Thursday, July 17, 2014

'Đại biểu Quốc hội CSVN bấm nút biểu quyết hộ nhau'




“Một dự luật nhưng số người biểu quyết thay đổi liên tục, tức đại biểu biểu quyết hộ, lúc bấm giúp, lúc quên”, theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Sáng 16.7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đánh giá về kỳ họp thứ 7 và chương trình nghị sự dự kiến của kỳ họp thứ 8. Tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến nhấn mạnh yêu cầu đổi mới hơn nữa cách thức họp Quốc hội.

Đánh giá về kết quả kỳ họp thứ 7, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu biết trong cuộc tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 7, cử tri bất ngờ và khen ngợi Quốc hội dành ngân sách bổ sung 16.000 tỉ đồng cho lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển và ngư dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu… đều cho rằng các báo cáo trình tại kỳ họp còn dài dòng.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân băn khoăn trước tình trạng đại biểu bấm nút biểu quyết hộ.
“Cùng một dự án luật nhưng số lượng đại biểu tham gia biểu quyết thay đổi liên tục, có nghĩa là người ta biểu quyết hộ, lúc bấm giúp, lúc quên. Phải có quy định nào không cho bấm nút biểu quyết hộ”, bà Ngân đề nghị.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chia sẻ: “Rất buồn khi tôi ngồi trên ghế chủ tọa điều hành, trên này hội ý nhưng ở dưới các đồng chí am hiểu nhất chẳng nói gì cả”.

“Ví dụ với nội dung lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, Bộ Chính trị phát biểu, T.Ư thảo luận nhất trí rất cao, Thường vụ Quốc hội cũng thảo luận rất kỹ nhưng ra Quốc hội chẳng ông nào phát biểu cả”, Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Ông Hùng bổ sung: “Có đồng chí còn phát biểu bài người khác. Thế là không nghiêm túc”. Chủ tịch Quốc hội đề nghị rút kinh nghiệm ngay vấn đề này trong nửa nhiệm kỳ còn lại.

Chủ tịch Sầm Sơn nói về clip “dân phòng cướp tôm về uống rượu"

(ĐSPL)- “Chúng tôi không thể bắt đẹp hơn thế được. Trong video anh cán bộ đó bắt như thế là còn nhân đạo chán, nếu như là tôi ở đó tôi còn bắt hết cả cơ", Chủ tịch thị xã Sầm Sơn nói về clip "dân phòng cướp tôm về uống rượu".
Trên mạng xã hội vừa xuất hiện một clip dài hơn 2 phút có nội dung phản ánh về việc lực lượng thực thi pháp luật của thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa bắt rổ tôm của của một người phụ nữ bán hàng rong, gây xôn xao dư luận.
PV đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo của thị xã về video này, và được ông Trịnh Huy Triều - Chủ tịch UBND thị xã cho biết, việc bắt như thế là “nhân đạo chán và không thể bắt đẹp hơn được”.
Xem clip dân phòng bắt rổ tôm của ngư dân
Sau khi video này xuất hiện đã có những lời bình rất thiếu thiện cảm về lực lượng thực thi pháp luật của Sầm Sơn. Theo người đăng tải video, thời điểm diễn ra vụ việc là vào lúc 9 giờ sáng ngày 12/7, tại khu vực bãi tắm C, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 
Chủ tịch Sầm Sơn nói về clip “dân phòng cướp tôm về uống rượu" - Ảnh 1
Hình ảnh cắt từ clip.
Nội dung clip cho thấy cảnh một dân phòng ra sức giằng lấy rổ tôm, ghẹ của một nữ ngư dân. Trong lúc cố giữ lấy rổ hải sản, người phụ nữ với khuôn mặt rám nắng luôn miệng nài nỉ: "Em xin anh", ngay khi đó viên dân phòng liền khoát tay gọi đồng nghiệp đến trợ giúp, rồi ra “điều kiện” chỉ lấy rổ tôm, còn trả lại rổ ghẹ, nếu không sẽ lấy cả hai. 
Nghe vậy, chị ngư dân có lẽ do xót của nên đã đổ hai rổ tôm ghẹ trộn lẫn lại với nhau. Lập tức, viên dân phòng bèn cúi xuống đòi thu cả rổ tôm ghẹ mang đi. Lúc này, chị ngư dân đành nhăn nhó van xin: "Để em lấy ghẹ, để em lấy ghẹ mà. Anh vừa mới lấy của em...".
Cuối cùng, chị ngư dân đành phải cúi xuống nhặt từng con tôm tít (bề bề) vào một chiếc rổ riêng. Viên dân phòng liền cầm lấy rổ tôm mang ra chiếc xe có chữ "trật tự đô thị", biển số 36C - 06973 chờ sẵn bên ngoài.
Chủ tịch Sầm Sơn nói về clip “dân phòng cướp tôm về uống rượu" - Ảnh 2
Ông Trịnh Huy Triều - Chủ tịch UBND Thị xã Sầm Sơn.
Vào chiều ngày 17/7, PV mang theo đoạn video này đến trao đổi với ông Trịnh Huy Triều – Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn thì được ông Triều cho biết:
"Tôi có biết video này đã đăng lên cách đây hai ngày, nhưng về tính xác thực của video này thì tôi chưa biết thế nào, còn việc cấm bán hàng rong là đã thành chủ trương chung của thường vụ và của UBND thị xã Sầm Sơn, vì đa số hàng bán rong đều là hàng kém chất lượng, một số lợi dụng vào đó để kiếm kế sinh nhai chứ thực chất không phải là bán hàng rong. Vì thực tế cho thấy, công cụ đánh bắt thô sơ ven bờ thì làm sao mà đánh được tôm cua ghẹ và cá thu, những thuyền bè to đi ra khỏi cả tháng đánh bắt còn khó khăn chứ là các thuyền bè tí ti như thế, đó là những thứ đó là của ôi thiu không bán được nên các bà mang ra thuyền rồi cho vào bờ để mang đi bán hàng rong lừa khách chứ thực ra mua các hàng đó là rất nguy hiểm cho sức khỏe của du khách.
Đó là hoạt động hàng rong trá hình không có địa chỉ cụ thể nên nếu khách hàng mà mua phải là rất nguy hiểm cho việc ăn uống của du khách, hơn nữa việc bán hàng rong rất mất mỹ quan đô thị, nó phiền phức mời chào làm phiên du khách khi đến Sầm Sơn du lịch.
Từ các vấn đề trên thị xã đã tuyên truyền vận động đến từng phường, từng trường, và đã bắt ký cam kết, nhưng do việc bán hành rong có lợi nhuận cao nên đó đã trở thành “vấn nạn” của Sầm Sơn, việc bán hàng rong đã công khai rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, đã cấm dân và bên cạnh đó vận động du khách không mua hàng rong, quả thực về vấn đề cấm bán hàng rong thị xã đã “chiến đấu” rất vất vả với thực trạng này nên đến nay thị xã đã bước đầu phần nào ổn định được thực trạng này, cho đến nay tại thị xã Sầm Sơn đã giản từ 80% đến 90% việc bán hàng rong.
Đến chiều nay, về tính xác thực của video thì chúng tôi vẫn chưa điều tra xem tính xác thực đó là như thế nào, nhưng theo tôi nếu đúng là video đó có thật chúng tôi vẫn phải làm và làm quyết liệt hơn thế nữa, chứ thực sự chúng tôi “không thể bắt đẹp hơn thế được”. Trong video anh cán bộ đó bắt như thế là còn nhân đạo chán, nếu như là tôi ở đó tôi còn bắt hết cả cơ”, ông Triều nói.
Còn chuyện sau khi có video đưa lên mạng xã hội thì có các bình luận tốt có, xấu có nhưng theo tôi, việc làm đó của anh em là đúng và còn nhân đạo chán, đó là do tôi chỉ đạo anh em làm đó, vì có làm quyết liệt như thế mới giảm được tình trạng bán hàng rong mà bán hàng rong là rất nguy hiểm cho du khách nên Sầm Sơn quyết tâm với thực trạng này là phải làm như thế, chứ không thể để mất đi bộ mặt của một thị xã chỉ vì mấy bà bán hàng rong nhếch nhác mà làm xấu đi bộ mặt của một Sầm Sơn được.
Việc anh em là thế là đúng và chúng tôi vẫn tiếp tục phải làm để đấu tranh với thực trạng này, còn đối với video không phải kiểm tra hay xử lý gì hết việc các anh đó làm là đang còn nhân đạo chán". (!)
PHONG TRẦN

MH17 “chết thay” cho chuyên cơ của Tổng thống Putin?

(Kiến Thức) - Máy bay của Tổng thống Putin có lẽ là mục tiêu trong vụ bắn hạ ở Ukraine, chứ không phải máy bay Malaysia MH17.

Hãng thông tấn Interfax dẫn các nguồn tin thân cận cho hay, máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines đã di chuyển gần như cùng một tuyến lộ trình với phi cơ chở ông Putin trước khi xảy ra vụ bắn hạ làm 295 người thiệt mạng.

Chuyên cơ chở Tổng thống Putin (trên) và máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines (dưới). 
Theo hãng tin này, ông Putin đang trên đường trở về nước từ Brazil, nơi ông dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS.
Theo đó, máy bay Malaysia (chạy theo hành trình từ thủ đô Kuala Lumpar tới Amsterdam) dự kiến sẽ nhập không phận nước Nga vào lúc 17h20 (theo giờ địa phương ngày 17/7), nguồn tin từ một nhân viên làm trong ngàng hàng không Nga cho tờ Reuters biết.
Trong khi đó, một nguồn tin khác tiết lộ với Itar Tass rằng: “Tôi có thể nói rằng, máy bay của ông Putin và chiếc Boeing kia có cùng một lộ trình gần như tương tự nhau. Chuyên cơ chở ông Putin có mặt ở địa điểm xảy ra tai nạn là lúc 16h21 (giờ Moscow) và chiếc máy bay Malaysia là 15h44 (giờ Moscow). Các đường nét, màu sắc và cả kích thước cũng rất giống nhau. Nhìn từ một khoảng cách khá xa, chúng gần như giống hệt nhau”.
09:23 18/07/2014 
Thanh Nga

Đừng tưới nước lên gốc cây rã mục


(Sau khi đọc bài viết “Những Cơ Hội Bị Bỏ Lỡ cho Một Liên Minh Việt Mỹ” của Gs Tương Lai)

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Trong bài viết mới đây Vietnam’s Overdue Alliance With America đăng trong mục Ý Kiến của Nytimes.com và bản tiếng Việt Những Cơ Hội Bị Bỏ Lỡ cho Một Liên Minh Việt Mỹ do Liêm Nguyễn dịch đăng trên nhiều trang web tiếng Việt, giáo sư Tương Lai lấy làm tiếc khi nhiều cơ hội đã bị bỏ qua cho một liên minh Việt Mỹ.

Lần đầu do cơ quan tình báo chiến lược Mỹ OSS (tiền thân của CIA) “giúp huấn luyện và thành lập đơn vị du kích Mỹ-Việt đầu tiên vào cuối năm 1944” và cơ hội khác khi TT Truman không phúc đáp các lá thư của Hồ Chí Minh “bày tỏ lòng ngưỡng mộ của người Việt Nam” đối với “dân tộc Mỹ vì sự đấu tranh cho những lý tưởng cao đẹp của Công lý và Nhân đạo quốc tế, vì những thành tựu kỹ thuật hiện đại mà người Việt Nam cảm thấy bị lôi cuốn”.

Tôi không dám phê bình trình độ chính trị học của giáo sư Tương Lai nhưng sẽ ngạc nhiên nếu ông thật sự tin rằng nếu lúc đó Truman đáp ứng lời kêu gọi của Hồ Chính Minh và quân đội Mỹ, giống như OSS từng làm, yểm trợ Việt Nam để phục hồi nền độc lập, xây dựng đất nước thì Việt Nam đã là một quốc gia dân chủ, tự do chứ đâu phải bị nô lệ trong ý thức hệ CS và bị Trung Cộng đè đầu cưỡi cổ như hiện nay.

Giáo sư Tương Lai bỏ qua mối quan hệ “tuy hai mà một” giữa Hồ Chí Minh và đảng CSTQ như vô số tài liệu cho thấy và cũng không nhắc đến những khả năng gì sẽ xảy ra với liên minh Mỹ Việt sau khi CSTQ có chiếm hết lục địa Trung Hoa năm 1949. Quan điểm của giáo sư Tương Lai cũng có thể gây cho người đọc hiểu lầm rằng Hồ Chí Minh không hẳn là người Cộng Sản và chỉ trở thành người CS khi không có chỗ dựa nào khác trong cuộc chiến chống Thực Dân Pháp mà quên đi sự kiện chính Hồ Chí Minh từ tháng 2 năm 1920 đã “vui mừng đến phát khóc” khi đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin.

Lý do TT Truman không đáp ứng thư của Hồ Chí Minh

Theo tài liệu lưu trữ trong văn khố Mỹ, tổng số gồm 11 lá thư Hồ Chí Minh gởi TT Truman, Ngoại trưởng James Byrnes và Bộ Ngoại Giao Mỹ. Lá thư thứ nhất ký ngày 17 tháng 10 năm 1945 và lá cuối cùng vào ngày 28 tháng Hai năm 1946.

Ngày 12 tháng 9 năm 1946, George M. Abbott, lúc đó là Đệ nhất Tham Vụ Tòa Đại Sứ Mỹ tại Paris đã điện đàm với Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên quan tâm hàng đầu của Mỹ vẫn là gốc gác của họ Hồ. Theo báo cáo của George M. Abbott cho đại sứ Mỹ tại Pháp, Hồ Chí Minh không thừa nhận ông ta là Cộng Sản. Không những thế, ông Hồ còn chỉ ra cho George M. Abbott thấy “không một người nào trong nội các của ông ta là Cộng Sản”. Trong thực tế, các chức vụ then chốt gồm Chủ tịch (Hồ Chí Minh), Bộ trưởng Quốc Phòng (Võ Nguyên Giáp), Bộ trưởng Tài Chánh (Lê Văn Hiến), Bộ trưởng Tư Pháp (Vũ Đình Hòe) trong nội các liên hiệp kháng chiến đều do các đảng viên đảng CS hay đảng Dân Chủ nắm giữ.

Khi George M. Abbott hỏi có hay không có một đảng CS tại Việt Nam, Hồ Chí Minh thừa nhận là trước đây có nhưng đã giải tán mấy tháng trước rồi. Dĩ nhiên, như viết trong báo cáo, George M. Abbott cũng biết những câu trả lời của Hồ Chí Minh chỉ là những câu nói dối.

Ngày 12 tháng Ba năm 1947, TT Harry Truman xin quốc hội chuẩn chi ngân sách 400 triệu đô la để viện trợ vũ khi cho chính phủ Cộng Hòa Hy Lạp để đánh bại phiến loạn CS và để giúp hiện đại hóa quân đội Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đối phó với đe dọa quân sự của Liên Xô. Ngăn chận làn sóng CS trên phạm vi thế giới là trọng tâm của Chủ thuyết Truman (Truman Doctrine). Lẽ ra, những lá thư của Hồ Chí Minh là cơ hội hiếm hoi để Truman đóng nút sự bành trướng của chủ nghĩa CS ở Đông Nam Á qua ngã Trung Quốc. Nhưng không. TT Truman không đáp ứng vì chính phủ Mỹ biết rõ rằng Hồ Chí Minh và đảng CS Việt Nam là một bộ phận Đông Dương của đệ tam quốc tế CS chứ chẳng quốc gia dân tộc gì.

Với đảng CS, việc thay tên đổi họ, từ một người hay thâm chí cả đảng, theo nhu cầu chiến lược mỗi thời kỳ là chuyện bình thường. Đảng CS tổ chức tinh vi và chặt chẽ đến mức dù dùng tên gì vẫn hoạt động thống nhất và tuân chỉ triệt để một cương lĩnh. Từ ngày thành lập cho đến nay, hoạt động dưới nhiều danh xưng (Đảng Cộng sản Đông Dương, Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, đảng Lao động Việt Nam, đảng Nhân dân Cách mạng ở miền Nam, đảng Cộng sản Việt Nam) nhưng hoàn toàn nhất quán về tư tưởng và mục đích cuối cùng là CS hóa toàn cõi Việt Nam như đã khẳng định nhiều lần trong các cương lĩnh đại hội của đảng CSVN. Vào thời điểm 1946, trước khi CSTQ chiếm toàn lục địa Trung Hoa, nếu Mỹ viện trợ Hồ Chí Minh sẽ nhận và nếu Mỹ lên tiếng phản đối Pháp Hồ Chí Minh sẽ cám ơn nhưng chắc chắn không bao giờ có chuyện “giải tán đảng CS” hay thành thật từ bỏ đảng CS.

Niềm tin tuyệt đối vào chủ nghĩa CS đã đóng đinh vào nhận thức của các tầng lớp lãnh đạo CSVN. Cộng sản hóa Việt Nam là canh bạc của đời họ. Dòng lịch sử đầy tang thương của đất nước diễn ra từ đó đến nay qua các đợt khủng bố tiêu diệt các đảng phái Quốc Gia, Cải Cách Ruộng Đất, đày ải nhiều trăm ngàn công nhân viên chức VNCH, đưa đất nước vào ngỏ tối độc tài lạc hậu đã cho thấy nhận định của chính phủ Truman về Hồ Chí Minh và đảng CSVN là đúng.

Năm 1954, vừa chiếm được nửa nước, chưa có một ngày ổn định và đời sống người dân miền Bắc còn quá sức nghèo, trung ương đảng CSVN đã nghĩ đến việc chiếm nửa nước còn lại. Có tổng tuyển cử? Tốt, đảng sẽ chiếm miền Nam mà không tốn nhiều xương máu. Không có tổng tuyển cử? Không sao, đảng vẫn chiếm miền Nam nhưng bằng súng đạn Nga, Tàu. Dù qua phương cách gian lận bầu cử, khủng bố cử tri hay phải “đốt cháy cả dãy Trường Sơn” mục tiêu toàn trị vẫn không thay đổi. Sinh mạng của nhiều triệu người Việt, tương lai bao nhiêu thế hệ Việt Nam, viễn ảnh một Việt Nam nghèo nàn thua sút phần lớn nhân loại không nằm trên bàn tính của Bộ Chính trị Trung ương Đảng CSVN.

Hôm nay, hoàn cảnh chính trị thế giới đã thay đổi. Việt Nam đang đứng trước một đế quốc thực dân mới và lần này là chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng. Như người viết đã phân tích trong các bài trước, Trung Cộng muốn Việt Nam:

1. Hoàn toàn lệ thuộc về cơ chế chính trị, tư tưởng.

2. Một phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Cộng.

3. Trung Cộng độc chiếm toàn bộ các quyền lợi kinh tế vùng biển Đông bao gồm cả các vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp.

Nội dung của mật ước Thành Đô không được công bố, tuy nhiên, các diễn biến kinh tế, chính trị và quốc phòng cho thấy ba điểm nêu trên là ba yêu sách chính mà Trung Cộng đã đưa ra trong các phiên họp vào hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tại khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.

Về mặt kinh tế chính trị. Khi thỏa hiệp bán nước Thành Đô vừa ký kết xong, ngày 25 tháng 2 năm 1992, Quốc vụ viện Trung Cộng thông qua “Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp” quy định lãnh hải rộng 12 hải lý, áp dụng cho cả bốn quần đảo ở Biển Đông trong đó có quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Ba tháng sau đó, Trung Cộng ký hợp đồng khai thác dầu khí với công ty năng lượng Crestone, cho phép công ty này thăm dò khai thác dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam và hứa sẽ bảo vệ công ty Creston bằng võ lực. Ngoài ra, Trung Cộng còn ra lịnh cấm đánh cá, thành lập các đơn vị hành chánh cấp huyện tại Hoàng Sa và Trường Sa. 

Về mặt quốc phòng. Việt Nam theo đuổi một chính sách quốc phòng “ba không”: (1) không tham gia các liên minh quân sự, (2) không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, (3) không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia. Đây là một chính sách quốc phòng tự sát vì chỉ có lợi cho Trung Cộng. Việt Nam là một nước nhỏ, và cũng chính vì là một nước nhỏ, những người lãnh đạo lẽ ra phải biết từng bước hội nhập vào cộng đồng nhân loại, biết nâng cao vị thế quốc gia trong bang giao quốc tế, biết linh động trong việc mở rộng các mối quan hệ song phương và đa phương, gần và xa để tạo thế đứng thuận lợi trong hòa bình và chiến lược trong chiến tranh.

Trong thế chiến thứ hai, trong số 20 quốc gia châu Âu tuyên bố trung lập chỉ có 6 quốc gia là không bị lôi kéo vào chiến tranh. Sáu quốc gia này may mắn không phải nhờ Hitler tôn trọng lời tuyên bố mà chỉ vì không nằm trên trục tiến quân của các sư đoàn Panzer Đức, rất tốn kém để chinh phục như trường Thụy Điển hay vì vị thế chính trị có lợi cho khối trục mà không cần đánh chiếm như trường hợp Tây Ban Nha dưới chế độ độc tài Francisco Franco.

Để làm nhẹ áp lực Trung Cộng, Việt Nam cần có liên minh. Vâng, nhưng liên minh được với Mỹ trong vị trí tương xứng với Nam Hàn, Nhật Bản chỉ là giấc mơ ngày. Mỹ có quyền lợi ở vùng Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương? Có. Mỹ có xung đột với Trung Cộng về ảnh hưởng kinh tế chính trị và cả quân sự trong vùng Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương? Có. Mỹ có phê bình, lên án chính sách bá quyền Trung Cộng đối với các nước nhỏ trong vùng Nam Thái Bình Dương? Có. Tuy nhiên, với quan hệ kinh tế tài chánh quá lớn và vô cùng phức tạp giữa hai cường quốc như hiện nay, ngoại trừ xung đột sâu sắc, trầm trọng và trực tiếp về quyền lợi của Mỹ trong khu vực, Mỹ sẽ không can thiệp vào các tranh chấp song phương giữa Trung Cộng và Việt Nam hay Trung Cộng và một quốc gia nào đó của ASEAN. Trung Cộng hiểu được điều đó nên theo đuổi chính sách gặm nhấm từng mảnh nhỏ tài nguyên của Việt Nam, bao vây kinh tế Việt Nam, và tránh né việc quốc tế hóa các xung đột với Việt Nam và các nước trong vùng.

Nỗi sợ lớn nhất của Trung Cộng

Như người viết đã phân tích trong bài Để thắng được Trung Cộng, chính sách tuyên truyền thâm độc và bưng bít thông tin tuyệt đối tại Trung Cộng cho thấy mối lo sợ lớn nhất của lãnh đạo CSTQ là ánh sáng dân chủ. Trung Cộng không ngại mấy chiếc tàu ngầm kilo mà rất lo “sân sau” CSVN trở thành một nước dân chủ. Việt Nam có dân chủ trước Trung Cộng là cách tốt nhất để vô hiệu hóa sự lệ thuộc vào Trung Cộng về mặt cơ chế chính trị và tư tưởng. Độc lập chính trị là tiền đề dẫn đến độc lập chủ quyền lãnh thổ.

Với Trung Cộng, việc giải quyết xung đột lãnh thổ gắn liền với nhu cầu ổn định nội bộ. Theo nghiên cứu của M. Taylor Fravel trong tác phẩm Strong borders, Secure Nation: Cooperation and Conflict in China‘s Territorial Disputes, trong thập niên 1960, lãnh đạo Trung Cộng nhân nhượng lãnh thổ với hàng loạt quốc gia nhỏ như Burma, Nepal, Mongolia, Bắc Hàn, Pakistan và Afghanistan chỉ vì họ cần tập trung vào việc ổn định vùng biên giới phía bắc sau cuộc xâm lăng Tây Tạng và giải quyết nạn đói sau chính sách Bước tiến nhảy vọt đầy thảm họa của Mao.

Con đường giành lại được Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa là con đường dài, đầy kiên nhẫn, khai thác mọi khó khăn, mọi nhược điểm của Trung Cộng, nhưng dù làm gì cũng phải bắt đầu từ độc lập về cơ chế chính trị. Không có con đường nào khác. Như người viết đã nhấn mạnh nhiều lần, một Việt Nam văn minh dân chủ với một nền kinh tế cường thịnh, một hệ thống khoa học kỹ thuật hiện đại là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn chận không những Trung Cộng mà bất cứ một thế lực xâm lăng nào muốn thách thức đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Ba mươi chín năm qua, không chỉ đất nước đứng trước ngã ba mà nhiều người Việt quan tâm cho đất nước cũng đang đứng trước ngã ba. Không ít người, dù ngoài miệng lớn tiếng phê bình đảng trong đáy lòng vẫn nghĩ chỉ có đảng CS mới thay đổi được hướng đi của đất nước. Vì thế họ mãi lay hoay, hy vọng, chờ đợi trong mỏi mòn một bình minh không bao giờ đến.

Thay vì tìm cách cứu đảng hãy chung lưng góp sức để đẩy mạnh cuộc cách mạng dân chủ được diễn ra và thành công trong hòa bình, thuận lợi, ít lãng phí tài nguyên dân tộc. Con đường dân chủ có thể làm cho một số người chưa quen cảm thấy bỡ ngỡ lúc ban đầu hay ngay cả gây ít nhiều đau nhức nhưng đó là con đường của thời đại. Hãy đi cùng dân tộc và thời đại. Ý thức hệ CS chưa bao giờ lỗi thời và lạc hậu hơn hôm nay. Đừng hoài công tưới nước vào một gốc cây đang rã mục mà hãy dành để tưới lên những mầm xanh hy vọng của tương lai đất nước.

danlambaovn.blogspot.com

Bốn người tấn công lăng Ba Đình bị kết án nặng nề


Bà Nguyễn Thị Quỳnh, vợ ông Nguyễn Doãn Kiên tường thuật diễn biến phiên tòa phúc thẩm vụ tấn công lăng Ba Đình

CTV Danlambao - Bốn thanh niên tham giam gia vụ tấn công lăng Ba Đình tiếp tục bị nhà cầm quyền CSVN kết án nặng nề trong phiên tòa phúc thẩm diễn ra hôm 16/7/2014 vừa qua.

Các ông Nguyễn Doãn Kiên, Vũ Hồng Tố, Nguyễn Văn Kiệm bị kết án 5 năm tù giam, ông Trịnh Minh Khánh bị kết án 4 năm tù giam cùng với cáo buộc ''Gây rối trật tự công cộng'' theo Điều 245 Bộ Luật Hình sự.

Trước đó, tại phiên sơ thẩm được xử kín hồi cuối tháng 3, hội đồng xét xử kết luận ông Nguyễn Doãn Kiên giữ vai trò 'cầm đầu' nên đã tuyên án 6 năm tù giam. 

Cả 4 người bị bắt giam vào dịp tết nguyên đán 2014 sau khi bất ngờ tấn công vào lăng Ba Đình – nơi đang bảo quản thi hài của lãnh tụ đảng cộng sản Hồ Chí Minh. Hành động táo bạo và mang tính biểu tượng trên diễn ra đúng vào ngày 3/2/2014 – ngày đảng cộng sản kỷ niệm tròn 84 năm thành lập. 

Trao đổi với Danlambao sau khi kết thúc phiên tòa, bà Nguyễn Thị Quỳnh – vợ ông Nguyễn Doãn Kiên cho biết:

“Trong phòng xử, ngoài bốn vị gồm thẩm phán, viện kiểm sát, thư ký; ba vị luật sư; bốn bị cáo; tôi và mẹ tôi ra thì còn lại toàn công an và đặc vụ mặc thường phục.”

Thân nhân của các ông Vũ Hồng Tố, Nguyễn Văn Kiệm, Trịnh Minh Khánh đều không được vào bên trong tham dự phiên tòa, tất cả đều phải đứng ở bên ngoài.

Sau 5 tháng bị giam giữ, sức khỏe của ông Vũ Hồng Tố khi ra tòa rất yếu, không thể đứng được mà phải ngồi. Theo bà Quỳnh, trong cuộc thăm gặp cách đây 2 tháng, ông Nguyễn Doãn Kiên nói rằng tại phiên sơ thẩm trước, ông Tố và ông Kiệm đã tuyệt thực kéo dài suốt 2 tháng. Trạm xá của trại giam phải ép truyền nước.



Luật sư Hà Huy Sơn tham gia bào chữa cho ông Nguyễn Doãn Kiên tại phiên tòa phúc thẩm. Theo gia đình, luật sư Sơn đã thực hiện rất tốt vai trò bào chữa sự vô tội của ông Kiên, nhưng tất cả các lập luận đều bị hội đồng xét xử bác bỏ.

Đáng chú ý, trong phiên tòa có sự xuất hiện của hai luật sư đứng ra 'bào chữa' cho ông Trịnh Minh Khánh. Ngay từ đầu ông Khánh đã lên tiếng từ chối quyền bào chữa của hai luật sư này. Tuy nhiên chủ tọa phiên tòa vẫn để cho hai luật sư này trình bày quan điểm gây bất lợi cho thân chủ.

Trang facebook luật sư Hà Huy Sơn cho biết thêm:

“Tại phiên toà, các bị cáo cho rằng chủ thuyết đấu tranh giai cấp đã gây ra khổ nạn cho nhân loại. Tôi là luật sư cho Kiên, án phúc thẩm giảm được 1 năm, còn 3 người còn lại thì y án sơ thẩm. 

Khánh có 2 luật sư, nhưng ngay từ đầu phiên toà anh đã từ chối 2 vị này nhưng chủ toạ vẫn yêu cầu 2 luật sư tiếp tục làm người bào chữa cho Khánh. Tại phiên toà, Khánh cũng phản đối quan điểm của 2 vị luật sư này. 2 luật sư này đồng ý với đại diện VKS và bản án sơ thẩm và mong Khánh nhận tội. 

Tôi khâm phục lối sống Chân - Thiện- Nhẫn của 4 vị.”

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Quỳnh nói: 

“Hai luật sư yêu cầu thân chủ nhận tội. Ngay từ những phút đầu tiên của phiên tòa, anh Khánh đã phản đối và từ chối luật sư bào chữa cho mình.”

“Trong bản tuyên án cuối cùng tuyên án, hội đồng xét xử vẫn ghi vào quan điểm hai luật sư ấy trình bày là: 'đồng ý với viện kiểm sát và bản cáo trạng'. Tôi thất rất làm lạ về điều này”.

Được biết, cả 4 người đều không nhận tội và phản đối phiên tòa bất công. Facebook Đường Đời Sỏi Đá cho biết: “Lúc chuẩn bị tuyên án Nguyễn Doãn Kiên đứng ngay giữa phiên tòa đã hô to câu "Trời diệt ma giáo Cộng sản, Hồ Chí Minh là tên Đại Ma Đầu" và phản đối phiên tòa trù dập bất công, thẩm phán sẽ bị quả báo.”

Vợ chồng ông Kiên hiện đã có một cháu gái 4 tuổi. Trao đổi với Danlambao, bà Quỳnh hy vọng trong thời gian sắp tới, đất nước và xã hội sẽ có nhiều biến động, qua đó giúp cho chồng sớm được tự do.

Gậy công an vô tình làm vỡ...quai hàm học sinh?!

(Baodatviet) - Họ ép con tôi phải ký biên bản thừa nhận là do tự đập mặt vào xe và bị thương, không phải do công an đánh...
a
Thương tích của em Đình sau khi va chạm với công an. Ảnh: Báo Tuổi trẻ
Vụ hai học sinh ở Kon Tum bị công an huyện Kon Rẫy dùng dùi cui gây sập quai hàm, gãy răng, rách môi, đa chấn thương phần mềm đã có đáp án: Trưởng công an huyện ký công văn trả lời: công an lúi húi che áo mưa, gậy vô tình va quệt dẫn đến thương tích.  

Trong văn bản trả lời gia đình Vũ Hoàng Đình và Phạm Văn Vinh - hai học sinh Trường THPT Chu Văn An (huyện Kon Rẫy) về vụ việc va chạm giữa nhóm cán bộ Công an huyện Kon Rẫy với Đình và Vinh vào ngày 8/5 khiến cả hai học sinh bị thương, trong đó em Đình phải cấp cứu do sập quai hàm, đa chấn thương, gãy hai chiếc răng, bà Thu Phước cho biết:
Đọc bản tin về việc ngày 16/7, bà Trần Thị Thu Phước - Trưởng Công an huyện Kon Rẫy (Kon Tum) - đã ký văn bản trả lời gia đình hai học sinh bị thương do va chạm với công trên báo Tuổi trẻ, nhiều người chắc giống như tôi, cảm thấy phẫn nộ, chua chát và cay đắng.
“Nguyên nhân dẫn đến vết thương trên cơ thể của em Vũ Hoàng Đình là do cán bộ tên Hà - Công an huyện Kon Rẫy - trong lúc ngồi sau xe máy của đồng đội lúi húi che áo mưa nên để gậy vô tình va quệt vào dẫn đến thương tích đối với em Đình”.
Liên quan đến việc có hay không việc công an đã hành hung hai học sinh tại trụ sở UBND xã Đắk Ruồng sau khi dẫn Đình và Vinh về đây làm việc, Công an Kon Rẫy kết luận cán bộ tên Hà “do bực tức, không kiềm chế được bản thân” nên dùng tay tát vào mũ bảo hiểm, đấm vào bụng của Vinh.
Ngoài việc phủ nhận gây thương tích cho Vũ Hoàng Đình, bản kết luận vụ việc của Công an Kon Rẫy cũng phủ nhận các liên quan đến việc em Phạm Văn Vinh mất một sợi dây chuyền 4,09 chỉ trong quá trình làm việc với công an; việc không cho em Đình đi cấp cứu khi thấy Đình bị thương nặng được giải thích là “đã làm đúng trình tự, quy định”.
Một văn bản lời lẽ ngang xương và phi lý như thế, đã được bà Trưởng công an huyện ký, đóng dấu để gửi cho dân, tuồng như thể những người thân trong gia đình hai học sinh nạn nhân kia là trẻ lên ba hay tệ hơn, là những người không có năng lực trí tuệ.

Ấy thế cho nên có lẽ bà Trưởng công an thấy cách giải thích đó cũng đã nhàm, bèn sáng tạo hơn, đổ cho “gậy vô tình”, còn người cầm gậy thì “lúi húi che áo mưa”. Chết thôi, văn phong uyển chuyển tinh tế đến thế là cùng.Từ trước đến giờ, khi công an va chạm với dân, nói hoa văn theo ngôn ngữ khoa học là “dùng dùi cui tác động một lực nhất định lên một bộ phận nào đó trên cơ thể người dân, có để lại dấu vết và hậu quả” thì dân thường được giải thích là tại “đối tượng tự lao vào gậy”.
Chỉ tiếc là bà Trưởng công an do mê mải làm văn mà quên mất khía cạnh khoa học của vấn đề, ấy là nếu đồng chí công an đang lúi húi che áo mưa để “gậy vô tình” va vào các em học sinh, thì lúc đó chắc các em này phải lao xẹt qua với vận tốc tên lửa mới có thể gây nên thương tích nặng nề như thế.
Em Vinh bị mất một sợi dây chuyền thì công an nói “không liên quan”, em Đình bị thương nặng nhưng không được đưa đi cấp cứu thì được giải thích là công an “đã làm đúng trình tự, quy định”. Đọc những lời giải thích ngang xương như thế, bố mẹ các em có là gỗ đá cũng không thể nào ngồi im cho được.
Ông Vũ Văn Lập - cha của Vũ Hoàng Đình - cho biết khoảng 8 giờ tối hôm đó nghe tin con trai bị công an đánh phải nhập viện,  ông liền chạy lên Bệnh viện huyện Kon Rẫy. Các bác sĩ kết luận Đình, bị gãy xương sống mũi, môi rách phải khâu 8 mũi, sập hàm và gãy hai chiếc răng. Sau khi sơ cứu, công an tiếp tục đưa em về trụ sở UBND xã Đắk Ruồng để hoàn thành tường trình. “Họ ép con tôi phải ký biên bản thừa nhận là do tự đập mặt vào xe và bị thương, không phải do công an đánh. Thấy con bị nặng quá, tôi yêu cầu phải thả cháu ra ngay lập tức để kịp thời đi xuống bệnh viện tỉnh cấp cứu, lúc đó họ mới cho về” - ông Lập kể trên báo Tuổi trẻ.
Nếu không xem lại ngày tháng hôm xuất bản bài báo này, có lẽ nhiều người cũng giống như tôi, tưởng những tình tiết ấy được dẫn ra từ một tác phẩm văn học hiện thực phê phán trước năm 1945. Nhưng chúng ta đều đã bé cái nhầm hết cả.
Thời này là thời nào mà vẫn có những văn bản trả lời cho người dân như thế? Một học sinh cấp 3, vì lỗi không đội mũ bảo hiểm, đành rằng em có vi phạm, nhưng có đáng để bị đối xử vô nhân đạo đến thế không? Sơ cứu ở viện xong, công an lại ép nạn nhân quay về trụ sở, ép ký biên bản tự đập mặt vào xe, không phải do công an đánh.
Những người công an trong vụ việc nói trên là những ai mà hành xử với dân vô nhân đạo đến thế? Họ định dùng tay che cả bầu trời? Họ định đoạt số phận người khác dễ dàng như vậy, bất chấp công lý như vậy sao?
“Gậy vô tình”, “không liên quan”, “đúng trình tự, quy trình”, những cụm từ này rồi sẽ còn được tái sử dụng bao nhiêu lần nữa? Ai sẽ đứng ra để lấy lại công bằng cho những người dân?
Chúng ta cay đắng tự hỏi và tự trả lời. Không ai cả.
  • Mi An

Học trò thiếu chỗ học, trường lại bỏ hoang

SÀI GÒN (NV) - Trong khi phụ huynh học sinh nhiều trường học ở nội thành chạy đôn, chạy đáo tìm chỗ học cho con, một trường tiểu học lại bị bỏ hoang giữa trung tâm quận 6, Sài Gòn.

Theo báo Tuổi Trẻ, đó là ngôi trường tiểu học mang tên Trần Văn Kiểu, được xây dựng và đưa vào sử dụng từ tháng 9, năm 2004, trên khoảnh đất rộng gần 7,000 thước vuông. Trường tọa lạc tại khu vực trung tâm quận 6, giữa bốn con đường bao quanh, có 26 lớp học, tốn hơn 19 tỉ đồng, tương đương 800 triệu đô la. Ngay sau khi được đưa vào hoạt động, ngôi trường được sử dụng làm chỗ học tạm thời của học sinh, trong thời gian sửa chữa trường Phú Ðịnh ở gần đó.


Trường học bị bỏ hoang, đổ nát. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

Vẫn theo báo Tuổi Trẻ, vài tháng sau khi được đưa vào sử dụng, ngôi trường bị lún sụt, xuống cấp thê thảm. Thấy trường có nguy cơ bị sụp, các viên chức thẩm quyền buộc phải đưa các học sinh trường tiểu học Phú Ðịnh đang học nhờ ở đấy sang trường khác. Kể từ năm 2010, ngôi trường hầu như bị bỏ hoang hoàn toàn.

Báo Tuổi Trẻ cho biết, bề mặt sân trường bị lún đến 6 phân. Tất cả các vật dụng từ ghế đá, cầu tuột... đều bị gãy gọng, xiêu vẹo. Các công trình khác như phòng học, bậc tam cấp, bục giảng... đều bị nghiêng, lún... Từ bốn năm trước, chính quyền quận 6 đã mở nhiều cuộc họp thẩm định tình trạng hư hại, qui trách nhiệm cho các công ty tư vấn thiết kế, thi công xây dựng và cả đơn vị giám sát... trước khi xem xét việc sửa chữa.

Chính quyền quận 6 còn chỉ thị các công ty liên quan bồi thường khoảng 6.5 tỉ đồng, tương đương 320,000 đô la để sửa chữa lại ngôi trường bị hư hại đến mức phải bỏ hoang. Tuy nhiên, theo báo Tuổi Trẻ, bất chấp chỉ thị trên, cả ba đơn vị gồm xí nghiệp tư vấn thiết kế Bình Phú; Công ty Mậu Dịch Công Ích Thanh Niên Xung Phong; Công ty Tư Vấn Kiến Trúc và Xây Dựng Sài Gòn vẫn... “bình chân như vại.” Coi như chỉ còn một tháng nữa bước vào năm học mới, 26 phòng học của trường tiểu học nói trên vẫn tiếp tục bị bỏ hoang. (PL)
07-17- 2014 6:55:30 PM
Theo NgườiViệt

Trung Quốc rút giàn khoan, Biển Đông sẽ vẫn còn sóng gió

 HÀ NỘI (NV) .- Trung quốc rút giàn khoan HD981 không phải mọi chuyện coi như xong, nhiều chuyên gia phân tích thời sự tin rằng khu vực Biển Đông sẽ còn nhiều sóng gió trong tương lai.


 Tàu hải giám Trung Quốc ngăn cản tàu Cảnh sát biển của Việt Nam muốn tiến gần đến giàn khoan HD981 ngày 15/5/2014. (Hình: AFP/Getty Images)

Hôm Thứ Ba 15/7/2014, Tân Hoa Xã loan báo Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương HD981 từ vị trí phía nam quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mang về Hải Nam mà họ cho là “đã suông sẻ hoàn tất” hoạt động thăm dò trước kế hoạch và đã tìm thấy dấu hiệu dầu khí.

Sau 75 ngày hoạt động gây phẫn nộ cao độ cho người dân Việt Nam, không kể một số vụ biểu tình bị nhà cầm quyền cản trở ở Hà Nội và Sài Gòn, các cuộc biểu tình bạo động ở Bình Dương, Đồng Nai và Hã Tĩnh đã làm cho ít nhất 4 người Trung quốc thiệt mạng, hàng trăm người bị thương và thiệt hại tài sản lên hàng triệu đô la cho hàng trăm công ty ngoại quốc, phần lớn là của Trung Quốc và Đài Loan.

Trên biển, lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư nhỏ bé của Việt Nam đã đối diện ngày đêm với lực lượng hùng hậu hơn 100 tàu đủ loại của Trung Quốc suốt từ đầu Tháng 5 đến ngày giàn khoan rút đi hôm 15/7/2014. Hơn một chục tàu kiểm ngư, cảnh sát biển của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm, húc hư hại khá nặng, một tàu đánh cá bị đâm chìm.

Biến cố giàn khoan HD981 đã tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị phân hóa giữa hai nước cộng sản anh em, xưa nay chế độ Hà Nội vẫn dựa vào cái bóng khổng lồ của Trung quốc để tồn tại. Hà Nội từng bắn tiếng dọa sẽ đưa Bắc Kinh ra kiện ở tòa án quốc tế cũng như chuẩn bị đối phó cho mọi tình huống, kể cả tình huống xấu nhất, ám chỉ chiến tranh.

Giàn khoan HD981 của Công ty Dầu Khí Hải Dương (CNOOC) được đưa tới phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền lãnh thổ không thể tranh cãi với các bằng chứng lịch sử và pháp lý. Nó cũng hoàn toàn nằm trong phạm vi 200 hải lý đặc quyền kinh tế của Việt Nam, theo Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên ký cam kết tuân hành.

Dư luận cả từ Việt Nam lần tại Trung quốc đều tỏ ra ngạc nhiên và bất ngờ trước việc giàn khoan được rút đi sớm một tháng, tức trước hạn kỳ 15 Tháng Tám đã được Bắc Kinh loan báo trước đây. Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh thanh minh rằng việc rút giàn khoan vì hai lý do chính, nhiệm vụ đã hoàn tất và cũng vì ảnh hưởng của trận bão đang tới.

Việc Trung Quốc rút giàn khoan chỉ một ngày sau khi có cuộc điện đàm giữa ông tổng thống Mỹ Barack Obama và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời một tuần lễ sau cuộc họp song phương Mỹ-Hoa về đối tác chiến lược và kinh tế diễn ra ở Bắc Kinh dẫn đến nhiều bình luận. Vì vậy, một số trang mạng ở Trung Quốc coi giàn khoan bị rút đi là do áp lực của Mỹ.

Trước tin Trung quốc rút giàn khoan, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN Lê Hải Bình nói tại cuộc họp báo hôm Thứ Tư rằng "Nhằm tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định ở Biển Đông, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan Hải Dương 981 quay trở lại hoặc đưa bất cứ giàn khoan nào khác vào hoạt động ở khu vực lô dầu khí 143 của Việt Nam cũng như bất kỳ khu vực nào khác thuộc vùng biển của Việt Nam được quy định bởi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982".

Tại Hoa Thịnh Đốn, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Jen Psaki nói với báo giới là Hoa Kỳ hoan nghênh cái tin Trung quốc rút giàn khoan nhưng bà tránh không bình luận lý do tại sao Bắc Kinh lại làm như thế trước hạn kỳ. Dù sao, bà cũng nói thêm rằng khi đến Bắc Kinh hồi tuần trước, Ngoại trưởng John Kerry đã lập lại những quan ngại của Mỹ đối với vấn đề an ninh khu vực, đặc biệt là hành đông khiêu khích gây căng thẳng của Trung quốc khi đưa giàn khoan tới vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

“Câu hỏi lớn vẫn là liệu năm tới Trung Quốc lại sẽ đưa giàn khoan HD981 quay trở lại (khu vực tranh chấp với Việt Nam) hay không”, ông M. Taylor Fravel, một chuyên viên về vấn đề tuyên bố chủ quyền biển của Trung Quốc tại viện đại học MIT nhận xét.

Trên tạp chí phân tích thời sự chính trị The Diplomat, bà Shannon Tiezzi, cho rằng Bắc Kinh nhận thấy nếu tiếp tục giữ giàn khoan ở vùng biển Việt Nam, họ mất nhiều hơn là được. Về mặt chiến thuật, họ đã chứng tỏ sự hiện diện của giàn khoan đạt được mục đích. Trung quốc đã chứng tỏ họ có khả năng cho giàn khoan hoạt động ở gần quần đảo Hoàng Sa với sự bảo vệ của các lực lượng từ quân sự đến bán quân sự dù gặp sự chống đối của Việt Nam.

Trung quốc cũng đã chứng tỏ cho thấy họ vẫn ngang nhiên hoạt động ở vùng biển tranh chấp cho dù có những lời đả kích từ nhiều phía, gồm cả Việt Nam và Hoa Kỳ. Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên ngoại giao Trung quốc Hồng Lỗi nói Công ty Dầu khí Hải dương CNOOC sẽ phâ ntích các dữ kiện thu lượm được để đưa ra những bước kế tiếp. Điều này hàm ý rất có thể dàn khoan HD981 trở lại đâu đó ở vùng biển tranh chấp với Việt Nam.

Khi rút giàn khoan về, theo bà Tiezzi, đây là dịp để Bắc Kinh sửa chữa lại những thiệt hại trong mối quan hệ với Hà Nội, tuy nhiên sẽ không hy vọng thấy Trung Quốc nhường nhịn Việt Nam về vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ mà nhiều viên chức chóp bu Bắc Kinh từng tuyên bố sẽ không nhượng bộ  một ly nhỏ.

Tại Việt Nam, nhiều người tỏ ý không tin là Bắc Kinh chỉ giản dị rút giàn khoan về rồi thôi. Trên tờ Giáo Dục VN hôm Thứ Năm, tướng Nguyễn Quốc Thước kêu gọi thận trọng, sợ rằng hành động của Trung quốc chỉ là “Kế lùi 1 tiến 2”.

“Chúng ta không bao giờ được phép chủ quan trước hành động của Trung Quốc. Mỗi bước đi, hành động của họ đều ẩn chứa dã tâm rất lớn, vì vậy hành động lần này chẳng qua là cách ru ngủ ta mà thôi, rồi họ tiến tới đàm phán và đòi hỏi đáp ứng nhiều thứ có lợi cho họ. Nếu chúng ta tin tưởng họ thì chắc chắn sẽ còn phải đối mặt với nhiều việc còn nguy hiểm hơn cả giàn khoan 981”, Tướng Thước dự đoán như vậy trên tờ GDVN.

Ông nhắc lại chuyện tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Bình Minh của Việt Nam, sau đó khi đàm phán, phía Trung Quốc đồng ý quan điểm không gây ra tranh chấp, làm phức tạp thêm tình hình, nhưng trên thực tế quốc gia láng giềng đã nuốt lời.

“Tư tưởng bành trướng của Trung Quốc không bao giờ thay đổi, họ sẽ tìm mọi cách để hoàn thành đường 9 đoạn, dù biết rõ sẽ vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm chủ quyền của các nước. Việc cắt cáp tàu Bình Minh là một sự việc nhỏ hơn giàn khoan 981 rất nhiều, cho nên bước tiếp theo Trung Quốc rất có thể gây ra còn nguy hiểm hơn nữa. Vì vậy, chúng ta luôn phải chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống xấu nhất có thể, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc hàng nghìn đời nay đã cho thấy rất rõ mưu đồ bá quyền của Trung Quốc”, Tướng Thước nói.

Báo diện từ Tầm Nhìn dẫn lời tướng Công an hồi hưu Lê Văn Cương, từng là đại biểu Quốc hội CSVN, cũng khuyến cáo rằng “Đừng nghĩ Trung Quốc rút giàn khoan HD981 là bỏ chạy”. Theo ông rất có thể Bắc Kinh quay lại với giàn khoan khác nhỏ hơn hiệu quả hơn, “thậm chí kéo 2-3 giàn khoan cùng một lúc và có thể ký hợp đồng với nước ngoài cùng khai thác dầu khí.”

Vào ngày Trung Quốc rút giàn khoan, ông Pinak Ranjan Chakravarty, một cựu Bộ trưởng Ấn Độ nhận định trên tờ Daily Telegraph rằng Bắc Kinh tính toán rất kỹ lưỡng muốn độc chiếm Biển Đông, đồng thời thăm dò ý chí của Việt Nam và cả khối ASEAN cũng như cả cộng đồng quốc tế. Với thái độ hung hăng bá quyền bành trướng của Trung Quốc, vì vậy, tìm kiếm một cơ cấu ổn định cho Á châu là “con đường dài gian khổ trước mặt”. (TN)
07-17- 2014 5:43:05 PM
Theo NgườiViệt

Chiến dịch vận động quốc tế phản đối dư luận viên

VRNs (18.07.2014) – Sài Gòn - Trong thời gian trở lại đây, các dư luận viên đã sử dụng một thủ thuật mới để tấn công các Facebooker, trong chính sách bóp nghẹt tự do ngôn luận theo chỉ thị của Đảng và nhà nước.
Các dư luận viên với con số lên đến hàng ngàn đã ồ ạt báo cáo lên Facebook những tài khoản họ muốn triệt tiêu, và vì vậy tài khoản Facebook của nhiều blogger, nhà hoạt động dân chủ đã bị Facebook tự động khóa lại sau khi nhận được các báo cáo.
Trước tình trạng càng ngày càng nhiều trang Facebook bị DLV tấn công và chính trang FB Việt Tân cũng là một đích nhắm của DLV, Việt Tân sẽ cùng góp sức với cộng đồng Facebook để giải quyết vấn đề này qua ba việc chính:
- Dịch vụ Help Desk của trang Nofirewall.net đang làm việc trực tiếp với nhân sự trách nhiệm của công ty Facebook để giúp đỡ một số nhà hoạt động mạng nhanh chóng phục hoạt tài khoản.
- Khởi động chiến dịch cùng với các tổ chức NGOs Quốc Tế lên tiếng phản đối hành động vi phạm tự do ngôn luận của DLV và nhà nước Việt Nam.
- Hợp tác chặt chẽ với công ty Facebook để giải quyết vấn đề trên đường dài.
Việc Nhà Nước CSVN áp dụng giàn DLV để gây khó khăn cho cư dân Facebook là vi phạm trầm trọng quyền Tự Do Internet. Chúng tôi mong rằng sẽ hợp tác chặt chẽ với cộng đồng Facebook Việt Nam để đưa vấn đề này ra trước dư luận Quốc Tế.
Lilly Nguyễn's Facebook
Lilly Nguyễn’s Facebook
Về trang No Firewall
Nhận thấy vai trò và khả năng của mạng internet phá vở bưng bít thông tin và thúc đẩy hoạt động xã hội dân sự, nên từ năm 2008, Việt Tân đã khởi động chương trình vận động cho Tự Do Internet qua nhiều nỗ lực như thành lập trang www.nofirewall.net để huấn luyện và cung cấp kiến thức vượt tường lửa và an ninh mạng cho cư dân mạng Việt Nam. Mới đây nhất dịch vụ miện phí Help Desk của No Firewall được lập ra để giúp đỡ vấn đề kỹ thuật. Các nỗ lực vận động khác bao gồm vận động cho Nghị Quyết 672 được thông qua trước Hạ Viện Hoa Kỳ để hỗ trợ Tự Do Internet; Chiến dịch Bring Facebook Back nhằm giúp giới dùng Facebook truy cập khi Facebook bị chặn vào năm 2009.
Lilly Nguyễn

Lãnh đạo Đà Nẵng hất ngã cụ bà Nguyễn Thị Thọ, dân oan Cồn Dầu

VRNs (18.07.2014) – Hà Nội – Sáng nay, ngày 17.07, tại văn phòng của Thanh tra Chính phủ – Hà Nội, ông Nguyễn Văn Toàn, chủ tịch phường Hòa Xuân – Đà Nẵng và ông Tuyền chánh thanh tra Tp Đà Nẵng đã hất ngã cụ bà Nguyễn Thị Thọ, một dân oan Cồn Dầu, bất tỉnh và phải đi cấp cứu ở bệnh viện đa khoa – Hà Đông – Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Thọ đang được cấp cứu
Bà Nguyễn Thị Thọ đang được cấp cứu

Cộng tác viên VRNs tường thuật lại sự việc như sau:
Sáng nay, bà con dân oan Cồn Dầu có cuộc họp với Đoàn công tác của Tp. Đà Nẵng với Đoàn thanh tra của Thanh tra chính phủ về việc khiếu kiện đất đai.
Trong cuộc họp này, Đoàn công tác của Tp. Đà Nẵng với Đoàn thanh tra của Thanh tra chính phủ kết luận, họ không thể giải quyết cho bà con Cồn Dầu về việc bố trí đất tái định cư tại chỗ. Bên phía Đoàn thanh tra của Thanh tra chính phủ đã cố né tránh vấn đề và khuyên nhủ bà con Cồn Dầu ra về và làm đơn khiếu nại lên Bộ Tài Nguyên Môi Trường. Còn Đoàn công tác T.p Đà Nẵng nhất quyết trả lời rằng, không thể bố trí đất tái định cư tại chỗ theo đúng nguyện vọng của bà con.
Những câu trả lời trên đã làm cho nhiều dân oan Cồn Dầu có mặt phẫn nộ và phản đối cách giải quyết thiếu trách nhiệm của nhà cầm quyền. Một số cụ già và phụ nữ quỳ gối van lạy các quan chức lãnh đạo, trong đó có bà cụ Nguyễn Thị Thọ. Lúc đó, một tay của cụ bà Thọ nắm lấy tay của ông Chủ tịch phường Hòa Xuân và tay còn lại của cụ thì nắm lấy tay ông Chánh thanh tra T.p Đà Nẵng, để van xin các ông ấy thương gia cảnh nghèo và vô gia cư như cụ, nhưng hai ông này đã vung tay và hất cụ té xuống đất. Ngay sau đó, cụ bà Thọ đã bất tỉnh nhưng hai ông lãnh đạo này vẫn làm ngơ và bỏ đi.
Bà con Dân oan Cồn Dầu hốt hoảng và gọi xe cấp cứu đưa cụ bà vào bệnh viện Đa Khoa – Hà Đông để cấp cứu.
Hiện tại sức khỏe bà cụ Thọ rất yếu.
Được biết, suốt mấy ngày qua, cụ bà Nguyễn Thị Thọ, 80 tuổi, cùng với bà con Dân oan Cồn Dầu đến Hà Nội, để khiếu kiện đất đai của giáo dân giáo xứ Cồn Dầu. Cụ và gia đình không còn nhà để ở, nên cụ vẫn lặn lội ra tận Hà Nội để kêu oan, mặc cho tuổi cao sức yếu.
Bà con giáo dân Cồn Dầu đã đi kêu oan suốt 7 năm qua nhưng các cấp có thẩm quyền vẫn không đoái hoài gì đến lời kêu cứu của bà con.
Pv.VRNs

Liên minh quân sự chống Trung Quốc

Guam là một hòn đảo nhỏ ở giữa Thái Bình Dương, cách Hongkong bốn và cách Hawaii sáu giờ bay. Từ 1899, Guam là lãnh thổ của Hoa Kỳ. Nó có tầm quan trọng chiến lược to lớn đối với Hoa kỳ. Nó là tiền đồn cực Tây của họ ở Thái Bình Dương. Từ đây, máy bay và tàu chiến của họ có thể khởi hành hướng về châu Á trong trường hợp khẩn cấp.

Đối với người Mỹ thì hòn đảo này giống như một chiếc hàng không mẫu hạm nằm tại chỗ. Đóng trên Anderson Air Force Base là những chiếc máy bay ném bom chiến lược B-2 và B-52 cũng như những chiếc máy bay chiến đấu F-15 và F-22. Đường băng cất và hạ cánh vừa được cải mới cho chúng. Người Mỹ đã tốn tổng cộng $ 40 tỉ vào trong việc hiện đại hóa căn cứ Guam.


Một chiếc F-15 đang cất cánh tại Anderson Air Force Base trên đảo Guam.

Ngay từ những năm 60 và 70 trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, Guam đã đóng một vai trò chiến lược quan trọng, Và ngày nay, Guam lại cũng quan trọng giống như vậy đối với người Mỹ. Nhưng dẫu cho Guam là một mảnh ghép rất quan trọng, thì nó cũng chỉ là một mảnh ghép trong chiến lược châu Á mới của Mỹ.

Trong những năm vừa qua, giới quân sự Mỹ đã khéo léo mở rộng các quan hệ thân thiện cũ trong vùng và giao kết quan hệ mới – từ Đông Á qua Đông Nam Á cho tới Nam Á, từ Nhật cho tới Ấn:

Nhật Bản: đồng minh trung thành nhất của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương là Nhật Bản. Hai quốc gia liên kết chặt chẽ với nhau qua một hiệp ước an ninh. Treaty of Mutual Cooperation and Security netween the United States and Japan, được ký kết năm 1960, quy định hai quốc gia hỗ trợ cho nhau nếu như lãnh thổ của họ bị tấn công. Tròn 38,000 người lính Mỹ từ mọi binh chủng đóng quân ở Nhật.

Hoa Kỳ rất muốn mở rộng liên minh với nước Nhật qua Hàn Quốc. Cũng đã có những cuộc tập trận chung trên biển đầu tiên của ba quốc gia. Nhưng đề tài này rất nhạy cảm, vì Hàn Quốc và Nhật Bản có những mối hận thù lịch sử. Ví dụ như hiệp ước quân sự đầu tiên giữa Seoul và Tokyo đã bị hủy chỉ vài giờ trước khi ký kết vào cuối tháng Sáu 2012.

Nam Hàn: Đối với Hoa Kỳ, Nam Hàn giống như một cậu trẻ gương mẫu về quân sự. Người Hàn Quốc nhộn nhịp tăng cường vũ trang từ nhiều năm nay. Tỷ lệ chi phí cho quân đội trên tổng sản phẩm quốc dân cao hơn là ở Trung Quốc và Nhật Bản. Hoa Kỳ còn đóng tròn 28,000 người lính trên Hàn Quốc. Tuy Hàn Quốc và Trung Quốc có gắn kết chặt chẽ về kinh tế, và họ có cùng trải nghiệm gây chấn thương của thời Nhật Bản chiếm đóng, nhưng hai láng giềng này cũng không còn có điểm chung nào nữa. “Không có điều gì cho thấy rằng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ thay thế Hoa Kỳ trở thành đồng minh quan trọng nhất của Nam Hàn trong tương lai gần đây”, Sebastian Heilmann và Dirk Schmidt viết. Nam Hàn sẽ vẫn ở bên phe của Mỹ.

Philippinies: Đó là một nghi thức mang tính tượng trưng trên chiếc USS Fitzgerald trong vịnh Manila. Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thời đó Hillary Clinton đã nhân chuyến đi thăm của bà trên chiếc tàu hàng không mẫu hạm vào giữa tháng Mười Một 2011 để đưa ra một lời phát biểu rõ ràng: “Hòa Kỳ sẽ luôn luôn đứng bên cạnh Philippines, và chúng tôi sẽ chiến đấu cùng với các anh.”

Tình hữu nghị giữa Hoa Kỳ và quốc đảo này không phải lúc nào cũng chặt như vậy. Vào đầu những năm 90, người Mỹ đã phải đóng cửa căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân Subic Bay trên Philippines. Bây giờ, người Mỹ quay lại – tất nhiên là với những đơn vị nhỏ hơn, nhưng có sức chiến đấu mạnh hơn. Giới quân đội Philippines cần sự giúp đỡ này, vì trước hết là hải quân của họ bị cho rằng không có nhiều sức chiến đấu cho lắm. Lực lượng này nhỏ và phải dùng vật liệu lỗi thời. Về mặt thể chế, Hoa Kỳ và Philippines cũng thắt chặt quan hệ của họ. Năm 2012 là lần đầu tiên có những cuộc trao đổi được gọi là 2+2 mà các bộ trưởng bộ ngoại giao và quốc phòng của hai nước gặp nhau ở đó.


Tàu sân bay tấn công đổ bộ USS Essex ở Subic Bay

Việt Nam: Lần đầu tiên sau 30 năm, một bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ lại đến thăm vịnh Cam Ranh vào đầu tháng Sáu năm 2012. Leon Panetta nói rất đúng – với một chiếc mũ bóng chày trên đầu – trên tàu USS Richard E. Byrd: “Đây là một chuyến đi lịch sử.”

Vịnh Cam Ranh, nằm trong Nam Việt Nam trước đây, là một căn cứ hải quân quan trọng đối với người Mỹ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Thời đó, họ xây mở rộng nó thành cảng tự nhiên lớn nhất của Đông Á. Và bây giờ thì người Mỹ đã trở lại, họ lại được phép cập cảng này. Gần 40 năm sau khi Chiến tranh Việt Nam chấm dứt lại có những cuộc tập dượt quân sự của hai địch thủ ngày xưa.

Chiếc hàng không mẫu hạm USS George Washington và tàu khu trục hạm USS John McCain đã cùng tập dượt với hải quân Việt Nam trên biển Đông. Đi kèm theo những lần tập dượt quân sự đó là những cuộc trao đổi tích cực trên bình diện chính trị cao nhất. Từ 2009 đã có US-Vietnam Political, Security and Defence Dialogue được thể chế hóa. Người Mỹ còn muốn tăng cường thêm cho các quan hệ. Họ cố gắng vươn tới một đối tác chiến lược với nước cộng sản này. Người Mỹ còn chưa cung cấp – ít nhất là chính thức – vũ khí. Việt Nam, nước đã tăng cường vũ trang mạnh trong những năm vừa qua, mua theo truyền thống ở Nga. Họ vừa mới đặt máy bay chiến đấu Su-30 và sáu chiếc tàu ngầm hạng Kilo. Chí phí tổng cộng: $3,2 tỉ.


Hình vẽ minh họa căn cứ hải quân của Liên Xô tại vịnh vào khoảng đầu thập niên 1980. Nguồn: Wikipedia

Myanmar: Cả một thời gian dài là một quốc gia bị bài xích, Myanmar – Miến Điện trước đây – đã biến đổi trong những năm vừa qua. Chính phủ dân sự đang cầm quyền, vẫn còn bị giới quân đội thống lĩnh, tạo cho mình một lớp sơn dân chủ, cuối cùng cũng để cho nữ chính khách đối lập nổi tiếng thế giới Aung San Suu Kyi vào Quốc Hội. Và bất thình lình, các quốc gia Phương Tây ve vãn chính quyền mới.

Hillary Clinton tới thăm vào cuối tháng Mười Một 2011 như là chính trị gia hàng đầu đầu tiên của Phương Tây, và trong tháng Mười Một 2012, Barack Obama vừa tái đắt cử đã lướt qua cựu thủ đô Yangoon của Miến Điện sáu giờ đồng hồ trong chuyến đi ra nước ngoài đầu tiên (!) của mình. Cũng đã có những cuộc trao đổi bí mật giữa các chuyên gia quân đội hai bên với mục đích đào tạo người quân đội Miến Điện ở Hoa Kỳ. Hoa Kỳ bây giờ hưởng lợi từ việc rằng cả trong thời tẩy chay bởi Phương Tây, họ luôn giữ tiếp xúc không chính thức với giới quân đội. Hoa Kỳ là nước Phương Tây duy nhất có một tùy viên quân sự trong sứ quán của họ.

Thái Lan: Quan hệ với Thái Lan là một trong những quan hệ đối tác lâu đời nhất giữa Hoa Kỳ và một nước châu Á. Nó bắt nguồn từ một hiệp ước năm 1833. Thế nhưng trong những năm vừa qua, quan hệ giữa hai đối tác lâu năm này đã trì trệ. Đồng thời, các quan hệ của Thái Lan đối với Trung Quốc lại ngày một tốt hơn. Ian Storey, chuyên gia ở International Institute for Strategic Studies (IISS) tại Singapore, nói: “Trong tất cả các quốc gia ở Đông Nam Á, Thái Lan có những quan hệ quân sự chặt chẽ nhất với Trung Quốc.”

Singapore: Quốc đảo nằm ở khởi điểm của Eo biển Malacca cho phép bốn chiếc tàu chiến siêu nhanh của người Mỹ, những cái được gọi là Littoral Combat Ships (LCS) thường xuyên cập bến cảng Singapore. Chiếc đầu tiên của những tàu này đến đó vào mùa Xuân 2013 và được phép đóng ở đó mười tháng. Singapore đồng minh tuy không phải là một căn cứ quân sự chính thức của người Mỹ, nhưng người ta có thể gọi đó là một căn cứ trên thực tế.

Indonesia: Cả một thời gian dài, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Indonesia bị trục trặc. Nhưng từ khi đất nước này biến đổi từ một chế độ độc tài sang một nền dân chủ bền vững, Hoa Kỳ và Indonesia đã tiến lại gần nhau. Trong năm 2010, một Comprehensive Partnership Agreement được ký kết, bao gồm cả một cộng tác quân sự. Hiện nay, người Mỹ cũng cung cấp vũ khí cho quân đội Indonesia, ví dụ như hai chục chiếc máy bay chiến đấu F-16 đã qua sử dụng và tám chiếc trực thăng Apache mới tinh.

Úc: Hoa Kỳ và Úc có một truyền thống cộng tác quân sự trên 60 năm. Sự cộng tác này còn được tăng cường thêm trong những năm vừa qua. Trong một thỏa thuận trong tháng Chín năm 2011, Úc cho phép Hoa Kỳ tiếp cận không giới hạn các căn cứ và cảng quân sự của Úc. Có tầm quan trọng đặc biệt trong đó là Darwin, thành phố cảng ở miền Tây Bắc của Úc. Thành phố này nằm gần biển Đông nhất. Người Mỹ muốn đóng tròn 2,500 lính Thủy quân Lục chiến ở đó, Darwin cũng có thể được mở rộng thành căn cứ cho máy bay Hoa Kỳ, vì Guam đơn giản là nằm cách quá xa những điểm nóng trong tương lai.

Ấn Độ: Dưới thời của Tổng thống George W. Bush, một hiệp ước bảo vệ (New Framework for the US-India Defense relationship) có hạn mười năm được ký kết năm 2005 giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ. Sự tiếp cận về quân sự này diễn ra tiếp tục dưới thời Obama. Ấn Độ, cả một thời gian dài phụ thuộc vào vũ khí do Nga cung cấp, hiện nay đã mua ngày càng nhiều trên thị trường vũ trang Mỹ. Dù là pháo siêu âm, trực thăng có trang bị hỏa tiễn hay máy bay vận tải – hiện giờ thì người Mỹ sẵn sàng thỏa mãn các ước muốn của quân đội Ấn.

 
Tập trận ở biển Hoa Đông với sự tham gia của hải quân Hoa Kỳ.

Bên cạnh nhiều liên minh và hợp tác đa phương này, người Mỹ cũng cỗ vũ cho sự cộng tác về quân sự giữa các đối tác châu Á của họ. Dấu hiệu rõ rệt nhất là con số tăng lên của những cuộc tập trận trên Thái Bình Dương mà thường có nhiều quốc gia tham dự.
Trước những hoạt động đa dạng về quân sự này của người Mỹ ở châu Á, người Trung Quốc có cảm giác họ bị Hoa Kỳ và bạn bè hay đồng minh của nó bao vây. Họ nhìn thấy một vòng vây theo dạng của một chữ C lớn, trải dài từ Nhật Bản qua Đông Nam Á cho tới Ấn Độ. Đái Húc, đại tá không quân Trung Quốc còn nhìn thấy cả một NATO Á châu đang thành hình.

Người Mỹ tất nhiên là chối cãi việc họ muốn bao vây hay ngăn chận Trung Quốc. Dù đó là Obama, Biden phó của ông hay giới cao cấp trong quân đội Hoa Kỳ – họ phủ nhận làu làu là có những ý định xấu xa như vậy. Ví dụ như Phó Tổng thống Joseph R. Biden thường hay nói: “Tôi dứt khoát cự tuyệt những ý nghĩ của một sự bao vây.”

Nhưng người ta không cần phải là chuyên gia quân sự để nhận ra một mâu thuẫn lớn giữa những lời nói và việc làm này. Chính sách liên minh trong những năm vừa qua của Mỹ ở châu Á cần phải chống lại ai nếu như không chống lại Trung Quốc?
Người ta cũng phải lên án cả người Trung Quốc vì sự không thành thật này. Họ ngây thơ tuyên bố rằng họ không có ý định làm bá chủ ở châu Á, thế nhưng hành động của họ đã cho thấy rằng họ nói dối.

07-17-2014 10:54:37 AM 
Wolfgang Hirn
Phan Ba trích dịch (*)

(*) Từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen”

Theo NgườiViệt

Kinh hãi chứng kiến giun lươn bò lúc nhúc dưới da nữ bệnh nhân 65 tuổi


(Xã hội) - Sau khi phát hiện những đường ngoằn ngoèo dưới da, nổi đỏ quanh ngón út tay phải, bà Phạm T. T., 65 tuổi (Trực Ninh, Nam Định) đã phải vào viện chẩn đoán, điều trị về căn bệnh “ lạ” của mình.


Ngày 15/7 vừa qua, Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng – Trung Ương (Từ Liêm, Hà Nội) tiếp nhận một bệnh nhân nghi bị mắc bệnh “giun lươn” với những biểu hiện như nổi đỏ, có ký sinh trùng bò lổm ngổm dưới lớp da bàn tay phải.
Trao đổi với báo chí, Thạc sĩ – Bác sĩ Trần Huy Thọ (Trưởng khoa khám bệnh chuyên ngành – Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng – Trung Ương ) cho biết: “Bệnh nhân này nhập viện lúc 15h40 phút (15/7) trong tình trạng xuất hiện những đường ngoằn nghoèo dưới mu bàn tay phải, xung quanh ngón tay út bị nổi mần đỏ. Với những biểu hiện này, chúng tôi tiến hành xét nghiệm huyết thanh ELISA, dịch phân của bệnh nhân để có phác đồ điều trị phù hợp”.
Bà T. cho biết: "Cách đó khoảng 4 – 5 ngày, tôi có ra đồng nhổ mấy khóm lạc ở ruộng nhưng do chủ quan không đeo gang tay". Ban đầu, thấy bàn tay mình có những biểu hiện lạ như thế, bà T. cũng chỉ nghĩ là vết nổi mụn bình thường rồi sẽ tự lặn ít ngày nữa nên chỉ ngâm nước muối. Chỉ đến khi lên Hà Nội thăm con trai và cháu thì các con bà nhìn thấy bàn tay mẹ mình nổi lên những vết đỏ, dưới lớp da có những đường di chuyển lùng bùng, liền lên mạng tìm hiểu là bệnh gì. Đến khi các con nói bị mắc bệnh giun lươn thì bà mới giật mình “tá hỏa” về loại bệnh mình mắc phải. Ngay sau đó, mấy người con thúc giục bà vào viện để kiểm tra sức khỏe.
giun lươn

Những đường ngoằn ngoèo dưới mu bàn tay, có ấu trùng di chuyển trên bàn tay bà T.

Bác sĩ Thọ cho biết thêm, viện cũng đã tiếp nhận một bệnh nhân nam khác cũng mắc phải bệnh này là anh V. Đ. D. ( Đồng Thịnh, Yên Lập,Phú Thọ ) nhập viện trong tình trạng đau âm ỉ vùng trung rốn, đi ngoài phân lỏng, rối loạn tiêu hóa kéo dài. Trước đó, anh D. đã đi khám ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung Ương thì được các bác sĩ ở đây chẩn đoán là bị nhiễm bệnh giun lươn nên tìm đến Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Công trùng – Trung Ương để điều trị.
Hiện tại, cả hai bệnh nhân trên đang được điều trị tích cực, sức khỏe có chuyển biến tốt nên sẽ được xuất viện trong những ngày sắp tới.
Trao đổi xung quanh bệnh khiến nhiều người kinh hãi này, bác sĩ Thọ cho hay: "Giun lươn là loại giun tròn nguy hiểm bậc nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa ở người, chúng có thể tự nhân lên trong cơ thể do quá trình tự nhiễm. Khi bệnh nhân mắc bệnh này gây ra nhiều biến chứng sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Biểu hiện loại bệnh này là xuất hiện ở da những đường ngoằn ngoèo, ấu trùng di chuyển liên tục, phía đường tiêu hóa thì biểu hiện là đau bụng quanh vùng rốn, tiêu chảy, sụt cân nhanh chóng do không hấp thụ, chuyển hóa được thức ăn".
giun lươn

Thạc sĩ - Bác sĩ Trần Huy Thọ (Trưởng khoa khám bệnh chuyên ngành – Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng – Trung Ương)

Việc chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm giun lươn cần phải được tiến hành xét nghiệm mẫu dịch phân, mức độ dị ứng trong da, nội soi tá tràng, nội soi phế quản… nhằm tìm ấu trùng giun lươn để có phương pháp điều trị phù hợp.
“Mọi người nên nấu chín thức ăn, uống nước sôi.  Nên nhớ, khi đi làm đồng chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với đất hoặc các nguồn nhiễm bệnh khác như động vật chết thì cần phải đeo gang tay bảo hộ, làm xong phải vệ sinh sạch sẽ.
Mức độ nguy hiểm của từng loại giun nói riêng và ký sinh trùng nói chung còn phụ thuộc vào nơi cư trú của chúng trong cơ thể hoặc các biến chứng cụ thể. Để bảo vệ sức khỏe của mình người dân cần tự nâng cao ý thức, thay đổi thói quen tập quán xấu trong sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện trong người có những triệu chứng, biểu hiện lạ cần phải đi ngay đến  chuyên ngành để chẩn đoán, điều trị, tránh để bệnh tật lây lan khắp cơ thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Cần thường xuyên kiểm tra định kỳ theo tháng để phòng bệnh nhằm điều trị tận gốc, chữa trị càng sớm càng tốt", Bác sĩ Thọ khuyến cáo.


Hà Lam Anh