Tuesday, March 24, 2015

Văn phòng Trung ương Đảng chi tiêu 100 triệu USD/năm vào việc gì?



Theo daikynguyenvn-4 hours trước
Văn phòng Trung ương Đảng chi tiêu 100 triệu USD/năm vào việc gì?
(Ảnh: Internet)

Theo thông tin của Bộ Tài chính thì dự toán chi tiêu năm 2014 của Văn phòng Trung ương Đảng là 1.925 tỷ đồng (gần 100 triệu đô la).
Có lẽ đây là mức chi tiêu cao kỷ lục, cao hơn rất nhiều lần các Văn phòng tương đương, như Văn phòng Chủ tịch nước 196 tỷ đồng, Văn phòng Chính phủ 1.290 tỷ đồng, Văn phòng Quốc hội là 1.200 tỷ.
So với lĩnh vực giáo dục cũng cao hơn rất nhiều lần, dự toán chi năm 2014 của ĐH Quốc gia Hà Nội là 709 tỷ đồng, ĐH Quốc gia Tp.HCM là 833 tỷ đồng.
(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên VN)
(Ảnh: Đại Kỷ Nguyên VN)
Vậy Văn phòng Trung ương Đảng chi tiêu vào việc gì và có đáng phải chi tiêu như vậy không? Thử xem qua con số chi tiêu một số Ban Ngành thuộc Văn phòng Trung ương Đảng.
Ban Dân vận Trung ương và Ban Tuyên giáo hơn 154 tỷ đồng
Chi phí cho 2 ban này là rất lớn, chủ yếu là chi lương thưởng 55,2 tỷ đồng, và chi phí chuyên môn nghiệp vụ (đào tạo ngành, đi lại, tuyên truyền) 52 tỷ đồng.
Chi phí cao khiến người ta phải đặt câu hỏi có cần thiết phải duy trì nhân lực nhiều đến thế không, nhiệm vụ hai Ban này là ‘tuyên truyền’ (từ được dùng trong văn hóa của Đảng) chính sách của Đảng và vận động người thực hiện theo chính sách đấy. Nhưng nếu chính sách của Đảng một khi thiết thực và có lợi cho người dân thì đương nhiên dân sẽ thực hiện theo mà không cần phải dùng đến ‘tuyên truyền’ và không cần tốn kém chi phí nhiều đến thế. Việc đưa các chính sách của Đảng đến người dân đã có các địa phương làm rồi.
Vậy thay vì tốn kém chi phí nhiều cho hai ban này thì Đảng cần ra được chính sách thiết thực có lợi cho dân, như vậy vừa có hiệu quả vừa tiết kiệm được chi phí “tuyên truyền” không cần thiết.
Ban Nội Chính và Ủy ban Kiểm tra Trung ương 116,4 tỷ đồng
Dự toán chi năm 2014 cho hai Ban này là 116,4 tỷ đồng, còn số này rất lớn, nhưng trong năm 2014 chưa thấy hiệu quả lớn từ hai Ban này.
Ban Nội chính mới thành lập với nhiệm vụ chính là chống tham nhũng. Nhưng tham nhũng của Việt Nam không thuyên giảm, và chưa thấy dấu ấn của Ban Nội chính trong việc chống tham nhũng.
Ủy Ban Kiểm tra Trung ương cũng chưa cho thấy được tiếng nói của mình, trong năm 2014 chỉ thấy nổi rõ là vụ kiểm tra và kỷ luật ông Trần Văn Truyền, khi mà vụ việc đã được nhiều người biết thông qua báo chí. Nhưng vụ ông Truyền chỉ là tảng băng nổi, trên mạng xã hội còn rò rỉ nhiều thông tin khác nữa nhưng chưa hề được xử lý.
Báo chí, Nhà xuất bản 151 tỷ đồng
Có 3 tờ báo và 1 nhà xuất bản, đó là Báo Nhân Dân, Tạp Chí Cộng Sản, Báo Điện Tử ĐCSVN, Nhà Xuất Bản. Dự toán chi phí 2014 là 151 tỷ. Đây cũng là con số khổng lồ.
Trong khi các trang báo chí và nhà xuất bản khác đều có thị trường và tạo được nguồn thu của mình, thì riêng các trang báo của Đảng hoạt động lâu năm nhất nhưng vẫn mãi nằm trong diện “bao cấp”.
Nguyên nhân là vì các tờ báo của Đảng đều đưa tin cho Đảng và vì Đảng chứ không phải vì người đọc, không quan tâm đến độc giả muốn xem những tin gì, vì thế mà không tạo được thị trường.
Để các tờ báo này có người đọc, đã có Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 28/12/1996 về việc các cơ quan Đảng và Nhà nước phải mua báo Báo Nhân Dân và Tạp Chí Cộng Sản, đây được xem là bắt buộc phải mua, vì thế các cơ quan khi mua cũng chẳng có ai xem cả.
Báo chí Đảng xuất bản không ai xem, nhưng vẫn cứ phải xuất bản; và các cơ quan dù không ai xem vẫn cứ phải đặt mua. Tốn kém ngân sách 151 tỷ/năm, số tiền này mất mà không thu được chút lợi ích nào.
Đã có rất nhiều lời kêu gọi từ Đảng hay Chính phủ như tiết kiệm, quản lý chi ngân sách, tinh giản biên chế. Để những lời kêu gọi này có hiệu quả thiết thực thì trước mắt cần phải áp dụng ngay từ cơ quan cao nhất là Văn phòng Trung ương Đảng.
Ngọn Hải Đăng

Cây xanh Hà Nội đột nhiên… biến hình

Cây xanh Hà Nội đột nhiên… biến hình

Từ một cây trơ trụi lá, cây mới được trồng bỗng nhiên cành lá xum xuê. (Ảnh: TCCL)

Trong khi người dân cả nước đang xôn xao không biết hàng cây mới được trồng thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh rút cuộc là cây Vàng Tâm hay Mỡ Vàng Tâm, thì chỉ sau 1 đêm, trên tuyến phố này, 4 cây được trồng trước đó đột nhiên… biến hình.

Nhiều người dân ở đây cho biết, họ rất ngỡ ngàng khi thấy 4 cây trơ trụi cành lá chỉ sau một đêm đã biến thành những cây to khỏe, cành lá xum xuê, thậm chí có cây còn ra hoa màu trắng.
Trên báo Dân Việt, ông Nguyễn Văn Cường – nhân viên bảo vệ gần đó khẳng định rằng “Chắc chắn 4 cây này được thay thế tối hôm qua. Tôi làm ca chiều hôm qua vẫn thấy những cây giống với với cây đằng kia. Sáng nay đi làm, thấy 4 cây này lại mọc ra tán lá rộng, không thể tin được”.
Một cây với cành lá xum xuê, khác hẳn với những cây bên cạnh. (Ảnh: danviet)
Một cây với cành lá xum xuê, khác hẳn với những cây bên cạnh. (Ảnh: danviet)
chặt hạ, thay thế, cây xanh
     Có cây thậm chí còn ra hoa màu trắng. (Ảnh: TCCL)
Ngay sau khi nhận được tin về 4 cây “thần kỳ” này, sáng ngày 24/3,  TS Nguyễn Tiến Hiệp và GS.TS Lê Đình Khả đã có mặt ở đó để trực tiếp quan sát và xác định loại cây mới này.
Trả lời trên báo Soha, TS Hiệp khẳng định, căn cứ vào đặc điểm sinh học của cây như thân, cành, lá, hoa… thì 4 cây mới trồng này vẫn là cây Mỡ chứ không phải Vàng Tâm. GS.TS Khả cho biết loại cây này là cây lâm nghiệp dùng để trồng rừng sản xuất nên ông chưa thấy chỗ nào trồng làm cây cảnh quan đô thị cả.
Ông Đỗ Ngọc Hoàng – Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV cây xanh Hà Nội đã xác nhận 4 cây mới này đã được các nhà tài trợ chọn trồng làm mẫu vào ngày 22/3 vì những cây cũ còn nhỏ và yếu. Tuy nhiên, ông nói rằng không biết là 4 cây đó được trồng vào ban đêm hay ban ngày.

Việc làm khuất tất này khiến không ít người dân phải đặt dấu chấm hỏi và suy diễn.
Bạch Liên tổng hợp
Theo daikynguyenvn

Một cuộc tàn sát môi trường của chính quyền Hà Nội

'Dự án' chặt hạ 6.700 cây xanh hàng loạt này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của mọi tầng lớp người dân thủ đô Hà Nội. (Marianne Brown/VOA)
'Dự án' chặt hạ 6.700 cây xanh hàng loạt này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của mọi tầng lớp người dân thủ đô Hà Nội. (Marianne Brown/VOA)
TS Luật Cù Huy Hà Vũ
Theo VOA-25.03.2015
Những ngày vừa qua chính quyền Hà Nội đã tiến hành “dự án” chặt hạ 6.700 cây xanh lâu năm trên 190 tuyến phố, để lại những đường phố huơ huếch, xém cháy dưới mặt trời. Ngay lập tức hành vi tàn sát cây xanh hàng loạt này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô, đặc biệt của giới trí thức và thanh niên, cho dù Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và Hội đồng nhân dân từ phường tới thành phố được chế độ cộng sản hiện hành mô tả là “Tiếng nói của dân” thảy đều im hơi lặng tiếng. Không nghi ngờ gì nữa, cuộc tàn sát môi trường có tổ chức nói trên nếu được thực hiện trót lọt là nhát rìu khai tử cho cái danh hiệu “Xanh, Sạch, Đẹp” của Thủ đô mà nhà cầm quyền thường vỗ ngực. Rõ ràng là mất số lượng lớn cổ thụ thì sẽ không còn “xanh”, điều này tất dẫn tới gia tăng ô nhiễm, tức mất “sạch” và một khi Hà Nội mất cả “xanh” lẫn “sạch” thì không thể gọi là “đẹp”!

Chặt hạ cây xanh trái pháp luật

Đã có những văn bản pháp luật Việt Nam quy định từ nguyên tắc cho đến chi tiết bảo vệ cây xanh đô thị. Đó là Luật bảo vệ môi trường, Luật Thủ đô và Nghị định 64/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.

Nếu như Luật bảo vệ môi trường nêu ra nguyên tắc “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân” thì Luật Thủ đô tại Khoản 1 Điều 14 ghi rõ “nghiêm cấm chặt phá cây xanh”. Bên cạnh đó, với quy định “Quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô được thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với  việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa và lịch sử ở Thủ đô” tại Khoản 1 Điều này cây xanh ở Thủ đô được bảo vệ một cách toàn diện. Thực vậy, những hàng cổ thụ của Hà Nội tự bao giờ đã đi vào thơ, vào nhạc. “Đường Láng thơm bạc hà, canh giới/ Ôi trăng soi trên lá xà cừ…” ( Đêm trăng đường Láng, thơ Xuân Diệu); “Nhớ phố thâm nghiêm rợp bóng cây, tiếng ve ru những trưa hè…”(Nhớ về Hà Nội, ca khúc của Hoàng Hiệp), “Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau…” (Nhớ mùa Thu Hà Nội, ca khúc của Trịnh Công Sơn); “Em ơi, Hà Nội phố, ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa…” (Em ơi Hà Nội phố, ca khúc của Phú Quang)…Tóm lại, những hàng cổ thụ đã đi vào tiềm thức của người Hà Nội và vì vậy hẳn nhiên trở thành một phần của văn hóa và lịch sử của chốn kinh kỳ. Nói cách khác, cây xanh lâu năm không chỉ là văn hóa vật thể mà còn là văn hóa phi vật thể của Hà Nội.

Tính đến tác động môi trường, văn hóa, lịch sử của cây xanh trong các văn bản luật nói trên, Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị quy định khá kỹ những loại cây phải bảo tồn và những trường hợp cây có thể bị chặt hạ, dịch chuyển.

Thủ đô Hà Nội vốn nổi tiếng vì nét đẹp cổ kính với những ngõ phố rợp cây xanh bóng mát, trong số này có nhiều loại cây được xem là ‘di sản’ lâu đời.
Thủ đô Hà Nội vốn nổi tiếng vì nét đẹp cổ kính với những ngõ phố rợp cây xanh bóng mát, trong số này có nhiều loại cây được xem là ‘di sản’ lâu đời.

Theo Khoản 6 Điều 2 Nghị định thì “Cây cổ thụ là cây thân gỗ lâu năm được trồng hoặc mọc tự nhiên, có độ tuổi tối thiểu 50 năm hoặc cây có đường kính từ 50 cm trở lên tại chiều cao 1,3 m của cây”. Tiếp đó, theo Khoản 7 của Điều này thì cùng với cây quý hiếm, cây được liệt kê trong sách đỏ thực vật Việt Nam, cây được công nhận có giá trị lịch sử văn hóa, cổ thụ được xếp vào “cây được bảo tồn”. Đồng thời Khoản 1 Điều 14 Nghị định quy định rất rõ các điều kiện cho việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. Đó là: a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn và c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.

Những bức ảnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng cho ta thấy tuyệt đại đa số các cây đã bị đốn đều là cổ thụ còn sống, không bị bệnh, tức không thuộc diện bị chặt hạ đã được Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định. Như vậy “dự án” chặt hạ 6700 cây xanh của chính quyền Hà Nội là chà đạp pháp luật một cách trắng trợn. Thực ra, hành vi tàn sát môi trường đô thị có tổ chức và có quy mô lớn chưa từng thấy này bắt nguồn từ một hành vi phản pháp luật khác. Đó là chính quyền Hà Nội cố tình bỏ qua người dân khi lập kế hoạch chặt phá cây xanh trên diện rộng. Chính Phan Đăng Long, Phó Trưởng ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội đã thẳng toẹt trước công luận là “chính quyền chặt cây không cần phải hỏi dân!” Vậy vai trò của người dân trong quản lý cây xanh được pháp luật quy định như thế nào?

Ngoài nguyên tắc “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân” được nêu trong Luật bảo vệ môi trường như đã đề cập, Điều 6 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định chính quyền “hướng dẫn người dân và cộng đồng dân cư tham gia chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị” và Khoản 2 Điều 13 vẫn của Nghị định này tiếp tục quy định “Mọi tổ chức và cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị”. Như vậy, người dân có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị đương nhiên có quyền biểu quyết về mọi đề xuất chặt hạ chúng.

Cần nói thêm rằng tất cả cây xanh nơi công cộng là tài sản công và hơn thế nữa với tư cách là môi trường sống, liên quan mật thiết đến cuộc sống hàng ngày của người dân, từ sức khỏe cho đến tình cảm, thẩm mỹ như Khoản 1 Điều 14 Luật Thủ đô đã đề cập. Do đó, cứ cho là không có các quy đinh pháp luật nói trên thì việc chặt hạ cây xanh nhất thiết phải lấy ý kiến của người dân, đặc biệt ý kiến của các nhà khoa học về môi trường, các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử.

Tham nhũng là nguyên nhân

Từ trước tới nay luôn có một công ty 100% vốn Nhà nước chuyên lo về cây bóng mát ở Hà Nội, đó là Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên công viên cây xanh (gọi tắt là Công ty công viên cây xanh) trực thuộc UBND thành phố Hà Nội. Theo Quyết định 197/2004/QĐ-UB của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, công ty này với vốn điều lệ là 48 tỷ đồng có chức năng “Quản lý, duy trì, tôn tạo và xây dựng mới các công viên, vườn hoa, cây bóng mát của Thành phố” và “Kinh doanh xuất nhập khẩu hoa, cây cảnh, cây bóng mát”. Như vậy, việc đốn cây, trồng cây thay thế và di chuyển cây bóng mát là trách nhiệm của Công ty công viên cây xanh. Thế nhưng, việc đốn 6700 cây xanh và trồng cây thay thế lại được giao cho các công ty tư nhân do UBND Hà Nội thuê thực hiện. Sự vô lý cùng cực này chứng tỏ không có nhu cầu khách quan để chặt hạ một số lượng cây xanh lớn đến như vậy bởi nếu để Công ty công viên cây xanh đảm trách việc chặt hạ chúng thì có khác nào nói Công ty được nuôi bằng tiền Nhà nước chỉ để chăm sóc, quản lý cây xanh này là ăn hại. Cũng cần khẳng định rằng ngay cả trong trường hợp chính quyền Hà Nội nhận được tài trợ từ xã hội cho việc chặt cây thuộc diện phải chặt hạ và mua cây trồng thay thế thì điều này không đương nhiên buộc chính quyền Hà Nội loại bỏ Công ty công viên cây xanh mà thuê công ty tư nhân. Đơn giản là dù tài trợ đến từ xã hội thì số tiền đó thuộc tài chính công mà đã là tài chính công thì chính quyền Hà Nội giao việc cho công ty công ích mà ở đây là Công ty công viên cây xanh về nguyên tắc là giải pháp tiết kiệm cho ngân sách thành phố nhất bởi công ty tư nhân hoạt động vì lợi nhuận và vì vậy giá thuê sẽ cao hơn. Còn nếu chính quyền Hà Nội nghi ngờ tính hiệu quả của chính “con đẻ” của mình thì tốt nhất là cho đấu thầu giữa Công ty công viên cây xanh và các công ty khác bao gồm các công ty tư nhân.

Vấn đề đặt ra là động cơ nào khiến chính quyền Hà Nội “biến công thành tư” này? Hỏi tức trả lời: chỉ có thể là tham nhũng! Thực vậy những người lập “dự án” giao các công ty tư nhân chặt hạ cây xanh là để biến cây xanh là tài sản công thành tài sản của các công ty này nhằm được chia chác từ siêu lợi nhuận từ bán gỗ cây bị đốn, hay được “lại quả” theo ngôn ngữ dân gian đương đại. Lẽ dĩ nhiên trong trường hợp đó số lượng cây xanh bị đốn phải là con số cực lớn thì các công ty tư nhân mới bõ làm và đó là bản chất của “dự án” 6700 cây xanh phải chết của chính quyền Hà Nội. Con tính “biến công thành tư” hay tham nhũng này vẫn được chính Phan Đăng Long, Phó Trưởng ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội gián tiếp thừa nhận khi công khai khẳng định doanh nghiệp (tư nhân) bỏ tiền ra chặt cây thì sẽ quyết định làm gì với cây đã đốn. Nghĩa là “lấy mỡ nó rán nó” theo cách nói của người xưa!

Xà cừ chiếm một số lượng lớn trong danh sách cây xanh bị khai tử và là loại cây bị đốn trước tiên hẳn là một bằng chứng rõ ràng của tuyệt chiêu “lấy mỡ nó rán nó”. Thực vậy, gỗ xà cừ đang rất có giá vì được sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, thậm chí được xử dụng để giả gụ là loại gỗ quý hiếm trong bối cảnh rừng đã “đóng”. Điều này giải thích vì sao đường Nguyễn Chí Thanh được mệnh danh “con đường đẹp nhất Việt Nam” bởi rợp bóng của gần 100 xà cừ cổ thụ đã phẳng như đường băng máy bay chỉ sau có vài ngày thực hiện “dự án”. Đó là chưa nói không loại trừ trong 6700 cây bị khai tử kia có nhiều cây sưa cổ thụ có giá tới hàng trăm tỷ đồng mỗi cây. Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo quê ở Bắc Ninh và cũng từng là chủ tịch tỉnh này, nơi có các làng nghề gỗ mỹ nghệ nổi tiếng như Đồng Kỵ, hẳn quá biết giá trị của loại các loại gỗ đó...

Ngoài ra, lời nói dối trắng trợn của chính quyền Hà Nội về vụ đốn cây xanh chỉ càng chứng minh tham nhũng là nguyên nhân. Phát biểu trong cuộc họp báo chiều 20/3 vừa qua, Phó Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho rằng việc chặt ồ ạt cây xanh là do “sự nôn nóng của các nhà tài trợ” trong đó có các doanh nghiệp VPBank, Vingroup và Bình Minh. Thế nhưng các nhà tài trợ này đều cho biết họ chỉ góp tiền, góp sức ủng hộ Thủ đô trồng cây mới, chứ không hề biết, không tham gia và không hưởng lợi gì từ việc chặt hàng loạt cây trên đường phố trong những ngày qua. Ông Trần Tuấn Việt, đại diện VPBank, khẳng định: “Những nhà hảo tâm hoàn toàn không có động cơ để ‘nôn nóng chặt cây’”.

Suy cho cùng, tham nhũng trong vụ đốn cây nằm ngay trong cách thức tổ chức bộ máy chính quyền Thủ đô. UBND Hà Nội tại Quyết định số 6541 ngày 15/12/2009 quy định Sở xây dựng tham mưu về xây dựng vừa tham mưu về quản lý cây xanh lại vừa tham mưu về chọn nhà thầu chặt hạ cây. Nói cách khác là trao cho cơ quan này quy chế “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Thành thử Sở xây dựng không ngần ngại vạch ra các tuyến xây dựng đè lên các tuyến cây xanh để có cớ triệt hạ cây xanh nhằm lấy gỗ đem bán theo kiểu “nhất cử lưỡng tiện” thì mới là lạ!

Ngoài ra, pháp luật về quản lý Nhà nước về cây xanh vừa thừa lại vừa thiếu cũng dẫn tới cây xanh làm mồi cho tham nhũng.

những hàng cổ thụ của Hà Nội tự bao giờ đã đi vào thơ, vào nhạc.
những hàng cổ thụ của Hà Nội tự bao giờ đã đi vào thơ, vào nhạc.

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định: “Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị”. Tiếp đó Khoản 1 Điều 20 Nghị định quy định: “Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh đô thị”. Chưa hết, Khoản 1 Điều 21 lại quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất quản lý cây xanh các đô thị trên địa bàn tỉnh”. “Thống nhất quản lý” tức là quản lý được thu về một đầu mối. Thế nhưng như ta đã thấy, có đến 3 “đầu mối” quản lý cây xanh, điều này tất dẫn đến tình trạng quản lý bị thả lỏng hay “vô chính phủ” trong quản lý cây xanh.

Trong khi đó, cơ quan Nhà nước tưởng như không thể thiếu được trong quản lý cây xanh đô thị hay “lá phổi” của đô thị là cơ quan quản lý Môi trường thì lại hoàn toàn vắng bóng trong việc quyết định “tồn tại hay không tồn tại” của xanh. Cần phải khẳng định rằng cây xanh công cộng cho dù được Sở xây dựng hay tổ chức khác trồng thì việc quản lý cây xanh phải là một chức năng của cơ quan quản lý môi trường, cụ thể là của Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như của đơn vị chuyên trách là Công ty công ích công viên cây xanh. Tóm lại, không thể coi cây xanh ở đô thị là nguồn khai thác gỗ, ai trồng thì người đó muốn chặt lúc nào thì chặt. Không những thế, ngay từ khi quy hoạch đô thị nói chung, quy hoạch cây xanh đô thị nói riêng, đã phải có sự tham gia của cơ quan quản lý môi trường. Do đó, để bịt kín những lỗ hổng tạo cơ hội cho tham nhũng, Nghị định 64/2010/NĐ-CP cần được sửa theo hướng sau:

Thứ nhất, bỏ quy định “Chính phủ thống nhất quản lý cây xanh đô thị” và quy định “Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh đô thị” bởi chức năng của Chính phủ, của cấp Bộ là ra chính sách, đề ra phương thức quản lý cây xanh để cho cấp địa phương thực hiện chứ không phải làm thay cấp địa phương, đó chưa nói trên thực tế Chính phủ không tài nào quản lý được tất cả cây xanh đô thị. Thực ra quy định này tạo ra cơ chế ”xin-cho”, tức cái gì địa phương làm cũng phải được Chính phủ, cho phép, buộc chính quyền địa phương phải “bôi trơn” hay nói thẳng ra là hối lộ để Chính phủ hoặc đồng tình hoặc làm ngơ như một hình thức bảo kê quyết định sai trái của chính quyền địa phương.

Thứ hai, bổ sung quy định: “Sở Tài Nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND cấp tỉnh về quy hoạch và quản lý cây xanh đô thị”.

Đến đây có thể có câu hỏi: Nếu UBND cấp tỉnh ra quyết định xâm hại môi trường bất chấp phản đối của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc do Sở này tham mưu sai thì Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có bó tay? Hoàn toàn không. Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường với tư cách giám sát thực thi pháp luật và chính sách do bản thân các cơ quan này ban hành đương nhiên có thẩm quyền yêu cầu UBND cấp tỉnh hủy quyết định trái pháp luật đó, thậm chí yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố hình sự những cá nhân liên quan đến việc ra quyết định đó trong trường hợp quyết định đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Khởi tố “vụ án chặt cây xanh Hà Nội” – việc cần làm ngay

Theo báo “PetroTimes” ngày 20/3/2015 là ngày Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tuyên bố dừng “dự án” trước sự phản đối mạnh mẽ của công luận trong và ngoài nước, đã có khoảng 2000 cây xanh bị chặt phăng, một thiệt hại to lớn cho Nhà nước cũng như cho người dân Thủ đô. Do đó khởi tố vụ án chặt cây xanh ở Hà Nội theo Điều 281 Bộ Luật hình sự - Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân) là việc các cơ quan tiến hành tố tụng cần làm ngay, nhất là trong bối cảnh việc chặt hạ cây vẫn điềm nhiên diễn ra, như thể không có tuyên bố dừng của người đứng đầu chính quyền thành phố.

Vấn đề còn lại là xác định hình phạt cho những kẻ đã gây ra thiệt hại nói trên. Theo Thông tư liên tịch số 02/2001 của VKSND Tối cao - TAND Tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp, hành vi gây thiệt hại từ 50 triệu đồng trở lên là nghiêm trọng, từ 500 triệu đồng trở lên là rất nghiêm trọng, từ 1,5 tỉ đồng trở lên là đặc biệt nghiêm trọng. Vậy đốn ngã 2000 cây xanh mà giá trị trung bình là hàng chục triệu đồng mỗi cây chỉ tính gỗ, không kể giá trị vô hình là bóng mát thì đã có đủ căn cứ để khởi tố những kẻ liên quan đến việc ra quyết định chặt cây xanh ở Hà Nội theo Khoản 3 Điều 281 (Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm).

Để chuẩn bị cho “vụ án chặt cây xanh Hà Nội”, ngay từ bây giờ người dân Thủ đô cần tích cực thu thập chứng cứ bằng cách quay phim, chụp ảnh tất cả các địa điểm nơi cây xanh bị chặt hạ và tất cả các tổ chức và cá nhân tham gia chặt hạ chúng cũng như sẵn sàng đứng ra làm chứng trong quá trình tố tụng. Đó là những gì mà người viết bài này, một Người Hà Nội và luôn đau đáu về Hà Nội, mong muốn, không chỉ để giữ lại một môi trường trong sạch mà còn để loại bỏ thứ ô nhiễm nguy hại nhất – độc đoán và tham nhũng!

Tác giả là một nhà hoạt động bảo vệ môi trường, đã từng tham gia đấu tranh chống xây khách sạn tại Công viên Thống nhất ở Hà Nội và kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do đã quyết định cho khai thác bauxite tại Tây Nguyên, hiện là học giả tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ.

Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Vì sao TQ cấm làm đường gần biên giới, còn VN lại mở toang cửa ngõ biên giới với TQ?

Quân đội Trung Quốc đã yêu cầu ngưng dự án được chính quyền thành phố Phòng Thành Cảng phê duyệt vào ngày thứ hai xây dựng công trình này hồi tháng Hai.
Quân đội Trung Quốc đã yêu cầu ngưng dự án được chính quyền thành phố Phòng Thành Cảng phê duyệt vào ngày thứ hai xây dựng công trình này hồi tháng Hai.
Lê Anh Hùng
Theo VOA-25.03.2015

Trung Quốc: dã tâm xâm lược Việt Nam

VOA ngày 22.3 đưa tin: Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tháng trước đã ngưng một dự án làm đường của chính quyền một thành phố nằm gần biên giới với Việt Nam vì lo ngại nó có thể được sử dụng cho một “cuộc xâm lược của Việt Nam”.

Theo bài báo, một bản tin đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc dẫn lời một quan chức phụ trách các vấn đề biên giới ở thành phố Phòng Thành Cảng thuộc Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây nói rằng, một khi được hoàn thành, tuyến đường nối liền một ngôi làng ở vùng biên giới với thành phố Phòng Thành Cảng cách đấy 100 cây số “thực sự là mối đe dọa cho an ninh và quốc phòng” của Trung Quốc.

Đây là một bằng chứng nữa cho thấy, Trung Quốc luôn sẵn sàng cho một cuộc xâm lược mới nhằm vào Việt Nam, đặc biệt là cuộc chiến nhằm thôn tính và kiểm soát hoàn toàn quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo các chuyên gia quân sự, một khi Trung Quốc tấn công Trường Sa, quân đội Việt Nam có thể vượt biên giới tấn công vào các cơ sở kinh tế hay quân sự của Trung Quốc ở gần khu vực biên giới. Mục đích của cuộc tấn công sang Trung Quốc không chỉ nhằm trả đũa hành động xâm lược của Bắc Kinh, mà còn nhằm mục đích chia sẻ hoả lực và ủng hộ tinh thần cho các lực lượng bảo vệ Trường Sa, buộc Trung Quốc phải rút quân.

Việt Nam: mở toang cửa ngõ đón quân thù

Việc Trung Quốc vẫn nung nấu dã tâm thôn tính Việt Nam thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên, bởi dòng máu họ Bành dường như đã chảy trong huyết quản của người Hán ngay từ thuở “khai thiên lập địa”, mà mảnh đất phương Nam thì luôn khiến họ thèm khát từ hàng ngàn năm nay.

Điều đáng ngạc nhiên ở đây là không hiểu sao chính phủ Việt Nam lại cứ như mở toang cửa ngõ biên giới của mình để “mời chào” đội quân xâm lược đến từ phương Bắc.

Tuyến đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh thông xe vào ngày 21/9/2014. Đây là tuyến cao tốc hiện đại dài nhất Việt Nam, với 245km, đi qua 5 tỉnh thành là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Nhờ tuyến đường mới này mà thời gian đi xe từ Lào Cai về Hà Nội được rút xuống một nửa, chỉ còn 3-4 giờ.

Tháng 11/2014, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cho phép tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư dự án đường cao tốc Móng Cái - Hạ Long và đang được lãnh đạo tỉnh này khẩn trương triển khai, song song với dự án cao tốc Hạ Long - Hải Phỏng.

Tháng 10/2014, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã đồng ý triển khai đầu tư cho tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn (đoạn Bắc Giang - Lạng Sơn). Dự kiến dự án này sẽ được triển khai trong đầu năm 2015.

Ngày 7/9/2014, tại lễ khởi công xây dựng tuyến đường cao tốc Thái Nguyên - Bắc Kạn, Thủ tướng  Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo sẽ đầu tư xây dựng tuyến cao tốc từ Bắc Kạn lên Cao Bằng.

Cách đây 1 năm, Bộ Giao thông – Vận tải cũng đã thông qua báo cáo phương án xây dựng tuyến đường kết nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với Lai Châu và Hà Giang.

Các hướng tiến quân và vùng chiến sự chính trong cuộc chiến biên giới Việt - Trung 1979 (Ảnh: Wikipedia)
Các hướng tiến quân và vùng chiến sự chính trong cuộc chiến biên giới Việt - Trung 1979 (Ảnh: Wikipedia)
Như vậy, các hướng tiến quân chính của Trung Quốc trong cuộc xâm lược Việt Nam từ 17/2 – 16/3/1979 (Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu) đều đã hoặc sắp có đường cao tốc nối từ biên giới Việt -Trung về Hà Nội.

Trước khi diễn ra cuộc xâm lược quân sự, các tuyến đường cao tốc này đã góp phần vô cùng quan trọng giúp Trung Quốc giành chiến thắng ngoạn mục trong cuộc xâm lược Việt Nam về kinh tế.

Kế hoạch xâm lược Việt Nam của Trung Quốc

Tháng 8.2008, một số trang mạng ở Trung Quốc như Sina.com đã đăng bản kế hoạch xâm lược Việt Nam trong 31 ngày dưới tựa đề “Quân Đội Trung Quốc hãy dùng Phương án A để tấn công VN!”, khởi đầu bằng 5 ngày tấn công bằng tên lửa rồi tới cao trào là tiến quân bằng đường bộ với 310.000 lính tràn vào Việt Nam từ Vân Nam, Quảng Tây và Nam Hải.

Trung Quốc hiện đã kiểm soát được một khu vực đất đai và mặt biển rộng tới 3.300ha (bằng 1,2 lần diện tích Macao) ở Vũng Áng, trong đó có cảng nước sâu Sơn Dương, ngay dưới chân đèo Ngang (Hà Tĩnh). Ở đây, “nhà đầu tư” Formosa đã xây dựng những công trình rất đáng ngờ như đường hầm chạy thẳng ra biển, hay toà nhà 9 tầng toàn bằng bê tông cốt thép, không sử dụng lấy 1 viên gạch nào.

Như vậy, thay vì dùng hải quân đánh vào Thanh Hoá như sơ đồ tác chiến trên, từ căn cứ Formosa Hà Tĩnh, Trung Quốc chỉ cần một lực lượng quân sự nhỏ là đủ để chia cắt Việt Nam thành hai phần ở đèo Ngang, một vị trí hết sức hiểm yếu về an ninh - quốc phòng.

Cấu kết?

Các tuyến đường cao tốc giúp Trung Quốc khai thông các hướng tiến quân xâm lược Việt Nam và việc người bạn “4 tốt, 16 vàng” này chiếm lĩnh được những vị trí hiểm yếu về an ninh - quốc phòng như Vũng Áng cùng chia sẻ một điểm chung: chúng đều là “tác phẩm” của cặp bài trùng Hoàng Trung Hải - Nguyễn Tấn Dũng.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải là người ký Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2008 “đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” và Công văn số 869/TTg-QHQT ngày 6/6/2008 “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”.

Tất cả những văn bản do mình ký, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đều ký nhân danh Thủ tướng Chính phủ, nên dĩ nhiên ông Nguyễn Tấn Dũng đều biết, bởi ông ta được báo cáo theo đúng quy định. Mới đây, sau gần 1 năm “ngâm” kết luận thanh tra sai phạm ở Hà Tĩnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thống nhất với kết luận về sai phạm trong việc cấp phép tới 70 năm cho dự án Formosa, mà chính quyền Hà Tĩnh nói là do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo, nhưng lại đồng ý bảo lưu thời hạn đã cấp phép này.

Ông Hoàng Trung Hải là Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế ngành”, gần như nắm trong tay cả nền kinh tế Việt Nam. Ông Hải được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao phụ trách những bộ quan trọng nhất của nền kinh tế: Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn; Bộ Giao thông - Vận tải; Bộ Xây dựng; và Bộ Tài nguyên - Môi trường.

Ngoài ra, ông ta còn được Thủ tướng tin tưởng giao phó hàng loạt ban bệ trọng yếu khác như Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; Ban Chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư Xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội; Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông - Vận tải; Ban Chỉ đạo Nhà nước về Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận; Ban Chỉ đạo Xây dựng Nhà Quốc hội; Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia; Ban Chỉ đạo Quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi; Uỷ ban An ninh Hàng không Dân dụng Quốc gia; Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, v.v.

Điều đặc biệt đáng quan ngại ở đây là: Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã bị tố cáo từ nhiều năm nay là một người Hán khai man lý lịch hòng “chui sâu, leo cao” trong hàng ngũ lãnh đạo ở Việt Nam. Việc giao cho một người Hán trá hình vô số trọng trách quán xuyến cả nền kinh tế và ảnh hưởng đặc biệt lớn đến nền an ninh – quốc phòng của nước nhà rồi tiếp tay, đồng loã để cho ông ta gây ra bao hậu quả vô cùng nguy hại cho đất nước rõ ràng là hành động phản quốc của người đứng đầu chính phủ Việt Nam.

Sau tất cả những gì đã xảy ra, dư luận có đủ lý do để kết luận rằng: tình trạng nền kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc cũng như việc nhiều vị trí hiểm yếu về an ninh - quốc phòng bị Trung Quốc khống chế thông qua các dự án kinh tế trá hình là do sự cấu kết giữa Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.1

Bài liên quan:

Lào Cai: ‘Tử huyệt’ của phòng tuyến biên giới phía bắc? (VOA)
Trục đường cửa ngõ chiến lược Móng Cái - Hạ Long sẽ rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc? (VOA)
PTT Hoàng Trung Hải - hiểm họa đằng sau những trò mị dân (VOA)
Bauxite Việt Nam đã công khai lên tiếng về vụ PTT Tàu Hoàng Trung Hải (Blog Lê Anh Hùng/Bauxite Việt Nam)
Chính phủ Việt Nam đang ‘dâng’ nền kinh tế nước nhà cho Trung Quốc? (VOA)
Trung Nam Hải đang toan tính gì với con bài Nguyễn Tấn Dũng? (VOA)
-------------------

Ghi chú:

1. Tác giả bài viết này là người vẫn đang theo đuổi vụ tố cáo ông Nguyễn Tấn Dũng - Hoàng Trung Hải - Nông Đức Mạnh suốt 7 năm qua. Trong câu chuyện tố cáo, tác giả đã nêu rõ, Hoàng Trung Hải đã gài bẫy và khống chế cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lẫn (nguyên) Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh kể từ năm 2006 và biến họ thành tay sai cho ông ta cũng như cho Bắc Kinh. Đây là một vụ tố cáo vô cùng nghiêm trọng, liên quan đến những người đã và đang nắm giữ vận mệnh quốc gia, kéo dài trong nhiều năm mà vẫn chưa được giải quyết đúng pháp luật, trong khi người tố cáo thì thường xuyên phải hứng chịu những hành động khủng bố, trả thù với nhiều hình thức khác nhau. Chừng đó là quá đủ để cho thấy bản chất của vụ việc.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từng nêu vụ Lê Anh Hùng bị công an Hà Nội và Hưng Yên cưỡng chế vào trại tâm thần từ ngày 24.1 ÷ 5.2.2013 như một vụ vi phạm nhân quyền điển hình của nhà cầm quyền Việt Nam trong năm 2013.

Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Kon Tum sẽ triệt hạ 22 nhà nguyện của người thiểu số

KON TUM (NV) - Ðó là thông tin do trang web Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam loan báo, dựa trên một văn bản được đóng dấu “Mật” do chủ tịch huyện Ðắk Tô ký ngày 30 tháng 1 vừa qua.

Theo văn bản vừa kể, năm nay, chính quyền huyện Ðăk Tô, tỉnh Kon Tum, sẽ triệt hạ 22 nhà nguyện của người thiểu số, nằm rải rác trên bảy thị trấn và xã trong huyện. Xã Ðăk Trăm là nơi đứng đầu trong kế hoạch vì có đến bảy nhà nguyện bị triệt hạ.


Bởi phải xin phép và chính quyền thường không đồng ý, nơi thờ tự của người thiểu số ở Tây Nguyên chỉ ở mức như trong ảnh và có thể bị buộc phá bỏ bất kỳ lúc này. (Hình: chuacuuthe.com)

Kế đến là hai xã: Văn Lem, Pô Kô - mỗi nơi có bốn nhà nguyện bị triệt hạ. Thị trấn Ðăk Tô và xã Ðăk Rơ Nga - mỗi nơi có hai nhà nguyện bị triệt hạ. Thị trấn Tân Cảnh và các xã Diên Bình, Ngọc Tụ - mỗi nơi có một nhà nguyện bị triệt hạ.

Chính quyền huyện Ðắk Tô dự trù thực hiện kế hoạch triệt hạ 22 nhà nguyện theo ba bước: (1) “Vận động” các gia đình “cam kết” không sử dụng tư gia để sinh hoạt tôn giáo. (2) Theo dõi - lập biên bản, phạt hành chánh, buộc tháo dỡ hoặc đập bỏ phần nhà sử dụng vào việc thờ phượng. (3) Khuyến dụ các gia đình tự phá bỏ “nhà nguyện” bằng cách cho hợp thức hóa chủ quyền nhà, đất. Ngược lại sẽ không thể thực hiện bất kỳ thủ tục hành chính nào về nhà, đất.

Chính quyền huyện Ðắk Tô còn chỉ đạo thuộc cấp phải “tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, không để xảy ra tình trạng các gia đình xây dựng công trình riêng biệt nằm bên cạnh tư gia hoặc tự ý cơi nơi chỗ ở để sinh hoạt tôn giáo.”

Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam nhận định, kế hoạch của chính quyền huyện Ðắk Tô vi phạm nhiều qui định hiện hành như: Xâm phạm quyền của chủ nhà, vi phạm “Pháp lệnh Tín ngưỡng-Tôn giáo” (người có tín ngưỡng, tín đồ được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ nghi tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáo mà mình tin theo)...

Theo Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, 22 nhà nguyện mà chính quyền huyện Ðắk Tô dự định triệt hạ là của giáo phận Kon Tum - một trong những giáo phận lâu đời nhất của Công Giáo Việt Nam ở khu vực Tây Nguyên.

Nhiều người trong các sắc dân thiểu số như: Xơđăng, Bahnar, Giẻ, Triêng, Jarai,... đã trở thành tín đồ Công Giáo từ thế kỷ 19. Ðến nay, giáo phận Kon Tum có khoảng 250,000 giáo dân.

Cũng cần nhắc lại là hồi thượng tuần tháng này, khi Hội Ðồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc họp lần thứ 28, ông Heiner Bielefeldt đã có một báo cáo khẳng định, chính quyền Việt Nam vẫn xâm hại tự do tôn giáo.

Ông Heiner Bielefeldt là giáo sư về nhân quyền tại Ðại Học Erlangen-Nurnberg ở Ðức. Ông được Liên Hiệp Quốc chọn làm đặc phái viên và cử đến Việt Nam để tìm hiểu về tự do tôn giáo tại Việt Nam. Chuyến công tác của ông Bielefeldt diễn ra trong mười ngày, từ 21 tháng 7 đến 31 tháng 7 năm ngoái.

Báo cáo của ông Bielefeldt gửi Hội Ðồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc nhận định, tuy các tôn giáo tại Việt Nam có khả năng thể hiện sự tự trị của họ, song các quyền tự do tôn giáo bị xâm hại một cách không thể phủ nhận được do các biện pháp độc đoán, các đe dọa và một áp lực thường trực.

Hồi cuối tháng 7 năm ngoái, trước khi rời khỏi Việt Nam, ông Bielefeldt từng tổ chức một cuộc họp báo. Tại cuộc họp báo đó, ông tuyên bố, Việt Nam vẫn đang vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo và ông là một trong những nhân chứng về việc sự hăm dọa, sách nhiễu, theo dõi các cuộc trò chuyện riêng tư.

Căn cứ vào các tài liệu, nội dung những cuộc phỏng vấn một số nhân vật hoạt động bảo vệ nhân quyền và thành viên nhiều cộng đồng tôn giáo khác nhau tại Việt Nam, cùng với kết quả quan sát cá nhân, ông Bielefeldt cho rằng, chính quyền Việt Nam có thái độ tiêu cực và tùy tiện đối với quyền của các nhóm thiểu số và những cá nhân thực hành tôn giáo ngoài các kênh chính thức đã được thiết lập.

Vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam thể hiện qua việc thường xuyên viện dẫn một cách thiếu cụ thể về “lợi ích của đa số” hoặc lợi ích của “trật tự xã hội.” Bên cạnh đó, Việt Nam đặt ra các hạn chế quá rộng về nhân quyền nói chung và quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng nói riêng.

Ông Bielefeldt nhận định, “Việt Nam đã phê chuẩn hầu hết các công ước về nhân quyền, trong đó có Công ước về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), bảo vệ tự do tư tưởng, lương tâm, tôn giáo hay tín ngưỡng. Dù các tiêu chuẩn quốc tế, chấp nhận một số hạn chế trong việc thực hành quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng nhưng việc hạn chế phải tuân thủ một số tiêu chuẩn để được xem là chính đáng.”
03-24-2015 4:47:02 PM

“Tại Việt Nam, các hạn chế rộng hơn nhiều so với các tiêu chuẩn về hạn chế quy định trong ICCPR. Ðiều đó bôi mờ ranh giới của tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực thi quyền này trong thực tế, trong khi lẽ ra phải bảo vệ vô điều kiện đối với tâm linh cá nhân. Cộng đồng quốc tế cấm xâm phạm tâm linh cá nhân như cấm nô lệ hay cấm tra tấn, không chấp nhận bất kỳ ngoại lệ nào.” (G.Ð)

Chính quyền tỉnh Ðồng Nai gạt đề nghị đừng lấp sông

ÐỒNG NAI (NV) - Trong công văn ban hành ngày 24 tháng 3, chính quyền tỉnh Ðồng Nai khẳng định, việc lấp sông Ðồng Nai không ảnh hưởng đến dòng chảy, giao thông và thoát lũ của khu vực.

Công văn vừa kể bác bỏ đề nghị của tổ chức Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam (VRN). Trước công văn vừa kể một ngày, VRN đã gửi thư cho chính quyền tỉnh Ðồng Nai đề nghị rút lại giấp phép mà chính quyền tỉnh này đã cấp cho một công ty có tên là Toàn Thịnh Phát, thực hiện “Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị sông Ðồng Nai.”



Sông Ðồng Nai sắp bị lấp một phần và đó có thể là điểm khởi đầu cho phong trào lấp sông. (Hình: Thời báo Kinh Tế Sài Gòn)

VRN cũng đã gửi thư cho công ty Toàn Thịnh Phát, đề nghị công ty này ngừng thực hiện dự án cho đến khi các nghiên cứu về tác động của dự án được thực hiện một cách thấu đáo với sự tham gia của tất cả các bên có liên quan.

VRN cho rằng, dự án vừa kể thực chất chỉ nhằm lấp khoảng 8 hecta vùng đất ngập nước ven sông và mặt sông Ðồng Nai, trong khi lưu vực sông Ðồng Nai hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội và dân sinh của 18 triệu người, cư trú tại 11 tỉnh, thành phố. Vào lúc này, lượng nước trung bình hàng năm tính trên đầu người của lưu vực sông Ðồng Nai vốn đã ở mức thấp nhất so với lưu vực các sông khác tại Việt Nam.

Ðáp lại, chính quyền tỉnh Ðồng Nai cho rằng, việc xây dựng kè, lấp một phần sông Ðồng Nai, đoạn từ trụ sở Sở Giáo Dục-Ðào Tạo đến đình Phước Lư không ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy, không tạo nút thắt gây ảnh hưởng đến giao thông trên sông và thoát lũ.

Ðầu năm 2008, chính quyền tỉnh Ðồng Nai đã giao cho Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn thuê Viện Khoa Học Thủy Lợi Miền Nam đánh giá tác động của bờ kè vừa kể đến dòng chảy và kết quả cho thấy việc “chỉnh trang đô thị” - lấp một phần sông Ðồng Nai, đoạn nằm giữa cầu Hóa An và cầu Ghềnh không làm thay đổi đáng kể về chế độ thủy lực của dòng chảy trên đoạn sông, không ảnh hưởng xấu đến sự thay đổi dòng chảy và tác động đến các đoạn bờ lân cận.

Cũng theo chính quyền tỉnh Ðồng Nai thì dự án của công ty Toàn Thịnh Phát đã có “sự thống nhất của thường trực UBND tỉnh, có báo cáo với Thường Vụ Tỉnh Ủy” nên chủ trương đó “đúng trình tự, thủ tục, phù hợp quy hoạch.”

Các chuyên gia của VRN thì cảnh báo, ngoài những tác động bất lợi cho kinh tế, xã hội, dân sinh, “Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị sông Ðồng Nai” sẽ tạo một tiền lệ xấu cho việc lấn chiếm hành lang thoát lũ, ảnh hưởng bất lợi cho dòng chảy của các con sông ở Việt Nam.

Một chuyên gia làm việc tại Viện Môi Trường và Tài Nguyên thuộc Ðại Học Quốc Gia Sài Gòn khẳng định, về nguyên tắc, việc bồi lấp một bên bờ sông sẽ làm thay đổi dòng chảy, làm xói lở bờ đối diện. Nếu các tỉnh, thành phố ven sông Ðồng Nai cũng bắt chước chính quyền tỉnh Ðồng Nai, cho phép lấp sông thì hiểm họa sẽ rất khó lường.

Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn dẫn Luật Tài Nguyên Nước, cấm xây dựng nhà cửa, công trình và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước để nêu thắc mắc tại sao chính quyền tỉnh Ðồng Nai không thiết lập hành lang bảo vệ an toàn cho sông Ðồng Nai theo qui định của luật pháp mà lại cho phép lấn sông.

Cũng cần nhắc lại là trong thập niên vừa qua, giới khoa học đã từng cảnh báo về tình trạng sông Ðồng Nai bị ô nhiễm càng ngày càng nghiêm trọng vì tác động từ các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu dân cư. Các tỉnh, thành phố trong lưu vực sông Ðồng Nai đều đang trước nguy cơ thiếu nước sạch cho cả sinh hoạt lẫn sản xuất.

Ðó cũng là lý do khiến đầu tháng này, chính quyền thành phố Sài Gòn quyết định xây dựng một đường ống dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng (giáp Tây Ninh và Bình Dương) về Sài Gòn.

Trong công văn trả lời đề nghị của VRN, chính quyền tỉnh Ðồng Nai chỉ khẳng định, việc lấp sông Ðồng Nai không ảnh hưởng đến dòng chảy, giao thông và thoát lũ của khu vực, không hề đề cập tới tác động đến môi trường, hệ sinh thái của sông Ðồng Nai từ “Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị sông Ðồng Nai.” (G.Ð)
03-24-2015 4:35:26 PM

Việt Nam: 8 người dân phải còng lưng nuôi 1 quan chức

Chuyện Vỉa Hè

HÀ NỘI (NV) .- Đổ đồng cứ hơn 8 người dân thì phải còng lưng nuôi một ông cán bộ, quan chức ăn lương của nhà nước CSVN, từ kẻ đang làm việc đến những ông bà đã nghỉ hưu.


 Một phụ nữ gánh hàng bán rong trên đường phố Hà Nội, kiếm ăn qua ngày. Cứ hơn 8 người dân lại phải cong lưng nuôi một quan chức. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Trong  Chương trình Dân hỏi Bộ trưởng  trả lời tối 22 tháng Ba, 2015 trên truyền hình tại Việt Nam, ông Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho hay “Hiện nay cả nước có tới 11 triệu người ăn lương, hưởng lương và mang tính chất lương”, theo sự tường thuật của tờ Đất Việt hôm Thứ Hai 23 tháng Ba, 2015.

Lương tiền quan chức, cán bộ từ trung ương tới địa phương trong guồng máy đảng và nhà nước CSVN đều do tiền thuế của dân đóng góp dưới nhiều hình thức, từ thuế đến phí rất nặng.

Theo thống kê đưa ra hồi năm ngoái, dân số Việt Nam đến cuối năm 2014 ước khoảng 91 triệu người. Như thế, tính trung bình, cứ 8.27 người dân phải còng lưng nuôi một ông cán bộ, đảng viên, bất kể là đang làm việc hay đã về hưu.

Để có tiền nuôi một guồng máy cai trị cồng kềnh và vô cùng đông đảo nhưng kém hiệu quả, hàng trăm loại thuế và phí đã được nhà cầm quyền từ trung ương tới địa phương đẻ ra dù là bất hợp lý. Trong một bản tin hồi Tháng bảy 2014, báo Tuổi Trẻ cho hay nhiều loại thuế, phí, quỹ đánh tên đầu nông dân theo đầu người hoặc theo đầu gia súc, gia cầm, diện tích đất khiến người dân trở nên bần cùng thường trực.

Trước đó, tờ Thanh Niên thuật lời một nông dân than rằng “Tiền lãi suất, tiền phân bón, tiền phí này nọ, tiền quỹ này kia... tùm lum nên khi thu hoạch, bán lúa xong thì trong tay nhà nông không còn được bao nhiêu tiền...”

Cách đây hơn một năm, ông Nguyễn Xuân Phúc, phó thủ tướng của chế độ nhìn nhận khoảng 30% cán bộ viên chức nhà nước thuộc loại ăn bám “có cũng được mà không cũng được”, sáng xách ô đi tối cắp về. Nhiều độc giả bình luận tin trên báo ở Việt Nam nói không ít những ông bà đó là các thành phần “5C” tức là “Con Cháu Các Cụ Cả”.

Tuy lương bổng của công chức tại Việt Nam chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như lời xác nhận của ông phó thủ tướng Vũ Văn Ninh ngày 9 tháng Ba, 2015, báo Vietnamnet tường thuật, guồng máy hành chính của chế độ vẫn ngày một phình ra to hơn dù năm nào cũng có các cuộc họp về “tinh giản biên chế”. Người ta "chạy chức" mua những chỗ ngồi trong guồng máy cai trị của chế độ để có cơ hội tham nhũng hay ăn hối lộ.

Trong “Chương trình Dân hỏi Bộ trưởng  trả lời” nói ở trên, ông Nguyễn Thái Bình lại “nhấn mạnh” đến chuyện “ Tinh giản biên chế thực sự đạt kết quả như mong muốn” với các kế hoạch “cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc phục vụ nhân dân và cải cách chính sách tiền lương...”

Các kế hoạch này từng được đề cập đến cả chục năm qua trong sự thúc giục thường xuyên của các định chế tài trợ quốc tế nhưng vẫn chỉ là những phiên họp và những lời bàn suông.

Chính ông Nguyễn Thái Bình từng phản bác lại ý kiến của ông Nguyễn Xuân Phúc khi ông cho rằng chỉ có “khoảng 1% cán bộ, công chức không hoàn thành công việc được giao.”

Bây giờ, ông Nguyễn Thái Bình lại cho biết trong cuộc hỏi đáp là “từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xây dựng một kế hoạch về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.”

Không biết đến bao giờ thì dự án này sẽ được thi hành và như vậy, bao nhiêu người dân vẫn phải oằn lương cõng một quan chức nhà nước? (TN)
03-23- 2015 5:55:52 PM
Tư Ngộ/Người Việt

40 NĂM CHÂN TƯỚNG XÂM LƯỢC BỊ LẬT NGỬA

Phạm Trần
Ban Tuyên giáo Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động chiến dịch tô hồng điểm phấn cho “Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015)”, nhưng lại không giấu được cái đuôi xâm lược miền Nam Việt Nam.
Bằng chứng này ghi trong Nghị quyết 15 xác định “mục tiêu, phương pháp cách mạng miền Nam" tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (khoá II) lần thứ 15 (mở rộng) họp tại Hà Nội từ ngày 12 đến 22-1-1959.
Đề cương tuyên truyền ca ngợi Nghị quyết đã: “Xác định rõ mục tiêu, phương pháp cách mạng miền Nam, mối quan hệ chiến lược của cách mạng hai miền, giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới; phản ánh đúng nhu cầu của lịch sử, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam; định hướng và động viên nhân dân miền Nam vùng lên đấu tranh, tạo ra phong trào Đồng khởi (1959 - 1960), xoay chuyển tình thế cách mạng miền Nam, làm tan rã hàng loạt bộ máy của ngụy quyền ở các thôn, xã.”
Nhưng đâu là lý do khiến miền Bắc Cộng sản (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) có quyết định phải thực hiện cuộc “cách mạng miền Nam” ?
Nghị quyết 15 bịa chuyện: “Do lực lượng so sánh giữa ta và địch, nhân dân ta chỉ mới giải phóng được miền Bắc. Ở miền Nam chưa được giải phóng, đế quốc Mỹ đã lấn dần và hất cẳng thực dân Pháp, tập hợp các thế lực phản động, sử dụng chính quyền Ngô Đình Diệm làm công cụ để khôi phục và duy trì ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Nhân dân miền Nam ngày càng lâm vào cảnh cùng khốn và mất hết quyền tự do. Vì vậy, nhân dân miền Nam còn phải tiếp tục làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đánh đổ ách thống trị đế quốc và phong kiến, chủ yếu là đánh đổ chế độ Mỹ - Diệm.”
Những người Việt Nam của miền Nam đã sống qua giai đọan này và còn sống chắc phải bịt mũi trước luận điệu tuyên truyền gỉa dối này. Nhân dân miền Nam từ 1954 đến thời điểm ra đời của Nghị quyết 15 tháng 01 năm 1959, dù có bị hạn chế một số quyền do tình trạng an ninh, chưa bao giờ “lâm vào cảnh cùng khốn và mất hết quyền tự do” như đồng bào miền Bắc trong thời gian này.
Càng phỉ báng lịch sử hơn khi Nghị quyết viết rằng: “Do sự can thiệp của đế quốc Mỹ vào miền Nam, nước ta bị tạm thời chia làm hai miền: miền Bắc đã được giải phóng và độc lập hoàn toàn, còn miền Nam vẫn là một thuộc địa (kiểu mới) của đế quốc Mỹ….
Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai chẳng những xâm chiếm miền Nam, ngăn cản sự phát triển của xã hội miền Nam, mà còn ráo riết chuẩn bị chiến tranh hòng xâm chiếm cả nước ta, phá hoại toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.”
Ai xâm chiếm ai thì phương châm đề ra trong Nghị quyết 15 "củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam" đã lột mặt nạ ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ.
Để biện minh cho hành động hiếu chiến, đẩy dân tộc hai miền Bắc-Nam vào nội chiến nồi da xáo thịt, Nghị quyết đã hô hào: “Tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ chế độ đế quốc và nửa phong kiến ở miền Nam để thực hiện thống nhất nước nhà.”
Nhưng gây chiến với miền Nam để làm gì và cho ai thì Nghị quyết 15 đã để lộ chân tướng tay sai khi khẳng định rằng: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á.”
Nghị quyết viết: “Vấn đề thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước ta trước hết là vấn đề đấu tranh giữa dân tộc ta chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai, đồng thời cũng là vấn đề đấu tranh giữa phe xã hội chủ nghĩa và phe đế quốc chủ nghĩa. Phe xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô, càng tranh thủ giữ vững hoà bình được lâu dài thì càng có điều kiện thuận lợi để tăng cường mau chóng lực lượng của mình về mọi mặt trên toàn thế giới, càng làm suy yếu mau chóng thế lực của chủ nghĩa đế quốc. Chủ trương của Đảng ta giữ vững hoà bình ở Việt Nam, thực hiện thống nhất nước nhà bằng con đường hoà bình, chủ trương ấy gắn liền với chủ trương chung nói trên của phe xã hội chủ nghĩa.”
Nhưng miền Bắc không “thực hiện thống nhất nước nhà bằng con đường hoà bình” mà đã nhận lệnh và vũ khí, lương thực của Liên Xô-Trung Cộng để xâm lăng miền Nam Việt Nam.
Thực tế này đã phản ảnh trong câu nói lịch sử ô nhục của Tổng Bí thư Lê Duẩn : “Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta.” ? (theo Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, Nxb. Văn Nghệ, 1997, tr. 422, phần chú thích)
Như vậy đã rõ ràng Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN khóa II, đứng đầu bởi Hồ Chí Minh thời bấy giờ đã ngụy tạo ra đủ điều để xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa.
Chẳng hạn như họ viết trong Nghị quyết 15 rằng: “Chính quyền Ngô Đình Diệm là chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ, chế độ thực dân và nửa phong kiến ở miền Nam là một chế độ phản động, tàn bạo và đen tối….Chính quyền miền Nam hiện nay là một chính quyền phản bội lợi ích dân tộc; nó đại biểu cho lợi ích của đế quốc Mỹ, của bọn phong kiến và bọn tư sản mại bản thân Mỹ phản động nhất ở miền Nam…. Thành phần cốt cán trong chính quyền đó gồm những phần tử phong kiến và tư sản mại bản phản động nhất và những phần tử lưu manh, côn đồ và phản bội, quyết tâm làm tay sai cho đế quốc Mỹ, do gia đình và phe cánh họ Ngô cầm đầu.”
Tưởng bằng đó lời bịa đặt chưa đủ, Nghị quyết 15 còn đặt điều vu khống thêm: “Chính quyền đó là một chính quyền độc tài hiếu chiến. Nó là công cụ xâm lược của đế quốc Mỹ, đế quốc cầm đầu các lực lượng hiếu chiến trên thế giới hiện nay; đồng thời, nó cũng mang nặng tính chất phục thù của giai cấp địa chủ đã bị đánh đổ ở miền Bắc nước ta. Do bản chất phi nghĩa, thế cô lập và chỗ yếu căn bản của nó, nó thực hiện một chế độ độc tài, hung bạo, dùng chính sách đàn áp bằng vũ lực, và dựa vào bộ máy cảnh sát mật thám để tồn tại.”
MẶT TRẬN TAY SAI
Đáng lẽ ra những chữ “độc tài, hung bạo, dùng chính sách đàn áp bằng vũ lực, và dựa vào bộ máy cảnh sát mật thám để tồn tại” phải dành cho đảng CSVN mới đúng với lịch sử.
Nhưng có bao giờ người Cộng sản Việt Nam dám nhìn thẳng vào mặt dân để thừa nhận họ đã nhân danh người dân miền Nam để giết hại đồng bào từ sau Hiệp định chia đôi đất nước 1954 ?
Bằng chứng là họ đã ghi vào Nghị quyết 15 việc thành lập một “Mặt trận riêng cho miền Nam” do họ chỉ huy để tiến hành cuộc chiến cho ngọai bang Nga-Tầu. Vì vậy mà cái gọi là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1960 để sau đó bị bức tử không kèn không trống vào ngày 31 tháng 01 năm 1977, hai năm sau kết thúc chiến tranh ngày 30/04/1975.
Nghị quyết 15 biện bạch: “Củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước là nhiệm vụ chung của toàn Đảng và toàn dân ta. Nhưng vì nhiệm vụ cơ bản của mỗi miền khác nhau, cho nên nhiệm vụ, tính chất, thành phần Mặt trận ở mỗi miền có chỗ khác nhau. Vì vậy, cần có Mặt trận riêng cho miền Nam.
Cách mạng Việt Nam ở miền Nam hiện nay là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cho nên Mặt trận ở miền Nam hiện nay có tính chất dân tộc dân chủ, nhằm tập hợp tất cả các lực lượng chống đế quốc và phong kiến. Thành phần của nó bao gồm bốn giai cấp trong nhân dân miền Nam (giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc) và những nhân sĩ yêu nước, lấy liên minh công nông làm cơ sở, và do Đảng ta lãnh đạo.”
Bàn tay chủ động gây ra cuộc chiến dài gần 21 năm ở miền Nam Việt Nam của đảng CSVN còn được xác nhận trong phần kết luận của Báo cáo Chính trị tại Hội nghị Trung ương 15.
Báo cáo viết: “Hội nghị Trung ương lần này quyết định đường lối đấu tranh thống nhất và đường lối cách mạng miền Nam, sẽ soi sáng phương hướng cho phong trào cách mạng miền Nam, tăng thêm tin tưởng và ý chí phấn đấu anh dũng của các đảng bộ miền Nam tiến lên làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình.
Toàn Đảng ta sẽ vô cùng phấn khởi, vì Hội nghị Trung ương mở rộng lần thứ 14 đã đề ra nhiệm vụ ba năm cho các đảng bộ miền Bắc, và Hội nghị Trung ương mở rộng lần này quyết định về đường lối đấu tranh thống nhất và đường lối cách mạng miền Nam.”
MÁU ĐỔ CHO AI ?
Cuộc nội chiến Việt Nam mới do người Cộng sản Việt Nam gây ra cho nhân dân miền Nam bắt đầu từ đây.
Nhưng cho đến nay, sau 40 năm kết thúc chiến tranh, không có thống kê nào có thể xác nhận có bao nhiêu quân và dân người Việt của hai miền Nam-Bắc đã chết.
Tài liệu của Bách khoa tòan thư (mở) viết rằng: “Chiến tranh Việt Nam đã gây ra cái chết của từ 2 đến 5 triệu người Việt (tùy từng nguồn khác nhau). Trong số các nước đồng minh của Việt Nam Cộng hòa, người Mỹ có số thương vong cao nhất với hơn 58.000 người chết và hơn 305.000 người bị thương (trong đó 153.000 bị thương nặng hoặc tàn phế). Vào khoảng từ 4.400 đến 5.000 binh sĩ Hàn Quốc bị chết; Úc có khoảng 500 chết và hơn 3.000 bị thương; New Zealand 38 chết và 187 bị thương; Thái Lan 351 chết và bị thương; còn Philippines vẫn chưa có con số thống kê cụ thể.”
Tổn thất trực tiếp và gián tiếp trong Chiến tranh Việt Nam được chia ra như sau:
Theo tài liệu của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (của CSVN) có:
1,1 triệu quân nhân chết; trong số đó có 300.000 quân nhân mất tích (chưa tìm được xác); 600.000 quân nhân bị thương hoặc bị bệnh.
Quân lực Việt Nam Cộng hòa :
· 250.000 - 316.000 tử trận hoặc mất tích
· 1.170.000 bị thương
Bấy nhiêu con người, nhưng đã có bao nhiêu ao máu để do lường cho tội ác của chiến tranh do đảng CSVN chủ động bắt nguồn từ Nghị quyết 15 năm 1959 ?
Tổn thất con người Việt Nam của cuộc nội chiến “ý thức hệ” Cộng sản cuồng tín và vô nghĩa này đã có bao giờ khuấy động được con tim chai đá và những khối óc mù lòa của lãnh đạo CSVN trước lịch sử?
Đấy là chưa kể đến tổn thất của Quân đội CSVN và thường dân trong 4 cuộc chiến sau ngày 30/04/1975: biên giới phía bắc Việt-Trung 2 lần (1979-1987); Tây Nam Việt-Kampuchea (1975 đến 1978) và Cuộc xâm chiếm Kampuchea của quân Việt Nam (từ 7/1/1979 đến 1989).
Trên 40,000 quân và dân 6 tỉnh biên giới đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của quân Trung Cộng vào Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Riêng tổn thất xung đột với quân Khmer đỏ của Pol Pot từ 1975 đến 1989 được chia ra 2 giai đọan:
Giai đọan 1, từ các cuộc đột kích tấn công qua biên giới của quân Khmer đỏ vào các vùng lãnh thổ Tây nam (Tây Ninh-Châu Đốc-An Giang-Hà Tiên-Phú Quốc) sau 30/04/1975 đến các cuộc giao tranh cấp sư đòan trên lãnh thổ Việt Nam kết thúc tháng 12/1978.
Giai đọan 2, bắt đầu từ cuộc tấn công chiếm đóng Cao Miên của Việt Nam từ tháng 1/1979 đến năm 1989. Lý do Việt Nam phải rút quân theo đòi hỏi của Bắc Kinh để được tái lập quan hệ ngọai giao Việt-Trung sau 11 năm gián đọan vì cuộc tấn công qua biên giới Việt Nam năm 1979 của 600,000 quân Trung Cộng.
Tuy nhiên cái gía máu xương người Việt mà đảng Cộng sản Việt Nam phải trả cho cuộc chiến với người láng giềng Khmer đỏ, một thời là đồng minh trong chiến tranh xâm lăng Việt Nam Cộng hòa, qúa cao.
Tài liệu trên Bách khoa tòan thư (mở) ghi lại như sau:
- Từ 1977 tới trước tháng 12-1978: Khoảng 3.000 chết, 5.500 bị thương.
- Từ tháng 12-1978 tới tháng 1-1979: 8.000 chết hoặc bị thương.
- Toàn cuộc chiến (tới năm 1988, bao gồm cả thời kỳ chiếm đóng Campuchia): từ 10.000 tới 15.000 quân nhân chết và
30.000 bị thương.
Tính chung ước lượng có 55.300 người chết hoặc bị thương (kể cả dân thường) từ năm 1977 tới tháng 10-1989
Tài liệu cũng ghi lại: Từ năm 1975 cho tới năm 1978, có tới 30 ngàn người Việt Nam bị Khmer Đỏ sát hại trong các cuộc tấn công dọc biên giới.
Việt Nam đã gửi 180.000 quân để hỗ trợ khoảng 20.000 quân KNUFNS (Kampuchean National United Front for National Salvation, Cộng hòa Nhân dân Kampuchia) để đánh tan quân Khmer đỏ của Pol Pot.
Nhưng thật oái oăm, Vương quốc Kampuchia ngày nay do nhà vua Norodom Sihamoni, con của cựu hoàng Norodom Sihanouk , trị vì nhưng quyền hành nằm trong tay Thủ tướng Hun Sen, một người không giấu diếm là “bạn thân thiết của Trung Quốc” và luôn luôn ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong tranh chấp biển đảo với Việt Nam !
MẮT MÙ LỊCH SỬ
Với bối cảnh lịch sử chiến tranh bắt nguồn từ Nghị quyết 15 của đảng CSVN, cả dân tộc Việt Nam ở hai miền đất nước Bắc-Nam đã chìm đắm trong máu lửa gần 21 năm.
Nhưng đau thương chồng hơn núi cao của dân tộc sau 40 năm vẫn chưa lành thì Đề Cương “kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015)” của Ban Tuyên giáo Trung Ương lại chỉ muốn “bới đống tro tàn tìm máu đổ” !
Một trong những phô trương khơi dậy hận thù dân tộc của Đề cương viết rằng: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước vào giai đoạn mới.
Giai đoạn từ cuối năm 1973 đến ngày 30/4/1975: Tạo thế và lực, tạo thời cơ, kiên quyết tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.”
Ai cũng biết, nhất là nguyên Tổng Bí thư đảng Lê Khả Phiêu và các Tư lệnh chiến trường Trị-Thiên của Quân đội nhân dân, có trên 5,000 thường dân vô tội đã bị lính Cộng sản giết hay hành quyết, kể cả chôn sống trong các hố tập thể từ đêm Giao thừa Tết Mậu thân (ngày 31 tháng 1 năm 1968).
Trong 28 ngày giao tranh trong thành phố, quân Cộng sản địa phương đã được lực lượng chính quy của miền Bắc yểm trợ ra sao và ai đã nhúng ta vào máu dân lành Huế thì hàng ngàn nhân chứng và thân quyến các nạn nhân đã kể hết với lịch sử. Chỉ có những kẻ không giám đối diện với sự thật đã được phơi bầy mới tìm cách che đậy.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh, khi xẩy ra trận Mậu Thân mới có 15 tuổi (Ông sinh ngày 15 tháng 5 năm 1953 tại xã Xuân Kiên, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) nên có lẽ ông không thấu được nỗi đau của dân xứ Huế khi bản Đề Cương ca ngợi “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968” là bước ngoặt mở đầu cho chiến thắng cuối cùng ngày 30/04/1975 của đảng CSVN.
Điều thứ hai Đề cương tuyên truyền nói không thật khi viết rằng: “khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường; chính trị - xã hội ổn định; độc lập chủ quyền quốc gia được giữ vững…”
Trước hết khi nói về “đại đòan kết dân tộc” thì Ban Tuyên giáo Trung ương có biết nỗ lực “hòa hợp, hòa giải dân tộc” giữa người dân hai miền Nam-Bắc sau 40 năm vẫn chỉ bằng mặt mà chưa bằng lòng ?
Trách nhiệm chưa hàn gắn được vết thương chiến tranh phải đến từ hai phiá, nhưng đảng CSVN hãy sờ lên gáy xem đã đòan kết nhân dân được đến đâu hay chỉ gây chia rẽ, hận thù thêm bằng những chủ trương, chính sách kỳ thị, phân biệt “kẻ thắng người thua” ?
Đảng cũng cần bình tĩnh dò xét xem những hành động bắt bớ tùy tiện, vi phạm nghiêm trọng các quyền căn bản của người dân, kể cả tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do biểu tình, lập hội và tự do tôn giáo đã được thực thi đúng đắn như quy định trong Hiến pháp chưa ?
Thứ hai, xã hội ổn định làm sao khi mỗi ngày Việt Nam có ít nhất 30 người chết vì tai nạn lưu thông và tình hình tội ác xã hội càng ngày càng nhiều, trẻ hoá và tinh vi, luân thường đạo lý bị đảo lộn ?
Hãy đọc: “Theo nhiều nghiên cứu và thống kê của cơ quan chức năng, trong hơn 5 năm trở lại đây, mỗi năm nước ta có khoảng 10.000 vụ án, với hơn 15.000 đối tượng phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên. Đây thật sự là con số đáng báo động về tình hình trẻ hóa tội phạm. Số vụ vi phạm pháp luật do tội phạm vị thành niên gây ra cũng ngày càng đa dạng, phức tạp và tinh vi, cũng như bộc lộ sự manh động và liều lĩnh. Không chỉ là những vụ trộm cắp, cướp giật, hành hung mà còn rất nhiều vụ án giết người cướp của, hoặc do thù hằn mâu thuẫn cá nhân. Thậm chí còn có cả những vụ án mà những “cậu nhóc” sử dụng công nghệ cao, mạng Internet, điện thoại di động để lừa đảo, tống tiền nhiều người.” (Trích báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 30/01/2015)
Về chuyện Mại dâm ở Thanh phố Hồ Chí Minh thì Ban Tuyên giáo nên đọc báo Việt Nam Express viết ngày 15/9/2014: “Kết quả điều tra thống kê cho biết ở thành phố lớn nhất nước có khoảng 5.500 tiếp viên nữ bị nghi bán dâm tại cơ sở kinh doanh và 200 người bán dâm nơi công cộng.
Theo báo cáo tổng kết 10 năm thi hành pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 của UBND TP HCM, trong những năm qua, tình hình tệ nạn mại dâm tại địa bàn có nhiều diễn biến phức tạp, biểu hiện dưới nhiều hình thức kinh doanh trá hình, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, gây nhiều bức xúc trong cộng đồng dân cư.
Thành phố cho biết, hoạt động mại dâm diễn ra không chỉ bằng hành vi giao cấu giữa kẻ mua và người bán tại khách sạn hoặc một số nhà hàng, vũ trường, karaoke mà phổ biến là các hành vi khiêu dâm, kích dục tại các điểm kinh doanh cà phê, tiệm hớt tóc, gội đầu, xông hơi, cạo gió, giác hơi, spa...”
Gần đây, thành phố tiếp tục xuất hiện một số đường dây mại dâm "gái gọi hạng sang" với những người xưng danh là diễn viên, người mẫu tham gia bán dâm với giá hàng nghìn USD, đồng thời hoạt động mại dâm nam, mại dâm đồng tính nam, mại dâm có yếu tố nước ngoài và xuất cảnh ra nước ngoài bán dâm ngày càng gia tăng. Cá biệt, tại một số cơ sở spa có biểu hiện hoạt động mại dâm đồng tính của giới "gay".
Ngày 04-03-2013, mạng báo Zing.VN viết về tệ nạn này ở Hà Nội: “Tại Hà Nội, thời gian gần đây, thành phố đã rất mạnh tay xử lý các tụ điểm “nóng” về hoạt động mại dâm. Tuy nhiên, qua khảo sát ở nhiều tuyến đường, tình trạng gái đứng đường mời gọi khách làng chơi vẫn không giảm. Đoạn đường Phạm Văn Đồng qua xã Cổ Nhuế và xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm chỉ dài khoảng 1km nhưng có hàng chục tụ điểm mại dâm. Các cô gái công khai đứng xếp hàng trước cửa quán, tràn cả ra đường mời gọi, chèo kéo khách làng chơi. Cũng trên đường Phạm Văn Đồng, đoạn gần công viên Hòa Bình, cứ tối đến, gái mại dâm lại tụ tập ở bãi đất trống để chờ khách. Ở khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, hoạt động mại dâm tại ngõ 107 Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa) diễn ra rất tấp nập. Chỉ cần có khách gọi, tài xế xe ôm kiêm bảo kê sẽ kẹp 3 - 4 gái mại dâm, phóng với tốc độ kinh hoàng để đưa “hàng” đến các quán bar, karaoke, vũ trường, nhà nghỉ. Nhiều “phố vẫy” khác ở Hà Nội cũng hoạt động nhộn nhịp, công khai, gây nhức nhối dư luận những năm gần đây, như: đường Nguyễn Trãi gần chợ Phùng Khoang (huyện Từ Liêm), đường Giải Phóng gần bến xe Giáp Bát, khu vực Cố Thổ (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai), xã Tây Mỗ (Từ Liêm)”
Về tình trạng nghiện ngập, một tài liệu phổ biến ngày 5/11/2014 viết: “Theo đánh giá của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tình hình sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ở Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp, số vụ, số lượng, số loại ma túy bị cơ quan chức năng bắt giữ ngày càng tăng. Việc buôn bán ma túy ngày càng tăng kéo theo tình trạng gia tăng số lượng người sử dụng loại chất cấm này.
Đến cuối tháng 9/2014, cả nước có 204.377 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (trên thực tế số người sử dụng ma túy còn lớn hơn rất nhiều). Kết quả thống kê cho thấy số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đã tăng gần 4 lần trong 20 năm kể từ năm 1994 đến nay (năm 1994 là 55.445 người, trung bình mỗi năm tăng khoảng 7.000 người). Những năm gần đây số người nghiện ma túy của Việt Nam luôn gia tăng, mức tăng trung bình mỗi năm khoảng 6% (Năm 2000, có khoảng 60.000 người nghiện thì năm 2014 có trên 200.000 người nghiện).
Người nghiện ma túy đã có ở 100% các tỉnh, thành phố, gần 90% quận, huyện và khoảng 70% số xã, phường, thị trấn. Người nghiện cũng đã xuất hiện ở mọi thành phần trong xã hội: học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, viên chức, người lao động…
Trong số người nghiện ma túy: 96% là nam giới, 4% là nữ giới, 74% ở độ tuổi 18-35, có 1% dưới 18 tuổi. Người nghiện sử dụng heroin là 72% và có xu hướng giảm dần, tỷ lệ người sử dụng ma túy tổng hợp nhóm kích thích dạng Amphetamin (ATS) ngày càng gia tăng (2,5% năm 2005, 14,5 % đến tháng 9/2014). Tại một số địa phương, tỷ lệ học viên trong Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội (Trung tâm) đã từng sử dụng ma túy tổng hợp cao như: Đà Nẵng 74%, Tây Ninh 61%, Trà Vinh 49%.”
Với một xã hội đen tối như thế thì làm sao mà “ổn định” được ? Đấy là chưa kể đến tình trạng suy đồi đạo đức trong giới trẻ và lãnh đạo đang ngày một lên cao trong nhiều lĩnh vực.
Quốc nạn tham nhũng, nặng nhất là tình trạng tham nhũng vặt thì đông hơn dịch cào cào châu chấu từ thành phố về nông thôn. Đảng đã thất bại. Chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói ông cũng rất khó chịu khi thấy tham nhũng vặt lộng hành.
Ông nói với cử tri Hà Nội: “Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi , như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu.” (ViệtnamNet, 27/09/2013)
Cuối cùng là câu tuyên truyền “độc lập chủ quyền quốc gia được giữ vững” của Ban Tuyên giáo trong Đề cương kỷ niệm 40 năm ngày “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Độc lập thì có những “chủ quyền quốc gia” ở Biển Đông bây giờ đang do Việt Nam hay Trung Quốc “qủan lý giúp” ở Quần đảo Hòang Sa ?
Một vùng biển lớn khác bao quanh 8 bãi đá, quan trọng nhất là Gạc Ma,của quần đảo Trường Sa bị Trung Cộng đánh chiếm ngày 14/03/1988, đã được Bắc Kinh tân tạo thành các căn cứ quân sự ở Trường Sa thì ai đang làm chủ ở đó ?
Vậy ông Đinh Thế Huynh và cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể nói rõ hơn cho dân biết, thay vì chỉ biết tuyên truyền nhảm như viết trong Đề cương mà mang tội với lịch sử .
Nếu không thì dù có tô son điểm phấn bao nhiêu, ý nghĩa của “Kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” cũng vô nghĩa. -/-
Phạm Trần
(03/015)

Biết kết án oan, tử tù Nguyễn Văn Chưởng vẫn phải chết?

Nguyễn Tường Thụy, viết từ Hà Nội
Theo RFA-2015-03-23
12.jpg
Cha mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng kêu oan cho con.Files photo

Sẽ xảy ra chuyện, người bị án tử hình oan xin không xử giám đốc thẩm để còn nhờ công luận tác động may ra thoát chết. Chứ nếu không, “nó” y án cái là toi đời.

Oan vẫn phải chết!

Thật sửng sốt khi đọc bài “Vụ tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã "hết đường" kháng nghị” đăng trên trang Tuổi trẻ online ngày 20/3/2015.

Theo đó, ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp cho biết "vụ án đã có quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, là quyết định cuối cùng nên giờ có thấy sai cũng không thể kháng nghị".

Nguyễn Văn Chưởng bị kết án tử hình trong vụ giết Thiếu tá Nguyễn Văn Sinh. Nguyên nhân dẫn đến án tử hình cho Chưởng là do Chưởng bị kết luận là kẻ cầm đầu.

Nay, Đoàn Giám sát của Quốc Hội kết luận “Căn cứ vào hồ sơ thì Chưởng cũng không phải là người có vai trò chính gây ra cái chết”. Ông Nguyễn Văn Hiện cũng cho rằng “căn cứ vào hồ sơ thì Chưởng cũng không phải là người có vai trò chính gây ra cái chết”.

Như vậy, khép Nguyễn Văn Chưởng vào hình phạt tử hình là sai. Điều này cũng có nghĩa là Chưởng bị kết tội oan. Thế nhưng biết người ta oan mà vẫn không giải được? Đọc hết bài báo thì mới tá hỏa ra rằng, Luật nó là như thế. Đã xử đến Giám đốc thẩm rồi, Hội đồng thẩm phán của Tòa án tối cao đã phán rồi, cứ thế mà thi hành.

Ấy là Đoàn giám sát cũng mới chỉ căn cứ vào hồ sơ thôi. Nhưng hồ sơ có khách quan không hay do tra tấn, do sửa chữa, do dựng lên mà ra?

Còn cơ quan điều tra? Có bức cung, tra tấn phạm nhân không? Phải xử lý những cán bộ này như thế nào? Những người gọi là Hội đồng thẩm phán, cố tình hoặc không đủ chuyên môn nên phán bừa người ta phải chết thì xử lý ra sao? Hai nhóm này không thấy nhắc tới trong bài báo. Rồi những kiến nghị, phân tích của Luật sư về việc cơ quan điều tra vi phạm thủ tục tố tụng và sự phân tích của bao nhiêu bài báo nữa, Đoàn Giám sát của Quốc hội có để mắt đến không?

Nỗi ô nhục cho nền tư pháp

Chẳng có nền pháp luật công minh nào mà xác minh được kết án oan vẫn bắt dân đen phải chết. Đó là thứ qui định độc ác, quái đản, dành cho cái gọi là Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao quyền quyết định số phận và tính mạng con người dù thấy rõ oan sai.

Nếu qui định này cứ tồn tại, sẽ dẫn đến chuyện, người bị kết án oan không dám kháng nghị lên Giám đốc thẩm, nhỡ ra nó quyết bậy một cái thì hết đường kêu. Sẽ xảy ra chuyện, người bị án tử hình oan xin không xử giám đốc thẩm để còn nhờ công luận tác động may ra thoát chết. Chứ nếu không, “nó” y án cái là toi đời.

Tuy nhiên Ủy ban Tư pháp, Đoàn Giám sát của Quốc hội để ngỏ khả năng Chưởng có thể xin Chủ tịch nước ân xá (xuống tù chung thân). Điều này có nghĩa Chưởng phải buộc làm cái việc phụ thuộc vào lời phán bừa của Hội đồng thẩm phán tuy vẫn đầy may rủi.

Tử tù Nguyễn Văn Chưởng vẫn liên tục kêu oan, vì vậy, Chưởng chưa bao giờ viết đơn xin ân xá. Nếu trước đây, Chưởng viết đơn xin ân xá thì việc đơn bị bác bỏ gần như chắc chắn và như vậy, Chưởng đã bị đem bắn từ lâu rồi. Chính cái sự “ngoan cố” ấy mà Chưởng còn sống đến lúc này.

Nay, Quốc hội ít nhất cũng xác định cho Chưởng một nỗi oan là không phải kẻ cầm đầu vụ giết người, tuy nhiên, với Chưởng không chỉ cần có thế.

Cần phải tính đến khả năng Nguyễn Văn Chưởng vẫn không chịu viết đơn xin ân xá mà chấp nhận tử hình, lấy cái chết của mình để thức tỉnh lương tri. Trường hợp này nếu xảy ra thì rõ ràng là một nỗi ô nhục cho nền tư pháp Việt Nam. Họ cần phải tính đến điều đó.

Nếu nói rằng căn cứ vào các quy định của pháp luật thì vụ án Nguyễn Văn Chưởng không được xem xét lại nữa, tức là đã hết cách để cơ quan tiến hành tố tụng sửa sai là lối nói vô trách nhiệm. Chẳng lẽ cả cái chế độ này, biết người ta oan mà vẫn cứ nhắm mắt tước đi mạng sống của họ?

22/3/2015

Nguyễn Tường Thụy, viết từ Hà Nội

*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Cựa quậy

Nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết từ Sài Gòn
Theo RFA-2015-03-24
IMG_105509_44_41_000000.JPG
Một bạn trẻ thắt nơ cho cây xanh ở Hà Nội-Courtesy of baomoi.com

Trong những ngày cuộc “cách mạng cây xanh” bùng nổ, không ít người đã tâm tình trên facebook rằng rồi các vị quan chức sẽ nhận ra sai lầm, khi chúng ta nhắc nhở họ bằng cách hình thức ôn hòa như treo biểu ngữ, thắt nơ xanh, hoặc ca hát nơi những gốc cây đã bị chặt bỏ. Thế nhưng đối lại thiện chí ấy, là những hàng xe chống bạo động lừ lừ chuẩn bị tư thế. Những sinh viên hiền lành kêu gọi bảo vệ cây xanh bị công an, chính quyền Hà Nội bắt giữ, dọa nạt như một loại “phản động”. Những biểu ngữ đầy tính người dán ở các hàng cây bị dân phòng, công an ập đến, xé đi như một thái độ chính trị.

Trái ngược những cuộc diễu hành đầy tính ngớ ngẩn và rỗng tuếch mà Nhà nước vẫn hay tổ chức về Giờ trái đất, Tắt máy xe 20 giây ở các ngã tư để bảo vệ môi trường… công cuộc bảo vệ môi trường rất thực tế của người dân Hà Nội đã bị coi là một loại cựa quậy nguy hiểm.

Như những con cá vàng vẫn cựa quậy trong chiếc bình thủy tinh, đôi khi chúng ta cũng hay như vậy đó: cụng đầu vào phần phong bế trong suốt đó với niềm tin mãnh liệt rằng rồi một ngày, sự bao vây tù hãm sẽ thay đổi.

Chúng ta cựa quậy, có vẻ như đáng thương, trong một môi trường xã hội thật bất an. Tất cả những người trong phong trào đòi chấm dứt tình trạng công dân chết vô cớ trong các đồn công an đều bị đủ loại công an chất vấn nghiêm ngặt. Ý thức công dân cơ bản bị bóp chết với chiếc mũ “phản động”, bất chấp con số thống kê cho biết 226 người chết trong ba năm, ở các đồn công an, nhà tạm giữ. Hầu hết lại được hồ sơ ghi chú đầy ngụy biện là do tự treo cổ. Thật hài hước khi đại biểu Quốc Hội Đỗ Mạnh Hùng hỏi rằng “Vậy thì treo cổ là tự treo hay bị người khác treo?”. Câu trả lời có như thế nào, thì việc lên tiếng của ông Đỗ Mạnh Hùng cũng chỉ là một kiểu cựa quậy. Làn kính trong suốt của hồ thủy tinh cho thấy mọi việc, nhưng có sự thật nào được tìm thấy đâu.

Chúng ta có nên tự mình gọi là những kẻ cựa quậy đáng thương không? Khi các quan chức vẫn mở miệng nói dối, nói bằng giọng của kẻ cai trị chứ không phải là một viên chức hành chánh nhà nước. Như Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long tuyên bố rằng việc chặt cây, không cần phải hỏi đến dân. Chỉ đến khi dư luận ồn ào, Long mới nói bằng giọng của người thích mị kẻ khác, rằng mọi người đã hiểu sai ý ông.

Không phải chỉ riêng chúng ta, mà lịch sử cả thế giới hôm qua, hôm nay vẫn phải đang cựa quậy trong lẽ phải, mệt mỏi cựa quậy để bảo vệ cuộc sống của chính mình mà trớ trêu thay, những kẻ nắm quyền lực thì đang âm thầm tàn phá nó, thậm chí đang trục lợi trên đó.


Ảnh minh họa

Tháng 12, năm 1956, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đến gặp Chu Ân Lai, người giữ chức thủ tướng của Trung Cộng từ 1949 đến 1976, ông bị họ Chu thuyết phục rằng trên thế giới này, chủ nghĩa Cộng sản là bất diệt. Đức Đạt Lạt Ma, khi ấy còn rất trẻ, đã nói rằng mọi lý thuyết đều có tính hữu hạn và sẽ phải thay đổi theo thời gian, thì cái gì sẽ đảm bảo rằng chủ nghĩa Cộng sản sẽ mãi mãi chân lý? Bối rối trước câu hỏi này, họ Chu đã nói ngang rằng “nhưng riêng chủ nghĩa Cộng sản là ngoại lệ, là chân lý mãi mãi”. (The Dalai Lama, tác giả Lowell Thomas, Jr, xuất bản 1961). Thoạt tiên nghe thì lý thú, nhưng với không ít ý kiến bình luận, đó cũng chỉ là một lần cựa quậy trong lẽ phải của vị Phật sống. Nhiều năm sau, ông vẫn phải lưu vong, né tránh nhiều cuộc ám sát của Trung Cộng và vẫn phải làm tang lễ tượng trưng cho hơn 100 người dân Tây Tạng tự thiêu để phản đối sự tiêu diệt văn hóa Tây Tạng của chính quyền Trung Cộng. Thậm chí, nói một cách nào đó, những vụ tự thiêu đó mang đầy màu sắc tuyệt vọng của những người Tây Tạng trong một vòng vây của kẻ xâm lược.

Cựa quậy, nên hay không? Chắc chắn khác với loài cá vàng, con người cựa quậy trong lẽ phải và mãi mãi phải vận động trong thế giới của mình, không chấp nhận cam chịu. Quyền lực không giống như bình thủy tinh, quyền lực chỉ là ảo ảnh dễ vỡ nếu lẽ phải là một nguồn lực được vận động thực tế. B. Pascal (1662- 2012) nói rằng con người đúng là rất yếu ớt, như một cây sậy trước tạo hóa vô biên, nhưng “đó là một cây sậy biết tư duy”. Một dân tộc biết tư duy, sẽ là một dân tộc có thể trường tồn với thời gian dù trãi qua thảm nạn hay bị xâm chiếm. Tư duy với lẽ phải, và không cúi đầu trước bạo lực bao vây mình, là một sự cựa quậy cao quý và cần thiết. Dù có bị coi là yếu đuối hay vô vọng, người Tây Tạng vẫn đang cựa quậy để đến hôm nay, Trung Cộng chưa bao giờ đồng hóa được họ cũng như luôn nhơ nhuốc với bộ mặt một kẻ xâm lược.

Hãy lắng nghe một ai đó vẫn hay nói quanh bạn ngôn ngữ “để làm gì” hay “chẳng được gì” trước một sự kiện xã hội mà lẽ phải hay quyền lợi của đám đông bị xâm phạm. Sống lâu trong sợ hãi và yên lặng, nhiều người đã trở thành một loại vật nuôi trang trí của một quốc gia. Khác những con cá vàng vô tri chấp nhận cuộc sống và cái chết trở thành trò tiêu khiển của kẻ khác, chúng ta là giống loài có suy nghĩ và hành động cho tương lai. Dù là cựa quậy, nhưng đó là một thái độ được phân biệt giữa con người và động vật. Cựa quậy trong hy vọng, và đừng quên trên hành tinh này, chỉ có con người là loài biết hy vọng.

*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.