì sai, và 90 triệu dân còn lại không có cơ hội để tham gia vào hệ thống chính trị mà họ gọi là của dân, do dân và vì dân. Đây là lý do cần phải xoá bỏ cơ chế "Đảng cử dân bầu" nếu muốn có chính quyền sạch và chọn lựa được nhiều hiền tài từ trong dân mà đang bị lãng phí suốt nửa thế kỷ qua bởi cơ chế "méo mó" này.

Người đi biểu tình theo hiến pháp thì bị coi là bất hợp pháp, bị ngăn cản, bắt giữ trái phép hoặc đánh đập. Người nói lên sự thật hoặc những vấn đề về chính trị, xã hội và lên án cái xấu, tham nhũng thì bị coi là những thành phần nguy hiểm đối với nhà nước, người dân thì khen họ là dũng cảm (một điều quá lạ lùng, vì đó đáng ra là nghĩa vụ hiển nhiên của một công dân đối với chính phủ, với xã hội khi nó suy cấp, hủ bại, tha hoá), luật pháp không được phổ biến đúng bản chất vì sợ khiếu kiện phát sinh. Dân chủ và tự do mà dân không được lập đảng chính trị hay hội họp dân sự thì dân chủ và tự do ở điều gì???

Xã hội bạo lực xảy ra tràn lan từ gia đình, học sinh, nhà trường đến ngoài xã hội, mọi vấn đề được giải quyết bằng bạo lực. Con người trở nên mất niềm tin vào công lý, vào luật pháp, nên lựa chọn những hành xử ngoài luật để xử lý các vấn đề của cuộc sống. Môi trường, môi sinh ô nhiễm nặng nề từ không khí, nước, thực phẩm, tư tưởng, văn hoá, tâm linh, đều biến dạng và suy thoái trầm trọng. Văn hoá phong bì ở khắp nơi và trong mọi mặt đời sống. Học xong chỉ lo bỏ tiền chạy việc mà không cần tài năng hay phẩm chất của mình mà ứng tuyển.

Chạy chức, chạy quyền, rồi vơ vét của cải, tham ô, tham nhũng bằng mọi cách và từ trên xuống dưới, thành quốc nạn, nhưng tất cả trở nên bất lực, bởi cơ chế độc đảng và toàn trị khiến nó trở nên bất khả xâm phạm. Người dân không có khả năng tham nhũng và cũng không có quyền lực để xử lý những vấn đề nhức nhối của chính quyền trị vì.

Và tôi vẫn thích câu nói của bà Margaret Thatcher: "Vấn đề của chủ nghĩa xã hội là đến khi nào họ tiêu hết tiền mà thôi!".

Ngân hàng HSBC có ‘cộng tác’ với Chính phủ VN để tuyên truyền giả dối về kinh tế?

“Kinh tế Việt Nam vẫn trong thời khắc thử thách nhưng những chỉ số quý II cho thấy, nền kinh tế đang trên đà phục hồi mạnh mẽ” - Ngân hàng HSBC tại Việt Nam vừa đưa ra thông báo mới nhất về triển vọng thị trường Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2016.


“Những chỉ số” mà bản tin của HSBC đề cập là sự lạc quan của chỉ số Nhà Quản trị mua hàng PMI, “số lượng đơn hàng mới tăng mạnh” và “sản xuất công nghiệp và xuất khẩu vẫn không không ngừng gia tăng trong quý II”. 
Đây không phải là lần đầu tiên Ngân hàng HSBC tại Việt Nam đưa ra báo cáo hồng hào về thực trạng nền kinh tế Việt Nam. Ít nhất từ năm 2011 – khi kinh tế bắt đầu suy thoái mạnh – đến những năm qua, HSBC tại Việt Nam liên tục đưa ra những báo cáo hoặc trấn an về “kinh tế vẫn ổn định”, hoặc quá lạc quan về tình hình kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ. 
Trong thực tế và chỉ cần nhìn bằng mắt thường, ngay những người dân ít thông tin cũng không thể chấp nhận một sự cải thiện nào về thu nhập và đời sống của họ. Chẳng lẽ khi nói đến “kinh tế phục hồi mạnh mẽ”, HSBC đã quên rằng lạm phát đang trở lại bóng ma lừng lững của nó như hồi năm 2011? Vào năm đó và những năm sau, trong khi HSBC vẫn đồng nhịp với chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về “bài ca” kinh tế phát triển, mặt bằng giá cả và lạm phát đã vọt tăng với mức bình quân vài ba chục phần trăm mỗi năm – hoàn toàn trái ngược với các báo cáo tuyên truyền thậm giả dối của chính phủ. 
5 tháng đầu năm 2016, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn không có gì khả quan. Tỷ lệ số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động và phá sản vẫn tăng đến 20% so với cùng kỳ năm 2015. Cũng cho đến tháng 5/2016, lượng tín dụng cho vay mà các ngân hàng thương mại đã cố công “đẩy” ra thị trường chỉ đạt khoảng 4-5% so với mức 15% cả năm. 
Trong khi đó, con số mà cuối cùng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phải thừa nhận là có đến hơn 200,000 cử nhân, thạc sĩ ra trường bị thất nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp chung là cao hơn rất nhiều mức công bố chỉ có hơn 2%: đến hơn 20% - theo đánh giá của những nhà phân tích và phản biện độc lập. 
Những con số về tăng trưởng GDP quốc gia mà HSBC lặp đi lặp lại thật không khác gì “quyết tâm tăng trưởng 6.5%” của Chính phủ và Quốc hội Việt Nam. Thế nhưng rất nhiều người dân hiểu rằng đó chỉ là những con số huyễn hoặc và giả tạo mà nói theo cách của ông Vương Đình Huệ từ thời còn là Trưởng ban kinh tế trung ương là “GDP có chân”. Nhiều phân tích độc lập đánh giá GDP thực chất của Việt Nam chỉ vào khoảng 1-2%. 
Tinh thần đồng nhịp liên tục và có hệ thống của HSBC tại Việt Nam với lối tuyên giáo một chiều về kinh tế của Chính phủ Việt Nam trong nhiều năm qua đã khiến ngày càng xuất hiện nhiều dư luận nghi ngờ về một động tác “cộng tác” nào đó giữa HSBC và chính quyền Việt Nam. Nếu đúng như thế, HSBC nhắm tới mục đích gì? Những hợp đồng béo bở nào đó? Hay vị thế được ưu đãi trong thị trường tín dụng? 
Hãu nhớ lại, chính quyền Việt Nam từng “mua” được cả một tổ chức tư vấn quốc tế để thường xuyên phát ra những đánh giá có lợi cho chế độ chính trị này.
06/11/2016 - 20:08
Lê Dung / SBTN

Khi “nhà báo” trở thành “nhà chó”.

Canhco— 06/12/2016 - 17:22
30 tan ca nuc nhiem doc phenol o quang tri
Phát hiện chất cực độc trong lô cá nục đông lạnh ở Quảng Trị. Ảnh: Tuổi trẻ
Bài báo xuất hiện đúng vào lúc mọi người căng mắt vào chuyện 30 tấn cá chết do nhiễm độc chất phenol tại Vĩnh Linh, Quảng Trị khiến mọi người tin rằng ông đại tá công an nhà báo Nguyễn Như Phong đang tự thi hành khổ nhục kế để kéo dư luận về phía mình, tạm quên câu chuyện động trời 30 tấn cá mà nếu kéo ra thì người dân khó im lặng như từ bấy lâu nay.
Với tư cách Tổng biên tập của tờ Năng Lương Mới (Petrotimes) ông Phong khuyên toàn bộ nhà báo Việt Nam hãy theo gương con chó để trở thành một nhà báo giỏi. Với ông Phong, chỉ có con đường duy nhất nếu không muốn thụt lại phía sau so với đồng nghiệp thì nhà báo Việt Nam phải biến thành chó, không còn cách nào khác.
Khi đăng bài viết có tựa “Nghề phóng viên phải như con chó ấy!” trên Petrotimes (1)  ông Phong đã liệt kê mọi “đức tính” mà ông cho là cao quý của con chó để người phóng viên noi theo. Với cách thuyết phục của ông, tuy rõ như ban ngày không còn gì để truy vấn, bài viết này chỉ bổ xung những đức tính khác của con chó có quốc tịch Việt Nam để tăng thêm tính thuyết phục cho phóng viên nào còn “lăn tăn” khi đọc bài viết khá ấn tượng này của một “chuyên gia” báo chí.
Sở dĩ phải mang con chó quốc tịch Việt Nam vì hai lẽ: Ông Phong đang nói về các phóng viên, nhà báo Việt Nam vì vậy không thể mang một con chó nước ngoài vào làm tấm gương cho họ soi. Tuy rất giống nhau về chủng loại nhưng chó ngoại lại khác về hành vi do được nuôi dưỡng trong môi trường khác xa với chó Việt nên những con vện, mực, hay vàng dù sao cũng hiện thực hơn.
Ông Phong khẳng định: “Nếu so sánh giữa nghề làm báo với những phẩm chất cao quý của con chó thì xem ra rất giống nhau” (2)
Trước nhất ông chứng minh: “Bất luận vào những hoàn cảnh nào, khi bị chủ mắng, thậm chí bị đánh đòn nó chỉ đau khổ cúp đuôi chui vào một xó, nhưng rồi chỉ ít phút sau nó lại ngoe nguẩy đuôi để đón chủ về”.
Ông Phong nói đúng, con chó được trời sinh ra có bộ óc khác xa với con người. Nó không có khả năng phân tích sự kiện đen hay trắng để xem việc chủ mắng, thậm chí chủ đánh là đúng hay sai. Chó chỉ biết nghe một thứ tiếng từ chủ và vì vậy nó cụp đuôi trốn xuống gậm giường tránh đòn. Đây là đặc tính của con chó Việt Nam, luôn bị chủ đánh khi giận dữ hay khi không nghe được tiếng người, rất gần với tính cách các nhà báo hiện nay: im lặng trước bất cứ việc lớn bé nào có quyền lợi của người dân khi chủ chưa cho phép viết và họ rất sợ các vết roi của chủ. Trong phạm trù này họ như con chó rồi ông không cần phải dạy bảo.
Ông Phong viết:“Chó có đôi tai cực thính, để phát hiện mọi tiếng động khả nghi và kể cả những tiếng động báo hiệu tin vui. Chó có cái mũi thính, để phát hiện ra có chất độc hay không, có thuốc nổ, có ma túy hay không, hay bất cứ điều gì bất bình thường trong một khối bừa bộn vật chất”.
Ông khuyên nhà báo phải có mũi thính và tai thính như chó để săn tin, viết bài. Nhưng hình như ông quên một điều rất quan trọng, khi phóng viên trở thành chó thì cây viết lại vô dụng mất rồi. Những con chó phóng viên không biết viết, nó chỉ biết sủa.
À may! ông Phong “điều chỉnh”: “Chó phải biết sủa lên khi có tiếng động lạ, để cảnh báo cho chủ có sự bất thường sắp tới mà cảnh giác”
Vâng thì đúng đấy, nhưng chỉ đúng với chó. Là người, nhất là một phóng viên mà ông bảo họ “sủa” thì e rằng ông hơi lạm…chữ. Giang hồ có câu: “Làm người ai lại như thế!”
Tôi thích nhất câu này của ông: “Chỉ có một điều rằng, muốn có được một chú chó hay, mang tất cả những phẩm chất cao quý của loài chó, thì ngoài tình thương yêu chăm sóc của chủ ra, nó cũng phải được dạy dỗ, chỉ bảo từng li từng tí. Nó cũng sẽ bị phạt như phạm lỗi và cũng sẽ được thưởng khi có công”.
Ý ông muốn gửi gấm cho những phóng viên thuộc trường phái “chó’ là phải được dạy dỗ cho ra con chó, tức là toàn tâm toàn ý phục vụ một nhúm người nào đó có công nuôi dạy nó. Khi đã thuần thục rồi thì chính là lúc người “phóng viên” đã có thể tự hào mình là “nhà chó” chứ không cần phải mang danh là “nhà báo” nữa.
Ông Nguyễn Như Phong có lẽ khi vội quá mà quên mất những đặc tính mà loài chó Việt Nam mới có: ăn bẩn và càng bẩn càng thích.
Chó trung thành với chủ là tất nhiên và đây là lý do khiến loài người yêu thương nó. Chó thích ăn “phân” người cũng là lẽ tất nhiên không cần phân tích. Phân của chủ thì lại càng háo hức hơn, và do đặc tính trung thành nên chó sẵn sàng “làm sạch” đít con của chủ sau khi hả hê tống khứ phân của nó ra ngoài. Đặc tính này nếu áp dụng vào nhà báo mà ông Phong nói sẽ là sự so sánh thú vị bất ngờ: nhà báo chó nào lại không ăn bẩn và liếm láp?
Chó còn đặc tính mà ông cha ta đã nhận ra hàng ngàn năm qua sau khi từ chó sói trở thành chó nhà. Đó là hành vi “chó hùa”.
Các nhà báo chó từng chứng tỏ khả năng này một cách suất sắc. Khi được chỉ thị của chủ chúng không ngại hùa nhau sủa cùng một thứ bài bản, một thứ âm sắc và nhất là cùng một thứ tiếng xảo trá bắt chước ngôn ngữ loài người. Chúng hãnh diện khi được chủ ra lệnh, hãnh diện động não tìm ra những từ ngữ trơ trẽn và hãnh diện “hợp sủa” bài chó hùa đối với một con người nào đó làm mích lòng chủ của chúng.
Chó còn có đặc tính ăn chực mà người ta đã ưu ái tặng cho chúng hình ảnh “chó chực xương” đầy khinh bỉ. Nếu nhà báo Việt Nam hóng tin cũng giống như sự chực xương của chó thì “chó chực tin” đáng đưa vào bài học vỡ lòng cho sinh viên báo chí trong các trường đại học. Hình ảnh này vừa khớp cho mảng tin được quăng ra từ một nguồn duy nhất cho các con chó nhà báo và chúng đua nhau “loan tải” một cách hào hứng như được quăng một mẩu xương thừa.
Còn nữa, nhưng đây mới là điều quan trọng nhất khi nhà báo trở thành nhà chó.
Ông Nguyễn Như Phong hình như tránh né câu mà con người thường chửi nhau, đó là cụm từ cay nghiệt: đồ chó đẻ.
Người Việt khen nhau cho chết và chửi nhau thì kinh khủng hơn người ngoại quốc rất nhiều. Đồ chó đẻ là tiếng chửi nặng nề và khủng khiếp nhất trong tự điển “chửi” của Việt Nam.
Chó là loài vật có đặc tính giao cấu mà con người gọi là loạn luân. Chó mẹ có thể cho chó con trưởng thành giao cấu, chó cha có thể vô tư dính lẹo với chó con và vì vậy những con chó thế hệ sau được con người lấy ra để chửi “đồ chó đẻ”.
Những con chó được đẻ ra trong tình trạng như thế không thể chấp nhận trong cộng đồng con người và nếu các “nhà chó” của ông Nguyễn Như Phong giao cấu bản tin, bài viết trên trang giấy giống như loài chó giao cấu nhau thì phải gọi chúng bằng gì ngoài cái tên đồ chó đẻ? 
 (2)Chữ của ông Nguyễn Như Phong

Những nghịch lý tồn tại đã từ lâu


Đọc hai bài báo “Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: 40 người dân phải nuôi một công chức” (Pháp Luật TP.HCM), và “11 triệu người ăn lương: Ngân sách nào kham nổi?” (VietnamNet).
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói: “Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức.
Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước, con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước. Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy.
Nước Mỹ có diện tích lớn xấp xỉ 30 lần nước ta, dân số gần gấp bốn lần nhưng đội ngũ công chức của họ chỉ có 2,1 triệu. Nhìn sang Trung Quốc thì chúng ta thấy đội ngũ công chức của họ cũng chỉ chiếm 2,8% dân số.
Như vậy, chúng ta thấy 160 người dân Mỹ chỉ nuôi một công chức, trong khi đó 40 người dân Việt Nam phải nuôi một công chức…” (“Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: 40 người dân phải nuôi một công chức”)
Chưa kể các tổ chức quần chúng công cần phải cấp kinh phí hoạt động như Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, và Hội Cựu chiến binh, cùng 28 hội đặc thù khác…khiến ngân sách quốc gia rơi vào tình cảnh khó khăn từ lâu nay.
Thử nhìn sang các quốc gia như Bắc Âu nói chung và Na Uy nói riêng, dù giàu có nhưng bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính công rất gọn nhẹ, một phần do các nước này ít dân, họ luôn luôn suy nghĩ làm thế nào để người dân có thể tự gánh bớt việc và nhà nước cũng như các công ty tư nhân khỏi phải thuê nhiều nhân công.
Người dân phải tự làm lấy hết, mọi thứ giao dịch được tiến hành qua internet, ví dụ sử dụng netbank để giao dịch chi tiêu tại nhà không cần phải đến ngân hàng chỉ trừ khi thật cần thiết, tự khai báo số điện hàng tháng qua internet chứ không cần có người đi ghi điện và trả tiền qua tài khoản ngân hàng, khai báo thuế, mua vé máy bay, đặt khách sạn, mua vé xem phim…qua internet. Khi lắp đặt điện thoại, khi sửa chữa bất cứ cái gì từ internet bị trục trặc chẳng hạn…thì gọi điện thoại cho cơ quan, công ty đó để được hướng dẫn và tự làm lấy chứ không có người tới làm thay, còn nếu bất cứ cái gì mà có người tới làm thì giá dịch vụ sẽ rất đắt, cho nên người dân phải tập làm tất cả mọi thứ.
Đã vậy các nước Bắc Âu còn tiến tới mức dùng máy móc để thay thế dần con người trong mọi công việc đơn giản. Ví dụ trong các siêu thị bây giờ bên cạnh các nhân viên ngồi cashier tính tiền cho khách hàng thì có một dãy máy tính tiền tự động, người mua sẽ sử dụng thẻ quẹt mã vạch của các món hàng mình mua và cuối cùng đi qua quầy tự động để trả tiền; đi vệ sinh công cộng bây giờ cũng không mấy nơi có người ngồi thu tiền nữa mà cứ tự động bỏ tiền vào máy, lấy cái giấy có mã vạch rồi quẹt cái mã vạch đó qua một cái máy scan bên ngoài nhà vệ sinh và cửa tự động mở ra cho ta đi vào; đi xem phim thì vẫn có thể mua vé tại rạp hay mua vé qua internet tại nhà, nhưng khi mua vé qua internet bây giờ các rạp họ không in vé ra cho khách như trước nữa mà họ sẽ gửi mã vạch vào điện thoại của người mua, khi đến rạp cứ việc giơ điện thoại có mã vạch ra cho người soát vé họ scan kiểm soát là xong…
Phần lớn mọi thứ chi tiêu bây giờ là bằng thẻ visa card, master card, credit card…chỉ trừ mua những thứ lặt vặt, chính phủ Thụy Điển còn tính đến chuyện trong tương lai gần sẽ hoàn toàn không sử dụng tiền mặt nữa, kể cả mua một chai nước ngọt hay một cái bánh mì. Các nước phát triển đang tiến dần tới một thực tế là tất cả những loại việc đơn giản sẽ giao dịch qua internet hoặc do máy móc tự động làm, con người do đó phải có trình độ, phải có những kỹ năng cao hơn thì mới kiếm được việc.
Mọi thứ chi tiết, giấy tờ hành chính liên quan đến mỗi công dân đều được lưu trữ vào hệ thống tư liệu của nhà nước, mỗi người chỉ cần có số cá nhân (personal number), khi đi tới bất cứ cơ quan nào người ta chỉ cần hỏi personal number là ra mọi thứ thông tin cần thiết.
Trong khi đó, ở những quốc gia lạc hậu mà lại đông dân như VN thì quá thừa người nên bất cứ việc gì cũng có thể thuê nhân công, từ ghi điện, lắp đặt điện thoại, đủ các loại dịch vụ sửa chữa từ sửa vá quần áo, sửa giày, đồng hồ, máy vi tính…trở đi, cái gì cũng có dịch vụ làm sẵn, kể cả dịch vụ đi du học hay kết hôn với người nước ngoài, muốn học cái gì cũng có người dạy và dạy cái gì cũng có người học.
Như vậy thì phù hợp với hoàn cảnh đông dân của VN. Và thuận lợi cho những ai có tiền là có đủ dịch vụ cần thiết, có người làm cho mình, mà giá nhân công ở VN thì rẻ rề, còn ở nước ngoài mà thuê người thì chỉ có chết tiền! Nhưng ngược lại, mặt tiêu cực là tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, khi có một tầng lớp người chỉ cần bỏ tiền ra là thuê được sức lạo động của người khác trong bất kỳ loại công việc gì dù đơn giản, và có một tầng lớp người chỉ chuyên đi làm các loại dịch vụ phổ thông phục dịch người khác. Và khi có thể kiếm sống được bằng những công việc đơn giản thì người ta không có như cầu phải tự học hỏi thêm, nâng cao mình hơn nữa.
Ngoài ra, có những điều đáng nói hơn ở đây. Thứ nhất là nền kinh tế “tiền mặt” ở VN. Cái này báo chí cũng đã nói nhiều lần. Một nền kinh tế mà mọi thứ giao dịch đều bằng tiền mặt như ở VN chỉ tồn tại ở những quốc gia lạc hậu, và chính việc giao dịch bằng tiền mặt như thế mới dẫn tới tình trạng là nhà nước không thể kiểm soát được nguồn gốc, đường đi của dòng tiền, tất cả những vấn nạn tham nhũng, hối lộ, trốn thuế, thu nhập không minh bạch, kể cả rửa tiền…mới có cơ hội tồn tại, sinh sôi phát triền đến mức không thể khống chế, tiêu diệt như hiện nay.
Cứ thử nghĩ nếu mọi thứ giao dịch tiền bạc đều đi qua cổng ngân hàng, công khai sờ sờ đó thì những “căn bệnh” trên làm sao mà hoành hành được? Tất nhiên, cũng sẽ có, ngay cả những quốc gia được đánh giá chỉ số minh bạch, trong sạch cao cũng không thể nói là 100% không có tham nhũng hay trốn thuế, rửa tiền, nhưng mức độ ít hơn nhiều vì không dễ thực hiện.
Tuy nhiên, đối với một nhà cầm quyền không minh bạch như VN và với một bộ máy quen “bôi trơn” bằng tiền, quan chức cho tới cán bộ quen sống bằng “bổng, lậu” nhiều hơn bằng lương, quen “chân ngoài dài hơn chân trong” thì chắc là sẽ không thích như vậy. Chỉ riêng chuyện phải kê khai tài sản thôi cũng đủ chết các quan to quan nhỏ, lộ hết cả bí mật!
Thứ hai là sự rườm rà trong khâu giấy tờ, hành chính, một người dân khi ra đời, lớn lên, đi học, đi làm… ở VN phải cần không biết bao nhiêu loại giấy tờ, bao nhiêu lần kê khai; mãi đến gần đây mới thấy học theo các nước là đơn giản với số cá nhân personal number và lưu trữ mọi thứ trong hệ thống, nhưng cũng không rõ đã thực hiện được chưa.
Bài báo “Bắt đầu cấp mã số cá nhân cho người dân từ năm 2016” trên tờ Người đưa tin viết từ năm 2014:
“Theo tính toán sơ bộ của Bộ Tư pháp, việc cung cấp số định danh cá nhân thay cho việc phải khai các thông tin cá nhân, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính sẽ giúp tiết kiệm thời gian điền thông tin, ước tính khoảng trên 461 tỷ đồng/năm. Nếu trừ đi các khoản chi phí tại 4 cấp chính quyền trong các giao dịch hành chính thì mới có thể tiết kiệm được tối thiểu là gần 2.500 tỷ đồng.
Theo thống kê, hiện nay trong số 5.400 thủ tục hành chính các loại thì có tới 1.600 thủ tục yêu cầu khai thông tin cá nhân liên quan tới giấy tờ của công dân. Với quy mô dân số lên tới gần 90 triệu, số lượng giao dịch hành chính công giữa công dân và cơ quan hành chính, sự nghiệp được thực hiện hàng năm trung bình khoảng 600.000 giao dịch/ngày. Phần lớn thủ tục hành chính đòi hỏi công dân phải tự chứng minh về nhân thân thông qua việc xuất trình hoặc nộp bản sao, trong khi mỗi công dân có thể sở hữu khoảng 20 loại giấy tờ…”
Và cuối cùng, bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính công quá nặng nề ở VN khiến ngân sách vốn còm cõi ngày càng hụt hơi. Như chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã vạch ra ở trên.
Mỗi người dân phải còng lưng nuôi cùng lúc hai bộ máy nhà nước rồi bộ máy đảng ngày càng phình to, thêm nhiều người, nhiều chức vụ, bên cạnh đó đội ngũ nhân viên ăn lương nhà nước quá đông, rồi đủ các loại tổ chức quần chúng công, hội này hội kia…chịu sao cho thấu. Rồi cũng sẽ đến lúc VN vỡ nợ mà thôi!
Có một câu hỏi rất đơn giản là tại sao đã cầm quyền hơn 7 thập kỷ ở miền Bắc và hơn 4 thập kỷ trên cả nước, nhưng trong rất nhiều khía cạnh, nhà nước cộng sản VN không thèm học hỏi những cái hay ở những nước đi trước, những nước phát triển, mà cứ để mặc cho những vấn đề tiêu cực, lạc hậu tồn tại hết năm này qua năm khác, và VN cứ càng ngày càng tụt hậu trong cái bãi lầy luẩn quẩn?
Nhưng có thể, câu trả lời cũng đơn giản không kém, là nhà nước này không thật tâm muốn cải cách, sửa đổi cái gì hết!

Anh Đinh La Thăng được nâng bi quá chời...

Mai Tú Ân (Danlambao) - Một bữa trời đẹp mây cao cao, tình xuân phơi phới, anh Thăng Bí Thư Sài Gòn bỗng nổi hứng bất tử kéo đại quân của mình đến một quận vùng ven để nhỏ cỏ, dọn rác giúp dân kiếm điểm thưởng. Để cho sâu sát gần dân, anh săn quần lên ào vào ruộng nhổ cỏ. Chả biết anh nhổ được mấy cọng cỏ mà đám nhà báo lề phải nhao theo để quay phim chụp hình loạn cào cào. Anh nhà báo "đứng" chụp hình, thì chị phóng viên "ngồi" quay phim. Tất cả cứ hồ hởi nhè mặt anh bí thư Thăng nhà ta mà quay, mà chụp. Cứ làm như bắt quả tang được thằng ăn trộm vậy.

Nhưng tối về xem phim xem hình thì bí thư Thăng mới phát hiện, té ra bọn nhà báo này xúm lại nâng bi hội đồng anh Thăng, mà anh không biết. Nhìn tấm hình dưới đây, Đinh bí thư càng tức cành hông. Mẹ chúng nó chứ, ông đi nhổ cỏ chứ có phải đi nhận giải Nobel hay đi giết người đâu mà chúng nó chen nhau chụp hình ông thấy khiếp quá. Thằng đứng chụp hình, thằng quì quay phim, rồi lại có thằng lom khom bò tới gần anh để cả quay phim lẫn chụp hình. Chúng chen nhau, lấn đẩy nhau và cãi nhau như mấy bà mấy chị hàng xén cấu véo nhau, chỉ để len gần lại chỗ anh Thăng hơn, gần với mặt trời đang nhổ cỏ hơn.

Té ra cái bọn nhà báo Giời đánh Thánh vật này đang đồng diễn vở kịch: "Nâng Bi Cao Cao", "Nâng Bi Bằng Hai Tay Đưa Nôi", "Nâng Bi Không Tới Cổ Thì Không Ăn Tiền", "Không Chỉ Biết Nâng Bi Mà Còn Biết Nâng Hĩm Nữa..." Toàn là một bọn nhà báo kiêm thợ nâng bi chuyên nghiệp đã thành tinh.

Thảo nào giờ này Thăng Bí Thư thấy giế của mình đau đau, không biết bi còn hay mất. Nhìn tấm hình bọn thợ nâng bi cóm róm bò ra chụp hình mình, tân Bí thư Thành ủy Sài Gòn không thể không đưa ra một nhận xét xác đáng nhất, đó là Tiên sư bọn nhà báo lề phải nâng bi ông quá làm giờ này ông bị đau bi...

Tôi hoàn toàn tán đồng với ông bí thư thành ủy, mặc dù tôi không rõ ông có chửi bọn phóng viên nói trên không, những nếu có chửi thì bọn họ cũng xừng đáng lắm vì những việc làm thô thiển của bọn họ cũng khiến tôi mắc ói...

Mặc dù anh Thăng được cả họ những anh nhà báo nâng bi, nhưng anh không thích như vậy vì phản cảm lắm. Hơn nữa nâng bi mạnh tay có thể sẽ khiến cho bi của anh tuột khỏi nòng súng và dâng lên đến cổ. Như thế sẽ khiến cho một, hoặc cả cặp bi quí giá của anh có thể rời nhà thoát ly không tìm được nữa. Giống như một hòn bi ve của đồng chí cố vấn Đỗ Mười cũng bị thất lạc mấy chục năm nay có tìm lại được đâu. Nên đồng chí ấy làm việc gì cũng chỉ được một nửa, dở ông dở thằng tội nghiệp lắm. Chưa kể bao nay đồng chí ấy khi đi lại thì cứ luôn nghiêng về một phía. Phía Trung Quốc không hà. Bí thư Thăng hẳn rõ nguy hại này nên anh ứ chịu cái kiểu nâng bi hội đồng này của đám nhà báo kiêm thợ nâng bi này. Phu nhân Đinh bí thư cũng hốt hoảng ứ chịu gấp hai lần.

Hoàn toàn tán thành ý kiến này của Thăng bí thư....

12.06.2016

Tỉnh nghèo, quan chức giàu

NGUYỄN DUY XUÂN 14:32 12/06/16
(GDVN) - Người ta bảo nghèo thì hèn. Thấm nhuần câu ngạn ngữ ấy nên quan chức mình bây giờ ít người nghèo.
Chuyện tỉnh còn nghèo nhưng quan chức giàu này bây giờ không còn là nghịch lí nữa. Nó là sự thật hiển nhiên, cũng giống như cơm ăn nước uống hàng ngày.
Chấp nhận cái sự thật ấy nhưng mà vẫn thấy cay nơi khóe mắt sống mũi.

Một ông phó chủ tịch tỉnh chơi xe sang được ưu ái gắn biển số xanh.
Xe riêng của ông có giá dăm bảy tỉ, vẫn ngày ngày lượn trước mắt dân chúng trên đường đến công sở ở một tỉnh nghèo đồng bằng sông Cửu Long.
Người ta bảo nghèo thì hèn. Thấm nhuần câu ngạn ngữ ấy nên quan chức mình bây giờ ít người nghèo. (Ảnh: vietnamnet.vn)
Khi dư luận tiếng ong tiếng ve, ông thanh minh đó là xe mượn của người thân.

Nhưng, cái kim trong bọc giấu còn chẳng được huống chi là một chiếc Lexus bày ra giữa bàn dân thiên hạ.

Thì ra, chiếc xe ấy ông lại mượn của anh… tài xế ở tổng công ty cũ - nơi từ mấy năm trước khi ông còn ngồi ghế chủ tịch hội đồng quản trị thì tổng công ty từ chỗ là đơn vị anh hùng lâm vào cảnh bết bát.
Nhất cử lưỡng tiện, ông mượn luôn cả chủ của nó từ Hà Nội vào Hậu Giang làm xế cho mình với mục đích giúp anh ta mở mang tầm hiểu biết.
Quả là tình thương mến thương. Trên đời này có lẽ chẳng có mối quan hệ "chủ-tớ" nào đầy ân huệ đến thế.

Các cụ xưa có câu: "Ăn vụng phải biết chùi mép".
Cái lí do mà ông phó chủ tịch đưa ra để thanh minh nào có ai tin dù cấp trên đã đỡ lời cho rằng, khi mới vào nhậm chức, ông phó chủ tịch cảm thông tỉnh còn nghèo, dân còn khổ nên đề nghị không cấp xe riêng cho mình sợ lại nặng gánh thêm cho ngân sách…

Thật hiếm có vị công bộc nào nghĩ được như ông.
"Tấm lòng" của ông đối với dân với nước thật đáng quý, nó trở thành "di sản" đóng hộp trong chiếc Lexus gắn biển xanh sang trọng để bây giờ cấp trên phải yêu cầu các ban, ngành, địa phương liên quan nhanh chóng tìm cho ra, để làm gương cho hình mẫu lãnh đạo thăng tiến "đúng quy trình".

Chuyện "Xe tư nhân gắn biển số xanh và "di sản" của phó chủ tịch Hậu Giang" chưa hết sốt thì lại thêm một chuyện khác mà cái sự "li kì" cũng không kém, khiến dư luận tròn mắt: Địa phương trở thành con nợ của Bí thư, chủ tịch huyện.

Chuyện lạ có thật này xảy ra ở huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

Được chọn là huyện điểm xây dựng nông thôn mới, lãnh đạo địa phương huyện Phước Long đã nóng vội chạy theo thành tích, lập tức cho xây dựng ồ ạt các công trình phục vụ nông thôn mới.
Chẳng bao lâu sau, huyện trở thành con nợ lớn của các nhà thầu, các cơ sở bán vật liệu xây dựng... Số tiền nợ của huyện tăng chóng mặt chỉ trong vòng có vài năm, từ 124 tỉ đồng năm 2013 lên gần 400 tỉ đồng năm 2015.

Điều đáng nói là Phước Long không chỉ là con nợ của các nhà thầu mà còn là con nợ của Bí thư, Chủ tịch và một số vị lãnh đạo khác của huyện.

Trong lúc huyện lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, hàng ngàn giáo viên, công chức trên địa bàn nhiều tháng liền không được phát lương do ngân sách cạn kiệt thì các vị lãnh đạo địa phương lại dư tiền tỉ cho huyện vay để trả nợ.

Cụ thể, ông Trần Hoàng Duyên, nguyên Bí thư huyện (nhiệm kỳ 2010-2015) cho vay đến 13,450 tỉ đồng, đã thu hồi vốn được 11,7 tỉ đồng, tiền lãi là 267 triệu đồng.

Ông Lâm Thành Sáo, Chủ tịch huyện đương nhiệm (thời điểm đó là phó chủ tịch) cho vay 5,3 tỉ  đồng, đến khi “chốt sổ” thì số tiền lãi thu được là 216 triệu đồng.

Ông Phan Thành Đông, Chủ tịch UBND huyện (nhiệm kỳ 2010-2016) cho vay 1,4 tỉ đồng, tiền lãi 80 triệu đồng.

Vụ việc khiến dư luận không chỉ ở Phước Long (Bạc Liêu) mà trong cả nước tròn xoe mắt thán phục: Quan chức mình giỏi thiệt.
Mới là lãnh đạo cấp huyện mà vị nào cũng sêm sêm hàng tỉ đồng tiền mặt trong tay. Ai dám bảo công chức mình nghèo, lương ba cọc ba đồng?

Đồng lương nhà nước đã có khung có bậc, hơn kém nhau chẳng bao nhiêu, anh nào biết tiết kiệm chi tiêu thì sẽ có tiền tỉ.
Các vị quan chức hơn dân thường là ở chỗ đó, các vị có thể vung tay quá trán "tiền chùa" nhưng "tiền nhà" thì ki bo, chắt bóp, thu vén ghê lắm.

Nhờ thế mà các vị mới có tiền tỉ trong tay để mà cho vay lấy lãi ngồi mát ăn bát vàng,  mới tậu được xe sang đi làm, mới có anh tài xế sẵn sàng cho mượn xe Lexus năm bảy tỉ và tự nguyện làm xế suốt đời vì tình huynh đệ xoắn xít.

Người ta bảo nghèo thì hèn. Thấm nhuần câu ngạn ngữ ấy nên quan chức mình bây giờ chả thấy ai nghèo. Các vị giàu sang thì dân cũng được "mở mày mở mặt", bởi dẫu sao thì các vị cũng là bộ mặt của địa phương, "quan trên trông xuống người ta trông vào" mà.
Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Duy Xuân