Thursday, July 24, 2014

EVN nói dân phải sống chung với lũ: Vô trách nhiệm!

"Nếu vì dân, EVN hoàn toàn có thể điều tiết được để vào mùa mưa lũ thủy điện tham gia giảm lũ, cắt lũ". 
Ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Ban Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thành phố Đà Nẵng đã nói như vậy trước thông tin đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói thẳng với chính quyền địa phương và người dân tỉnh Phú Yên là: “Chúng ta không kỳ vọng gì thủy điện sẽ cắt được lũ cho hạ du. Không bao giờ cắt được! Sẽ còn lũ tiếp diễn. Chúng ta phải chấp nhận sống chung với lũ”.

Phát biểu này được đưa ra tại cuộc họp của đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Cao Quốc Hưng làm Trưởng đoàn cùng lãnh đạo Tổng cục Năng lượng, Cục Điều tiết điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp đã tới kiểm tra công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành thủy điện tại tỉnh Phú Yên trên hệ thống sông Ba mới đây.

Thủy điện không thể vô can!
Dù không ngồi tham dự cuộc họp song khi nghe thông tin này ông Biện Minh Tâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phú Yên tỏ ra rất bức xúc.

Trao đổi với Đất Việt, ông Tâm cho rằng: Mọi thứ phải hài hòa các lợi ích, việc phát điện là lợi ích quốc gia nhưng nước sinh hoạt cho dân cũng phải đảm bảo và thủy điện phải tham gia giảm lũ, tránh lũ chồng lũ cũng là nhiệm vụ quan trọng phải làm. Không được thiên về bên nào.

"Nếu nói đừng mong chờ gì ở thủy điện là vô trách nhiệm. Đã làm thủy điện về nông nghiệp dân đã chịu thiệt, trước hết ngành nông nghiệp mất rừng, hy sinh rừng để phục vụ thủy điện nhưng nếu như tiếp tục không chăm lo đến nước sinh hoạt, nước tưới cho nông nghiệp là không được!

 Thủy điện cũng không thể vô can khi mùa lũ về. Quan điểm này thông suốt từ Thủ tướng xuống các ngành. Việc thủy điện tham gia cắt lũ, Thủ tướng đã chỉ đạo tất cả các hồ chứa kể cả thủy lợi và thủy điện thì điều đầu tiên là phải lo nước sinh hoạt cho dân. Thứ hai là sản xuất nông nghiệp. Nói không hy vọng là không được, nếu thủy điện xả lũ gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm", ông Tâm nói.

Hồ thủy điện sông Ba hạ xả lũ với cường độ lớn gây ngập lụt cho vùng hạ du
Hồ thủy điện sông Ba hạ xả lũ với cường độ lớn gây ngập lụt cho vùng hạ du

Cũng từng nhiều lần lên tiếng bảo vệ người dân trước thủy điện ông Huỳnh Vạn Thắng bày tỏ sự đồng cảm với địa phương Phú Yên.

Theo ông Thắng: "Nói chấp nhận người dân phải sống chung với lũ là không chấp nhận được.EVN và Bộ Công thương nói như vậy không đúng. Cụ thể là khi khống chế mực nước của hồ thấp thì việc cắt giảm lũ sẽ thực hiện được chứ không phải là không thể. Bởi vì dùng mực nước thấp đến khi lũ về là mực nước trong hồ ở mức bình thường để dùng bụng hồ để chứa nước là có thể cắt, giảm lũ".

"Cho nên về kỹ thuật nói thủy điện không cắt giảm lũ được là không đúng và thể hiện sự vô trách nhiệm với dân. Và khi đó là đang lo cho lợi ích của thủy điện mà không chú ý đến sự an nguy của dân", ông Thắng nhìn nhận.

Ông còn nêu hình ảnh tình hình giao thông hiện nay tai nạn cực kỳ lớn tuy nhiên ngành giao thông vẫn đang cố gắng hạn chế trong tình trạng cao nhất. Trong hoàn cảnh hiện nay đường xá thì cũ, phương tiện giao thông thì phát triển ngày càng nhiều, rồi người dân còn chưa hiểu biết về luật giao thông. Tất cả điều này khiến cho tai nạn giao thông ngày càng nhiều, song ngành vẫn tìm mọi cách để nỗ lực giảm, hạn chế tai nạn. Ví dụ như tuyên truyền, áp dụng các biển báo…

"Nếu không quyết tâm làm, ngành giao thông có thể buông ra một câu dựa trên hoàn cảnh rằng: “người dân phải sống chung với tai nạn giao thông” hay sao?", ông Thắng đặt câu hỏi.

Thủy điện không có hồ chứa phòng lũ?
Theo ông Đỗ Đức Quân, Vụ trưởng Vụ Thủy điện,Tổng cục Năng lượng cho biết: Quy hoạch bậc thang thủy điện sông Ba đã xem xét vấn đề cắt giảm lũ cho hạ du nhưng do vấn đề địa hình, độ dốc và tính khả thi của các dự án, không thể xây dựng hồ chứa có dung tích lớn để cắt lũ cho hạ du. Vấn đề chống lũ đã được thực hiện theo quy hoạch, đã xem xét cụ thể từ tình hình thực tế, chứ không phải quy hoạch có mà trong quá trình triển khai lại không thực hiện.

“Nhiệm vụ của các dự án thủy điện trên sông Ba chỉ có thể giảm lũ. Trong quy trình vận hành liên hồ đã được phê duyệt cũng là nhiệm vụ giảm lũ chứ không phải cắt được lũ. Vấn đề này được xác định từ khi nghiên cứu quy hoạch chứ không phải dự án có đề cập mà không làm”, ông Quân khẳng định. 

Bà Đặng Thị Lành, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Phú Yên thừa nhận: đúng là với sông Ba hạ hồ không có dung tích phòng lũ.

"Nhà nước đã cho đầu tư như thế mà mức lũ của sông Ba cắt lũ 1-2m trước khi xả lũ không có ý nghĩa gì. Chỉ cần mưa 100-200ml trong chừng 3-4 tiếng đồng hồ sau thì mực nước trở về như bình thường ngay. Do công trình không có mục đích phòng lũ cộng với độ dốc của miền Trung thời gian cắt giảm lũ không nhiều được như vùng khác. Thực tế đúng là như thế. Không có cách nào khác", bà Lành nói.

Tuy nhiên ông Thắng phân tích: Khi lập dự án thủy điện luôn luôn nêu sẽ tham gia cắt lũ nên việc được phê duyệt rất nhanh. Song khi vào thiết kế thì họ không chú ý đến việc cắt, giảm lũ. Hõ sẽ thiết kế theo dạng có lợi về công trình, đầu tư thấp cho nên họ sử dụng van cung để điều tiết nên không có dung tích giảm cắt lũ.

Mặc dù trong hoàn cảnh này nếu thực sự vì dân các cơ quan chức năng vẫn làm được. Ví dụ việc cảnh báo lũ phải càng báo sớm càng tốt.

"Phải tăng cường cho thủy điện phát công suốt cực lớn vào mùa lũ (hết công suất) và tính tiền cho họ 24/24h. EVN hoàn toàn có thể điều tiết được, vào mùa mưa lũ cho thủy điện phát hết mức, giảm phía nhiệt điện đi chứ không thể nói là không làm được", ông Thắng khẳng định.

Bích Ngọc

VIDEO: Dạy trẻ tự kỷ bằng… khúc cây: Công an tiếp nhận bằng chứng để điều tra


Sáng 23.7, Đội CSĐT tội phạm về TTXH Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) chính thức tiếp nhận clip ghi cảnh đánh đập trẻ tự kỷ ở “Trường tiểu học chuyên biệt Anh Vương”, do PV Thanh Niên cung cấp, để phục vụ công tác điều tra.

Dạy trẻ tự kỷ bằng… khúc cây: Công an tiếp nhận bằng chứng để điều tra
Dạy trẻ tự kỷ bằng… khúc cây: Công an tiếp nhận bằng chứng để điều tra
Những hình ảnh đánh đập trẻ tự kỷ tại Trường tiểu học chuyên biệt Anh Vương do PV Thanh Niên ghi được
Khai gian dối
Từ 8 - 10 giờ cùng ngày, phóng viên đã mở clip ghi hình cảnh các em bị hành hạ để điều tra viên ghi nhận chính xác các diễn biến. Trong lúc xem, trinh sát, điều tra viên của công an quận tỏ thái độ rất bức xúc.
Theo Công an Q.Tân Bình, ngay sau khi báo đăng, công an đã xuống làm việc với chủ trường và thu thập hồ sơ danh sách của những người làm việc ở đây; đồng thời ghi nhận lời khai của một số bảo mẫu, giáo viên, nhân viên quản lý mà Thanh Niên phản ánh đã tham gia đánh đập trẻ tự kỷ. Lời khai ban đầu của các bảo mẫu, giáo viên, quản lý thừa nhận có dọa, đánh các em “nhưng cũng chỉ để dạy bảo” (!). Tuy nhiên, sau khi xem tất cả clip mà PV cung cấp, điều tra viên của Công an Q.Tân Bình nhận định lời khai ban đầu của các cô giáo, bảo mẫu, quản lý chưa đúng với bản chất sự việc và thực tế mà PV ghi nhận được bằng hình ảnh, lời nói. Việc dọa, đánh đập này lặp đi lặp lại nhiều lần, vật cứng dùng để đánh xuất hiện trong nhiều lần đánh khác nhau trong nhiều ngày. Cụ thể, cơ quan công an thống kê từ 7 - 13.7, các cô giáo, bảo mẫu, nhân viên của trường gồm Lê Thị Thúy Vân (56 tuổi, quê Vĩnh Long), Nguyễn Thị Vương Trâm (28 tuổi, quê Bà Rịa-Vũng Tàu), Đỗ Thị Trúc (21 tuổi, sinh viên một trường đại học sư phạm, quê Bình Định), Nguyễn Ngọc Phương Lam (22 tuổi, quê Khánh Hòa), Võ Thị Thu Loa (29 tuổi, quê Bến Tre)… dùng tay chân, vật cứng như gỗ, kim loại, nhựa đánh đập, đe dọa các em Trần Minh Sang (8 tuổi, quê Đà Nẵng), Nguyễn Phi Bằng (8 tuổi, quê Sóc Trăng), Danh Phương (5 tuổi, quê Bình Phước), Trần An Tường (18 tuổi, ngụ Bình Dương). Trong đó, có 3 người thường xuyên đánh đập các em nhiều lần. Cụ thể, bảo mẫu Vân tham gia đánh 7 lần; Trúc đánh 6 lần, nhéo vào bộ phận sinh dục ; Trâm đánh 3 lần. Những trận đòn roi đều xuất phát từ nguyên nhân nhỏ nhặt như các em nhớ nhà đòi về, hái lá cây, đang ăn mà dám đi uống nước, bật ti vi, mặc áo lộn của người khác…
Quan điểm của Công an Q.Tân Bình sẽ xử lý nghiêm đến nơi đến chốn đúng theo quy định pháp luật. Tôi đã chỉ đạo cho anh em khẩn trương điều tra và 1 - 2 ngày tới sẽ đưa ra kết luận cuối cùng
Đại tá Lê Văn Thúc, Trưởng công an Q.Tân Bình
Ở một diễn biến khác, trưa 23.7, Cơ quan CSĐT Công an Q.Tân Bình đã triệu tập bảo mẫu Vân, nhân viên quản lý Trâm, cô Trúc, cô Lam lên trụ sở quận tiếp tục ghi nhận lời khai. Đại tá Lê Văn Thúc, Trưởng công an Q.Tân Bình, khẳng định: “Tôi chưa nói đến chuyện truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng xét về yếu tố đạo đức thì không thể chấp nhận được và ai cũng lên án về vụ việc này. Quan điểm của Công an Q.Tân Bình sẽ xử lý nghiêm đến nơi đến chốn đúng theo quy định pháp luật. Tôi đã chỉ đạo cho anh em khẩn trương điều tra và 1 - 2 ngày tới sẽ đưa ra kết luận cuối cùng”.
Hầu hết nhân viên không bằng cấp
Cũng trong sáng 23.7, đoàn kiểm tra của Phòng GD-ĐT Q.Tân Bình tiếp tục đến “Trường tiểu học chuyên biệt Anh Vương” (số 86 Cống Lở, P.15, Q.Tân Bình) kiểm tra hoạt động chuyên môn liên quan đến nuôi dạy trẻ tự kỷ.
Qua kiểm tra hồ sơ, cơ sở chỉ có 3 giáo viên tốt nghiệp sư phạm ngành giáo dục đặc biệt, gồm cô Nguyễn Thị Ánh Nguyệt tốt nghiệp CĐSP Nha Trang, cô Nguyễn Ngọc Phương Lam tốt nghiệp CĐSP Trung ương 2, cô Võ Thị Thu Loa tốt nghiệp ĐH Sư phạm TP.HCM; còn lại 8 người khác đều không có hồ sơ, hợp đồng lao động được thỏa thuận miệng với chủ cơ sở (ông Chu Văn Việt, 44 tuổi). Ngoài ra, cơ sở này dù có xin thành lập công ty và đã được Sở KH - ĐT TP.HCM cấp phép từ ngày 5.5.2014 nhưng không có bất kỳ hồ sơ, sổ sách chứng từ về các khoản thu chi. Học phí cũng như các khoản chi phí trong quá trình học tập ở đây của các học sinh đều được chủ cơ sở thỏa thuận miệng với phụ huynh.
Hiện toàn bộ 27 học sinh từng ở cơ sở Anh Vương đều đã được gia đình đón về nhà. Một số em được chủ cơ sở hoàn trả lại một phần tiền học phí. Tại buổi làm việc, đoàn kiểm tra đã yêu cầu chủ cơ sở phải có trách nhiệm giải quyết những quyền lợi của các học sinh tự kỷ, nhân viên lao động; phối hợp cơ quan chức năng xử lý các vấn đề còn tồn đọng. 
Theo nhận định của luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP.HCM), vụ việc này chẳng khác gì so với vụ xảy ra tại cơ sở mầm non Phương Anh ở Q.Thủ Đức (Thanh Niên đã phản ánh) đã được khởi tố về tội danh “hành hạ trẻ em”, nhưng nghiêm trọng hơn ở chỗ nạn nhân là trẻ em bị bệnh tự kỷ, khả năng nhận thức bị hạn chế. Với những bằng chứng mà Báo Thanh Niên ghi nhận được là đủ cơ sở, chứng cứ để cơ quan tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự. Tỷ lệ thương tật hoặc vết thương trong vụ việc này chỉ là yếu tố phụ. “Cơ quan chức năng không chỉ rút giấy phép, đóng cửa trường là xong mà cần phải trừng trị bằng pháp luật”, luật sư Trạch nói.

Phụ huynh cảm ơn Báo
Trong những ngày qua, nhiều phụ huynh ở TP.HCM và các tỉnh, thành có con em bị tự kỷ từng gửi tại “Trường tiểu học chuyên biệt Anh Vương” gọi điện đến tòa soạn Báo Thanh Niên bày tỏ lòng cảm ơn báo và PV Lam Ngọc đã ghi nhận, đăng tải những hành vi đánh đập, đe dọa con em họ. Chị Huệ, ở Đà Nẵng, mẹ em Minh Sang, nói: “Nếu sự việc không bị phát hiện và công khai thì có lẽ cảnh đánh đập, hành hạ con tôi sẽ còn tiếp diễn. Do cháu bị bệnh, chậm phát triển trí tuệ nên không thể ý thức được việc bản thân mình bị đối xử như thế nên gia đình hoàn toàn không hay biết”. Chị Huệ cho biết đã gửi Minh Sang vào một cơ sở chăm sóc trẻ tự kỷ khác ở TP.HCM, mà theo chia sẻ của chị là đáng tin cậy và tốt hơn.
 24/07/2014 05:30
Thanh Niên

PICS:Biệt thự sừng sững của "quan" Lào Cai

Căn biệt thự của ông Đặng Xuân Phong, tân Bí thư huyện uỷ Bắc Hà tại TP.Lào Cai được ngưỡng mộ vì vẻ đẹp và sự sang trọng.

Dù đang trong quá trình xây dựng, nhưng ngôi nhà của ông Phong được đánh giá là nổi bật tại địa bàn Tây Bắc này.

Trước khi được điều động làm Bí thư huyện uỷ Bắc Hà, ông Phong từng đảm trách chức vụ Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai.


 Căn biệt thự tọa lạc tại TP.Lào Cai.

 Cổng vào hoành tráng.






 Căn biệt thự nổi bật được nhiều người ngưỡng mộ.

 Dù chưa xây dựng xong nhưng căn biệt thự được đánh giá là khá sang trọng.

08:50 25/07/2014
Theo Gia đình Việt Nam

PICS : Tiệm bánh tráng trộn nổi tiếng bị nhân viên tố bán bánh và trứng chuột ăn nham nhở


Một tiệm bán bánh tráng cuốn trộn nổi tiếng ở Sài Gòn vừa bị một nhân viên phanh phui sự thật ghê rợn về vệ sinh an toàn thực phẩm của quán. Nhân viên này cũng đã nghỉ việc để phản đối cách làm việc của chủ tiệm.


Bắt đầu làm nhân viên phụ việc cho tiệm Bánh tráng có tên D.H trên đường Sư Vạn Hạnh, Quận 10 từ ngày 11/6, L.T.Đ (sinh viên trường ĐH Tài chính Marketing) đã chứng kiến nhiều sự việc kinh hoàng trong khâu chế biến, bảo quản thực phẩm của quán. Không đồng ý với cách làm việc của chủ tiệm bánh tráng, Đ. đã xin nghỉ và phanh phui toàn bộ câu chuyện, hình ảnh mà Đ. đã ghi lại được trong thời gian làm việc tại đây.

Trên một diễn đàn về các địa điểm ăn uống, Đ. viết: "Mình xin tự giới thiệu mình đã từng làm trong quán trong thời gian đầu quán mới mở và hiện nay mình đã nghỉ làm vì không đồng ý với cách làm việc của dì H. Mình sẽ trình bày dưới đây để mọi người có thể hiểu rõ hơn."Sau đó, Đ. bắt đầu phản ánh, từ vấn đề rau răm không được rửa kỹ, bánh tráng bị chuột gặm cho đến thông tin cực sốc: trứng cút sau khi lột vỏ sẽ bỏ trong chiếc rổ vắt của bộ cây lau nhà 360. Xin được tóm tắt một phần những phản ánh kinh hoàng của Đ. như sau:
"
Đầu tiên đó là về vấn đề rau răm: Rau được mua về và lặt (nhặt-PV) rất sơ sài, mình đã có ý kiến là chỉ nên lặt lá để có thể tiết kiệm và sạch hơn nhưng D.H không đồng ý và nói với mình là chỉ cần nắm một chùm và bẻ đôi là được. Chưa kể khu vực rửa rau rất dơ vì ngay cạnh đó là nắp cống mà trong đó có nhiều gián, trùng bò lúc nhúc và chỉ đc che đậy bởi 1 miếng gạch che ngay miệng cống. Ngoài ra nằm gần đó là 1 cái ổ chuột rất lớn và chuột thì cứ như đi dạo khi không có người ở đâyThứ hai đó là về bánh tráng: Bánh tráng được bảo quản hời hợt nên bị chuột ở đây gặm nham nhở. Nhưng D.H vẫn không đồng ý bỏ những xấp bánh tránh bị chuột gặm này mà vẫn thản nhiên dùng nó để cuốn bánh cho khách. Nghe dì làm chung kể rằng bên chi nhánh chính, bánh tráng bên đấy bị chuột chui vào gặm gần hết và lại còn cả xác chuột chết ở trong thùng đựng bánh tráng nhưng dì Hồng vẫn không bỏ đi mà vẫn sử dụng tiếp tục để bán cho khách.
Tiệm bánh tráng trộn nổi tiếng bị nhân viên tố bán bánh và trứng chuột ăn nham nhở 1
Hình ảnh xấp bánh tráng bị chuột gặm mà chủ quán vẫn sử dụng để cuốn cho khách ăn.

Thứ ba đó là vấn đề về ớt được dùng để bán ở đây: Lúc mới vào làm mình cứ nghĩ ớt được chế biến rồi mới đem vào sử dụng nhưng đến một lần đang lúc bán nhưng ớt đã hết thì D.H có kêu mình vào lấy bịch dầu ăn đã mua sẵn (thật sự khi cầm bịch dầu ăn ấy mình cũng không thể xác định đó là dầu gì vì không có bao bì nhãn mác gì cả) đổ vào hũ ớt và bỏ ớt xay vào rồi là thành dung dịch ớt. Mình có hỏi dì là: "Làm vậy ăn lỡ đau bụng thì sao? Dầu này là dầu gì vậy dì?". Đáp lại câu hỏi là câu trả lời thẳng thắn là: "Kệ đi con biết làm sao giờ, cứ bán đi không sao đâu". 

Tiệm bánh tráng trộn nổi tiếng bị nhân viên tố bán bánh và trứng chuột ăn nham nhở 2
Hũ ớt được pha với dầu không rõ nguồn gốc.

Thứ 4 đó là vấn đề trứng cút: Trứng cút hằng ngày được chứa trong bao nilon được để ở dưới ghế, trứng cút sau khi lột xong không được rửa sạch sẽ mà đem ra bán trực tiếp, chưa kể trong một lần dì bán chung đã vô tình chụp lại được trứng cút sau khi lột xong và bỏ vào cái xô dùng để lau nhà (trứng đc bỏ vào cái phần dùng để vắt nước xả lau nhà). Nhiều lần trứng cút bị rớt xuống sàn nhà khi đang cuốn vẫn được dì nhặt lên để sử dụng tiếp. Trong những ngày đầu khi bán và quán lúc đó chưa đông thì có một lần do che đậy không kĩ trứng cút được lột vỏ rồi bỏ vào thùng mút đựng đá không che đậy đã bị chuột cắn và ăn hết một nửa số trứng nhưng dì vẫn tiếp tục rửa lại và sử dụng để bán cho khách...."

Tiệm bánh tráng trộn nổi tiếng bị nhân viên tố bán bánh và trứng chuột ăn nham nhở 3
Hình ảnh gây sốc khi toàn bộ trứng cút sau khi lột vỏ được bỏ trong rổ vắt nước lau nhà.


Ngoài những phản ánh trên, trong quá trình trò chuyện với Đ., em còn cho biết có lần còn thấy một con nhện rớt vào ly nước chấm do không được che đậy kỹ, dụng cụ để xúc đá trước đó là đồ xúc rác, tô đựng khô bò là tô đựng thức ăn cho chó, kéo dùng để cắt trứng cút không bao giờ rửa... và nhiều vấn đề khác làm Đ. ám ảnh. "Chị để ý đi, cái bàn để cuốn bánh tráng nhìn sạch đẹp chứ thật ra được lau bằng một cái khăn rất dơ. Ngày trước em giặt khăn rất kỹ nhưng vắt cũng toàn ra nhớt. Bây giờ em nghỉ rồi nhưng nghe nói cái khăn ấy vẫn được lau đi lau lại cả ngày mà không ai giặt", Đ. cho biết.

Tiệm bánh tráng trộn nổi tiếng bị nhân viên tố bán bánh và trứng chuột ăn nham nhở 4
Đồ xúc đá được cho là đồ hốt rác trước đó.
Bài phản ánh của Đ. được đăng lên diễn đàn từ tối qua nhưng đến sáng nay, tiệm bánh tráng của D.H vẫn hoạt động bình thường. Khi chúng tôi đến, chủ quán và một nhân viên vẫn bận rộn cuốn bánh tráng trên chiếc bàn không lót dĩa. Với giá khá rẻ, chỉ 1.500 đồng/cuốn, lại đối diện trường Đại học nên tiệm bánh tráng lúc nào cũng có khách ra vô nườm nượp.

Tiệm bánh tráng trộn nổi tiếng bị nhân viên tố bán bánh và trứng chuột ăn nham nhở 5
Chủ quán và nhân viên cuốn bánh tráng trên chiếc mặt bàn ẩm ướt.

Tiệm bánh tráng trộn nổi tiếng bị nhân viên tố bán bánh và trứng chuột ăn nham nhở 6
Dù tận mắt nhìn công đoạn cuốn bánh tráng như thế nhưng những khách quen vẫn ăn như thường vì cho rằng "Mấy món ăn vặt ở Sài Gòn làm sao mà sạch sẽ được, cứ ăn đi có chết đâu mà sợ."

Tiệm bánh tráng trộn nổi tiếng bị nhân viên tố bán bánh và trứng chuột ăn nham nhở 7
Những người cuốn bánh tráng không đeo bao tay, bánh tráng cuốn xong xếp trên bàn rồi bỏ vào bọc nilon bán cho khách.

Tiệm bánh tráng trộn nổi tiếng bị nhân viên tố bán bánh và trứng chuột ăn nham nhở 8
Cũng theo Đ.
nước dùng trong bình xịt nước để làm bánh tráng mềm là nước máy được lấy trực tiếp từ phòng vệ sinh hoặc nơi rửa chén chứ không phải là nước đun sôi để nguội và được dùng từ ngày này qua ngày khác.

Chủ tiệm bánh tráng cho biết bị nhân viên "chơi xỏ"

Khi biết thông tin những sự việc được phanh phui trên diễn đàn, chủ tiệm bánh tráng kể trên đã khẳng định tất cả những hình ảnh là dàn dựng và thông tin hoàn toàn bịa đặt. Chiều ngày 21/7, chủ tiệm bánh tráng nói với chúng tôi: "Dì tức muốn khóc, thật sự không thể nào tin nổi. Dì mướn 3 nhân viên và cho 2 đứa nghỉ vì tụi nó đòi mức lương quá cao, 500.000 đồng/ ngày. Không ngờ tụi nó bêu xấu hình ảnh cửa tiệm như vậy".

Hỏi về việc hình ảnh bánh tráng bị chuột cắn, trứng cút để trong rổ vắt nước lau nhà, bà chủ này nói:"Tụi nó cố ý làm vậy để chụp ảnh hại dì đó con!"

Tiệm bánh tráng trộn nổi tiếng bị nhân viên tố bán bánh và trứng chuột ăn nham nhở 9Chủ quán cho biết những thông tin trên hoàn toàn sai sự thật và đang rất "sốc" vì bị nhân viên cũ chơi xấu.

Tuy nhiên khi liên lạc lại với Đ, Đ. vẫn khẳng định những điều mình phản ánh là có căn cứ và sẵn sàng đối chứng. Về tiền lương, Đ cho biết chủ tiệm bánh tráng D.H trả 15.000 đồng/ giờ. "Lúc đầu em làm từ sáng đến tối, dì còn cho ăn 3 bữa. Nhưng sau này quán đông, dì bắt làm việc liên tục, chỉ ăn được mỗi buổi sáng. Em làm với bạn gái em, cả hai còn trẻ nên không sao, chỉ tội người cô làm chung tối ngủ lại tại đây mà ăn như vậy thì đâu có sức để làm việc. Đồ ăn dì mua có lúc mua từ sáng sớm nhưng đến tối mới được ănKhi ăn thì lúc nào cũng bị hối thúc ăn nhanh và tranh thủ. Mệt lắm chị ạ!", Đ. nói.

Đồng ý kiến với bài phản ánh của Đ., trên các diễn đàn, facebook, nhiều khách hàng từng là nạn nhân cũng lên tiếng. Như bạn Nguyên Thảo đã nói: "Nhà mình gần đây và mình là mối ruột của dì ăn từ lúc cách đây 4-5 năm khi mà tiệm này chưa nổi tiếng như bây giờ. Nhưng mình cũng từng là nạn nhân chứng kiến con gái chủ quán đang sấy khô cho con chó xong không có rửa tay lại mà lại phụ cuốn bánh tráng luôn. Từ đó mình đã tạch chỗ bánh tráng này".

Cũng có bạn "đồng cảm" và bình luận rằng: "Ở Việt Nam, chuyện này bình thường. Nếu bạn là chủ quán, điếu thuốc bạn đang hút vô tình rơi xuống đất, bạn thản nhiên lượm lên hút tiếp. Ổ bánh mì bạn cắn được vài miếng rơi xuống đất, tôi tin bạn sẽ lượm lên ăn tiếp. Nói chung là do: Nghèo".

Đột tử khi vào nhà nghỉ với người tình kém 24 tuổi


Sau khi vào thuê phòng trọ tại nhà nghỉ cùng một người phụ nữ, ông T bị tím tái, sùi bọt mép, được đưa đi cấp cứu khi trên người mặc mỗi chiếc quần đùi.
Ngày 23/7, thượng tá Mai Trường Sơn, Phó trưởng công an huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho biết, ông Nguyễn Thanh T, 58 tuổi, ở khóm 1, thị trấn Trần Văn Thời đột tử trong nhà nghỉ Khôi Nguyên khi vào cùng một người phụ nữ, chứ không phải do án mạng và gia đình không yêu cầu điều tra.
Ông T từng làm Trưởng khóm 1, thị trấn Trần Văn Thời và sau khi sự việc xảy ra, nhiều lời xì xào cho rằng ông tử vong do “ham chơi quá sức”.
Nhà nghỉ Khôi Nguyên nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Tiền Phong.
Trước đó, khoảng 9h sáng 22/7, ông T chở bà D.T. N, 34 tuổi, vào thuê phòng tại nhà nghỉ Khôi Nguyên ở ấp Tham Trơi, xã Khánh Bình Đông, thị trấn Trần Văn Thời để “tâm sự”. Một lúc sau, bà N chạy ra cầu cứu lễ tân nhà nghỉ khi phát hiện ông T tím tái, sùi bọt mép, cấm khẩu.
Tại phòng nghỉ, ông T mang theo thuốc trợ huyết áp và một vài loại thuốc kháng sinh khác.
Lễ tân nhà nghỉ đã báo sự việc lên công an, đồng thời đưa nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Trần Văn Thời. Tuy nhiên, ông T đã tử vong trước đó.
Công an đã tạm giữ, lấy lời khai bà N, đồng thời bảo vệ bà N do lo ngại người nhà ông T hành hung bởi trước đó, khi phát hiện hai người qua lại với nhau, một người con gái ông T từng dằn mặt bà N.
Bà N năm nay 34 tuổi, có 2 con trai, đã ly dị chồng và trú tại ấp Rạch Lăng, xã Lợi An (Trần Văn Thời). Giữa ông T và bà N có tình cảm khoảng 2 năm nay.
Dù ông T có 5 người con gái, khôn lớn, làm ăn khá giả nhưng ông vẫn muốn tìm người “nối dõi tông đường”.

Tội ác của đảng CSVN đối với PGHH




VRNs (24.07.2014) – Sài Gòn – Ngày 22.07 vừa qua, cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Trung ương Phật giáo Hòa Hảo thuần túy (PGHH) đã cho phổ biến một tài liệu trình bày về tội ác của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) gây ra cho Giáo hội và tín đồ PGHH tại Việt Nam.
—-
140724003

 

TỘI ÁC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (CSVN) ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO HÒA HẢO (PGHH)

 

NGUYÊN ỦY ĐỐI LẬP
PGHH sinh ra từ lòng dân tộc, lớn lên trong khí thiêng sông núi của Tổ Quốc nên lập trường nhất quán của PGHH là phải sống với Tổ Quốc và Dân Tộc và cũng chết vì Tổ Quốc và Dân Tộc.
Đặc trưng  giáo thuyết của PGHH là pháp môn HỌC PHẬT TU NHÂN . Học Phật là làm tất cả các điều lành dù là lành nhỏ. Tránh tất cả các điều làm ác dù là ác nhỏ. Tu Nhân là phải làm tròn 4 điều ân lớn: Ân Tổ Tiên Cha Mẹ, Ân Đất Nước, Ân Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) Ân Đồng Bào và Nhân Loại.
Về phần học Phật, trên phương diện xử thế, người tín đồ PGHH phải lấy NGHĨA, NHÂN làm cơ sở . . . trong lúc chủ thuyết cộng sản thì chủ trương “mọi phương tiện đều tốt . . . mạnh được yếu thua”.
Về phần Tu Nhân, người tín đồ PGHH đặt Ân Tổ Tiên Cha Mẹ lên hàng đầu . . . trong lúc chủ thuyết cộng sản thì chủ trương: VÔ GIA ĐÌNH  . . . Người tín đồ PGHH đặt Ân Đất Nước vô cùng trọng đại, thì chủ thuyết cs chủ trương: VÔ TỔ QUỐC  . . . Người tín đồ PGHH đặt Ân Tam Bảo là một đại trọng ân thì chủ thuyết cs chủ trương: VÔ TÔN GIÁO.
Bấy nhiêu vừa kể cũng đủ cho thấy tôn chỉ PGHH và chủ thuyết cs đối lập nhau như nước với lửa . . . và dưới mắt của đảng csVN, PGHH là một chướng ngại đáng quan tâm trên con đường “XÍCH HÓA” VN nên phải diệt trừ cho bằng được bất luận ở môi trường nào, tình huống nào, cơ hội nào . . . có thể được.
Nhất là sau ngày đảo chánh Pháp (1945) Đức Huỳnh Phú Sổ, Giáo Chủ PGHH thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất quy hợp gần như hầu hết các tôn giáo, đảng phái ở Nam Bộ VN làm cho đảng cộng sản VN càng lo sợ phải đẩy mạnh những âm mưu dù thô bạo đê hèn đến đâu để triệt tiêu PGHH cho bằng được.
Trong lúc VN mới thu hồi độc lập còn ngổn ngang phức tạp, sự đoàn kết toàn dân là một nhu cầu  thiết yếu để kiến tạo xứ sở . . . thì đảng csVN do Trần Văn Giàu cầm đầu ở Nam Bộ lại trắng trợn mở những cuộc trấn áp thô bạo và đê hèn nhằm triệt hạ các thế lực quốc gia . . . nhất là đối với PGHH là một cái gai chọc vào mắt mà cs phải đối xử mạnh tay hơn tất cả.
Đêm 9-9-1945, Trần Văn Giàu gọi điện thoại nói chuyện trực tiếp với Đức Huỳnh Giáo Chủ để biết chắc Ngài có mặt tại văn phòng rồi liền sau đó hằng trăm công an của Giàu ào ạt tràn đến bao vây văn phòng của Đức Huỳnh Giáo Chủ ở đường Miche (Saigon) để sát hại Ngài. Nhưng cuối cùng bọn Trần Văn Giàu không thành công.
Giai đoạn này là thời điểm vô cùng nghiêm trọng cho đất nước VN, bên ngoài quân đội Pháp do tướng Leclerc chỉ huy lăm le tái chiếm VN, bên trong thì đảng csVN trắng trợn khai hấn cuộc tương tàn để giành độc quyền lãnh đạo đất nước, nếu VN xảy ra một cuộc tương tàn thật sự thì là một lợi lớn cho quân thù.
Với tấm lòng chân thành yêu nước của một nhà chí sĩ, Đức Huỳnh Giáo Chủ phải đặt quyền lợi Tổ Quốc trên tất cả, Ngài đành lánh mặt để tránh cuộc tương tàn với đảng csVN trong lúc Ngài có triệu rưỡi tín đồ sẵn sàng hy sinh theo một tiếng lịnh của Ngài trong lúc đảng csVN ở Nam Bộ chưa được 100 ngàn đảng viên.
Sau khi Đức Huỳnh Giáo Chủ lánh mặt, đảng csVN dưới danh nghĩa Việt Minh (VM) thẳng tay tàn sát PGHH không chút tiếc thương bằng những cuộc thảm sát tập thể . . . bằng những cuộc xử tử công khai . . . Đại thể như cuộc xử bắn công khai tại chợ Lấp Vò (Đồng Tháp) ngày 10-10-1945, các nạn nhân đều là nhân sĩ, Trị Sự Viên PGHH có tên tuổi như quý ông:
-Thi sĩ Việt Châu Nguyễn Xuân Thiếp.
-Huỳnh Phú Mậu (bào đệ Đức Huỳnh Giáo Chủ).
-Trần Ngọc Hoành
-Vỏ Tăng Sâm.
-Nguyễn Văn Hay.
-Nguyễn Văn Ngàn.
Huỳnh Văn Công.
-Huỳnh Văn Kích.
v.v. . .
Cụ Lê Quang Liêm cũng là một tử tội nằm trong nhóm tử tội này đáng lý bị xử một lượt nhưng vì cụ là một nhân sĩ trụ cột của PGHH nên vm muốn xử bắn vào ngày mồng 4 Tết 1946 để thị oai, nhưng đến ngày 23 tháng chạp 1945 thì quân đội Pháp đổ bộ chiếm Lấp Vò, VM bỏ chạy, anh em bảo an PGHH phá khám cứu sống cụ trong gang tất. Năm nay cụ đã 95 tuổi và sống tại Sài Gòn với cương vị Hội Trưởng Trung Ương PGHH Thuần Túy (không được nhà cầm quyền csVn thừa nhận).
Trong giai đoạn thảm thiết này kể ra có khoảng 50 ngàn nhân sĩ tín đồ PGHH bị VM sát hại. Tại các tỉnh Miền Tây Nam Bộ  có hàng chục mồ chôn tập thể do những cuộc thảm sát này, nhưng đến ngày nay thì nhà cầm quyền cs đã tìm cách xóa bỏ mọi dấu tích man rợ này, duy chỉ hiện giờ tại xã Phú Thuận (Đồng Tháp) còn một mồ chôn tập thể với 467 hài cốt cs chưa phi tang được vì nó quá lớn.
Rồi . . . kể từ năm 1954 đến 30-4-1975, suốt 20 năm dài đăng đẳng này, tại Nam Bộ, vmcs chỉ còn là những toán du kích ẩn núp ở núi rừng, nhưng vmcs vẫn theo đuổi chủ trương triệt tiêu PGHH trong mọi môi trường , trong mọi tình huống, trong mọi cơ hội . . . có thể được.
                                                    —————————–
Hạ bán niên 1946, quân đội Pháp đã tái chiếm gần hết các điểm xung yếu ở Nam Bộ, Chủ Tịch Hồ Chí Minh phải lên tiếng kêu gọi toàn dân đoàn kết để chống quân thù chung, đồng thời phái đại diện chánh thức là ông Phạm Thiều, năm lần, bảy lượt đến tiếp xúc với Đức Huỳnh Giáo Chủ để thỉnh cầu Ngài tham chánh.
Cũng vì tấm lòng chứa chan yêu nước, Đức Huỳnh Giáo Chủ chấp nhận tham chánh với chức vụ Ủy Viên Đặc Biệt để chứng tỏ cho quốc dân đồng bào nhận thấy rằng Ngài không vì hiềm riêng mà hờ hững với phận sự cứu nước.
Thế mà trước lòng từ bi hà hải của một đấng thiêng liêng, trước lòng yêu nước chân thành của một nhà chí sĩ, vmcs vẫn theo đuổi một chủ trương khát máu đê hèn: ÁM HẠI ĐỨC HUỲNH GIÁO CHỦ lần thứ 2 tại Rạch Đốc Vàng (Đồng Tháp) đêm 16-4-1947 . . . tạo một tội ác TRỜI KHÔNG DUNG, ĐẤT KHÔNG THA.
                                               ————————————-
Sau ngày 30-4-1975, cưỡng chiếm được Miền Nam, đảng csVN vẫn tiếp tục theo đuổi chủ trương trảm thảo trừ căn đối với PGHH qua một chính sách tàn bạo đại lược như dưới đây:
A-Đối với Giáo Hội  PGHH:
a-Triệt để cấm hoạt động giáo sự.
b-Toàn bộ tài sản Giáo Hội bị nhà cầm quyền cs tịch thu sạch sành sanh không chừa một miếng ngói, một viên gạch từ ngôi Hội Sở Trung Ương đến các Hội Sở các cấp Tỉnh, Huyện, Xã, Ấp . . . cả đến trên 10.000 Độc Giảng Đường cũng bị tịch thu, tổng giá trị lên đến 10.000 tỷ đồng.
B-Đối với nhân sĩ và tín đồ PGHH:
a-Công an âm thầm canh chừng ngày đêm. Tín đồ PGHH không được tụ họp với nhau quá 5 người.
b-Cuộc sinh sống luôn luôn bị hạn chế.
c-Một số tài sản cá nhân bị nhà cầm quyền cs tịch thu, điển hình là tài sản của cụ Lê Quang Liêm bị tịch thu sạch sành sanh tổng giá trị hằng mấy trăm tỷ đồng.
                                                          ————————–
Sau 30-4-1975, cụ Lê Quang Liêm, vị Hội Trưởng Trung Ương PGHH do Đại Hội Toàn Quốc  PGHH bầu ngày 9-8-1970 phải đi ngồi tù 5 năm và bị quản chế 5 năm, sau khi được tự do cụ Liêm liền cầm đầu một phong trào tranh đấu đòi nhà cầm quyền cs phải chấp nhận tái phục hoạt Giáo Hội PGHH. Cuộc tranh đấu này thật vô cùng truân chuyên nguy hiểm, gần trăm nhân sĩ PGHH phải bị ngồi tù từ 5 năm đến chung thân, bao nhiêu nhà tan cử nát, đại lược như:
-Tu sĩ Nguyễn Văn Điền 7 năm tù.
-Nguyễn Văn Thơ 7 năm tù.
-Dương Thị Tròn 9 năm tù.
-Mai Thị Dung 11 năm tù.
-Võ Văn Bửu 7 năm tù.
-Nguyễn Ngọc Hà 4 năm tù.
-Nguyễn Thanh Phong 5 năm tù.
-Lê văn Sóc 6 năm 6 tháng tù.
-Nguyễn Văn Thùy 5 năm tù.
-Nguyễn Châu Lang 3 năm tù.
-Trương Văn Đức 12 năm tù.
-Bùi Thiên Huệ 5 năm tù.
-Lê Văn Tính 20 năm tù.
-Bùi Tấn Nhã chung thân.
-Trần Văn Bé Cao 5 năm tù.
-Lê Hữu Hòa 5 năm tù.
-Lê Văn Nhuộm 5 năm tù.
-Nguyễn Văn Lía 5 năm tù.
-Võ Văn Thanh Liêm 5 năm tù.
-Trần Hoài Ân 3 năm tù
v.v. . . và v.v. . .
Cả đến việc cụ bà Nguyễn Thị Thu và Tu sĩ Trần Văn Út phải tự thiêu.
                                          —————————
Cuộc tranh đấu đòi tái phục hoạt Giáo Hội PGHH do cụ Lê Quang Liêm lãnh đạo ngày càng quyết liệt kéo dài suốt 15 năm, được Thế Giới Tự Do quan tâm, làm cho đảng csVN tự thấy không thể dìm PGHH mãi được nên phải thay một sách lược mới”dùng giáo Tàu đâm các chú” cố nắn ra một Ban Trị Sự Trung Ương tay sai để trám vào chỗ đòi hỏi của cụ Lê Quang Liêm trước dư luận quốc tế.
Thế là một Ban Trị Sự quốc doanh ra đời từ tháng 5-1999 do Nguyễn Văn Tôn cầm đầu và cũng từ đó Giáo Hội PGHH do cụ Lê Quang Liêm lãnh đạo phải thêm 2 chữ Thuần Túy để phân biệt CHÁNH TÀ.
PGHH có 3 ngày lễ chánh:
-Đại Lễ 18-5 âl là lễ kỷ niệm ngày khai sáng PGHH.
-Đại Lễ 25-11 âl là lễ kỷ niệm Ngày Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ.
-Đại Lễ 25-2 âl là lễ kỷ niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ bị vmcs ám hại.
Từ ngày có Ban Trị Sự quốc doanh thì 2 ngày lễ lớn là ngày khai đạo và ngày Đản sanh chỉ có Ban Trị Sự quốc doanh được phép tổ chức  còn ngày lễ 25-2 âl thì Ban Trị Sự quốc doanh hủy bỏ hẵn, còn Giáo Hội PGHH Thuần Túy vẫn bị nhà cầm quyền cs triệt để cấm tổ chưc và ròng rã 39 năm liên tiếp (1975-2014) năm nào cũng như năm nào  nhà cầm quyền cs phải sử dụng hàng ngàn công an với mọi phương tiện để mở chiến dịch ngăn chận không cho Giáo Hội PGHH Thuần Túy tổ chức 3 ngày lễ này.
Ngoài ra hằng trăm gia đình các Trị Sự Viên PGHH Thuần Túy bị công an công khai đóng chốt trước cửa nhà với nghiêm lịnh: “nội bất xuất, ngoại bất nhập” trong những ngày lễ của PGHH, dù trong nhà có ai bị phát bịnh bất thường cũng phải nằm chờ chết, chớ không được ra khỏi nhà, mỗi lần bị phong tỏa như vậy ít nhất là 3 ngày đêm.

THỈNH NGUYỆN
Đại Hội Đồng NHân Quyền Liên Hiệp Quốc dùng uy tín khuyến cáo nhà cầm quyền csVN phải:
-Tuân thủ các quy điều của Tuyên NGôn Quốc Tế NHân Quyền.
-Tôn trọng NHân Quyền và Quyền Tự Do Tôn Giáo tãi VN.
-Trả tự do không điều kiện các tù nhân lương tâm còn giam giữ tại VN.
-Trả lại tài sản cho Giáo Hội PGHH vì PGHH hiện nay là một trong bốn tôn giáo lớn tại VN, có tư cách pháp nhân hẵn hoi tại sao lại bị tịch thu tài sản?
-Trả lại tài sản cho cụ Lê Quang Liêm, vì hiện nay cụ Lê Quang Liêm là một công dân hợp pháp như bao nhiêu công dân khác, tại sao lại bị tịch thu tài sản ? ? ?
-Trả lại đất vườn cho hằng triệu dân oan đang sống lang thang đói rét ở đầu đình xó chợ.
Ngày 22 tháng 7 năm 2014.
Giáo Hội PGHH Thuần Túy
Hội Trưởng Trung Ương
LÊ QUANG LIÊM