Monday, October 31, 2016

'Khủng hoảng lý luận' của Đảng Cộng sản Việt Nam

31 tháng 10 2016
 Tiến sĩ Đinh Thế Huynh (phải), Uỷ viên Bộ Chính trị, đang là Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
Tiến sĩ Đinh Thế Huynh (phải), Uỷ viên Bộ Chính trị, đang là Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương 
 
Ngày 22/10 vừa qua, Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho cái gọi là "Hội đồng Lý luận Trung ương" của họ, nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập hội đồng này.

Cùng thời gian, ông Đinh Thế Huynh, Chủ tịch hội đồng ấy có chuyến công tác dài gần nửa tháng ở Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, hai sự kiện có vẻ ngoài sáng màu ấy không che lấp được sự thật tối màu là ĐCSVN đã và đang ở trong một cuộc khủng hoảng lý luận kéo dài từ năm 1976, tới nay chưa thấy dấu hiệu khởi sắc.

Cần biết rằng họ quan niệm vai trò của lý luận như là ánh sáng soi đường, như chiếc la bàn mà nếu không có chúng thì đảng, nhà nước và xã hội sẽ loạn.

Lúc mới thành lập, họ có sẵn lý luận của Lenin để dùng; lúc đánh Pháp đánh Mỹ, họ có thêm tư tưởng của Stalin, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai hỗ trợ. Trong thời kỳ chiến tranh ấy thì vốn lý luận như vậy là đủ giúp họ giành được chính quyền khắp cõi Việt Nam.


Nhưng niềm vui sau năm 1975 lại ngắn chẳng tày gang, do nền kinh tế ảm đạm trong nước, do cuộc chiến biên giới 1979 khốc liệt với người "vừa là đồng chí, vừa là anh em". Có thể nói rằng họ bị dội nước lạnh từ rất sớm; con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN), cộng sản chủ nghĩa (CSCN) bỗng chốc mịt mù, hiểm trở hơn họ tưởng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Mekong ở Hà Nội Việt Nam đang hội nhập kinh tế với thế giới

Năm 1986 tới như một tất yếu: phải "mở cửa, đổi mới" về kinh tế, như Đặng Tiểu Bình đã làm trước đó (1978) với Trung Quốc. Sự tan rã khối XHCN ở Đông Âu (1991) đối với ĐCSVN chẳng khác nào giật phăng bàn tay người lớn dìu dắt ra khỏi đứa bé còn đang chập chững tập đi. Chới với như người sắp chết đuối bám lấy ngay cả cọng rơm, họ bấu víu vào cái gọi là "kinh tế thị trường định hướng XHCN", còn gã hàng xóm to lớn phương Bắc cũng kịp vẽ ra cái bánh mang "màu sắc Trung Hoa" mờ mờ ảo ảo hòng cầm cự càng lâu càng tốt. 

Có thể nói, suốt mấy chục năm qua, "thành tích" của Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ là một cọng rơm ấy mà thôi. Vốn dĩ khái niệm "XHCN" họ đưa ra đã là mơ hồ, mà Marx và Engels từng phân biệt tới vài loại (phong kiến, tiểu tư sản, tư sản, "chân chính", không tưởng, khoa học). Định hướng theo cái mơ hồ là mất định hướng, căn cứ vào cái mơ hồ là vô căn cứ, lý luận có cũng như không. Còn thực tế thì trở thành "XHCN định hướng kinh tế thị trường", cho nên cũng chẳng lạ gì khi ông John Kerry chỉ nhìn thấy chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam.

Ngược lại quá khứ, ta thấy ông Hồ đánh giá khá cao vai trò của lý luận, nhưng chưa bao giờ ông ấy cho thấy năng lực của một nhà lý luận tầm cỡ vĩ mô theo kiểu Marx, Engels, Lenin. 

Phó mặc công tác nghiên cứu lý luận về CNXH, CNCS cho các lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc, cái gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh" thực ra chỉ tập hợp các quan điểm rời rạc về những vấn đề riêng lẻ của Việt Nam, dành cho những nhóm đối tượng cụ thể, với văn phong rất "nôm na", nặng về dạy đạo đức, chịu ảnh hưởng nhiều của triết lý Khổng, Nho. 

Chính vì rời rạc, chưa được hệ thống hóa, chưa được luận giải đến nơi đến chốn, nên rất dễ trở thành "siêu hình", không "biện chứng", thành giáo điều cứng nhắc khi đưa vào thực tiễn. 

Về hoạt động lý luận, ông Lê Duẩn có cố gắng hơn ông Hồ, văn phong giống ba vị tiền bối kinh điển của CNCS hơn, và hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của triết lý Khổng, Nho.

Điểm chung của ông Hồ, ông Duẩn (ở đây phải kể thêm cả ông Giáp, ông Đồng nữa) là mạnh về chính trị, quân sự song lại lúng túng, kém cỏi khi quản lý, điều hành nền kinh tế. 

Nguyên nhân khách quan, do chiến tranh liên miên khiến thời gian đi sâu nghiên cứu bị hạn chế, do bất đồng ngôn ngữ khiến việc tìm hiểu các trước tác của ba vị tiền bối kinh điển không được đầy đủ; nguyên nhân chủ quan, đó là sự thụ động lẫn ỷ lại trong công tác lý luận của Bắc Việt khi Liên Xô và Trung Quốc còn đang mạnh sau Thế chiến II. 

Hệ quả là khi Trung Quốc quay lưng, Liên Xô sụp đổ thì các lãnh đạo Việt Nam bị hẫng hụt nghiêm trọng. Họ chỉ còn cách nhào nặn Chính sách kinh tế mới hay chủ nghĩa tư bản-nhà nước của Lenin, thành một món tạm thời nhai được. Đồng thời, sau 30 năm "đổi mới" họ đã phải lùi bước ở một số điểm quan trọng trong cương lĩnh, điều lệ của mình, chẳng hạn: vai trò của kinh tế nhà nước, đảng viên làm kinh tế tư nhân, tỷ lệ nhà nước nắm giữ cổ phần trong doanh nghiệp,... 

Định nghĩa hiện nay của Đảng về XHCN không khác với cái xã hội mà các nước tư bản chủ nghĩa khác đều đang hướng tới (công bằng, dân chủ, thịnh vượng,... ), ngoài một điểm duy nhất: Đảng cộng sản ở vị trí lãnh đạo độc tôn.

Để tạm thời an lòng dân chúng, họ đã vay mượn những khái niệm, khẩu hiệu mà ba vị tiền bối kinh điển cho là mang tính chất "tư sản". Họ bỏ qua vấn đề căn bản: sở hữu tư liệu sản xuất (đặc biệt là đất đai).
Đỉnh điểm của sự khủng hoảng lý luận hiện ra trong Cương lĩnh 2011, ở đó họ đưa vào định hướng "đoàn kết, bình đẳng các giai cấp" chứ không phải đấu "đấu tranh, xóa bỏ giai cấp" - một sự phản bội rõ ràng, nghiêm trọng so với Marx và Engels!

Những yếu kém trong công tác lý luận mà Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 09/12/2014 của Bộ Chính trị đã kể ra (nếu nhắc lại ở đây sẽ quá dài) là có thật.

Tính chất "không có tiền lệ, không giống ai" của con đường quá độ từ xã hội tiểu nông lên xã hội CSCN, bỏ qua giai đoạn TBCN - mà đầu tiên là ông Lê Duẩn, sau này nhiều vị lãnh đạo khác thừa nhận - cũng là có thật.

Song liệu chúng có phải lý do chính đáng để phản bội Marx và Engels, trong khi vẫn hùng hồn tuyên bố "lấy chủ nghĩa Marx-Lenin làm nền tảng tư tưởng, hay không?

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả ở Hà Nội.

Bộ trưởng Tuấn: báo chán do nhà báo kém tài, không phải do kiểm duyệt

Nhà báo Võ Văn Tạo nói, ở Việt Nam, những đề tài rất quan trọng, người dân rất quan tâm thì báo chí lại không được đụng tới.
Nhà báo Võ Văn Tạo nói, ở Việt Nam, những đề tài rất quan trọng, người dân rất quan tâm thì báo chí lại không được đụng tới
An Tôn - VOA
31.10.2016     
Trong một cuộc phỏng vấn được nhiều báo Việt Nam đăng hôm 31/10, ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, nói chính quyền “không ngăn cản tự do ngôn luận”, và các tác phẩm báo chí không thu hút bạn đọc là “do trình độ và tài nghệ của người làm báo”. Nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo không đồng tình với phát biểu này của bộ trưởng.

Hồi cuối tháng 6, báo điện tử Infonet trực thuộc bộ của ông Tuấn đã đăng một bài viết về khó khăn trong nghề báo ở Việt Nam. 

Bài viết trích ý kiến của Tổng Biên tập Infonet, ông Võ Đăng Thiên, cho rằng: "Một trong những khó khăn, thách thức lớn nhất hiện nay đối với người làm báo … là làm sao vừa thực hiện đúng chỉ đạo, pháp luật, định hướng của cơ quan chỉ đạo, … lại vừa thu hút được bạn đọc, hấp dẫn được bạn đọc. Vì nếu làm sai chỉ đạo sẽ bị xử lý, nhưng nếu không thuyết phục được bạn đọc thì không có nguồn thu. Đây thường xuyên là thách thức hàng ngày đối với chúng tôi".

Đáp lại nhận xét kể trên của ông Thiên, trong bài phỏng vấn đăng hôm 31/10, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông nói “đó là sự ngụy biện”. Ông Trương Minh Tuấn khẳng định rằng: “Không thuyết phục được bạn đọc là do trình độ và tài nghệ của người làm báo. Tài nghệ kém cỏi, làm ra những tác phẩm báo chí kém cỏi, không thu hút được người đọc rồi quay ra đổ lỗi cho định hướng của Đảng, thậm chí còn đổ lỗi cho việc tuân theo pháp luật. … đổ lỗi cho pháp luật quả là chuyện nực cười. Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với báo chí không hề ngăn cản tự do ngôn luận, không hề ngăn cản thông tin đa chiều, càng không hề làm mất cá tính, phong cách và tài năng của những người làm báo”.

Trước đó, hôm 19/10, ông Võ Đăng Thiên và một phó tổng biên tập của Infonet bị đình chỉ chức vụ 15 ngày do dẫn lời Chủ tịch Quốc hội để rút tít một bài viết là “Tôi thất vọng khi đọc dự thảo luật Chính phủ trình”. Bộ trưởng Tuấn cho rằng “Tiêu đề này nói không đúng bản chất nội dung phát biểu của Chủ tịch Quốc hội, khiến cho dư luận hiểu sai về mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ”.

Cuộc phỏng vấn ông Tuấn diễn ra trong bối cảnh gần đây nhà chức trách Việt Nam đã “kỷ luật” một loạt lãnh đạo báo chí và cơ quan báo chí. Gần đây nhất là vụ đình bản báo Tầm Nhìn trong 3 tháng.

Từ Nha Trang, nhà báo có hàng chục năm kinh nghiệm Võ Văn Tạo phân tích với VOA về những điểm ông không đồng tình với phát biểu của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn. Ông Tạo nói:

“Ở Việt Nam có những đề tài rất quan trọng, người dân rất quan tâm thì báo chí lại không được đụng tới. Cái đó là hàng tuần đều có sự giao ban báo chí hết. Do Ban Tuyên giáo Trung ương người ta giao ban. Họ sẽ nói nội dung cụ thể trong tuần tới, trong thời gian tới phải tập trung đưa về cái gì. Tức là tiết chế hoạt động báo chí một cách rất là khắt khe. Báo chí không có tự do. Có những đề tài công chúng rất thích lại bị cấm đoán thì làm sao mà hay. Báo chí không như văn chương. Cái hay của báo chí là vấn đề thời sự, phản ánh tính thời sự, cái nóng bỏng, cái kịp thời mà phần lớn xã hội, công chúng người ta quan tâm. Đấy mới là cái hay của báo chí. Thế thì ở Việt Nam bị dẹp cái đó. Thế thì khó lòng có được cái hay”.

Nhà báo Võ Văn Tạo cho biết thêm trong vài năm gần đây, nhà chức trách đã thay đổi “chiến thuật” chỉ đạo báo chí nhằm tránh “để lại dấu vết” về kiểm duyệt báo chí. Hai cơ quan quản lý báo chí hàng đầu của Việt Nam là Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản và Bộ Thông tin và Truyền thông của chính phủ. Ông Tạo nói:
“Bộ Thông tin Truyền thông và Tuyên giáo là họ hay làm thế này: giao ban nói mồm, không kịp giao ban thì họ nhắn tin, họ gọi điện thoại. Hãn hữu lắm họ mới gửi văn bản. Họ sợ rằng trong đội ngũ báo chí vẫn có người có lương tâm, những người tử tế, họ sẽ truyền cái đó ra ngoài để đưa lên truyền thông lề dân. Nó lộ tẩy cái bộ mặt xấu xa của việc thò tay can thiệp vào báo chí một cách thô bạo”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nói trong cuộc phỏng vấn mới đây rằng tuy có một số quan chức ở các cơ quan lãnh đạo và quản lý báo chí đưa ra “những lời khuyên nên thông tin điều này, không nên thông tin điều kia”, song “đó chỉ là sự khuyến nghị, nhắc nhở”. Bộ trưởng Tuấn nói nếu báo chí “thấy sự khuyến nghị, nhắc nhở đó là cứng nhắc, không phù hợp với thực tế cuộc sống” thì lãnh đạo cơ quan báo chí “hoàn toàn có thể phản hồi, tranh biện để đi đến chân lý”.

Tuy nhiên, trên mạng xã hội và Facebook cá nhân, nhiều nhà báo cho rằng phản hồi, tranh biện với nhà chức trách chỉ mang lại thêm rắc rối cho họ.

Không gì thiêng liêng hơn tổ quốc

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Suốt sáu tháng qua, nhất là từ cuối tháng Bảy đến đầu tháng Mười, phong trào chống Formosa bùng nổ lớn bằng các cuộc biểu tình với sự tham gia của nhiều ngàn đồng bào các tỉnh bị ảnh hưởng. 
So với các cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lăng biển đảo trước đây, các cuộc biểu tình tại Quảng Bình, Vinh, Nghệ An, Hà Tĩnh là những cuộc biểu tình đông đảo nhất trong suốt 41 năm qua. Sở dĩ phong trào phát triển nhanh và đông đảo như vậy là nhờ được sự ủng hộ tinh thần của các vị lãnh đạo Công Giáo thuộc các giáo phận tại miền Trung. Đồng thời, các mục tiêu tranh đấu cũng cụ thể và rõ ràng hơn.
Tại sao phải chống Formosa? Như Đức Cha Nguyễn Thái Hợp nhận định: “Nếu nhà nước là đại diện của dân, theo đúng nguyên tắc nhiều nơi làm thì trước khi đòi Formosa bồi thường bao nhiêu thì phải đi nghiên cứu lại và xem dân thiệt hại bao nhiêu. Trong khi đó nhà nước lại đi đêm với Formosa và nhận như vậy thì điều đó trong thế giới hôm nay người ta không thể công nhận việc đó được.” 
Số tiền gọi là bồi thường của Formosa với thỏa thuận của nhà cầm quyền CSVN dù lên tới bao nhiêu tỉ đô la cũng chỉ là một loại tiền bố thí. Nhân dân Việt Nam không cần ai bố thí. Nước Việt là của người Việt. Việt Nam cần một môi trường sạch không chỉ cho hôm nay mà cả nhiều trăm năm, nhiều thế hệ về sau. Do đó, yêu cầu chung của người dân là Formosa phải đóng cửa. 
Tinh thần của đồng bào Việt Nam trong cũng như ngoài nước chưa bao giờ lên cao hơn. Chế độ CS vẫn còn mạnh và còn đang cai trị nhưng chưa bao giờ ở trong tình thế bị bao vây, nao núng hơn. 
Người viết và có thể nói hầu hết các nhà phân tích tình hình đất nước, đã tự đặt cho mình câu hỏi, liệu CSVN sẽ phải làm gì để thoát vòng vây? Trong hai bài viết liên quan đến sự kiện Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt, người viết cho rằng CSVN sẽ cố gắng cô lập các cuộc biểu tình để không phát triển thành một làn sóng chống đối có tầm vóc quốc gia, chặt các chiếc cầu nối kết giữa phong trào chống Formosa sang các phong trào đòi tự do dân chủ và cuối cùng thỏa hiệp với từng thành phần có liên hệ. 
Cho đến nay, dù đông đảo, các cuộc biểu tình vẫn còn giới hạn trong khuôn khổ tôn giáo. CS có đàn áp nhưng không dám nặng tay như trường hợp các chế độ độc tài Bắc Phi hay quân phiệt Miến Điện đã làm tại nước họ trước đây và kết quả đã dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng. 
Để ngăn chận phong trào vượt qua khỏi giới hạn tôn giáo và phát triển thành một phong trào của quần chúng, CSVN phải bắt những thành phần có khả năng tạo sự nối kết giữa Công Giáo với các thành phần đấu tranh thuộc nhiều tầng lớp xã hội và thuộc nhiều tôn giáo ngoài ảnh hưởng của giáo hội Công Giáo. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ngoài uy tín, phương pháp đấu tranh ôn hòa còn là một tín đồ Công Giáo thuần thành, có khả năng làm chiếc cầu nối kết giữa các phong trào trong và ngoài Công Giáo. Ngoài ra, trong số các lãnh đạo phong trào xã hội tại Việt Nam hiện nay, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là khuôn mặt nổi bật nhất. Giới cầm quyền CS nghĩ rằng chưa cần phải bắt nhiều, chỉ một Như Quỳnh đủ để đe dọa các phong trào xã hội. 
Ngoài việc giới hạn sự lan rộng của phong trào và bắt bớ, CSVN tiến hành thỏa hiệp. 
Thỏa hiệp là một sách lược chính trị được áp dụng rộng rãi từ Đông sang Tây, tuy nhiên có thể nói, nguyên tắc thỏa hiệp với bên mạnh và tiêu diệt bên yếu trước là một trong những chủ trương có tính kinh điển của CS, không chỉ riêng CS Việt Nam mà cả phong trào CS quốc tế trước đây. Gọi là kinh điển bởi vì Lenin đã nhiều lần nhấn mạnh đến chiến lược này trong các tác phẩm của ông ta. Trong tuyển tập Lenin, chính y thừa nhận lịch sử của Bolshevism cả trước và sau “Cách mạng tháng Mười” là lịch sử của những thỏa hiệp, không những với các đảng phái không CS mà còn cả với các thành phần tư sản. 
Hôm 26 tháng 10, CSVN tìm cách lấy lòng Tòa Thánh qua chuyến viếng thăm của phái đoàn do Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu và được Đức Giáo Hoàng tiếp. Trong dịp này, Bùi Thanh Sơn “khẳng định các cấp chính quyền Việt Nam luôn quan tâm đến các nhu cầu của Giáo hội Công giáo, tạo thuận lợi cho các hoạt động mục vụ của Công giáo, quan tâm cải thiện, nâng cao đời sống giáo dân, nhất là tại các địa phương khó khăn… Thứ trưởng đề nghị Tòa thánh và Đặc phái viên không thường trú của Toà thánh quan tâm, khuyến khích Giáo hội Công giáo Việt Nam sống tốt đời đẹp đạo, động viên chức sắc và giáo dân Công giáo tại các giáo phận đồng hành cùng đất nước, tham gia đóng góp một cách tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và ở từng địa phương.” 
Không cần phải nói thẳng ra hay dịch cho rõ nghĩa những lời đường mật của Bùi Thanh Sơn, ai cũng biết, CSVN muốn Tòa Thánh giúp làm lắng dịu cuộc đấu tranh chống Formosa hiện nay. 
Như đã phân tích, bài học cách mạng dân chủ tại Rumani, Ba Lan, Philippines, Haiti cho thấy một khi lời kêu gọi của các lãnh đạo tôn giáo được mọi thành phần quần chúng lắng nghe và hưởng ứng, đó cũng là ngày chế độ độc tài sắp sửa cáo chung. Những ngày tháng tới là thời gian đầy thách thức và chọn lựa không phải chỉ đối với ngư dân Quảng Bình, Vinh, Hà Tĩnh, Nghệ An, không phải chỉ của riêng các lãnh đạo tôn giáo mà của cả dân tộc. 
Giáo hội luôn có sự cảm thông sâu xa đối với sự chịu đựng của dân tộc và có cảm tình đối với các cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân nhưng cảm thông hay cảm tình chưa đủ mà chỉ có sự chọn lựa dứt khoát mới thay đổi được hoàn cảnh đất nước. 
Người viết không dám lạm bàn hay võ đoán các quyết định của Tòa Thánh và Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, chỉ cầu mong quyết định của quý ngài phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, góp phần xoa dịu vết thương của dân tộc đã và đang chịu đựng quá nhiều, quá lâu dưới chế độ CS và mở ra cánh cửa mới bằng tin mừng, hy vọng và hòa bình thật sự cho dân tộc Việt Nam. 
Một mai, nếu đất nước Việt Nam bị họa Đại Hán tàn phá thành tro bụi rồi thì không chỉ tôn giáo thôi mà tất cả đều trở thành vô nghĩa. Do đó, phục vụ tôn giáo là một trách vụ thiêng liêng nhưng phục vụ tổ quốc cũng thiêng liêng không kém. 
1.11.2016

Hãy để sự thật chiến thắng

Yên Tánh (Danlambao) - Có những điều cần phải được nhắc đi nhắc lại nhiều lần bởi trí óc con người dễ quên. Và cho dù con người có muốn nhớ, cuộc sống luôn mang đến những lo toan, bận bịu làm xao lãng điều mong muốn đó, việc nhắc nhở vì thế là một điều cần thiết. Lịch sử của một dân tộc cũng có những nét tương tự như thăng trầm, thịnh suy, vẻ vang, ô nhục, may mắn, bất hạnh,… đất nước là chứng tích của một cuộc đời đã được sống bởi cha ông thuở trước, hôm nay bởi thế hệ đương thời và mai sau bởi lớp hậu duệ. Cái sinh mệnh đó tuy to lớn hơn cuộc sống của mỗi cá nhân của dân tộc rất nhiều nhưng...
Chúng ta không thể thay đổi được lịch sử của quá khứ vì không ai có khả năng trở về với quá khứ để sống, nhưng chúng ta có thể học hỏi nhiều từ lịch sử của quá khứ để rút ra những bài học quí giá giúp chúng ta phần nào đó trong việc cố gắng sống tốt ngày hôm nay, để rồi trao lại cho thế hế mai sau di sản của những điều tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể làm cho đất nước và dân tộc.
Để làm tròn được sứ mạng đề cập ở trên, thiết tưởng lịch sử cần phải được bảo vệ tính chất khách quan và chân thật của nó. Con người chỉ có thể học được từ sự thật chứ chẳng bao giờ từ sự giả trá. Những điều mù mờ, khuất tất cần được làm sáng tỏ, những điều hoang tưởng, bịa đặt, thêu dệt cần được loại bỏ và những điều bị che dấu cần phải được phục hồi bởi ánh sáng của sự thật.
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của bốn ngàn năm dựng và giữ nước mà trong đó thời gian chiến đấu để giữ gìn và giành lại bờ cõi từ tay ngoại bang dài hơn thời gian xây dựng và phát triển đất nước, dân tộc. Đó không phải là lịch sử của một nền văn minh sáng chói với những triết lý sâu xa, nền học thuật uyên bác, chiến thắng lẫy lừng này đến chiến thắng lẫy lừng khác trong việc bình để thu thiên hạ về một mối mà dấu tích là những tàng thư đồ sộ, những viện bảo tàng văn hóa, nghệ thuật, lịch sử to lớn, những cung điện, thành quách nguy nga, tráng lệ, những kinh thành tràn đầy ánh sáng hay những khải hoàn môn uy nghi, lẫm liệt. 
Thế nhưng lịch sử của dân tộc Việt Nam lại là lịch sử hào hùng của một dân tộc không bao giờ khuất phục kẻ thù xâm lược dù chúng có mạnh đến thế nào hay quỉ quyệt đến đâu. Là người Việt Nam, ai lại không thấy hãnh diện về sự đấu tranh bền bỉ của cha ông từ thế hệ này sang thế hệ khác để giữ vững và truyền lại con cháu ngày hôm nay một đất nước xinh đẹp với bao tiềm năng chất chứa.
Những Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Lê Lợi, Quang Trung và vô số những anh hùng có tên và không tên khác đã làm vẻ vang cổ sử Việt thì tên tuổi cua những anh hùng thờ đại mới như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Phạm Hồng Thái, Hoàng Hoa Thám, Cô Giang, Cô Bắc,… cũng làm đẹp thêm những trang sử theo sau.
Đề cao công trạng của những anh hùng, bậc hiền tài của đất nước trong sử nước nhà là một việc tất phải làm, việc vinh danh những vị ấy hàng năm cũng không kém phần quan trọng vì nó giúp cho giới hậu sinh chẳng những không quên được những đóng góp của tổ tiên mà còn học được từ họ tinh thần tranh đấu, lòng yêu nước và sự tận tụy với đồng bào. Việc tưởng niệm hàng năm là một việc nhắc nhở để những điều phải nhớ đừng bị lãng quên.
Ngày 2 tháng 11 hàng năm là ngày đánh dấu sự ra đi của một nhân vật lịch sử cận đại, Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người thương mến thì coi ông như một bậc hiền tài có công xây dựng và bảo vệ nền độc lập đất nước cũng như đem an bình và no ấm cho người dân. Ngược lại, kẻ ghét bỏ ông thì cho ông là tay sai ngoại bang, bán nước hại dân. Thế thì vịn vào đâu để biết ông thuộc hạng người nào? Điều có thể làm được mà không mấy khó khăn:
Thứ nhất: đánh giá một người dựa trên những việc làm mà người đó thực hiện cùng với những hệ quả của việc thực hiện những việc làm đó.
Thứ hai là đánh giá những kẻ phản diện: những kẻ đối nghịch, phản bội, chống đối ông. Lớp người này có thể kể là Hồ Chí Minh và những kẻ thay thế y sau này, Hoa Kỳ, đám tướng lãnh phản loạn, bọn Việt Cộng đội lốt nhà sư cùng đám quần chúng nông nổi, con mồi bị lợi dụng bởi Cộng Sản. Bởi vì để đánh giá một người, ta có thể tìm hiểu bạn của người ấy là hạng người như thế nào, một cách tương đồng, nếu một người là tốt ắt kẻ thù của người ấy phải là kẻ xấu hay ngược lại.
Kẻ đối nghịch trực tiếp và đáng kể nhất là Hồ Chí Minh, kẻ đã cố gắng chiêu dụ ông về phía mình, sau khi cướp được chính quyền của Thủ Tướng Trần Trọng Kim, nhưng thất bại vì TT Diệm lúc bấy giờ đã không tham chức trọng quyền cao và sáng suốt nhìn rõ chân tướng của ác nhân, kẻ thù tiềm tàng của cả dân tộc. Hồ Chí Minh tham gia Quốc Tế Cộng Sản là để “dẫn năm châu đến đại đồng” chứ không phải mưu tìm thật sự nền độc lập, tự do, hạnh phúc cho toàn dân. Y đã đánh lừa dân Việt để lùa họ vào cái bẫy ma trong đó nhân dân tha hồ bị tiêu diệt, đấu tố, hãm hại, mọi quyền con người mà Tạo Hóa đã ban cho đều bị tước đoạt sạch để con người trở thành một con vật vô lương tri, vô đạo đức, chỉ biết gục đầu làm nô lệ cho kẻ cầm quyền. 
Chính bản thân Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình cho cái con vật đặc biệt đó: không giữ lại một chút tình yêu đất nước, đồng bào, áp dụng những chính sách vô nhân đạo từ Liên Xô, Trung Cộng như kiểm soát quyền tự do cư trú, đi lại, làm việc, học hành cùng các quyền cơ bản con người khác của công dân bằng hộ khẩu, dùng chế độ tem phiếu để giới hạn tối đa mức tiêu thụ các sản phẩm xã hội đi đến điều kiện hóa toàn bộ sinh hoạt của người dân, chính sách lý lịch để dùng những kẻ ngu ngốc, chỉ biết vâng lệnh cấp trên, gạt ra ngoài lề xã hội những người có chính kiến độc lập nhằm loại trừ từ gốc những thành phần đối kháng trong xã hội Cộng Sản, chính sách vô thần nhằm tiêu diệt lương tâm, đạo đức con người, làm cho họ không còn biết ghê sợ, ăn năn khi phạm tội ác tày trời, v.v…
Nếu Hồ Chí Minh thật sự yêu nước, thương dân thì dù ở bất cứ cương vị và tình huống nào, y cũng phải ra sức bảo vệ đất nước khỏi sự tàn phá của chiến tranh, tính mạng người dân khỏi chết chóc do bom đạn. Có nghĩa lý gì khi dùng người Việt giết người Việt? Có phải đó là một cách tự hủy diệt dân tộc Việt không? Nếu y hoàn toàn tự tin với chế độ chính trị mà mình đã chọn là ưu việt thì tự kết quả của nó sẽ là bằng chứng hùng hồn đủ sức thu phục nhân tâm một nửa miền Nam của đất nước. Đâu có cần phải dùng chiến cụ của Liên Xô, Trung Cộng tấn công miền Nam đề bắt miền Nam quy hàng! Cái chiêu bài giải phóng miền Nam chỉ để phục vụ âm mưu bành trướng của Quốc Tế Cộng Sản mà thôi. Hồ Chí Minh đã quá ngu dốt trong nhận thức hay quyền cao chức trọng được ban bố bởi ngoại bang đã làm loà mắt y? Hay cả hai?
Hồ Chí Minh đóng kịch thật tài trong vai trò của vị “cha già dân tộc”, trọn đời độc thân, sống giản dị, thanh bạch để dành thời gian phục vụ dân tộc, đất nước. Nhưng khi những bức màn nhung khép lại, y chỉ còn là kẻ gian manh, xảo quyệt, thủ đoạn, kẻ chịu trách nhiệm những vụ bắt bớ, thủ tiêu những nhân vật yêu nước, con qủy dâm dục đã hại biết bao đời người con gái mà tuổi tác chỉ đáng con cháu y, sẵn sàng giết người chung chăn gối sau khi thỏa mãn thú tính, không nhận trách nhiệm của người cha đối với những đứa con mà mình tạo ra.
Chủ đã thế thì chẳng trách gì bọn một đồng một cốt theo đuôi, đám hầu cận và cái đảng Cộng Sản Việt Nam thối tha do y sinh thành và dưỡng dục. Cũng một phường gian dối, lừa lọc khi đưa ra bất cứ chính sách văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị nào. 
Văn hóa vong thân, phi nhân bản và bế tắc dựa vào học thuyết Marxisme-Leniniste đã làm văn hóa Việt Nam xa rời nguồn cội và không tương thông được với các nền văn hóa tiến bộ trên thế giới. Chủ trương bịp bợm dùng chuyên chính vô sản (bạo lực) để chống lại các thế lực thù địch cho phép nhà cầm quyền ở mọi cấp được tiêu diệt thẳng tay những thành phần chống đối chế độ, con người đối với nhau như kẻ thù, không hề có một sự cảm thông nào. Văn hóa thoát ly nguồn cội tạo một xã hội bát nháo, vô truyền thống, không tôn ti trật tự. Con người dẫm đạp lên nhau mà sống. Vì vong bản nên con người trở nên lai căng với sự thâu nạp một cách hổ lốn các kiểu ứng xử, lối sống phóng túng, thác loạn qua phim ảnh, sách báo. Không còn một chuẩn mực nào để bảo toàn và phát triển văn hóa, xã hội Việt Nam nữa. Người dân bây giờ có thể bị bóc lột ở mọi nơi, mọi lúc như ở bệnh viện trong cảnh thập tử, nhất sinh, ở ngoài đường khi đang lái xe, trong trường học khi muốn có một mảnh bằng, ở ngay mảnh đất tổ tiên nếu có quy hoạch của nhà nước, ở đồn công an với sinh mạng của mình nếu bị quy là phạm lỗi.
Qua bao cuộc cải cách kinh tế dọ dẫm như người mù sờ voi, Đảng Cộng Sản đã dẫn dắt dân tộc này hết lọt hố này, mai lại lọt hố khác, để đến bây giờ lúng túng trong cái hố gọi là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một dạng quái thai của kinh tế. Với cách làm kinh tế này, người chỉ cần có chức quyền cao thì không phải làm gì mà bao nhiêu tiền của đầu tư của nhân dân lọt vào tay họ, còn công nhân và nông dân (giai cấp mà họ có lúc phỉnh nịnh gọi là rường cột của chế độ) thì người thì không có đủ tiền sống qua ngày, kẻ thì không còn mảnh đất để canh tác. Những chính sách kinh tế của nhà đương quyền không cải thiện đời sống người dân mà còn đem lại những hiểm họa cận kề vì môi sinh bị tàn phá và tài nguyên đất nước bị cạn kiệt. Những vụ tham nhũng Vinashin, Vinalines, Bauxite Tây Nguyên, Formosa là những thảm họa to lớn cho người dân mà nhà cầm quyền Cộng Sản cố làm ngơ như không có gì xảy ra, lại còn ra tay trấn áp những người đi đòi hỏi công bằng, lẽ phải, sự thật.
Về mặt chính trị, nếu có ai nói Việt Nam đã mất vào tay Tàu rồi thì điều đó chẳng sai. 
Nếu không mất vào tay giặc thì cớ gì sau khi khối Đông Âu sụp đổ, bọn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam lại muối mặt khấu đầu giặc ở Thành Đô. Sau bao năm dài rỉ rả trên các phương tiện thông tin đại chúng “bọn bành trướng Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam” thì nay ghê thay cho cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo của Đảng, Trung Quốc là người bạn, người đồng chí bốn tốt, tình hữu nghị (hay tình mẫu quốc-thuộc quốc?) được xây trên 16 chữ vàng (!) Cộng Sản có cái tài đổi trắng thay đen, trở mặt như trở bàn tay trong phút chốc khiến cho bọn lường gạt, bất lương chuyên nghiệp cũng phải thẹn thùng!
Nếu không mất nước sao Việt Nam tự nguyện trở thành một tỉnh tự trị của Tàu vào năm 2020 mà ngôi sao thứ năm gắn thêm vào lá cờ Tàu mỗi khi có phái đoàn nước mẹ sang an dân ở phương nam là một minh chứng cho cái tinh thần tự nguyện này?
Nếu không mất nước sao Tàu được phép đi lại tự do trên đất nước Việt Nam không cần giấy phép mà người trong nước và Việt kiều không có quyền đó? Sao Tàu có thể lập các nhà máy, cơ xưởng chỉ sử dụng nhân công Tàu trên khắp miền đất nước từ Nam chí Bắc và người Việt bị cấm vào những nơi đó?
Nếu không mất nước sao Tàu ngang nhiên xây dựng những khu phố riêng của chúng từ Nam chí Bắc mà người Việt nếu héo lánh vào có thể bị ăn đòn?
Nếu không mất nước sao người Việt phải học tiếng Tàu mà Tàu không phải học tiếng Việt trong trao đổi hàng ngày? Sao người Tàu có thể dùng tiền của họ mà không phải tiền Việt trên đất nước Việt Nam?
Nếu không mất nước sao người lính Gạc Ma phải tự động buông súng để nhận thảm sát từ Tàu?
Nếu không mất nước sao các vụ hủy hoại môi trường do Tàu gây ra ở Đồng bằng sông Cửu Long, cao nguyên trung phần, bờ biển miền Trung, các dòng sông khắp nước được nhà cầm quyền Việt Nam giúp tay che giấu và đàn áp kẻ đòi công lý và sự thật?
Nếu không mất nước sao các thuyền cá của ngư dân Việt Nam bị tàu của Tàu đâm chìm nhằm cướp ngư trường truyền thống của ngư dân nói riêng và nguồn lợi Biển Đông nói chung mà nhà cầm quyền Việt Nam không có biện pháp ngăn chận?
Nếu không mất nước sao Cộng Sản Việt Nam phải sang Tàu khấu đầu chờ lệnh mỗi khi bầu bán nhân sự Đảng hay chính quyền, hoặc mỗi khi giao tiếp với các nước trên thế giới?
Tàu không cần chường mặt ra để cai trị dân Việt vì đã có đám thái thú địa phương cun cút tận tụy với công việc này.
Với những gì mà Hồ Chí Minh, những kẻ kế thừa và Đảng Cộng Sản đã làm, rõ ràng là không có gì biện bạch được cho những tội ác tày trời mà chúng đã gây ra cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
Ta hãy đánh giá tiếp đối thủ thứ hai của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ.
Ngay từ đầu, Tổng thống Diệm đã nhận thấy chỉ có Hoa Kỳ mới có thể là đồng minh của Việt Nam trong giai đoạn sau hiệp định Geneve vì Hoa Kỳ là một cường quốc với đủ sức mạnh cần thiết để chống lại một khối cộng sản quốc tế mạnh mẽ. Điểm chung của Việt Nam và Hoa Kỳ tại thời điểm đó là cả hai cùng có một kẻ thù: cộng sản. Nhưng Tổng thống Diệm luôn luôn duy trì mối quan hệ đó ở mức độ đồng minh, nghiã là có sự tương kính đôi bên, không ai có thể dẫn dắt ai trong chính sách riêng của mỗi nước. Nhưng Hoa Kỳ đã tỏ ra ngạo mạn vì họ ỷ vào tiền của bỏ ra. Do biết không thể nào lay chuyển ý chí sắt đá tự túc, tự cường, không ỷ vào ngoại bang mà nhượng bộ chủ quyền, quyền tự quyết của quốc gia dân tộc, nên Hoa Kỳ đã không sáng suốt trong việc âm mưu đảo chánh và sát hại Tổng thống Diệm và bào đệ là ông Ngô Đình Nhu. Kết quả là chính sách chống cộng của Hoa Ky đi vào bế tắc. Bên cạnh việc phô bày bộ mặt phản bội, gian trá ra cho thế giới thấy mà khinh khi, bất tín nhiệm, Hoa Kỳ còn tổn hao nhiều về nhân mạng và tiền cuả trong công việc chống cộng sau này mà không đem lại kết quả mỹ mãn. Giải pháp bắt tay với Trung Cộng chỉ là giải pháp đoản kỳ, tốt để làm suy yếu khối Cộng Sản, nhưng không phải là giải pháp duy nhất và trường kỳ. Hiểm họa Trung cộng do sự trỗi dậy không hoà bình của nó đang và sẽ đem lại nhiều bất ổn, tai ương cho Hoa Kỳ và thế giới trong tương lai.
Nào, hãy bàn đến đám tướng lãnh phản loạn, bọn Việt cộng đội lốt nhà sư cùng đám quần chúng nông nổi, dễ bị lợi dụng bởi cộng sản.
Rõ ràng đám tướng lãnh phản loạn đã lợi dụng lòng tin của Tổng thống Diệm để làm chuyện phản trắc, thông đồng với ngoại bang mà lật đổ vị Tổng thống hợp pháp của nền Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam Việt Nam, nhằm mưu lợi cá nhân mà không nghĩ gì đến quyền lợi quốc gia, dân tộc. Dưới con mắt Hoa Kỳ, kẻ đã thuê họ làm chuyện giết người, họ chỉ là đám côn đồ đáng khinh bỉ, đã nhúng tay vào một chuyện nhơ bẩn. Đám tướng lãnh này, dẫu về sau có được quyền bính trong tay, không có khả năng lèo lái con thuyền đất nước vì kém hẳn lòng yêu nước, thương dân. Kém hẳn sự sáng suốt trong việc nhận diện bạn - thù, nhận định cục diện Việt Nam trong mối tương quan với tình hình thế giới. Hậu quả là họ đã đánh mất tất cả: danh dự, quê hương của riêng họ, đất nước của cả dân tộc. Có lẽ họ không ít hơn một lần đau khổ vì lương tâm dằn vặt.
Nếu người thế tục phạm tội chịu sự hành hạ cuả lương tâm một, thì người xuất gia phạm cùng lỗi ấy ắt phải chịu sự hành hạ của lương tâm mười. Là kẻ tu hành sao lại tham lam quyền lực, bổng lộc thế gian để làm điều gian ác, vu vạ cho người? Đã tu hành phải là kẻ tu hành, nếu không chỉ là phường đội lốt thầy tu để che mặt thiên hạ, làm điều giảo trá. Hạng người này không được ai tin nữa, ngay kẻ đã lợi dụng họ. Bằng chứng là sau khi cộng sản chiếm miền Nam, hạng người này không được tin dùng, trái lại còn bị theo dõi và quản thúc.
Đối với đám quần chúng nông nổi, việc mất miền Nam vào tay cộng sản cũng là một hậu quả nặng nề mà họ phải chịu, những gì họ được hưởng dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa cho đến hôm nay vẫn chưa tìm lại được. Bài học rút ra cho họ là đừng bao giờ tin vào hứa hẹn suông, luôn cảnh giác với những xách động của kẻ xấu, cần nâng cao nhận thức về lịch sử, xã hội, chính trị và vai trò công dân, ý thức được hành vi chính trị phải được thực hiện bởi chính mình với trách nhiệm, hoặc được ủy thác qua những vị dân cử có năng lực và làm tròn trách nhiệm được giao. Chính trị không là đặc quyền của bất cứ ai hay một tầng lớp nào mà phải là mối quan tâm và tham gia của mọi công dân Việt Nam.
Những điều mà Tổng thống Ngô Đình Diệm đã làm cho đất nước và dân tộc hơn nửa thế kỷ qua, dầu có bị kẻ thù của ông xuyên tạc, bôi nhọ, đặt điều thì nhiều thế hệ miền Nam vẫn đánh giá cao và biết ơn ông. Ông đã khép lại trang sử của thời thực dân, phong kiến, mở ra trang sử Việt Nam Cộng Hòa rạng ngời tinh thần bất khuất, tự lực, tự cường với ý chí xây dựng đất nước phát triển theo trào lưu tiến bộ của nhân loại. Chỉ trong vòng chín năm ngắn ngủi, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã định hình được một nền Cộng Hoà do dân và vì dân, mọi thành viên trong xã hội đều được tôn trọng và cò điều kiện thi thố khả năng của mình trong công cuộc xây dựng đất nước. Nền Cộng Hòa này đã đem thanh bình, cơm no áo ấm, tương lai cho một nửa đất nước, hiện vẫn còn là niềm mơ ước cho bao người.
Vinh danh Tổng Thống Ngô Đình Diệm để cảm ơn ông về những việc làm tốt đẹp của ông dành cho đất nước, dân tộc và cũng để sự thật chiến thắng giả dối, để những trang sử vẻ vang của quá khứ là nguồn động viên cho tinh thần giới trẻ thế hệ hôm nay tiếp nối cha ông trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam thân yêu của tất cả chúng ta.
Hãy để sự thật chiến thắng!
1.11.2016

"Đừng sợ"

Kỷ Nguyên Nguyễn Văn Tâm (Danlambao) - “Đừng sợ” đó là khẩu hiệu trong một cuộc biểu tình đông đảo của khoảng 10 ngàn người dân trong thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh vào ngày 2 tháng 10, 2016, trước công ty Formosa, công ty đã thải chất độc làm ô nhiễm vùng biển của bốn tỉnh phía bắc miền Trung Việt Nam. 
Khẩu hiệu này do một nữ tu Công giáo đã giương cao trước mặt những cảnh sát cơ động đang sắp sửa đàn áp nhóm biểu tình. Nhưng những cảnh sát cơ động này phải quay mặt đi không cho quay phim, chụp hình và sau đó không dám đàn áp rồi từ từ lẫn trốn cho nhóm biểu tình tự do tuần hành.
Dù có những tự do và không bị đàn áp nhưng nhóm biểu tình đã nêu cao tinh thần kỷ luật, giữ ôn hòa không bạo động không xâm phạm tài sản và tính mạng của công ty Formosa theo những chỉ thị của những lãnh đạo tinh thần công giáo Hà Tĩnh là linh mục Trần Đình Lai. Tuy nhiên linh mục Trần Đình Lai cũng cho người biểu tình biết được lập trường cương quyết cứng rắn là nếu cần đồng bào vẫn có thể san bằng công ty Formosa. Dù vậy phía công ty Formosa cũng lo sợ và họ đã phải di tản nhiều công nhân người Tàu ra khỏi phạm vi của công ty.
Linh mục Trần Đình Lai đã lãnh đạo cuộc biểu tình ôn hòa, bất bạo động một cách tuyệt vời. 
Đây có thể nói từ hơn 70 năm nay chưa có cuộc biểu tình nào đông đảo, kỷ luật không có bạo động, xô xát như cuộc biểu tình này. Những ai đã được xem phim của các TV hay các youtube hay các tờ báo điện tử đều khâm phục đoàn biểu tình với những sự dũng cảm và kỷ luật của những linh mục lãnh đạo và giáo dân. Những hình ảnh và tin tức này đã được loan truyền nhanh chóng và rộng rãi trên khắp thế giới ca ngợi về sự can đảm trong khi các cơ quan truyền của đảng lại im re. 
Đặc biệt có hai tấm hình gây ấn tượng: một tấm hình cho thấy đoàn biểu tình đông đảo gồm đủ thành phần già, trẻ, trai, gái… đứng trên tường của công ty Formosa với những khẩu hiệu và “băng đờ rôn” đủ màu sắc, đủ cỡ, với những khẩu hiệu gây ấn tượng nhưng không xâm phạm bên trong công ty Formosa. Một tấm hình khác gây nhiều sự chú ý là hình một nữ tu Công Giáo trẻ khuôn mặt hiền hậu, đạo đức cầm trên tay bảng khẩu hiệu: “Hủy Hoại Môi Trường Là Một Tội Ác. Vì Công Lý, Hãy Đứng Lên. Đừng sợ” hiên ngang đứng bên cạnh những cảnh sát cơ động đang chuẩn bị đàn áp.
Đừng sợ” như một thông điệp của nhóm biểu tình qua hình ảnh người nữ tu trẻ được gởi đến mọi người dân Việt có quan tâm đến vận nước ở trong nước cũng như ở hải ngoại như muốn kêu gọi đồng bào hãy can đảm và đứng lên đấu tranh để giành lại công lý và lật đổ bạo quyền cộng sản VN.
Rất nhiều bài báo, những cơ quan truyền thông trong và ngoài nước thay phiên nhau liên tục loan truyền thông điệp này sâu rộng trong quảng đại quần chúng như mang lại niềm tin, kích thích lòng dũng cảm của người dân đứng lên chống lại bạo quyền CSVN.
Nhìn cảnh đoàn người biểu tình đủ mọi lứa tuổi đứng hiên ngang trên những bức tường bên ngoài của công ty Formosa gây ấn tượng cho người viết có cảm tưởng như đang chứng kiến và sống lại với biến cố cảnh tượng của Bức Tường Ô Nhục Bá Linh bị phá sập cách nay gần 25 năm khi người dân Đông Đức vùng lên để lật đổ đảng Cộng Sản Đông Đức thống nhứt nước Đức. 
Người viết phải đi ngược lại lịch sử một chút về biến cố Đông Âu làm sụp đổ hệ thống cộng sản này.
Trở lại biến cố Đông Âu có một chi tiết tương đồng với cuộc biểu tình của người dân Hà Tĩnh ngày 2 tháng 10, 2016. Đó là những đóng góp của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II có công lớn làm sụp đổ chế độ cộng sản Đông Âu 25 năm trước đây. Đức Giáo Hoàng Gioan PhaoLồ II đã can đảm viếng thăm hai lần nước Ba Lan là quê hương của Ngài đã đem lại niềm tin nung nấu và khơi dậy lòng yêu nước của người dân Ba Lan mà Ngài là một công dân.
Tháng mười năm 1978 trong diễn văn nhậm chức, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II đã mạnh mẽ tuyên bố với thế giới đặc biệt Ngài muốn hướng về đất nước và người dân Ba Lan của Ngài khi Ngài trích trong Thánh Kinh lời của Chúa Giêsu ngắn gọn: “Đừng Sợ”. Chỉ có hai chữ “Đừng Sợ” ngắn gọn đơn giản đã nói lên ý chí của người lãnh đạo tinh thần khối giáo dân Thiên Chúa Giáo trên thế giới. 
Đừng Sợ”, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II đã không sợ đi đến mọi nơi nhứt là những nơi có bạo lực, có đàn áp người dân tại những nơi đó không có quyền làm người để an ủi và khích động lòng dũng cảm yêu nước đứng lên giành lại quyền con người. Trong Đại Hội Tuổi Trẻ Công Giáo Thế Giới tại Denver, Hoa Kỳ Ngài đã kêu gọi “Các con đừng sợ hãi đi đến mọi ngõ phố, mọi nơi công cộng, giống như các tông đồ đầu tiên để loan báo Đức Kitô và Tin Mừng cứu độ cho mọi nơi”.
Cũng với hai chữ “Đừng Sợ”, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II truyền cảm hứng tự tin và khích động người dân Ba Lan đứng vùng lên đưa tới việc ra đời của Công Đoàn Đoàn Kết lãnh đạo bởi một công nhân bình thường là Lech Walesa và cuối cùng Công Đoàn này đã tạo sự đoàn kết toàn dân Ba Lan lật đổ bạo quyền cộng sản Ba Lan.
Trong bài Thánh Lễ sáng thứ hai 19/9/2016, tại nhà nguyện Thánh Marta, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên bố: “Đừng trở nên thành viên băng đảng Mafia và hãy sống dưới ánh sáng đức tin”. Lời giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô như một nối tiếp với thông điệp “Đừng Sợ” muốn nhắn nhủ mọi người nhứt là những người cộng sản đừng trở nên là thành viên của băng đảng Mafia mà băng đảng Mafia ở đây được coi là đảng cướp cộng sản. Linh lục Phan Văn Lợi đã từng thuyết giảng và cho đảng cộng sản VN là một đảng cướp.
Đảng cộng sản ở bất cứ nơi đâu, CS Tàu, CS Việt, CS Cuba, CS Bắc Hàn… đều chủ trương bạo lực, đàn áp, bắt bớ, tù đày, khủng bố, thủ tiêu… gieo rắc sợ hãi cho mọi người dân ngay cả những đảng viên. Đảng CS dùng bạo lực trấn áp gây sợ hãi cho người dân không còn ý chí phản đối, chỉ biết tuân phục theo mệnh lệnh, kỷ luật của đảng và trở nên là một “thằng hèn” như nhạc sĩ Tô Hải đã tâm sự. Nhà văn Nguyễn Tuân đã tâm sự: “tôi sống được cho đến ngày hôm nay là vì tôi biết sợ”.
Tình hình chính trị Việt Nam trong thời gian gần đây từ ngày mạng lưới internet phổ biến trên toàn thế giới thì người dân Việt không còn bị CSVN tuyên truyền, che dấu hay ngụy tạo những tin tức tình hình của ngay chính đảng CSVN đang làm. Người dân Việt bắt đầu được mở mắt ra với thế giới bên ngoài. Bức màn sắt bị kéo xập xuống những hành động đi ngược lại lòng dân và những hành động bỉ ổi, tàn ác, vô lương tâm, ăn cướp của đảng CSVN đã được phơi bày. Điều này đã đánh thức lương tri của người dân Việt. Một làn sóng những phản tỉnh bất đồng chống lại CSVN đã và đang nổi lên mặc dù còn lẻ tẻ, không đồng loạt nhưng liên tục. Những tiếng nói phản tỉnh này trong đó có những đảng viên kỳ cựu, cao cấp của đảng CSVN đã công khai lật mặt nạ tuyên truyền, láo khoét, ngụy tạo lịch sử và sự thật của đảng CSVN.
Người dân Việt đang vượt ra khỏi sự “sợ hãi” can đảm đứng lên nói lên tiếng nói của lương tâm và lẽ phải và chắc chắn những tiếng nói này sẽ đi ngược lại những gì CSVN đã và đang đàn áp, bịp bợm, ngụy tạo để cai trị và ăn cướp tài sản của nhân dân. Từ những tiếng nói phản biện có tính cách cá nhân cho đến từng nhóm như những tập hợp của những xã hội dân sự. Họ là những nhà đấu tranh dân chủ không còn sợ hãi CS nữa và đang quyết liệt đấu tranh đương đầu với CSVN dù biết rằng có thể bị đàn áp, bắt bớ, tù đày cho đến bị khủng bố và thủ tiêu. Họ chấp nhân ngồi tù hoặc có thể ảnh hưởng đến tánh mạng của chính họ và ảnh hưởng đến những người thân yêu của họ để cho những người kế tiếp noi theo không còn sợ hãi tiếp tục con đường đấu tranh dân chủ cho Việt Nam. Họ là những “người tù lương tâm”.
Cũng từ thông điệp “đừng sợ” được phổ biến rộng rãi khắp nơi đã khích động người dân Việt khắp mọi miền của đất nước can đảm bước ra khỏi sự sợ hãi đứng lên đấu tranh nối tiếp theo con đường của những đi trước đã và đang hành động. Linh mục Đặng Hữu Nam can đảm không biết sợ hãi đã hướng dẫn 1000 giáo dân Quỳnh Lưu, Phú Yên tập họp trước Tòa Án Nhân Dân để nộp đơn kiện công ty Formosa gây ô nhiễm vùng biển Việt Nam.
Me Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang trong cảnh một mẹ hai con thơ (single mom) đã không còn sợ hãi chấp nhận tiếp tục đấu tranh đi tù bỏ lại hai con thơ cho bà ngoại săn sóc mặc dù trước đây ông, bà ngoại đã nhiều lần can ngăn Mẹ Nấm hãy vì hai con mà tạm chấp nhận an phận.
Đáp lại lời kêu gọi của thông điệp “Đừng sợ”, hàng ngàn người dân dân tại Hải Dương đã hiên ngang can đảm tập họp biểu tình chống đối công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tinh Lợi gây ô nhiễm môi trường của Việt Nam trong ngày 15 tháng 10, 2016 vừa qua trong khí thế hãnh diện hiên ngang không còn biết sợ sự đàn áp dã man tàn bạo của đảng CSVN. Khí thế này đang nung nấu lòng dân Việt can đảm nô nức hiên ngang bước ra khỏi sợ hãi. “đừng sợ”.
Trước khí thế đang lên của giáo dân đang ảnh hưởng mạnh đến phong trào toàn dân, nhà nước và đảng CSVN đã đi những màn ma giáo vừa vuốt ve vừa đe dọa như UBND Phú Yên đã gởi một văn thư yêu cầu Hội Đồng Giám Mục Phú Yên trục xuất cha Đăng Hữu Nam ra khỏi giáo phận. Nhưng sau đó tức thì có nhiều phản ứng chống lại văn thư của UBND Phú Yên của nhiều giáo dân vô cùng can đảm lên tiếng chống lại và cáo buộc UBND Phú Yên đã vu cáo, bịa chuyện, chụp mũ cha Đăng Hữu Nam mà cho rằng cha Nam xứng đáng ở với họ vì cha Nam đã luôn tích cực bên cạnh họ tranh đấu cho sự công bằng và công lý cho mọi người dân. Không lâu sau đó CA đã đến bao vây và đe dọa hành hung cha Nam.
Những hành động can đảm không còn biết sợ hãi đang nghe theo tiếng gọi của thông điệp “đừng sợ” đang liên tiếp xảy ra khắp nơi. Rồi đây có thể sẽ dấy lên thành một phong trào toàn dân rộng rãi gồm đủ mọi thành phần trong xã hội và những tôn giáo như Phật Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo và Cao Đài cùng nhau kết hợp như những cơn sóng dữ như biến cố Đông Âu với bài học của Ba Lan và Bức Tường Ô Nhục Bá Linh đã làm cho hệ thống cộng sản Đông Âu phải sụp đổ.
Lịch sử sẽ tái diễn cho Việt Nam thân yêu của chúng ta. Đảng CSVN phải tan rã, và phải đền tội với tổ quốc và nhân dân về tội bán nước làm thân nô lệ cho giặc Tàu phương Bắc và những tội ác tày trời đã áp đặt lên dân tộc Việt Nam gần 70 năm qua.
Mong vậy thay./.

Dân oan thuộc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2. TP HCM

Dân oan Thủ Thiêm (Danlambao) - Sau 1 tuần tập trung tại Hà Nội, yêu cầu Thủ Tướng chính phủ xử lý nghiêm, dứt khoát và nghiêm khắc những kẻ lợi dụng Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, TP HCM để tham nhũng, ăn cướp nhà đất và tài sản của dân nghèo đem chia cho nhau, kéo dài suốt 20 năm qua, dưới triều đại của Lê Thanh Hải, trùm tham nhũng khét tiếng.
Xin nhắc lại: Trong buổi tiếp xúc với cử tri quận 2 của ĐBQH, ngày 08/01/2008 sau khi nghe cử tri phản ánh về tính bất hợp lý và bất hợp Pháp của KĐTMTT. Nguyên Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã nhận xét: Khu đô thị mới Thủ Thiêm thật kinh hoàng và đáng xấu hổ, sau đó ông đã trang trọng lập lại nhiều lần: Sẽ kiến nghị với Thủ Tướng Chính Phủ lập đoàn thanh tra tổng hợp, đủ mạnh để thanh tra toàn bộ khu ĐTMTT và quận 2 và được nhân dân đồng tình, thể hiện qua những tràng pháo tay nồng nhiệt, liên tục… Nhưng sau đó thành phố xin tự thanh tra. Theo TB 561 cũng ghi nhận ý kiến cần Thanh tra liên ngành CP làm rõ. Nhưng sau đó, ngay cả đối thoại với dân cũng bị bà Nguyễn thị Quyết Tâm cố tình lẩn tránh. Mới nhất vào ngày 10/6/2016, sau khi Lê Thanh Hải đã hạ cánh an toàn, Chính phủ đã chỉ đạo TP HCM phải đối thoại với dân oan, để giải quyết khiếu nại dứt điểm, nhưng tay chân còn lại của tên họ Lã là Nguyễn Thành Phong, Tất Thành Cang, Nguyễn Thị Quyết Tâm, dở trò, biến thành buổi tiếp dân, chỉ ghi nhận ý kiến, không đối thoại.
Ngay cả khi Thanh tra chính phủ có 4 kết luận và Thủ tướng có 6 chỉ đạo: Yêu cầu thành phố phải nghiêm túc thực hiện. Mới nhất là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình qua Thông Báo số 194/TB-VPCP ngày 25/7/2016 yêu cầu thành phố xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có sai phạm liên quan đến việc thực hiện dự án Thủ Thiêm. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01/10/2016.
Thế nhưng tới nay, thành phố vẫn làm ngơ! Nay khi dân oan Thủ Thiêm ra Hà Nội tố cáo, thì thành phố vẫn kiến nghị Chính phủ để thành phố tự giải quyết và đồng ý để Chủ tịch UBND TP HCM trực tiếp đối thoại với dân oan. Nhưng dân oan không còn tin tưởng, vì đối thoại với thành phố chỉ giống như nói với đầu gối! Nên yêu cầu Chính phủ lập Đoàn thanh tra liên ngành thanh tra toàn diện thì dân oan mới chịu về.
Vấn đề đặt ra là: Do thế lực của nhóm lợi ích Lê Thanh Hải quá lớn, quá mạnh. Nhóm này chống lại Nghị quyết của đảng, chà đạp luật pháp, ăn cướp giữa ban ngày! Nhưng không Cơ quan nào làm gì được! Nhưng nay họ Lã đã hạ cánh an toàn, nhưng tay chân thân tín vẫn còn… Liệu rồi có làm gì được họ Lã? Nếu không xử lý nghiêm thì còn gì là luật pháp, còn gì là đảng cộng sản, còn gì là nhà nước pháp quyền? Nhân dân có còn niềm tin nữa không? Dân oan còn biết bám víu vào đâu, trông cậy vào ai để giải cứu mình? 
Tại sao chỉ mỗi việc đơn giản, đối thoại với dân để giải quyết khiếu nại, mà thành phố HCM luôn lẩn tránh? Thưa vì các sai phạm quá rõ ràng, trẻ con cũng nhận biết! Nên đối thoại sẽ bị vạch mặt, chỉ tên… Đồng nghĩa với việc đi vào chỗ chết.
Phụ trang:
Sau đây một lần nữa, xin sơ lược lại cho rõ:
Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 là dự án 15 không: Kết luận này căn cứ vào các phán quyết của Chánh án tòa án nhân dân các cấp, của Thanh tra Chính phủ, của thanh tra TP HCM và chính UBND TP HCM công khai thừa nhận.
1/ Không thực hiện đúng QĐ 367, đã được Chính phủ phê duyệt
2/ Không thực hiện NQ 18 của thường vụ thành ủy
3/ Không công khai QH để gian lận! 13585 không được công khai.
4/ Không tuân thủ pháp luật mà dùng luật rừng
5/ Không có quyết định thu hồi đất. Nhằm ăn cướp nhà đất của nhân dân
6/ Không có phương án đền bù. Nhằm bóc lột và bần cùng hóa nhân dân.
7/ Không có đất tái định cư đúng quy định. Vì đã chia 169 ha cho 64 dự án kinh doanh
8/ Không đền bù theo giá tại thời điểm chi trả bồi thường. Để hưởng chênh lệch theo công văn 361/BTNMT-ĐĐ ngày 30/1/2008.
9/ Không nằm trong ranh quy hoạch và ranh thu hồi, nhưng vẫn bị chiếm đoạt 
10/ Không giải quyết khiếu nại đúng thời hạn. Để dân không khiếu kiện được. 
11/ Không có quyết định phá dỡ nhà ở. Nhưng cho xe ủi cày nát.
12/ Không có tiền, phải đi vay mượn, mỗi ngày phải trả lãi vay trên 6 tỷ VNĐ 
13/ Không có nhà đầu tư do khiếu nại gay gắt. Các nhà đầu tư lớn đều bỏ chạy 
14/ Không đối thoại
15/ Không thanh tra CP, mặc dù cả dân và Chính quyền đều kiến nghị
16/ Chỉ đạo cả TA: Khi tranh luận tại Tòa, người dân có đầy đủ các chứng cứ, chứng minh, nhưng chính quyền không dám đưa ra bất kỳ chứng cứ nào. Họ chỉ dám đưa Bản đồ 02BB trình cho Tòa. Họ chỉ làm theo ranh dự kiến giao đất của bản đồ 02BB. Họ nói trước Tòa: Tôi bảo nằm trong ranh quy hoạch và ranh thu hồi là nằm trong. Ngay tại Tòa, vị thẩm phán kiêm phó chánh án rất có lương tâm là VŨ VĂN LỆ đã thừa nhận: Việc này ai đúng ai sai, ông biết, tôi biết và nhân dân có mặt đều biết. Nhưng tôi không thể làm khác được. Sau đó không biết ông bị đổi đi đâu! Khi giải quyết vụ án hành chính về áp giá đền bù, căn cứ vào QĐ thu hồi đất 1997. Hội đồng xét xử chỉ cho nói về giá đền bù, không cho nói về ranh quy hoạch à ranh thu hồi đất. Nhưng khi tuyên án thì lại tuyên nằm trong ranh quy hoạch và ranh thu hồi đất! Người dân thật ngây dại; khi tin vào tòa án, đặt quá nhiều niềm tin vào tòa án, vào công lý! Đến hôm nay thì thất vọng càng lớn! Không còn dám tin vào ai nữa!
Mới nhất là thẩm phán Hoa, phó chánh án tòa án quận 2, khi phán xử, căn cứ vào kết luận của Chính phủ, xử cho dân thắng kiện. Nay không được bổ nhiêm. Mới thấy được: Không hề có công lý và luật pháp.
Xin gởi kèm Biên Bản và Thông Báo kết luận

Người dân công khai tưởng niệm ngày mất của cố tổng thống Ngô Đình Diệm


Sáng ngày 31/10/2016, hàng trăm người dân từ mọi miền đất nước đã tập trung về nghĩa trang Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương để tham dự thánh lễ tưởng niệm 53 năm ngày mất của cố tổng thống Ngô Đình Diệm.
Video buổi lễ tưởng niệm do CTV Danlambao thực hiện.

Khát vọng tự do, dân chủ, nhân quyền qua lá cờ vàng ba sọc đỏ

 
Lê Dủ Chân (Danlambao) - Trong thời gian gần đây, càng ngày có càng nhiều bạn trẻ ở trong nước công khai biểu lộ tâm tư, tình cảm quý trọng của mình đối với lá cờ vàng ba sọc đỏ, cờ của Quốc Gia Việt Nam từ năm 1948 đến năm 1955 và của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1975.
Những bạn trẻ này là những người sinh sau đẻ muộn, họ là những người sinh ra và lớn lên tại miền Bắc Việt Nam, trưởng thành dưới sự tuyên truyền giáo dục của đảng cộng sản và nhà nước CHXHCNVN, họ không chứng kiến cuộc chiến tranh chống Pháp, không can dự vào 20 năm nội chiến Bắc Nam, khi họ trưởng thành thì các chính thể dưới lá cờ này đã không còn tồn tại.
Một câu hỏi cấp thiết đặt ra cho những người lãnh đạo quốc gia hôm nay và trong tương lai là: Tại sao tuổi trẻ Việt Nam hôm nay lại quý trọng và tôn vinh lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ biểu tượng cho chính thể mà trước đây và ngay cả hôm nay vẫn còn bị đảng cộng sản và nhà nước của nó xem là kẻ thù đối với chế độ hiện hành?
Cá nhân tôi thật vô cùng cảm động và kính phục khi tình cờ xem được hai video clips của các em Nguyễn Viết Dũng và các bạn, Hồng Thái Hoàng và các bạn trình bày những ưu tư và khác vọng của mình qua việc tôn vinh lá cờ vàng ba sọc đỏ. Cảm động và kính phục không phải vì các em đó "đứng về phe mình" mà vì tấm lòng của các em đó đối với tương lai của đất nước, của dân tộc, vì nhận thức cũng như sự dấn thân của các em đó trong trong hoàn cảnh, đều kiện hiện nay của xã hội các em đang sống.
Những người cộng sản Việt Nam, điển hình là đảng cộng sản và nhà nước của nó đã hoàn toàn sai lầm khi quy chụp các bạn trẻ ở trong nước và người Việt ở nước ngoài tôn vinh lá cờ vàng ba sọc đỏ là có mục đích dựng lại chính quyền củ của VNCH đã giải thể cách đây hơn 40 năm!
Họ không biết hoặc cố tình không biết rằng lá cờ vàng ba sọc đỏ không là biểu tượng cho chính quyền của vua Bảo Đại - Thủ Tướng Trần Trọng Kim, của Tổng Thống Ngô Đình Diệm hay của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mà lá cờ này biểu tượng cho một THỂ CHẾ do 17 triệu dân miền Nam Việt Nam đã lựa chọn qua trưng cầu dân ý, đó là thể chế của TỰ DO - DÂN CHỦ - NHÂN QUYỀN mang tên là Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hoà... Chính quyền do người dân lập ra dù do bất cứ ai lãnh đạo cũng chỉ là công cụ phục vụ dưới lá cờ biểu tượng cho thể chế mà họ đã lựa chọn.
Lá cờ vàng ba sọc đỏ của miền Nam Việt Nam và lá cờ đỏ sao vàng của miền Bắc Việt Nam có một điểm chung là biểu tượng cho thể chế, cho chế độ. Ngoài điểm chung đó hai lá cờ này có những điểm khác biệt nếu không muốn nói là đối nghịch nhau, đơn cử như sau:
- Lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ do dân chọn lựa thông qua một một chính phủ do dân bầu ra hay ít nhất cũng phải qua một cuộc trưng cầu dân ý của toàn dân. 
Lá cờ đỏ sao vàng là lá cờ do đảng cộng sản tự lựa chọn không thông qua ý kiến của nhân dân.
- Lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng cho một thể chế dân chủ lấy tự do, nhân quyền, bản sắc dân tộc làm nền tảng để lãnh đạo, quản lý đất nước, đặt quyền lợi của tổ quốc, của dân tộc trên hết và trước hết. 
Lá cờ đỏ sao vàng biểu tượng cho một thể chế độc tài, độc đảng lấy tư tưởng ngoại lai Mác - Lenin làm nền tảng trị nước và đặt quyền lợi của đảng của giai cấp lên trên quyền lợi của tổ quốc và dân tộc.
- Lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng cho một thể chế đa nguyên chính trị, tự do tư tưởng. Dưới thể chế này mọi tầng lớp công dân không phân biệt chính kiến, tư tưởng, tín ngưỡng nếu có tài năng và đức độ đều có cơ hội tham gia vào chính quyền để lãnh đạo đất nước và quản lý xã hội. 
Lá cờ đỏ sao vàng biểu tượng cho một chế độ độc tôn chính trị và độc quyền tư tưởng. Dưới chế độ này chỉ có những người tin theo tư tưởng Mác-Lenin, đảng viên đảng cộng sản mới được tham gia vào công việc lãnh đạo đất nước và quản lý xã hội.
- Lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng cho một thể chế trong đó nhân dân nắm quyền lực lựa chọn, thành lập hoặc thay đổi nhà cầm quyền theo ý nguyện của mình.
Lá cờ đỏ sao vàng biểu tượng cho một chế độ trong đó đảng cộng sản nắm toàn quyền thành lập hoặc thay đổi nhà nước theo nhu cầu của đảng không cần phải qua ý kiến người dân.
Nói như vậy để khẳng định và xác minh với đảng cộng sản và nhà nước của nó rằng: Người Việt Nam trong nước và ngoài nước, dù ở bất cứ lứa tuổi nào, thuộc bất cứ thành phần nào trong xã hội tôn vinh lá cờ vàng ba sọc đỏ là họ muốn nói lên khát vọng tự do, dân chủ, nhân quyền của cá nhân họ đối với tổ quốc và dân tộc Việt Nam.
Thay vì kết tội và có thái độ thù địch với những người Việt Nam vinh danh cờ vàng ba sọc đỏ như các bạn trẻ trong nước và người Việt ở nước ngoài, đảng cng sản Việt Nam phải cúi đầu thú nhận tội lỗi của mình là đã tước đi khát vọng tự do, dân chủ, nhân quyền của họ nói riêng và của 90 triệu người dân Việt Nam nói chung trong suốt 70 độc quyền cai trị đất nước.
Đàn áp những người Việt Nam tôn vinh lá cờ vàng ba sọc đỏ là đàn áp khát vọng tự do, dân chủ và nhân quyền, là chống lại văn minh, tiến bộ và lương tâm của nhân loại.
Đàn áp những người Việt Nam tôn vinh cờ vàng ba sọc đỏ là con đường đưa đảng cộng sản Việt Nam đến chỗ diệt vong.
30/10/2016

“Phải trả lại những dinh thự đã chiếm ở Sài Gòn!”

 “Phải trả lại những dinh thự đã chiếm ở Sài Gòn!”
 Một góc khu dinh thự thuộc sân golf trong phi trường Tân Sơn Nhất (ảnh: N.Thịnh)

Đây là yêu cầu của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, chủ tịch hội đồng nhân dân TP.HCM tại thảo luận ngày 31-10, về dự án luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi).

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nói rằng tòa nhà Petro Vietnam Tower gần Thảo Cầm Viên Sài Gòn, vốn là tòa nhà được xây dựng nhằm tập trung cho các cơ quan đại diện của Hà Nội tại Sài Gòn. Nhưng không cơ quan của Hà Nội nào muốn vào, mà họ chỉ muốn có trụ sở riêng. Có những dinh thự bị bỏ không cả 20 năm nay, nhưng những cơ quan này vẫn không chịu trả. Hầu hết những dinh thự này bị những cơ quan ở miền Bắc vào chiếm giữ từ sau tháng 4-1975.

“Hội đồng nhân dân đi giám sát thấy thực tế này, và đề nghị thu hồi để làm bệnh viện, trường học nhưng không được. Kể cả khi chúng tôi đưa đất, ứng vốn để xây dựng, nhưng sau đó đề nghị giao lại trụ sở cũng không được”, bà Tâm nói.
Theo bà Tâm, các trụ sở công của cơ quan Hà Nội tại Sài Gòn sử dụng rất lãng phí, trong khi có những trường học gần đó thì xuống cấp. Tuy nhiên các vị bộ trưởng lại không đồng ý việc trả lại các dinh thự đã bị chiếm làm trụ sở này.

“Trong khi địa phương thì thiếu đất để phát triển các mục tiêu công ích, nhưng lâu lâu lại thấy một trung tâm tiệc cưới mọc lên trong đất gọi là đất quốc phòng, rất khó giải thích với dân, cần có đánh giá để làm sao trong tổng thể chung chúng ta sử dụng hiệu quả đất công!”, bà Văn Thị Bạch Tuyết, một dân biểu, nói.

Trong khu vực thuộc phi trường Tân Sơn Nhất, sau tháng 4-1975 đã bị Bộ Quốc Phòng CSVN chiếm đoạt rất nhiều diện tích. Chỉ riêng phần bị chiếm để làm sân golf có diện tích đến 156 ha; trong đó khu biệt thự có diện tích khoảng 14 ha, bao gồm chung cư cao tầng, trung tâm thương mại và khu biệt thự. Bộ Quốc phòng CSVN cũng đã bán cho công ty cổ phần đầu tư Long Biên để xây dựng 54 căn biệt thự, 8 lô chung cư với 1,000 căn nhà, 1 khách sạn 5 sao trong phần diện tích 156 ha này. Tuy vậy vẫn còn 40 ha đang được bộ này bỏ trống tại phi trường Tân Sơn Nhất, nhưng không chịu trả lại.

Vũ Minh Ngọc / SBTN

Ðảng CSVN ‘vã mồ hôi’ đối diện nguy cơ ‘tự tan rã’

 
 Ba nhân vật chóp bu của đảng CSVN gồm Nguyễn Phú Trọng (giữa), Nguyễn Xuân Phúc (phải) và Trần Ðại Quang (trái) đang đối diện với nguy cơ tan rã của đảng. (Hình: KHAM/AFP/Getty Images)

HÀ NỘI (NV) – Ðảng CSVN đang lo lắng đối phó với tình trạng “tự chuyển biến,” “tự chuyển hóa” từ trong nội bộ của đảng. Một điều cho thấy đảng chính trị độc tài này ở Việt Nam đang sợ bị tan rã từ trong ra.

Cuộc họp trung ương đảng CSVN vừa diễn ra vào các ngày từ 9 đến 15 tháng 10, 2016. Ngay hôm khai mạc, trang mạng “chinhphu.vn” đăng bản tin thuật lời ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cảnh cáo nguy cơ tan rã của đảng CSVN khi mà tình trạng “tự chuyển biến,” “tự chuyển hóa” từ trong nội bộ của đảng “vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn

Trên tổng thế, tại hội nghị này, Ban Chấp Hành Trung Ương của đảng CSVN “thảo luận, cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội năm 2016, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017; một số chủ trương, chính sách lớn nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa’ trong nội bộ và một số vấn đề quan trọng khác…”

Tuy nhiên, hôm 31 tháng 10, hai tuần lễ sau khi hội nghị châm dứt, Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) đăng tải toàn văn “Nghị quyết Trung ương 4 – Khóa XII” hoàn toàn đề cập đến một vấn đề duy nhất là đưa các giải pháp đối phó với vấn nạn “tự chuyển biến,” “tự chuyển hóa” của “một bộ phận không nhỏ” của đảng CSVN. Nếu không đối phó được, hệ quả tất yếu sẽ dẫn tới sự tan rã của đảng.

Nghị quyết này được phổ biến tới tất cả các “chi bộ” đảng trên cả nước. Nó tố cáo “một bộ phận không nhỏ” các đảng viên CSVN đã nhìn ra sự bịp bợm của đảng. Những kẻ có chức có quyền trong đảng chỉ tận dụng cơ hội để đục khoét, tham nhũng.

Một chuyện chính yếu vốn được lập đi lập lại hàng năm được bản nghị quyết nhắc lại nữa là “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi” nhưng bản nghị quyết nói trên kêu rằng “có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.” Ðồng thời “tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty.”

Bản nghị quyết kể ra rằng, “Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa’; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao.”

Bản nghị quyết kêu rằng “sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa’ chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Ðảng và dân tộc.”

Những vấn nạn nêu trên “làm giảm sút vai trò lãnh đạo của đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ,” bản nghị quyết viết.

Bản nghị quyết kêu rằng, “Các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh thực hiện chiến lược ‘diễn biến hòa bình,’ lợi dụng các vấn đề ‘dân chủ,’ ‘nhân quyền,’ dân tộc, tôn giáo và những yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để xuyên tạc, bóp méo tình hình; cổ xúy cho lối sống hưởng thụ, thực dụng, ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa; Ðồng thời, cấu kết với các phần tử cơ hội và bất mãn chính trị hoạt động ráo riết, chống phá cách mạng ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn.”

Bản nghị quyết vạch ra những dấu hiệu của “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng như “Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện ‘đa nguyên, đa đảng’; đòi thực hiện thể chế ‘tam quyền phân lập,’ phát triển ‘xã hội dân sự.’ ‘Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.’ ‘Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Ðảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.’ Ðòi ‘phi chính trị hóa’ quân đội và công an.”

Bản nghị quyết viết tiếp: “Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Ðảng và Nhà nước.” “Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng đối với báo chí, văn học-nghệ thuật. “Lợi dụng vấn đề ‘dân chủ,’ ‘nhân quyền,’ dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với đảng và nhà nước.”

Ðể đối phó lại với nguy cơ tan rã, ngoài nhu cầu “tự phê bình và phê bình” nghị quyết đề ra chủ trương họp tập ở mọi cấp, mọi ngành “tích cực đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng.”

“Hàng năm, người đứng đầu và từng cán bộ, đảng viên có cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa’; các cấp ủy, tổ chức đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình,” nghị quyết nói trên viết.

Ðống thời với việc đó, đảng CSVN sẽ “tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo chí, xuất bản, Internet, mạng xã hội. phát huy vai trò, nêu cao trách nhiệm của các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống suy thoái, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa.’”

Mấy ngày gần đây, người ta thấy nhiều báo trong nước phổ biến một bài viết rất dài của ông Bộ Trưởng Thông Tin và Truyền Thông CSVN Trương Minh Tuấn, “Nguy cơ ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa’ trong báo chí và giải pháp khắc phục.”

Ông ta lên án giới làm thông tin tuyên truyền phục vụ chế độ tuy ăn lương nhà nước mà lại có “thái độ hai mặt, theo chủ nghĩa cơ hội; tách rời đảng và quyền tự do báo chí; tùy tiện coi báo chí phương Tây là chuẩn mực; báo chí phục vụ nhóm lợi ích.”

Khi đọc diễn văn kết thúc hội nghị Trung Ương 4, ông Nguyễn Phú Trọng thấy kêu ca đảng viên “phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của đảng; thậm chí sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa theo những nhận thức, quan điểm sai trái, lệch lạc…”

Liệu những cuộc học tập sắp được tổ chức có cứu được đảng CSVN khi cái “bộ phận không nhỏ” cứ lớn lên mãi? (TN)

Lũ chồng lũ ở Quảng Bình, nhiều làng mạc lại ngập nặng



Nhiều làng mạc ở dọc sông Gianh đang bị nước lũ nhấn chìm. (Hình: báo Dân Trí)
QUẢNG BÌNH (NV) – Chưa hết bàng hoàng sau cơn lũ vừa trải qua, người dân phải ráo riết chạy lũ trước lo sợ nguy cơ lũ chồng lũ. Hiện nước lũ đã cuốn trôi cây cầu phao ở huyện Quảng Trạch, làm cả ngàn người dân bị cô lập.

Theo báo Tiền Phong, chiều 31 tháng 10, ông Trần Văn Tiến, chủ tịch xã Quảng Trường, huyện Quảng Trạch, cho biết, sáng cùng ngày nước lũ lên cao và chảy xiết đã làm cây cầu phao Thuận Hòa dài 200 mét, rộng 2 mét, được lắp ghép từ các thanh gỗ, tre, dây thép, thùng phuy nhựa, là con đường duy nhất của người dân trong thôn Thuận Hòa đến các nơi khác bị đứt dây trôi mất khiến hàng ngàn người dân bị cô lập.

Theo ông Tiến, hiện tại do nước lũ dâng cao và chảy xiết nên việc khắc phục gặp rất nhiều khó khăn. Xã đang vận động người dân tìm những nơi cao sơ tán lên để đề phòng nước lũ.
 Nước lũ cuốn trôi cây cầu phao. (Hình: Pháp luật Sài Gòn)
 Nước lũ cuốn trôi cây cầu phao. (Hình: Pháp luật Sài Gòn)

Còn ông Cao Xuân Ngọc, chủ tịch xã Quảng Hải, thị xã Ba Ðồn cho biết, mưa lớn trong 2 ngày qua, nước sông Gianh lên trở lại, gây vỡ đoạn đê cuối làng, gần 1/2 nhà cửa của người dân lại chìm trong nước lũ. Hiện tại, xã đang huy động lực lượng để cứu đê nhưng không thành công vì nước chảy xiết.

Lãnh đạo các xã phía Nam thị xã Ba Ðồn như Văn Hóa, Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa; Quảng Tân, Quảng Thủy, Quảng Minh, thị xã Ba Ðồn cho biết, nước lũ trên sông Gianh đang lên rất nhanh đã vượt đê vào làng, nhiều nhà dân đã bị ngập, tình hình rất nguy cấp vì vẫn đang mưa rất lớn.

Theo nhận định của người dân dọc sông Gianh, rất có thể sẽ xảy ra một trận lũ lớn tiếp theo, vì nước ở các hồ chứa đã đầy, trên đồng ruộng, ao hồ vẫn chưa rút hết từ trận lũ trước.

Tin cho biết, Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Trung Ương cảnh báo, từ nay đến ngày 5 tháng 11, trên các sông từ Nghệ An đến Ninh Thuận sẽ xuất hiện lũ. Trong đợt lũ này, mực nước trên các sông ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi có khả năng lên mức báo động cao nhất, nguy cơ xảy ra lũ lớn, lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng cục bộ tại vùng trũng, thấp các tỉnh trên là rất cao. (Tr.N)

Báo, đảng, mắm

10/29/2016 - 02:43 

Không dám (không được) viết điều cần viết, đã đành. Hàng loạt nhà báo bị tước thẻ hành nghề, rồi hàng loạt Tổng biên tập bị cách chức, bắt giam. Phận phóng viên, đến mức bị mấy thằng công an du côn đấm hộc máu mồm cũng không dám "ẳng" lên một tiếng.
Thằng lươn lẹo sống được thì hết bám đít lãnh đạo, chồm hổm nhai cá mực Formosa biểu diễn, đến... hốc mắm Masan. 
Hết thời “đảng là đạo đức, đảng là văn minh”. Giờ còn bám đảng, nói như Ngọc Trinh “cạp đất mà ăn”. Ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông chẳng đã thừa nhận đó sao: “Biểu hiện rõ nhất là các bài viết liên quan chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước thường được đưa tin một cách hời hợt, khô khan, thiếu sinh khí, lấy số lượng thay chất lượng, mục đích như để “đúng định hướng” một cách hình thức” (nguồn: Nhân Dân).
Tác giả Phạm Trần thì cụ thể hơn: "Báo chí cũng muốn thoát đảng" (nguồn: Ba Sàm).
Thời ăn nhờ mùi váy vú Ngọc Trinh cũng qua rồi. Giờ là mùi mắm. Chưa bao giờ, cả cái làng báo này khẳm một mùi mắm khủng kinh đến vậy.
Chưa xong. Mấy ngày nay, lại bắt đầu nghe loảng xoảng tiếng gươm đao của các nhà báo. Họ đang tự phang nhau, hắt tạt mắm vào nhau, dường như để cố chứng minh "tao lương thiện hơn mày"!
Nghe đến mà thương!
Ông Tuấn Bộ trưởng bảo: Đó là xu hướng "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", là báo chí “tách rời đảng, hư vô về chính trị”.
Anh em bề dưới thì không nín nổi, nặng lời: Báo chí đang vào cơn bĩ cực - không phải, vào thời... khốn kiếp! Tôi thì cười, nhại lời ông Tuấn: Báo chí nhạt xa mùi đảng rồi, giờ chỉ toàn mùi mắm!
Mà chắc gì chỉ vây trong làng báo. Biết đâu, cái mùi mắm ấy đã chẳng vấy lây đến các nhà quản cai... tư tưởng?

Nước lũ lại lên cao ở Miền Trung

RFA 2016-10-31  
Nhà dân bị ngập lụt ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ngày 15 tháng 10 năm 2016.
Nhà dân bị ngập lụt ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ngày 15 tháng 10 năm 2016.  AFP photo
Một số địa phương tại khu vực miền Trung Việt Nam hôm nay lại bị lũ và cảnh báo trong những ngày tới nguy cơ ngập lụt sẽ trở lại ở những nơi khác.
Vào sáng nay, ngày 31 tháng 10, các xã thấp trũng ở Quảng Bình; bao gồm Ba Đồn, Tuyên Hóa và Quảng Trạch bị ngập nặng. Tại xã Tân Hóa, nơi được coi là rốn lũ, nước lũ tràn lên mặt đường và tràn vào nhà dân hồi trưa cùng ngày. Chủ tịch xã Tân Hóa, ông Ngô Thanh Đá cho biết địa phương đứng trước nguy cơ bị ngập sâu và cô lập, nếu có mưa lớn.
Chiều nay chủ tịch xã Quảng Trường, thuộc huyện Quảng Trạch cho biết do nước lũ lên cao và chảy xiết khiến cầu phao Thuận Hòa bị đứt dây trôi đi khiến hơn 1 ngàn người bị cô lập.
Theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, lũ trên các sông ở Hà Tĩnh và Quảng Bình đang lên; dự báo các sông từ Nghệ An đến Ninh Thuận sẽ xuất hiện lũ từ ngày 31 tháng 10 đến ngày mùng 5 tháng 11. Nguy cơ xảy ra lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng ở các tỉnh trong khu vực này là rất cao.
Văn phòng thường trực Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai-Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn hôm nay ra Công văn số 33, yêu cầu các cơ quan địa phương bên cạnh công tác khắc phục hậu quả của đợt lũ lịch sử vừa xảy ra, cũng cần theo dõi tình hình mưa lũ để chủ động có biện pháp phòng tránh.