Wednesday, April 25, 2018

Thay đổi xã hội Việt Nam từ độc tài đến tự do!!! Tuyệt đúng. Nhưng bằng cách nào?

“…Nếu dân mình không sợ thì độc tài Hà Nội phải đi vào chỗ tan rã, tiêu vong. Xã hội chúng ta ngày nay không có con đường thứ ba, không có sự thỏa hiệp…”
cachmang_danchu
Khi bạn quan sát những hình ảnh bình thường hàng ngày ở hai thành phố trung tâm của cả nước Việt Nam hiện nay là Sài Gòn và Hà Nội, bạn thấy điều gì??? Đó là cảnh xe honda chạy ồn ào ngoài đường, những người bán hàng rong nghèo nàn ngồi trên lề đường hay đi trên phố, mọi người chen chúc, tranh đua nhau để sống. Cảnh sống chật vật, khó khăn, nên mọi người chỉ nghĩ đến chuyện cơm áo gạo tiền.
Trừ ra một số thành phần có liên hệ quyền lợi đến đảng Cộng Sản độc tài như doanh gia, đại gia, thiếu gia, người đạt danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, bà con gia đình cán bộ đảng có chức quyền, những người có quyền lợi và đang thụ hưởng do độc tài ban phát, còn lại phần lớn là người dân nghèo sống trong cảnh mất tự do.
Tự do ở đây phải được hiểu là quyền tự do cá nhân, tự do báo chí, tự do chính trị (lập hội lập đảng), tự do hành đạo, tự do tìm nơi cư trú, tự do chọn lựa người đại diện lên cầm quyền, tự do lập đài phát thanh - đài truyền hình để bày tỏ chính kiến, tự do bỏ nước ra đi để tìm cuộc sống ở quốc gia khác, tự do trở về nước mình sống mà không bị đàn áp chính trị, tự do lên truyền hình tuyên truyền cho chính đảng đối lập mà không bị công an bắt về tội phản động, tự do đòi phế bỏ chính quyền khi thấy nó chỉ toàn lũ tham nhũng ăn hại, tự do tụ tập xuống đường biểu tình,….
Với đại đa số người dân lầm lũi kiếm miếng ăn hàng ngày và rất lo sợ bị đàn áp, ít mở miệng nói đến chính trị, không dám tham gia tổ chức chính trị, vì thế quí bạn (cá nhân, nhóm người, hay tổng quát hơn là người Việt mình) muốn thay đổi xã hội độc tài hiện nay ở Việt Nam thì các bạn phải làm gì???
Nâng cao dân trí để người dân hiểu được bổn phận mình phải làm gì trong xã hội hiện nay. Con đường nâng cao dân trí phải cần thời gian, 3, 5 năm, hoặc trên 10 năm, hay lâu hơn nữa. Thông thường, các thể chế chính trị độc tài chỉ may mắn sống sót và mặc sức hoành hành ngang ngược trong xã hội có trình độ dân trí thấp.
Dân trí thấp ở đây, không chỉ nói đến những người dốt không biết gì về tình hình xã hội chuyển động chung quanh họ, mà còn nói đến nhiều trí thức xã hội chủ nghĩa đang mang bằng cấp cao như Nhà Văn, Nhà Báo, Nhà Nghiên Cứu, Sử Gia, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ, Giáo Sư… ở mọi ban ngành. Sở dĩ xếp loại đa số trí thức xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào hạng dân trí thấp bởi vì họ bị tê liệt hành động và trí tuệ, không dám phản kháng đường lối chính trị phá hoại xã hội Việt Nam của đảng độc tài. Còn có nhiều người đồng lõa với độc tài để đàn áp dân Việt mình. Đây là bọn tội phạm của quốc gia.
Con đường nâng cao dân trí lâu là như vậy, trong khi đó đảng độc tài đang hoành hành tàn phá đất nước chúng ta từng ngày từng giờ.
Một phương pháp tranh đấu khác, đó là tạo áp lực mạnh về quân sự, chính trị, kinh tế để dồn chế độ độc tài vào đường cùng và tan rã. Muốn có áp lực này, bạn phải có tổ chức chính trị hay quân sự, vũ trang.
Muốn có tổ chức, bạn phải xây dựng, phải hoạt động, phải tham gia, phải điều hành, phải có tiền để hoạt động, phải có mục tiêu hoạt động, phải có thành viên nồng cốt trung thành.
Hiện nay, sau hơn 43 năm độc tài Cộng Sản dùng bạo lực của ngoại bang để chiếm Miền Nam Tự Do và sau đó chúng không từ bỏ bất cứ biện pháp tinh ranh, tàn bạo nào để đè đầu cai trị dân Miền Nam và cả Miền Bắc, thì bạn, dù ở trong hay ở ngoài Việt Nam, đã làm gì để thúc đẩy thay đổi xã hội Việt Nam từ nghèo đói, chậm tiến, độc tài toàn trị, chuyển sang xã hội chứa đựng mầm mống của phồn thịnh, tự do dân chủ, đa nguyên đa đảng???
Khi nước ta vào thập niên 1.930 bị thực dân Pháp cai trị, Hồ Chí Minh và đám đệ tử bần cố nông cuồng tín đã móc nối, liên hệ, đồng ý làm tay sai cho ngoại bang Nga Cộng, Tàu Cộng, để có tiền xây dựng Đảng Cộng Sản, có nơi đào tào cán bộ, có nơi nương náu, có vũ khí để giết dân, để làm giặc, làm loạn. Chúng tự nguyện làm tay sai cho Cộng Sản quốc tế nhằm đạt được mục tiêu chính trị là cướp quyền lực ở Việt Nam.
Ngày nay, bạn muốn dựa vào Mỹ để xây dựng tổ chức, xây dựng đảng??? Bốn mươi ba (43) năm qua cho chúng ta thấy rằng, không thể thực hiện được bằng con đường này. Vì hiện nay ở Mỹ không có tổ chức chính trị nào của người Việt có khả năng thực hiện sự thay đổi xã hội Việt Nam.
Trong nước hiện nay, bạn cũng chưa thấy tổ chức nào có khả năng thực hiện sự thay đổi này.
Những dấu hiệu tiềm ẩn của các nhóm, tổ chức, đang hoạt động cũng rất ít thấy.
Sự mở đầu, kích hoạt một nhóm tranh đấu, một tổ chức chính trị, nằm trong khối óc, tính can đảm, lòng yêu nước, của bạn và các chiến hữu của bạn.
Quần chúng, nếu chỉ nói chung chung, thì đồng bào ta chỉ là khối đông người im lặng nhẫn nại để sống còn. Giống như quặng mỏ kim cương cực kỳ khổng lồ nằm im dưới lòng đất, chưa ai tìm thấy. Muốn đại đa số dân Việt đồng tình với bạn, ủng hộ bạn, lên tiếng cùng bạn, đồng hành cùng bạn, hành động cùng bạn, vì lợi ích của đồng bào, thì các bạn phải hành động, phải xây dựng tổ chức. Chỉ có, một nhóm, một tổ chức, nhiều nhóm tranh đấu, nhiều tổ chức chính trị, nhiều chính đảng, hoạt động ở bất cứ hình thức nào (để tồn tại và phát triển), thì mới thúc đẩy nhanh sự thay đổi xã hội Việt Nam.
Nếu chỉ kêu gọi chung chung thì 10 năm sau bạn cũng không có gì.
Nếu ngay hôm nay bạn khởi đầu thì ngay vào ngày mai bạn đã nhích được một phân, đi được một bước rồi.
Bạn biết độc tài Cộng Sản Hà Nội sợ hãi nhất điều gì không???
Lũ độc tài lo lắng, mất ăn mất ngủ, sợ hãi thường trực, khi chúng thấy dân Việt mình không còn sợ chúng. Khi người dân không còn sợ chúng thì người dân mạnh dạn lên tiếng chỉ trích cái sai của độc tài. Đi đến bước cao hơn là người dân sẽ tụ tập bày tỏ sự phản đối chế độ độc tài. Từ tụ tập nhỏ đến biểu tình đông người, rồi tới tổng biểu tình, tổng bãi công, tổng bãi chợ, tổng bãi khóa, đồng loạt nhiều tỉnh, rồi cả nước xuống đường, thì dân Việt đang tạo áp lực cực kỳ mạnh mẽ, cực kỳ khổng lồ lên một chế độ chính trị thối nát chỉ biết nghĩ đến miếng ăn tồi tàn của chúng.
Súng đạn của độc tài nhiều lắm. Công an của độc tài có đến hàng triệu tên. Nhà tù Cộng Sản nhiều lắm, nhiều hơn nhà thờ, nhiều hơn chùa, thánh thất. Nhưng súng đạn, nhà tù, công an của độc tài không bao giờ đủ chỗ giam cầm, không bao giờ dám đối đầu với hàng chục triệu dân Việt đồng lòng xuống đường đòi giải tán đảng độc tài.
Giữa hai cái sợ nhất tại Việt Nam ngày nay, đang giằng co, tranh đấu lẫn nhau một cách rất mãnh liệt. Nếu dân mình sợ Cộng Sản thì chúng chiến thắng và tiếp tục đường lối chính trị như hàng chục năm qua. Nếu dân mình không sợ thì độc tài Hà Nội phải đi vào chỗ tan rã, tiêu vong. Xã hội chúng ta ngày nay không có con đường thứ ba, không có sự thỏa hiệp. Độc tài sống ngang ngược, ngạo nghễ, coi trời bằng vung, thì dân ta phải quì lụy, khúm núm, mất tự do. Và ngược lại.
Thông thường một xã hội dân trí thấp là vùng đất cực tốt để nuôi dưỡng, chứa chấp sự sợ hãi bất công, sợ hãi áp bức, sợ hãi guồng máy cai trị tà đạo.
Người ta sống không phải chỉ có biết ăn, ngủ, chơi bời. Trái lại, cuộc sống của người mình còn có những nhu cầu giá trị hơn, đó là trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình, trách nhiệm của công dân đối với đất nước, trách nhiệm của người dân đối với xã hội. Cạnh đó, người sống hôm nay phải có trách nhiệm tinh thần, hay mang ơn đối với ông bà, tiền nhân, tổ tiên, những người đã hy sinh để tạo nên đất nước Việt Nam hôm nay. Và người ta sống không thể thiếu lòng tự trọng đối với các dân tộc láng giềng, với cộng đồng nhân loại. Một quốc gia, một dân tộc, một chính quyền, không có lòng tự trọng, cứ đi xin viện trợ, cứ van xin sự giúp đỡ cứu vớt, cứ gây điều tiếng xấu, cứ làm những việc khiến cho các nước khác phải bận tâm, phải giúp đỡ, mệt mỏi, lo lắng, chán nản, thì tất nhiên, thế giới này phải nhìn chúng ta bằng cặp coi thường. Bởi vì chính chúng ta không tạo được cho họ sự kính trọng, nể phục.
Người Việt mình nổi tiếng thông minh, học tài, đậu nhiều bằng cấp cao ở các trường đại học danh tiếng trên thế giới; Mang lon, giữ chức Tá - Tướng - Dân Biểu - Thượng Nghĩ Sĩ – Thứ Trưởng - Phó Thủ Tướng… tại các cường quốc; Phát minh các công trình toán học, quĩ đạo không gian, bom nhiệt hạch….; Thì người Việt nên sử dụng trí thông minh của mình để nghĩ đến sự thay đổi lịch sử này.
Sự thay đổi này mang đến giá trị vô cùng lớn, vì mang lại lợi ích cho hơn 90 triệu dân Việt, và cho cuộc sống của cả một quốc gia đã có hơn 5.000 lịch sử. Sự thay đổi vô cùng cần thiết.
Sự hãnh diện về tấm bằng Cử Nhân, Cao Học, Tiến Sĩ, thi đậu ở một trường đại học danh tiếng nhất trên địa cầu chỉ là vô cùng nhỏ nhoi so với hạnh phúc vĩ đại là tự do, dân chủ, quyền làm người, mà dân tộc chúng ta đang hết sức khao khát, mong đợi.
Ngày 25/4/2018
Phạm Hoàng Tùng

Câu chuyện về tử tế

“…Bà Barbara Bush là đệ nhất phu nhân cuối cùng chủ trì một thủ đô lưỡng đảng… Hai ông bà Bush cai trị trong một tinh thần thân hữu và tử tế, khác hẳn với sự thù nghịch đảng phái của thời đại chúng ta…”
Maile_Pearl_Bowlsbey_Duckworth
Thượng Nghị Sĩ Tammy Duckworth và con 11 ngày
Hôm Thứ Năm vừa qua, cô bé Maile Pearl Bowlsbey Duckworth, mới 11 ngày, đã đến phòng họp của Thượng Viện Hoa Kỳ theo mẹ, Thượng Nghị Sĩ Tammy Duckworth, khi thượng nghị sĩ dân chủ của tiểu bang Illinois đến để bỏ phiếu chuẩn thuận người mà Tổng Thống Donald Trump đã chọn làm tân giám đốc cho Cơ Quan Quản Trị Không Gian NASA.
Sự việc cô bé Maile được mẹ bế đến Thượng Viện là một cảnh chưa từng có. Em bé mới 11 ngày này đã làm nên lịch sử vì nhờ em mà Thượng Viện đã thông qua những luật lệ cho phép đem con nhỏ vào phòng họp. Nhưng điều quan trọng hơn là dự luật này được thông qua với không một phiếu nào chống.
Điều lý thú hơn nữa là bà Duckworth, một cựu chiến binh Iraq, mất cả hai chân và chỉ sử dụng được một phần cánh tay phải, khi chiếc trực thăng của bà bị bắn hạ trong một cuộc đụng trận hồi năm 2004, đã được chào đón với một tràng vỗ tay và tiếng reo ở một Thượng Viện vốn thường nghiêm chỉnh khi bà và bé Maile đi xe lăn vào.
Bà Duckworth đã giơ ngón tay cái chỉ xuống cho vị thư ký của Thượng Viện ghi lá phiếu của bà và rồi các vị đồng viện đổ nhau tới gặp bà – bất kể Cộng Hòa hay Dân Chủ – ai cũng muốn xem mặt “đệ nhất baby” của Thượng Viện.
Trên hành lang dành cho các nhà báo, báo chí cúi xuống xem, có người ồ lên tiếng ngợi khen em bé, khiến lãnh tụ Khối Đa Số Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer đã nhìn lên và đùa: “Nhà báo sau cùng đã chú ý đến một điều đáng chú ý.”
Quang cảnh đó làm tôi nhớ lại chính trị Hoa Kỳ thời thập niên 1960 khi tôi còn đi học. Lúc đó người Mỹ không phân biệt đảng phái như ngày nay. Tờ New York Times nhắc lại là những cuộc thăm dò trong quá khứ cho thấy hồi thập niên 1960, người Mỹ có nhiều triển vọng hơn, nghĩ là những người thuộc đảng đối lập thông minh, và họ rất ít khi diễn tả phe đối lập là ích kỷ.
Hồi thập niên 1960, chỉ có 5% người Cộng Hòa và 4% người Dân Chủ nói họ sẽ không hài lòng nếu con trai hay con gái mình lấy một người thuộc đảng bên kia. Với thời gian hai phe ngày càng “ghét nhau hơn.” Trong một cuộc thăm dò của YouGov hồi năm 2008 cũng đặt câu hỏi đó, 27% người Cộng Hòa và 20% người Dân Chủ nói “một phần nào” hay là “rất bực mình” với triển vọng đó. Đến năm 2010 thì tỷ lệ vọt lên một nửa người Cộng Hòa và một phần ba người Dân Chủ.
Ngày nay, thành kiến đảng phái đã vượt ngay cả thù nghịch sắc tộc trong những thử nghiệm liên tưởng ngầm vốn đo xem người ta liên hệ nhanh đến mức nào giữa các nhóm (đen, Dân Chủ) và những cá tính (tuyệt vời, tệ hại). Và kết quả là đảng phái định vị người khác nhanh hơn là màu da.
Điều này thật đáng ngạc nhiên, nhất là vì chúng ta không thể quên được vết hằn của thành kiến kéo dài nhiều thế hệ. Chả thế mà Giáo Sư Shanto Iyengar của Đại Học Stanford, và Giáo Sư Sean Westwood của Đại Học Dartmouth, phải kết luận: “Chúng ta có tất cả những dữ liệu này vốn tập trung vào một kết quả tối hậu là đảng phái nay là sự phân chia số một trong xã hội ngày nay của Hoa Kỳ.”
Các nhà nghiên cứu chính trị học nghi là những quảng cáo tấn công, vốn đã ngày càng gia tăng và ngày càng xấu xa, đã đóng một vai trò. Và sự gia tăng của các truyền thông bè phái đã giúp tăng cường độ cho luận điệu tuyên truyền vận động tranh cử, cung cấp xác nhận cho những hình ảnh tệ hại nhất mà chúng ta có về nhau.
Giáo Sư Iyengar cũng chỉ ra là người Mỹ ngày nay sẵn sàng công kích những thành viên của đảng khác theo những cách mà công khai không được chấp nhận cho các nhóm khác, như là thiểu số, phụ nữ hay đồng tính. Không có những tiêu chuẩn xã hội mạnh để giới hạn tinh thần đảng phái.
Một vấn đề khác nữa là người Mỹ ngày nay khó có những liên hệ cá nhân băng qua lằn ranh đảng phái vốn giúp giảm thiểu những tin tưởng xấu xa vào nhau. Xóm giềng, sở làm, gia đình và ngay cả đi date online cũng trở thành đồng bộ chính trị. Những cử tri hôm nay có ít triển vọng có hàng xóm thuộc một đảng khác hơn là cách đây nửa thế kỷ. Hôn nhân lưỡng đảng ngày càng trở thành hiếm hoi.
Không hiểu đâu là quả trứng, đâu là con gà, nhưng ngay bên trong thế giới nghiêm chỉnh và lễ độ của Thượng Viện Hoa Kỳ bầu không khí độc hại đó cũng đã xuất hiện. Sau khi Thượng Nghị Sĩ Edward Kennedy qua đời, Thượng Nghị Sĩ John McCain có lẽ là người duy nhất còn lại muốn tìm cách hợp tác với những người ở phe bên kia.
Trong một bài viết để tưởng niệm Đệ Nhất Phu Nhân Barbara Pierce Bush, một bình luận gia của tờ New York Times viết: “Bà Barbara Bush là đệ nhất phu nhân cuối cùng chủ trì một thủ đô lưỡng đảng… Hai ông bà Bush cai trị trong một tinh thần thân hữu và tử tế, khác hẳn với sự thù nghịch đảng phái của thời đại chúng ta. Trong Tòa Bạch Ốc của bà, ở Trại David, và ở Walker’s Point, trang trại của gia đình ở bờ biển Maine, nhưng người Dân Chủ và Cộng Hòa được chào đón với cũng thường xuyên và lịch sự như nhau.”
Từ phân cách, không tin tưởng lẫn nhau dẫn đến sự việc là người Mỹ ngày nay rất tin vào những lý thuyết âm mưu.
Chả thế mà hôm tuần này, phụ huynh của hai em nhỏ bị bắn chết trong vụ ở trường Tiểu Học Sandy Hook đã nộp đơn kiện một nhà chuyên môn đề ra những âm mưu là ông Alex Jones, vốn đã bày tỏ nghi ngờ là vụ tấn công đó chỉ là một màn trình diễn của các kịch sĩ trong âm mưu lật ngược tu chánh án thứ 2 không cho người Mỹ sở hữu súng nữa chứ không phải là có thật. Hai đơn kiện mạ lỵ, nộp ở Austin, Texas, nơi ông Jones cư ngụ. Hai ông bà Leonard Pozner, cha mẹ của em Noah Pozner và ông Neil Heslin, cha của em Jesse Lewis, đang đòi thiệt hại bởi những điều ông Jones phổ biến trên các show của ông.
Cha mẹ của hai em Noah và Jesse tức giận đi kiện đã đành, nhưng điều còn đáng nói hơn là một chuyện dựng đứng như vậy mà còn có nhiều người tin.
Điều đáng sợ cuối cùng là những độc hại này sẽ có ảnh hưởng ra sao cho nền dân chủ Hoa Kỳ. Hồi tôi còn đi học, các nhà chính trị học thời thập niên 1960 bỏ nhiều thời giờ để phân tích về sự thất bại của Cộng Hòa Weimar, nền dân chủ của nước Đức đã bị Hitler kết liễu. Họ bực tức trước việc một nền dân chủ có vẻ đã tự tử. Và họ đi tìm những lý do. Một trong những lý do mà họ cho là quan trọng là ảnh hưởng của các lý thuyết âm mưu mà độc hại và phổ biến nhất là lý thuyết bị đâm sau lưng.
Theo lý thuyết hoàn toàn sai sự thật này, vụ Đức đầu hàng năm 1918 là do âm mưu của những người xã hội, cấp tiến và Do Thái ở Đức trong chính phủ dân sự tạo ra; nó không phải là kết quả của một chiến bại trên bãi chiến trường hay là vì quá mệt mỏi. Theo họ lý thuyết đâm sau lưng đã làm hại vào niềm tin của dân chúng đối với chính phủ dân sự hậu chiến, đặc biệt là đảng Dân Chủ Xã Hội, bị những người quốc gia quá khích coi là không ái quốc và lươn lẹo; và thứ nữa nó giúp bảo vệ vị thế của giai cấp quân nhân Đức mà người cầm đầu, Tổng Thống Hindenburg đã trao quyền lực cho Hitler.
Dĩ nhiên nền dân chủ Hoa Kỳ không phải là nền dân chủ mong manh của Cộng Hòa Weimar nhưng một kẻ quan sát cũng có đôi lúc cảm thấy lo sợ. Một nhà bình luận vừa mới đặt câu hỏi: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu vào năm 2020 ông Donald Trump thất cử nhưng không chịu nhận thua và những người ủng hộ ông tin cuộc bầu cử là gian lận?”
Phải chăng đã đến lúc chúng ta nhớ lại bà Barbara Bush, vị đệ nhất phu nhân của một Tòa Bạch Ốc, không phân biệt đảng phái.
Lê Phan

Vẫn còn là những câu hỏi 30/4 sau 43 năm (P2)

Nguyễn Thị Thanh Bình (Danlambao) - Nhà văn Dương Thu Hương không những đã trả lại đúng tên gọi cho Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông năm xưa, mà tác giả cuốn truyện dài gây chú ý "Thiên Đường Mù" cũng đã nhỏ lệ bên hè phố Sài Gòn khi nhận ra mình đã bị đánh lừa và tọng đầy những chiếc bánh vẽ như sau:"Khi vào đến Sài Gòn, chúng tôi mới hiểu rằng XH Miền Bắc là một XH cấu trúc man rợ: mỗi tháng được nhà nước phát cho từng bó cỏ, con "người" không còn là người nữa, mà dưới người!" 

Và rồi bây giờ chúng ta lại ngồi đây, để nghĩ về 30/4/75 với một tâm cảm đáng ra phải như thế nào? Liệu sau 43 năm đã quá đủ, để những con người của ngày hôm ấy đã không còn trẻ nữa, hoặc đã già nua cho ngày hôm nay vẫn cứ hãnh tiến xuẩn ngốc rầm rộ ăn mừng chiến thắng, trên những quặn đau, tan hoang, mất mát của toàn dân hai miền Nam Bắc lòng người vẫn ly tán? 


Nhà thơ Hoàng Vi Kha: Nghĩ về 30 tháng 4: trả lại sự thật của lịch sử để học lấy những bài học vô giá về các chủ thuyết mị dân, không thực tế, về tầm quan trọng của nền dân chủ, tự do trong xã hội và vai trò / vị trí tương quan trên trường quốc tế. 

Rầm rộ ăn mừng chiến thắng chính là: 1. hành động chứng minh “hòa hợp, hòa giải” chỉ là ngụy ngữ, 2. tiếp tục nhồi sọ người dân và thế hệ sau những luận điệu tuyên truyền, bẻ cong lịch sử để nhằm tự tôn vinh và củng cố quyền lực cai trị, 3. tiếp tục làm băng hoại nền đạo đức nhân bản thay thế bằng kiểu đạo đức giả (như tràn lan các mặt hàng giả hiện nay) từ đó sản sinh là những kẻ phục tùng / toa rập vì quyền lợi. 

Nguyễn Thị Thanh Bình: À... vậy thì bạn có nhớ ngày hôm đó 30/4 (phải gọi đúng tên gọi là gì nhỉ, hay có khi chỉ là những vần thơ Tháng Tư Đen mà bạn muốn chia sẻ?) khi Miền Nam VN bị đồng minh bỏ rơi và thất thủ, trong khi Miền Bắc VN thì cứ một mực vượt Trường Sơn, vạch dòng Bến Hải ngăn chia để xé rào tràn vào "đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào" hoặc "đánh cho chết đến người Việt Nam cuối cùng" thì toàn cảnh lịch sử đó, bạn đã ghi nhận được những gì, và lúc đó bạn cùng gia đình đang làm gì, ở đâu và ra sao? Chắc bạn còn nhớ cảm giác của mình hoặc gia đình ngày hôm ấy, rồi thì những ngày sắp đến và đã đến sau đó của thời điểm ấy, bạn đã sống như thế nào? 

Nhà thơ Hoàng Vi Kha: Nhớ cái gian ác xảo quyệt đầu tiên: “đem theo vật dùng cho 30 ngày”. Khi từ giã ra đi, cha dặn dò “mỗi ngày xé 1 tời lịch, đếm đúng 30 tờ thì cha về”. Nhưng cha đi “mút mùa lệ thủy” 10 năm thay vì 30 ngày. 

Từ sau đó là những chuổi dài liên tục của thống trị bằng gian ác, xảo quyệt và bạo lực. 

Nguyễn Thị Thanh Bình: Thật ra để phải mở lại lòng mình như mở lại những trang ký ức buồn bã xót xa, hoặc nhiều phần là không vui nổi, những người bên này hoặc bên kia chiến tuyến không lẽ cho đến lúc này không nhận ra được lời thú tội phũ phàng của Lê Duẩn: “Ta đánh đây là đánh cho Nga cho Tàu”? Và như thế, khi lật lại những trang quân sử đớn đau bi tráng của 30/4, hay mới đây là mốc điểm tưởng niệm của “50 năm thảm sát Mậu Thân Huế”, liệu có làm chúng ta tự hỏi đã đến lúc mình cần phải hành xử như thế nào để xứng đáng đáp đền linh hồn của những anh linh VN? 

Nhà thơ Hoàng Vi Kha: Thế hệ trước: Chép lại / kể lại / truyền lại những sự thật / sự kiện của cuộc chiến. Chép lại / kể lại / truyền lại những nền mống xây dựng một xã hội dân chủ, xây dựng những con người đầy nhân bản / nhân văn. Chép lại / kể lại / truyền lại những kinh nghiệm / những sai lầm đều là những bài học đã đổi bằng bao xương máu nhưng sẽ tránh được bao máu xương phải đổ về sau. 

Thế hệ sau: Mở tâm để hiểu, để cảm thông, để khơi và giữ tình “đồng bào”, tình đất nước. Mở trí để sáng suốt nhìn vào di sản sự thật / lịch sử / bài học từ ông cha từ thế giới / kiến thức nhân loại và soi vào hành trình tương lai. Mở gan dạ để tiếp nhận, gánh vác, bước tiếp. 

Khi đem lại tự do, dân chủ, độc lập cho Việt Nam là khi đáp-đền / tẩy gội oan khiên được cho linh hồn của những người đã chết cho tự do, dân chủ, độc lập. 

Nguyễn Thị Thanh Bình: Nhiều quý vị trong chúng ta nói rằng, những con dân gốc Việt ở quê người không phải là không có tấm lòng cho quê hương mà hẳn nhiên là trái lại, có điều họ quên mất vai trò của mình là đã được quá an toàn tự do, khi kêu gọi những người dân thấp cổ bé miệng ở quê nhà phải biết hành động đứng lên đòi lại tự do cho chính mình. Nếu đồng bào ở ngoài nước chỉ đóng vai làm người ủng hộ, và hơn thế nữa cũng chẳng có cơ hội gì để có thể mong muốn xây dựng phát triển đất nước mình một cách thiết thực. Vậy theo bạn chúng ta phải làm gì để góp phần vào công cuộc dân chủ hóa một đất nước đã ù lì, lì lợm không hề muốn rủ bỏ thay đổi, khi mà chính Mahatma Ghandi, thủ lãnh của đường lối BBĐ cũng đã nói: “Hãy trở thành chính sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy trên thế giới này”? Thử hỏi bạn có muốn được làm một nhà văn chân chính hay đơn thuần là một công dân đúng nghĩa đang muốn lên tiếng cho những thao thức trăn trở cần thiết, cho một đất nước đang có quá nhiều thiếu vắng về quyền được nói, được tỏ bày biểu đạt của tự do ngôn luận, tự do báo chí? 

Nhà thơ Hoàng Vi Kha: Tuổi trẻ tại hải ngoại: sanh / trưởng tại các quốc gia có nền tự do, dân chủ họ được giáo dục từ nhỏ rằng: Freedom is not Free. Không thể trông chờ vào ai mà chính mình phải tự đấu tranh cho điều mà mình mong cầu. Trong bóng tối trước tiên phải tự khơi lên ngọn lửa thì người ngoài bóng tối mới nhìn thấy mà tương trợ. Do vậy, ở bất kỳ nơi nào, để có thay đổi / cách mạng / chuyển hóa cũng là do người trong nước đóng vai trò chủ động và chính. 

Tuổi trẻ tại hải ngoại hấp thụ được các luồng tư tưởng tự do, tự chủ thì cần trau dồi thêm tình tự dân tộc / cội nguồn. Đây lại là điều truyền lại từ thế hệ đi trước. Tình yêu dành cho đất nước Việt Nam, cho người Việt Nam cần phải có sự “đầu tư” đúng của thế hệ đi trước (gia đình luôn quan trọng) và của thời gian gắn bó để bồi đắp. 

Tuổi trẻ / thể hệ người Việt tại hải ngoại vẫn có rất nhiều cách để tiếp tay / hổ trợ / đồng hành với người Việt trong nước. (khai trí / lá phiếu cử tri tại nước sở tại / tham chính / luật pháp quốc tế / truyền thông v.v... rất nhiều hình thức để giúp và đấu tranh thì phải đa diện, linh động / linh hoạt không chỉ ở một mặt trận). 

Nguyễn Thị Thanh Bình: Còn một câu hỏi chót, và câu này dường như được gợi ý từ câu nói rất đậm đà ý nghĩa của một Thiếu tướng khá trẻ và tài giỏi của quân lực Hoa Kỳ, hiện được biết đang đóng quân ở Nam Hàn, xin hân hạnh không chỉ muốn được hỏi Tướng Lương Xuân Việt rằng: Liệu có phải Thiếu tướng muốn nhắn nhủ điều gì thầm kín với tuổi trẻ Việt Nam khi thổ lộ: “… tôi cũng rất may là đã mang dòng máu dân tộc vốn có 4000 năm văn hiến, và trong máu tôi có dòng máu của Quang Trung, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo và Ngô Quyền:? Phải chăng tuổi trẻ Việt Nam lúc này đã không còn được dạy dỗ môn học lịch sử ở trường lớp, để được ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc nên dần dà đã lãng quên cả những giấc mơ nhỏ nhoi được làm người, nói chi đến (giấc) “Mơ Làm Người Quang Trung” như thông điệp gởi gấm của một tựa sách Duyên Anh, khi đất nước đang đến hồi lâm nguy và tháng 4 đen với những bản án nặng nề của những tù nhân lương tâm gia tăng ở mức độ khùng. Không lẽ chúng ta không đồng ý là chế độ độc tài CSVN đã thua sạch sành sanh trong Hòa Bình, và ai sẽ là người phải biết hóa giải lòng mình trước hết? 

Nhà thơ Hoàng Vi Kha: Sự thờ ơ / vô cảm / hèn nhát ở ngày hôm nay là hậu quả của những chuổi dài liên tục việc “trồng người mới XHCN” của kẻ thống trị. Cho nên, cần vun trồng lại nhân bản, đức / trí / thức, vun trồng lại từ trong mỗi gia đình. Cần tạo nhiều những liên kết, từ ít tới đông hơn, tới lớn hơn để trở thành nguồn lực bảo vệ chân lý / chân thiện mỹ, đối đầu với những âm mưu / thế lực phá hoại và đàn áp con người. Khi có nhiều những người như thế tức sẽ tự nhiên có lại những Trưng Vương, Ngô Quyền, Hưng Đạo, Quang Trung... và có lại / xây nên một đất nước độc lập, phú cường, có khả năng đương đầu với bất kỳ kẻ xâm lược nào. 

Những bản án nặng nề ấy chỉ chứng tỏ nỗi sợ hãi của bạo quyền. Khi chỉ vài người / vài chục người thì bạo quyền có thể dễ dàng đàn áp / bắt bớ. Nhưng khi tăng thành hàng ngàn / chục ngàn / triệu người thì chắc chắn sẽ không còn “tù nhân lương tâm” vì bạo quyền sẽ không còn có thể tồn tại. 

*

Trả lời của nhà thơ Lưu Trọng Văn: 

Thể theo lời yêu cầu của nhà thơ Lưu Trọng Văn, xin coi đây là câu trả lời cho các câu hỏi ở trên: 

Tôi nghĩ chúng ta cùng khép lại quá khứ. Tôi không thể trả lời các câu hỏi này vì tôi không thể và không muốn đứng về bên này hay bên kia khi cả hai bên trong quá khứ và có thể cả trong hiện tại ấy chỉ là một- máu thịt của tôi, và sẽ mãi mãi là một trong tương lai mà chúng ta cùng phấn đấu vì một dân tộc, một quốc gia hùng cường. 


Trả lời của nhà văn Liêu Thái: 

1. Có một điều dễ nhận biết, sau gần nửa thế kỉ trôi qua, những gì nhà văn Dương Thu Hương từng nói có vẻ như cũ đi về mặt chữ nghĩa nhưng vẫn mới về mặt nội dung. Câu chuyện ăn mừng của “bên thắng cuộc”, tôi nghĩ điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tầm nhận thức cũng như vốn liếng nhân văn của mỗi chế độ chính trị. Tôi có một người cậu ruột là liệt sĩ Cộng sản và cha tôi là một sĩ quan cấp Tá quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Và cho đến bây giờ, trước lúc vĩnh biệt con cháu, bà Ngoại tôi vẫn đau đáu không tìm được nắm xương của con mình cũng như bản thân tôi, hơn 40 tuổi vẫn thèm được cảm giác cha gọi cho cái bánh vì ông rời bỏ mẹ tôi lúc tôi mới 4 tháng trong bụng mẹ để chạy trốn nỗi sợ vô hình sau 1975 (có thể ông sợ tôi liên lụy sau này chăng!?). Chiến tranh, đó là nỗi đau khốc liệt, tàn nhẫn. Nhưng đùa vui, reo mừng trước đống tro chiến tranh là một trò đùa thiếu nhân tính. 

2. Tôi không có ký ức về ngày 30 tháng 4 bởi tôi sinh sau mốc lịch sử này, những gì cảm nghiệm về thời điểm ấy, với tôi chỉ thông qua sách vở, tư liệu. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi thiếu thực chứng. Bởi thời thơ ấu của tôi là thời của (xin lỗi) cứt trẻ con còn nguyên hạt bo bo, hạt kê hay hạt ngô mẻ. Và những người thương binh phía bên kia chống nạn đi xin ăn ở các bến xe, họ bị hất hủi, đau khổ, họ không có lối thoát. Thực sự, đó là chấm đen khó phai trong não trạng tôi. Và đáng sợ hơn là tôi từng chứng kiến mẹ tôi chửi những kẻ “trở cờ”. Bà từng chửi người anh chú bác ruột của bà về việc trước 1975, ông là một viên chức VNCH, sau 30 tháng 4, ông ta mặc áo quần bộ đội, mang súng đi kiếm kê tài sản từng nhà… Trong đó, ông cũng không quên “tẫng” luôn lý lịch gia đình liệt sĩ của bà Ngoại tôi (bởi ông cầm giấy báo tử của chi khu gửi về cho bà ngoại tôi và đi khai cho chính gia đình ông, hiện tại, ông vẫn đang hưởng chế độ dành cho thân nhân liệt sĩ mặc dù ông không phải ruột thịt). Và đương nhiên, ông ta không phải là Cộng sản nằm vùng, ông ta chỉ là kẻ “trở cờ” trong khuynh hướng phù thịnh của một kẻ giảo hoạt. Hiện tại, cuộc đời ông ta cũng chẳng mấy hay ho gì, nghĩa là một kết cục bi đát. Nhưng trả giá cho cái kết cục bi đát của kẻ trở cờ là hàng trăm số phận bị vùi dập để rồi chính y cũng chả ra gì. Và hình như thời nào cũng có kẻ trở cờ theo nghĩa này hoặc nghĩa khác! 

3. Câu hỏi rất hay và mang nhiều gợi mở. Nhưng có vẻ như người đặt câu hỏi kì vọng quá lớn vào số đông nhân dân trong lúc những kẻ có thế lực và có khả năng qui tụ đám đông lại rất mê Tàu, mê Nga, hiện trạng đất nước hôm nay đã cho thấy Lê Duẩn nói đúng. Ông ta nói quá đúng và ông ta cũng nhìn người Việt đầy thực dụng (nhưng sâu sắc, bởi chí ít ông cũng không lý tưởng hóa tâm tính người Việt). Và câu chuyện ngày hôm nay, nếu ai thực sự đau lòng cho dân tộc, sẽ thấy người Cộng sản họ không nói sai, bởi họ đọc ra căn tính dân tộc và vận dụng, bẻ lái nó một cách khôn khéo chứ không nhân văn hay lý tưởng hóa dân tộc. Trên nghĩa này, họ đã đúng và đã thắng! 

4. Trích câu hỏi “…Thử hỏi bạn có muốn được làm một nhà văn chân chính hay đơn thuần là một công dân đúng nghĩa đang muốn lên tiếng cho những thao thức trăn trở cần thiết, cho một đất nước đang có quá nhiều thiếu vắng về quyền được nói, được tỏ bày biểu đạt của tự do ngôn luận, tự do báo chí?...”. Theo tôi, một nhà văn chân chính hay không chân chính, điều này thuộc về nhận xét của độc giả và nó phải qua thử thách của thời gian với tác phẩm. Vấn đề chân chính hay “ngụy chữ” không thuộc về lựa chọn đứng bên này hay đứng bên kia mà nó thuộc về tâm tính, hay nói xa hơn chút là lương tri nhà văn. Nếu người viết không viết ra từ những xung động tâm hồn và ray rứt lương tri thì cái anh ta/chị ta/ông ta/bà ta/y/thị… viết ra khó có thể gọi là tác phẩm. Mà rung động hay ray rứt lại thuộc về thế giới của tâm cảm, của bản năng và tư tưởng. Nên chỗ này, nhà văn không thể lựa chọn mà chính văn chương, tác phẩm và lịch sử sẽ xếp họ vào loại người nào, tác giả gì… Họ có muốn sắm vai chân chính nhưng tâm hồn họ lại rặt những mưu toan thì điều ấy có thể che mắt độc giả được vài năm, vài chục năm nhưng không thể lâu hơn. Tôi nghĩ vậy! 

5. Tôi là người cầm bút, và điều tối kị của người cầm bút là “mặc cảm AQ”, tôi không bao giờ nói rằng người Cộng sản đã thua sạch sành sanh trong Hòa Bình. Bởi thắng hay thua là do tiêu chí, mục tiêu và lý tưởng đặt ra của mỗi bên. Những người lấy tiêu chí vật dục làm mục tiêu hướng đến thì đất nước rối ren và sợ hãi, nhân dân càng mù mờ về đạo đức cũng như đời sống càng khốc liệt, càng thiếu nhân văn bao nhiêu thì họ chiến thắng bấy nhiêu, bởi đó là mục tiêu họ cần đạt. Và chúng ta, chính những con người lấy nhân bản, khai sáng và dân tộc đặt làm mục tiêu hướng đến của dân tộc đã thua. Chúng ta đã không đạt được mục đích của mình một cách ê chề, đau đớn, đó là sự thật. Chúng ta tự thấy mình thua trong quá khứ và ngay cả hiện tại, tự thấy mình đã quị ngã xuống mặt đường lý tưởng. Để từ đó đứng dậy hoặc là đi tiếp, hoặc là cắn lưỡi giữ khí tiết một cách thinh lặng, không ồn ào. 

Phần 1:

Thực hiện:

Nguyễn Văn Bình thay chân ông Trần Đại Quang?

Bùi Quang Vơm (Danlambao) - Từ đầu tháng tư năm nay, xuất hiện một hiện tượng đáng chú ý là sự vắng mặt của ông Trần Đại Quang trên mặt báo chí và hoạt động của chủ tịch nước. Các việc nghi lễ ngoại giao nhân danh nguyên thủ đều được gửi bằng điện, điện mừng, điện chia buồn, nhưng không kèm hình ảnh. Các sự kiện ngoại giao đón khách thăm đều không có mặt chủ tịch nước. Đặc biệt là chuyến thăm của bà Aung San Suu Kyi, mặc dù chỉ trên danh nghĩa Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mianmar, nhưng ai cũng biết bà là người quyền lực cuối cùng trong hệ thống chính trị của Mianmar. Trong khi bà Aung San Suu Kyi hội kiến cả ba vị thuộc bộ tứ, Tổng bí thư, Thủ tướng và chủ tịch Quốc Hội, không hề thấy mặt ông chủ tịch nước Trần Đại Quang. Chuyện vắng mặt của ông Quang xảy ra cùng một lúc với lệnh bắt và khám nhà Trung tướng Công An Phan Hữu Tuấn, nguyên phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo, cùng với lệnh bắt và khám nhà hai vị nguyên chủ tịch UBND Đà Nẵng cùng một loạt các quan chức Đà Nẵng liên quan tới vụ Vũ Nhôm.

Dư luận ai cũng biết, Phan Văn Anh Vũ hay Vũ Nhôm là Thượng tá công an, thuộc tổng cục tình báo, nghĩa là nằm trong "dây" của ông Phan Hữu Tuấn. Nhưng ngoài chuyện này, vỉa hè Đà Nẵng vẫn gọi ông Vũ Nhôm là Trần Vũ, theo nghĩa Vũ Nhôm lấy họ của "bố nuôi" Trần Đại Quang.

Cùng thời gian này, một tin đồn lan truyền trên mạng rằng ông Quang đã sang Nhật chữa bệnh từ ngày 4/04.

Trước đó, Ban bí thư đã ra quy định kiểm tra sức khoẻ định kỳ đối với cán bộ chủ chốt, nhằm xác định cán bộ đủ sức khoẻ đảm đương chức vụ hiện tại và đủ khả năng đảm đương trách nhiệm cao hơn nếu được đề bạt. Với uỷ viên bộ chính trị, việc kiểm tra định kỳ được thực hiện hàng tuần. Nếu cán bộ, kể cả uỷ viên Bộ chính trị không đảm bảo sức khoẻ, có thể được đề nghị nghỉ bất cứ lúc nào. Người ta hiểu đây là bản nhạc dạo cho một cuộc "sắp xếp".

Cùng với văn bản này, Ban bí thư có hướng dẫn chỉ đạo đối với trường hợp theo luật, vụ án bị đình chỉ khi nghi can của vụ án chết hoặc không còn khả năng đối chất, nhưng nếu có liên quan tới nghi can hay những nghi can khác, vẫn phải điều tra và xét xử. Theo hướng dẫn này, vụ án "làm lộ bí mật nhà nước" mà nghi can chính là ông Phạm Quý Ngọ, dù ông này đột tử sau lời khai của tử tù Dương Chí Dũng trong vụ án Vinashine, rằng "số tiền 1 triệu đô (của bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch Vạn Thịnh Phát) chuyển cho ‘ông anh’ cấp trên", sẽ được mở trở lại và tiếp tục điều tra các cá nhân liên quan.

Người ta hiểu ngầm rằng, vụ án này dẫn trực tiếp tới ông Trần Đại Quang, vì khi đó ông Quang đang giữ chức bộ trưởng, cấp trên của ông thứ trưởng Phạm Quý Ngọ.

Và nếu để ý thêm một chút sẽ thấy bài báo rất dài về tăng cường an ninh mạng mà ông Quang viết (hay) đăng lại ( bài viết từ năm 2016) trong thời gian nghỉ chữa bệnh lần đầu vào tháng 7/2017 rơi vào đúng lúc có tin đồn về việc "có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong trò chơi đánh bạc điện tử" mà sau này, (tháng 3/2018), công an Phú Thọ đã khởi tố bắt cả hai vị tướng Công an, anh hùng lực lượng vũ trang trung tướng Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng cục trưởng, và thiếu tướng Nguyễn Thanh Hoá, phó tổng cục trưởng An ninh mạng và tội phạm Công nghệ cao. Gọi là hai bài báo chạy tội, hay hoả mù, hay nói rằng, "tội phạm này không dính đến ta".

Như vậy có thể thấy, ông Quang dính tới tất cả những vụ việc trên, từ chuyện nhận tiền của tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tới chuyện đánh bạc trên mạng lẫn chuyện bê bối Đà nẵng với Vũ Nhôm, và có thể cả đường dây bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh tẩu thoát.

Năm ngoái, khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc 23/07 và đưa về Hà Nội ngày 30/07, ông Quang "bị" biến mất từ 25/07/2017. Lần biến mất năm nay, cũng vào đúng dịp những sự kiện ồ ạt. Người ta không thể không hiểu ra rằng, ông Quang bị đưa sang Nhật để ở nhà, người ta tự do điều tra, giống như kiểu trói chặt ông vào ghế mà đánh.
Nhưng, lịch sử không lặp lại, lần này sự nghiệp của ông chắc đã được định đoạt. Người ta đã chuẩn bị đủ để cho ông "nghỉ chữa bệnh". Ban bí thư sắp tới sẽ ra thông báo về tình trạng bệnh tật của ông, và sẽ dạo nhạc để kỳ tới đây, tại Hội nghị Trung ương 7 vào đầu hay giữa tháng 5 này, ông xẽ xin Trung Ương cho từ chức.

Và sau khi ông nghỉ việc, người ta sẽ công bố kết quả điều tra, và với chủ trương không ai được hạ cánh an toàn nếu phạm tội, thì không biết ông có bị tước bỏ chức nguyên bộ trưởng công an, nguyên chủ tịch nước không! 

Thay thế 

Nhưng nếu người ta đã chuẩn bị cho ông Quang "về", thì lẽ tự nhiên là người cũng đã hay đang chuẩn bị phương án thay thế.

Có một nghi vấn dai dẳng là trường hợp nhân vận nghịch lý Nguyễn Văn Bình. Ông Bình là một trong ba nhân vật leo ngược dòng, cùng với Đinh La Thăng và Hoàng Trung Hải, ba nhân vật gắn bó mật thiết với nguyên thủ tướng tham nhũng Nguyễn Tấn Dũng, tưởng mất tuột, lại leo vào Bộ chính trị. Người ta đã đi tới một khẳng định rằng, ba ông này chính là cái giá mà ông Trọng chịu chấp nhận để đạt được "sự ra đi" của ông Dũng. Ba ông này chính là các nhân tố của thủ đoạn cài cắm "chui sâu, leo cao để bảo đảm những lợi ích đã chiếm đoạt", như lời ông Trương Tấn Sang.

Trong khi hệ thống ngân hàng là hệ thống dính nhiều nhất tới các vụ án tham nhũng, có một tử hình và hàng loạt trên 30 năm tù, nhưng không một vụ nào có kết luận dính tới Bình Thống đốc. Từ vụ chuyển đổi độc quyền vàng, vụ thu gom hệ thống ngân hàng, hàng ngàn ngân hàng bị thu hồi giấy phép, bị giải thể, bị sáp nhập, bị mua lại, vụ thâu tóm ngân hàng thương mại Sacombank, vụ mua lại 5 ngân hàng thương mại với giá không đồng v.v... người ta đồn rằng tiền phía sau tuồn tới Thống đốc "như nước lũ".

Mỗi lần xử một vụ án, lần nào người ta cũng đoán "vụ này Bình Ruồi chắc chết", thế nhưng, ngay cả khi Trầm Bê bị bắt, rồi bị xử chuyện vớ vẩn "giúp Phạm Công Danh vi phạm", và ông Bình vẫn bằng chân vô sự.

Lạ một điều, là ông Bình không chỉ xuất hiện trong mọi chuyến đi thăm, làm việc và công cán trong nước của ông Tổng Bí thư nguyễn Phú Trọng, mà còn tháp tùng nhiều chuyến thăm ngoại giao của ông Trọng ra nước ngoài. 

Nhưng khi ông Bình được phân công dẫn đầu đoàn công tác, với tư cách đại diện Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam thăm Argentine tháng 3/2017, liên bang Nga ngày 8-14/9/2017, người ta bắt đầu đặt câu hỏi nghi ngờ. Một nhân vật chuẩn bị ra toà có thể đại diện cho bộ mặt một đảng cầm quyền không? Ông Bình là "vật cài cắm" bên cạnh ông Dũng? Ông Bình là cò mồi của Bộ Chính trị trong hệ thống ngân hàng? Ông Bình là nhân vật thân cận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?

Đặc biệt là ngày 8-14/4/2018, ông Bình được trao sứ mệnh dẫn đầu đoàn đại biểu đảng cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung quốc. Ngày 17/4, được đích thân Vương Kỳ Sơn, phó chủ tịch nước Cộng hoà Nhân Dân Trung Hoa tiếp và làm việc tại Trung Nam Hải.

Nếu gắn sự kiện này với chuyện sang Nhật chữa bệnh lần hai của ông Trần Đại Quang và tin đồn vẫn đang còn trên mạng, ông Bình "tham gia phủ chủ tịch", thì có thể nghi ngờ rằng ông Bình chính là giải pháp được lựa chọn để thay thế ông Quang, và sự tiếp kiến trực tiếp nhân vật số hai của Trung Quốc, chính là thủ tục chuẩn thuận của "đảng anh em". 

Điều nghi vấn này được xác định lần nữa, khi nhìn bức ảnh chụp sáng ngày 25/04, chụp thành viên đoàn chính phủ do thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu tới dâng hương ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Đoàn chỉ gồm ông Phúc, ông Bình và ông Đỗ Bá Tị - phó chủ tịch Quốc hội. 


Đảng cộng sản Việt Nam có thói quen sử dụng các sự kiện để giới thiệu các khuôn mặt mới, vừa để dư luận không thấy đột ngột, vừa để thăm dò phản ứng. Qua bức ảnh này, có thể luận ra vài điều:

- Dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương thường là việc của Nguyên thủ quốc gia, đại diện toàn thể quốc dân, ba ông này có lẽ được cơ cấu vào vị trí Chủ tịch nước, trình diện Quốc Tổ.

- Nếu ông Phúc tiếp tục giữ vị trí thủ tướng, vị trí Chủ tịch nước sẽ chuyển cho hoặc ông Đỗ Bá Tị, hoặc cho ông Nguyễn Văn Bình.

- Ở bức ảnh trên, ông Bình sẽ giữ chức chủ tịch nước - ông là người đầu tiên bên phải ông Phúc.

Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm ở đền Giếng: 


- Ở bức ảnh này, ông Đỗ Bá Tị sẽ là Chủ tịch nước, ông Bình đứng hàng sau. Như vậy, ông Đỗ Bá Tị sẽ vào Bộ chính trị trong Hội nghị trung ương 7 sắp tới và sẽ được giới thiệu cho Quốc Hội bầu bất thường vào chức chủ tịch nước. Ông Tị mất chức Bộ trưởng Quốc phòng và bị về phó chủ tịch Quốc hội chỉ vì không chấp nhận giao lưu biên giới với Tàu. Ông bị ép rời Bộ quốc phòng nhưng phải chịu phong đại tướng trước khi chuyển ông sang Quốc hộ. Phương án này chứng tỏ thái độ chống Tàu thắng thế.

- Cả hai nhân vật sẽ được giới thiệu ứng viên chức Chủ tịch nước, tuỳ Quốc hội bầu chọn, phản ánh thế giằng co giữa thân và không thân Tàu.

Như vậy, việc nghi vấn ông Bình là thủ túc của ông Nguyễn Tấn Dũng, với nghĩa là dính tham nhũng, có thể không có căn cứ. Kết hợp với tập quán chức vụ Chủ tịch nước thường gắn với công trạng bảo vệ chế độ, có thể suy luận rằng ông Tị trong cuộc chiến tranh biên giới đã có công giữ nước, và ông Bình có lẽ đã cung cấp bằng chứng tố cáo ông Dũng, có giá trị quyết định trong việc gạt được mối nguy hại tới sự tồn vong của đảng, cũng là công bảo vệ chế độ. 

Ván bài sẽ được lật sau hội nghị trung ương 7 sắp tới. 

26.04.2018

Rối như canh hẹ!

Hưng Yên (Danlambao) - Thật đấy các vị, "đảng ta" đến ngày mạt rệp rồi hay sao mà càng ngày nó càng rối tinh rối mù lên không biết đàng nào mà lần y chang như một nồi canh hẹ! Các vị biết không? Việt Nam ta có câu thành ngữ "Rối như canh hẹ" để chỉ việc nọ xoắn với việc kia, không thể tách rời nhau ra được, sao mà nó giống với "Đảng ta" lúc này thế không biết! Bác Tổng Trọng đốt lò thiêu mấy thằng tham nhũng. Mới đầu tưởng chỉ có mấy anh như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và một đám lóc nhóc khác, không ngờ chúng ló đầu ra một lô một lốc coi bộ còn nặng ký hơn Đinh La Thăng với Trịnh Xuân Thanh nhiều!

Mới đây báo chí ồn lên cái vụ mấy vị Tướng công an - những thanh bảo kiếm bảo vệ Đảng - cũng bị Bác Tổng Trọng lôi cổ ra tòa vì tội "ăn bẩn và làm đầu nậu cờ bạc hàng ngàn tỉ" thế thì còn trời đất nào nữa, báo chí đăng rõ ràng chứ không phải chúng tôi đặt điều nói xấu "Đảng" đâu đấy nhé. Xin các vị cứ đọc đoạn trích dưới đây thì rõ.

Trích:

Bộ Công an Việt Nam chính thức xác nhận một trong những tướng công an nổi tiếng nhất Việt Nam, đã nghỉ hưu, bị khởi tố vì liên quan đường dây đánh bạc ngàn tỉ.

Trang web Bộ Công an cuối ngày 6/4 cho hay ông Phan Văn Vĩnh đã bị công an tỉnh Phú Thọ khởi tố bị can, bắt tạm giam bốn tháng.

Cùng ngày 6/4, Chủ tịch nước Việt Nam đã ký Quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Phan Văn Vĩnh.

Ngưng Trích

Phan Văn Vĩnh là trung tướng công an đã một thời lập được nhiều công trạng, được báo chí của Việt cộng hết lòng khen ngợi, đưa lên đến tận mây xanh. Mà cứ theo quy định của Đảng thì tất cả, từ bé đến lớn, từ chú công an giao thông đứng đường đứng chợ lên đến ông Chủ Tịch Nước đều phải là đảng viên của "đảng ta" mới được, còn nếu không thì đi chỗ khác chơi! Thế rồi "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý"... Chịu khó suy nghĩ một chút ta lại thấy "Đảng" với "Nhà nước" cũng chỉ là các hắn với nhau chứ ai vào đấy phải không các vị? Cuối cùng ta ngộ ra được một điều cái "Đảng" này nó xảo trá và tham lam vô cùng vô độ các vị ạ. Hai tay nó "ôm" lấy tất cả nhưng mồm lại thơn thớt: "Nhân dân làm chủ". Làm chủ gì mà ruộng vườn, đất đai của người ta tự dưng nó thu hồi với quy hoạch? Mới đây ông "Thủ Tướng ma de in" của các hắn còn mầu mè kêu lên:

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xử lý nghiêm người đứng đầu buông lỏng quản lý đất đai: Chỉ thị mới về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tập trung chỉ đạo rà soát, đánh giá đầy đủ tình hình triển khai thi hành pháp luật về đất đai ở các cấp, các ngành, trên cơ sở đó có kế hoạch, biện pháp cụ thể để chấn chỉnh, xử lý, khắc phục kịp thời những tồn tại trong việc thực hiện từng nội dung nhiệm vụ quản lý đất đai ở địa phương....

Một cái "lệnh" vừa mập mờ, vừa chung chung chẳng có gì dứt khoát rõ ràng cả, phải không các vị?

Đất đai, ruộng vườn của người ta do bao nhiêu đời ông cha để lại, bây giờ tự dưng các anh tuyên bố làm chủ tập thể do các anh quản lý. Thế rồi nay các anh đòi "thu hồi" chỗ này, mai các anh tuyên bố "quy hoạch" chỗ kia... Cuối cùng là các anh đem bán cho bọn tư bản nước ngoài. Của người ta đáng giá 100 đồng, các anh thí cho 1 đồng, còn bao nhiêu các anh bỏ túi. Cuối cùng là người dân chết đói, còn các anh thì cứ giầu lên ú ụ. Rõ ràng Toàn là một lũ ăn cướp, ăn bám!

Cũng trên Net chúng tôi còn đọc được một đoạn trong một bài viết như thế này. Lại xin trích ra đây để mọi người cùng đọc và cùng đánh giá.

Trích:

Những ông tướng Phan Văn VĩnhNguyễn Thanh Hoá trượt ngã vào thời điểm khá điển hình, khi toàn Đảng toàn Dân đồng tâm hiệp lực đấu tranh bài trừ giặc nội xâm; khi lò lửa đốt cháy tham nhũng, tha hoá, tiêu cực đang đến độ; khi cán bộ chiến sỹ toàn lực lượng công an ngày ngày học tập và làm theo tấm gương đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh, thấm nhuần 6 điều Người căn dặn công an nhân dân... Đây cũng là giai đoạn xảy ra nhiều vụ án sử dụng công nghệ cao để đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền khiến nhiều gia đình tiêu tán, xã hội bất an.

Ngưng trích

Ừ, bậy nhỉ, khi cán bô chiến sĩ toàn lực lượng công an ngày ngày học tập và làm theo, tư tưởng Hồ Chí Minh thì cái đám to đầu ngồi tít trên cao: Toàn các đồng chí bộ chính trị, uy viên trung ương đảng, bí thư nọ, chủ tịch kia... thi nhau vơ vét! Có đúng thế không hay bắt chúng tôi phải kể ra từng tên một? Những vị mới đây bị Bác Tổng Trọng xách cổ lôi ra tòa khóc khóc mếu mếu ai cũng biết cả rồi. Nhưng còn thiếu gì các vị khác nữa như... Đồng chí Ba Ếch đấy thì sao, của cải đâu ra mà lắm thế, chỉ nguyên một cái "nhà thờ tổ" thôi đã đủ để được kể vào hàng phú gia địch quốc rồi. Kế đến là anh con ngoại hôn của Chủ tịch vĩ đại sống mãi trong quần chúng ta là đồng chí Nông... văn phu. Đồng chí về vườn đã lâu rồi mà còn tiếp khách ngồi trên những cái ghế như "ngai Vua" đấy thì đã sao? Bác Tổng Trọng giỏi làm gì thì làm đi?!

Nghe Bác Tổng Trọng "đe" không chỉ những tay còn đang tại chức mà dù đã về hưu lâu rồi, thậm chí đã "ngỏm củ tỏi" rồi mà có tội cũng vẫn cứ bị dựng đầu dậy lôi ra tòa như thường! Nghe câu này sao chúng tôi thấy "hồ hởi phấn khởi" quá sức. Nghĩ ngay đến sẽ có một ngày cái lão đang "mơ màng giấc điệp trong cái được gọi là "lăng" ở công viên Ba Đình đấy bị xích tay lôi ra tòa vì "lão" này mới thực sự là "Chúa đảng". Bao nhiêu những khốn khổ, khốn nạn của nhân dân ta suốt từ Bắc chí Nam đều từ lão này mà ra cả. Nào là cái đợt gọi là "Cải cách ruộng đất" ở miền Bắc nước ta năm 1954. Biết bao người bị quy cho cái tội là địa chủ bóc lột rồi bị bắn chết, bị chôn sống. Ngay cả một người lý ra được kể là người có công với cách mạng vì đã cúng cho Bác nào vàng, nào tiền vẫn bị lôi ra đấu tố như thường. Lang thang trên Net, chúng tôi đọc được một bài có đoạn viết như thế này, xin trích ra đây để mọi người cùng đọc:

Trích:

“Nguyễn thị Năm tức Cát Thành Long có một người con làm trung đoàn trưởng ở cục chính trị của Văn Tiến Dũng. Gia đình bà trong dịp Tuần lễ Vàng có hiến 100 lượng vàng. Bà còn tham gia công tác của Hội Phụ nữ từ năm 1945 đến 1953. Tôi chưa đến đó lần nào, các anh Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ thường hay ăn cơm ở nhà bà. Gia đình Nguyễn thị Năm cũng giống như các gia đình Đỗ Đình Thiện, Trịnh Văn Bô giúp đỡ nhiều cho cách mạng. Chọn địa chủ Nguyễn thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung quốc. Họp bộ chính trị bác nói: “Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho cách mạng. Người Pháp nói không nên đánh đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa”. Sau cố vấn Trung quốc là La Quý Ba đề nghị mãi, bác nói:“Thôi tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải”. Và họ cứ thế làm. Thuyết của họ là không dựa vào tổ chức cũ mà tổ chức lại một số tổ chức khác của đảng, họ phủ nhận hết các tổ chức khác như chính quyền, các đoàn thể. Ai lãnh đạo cách mạng tháng 8 thành công, ai lãnh đạo cuộc kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1953. Thế mà họ thẳng tay bỏ hết, trong đó mấy ngàn người bị xử tử. Mục đích của họ không phải là CCRĐ mà là đánh vào đảng ta. May mà đến năm 1956 ta kịp thời dừng lại…

“Đánh thuế công thương nghiệp, cải tạo tư sản cũng là do Trung quốc đề ra. Hậu quả là hơn một triệu người di cư vào Nam. Ta đổ tội cho Pháp, Mỹ, điều đó chỉ đúng một phần nào, còn là do ta làm vội, làm ẩu, đánh tràn hết. Không phải địa chủ mà phú nông, thậm chí trung nông cũng đánh. Đảng viên nhiều người tốt cũng bị đánh. Kết quả của những chính sách, cải cách lúc đó là như thế”. (Đàn chim Việt online ngày 4-7-2010)

Ngưng trích

Viết đến đây chúng tôi xin được đặt một câu hỏi: Như thế là Bác Hồ có tội hay có công? Đảng cộng sản có tội hay có công? Trước 1975: Toàn miền Bắc - Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - lạc hậu, nghèo đói đã rõ ràng quá rồi. Đến sau 30 tháng Tư 1975 lại gây cho Miền Nam điêu đứng. Không kể hàng trăm ngàn người già có, trẻ có, cũng tạm gọi được là thành phần ưu tú của xã hội phải vào tù cải tạo. Ngoài ra thì dù người nghèo nhất cũng chưa đến nỗi phải ăn độn. Chỉ sau 30 tháng Tư 1975 thì cả nước khoai mì, khoai lang, bo bo cũng không đủ để mà ăn. Bất kể lớn, bé, già, trẻ tiêu chuẩn mỗi ngày được bao nhiêu gờ ram gạo, bao nhiêu gờ ram khoai... Đi đâu thì cha mẹ. con cái phải bọc theo phần ăn của mình, không ai ăn lấn sang phần của người khác được... Thấy sao nó bần tiện quá sức! Vậy mà ngày còn ở trại tù cải tạo Z30C Hàm Tân, Thuận Hải chúng tôi đã đọc được một cái "băng rôn" đỏ viết chữ vàng căng ngay ở cổng trại như thế này: "Vẻ vang thay đảng cộng sản Việt Nam, người đã tổ chức và lãnh đạo thành công cuộc cách mạng Việt Nam"! Tôi nghĩ bụng đúng là bọn Việt cộng dốt nát, mặt trơ trán bóng, khoe khoang thế mà không biết nhục! Đang mặc quần áo đàng hoàng nay chỉ còn có cái khố mà vẻ vang cái gì?!!!

Hôm nay đã là 24 tháng Tư, chỉ còn 6 ngày nữa đã là 30 tháng Tư, ngày đen tối nhất trong lịch sử Việt Nam. Tôi viết bài này đê tưởng nhớ đến những người đã khuất vì biến cố 30 tháng Tư 1975 và tưởng nhớ những bạn bè của tôi đã chết trong các trại tủ cải tạo. Sau là cầu xin Liệt Tổ Liệt Tôn sớm hiển linh dẹp đi cái đám bất nhân thất đức này giúp cho cuộc sống của con cháu sớm được bình an. Mong lắm thay!


30/4/1975: Ngày cỏ độc và loài man dại lên ngôi

Từ độ ngươi về hỡi loài man dại!
Dẫu vô tri sỏi đá cũng buồn đau
Vũ Hoàng Chương

Chu Chi Nam - Vũ Văn Lâm (Danlambao) - Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi nói về cộng sản, Ngài đã đưa ra nhận định: "Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi nẩy nở trong rác rưởi của cuộc đời".

Trên hoang tàn của Đệ Nhất Thế Chiến (1914-1918), Lénine đã được Bộ Tham Mưu Đức đưa về cướp chính quyền ở Nga. Cũng lợi dụng thời cơ hoang tàn sau Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945), Hồ chí Minh đã được Cộng sản Liên Sô và Trung Cộng đưa về cướp chính quyền ở Việt Nam vào ngày 19/08/1945.

Trước đây hơn 60 năm, cụ Phan Khôi (1887 - 1959) cũng đã sáng suốt nhận ra sự độc hại của Cộng sản. Vào năm 1956, trong truyện ngắn “Cây cộng sản”, cụ Phan Khôi mô tả loại cây này như sau: “...Có một thứ thực vật cũng như sen Nhật Bản ở xứ ta, trước kia không có mà bây giờ có rất nhiều. Đâu thì tôi chưa thấy, chỉ thấy ở Việt Bắc không chỗ nào là không có.”

Theo cụ, có nơi gọi loại cây nầy là “cỏ bọ xít”, vì nó có mùi hôi như con bọ xít, có nơi gọi là “cây cứt lợn”, hoặc “cây chó đẻ”. Cụ nói rằng những tên đó đều không nhã nhặn tý nào, người có học không gọi như vậy, mà nên gọi là “cây cộng sản". Không mấy lâu rồi nó mọc cả đồn điền, trừ khử không hết được, nó lan tràn ra ngoài đồn điền. Cái tình trạng ấy bắt đầu có những năm 1930-1931 đồng thời với Đông Dương Cộng sản Đảng họat động, Phong trào cộng sản cũng lan tràn nhanh chóng như thứ cây ấy, cũng không trừ khử được như thứ cây ấy, cho nên bọn Tây đồn điền đặt tên nó là “herbe communiste”, đáng lẽ dịch là cỏ cộng sản, nhưng nhiều người gọi là cây cộng sản. Nó còn có một tên rất lạ... Ông già Thổ mà Phan Khôi hỏi chuyện tên nó là cây gì, ông nói tên nó là “cỏ cụ Hồ”. "Thứ cỏ nầy trước kia ở đây không có, từ ngày cụ Hồ về đây lãnh đạo cách mạng, thì thứ cỏ ấy mọc lên, không mấy lúc mà đầy cả đường sá đồi đống, người ta không biết tên nó là gì, thấy nó cùng một lúc với cụ Hồ về thì gọi nó như vậy…”

Thật vậy, từ ngày Hồ chí Minh được Đệ Tam Quốc tế Cộng sản, với sự trợ giúp của đảng Cộng sản Tàu, về Việt Nam cướp chính quyền vào ngày 19/08/1945, sau đó đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 02/09. Trên thực tế họ Hồ đã đặt nước ta vào trong gông cùm cộng sản, biến nước ta thành bãi chiến trường của cuộc tranh hùng tư bản - cộng sản, dân tộc Việt trở thành nạn nhân. Họ Hồ và đảng Cộng sản đã đưa nước Việt từ trận chiến này qua trận chiến khác, từ cuộc chiến 1946-1954, cuộc chiến 1954-1975, cuộc chiến bên Căm bốt 1978, cuộc chiến với Trung cộng 1979, làm cho máu dân Việt chảy thành sông, xương người Việt chất thành núi.

Không những ngoại chiến, mà còn nội chiến triền miên, vì họ Hồ nhập cảng lý thuyết Mác-Lê, chủ trương bạo động lịch sử, đưa đến cảnh con đấu cha, vợ tố chồng, bạn bè tìm cách mưu hại lẫn nhau, qua những cuộc đấu tố trong chiến dịch Cải cách ruộng đất (1953-1956) hay sát hại trí thức như vụ Nhân văn giai phẩm năm 1956.

Sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 bị thất bại và Hồ chí Minh chết vào năm 1969, Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Lê Duẩn tiếp tục tinh thần vọng ngoại của họ Hồ, tuân theo chiến lược tấn công các nước tư bản một cách gián tiếp của Breschnew cũng như lợi dụng sự ra đi của người Mỹ, tinh thần hoảng loạn của quân dân miền Nam, đảng Cộng sản Việt Nam đã dốc toàn lực tấn công và cưỡng chiếm miền Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Sau khi chiếm được miền Nam, người cộng sản không biết làm gì ngoài việc trả thù và cướp bóc tài sản của dân miền Nam. Qua chiêu bài học tập cải tạo, hàng trăm ngàn quân, cán, chính, văn nghệ sĩ miền Nam đã bị lùa vào trại tập trung, nhiều người bị sát hại giam cầm cả chục năm. Hàng triệu người bị cướp nhà cửa, tịch thu tài sản và bị lùa đi vùng kinh tế mới, chưa kể cả nửa triệu người vùi thây dưới đáy biển trên đường vượt biên. Hận thù, tang tóc đổ lên đầu không biết bao nhiêu triệu người. Trong giòng sử Việt, chưa có một thời đại nào, chưa có một chế độ tàn ác nào mà người dân phải bỏ xứ ra đi. Trước thảm cảnh trước sau chưa có, cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương (1916 – 1976) đã phải thốt lên: 

"Từ độ ngươi về hỡi loài man dại.
Dẫu vô tri, sỏi đá cũng buồn đau.
Tiếng thở dài vang tận đáy sông sâu,
Màu đỏ oan cừu hành hung phố chợ."

Trong khi "loài man dại" đang say men chiến thắng thì cũng có những người cộng sản còn lương tri, như Nhà văn Dương thu Hương, người đã từng theo đoàn quân chiến thắng vào miền Nam, khi thấy xã hội miền Nam nhân bản, phát triển, sung túc, bà đã tìm một góc phố, như lời bà tường thuật, bật lên tiếng khóc và than rằng: Tôi ở cùng trong đoàn quân chiến thắng nhưng mô hình xã hội của kẻ chiến thắng lại là man rợ, trong khi đó mô hình xã hội của kẻ chiến bại lại là văn minh.

Đảng cộng sản Việt Nam không những làm khổ dân Việt, sát hại người Việt, mà còn đưa đất nước vào vòng lệ thuộc ngoại bang, trước đó thì lệ thuộc Liên Sô, ngày hôm nay thì lệ thuộc Trung Cộng. Chính tên đầu sỏ của loài man dại là Lê Duẫn đã trâng tráo tuyên bố: “ Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.” Ngày nay thì tất cả những quyết định chính trị quan trọng đều phải được sự chấp nhận của Trung Cộng. Hàng hóa phim ảnh Trung cộng tràn ngập thị trường Việt Nam, giết chết nền kinh tế Việt, làm thui chột văn hóa Việt. Ngày hôm nay trên thực tế Việt Nam chỉ là một quận huyện của Trung Cộng, đảng Cộng sản Việt Nam, bạo quyền cộng sản Việt Nam chỉ là những thái thú của Tàu.

Đất Việt là do bao công lao, xương máu của ông cha ta mà có được nhưng bọn cộng sản Việt Nam, bắt đầu từ Hồ chí Minh lại bán nước, dâng đất, nhượng biển cho Trung Cộng.

Việc dâng đất nhượng biển đã bắt đầu từ thời Hồ chí Minh. Vào những năm đầu của thập niên 50, khi sửa đường xe lửa ở biên giới Việt Hoa, Trung cộng đã tự động rời những cột mốc ở biên giới về phía nam, lấn đất Việt Nam, báo Nhân dân của cộng sản thời đó có lên tiếng phản đối nhưng là chỉ lấy lệ. Rồi tiếp tục với công hàm của Phạm văn Đồng đề ngày 14/09/1958, trả lời công hàm của Chu ân Lai có đính kèm bản đồ nói là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng. Chính vì vậy mà Trung Cộng đòi chủ quyền về 2 quần đảo này mặc dầu theo công pháp quốc tế, lịch sử, địa lý, thì 2 quần đảo này là hoàn toàn thuộc về chủ quyền Việt Nam. Việc dâng đất, nhượng biển còn tiếp tục với Lê khả Phiêu, qua 2 Hiệp ước ký với Trung Cộng năm 1999. Sau đó thì Nông đức Mạnh, Nguyễn tấn Dũng cho thuê rừng vùng biên giới, cho Trung Cộng khai thác quặng bô xít ở cao nguyên trung phần, xương sống về địa lý chiến lược quân sự của Việt Nam, dọn đường cho Trung Cộng đánh chiếm Việt Nam trong tương lai. Ngày hôm nay Nguyễn phú Trọng, trong thì thẳng tay trấn áp các cá nhân, tổ chức tranh đấu cho Tự do – Dân chủ: ngoài thì cấu kết ăn chia với hãng xưởng ngoại quốc mặc tình để cho ngoại nhân thải chất độc, trước thì giết dân sau gây ô nhiễm môi trường. Nguyễn phú Trọng còn có dã tâm học theo họ Tập bên Tàu, mượn danh chống tham nhũng để loại trừ và tịch thu tài sản những kẻ không theo mình, muốn xây dựng một chế độ Độc Tài Cộng Sản toàn diện, kiểm soát mọi hành động của đời sống con người và xã hội, từ lãnh vực triết học, tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đến thông tin, tuyên truyền.

Đảng Cộng sảnViệt Nam, bắt đầu từ Hồ chí Minh đến những kẻ thừa kế, đã phạm một lỗi lầm chưa từng có trong lịch sử Việt, là đã nhẫn tâm tiêu diệt mọi thành phần, nhân sĩ, trí thức, kể cả những người cộng sản không cùng đường lối với mình. Hành động vô lương "Trí Phú Địa Hào, đào tận gốc trốc tận rễ" qua những cuộc cải cách ruộng đất, tiêu diệt văn hóa đồi trụy, đánh tư bản mại bản,... đã tạo ra những trận cuồng phong đảo lộn cả quốc gia - dân tộc. Bắt đầu từ chủ trương bạo động lịch sử, vì thế trong các nước cộng sản vẫn xẩy ra thường xuyên tranh chấp nội bộ, bất ổn xã hội, khắp nơi đều có kẻ thù, Việt Nam hiện tại cũng không thoát khỏi quy luật và tình trạng này.

Đây là một thảm nạn, một đại họa của dân Việt. Đại họa này đã kéo dài hơn nửa thế kỷ, nếu chúng ta tính từ năm 1954 và nó có viễn tượng đưa việt nam thành một quận huyện của nước láng giềng to lớn, trở về thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 5 do âm mưu toa rập, tham vọng bám quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam. Bởi lẽ đó, chúng ta, trong cũng như ngoài nước, phải có can đảm đứng lên đấu tranh để sống còn, để tự cứu, vì nước Việt, từ ải Nam quan đến mũi Cà Mâu, là gia tài chung mà cha ông chúng ta đấu tranh và bảo tồn bằng xương máu, mồ hôi nước mắt mới có được. Chúng ta, muôn người như một quyết tâm đập tan dã tâm cùng mưu đồ bán nước của đảng Cộng sản Việt Nam.

Paris 24/4/2018