Monday, December 29, 2014

Buôn lậu từ Trung Quốc làm đổ vỡ sản xuất trong nước

(Baodatviet) - Tình trạng buôn lậu “ngày càng phổ biến” từ Trung Quốc về Việt Nam đang “làm đổ vỡ sản xuất trong nước".

Báo cáo, do Trung tâm WTO thuộc VCCI thực hiện, khẳng định: “Việc nhiều sản phẩm tiêu dùng trong nước sản xuất được, nhưng lại bị sản phẩm cùng loại nhập lậu tràn lan, với chất lượng thấp từ biên giới là nguyên nhân phá hoại, “làm đổ vỡ sản xuất trong nước.”

Những hệ lụy mà Việt Nam phải chịu là Chính phủ thất thu nguồn thuế từ hàng hóa nhập khẩu; và làm giảm đáng kể hiệu quả kiểm soát chất lượng hàng hóa và các chính sách quản lý đối với các sản phẩm hạn chế/cấm xuất-nhập khẩu.

Buôn lậu thuốc lá
Buôn lậu thuốc lá

Điều này ảnh hưởng tới các lợi ích công cộng quan trọng như môi trường, an ninh, tính mạng sức khỏe, hiệu quả sản xuất...

Hơn nữa, tình trạng buôn lậu công khai trong một thời gian dài còn là điều kiện nuôi dưỡng các phương thức kinh doanh chụp giật, không chuyên nghiệp, thiếu bền vững, thói quen coi thường pháp luật của một bộ phận thương nhân cũng như làm hỏng một bộ phận cán bộ Nhà nước, tạo điều kiện cho tham nhũng, khiến cho các doanh nghiệp nội địa làm ăn chân chính bị thiệt hại nặng nề, thậm chí không thể cạnh tranh nổi.

TBKTSG dẫn số liệu thống kê xuất nhập khẩu qua biên giới của Việt Nam và Trung Quốc luôn có sự chênh lệch, trong đó số liệu phía Trung Quốc thường cao hơn số liệu do Việt Nam thu thập, phản ánh tình trạng buôn lậu ngoài tầm kiểm soát của phía Việt Nam.

Ví dụ năm 2012, Việt Nam thống kê nhập khẩu từ Trung Quốc 28,8 tỉ đô la Mỹ, trong khi số liệu của Trung Quốc là 34 tỉ, cao hơn 18% so với số liệu của Việt Nam.

Trong khi đó, số liệu của Việt Nam về xuất khẩu sang nước này là 12,8 tỉ đô la Mỹ, trong khi Trung Quốc lại ghi nhận số liệu là 16,2 tỉ, cao hơn 26,6% so với số liệu của Việt Nam.

Báo cáo phân tích, nguyên nhân của sự chênh lệch này xuất phát từ lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lậu qua biên giới không được khai báo và trốn thuế. Số liệu chênh lệch lớn tới 20%-25% tổng thương mại cho thấy hiện tượng buôn lậu đang đang diễn biến phức tạp.

“Việc kiếm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu hiện đang quá lỏng lẻo, khiến nhiều sản phẩm chất lượng kém được nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam, gây thiệt hại cho người tiêu dùng,” báo cáo khẳng định.

67.823 doanh nghiệp phá sản, tạm ngừng sản xuất

Tại một báo cáo khác, số liệu thống kê cho biết, năm 2014 cả nước có 67.823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký, bao gồm 9.501 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể, giảm 3,2% so với năm trước.

Phần lớn số lượng doanh nghiệp giải thể là những doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng; 58.322 doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động, tăng 14,5% so với năm trước.

Trong đó, 11.723 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, 46599 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký, Tổng cục Thống kê phân tích thêm.

Tổng số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm 2014 là 1027,9 nghìn tỷ đồng, bao gồm 595,7 nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 432,2 nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp thay đổi tăng vốn, thông cáo cụ thể thêm.

Thứ Ba, 30/12/2014 07:32
An An (tổng hợp)

Dân bao vây, đánh trọng thương công an lạm quyền

ĐẮK NÔNG (NV) - Lại vừa có 3 trong số 5 cảnh sát giao thông của Công An huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông bị dân vây, đánh trọng thương, khi họ tập trung để phản kháng, chống cảnh sát giao thông lạm quyền. 


Dân vây cảnh sát giao thông ở thành phố Kon Tum hồi tháng 7. Đây là một trong hàng trăm vụ dân vây cảnh sát diễn ra trong năm nay. (Hình: Đất Việt)

Vài tờ báo ở Việt Nam vừa chỉ trích hai thanh niên ở xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, gọi họ là “côn đồ” bởi đã kháng cự, không chấp nhận chuyện để một nhóm cảnh sát giao thông thu giữ xe của họ với lý do “vi phạm giao thông.” Những người này đánh trọng thương một thượng úy, một trung úy và một trung sĩ cảnh sát giao thông, cưỡng đoạt 1.8 triệu đồng của cảnh sát giao thông...

Tin tường thuật về sự kiện vừa kể gián tiếp cho thấy, dân chúng lại vừa phản kháng việc cảnh sát giao thông lạm quyền.

Trong tin, “Ba cảnh sát giao thông bị hai tên côn đồ đánh nhập viện, cưỡng đoạt 1,8 triệu đồng,” vài tờ báo ở Việt Nam cho biết, chiều 21 tháng 12, hai thanh niên ngụ ở xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã “chửi bới, quấy rối” một “Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông với năm cán bộ, chiến sĩ của Công An huyện Tuy Đức đang làm nhiệm vụ,” phản đối chuyện bị tạm giữ xe vì “vi phạm giao thông.”

Những tờ báo này cho biết hai thanh niên vừa kể đã “hô hào, kích động một số người dân chống đối, yêu cầu trả lại xe bị tạm giữ” khiến nhóm cảnh sát giao thông “phải rút về xe tuần tra, chờ Công An huyện Tuy Đức đến giải cứu.”

Tin tường thuật về vụ phản kháng vừa kể cho biết là sau đó đám đông còn phản kháng chuyện “cảnh sát đánh dân” và dù các thành viên của “Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông” đã giải thích nhưng đám đông “không hiểu, nên hùa theo hai đối tượng” và “càng lúc càng hung hăng hơn.”

Một số tờ báo đưa tin về vụ phản kháng ở Tuy Đức kể thêm, “Một số đối tượng đã leo lên xe tuần tra của cảnh sát giao thông lấy lại hai chiếc xe tang vật bị tạm giữ rồi mang đi. Trước tình thế khẩn cấp, Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông' cho một chiến sĩ cảnh sát giao thông điều khiển xe chở tang vật đi nơi khác. Tuy nhiên, nhóm người này tiếp tục đuổi theo chặn xe rồi xông vào, dùng hung khí đập kính xe làm các kính xe hư hỏng hoàn toàn.”

Báo chí của chính quyền Việt Nam nói rằng hai thanh niên đã bị Công An huyện Tuy Đức bắt giữ sau vụ phản kháng là “táo tợn” bởi đã “vi phạm giao thông mà còn yêu cầu Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông phải đưa 1,8 triệu thì mới cho xe tuần tra rời khỏi hiện trường.”

Tuy báo chí của chính quyền Việt Nam khẳng định việc yêu cầu đưa 1.8 triệu này là “cưỡng đoạt,” song ở một phần khác trong tin tường thuật về vụ phản kháng này thì lại cho biết, 1.8 triệu là khoản các “đối tượng” đòi cảnh sát giao thông phải bồi thường cho việc làm điện thoại của họ bị hư “trong quá trình giằng co với Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông.”

Báo chí của chính quyền Việt Nam không cho biết tại sao Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông lại chấp nhận trả 1.8 triệu để các “đối tượng rời khỏi hiện trường.”

Báo chí của chính quyền Việt Nam cũng không cho biết, Tổ Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông lấy từ đâu 1.8 triệu để đưa cho các “đối tượng.”

Nhằm chống cảnh sát giao thông mãi lộ. Công an Việt Nam đã cấm cảnh sát giao thông mang theo tiền khi Tuần Tra-Kiểm Soát Giao Thông. Nếu lực lượng chống mãi lộ bắt được cảnh sát giao thông có tiền trong người, tiền đó sẽ bị xem là tiền do mãi lộ mà có.

Tuy đám đông giúp hai thanh niên lấy lại hai chiếc xe hai bánh gắn máy bị tạm giữ và đánh ba trong số năm cảnh sát giao thông trọng thương nhưng Công An huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông vẫn cáo buộc hai thanh niên đã phản đối cảnh sát giao thông tạm giữ xe của họ là “chống người thi hành công vụ,” “cướp tang vật” và “cưỡng đoạt tài sản.” (G.Đ)
12-28-2014 5:54:45 PM

Khép năm cũ lại, bước qua năm mới

Mùa Hè năm 2013, tôi gặp nhà báo Bùi Tín ở Paris, được biết ông đã trên 80 tuổi, đi lại bình thường, đầu óc minh mẫn. Ông viết khỏe, là cây bút thường xuyên trên VOA Blog.

Tôi hỏi thăm, chúc sức khỏe ông, ông cười và nói: “Phải sống thi với Cộng Sản Việt Nam chứ!” Tôi buông một câu (hơi bị chua chát) làm ông mất hứng “Nếu vậy thì bác thua là cái chắc!”

Có lẽ tâm lý người già thường hy vọng và lạc quan. Khi chiến dịch vận động UPR (Universal Periodic Review) được người Việt hải ngoại kết hợp với một số blogger trong nước thực hiện rầm rộ ở Washintong DC va ở Thụy Sĩ, trong một bài viết nhà báo Bùi Tín cho đây là một bước ngoặt quan trọng trong việc thể hiện quyền con người và cho rằng năm 2014 sẽ có những đột biến cho lộ trình cho tự do và dân chủ.

Ðọc bài viết, tôi chỉ mỉm cười vì không quen có cái nhìn của một người đeo kính màu hồng mà thường đánh giá mọi vấn đề với con mắt thực tế.

Trong bài “Ðẩy năm cũ qua đi” trên báo Người Việt cuối năm 2013 sau khi phân tích tổng hợp các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam hiện tại, tôi đã viết:

“Tập đoàn cai trị cộng sản vẫn tiếp tục ngự trị, mà xem chừng còn lâu. Vẫn là xã hội thụ động và nhẫn nhục ấy của 90 triệu người. Trái đất vẫn quay đều. Dân chủ và nhân quyền dường như không có chỗ trên vùng đất Việt Nam này. Mà có vẻ đa số cũng chả hiểu thế nào là dân chủ và nhân quyền, nên không có nhu cầu muốn thay đổi để đời sống tốt đẹp hơn. Vẫn cứ ngu ngốc nghĩ rằng, nếu không có đảng thì làm gì có ngày nay!

Ðẩy năm cũ qua đi với những nghĩ suy và trăn trở. Sẽ chẳng có một cuộc cách mạng dân chủ nào trong năm 2014. Các hoạt động dân chủ, nhân quyền có thể còn bị trấn áp tệ hại hơn. Ðây là một thách thức mà chúng ta sẽ đối diện trong cuộc tranh đấu còn lâu dài này.”

Năm 2014 vừa qua nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều thách thức. Giá dầu trượt dốc làm nguồn thu ngân sách từ xuất cảng dầu thô (khoảng 8 triệu tấn) cũng giảm theo. Dự kiến bội chi ngân sách năm 2015 là 5% chắc chắn sẽ phải tăng lên, khi một đồng USD giá dầu giảm, ngân sách nhà nước mất 1,000 tỷ đồng.

Trong năm 2014, nợ công theo The Economist là 86.2 tỷ USD trong ngày 25 tháng 12, tăng 10.3% so với năm 2013 (chiếm 60.3% GDP theo con số chính thức); tổng nợ của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã vượt 1.5 triệu tỷ đồng (không được tính hết vào nợ công), trong đó nợ khó đòi là 10,329 tỷ đồng; Theo cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's thì nợ xấu Việt Nam ít nhất phải chiếm 15% tổng dư nợ.

Tuy nhiên so với các nước trong khu vực Ðông Nam Á nợ bình quân Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, chưa phải là yếu tố có thể làm sụp đổ nền kinh tế. Người ta vẫn có cách xoay xở, giật gấu vá vai như vay nợ mới trả nợ cũ, hoặc phát hành trái phiếu quốc tế, tức là cũng một phương thức vay nợ nhưng kéo theo nguy cơ lạm phát.

Trong khi đó, kiều hối tăng dần qua từng năm, năm 2008 đạt 6.81 tỉ USD, 2 năm sau tăng lên 8.26 tỷ USD, năm 2012 tăng lên 10 tỉ và năm 2013 - 11 tỉ USD, năm 2014 khoảng 12 tỷ. Tiền tươi thóc thật tự dưng chảy về Việt Nam (từ Mỹ chiếm gần 2/3). Khoản tiền này vượt cả số tiền xuất cảng dầu mỏ trong một năm, là nguồn vốn lớn thứ hai tại Việt Nam (sau vốn FDI), lớn hơn cả vốn ODA đã giải ngân. Với tổng lượng kiều hối 90-100 tỷ USD trong 25 năm qua, dòng tiền viện trợ không hoàn lại này trở thành một nguồn tài chính dồi dào cứu cánh cho chế độ

Năm 2014, nhà cầm quyền đã trả tự do trước thời hạn cho một loạt tù nhân lương tâm, nhưng một số vừa ra tù thì qua đời vì bệnh tật hiểm nghèo như trường hợp thầy giáo Ðinh Ðăng Ðịnh hay bị nhiễm HIV như anh Huỳnh Anh Trí. Một số người khác, đáng kể là Ðỗ Thị Minh Hạnh, Vi Ðức Hồi, Cù Huy Hà Vũ, Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải được trả tự do dường như là kết quả của việc Quốc Hội Mỹ nới lỏng cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Ðộng thái này của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã khiến nhiều quan chức Mỹ và phương Tây vội vã nhận định “Việt Nam có tiến bộ về nhân quyền.” Tuy nhiên họ đã nhầm to! Nhà tù nhanh chóng “thu nạp” thêm các thành viên mới: blogger “Anh Ba Sàm” Nguyễn Hữu Vinh, blogger “Người Lót Gạch” Hồng Lê Nhật và blogger “Quê Choa” Nguyễn Quang Lập. Thủ thuật và mánh lới của nhà cầm quyền không mảy may thay đổi. Vẫn là sự láu cá, dối trá, tráo trở nhằm đạt được mục đích. Một sự đổi chác không hơn không kém!

Trong ngày 21 tháng 12 năm 2014, làm việc với lãnh đạo Bộ Công An về kết quả công tác năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ 2015, ông Nguyễn Tấn Dũng nói rằng, “Bước sang năm 2015, lực lượng công an toàn quốc sẽ tiếp tục nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm; không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; bảo vệ tuyệt đối an toàn đại hội đảng các cấp tiến tới đại hội lần thứ XII của đảng và các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước.”

Tất cả những điều trên cho thấy sự đàn áp những tiếng nói dân chủ và nhân quyền sẽ gia tăng thô bạo hơn trong năm 2015.

Trong khi đó, xã hội Việt Nam bế tắc, chết lâm sàng về ý thức phản kháng chính trị. Dù đâu đó có sự bất mãn của người dân về chủ trương, chính sách của đảng Cộng Sản Việt Nam, nhưng đa số cam phận, lèo lái để sống trong văn hóa sợ hãi, nô lệ và ngu dốt.

Một số ít cá nhân tham gia vào các hoạt động tranh đấu dân chủ và nhân quyền nhưng phạm vi hạn hẹp và gặp muôn vàn trở ngại vì sự trấn áp và kiểm soát của nhà cầm quyền.

Vẫn còn những cảnh thanh niên phấn khích đổ xô đi đón sao Hàn; hàng trăm ngàn người chen lấn, đạp lên nhau đi xem khu du lịch Ðại Nam miễn phí; hàng ngàn thanh niên cầm ảnh Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đổ xô ra đường hò hét như bị động kinh sau một trận thắng bóng đá của một giải khu vực...

Dân chúng có thể ào ạt xuống đường vì được xem, được ăn miễn phí, vì tự sướng, nhưng vì quyền được sống dễ thở hơn, tự do hơn - thì không! Nảy sinh ra một phong trào tranh đấu rộng lớn trong một xã hội này quả thật là khó khăn như tuyết rơi trên sa mạc.

Năm 2015 sẽ là năm mà trên sân khấu chính trường diễn ra cuộc đấu đá âm thầm nhưng quyết liệt giữa các phe nhóm của đảng Cộng Sản Việt Nam tranh giành quyền lực trong đại hội đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016.

Nguyễn Tấn Dũng còn lắm tham vọng và khôn ngoan trong ứng xử. Những tuyên bố “chống Tàu” hùng hồn của ông ta đã dễ dàng làm xúc động những người nhẹ dạ, cả tin. Trong 8 năm đứng đầu chính phủ vừa qua, chính sách của ông ta đã đẩy sâu nền kinh tế Việt Nam vào vòng kìm kẹp của Trung Quốc và tạo nguy cơ về an ninh quốc phòng. Ông ta cũng ý thức được rằng, nếu không có sự ủng hộ của Trung Quốc, khó có thể tiến xa hơn, khi tuổi đã chạm mức 65. Có thể đặc cách về tuổi tác ở vai trò tổng bí thư là khả năng dễ xảy ra. Và chiếc ghế thủ tướng sẽ thuộc về Nguyễn Văn Bình, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, một tay trong băng nhóm lợi ích cùng với Nguyễn Tấn Dũng khuấy đảo khu vực tài chính-ngân hàng.

Nếu sự sắp xếp này không thành, Nguyễn Tấn Dũng sẽ nghỉ và lui về với chức vị “thái thượng hoàng,” ngồi giật dây các thân hữu trong nội các mới sau hội trường. Và như thế, có thể Lê Hồng Anh sẽ giữ chức tổng bí thư. Trong trường hợp này, khả năng chủ tịch nước sẽ là Phùng Quang Thanh, thủ tướng là Trần Ðại Quang và chủ tịch Quốc Hội là Ðinh Thế Huynh. Nguyên một dàn có khuynh hướng phò Bắc Kinh.

Ðại hội đảng chỉ là một cái mốc để các phe nhóm chuyển đổi vị trị quyền lực, phe nào mạnh, nắm được công an và quân đội sẽ nắm thế thượng phong.

Tuy nhiên, ai lên cũng thế. Hệ thống chính trị độc quyền này còn thì đất nước còn tăm tối và lệ thuộc Trung Quốc. Con bệnh tham nhũng sẽ tiếp tục làm kiệt quệ tiềm năng phát triển của dân tộc.

Khép lại một năm cũ ảm đạm 2014, bước qua năm mới 2015 chẳng hứa hẹn điều gì khả quan, dù vậy, tôi vẫn chúc tất cả bạn đọc an lành, may mắn và hạnh phúc!
Theo Người Việt-12-29-2014 7:13:31 PM
Lê Diễn Ðức

Câu chuyện cuối năm 2014

Cuối năm 2014, chánh quyền Cộng Sản Việt Nam đi hai hàng, mặt ngoài đi theo Hoa Kỳ và các nước tự do vùng Thái Bình Dương cùng với Phi Luật Tân đưa Trung Cộng ra tòa án quốc tế ở Haque để giải quyết vấn đề tranh chấp biển Ðông, bên trong chính quyền Cộng Sản Việt Nam đi theo chính sách của chính quyền CSTQ đàn áp các thành phần đối kháng, tự do Dân Chủ Tây Phương không có chỗ đứng trong chế độ Cộng Sản.

Tình trạng đàn áp nhân quyền, bắt giam các nhà viết blog trên mạng lưới như bọ Nguyễn Quang Lập, đưa Bùi Thị Minh Hằng ra tòa và tống xuất Luật Sư Cù Huy Hà Vũ và Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải qua Hoa Kỳ, lên cao giống như cuối năm 2012. Hai năm qua chính sách của CSVN về nhân quyền không đổi. Ðiếu Cày qua Hoa Kỳ được đón tiếp như anh hùng đã cho thấy bộ mặt của CSVN đằng sau những tiến bộ về kinh tế. Với dáng dấp chững chạc và nhã nhặn, Ðiếu Cày con người tranh đấu cho tự do và dân chủ tượng trưng cho giới tranh đấu trong nước đã bị nghi ngờ là “chính ủy” của chính quyền kêu gọi hòa hợp hòa giải quên hận thù trong khi ông chỉ đi theo con đường của Hội Quan Sát Nhân Quyền giống như chủ trương của Liêu Hữu Ba nhà tranh đấu ở Trung Hoa được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 2010 đã viết cuốn sách tựa “Không Kẻ Thù, Không Hận Thù.” Ðiếu Cày đã được CSVN phóng thích nhờ sự can thiệp tích cực của Hội Ân Xá quốc tế. Tiếng nói của Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải rồi cũng sẽ như những tiếng nói đối kháng khác, tắt dần như những người bị trục xuất ra khỏi quê hương như Ngụy Kinh Sinh và những nhà lãnh đạo phong trào Bức Tường Dân Chủ ở Bắc Kinh 1978.

Từ ngày ông Aryyeh Neier giám đốc sáng lập Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Right Watch, HRW) từ chức vào tháng 6 năm 2012, các thành viên của hội ở các nước Trung Hoa, Việt Nam, Phi Châu vẫn tiếp tục đi con đường tranh đấu minh bạch của hội khác với chính sách bưng bít của các chính quyền độc tài. Tổ chức quan niệm một xã hội cởi mở, xây dựng nền tảng hạ tầng kiến trúc cho hoạt động nhân quyền từ Ðông Âu, Xô Viết, Phi Châu, Á Châu từ thời chiến tranh lạnh. Thử thách của tổ chức là những kỳ thị bất công, độc tài dưới bất cứ hình thức nào cùng những phương pháp đàn áp của các chính quyền từ tù đày, tra tấn, đàn áp đối lập. Trong 50 năm qua hội đã đóng góp vào việc chấm dứt Chiến Tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Xô Viết, hội đã và đang tiếp tục đương đầu với ý thức hệ Cộng Sản nhờ vậy hội đã giúp phần vào việc xây dựng dân chủ của các quốc gia hậu Cộng Sản Ðông Âu và Châu Mỹ La Tinh. Hội cũng can thiệp vào những vấn đề nhân quyền ở Hoa Kỳ một quốc gia đặt nhân quyền lên hàng đầu từ thời Tổng Thống Jimmy Carter.

Nhân quyền đã thắng sức mạnh của các chính quyền độc tài nhờ sức mạnh toàn cầu hóa qua các mạng lưới nhân quyền. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International, A.I) đi song song với Hội Quan Sát Nhân Quyền theo tôn chỉ bất bạo động, hội gởi thơ đến các chính quyền yêu cầu can thiệp cho từng cá nhân, từng trường hợp như trường hợp của Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải gần đây.

Hội Quan Sát Nhân Quyền không chỉ bảo vệ nhân quyền theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc mà còn lấn qua Dân quyền như họ đã can thiệp vào dân quyền cho những người da đen ở Hoa Kỳ. Nhờ Hội Quan Sát Nhân Quyền HRW mà Ðông Âu có Hiệp ước Helsinski đưa đến Hiến Chương 77 với tác giả là Vaclav Havel cựu Tổng Thống Tiệp Khắc cựu tù nhân Cộng Sản, nhà văn phản kháng đã chủ trương sức mạnh của tù nhân, của những người bị chế độ Cộng Sản đàn áp là “sức mạnh của những người không quyền lực,” sức mạnh của những người tay không, không súng đạn đã đánh đổ “Ðế quốc quỷ Xô Viết” năm 1991, giải phóng các quốc gia Cộng Sản Ðông Âu. Sức mạnh ấy đằng sau bức tường Dân Chủ nhưng bị đứng lại tạm thời sau biến cố Thiên An Môn.

Cộng Sản TQ và CSVN đã cấm mạng lưới thông tin, cấm tự do ngôn luận, cấm tự do phát biểu được ghi lại trong hiến chương Liên Hiệp Quốc với lý luận ý tưởng nhân quyền là lý tưởng của nền văn minh Tây Phương. “Bức tường dân chủ” năm 1978 và những tranh đấu ở Trung Hoa và Việt Nam từ đó là những tranh đấu của những người sống dưới chế độ Cộng Sản độc tài. Ý kiến của “bức tường dân chủ” là ý niệm dân chủ của Trung Hoa với chữ Nhân trên 5000 năm trong nền triết học Khổng Mạnh với Mạnh Tử xem “dân là trọng.” Giáo dục dân không phải chỉ nuôi ăn như nuôi súc vật, đánh đập đàn áp khi dân không vâng lệnh.

Ðược sống trong một nước tự do dân chủ như Hoa Kỳ vẫn là một ước muốn của đa số người dân trên các quốc gia đang phát triển trên thế giới kể cả Trung Hoa một cường quốc đang lên. Sau thế chiến thứ hai các nước chậm tiến đã đồng lòng ký hiệp ước nhân quyền Liên Hiệp Quốc để đi theo con đường tiến bộ và vào vòng trật tự của thế giới. Ảnh hưởng của các quốc gia kỹ nghệ Tây Phương rất mạnh trên sự phát triển và trong các chương trình kinh tế hậu chiến các quốc gia thứ ba phải ký hiệp định để không bị xem là các quốc gia bị cộng đồng thế giới ruồng bỏ. Ðến đầu thế kỷ thứ 21 các quốc gia nhỏ lại có một lựa chọn khác vì Trung Hoa đang lên. Thay vì nhìn về Phương Tây các chính quyền Phi Châu cũng như Việt Nam, Bắc Hàn v.v... nhìn về Phương Ðông, một “Ðông Phương Hồng” với mô hình Trung Quốc. Các quốc gia này nhận tiền đầu tư của chính quyền CSTQ mà không bị ràng buộc phải tôn trọng nhân quyền. Trung Cộng và Việt Nam đã thách thức sự đòi hỏi của mô hình dân chủ Tây Phương trong đó Dân Chủ là điều kiện cần phải có để phát triển kinh tế như chương trình Marshall cho Ðức sau Thế Chiến Thứ Hai.

Sau cơn khủng hoảng thị trường chứng khoán năm 2008, Trung Cộng càng có lý do ngạo mạn về mô hình của họ. Nhờ kinh tế chỉ huy mà Trung Hoa thịnh vượng và có nền kinh tế sắp qua mặt Hoa Kỳ trong năm 2015, dựa theo con số tổng sản lượng quốc gia GDP, Trung Hoa qua mặt Hoa Kỳ, mười năm sớm hơn các nhà kinh tế gia tiên liệu. Hoa Kỳ vẫn giữ vai trò siêu cường quốc duy nhất, quân đội mạnh nhất với nhiều căn cứ quân sự khắp thế giới, chi tiêu quốc phòng của Hoa Kỳ bằng tổng số chi tiêu của 10 quốc gia mạnh nhất sau Hoa Kỳ cộng lại. Trung Hoa qua mặt Hoa Kỳ nhưng là một quốc gia vô trách nhiệm không nhận lãnh những trách nhiệm của những tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế hoặc vì sợ hay vì bản chất của chế độ CSTQ.

Lịch sử thế giới là một sự biến chuyển không ngừng, hai trăm năm trước sau khi đánh bại Hoàng Ðế Napoleon, Anh Quốc đã lãnh đạo thế giới trong hơn một trăm năm sau đó đến Hoa Kỳ. 45 năm sau Thế Chiến Thứ Hai, Hoa Kỳ và Xô Viết thành hai siêu cường quốc với hai ảnh hưởng khác biệt trên mọi mặt từ ý thức ý tưởng, quan điểm chính trị và kinh tế Cộng Sản Xô Viết sụp đổ, Trung Cộng đang lên về mặt kinh tế nhưng chưa cho thế giới thấy phát minh, sáng kiến, ý tưởng, viễn kiến về một thế giới mới ngoại trừ chính sách của chế độ ngụy Khổng Tử “Tôn quân” Việt Nam bám theo đuôi “con Rồng Ðỏ Trung Quốc “để đi lên. Con Rồng Việt Nam cũng giống như con Rồng Trung Hoa có hai bộ mặt. Các nhà kinh tế của ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ quốc tế đã khen ngợi Việt Nam là tấm gương cho các nước đang phát triển. Từ năm 1985, hơn hai mươi năm cải tổ kinh tế, kinh tế Việt Nam đang phát triển ở mức 5.4%, tỷ lệ thất nghiệp thấp, dân trí cao 94%, có học chỉ có 6% mù chữ. Nhá báo Anh Owell Jones phỏng vấn đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội được biết con số đối kháng chống chính quyền chỉ có 70 người hầu hết vì lý do tôn giáo. Những người về Việt Nam du lịch cũng khen ngợi các thành phố đẹp khang trang như Ðà Nẵng, Nha Trang.

Câu chuyện Việt Nam bây giờ như “câu chuyện của hai thành phố” của Charles Dickens. Nhà báo Anh khác, ông Bill Hayton qua cuốn “Việt Nam: con rồng nhỏ đang bay lên” trong đó Bill Hayton có cái nhìn giống như Cù Huy Hà Vũ, Ðiếu Cày và những nhà Viết Blog khác. Việt Nam với nền giáo dục suy đồi giả dối, bằng cấp giả. Việt Nam với nền kinh tế quyền lợi năm trong tay con ông cháu cha, “Con cháu các cụ cả.” Việt Nam với nền văn hóa Tàu “con Vua thì được làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa” tệ hơn thời trước năm 1975 với nạn chiếm nhà chiếm đất, tham nhũng và hối lộ.

Những người về Việt Nam du lịch và các nhà báo ca ngợi thành quả kinh tế của CSVN cũng giống như thành phần phản chiến ca ngợi Cộng Sản trong thời kỳ chiến tranh để người Việt miền Nam có câu nói để đời: “Chỉ có người Việt Nam ở Việt Nam mới hiểu được Việt Nam.”

Trong năm 2014, Hoa Kỳ đã bận tay với quân Hồi Giáo quá khích ở Trung Ðông, tranh chấp Palestine và Do Thái kéo dài trong 70 năm, để thế lực Trung Cộng lên tưởng chừng như không cản được. Sức mạnh tài chánh của Hoa Kỳ và Tây Phương cũng bị suy suyển không còn khả năng thay đổi thế giới. Cấm vận không hiệu quả như trước. Khối lượng tiền tệ lớn của thế giới không chỉ qua một con đường duy nhất trên thế giới, Ngân Hàng thế giới dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ.

Ảnh hưởng mô hình Trung Quốc không những chỉ ở Phi Châu, Việt Nam mà còn đến các nước Ðông Âu cựu Cộng Sản. Thủ tướng Hung Gia Lợi Victor Orban lập trường lung lay: “Khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới đã cho thấy sự yếu kém của mô hình dân chủ Tây Phương, hội viên Liên Hiệp Âu Châu không đoàn kết, các cơ quan bất vụ lợi NGO là các cơ quan gián điệp” nghe như là những lời tuyên bố của Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng.

Thế giới trong tháng 12 năm 2014 bỗng nhiên thay đổi, mô hình kinh tế Hoa Kỳ và Tây Phương mạnh, thị trường chứng khoán lên cao trong khi giá dầu giảm xuống nhanh hơn sự tưởng tượng của luật cung và cầu. Nga bị ảnh hưởng mạnh, giá dầu xuống, tiền Nga như tờ giấy lộn, các công ty Hoa Kỳ Apple và GM ngừng buôn bán. Dân Nga không tiền sắm quà Giáng Sinh, nợ bằng tiền Mỹ kim trả bằng tiền Nga dân Nga gánh thảm họa vì TT V. Putin. “gieo gió gặt bão” từ Crimea qua Georgia. TT Putin học bài học kinh tế dầu hỏa giống như trong truyện Hunger Games, phần ba Mockingjay vừa thành phim của Susan Collins: “Panem & Circeysen,” “Bánh Mì và Xiệc” thiếu bánh mì, dân đói, TT Putin không còn sức để làm những trò xiệc ở vùng Bắc Hải. Hoa Kỳ nay chỉ còn đối phó với Hoàng Ðế Tập Cận Bình người đã nói thẳng vào mặt TT Obama không được can thiệp vào nội bộ Trung Cộng vào ngày gặp mặt giữa tháng 11, năm 2014. Tập cận Bình con người kiêu ngạo với vẻ mặt tươi cười đang đánh lừa nhiều người đã tập trung quyền vào tay như Tần Thủy Hoàng. Tuyên bố vẫn đi theo con đường của Mao Trạch Ðông, Chủ Tịch Tập Cận Bình đã phán xét Mao Trạch Ðông đã có lỗi lầm giết hơn 100 triệu người nhưng “công nhiều hơn tội” con đường Mao Trạch Ðông là con đường đúng. Ði theo con đường ấy, thay Cách Mạng Văn Hóa là chiêu bài chống tham nhũng, thanh toán Chu Vĩnh Khang của Tập Cận Bình cho thấy bộ mặt giả dối của họ Tập. Ngày mới lên cầm quyền Tập Cận Bình đã đóng cửa mạng lưới tài chính Bloomberg khi họ công bố gia tài họ Tập hơn 700 triệu Mỹ kim và Thủ Tướng Ôn Gia Bảo cùng gia đình có tài sản hơn 2 tỷ Mỹ kim. Hoàng Ðế Tập Cận Bình đã hành xử như các hoàng đế Trung Hoa trong những chuyện Tàu Tam Quốc Chí với Khổng Minh luôn luôn khuyên “Chó không nên qua mặt chủ!” Ông Chủ Tập Cận Bình đang dạy bầy khuyển trong đảng CSTQ chứ không chống nạn dịch tham nhũng...

Tần Thủy Hoàng của Trung Hoa vào thế kỷ thứ 21, tập trung quyền hành, cai trị độc đoán với chủ đề thống nhất và hòa bình Trung Quốc. Muốn thành Hoàng Ðế, Tập Cận Bình cần học lịch sử từ thời Hoàng Ðế Napoleon đế quốc Pháp. Hai trăm năm trước, Napoleon lên nắm quyền, đế quốc Pháp đe dọa các nước láng giềng, sự hung hãn của Napoleon đã gây ra chống đối và liên minh các nước Âu Châu đã được thành lập năm 1812. Anh đã viện trợ cho các nước láng giềng Ðức, Bồ Ðào Nha, Phổ, Thụy Ðiển và Nga. Napoleon bại trận bị bắt đi đày. Ðức không học được bài học lịch sử qua hai trận thế chiến thứ nhất và thứ hai. Xô Viết lâm vào tình trạng tương tự. Chiến thuật bao vây của thế giới với những kẻ hung hãn do Anh cầm đầu được gọi là cuộc bao vây Anglo-Saxon, chiến thuật ấy tránh đụng độ trực tiếp với kẻ thù hung bạo, giới hạn đối đầu tối đa, muốn giết con thú dữ không gì tốt hơn là dùng những con chó mèo dữ hay những con vật khác nhảy vào cắn càn. Hai cuộc thế chiến cho thấy chiến thuật có hiệu quả. Sau năm 1945, Xô Viết đã đụng độ với liên minh Bắc Ðại Tây Dương tiền thân khối Nato. Khối Nato bao gồm những nước lớn và nước nhỏ, khả năng khác nhau có lúc mạnh lúc yếu, có lúc không đoàn kết nhưng sự trung thành đã đưa đến sự cộng tác thành công thêm vào sự ngoại giao của khối với Hoa Kỳ, Nato đã đánh bại đế quốc Xô Viết.

Trung Cộng đang lên nhanh là một sự đe dọa cho hòa bình thế giới. Quân đội chưa đi mạnh để đấu với Hoa Kỳ nhưng tiềm lực đang lên. TC khoe khoang các chiến đấu cơ sẽ hạ chiến đấu cơ Hoa Kỳ dễ dàng. Hạm đội với hàng không mẫu hạm mới đã phô trương và khiêu khích các nước láng giềng ở Biển Ðông. Chính sách “lưỡi bò” của Trung Cộng ở Biển Ðông giống như lòng dạ Tập Cận Bình muốn “liếm” tất cả các nước láng giềng đã tạo ra một đồng minh Ấn, Nhật, Brunei, Phi Luật Tân, Hoa Kỳ. Nga với những quyền lợi ở Thái Bình Dương có ngày sẽ thay đổi để gia nhập liên minh. Lịch sử cho thấy chiến thuật chiến lược ngắn hạn mạnh hơn chính trị và chính trị bao giờ cũng thay đổi theo quyền lợi. Trung Cộng không thể nào chống đã được với liên hiệp quân sự mới của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Hoàng Ðế Tập Cận Bình đang phạm lỗi của Hoàng Ðế Napoleon và Ðức Quốc Xã.

Tập Cận Bình nhắc nhở dân Trung Hoa mối nhục ngũ cường xâu xé và mới đây là “cuộc cưỡng hiếp Nam Kinh” của Nhật để tạo ra tinh thần quốc gia quá khích, họ Tập tự tin nhưng cũng như Napoleon và Hitler, Tập Cận Bình quên những bài học lịch sử và quên cả câu ngạn ngữ Trung Hoa: “Mãnh hổ nan địch quần hồ!”
Theo Người Việt-12-29- 2014 7:01:19 PM
Việt Nguyên

Những câu chuyện nhỏ cuối năm

Christmas Day và New Year Day là hai ngày lễ lớn, không phải chỉ riêng của nước Mỹ mà gần như của tất cả loài người trên trái đất. Giữa hai ngày lễ này là những ngày nghỉ việc, sum họp gia đình, mua sắm và tặng quà lẫn những lời chúc tụng cho nhau. 


(Hình minh họa: Getty Images)
Hình như ai cũng cảm thấy hạnh phúc, no đủ và phấn khởi trong những ngày này. Hầu hết trong túi ai cũng có tiền, ai cũng có một hai món quà dù nhỏ cho người thân, và cũng được nhận lại vài món quà, một hai tấm thiệp hay ít ra cũng vài câu chúc mừng. Ít có ai tưởng tượng ra rằng trong thời gian này, một người mẹ nghèo, khó khăn không đủ tiền mua một vỉ trứng gà cho con (được xem là món thực phẩm rẻ nhất ở Mỹ) mà phải đi ăn cắp.

Ngạn ngữ Pháp có câu: “Qui vole un oeuf, volera un boeuf” (Nói cho có vần là kẻ nào trộm một quả trứng, sẽ trộm một con bò), và tôi cũng không tin câu ngạn ngữ Anh: “Once a thief, always a thief.” Ăn trộm một lần là ăn trộm cả đời). Tôi nghĩ đời người ta có thể lầm lỡ nhưng không phải ai cũng theo con đường lầm lỡ ấy mãi. Ngày còn bé, tôi nhớ có lần nhón tay lấy của thân phụ tôi đồng bạc đem cho ông “kẹo kéo” đang kêu réo ngoài đường, nhưng từ đó đến nay, cho đến khi bạc tóc, tôi thề chưa hề nhám tay lấy của ai một đồng!

Bây giờ có một bà mẹ nghèo không những ăn cắp một quả trứng mà lấy cắp đến năm quả trứng. Các bạn cũng biết hệ thống siêu thị Dollar General ở miền Đông là một thứ chợ nghèo cũng như loại 99 cents ở California, một vỉ trứng chỉ có $1 mà bà Helen Johnson, 47 tuổi, ở thành phố Birmingham, Alabama, không đủ tiền để mua một vỉ. Bà đã lấy năm quả trứng bỏ vào túi áo khoác và lúc ra cửa, bà đã bị nhân viên an ninh chợ siêu thị giữ lại. Cảnh sát đến. Với tội tiểu hình bà Johnson có thể bị ngồi tù, lập biên bản chờ ngày ra tòa, nhưng thay vì lập biên bản và bắt người phụ nữ đáng thương lên xe, cảnh sát viên William Stacy đã mua một vỉ trứng tặng bà.
Hành động cao thượng của người cảnh sát viên Tarrant County đã được người chủ tiệm ghi lại bằng hình ảnh và gây được sự xúc động, chú ý của hàng triệu người dân trên toàn thế giới. Câu chuyện chưa chấm dứt ở đây, vì hai ngày sau đó, bà run lên vì sợ hãi khi thấy xe cảnh sát đậu trước cửa nhà bà và cảnh sát viên William Stacy xuất hiện, bà thầm nghĩ, “Chết rồi, chắc là chuyện mấy cái trứng gà đây,” trong khi đứa cháu của bà hỏi. “Có phải bà sắp vào tù không?”

Nhưng không, ông William Stacy cùng với các đồng nghiệp đến nhà bà Helen Johnson và trao cho bà hai xe chất đầy thức ăn trong mùa Lễ Giáng Sinh năm nay.

Được một đài truyền hình địa phương phỏng vấn, trong nước mắt ràn rụa, bà Johnson cho biết gia đình bà rất khó khăn, vì vậy, họ luôn phải kiếm ăn từng bữa. Lúc bà đặt chân vào siêu thị Dollar General, mấy đứa cháu của bà ở nhà chỉ có mỗi đứa một lát bánh mì và thức ăn chính chỉ là cereal. Câu chuyện này được người chủ tiệm đặt tên là “feelgoodstoryoftheday.”

Một câu chuyện cảm động khác vừa được loan báo trong bản tin buổi chiều của đài CBS vào ngày 12 Tháng Mười Hai vừa qua, mà chính xướng ngôn viên Scott Pelly đã không ngăn được nước mắt sau khi đọc bản tin. Những người nghèo khó được nhận tiền bất ngờ đã khóc, và nếu sau khi vào link (*) dưới đây để biết câu chuyện ra sao, tôi tin hầu hết các bạn cũng sẽ rơi lệ. Khi những dòng chữ này đến với bạn, chắc đã có hơn 51 triệu lượt người vào facebook để xem câu chuyện.

Từ hơn 10 năm qua, mỗi năm, cứ đến dịp Giáng Sinh, một thương gia ẩn danh ở thành phố Kansas City, Missouri, thường trích ra $100,000 tiền mặt để tặng cho người nghèo. Năm nay, thay vì tự tay phát tiền, ông đã nhờ các nhân viên cảnh sát Jackson County, cũng thuộc thành phố Kansas City, lo việc này. Cảnh sát giao thông nhận nhiệm vụ chạy trên đường phố, chớp đèn, theo sau những chiếc xe đời cũ, trầy trụa, móp méo, ra lệnh người lái xe tấp vào lề. Thay vì giở sổ ra viết giấy phạt, người cảnh sát sẽ giao tặng cho người lái xe tờ giấy $100 như một lời chúc mừng Giáng Sinh của một ông già Noel bí mật! Nhìn phản ứng từ lo sợ phải bị đóng phạt đến kinh ngạc, cảm động khi thấy người cảnh sát trao một tờ giấy $100 cho mình, chúng ta mới thấy đem niềm vui cho người nhận là một hạnh phúc của người cho. Cảnh sát cũng đã nhận tiền của vị hảo tâm này để trao tặng cho những người có vẻ nghèo khổ mà họ nhận ra trong các siêu thị.

Cũng như câu chuyện ở New York trước Giáng Sinh năm 2002, Lawrence DePrimo, một viên cảnh sát ở New York City, trong một đêm giá lạnh, động lòng trắc ẩn khi thấy một người vô gia cư trên hè phố, chân trần, đang ngồi co ro giữa một ngày đông lạnh giá, đã mua cho ông này một đôi giày.

Có lẽ trong tất cả thứ tình, tình người vẫn luôn luôn có chỗ đứng cao quý, bao dung và thương yêu nhất. Trong thế giới của hận thù, giết chóc, tranh chấp, chia rẽ, nhưng câu chuyện đơn giản vừa rồi cũng là những que diêm được đốt lên, cố gắng đem lại một chút ánh sáng và hơi ấm của tình người.

Cuộc sống cũng cho ta những chuyện tình cờ như có bàn tay mầu nhiệm của ai đó sắp đặt như câu chuyện sau đây: Năm 2000, một cô bé tên là Joana, sống tại Manila, Philippines, đã nhận được món quà Giáng Sinh cùng với bức ảnh của cậu bé Tyrel Wolfe, ở Idaho, Mỹ, người gửi quà, qua cuộc trao đổi quốc tế. Hơn 10 năm sau, cô bé người Philippines ngày trước đã đi tìm cái tên Tyrel Wolfe qua Facebook, hai người bắt đầu trò chuyện, kết thân, yêu nhau và quyết định đi đến hôn nhân. Chỉ sau khi từ Mỹ bay đến Manila cử hành hôn lễ, Tyrel mới ngỡ ngàng biết ra, không ngờ người trước mặt mình là cô bé 14 năm về trước mình đã tặng quà.

Trong cuộc đời, nhiễu nhương, gian trá, lừa lọc cũng có những mối tình chung thủy, trong sáng làm cảm động lòng người.

Trong vụ tai nạn lật “xe giường nằm” ở Lào Cai, Việt Nam, ngày 1 Tháng Chín năm nay, chàng trai Phạm Công Trình, 25 tuổi, thoát chết nhưng bạn gái của anh, chị Đỗ Thị Lan, 24 tuổi, bị tử thương. Ngày đưa tang chị Lan về quê ở Bắc Ninh, anh Trình đã xin phép gia đình hai bên được trao nhẫn cưới cho người đã mất để thỏa ước nguyện nên vợ nên chồng.

Sở dĩ tôi nói đến chuyện nhiễu nhương, gian trá, lừa lọc trong cuộc đời này, là ngay trong câu chuyện cảm động trên, khi cô Đỗ Thị Lan tử nạn, có những con kên kên chuyên rỉa xác chết, trong toán cứu cấp hay những người qua đường, đã đánh cắp điện thoại của người chết để đòi anh Trình phải trả tiền chuộc, đó là chưa nói đến tiền bạc và tư trang của những người thiếu may mắn trong tai nạn này.

Chúng tôi cũng vừa đọc được một câu chuyện ở Việt Nam: Một tên cướp giật trên đường phố Sài Gòn đang bị người qua đường truy đuổi. Vì kẹt đường chạy, nên tên cướp đã leo lên vỉa hè định thoát thân, trong lúc một cụ già mù bán vé số đang cầm cây dò đường đang đi ngang trước đầu xe. Thay vì nếu chạy tiếp sẽ tông thẳng vào ông già, tên cướp thắng mạnh xe lại và chấp nhận bị bắt. Mọi người xúm lại bắt thủ phạm cướp giật giao cho công an, nhưng không như mọi lần khi bắt được kẻ gian, không một ai nỡ xuống tay để đánh tên tội phạm này cả. Phải chăng trong con người tội lỗi ấy, còn có “nhất điểm lương tâm?”

Trong mỗi con người ta ai cũng có thiện tâm, nhưng chẳng qua vì sinh lầm trong một xã hội đốn mạt, không như trong những xã hội khác, nơi mà người có thiện tâm được khuyến khích, thán phục, nâng đỡ, thì đây họ còn bị ruồng rẫy, khinh khi và luôn luôn chịu thiệt thòi.

Vào dịp Giáng Sinh và năm mới, xin cầu “bình an dưới thế” không chỉ riêng cho “người thiện tâm” mà với tất cả mọi người! Thế giới này sẽ vĩ đại, đẹp đẽ biết bao nhiêu khi có nhiều câu chuyện nhỏ đầy tính nhân ái như thế!

Theo Người Việt-12-28-2014 2:25:46 PM
Tạp ghi Huy Phương

(*) www.facebook.com/video.php?v=10153003404704073&set=vb.340093714072&type=2&theater

Rúng động Cà Mau: Cả loạt đại gia, sếp lớn bị bắt


Hàng loạt đại gia thuỷ sản và quan chức ngân hàng ở tỉnh Cà Mau bị khởi tố, bắt tạm giam làm rúng động vùng đất cực nam, vựa thuỷ sản của cả nước.

Ngày 24/12, cơ quan CSĐT Bộ Công an triển khai quyết định bắt giam ông Nguyễn Tấn Hải, sinh năm 1962, nguyên GĐ Cty TNHH Chế biến và Xuất nhập khẩu Thuỷ hải sản Việt Hải, về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cty này ở khu công nghiệp Hòa Trung tại huyện Cái Nước, thành lập năm 2008 với vốn điều lệ 15 tỷ đồng và đã vay ngân hàng 120 tỷ đồng, lãi treo 50 tỷ đồng. Hợp đồng vay tiền của ông Hải được cho là tín chấp khống. Cty này đã ngừng hoạt động, hiện còn nợ tiền lương của công nhân.
chiếm-đoạt, tài-sản, đại-gia, thủy-sản, cà-mau, ngân-hàng, bị-bắt, Việt-Hải, Nguyễn-Tấn-Hải
Cả loạt đại gia thủy sản Cà Mau bị bắt
Trước đó, ngày 19/11, cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng triển khai quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Đặng Thị Ngợi, GĐ Xí nghiệp Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Ngọc Sinh về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Xí nghiệp này đặt tại xã Khánh An, huyện U Minh. Cùng tội danh, cơ quan công an đã khởi tố bị can ông Phan Xuân Minh, GĐ Cty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Châu, nay ông Minh đang bỏ trốn. Cty này ở xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước.
Điều tra ban đầu, Xí nghiệp của bà Ngợi và Cty của ông Minh dùng thủ đoạn gian dối gây thiệt hại cho ngân hàng khoảng 700 tỷ đồng. Bà Ngợi mua lại một cơ sở đông lạnh, xây dựng nên xí nghiệp. Dù không hoạt động nhưng từ ngày 3/7 đến 23/9/2009, vay 18 lần với số tiền 300 tỷ đồng và hông trả được. Tổng cộng tiền lãi đến nay đã gần 130 tỷ. Trong khi đó, tài sản của Xí nghiệp chưa đến 100 tỷ đồng. Còn ông Minh vay, cũng không có khả năng thanh toán hơn 170 tỷ đồng.
Liên quan việc cho vay trên, 6 quan chức ngân hàng cũng bị khởi tố bị can về hành vi “vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng”.
Hiện còn nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản khác ở tỉnh Cà Mau vay hàng trăm tỷ đồng đã quá hạn, nợ cả tiền lãi. Đây là hậu quả của một thời ở tỉnh Cà Mau xuất hiện nhiều “đại gia” qua mua bán, xây dựng các cơ sở chế biến thuỷ sản, nay rõ ra là đại gia “tay không làm nên đống nợ”.
Lãnh đạo Hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Cà Mau cho biết, trong số 34 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, có khoảng 1/3 rơi vào tình trạng phá sản mà các ông bà chủ không còn ở Cà Mau.
Theo Tiền phong

PICS : Nhà Việt lọt top 10 công trình nhà ở độc đáo nhất thế giới


Dân trí Ngôi nhà House for Trees (Nhà cây) của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa đã được tạp chí kiến trúc danh tiếng Dezeen bình chọn vào danh sách top 10 công trình nhà ở đẹp và độc đáo nhất thế giới trong năm 2014.

Đây là công trình nhà ở tại quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh được thiết kế nhằm giải quyết vấn đề về ô nhiễm môi trường đô thị và thiếu không gian cây xanh tại các thành phố lớn đông đúc, chật chội như Sài Gòn hay Hà Nội.

Công trình Nhà cây của KTS Võ Trọng Nghĩa
Công trình "Nhà cây" của KTS Võ Trọng Nghĩa

Ý tưởng của ngôi nhà dựa trên những chậu cây xanh, cây cổ thụ được trồng trên mái nhà giúp mang lại không gian xanh cùng với bầu không khí trong lành bao phủ toàn ngôi nhà. Không gian xanh mát làm cho ngôi nhà dường như hòa cùng với thiên nhiên, tạo cảm giác dễ chịu thư giãn cho các thành viên trong gia đình. Đây cũng là công trình đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện xây dựng bằng bê tông cốp pha tre.
Công trình Nhà cây của KTS Võ Trọng nghĩa cũng đã nhận được không ít các giải thưởng quốc tế uy tín trong năm nay như Giải nhất của Giải thưởng Festival Kiến trúc Thế Giới 2014 (World Architecture Festival) hay Giải nhất giải thưởng AR House Award 2014 nhờ thiết kế giải quyết được những vấn đề cấp bách tại các thành phố lớn ở Việt Nam.
Cùng chiêm ngưỡng hình ảnh về công trình House for Trees của KTS Võ Trọng Nghĩa:
PV

PV   
PV
PV
PV
PV
PV
 
PV
PV
PV

PV

Indonesia từ chối để các pháp sư tham gia tìm kiếm QZ8501


Dân trí Tờ Tempo của Indonesia đưa tin, một nhóm pháp sư đã đề nghị hỗ trợ xác định vị trí chiếc máy bay mất tích QZ8501 bằng các phương pháp siêu nhiên. Tuy nhiên, chính quyền Indonesia đã từ chối lời đề nghị này.

Indonesia từ chối để các pháp sư tham gia tìm kiếm QZ8501Pháp sư Mukhti Maarif cho rằng chiếc máy bay QZ8501 bị mất tích đang ở dưới đáy biển, gần đảo Pukau Nangka (khoanh tròn)
Trang Tempo dẫn lời ông Mukhti Maarif, trưởng nhóm các pháp sư ở đảo Belitung, Indonesia thông báo rằng nhóm của ông đang chờ một lời mời chính thức để bắt đầu chiến dịch tìm kiếm bằng khả năng siêu nhiên.
Ông Mukhti Maarif cho hay: “Cần có một lời mời chính thức để tránh sự xuyên tạc về các pháp sư. Cho đến lúc đó, chúng tôi sẽ không tham gia vào công tác tìm kiếm. Tôi muốn khẳng định rằng đội ngũ pháp sư luôn sẵn sàng giúp đỡ tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích”.
Ông Mukhti tuyên bố rằng một cuộc “định vị” siêu nhiên ngắn gọn đã phác thảo sơ lược được vị trí của chiếc QZ8501.
“Chiếc máy bay QZ8501 rơi do một lỗi cơ khí. Tại thời điểm này, chiếc máy bay này nằm gần những rặng san hô ở dưới đáy biển tại khu vực phía đông đảo Pulau Nangka”, ông Mukhti tiết lộ.
Ông Mukhti nói thêm, đội ngũ pháp sư do ông dẫn đầu sẵn sàng làm việc cùng với các chuyên gia sử dụng kỹ thuật tiên tiến để xác định vị trí chính xác của chiếc máy bay AirAsia mất tích.
“Toàn bộ đảo Belitung, cả trên biển, trên không và mặt đất đều bị các thế lực siêu nhiên bao phủ”, pháp sư Mukhti phán.
Ngày 29/12, một phát ngôn viên của Cơ quan tìm kiếm và cứu nạn Indonesia xác nhận đã từ chối đề nghị của nhóm pháp sư vì hành động này là trái với các tiêu chuẩn hoạt động của họ.
Trước đó hôm 28/12, chuyến bay QZ8501, khởi hành từ thành phố Surabaya để tới sân bay Changi, Singapore đã biến mất khỏi màn hình radar chỉ 42 phút sau khi cất cánh.
Vị trí cuối cùng của máy bay AirAsia trước khi mất liên lạc nằm giữa Tanjung Pandan ở tỉnh Bangka Belitung và Pontianak ở tỉnh Tây Kalimantan.
Hiện chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay QZ8501 với sự tham gia của nhiều quốc gia Indonesia, Úc, Singapore, Malaysia và Hàn Quốc vẫn đang được tiến hành.
Thoa Phạm
Theo Tempo

6 máy bay di chuyển cùng độ cao với phi cơ mất tích của AirAsia


Dân trí Theo Cơ quan điều hành bay quốc gia Indonesia (AirNav Indonesia), có 6 máy bay khác di chuyển ở cùng độ cao với chiếc máy bay của hãng hàng không AirAsia vào thời điểm mất tích sáng ngày 28/12 theo giờ địa phương.
 

Hãng thông tấn Antara của Indonesia dẫn lời ông Bambang Cahyono, Phó giám đốc AirNav Indonesia cho biết thông tin trên trong cuộc họp báo ngày 29/12 tại sân bay quốc tế Soekarno-Hatta, thủ đô Jakatar.
Công tác tìm kiếm máy bay Airasia đã bước sang ngày thứ 3
Công tác tìm kiếm máy bay AirAsia đã bước sang ngày thứ 3
Sáu máy bay di chuyển cùng với chiếc máy bay của Airasia thuộc các hãng hàng không Garuda Indonesia, Lion Air và Emirates, ông Bambang cho hay.
Khi ở độ cao khoảng 34.000 feet (hơn 10.000 mét), phi công của máy bay AirAsia đã liên lạc với đài kiểm soát không lưu xin phép nâng độ cao lên 38.000 feet (11.400 mét) để tránh thời tiết xấu. Tuy nhiên, lúc đó, chiếc máy bay của hãng Garuda Indonesia cũng đang ở độ cao 38.000 mét, do vậy, máy bay của AirAsia phải rẽ trái và rồi là mất liên lạc từ đó, ông Bambang nói.
Ông Bambang cũng nói thêm, sau đó nhân viên của đài kiểm soát không lưu đã cố gắng liên lạc với phi công của chuyến bay QZ8501 nhưng không được.
Công tác tìm kiếm chiếc máy bay mất tích QZ8501 đã tiếp tục vào 6h sáng nay 30/12 giờ địa phương. Khoảng 30 tàu và 15 máy bay của Indonesia và các quốc gia trong khu vực đã được huy động trong ngày tìm kiếm thứ 3. Indonesia thậm chí huy động cả ngư dân gần khu vực được cho là chiếc máy bay đã rơi xuống tham gia tìm kiếm.
Theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải Indonesia, vẫn chưa phát hiện thấy dấu vết gì của chiếc máy bay AirAsia mất tích. Vật thể được không quân Úc phát hiện vào ngày 30/12 không phải là của máy bay AirAsia. Đến nay, cũng chưa tìm thấy dấu hiệu về mảnh vỡ từ máy bay được nhìn thấy từ trên không.
Thời tiết trong ngày 30 và 31 tháng 12 được dự đoán là khá thuận lợi cho việc tìm kiếm. Tuy nhiên, sẽ khá bất lợi trong hai ngày 1-2/1/2015 khi những trận mưa to được dự báo sẽ xảy ra.

Minh Việt
Theo Jakatar Post

Mỹ cử tàu chiến tham gia tìm máy bay AirAsia mất tích


Dân trí Hải quân Mỹ thông báo triển khai tàu khu trục USS Sampson đến vùng biển Indonesia để trợ giúp tìm kiếm chuyến bay QZ8501. Trước đó, giới chức Mỹ cho hay Indonesia đề nghị Washington giúp đỡ sau khi lực lượng do Indonesia dẫn đầu không thể tìm thấy chiếc máy bay mất tích.
 

Mỹ cử tàu chiến tham gia tìm máy bay AirAsia mất tíchKhu trục hạm lớp Arleigh Burke DDG-102 USS Sampson được Mỹ cử đến vùng biển Java để hỗ trợ công tác tìm kiếm máy bay QZ8501
Hãng tin CNA cho biết Hải quân Mỹ ngày 30/12 thông báo triển khai tàu khu trục USS Sampson đến vùng biển Indonesia tham gia tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích. Dự kiến, chiếc tàu này sẽ tới hiện trường tìm kiếm chiếc máy bay QZ8501 mất tích trong ngày hôm nay 30/12.
Phát ngôn viên của Lầu Năm Góc John Kirby thông báo rằng: “Chính phủ Mỹ đang tiến hành chuẩn bị, có thể hỗ trợ Indonesia các thiết bị hiện trên không, trên mặt biển và dưới nước. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mức có thể”.
Trước đó, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jeffrey Rathke ngày 29/12 thông báo: “Đại sứ quán của chúng tôi tại Jakarta luôn giữ liên lạc chặt chẽ với giới chức Indonesia. Ngày 29/12, chúng tôi nhận được đề nghị hỗ trợ định vị chiếc máy bay mất tích QZ8501”.
 
“Chúng tôi hiện đang xem xét lời đề nghị này và lựa chọn những khả năng tốt nhất để hỗ trợ Indonesia”, ông Rathke cho hay.
Phát ngôn viên Rathke cũng lưu ý rằng “sẽ mất một khoảng thời gian” để chuẩn bị và không đề cập đến các loại hỗ trợ mà Nhà Trắng có thể cung cấp cho Indonesia.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng khẳng định không có công dân Mỹ trên chuyến bay bị mất tích trên biển Java, chở theo 162 người vào sáng 28/12.
Hiện có khoảng 30 tàu và 15 máy bay từ nhiều quốc gia đang tìm kiếm chiếc máy bay QZ8501, vốn mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu vào sáng ngày 28/12 khi đang trên đường từ Surabaya, Indonesia đến Singapore.
Úc, Malaysia, Hàn Quốc, và Singapore đã tham gia vào chiến dịch tìm kiếm do Indonesia dẫn đầu. Nhưng sau 2 ngày ròng rã, lực lượng này vẫn chưa thể định vị được chiếc máy bay AirAsia mất tích.
Thoa Phạm
Tổng hợp