Friday, July 1, 2016

Tập Cận Bình : Trung Quốc không bao giờ « từ bỏ chủ quyền » Biển Đông

Tú Anh 
Theo RFI- 01-07-2016 13:44 
media
 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và thủ tướng Lý Khắc Cường tại lễ kỷ niệm 95 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc. REUTERS/Kim Kyung-Hoon 
Bắc Kinh không bao giờ khoan nhượng về chủ quyền. Đó là lời tuyên bố của lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc nhân ngày lễ 95 năm ngày thành lập đảng và trong bối cảnh Toà Án Trọng Tài Thường Trực La Haye sẽ công bố phán quyết vào ngày 12/07 về đòi hỏi chủ quyền của Hoa lục tại Biển Đông.
Hôm nay 01/07/2016, trong thông điệp đọc trước một cử tọa gồm đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình tuyên bố « Đừng có một nước ngoại bang nào… chờ chúng ta chấp nhận uống liều thuốc đắng gây tổn hại cho lợi ích chủ quyền quốc gia, cho an ninh và phát triển ». Trung Quốc « không sợ rắc rối ».
Ông Tập Cận Bình đưa ra những lời tuyên bố này vào lúc tình hình biển Đông nóng bỏng vì Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông và xây dựng một loại «vạn lý trường thành » trên vùng biển do Việt Nam và Philippines kiểm soát. Vào ngày 12/7 này,Toà Án Trọng Tài Thường Trực sắp công bố phán quyết về đơn kiện của Philippines mà theo giới phân tích sẽ bất lợi cho Bắc Kinh.
Để không cho Trung Quốc áp đặt quốc tế trước chuyện đã rồi, Hoa Kỳ phải tăng cường hải quân và tuần tra trong khu vực. Ám chỉ chiến dịch quân sự của Mỹ, ông Tập Cận Bình tuyên bố là « không sợ thái độ diễu võ dương oai (của Hoa Kỳ)…. đến tận cửa nhà người để phô trương sức mạnh ».
Cũng trong thông điệp 95 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình một mặt ca ngợi chế độ độc đảng một mặt lo ngại tệ nạn tham ô đe dọa sự tồn vong của chế độ. 
Mỹ : Tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông là điên rồ
Chiến lược bồi đảo lấp biển xây « Vạn lý trường thành » bằng cát của Trung Quốc ở Biển Đông bị Hoa Kỳ xem là một hành động « điên rồ ». Nhân chuyến công du bốn ngày tại Ấn Độ để thắt chặt hợp tác an ninh khu vực, thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas Shannon nhận định:Điều Hoa Kỳ hy vọng là Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế về giao thông tại Biển Đông. Xây dựng các đảo nhân tạo và phi trường, phi đạo cho máy bay là chuyện điên rồ. Lực lượng hải thuyền cũng thế. Trung Quốc đang xây bia (cho đối phương tấn công).

Cá chết chỉ là bề nổi...

Theo NLĐO- 01/07/2016 23:29

Thiệt hại cá chết chỉ là phần nổi của tảng băng; nguy hiểm hơn chính là nền tảng sự sống, hệ sinh thái đáy bị hỏng, để lại di chứng kéo dài và rất khó hồi phục

Đó là ý kiến của TS Nguyễn Tác An - Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học - khi trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động vào chiều 1-7.
Trả lời câu hỏi những chất thải chứa độc tố như phenol, xyanua kết hợp với hidroxit sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (mixel) theo dòng hải lưu lan rộng mà Formosa thải ra môi trường liệu có tự phân hủy được không, TS Nguyễn Tác An cho rằng chất độc này từ sơ cấp đã chuyển thành thứ cấp. Chất độc sẽ kết tủa, lắng xuống đáy, tồn lưu trong trầm tích mặt đáy biển. Nó tồn tại ở đấy đến khi có dịp gì đó sẽ lại bùng lên. Những chất độc này tồn tại rất lâu, nguy hiểm, không đơn giản vài tháng vài năm là hết.
Về cách khử các chất độc, TS An cho rằng nếu khử độc này thì lại gây hậu quả, cá lại tiếp tục chết. Khu vực chịu ảnh hưởng là cả vùng biển kéo dài từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế trong khi công nghệ xả thải này (Formosa - PV) khá mới. Do đó, rất khó phục hồi hệ sinh thái như trước đây.
Riêng việc tái tạo các rạn san hôsinh vật biển có thể làm được nhưng thời gian kéo dài, vô cùng tốn kém và đòi hỏi các chuyên gia có trình độ cao.
Nhà máy của Formosa Hà Tĩnh tại Khu Kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) Ảnh: ĐỨC NGỌC
Nhà máy của Formosa Hà Tĩnh tại Khu Kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) Ảnh: ĐỨC NGỌC
Theo TS An, việc cá chết chỉ là phần nổi tảng băng, điều nguy hiểm hơn chính là nền tảng sự sống, hệ sinh thái đáy bị hỏng. Điều này để lại di chứng từ 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Việc phục hồi lại hệ sinh thái sinh vật đáy như: cá biển, san hô, sinh vật nhỏ bé, vi sinh vật sẽ rất mất thời gian, kéo dài có thể vài chục năm. Trong khi đó, ngư dân miền Trung sinh kế chủ yếu vào tài nguyên biển mà cá đáy, sinh vật đáy, nền tảng sinh vật đáy đóng vai trò đến 90%. Kinh tế biển miền Trung bị một cú đấm rất mạnh khi người dân có nguy cơ mất sinh kế, du lịch bị ảnh hưởng…
Trên thế giới từng ghi nhận trường hợp cá chết với quy mô lớn thì đều gắn liền với tác động thải của con người, chủ yếu trong hoạt động công nghiệp. Năm 1965, tại Nhật Bản, nhà máy thép xả chất thải khiến cá chết. Hơn 30 năm nay, Nhật Bản khắc phục vẫn chưa xong. Bản thân thiên nhiên có cơ chế tự làm sạch, tự điều chỉnh để cân bằng song tốc độ công nghiệp hóa gây ra cho môi trường quá mạnh, vượt quá khả năng tự làm sạch của tự nhiên nên mới gây ra sự cố này.
Mục tiêu của nước ta là công nghiệp hóa, phát kiển kinh tế. Để mục tiêu này bền vững, kinh tế thịnh vượng thì phải tìm ra cách giảm thiểu tác hại của chất thải. Khoa học cần quan tâm giải quyết vấn đề này cho tương lai.
Theo TS An, nước ta đã có luật bảo vệ môi trường tốt nhưng vấn đề hiệu quả kiểm soát, thực thi luật này như thế nào là điều đáng bàn. Với cách quản lý như hiện nay, dường như việc kiểm soát hoạt động xả thải công nghiệp của cơ quan chức năng còn rất yếu.
“Ngay cả vấn đề tác động của KCN ven biển đối với môi trường, các nhà khoa học đã cảnh báo liên tục. Với cách quản lý này, không chỉ thủy sản chết hàng loạt lần này là chấm dứt mà còn lần sau. Lần sau còn nặng hơn, lớn hơn nữa” - ông An cảnh báo.
“Một đất nước nghèo nàn thì không có vị trí trên thế giới. Một dân tộc nghèo nàn thì nói không ai nghe. Muốn giàu có thì phải phát triển kinh tế. Kinh tế nông nghiệp chỉ đủ cho con người sống, do đó phải công nghiệp hóa. Mà công nghiệp hòa là phải xả thải, tác động đến môi trường. Chúng ta chấp nhận công nghiệp hóa đồng thời phải phát triển hệ thống quản lý tác động đấy, để hiệu quả của công nghiệp thực sự mang lại”- TS An nói.
KỲ NAM

Quê hương này không để bán

07/01/2016 - 21:11 
Cuộc họp báo công bố nguyên nhân thảm họa biển Việt Nam giới thiệu rõ một màn trình diễn thô vụng. Formosa Hà Tĩnh đột nhiên trở thành trẻ nhỏ, được chính phủ Việt Nam dắt tay ra trước mọi người, quẹt nước mũi, khóc và nói thuộc lòng lời xin lỗi. Ngay sau đó mức bồi thường 500 triệu USD được công bố như tiếng búa tòa.
Chưa ai kịp có ý kiến, chưa ai kịp nói những khúc mắc trong lòng mình thì vài tiếng đồng hồ sau, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vội vàng ra lệnh lên kế hoạch để sử dụng 500 triệu USD bồi thường. Mọi thứ bị đặt vào bối cảnh như chuyện đã rồi. Số phận con người Việt Nam, biển quê hương Việt Nam cứ như việc đã rồi.
Chưa hề có cuộc điều tra nào thật sự cho biết mức tổn hại của 250km bờ biển Việt Nam bị hủy hoại, nguy hiểm tồn đọng thế nào. Hơn một triệu người phải từ bỏ cuộc sống ổn định của mình, chuyển đổi sang nghề nghiệp khác mong sống sót, rồi sẽ phải bù đắp ra sao, và bao lâu? Lịch sử ngàn năm của một quốc gia sống với biển, thịnh vượng với biển, nay phải đành gầm mặt lìa bỏ mọi thứ. Thậm chí ghê sợ hơn, là phải bỏ trống, đành buông cả một vùng quê hương mà Trung Quốc đang ngày đêm háo hức lấn chiếm. 500 triệu USD đó, có nghĩa lý gì?
Vậy câu hỏi ở đây là, những nhà lãnh đạo Việt Nam hài lòng với số tiền ấy, hay nhân dân Việt Nam đồng ý với số tiền 500 triệu USD ấy? Những lời xin lỗi và con số khoán vội ấy, chắc vẫn chưa kịp tính vào 84 ngày người dân cả nước sôi sục đòi minh bạch, bị công an, thanh niên xung phong, trật tự đô thị…  đánh đập, giam cầm, kết tội theo lệnh trên vì cho là bị “xúi giục”. Ba tháng mà Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà nói rằng ông “nặng trĩu”, liệu có giải quyết được những lời nói dối thô bỉ của các cấp chính quyền đã lừa gạt nhân dân về việc biển sạch và cá an toàn?
Hàng loạt ngôn luận lừa dối nhân dân như của Phó chủ tịch UBND Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn hay của thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Nhân Tuấn vẫn còn đó. Ai sẽ từ chức vì lòng tự trọng hay bị cách chức vì danh dự của đảng mà họ đang phục vụ? Nếu họ vẫn tiếp tục tại vị và phát ngôn, thì mọi điều lừa dối trơ tráo ấy, là chủ trương lớn của ai?
Thật bất ngờ, không phải là Formosa Hà Tĩnh xin người Việt Nam tha thứ, mà chính phủ Việt Nam lại là phía cất tiếng kêu gọi nhân dân hãy độ lượng và tha thứ. Đại nghiệp Formasa Hà Tĩnh lại cứ như trẻ nhỏ, đáng thương đến mức chính phủ Việt Nam phải đứng sau lưng, dùng phương thức cấu bám vào lòng thương người của dân tộc Việt Nam, cố dàn xếp một thảm họa. Biết tả làm sao nhỉ? Giờ đây, những người Việt bị đẩy đến khốn cùng ấy, lại phải vuốt thẳng áo rách, bị thúc đứng lên, cố mỉm cười nhân ái đến kiệt sức trên quê hương mình.
Có lẽ trong tư duy của những người lãnh đạo hiện nay, tiền là giải pháp quan trọng nhất, có thể đổi được mọi thứ. Việc đổi tương lai của người Việt bằng tiền, qua kịch bản giải quyết khủng hoảng cho Formosa, lại gợi nhớ rất nhiều về chuyện người dân bị chết nơi đồn công an, bị đánh đập vô cớ, bị nhổ vào mặt, luôn được giải quyết đơn giản bằng nụ cười thành khẩn đểu giả của kẻ gây tội, và một số tiền.
Mạng người hay số phận một quốc gia đâu thể đổi bằng tiền như suy nghĩ của những kẻ quen thói phủi tay. Tiền chỉ là đáp án của những kẻ trọc phú, lừa lọc, toa rập muốn xóa nhanh sự kiện. Việt Nam là một dân tộc có lòng tự trọng và có quốc pháp. Phương thức chọn đáp án nhanh, quy đổi đơn giản bằng tiền chính là một cách gây tổn thương cho lòng tự trọng của người Việt và sỉ nhục quốc pháp. Hãy nhớ, quê hương và tương lai dân tộc không bao giờ có thể để bị mặc cả bằng tiền!
Ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói phải phải mất đến 84 ngày “đấu tranh” mới có kết quả về nguyên nhân của thảm họa. Cám ơn ông đã gợi ý: Ai trong đất nước này là loại thế lực khiến một chính phủ phải “đấu tranh” đến suốt 84 ngày? Hóa ra, có một thủ phạm nào đó, rất ghê gớm mà chính phủ phải mất đến gần 3 tháng để vượt qua. Hôm nay Formosa Hà Tĩnh đã thú nhận và cúi đầu, thì sao thủ phạm im lặng ấy, lại vẫn nấp trong bóng tối sau cuộc “đấu tranh”?   
84 ngày thật mệt mỏi của Chính phủ, nhưng rồi cũng chỉ nhằm góp chung kết quả của những người dân Việt Nam bình thường đi tìm một sự thật, về một tia sáng của công lý. 84 ngày ấy, của hàng chục triệu người Việt mất ăn mất ngủ, lo toan cho số phận của mình, của biển, của cá, của quê hương. Rất nhiều người trong đó có cả câu trả lời nhanh hơn một hệ thống có hàng chục ngàn nhà khoa học, có hàng ngàn công an, dùi cui và hàng rào kẽm gai nhưng tê liệt trước thực tế.
Những câu hỏi đặt ra trong bài viết này về cuộc họp báo, có lẽ cũng không cần lời đáp, vì ai ai cũng đã hiểu. Mọi thứ đã thành một thông điệp im lặng chuyển vào dòng máu nóng thức tỉnh của mỗi đứa con da vàng trên đất nước này.
84 ngày để có kết quả của Chính phủ - chỉ xin nhắc thêm rằng đừng quên số phận những người thợ lặn bị nhiễm độc ở Vũng Áng đã chết và đang bệnh tật. Đừng quên 155 trẻ em Đông Yên vì bị chính quyền dành đất cho Formosa mà phải thất học suốt 2 năm, bên cạnh sự đe nẹt của công an. Đừng quên hàng trăm những đoàn viên thanh niên Cộng sản ngây thơ tin theo mệnh lệnh lừa dối của cấp trên để cùng nhau tắm biển vui đùa làm thí điểm. Đừng quên hàng trăm công chức, dân chúng cả tin hưởng ứng ăn cá để giúp chính quyền xóa một sự thật rằng họ và những người khác sẽ không có một tương lai.
Cũng đừng quên những con người âm thầm trong 84 ngày đó, cật lực đưa tin, ghi hình, chuyển cảnh báo đến cho người dân được biết về thảm họa. Họ dấn thân không vì tiền, cũng không vì bị xúi giục, bất chấp cả những nguy nan từ phía chính quyền để đưa bằng được sự thật đến cuộc sống. Như chiến binh Pheidippides chạy đến thành Arena để báo tin về cuộc chiến Marathon phải vượt qua rất nhiều gian truân. Còn những con người Việt Nam nhỏ nhoi ấy thì phải vượt qua mọi thứ rình rập, thậm chí là mọi loại ngôn luận từ những kẻ thù của công lý và sự thật, như Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, để đốt lên những ngọn đuốc giữa đêm đen.
Có một thông điệp đánh kính trọng và cao cả được đưa đến từ những con người vô danh ấy. Hãy lắng nghe từ dòng máu và nhịp tim Việt Nam đó, thông điệp được gửi đi như sấm động: Quê hương này không để bán.

Ngư dân đòi công lý sau vụ Vedan xả thải thế nào?

NGỌC AN-13:53 01/07/2016 
Công ty Vedan xả thải gây ô nhiễm nguồn nước khiến thủy sản sông Thị Vải tuyệt diệt. Trước thực trạng này, hàng nghìn hộ dân 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP HCM khởi kiện.

Ngư dân đòi công lý sau vụ Vedan xả thải thế nào?
Ngư dân Nguyễn Văn Tịch bơi thuyền đánh cá trên sông Thị Vải. Ảnh: Ngọc An.
Năm 2008, hành vi xả thải ra môi trường của Công ty Vedan Việt Nam (đóng tại huyện Long Thành, Đồng Nai) bị Cục Cảnh sát môi trường, Bộ Công an phanh phui. Khi mọi việc được đưa ra ánh sáng cũng là lúc dòng Thị Vải đã trở thành sông chết khiến nguồn cơm của hàng nghìn hộ gia đình bị hủy hoại.

Cá, tôm không còn

Ông Nguyễn Văn Tịch, 61 tuổi, ngụ xã Mỹ Xuân (huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, trước năm 2000, sông Thị Vải và các nhánh con sông này tôm cá nhiều vô kể. Mỗi ngày, ngư dân đánh lưới nhỏ hoặc câu có thể thu về 20 kg các loại thủy sản. “Một người đi đánh cá nuôi sống được cả gia đình. Nếu không có ghe máy, không có lưới thì bắt ốc thôi cũng có thu nhập”, ông Tịch nói.
Lão ngư kể nước sông có biểu hiện ô nhiễm từ đầu năm 2001 khiến các loại tôm, cá chết dần. Đến năm 2004 thì thủy sản chết ồ ạt. “Có những hôm xác cá nổi trắng mặt sông. Các loại thủy sản sống ở tầng đáy cũng nổi lên, chết dạt vào bờ”, ông Tịch nói.
Cái chết không chỉ hiện hữu trên sông mà còn len lỏi vào các đầm nuôi thủy sản của ngư dân các tỉnh. Ông Nguyễn Văn Long (62 tuổi, ngụ xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai) cho biết, ông gắn bó nghề sông nước hàng chục năm. Khi có vốn, ông đầu tư vào 20 ha diện tích mặt nước đầm để nuôi tôm, cá. Ông cho biết: “Đến năm 2008, sông Thị Vải bốc mùi hôi thối, nguồn nước về đầm cũng bị ô nhiễm làm thủy sản chết dần”.
Cá, tôm và các loài thủy sinh bị hủy diệt khiến cuộc sống ngư dân rơi vào cảnh điêu đứng. Nhiều gia đình phải bán ghe, ngư cụ lấy tiền trả nợ.

Nhờ công an mới có bằng chứng

Trước thực trạng ô nhiễm, ngư dân đồng loạt phản ánh lên các cấp chính quyền và đề nghị thanh tra công ty Vedan để làm rõ trách nhiệm xả thải. Theo ngư dân, họ kiên trì nhiều năm trời, gõ cửa nhiều nơi để đòi công lý nhưng không thành vì không ai nắm trong tay bằng chứng xả thải. Một ngư dân cho biết, họ đã gửi đơn lên xã, huyện thậm chí lên các sở ngành nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng. 
Ông Long nói: “Chỉ đến khi Cục cảnh sát môi trường Bộ Công an bắt quả tang Vedan xả thải ra môi trường chúng tôi mới có bằng chứng để tố cáo. Thời điểm đó, dựa vào kết quả điều tra, hàng nghìn hộ dân ở Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP HCM đồng loạt làm đơn khởi kiện”. Ông Long cũng kể không những chủ đầm mà các gia đình hành nghề chài lưới cũng đâm đơn kiện, đòi bồi thường thiệt hại.
Theo ông Lương Minh Trường, nguyên chủ tịch Hội nông dân xã Phước Thái (huyện Long Thành), toàn xã có trên 1.700 hộ dân kiện Vedan. Họ được giới luật sư trong tỉnh hỗ trợ pháp lý miễn phí và yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại dựa trên khung giá đền bù theo từng ngành mà tỉnh quy định.
Ngu dan doi cong ly sau vu Vedan xa thai the nao? hinh anh 2
Ngư dân Nguyễn Văn Long cho rằng, số tiền Vedan đền bù cho dân chưa bằng mức thiệt hại. Ảnh:Ngọc An.
Những hộ chăn nuôi thống kê mức thiệt hàng hàng năm do Vedan gây ra để buộc công ty này đền bù. Trong khi đó ngư dân đánh bắt hải sản kê khai mất thu nhập hàng tháng để làm căn cứ, buộc bị đơn bồi thường. 
“Các cấp chính quyền đã tổ chức nhiều cuộc họp với Công ty Vedan để thỏa thuận mức đền bù. Tuy nhiên, công ty này nhiều lần đưa giá thấp hơn yêu cầu khiến thỏa thuận không thành và ngư dân đâm đơn khởi kiện”, nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Thái nói.

Đền bù 220 tỷ đồng

Tháng 7/2010, ngư dân Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP HCM kiện Vedan. Một năm sau, công ty này chấp nhận mức bồi thường 100% thiệt hại cho người dân 3 tỉnh với số tiền trên 220 tỷ đồng. Trong đó ngư dân TP HCM 50 tỷ, Bà Rịa – Vũng Tàu 53 tỷ và Đồng Nai 120 tỷ đồng.
Để giải quyết vấn đề đền bù khách quan, chân thực, chính quyền 3 tỉnh đã thành lập các hội đồng đánh giá, thẩm định tài sản thiệt hại của ngư dân và xét duyệt một cách công bằng. Ông Trường cho biết: "Công việc được sắp xếp logic từ tỉnh đến xã, ấp. Thành viên hội đồng không chỉ lãnh đạo địa phương, cán bộ sở ngành mà còn có ngư dân".
Khi công ty xả thải đền bù, số tiền được chuyển về tỉnh sau đó phân bổ cho hội đồng thẩm định địa phương. Từ đây, những ngư dân thiệt hại có tên trong danh sách kiểm kê trước đó được nhận tiền.
Ông Nguyễn Văn Long cho hay: “Ai thiệt hại nhiều thì nhận nhiều, ít thì nhận ít. Họ chi trả tiền 2 đợt và không ai vướng mắc thủ tục. Đến ngày, chúng tôi mang theo giấy xác nhận thiệt hại mà hội đồng thẩm định cấp trước đó để đối chiếu danh sách và nhận tiền".
Mức đền bù chưa thấm vào đâu so với thiệt hại nhưng ông Long cho rằng cũng đỡ phần nào. Có hộ nhận 200 triệu đồng nhưng cũng có gia đình được đền bù chưa đến 1 triệu đồng.
Từ việc Vedan xả thải, Bộ Tài nguyên & Môi trường quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với công ty này tổng số tiền 267,5 triệu đồng, buộc truy nộp phí bảo vệ môi trường hơn 127 tỷ đồng.
Sông Thị Vải là con sông chảy qua và làm ranh giới tự nhiên giữa Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu. Bắt nguồn từ huyện Long Thành (Đồng Nai) rồi chảy theo hướng Đông - Nam, qua Nhơn Trạch (Đồng Nai) đến huyện Tân Thành (Bà Rịa – Vũng Tàu) đổi theo hướng Nam đổ ra biển tại vịnh Gành Rái. Đoạn chảy theo hướng nam làm ranh giới tự nhiên giữa Nhơn Trạch (Đồng Nai) với TP HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Từ phản ánh, bức xúc của người dân địa phương về tình trạng lén lút xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, sau 3 tháng theo dõi, ngày 13/9/2008, Cục cảnh sát môi trường Bộ Công an bắt quả tang Công ty Vedan xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải qua hệ thống cống ngầm. Theo ước tính, công ty này có thể xả nước thải tới 5.000 m3/ngày ra sông.
 
Theo Zing News

Viễn cảnh Hà Nội không xe máy: Tiền đâu?

TRẦN THỦY  07:12 02/07/2016 

Từ năm 2025 trở đi, tại khu vực nội đô TP. Hà Nội, xe máy cá nhân sẽ không còn lưu hành. Đường phố thông thoáng văn minh, không còn cảnh ùn tắc, ô nhiễm và những tai nạn kinh hoàng. Viễn cảnh này xem ra còn xa vì sẽ ngốn một số tiền khủng cho việc đầu tư hạ tầng giao thông

Viễn cảnh Hà Nội không xe máy: Tiền đâu?
Ảnh minh họa.
Đã nhiều lần quyết tâm
Việc hạn chế phương tiện cá nhân để giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn đã được các cơ quan chức năng đặt ra từ nhiều năm qua. Cuối tháng 8/2011, Chính phủ đã hành Nghị quyết 88/NQ-CP, về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trong đó có chỉ đạo Bộ GTVT chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành liên quan xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các đô thị lớn, trình Thủ tướng Chính phủ vào quý IV/2012.
Tại Hà Nội, năm 2003, TP đã có biện pháp mạnh là ngừng cấp đăng ký xe máy tại các quận nội thành. Nhưng tới năm 2005, quyết định này bị bãi bỏ và việc cấp đăng ký xe máy đã được mở lại.
Thời gian qua, HĐND TP. Hà Nội đã hai lần thông qua nghị quyết chương trình mục tiêu giảm ùn tắc giao thông, trong đó có hạn chế phương tiện cá nhân. Cuối năm 2015, lãnh đạo TP cũng đã đề xuất Chính phủ cho phép xây dựng lộ trình hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Việc này được giao cho Sở GTVT chủ trì, xây dựng.
Đến nay vẫn chưa có bất cứ phướng án cụ thể nào được đưa, cả từ phía Bộ GTVT lẫn TP. Hà Nội. Tuy nhiên, trong phát biểu của lãnh đạo cơ quan Nhà nước thời gian qua đều thể hiện quyết tâm phải có lộ trình giảm xe máy, riêng Hà Nội và TP.HCM sẽ cấm hẳn. Cùng với đó là phát triển đồng bộ hạ tầng vận tải hành khách công cộng, đảm bảo người dân có phương tiện đi lại.
Giới chuyên môn cũng cho rằng, tại các thành phố lớn, người dân càng sử dụng phương tiện cá nhân đi lại thì hạ tầng càng quá tải, giao thông càng trở nên lộn xộn và khó quản lý. Để tháo gỡ thì việc phát triển phương tiện giao thông công cộng là giải pháp cần được ưu tiên hàng đầu.
Làm hạ tầng giao thông, tiền đâu?
Định hướng tới năm 2025 Hà Nội sẽ dừng lưu thông xe máy, song, câu hỏi đặt ra là khi đó, giao thông công cộng đã phát triển, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân? Hiện giao thông công cộng tại Hà Nội chủ yếu là xe buýt. Các tính toán cho thấy, xe buýt chỉ có thể đảm bảo 25% năng lực vận tải công cộng của một thành phố. Với Hà Nội, hiện mới đảm bảo được khoảng 15%.
Đường sắt đô thị với tiến độ hiện nay, chắc chắn đến 2020 mới chỉ hoạt động có 2 tuyến. Tuyến đường sắt nội đô Nhổn - Cát Linh có chiều dài 12,5km thì có 8,5 km đi trên cao và 4 km đi ngầm. Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13 km hoàn toàn chạy trên cao. Đường sắt trên cao được đánh giá là không tiện lợi bằng đi ngầm.
Theo khảo sát của JICA (Văn phòng Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản), nếu một thành phố, cứ 700m lại có một ga tàu điện ngầm hoặc tàu trên cao, người dân sẽ chỉ đi phương tiện công cộng đi làm.
Hà Nội, để đảm bảo đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của người dân, cần phải có 6 tuyến tàu điện ngầm và nổi, với tổng chiều dài trên 100km. Với chi phí từ 80-100 triệu USD/km thì đây là số vốn lớn, liệu có huy động đủ và xây dựng kịp tiến độ vào thời điểm 2025?
Tuy nhiên, cũng theo giới chuyên môn, tại các đô thị lớn, giao thông công cộng chỉ đáp ứng được tối đa 50-60% nhu cầu hàng ngày của người dân, còn lại là phương tiện cá nhân. Nếu ngừng lưu thông xe máy, người dân sử dụng phương tiện giao thông cá nhân nào để di chuyển? Hướng đến ô tô hay xe đạp và đi bộ?
Một số ý kiến cho rằng, Việt Nam đang phấn đấu để trở thành một quốc gia công nghiệp. Đã là quốc gia công nghiệp, thì ô tô sẽ là phương tiện giao thông phổ cập. Đó là quy luật tất yếu mà Việt Nam không nằm ngoài.
Tại TP.HCM, để loại bỏ xe máy, chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và ôtô, theo định hướng quy hoạch, sẽ có 15 đô thị vệ tinh, hệ thống giao thông gồm 4 vành đai và cao tốc nối các tỉnh, có 6 tuyến xe điện ngầm, 3 tuyến xe điện nổi và 25 tuyến xe buýt nhanh, đáp ứng 35-40% nhu cầu đi lại của người dân. Kinh phí để thực hiện quy hoạch hạ tầng giao thông cần khoảng 470 tỷ USD, trong giai đoạn từ 2015-2025. Đây là số vốn khổng lồ, không biết lấy đâu ra?
Hạ tầng giao thông tại Hà Nội hiện chỉ chiếm 7-9% diện tích đô thị, trong khi trên thế giới là 20-25%. Trong số đó, trên 50% là đường nhỏ hẹp, có bề ngang dưới 10m, không đáp ứng cho ô tô lưu thông với số lượng lớn. Để không bị tắc nghẽn, Hà Nội chắc chắn cũng phải đầu tư hàng trăm tỷ USD trong 10-15 năm tới để nâng cấp, phát triển hạ tầng cũng như xây dựng các đô thị vệ tinh. Đây là số vốn rất lớn, khó có thể huy động được trong khoảng thời gian ngắn.
Người dân chỉ đi xe đạp khi có không gian an toàn và đi bộ khi có vỉa hè sạch sẽ thông thoáng. Vì vậy phải có đường riêng cho xe đạp, vỉa hè thông thoáng cho người đi bộ và đặc biệt là phải liên thông, liên tục,... Để đáp ứng các điều kiện trên là không đơn giản. Tuy nhiên, một xã hội chỉ sử dụng xe đạp, hoặc đi bộ thì không thể coi là thịnh vượng, vì tốc độ di chuyển chậm chạp, khả năng chuyên chở và độ tiện nghi thấp.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, việc đưa ra định hướng dừng lưu thông xe máy cũng chỉ là định hướng, khó có thể thực hiện được trong 10 năm tới. Với tốc độ phát triển hạ tầng của Hà Nội như hiện nay, đến 2025, chắc chắn giao thông công cộng khó đáp ứng nhu cầu của người dân.
Theo VietnamNet

Quảng Ninh: Nhiều địa phương chìm trong biển nước sau cơn mưa lớn

MINH TÂM -20:42 01/07/2016 
Trận mưa kéo dài suốt đêm ngày 30/6 kéo dài tới tận chiều ngày 1/7 tại Quảng Ninh khiến hàng loạt huyện, thị, thành phố biến thành sông vì lụt cục bộ.
Theo trung tâm khí tượng thủy văn Quảng Ninh, lượng mưa đo được nhiều nơi trong tỉnh rất lớn từ 200 - 400mm. Lớn nhất là khu vực miền Đông Quảng Ninh có nơi đo được lên tới 687,9mm. Mưa lớn đã gây lũ trên các sông như Hà Cối, Tài Chi, Đầm Hà... và chia cắt một số thôn, bản của các xã Quảng Đức, Quảng Sơn (Hải Hà)... Ngoài ra, mưa lớn còn gây ảnh hưởng ngập úng cục bộ ở một số diện tích lúa cuối vụ, diện tích ao đầm và các tuyến đường ở xã Quảng Chính, Quảng Điền, Quảng Phong, Quảng Minh.... 
Tại Móng Cái, mưa lớn cũng khiến TP Móng Cái ngập lụt nghiêm trọng ảnh hưởng tới đời sống của người dân...
Chợ 2, chợ 4 thành phố Móng Cái ngập nặng
Bến xe khách Móng Cái chìm trong nước
Ô tô chết máy đoạn trước cổng bến xe khách Móng Cái
Mưa cực lớn khiến nhiều địa phương thuộc miền Đông Quảng Ninh chìm trong nước
Tại Hải Hà các tuyến đường cũng ngập nặng
Từ sáng, hàng trăm công nhân khu công nghiệp TEXHONG Hải Hà đội mưa, lội nước đi làm.
Theo Infonet

Cháy ki ốt chợ Bình Tây, chục tiểu thương ôm hàng tháo chạy

NHƯ SỸ -13:58 01/07/2016 
Đám cháy bùng phát từ cửa hàng buôn bán hoa vải, cây lá nhựa rồi nhanh chóng lan sang các ki ốt kế bên khiến hàng chục tiểu thương hoảng loạn, phải tri hô nhau di chuyển tài sản...

Cháy ki ốt chợ Bình Tây, chục tiểu thương ôm hàng tháo chạy
Hiện trường vụ cháy và khói bốc nghi ngút
Vụ cháy xảy ra vào khoảng 9h20, ngày 1/7, tại cửa hàng buôn bán các mặt hàng hoa vải, cây lá nhựa nằm trên đường Tháp Mười, phường 2, quận 6, TP. HCM.

Một số tiểu thương cho biết, vào thời điểm trên, họ ngửi thấy mùi khét nên đi kiểm tra thì phát hiện đám cháy bùng phát từ cửa hàng buôn bán các mặt hàng hoa vải, cây lá nhựa số 5B đường Tháp Mười.
"Chúng tôi chạy đến thì lửa, khói bốc lên nghi ngút. Nhiều nhân viên hàng này hoảng hốt di dời tài sản bên trong cửa tiệm ra ngoài..."- một nhân chứng thuật lại.
Lo sợ đám cháy bùng phát mạnh và lan rộng nên nhiều tiểu thương huy động hàng chục bình chữa cháy mini, cố tiếp cận dập lửa nhưng bất thành.
Khói bốc lên mỗi lúc một nhiều, gây ngạt khiến nhiều người bỏ chạy. Khoảng 10 phút, đám cháy đã lan sang 2 cửa hàng kế bên cũng kinh doanh các mặt hàng tương tự.
cháy, chợ bình tây, tiểu thương, thiệt hại, CSPCCC, Sài Gòn

cháy, chợ bình tây, tiểu thương, thiệt hại, CSPCCC, Sài Gòn
Cảnh sát PCCC trang bị bình dưỡng khí, leo lên mái tôn để dập lửa
cháy, chợ bình tây, tiểu thương, thiệt hại, CSPCCC, Sài Gòn
Sau gần 1h có mặt chữa cháy, lính cứu hỏa đã khống chế được ngọn lửa, không để cháy lan sang các cửa hàng liền kề.
Vụ việc khiến hàng chục tiểu thương có ki-ốt sát hiện trường cháy hoảng hốt di dời tài sản tạo nên khung cảnh hỗn loạn tại khu vực.
Nhận được thông tin, Phòng cảnh sát PCCC quận 6 đã điều 6 xe các loại và gần 40 chiến sĩ đến hiện trường để dập lửa. Tuyến đường Tháp Mười bị phong tỏa để cảnh sát chữa cháy làm nhiệm vụ.
Sau gần 1h có mặt, lính cứu hỏa đã khống chế được được đám cháy trước nguy lan rộng. Rất may vụ cháy không gây thiệt hại về người.
Hiện cảnh sát đang điều tra nguyên nhân cũng như thống kê thiệt hại.

Theo VietnamNet

Bộ trưởng Công an bất an vì người dân giữ nhiều tiền mặt

NGUYỄN HOÀI -20:10 01/07/2016 
Việc phát hiện những đường dây cá độ bóng đá nghìn tỷ hay các vụ bê bối bán hàng đa cấp, tín dụng đen... khiến Bộ trưởng Tô Lâm hết sức lo lắng về khối tiền mặt lớn trong dân.

Bộ trưởng Công an bất an vì người dân giữ nhiều tiền mặt
Bộ trưởng Công an - Tô Lâm.
Những lo ngại nêu trên được Bộ trưởng Công an - Tô Lâm chia sẻ khi phát biểu tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ chiều 1/7. Trước đó, qua đấu tranh chống diễn biến tội phạm liên quan đến kinh tế - xã hội, cơ quan công an nhận thấy tình trạng tiền mặt tồn đọng trong dân rất lớn.
Cụ thể trong mùa Euro 2016 đang diễn ra, tình trạng cá độ bóng đá được đánh giá là trầm trọng. Riêng tại 5-6 tỉnh phía Bắc, số lượng tiền cá độ bị phát hiện theo các đường dây đã lên tới hàng nghìn tỷ đồng. “Cái này rất bất an. Tại sao lại có nguồn tiền lớn như thế tham gia vào hoạt động cá độ, mà hậu quả của nó rất phức tạp”, Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Bên cạnh đó, ông Lâm cũng lo ngại về tội phạm trong lĩnh vực kinh doanh đa cấp. “Một công ty đa cấp với lời chào lãi suất lớn một tý đã huy động được rất nhiều người dân tham gia. Người nghèo, người vùng sâu vùng xa cũng tham gia. Tây Nguyên vừa qua cũng có tình trạng đó rồi”, Bộ trưởng thông tin.
Đi cùng những vấn nạn đó là tình trạng tín dụng đen hoành hành trong xã hội, tại các địa phương. Theo Bộ trưởng Tô Lâm, việc này gây nhũng nhiễu trong xã hội, thỉnh thoảng vẫn còn xảy ra tình trạng vỡ hụi, gây bức xúc trong nhân dân.
Trưởng ngành công an đề nghị ngân hàng có giải pháp để người dân ở nông thôn, vùng sâu - xa có cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng nhiều, dễ dàng hơn. Với nguồn tiền trong dân còn lớn, Bộ trưởng Lâm cho rằng, Chính phủ cần có kế hoạch để huy động.
Đáp lại trăn trở của Bộ trưởng Công an, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Lê Minh Hưng cũng thừa nhận tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông xét về số tuyệt đối là cao, dù đã giảm từ 20% xuống còn 11-12% vài năm gần đây.
Tỷ lệ này được ông Hưng so sánh với các nước trong khu vực và thế giới là không cao, nhưng kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán hằng năm cao, nên số tuyệt đối tiền mặt trong lưu thông cũng cao. "Ngân hàng Nhà nước đã họp và yêu cầu các cục, vụ chức năng có giải pháp cụ thể, như đẩy nhanh việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt...", Thống đốc Lê Minh Hưng nói.
Thừa nhận có chuyện tín dụng đen tồn tại gây nhũng nhiễu, Thống đốc cho hay hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh tại vùng sâu, vùng xa, phát triển thêm công cụ đầu tư để giảm bớt hoạt động tín dụng đen.
Nhắc nhở tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý các bộ ngành, địa phương phải khẩn trương rà soát, kiểm tra hoạt động tín dụng đen tại cơ sở. "Tín dụng đen không chỉ tồn tại ở một vài địa phương mà khi xảy ra, sẽ gây tác hại rất lớn tới xã hội. Đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải khẩn trương rà soát lại", Thủ tướng yêu cầu.
Theo VnExpress

Doanh nghiệp thế giới phải đền bao nhiêu tiền vì gây ô nhiễm

HÀ THU -21:24 01/07/2016 
Hãng dầu khí Anh - BP chấp thuận trả hơn 20 tỷ USD sau vụ tràn dầu năm 2010, còn Chevron cũng bị phán quyết nộp phạt 9,5 tỷ USD vì cáo buộc gây ô nhiễm tại Ecuador.

Doanh nghiệp thế giới phải đền bao nhiêu tiền vì gây ô nhiễm
Exxon Mobil: Bị phạt 225 triệu USD vì gây ô nhiễm bang New Jersey
1. BP: Trả phạt 20 tỷ USD vì nổ giàn khoan
doanh-nghiep-the-gioi-phai-den-bao-nhieu-tien-vi-gay-o-nhiem
Đây là vụ tràn dầu tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ, ảnh hưởng đến vùng bờ biển từ Louisiana đến Florida, tác động tới hơn 400 loài sinh vật sống tại vùng biển này. 5 năm sau thảm họa, theo Cơ quan Khí tượng Thủy văn Mỹ (NOAA), nồng độ dầu thô đo trong cá ở Vùng Vịnh Mexico vẫn cao hơn mức bình thường, gây dị tật tim bẩm sinh ở cá, khiến chúng chết sớm.Năm 2010, vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon của đại gia dầu khí Anh đã khiến 11 người thiệt mạng và làm 4,2 triệu thùng dầu tràn ra Vùng Vịnh Mexico trong 87 ngày, số liệu của Chính phủ Mỹ cho biết. Tuy nhiên, BP cho rằng số dầu tràn ra thấp hơn nhiều. Cuối cùng, họ được phán quyết chịu trách nhiệm với 3,1 triệu thùng.
Bộ Tư pháp Mỹ, cùng chính quyền bang Louisiana, Mississippi, Alabama, Texas và Florida đều kiện BP vì các khoản bồi thường trước đây của doanh nghiệp cho họ và các cá nhân bị ảnh hưởng là không đủ. Cuối cùng, tháng 10/2015, BP chấp thuận trả khoản phạt môi trường khổng lồ hơn 20 tỷ USD. Khoản này gồm tiền bồi thường thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên, tiền phạt do vi phạm Đạo luật Vùng biển Sạch, tiền bồi thường cho các bang và tiền khắc phục hậu quả.
Theo Reuters, đây là khoản phạt lớn nhất mà một doanh nghiệp phải nộp tại Mỹ vì môi trường. BP sẽ trả dần trong 18 năm.
2. Chisso: Trả phạt 86 triệu USD vì xả thải chứa thủy ngân
doanh-nghiep-the-gioi-phai-den-bao-nhieu-tien-vi-gay-o-nhiem-1
Theo Med.org.jp, chất thải đã tích tụ trong hải sản ở khu vực biển này, khiến người dân và gia súc địa phương ăn vào bị nhiễm độc thủy ngân. Hậu quả của nó kéo dài suốt 36 năm sau, gây ra nhiều dị tật ở người, thai nhi, làm chết cả vật nuôi, cá và hàng nghìn người khác.Năm 1932 - 1968, Nhật Bản xảy ra thảm họa nhiễm độc, do nhà máy hóa chất Chisso xả nước thải chứa thủy ngân chưa qua xử lý ra vịnh Minamata và biển Shiranui.
Vụ nhiễm độc đầu tiên được phát hiện năm 1956. Nhưng đến năm 1968, Chisso mới bị kết luận là nguồn gây ô nhiễm. Đến năm 2004, họ phải trả 86 triệu USD tiền bồi thường cho các nạn nhân và bị yêu cầu làm sạch khu vực biển bị ô nhiễm.
3. Exxon Mobil: Bị phạt 225 triệu USD vì gây ô nhiễm bang New Jersey
doanh-nghiep-the-gioi-phai-den-bao-nhieu-tien-vi-gay-o-nhiem-2
Việc ô nhiễm bắt đầu từ những năm 1870 tại Bayonne và 1900 tại Linden. "Ngày nay, rất nhiều địa điểm ở đây có quang cảnh và mùi chẳng khác nào bãi thải dầu", một báo cáo cho biết.Tháng 8/2015, Exxon Mobil bị phán quyết nộp 225 triệu USD tiền phạt vì gây ô nhiễm môi trường cho bang New Jersey (Mỹ). Cuộc chiến pháp lý giữa hai bên đã kéo dài từ năm 2004. Theo đó, New Jersey đòi 8,9 tỷ USD bồi thường cho nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị hủy hoại (gồm 6 km2 đầm lầy và vùng nước) thuộc khu vực lọc dầu của Exxon trước đây tại thành phố Bayonne và Linden.
Dù vậy, khoản tiền này đã bị cả các nhóm môi trường, chính quyền liên bang, bang và cả người dân chỉ trích mạnh mẽ vì quá ít, New York Timescho biết. Từ năm 1991, Exxon Mobil đã chấp thuận làm sạch gần 6,5 km2 tại khu vực gần New York Harbor, và đã chi ra 258 triệu USD.
4. Guide: Trả phạt gần 14 triệu USD vì xả thải gây cá chết
doanh-nghiep-the-gioi-phai-den-bao-nhieu-tien-vi-gay-o-nhiem-3
Kết quả điều tra cho thấy công ty này đã xả ra hơn 6 triệu lít nước thải có chứa nồng độ cao các chất độc hại, tạo ra bọt nổi trên sông. Tháng 6/2001, tập đoàn này nhận tội và phải trả hơn 13,9 triệu USD gồm tiền phạt, chi phí pháp lý và xử lý môi trường, trong đó có 6,25 triệu USD được dùng để khôi phục sông.Theo Herald Bulletin, tháng 12/1999, một vụ ô nhiễm xảy ra trên sông White (Indiana, Mỹ) đã giết chết 4,6 triệu con cá, tương đương 187 tấn. Ngày 28/12, cơ quan môi trường địa phương cho biết họ truy ra nguồn gây ô nhiễm là nhà máy sản xuất đèn ôtô của Tập đoàn Guide tại Anderson.
5. Chevron: Phải nộp phạt 19 tỷ USD vì xả thải tại Ecuador
doanh-nghiep-the-gioi-phai-den-bao-nhieu-tien-vi-gay-o-nhiem-4
Các nhà hoạt động cho rằng việc này đã ảnh hưởng đến mùa màng, khiến nhiều gia súc, gia cầm nuôi bị chết và làm tăng tỷ lệ ung thư với người dân địa phương. Khoản phạt còn gồm cả 9,5 tỷ USD vì Chevron không chịu công khai xin lỗi đã gây ô nhiễm.Năm 2011, một tòa án ở Ecuador phán quyết đại gia dầu mỏ Mỹ - Chevron phải nộp phạt 19 tỷ USD vì gây ô nhiễm một vùng lớn tại quốc gia này. Họ kết tội Texaco - hãng dầu Mỹ sáp nhập với Chevron năm 2001 - xả hơn 68 tỷ lít chất độc hại ra các hố đất và dòng sông trong giai đoạn 1972 - 1992, BBC cho biết.
Dù vậy, Chevron luôn cho rằng phán quyết trên là gian lận và đã kháng cáo. Đến năm 2013, Tòa án Tối cao Ecuador đã giảm nửa số tiền này, chỉ còn 9,5 tỷ USD, nhưng vẫn phán họ có tội. Năm 2014, một thẩm phán liên bang tại Manhattan lại cho rằng kết luận này đã bị tác động bởi yếu tố lừa đảo và tham nhũng.
Vụ kiện tụng bắt đầu từ năm 2003 tại Ecuador, sau gần một thập kỷ tranh luận tại Mỹ. Thời điểm đó, một tòa án Mỹ đã phán quyết vụ việc này nên được xét xử tại Ecuador.
Theo VnExpress

Nước Việt Nam hiện nay còn hay mất?

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Chắc hẳn người Việt, những ai có lòng yêu nước thì tâm tư đang ray rứt, băn khoăn hỏi rằng “Nước Việt Nam hiện nay còn hay mất?”. Tôi nghĩ rằng nước Việt Nam của chúng ta hiện nay sông núi vẫn còn nhưng còn trơ trọi, nên tiếng ai oán của Đồng bào đã than thở khắp nơi:

Ngậm ngùi cá chết miền Trung!
Ngư dân gian khổ, hãi hùng khắp nơi!
Cao nguyên nắng cháy núi đồi! 
Sông hồ nhiễm độc, đất trời thấy không?!
Cửu Long giang, lại cạn dòng!
Do ai ngăn nước, ruộng đồng xác xơ?!
Quê hương, hao hụt cõi bờ!
Biển Đông giặc chiếm, ngẩn ngơ sao đành?! 
Quân Tàu rình rập quẩn quanh 
Cớ sao Việt cộng cung nghinh đón mời?!
Đồng bào điêu đứng, tả tơi!
Hững hờ! “Mất nước” giống nòi nguy vong?!!!

Những hệ lụy gây ra đớn đau này là do Tập đoàn Việt cộng (VC) lèo lái quốc gia lại bị Trung cộng khống chế nên nước ta xem như đã mất! Vì sao, vì người Việt không còn làm chủ đất nước của mình, mà nước ta lại do Tập đoàn VC áp đặt, đầu sỏ là “Tứ trụ Ba Đình”: Tổng bí thư (TBT) Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng, kẻ cố bám chủ thuyết vô tưởng Mac-Le mà chủ thuyết này tại nơi sinh ra nó là 2 nước Đức và Nga đã vứt nó vào sọt rác, chính ông Trọng cũng đã thú nhận: "Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa?!" Thế sao để nó tồn tại?!. Chủ tịch nước Trần Đại Quang từng làm bộ trưởng công an, đã tuyên bố lừa lọc: "Công an là thanh bảo kiếm bảo vệ đảng, nhân dân, chế độ", Đảng CS và chế độ bán nước hại dân vì sao phải bảo vệ?!. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là kẻ phản phúc (từng phản bội với Nguyễn Tấn Dũng), tham lam và sẵn sàng bỏ các “đồng chí” của mình, sẽ chạy trốn khi có biến cố nên đã tậu sẵn 2 nhà riêng ở Cali/USA. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là bà bù nhìn cho ĐCSVN; những nhân vật này không do dân chúng bầu cử mà do Trung cộng lập lên để tiếp tục cúc cung thiên triều Bắc Kinh kể từ tháng 4/2016, riêng TBT Trọng quỵ lụy Tàu để được tái nhiệm?!

Trung cộng đã giúp ông Trọng hạ bệ nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có hơi hám chống lại thiên triều, là người tham nhũng và có quyền lực nhất lúc bấy giờ. Từ đấy, bàn dân thiên hạ ví von “Tứ trụ Ba Đình” này đã bị ông chủ Tàu dùng remote control xa vạn dặm để điều khiển từ Bắc kinh đến Hà Nội?!. 

“Mất nước” là quốc gia bị ngoại bang đô hộ hay bị một kẻ hoặc một thế lực phản quốc cai trị theo lệnh của ngoại bang, điển hình như TBT Lê Duẩn đã thú nhận: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”. Thế nên, thời cận đại và hiện đại, sự “Mất nước” không còn như thời xưa, thời Hai Bà Trưng, khi Mã Viện là tướng của nhà Hán đem quân xâm lược nước ta năm Quí Mẹo (năm 43 SCN) hay khi quân Minh xâm lăng nước ta năm Đinh Hợi (năm 1407), phương Bắc trực tiếp đô hộ trên đất nước ta thì mới gọi là “Mất nước”.

Mất nước, lắm khi nhà cầm quyền còn tồn tại vẫn xem là mất nước, như thời triều Nguyễn, đại diện triều đình Huế gồm các ông Nguyễn Văn Tường, Phạm Thận Duật, Tôn Thất Phan vào ngày 6-6-1884, ký Hòa ước Giáp Thân với Jules Patenôtre đại diện Pháp, nên gọi là hòa ước Patenôtre, kể từ khi ký xong Hòa ước Patenôtre thì cả nước Việt Nam trở thành thuộc địa của Thực dân Pháp (Pháp thuộc), dẫu rằng triều đình Huế (nhà Nguyễn) vẫn còn vua quan làm việc, nhưng mọi việc quan trọng của đất nước đều do Pháp quyết định từ Ba Lê (Paris, thủ đô nước Pháp) dưới sự giám sát của Khâm sứ Pháp tại Huế, giống như trường hợp nhà cầm quyền Hà Nội ngày nay mọi việc quan trọng của nước Việt Nam đều do Bắc Kinh (thủ đô nước Tàu) quyết định và giám sát bởi một số giới chức của Trung cộng tại Hà Nội. Quan lại của Trung cộng tại Hà Nội, đấy là: Hoàng Trung Hải, Uông Chu Lưu (1) và 5 người Tàu là cán bộ cao cấp trong ĐCSVN hay chính quyền Việt Nam (2), còn các tên mật vụ khác của Trung cộng hoạt động trên khắp nước Việt Nam thì chúng ta khó mà biết hết?!. 

CSVN đã xin “nhập Trung” tại “Mật ước Thành Đô” (3). Trung cộng bảo: “Cho Việt Nam 30 năm (1990-2020) để ĐCSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”. Từ đấy, ĐCSVN đã/đang/sẽ ngấm ngầm hay lộ liễu để thăm dò ý kiến của người Việt trước khi “nhập Trung”; ĐCSVN đã lập lờ muốn bỏ “Môn học Việt Sử”. Ngày 11-10-2011, Tổng Trọng sang Bắc Kinh, đài truyền hình VTV1 đọc bản tin đã cho xuất hiện lá cờ Tàu cộng 6 sao, mà lá cờ của Tàu hiện nay là 5 sao, VC thêm ngôi sao thứ 6 là biểu lộ “nhập Trung”?! Ngày 21-12-2011, ĐCSVN đã cho các em nhỏ cầm cờ 6 sao, đón Phó Chủ tịch nước Tàu là Tập Cận Bình (sắp làm Chủ tịch nước Tàu) ở phủ Chủ tịch nước tại Hà Nội?! Nhà cầm quyền CSVN đã không làm lễ tưởng niệm còn cấm đồng bào làm lễ tưởng niệm những chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh vì chống quân xâm lược Tàu ở chiến tranh biên giới năm 1979, ở Hoàng sa năm 1974, ở Trường Sa năm 1988?!
Uỷ viên quốc vụ viện Tàu cộng là Dương Khiết Trì trong cuộc hội đàm tại Hà Nội ngày 18-6-2014, trang mạng Hoàn Cầu Thời Báo là tờ báo lớn của Tàu cộng đã đưa tin, Dương Khiết Trì đã nhắn nhủ đảng CSVN: “Thúc giục đứa con hoang đàng trở về nhà”. Thế mà, ĐCSVN vẫn im hơi lặng tiếng và mới đây vào ngày 27-6-2016, vẫn tiếp đón trọng thể Dương Khiết Trì tại Hà Nội là sao?! Phải chăng điều ấy rõ ràng là ĐCSVN đã chấp nhận “ĐCSVN là đứa con hoang của Tàu cộng?”. Ngoài ra, ĐCSVN đã làm lơ để cho Tàu cộng nhổ cột mốc với mục đích xóa biên giới giữa 2 nước Việt-Tàu... 

Thực hiện Hiệp ước Thành Đô, người Tàu bắt đầu nhổ cột mốc biên giới Việt-Trung! 

Điều gì sẽ xảy ra, sau khi ĐCSVN lạnh lùng đem nước Việt “nhập Trung”?:
- Nước Việt bị đổi tên thành tỉnh Quảng Nam của Tàu, nước Việt Nam bị xóa tên trên Thế giới!.

- Người Việt ra biển không còn lo “tàu lạ” nữa vì trên thuyền đã có lá cờ 6 sao của Tàu cộng, do ông chủ người Tàu điều khiển, và không được gọi Biển Đông nữa mà gọi là biển Nam Trung Hoa?!

- Chữ Quốc ngữ của ta sẽ xóa bỏ, như Trường Chinh đã hô hào trước đây, mời xem: “Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Quốc (4)”, người Việt bắt đầu học chữ Hán.
- Người Hán sẽ đến ở trên đất nước Việt Nam và người Việt sẽ bị bắt buộc di dời lần đến vùng Tân Cương, Tây Tạng... để đồng hóa cho mất gốc dần.
- Lịch sử sẽ viết lại như ĐCSVN đã muốn bỏ môn học Việt Sử mà chưa thực hiện được, những cuộc chống quân Tàu của Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, nhà Lý, nhà Trần... sẽ gọi là các cuộc nổi loạn.
- Những ai còn yêu nước chống lại quân xâm lăng hay chống lại các Thái thú Tàu thì sẽ gọi là “phản động” như ĐCSVN đã gọi những người Việt yêu nước hiện nay. 

Hỡi “Tứ trụ Ba Đình”, các Đảng viên CSVN, Quân đội, Công an mau sớm thức tỉnh cùng Đồng bào quyết tâm chống quân xâm lược Tàu để cứu nước, thời gian “Mất nước và bị giặc đồng hóa” đã/đang cận kề! Hãy cùng toàn dân liên kết chặt chẽ với các nước yêu chuộng tự do, đấy là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ... Họ đang bao vây để tiêu diệt quân cuồng bạo Tàu vì chúng đã/đang muốn chiếm trọn biển Đông. Nếu ai còn ngoan cố, mê muội như Lê Chiêu Thống (mời xem link số 5, để biết kẻ theo giặc, bị Tàu đày đọa nhục nhã như thế nào?!) cố bám giặc Tàu, thì Quân đội, Công an hợp với toàn dân bắt ngay những kẻ phản quốc (kể cả Tứ trụ Ba Đình, nếu còn cố bám theo Tàu) tạm giam để cùng chống quân Tàu xâm lược. Riêng Hoa kiều (người Tàu ở VN) đối xử như các ngoại kiều khác tại Việt Nam để tránh trường hợp quân Tàu lấy cớ bảo vệ Hoa kiều mà sang nước ta.
Hỡi các Đảng viên CSVN, Quân đội, Công an, hãy so sánh lòng dân yêu chuộng thể chế tự do nhân quyền hay Cộng sản chủ nghĩa?! Hãy nghĩ xem 2 chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng bí thư, Chủ tịch Tàu cộng là Tập Cận Bình đến Việt Nam ngày 5-11-2015, và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến Việt Nam ngày 23-5-2016?! Mong các Đảng viên CSVN, Quân đội, Công an nhìn kỹ các dân tộc: Mãn, Hồi, Mông, Tạng đã bị Hán hóa thế nào (mời xem thủ đoạn Hán hóa/diệt chủng, click vào link số 6)? Bốn dân tộc này sẽ bị diệt vong chỉ còn là thời gian!. Do đấy, ngay bây giờ, toàn dân Việt Nam, Quân đội, Công an, phải quyết tâm chống “Giặc phương Bắc kẻ thù truyền kiếp của dân tộc ta” thì ta mới không mất nước, dân ta mới khỏi bị Hán hóa giống như dân: Mãn, Hồi, Mông, Tạng! 

Hỡi các Đảng viên CSVN, Quân đội, Công an, nên nghiền ngẫm tường tận “mất nước là mất tất cả”, hãy sớm giải thể ĐCSVN để cứu nước và cứu dân tộc Việt Nam khỏi bị diệt vong???!!! 

Mong thay! 

Ngày 1-7-2016 

Nguyễn Lộc Yên
danlambaovn.blogspot.com

___________________________________________

Ghi chú: Các link dưới đây, mời độc giả click vào link để xem bài đã tham khảo: