Monday, June 24, 2019

Hai tầng cướp



Hàng Trung Quốc cực rẻ, chi phí cực thấp, hàng Nhật giá cao. Lấy hàng Tàu về dán mác hàng Nhật thì bán giá cao ngất trời, có thể nói là siêu lợi nhuận. Có thể đôn giá 10 lần hoặc trăm lần để lừa dân Việt để lừa đảo nhân dân. Theo thống kê, năm 2018, Việt Nam nhập hàng hóa chính ngạch từ Trung Quốc là 65,44 tỷ đô. Nếu tính cả hàng lậu thì con số hàng hóa Trung Quốc tràn vào Việt Nam lớn hơn nhiều.
Ngày 28/07/2018, trên tờ Vietnamnet có đăng bài “Số liệu thương mại Việt–Trung vênh hơn 26 tỷ đô la?” đã cho biết: tham tán Kinh tế Thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc Hồ Tỏa Cẩm thông báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt tới 120 tỷ đô la năm 2017 và 66 tỷ đô la trong nửa đầu năm 2018. Trong khi đó, theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 93,8 tỷ đô la năm 2017 và 47,7 tỷ đô la trong nửa đầu năm 2018. Như vậy, số liệu chính thức về giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam thấp hơn tới 26,2 tỷ đô la năm 2017 và 18,3 tỷ đô la trong sáu tháng đầu năm 2018 so với số liệu của Trung Quốc.
Ngược về năm 2015, trên báo Bizlive có đăng bài “Chênh lệch số liệu thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Buôn lậu, kinh tế ngầm?” cho biết trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc 43,9 tỷ USD, song phía Trung Quốc lại thống kê có 63,8 tỷ USD xuất khẩu sang Việt Nam. Chênh lệch là 19,9 tỷ đô. Con số chênh này là do đâu? Hàng lậu.
Đấy là những con số buôn lậu có thể tính được dựa vào con số tổng xuất của Trung Quốc trừ đi con số tổng nhập vào Việt Nam. Còn lại những hàng hóa mà cả phía Trung Quốc và phía Việt Nam không thể thống kê thì lớn hơn rất nhiều.
Giả sử con số 20 tỷ đô hàng Tàu mỗi năm kia mà rơi vào tay bọn gian thương loại như Khaisilk và Asanzo, và bọn này chỉ cần dán mác và thổi giá lên 5 lần để bán cho dân Việt, thì nhân dân đã mất 80 tỷ đô cho giới này làm giàu rồi. Mới có Khaisilk và Asanzo bị thịt, đó chỉ là bề nổi, còn thực tế loại doanh nghiệp này rất nhiều ở Việt Nam nhưng chưa đổ bể ra thôi. Những doanh nghiệp lấy hàng Tàu dán mác bán lại để thu siêu lợi nhuận như vậy rất nhiều, và họ thừa biết phải dùng tiền nhét mõm quan chức chính quyền để chính quyền trở thành thành trì bảo vệ chúng.
Xây dựng chính sách thuế để phát triển kinh tế đất nước như thế nào cho đúng? Nó giống như chơi game vậy. Ban đầu ở level 1 nhưng chưa vượt qua thì bạn chơi cho tới lúc vượt qua nó. Khi vượt qua level 1 bạn được chơi ở level 2, và nếu anh vượt qua thì anh sẽ chơi level 3, cứ như vậy mà tăng dần lên thành game thủ siêu đẳng. Đối với nhà làm chính sách cũng vậy, dựng thuế nhập khẩu cao để bảo vệ nền sản xuất trong nước, khi nền sản xuất lên level thì giảm dần thuế để hàng ngoại chất lượng tràn vào cạnh tranh hàng nội, và cứ như thế sẽ đến lúc hàng nội sẽ nâng tầm và cạnh tranh sòng phẳng với hàng ngọai.
Thế nhưng chính phủ Việt Nam đã làm gì? Họ cũng đánh thuế hàng nhập cao với danh nghĩa là bảo vệ nền sản xuất trong nước. Vậy câu hỏi phát sinh là, anh nói anh bảo vệ nền sản xuất trong nước, thì tại sao anh lại để hàng lậu hàng rẻ Trung Cộng ồ ạt tràn vào đội lớp hàng nội? Việc đội lốt này nó sẽ đánh gục hàng nội chứ bảo vệ gì? Vậy thì anh đánh thuế cao là để làm gì? Việc đánh thuế cao lúc này chỉ còn mang ý nghĩa là để cướp lấy tài sản nhân dân mà thôi, bởi vì ý nghĩa bảo vệ nền sản xuất không còn nữa.
Như vậy qua đây chúng ta nhìn thấy vấn đề nổi cộm là gì? Là nhân dân ta đang chịu 2 tầng cướp bóc. Tầng thứ nhất đó là chính quyền đánh thuế cao để quan chức rút ra bỏ túi riêng bằng tham nhũng. Tầng thứ nhì là thả cho gian thương lấy hàng Tàu dán mác hàng Việt. 2 loại này đang cộng sinh và sống phè phỡn trên sự cực nhọc của nhân dân. Trong khi nền sản xuất trong nước chết dần chết mòn mà nhân dân phải bị 2 bàn tay khổng lồ móc túi rất đậm thì thử hỏi đất nước nào ngóc đầu cho nổi?
Cho nên, loại bỏ CS là cần thiết. Loại bỏ CS thì nền sản xuất của đất nước mới hồi sinh, nhân dân sẽ thoát được 2 tầng cướp. Và quan trọng hơn nữa là nguy cơ mất nước không còn./.

Chơi ngu là chết



Nguyễn Việt Nam|

Bên Mỹ đang đưa Việt Nam vào tầm ngắm thương mại vì cái tội rửa hàng cho Trung Quốc và ngấm ngầm gật đầu cho Trung Quốc mượn sân để lách thuế. Thêm vào đó là Mỹ đang thâm hụt thương mại ngày càng nhiều với Việt Nam. Điển hình là kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng của Việt Nam như gỗ…sang Mỹ ngày càng tăng. Nếu Mỹ mà trừng phạt bằng cách đánh thuế hàng Trung Quốc dán nhãn Made in Việt Nam thì nguy cơ sẽ đánh luôn hàng cùng loại của Việt Nam sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, đặc biệt là Phúc Niễng rất hoan nghênh các kế hoạch của Trung Quốc cũng như hồ hởi mở cửa để FDI Trung Quốc vào nhiều hơn. Trong vụ này không đơn giản chỉ là bọn Phúc được hoa hồng để là nơi rửa hàng cho Trung Quốc mà nguyên nhân chính là Việt Cộng chỉ là con bài, là nô bộc nên Trung Quốc nó bảo là phải nghe.
Không đơn giản chỉ là về kinh tế mà cái trò ngoại giao đu dây của Việt Cộng rất nguy hiểm. Đây cũng sẽ là nguyên nhân gây ra chiến sự ở Biển Đông. Một mặt vì giữ chế độ mà Việt Cộng để cho Trung Quốc hoành hành, chiếm đóng ở Biển Đông. Một mặt muốn Mỹ và các đồng minh qua để duy trì tự do hàng hải cũng như chủ quyền để khai thác tài nguyên ở Biển Đông. Chính vì vậy mà Việt Cộng đưa Mỹ và Trung Quốc vào cuộc đối đầu đầy căng thẳng ở đây và ngồi ngoài xem đánh nhau. Tính là như thế nhưng Việt Cộng lại dính vào thế ruồi muỗi chết vì trâu bò húc nhau. Một mặt là tiền, một mặt là chế độ khiến Việt Cộng quay như cù. Tất cả vai trò mà Việt Nam đảm nhiệm liên quan đến vấn đề xoay trục Châu Á của Mỹ hay cuộc chiến Mỹ- Trung- Triều chỉ đơn giản là đảm nhiệm vai trò của một con cờ chứ không có cái vai trò hay vị thế nào như báo chí cộng sản nói.
Đơn giản bây giờ nếu có nổ súng ở Châu Á hay cụ thể hơn là ở Biển Đông chẳng hạn thì kinh tế Việt Nam banh bét nhè vì sự rút đi của FDI hoặc việc Mỹ đánh thuế cũng vậy FDI cũng tháo chạy, khối doanh nghiệp trong nước cũng toi. Tất cả chỉ vì cái trò chơi ngu của Việt Cộng. Do đường lối đu dây nhưng lại đi đêm với Trung Quốc và trò thu hút FDI vô tội vạ của Việt Cộng mà ra. Vụ này mà Mỹ áp thuế hay cấm vận Việt Nam thì khéo tiền Việt Nam thành giấy lộn như chơi ấy nhỉ./.

Tự thua chính mình

Như vậy là truyền thông nhà nước đã thừa nhận “thua cuộc” trước mạng xã hội về chính cái mà mình hoạt động – báo chí.
Vì đâu lại có sự thể trớ trêu này? Bởi báo chí nhà nước đã không thể phản ánh cái tồn tại trong xã hội, không nói lên tiếng nói của người dân khi họ cần tới.
Và vì đâu lại cần có “chiến đấu sòng phẳng”, là bởi sự kiểm duyệt của quyền lực đã hạn chế và là nguyên nhân gây nên “sự thua cuộc” ê chề này?
Dù gì thì, ngay cả những áp phích quảng cáo trưng trên trang đầu tiên của các tờ báo nhà nước, nó cũng vẫn ngày càng trở nên ngắc ngoải, sa sút.
Nó không đem tới cho nhân dân một niềm tin về sự trung thực và kịp thời, nó có được nuôi dưỡng bởi tiền thuế của nhân dân và một phần từ các hợp đồng quảng cáo, nó cũng không sớm thì muộn sẽ bị lãng quên và thất bại trên chính lĩnh vực của nó.
Thua cuộc? Không thua gì cả! Họ thua chính họ vì họ đã không thực sự hoạt động báo chí và không đứng với dòng chảy lịch sử – họ nói theo định hướng và sự điều khiến của lợi ích (nhóm, quyền lực, thương mại…).
Làm sao mà nó có thể đứng vững được trong một xã hội thông tin và cần nhất tri thức để vận hành?
Báo chí không thua mạng xã hội, mà là nó đã không theo kịp thời đại, mặc dù và nó đã luôn mang hai từ “cách mạng” mang mặc vào trên bản thân nó như một nhiệm vụ hào nhoáng hàng đầu. Thế nhưng cái cần thì nó lại không có – sự trung thực (độc lập) và theo xu thế của thời cuộc.
Nó cần phải chiến đấu với chính nó, với cái mà làm nó trở nên thua cuộc, đó là sự kiểm duyệt và chi phối của quyền lực (chính trị).
Thực tế và bản thân thông tin hay sự kiện không bao giờ lệ thuộc vào quyền lực, thế nên khi lệ thuộc vào điều đó, tức là nó đã chấp nhận thua cuộc vì mất đi tự do của mình.
Nếu không nô lệ cho quyền lực hay không phục dịch cho lợi ích chi phối nào đó, ngoại trừ sự toàn diện của sự kiện, nó sẽ được thừa nhận như sứ mệnh cao cả đúng nghĩa của nó. Nếu không, không cần chiến đấu với ai, nó đã tự loại bỏ mình khỏi sự cần thiết và những đòi hỏi từ chính đời sống mà nó luôn nhân danh để vì.
Nơi nào có tự do và sự thật, nơi đó nhân dân và thời cuộc cần tới./.

Hãy nhìn lại chính mình

Võ Văn Thưởng
Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương vừa có bài viết “Truyền thông xã hội đối với ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam” nói về những tiềm ẩn nguy hiểm mà mạng xã hội có thể đem lại cho guồng máy chính trị hiện nay (1). Bài viết công phu và nhìn nhận hai mặt tích cực và tiêu cực của người dùng mạng xã hội trong nước nhằm đề ra biện pháp đối phó mà tác giả ghi nhận trong “5 là” có nội dung định hướng cho giới chức trách mà tác giả chỉ ra gồm các cơ quan đảng. cơ quan thực thi pháp luật, báo chí, các doanh nghiệp IT, và ngay cả người dân có nhu cầu sử dụng mạng xã hội như YouTube, Facebook, Fanpage, Twitter.
Mở đầu bài viết tác giả nhấn mạnh đến những phong trào cách mạng màu với cái nhìn có thể chưa đủ thuyết phục: “Nhìn lại các cuộc “cách mạng màu” hay các cuộc biểu tình bạo động mang hơi hướng của “cách mạng màu” được hiện đại hóa trong mấy thập niên gần đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, chính truyền thông xã hội đã châm ngòi, thổi bùng bằng kích động, tổ chức và thông tin, khiến ban đầu là các phong trào đường phố, đi đến bạo động và hệ quả là sự suy yếu nhanh chóng của các chế độ như ở Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi, Mỹ Latinh”.
Truyền thông xã hội không hề châm ngòi cho bất cứ cuộc cách mạng nào mà nó chỉ là phương tiện để các cuộc cách mạng ấy lan rộng ra với quần chúng. Châm ngòi cho các cuộc nổi dậy của quần chúng là các chế độ độc tài, sống quá lâu trên mồ hôi nước mắt của nhân dân, bóc lột, đày đọa người dân của họ bằng sức mạnh của nòng súng khiến sự căm phẫn dồn nén nhiều năm có cơ hội nổi dậy từ một sự kiện bất công nào đó.
Viết về cuộc biểu tình dài ngày của “Áo Vàng” tại Pháp, tác giả cho rằng “Phong trào lan nhanh bởi những lời kêu gọi phát tán trên mạng xã hội đã thổi bùng cơn giận dữ, vượt xa mục tiêu ban đầu là kích động biểu tình để phản đối chính sách, trở thành bạo loạn.” Nhưng trên tờ Tuổi Trẻ đã trích dẫn lại thì khác với những gì mà ông Võ Văn Thưởng nhận định: “Nhà nghiên cứu Romain Pasquier ở CNRS ghi nhận ngoại trừ vài thành phố lớn và thủ đô Paris, phong trào biểu tình áo khoác vàng chủ yếu diễn ra ở khu vực ngoại ô.
Tham gia biểu tình gồm đủ thành phần, từ công nhân, người thu nhập thấp cho đến người buôn bán, thợ thủ công. Họ là những người phải lái xe hơi mỗi ngày, có thu nhập khiêm tốn và không phải là thành phần nghèo nhất trong xã hội.” (2)Viết về cuộc biểu tình dài ngày của “Áo Vàng” tại Pháp, tác giả cho rằng “Phong trào lan nhanh bởi những lời kêu gọi phát tán trên mạng xã hội đã thổi bùng cơn giận dữ, vượt xa mục tiêu ban đầu là kích động biểu tình để phản đối chính sách, trở thành bạo loạn.” Nhưng trên tờ Tuổi Trẻ đã trích dẫn lại thì khác với những gì mà ông Võ Văn Thưởng nhận định: “Nhà nghiên cứu Romain Pasquier ở CNRS ghi nhận ngoại trừ vài thành phố lớn và thủ đô Paris, phong trào biểu tình áo khoác vàng chủ yếu diễn ra ở khu vực ngoại ô.
Tác giả Võ Văn Thưởng cũng nhấn mạnh ở điều mà ông gọi là thông tin giả qua cái nhìn của Tuyên giáo: “Truyền thông xã hội, tin giả đã trở thành từ khóa làm nhiều người liên tưởng tới những cuộc xuống đường bạo động khiến cả châu Âu và thế giới đứng ngồi không yên suốt thời gian qua. Ngay tại Mỹ, sau những cuộc biểu tình chiếm phố Wall (năm 2011), giới chính trị gia đã chỉ trích đích danh Facebook, Twitter là “công cụ của bạo loạn.”
Báo chí phương Tây cũng đúc rút phương thức dùng truyền thông xã hội tạo nên những “đám đông” kích động, đó là: châm ngòi xuống đường; triệt để lợi dụng các sự cố, tai nạn, những cái chết để tạo cớ bạo loạn; sử dụng điện thoại di động, mạng xã hội để kích động và liên kết trong, ngoài.”
Rất tiếc, tác giả không nghĩ xa một chút về các cuộc biểu tình ở phương Tây và đặc biệt là Mỹ. Nếu ông được lớn lên trong cuộc chiến tranh Việt Nam ông sẽ thấy rằng lúc mà Internet chưa được sinh ra người Mỹ đã có những cuộc biểu tình long trời lở đất chống chiến tranh Việt Nam, dẫn tới cuộc rút quân của quân đội Mỹ và tạo tiền đề cho ngày 30 tháng 4. Lập luận mạng xã hội gây nên những cuộc bạo loạn là không thuyết phục.
Nếu đi sâu hơn về thông tin giả mà tác giả lo ngại, đối với Việt Nam có lẽ trong vị trí của một người đứng đầu ban Tuyên giáo ông nên nhìn lại những gì mà Đảng Cộng sản đang làm hiện nay có thể bị cáo buộc là đang thực hiện những thông tin giả một cách công khai bất kể sự hiểu biết của dân chúng đã trưởng thành sau nhiều năm sống dưới chế độ.
Có những thông tin giả chỉ vài giờ là nhận ra nhưng cũng có những thông tin đến vài năm người dân mới phát hiện. Thí dụ ông Nguyễn Thiện Nhân trong khi giữ chức Bộ trường Bộ Giáo dục đã điềm nhiên công bố “đến năm 2010, giáo viên có thể sống được bằng lương” (3) và thông tin này sau đó được toàn thể nhân viên của Bộ giáo dục chứng minh là “giả”.
Mạng xã hội có thể là nơi duy nhất để người dân bàn bạc thảo luận hay chia sẻ những gì họ quan tâm, tuy nhiên có những chủ đề chính đáng lại bị nhà nước cho là “nhạy cảm” và ngăn cản mặc dù cũng chính nhà nước khuyến khích người dân “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Sau khi bài viết của ông Võ Văn Thưởng xuất hiện thì tạp chí Cộng sản phát hành ngày 21 tháng 6 năm 2019 nhắc lại câu này như một khẳng định của chân lý: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” không chỉ là khẩu hiệu dân vận hoặc phương châm thực hiện chủ trương, đường lối mà phải trở thành một định chế và quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa.” (4)
Với tinh thần của bài báo này thử hỏi khi dân chúng nêu câu hỏi về Hội Nghị Thành Đô trên Facebook có phải là phản động hay không mặc dù trên mạng Internet đã xuất hiện dầy dặc những thông tin về vấn đề này. Chẳng hạn như bài viết của Hồng Khiêm, Nguyên Tham tán Bộ Ngoại giao về Hồi ký Trần Quang Cơ, có đoạn: “Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ CNXH, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và CNXH thế giới, chống lại hiểm hoạ ‘diễn biễn hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm ““giải pháp Đỏ”. (5)
Nếu nhà nước không bưng bít thông tin như lâu nay thì làm gì người dân có cơ hội bàn tán trên mạng xã hội, thay vì vui chơi, mua sắm hay khoe hình ảnh gia đình, con cháu của mình?
Đã từ lâu báo chí bị cấm nhắc tới hai chữ Trung Quốc khi những chiếc tàu này đâm chìm tàu của ngư dân Việt Nam mà phải dùng từ “tàu lạ”. Chính từ ngữ tránh né này đã chọc giận tinh thần dân tộc khiến người dân Việt Nam bùng lên những cơn biều tình chống Trung Quốc chứ không phải do mạng xã hội kích động như ông Võ Văn Thưởng biện bạch. Những nguyên nhân tiềm ẩn này nhà nước phải thấy trước khi người dân bùng lên như ngày 10 tháng 6 năm 2018 khi hàng chục ngàn người biểu tình đòi bải bỏ dự luật Đặc khu.
Điều thú vị là cuộc biểu tình này nhà nước không tìm ra chứng cứ nào từ internet hay mạng xã hội có sự kích động nhưng nó vẫn xảy ra. Vậy thì trước khi lo nó tác động tới người dân gây hậu quả nghiêm trọng thì chính bản thân Đảng, chính phủ phải nghiêm khắc nhìn lại chính mình trước khi lên án một phương tiện đang giúp cho người dân sống cuộc đời đáng sống.
(1) http://soha.vn/truyen-thong-xa-hoi-doi-voi-on-dinh-chinh-tri-xa-hoi-o-viet-nam-

Xin một tiếng nói để ngăn một tội ác

Đỗ Văn Ngà|

Đất nước không của riêng ai, mọi người đều có trách nhiệm với nó, nhưng ĐCS đã tự giới hạn sự đóng góp trí tuệ của toàn dân bằng điều 4 Hiến pháp – điều khoản quy định ĐCSVN độc quyền lãnh đạo đất nước. Điều này có nghĩa là ĐCS quyết tước đi sức mạnh trí tuệ của toàn dân và dìm dân tộc trong bể đói nghèo và lạc hậu và đẩy dân tộc vào nguy cơ mất nước.
Tất nhiên, với một điều khoản vô lý như vậy, thì chắc chắn giới trí thức phải nhận ra thủ đoạn tước bỏ tiềm lực quốc gia để giành hết quyền lãnh đạo về mình như thế là không thể chấp nhận được. Một ĐCS nhỏ nhoi mà bắt 100 triệu dân thế hệ chúng ta, 150 triệu dân thế hệ con, rồi 200 triệu dân thế hệ cháu và rất nhiều trăm triệu dân thế hệ chắc của chúng ta phải trả giá cho sự ngu dốt cổ hũ của chừng 200 người lãnh đạo trong ĐCS sao? Đây là một sự phi lý không thể nào chấp nhận được. Vì thế mà những người trí thức phải cất lên tiếng nói, nhẹ thì yêu cầu ĐCS thay đổi, mạnh hơn thì kêu gọi nhân dân chung tay loại bỏ nhân tố làm lụn bại đất nước. Tất cả những gì họ làm là rất chính đáng, là vì tương lai nhiều thế hệ mai sau, vì tương lai đất nước.
Sự thức tỉnh chỉ mới bắt đầu thì chưa thể dẫn đến hành động, nhưng qua thời gian nhự nhận thức trở nên đông đảo về số lượng, sự chín muồi trong hiểu biết nó sẽ đưa đến một sự tích lũy sự phẫn nộ trong triệu người, rồi cũng đến lúc nó phải bùng nổ. Sự bùng nổ ấy sẽ xô ngã bức tường điều 4 Hiến pháp – điều mà ĐCS sợ nhất. Chính vì thế mà hiện nay ĐCS phải gia cố bức tường này cho thật kiên cố. Và câu hỏi đặt ra là, ĐCS gia cố bức tường Điều 4 Hiến Pháp bằng vật liệu gì? Xin trả lời, đó là tội ác.
Hiện nay, lực lượng Công An CS đã biến chất, nó không còn bảo vệ an toàn cho nhân dân như ý nghĩa mà nó đã tự nhận lâu nay, mà ngày nay nó sẵn sàng thâu nạp côn đồ gây tội ác thay nó, nó sẵn sàng hóa trang thành côn đồ để trả thù dân, nó sẵn sàng tiếp tay cho buôn lậu, tiếp tay cho bọn buôn ma túy, sẵn sàng giết người nếu nạn nhân không chịu nhận tội nó tự ghép vv.. nghĩa là nó còn làm cho xã hội bất an hơn. Đổi lại, công an phải bảo vệ chế độ bằng mọi giá, dùng những thủ đoạn tàn độc nhất, làm những gì ác nhất để cho điều 4 được “vững bền”.
Hiện nay nhà tù CS không coi những kẻ giết người ngoài xã hội là thành phần nguy hiểm mà họ xem những người lên tiếng đòi ĐCS từ bỏ độc tài lãnh đạo là thành phần nguy hiểm nhất. Người dân biết đòi lại sự tốt đẹp cho đất nước, biết đòi lại sự giàu có cho thế hệ tương lai, biết đòi ĐCS thoát Trung để đất nước trường tồn lại bị ĐCS xem là tội phạm nguy hiểm nhất. Trên thế giới, những nước tiến bộ người ta dùng nhà tù để tước bỏ quyền tự do của công dân nhằm răn đe, giáo dục và cách ly tội phạm với xã hội thôi. Nhưng với nhà tù CS thì khác, họ xem đây nơi trả thù người yêu nước.
Thực ra tù nhân lương tâm (tức tù chính trị) họ không có tội, họ chỉ bị ghép tội vì ĐCS đổi trắng thay đen, đổi đúng thành sai mà ghép tội họ. Phía sau những song sắt, khi không còn ai quan sát, những trò tiểu nhân nhất được áp dụng nhằm khủng bố tinh thần tù nhân. Mục đích là làm suy kiệt thể xác tù nhân để trả thù và để bảo vệ Điều 4 Hiến Pháp vô lý mà họ tự đặt ra.
Trong quá khứ, anh Huỳnh Anh Trí bị nhà tù CS làm cho lây nhiễm HIV, và đến giai đoạn cuối họ trả anh về gia đình nhằm phủi bỏ trách nhiệm. Những điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho tù nhân, nhà tù tùy tiện cắt bỏ để tra tấn nạn nhân, và quan trọng hơn nó bào mòn nhanh sức khỏe và cướp dần tuổi thọ của những tù nhân lẽ ra là vô tội này. Nhà báo Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, anh Trần Huỳnh Duy Thức vv.. đều đã phải dùng đến mạng sống để đòi yêu sách – tức họ phải tuyệt thực. Chuyện này đã làm cho dư luận xã hội lên án bao lâu nay, nhưng nhà tù này vẫn vậy, vẫn giữ nguyên thủ đoạn tước đoạt sức khỏe, tước đoạt tuổi thọ tù nhân như vậy. Tiếp tục hôm nay anh Trương Minh Đức và những tù nhân khác đang phải tuyệt thực ở trại giam Số 6 Thanh Chương, Nghệ An. Họ đã tuyệt thực 10 ngày để đòi hỏi nhà tù phải cấp quạt cho mình. Không có gì ác bằng dưới cái nóng đến 50 độ mà không có quạt. Phải nói rằng, đây hình thức trả thù rất dơ bẩn và rất man rợ trong thời đại văn minh này.
Để xây dựng sự độc tôn, bảo vệ sự phá hoại của các lãnh đạo CS mà ĐCS đã ra thủ đoạn trả thù tù nhân lương tâm. Mong xã hội giúp một tay để lên tiếng cứu lấy một con người. Một tiếng nói rất dễ nhưng có thể cứu được một mạng người. Mong rằng xã hội đừng thờ ơ. Xin mọi người đừng tiếc một tiếng nói để đánh động xã hội nhằm ngăn tội ác mà ĐCS đang thực hiện sau song sắt nhà tù./.

Hồng Kông, cuộc tranh đấu cho tương lai

Đinh Yên Thảo, Dallas, Texas 
Người biểu tình Hong Kong ngoài Trụ sở Cảnh sát ngày 21/6/2019
Người biểu tình Hong Kong ngoài Trụ sở Cảnh sát ngày 21/6/2019-AFP
Có lẽ Hồng Kông là một quốc gia gắn bó và ảnh hưởng nhiều với người dân Việt Nam về nhiều mặt, trong đó phải kể đến văn hóa, xã hội. Từ trước năm 75, tất nhiên còn nhiều điều khác hơn để nhắc đến, nhưng với giới trẻ miền Nam Việt Nam thì khi nhắc đến  Hồng Kông, người ta khó lòng quên được Kim Dung cùng các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp kỳ tình của ông hay các bộ phim võ thuật Hồng Kông với những minh tinh nổi tiếng như Lý Tiểu Long, Trần Tinh, Vương Vũ, Địch Long, Khương Đại Vệ... mà nhiều người đã từng say mê một thời. Sau 75, những năm thập niên 80 khi phim bộ Hồng Kông trở thành một hiện tượng tại Châu Á thì hệ thống an ninh dày đặc của công an Việt Nam cũng không ngăn được người dân thuê mướn chui, chuyền tay lén lút xem những bộ phim Hồng Kông hấp dẫn, cuốn hút cho đến khi chúng được chính thức cho phép công chiếu rộng rãi về sau. Từ trong nước ra đến hải ngoại, phim bộ Hồng Kông đã lấy đi bao nhiêu giấc ngủ cùng nước mắt của nhiều người khi thức sáng đêm xem các bộ phim tình cảm xã hội hay xã hội đen của Hồng Kông. Giới trẻ rành và hâm mộ Lưu Đức Hòa, Trương Mạn Ngọc hơn cả những lãnh tụ cách mạng luôn được nhà cầm quyền tô vẽ và ra sức tuyên truyền.
Hương Cảng, tên gọi của Hồng Kông được đặt tên với ý nghĩa là một "cảng thơm hương" bởi tương truyền nó từng là bến cảng vận chuyển những mộc dược, thảo hương của thế giới. Là một thương cảng và quân cảng có vị trí chiến lược, Hồng Kông được phương Tây chú ý khi sang giao thương với đại lục từ vài thế kỷ trước. Về mặt địa lý, Hồng Kông là một đảo duyên hải vùng Đông Nam của Trung Hoa Lục Địa, từ Hải Phòng đến Hồng Kông chỉ hơn 600 hải lý nên Hồng Kông cũng từng là một điểm đến của làn sóng thuyền nhân Việt Nam từ những năm cuối thập niên 70, trong đó có không ít thuyền nhân miền Bắc đã tìm đường vượt thoát chế độ để đến với Hồng Kông. Với diện tích chỉ hơn một ngàn cây số vuông và khoảng hơn bảy triệu dân , Hồng Kông có thể xem như tương đương với Sài Gòn về diện tích và dân số, hay chính xác hơn là rộng hơn khoảng phần tư và ít dân hơn cả Sài Gòn hiện nay nhưng lại là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu tại Châu Á và thế giới, cũng như là một quốc gia phát triển cao, thuộc hàng giàu có của thế giới khi GDP bình quân đầu người cao hơn cả Hoa Kỳ, theo số liệu từ World Bank và IMF.
Để hiểu lý do tại sao Hồng Kông từng là nhượng địa của Anh rồi được trao trả lại Trung Cộng năm 1997, để rồi cùng với Macau đã trở thành một đặc khu hành chính (SAR - Special Administrative Region) của Trung Cộng, có lẽ cần nhắc lại đôi điều lịch sử. Dù theo sau các quốc gia Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong việc thám hiểm, tìm kiếm thuộc địa và giao thương, Anh nhanh chóng bắt kịp các nước này để trở thành một cường quốc và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình khắp thế giới. Từ Châu Mỹ, Châu Phi sang đến Châu Á-Thái Bình Dương, rồi Úc Châu, Tân Tây Lan, nơi đâu cũng có thuộc địa và lãnh thổ của Anh. Giai đoạn cực thịnh kéo dài hàng thế kỷ từ đầu thế kỷ 19, Đế Chế Anh xem như kiểm soát khoảng một phần tư dân số và diện tích thế giới. Từ Ấn Độ, người Anh đến với Trung Hoa trong mục đích giao thương hơn là tìm kiếm thuộc địa vì xứ sở này quá rộng lớn. Trong khi hàng hóa từ Trung Hoa được bán sang Châu Âu như tơ lụa, trà, gốm sứ... khá nhiều thì ngược lại hàng hóa của Anh và Châu Âu bán lại cho vùng đất này không bao nhiêu, nên các hãng Anh tại Ấn Độ đã tuồn bán nha phiến sang Trung Hoa để bù đắp và đó là một nguồn lợi lớn lao. Triều đình Mãn Thanh từng nghiêm cấm và tịch thu nha phiến lậu trong nhiều năm cho đến khi một số lượng nha phiến khá lớn của Anh bị tịch thu, cuộc Chiến Tranh Nha Phiến lần thứ nhất đã xảy ra vào năm 1839. Đông quân nhưng vũ khí thô sơ, triều đình nhà Thanh nhanh chóng thất trận và đầu hàng, buộc phải ký Thỏa Ước Nam Kinh vào năm 1942, nhường lại Hồng Kông cho Anh và để cho phương Tây tràn vào lục địa. Những bất đồng và tranh chấp giữa hai nước lại tiếp tục gia tăng nên đến năm 1856, Chiến Tranh Nha Phiến lần hai lại diễn ra giữa liên quân Anh-Pháp với sự kết quả đương nhiên là nhà Thanh lại thất trận, nhường thêm bán đảo Cửu Long (Kowloon) phía Bắc Hồng Kông, hợp pháp hóa việc giao thương nha phiến và cho phép  tự do tôn giáo qua Thỏa Ước Bắc Kinh năm 1860.
Đến cuối thế kỷ 19, từ sự suy yếu và thất bại của nhà Thanh sau cuộc chiến Thanh-Nhật trong việc tranh giành ảnh hưởng với Triều Tiên, Nga cùng các nước phương Tây một lần nữa chiếm đất Trung Hoa qua các điều ước mang danh nghĩa thuê nhượng. Năm 1898, theo sau các khế ước thuê đất của Nga và Pháp, Anh đã mở rộng thêm Hồng Kông thành vùng Tân Giới (New Territories)  để ký Thỏa Ước Bắc Kinh lần hai, buộc nhà Thanh cho thuê Hồng Kông miễn phí trong vòng 99 năm, thời hạn mà người Anh nghĩ rằng sẽ là vĩnh viễn và không bao giờ trao trả. Trong tay người Anh, Hồng Kông đã thật sự trở thành một quốc gia phát triển mạnh mẽ, trở thành một trung tâm thương mại và tài chính hùng mạnh nối liền giữa Đông-Tây, không chịu nhiều ảnh hưởng theo các biến động tại Châu Á và thế giới trong suốt thế kỷ 20.
Nhưng một thế kỷ trôi qua nhanh hơn người Anh của thế kỷ trước đã từng suy nghĩ, sau nhiều năm thương thuyết, đến năm 1984 chính phủ Anh dưới thời Thủ Tướng Maragret Thatcher và Trung Cộng dưới quyền Tổng Bí Thư Hồ Diệu Bang đã đi đến thỏa thuận là Anh đồng ý giao trả Hồng Kông lại cho Trung Cộng khi hết thời hạn thuê mướn vì không muốn những biến động xảy ra với Hồng Kông. Cuộc bàn giao đã xảy ra vào giữa năm 1997,  bất kể sự phản đối của người dân Hồng Kông cũng như làn sóng rời bỏ Hồng Kông sang Canada cùng nhiều quốc gia khác trước cuộc trao trả. Theo như thoả thuận này, Hồng Kông trở thành một đặc khu hành chính của Trung Cộng theo chính sách một quốc gia, hai thể chế như hiện nay. Hồng Kông được toàn quyền tự trị như một quốc gia dân chủ có chủ quyền, có hệ thống kinh tế, hành chính, pháp luật tiếp tục như xưa nay, ngoại trừ vấn đề ngoại giao và quốc phòng trong vòng 50 năm, tức cho đến năm 2047. Đồng thời Hồng Kông có quyền đa đảng và người dân có quyền tự do ngôn luận như vốn dĩ. Nhưng điều này xem ra đang bị lung lay trong các năm qua, khi Trung Cộng đã không tuân thủ theo cam kết sẽ không can dự vào nền dân chủ và tự trị của Hồng Kông. Bởi Trung Cộng không phải là các quốc gia dân chủ Tây Phương.
Chỉ hơn bảy triệu dân nhưng các nguồn tin cho biết đã có đến hai triệu dân xuống đường phản đối dự luật dẫn độ của Trung Cộng và đòi giới chấp pháp thân Trung Cộng của Hồng Kông phải từ chức, quốc gia dân chủ lâu đời như Hồng Kông không thể dễ dàng khuất phục trước "mẫu quốc". Joshua Wong, tức chàng thủ lĩnh sinh viên Hoàng Chi Phong 22 tuổi từng phát biểu đầy khẳng khái rằng, "Tôi hy vọng rằng, ngay cả khi tôi phải vào tù thì việc này cũng thôi thúc ngày càng nhiều người Hồng Kông dự phần quyền tự quyết cho tương lai của mình thay vì trông vào giới cầm quyền đã đang chi phối đến tương lai chúng ta".  Xin gởi lời ủng hộ và lòng ngưỡng mộ đến cuộc tranh đấu của người dân Hồng Kông hiện nay.

Hàng chục ngàn người dân Đài Loan biểu tình tẩy chay “truyền thông đỏ”

RFA-2019-06-24   
Hàng ngàn người Đài Loan biểu tình phản đối truyền thông đỏ và đòi bảo vệ dân chủ ở Đài Bắc hôm 23/6/2019
Hàng ngàn người Đài Loan biểu tình phản đối truyền thông đỏ và đòi bảo vệ dân chủ ở Đài Bắc hôm 23/6/2019-AFP
Hàng chục ngàn người dân Đài Loan đội mưa suốt 4 giờ đồng hồ vào chiều ngày 23/6/2019 trước con đường dẫn vào Phủ Tổng thống ở Đài Bắc để phản đối và kêu gọi tẩy chay “truyền thông đỏ” có nguy cơ làm suy yếu nền dân chủ của đảo quốc này.
Cuộc biểu tình do nhà lập pháp Huang Kuo-chang của Đảng Sức mạnh Thời đại (NPP) và Youtuber nổi tiếng Holger Chen tổ chức trong bối cảnh mà ông Huang gọi là "các mối đe dọa của chế độ Cộng sản Trung Quốc độc tài thẩm thấu vào người dân Đài Loan khiến người dân khó hưởng được dân chủ”.
"Nhiều người đi trước đã trải qua máu và mồ hôi để cho chúng ta tự do và dân chủ. Tôi không muốn thấy 'thế lực đỏ' xâm chiếm Đài Loan để kiểm soát phương tiện truyền thông và thao túng những gì mọi người nghĩ”, anh Alex Chang - một người biểu tình nói với hãng tin AFP.

Các cơ quan truyền thông bị cáo buộc thân Trung Quốc

Người biểu tình cáo buộc các đài truyền hình ở Đài Loan như CTiTV, CTV và các cơ quan truyền thông khác có xu hướng chỉ đưa những bản tin có lợi cho Trung Quốc.
Họ cũng cho rằng sự phản đối “truyền thông đỏ” cũng bao gồm các cơ quan báo đài bị đặt dưới sự lãnh đảo của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Các đài kể trên bị chỉ trích là đưa các bản tin thiên về Trung Quốc hay phớt lờ các cuộc biểu tình lên tới hàng triệu người vừa qua của người Hồng Kông nhằm phản đối dự luật dẫn độ về đại lục gây tranh cãi.
Hãng tin CNA dẫn lời nhà lập pháp Huang Kuo-chang nói rằng, bảo vệ và yêu Đài Loan "không phải là bằng sáng chế thuộc sở hữu của bất kỳ cá nhân hay đảng chính trị nào", vì tên lửa của Trung Quốc sẽ không phân biệt giữa những người ủng hộ Đảng Dân Tiến (DPP) hay các đối tác Quốc dân đảng (KMT) của họ.
"Điều tương tự cũng áp dụng cho các cơ quan truyền thông đỏ, những người nhận trợ cấp từ đảng Cộng sản Trung Quốc bằng một tay và sử dụng tay còn lại để tạo ra tin tức giả mạo nhằm gây thiệt hại cho nền dân chủ của Đài Loan.
Họ là kẻ thù chung của chúng tôi và đòi hỏi sự kháng cự tập thể," ông Huang khẳng định.
Ông Huang Kuo-Chang (phải) và YouTuber Holger Chen nói trước cuộc biểu tình ở Đài Bắc hôm 23/6/2019
Ông Huang Kuo-Chang (phải) và YouTuber Holger Chen nói trước cuộc biểu tình ở Đài Bắc hôm 23/6/2019 AFP
“Truyền thông đỏ” theo cách hiểu của người Đài Loan là các tập đoàn có kênh truyền thông nhận nguồn vốn từ Trung Quốc hoặc bị Trung Quốc ảnh hưởng phát tán những tin tức giả, có lợi cho đại lục ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của đảo quốc này.
Ngay trước cuộc biểu tình, bà Thái Anh Văn, Tổng thống đắc cử hồi năm 2016 đã lên tiếng ủng hộ.

“Một Trung Quốc"

Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai mà Bắc Kinh sẽ lấy lại bằng vũ lực nếu cần thiết.
Hồi đầu năm 2019, trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng không ai có thể thay đổi thực tế rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc và người dân ở hai bờ eo biển Đài Loan nên hướng tới "sự thống nhất".
Ông Tập cũng khẳng định Bắc Kinh luôn duy trì quyết tâm thực hiện mọi biện pháp cần thiết để chống lại các lực lượng nước ngoài can thiệp vào nỗ lực thống nhất Đài Loan bằng hòa bình cũng như những hoạt động ly khai đòi độc lập của Đài Bắc.
Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ngay sau đó cũng đáp trả và tuyên bố là đảo quốc này sẽ không chấp nhận mô hình chính trị "một quốc gia, hai chế độ", đồng thời hối thúc Bắc Kinh thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân Đài Loan.

Đã có 24 người chết trong vụ sập tòa nhà do Trung Quốc xây ở Campuchia

RFA-2019-06-24  
Nhân viên cứu hộ tìm kiếm nạn nhân ngày 23 tháng 6 năm 2019, một ngày sau khi một tòa nhà đang xây dựng bị sập ở Sihanoukville.
Nhân viên cứu hộ tìm kiếm nạn nhân ngày 23 tháng 6 năm 2019, một ngày sau khi một tòa nhà đang xây dựng bị sập ở Sihanoukville.AFP
Vụ sập một tòa nhà cao 7 tầng do Trung Quốc xây dựng ở thành phố Sihanoukville, Campuchia hôm 22/6 đã khiến ít nhất 24 người tử vong. Cảnh sát thành phố cho truyền thông biết thông tin này hôm 24/6.
Ngoài số người tử vong đến nay đã lên đến 24, số người bị thương cũng đã lên đến 30 người. Hiện tại công tác cứu hộ chỉ mới đưa được khoảng 75% gạch đá từ đống đổ nát ra ngoài.
Theo thông báo của cảnh sát Campuchia, đã có 3 người Trung Quốc và một người Campuchia bị bắt giữ.
New York Times trích lời ông Yun Min, tỉnh trưởng tỉnh Preah Sihanouk cho biết tòa nhà được xây dựng mà không có những giấy phép thích hợp. Người chủ Trung Quốc đã được cảnh báo hai lần về những vấn đề nghiêm trọng về công trình và đã được lệnh phải ngừng xây nhưng một số người vẫn tiếp tục xây.
Sihanoukville từng là một làng chài trước khi trở thành địa điểm du lịch. Người Trung Quốc ồ ạt đầu tư vào thành phố này những năm gần đây với hơn 100 sòng bạc và hàng chục khách sạn cùng khu nghỉ dưỡng sang trọng đã và đang được xây dựng .
Chỉ trong 3 năm, từ 2016 đến 2018, chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đã đầu tư vào tỉnh Preah Sihanouk khoảng 1 tỉ USD.
Những công trình do Trung Quốc xây dựng ở Việt Nam thời gian qua cũng gặp phải nhiều chỉ trích do vấn đề chất lượng và an toàn. Nhiều tổ chức và cá nhân ở Việt Nam mới đây đã ký một tuyên bố chung kêu gọi chính phủ Việt Nam không cho phép các nhà thầu Trung Quốc tham gia xây dựng dự án cao tốc Bắc Nam vì lý do chất lượng và an toàn.

Trạm BOT Hòa Lạc phải ngừng thu phí trong 14 ngày liên tiếp

RFA-2019-06-24  
Bị dân phản đối gay gắt, BOT Hoà Lạc – Hoà Bình xả trạm liên tục.
 Bị dân phản đối gay gắt, BOT Hoà Lạc – Hoà Bình xả trạm liên tục.Courtesy of VTC
Tính đến ngày 24/6, trạm thu phí BOT Hòa Lạc đã ngưng thu phí trong 14 ngày liên tiếp do bị người dân tại 2 xã Yên Quang và Phúc Tiến tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình chặn xe phản đối.
Truyền thông trong nước loan tin trong cùng ngày.
Theo đó, người dân 2 xã nêu trên vào ngày thứ hai 24/6 đã không còn tập trung tại trạm BOT Hòa Lạc để phản đối mà dùng 3 ô tô chắn ngang trạm thu phí, sau đó tài xế bỏ đi. Mục đích phản đối được cho biết để yêu cầu miễn giảm 100% cho các xe của các hộ dân trong bán kính 5km quanh trạm, kể cả xe chính chủ và xe không chính chủ, tức xe chưa đổi tên chủ sở hữu.
Người dân cho biết khi nào yêu cầu vừa nêu được đáp ứng thì mới dừng phản đối.
Hiện tại, các xe đi ngang trạm bằng làn đường xe thô sơ và không mất phí.
Ông Bùi Quang Bát, Giám đốc doanh nghiệp chủ đầu dự án BOT cho biết công ty thiệt hại khoảng 3,5 tỷ đồng sau 14 ngày liên tiếp thất thu. Đồng thời cho biết thêm công ty sẵn sàng miễn giảm giá vé như nguyện vọng của người dân nếu có kết luận của Thủ tướng và các ban ngành yêu cầu.
Người dân bắt đầu phản đối trạm thu phí BOT Hòa Lạc kể từ ngày 7/5, tức chỉ 4 ngày sau khi trạm bắt đầu thu phí.
Từ đó đến nay, người dân liên tiếp tổ chức các cuộc phản đối tại trạm yêu cầu các cơ quan chức năng giải quyết nguyện vọng.
Trước đó, phía chủ đầu tư dự án cho biết đã trình vụ việc lên Bộ Giao thông - Vận tải và chính quyền địa phương, nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết

Tuổi trẻ là tương lai?

Theo VOA-Phạm Phú Khải-24/06/2019 
Một cảnh trong cuộc biểu tình ở Hong Kong. Hình minh họa.
Một cảnh trong cuộc biểu tình ở Hong Kong. Hình minh họa.
Câu này được nghe quá nhiều. Nhiều đến nỗi nó nhàm. Người ta nói như một khẩu hiệu, thay vì như một niềm tin son sắt, để đầu tư tim óc vào nó, để có chính sách và hành động cụ thể. Như mọi thứ, lời nói suông mà không đi với hành động thì rỗng toét, vô nghĩa. Chỉ làm thêm nhàm, và chán.
Tuổi trẻ Việt Nam đã được giáo dục như thế nào, từ trong gia đình, đến nhà trường, đến những sinh hoạt trong cộng đồng và xã hội? Họ có được các quyền gì, có được nói, và dám nói, những suy nghĩ và cảm xúc của mình, cho cả những người thân thương nhất của mình, kể cả cha mẹ, anh chị, gia đình, hay thầy cô?
Ngay cả những người trẻ Việt Nam tại hải ngoại, tại những quốc gia có nền văn minh tiến bộ hàng đầu thế giới, dường như tiếng nói của họ cũng chẳng được tôn trọng bao nhiêu. Tuổi tác vẫn còn là một rào cản lớn. Quá lớn, để rồi những tài năng này hoặc bị vùi dập, hoặc chính họ phải tìm môi trường khác để “dụng võ”. Rốt cuộc, trong nhiều thập niên qua, những tấm lòng đối với Việt Nam ngày càng vơi đi. Các thế hệ lớn ngày càng già, nhưng tre già mà măng chưa mọc. Thiếu sự tiếp nối, ở mọi nơi. Phần lớn nhiều bạn trẻ tâm huyết mà tôi quý mến nay không còn hoạt động nữa. Không phải họ không còn thiết tha đến chuyện chung, như các vấn đề Việt Nam. Trong thâm tâm, tôi tin rằng họ vẫn còn quan tâm. Nhưng có bạn nói với tôi rằng có nói ra cũng chẳng thay đổi được gì cả, bởi chẳng mấy ai thật sự lắng nghe.
Lắng nghe, và lắng nghe thật kỹ (active listening), là một kỹ năng phải luyện tập mới có được. Và luôn mang tính cách hai chiều. Người nói và người nghe. Nhưng từ nhỏ trẻ con Việt Nam hầu như không có quyền được nói. Còn nghe? Cũng chủ yếu là lệnh, từ trên xuống. Từ cha mẹ cho đến thầy cô, và những người lớn tuổi hơn, coi mình có quyền trên người khác, vì họ trẻ hơn. Trẻ em phải nghe người lớn, không phải ngược lại. Đối thoại, một cách bình đẳng, với trẻ em là chuyện hiếm có tại Việt Nam. Ngay cả những người đã trưởng thành và thành công, có địa vị trong xã hội, vẫn bị nhiều người Việt không coi trọng chỉ vì họ mới khoảng 20 đến 35 tuổi, nên còn trẻ và thiếu kinh nghiệm! Quan niệm như thế thì làm sao mới có tiến bộ và có dân chủ?
Muốn Việt Nam thay đổi, muốn cộng đồng hải ngoại có nhiều bạn trẻ tham gia gánh vác chuyện chung, thì theo tôi, điều đầu tiên và căn bản nhất, phải bắt đầu từ ý thức thay đổi tư duy này.
“Tôn ti trật tự”, “con cãi cha mẹ trăm đường con hư”, v.v…, những quan niệm cổ hủ và cách áp dụng cứng ngắt và cực đoan, không những cản trở mọi tiến trình dân chủ (trong đó bảo vệ cho những kẻ bất tài và bất đức đang nắm quyền lực trong tay), mà còn kiềm hãm, nếu không phải là triệt tiêu, những nhân tài và những tấm lòng khát khao góp phần vào xây dựng một xã hội công bằng, nhân phẩm và văn minh hơn.
Tôi hiểu những giá trị văn hóa ngàn năm này không dễ gì thay đổi một sớm một chiều. Nó cần thời gian. Nó cần ý thức. Nó cần đúng phương pháp. Và quan trọng nhất, nó cần quyết tâm và kiên trì.
Thật ra, mọi người, không phân biệt nguồn gốc, đều có những định kiến, thiên vị từ trong tiềm thức của mình (subconscious bias). Phần lớn nó đến từ giáo dục gia đình và xã hội, một cách tiềm thức. Nó được định hình từ nhỏ. Được xã hội uốn nắn, xây dựng (social construction). Xã hội văn minh nhất cũng không tránh được. Nó là một cách học hỏi của con người, và từ từ cải tiến. Không ai sinh ra hoàn hảo cả. Không ai trong chúng ta tránh được một số định kiến, thiên vị nào đó. Nhưng nếu không nhìn lại mình, không ý thức được những gì mình có, mà chỉ hành xử theo quán tính hay cảm tính, thì người ta sẽ không biết được “cóc ngồi đấy giếng”.
Làm việc với người Úc trong mấy thập niên qua, tôi hiểu được vì sao đất nước Úc này nói riêng, xã hội Tây phương nói chung, phát triển không ngừng. Họ luôn tiến tới. Không phải tuyệt đối, nhưng phần lớn những người có học, và giới tinh hoa cấp tiến của Úc, họ hành xử khá văn minh và công bằng với người khác. Các thái độ hàm hồ, hiếp đáp người khác, ngay cả giữa người lãnh đạo với nhân viên, là cách hành xử không được hoan nghênh, nếu không phải là bị lên án và loại trừ. Từ trong nhà trường ngay từ lúc còn bé, thầy cô không có quyền dọa nạt học trò, mà phải giúp cho các em học hỏi, biết điều sai lẽ phải, để hành xử cho đúng mực. Nó phải bắt đầu từ nhỏ. Tuổi quyết định không phải là 15 hay 18 trở lên, mà là từ 0 đến 10 tuổi. Nhưng khoảng thời gian 0 đến 5 tuổi vẫn mang tính quyết định cuộc đời các em về sau này.
Để thay đổi xã hội thì nguyên lý căn bản hàng đầu là trọng dụng nhân tài. Nhân tài đó phải được nâng niu, hướng dẫn, dạy dỗ, thương yêu và tôn trọng, ngay từ khi còn bé. Từ khi mới ra đời. Đúng hơn, từ khi còn trong bụng mẹ. Thai nhi có thể cảm nhận được nỗi lo lắng hay sung sướng của mẹ, và những người và môi trường chung quanh, qua mẹ mình. Khi chào đời, cả một nền giáo dục mầm non (early childhood education) tiến bộ, dựa trên các thử nghiệm khoa học, tâm lý và khoa học thần kinh, chứng minh rằng nó sẽ thay đổi cuộc đời của các em, từ vấn đề học vấn, nghề nghiệp, bạo lực/hành, và hạnh phúc gia đình sau này. Đây là nền tảng của các xã hội văn minh. Nguyên lý căn bản kế tiếp là trọng dụng nhân tài dựa trên khả năng của họ (merits based), chứ không phải quen biết, con ông cháu cha, hay tuổi tác v.v…
Sự phát triển của xã hội đến từ mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong cộng đồng, xã hội, đất nước. Nhưng ngay cả thiên tài mà không có sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng, xã hội, quốc gia, thì sẽ không tiến xa và sẽ không khai dụng hết tiềm năng của mình. Cho nên vai trò quan trọng nhất của lãnh đạo quốc gia là phải có những chính sách thích hợp để động viên, để họ tiến thật xa, đặt ra các chuẩn mực, các thí dụ thành công, để người khác và thế hệ tiếp theo nối tiếp. Người lãnh đạo phải có khả năng truyền cảm hứng, mang ra những điều tích cực và tốt đẹp nhất của mọi công dân, chứ không phải để bắt buộc họ hay làm cho họ sợ hãi. Những người trong vai trò đứng đầu quốc gia nào mà chỉ làm cho người dân sợ hãi, chỉ sử dụng bạo lực và các chính sách ngu dân để phục tùng họ, thì tính cách cai trị này, không phải tài năng lãnh đạo, sẽ để lại bao nhiêu tác hại lâu dài về sau.
Những thay đổi này sẽ mất vài thập niên, hay vài thế kỷ, tùy theo những công dân trong xã hội đó có hiểu biết, có ý thức được, các vấn đề về xây dựng con người, xã hội, và đất nước hay không.
Tất cả mọi thành tựu lớn đều phải bắt đầu bằng các bước nhỏ. Ý thức và tư duy là các bước đầu đó. Đối xử với giới trẻ bằng sự trân quý, tôn trọng, ngay cả với các em trẻ thơ, 0 đến 10 tuổi, là nền tảng căn bản. Khi các em đã đến tuổi trưởng thành, tiếng nói của các em cũng cần được trân quý và tôn trọng, dù có sai hay có khác biệt đến mấy. Hãy nỗ lực hướng dẫn các em suy nghĩ chín chắn, cân nhắc, dựa vào thông tin xác thực, dựa vào kiến thức, lý luận và khoa học chứ không phải là lời đồn đãi vô căn cứ, thì các em sẽ biết lấy các quyết định đúng đắn, dù khó khăn. Sự tôn trọng trẻ em, ngay từ nhỏ, cũng là cách để xây dựng một truyền thống tích cực mà chính các em về sau này sẽ tiếp tục như thế với các thế hệ trẻ khác. Nó sẽ trở thành văn hóa qua thời gian.
Nhìn các cuộc biểu tình tại Hồng Kông trong những ngày qua, nhất là sự dấn thân của giới trẻ, người Việt khắp nơi nhắc đến giới trẻ Việt Nam, tiêu cực lẫn tích cực. Phê bình chỉ trích cũng đầy. Nghe thì nghe, nhưng vẫn thấy nhàm, và chán. Tôi tự hỏi chúng ta có biết mình nói gì không vậy?
Tuổi trẻ có là tương lai sáng lạn cho đất nước mai sau, hay tiếp tục bước theo các con đường mòn, trở thành những kẻ độc tài chuyên quyền, sẽ tùy thuộc vào hành động của những người ý thức và có tầm nhìn về các vấn đề, cơ hội và thử thách của đất nước hôm nay.

Chảy máu chất xám ở Việt Nam

Theo VOA-Nguyễn Văn Đài-24/06/2019
“Nhân tài là nguyên khí của quốc gia”, có lẽ người Việt ta không ai là không biết câu nói nổi tiếng đó. Một quốc gia muốn phát triển thịnh vượng, tất yếu phải dựa vào nhân tài ở đủ mọi lĩnh vực, phải nhờ vào trí tuệ con người chứ không phải sức mạnh cơ bắp. Và đó cũng là một chân lý hiển nhiên. Trí tuệ con người, nói theo ngôn ngữ ngày nay là “chất xám”. Từ câu nói trên, có thể suy ra: Quốc gia nào có nguồn lực chất xám dồi dào thì cường thịnh, và ngược lại. Chính vì vậy mà mời gọi nhân tài luôn là chính sách ưu tiên hàng đầu của các chính phủ. Không những vậy, chính phủ còn phải giữ chân được nhân tài, để nạn chảy máu chất xám không xảy ra.
“Chảy máu chất xám” là một cụm từ ngụ ý cho việc thất thoát nguồn nhân lực giỏi trong nước ra nước ngoài làm việc. Đặc biệt tiêu biểu cho việc này là các cử nhân thạc sĩ đi du học nước ngoài rồi sinh sống và làm việc ở đó luôn. Vậy thực trạng này ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam thế nào?
Tại sao lại xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám”?
Một thực tế là, có đến 70% trong số 60.000 người đi du học muốn làm việc tại nơi mình học mà không muốn trở về Việt Nam. Lý do rất đơn giản, họ thích một môi trường làm việc văn minh với công nghệ hiện đại, phong cách làm việc thoải mái và chú trọng vào chất lượng hơn là các quy định ngặt nghèo về đồng phục, thời gian làm việc cũng như các thủ tục hành chính vất vả. Nếu trở về Việt Nam, người ta cũng có cơ hội làm việc tại các công ty dù lớn đến mấy nhưng vẫn có những bất cập, vấn đề xung đột tư tưởng, khó làm việc lâu dài. Thêm nữa, các mức lương ở nước ngoài dĩ nhiên hấp dẫn hơn nhiều so với ở trong nước. Họ ở lại, và sau khi ổn định công việc thì sẽ đón cả gia đình sang nước ngoài sinh sống.
Lâu nay, khi nói về tình trạng chảy máu chất xám, người ta vẫn thường hình dung về việc nguồn chuyên gia, nhân lực khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ từ các nước có mức sống thấp, rời bỏ Tổ quốc, sang sinh sống tại những quốc gia có điều kiện để hoạt động khoa học, có chế độ đãi ngộ cao hơn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước phương Tây (theo nghĩa rộng nhất của khái niệm này bao gồm cả các quốc gia có điều kiện kinh tế phát triển của Liên minh châu Âu như Anh, Pháp, Ðức, Na Uy, Thụy Ðiển, Thụy Sĩ...). Ðiều này là không thể phủ nhận, và chỉ nhìn vào danh sách những người đoạt giải thưởng Nobel cũng có thể thấy rõ. Tính từ khi được thành lập vào năm 1911 đến nay, giải thưởng Nobel đã được trao trong 109 "mùa" với hơn 800 cá nhân, tổ chức được nhận thuộc các lĩnh vực Vật lý, Văn học, Kinh tế, Hóa học, Hòa bình và Y học.
Như vậy, ngoại trừ giải Nobel Hòa bình mà dường như là thuộc khu vực chịu ảnh hưởng của đời sống chính trị, giải Nobel Văn học là giải thưởng duy nhất thuộc lĩnh vực nghệ thuật, còn lại, giải Nobel chủ yếu là một giải thưởng hướng tới lĩnh vực khoa học. Căn cứ theo danh sách những quốc gia sở hữu nhiều giải thưởng Nobel nhất trong tất cả các lĩnh vực, đứng đầu vẫn là các quốc gia phương Tây: Anh (116 giải), Ðức (102), Pháp (65) và nhiều nhất là Hoa Kỳ (337 giải). Ở những quốc gia này đã thật sự tạo nên một môi trường tốt cho các hoạt động nghiên cứu khoa học (tạm thời không nói đến các hoạt động sáng tạo văn học - nghệ thuật, bởi lĩnh vực này vận hành theo những logic khác). Lấy riêng trường hợp Hoa Kỳ, trong số hơn 300 giải thưởng dành cho các công dân quốc gia này, có đến 82 trường hợp trao cho những công dân sinh ra tại những quốc gia khác tới sinh sống tại Hoa Kỳ, chiếm gần 25%. Ðấy là chưa nói tới trường hợp công dân mới nhập cư tại Hoa Kỳ trong khoảng một, hai thế hệ mà dấu vết "cố quốc" vẫn còn có thể nhận biết qua tên tuổi của họ. Chỉ riêng việc đó cũng đủ nói lên sức hút mạnh mẽ đến mức nào của Hoa Kỳ đối với những bộ óc đến từ các quốc gia khác. Quy luật này cũng đúng với những lĩnh vực khác như kinh tế, kỹ nghệ, nghệ thuật. Một hiện tượng rõ nét là nhiều quốc gia phát triển đã trở thành "đất hứa" thu hút nghệ sĩ, chuyên gia, khoa học gia, trí thức từ những quốc gia đang hoặc chậm phát triển. Tất nhiên, cuộc sống tại "đất hứa" ra sao lại là chuyện hoàn toàn khác.
Nhà nước Cộng sản Việt Nam cũng nhận thức được nhu cầu đào tạo nhân tài để phát triển đất nước. Ðầu năm 2012, Bộ Giáo dục và Ðào tạo Việt Nam đã tổng kết hơn mười năm hoạt động của Ðề án 322, một đề án được hình thành vào năm 2000 với mục tiêu là đào tạo cán bộ tại những cơ sở giáo dục nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước với những ngành mà Việt Nam thiếu hoặc chất lượng chưa đạt chuẩn quốc tế. Trong mười năm hoạt động của Ðề án, với một nguồn ngân sách hơn 2.500 tỷ đồng (theo nguồn công bố của Bộ Giáo dục và Ðào tạo), 7.129 ứng viên trúng tuyển đã được gửi đi đào tạo ở các cơ sở giáo dục tiên tiến tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có 3.838 tiến sĩ, 2.042 thạc sĩ, 416 thực tập sinh và 833 cử nhân. Cũng theo nguồn của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, 95% số lưu học sinh đã về nước đúng thời hạn và đã hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, 2% số lưu học sinh được chuyển tiếp lên các cấp học cao hơn, và chỉ có 3% là không hoàn thành nhiệm vụ, trở về muộn hoặc không trở về.
Tuy vậy, ngay khi Ðề án khép lại, có một vấn đề đã được đặt ra một cách nghiêm túc, là hiệu quả hoạt động nghiên cứu của lưu học sinh sau khi trở về đơn vị công tác cũ. Theo điều tra của một số tờ báo, không ít nghiên cứu sinh sau khi trở về đã phải từng bước "hoãn vô thời hạn" hoặc rời bỏ hẳn hoạt động nghiên cứu khoa học vì nhiều lý do: môi trường khoa học còn bảo thủ, chưa chấp nhận thay đổi đến từ bên ngoài; điều kiện hoạt động khoa học thiếu thốn (thiếu kinh phí nghiên cứu; nghèo nàn cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thư viện...) và đặc biệt là những vấn đề của đời sống vật chất khiến nhiều nhà nghiên cứu phải đặt khoa học sang một bên để lao vào các công việc mưu sinh. Như vậy, vấn đề "chảy máu chất xám" không chỉ là những vết "ngoại thương" khi người được đào tạo rời bỏ Tổ quốc, di dân đến các quốc gia phát triển, mà còn là những vết "nội thương" khi nguồn chất xám chất lượng cao không phục vụ cho các mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, mà nhiều khi bị lãng phí trong những mục đích tầm thường của cuộc sống (nhưng không hề tầm thường với mỗi cá nhân). Nhìn một cách sâu xa, những vết "nội thương" để lại những hậu quả tai hại còn hơn cả những vết "ngoại thương". Bởi lẽ một chuyên gia, một nhà khoa học nếu còn có những liên hệ với đất nước thì đến một lúc nào đó, sau khi vượt qua được những vấn đề trước mắt, họ vẫn có thể có những đóng góp quan trọng cho Tổ quốc. Nhưng nếu một nhà khoa học bị "chết mòn" trong những điều nhỏ nhặt của cuộc mưu sinh hoặc bị những cơ chế bảo thủ, trì trệ trói buộc, thì rất nhiều khả năng, chỉ sau một khoảng thời gian mươi năm, giới khoa học sẽ mất đi một nhà khoa học.
Những nhân tài do chính Nhà nước Cộng sản dùng tiền thuế của Nhân dân để đưa ra nước ngoài đào tạo, khi họ trở còn không được sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả thì còn nói gì tới việc thu hút nhân tài, chất xám từ hải ngoại hoặc từ những người đi du học tự túc.
Chảy máu chất xám có những tác động mạnh đến sự phát triển của một đất nước, làm suy giảm nguồn nhân lực chất lượng cao và dẫn đến sự kém phát triển cho đất nước. Nhà nước Cộng sản cũng đã nhận thức được điều này, nhưng họ không đủ cái tâm và tầm để thực hiện việc đào tạo, thu hút và sử dụng nhân tài. Thậm trí, chế độ Cộng sản còn hắt hủi và ruồng bỏ nhân tài.
Muốn thu hút và sử dụng hiệu quả nhân tài, chất xám để phục vụ việc phát triển đất nước. Trước việc dân chủ hóa đất nước phải được thực hiện trước tiên, vì điều này sẽ tạo ra môi trường chính trị lành mạnh, công bằng cho những nhân tài phát huy hết khả năng sáng tạo của họ. Họ không còn bị kỳ thị bởi những quan điểm chính trị khác biệt.
“Đất lành chim đậu”, đó cũng là một câu nói nổi tiếng nữa của người Việt Nam ta. Hiện tượng người Việt lũ lượt bỏ nước ra đi, cho thấy Việt Nam vẫn là miền đất dữ đối với nhân tài nói riêng, con người nói chung.
“Nhân tài là nguyên khí của quốc gia”, có lẽ người Việt ta không ai là không biết câu nói nổi tiếng đó. Một quốc gia muốn phát triển thịnh vượng, tất yếu phải dựa vào nhân tài ở đủ mọi lĩnh vực, phải nhờ vào trí tuệ con người chứ không phải sức mạnh cơ bắp. Và đó cũng là một chân lý hiển nhiên. Trí tuệ con người, nói theo ngôn ngữ ngày nay là “chất xám”. Từ câu nói trên, có thể suy ra: Quốc gia nào có nguồn lực chất xám dồi dào thì cường thịnh, và ngược lại. Chính vì vậy mà mời gọi nhân tài luôn là chính sách ưu tiên hàng đầu của các chính phủ. Không những vậy, chính phủ còn phải giữ chân được nhân tài, để nạn chảy máu chất xám không xảy ra.
“Chảy máu chất xám” là một cụm từ ngụ ý cho việc thất thoát nguồn nhân lực giỏi trong nước ra nước ngoài làm việc. Đặc biệt tiêu biểu cho việc này là các cử nhân thạc sĩ đi du học nước ngoài rồi sinh sống và làm việc ở đó luôn. Vậy thực trạng này ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam thế nào?
Tại sao lại xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám”?
Một thực tế là, có đến 70% trong số 60.000 người đi du học muốn làm việc tại nơi mình học mà không muốn trở về Việt Nam. Lý do rất đơn giản, họ thích một môi trường làm việc văn minh với công nghệ hiện đại, phong cách làm việc thoải mái và chú trọng vào chất lượng hơn là các quy định ngặt nghèo về đồng phục, thời gian làm việc cũng như các thủ tục hành chính vất vả. Nếu trở về Việt Nam, người ta cũng có cơ hội làm việc tại các công ty dù lớn đến mấy nhưng vẫn có những bất cập, vấn đề xung đột tư tưởng, khó làm việc lâu dài. Thêm nữa, các mức lương ở nước ngoài dĩ nhiên hấp dẫn hơn nhiều so với ở trong nước. Họ ở lại, và sau khi ổn định công việc thì sẽ đón cả gia đình sang nước ngoài sinh sống.
Lâu nay, khi nói về tình trạng chảy máu chất xám, người ta vẫn thường hình dung về việc nguồn chuyên gia, nhân lực khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ từ các nước có mức sống thấp, rời bỏ Tổ quốc, sang sinh sống tại những quốc gia có điều kiện để hoạt động khoa học, có chế độ đãi ngộ cao hơn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước phương Tây (theo nghĩa rộng nhất của khái niệm này bao gồm cả các quốc gia có điều kiện kinh tế phát triển của Liên minh châu Âu như Anh, Pháp, Ðức, Na Uy, Thụy Ðiển, Thụy Sĩ...). Ðiều này là không thể phủ nhận, và chỉ nhìn vào danh sách những người đoạt giải thưởng Nobel cũng có thể thấy rõ. Tính từ khi được thành lập vào năm 1911 đến nay, giải thưởng Nobel đã được trao trong 109 "mùa" với hơn 800 cá nhân, tổ chức được nhận thuộc các lĩnh vực Vật lý, Văn học, Kinh tế, Hóa học, Hòa bình và Y học.
Như vậy, ngoại trừ giải Nobel Hòa bình mà dường như là thuộc khu vực chịu ảnh hưởng của đời sống chính trị, giải Nobel Văn học là giải thưởng duy nhất thuộc lĩnh vực nghệ thuật, còn lại, giải Nobel chủ yếu là một giải thưởng hướng tới lĩnh vực khoa học. Căn cứ theo danh sách những quốc gia sở hữu nhiều giải thưởng Nobel nhất trong tất cả các lĩnh vực, đứng đầu vẫn là các quốc gia phương Tây: Anh (116 giải), Ðức (102), Pháp (65) và nhiều nhất là Hoa Kỳ (337 giải). Ở những quốc gia này đã thật sự tạo nên một môi trường tốt cho các hoạt động nghiên cứu khoa học (tạm thời không nói đến các hoạt động sáng tạo văn học - nghệ thuật, bởi lĩnh vực này vận hành theo những logic khác). Lấy riêng trường hợp Hoa Kỳ, trong số hơn 300 giải thưởng dành cho các công dân quốc gia này, có đến 82 trường hợp trao cho những công dân sinh ra tại những quốc gia khác tới sinh sống tại Hoa Kỳ, chiếm gần 25%. Ðấy là chưa nói tới trường hợp công dân mới nhập cư tại Hoa Kỳ trong khoảng một, hai thế hệ mà dấu vết "cố quốc" vẫn còn có thể nhận biết qua tên tuổi của họ. Chỉ riêng việc đó cũng đủ nói lên sức hút mạnh mẽ đến mức nào của Hoa Kỳ đối với những bộ óc đến từ các quốc gia khác. Quy luật này cũng đúng với những lĩnh vực khác như kinh tế, kỹ nghệ, nghệ thuật. Một hiện tượng rõ nét là nhiều quốc gia phát triển đã trở thành "đất hứa" thu hút nghệ sĩ, chuyên gia, khoa học gia, trí thức từ những quốc gia đang hoặc chậm phát triển. Tất nhiên, cuộc sống tại "đất hứa" ra sao lại là chuyện hoàn toàn khác.
Nhà nước Cộng sản Việt Nam cũng nhận thức được nhu cầu đào tạo nhân tài để phát triển đất nước. Ðầu năm 2012, Bộ Giáo dục và Ðào tạo Việt Nam đã tổng kết hơn mười năm hoạt động của Ðề án 322, một đề án được hình thành vào năm 2000 với mục tiêu là đào tạo cán bộ tại những cơ sở giáo dục nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước với những ngành mà Việt Nam thiếu hoặc chất lượng chưa đạt chuẩn quốc tế. Trong mười năm hoạt động của Ðề án, với một nguồn ngân sách hơn 2.500 tỷ đồng (theo nguồn công bố của Bộ Giáo dục và Ðào tạo), 7.129 ứng viên trúng tuyển đã được gửi đi đào tạo ở các cơ sở giáo dục tiên tiến tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có 3.838 tiến sĩ, 2.042 thạc sĩ, 416 thực tập sinh và 833 cử nhân. Cũng theo nguồn của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, 95% số lưu học sinh đã về nước đúng thời hạn và đã hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, 2% số lưu học sinh được chuyển tiếp lên các cấp học cao hơn, và chỉ có 3% là không hoàn thành nhiệm vụ, trở về muộn hoặc không trở về.
Tuy vậy, ngay khi Ðề án khép lại, có một vấn đề đã được đặt ra một cách nghiêm túc, là hiệu quả hoạt động nghiên cứu của lưu học sinh sau khi trở về đơn vị công tác cũ. Theo điều tra của một số tờ báo, không ít nghiên cứu sinh sau khi trở về đã phải từng bước "hoãn vô thời hạn" hoặc rời bỏ hẳn hoạt động nghiên cứu khoa học vì nhiều lý do: môi trường khoa học còn bảo thủ, chưa chấp nhận thay đổi đến từ bên ngoài; điều kiện hoạt động khoa học thiếu thốn (thiếu kinh phí nghiên cứu; nghèo nàn cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thư viện...) và đặc biệt là những vấn đề của đời sống vật chất khiến nhiều nhà nghiên cứu phải đặt khoa học sang một bên để lao vào các công việc mưu sinh. Như vậy, vấn đề "chảy máu chất xám" không chỉ là những vết "ngoại thương" khi người được đào tạo rời bỏ Tổ quốc, di dân đến các quốc gia phát triển, mà còn là những vết "nội thương" khi nguồn chất xám chất lượng cao không phục vụ cho các mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, mà nhiều khi bị lãng phí trong những mục đích tầm thường của cuộc sống (nhưng không hề tầm thường với mỗi cá nhân). Nhìn một cách sâu xa, những vết "nội thương" để lại những hậu quả tai hại còn hơn cả những vết "ngoại thương". Bởi lẽ một chuyên gia, một nhà khoa học nếu còn có những liên hệ với đất nước thì đến một lúc nào đó, sau khi vượt qua được những vấn đề trước mắt, họ vẫn có thể có những đóng góp quan trọng cho Tổ quốc. Nhưng nếu một nhà khoa học bị "chết mòn" trong những điều nhỏ nhặt của cuộc mưu sinh hoặc bị những cơ chế bảo thủ, trì trệ trói buộc, thì rất nhiều khả năng, chỉ sau một khoảng thời gian mươi năm, giới khoa học sẽ mất đi một nhà khoa học.
Những nhân tài do chính Nhà nước Cộng sản dùng tiền thuế của Nhân dân để đưa ra nước ngoài đào tạo, khi họ trở còn không được sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả thì còn nói gì tới việc thu hút nhân tài, chất xám từ hải ngoại hoặc từ những người đi du học tự túc.
Chảy máu chất xám có những tác động mạnh đến sự phát triển của một đất nước, làm suy giảm nguồn nhân lực chất lượng cao và dẫn đến sự kém phát triển cho đất nước. Nhà nước Cộng sản cũng đã nhận thức được điều này, nhưng họ không đủ cái tâm và tầm để thực hiện việc đào tạo, thu hút và sử dụng nhân tài. Thậm trí, chế độ Cộng sản còn hắt hủi và ruồng bỏ nhân tài.
Muốn thu hút và sử dụng hiệu quả nhân tài, chất xám để phục vụ việc phát triển đất nước. Trước việc dân chủ hóa đất nước phải được thực hiện trước tiên, vì điều này sẽ tạo ra môi trường chính trị lành mạnh, công bằng cho những nhân tài phát huy hết khả năng sáng tạo của họ. Họ không còn bị kỳ thị bởi những quan điểm chính trị khác biệt.
“Đất lành chim đậu”, đó cũng là một câu nói nổi tiếng nữa của người Việt Nam ta. Hiện tượng người Việt lũ lượt bỏ nước ra đi, cho thấy Việt Nam vẫn là miền đất dữ đối với nhân tài nói riêng, con người nói chung.

Cử tri và nhân dân

Theo VOA-Mặc Lâm-24/06/2019
Bí thư Tp.HCM Nguyễn Thiện Nhân thăm một tu viện ở Thủ Thiêm, 2/2/2019.
 Bí thư Tp.HCM Nguyễn Thiện Nhân thăm một tu viện ở Thủ Thiêm, 2/2/2019.
Ngày 19 tháng 6 năm 2019, trong buổi tiếp xúc cử tri quận Bình Thạnh của Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, người dân tham dự đã bày tỏ lo lắng trong việc chọn nhà thầu Trung Quốc làm dự án cao tốc Bắc Nam. Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Ông Nguyễn Thiện Nhân đã trấn an người dân và cho rằng ‘không cần lo lắng’.
Ông Nhân khẳng định: “Trách nhiệm của Quốc hội là giám sát chặt chẽ công trình này. Đây là lợi ích quốc gia, cử tri không cần lo lắng không đảm bảo cái này hay cái kia.”
Nghe những lời hứa chắc như đinh đóng cột của ông cử tri trong phòng họp khó lòng cưỡng lại được vì một người chức cao vọng trọng như ông khi hứa tức là phải làm được, cho dù không thực hiện lời hứa đủ 10 phần thì ít ra cũng được đến 8 phần, mà đối với cử tri 8 phần của một lời hứa đã đủ cho họ đặt niềm tin vào ông, một lãnh đạo cao cấp của chế độ.
Có hai vế ở đây, vế thứ nhất là cử tri và vế thứ hai là dân chúng. Cử tri được vào phòng họp để chất vấn các đại biểu còn nhân dân thì không. Vì vậy lời ông Nhân hứa có thể được cử tri trong phòng họp hưởng ứng nhưng bên ngoài căn phòng máy lạnh ấy người dân có tin ông hay không lại là chuyện khác.
Người dân bây giờ lại không cả tin như thời kỳ đồng bào các vùng xôi đậu của miền Nam tin vào cán bộ cộng sản len lỏi vào từng nhà nói về cuộc chiến tranh chống Mỹ. Người dân bây giờ thực tế hơn và họ cũng thường xuyên đọc báo để tìm hiểu những gì mà nhà nước công bố, trong đó không hiếm những câu chuyện tiêu cực được diễn giải qua nhiều lăng kính của người viết nhưng dù dưới lăng kính nào thì người dân vẫn mơ hồ nhận ra không ít lần mình bị lừa qua các phát biểu của những vị bộ trưởng có vấn đề dính líu tới những công trình được xem là thất bại.
Từ câu chuyện đường sắt Cát Linh-Hà Đông, một công trình do tổng thầu Trung Quốc thực hiện được xem là công trình xấu nhất thế kỷ, lùi tiến độ hơn 10 lần, đội vốn hơn 40 ngàn tỷ và sau nhiều năm thi công cho tới nay vẫn chưa lăn bánh theo lời hứa của nhiều cán bộ cao cấp của ngành GTVT.
Không riêng gì công trình Cát Linh-Hà Đông những dự án lớn như Bauxite Tây Nguyên, Đường ống nước Sông Đà, Nhà máy Formosa hay nhiệt điện Vĩnh Tân Bình Thuận…tất cả đều nằm dưới bàn tay không chế của Trung Quốc và những công trình đầy tai hại này làm người dân thực sự lo âu khi dự án Đường cao tốc Bắc Nam chính thức được công khai trong lúc gần đây.
Mới đây Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã báo trước Quốc hội rằng: “Khi ký hiệp định với Trung quốc, chúng ta không có quyền chỉ định nhà thầu, nhà thầu là do Trung quốc chỉ định.” Đây là sự thật được phanh phui sau khi vụ tai tiếng Cát Linh-Hà Đông vở lở. Từ kinh nghiệm thực tiễn này người dân có quyền lo sợ cho một dự án có tầm cỡ quốc gia bị bộ GTVT thao túng để giao vào tay Trung Quốc như họ đã từng làm trong nhiều dự án trước đây. Phản ứng của người dân là có thật và có lẽ vì vậy ông Nguyễn Thiện Nhân trong vai trò Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Đơn vị Thành phố HCM đã lên tiếng “bảo kê” cho dư luận về vai trò của quốc hội trước các công trình trọng điểm.
Người dân đọc báo và họ cười với nhau khi có một vấn đề hài hước xảy ra trong các cơ quan công quyền, đặc biệt là Quốc hội, nơi có những phát biểu đáng nhớ của nhiều vị đại diện cho nhân dân. Ngay cả bà Nguyễn Thị Kim Ngân với tư cách Chủ tịch Quốc hội cũng đã không ngần ngại cho rằng: “Không lẽ giờ “ông” Thanh tra Chính phủ lại đi kiện "ông" Bộ trưởng này, lãnh đạo kia về tài sản thì nghe không đúng truyền thống văn hoá Việt Nam lắm”.
Người dân liệu còn bao nhiêu niềm tin vào Quốc hội sau khi nghe bà Ngân phát biểu như vậy trước gần 500 đại biểu và liệu công trình Cao tốc Bắc Nam có được Quốc hội giám sát hay cũng phớt lờ khi nhân danh truyền thống văn hóa Việt Nam?
Không riêng gì bà Chủ tịch Quốc hội, bản thân ông Nguyễn Thiện Nhân cũng không ít lần “hứa” mà không làm, nhất là trong lúc ông đang ở đỉnh cao quyền lực hơn cả bây giờ, vừa là Phó Thủ tướng, vừa là Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo.
Vào ngày 17-11-2006, trong buổi gặp gỡ 13 nhà giáo nhân dân được phong tặng danh hiệu, và một số giáo sư ở khu vực phía Bắc đại diện 44 giáo sư mới được công nhận chức danh năm 2006, ông Nguyễn Thiện Nhân đã nói bộ sẽ trình Chính phủ đề án cải cách tiền lương nhà giáo để đến năm 2010, nhà giáo có thể sống được bằng đồng lương của mình.
Lời hứa ấy không bao giờ được thực hiện.
Chưa hết, hồi gần đây trong lúc lò lửa Thủ Thiêm lên tới đỉnh cao nhất, trong vai trò Bí thư Thành Ủy ông Nguyễn Thiện Nhân đã tới gặp gỡ những nạn nhân mất đất và cũng mạnh miệng hứa “Trong khi chờ đợi thì bố trí bà con chỗ tạm cư tốt hơn. Chúng tôi không gạt bà con đâu. Vào khu tạm cư mới thay khu tạm cư cũ không phải là chúng tôi bỏ mặc bà con".
Sau bao nhiêu tháng, hôm nay bà con Thủ Thiêm vẫn tiếp tục ngồi nghe chính quyền hứa và lần này không biết bà con có còn tin vào lời ông Nhân nữa hay không?
Vẫn biết lời hứa của một chính trị gia là cần thiết đối với dân chúng nhưng hứa như ông Nguyễn Thiện Nhân chỉ làm cho dân mất thêm lòng tin của họ vào Quốc hội vốn dĩ không còn được bao nhiêu nữa. Quốc hội tỏ ra bất lực và hạn chế đến mức bà Kim Ngân phải nhìn nhận “khi Bộ chính trị đã quyếtthì Quốc hội phải thông qua”, như một điều kiện, một “quy trình” hay đúng hơn một sự thật của cái cơ quan cao nhất nước này.
Cao tốc Bắc Nam chưa hình thành đã lộ ra quá nhiều dấu hiệu do bàn tay Bắc Kinh thao túng. Dù ông Nguyễn Thiện Nhân hay bà Kim Ngân có đứng ra bảo đảm chăng nữa nhưng khi Bộ chính trị đã ra nghị quyết thì những lời lẽ đanh thép của họ sẽ đổi chiều như một tay tài xế rành nghề trên đường cao tốc.