Monday, April 20, 2015

Mỹ-Nhật có thể thực hiện các cuộc tuần tiễu chung ở Biển Đông

Máy bay chiến đấu F/A 18 Super Hornet trên boong tàu sân bay USS George Washington trong cuộc diễn tập hải quân chung tại vùng biển ngoài khơi miền nam Nhật Bản (Ảnh tư liệu).
Máy bay chiến đấu F/A 18 Super Hornet trên boong tàu sân bay USS George Washington trong cuộc diễn tập hải quân chung tại vùng biển ngoài khơi miền nam Nhật Bản (Ảnh tư liệu).
Chính phủ Mỹ và chính phủ Nhật Bản đang cứu xét khả năng thực hiện các cuộc tuần tiễu chung ở Biển Đông, giữa lúc Trung Quốc ngày càng tăng cường các hoạt động lấn át các nước nhỏ trong vùng biển này.
Báo The Japan Times số ra ngày hôm nay, 20 tháng Tư, trích các nguồn tin thông thạo về các vấn đề Biển Đông. cho biết như thế. Bài báo nói mục tiêu của sáng kiến đó thứ nhất, là nhằm đảm bảo sự ổn định của các tuyến hàng hải thiết yếu cho thương mại quốc tế, và thứ hai, buộc Trung Quốc phải tự chế trong các hành động có tính khiêu khích tại khu vực này.
Trong tình hình Nhật Bản và Trung Quốc đã tranh chấp với nhau về chủ quyền quần đảo Senkaku, việc nới rộng phạm vi hoạt động của các Lực lượng Tự Vệ Nhật Bản, có phần chắc sẽ gây phản ứng mạnh của Trung Quốc, nước đã tuyên bố chủ quyền tại quẩn đảo Senkaku mà không có người ở mà Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư, và Đài Loan gọi là Điếu ngư Đài.
.Kế hoạch của Mỹ và Nhật Bản liên quan tới các cuộc tuần tiễu chung ở Biển Đông bao gồm hợp tác về việc nâng cao nhận thức về chủ quyền các vùng biển, khả năng giám sát bằng vệ tinh các hoạt động trên biển để bảo vệ an ninh cho các hòn đảo hẻo lánh, và các tuyến hàng hải, trong khi hai nước cập nhật những quy tắc hướng dẫn hợp tác quốc phòng vào cuối tháng này.
Nhật Bản vẫn sử dụng các tuyến đường biển ở Biển Đông để nhập khẩu dầu thô thiết yếu cho nền kinh tế nước này Một giới chức quốc phòng Nhật nói vì lý do đó, Nhật Bản có nghĩa vụ đóng góp thực hiện kế hoạch này để bảo đảm ổn định khu vực.
Hoa Kỳ và Nhật Bản  đang có tiến bộ trong việc tạo ra một khung sườn pháp lý cần thiết để thực hiện công tác tuần tiễu và giám sát Biển Đông. Trong chiều hướng đó, chính quyền của Thủ Tướng Shinzo Abe đã tu chính luật quy định hoạt động của Lực lượng Tự Vê Nhật Bản, để cho phép lực lượng này bảo vệ các tàu chiến Mỹ, trong trường hợp khẩn cấp.
Kịch bản xấu nhất: điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc thách thức một cuộc tuần tra chung hay một sứ mạng theo dõi của đồng minh Mỹ-Nhật? Liệu cuộc va chạm có leo thang để trở thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn?
Giáo sư Ngô Vĩnh Long:
 “Tôi nghĩ trước khi có sự xung đột quân sự rộng lớn hơn, thì Mỹ và các đồng minh của Mỹ có thể dùng các biện pháp khác, một trong những biện pháp hiệu quả nhất, theo tôi, là vấn đề giảm thiểu buôn bán với Trung Quốc, rồi nếu Trung Quốc cứ tiếp tục tăng cường thì có thể đi đến cấm vận kinh tế đối với Trung Quốc, thành ra có rất nhiều bước trước khi Mỹ, hay là đồng minh của Mỹ, đụng chạm với Trung Quốc.”
Tại một buổi họp ở Tokyo hôm 8 tháng Tư, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani và  Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định Tokyo và Washington sẽ chống đối bất cứ âm mưu nào dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.

Hễ chút là bị bỏ tù, tội dân lắm các vị ơi!

Tù nhân sau song sắt một nhà tù ở ngoại ô Hà Nội.
Tù nhân sau song sắt một nhà tù ở ngoại ô Hà Nội.
Cả tuần qua, dư luận lại một phen chao đảo khi 8 người ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) bị tuyên án tù vì chặt 12 cây tràm. Thật ra nếu so sánh một cách khách quan, việc chặt cây dẫn đến tù tội là chuyện không hiếm ngay ở các nước có nền kinh tế phát triển, đặt “thành phố sinh thái” làm trung tâm như Nhật Bản, Singapore hay châu Âu. Nhưng nếu bạn thử đào sâu hơn vào nội dung vụ án, thì chuyện chặt 12 cây phải đi tù vừa xảy ra tại Đồng Nai vừa qua không khỏi khiến người ta “cười…ra nước mắt”.

Quan tòa cố đấm ăn xôi?

Không còn cụm từ nào có thể thích hợp hơn “cố đấm ăn xôi” để mô tả những vị “cầm cân nảy mực” trong vụ án 12 cây tràm này. Phải thừa nhận rằng, cả tám người dân bị cáo trong vụ án đã nhận chuyển nhượng (trái phép) đất lâm nghiệp của Nhà nước. Tuy nhiên theo thông tin điều tra, thái độ của bị cáo và phản ánh từ báo chí, lẽ ra những bậc “quan tòa ăn trên ngồi trước” phải thấy rằng chính tám người này cũng không biết bản thân họ phạm luật. Đây là một trong những tình tiết rất đáng được xem xét, thông cảm, nhất là khi các cơ quan ban ngành giáo dục pháp luật hiện vẫn “bất lực” trước thực trạng phổ cập, tư vấn luật cho dân.

Đó là chưa kể, việc khắc phục hậu quả của tám bị cáo, theo luật quy định là hoàn toàn tương xứng với những gì mà họ đã vô tình gây ra (do thiếu hiểu biết). Trung tâm đã thu hồi 12 cây tràm này, bán và lấy lại đúng số tiền hơn 10 triệu đồng thiệt hại mà cơ quan tố tụng đã quy kết. Trung tâm Lâm nghiệp Biên Hòa cho biết không còn thiệt hại nữa. Những thiệt hại đã được các bị cáo bồi thường một cách “sòng phẳng” ấy không nghiêm trọng như số tiền trăm tỉ, nghìn tỉ đồng trong các vụ bê bối tham nhũng, lót tay, lại quả mà “quan chức Việt Nam” – theo báo chí Hàn Quốc, Nhật Bản, Ngân Hàng Thế Giới – đã bị cáo buộc trong các vụ đấu thầu dự án ODA hay các dự án đầu tư các công trình khủng tại Việt Nam. Ấy mà 8 bị cáo liên hệ vẫn bị xử tù. Không biết để răn đe, hay hạch sách?

Nhưng điều khiến cho người ta xót xa nhất chính là việc Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai vẫn tuyên y án sơ thẩm phạt tù tám bị cáo, trong đó năm người bị tù giam và ba người bị tù treo, bất chấp đại diện Viện kiểm Sát nhân dân tỉnh Đồng Nai khẳng định không xác định được hành vi phạm tội của các bị cáo nên đề nghị tòa hủy án để yêu cầu điều tra lại. Tòa ơi là tòa! Sao lại có chuyện các ngài vẫn “cố đấm ăn xôi” để xử tù bằng được bà già tóc bạc, lũ trẻ tóc xanh thấp cổ bé họng dù đơn vị điều tra – viện kiểm sát – đã rút quyết định truy tố?
Nếu ở nước ngoài thì có lẽ hiện giờ các ngài “vua tòa” Đồng Nai đã phải nộp đơn nghỉ việc, thậm chí là đang bị “tạm giam” để điều tra xem động cơ các ngài ép dân là gì, bởi bên công tố (viện kiểm sát) đã phán “không đủ căn cứ thành tội”. Làm như các ngài khác nào kiểu “phong kiến”, trong đó tòa án như vua, “vua xử thần tử thần bất tử bất trung”. Mà đã bất trung thì phải “trảm”. Đường nào thì tám phận đời cơ cực kia, có cố sức chịu khó thì sau cùng cũng vì các “vua tòa” mà chịu khổ.

Luật nặng cho dân, luật nhẹ cho quan?

Vụ án 8 người chịu tù tội vì chặt 12 cây tràm khiến tôi thắc mắc về vụ hàng trăm cây – gấp mấy trăm lần 12 cây tràm – bị đốn hạ. Lần trước khi đi taxi ở Hà Nội, anh tài xế bức xúc “Bọn nó dọn sạch hàng trăm cây trên đường Nguyễn Chí Thanh, vốn xanh mướt một màu, trong vòng một buổi sáng. Rồi chúng nó trồng vội trồng vàng hai hàng cây bé xíu, trơ trụi mà chúng nó bảo là cây Vàng Tâm – trong khi con nít cũng biết là cây Mỡ. Chúng nó ăn uống nhiều đến nỗi chẳng phân biệt được đâu là Mỡ, đâu là Vàng Tâm. Phá hết rồi, còn vài chỗ nữa cũng bị chặt. Chán! Ngán! Nhưng chẳng làm gì được”.

“Những chỗ khác” mà anh chàng taxi đề cập chính là đường Nguyễn Trãi 500 cây, các phố Giải Phóng, Lý Thường Kiệt, Phan Đình Phùng… đều có gốc cây bị chặt. Ước tính khoảng 2000 cây – theo Đại tá Nguyễn Như Phong đã nêu trên báo PetroTimes. Tôi lẩm bẩm tính nhẩm rồi nhân lên theo như cái cách  mà đứa cháu học lớp 4 nhà tôi chỉ - nếu dùng phép tỉ lệ thuận – thì chặt 2000 cây như các quan chức Hà Nội đã chặt, thì có lẽ không chỉ họ mà cả “tam tộc” của các vị ấy có ra ngồi tù thế chắc cũng mất… cả đời.

Vụ đi tù vì 12 cây tràm còn khiến tôi lại nhớ đến một vụ án mà dân bị phạt nặng “quá mức bình thường” liên quan đến tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai. Cuối tháng 3/2015, bị cáo Trần Đình Mỹ Lân (ngụ huyện Định Quán), Trần Đình Lập (em trai Lân) và Nguyễn Quốc Hoàng (lái xe cho Lân) bị tòa án Đồng Nai tuyên phạt mỗi người sáu tháng tù về tội làm nhục một vị “cán bộ thuế”. Vốn mâu thuẫn trong việc cưỡng chế nợ thuế, Trần Đình Mỹ Lân có va chạm và tạt ly bia vào người vị cán bộ “quyết dùng luật làm cho ra chuyện”. Dù giới luật sư, chuyên gia lẫn báo chí cho rằng không đáng xử tội hình sự, nhưng “vua tòa” Đồng Nai vẫn quyết “để dân đi tù” vì dám đụng “danh dự” của “quan thuế”, dù “danh dự” ấy không được quan tòa định nghĩa một cách thuyết phục.

Chợt nghĩ, nếu quan tòa Hà Nội không xử đến nơi đến chốn vụ 2000 cây xanh bị chặt, phải chăng Nhà nước nên cử quan tòa Đồng Nai ra phân xử. Nếu quan tòa Đồng Nai vẫn cứng rắn xử quan chức Hà Nội theo kiểu 12 cây tràm, thì quả thật dân chúng sẽ được nhờ. Nhưng tin tôi đi, giả thuyết này chỉ để bạn cười và trút bớt đi sự ức chế mà thôi, và sẽ chẳng có một phiên tòa “nghiêm khắc” (nhưng vô lý) nào tương tự vụ “12 cây tràm” diễn ra tại Hà Nội để xử lí các quan “cây tặc”. Ngay cả “tòa phúc thẩm” còn ra sức bảo vệ “tòa sơ thẩm” như vụ 12 cây tràm để giúp “tòa dưới” né kiểm điểm, giải trình, hủy án… thì nói chi đến chuyện xử “tru di tam tộc” những quan chức như mình. Với các quan, họ có luật riêng của họ, và có lẽ nó sẽ dễ thở hơn rất nhiều. Thế nên có người mới bảo “luật nhẹ cho quan” rất nhiều, và “luật nặng cho dân” thì không thiếu.
Bao giờ mới hết thấp cổ bé họng?

Chẳng biết từ khi nào, “thấp cổ bé họng” lại thành giai thoại trong nhiều vụ án mà nhiều quan chức luôn đóng vai phản diện, còn dân thì trong thế yếu mềm. Người ta vẫn tin rằng cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu rất có tầm nhìn khi nói về một Việt Nam giàu mạnh trong khu vực; nhiều chuyên gia cũng có cơ sở để tin vào các chỉ số hạnh phúc cao ngất mà Tổ chức Phi quốc gia đo được ở Việt Nam; càng tự hào về không ít người Việt hôm nay có tâm và có tầm không chỉ trong nước mà còn trên diễn đàn thế giới. Nhưng tình trạng “thấp cổ bé họng” dường như vẫn cứ tồn tại và phát triển song song. Nếu nhìn lại, họ đều là những người thiếu tiền, thiếu địa vị, thiếu thân thế.

Nhưng thế giới chưa bao giờ từ chối hay phủ nhận quyền người nghèo khó được bảo vệ trước pháp luật. Các vị cứ mãi chèn ép những kẻ yếu kém, rồi gán cho họ những cái tội vô hữu vô thực để rồi gia đình họ nát tan, còn các vị được tiếng “nghiêm minh” và ngẩng cao đầu nhận bằng khen của chính phủ - vốn cũng được in từ tiền mồ hôi nước mắt của người dân. Dẫu biết đôi lúc cái nghèo sinh ra cái thiếu hiểu biết, như vụ 12 cây tràm bị chặt. Nhưng xin các vị hãy công bằng với dân, để họ không phải “hở tí là tù tội”, còn các vị thì rung đùi nâng ly chúc mừng vì: “Hôm nay tao vừa hạ hàng ngàn cây đại thụ, còn mày vừa cho lũ dân nghèo lại dám chặt 12 cây tràm vào tù”. Làm vậy tội dân lắm, các vị ơi!
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm họa mất nước

Từ ô nhiễm môi trường…
Vụ việc người dân địa phương xung quanh Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tại xã Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận xuống đường phản đối nhà máy thải bụi than và xỉ vào môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng, không chỉ trên đất liền mà cả một vùng biển rộng lớn, đã làm nóng dư luận suốt mấy hôm nay. Từ ngày 14/4, hàng ngàn người dân đã đổ ra quốc lộ 1A đoạn chạy qua đây, gây ách tắc giao thông Bắc - Nam kéo dài hàng chục km.
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 do Tập đoàn Điện khí Thượng Hải (Trung Quốc) thi công từ tháng 8/2010. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 19.162 tỷ VNĐ (sau điều chỉnh tăng lên tới 23.477 tỷ VNĐ), trong đó 85% là vốn tín dụng xuất khẩu ưu đãi dành cho người mua của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc và ODA của Chính phủ Trung Quốc, còn lại 15% là vốn đối ứng của Tổng Cty Điện lực Việt Nam (EVN).
…đến đe doạ an ninh quốc gia
Vụ việc trên lại một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia nói chung và các dự án nhiệt điện nói riêng suốt mấy năm qua đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Ngành công nghiệp xi-măng, chẳng hạn, đang triển khai 24 dự án thì nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC đến 23 dự án.
Ngành điện lực hiện có 20 dự án nhiệt điện đang triển khai thì đến 15 dự án do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC (Engineering – Procurement – Construction: nghĩa là nhà thầu làm tất cả các công đoạn, từ thiết kế, mua sắm đến xây dựng rồi bàn giao chìa khoá công trình cho chủ đầu tư – ở Việt Nam vẫn gọi là hình thức “chìa khoá trao tay”).
Trong các dự án do nhà thầu Trung Quốc thực hiện thì tình trạng chung là: chậm tiến độ hàng năm trời; công nghệ lạc hậu, tốn nhiên/nguyên liệu, hay hỏng hóc; ô nhiễm môi trường; đội giá công trình lớn; tỷ lệ nội địa hoá hầu như bằng không (nhà thầu Trung Quốc mang sang Việt Nam từ cái đinh ốc cho đến đội quân công nhân hùng hậu); phụ thuộc vào linh kiện và phụ tùng thay thế của Trung Quốc… Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 là một trong số 15 dự án nói trên.
Một dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia như Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 rõ ràng là nhạy cảm về vấn đề an ninh - quốc phòng. Một khi mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc xẩy ra biến cố lớn thì với bản chất “thâm như Tàu” cố hữu, Trung Quốc hoàn toàn có thể vô hiệu hoá nhà máy nhiệt điện này.
Hiểm hoạ mang tên “Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân”
Trên thực tế, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 chỉ là 1 trong 4 nhà máy nhiệt điện thuộc Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân đang được xây dựng ở đây: Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 do Công ty Lưới điện Phương Nam (Trung Quốc), Cty Điện lực Quốc tế Trung Quốc và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư theo hình thức BOT, với tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD, công suất 1.200 MW; liên danh tổng thầu của dự án này là Cty GEDI và Cty DGEC thuộc Tập đoàn Xây dựng Năng lượng Trung Quốc. Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 do Cty Công trình điện quốc tế Harbin (Trung Quốc) thi công. Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 do Tổ hợp Nhà thầu Tập đoàn Công nghiệp nặng Doosan (Hàn Quốc), Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản), Cty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương và Cty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC 2) làm tổng thầu EPC.
Như vậy, trong 4 dự án nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân thì có đến 3 dự án rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Nguy hiểm hơn, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 lại do 2 Cty Trung Quốc làm chủ đầu tư theo hình thức BOT; còn nhà máy lớn nhất là Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 thì doCty Cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 làm chủ đầu tư theo hình thức BOT, mà Cty này gồm 3 cổ đông, trong đó cổ đông lớn nhất, chiếm 49% cổ phần, lại là Cty OneEnergy Ventures Ltd của Trung Quốc.
Trên hết, nhân vật chịu trách nhiệm cao nhất về trung tâm nhiệt điện lớn nhất cả nước này cũng là một người Trung Quốc nốt: đó là PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải, người khuynh loát ngành điện lực Việt Nam từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước và hiện là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế ngành, trong đó có ngành điện lực.

Bằng chứng cho thấy cặp bài trùng Hoàng Trung Hải - Nguyễn Tấn Dũng đã 'dâng' cho TQ một vị trí hết sức hiểm yếu về ANQP ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Bằng chứng cho thấy cặp bài trùng Hoàng Trung Hải - Nguyễn Tấn Dũng đã 'dâng' cho TQ một vị trí hết sức hiểm yếu về ANQP ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
“Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán” – lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng thẳng thừng tuyên bố trước bàn dân thiên hạ như thế.
Tuy vậy, để biết được cái sự “tính toán” của người Tàu thâm hậu thế nào, và hiểm hoạ mang tên “Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân” lớn đến đâu, chúng ta còn cần xét thêm một dữ kiện quan trọng nữa: Vĩnh Tân có phải là một vị trí hiểm yếu về an ninh - quốc phòng hay không?
Ngày 16/4 vừa qua, Dự án Bến cảng Tổng hợp Vĩnh Tân đã được khởi công xây dựng. Tổng mức đầu tư toàn dự án là hơn 2.292 tỷ VNĐ. Quy mô dự án giai đoạn 1 gồm 2 bến tổng hợp cho tàu đến 30.000DWT và 1 bến cho tàu đến 3000DWT. Dù không đến tham dự, nhưng PTT Hoàng Trung Hải cũng không quên gửi lẵng hoa chúc mừng lễ khởi công.

Một người dân ở Vĩnh Tân cho biết: “Vùng đất này chính là yết hầu của Nam Trung Bộ, nơi 'núi thò chân ra biển.' Quốc lộ 1A độc đạo đi qua với một bên là núi, một bên là biển. Gọi là yết hầu hay độc đạo bởi không còn con đường nào khác nối liền Nam Bắc ở vùng duyên hải này.”
Nằm ở vị trí giáp biển, bên cạnh quốc lộ 1A (đồng thời là tuyến độc đạo nối liền Nam - Bắc) và một hải cảng lớn, Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân rõ ràng là một khu vực xung yếu về an ninh - quốc phòng.

Với việc 3 trong số 4 nhà máy ở đây là do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC và 2 trong số 4 nhà máy do các Cty Trung Quốc làm chủ đầu tư theo hình thức BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao), tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân sẽ luôn có hàng nghìn người Trung Quốc túc trực trong hàng chục năm. Người Trung Quốc sẽ sinh cơ lập nghiệp, lập xóm lập phố ở đây.
Vị trí của Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân trên bản đồ Google Map
Vị trí của Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân trên bản đồ Google Map
Khi có sự biến, lực lượng nằm vùng này đủ sức làm tê liệt hoàn toàn Trung tâm Nhiệt điện, chia cắt giao thông Bắc - Nam, tạo điều kiện cho hải quân Trung Quốc từ Hải Nam và các căn cứ quân sự ở Trường Sa ồ ạt đổ bộ qua cảng Vĩnh Tân, khống chế hoàn toàn khu vực yết hầu của vùng duyên hải Nam Trung Bộ này.
Cùng lúc đó, lực lượng Trung Quốc nằm vùng trong dự án Bauxite Tây Nguyên và các dự án kinh tế trá hình dọc biên giới Việt Nam – Campuchia sẽ đánh xuống, phối hợp với lực lượng đổ bộ và đội quân nằm vùng ở Vĩnh Tân đánh lên để chia cắt Việt Nam từ Tây Nguyên xuống duyên hải Nam Trung Bộ. (Lưu ý thêm là quả bom nguyên tử mang tên “Bùn Đỏ” có thể được Trung Quốc cho phát nổ bất cứ lúc nào, sẵn sàng nhấn chìm cả vùng Đông Nam Bộ trong cơn lũ bùn đỏ.)
Lúc này, Việt Nam không chỉ bị chia cắt ở đây, mà còn bị chia cắt ở chân Đèo Ngang (nơi đặt “đại bản doanh” của căn cứ quân sự Trung Quốc mang tên Formosa Hà Tĩnh), ở Hải Vân (nơi có hai “dự án” với hàng trăm ha của người Hoa), ở Ninh Thuận (nơi có Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận mà PTT Hoàng Trung Hải là Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước), v.v.
Rõ ràng, Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân chính là một Formosa Hà Tĩnh khác ở vùng duyên Hải Nam Trung Bộ. Giống như ở Vũng Áng, Hải Vân, Ninh Thuận hay việc các Cty Trung Quốc thuê dài hạn hàng trăm ngàn ha rừng đầu nguồn, Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân cũng hoàn toàn do PTT Hoàng Trung Hải “đạo diễn”, với sự tiếp tay và đồng loã của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ai đó có thể lạc quan cho rằng trong thời đại ngày nay, Trung Quốc sẽ không dám mạo hiểm xâm lược Việt Nam, bởi điều đó ẩn chứa rất nhiều rủi ro.
Luận điểm này thiếu thuyết phục ở ít nhất 3 điểm: (i) Trong bối cảnh thế giới hiện nay, Nga vẫn cứ đưa quân sang Grudia, sang Krym hay Ucraina; (ii) Cho dù có thể phải gánh chịu nhiều rủi ro, tổn thất, nhưng nếu không bành trướng, xâm lược nước khác thì Trung Quốc không còn là chính mình nữa, như thể đã là bò cạp thì cứ phải cắn vậy; và (iii) binh pháp Trung Quốc vẫn quan niệm: “đánh mà thua là hạ sách, đánh mà thắng là trung sách, không đánh mà thắng mới là thượng sách”.
Hiện nay, ở Trường Sa, Trung Quốc đang hối hả bồi đắp các đảo đá, hình thành các căn cứ quân sự liên hoàn, tiến tới thôn tính quần đảo này và khống chế hoàn toàn Biển Đông, lối ra của dân tộc Việt trong thế kỷ 21; trên đất liền, Trung Quốc đang từng bước chiếm lĩnh những vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng (các doanh nghiệp từ Hồng Kông, Đài Loan - Trung Quốc đang thuê dài hạn (50–70 năm) trên 264.000 ha rừng đầu nguồn, mà 87% con số này là ở các tỉnh biên giới xung yếu), thiết lập các căn cứ quân sự trá hình sát biên giới Campuchia - Việt Nam và Lào - Việt, và trong khi Trung Quốc ngăn cấm làm đường gần biên giới thì Việt Nam lại mở toang cửa ngõ biên giới với Trung Quốc; trên địa hạt kinh tế, Trung Quốc đang giành chiến thắng ngoạn mục trong cuộc xâm lược kinh tế Việt Nam; trong hệ thống chính trị, việc PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải “làm mưa làm gió” suốt hơn 10 năm nay là một bằng chứng cho thấy bộ máy chóp bu ở Việt Nam đã bị ông Hoàng Trung Hải và Trung Nam Hải khống chế, thao túng. Các gọng kìm của chủ nghĩa Đại Hán đang dần siết chặt dải đất thân thương hình chữ S.
Rõ ràng là với Việt Nam, Trung Quốc đang nhắm đến kế thượng sách “không đánh mà thắng”. Nếu vẫn cứ đà này, việc trở thành một Tây Tạng hay Tân Cương mới là kết cục không tránh khỏi cho dòng giống “con Lạc cháu Hồng”.
Bài liên quan:
  1. Hiểm họa Trung Quốc và bài học từ Tiệp Khắc, Ukraina (VOA)
  2. Lào Cai: ‘Tử huyệt’ của phòng tuyến biên giới phía bắc? (VOA)
  3. PTT Hoàng Trung Hải - hiểm họa đằng sau những trò mị dân (VOA)
  4. Formosa Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu của Trung Quốc? (VOA)
  5. Bauxite Việt Nam đã công khai lên tiếng về vụ PTT Tàu Hoàng Trung Hải(blog Lê Anh Hùng / Bauxite Việt Nam)
  6. Chính phủ Việt Nam đang ‘dâng’ nền kinh tế nước nhà cho Trung Quốc?(VOA)
  7. Trung Nam Hải đang toan tính gì với con bài Nguyễn Tấn Dũng? (VOA)
  8. Vì sao TQ cấm làm đường gần biên giới, còn VN lại mở toang cửa ngõ biên giới với TQ? (VOA)
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bà hỏa thiêu rụi 2 căn nhà quận Bình Chánh

ba hoa thieu rui 2 can nha quan binh chanh

Hiện trường nơi xảy ra vụ hỏa hoạn

Đến gần 21 giờ cùng ngày, vụ hỏa hoạn thiêu rụi hoàn toàn 2 căn nhà mới được lực lượng chức năng dập tắt.

Trước đó vào khoảng 20 giờ ngày 20. 4, đám cháy lớn xảy ra tại ấp 1A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) khiến 2 căn nhà bị thiêu rụi, 1 căn bị cháy sém.
Một số người dân cho biết, vào thời điểm trên nhiều người phát hiện khói, lửa bốc nghi ngút tại căn nhà B16/21 quốc lộ 50 nên mọi người đã dùng nước và bình chữa cháy tại chỗ đến hỗ trợ chủ nhà dập lửa nhưng bất thành và đám cháy đã lan sang căn nhà bên cạnh.
ba hoa thieu rui 2 can nha quan binh chanh
 Lực lượng chức năng tham gia chữa cháy
Sau khi nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát PCCC huyện Bình Chánh đã huy động 10 xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ tiếp cận hiện trường, thực hiện công tác chữa cháy.
Tại hiện trường, hai căn nhà B16/21 (cửa hàng đá hoa cương) và B16/20 (cơ sở mộc) bị thiêu rụi hoàn toàn, nhiều vật dụng, đồ dùng bên trong, trần nhà bị đổ sập. Căn nhà số B16/19 (cửa hàng bán thiết bị điện và nước) bị cháy sém.
ba hoa thieu rui 2 can nha quan binh chanh
Trần nhà bị đổ sập 
ba hoa thieu rui 2 can nha quan binh chanh
Một số đồ dùng, vật dụng được di chuyển ra ngoài an toàn
Vụ cháy còn làm một khu vực rộng lớn tại xã Bình Hưng bị cúp điện gần 1 giờ khiến các hoạt động kinh doanh, sinh hoạt của người dân bị ngưng trệ, quốc lộ 50 bị kẹt xe kéo dài từ nút giao với đại lộ Nguyễn Văn Linh đến Bến xe quận 8.
Rất may vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người. Hiện nguyên nhân vụ hỏa hoạn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ cùng như thống kê tài sản thiệt hại.
Lê Quyết 

Philippines: VN khởi xướng đề nghị đối tác chiến lược mới chống TQ

Các kiến trúc Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến hành các hoạt động lấp biển lấy đất tại những đảo nhỏ mà Bắc Kinh chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Các kiến trúc Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến hành các hoạt động lấp biển lấy đất tại những đảo nhỏ mà Bắc Kinh chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Theo VOA-20.04.2015
Tổng Thống Philippines Benigno Aquino loan báo chính Hà Nội là phía đã đưa ra đề xuất hình thành một đối tác chiến lược mới với Philippines, mà hai nước đang thương thuyết để chống lại ‘các hoạt động cải tạo đất và xây đảo nhân tạo quy mô của Trung Quốc trong Biển Đông’.

Nhà lãnh đạo Philippines đưa ra bình luận vừa kể trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo South China Morning Post, khi nói đến hợp tác chiến lược với Việt Nam, một nước mà theo tờ báo này, "trong suốt chiều dài lịch sử đã có quan hệ thù nghịch với Trung Quốc".

Tổng Thống Aquino nói rằng những chi tiết của một hiệp định hợp tác chiến lược vẫn đang trong vòng hình thành, và cho tới thời điểm này, ngày ký kết vẫn chưa được ấn định.

Trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho phóng viên Raissa Robles của tờ South China Morning Post, Tổng Thống Aquino nói khi có tuyên bố chủ quyền chồng chéo với một đối tác chiến lược, thì luôn luôn “có chỗ đứng cho một cuộc đối thoại dựa trên lẽ phải hơn là phản ứng bằng cách xác định lợi ích quốc gia riêng rẽ của mỗi nước".

Philippines vốn đã có quan hệ liên minh với Hoa Kỳ và Nhật Bản, hai nước đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về điều mà họ cho là những hành động bành trướng tại Biển Đông. Hồi đầu tháng này, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris Jr., đã bày tỏ hoài nghi về các ý đồ của Trung Quốc khi cho xây điều mà ông mô tả là “Vạn lý Trường Thành bằng Cát” trên Biển Đông.

Tổng Thống Philippines Benigno Aquino loan báo Hà Nội là phía đã đưa ra đề xuất hình thành một đối tác chiến lược mới với Philippines để chống lại các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tổng Thống Philippines Benigno Aquino loan báo Hà Nội là phía đã đưa ra đề xuất hình thành một đối tác chiến lược mới với Philippines để chống lại các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tờ báo Hoa Nam Buổi Sáng hôm nay tường thuật rằng cuộc tranh chấp Biển Đông đã trở thành một đề tài gây căng thẳng chính trị giữa các nước trong vùng, với những tuyên bố chủ quyền chồng chéo giữa 6 nước, kể cả Việt Nam, chủ yếu tập trung quanh các quyền khai thác hải sản và dầu hoả.

Trung Quốc một mực khẳng định rằng hầu hết vùng Biển Đông trong phạm vi đường 9 đoạn - do chính Bắc Kinh vẽ ra - là thuộc chủ quyền ‘không thể tranh cãi của Trung Quốc. Sự kiện này đã đẩy Philippines tới quyết định yêu cầu Toà án Trọng tài Quốc tế phân xử cuộc tranh chấp, dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Theo dự kiến, Toà án quốc tế tại La Hayes sẽ ra phán quyết trong vòng 6 tháng nữa hoặc vào đầu năm tới. Tuy nhiên, Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện này, và có phần chắc sẽ không chấp nhận phán quyết của Toà án quốc tế.

Đề cập tới tin này hôm nay, trang mạng của GMA nói rằng Philippines và Việt Nam đang hoàn tất những chi tiết cuối cùng của một hiệp định đối tác chiến lược. Nguồn tin này dẫn lời Bộ trưởng Truyền Thông Philippines Herminio Coloma cho hay hai nước đang làm việc để xác định những chi tiết của quan hệ đối tác chiến lược đã được đề nghị.

Tin GMA nhắc lại rằng hồi đầu năm nay, Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã gặp Ngoại Trưởng Philippines Albert del Rosario ở Manila, và trong cuộc gặp này hai bên đã đồng ý củng cố quan hệ song phương.

Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại Trưởng Philippines Albert del Rosario tại Manila (Ảnh tư liệu).

Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại Trưởng Philippines Albert del Rosario tại Manila (Ảnh tư liệu).

Một khi ký hiệp định đối tác chiến lược, Philippines và Việt Nam sẽ củng cố hơn nữa các quan hệ giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh.

Trang tin tức của GMA còn cho biết Trợ lý Ngoại Trưởng Philippines Luis Cruz tiết lộ tại một cuộc họp báo khác rằng Hà Nội đã đề nghị mở một cuộc họp song phương với Philippines trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tuần tới.

Ông Cruz nói thêm rằng nếu cuộc gặp song phương nay diễn ra, thì các động thái mới nhất của Trung Quốc trong Biển Đông chắc chắn sẽ đứng đầu trong nghị trình làm việc của hai nước.

Trong tuyên bố chung được đưa sau cuộc hội đàm với Tổng thống Benigno Aquino hôm 21/5/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu trong vùng biển thuộc thềm lục địa Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế và ‘đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và ổn định trong khu vực’.

Tổng Thống Philippines nói thế giới đang theo dõi xem Trung Quốc làm gì. Ông nói thêm rằng cổ vũ cho ổn định khu vực, đặc biệt ở Biển Đông, phù hợp với các lợi ích của Trung Quốc, vì Biển Đông mà Philippines gọi là biển Tây Philippines, nằm trên tuyến hàng hải nơi 40% thương mại thế giới phải đi ngang, và sự ổn định tại đây sẽ giúp Trung Quốc cải thiện nền kinh tế của nước họ.

Nguồn: Globalnation, South China Morning Post, GMA.

Philippines, Mỹ tập trận chung để đối phó Trung Quốc

Binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines trong cuộc diễn tập thường niên tại thị trấn Nueva Ecija, Philippines, ngày 20/4/2015.
Binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines trong cuộc diễn tập thường niên tại thị trấn Nueva Ecija, Philippines, ngày 20/4/2015.
Simone Orendain
Theo VOA-20.04.2015
MANILA—Các cuộc thao diễn quân sự chung với sự tham gia của một con số lớn hơn bình thường binh sĩ Mỹ và Philippines hôm thứ Hai tiến hành giữa những mối quan ngại về công tác khai phá mở rộng của Trung Quốc trong vùng biển Đông đang có tranh chấp. Từ Manila, thông tín viên VOA Simone Orendain gửi về bài tường thuật.

Các sĩ quan Mỹ và Philippines tại tổng hành dinh quân đội ở vùng thủ đô Manila đã giương một lá cờ trắng bóng loáng đánh dấu khởi đầu các cuộc diễn tập chung mà họ nói là lớn hơn và “phức tạp hơn” so với những năm trước.

Hơn  5.000 binh sĩ Philippines và khoảng 6.500 binh sĩ Mỹ tham gia cuộc diễn tập. Tướng Philippines Rodolfo Santiago cho biết thông thường chỉ có tổng cộng khoảng từ 6.000 đến 8.000 binh sĩ tham gia hàng năm.

Tướng Santiago nói: “Nhưng ta thấy khuynh hướng thực sự gia tăng mỗi năm, Và như tôi đã nói, đó là tiến trình tự nhiên của mức độ phát triển khả năng, mức độ khả năng tương đương với tính cách phức tạp của hoạt động và cuộc diễn tập mà chúng tôi thực hiện.”

Đối tác phía Mỹ, Tướng Christopher Mahoney, nói các cuộc diễn tập năm nay gồm các cuộc đổ bộ, các cuộc tập bắn đạn thật, và trinh sát hàng hải có tính cách tinh vi hơn và phức tạp hơn so với trước đây.

Nhưng năm nay dự kiến cũng đánh dấu khởi đầu một hiệp ước quốc phòng mới theo đó sẽ có nhiều binh sĩ Hoa Kỳ luân phiên bố trí ở Philippines và việc định vị trước các khí tài tại những căn cứ chọn lọc ở Philippines. Hiệp ước Hợp tác Quốc phòng Nâng cao giữa hai nước, ký hồi tháng 4 năm ngoái, chưa được thực thi vì những thách thức về tính hợp hiến của hiệp ước tại tối cao pháp viện Philippines.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nêu ra trở ngại này trong một bài phát biểu tại lễ khai mạc.

Tướng Christopher Mahoney nói các cuộc diễn tập năm nay gồm các vụ đổ bộ, các cuộc tập bắn đạn thật, và trinh sát hàng hải có tính cách tinh vi hơn và phức tạp hơn so với trước đây.
Tướng Christopher Mahoney nói các cuộc diễn tập năm nay gồm các vụ đổ bộ, các cuộc tập bắn đạn thật, và trinh sát hàng hải có tính cách tinh vi hơn và phức tạp hơn so với trước đây.

Ông Gazmin cho biết: “Chúng tôi sẽ xúc tiến cuộc diễn tập trong khi vận động hướng tới việc đưa vào hoạt động – nếu được phép của Tòa án Tối cao – Hiệp ước Hợp tác Quốc phòng Nâng cao, sẽ giúp chúng ta tiến hành các cuộc diễn tập phối hợp một cách chuyên nghiệp hơn và hiệu quả hơn.”

Không đi sâu vào chi tiết, một người phát ngôn Quân lực Philippines nói với đài VOA rằng có một số cuộc diễn tập mà nhóm này muốn đưa vào các cuộc thao diễn chung năm nay nếu như không phải chờ đợi quyết định vừa kể.

Ông Carl Baker là giám đốc chương trình tại Diễn đàn Thái Bình Dương của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Sách lược, một tổ chức nghiên cứu về an ninh ở thủ đô Washington. Ông nói cho dù chưa có hiệu lực, hiệp ước vẫn đem lại lợi ích cho cả hai nước.

Ông Baker cho biết: “Biến chuyển thực sự, và có lẽ lý do vì sao họ đưa thêm binh sĩ, là Hoa Kỳ và Philippines đều nói rằng điều quan trọng là chứng tỏ Philippines đang chuyển trọng tâm từ phòng vệ trong nước ra nước ngoài và điều đó, dĩ nhiên, đòi hỏi có thêm binh sĩ và có thể là một vị thế phòng vệ lớn hơn của Hoa Kỳ.”

Hiệp ước củng cố các nỗ lực của Hoa Kỳ cố ý chuyển tầm nhìn chiến lược qua châu Á. Nó cũng củng cố lập trường quốc phòng khả tín tối thiểu của Philippines trước vụ tranh chấp với Trung Quốc về những hòn đảo trong vùng biển Đông.

Trong khi các giới chức quân sự của cả Hoa Kỳ lẫn Philippines đều không nhắm mục tiêu vào một quốc gia cụ thể nào, ông Baker gọi số binh sĩ gia tăng là “phản ứng kín đáo mà không mang tính cách khiêu khích quá mức” đối với một Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn ở Biển Đông.

Trung Quốc đã có nhiều hoạt động trong vùng biển có tranh chấp trong những năm gần đây với những cuộc tuần tra thường xuyên, hoạt động khoan dầu và nay là công tác xây dựng trên những bãi đá có tranh chấp, tất cả mọi việc diễn ra trong khi nhắc đi nhắc lại “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với vùng biển và hàng trăm đảo và bãi đá. Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Đài Loan cũng tranh giành chủ quyền khu vực này.

Tướng Gregorio Pio Catapang công bố hình ảnh chụp được hôm 11 tháng 4 tại các bãi cạn đã được mở rộng một cách đáng kể này.
Tướng Gregorio Pio Catapang công bố hình ảnh chụp được hôm 11 tháng 4 tại các bãi cạn đã được mở rộng một cách đáng kể này.

Gần đây nhất, Trung Quốc tiến hành công tác khai phá tại 7 bãi cạn đang có tranh chấp, mà Philippines cũng đòi chủ quyền trong quần đảo Trường Sa. Vài giờ trước khi khai mạc các cuộc thao diễn chung, Tổng tư lệnh Quân lực Philippines, Tướng Gregorio Pio Catapang đã công bố các hình ảnh chụp được hôm 11 tháng 4 tại các bãi cạn đã được mở rộng một cách đáng kể này.

Tướng Catapang nói: “Việc này sẽ tác động hết sức to lớn đến sự đi lại của các ngư dân của chúng tôi, sự đi lại của đội Tuần duyên của chúng tôi và đương nhiên sự đi lại của Hải quân chúng tôi.”

Các mối quan ngại chính đối với Manila là 2 bãi đá nơi đang hình thành các sân bay. Bãi đá Vành Khăn có một sân bay sắp hoàn tất và ở rất gần Bãi cạn Thomas số 2, nơi một đơn vị nhỏ của Philippines đang trú đóng trên một chiếc tàu cũ mắc cạn. Điểm thứ hai là Bãi cạn Subi, mà tướng Catapang nói ở cách đảo Thitu chừng 75 kilomet, nơi sinh cư của khoảng 150 thường dân Philippines.

Bắc Kinh từng tuyên bố việc khai phá của họ không nhắm mục tiêu vào một nước nào. Hơn nữa, họ nói họ hoàn toàn có quyền xây dựng trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của họ và rằng sự phát triển nhắm mục tiêu nhu cầu dân sự và “nhu cầu cho quốc phòng cần thiết.”

Di sản tháng tư

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-04-20  
Ảnh minh họa ngày 30 tháng tư năm 1975
Ảnh minh họa ngày 30 tháng tư năm 1975- Files photos

Chúng ta đã ở giữa tháng tư lịch sử, những ngày mà 40 năm trước Sài gòn sụp đổ, một sự kiện có thể nói là lớn nhất trong lịch sử ngàn năm của dân tộc Việt nam. Kính Hòa xin dùng thời gian của mục điểm blog hôm nay cho các lo lắng và chia sẻ của các blogger trong và ngoài nước về hiện tình đất nước, những hoài niệm 40 năm trước, cùng những suy nghĩ cho dân tộc trên con đường trước mắt.

Tháng Tư đang đến

Tháng tư là tháng bắt đầu một mùa xuân, và sắp kết thúc mùa khô. Đó là thời khắc được các tướng lãnh quân đội nhân dân Việt nam tận dụng hơn 40 năm trước để triển khai hàng trăm xe tăng, hàng chục binh đoàn, tấn công tổng lực trong chiến dịch quân sự có tên Hồ Chí Minh. Và Sài gòn đã sụp đổ.

Năm nào cũng thế, cứ đến tháng Tư là tôi lại thấy có cái gì như bồn chồn và buồn buồn. Có lẽ với nhiều người khác cũng vậy. Trong năm hầu như không có tháng nào lại gắn liền với ký ức tập thể của người Việt một cách sâu sắc và buồn bã đến như vậy. Đó không phải là một tháng thắng hay thua cuộc mà còn là một dấu mốc của sự đổi đời không phải đối với từng cá nhân mà còn đối với toàn dân tộc.

Đó là lời tâm sự của Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc từ nước Úc, nơi trở thành đất lành cho hàng trăm ngàn người Việt tha hương sau sự kiện lịch sử 30/4/1975.

Trong những ngày tháng tư năm nay nhà văn từng là đảng viên cộng sản Phạm Đình Trọng suy nghĩ về cuộc vận động xây dựng tượng đài các liệt sĩ quân đội nhân dân Việt nam hy sinh bảo vệ Garma năm 1988, và nhà văn tự hỏi có tượng đài nào kỷ niệm các liệt sĩ quân đội Việt nam cộng hòa hy sinh năm 1974 để bảo vệ Hoàng sa hay không, vì tất cả những người lính đó đều hy sinh để bảo vệ phên giậu biên giới cho Mẹ Việt nam!

Tác giả Trịnh Xuân Thủy so sánh cuộc chiến 40 năm trước với cuộc tranh hùng Trịnh Nguyễn cách đây vài trăm năm trước và nói rằng kết quả của nó là một miền Bắc kiệt quệ, và miền Nam thì có đến 3 triệu người tha hương làm nhân chứng cho một dấu ấn tàn bạo.

"Trong năm hầu như không có tháng (tháng 4) nào lại gắn liền với ký ức tập thể của người Việt một cách sâu sắc và buồn bã đến như vậy. Đó không phải là một tháng thắng hay thua cuộc mà còn là một dấu mốc của sự đổi đời không phải đối với từng cá nhân mà còn đối với toàn dân tộc"-Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc

Một trong những điều tàn bạo của cuộc chiến tranh 40 năm trước là sự kiện dân chúng thành phố Huế bị thảm sát bởi chính những người cùng tiếng nói với mình, một sự kiện mà 40 năm sau cuộc chiến tàn, vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng từ những người thắng trận. Nghe tin tháng Ba vừa qua, nhà cầm quyền thành phố Huế tổ chức bắn pháo hoa tưng bừng kỷ niệm ngày thành phố này đổi chủ, blogger Tưởng Năng Tiến đặt câu hỏi là những người có thân nhân nằm trong số nạn nhân bị thảm sát trong trận Mậu thân 1968 có chia sẻ niềm vui pháo hoa này hay không?

Cựu tù nhân chính trị, Luật sư Lê Công Định viết một đoản văn mang tên Chiến thắng dang dỡ, trong đó ông nói rằng cái gọi là Chiến tranh nhân dân của những người cộng sản trong cuộc chiến tranh Việt nam không thực sự tồn tại, vì khi quân đội cộng sản kéo tới thì dân chúng lại bỏ chạy, chứ không nổi dậy như những người lãnh đạo cộng sản mong đợi.

Gia đình Luật sư Định là một gia đình cách mạng cộng sản, trong một lần trao đổi với chúng tôi ông nói rằng:

“Sau năm 1975, tất cả đều sụp đổ, sụp đổ niềm tin”

Luật sư Định trở thành một người dấn thân cho công cuộc dân chủ hóa Việt nam và ông bị những đồng chí của cha ông cầm tù.


Thuyền nhân Việt Nam, một chương sử bi thương hơn 1/3 số người trốn chạy chế độ cộng sản đã thiệt mạng trên đường tìm tự do.

Di sản 40 năm

Từ trong nước, nhà văn Phạm Đình Trọng, người một thời đứng trong đoàn quân chiến thắng cách đây 40 năm, nhận định di sản của những người chiến thắng sau bốn thập kỷ nắm quyền và cai trị:

Trong cuộc cách mạng và chiến tranh tàn khốc vừa qua do Đảng Cộng sản Việt Nam phát động, đảng cộng sản đã thắng lớn, thắng hả hê. Thắng chính dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đã bị thua thảm hại. Người hốt hoảng bỏ chạy tứ tán khắp thế giới thấy ngay cái thua đau đớn, tức tưởi. Người còn ở lại đất nước thân yêu nhưng đất nước không còn của mình nữa mới dần dần ngậm ngùi nhận ra cái thua trắng tay. Chưa bao giờ dân tộc Việt Nam bị thua đau, bị chia rẽ, li tán, tan tác, yếu hèn như hôm nay. Chia rẽ, li tán giữa nhà nước cộng sản với người dân. Chia rẽ, li tán, tan tác ngay trong cộng đồng dân tộc.

Ông Nguyễn Ngọc Ngạn, một thuyền nhân năm xưa, nay là một gương mặt lớn trong cộng đồng người Việt hải ngoại nhận xét là ngày nay nếu có ai đó chống Việt nam thì không phải là chống cộng sản nữa mà chống lại một sự độc tài mất dân chủ.

"Trong cuộc cách mạng và chiến tranh tàn khốc vừa qua do Đảng Cộng sản Việt Nam phát động, đảng cộng sản đã thắng lớn, thắng hả hê. Thắng chính dân tộc VN. Dân tộc Việt Nam đã bị thua thảm hại. Người hốt hoảng bỏ chạy tứ tán khắp thế giới thấy ngay cái thua đau đớn, tức tưởi"-Nhà văn Phạm Đình Trọng

Trong chế độ độc tài mất dân chủ ấy các blogger cho rằng di sản lớn nhất là Sự sợ hãi:

Nhà báo Huy Đức viết rằng Di sản lớn nhất mà loài người nhận được từ chế độ cộng sản là sự sợ hãi. Dân chúng thì sợ từ anh dân phòng cho tới công an, quan tòa. Chính quyền thì sợ nhau và sợ dân.

Trong sự sợ hãi đó blogger Viết từ Sài gòn lại nhận ra những thế hệ người Việt lớn lên với một tâm lý nhược tiểu, từ linh hồn tới thể xác. Tâm lý nhược tiểu thấp kém đó là điều dễ dàng để nhà cầm quyền cai trị đất nước. Nhưng chứng kiến liên tục những sự việc bạo lực trong thời gian qua, nhà báo Huy Đức viết tiếp rằng Đỉnh cao của sự sợ hãi của những người trong tay không có gì sẽ là sự khuất phục hoàn toàn nhưng cũng có thể là sự liều lĩnh khó lường. Đỉnh cao của sự sợ hãi của những kẻ cầm quyền hoặc là bỏ chạy hoặc trở nên vô cùng tàn bạo.

Điều mà nhà báo Huy Đức lo ngại đó được blogger Nhạc sĩ Tuấn Khanh nhìn ra như là một niềm tin ở cái ác. Tuấn Khanh viết:

Điều làm người ta kinh sợ là một bộ mặt khác trong đời sống đã lộ diện: có những nơi đã gây nên tội ác và tin cái ác là cần thiết, mà công lý và pháp luật không thể thượng tôn, cái ác trở thành một loại niềm tin, dù chỉ là của một phần rất nhỏ trong dân chúng, thì cũng đó là ngày bất hạnh của dân tộc Việt Nam đã điểm.

Câu chuyện bạo lực và niềm tin trớ trêu vào cái ác đó được blogger Kami xem là sự mất niềm tin vào công lý. Kami viết rằng Ở Việt nam công lý không được đảm bảo, tinh thần thượng tôn pháp luật không được coi trọng nên một số đông người, đặc biệt là giới trẻ không hiểu khái niệm công lý là gì?

Kami viết thêm là những người ấy càng không thể tưởng tượng nổi việc thực thi pháp luật trong một xã hội pháp trị và công lý luôn được coi trọng như thế nào?

Một di sản khác là di sản Trung quốc.

Đánh giá về chuyến thăm Trung quốc gần đây của ông Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang viết rằng cách cư xử của ông Trọng với các đồng chí phương Bắc của ông đã khá hơn, nhưng trang Bauxite Việt nam thì cho rằng không phải như vậy. Bauxite Vietnam đặt câu hỏi rằng nếu trước đây người tiền nhiệm của ông Trọng đồng ý cho người Trung quốc vào Tây nguyên khai thác bauxite, nay ông Trọng lại đồng ý với Bắc Kinh về chuyện thăm dò khai thác dầu khí với nhau tại Vịnh Bắc bộ. Bauxite Vietnam kết luận là chẳng có gì khá hơn!

Trong chuyến thăm Trung quốc của ông Trọng, ông cũng được người đồng nhiệm với ông là ông Tập Cận Bình mời tham gia con đường tơ lụa trên biển. Chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt được Bauxite việt nam trích lời viết rằng Việt nam chẳng có lợi lộc gì trong dự án đó của Trung quốc. Tiến sĩ Vũ Quang Việt còn đặt câu hỏi tại sao ông Trọng chỉ là người đứng đầu đảng lại lên tiếng cam kết với phía Trung quốc những điều mà đáng ra là của chính phủ Việt nam như vậy.

"Điều làm người ta kinh sợ là một bộ mặt khác trong đời sống đã lộ diện: có những nơi đã gây nên tội ác và tin cái ác là cần thiết, mà công lý và pháp luật không thể thượng tôn, cái ác trở thành một loại niềm tin, dù chỉ là của một phần rất nhỏ trong dân chúng, thì cũng đó là ngày bất hạnh của dân tộc VN đã điểm"-Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Sự phản kháng của người dân và sự loay hoay của nhà cầm quyền

Trở lại với di sản sợ hãi mà người cộng sản trao cho người dân Việt sau 40 năm cai trị, những sự kiện trong vài tuần lễ qua dường như chứng minh cho một sự thay đổi. Gần cả trăm ngàn công nhân đình công đòi quyền lợi bảo hiểm xã hội, rồi cả ngàn người dân chận quốc lộ một chống ô nhiễm tại Bình Thuận,… Blogger Mai Tú Ân viết rằng Những hành động bất tuân dân sự đang diễn ra rất đa dạng, khác nhau nhưng đều là đưa đến một mục đích giống nhau. Đó là người dân đã bắt đầu chứng tỏ quyền lực thật sự của mình.

Tác giả Thiện Tùng cho rằng nhà cầm quyền đã có những tiến bộ như là họ đang cố gắng soạn thảo Luật biểu tịnh, suy nghĩ về Công đoàn độc lập, hay là báo chí nhà nước đã gọi những người tưởng niệm trận chiến Garma là yêu nước,…

Trước một thực trạng thay đổi của xã hội, nhiều blogger lên tiếng cho những giải pháp, những thay đổi:

Luật sư Lê Trọng Quát lại cho rằng phải thay đổi sâu hơn nữa vì theo ông sự sống chung giữa nhân quyền và chế độ toàn trị là một nghịch lý tuyệt đối

Nhà khoa học Tô Văn Trường, người thường đưa ra những phản biện rất ôn hòa cho nhà cầm quyền Việt nam đề nghị rằng hãy bắt đầu từ đảng cộng sản Việt nam, rằng đảng phải tổ chức việc bầu cử cho chính mình một cách dân chủ.

Nhà báo Huy Đức nói rằng để giải tỏa sự sợ hãi hiện nay đang ngự trị xã hội thì tốt nhất là chính quyền nên mở ra những kênh đối thoại với người dân.

Đó phải chăng là mơ ước lớn nhất của hàng chục triệu người Việt nam
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/legacy-of-the-aril-04202015063522.html/04202015-legacy-of-the-aril.mp3

Lò lửa xung đột Mỹ - Trung bắt đầu nóng

Thai Binh Duong

Bộ trưởng hải quân Mỹ Ray Mabus duyệt hải quân Trung Quốc

Hãy quên đi một Trung Đông nhỏ hẹp liên tục xảy ra xung đột chỉ vì những vấn đề về tín ngưỡng và sắc tộc, chính châu Á Thái Bình Dương rộng lớn và giàu có mới là lò lửa lớn nhất thế giới trong thế kỷ 21.

Thế giới năm 2015 đang chứng kiến một trong những bước ngoặt lớn nhất về địa chính trị toàn cầu trong thế kỷ 21, khi mà đây được xem là năm bản lề cho sự kiện đã được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến trong suốt nhiều năm qua: sự trỗi dậy của châu Á. Không mất nhiều thời gian để nhận ra rằng châu Á sẽ là động lực tăng trưởng trong tương lai của toàn thế giới, và nó buộc những cường quốc hàng đầu thế giới phải quan tâm đến châu lục phương Đông nhiều hơn bao giờ hết. 
Năm 2015 cũng được cho là năm mà Mỹ sẽ giải quyết những vấn đề tồn đọng của mình để tập trung hoàn toàn vào khu vực châu Á. Hãy quên đi một Trung Đông nhỏ hẹp liên tục xảy ra xung đột chỉ vì những vấn đề về tín ngưỡng và sắc tộc, chính châu Á Thái Bình Dương rộng lớn và giàu có mới là lò lửa lớn nhất thế giới trong thế kỷ 21.
Những người thức thời nhất trong thế kỷ 20, tiêu biểu như cố vấn của tổng thống Mỹ Carter – Brezinsky, đều thống nhất với nhau về một điểm chung sẽ chi phối thế giới trong thế kỷ 21, đó là sự trỗi dậy của châu Á. Xét về diện tích, quy mô, tiềm lực và dân số, thì châu Á và đặc biệt là châu Á Thái Bình Dương mới là khu vực đứng đầu trên thế giới về những thuận lợi tăng trưởng kinh tế. 
Phần còn lại của thế kỷ 20 kể từ khi những dấu vết cuối cùng của chủ nghĩa thực dân phương Tây biến mất khỏi khu vực này, là khoảng thời gian cần thiết để các quốc gia châu Á -  Thái Bình Dương hàn gắn những vết thương và hồi phục trở lại, trước khi chính thức tung cánh trong thế kỷ 21. 
Chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ Bill Clinton vào năm 2000 được xem như sự kiện biểu tượng đánh dấu chấm hết cho sự hiện diện cuối cùng của việc phương Tây can thiệp quân sự vào khu vực này, để mở ra một giai đoạn mới, trong đó châu Á - Thái Bình Dương tăng tốc trong cuộc đua phát triển kinh tế.
Sự quan tâm đến châu Á - Thái Bình Dương của phương Tây, mà tiêu biểu là Mỹ, bị xao nhãng đi đôi chút khi vụ tấn công tòa tháp đôi 11/9/2001 đã dẫn đến hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Trong suốt gần 15 năm kể từ sau sự kiện thảm khốc đó, nước Mỹ bị lún vào vũng lầy mang tên Trung Đông và thậm chí có vẻ như là Washington sẽ không bao giờ có thể rút chân ra khỏi đó. 
Nhưng một số người thì không thật tin điều đó. Xét về quy mô và các tác nhân có thể gây ra xung đột, cùng hậu quả khi cuộc xung đột nổ ra, thì Trung Đông không bao giờ có thể bì nổi với châu Á - Thái Bình Dương. Những cuộc xung đột ở Trung Đông gói gọn trong hai nguyên nhân chính là sự khác biệt về tôn giáo và sắc tộc, quy mô kinh tế và tiềm lực của các quốc gia Trung Đông cũng không quá lớn và kém xa về mọi mặt so với một châu Á - Thái Bình Dương khổng lồ. 
Trung Đông chưa bao giờ trở thành một mối đe dọa toàn cầu, trong khi chỉ với việc Nhật Bản có thể chiếm đóng cả châu Á - Thái Bình Dương trong thế chiến thứ hai đã khiến cả phương Tây phải toát mồ hôi. Một khi sự cố xảy ra, thì khu vực đáng lo ngại nhất phải là châu Á Thái Bình Dương, chứ không phải Trung Đông.
Và thực tế cũng đã chứng minh, những vấn đề ở châu Á Thái Bình Dương hiện tại rộng lớn và phức tạp hơn Trung Đông rất nhiều. Ba trong số bốn cường quốc kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nằm ở châu Á - Thái Bình Dương cùng hàng loạt các nền kinh tế hùng mạnh khác. 
Những vấn đề chủ chốt ở khu vực này cũng không đơn thuần là xung đột về tín ngưỡng và sắc tộc một cách tầm thường như ở Trung Đông, mà là một cuộc chiến phức tạp về kinh tế, chính trị và quân sự. Sự trỗi dậy của cường quốc lớn nhất khu vực là Trung Quốc đang kéo theo một chuỗi dài những nguy cơ biến khu vực này trở thành điểm nóng trên toàn cầu. 
Chuyện sẽ có một Nhật Bản thứ hai tìm cách thâu tóm cả khu vực bằng vũ lực như trong thế kỷ 20 là điều khó có thể xảy ra, nhưng khả năng một cuộc xung đột trên diện rộng có thể đưa cả khu vực năng động nhất của kinh tế thế giới vào lò lửa là điều có thể xảy ra. Và những cường quốc như Mỹ cần ngăn chặn khả năng ấy.
Không cần nhìn đâu xa để có thể hình dung ra những nguy cơ tiềm ẩn ở châu Á - Thái Bình Dương, nó thể hiện ở ngay trong lĩnh vực chi tiêu quân sự. Trong năm 2014, mức chi tiêu quân sự trên toàn cầu đã giảm 0,4% so với năm 2013, nhưng riêng châu Á mức chi tiêu này lại tăng đến hơn 5%. 
Cùng với châu Đại Dương, châu Á đã đạt mức chi tiêu quốc phòng kỷ lục là 439 tỷ USD, trong đó chỉ riêng Trung Quốc đã gia tăng hơn 9,7%. Các nước đang có nguy cơ bị cuốn vào cuộc xung đột về lãnh thổ với Trung Quốc trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng gia tăng ở mức trung bình xấp xỉ 2%. 
Dễ dàng nhận ra hầu hết các nước tăng cường chi tiêu quốc phòng mạnh mẽ nhất ở châu Á - Thái Bình Dương đều là những nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, và buộc phải trang bị như một cách đối phó với sự trỗi dậy của cường quốc lớn nhất khu vực này.
Việc các quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương tăng cường chi tiêu quốc phòng đang khiến khu vực này trở thành một trong những nơi được vũ trang nhất trên toàn cầu, và những nguy cơ xung đột thì không hề có dấu hiệu giảm đi mà còn đang tăng lên chóng mặt. Tình hình căng thẳng đến mức chỉ cần một tia lửa nhỏ cũng có thể thổi bùng lên ngọn lửa xung đột trên toàn khu vực. 
Và điều này có thể đẩy cả thế giới và nền kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất. Và một khi xung đột trên diện rộng đã xảy ra, thì không ai có thể dám chắc việc một cường quốc nào đó – chẳng hạn như Trung Quốc – lại không đi theo hướng đi mà Nhật Bản đã chọn trước thế chiến thứ hai. Trung Đông chưa bao giờ có thể là nguyên nhân châm ngòi cho một cuộc thế chiến, còn châu Á - Thái Bình Dương thì có thể.
Nhàn Đàm (theo The Diplomat)

Sông Đồng Nai: Thượng nguồn cũng lấp!

Theo NLĐO-20/04/2015 21:59

Một đoạn sông dài khoảng 50 m bị lấp bởi hàng trăm tấn đất đá nhưng nhiều cán bộ địa phương lại không rõ đó là công trình gì, ai làm chủ, được cấp phép hay chưa...!

Trong khi dự án lấp sông Đồng Nai của Công ty Toàn Thịnh Phát đang chờ kết luận từ Chính phủ thì phóng viên Báo Người Lao Động lại phát hiện trên thượng nguồn sông này cũng diễn ra vụ việc tương tự.  Địa điểm lấp sông thuộc khu vực ấp Thái An, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Đổ đất đá ào ào

Có mặt tại khu vực này, chúng tôi ghi nhận trên một đoạn sông dài 50 m, hàng trăm khối đất đá đã được đổ xuống, lấn ra lòng sông 3-5 m. Tiếp xúc với chúng tôi, một người dân cho biết việc đổ đất đá lấp, lấn sông diễn ra hơn một tháng nay.

Đoạn sông Đồng Nai bị lấp thuộc xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Đoạn sông Đồng Nai bị lấp thuộc xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai​

“Nhiều chiếc xe tải luân phiên đổ đất đá ào ào. Tuy nhiên, từ khi dư luận lên tiếng mạnh mẽ về dự án của Công ty Toàn Thịnh Phát thì việc lấp sông ở đây đã tạm dừng” - một người dân phản ánh.

Theo người dân địa phương, vị trí sông bị lấp trước đây dùng làm nơi tập kết của ghe thuyền chở vật liệu. Khi thấy sông bị lấp, một số người đã báo lên chính quyền xã. Theo người dân, các xe tải đã lấy đất từ một khu trại nuôi gà cách đó khoảng vài trăm mét rồi chở đổ xuống sông.

“Sông không được kè chắn nên khi đất đá trút ào xuống, dòng nước vốn trong vắt liền đỏ ngầu. Vừa qua, gặp một trận mưa, khúc sông này trở nên đỏ quạch” - một người cho biết.

Một người dân sống gần đoạn sông bị lấp cho rằng nhiều khả năng công trình này là dự án sinh thái của một cán bộ ngành thuế đang làm việc tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trong khi đó, một cán bộ huyện Vĩnh Cửu cho hay đây là công trình đang xin cấp phép xây dựng bến thủy nội địa...

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quốc Phiên - trưởng ấp Thái An, xã Tân An - cho biết khi phát hiện đoạn sông bị lấp, người dân lập tức báo lên chính quyền nhưng xã cũng chưa nắm rõ bản chất vụ việc. “Xây dựng cái gì chứ lấn sông thì phải xin phép. Theo như chính quyền xã cho biết thì việc làm này chưa được cấp phép, không hiểu sao lại diễn ra ngang nhiên như vậy?” - ông Phiên băn khoăn.

Qua mặt chính quyền?

Chúng tôi đã tìm gặp một số cán bộ lãnh đạo xã Tân An và huyện Vĩnh Cửu nhưng nhiều người cho hay “không nắm rõ” việc lấp sông là để làm gì!

Ông Vũ Văn Thượng, cán bộ địa chính xã Tân An, cho biết cách đây khoảng một tháng, một người tên Nguyễn Tiến Dũng, tự xưng là chủ công trình lấp sông, có đến xã xin làm thủ tục xây dựng tường rào, đắp bờ bao quanh vị trí nêu trên. Theo ông Thượng, ông Dũng có trình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thuộc loại đất nông nghiệp). Do thấy việc cấp phép không thuộc thẩm quyền của xã nên ông Thượng đã hướng dẫn người này lên gặp các ban, ngành cấp huyện.

Sau đó, khi nghe người dân phản ánh vụ việc, bộ phận địa chính xã Tân An đã đến hiện trường kiểm tra. “Khi đó, chúng tôi tìm cách liên lạc với ông Dũng nhưng không được. Ông này không ở địa phương, trong khi xe tải đã ngưng đổ đất đá nên chúng tôi chưa thể xử lý gì được” - ông Thượng phân trần.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Phương, Chủ tịch UBND xã Tân An, sau khi cán bộ địa chính kiểm tra thì xã không nắm thêm được thông tin gì liên quan đến vụ lấp sông. “Chúng tôi cũng không biết đó là công trình gì, ai làm chủ, được cấp phép hay chưa vì không liên lạc được với chủ đất. Cán bộ xã lại quá ít người, không thể theo dõi hết được” - bà Phương giãi bày.

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Võ Văn Phi, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu, cho biết khi nắm được thông tin về vụ lấp sông, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã đến kiểm tra và buộc ngưng việc này. Theo ông Phi, trước đây, một doanh nghiệp có xin cấp phép xây dựng điểm tập kết bên sông. Tuy nhiên, trong khi thủ tục chưa đầy đủ mà doanh nghiệp đã cho đổ đất đá thi công nên huyện bắt buộc phải tạm ngưng công trình. “Nếu họ không được cấp phép thì huyện buộc múc đất đá lên, trả lại hiện trường…” - ông Phi khẳng định.

Hôm nay, thị sát dự án của Toàn Thịnh Phát
Liên quan đến dự án lấp, lấn sông Đồng Nai của Công ty Toàn Thịnh Phát, cuối tuần qua, chủ đầu tư cùng UBND phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa đã tổ chức gặp gỡ hơn 100 hộ dân trong khu vực. Tại cuộc gặp, chủ đầu tư đã đưa ra các mục tiêu, dự định của dự án. Trong khi đó, người dân tiếp tục nêu nhiều quan ngại về việc ảnh hưởng đến môi trường và tính hợp lý của dự án này.
Hôm nay, 21-4, theo kế hoạch, đoàn công tác gồm đại diện các bộ, ngành liên quan sẽ có buổi thị sát trực tiếp dự án đang gây quan ngại này.



Bài và ảnh: XUÂN HOÀNG

Mẹ Việt Nam Anh Hùng

Hồ Chí Phèo (Danlambao) - Công trình xây dựng tượng đài đã hoàn tất. Mẹ Việt Nam Anh Hùng được đặt trên một tảng đá lớn như một ngọn núi. Lãnh đạo đảng, nhà nước xoa tay, khoe khoang đã xây dựng được một tượng đài to lớn và đồ sộ nhất Đông Nam Á mà chỉ tốn kém khoảng vài trăm tỉ đồng.

Riêng Mẹ Việt Nam Anh Hùng được đưa về nơi mới to lớn và hùng vĩ, lúc đầu bà cũng thấy vui khi thấy con cháu còn nghĩ tới mẹ. Nhưng khi đã ở chót vót trên đỉnh cao, sực nghĩ lại thấy mình đang ngồi trên một tài sản trị giá đến 411 tỷ đồng, bà cảm thấy xấu hổ và đau lòng. Xấu hổ vì Bà biết đất nước còn nghèo, bệnh viện, trường học còn thiếu thốn mọi bề. Đau lòng khi Bà nhớ lại thời bà còn là bà mẹ quê, chắt chiu từng lon gạo, nuôi dưỡng để các con khôn lớn, giúp đất nước. Bà đã ước ao dành dụm được 100 đồng trong túi cũng không có. 

Ngày khánh thành tượng đài, cờ xí, các bài diễn văn ca ngợi, bà không để ý đến. Bà nhìn những người đến tham dự, những người tự nhận là con của bà, béo tốt, đang thi đua tìm ra các lời ca ngợi hoa mỹ nhất nói về người Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Bà nhớ lại những đứa con mà bà từng nuôi nấng, nó đâu giống như thế này. Nó đều gầy ốm với những bộ quần áo bạc màu, sờn rách. Và nhất là ánh mắt của tụi nó, bà không bao giờ quên, những ánh mắt nói lên sự chân thật, sự biết ơn đối với mẹ. Còn bây giờ trước bà chỉ có những kẻ khoác lác, ăn mặc tươm tất như cố phô trương vẻ quí phái của một cấp lãnh đạo, những cái bụng phệ, những ánh mắt lờ đờ qua những đêm ăn nhậu trác táng, hoặc những ánh mắt gian xảo như đang dò tìm những nơi chúng có được tiền bạc hay quyền lực. Tuy đã già, Bà vẫn cảm nhận được những lời nói giả dối kia và hiểu chúng đặt bà đứng đây để che bóng cho bọn chúng, bà muốn khóc !

Ngày qua ngày, bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng vẫn phải tiếp tục đứng sừng sững giữa trời, chân chôn chặt vào tảng đá, mắt nhìn về chân trời xa xăm, như một diễn viên tuồng để các khách đến chiêm ngưỡng, chụp hình lưu niệm một tượng đài vĩ đại. 

Một buổi chiều nọ, khi bà mệt mỏi nhìn những người khách cuối cùng của đoàn thăm quan ra về. Trong ánh sáng mờ nhạt của buổi chiều tối, bà chợt nhìn thấy một người đàn ông đã luống tuổi, ăn mặc xuềnh xoàng, từng bước khó nhọc, ông chống gậy đến gần tượng đài. Đặt túi vải cũ trên vai xuống, ông không ngước lên nhìn bà và trầm trồ, khen ngợi như các người khác, ông khẽ đặt tay lên tảng đá đang chôn cứng bà, nhìn thực lâu vào tảng đá, dường như trí nhớ của ông đang đưa về một thời xa xưa nào đó, ông đã có một bà mẹ để được thương yêu... Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng đã lâu lắm rồi mới cảm thấy sự chân thật và trong không gian tịch mịch, bà cảm thấy lòng như ấm lại, bà buột miệng hỏi, giọng thì thào như gió thoảng:

- Con chắc từ xa đến phải không?

Người đần ông giật mình, ông ngước mắt nhìn lên, bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng như vừa nở nụ cười thân thiện.

-Vâng, con từ thành phố Phóng Thanh ở phía bắc, xa lắm. 

- Thành phố tên lạ quá Mẹ không biết rồi. 

- Thành phố sau giải phóng mới có tên mới, vì sáng nào loa phóng thanh trong thành phố được mở thật to để đọc tin, hô khẩu hiệu... Ngày như mọi ngày, dân thành phố cũng quen. Có người nghe tai này cho qua tai kia, có người, nhất là cấp lãnh đạo, nghe qua tai sau đó cho ra bằng mồm, lập lại y những gì loa nói, thế mới có tên là thành phố Phóng Thanh. Mẹ không tin cứ đến hồ Gươm trong thành phố con là biết!

- À, Mẹ biết rồi. Chỗ mấy ông Tổng bí Thư, Chủ Tịch này nọ ở đấy mà. Thế họ lúc này làm ăn thế nào, kinh tế có khá không? So với các nước láng giềng thì sao?

- Kinh tế quốc gia cứ ỳ à, ỳ ạch, tham nhũng đầy rẫy cả ra. Hết vay mượn vốn chỗ này rồi đến chỗ khác. Đất đai, biển đảo bị lấn chiếm. So sánh với các nước láng giềng thì xấu hổ lắm. Còn các ông cấp lãnh đạo, người nào người ấy giàu kinh, ngai vàng, ngà voi, hàng khủng... chả thiếu thứ gì!

Người nào lên tiếng đòi thay đổi là đảng, nhà nước đánh đập, giam cầm. Khối người là tù nhân lương tâm, được các tổ chức trên thế giới can thiệp để trả tự do cho họ nhưng chả đến đâu!

Bà mẹ buồn rầu, nói lảng sang chuyện khác:

-Thế con thì sao? Dường như con bị thương tật gì thì phải?
- Chẳng giấu gì mẹ. Con là con út trong gia đình có ba anh em trai. Con tính hay nói thẳng, nên ở nhà hay gọi con là thằng Ruột Ngựa. Hai anh con đi bộ đội đã hy sinh. Mẹ con thương con lắm, vì con là út, lại là đứa trẻ nhút nhát. Khi con đi bộ đội, lên đường vào Nam, mẹ con cứ dặn đi dặn lai: "Ruột Ngựa à, mẹ đã có hai anh con hy sinh, như vậy đủ rồi. Con khi ra trận thấy không xong thì phải bỏ chạy thực nhanh. Con có gì mẹ đau lòng lắm, không sống được đâu. Cố gắng sống còn trở về thăm mẹ con nhé". 

Nghe lời mẹ, con cố gắng tập chạy, ra trận chỉ bắn vài phát súng là con bỏ chạy. Trong cuộc Tổng tấn Công Tết Mậu Thân, con bỏ cả súng ống chạy. Con chạy quá nhanh, vượt qua cả ông chỉ huy, người bỏ chạy trước. Chỉ mình con chạy thoát về được căn cứ, nhưng phải cưa đi một chân vì bị thương, còn đồng đội trong tiểu đoàn con, chậm chân quá nên hy sinh cả. Sau đó lãnh đạo đảng, nhà nước gắn cho con bao nhiêu là huy chương, đeo còng cả lưng. Con là thương binh, và anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đấy mẹ! Khi con trở về quê cũ, mẹ con đã mất hơn một tháng. Con chỉ còn biết ra thăm mộ mẹ, đặt bàn tay lên ngôi mộ đất vừa đắp, mắt nhìn vào đấy, để gửi cho mẹ con lời nói không thể thoát ra được trên vành môi "Mẹ ơi, con đã về đây..."

Hiện nay con chỉ trông nhờ vào tiền trợ cấp nên cuộc sống cũng chật vật lắm! Ai sống bằng trợ cấp và lương đều có khó khăn cả, chỉ có cấp cao họ có thêm bổng lộc thì giàu có hơn nhiều lắm!

Bà mẹ thở dài:

- Họ nói xóa bỏ GIAI CẤP, nhưng sao giàu nghèo cứ mỗi ngày mỗi cách biệt?

- Cả bao nhiêu triệu người hy sinh trong cuộc chiến, họ bảo mới chỉ xóa được chữ GIAI thôi. Trước có giai cấp tư bản bóc lột, bây giờ chỉ có cấp lãnh đạo, cấp thủ trưởng. Giai cấp tư bản nếu làm ăn kém thì bay chức, về vườn đuổi gà. Còn đổi sang cấp lành đao, cấp thủ trưởng làm ăn lèm nhèm còn được lên chức, giàu có thêm!
Bà mẹ chép miệng, hỏi thăm chuyện khác:

- Con có việc gì gấp, sao phải đi lúc tối trời vậy?
- À, con vào Nam, thành phố Còi Hụ ấy, thăm một anh bạn. 

Thành phố là nơi du lịch, các ông lãnh đạo sáng nào cũng kéo còi hụ để dân dậy sớm, nghe loa phóng thanh. Bọn Tây ba lô nghe còi hụ, giật nẩy cả mình, sau đó thì cười sằng sặc, vui quá, giống như trong phim ảnh thời thế chiến thứ hai!

Anh bạn con, vốn là chiến sĩ VNCH, anh bị thương trong trận hải chiến Hoàng Sa với Trung Quốc. Con gặp anh ấy khi cùng tranh giải bóng bàn cho người khuyết tật. Con thì còn có tiêu chuẩn nhà nước cho. Anh ấy không được gì, nên phải đi theo tàu cá để kiêm sống. Vừa rồi, con hay tin tàu anh bị Trung quốc cướp bóc, anh bị đánh vỡ cả đầu. Đảng và nhà nước chỉ nói phét, chả bảo vệ được ngư dân mình. Con thương anh lắm, vào thăm để an ủi. 

Bà mẹ ngậm ngùi

- Mẹ trước kia chỉ là bà mẹ quê, chữ nghĩa chả có là bao. Sống trong làng, nhiều chuyện xảy ra đảng dấu kín như bưng, đâu có hiểu được những người lính miền Nam khi xưa đã hy sinh nhiều cho lý tưởng tự do cho dân tộc. Nghe chuyện con vừa kể, mẹ thấy tội anh bạn con quá!

- Vâng, anh bạn con cũng thành thật nói chế độ hiện tại tham nhũng, cửa quyền tệ hại hơn nhiều lắm. 
Hôm nay, trên đường về nhà, con lỡ một chuyến xe nên đi bộ tới làng gần bên để ngủ qua đêm. Khi đi qua chỗ mẹ đứng, nhớ đến mẹ, con ghé vào thăm. Thôi trời đã tối, con phải về, Mẹ đi nghỉ, con về mẹ. 

Bóng người đàn ông lùi dần vào bóng đêm. Bà mẹ buồn rầu nhìn theo. Người thương binh đã mang đi một không khí ấm cúng, gần gũi, để bà ở lại lẻ loi một mình trong tượng đài hoành tráng nhưng lạnh lẽo như ngục tù. Rồi ngày mai bà lại vẫn tiếp tục đứng, mình bị buộc chặt vào tảng đá, không một cử động, không một cảm xúc để làm hình tượng cho khách thăm quan. Bà cảm thấy đau nhói trong tim. Như mọi tối bà sẽ mất ngủ, thao thức, trăn trở, sao bắt bà giam cầm chốn này để làm biểu tượng, để che giấu cái chế độ thối rữa đầy dối trá, bất công, tham nhũng. Các con bà hy sinh cho xã hội như thế này ư?

Càng suy nghĩ bà càng thấy cơn giận trong lòng tăng lên, bà phải thoát khỏi chỗ này, chổ ngục tù của sự chân thật, sự ngay thẳng. Bà cố gắng cử động đôi chân đang chôn vùi trong khối đá lớn. Bằng tất cả sức mạnh của bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng qua bao nhiêu thế hệ, sức mạnh của lòng căm phẫn với chế độ độc tài, dối trá, tham nhũng. Bằng sức mạnh của những linh hồn đang cuồng nộ của những người lính trên mọi chiến tuyến đã hy sinh để Việt Nam có một xã hội tử tế hơn, Bà mẹ cảm thấy khối đá dưới chân của mình đang rạn nứt. Bà vùng vẫy với tất cả sức lực còn lại và cảm thấy khối đá bó chặt bà vỡ tan... bà đã thoát ra được, thân thể nhẹ nhàng bay bổng lên cao. Phía dưới chỉ còn lại một hình thù lờ mờ của tảng đá vô tri, đen xẫm. 

Bà mẹ tiếp tục bay xa, qua các mảnh vườn, thủa ruộng, qua các đồi, qua các sông, qua các rặng núi. Mặt trời đang ló dạng, chiếu những tia sáng ban mai trên bầu trời xanh thẳm như ngọc bích, Bà mẹ mỉm cười, bà đang biết bà đang bay về đâu, bà không về lại làng quê bà đã sinh sống. Vâng bà đang bay đến với những người đang đấu tranh với bạo quyền mà không một tấc sắt trong tay, những người tù lương tâm như LS Lê Quốc Quân, NS Việt Khang..., để ôm thân thể gầy ốm của họ vào trong vòng tay trìu mến nhất, vòng tay thơm mùi của ruộng lúa quê hương, của một người Mẹ Việt Nam Anh Hùng. 

Tại tỉnh Quảng Nam, tượng đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng được che lại. Theo thông báo ngắn của nhà nước cho biết, tạm ngưng việc đến thăm tượng đài vì đang cần tu sửa.