Saturday, March 28, 2015

40 năm tượng đài thuyền nhân tại Việt Nam: Vẫn vết thương rỉ máu

Theo ĐấtViệt-03-27-2015

40 năm tượng đài thuyền nhân tại Việt Nam: Vẫn vết thương rỉ máu

Bi kịch của thuyền nhân cũng chính là bi kịch chung của dân tộc Việt Nam

“Cuối cùng, người ta phát giác ra rằng chính quyền Việt nam đã làm tiền chính người dân, rồi tống khứ họ đi bằng chuyến tàu này, thu lợi từ những người dân đang tuyệt vọng.”

Cố TT Võ Văn Kiệt có để lại 2 dấu ấn mang tính lịch sử: là người góp phần lớn cởi trói thể chế tại thành đô Sài Gòn sau giải phóng; và là người thừa nhận hai mặt một sự kiện trong lần trả lời phỏng vấn với đài BBC nhân dịp 30 năm thống nhất: “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu…”

Vết thương rỉ máu – điều đó đã xảy ra

Nhiều người sinh sau cuộc chiến, học tập dưới mái trường XHCN không hề nhận biết được nỗi buồn đó. Bởi một trong số nỗi buồn đó hoàn toàn biến mất khỏi lịch sử các cấp học, kể cả cấp dạy đại học, đặc biệt là đào tạo giáo viên lịch sử. Đó là nỗi buồn của nạn chạy trốn Cộng sản của hàng triệu con người, mà nay gắn liền với cụm từ tiếng Anh “Boat People”, một trong những vết thương dân tộc từng làm nổi sóng dư luận về vấn đề nhân đạo (Un bateau pour le Vietnam, Île de Lumière, Ein Schiff für Vietnam, Jean Charcot, Akuna II, Cap Anamur).

Đối với Boat People Personal Vietnamese 1975-1996 (Carina Hoàng) đã nhận ra sự cần thiết phải chép lại lịch sử thuyền nhân trước khi nó bị quên lãng thúc đẩy cô viết nên cuốn sách. “Tôi nhận ra rằng không chỉ có con gái hay các cháu của tôi, mà cả một thế hệ trẻ người Việt ở hải ngoại không biết nhiều về cuộc đào thoát vĩ đại này. Và dĩ nhiên quảng đại quần chúng cũng chẳng biết gì về nó cả,”.

Theo số liệu Wain, Barry, Tr 42, thì 1975 chỉ có 375 người vượt biên bằng tàu, nhưng đến năm 1979, con số đã lên đến 211.518 người.

1
Không phải ai cũng tìm thấy bến Tự do.

Cuốn sách Boat People Personal Vietnamese 1975-1996, trích dẫn nhiều đoạn bi thương về thân phận người rời bỏ đất nước: “Tháng 2 năm 1979, chiếc tàu chở hàng của Panama tên Skyluck cập cảng Hồng Kông với hơn 2.600 thuyền nhân. Họ đã ở 155 ngày trên chiếc tàu trong tình trạng thật dơ bẩn, cầu khẩn để được lên bờ, trong lúc nhà cầm quyền Hồng Kông tìm cách thu xếp. Cuối cùng, người ta phát giác ra rằng chính quyền Việt nam đã làm tiền chính người dân, rồi tống khứ họ đi bằng chuyến tàu này, thu lợi từ những người dân đang tuyệt vọng.”

Nhưng không phải ai cũng tìm thấy bến Tự do. Một phần lớn người Việt Nam phải bỏ mạng bởi nạn cướp biển, hãm hiếp, và bão tố của biên.

1
Hình ảnh đến nay vẫn chưa được thừa nhận chính thức tại Việt Nam.

“Nhiều chiếc thuyền gặp phải hải tặc Thái lan đang rình rập trên biển Đông. Những trận cướp bóc của chúng thật kinh hoàng – chúng lột trần truồng những người đàn ông và nhổ răng vàng của họ, và hả hê cưỡng hiếp những người phụ nữ hàng giờ liền.”

Nhưng đáng buồn hơn, vào năm 2005, 30 năm của cuộc chiến làm phân ly lòng người đó, bia tưởng niệm thuyền nhân tại Malaysia và Indonesia đã bị đục bỏ khi chính quyền Việt Nam gây áp lực.

Tác giả cuốn sách cho rằng: “Tôi nhớ rằng tướng Dwight D. Eisenhower đã nói một điều gì đó …. khi ông thấy những trại tập trung của Đức Quốc xã vào cuối cuộc chiến: “Hãy chụp càng nhiều hình càng tốt, bởi vì một lúc nào đó trong tương lai một kẻ khốn nạn nào đó sẽ nói “Điều đó đã không bao giờ xảy ra cả.”

Và giờ là lúc xoa dịu tâm can

Tôi không muốn nói về những người đã tử nạn vì cuộc chiến trong bài viết này, một phần lớn vì họ đang và sẽ dần mồ yên mả đẹp. Ngay như khu vực Nghĩa trang tử sĩ quân nhân Việt Nam Cộng Hòa (nay là nghĩa trang Bình An – Biên Hòa) vốn gây nhức nhối lòng người cũng được tôn tạo, trùng tu trở lại từ năm 2007 đến nay, mặc dù yếu tố “tổng thể” vẫn còn đang bị chính quyền “toan tính”.

Nhưng dù sao, những bước chuyển trong khu Nghĩa trang tử sĩ quân nhân VNCH, và việc thay dần chữ “Mỹ ngụy, ngụy quyền Sài Gòn” thành Việt Nam Cộng Hòa, Quân đội miền Nam Việt Nam… cũng đã là một câu trả lời khá cởi mở cho câu hỏi của ông Nguyễn Đạc Thành, một cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa, Chủ tịch Sáng hội Việt-Mỹ (VAF): “Vậy thì tại sao lại hận thù những người đã nằm xuống?.”.

Nhưng chừng đó là chưa đủ, 40 năm cuộc chiến lòng người vẫn tiếp tục diễn ra… Cuộc chiến ấy không những lôi kéo binh sĩ, những người tham gia trực tiếp cầm súng trong cuộc chiến 30 năm tương tàn, mà cả những người dân thường, những người rời bỏ cuộc chiến đi tìm tự do sau năm 1975.

1
Tượng đài tưởng niệm thuyền nhân nên sớm được đặt tại Việt Nam.

Điều đó có nghĩa, nỗi đau của những người thân có người vượt biên tìm tự do, hay ký ức kinh hoàng của chuỗi ngày đói khát, lênh đênh trên biển và đối mặt với cướp biển Thái Lan đầy thú tính ở những người còn sống vẫn còn âm ỉ. Càng âm ỉ hơn khi chính quyền đã làm một chuyện cực kỳ dại dột và sai lầm trong dịp kỷ niệm 30 năm “giải phóng”, đó là gây áp lực ngoại giao để đục bỏ bia tưởng niệm thuyền nhân tại một số nước, với chỉ một lần đục bia đã khoét sâu thêm lòng hận thù trong người Việt.

Vì thế, để xoa dịu tâm can, như một hành động của trách nhiệm cần thiết ở một chính thể và sự bao dung ở tầm lãnh đạo, thì chính quyền Việt Nam phải đặt ra một lối đi chủ động trong việc kéo lại lòng người. Đó là, tưởng niệm những người thuyền nhân (Vietname Boat People Memorial) bằng một tượng đài đặt ngay chính tại Việt Nam.

Có quá khó không?

Chắc hẳn là một vấn đề đáng cân nhắc, nhưng một quốc gia, thể chế khiến người dân phải ra đi và bỏ mạng nơi biển cả, tạo nên một làn sóng nhân đạo trên thế giới cũng cần có một phần trách nhiệm trong đó.

Trách nhiệm đó bao gồm nhận thức đầy đủ về việc di tán/ vượt biển của người dân sau năm 1975 và chịu trách nhiệm một phần vì để ra sự vụ đó.

Dựng một tượng đài thuyền nhân tại Việt Nam không phải là mưu toan về cái chết. Mà là gợi tưởng để tránh một thảm kịch trong tương lai, và trên hết là bắt đầu mở ra thông điệp mở cánh cửa cho tương lai, đặt lại 40 năm thù hận giữa những người cùng chung dòng máu, để người Việt ngồi lại nói chuyện với nhau, về những gì đã qua, và vạch ra những gì cần để đi tới thông qua 2 chữ Hòa Hợp. Và là một tượng đài nhỏ, nhưng sẽ là một bước tiến dài, đầy dũng cảm trong xoa dịu vết thương còn rỉ máu trong tâm can người Việt Nam.

Chính quyền khôn ngoan hơn, nhận thức đầy đủ về “thống nhất lòng dân” sau 40 năm bằng một hành động thực sự can đảm. Hay chỉ mãi biết mê muội với hận thù như thể 40 năm “giải phóng miền Nam”, để rồi đẩy nhanh tiến trình giải thể của chính mình, và được khắc vào trong lịch sử như một vết ố đen đầy xấu hổ?

Những bước đi trong hòa hợp lòng người, từ việc xoa dịu nỗi đau tại Nghĩa trang Biên Hòa cho đến lập đài tưởng niệm thuyền nhân tại Việt Nam. Đó vừa là lựa chọn, vừa là cơ hội cho chính Đảng Cộng sản Việt Nam, là bước đi cần thiết trước khi đi đến sự hòa hợp, hòa giải thực sự.

Bởi khép lại chiến tranh thì dễ bằng chính trị, nhưng khép lại lòng người thì cần cả chính trị lẫn sự bao dung, và tầm nhìn sâu lắng nhiều hơn

Quỳnh Hương / Nguon: Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam / ijavn.org

Trẻ không biết tiếng Việt bị chăn dắt trên Quốc lộ 1

(NLĐO) - Hằng ngày, giữa cái nắng cháy da trên Quốc lộ 1A (đoạn qua khu vực Bến Lức), hàng chục trẻ em, đa phần là người Campuchia, phải chịu cảnh phơi nắng để xin tiền người đi đường tại các cột đèn giao thông.
Những “cái bang nhí” này tập trung rất đông và được chia nhau đứng tại các ngã tư có đèn tín hiệu giao thông trên Quốc lộ 1, đa phần là đoạn trước và sau khi qua cầu Bến Lức. Theo một người dân bán tạp hóa sống ở gần đó, sáng sớm tầm 6 giờ khi bà mở cửa tiệm đã thấy bọn trẻ ở đây và cứ đến khoảng 7 giờ thì có người đến đón chúng về. Đáng nói hơn là tình trạng này diễn ra đã khá lâu.
Dưới đây là một số hình ảnh về nạn chăn dắt trẻ em ăn xin do phóng viênBáo Người Lao Động ghi lại được:
Trẻ không biết tiếng Việt bị chăn dắt trên Quốc lộ 1 
 Những đứa trẻ tập trung trên Quốc lộ 1A để ăn xin
 Những đứa trẻ tập trung trên Quốc lộ 1 để ăn xin
Mỗi khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang đỏ, những đứa trẻ lại lao ra trước đầu xe xin tiền.
Mỗi khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang đỏ, những đứa trẻ lại lao ra trước đầu xe xin tiền.
Trẻ không biết tiếng Việt bị chăn dắt trên Quốc lộ 1
“Cái bang nhí” tỏa ra tứ phía để ăn xin.
“Cái bang nhí” tỏa ra tứ phía để ăn xin.
Một bé gái tầm 2-3 tuổi phải ngồi phơi nắng, trong khi một đứa trẻ khác lớn hơn tiến lại gần dòng người đang dừng xe đợi đèn đỏ
Một “cái bang nhí” không mặc áo, da cháy đen nhưng hằng ngày vẫn phải đi xin
Một “cái bang nhí”  không mặc áo, da cháy đen nhưng hằng ngày vẫn phải đi xin
Một bé gái tầm 2-3 tuổi phải ngồi phơi nắng, trong khi một đứa trẻ khác lớn hơn tiến lại gần dòng người đang dừng xe đợi đèn đỏ
Phía bên kia lộ cách đó không xa là một bà “mẹ mìn” đang quan sát đám trẻ. Thoáng thấy ống kính của phóng viên, bà ta tò vẻ lo lắng và trốn đi
Phía bên kia lộ cách đó không xa là một bà “mẹ mìn” đang quan sát đám trẻ.Thoáng thấy ống kính của phóng viên, bà ta tò vẻ lo lắng và trốn đi
Trẻ không biết tiếng Việt bị chăn dắt trên Quốc lộ 1
“Cái bang nhí” tỏa ra tứ phía để ăn xin. 
“Cái bang nhí” tỏa ra tứ phía để ăn xin. 
Hầu hết các cái bang nhí này đều không biết tiếng Việt, chỉ ú ớ và ngửa nón xin tiền người đi đường
Hầu hết số trẻ này đều không biết tiếng Việt, chỉ ú ớ và ngửa nón xin tiền người đi đường
29/03/2015 09:47
Tin - ảnh: Hoàng Triều

'Đánh máy là nghề nguy hiểm nhất Việt Nam'

Theo vnexpress-Thứ bảy, 28/3/2015 | 09:09
Untitled-1-7017-1427507759.jpg
Đánh máy được cho là nghề nguy hiểm nhất Việt Nam hiện nay

Đưa Công an Hà Nội vào thông báo yêu cầu kỷ luật các cá nhân vi phạm quy chế phát ngôn về cây xanh, trong khi chính Công an Hà Nội khẳng định "không can thiệp gì", ĐH Lâm nghiệp sau đó đính chính rằng đó là "lỗi đánh máy".
Sau khi xác định được "đối tượng" gây ra lỗi, có nhiều người cho rằng nên bắt giam cái máy lại để xử lý. Một ý kiến khác thì bảo nên chuyển công tác và cũng có ý kiến cho rằng đánh máy hiện giờ là nghề nguy hiểm nhất Việt Nam và thế giới.
Untitled-9076-1427507759.png
 Các ý kiến xung quanh vụ việc do máy đánh chữ gây ra.
Tuy máy đánh chữ đã thừa nhận mình gây ra mọi chuyện nhưng vẫn có người còn bán tính bán nghi về "lời khai" này. Nhiều người khác phát hiện ra đây không phải lần đầu tiên máy đánh chữ trở thành tâm điểm của sự chú ý.
Untitled-3034-1427507759.png
Tuy nhiên, lỗi này hoàn toàn không xuất phát từ máy đánh chữ mà theo nhận định nó bắt nguồn từ một loài cây. Cây này mới được phát hiện gần đây nhưng vẫn chưa được thống nhất tên gọi vì có người bảo là cây Mỡ nhưng số khác gọi là Vàng Tâm. Và chính vì loài cây này xúi giục mà máy đánh chữ đã gây ra hậu quả nghiêm trọng như vừa rồi.
Untitled-2-2991-1427507759.jpg
Cặp này là nguyên nhân của hàng loạt vụ việc vừa qua.
Do có liên quan với nhau nên nhiều ý kiến cũng cho rằng nên cấm loài cây kia tiết lộ thân phận và tạm thời ngưng nghiên cứu chúng. Trong khi số khác thì lại bảo nên có một sự tích về loài cây trên.
Untitled-2153-1427507759.pngDù thế nào thì vụ việc cũng đã xảy ra và người nhà của máy đánh chữ cũng đã lên tiếng xin lỗi nhà trường về những sai sót liên tiếp trong thời gian gần đây.
Untitled-7614-1427507759.png
Trùm Sò

Mua tàu triệu đô, bán giá sắt vụn: Hết mơ biển lớn

Vef.vn- Trước 2008, nhiều DN vận tải biển Việt Nam ồ ạt vay tiền mua sắm hàng loạt tàu vận tải. Nhưng ít ai ngờ rằng, chỉ vài năm sau đó, nhiều con tàu có giá trị trên sổ sách cả chục triệu USD được bán với giá vài ba triệu USD.

Bán chịu lỗ, không bán càng chết

Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam - Vitranschart (VST) đầu năm mới 2015 thông báo đã hoàn tất việc bán tàu VTC Sky (24.260 DWT, đóng 1997). Số tiền thu được từ thương vụ thanh lý chưa được VST tiết lộ. Mặc dù vậy, giá bán VTC Sky có lẽ không thể cao trong bối cảnh "thị trường mua bán tàu đã qua sử dụng trong vài năm qua suy giảm khôn lường".

VST lên kế hoạch bán thanh lý hai tàu VTC Sky và Viễn Đông 3 từ đầu năm 2014. Tuy nhiên, trong cả năm 2014, Vitranschart đã không thể thực hiện được mong muốn này để giảm lỗ, giảm áp lực vay vốn lưu động. Cho tới thời điểm này, chiếc Viễn Đông 3 (6.600 DWT, sản xuất 2004) vẫn còn nằm trong diện mời chào tìm khách hàng mua với giá khởi điểm hơn 2 triệu USD.

Trước đó, Vitranschart đã mất cả năm 2012 chào bán tàu VTC Light (21.964 DWT, đóng 1995) nhưng vẫn không thành công do bị đánh giá thấp, dưới 4,5 triệu USD. Kế hoạch bán tàu để cải thiện kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty đã không thực hiện được.

Cuối năm 2014, CTCP Vận tải Biển Việt Nam - Vosco (VOS) cũng đã bán tàu Silver Star (21.967 DWT, 1995) với giá 5,1 triệu USD và bán Diamond Star (27.000 DWT, 1990) với giá 5,4 triệu USD.

CTCP Vận tải biển Vinaship (VNA) hồi giữa tháng 1/2015 đã bán tàu Hà Tiên (trọng tải 7.018 DWT, đóng năm 1986) với giá 17,3 tỷ đồng và dự kiến bán 2 tàu tương tự với kỳ vọng mức giá khoảng như vậy.

Mua tàu triệu đô, bán giá sắt vụn: Hết mơ biển lớn
Nhiều con tàu có giá trị trên sổ sách cả chục triệu USD được bán với giá vài ba triệu USD.

Hầu hết DN vận tải biển đều khá công khai cho rằng, quyết định bán tàu nằm trong kế hoạch tái cơ cấu, trẻ hóa đội tàu và giảm áp lực lãi vay, bổ sung vốn lưu động, tránh nguy cơ thua lỗ kéo dài. Một số con tàu đưa ra bán đã hết khấu hao.

Tuy nhiên, không ít con tàu đã và đang được đưa ra chào bán vẫn còn khá mới. Giá trị sổ sách một số tàu thậm chí vẫn còn rất lớn, trên chục triệu USD và vẫn đang mua bảo hiểm với giá trị lên đến một hai trăm tỷ đồng.

Quyết định chấp nhận bán với giá tốt nhất có thể trong thời điểm hiện nay một phần là để giải quyết áp lực vay vốn, một phần là bởi nhiều tàu rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài. Có tàu thua lỗ liên tục kể từ khi được đưa vào hoạt động.

Mua đắt bán rẻ: Bế tắc đủ đường

Làn sóng bán tàu trong 2-3 năm nay đánh dấu thời kỳ đen tối nhất của ngành vận tải biển, trái ngược với thời kỳ vàng son khi mà hàng loạt các doanh nghiệp ồ ạt vay tiền ngân hàng mua sắm, đóng mới tàu các loại.

Từ những năm 2000, Vosco đã nổi như cồn với hàng loạt "cái nhất", với đội tàu ngày càng lớn mạnh, với rất nhiều tuyến mới được mở. Trong khoảng thời gian này, Vosco đầu tư mua sắm hàng loạt tàu hiện đại, từ tàu container cho tới tàu hàng rời chuyên dụng... Tới 2008, DN này vẫn còn ghi nhận lãi khủng gần 300 tỷ đồng.

1
Một chuyên gia trong ngành cho biết, đội tàu của các DN trong nước hầu hết được hình thành từ vốn vay ngân hàng.

Tuy nhiên, những khoản lợi nhuận lớn nhất thời không che được hết những rủi ro từ những khoản nợ thường cao gấp trên 3 lần so với vốn chủ sở hữu. Vosco đã dần rơi vào khủng hoảng khi mà nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, cước vận tải biển liên tục đi xuống trong khi giá nhiên liệu đầu vào tăng cao trong 2-3 năm trước đây.

Từ 2012, DN này bắt đầu lỗ nặng. Khấu hao tàu thuyền lớn và lãi vay ngân hàng cao cùng nhiều khoản chi phí khác tăng vọt đã đẩy Vosco vào tình trạng khó khăn, phải bán hàng loạt các con tàu như Vĩnh Long, Sông Tiền, Ocean Star, Đại Việt, Silver Star, Diamond Star... Trong đó, có tàu khá hiện đại được đóng mới trong thời kỳ đầu những năm 2000.

Một DN vận tải biển gần đây cho biết, hãng có những con tàu trị giá 11-12 triệu USD trên sổ sách nhưng ước tính giá trị thị trường "còn rất thấp". Và để vừa đảm bảo lợi ích hợp lý của các cổ đông, vừa chủ động tiết giảm chi phí bảo hiểm, DN đã chọn phương án mua bảo hiểm thân tàu với giá trị 7,5 triệu USD.

Khá nhiều DN đổ tiền mua và đóng mới tàu, thậm chí mua cả tàu cũ trong giai đoạn thị trường phát triển bùng nổ trước 2008.

Theo đánh giá của VST, thị trường mua bán tàu gần đây rất khó đoán. Xu hướng đi xuống của chỉ số BDI cùng với dự đoán rằng thị trường ngắn và trung hạn không mấy hứa hẹn, nhiều người mua tiềm năng có khuynh hướng chờ cho giá tàu giảm thêm nữa khi mùa hè đang đến gần. Trong khi đó, một số người bán tin rằng giá tàu sẽ thật sự giảm sâu thêm nữa do vậy đành miễn cưỡng chấp nhận giá chào mua tốt nhất mà họ hiện có.

Báo cáo của tổng giám đốc Vitranschart cho biết, thị trường mua bán tàu đã qua sử dụng chỉ riêng trong năm 2012 đã suy giảm khôn lường. Một số loại tàu cùng loại, cùng tuổi có giá giảm tới 25%. Hồi cuối 2011, Vitranschart bán tàu VTC Star (22.273 DWT, đóng 1989) được 7,7 triệu USD nhưng tàu VTC Light gần cuối 2013 chỉ bán được 4,205 triệu USD.

Một chuyên gia trong ngành cho biết, đội tàu của các DN trong nước hầu hết được hình thành từ vốn vay ngân hàng. Do vậy, mỗi biến động từ lãi suất, tỷ giá, chi phí đầu vào khác... đều khiến DN lao đao. Bên cạnh đó, không ít tàu mua ở thời kỳ giá cao, giờ giá thấp, nếu tàu khấu hao hết thì tiền đầu tư cũng đã hạch toán vào các khoản lỗ các năm trước đó. Ngược lại, lỗ sẽ hình thành khi bán tàu. Bán tàu là biện pháp được các DN sử dụng để cứu cánh cho doanh thu và giảm áp lực vốn lưu động.
26/03/2015 01:00
Mạnh Hà

Tàn sát hải sản ven bờ

Theo NLĐO-28/03/2015 22:20

Việc khai thác tài nguyên hải sản tại Việt Nam, nhất là hải sản ven bờ, đã vượt quá trữ lượng cho phép

Phần lớn tàu cá của Việt Nam đánh bắt gần bờ; ngư dân dùng xung điện, chất nổ hủy diệt hải sản; công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi hải sản và dự báo ngư trường kém... Thực trạng trên được đại diện các cơ quan chức năng nêu ra tại hội thảo “Trao quyền cho cộng đồng ven biển và hải đảo để quản lý và bảo vệ tài nguyên biển”, do Trường ĐH Nha Trang và Lãnh sự quán Mỹ phối hợp với Tổng cục Thủy sản tổ chức ở tỉnh Khánh Hòa ngày 26 và 27-3.

Khai thác xa bờ chưa đạt hiệu quả

Việt Nam có 3.200 km bờ biển, hơn 1 triệu km2 mặt biển, gấp 3 lần diện tích đất liền. Đây là nơi cư trú cho hơn 10.000 loài hải sản và thực vật thủy sinh biển. Trữ lượng hải sản vùng biển Việt Nam ước tính có thể khai thác khoảng 4,25 triệu tấn/năm. Từ năm 1990, sản lượng khai thác hải sản của cả nước chỉ đạt 672.000 tấn, đến năm 2014 tăng vọt 2,6 triệu tấn.

Do tàu công suất nhỏ, trang thiết bị thô sơ nên ngư dân tập trung đánh bắt gần bờ
Do tàu công suất nhỏ, trang thiết bị thô sơ nên ngư dân tập trung đánh bắt gần bờ

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, dẫn chứng số lượng tàu khai thác hải sản tăng nhưng năng suất theo tàu thuyền và công suất tàu lại có xu hướng giảm dần: từ 0,49 tấn/CV năm 2001 còn 0,37 tấn/CV năm 2014. “Điều này chứng tỏ sự gia tăng số lượng tàu khai thác ven bờ, có thể làm nguồn hải sản ven bờ cạn kiệt dần” - ông Tuấn cảnh báo.

Việc khai thác hải sản ven bờ được cho là quá mức, trong khi tiềm năng khai thác xa bờ chưa đạt hiệu quả. Cả nước hiện có đến 99% tàu cá vỏ gỗ, công suất nhỏ và 85%-90% tàu cá sử dụng động cơ cũ, trang thiết bị bảo quản thô sơ nên tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch cao, ước khoảng 20%. Bên cạnh đó, năng lực dự báo ngư trường hạn chế, còn rủi ro cao trong xuất khẩu hải sản và thiếu bền vững trong bảo vệ nguồn lợi. Ngoài ra, trình độ lao động kém, tính đến hết năm 2014, chỉ có khoảng 30% thuyền trưởng, máy trưởng qua đào tạo.

Thay đổi ý thức ngư dân

Theo ông Đặng Văn Tín, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Ninh Thuận, để bảo vệ và phát huy nguồn lợi hải sản, điều quan trọng là cần nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngư dân ven biển.

Từ kinh nghiệm thực tiễn, ông Tín cho biết vùng biển xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải giàu đa dạng sinh học khi có đến 334 loài san hô, 188 loài rong biển, 147 loài họ cá san hô, 115 loài thuộc 3 lớp chân bụng, 80 loài giáp xác… Trước đây, do thiếu ý thức, ngư dân khai thác kiểu tận diệt, dùng xung điện, chất nổ, chất độc để đánh bắt. Từ nhiều năm qua, song song với thành lập tổ nhân dân tự quản bảo vệ nguồn lợi san hô Thanh Hải và tổ tình nguyện phục hồi nguồn lợi thủy sản Hòn Chồng, chi cục đẩy mạnh tuyên truyền, nhờ vậy tình trạng khai thác hải sản bừa bãi giảm hẳn.

Cho rằng nâng cao ý thức của ngư dân là rất quan trọng, ông Trần Văn Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định, còn đề nghị phải nâng cao công tác quản lý nhằm cải thiện khai thác hải sản theo hướng bền vững. “Nhà nước cần sớm ban hành các chính sách hỗ trợ khai thác hải sản bền vững như đầu tư cơ sở hạ tầng, tái định cư đối với những vùng ven biển bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng; chuyển đổi nghề và sinh kế cho các ngư dân nghèo...” - ông Vinh góp ý. Theo ông, cần hỗ trợ ngư dân hiện đại hóa đội tàu khai thác, tàu dịch vụ hậu cần, vận chuyển; kết hợp nâng cao chất lượng, bảo quản hải sản sau thu hoạch, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm hải sản...

Cá sông cũng mạnh ai nấy bắt
Bàn về bảo vệ tài nguyên hải sản ven bờ nhưng tại hội thảo, GS Donald C.Jackson, ĐH bang Mississippi (Mỹ), đưa ra những đánh giá đáng chú ý về nguy cơ cạn kiệt tài nguyên sông. GS Donald C.Jackson nói: “Thế hệ tương lai cần có các con sông lành mạnh, thủy sản dồi dào. Tuy vậy, chính quyền một số địa phương thường bỏ qua tầm quan trọng của thủy sản sông và quên đi những người nghèo vốn không có nhiều sự lựa chọn về cách kiếm tiền, bắt cá để chăm sóc gia đình. Đôi khi ngư dân đánh bắt bất hợp pháp nhưng thường bị bỏ qua bởi các cán bộ kiểm ngư. Điều này dẫn đến tình trạng đánh bắt cá bừa bãi, hủy diệt môi trường sống của những con sông”.

 Bài và ảnh: QUANG ĐỨC

Nguyễn Sinh Hùng chém gió về nhân quyền!

Nguyễn Hoài (Danlambao) - Vào chiều ngày 26/3/2015, tại buổi họp báo quốc tế của Việt Nam và IPU nhân dịp tổ chức Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132, Chủ tịch đảng hội Nguyễn Sinh Hùng đã đăng đàn chém gió "Muốn thế giới đoàn kết, hòa bình, hợp tác để cùng phát triển thì đầu tiên là phải tôn trọng quyền con người, tôn trọng quyền dân tộc, tôn trọng quyền quốc gia." (1)

Để... tiếp sức và... củng cố cho thông điệp của Nguyễn Sinh Hùng, côn an khắp nơi đã bao vây, canh gát không cho nhiều người hoạt động về Nhân Quyền bước ra khỏi nhà vì sợ họ sẽ về Hà Nội cất tiếng nói về tình trạng vi phạm nhân quyền.

Theo Nguyễn Sinh Hùng "chủ đề của IPU-132 "Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động” là nội dung hết sức quan trọng, thiết thực đối với IPU và toàn nhân loại..."

Nội dung quan trọng - biến lời nói thành hành động đã được an ninh Khánh Hoà áp dụng triệt để bằng cách bắt cóc 2 blogger Mẹ Nấm và Võ Trường Thiện khi 2 người này trên đường ra sân bay từ Nha Trang đến Hà Nội để tiếp xúc với Trưởng phái đoàn Quốc hội Liên bang Đức tham dự Đại hội đồng IPU 132 là giáo sư Norbert Lammert. 

2 ngày sau, vào 8 giờ tối 28.03.2015, sau khi các côn an làm tròn nhiệm vụ bảo vệ đảng quyền, cô lập nhân quyền, trong lúc blogger Mẹ Nấm và Vũ Trường Thiện vẫn đang bị giam giữ trong đồn côn an Khánh Hoà, Nguyễn Sinh Hùng nhân danh chủ tịch đảng hội nước CHXHCNVN đọc diễn văn khai mạc IPU-132. (2)

Trong bài diễn văn 1432 chữ này, trước sự hiện diện của hơn 1600 đại biểu của các quốc gia thành viên IPU, người ta nghe được 2 lần chữ Nhân Quyền từ cửa miệng của Nguyễn Sinh Hùng, nhưng hoàn toàn không có một cam kết, nổ như lựu đạn nào về chuyện "tôn trọng nhân quyền" như đã chém gió trong buổi họp báo quốc tế. 




___________________________________


Côn an rút gân tô bún bò hơi gấp gáp. Phải rút từ từ...

CTV Danlambao - Chuyện côn an ngang nhiên tịch thu bản "nội quy" rất gân của chủ quán Bún Bò Gân đã trở thành đề tài ăn khách hơn cả Đại hội đồng IPU-132. Nhờ vào cái thói côn đồ thấy ai gân là muốn rút của côn an P1, Q4 mà quán vỉa hè của chủ tiệm Nguyễn Hoàng Anh Dũng - tức cựu ca sĩ Hoàng Dũng - đột nhiên đắt như tôm tươi, bà con giang hồ ghé thăm xem bún bò của anh gân đến cỡ nào.

Trước sự quan tâm và cười hỉ hả của dư luận, "cơ quan chức năng" Phường buộc phải vào... cuộc và thú nhận: dạ thưa bà CON, chúng ÔNG có thiếu sót trong vụ thu giữ nội quy quán bún bò "bá đạo" (*)

Theo bản tin của Pháp Luật thành Hồ online thì: Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch UBND phường 1 (quận 4, TP.HCM), cho rằng quán bún bò gân của ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng (nằm dưới khu chung cư Tôn Thất Thuyết, quận 4) treo bảng nội quy mà ông nói là “hài hước” đã gây phản cảm và cản trở lối ra vào của chung cư do có nhiều người dân hiếu kỳ đến xem. Trước việc này, phường đề nghị ông không treo và sẽ tạm giữ bảng nội quy này cho đến khi ông có địa điểm kinh doanh cố định, lúc đó phường sẽ trả lại cho ông sử dụng.

Tức là đối với côn an, không cần biết điều gì có vi phạm luật hay không, chỉ cần (chúng ông) thấy phản cảm là xem như thuộc dạng... hốt liền. Và quán ăn nào được đông người đến xem (hay đến ăn không cần biết) là các chú ở thành mà gốc rừng rú bèn gắn ngay cái tội cản trở lưu thông vỉa hè và thò bàn tay ông trời con vào can thiệp.

Vì thế chúng ông tạm giam tên nội quy phản động!!!

Tuy nhiên, trước những ngọn đèn pin dư luận săm soi, cuối cùng thì đại diện UBND phường nhìn nhận việc này có thiếu sót do “đã có cách làm việc quá gấp gáp”.

Thế thì sẽ không sai nếu các... nội-quy-tặc làm việc từ từ!?

Chưa hết, mấy ông trời con ở Phường (chứ đừng nói tới cấp quận, tỉnh, quốc gia) còn thỏ thẻ "Phường thừa nhận có sai sót, tuy nhiên sẽ tạm giữ bảng nội quy quán bún, khi nào chủ quán có nơi bán cố định thì sẽ trả lại" (*)

Thế là thế nào? Nội dung phản cảm vì treo ở quán vỉa hè và sẽ hết phản cảm nếu treo ở nơi bán cố định!!!???

Trả lời phóng viên báo chí về vụ việc anh Nguyễn Hoàng Anh Dũng nói:

"Vì muốn tạo sự thân thiện đối với khách ghé quán nên tôi mới nghĩ ra những câu chữ hài hước như vậy. Thật sự tôi không biết những gì tôi viết trên tấm bảng là sai chỗ nào, nhưng cán bộ dân phòng vẫn không đưa ra được lý do hợp lý khi tạm giữ bảng nội quy này. Trong buổi làm việc ở trụ sở dân phòng tối qua, các anh bảo sẽ mời tôi lên Phường giải quyết vào hôm nay, ngày 27/3".

Thật ra, biết hay không biết thực sự côn an nó thấy "sai" chỗ nào thì anh Dũng dại gì nói. Nhưng thử nhìn bản "nội quy" của quán bún bò gân:


Thì mấy tên đảng viên đỏ tên nào cũng ghẻ lỡ đầy mình, mới thấy con muỗi bay vo ve... trong TV là đã ngứa khắp mình mẩy, đập bể liền cái TV cho chết con muỗi.

Cứ thấy cái gì mà là chủ quán là nó ngứa gãi liền rồn rột.

Cứ thấy chuyện gì liên quan đến "thấy dỏm cấm chê" là nó lăn tăn muỗi mòng.

Cứ thấy loáng thoáng chuyện "thế chấp"không chịu trách nhiệm là nó tưởng chừng đang bị chích mông.

Cho nên nó phải làm việc quá gấp gáp vì... ngứa bác Hồ quá... ơi!!!

Sau cùng, trước khi chấm dứt câu chuyện rút gân gấp gáp của đám côn đồ lưu manh mặt áo xanh, xin có chút ý kiến về cách giật tít của Pháp Luật thành Hồ. Giật sao thì giật, nhưng giật kiểu Phường nhận thiếu sót trong vụ thu giữ nội quy quán bún bò 'bá đạo' và chụp cái mũ "bá đạo" vô tội vạ cho một cơ sở kinh doanh lương thiện - dù rất nghèo, chỉ là 1 quán bên đường thì đó là một cách giựt tít vô trách nhiệm và... hơi lưu manh.


Lũ rút, còn lại nỗi đau

Theo NLĐO-28/03/2015 23:40

Mưa lũ trái mùa trong 2 ngày qua khiến nhiều cánh đồng lúa đang thời làm đòng ở miền Trung bị ngập nặng trong biển nước

Theo số liệu thống kê ban đầu của tỉnh Quảng Nam, đợt mưa lũ trái mùa trong những ngày qua gây thiệt hại gần 82 tỉ đồng.
Nông dân huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam thiệt hại nặng do dưa hấu ngập úng 
Ảnh: TRẦN THƯỜNG
Nông dân huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam thiệt hại nặng do dưa hấu ngập úng Ảnh:TRẦN THƯỜNG
Sau 3 ngày mưa lớn, đến sáng 28-3, nước lũ tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam rút dần. Hàng trăm hộ dân ngậm ngùi vớt những trái dưa hấu chín căng mọng nhưng bị úng về cho bò ăn. Tại khu vực thôn Mỹ Thuận, xã Đại Nghĩa, hàng chục hộ dân chèo ghe vượt sông Vu Gia ra cánh đồng dưa của gia đình mình. Chứng kiến thành quả lao động mấy tháng qua bị lũ nhấn chìm, nhiều nông dân không khỏi bần thần.
Ông Phạm Nhân (ngụ thôn Mỹ Thuận, xã Đại Nghĩa) cho biết ông đã sống ở đây mấy chục năm nhưng chưa bao giờ chứng kiến một trận lũ bất thường xảy ra vào tháng 2 âm lịch như năm nay. Ruộng dưa của gia đình ông và nhiều người khác hiện đã bước vào giai đoạn thu hoạch. Thương lái cũng đã đến đặt cọc giá từ 3.000 đến 4.000 đồng/kg nhưng nay đã hư hỏng hết đành phải trả lại tiền. “Hơn 100 triệu đồng xem như mất trắng. Dưa hấu mà ngâm nước thì ruột thối hết, không thể bán được nữa! Tiếc công, tiếc của nên mới vớt về để cho bò ăn. Giờ không biết bao nhiêu chi phí, phân tro phải trả như thế nào đây” - ông Nhân chua xót.
Không chỉ người trồng dưa hấu, nhiều nông dân trồng cây thuốc lá, bí đỏ, đu đủ ở huyện Đại Lộc cũng điêu đứng trong đợt lũ này. Ông Nguyễn Đình Cảo (73 tuổi; ngụ thôn Mỹ Thuận, xã Đại Nghĩa) cho biết vườn đu đủ 4 sào sắp ra quả của gia đình ông bị ngập nước, nay mai nắng lên sẽ thối thân và chết sạch. Ước tính thiệt hại khoảng 20 triệu đồng.
Trong đợt lũ này, ngoài huyện Đại Lộc, nhiều diện tích lúa và hoa màu ở các huyện Thăng Bình, Phú Ninh, Nông Sơn, Quế Sơn cũng ngập nặng. Theo thống kê sơ bộ, tính đến chiều 28-3, tổng diện tích lúa bị hư hỏng hoàn toàn do đợt lũ lần này lên đến 130 ha, hơn 2.700 ha lúa bị ngập nước, ngã đổ, 1.500 ha hoa màu bị thiệt hại. Tổng giá trị thiệt hại ước tính gần 82 tỉ đồng.
Đến chiều 28-3, toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế còn trên 2.485 ha lúa, 123 ha hoa màu bị ngập. Tại huyện Phong Điền, để hạn chế thiệt hại, địa phương này cho mở toàn bộ 70 cửa cống thoát lũ ở đập Cửa Lác. Huyện Quảng Điền cũng mở toàn bộ các cống trên đê ICCO, đồng thời phá con đập ngăn sông Tây Thành (nhánh sông Bồ) chảy qua xã Quảng Thành để thoát nước.
Ông Hồ Quang Minh, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền, cho biết hiện mới cứu được 300 ha lúa hè thu, trên 900 ha còn lại ở các xã Quảng Thọ, Quảng Thành và thị trấn Sịa vẫn đang ngập nặng và nguy cơ mất trắng là rất cao.
Quang Vinh - Quang Nhật

Bauxite Tây Nguyên lỗ “khủng”?

Theo NLĐO-28/03/2015 23:39

Theo tính toán của chuyên gia, trong năm 2015, 2 nhà máy bauxite Nhân Cơ và Tân Rai lỗ khoảng 37,4 triệu USD

Ngày 28-3, tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pan Nature) tổ chức tọa đàm về dự án khai thác bauxite Tây Nguyên. Buổi tọa đàm bất ngờ được hâm nóng bởi một nghiên cứu chỉ rõ những sai lầm ở dự án này của một “cựu binh” Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin - chủ đầu tư dự án khai thác bauxite Tây Nguyên).
Quá nhiều bất thường
Người cất công nghiên cứu dự án này là TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc New Technology Solutions Vietnam, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Vinacomin.
Một góc Nhà máy Alumin Nhân Cơ ở Đắk NôngẢnh: Cao Nguyên
Một góc Nhà máy Alumin Nhân Cơ ở Đắk Nông Ảnh: Cao Nguyên
Ông Sơn cho biết nhà thầu Trung Quốc chỉ có kinh nghiệm làm alumina từ bauxite chứa diaspore có hàm lượng Al2O3 tới 84,98% (đứng thứ 2 chỉ sau corundum), trong khi bauxite Tây Nguyên thuộc loại chứa gibbsite có hàm lượng Al2O3 65,4% (đứng thứ 5). Nói cách khác, nhà thầu chỉ có kinh nghiệm làm alumina từ loại bauxite dễ làm hơn (hàm lượng Al2O3 cao hơn) so với bauxite Tây Nguyên. “Kết quả xem xét các thông số thiết kế trên đây cho thấy nhà thầu chưa có kinh nghiệm về gibbsite. Như vậy, theo Luật Đấu thầu, lẽ ra nhà thầu Trung Quốc bị loại ra ngay từ bước xét thầu đầu tiên theo tiêu chuẩn kinh nghiệm của nhà thầu” - ông Sơn thẳng thắn.
Theo ông Sơn, kể cả phân xưởng tuyển rửa quặng bauxite nguyên khai do các nhà thầu Việt Nam thực hiện cũng mắc sai lầm khi “copy-paste” công nghệ của Trung Quốc, vốn chỉ phù hợp với loại bauxite có trọng lượng riêng (specific gravity) dễ tuyển (=3,4 tấn/m3). Trong khi đó, bauxite của Tây Nguyên có trọng lượng riêng nhỏ (<2,3 tấn/m3) thuộc loại khó tuyển hơn nhiều. Thực tế cho thấy Vinacomin đã phải “đánh vật” với phân xưởng tuyển và chỉ khắc phục được nhờ có ý kiến của các chuyên gia tư vấn bên thứ 3 (Ấn Độ). “Thực ra, Vinacomin không cần thiết phải cậy nhờ chuyên gia nước ngoài để xử lý nếu chỉ cần khiêm tốn hỏi người nhà” - ông Sơn chia sẻ.
Nội dung đáng chú ý khác, theo ông Sơn, alumina là một dự án mới, có liên quan đến nhiều lĩnh vực, điều kiện triển khai phức tạp. Để chọn được đối tác triển khai dự án có hiệu quả, chủ đầu tư phải chuẩn bị rất kỹ “đầu bài” (thuê các cơ quan tư vấn có kinh nghiệm soạn thảo hồ sơ mời thầu); có kinh nghiệm tổ chức đấu thầu; kinh nghiệm và trình độ giám sát nhà thầu, mà việc này ở Việt Nam đến nay không có bất kỳ cơ quan tư vấn nào đáp ứng được. “Vinacomin đã không chọn các nhà thầu tư vấn có kinh nghiệm mà chỉ chọn tư vấn theo tiêu chí “nội lực” và tiêu chí “đang không có việc làm”. Về mặt luật pháp, việc chủ đầu tư bỏ qua giai đoạn đấu thầu quốc tế rộng rãi để chọn nhà thầu tư vấn là sai lầm không thể chấp nhận” - ông Sơn nhấn mạnh.
Sập bẫy giá thầu rẻ
Đưa ra hàng loạt “con số biết nói”, ông Nguyễn Thành Sơn “bóc tách” phụ lục trong hợp đồng EPC số 1/TKV-CHALIECO ký giữa Vinacomin và nhà thầu Chalieco ngày 14-7-2008 của dự án Tân Rai. Phụ lục này ghi rõ cam kết của nhà thầu chỉ có 630.000 tấn/năm, giảm 20.000 tấn/năm so với công bố của Vinacomin. Với giá trị 20.000 tấn/năm, tính theo mức đầu tư bình quân 1.000 USD/tấn thì mức thiệt hại lên tới 20 triệu USD; doanh thu hằng năm giảm khoảng 5 triệu USD.
Theo công bố của Vinacomin, năm 2015, cả 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ sẽ sản xuất được 660.000 tấn, tổng doanh thu trên 4.900 tỉ đồng; giá bán khoảng 7,4 triệu đồng/tấn, tức 346 USD/tấn. Ông Sơn tính toán: “Cứ cho chi phí từ năm 2013 không tăng, chỉ cộng thêm chi phí vận tải, khấu hao thì giá thành phải là 8,6 triệu đồng/tấn, khoảng 403 USD/tấn, lỗ 56,7 USD/tấn. Nếu công suất đạt thấp hơn thì lỗ sẽ lớn hơn. Như vậy, tổng lỗ năm 2015 nếu sản xuất đủ 660.000 tấn sẽ khoảng 37,4 triệu USD”.
Ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng Ban Alumin Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam, cho rằng nhà thầu Trung Quốc chào giá thấp nhưng khi được chọn, ký hợp đồng thì giá hợp đồng lại tăng lên. “Nguyên Chủ tịch Vinacomin, ông Đoàn Văn Kiển, từng giải thích giá bỏ thầu của nhà thầu chưa tính đến thiết bị dự phòng. Đây mới chính là bẫy của nhà thầu” - ông Ban nói.
 Bauxite Tây Nguyên lỗ “khủng”?
Nhóm phóng viên

PICS - Hà Nội Xuống Đường Biểu Tình Phản Đối Chặt Phá Cây Xanh 29/3/2015




Source FB:  https://www.facebook.com/lavietdung


































Các bạn Hà Nội đã bắt đầu tuần hành, đông nhưng sau bị phân tán thành 2 nhóm.
Fb messenger save hình hổng được ta, phải chụp lại màn hình.
Ảnh : Một công dân Hà Nội