Friday, August 15, 2014

PICS:lạnh nhà máy xi măng lớn nhất tỉnh Hà Giang phía sau lời kêu cứu của cả trăm công nhân

(Dân trí) - Hàng trăm công nhân của Công ty CP xi măng Hà Giang vừa kêu cứu vừa "thoi thóp" đợi tranh chấp giữa lãnh đạo công ty được giải quyết. Trong khi con dấu của công ty đang được Công an tỉnh "giữ hộ" thì nhà máy xi măng lớn nhất tỉnh này đã tan hoang. 

Sau khi tiếp nhận đơn kêu cứu khẩn cấp của cả trăm công nhân Công ty CP xi măng Hà Giang về việc cuộc sống đang bị dồn ép đến bước đường cùng do mâu thuẫn, khiếu kiện kéo dài của lãnh đạo công ty, PV Dân trí đã có mặt mục sở thị khung cảnh hoang lạnh của nhà máy xi măng lớn nhất tỉnh Hà Giang từng được mệnh danh là "đầu tầu công nghiệp" của tỉnh này.
Khu vực sản xuất, kho nguyên liệu đều "đóng băng" và phủ đầy mạng nhện. Cỏ cây dại đã mọc kín khuôn viên nhà máy trong khi đại công trường sầm uất có khi đã đến cả hơn 300 công nhân hoạt động này giờ "vắng như chùa Bà Đanh".
Hoang lạnh nhà máy xi măng lớn nhất tỉnh Hà Giang.
Hoang lạnh nhà máy xi măng lớn nhất tỉnh Hà Giang.

Hoang lạnh nhà máy xi măng lớn nhất tỉnh Hà Giang.

"Do hoạt động sản xuất đình trệ nên các khoản nợ nhà nước, đối tác, khách hàng ngày càng chồng chất, các thành viên HĐQT hợp pháp phải đi vay tiền để duy trì sự tồn tại của nhà máy, giữ lực lượng công nhân chờ đến ngày tòa phán xét để nhà máy tiếp tục sản xuất. Tất cả những hậu quả và tồn tại trên đã làm cho công ty và toàn thể công nhân vô cùng khổ cực, khốn đốn", hàng trăm công nhân có ý kiến.
Đến ngày 13/9/2013, sau một thời gian dài ròng rã các lãnh đạo của Công ty CP xi măng Hà Giang đưa nhau "đáo tụng đình", TAND Tối cao đã chính thức có bản án phúc thẩm số 169/2013/KDTM-PT đưa ra phán xét để HĐQT hợp pháp của công ty trở lại hoạt động theo quy định pháp luật.
Những tưởng câu chuyện đã được tháo gỡ thì cả công ty nháo nhác bởi không còn con dấu để hoạt động. "Chúng tôi khẩn thiết mong muốn Công an tỉnh Hà Giang trả lại con dấu cho công ty để công ty có thể trở lại sản xuất kinh doanh bình thường, giúp công nhân chúng tôi có thể ổn định cuộc sống",công nhân Công ty CP xi măng Hà Giang bày tỏ nguyện vọng.
Được biết, hiện con dấu của Công ty CP xi măng Hà Giang đang nằm tại Công an tỉnh Hà Giang dưới danh nghĩa "giữ hộ" và thủ tục để trả lại thì vẫn đang được phía chính quyền và công an đưa ra...bàn bạc. Trong khi đó, hệ lụy nhãn tiền là nhà máy trăm tỷ nằm đắp chiếu và hàng trăm công nhân đang phải vất vưởng "thoi thóp" sống.
Dưới đây là chùm ảnh khung cảnh hoang lạnh nhà máy xi măng lớn nhất tỉnh Hà Giang phía sau lời kêu cứu của cả trăm công nhân:
Cỏ dại đã mọc lút đầu trong khuôn viên nhà máy.
Cỏ dại đã mọc lút đầu trong khuôn viên nhà máy.
Cỏ dại đã mọc lút đầu trong khuôn viên nhà máy.

Đại công trường sôi động ngày nào giờ trở lên hoang lạnh, tiêu điều.
Đại công trường sôi động ngày nào giờ trở lên hoang lạnh, tiêu điều.
Đại công trường sôi động ngày nào giờ trở lên hoang lạnh, tiêu điều.
Đại công trường sôi động ngày nào giờ trở lên hoang lạnh, tiêu điều.
Đại công trường sôi động ngày nào giờ trở lên hoang lạnh, tiêu điều.

Đại công trường sôi động ngày nào giờ trở lên hoang lạnh, tiêu điều.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế

Hai thiếu niên tự trượt ngã, CA chỉ gõ nhẹ vào đùi

(Bao datviet) - CA thị trấn Sông Đốc bị tố đánh hai thiếu niên, theo tường trình thì hai thiếu niên chạy xe lạng lách, tự ngã. CA dùng dùi cui nhựa gõ nhẹ....
Được biết, gia đình 2 em Lâm Hoàng Khang (17 tuổi) và Nguyễn Thanh Tài (14 tuổi, cùng ngụ thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) tố cáo bị công an thị trấn còng tay đánh đập.
Theo gia đình 2 em kể lại, khoảng 21h ngày 13/8 Khang chở Tài bằng xe máy đi chơi quanh thị trấn cửa biển. Vừa qua UBND thị trấn Sông Đốc, Khang thấy công an nên rồ ga bỏ chạy và bị đuổi theo.
 Chạy được khoảng 2 km, xe Khang bị cúp đầu khiến cả 2 ngã xuống đường. "Lúc đó công an thị trấn xông vào còng tay, đánh tới tấp vào người rồi đưa về trụ sở. Tại đây 2 đứa bị giữ đến 23 h, gia đình đến yêu cầu thả người thì công an thị trấn mới cho Khang, Tài về", người thân 2 em kể.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Theo ông Từ Văn Hiền, Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) cho biết Khang và Tài sau đó được gia đình đưa vào bệnh viện khám rồi tố cáo bị công an đánh.
Ông đã chỉ đạo công an thị trấn báo cáo gửi UBND huyện Trần Văn Thời và yêu cầu công an huyện vào cuộc làm rõ vào chiều 14/8. "Bệnh viện cho biết 2 em không bị gì nên đã cho về.
Công an thị trấn tường trình là Khang chạy xe lạng lách, cố tình không cho lực lượng chức năng vượt lên và sau đó tự trượt ngã. Lực lượng làm nhiệm vụ dùng dùi cui nhựa gõ nhẹ vào bắp đùi chứ không đánh", ông Hiền cho biết nội dung công an thị trấn tường trình.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra những trường hợp lực lượng chức năng bị tố đánh người, trước đó cũng xảy ra vụ việc công an huyện Kon Rẫy dùng dùi cui gây sập quai hàm...của học sinh, vụ việc này được giải thích là gậy vô tình va quệt dẫn đến thương tích.
Thương tích của em Đình sau khi va chạm với công an.
Thương tích của em Đình sau khi va chạm với công an.
Theo thông tin đã đưa, chiều ngày 8/5, Vũ Hoàng Đình (học sinh lớp 11C, trường THPT Chu Văn An, huyện Kon Rẫy) không đội mũ bảo hiểm chở Phạm Quang Vinh (bạn Đình), có đội mũ đang trên đường đi học về đến khu vực thôn 1, xã Tân Lập thì gặp bạn nên quay đầu xe lại.
Khi đó có 3 xe công an chạy cùng chiều, khi Bình vượt qua xe thứ nhất đến xe thứ hai thì bị một vật cứng đập mạnh vào vùng mặt.
Em Vinh xác nhận nhìn thấy chiến sĩ công an ngồi phía sau vụt mạnh gậy ba trắc vào vùng mặt làm Đình bị thương. Sau đó cả hai được đưa về trụ sở UBND xã Đắk Ruồng làm việc. Tối cùng ngày Đình nhập viện do bị sập quai hàm, gãy răng, rách môi…
Điều tra và xác minh về vụ việc, CSGT huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum cho biết do 2 chiến sĩ chở nhau, người ngồi trước nâng lên mặc áo mưa, tay cầm công cụ nên khi học sinh Đình điều khiển xe chạy ngược chiều đã va vào, gây thương tích.
Công an huyện này cho rằng không có cơ sở chứng minh việc Minh mất dây chuyền trong quá trình làm việc với tổ tuần tra.
Thanh Thanh (Tổng hợp TTT, ĐVO)

Thảm họa đe dọa hàng không Việt Nam

HÀ NỘI (NV) - Hai phi cơ của Việt Nam lại vừa suýt đâm vào nhau khi đang bay trên Sài Gòn. Ðó là sự kiện mới nhất khiến người ta e ngại về an toàn hàng không tại Việt Nam.


Cả phi công lẫn kiểm soát viên không lưu tại Việt Nam liên tục phạm những sai lầm khó tưởng tượng. (Hình: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)

Cục Hàng Không Việt Nam vừa loan báo đã thu hồi bằng lái vô thời hạn đối với hai phi công điều khiển chuyến bay HVN 1203 của hãng quốc doanh Vietnam Airlines hôm 7 tháng 8, 2014. Lý do là vì cả hai đã không tuân lệnh của kiểm soát không lưu khiến phi cơ do họ lái suýt đâm vào một phi cơ của hãng hàng không VietJet.

Ngày 7 tháng 8, 2014, chuyến bay HVN 1203 của Vietnam Airlines bay từ Hà Nội vào Cần Thơ. Khi bay ngang khu vực thông báo bay Sài Gòn, kiểm soát không lưu ra lệnh cho phi công điều khiển chuyến bay này giảm độ cao xuống 32,000 feet để tránh một phi cơ đang bay ngược chiều.

Thay vì phải thực hiện ngay lệnh vừa kể thì phi công điều khiển chuyến bay của HVN 1203 của Vietnam Airlines cho phi cơ chuyển sang chế độ “giảm độ cao không xác định.” Do đó, độ cao của chiếc phi cơ thực hiện chuyến bay HVN 1203 của Vietnam Airlines hạ xuống độ cao 30,000 feet, cắt ngang đường bay của một phi cơ thuộc hãng VietJet.

May mắn là hệ thống cảnh báo va chạm của cả hai phi cơ cùng tự động kích hoạt và đưa ra các khuyến cáo để cả hai phi cơ tránh va vào nhau nên thảm họa không xảy ra.

Sau khi điều tra, Cục Hàng Không Việt Nam xác định, hai phi công điều khiển chuyến bay HVN 1203 của Vietnam Airlines đã “nhầm lẫn” khi sử dụng đồng hồ giảm độ cao. Sự “nhầm lẫn” này vi phạm tiêu chuẩn phân cách tối thiểu giữa các máy bay, uy hiếp cao về an toàn bay.

Cả hai bị thu hồi bằng lái vô thời hạn song được hứa hẹn là nếu được huấn luyện lại, hội đủ điều kiện thì sẽ được cấp lại bằng lái. Ðáng chú ý là Cục Hàng Không Việt Nam không cung cấp tên hai phi công, đồng thời yêu cầu thanh tra hàng không xử phạt hành chính hai phi công này (?).

Trước sự kiện vừa kể chỉ hai ngày, vào hôm 5 tháng 8, 2014 từng xảy ra chuyện phi công điều khiển một phi cơ cũng của Vietnam Airlines vi phạm độ cao an toàn tối thiểu khi tiếp cận để hạ cánh tại phi trường Ðà Nẵng.

Tháng trước, vào ngày 27 tháng 7, 2014, một phi công điều khiển một phi cơ của hãng Jetstar Pacific đã không lấy độ cao đúng huấn lệnh của kiểm soát không lưu. Trước nữa một tuần, hôm 20 tháng 7, 2014, một phi công điều khiển một phi cơ của Vietnam Airlines cho phi cơ vào nhầm phi đạo.

Theo một thống kê của Cục Hàng Không Việt Nam, trong sáu tháng đầu năm nay, trong lĩnh vực hàng không tại Việt Nam đã xảy ra 173 sự kiện bất thường đe dọa an toàn hàng không, tăng 32 vụ so với cùng kỳ năm 2013.

Chẳng riêng phi công mà ngay cả lực lượng kiểm soát không lưu của Việt Nam cũng phạm vô số sai lầm, đe dọa an toàn hàng không. Chỉ trong vòng một tháng, từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7, 2014, hệ thống kiểm soát không lưu của Việt Nam phạm ba lỗi không thể tưởng tượng.

Hôm 23 tháng 7, một phi cơ của hãng Jetstar Pacific đã phải lượn hai vòng trên phi trường Vinh vì phi công bị mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu của phi trường này. Sau đó, Cục Hàng Không Việt Nam cho biết, sở dĩ liên lạc giữa phi công với đài kiểm soát không lưu của phi trường Vinh bị gián đoạn là do Kiểm soát viên không lưu... bấm nhầm nút tắt liên lạc với phi cơ.

Vào ngày 27 tháng 6, trong khi một phi cơ của Vietnam Airlines vừa hạ cánh xuống phi trường Ðà Nẵng và đang chạy từ phi đạo vào bãi đậu thì một kiểm soát viên không lưu của phi trường này ra lệnh cho một phi cơ khác của Jetstar Pacific cất cánh ngay trên phi đạo đó. Trong vòng 4 giây, các phi công của cả hai phi cơ phát giác kiểm soát viên không lưu nhầm lẫn và báo lại cho đài kiểm soát không lưu Ðà Nẵng, yêu cầu hủy lệnh cất cánh. Nhờ vậy tai nạn thảm khốc do hai phi cơ đâm vào nhau ngay trên phi đạo đã không xảy ra.

Trước nữa vào ngày 19 tháng 6, khoảng 200 hành khách của hãng hàng không có tên VietJet Air, lên phi cơ ở Hà Nội để đi Ðà Lạt đã được chở đến Nha Trang. Còn 200 hành khách lẽ ra phải lên phi cơ để đến Nha Trang thì vẫn phải ngồi chờ ở Hà Nội.

Theo một vài tờ báo tại Việt Nam, những trục trặc đe dọa an toàn hàng không xảy ra thường xuyên nhưng thường xuyên bị ém nhẹm. Gần đây, Cục Hàng Không Việt Nam mới bạch hóa. Tuy nhiên nỗ lực minh bạch trong thông tin về những trục trặc liên quan tới an toàn hàng không được nhận định, không phải vì thiện chí mà để né tránh trách nhiệm do bưng bít thông tin, bởi tính chất, mức độ của các trục trặc càng ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng, thảm họa hàng không có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Tại Việt Nam, hàng không là một lĩnh vực mà công việc ổn định, lương cao, nhiều cơ hội để kiếm thêm thu nhập. Cách nay một vài thập niên, người ta chỉ chi tiền để được nhận vào các khóa đào tạo tiếp viên của trường hàng không. Gần đây, chạy chọt đã trở thành chuyện phổ biến để được nhận vào các khóa đào tạo những loại việc khác trong trường này, kể cả đào tạo phi công và kiểm soát viên không lưu - những công việc đòi hỏi phải có thể lực và tư chất phù hợp.

Có vẻ như hậu quả của việc nhận hối lộ để tuyển chọn, đào tạo những nghề vốn rất đặc biệt, bởi liên quan đến sinh mạng hàng trăm người đang bộc lộ càng ngày càng rõ. (G.Ð)

08-15- 2014 3:19:26 PM
Theo Người Việt

Ðôi nam nữ doanh nhân cùng chết trên xe hơi

BÌNH DƯƠNG (NV) - Một vụ nổ súng xảy ra bên trong một chiếc xe hơi đậu sát lề đường ở trung tâm thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương làm hai người chết đã gây chấn động dư luận.


Chiếc xe Toyota Fortune đậu sát lề với hai người chết gục trên xe. (Hình: Báo Người Lao Ðộng)


Theo cuộc điều tra của công an địa phương, hai người thiệt mạng trong vụ nổ súng vào khoảng 5 giờ sáng ngày 15 tháng 8, 2014, là ông Ðinh Khắc Tú, 42 tuổi và bà Bùi Liên Thời, 38 tuổi. Ông Ðinh Khắc Tú ngụ tại quận 12, đã có vợ và hai con, hiện là giám đốc một công ty phân phối hạt nhựa.

Còn bà Bùi Liên Thời quê quán ở Hà Tây, trú ngụ tại quận Gò Vấp, cũng đang là giám đốc một công ty bao bì. Chồng của bà Thời đã qua đời cách nay 4 năm vì bạo bệnh. Con trai nhỏ của bà bị chết đuối trong một kỳ nghỉ mát ở Vũng Tàu cách nay hai năm. Bà hiện còn một con trai lớn và mẹ già ngụ tại Hà Nội.
Theo dư luận, cả ông Tú lẫn bà Thời đều là những doanh nhân thành đạt nhờ giỏi nghề và siêng năng làm việc.

Báo Thanh Niên dẫn lời một số cư dân địa phương cho biết, vào khoảng 5 giờ sáng ngày 15 tháng 8, thình lình nghe nhiều tiếng súng nổ vang. Họ thấy một chiếc xe đậu sát lề đường nhựa giữa trung tâm thị xã Thuận An. Hai người ngồi ở băng trước chiếc xe là ông Tú và bà Thời đều bị trúng đạn ở đầu, gục chết tại chỗ. Ông Tú ngồi chết sau tay lái, tay vẫn còn cầm một khẩu súng.

Công an tỉnh Bình Dương cho hay, đã thu được 7 vỏ đạn lăn lóc trong xe và 3 vỏ đạn xuyên qua cửa kính, văng ra ngoài. Người ta nghi rằng ông Tú đã dùng súng bắn chết bà Thời, rồi quay súng bắn vào đầu tự sát.
Vẫn theo phúc trình của công an địa phương, một số bạn bè của bà Thời cho rằng, giữa hai người không có quan hệ tình cảm trai gái, lăng nhăng. Tuy nhiên, theo lời khẳng định của vợ của ông Ðinh Khắc Tú thì ông và bà Thời có quan hệ tình cảm với nhau.

Nhiều tiếng đồng hồ sau khi vụ án xảy ra, vợ của ông Ðinh Khắc Tú có mặt tại chỗ, khóc đến ngất xỉu. Khi tỉnh lại, bà quả quyết rằng bà Thời là “bồ nhí” của chồng mình. Bà nói rằng, có biết về mối quan hệ giữa hai người, nhiều lần khuyên ông Tú nên từ bỏ bà Thời, nhưng không thành công.

Báo mạng VNExpress dẫn phúc trình của công an tỉnh Bình Dương nói rằng, có chứng cứ cho thấy ông Tú bắn chết bà Thời rồi tự sát. Người đứng đầu công an tỉnh Bình Dương cho hay, sẽ không khởi tố vụ án nếu cuộc điều tra đi đến kết luận như trên, vì thủ phạm đã chết sau khi gây án. (PL)
08-15-2014 3:55:33 PM
Theo Người Việt

Tội ác tại Việt Nam gia tăng, vì sao?

Hầu như không có ngày nào mà báo chí, truyền thông trong nước lại không đưa tin về những vụ án mạng khác nhau, gọi chung là “cướp, giết, hiếp,” với mức độ ngày càng tàn bạo, dã man.

Hãy thử nhìn lại chỉ mới trong vòng vài ngày gần đây, từ những vụ chưa phải là án mạng nhưng tính chất tha hóa về mặt đạo đức khiến xã hội rúng động như vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Ðề, Hà Nội, cho đến những vụ án mạng.


Vụ người phát cơm từ thiện bị đâm chết tối 10 Tháng Tám, 2014, gây phẫn nộ trong dư luận Việt Nam. (Hình: Ngoisao.net)

Ở Sài Gòn, một thanh niên “Phát cơm từ thiện bị kẻ xin cơm đâm chết” (báo Dân Trí). Ở Ðồng Nai, chỉ vì “Giành mai táng, nhân viên trại hòm đâm người” (báo Pháp Luật TP.HCM). Tại Hải Dương, “Dân đánh chết trộm chó: cách trụ sở 1km, CA đến không kịp” (báo Ðất Việt). Và đây không phải lần đầu tiên người dân vì nổi giận với dân trộm chó, đã xúm nhau đánh hội đồng dẫn đến tử vong. Có khi người dân còn đốt cả xe, cả người trộm chó!

Ngày 7 tháng 8, TAND Huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) đưa ra xử vụ án “Thuê côn đồ xử hàng xóm” (báo Thanh Niên). Vì cho rằng người hàng xóm thường trêu ghẹo vợ mình, một người đàn ông ở Bình Dương đã thuê nhóm côn đồ đánh để dằn mặt, nhưng không ngờ cả nhóm đã chém nạn nhân một trận tơi tả.

Dân thuê côn đồ xử nhau, ngay đến cán bộ nhà nước cũng có mối quan hệ bạn bè với giới xã hội đen. Một “Phó ban tổ chức Quận Ủy Cầu Giấy bị bắt vì giới thiệu giang hồ thuê ‘sát thủ’” (báo Người Lao Ðộng), để rồi 2 sát thủ này đâm chết một chủ thầu xây dựng ngay giữa đường phố Hà Nội.

Trước đó đã từng có những vụ “Giám đốc lĩnh 2 năm 6 tháng tù vì thuê giang hồ giết người đòi nợ,” (báo Lao Ðộng), đó là nguyên giám đốc chi nhánh Cosveco, Nghệ An. Giám đốc Công ty Cổ phần Ðầu tư Kinh doanh nhà Hoàng Hải (huyện Hóc Môn, TP.HCM) thuê giang hồ giết cấp phó bị kết án tử hình, sau đó chết trong tù...

Còn công an, thay vì đại diện cho chính quyền đi ngăn chặn kẻ xấu, kẻ ác thì trong những năm qua, lại xảy ra rất nhiều trường hợp công an lạm quyền đánh dân, thậm chí dẫn đến tử vong. Ðây là vài vụ trong tuần qua:

Một thanh niên ở Tuyên Quang “Ngã gục trên đường, tử vong sau khi bị CSGT đánh” (báo Người đưa tin), chỉ vì không đội mũ bảo hiểm!

Tại Bắc Giang, “Công an xã dùng dép bạt tai, quật dùi cui đánh dân trọng thương ngay tại trụ sở” (báo Dân Trí) chỉ vì ông này lên trình báo về việc ô nhiễm môi trường nhưng không được giải quyết nên bức xúc, to tiếng với công an.

Tình trạng công an đánh chết dân khi đang trong quá trình tạm giữ để điều tra như đã nói, rất nhiều. Nhưng thường bị cho “chìm xuồng” hay xử rất nhẹ (chẳng hạn, vụ vừa được đem ra xử ở Ðắk Lắk “Công an đánh chết nghi can trộm bò: 18 tháng tù” (báo Tuổi Trẻ) - một mức án quá nhẹ cho một mạng người!).

Nên những sự việc tương tự vẫn tiếp diễn. Và trong rất nhiều trường hợp, nạn nhân được công bố là đã... tự tử tại đồn. Mới đây nhất, một nghi can đã “Tự tử tại đồn công an sau khi bị bắt vì trộm gà” (báo Dân Trí), mà theo bài báo, tang vật chỉ là 21 con gà có tổng trọng lượng 31 kg!

Công an thì lộng hành, còn tòa án?

Dư luận còn chưa quên ông Nguyễn Thanh Chấn, người “nổi tiếng” vì bị tù oan 10 năm ở Thanh Hóa đang theo đuổi vụ kiện đòi bồi thường. Thì trong lúc đó, một vụ án oan sai khác, gây chấn động dư luận không kém ở Sóc Trăng, với 7 thanh niên bị bắt oan cũng đã được đem ra xử: “Vụ oan sai ở Sóc Trăng: Khởi tố 2 điều tra viên, 1 nguyên kiểm sát viên” (báo Người Lao Ðộng).

Ðiều làm cho mọi người bàng hoàng là những cách tra tấn tàn bạo, gây tổn thương lâu dài, nghiêm trọng cho người bị nhục hình, của các điều tra viên, qua lời kể của các nạn nhân.

Một xã hội mà luật pháp không hề được tôn trọng, thậm chí chính những người đại diện cho chính quyền, cho công an, tòa án, giới cán bộ quan chức... lại ngang nhiên vi phạm pháp luật và được cái bộ máy ấy che chở. Vậy thì có gì lạ khi người dân cũng coi thường pháp luật, sẵn sàng “tự xử” người khác vì một lý do nào đó?

Tội ác ở quốc gia nào mà chẳng có, nhưng tội ác trong xã hội Việt Nam hiện nay thực sự đang làm cho mọi người lo ngại chính vì nó ngày càng nhiều và trở thành “bình thường.”

Tội ác trở nên bình thường, khi xảy ra hàng ngày, từ Nam tới Bắc, từ các thành phố lớn cho tới nông thôn, vùng sâu vùng xa. Trong bất cứ môi trường nào của xã hội, kể cả những môi trường tưởng chừng an toàn nhất, như nhà trường, nhà chùa, hay bệnh viện.

Khi kẻ thủ ác có thể là bất cứ ai, thuộc thành phần nào trong xã hội, và không chỉ là những người ít học, thiếu hiểu biết.

Có thể là một sinh viên đại học, xuất thân từ một gia đình đàng hoàng tử tế như Nguyễn Ðức Nghĩa trong vụ án chấn động giết bạn gái cũ, rồi chặt đầu vứt ở nơi khác để phi tang.

Có thể là một bảo mẫu như vụ bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ ở Thủ Ðức, Sài Gòn, đánh chết trẻ 18 tháng tuổi.

Có thể là một nhà giáo, một hiệu trưởng, như vụ án mua dâm nữ sinh chấn động một thời với “nhân vật” chính là Sầm Ðức Xương, nguyên hiệu trưởng trường THPT Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Sầm Ðức Xương đã dụ dỗ nhiều em học sinh sau đó sử dụng các em để “thết đãi” các vị khách quý là quan chức trong tỉnh, thậm chí còn bảo các em tìm thêm các bạn khác để bán dâm!

Có thể là một bác sĩ như Bác Sĩ Tường, thẩm mỹ viện Cát Tường, Hà Nội, giải phẫu làm chết nạn nhân xong vứt xác xuống sông Hồng phi tang, đến 9 tháng sau mới tìm thấy xác.

Có thể là một nhà sư trong vụ “Sư thầy giết người yêu, phi tang xác vì không chịu phá thai” (Tin Mới) ở Trà Vinh v.v...

Nghĩa là không chừa một ai, một giới nào. Ðáng nói hơn, đó là những con người hoàn toàn bình thường, không hề có tiền sử bị bệnh tâm thần.

Tội ác trở nên đáng báo động khi người ta giết nhau không chỉ vì những mối oán thù, ghen tuông, mâu thuẫn sâu đậm, mà còn vì những lý do hết sức vặt vãnh, cỏn con, vô lý... như bị phát chậm một suất cơm từ thiện!

Khi người ta không chỉ giết kẻ thù, người lạ mà còn giết người yêu, cha mẹ, chồng/vợ, giết cả con. Nào “Ðau lòng những vụ án nghịch tử xuống tay với bố mẹ” (Người Ðưa Tin), “Hà Tĩnh: bố mẹ giết con rồi ném xuống sông phi tang” (Tin Mới), “Giận vợ, dùng kéo giết con gái sơ sinh” (Người Lao Ðộng)...

Ðã có rất nhiều bài báo, những hội thảo xung quanh vấn đề tội ác gia tăng ở Việt Nam và nhiều nhà báo, nhà giáo, nhà tâm lý học, xã hội học... đã cố đi tìm câu trả lời.

Trong đó, chúng ta đã nói đến những nguyên nhân thuộc về môi trường xã hội. Một xã hội luôn đề cao những giá trị vật chất, chạy theo bằng cấp, địa vị, tiền bạc và những hình thức hào nhoáng bên ngoài mà coi nhẹ những giá trị bên trong của con người như tư cách, đạo đức, danh dự, lòng liêm sỉ...

Một xã hội mà những điều không tử tế, cái ác, cái xấu không bị trả giá đích đáng, trong khi sự tử tế, cái thiện, cái đẹp thì lắm lúc bị coi thường. Một xã hội không tôn trọng luật pháp. Một xã hội có quá nhiều bất công phi lý, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, nhưng lại thiếu vắng tự do dân chủ và nhân quyền thì bị chà đạp.

Chúng ta cũng đã nói đến những nguyên nhân do giáo dục. Giáo dục sa sút thậm tệ, môi trường giáo dục từ lâu đã không còn là nơi dạy cho con người niềm tin vào sự học, vào sự thật, thậm chí nhiều khi đã trở thành nơi bán chữ, chạy điểm, chạy bằng...

Khi phải sống trong một môi trường xã hội, một chế độ như vậy, con người thường dễ cảm thấy bực bội, tức giận không đâu, cộng thêm sức ép thường trực của cơm áo gạo tiền, những vấn đề cá nhân phải đối mặt hàng ngày... Tất cả sẽ tạo ra những ẩn ức tâm lý.

Khoan nói đến những vụ án được suy tính, sắp xếp kỹ, trong những vụ án có tính chất bất ngờ không đoán trước, nguyên nhân sâu xa một phần từ những nỗi bức bối, ẩn ức bên trong và chỉ cần một lý do nào đó, cùng với việc con người mất đi lý trí, sự sáng suốt trong khoảng khắc, tội ác sẽ xảy ra.

Và khi từ thể chế chính trị, môi trường xã hội, giáo dục... còn chưa thay đổi thì đừng hy vọng tội ác sẽ giảm đi hay biến mất.
 08-15-2014 4:02:35 PM 
Song Chi
Theo Người Việt 

Tàu cá ngư dân Lý Sơn bị tàu tuần tra Trung Quốc cướp phá

QUẢNG NGÃI (NV) .- Một tàu đánh cá của ngư dân đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, bị tàu tuần Trung quốc chận bắt, đập phá hư hại nghiêm trọng và cướp hết hải sản cùng trang bị đánh cá.

 
Cơ quan chức năng đến ghi nhận việc tàu cá QNg 66074 TS bị đập phá, cướp tài sản. (Hình: Người Lao Động)

Theo bản tin tường thuật trên tờ Người Lao Động (NLĐ) hôm Thứ Sáu 15/8/2014, tàu cá QNg 66074 TS của ông Trần Hiền (thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã cập cảng Lý Sơn sau khi bị lũ lính hung bạo từ tàu tuần Trung Quốc leo lên đập phá tan tành và cướp tài sản tại ngư trường Hoàng Sa.

Thuyền trưởng Trần Hiền của tàu đánh cá nói trên kể lại trên tờ NLĐ cho biết sau khi tàu đến khu vực quần đảo Hoàng Sa, lúc 12 giờ ngày 14-8, ông cùng 9 ngư dân thả lưới cách đảo Trụ Cẩu (cách ngư dân quen gọi đảo Phú Lâm) khoảng 4 hải lý về phía Nam thì tàu hải giám Trung Quốc số hiệu 46002 xuất hiện. Ngay sau đó, tàu Trung Quốc thả xuồng số hiệu 2002 cùng 12 người tiếp cận tàu cá QNg 66074 TS.

Theo tờ NLĐ thuật lời kể của ông Hiền, “Khi lên tàu QNg 66074 TS, những người Trung Quốc dùng dùi cui, búa dồn ngư dân về phía mũi rồi đập phá cabin, thuyền thúng, cắt dây hơi. Sau đó, họ lấy đi máy Icom, thiết bị định vị và 2 tấn cá, ước thiệt hại trên 200 triệu đồng.”

“Rất may, khi đang đập phá, một người Trung Quốc bị mảnh kính làm bị thương nặng nên họ phải đưa người bị thương xuống xuồng rút lui” - thuyền trưởng Hiền kể lại.

Trong khoảng thời gian lực lượng Việt Nam và Trung Quốc kình chống nhau hồi Tháng 5 và Tháng 6 vừa qua, khi Bắc Kinh cho giàn khoan Hải Dương HD981 tới phía nam quần đảo Hoàng Sa để dò tìm dầu khí, nhiều tàu đánh cá của ngươi dân Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm hay hư hỏng.

Ngư trường Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam suốt bao đời qua. Từ khi Trung Quốc cướp quần đảo này thì ngư dân Việt thường xuyên bị chận bắt. Khi thì bị đâm chìm, khi thì đập phá cướp bóc. Trong khi đó, nhiều lần báo chí ở Việt Nam cho biết hàng đoàn tàu đánh cá Trung Quốc ngang nhiên vào đánh cá tại các vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà các lực lượng của Việt Nam không giám bắt giữ. (TN)

08-14-2014 4:25:04 PM
Theo Người Việt

Lần đầu tiên xuất hiện vi rút cúm A H5N6 ở Việt Nam

Bộ Y tế khuyến cáo chỉ nên ăn thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm có nguồn gốc rõ ràng và đã được nấu chín. Ảnh: Một quầy bán thịt gia cầm ở chợ - ảnh báo Lao động
(TBKTSG Online) - Lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận chủng vi rút cúm A H5N6 trên đàn gà tại Lạng Sơn và Hà Tĩnh. Chủng vi rút này đã từng được phát hiện ở vịt trời và chim hoang dã tại Thụy Điển, Đức, Mỹ, Đài Loan, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
Trong công văn khẩn mà Bộ Y tế gửi chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố ngày hôm qua 14-8, Bộ Y tế cho hay qua giám sát trên đàn vật nuôi, Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) đã phát hiện đàn gà nuôi tại huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn và đàn vịt nuôi tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh nhiễm vi rút cúm A H5N6, một chủng vi rút lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Kết quả các mẫu xét nghiệm vi rút cúm A H5N6 phát hiện ở Việt Nam cho thấy có sự tương đồng tới 99% với chủng vi rút cúm A H5N6 gây mắc và tử vong đầu tiên trên người tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào tháng 4-2014 và trên đàn gia cầm tại khu vực bệnh nhân sinh sống. Ca tử vong ở Trung Quốc cũng là trường hợp duy nhất mắc cúm A H5N6 trên người từ trước tới nay.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) virus cúm A H5N6 là chủng vi rút có độc lực cao và chưa có bằng chứng lây từ người sang người nên việc giám sát, theo dõi chủng vi rút mới cần được thực hiện chặt chẽ để có ứng phó kịp thời khi dịch bùng phát trên đàn gia cầm.
Chính vì vậy, Thứ trưởng Long khuyến cáo người dân nên hạn chế tiếp xúc với gia cầm ốm, chết và chất thải từ gia cầm, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, chỉ ăn thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm đã được nấu chín, không sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi có biểu hiện dấu hiệu của bệnh cúm, cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.
Đồng thời, Bộ Y tế đề nghị các Sở NNPTNT tăng cường giám sát điều tra phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên đàn gia cầm; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thực hiện ngăn chặn nhập lậu, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm.
Các Sở Y tế tăng cường giám sát, lấy mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm bị bệnh để phát hiện sớm các chủng vi rút có độc lực cao, đồng thời triển khai các biện pháp cách ly, điều trị và phòng chống dịch bệnh.

Hai phi công của Vietnam Airlines bị thu bằng lái

Trong 6  tháng đầu năm 2014, các sự cố liên quan đến an toàn bay tăng 32 vụ so với cùng kỳ năm 2013 - Ảnh minh họa: Anh Quân
(TBKTSG Online) - Hai phi công của Hãng hàng không Quốc gia Vietnam Airlines (VNA) đã bị Cục Hàng không Việt Nam thu bằng lái vô thời hạn vì không chấp hành lệnh của kiểm soát không lưu khiến hai máy bay suýt đâm vào nhau.
Thông tin từ Cục Hàng không cho biết, Phó cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng đã ký quyết định thu bằng lái không thời hạn đối với cơ trưởng và cơ phó chuyến bay HVN1203 của Vietnam Airline ngày 7-8.
Cụ thể, ngày 7-8, máy bay mang số hiệu HVN1203 của Vietnam Airlines bay từ Hà Nội đến Cần Thơ. Khi bay qua khu vực thông báo bay TPHCM thì kiểm soát không lưu yêu cầu phi công hạ xuống mực bay FL320 (32.000 feet) để tránh máy bay của VietJetAir đang đi ngược chiều.
Tuy nhiên, phi công không giảm độ cao như yêu cầu mà lại đặt chế độ giảm độ cao không xác định. Chính vì vậy, máy bay đi xuống mực bay FL300 (30.000 feet), cắt ngang qua đường bay của máy bay VietJetAir.
Khi máy bay cắt ngang qua đường bay của máy bay VietJetAir, nhận thấy nguy cơ va chạm, hệ thống cảnh báo va chạm trên máy bay đã tự kích hoạt đưa ra các thông số khuyến cáo để hai máy bay tránh nhau an toàn. Sau đó, tổ lái của hai máy bay thực hiện theo khuyến cáo của hệ thống.
Qua điều tra, Cục Hàng không Việt Nam xác định, nguyên nhân sự cố là do tổ lái của máy bay HVN1203 đã nhầm lẫn khi đặt đồng hồ giảm độ cao, thay vì đặt độ cao 32.000 feet lại đặt giảm độ cao không xác định.
Do vậy, Cục Hàng không đánh giá tổ lái đã vi phạm tiêu chuẩn phân cách tối thiểu giữa các máy bay, uy hiếp cao về an toàn bay, thuộc vào sự cố loại C (sự cố xếp theo thứ tự nghiêm trọng từ A đến E).
Vì vậy, cơ trưởng và cơ phó chuyến bay HVN 1203 bị thu bằng lái không thời hạn và phải huấn luyện lại đến khi đủ điều kiện sẽ được cấp lại bằng lái. Ngoài ra, Cục Hàng không còn yêu cầu thanh tra hàng không xử phạt hành chính với 2 phi công này.
Trước đó, một loạt sự cố uy hiếp đến an toàn bay cũng đã xảy ra, như hôm 5-8 máy bay của VNA vi phạm độ cao an toàn tối thiểu khi tiếp cận hạ cánh tại sân bay Đà Nẵng, hay sự cố  của máy bay Jetstar Pacific (JPA) đã thực hiện lấy độ cao không đúng huấn lệnh không lưu hôm 27-7. Một sự khác xảy ra hôm 20-7 là máy bay của VNA từ Phú Quốc đi TPHCM đã lăn nhầm đường lăn.
Trước tình trạng báo động về các sự cố uy hiếp đến an toàn bay, theo Phó Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng, sau khi các sự cố xảy ra, các hãng hàng không phải bình giảng rút kinh nghiệm với toàn bộ tổ lái về việc nhận huấn lệnh và thực hiện huấn lệnh không lưu.
Ngoài chương trình giám sát thường xuyên, thời gian tới Cục Hàng không sẽ chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra về thực hiện quy trình bay, tăng tần suất thanh tra trên các chuyến bay để giám sát phi công thực hiện quy trình trong buồng lái.
Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2014 đã xảy ra 173 sự cố liên quan đến an toàn bay (tăng 32 vụ so với cùng kỳ năm 2013), điều này khiến nhiều hành khách lo ngại, nhất là khi một loạt các vụ tai nạn hàng không trên thế giới xảy ra gần đây

Cuộc sống khốn khó của người tị nạn Ukraine


Sống vạ vật trong lều hoặc đi ở nhờ, không tiền, không việc làm là tình cảnh chung của những người dân Ukraine đang phải tị nạn khi cuộc chiến chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Anna Hulevych đứng trước căn lều dưới chân núi Koshka ngoại ô thị trấn Simeiz thuộc bán đảo Crimea. Cách đây 2 tháng, huấn luyện viên yoga này đã tới đây chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh ở Donetsk
Anna Hulevych đứng trước căn lều dưới chân núi Koshka ngoại ô thị trấn Simeiz thuộc bán đảo Crimea. Cách đây 2 tháng, huấn luyện viên yoga này đã tới đây chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh ở Donetsk
Cho dù có chuyển đến Nga, bán đảo Crimea hay nhiều vùng khác ở Ukraine, gần 300.000 người phải di tản vì chiến tranh nhận thấy họ phải tự lực cánh sinh.
Anna Hulevych, huấn luyện viên yoga 31 tuổi mang thai 6 tháng hiện phải sống trong một căn lều rách nát, tồi tàn dưới chân núi Koshka ngoại ô Simeiz, thị trấn với 3.000 dân nằm ven bờ biển phía nam bán đảo Crimea. Quanh lều cô ở, những mảnh nilon được căng trên cành cây che mưa, nắng; một chiếc võng móc vào cái cây gần đó còn chai nước và túi đồ đạc mang theo chất đầy bên ngoài.
Cách đây 2 tháng, cô chạy khỏi Donetsk. Hulevych không ủng hộ lực lượng ly khai đang làm chủ thành phố này, nhưng cũng không bao giờ nghĩ tới việc nhờ cậy sự giúp đỡ từ chính phủ Ukraine.
"Chính phủ thường chẳng giúp ích được gì. Chúng tôi đã quen với việc tự xoay sở", Hulevych nói.
Trước khi ra đi, Hulevych chỉ kịp vơ chút đồ đạc cá nhân và đến sống ở gần bờ biển nhiều đá thuộc bán đảo vừa sáp nhập về Nga. Vài tuần một lần, Hulevych lại vượt núi để ra tới đường cái và đi bộ vào thị trấn mua thực phẩm hay sạc điện thoại di động trong nhà vệ sinh công cộng.
Dù điều kiện sống có khó khăn thế nào chăng nữa thì với Hulevych, cuộc sống hiện tại còn an toàn hơn là ở Donetsk.
Theo Liên Hợp Quốc cùng nhiều tổ chức khác, có ít nhất 285.000 người phải thay đổi chỗ ở vì chiến tranh. Phần lớn trong số họ tới Nga hay Crimea trong khi có khoảng 117.000 người rời thành trì Donetsk và Luhansk đến nhiều vùng sâu trong lòng Ukraine.
Crimea là một trong những điểm đến của người tị nạn, nhất là các gia đình ủng hộ Nga. Tuy nhiên khó khăn về tài chính đang chờ họ phía trước. Với mức lương trung bình hàng tháng ở khu vực miền đông Donbas của Ukraine là 290 USD năm 2013, nhiều gia đình không có tiền tiết kiệm và phải sống nhờ vào bạn bè hay người thân.
Tháng 6 vừa rồi, lúc Hulevych đến Crimea, cô thuê một căn phòng trong vòng một tuần nhưng sau đó giá thuê tăng lên buộc huấn luyện viên yoga này phải chuyển ra sống ở lều. Cô quảng cáo mở lớp dạy yoga cá nhân nhưng chẳng có khách hàng nào đăng ký học.
Với nhiều người Ukraine, di chuyển từ vùng này tới vùng khác trong nước là một trải nghiệm mới. Năm 2012, cuộc thăm dò ý kiến do Viện Xã hội Quốc tế Kiev thực hiện cho thấy khoảng 36% người Ukraine chưa bao giờ đi đâu khỏi nơi họ sống.
Gia đình của bà Maryna Yakushev, 52 tuổi, đứng về phía nước cộng hòa tự xưng Donetsk nhưng cũng vừa phải bỏ xứ mà đi vì sợ quân đội Ukraine có thể sẽ sớm vào thành phố và trả thù.
Vì thế hôm 6/8, bà cùng con gái và con rể đến thành phố cảng Sevastopol phía tây nam bán đảo Crimea. Tại đây họ có nhiều bạn bè nhưng lúc đến đó, gia đình bà Yakushev không thể liên lạc được với ai vì nhà mạng MTS của Ukraine không hoạt động ở Crimea. Do đó, gia đình họ quyết định đến thành phố Tula, Nga vì sợ phải quay về.
"Chúng tôi sẽ đi bất cứ nơi đâu, chỉ cần không phải quay về Ukraine. Bạn bè ở Tula hứa cho ở nhờ và giúp chúng tôi tìm việc làm. Tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì, kể cả lau sàn nhà nếu cần", bà Yakushev tâm sự.
Ở Crimea, bà Yakushev đã tới cầu cứu cơ quan nhập cư nhưng nhận được câu trả lời là không giúp được gì cả. Nhiều người dân địa phương cũng cố gắng giúp họ. Một trong số này là ông Gleb Yakushin ở Tổ chức phi chính phủ cộng đồng người Nga có trụ sở tại thành phố Sevastopol. Kể từ tháng 4, tổ chức của ông đã quyên góp thực phẩm và tìm chỗ ở giúp 500 người tị nạn. Ông cho hay, điều kiện sống hiện tại khá khó khăn khi 18 người ở chung trong một căn hộ có hai phòng suốt 3 tuần.
"Chính quyền cho phép nhiều người tị nạn tới Nga và thu xếp chỗ ở cố định cho họ nhưng những người này lại muốn trở về nhà, vì thế họ từ chối", ông Yakushin nói.
Trở về nhà ở Donetsk cũng là kế hoạch của bà Albina Artiomenkova, 46 tuổi. Bà cùng con trai, con dâu đang có bầu và đứa cháu ngoại 5 tuổi đã chạy khỏi thành phố Donetsk. Hiện họ sống cùng bố mẹ bà Artiomenkova trong căn hộ hai phòng ở ngoại ô thành phố Sevastopol.
Trong khi mấy mẹ con, bà cháu di tản thì chồng bà Artiomenkova vẫn ở lại Donetsk để trông nom nhà cửa. Sợ bị cướp bóc của cải nên người thân của bà Yakushev và Hulevych quyết không đi đâu.
"Khi mọi chuyện bắt đầu, có một thực tế ở Donetsk là nhiều người ủng hộ Nga. Trong số những người tôi biết, có lẽ chỉ khoảng 10% đứng về phía chính phủ ở Kiev. Nhưng chiến tranh xảy ra làm thay đổi tất cả, mọi người nhận thấy rằng Nga cũng chẳng làm được gì cho họ", bà Artiomenkova chia sẻ.
Người phụ nữ trên cho biết hiện giờ ủng hộ Ukraine và mỗi lần xem tin tức trên kênh truyền hình của Nga, bà thường nói là "phía Nga". Bà Artiomenkova hy vọng sẽ được trở về nhà ở Donetsk càng sớm càng tốt.
Còn với Hulevych, cô không chắc chắn lắm khả năng được trở về sớm. Nhiều công ty ở Donetsk đã rút khỏi thành phố, chất lượng cuộc sống đang đi xuống khiến những bài tập yoga của cô trở thành nhu cầu xa xỉ với nhiều người trong khu vực thành phố từng có một triệu dân.


Sốc nặng vì học cao đẳng, cấp bằng…trung cấp!


Đó là câu chuyện “cười ra nước mắt” diễn ra tại Trường ĐH Công nghiệp TP HCM (ĐHCN TPHCM) cơ sở tại xã Quảng Tâm (TP Thanh Hóa)…
Giấy báo nhập học hệ CĐ, nhưng khi SV tốt nghiệp, Trường ĐHCN TPHCM lại cấp bằng tốt nghiệp hệ trung cấp. Ảnh: An Bình.
Tại đây, nhiều người có giấy báo trúng tuyển vào học bậc cao đẳng (CĐ) điều dưỡng khóa 13 của trường, nhưng khi tốt nghiệp, các sinh viên này lại được cấp bằng… trung cấp, gây bức xúc đối với sinh viên, phụ huynh và dư luận tại Thanh Hóa.
Sinh viên bức xúc, bất bình
Theo đơn khiếu nại của gia đình em Lê Thị L. (trú tại xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa)- là SV lớp CĐ điều dưỡng khóa 13, vào năm 2011 gia đình nhận được giấy báo trúng tuyển vào Trường ĐHCN TPHCM cơ sở tại Thanh Hóa, bậc CĐ hệ chính quy tập trung, chuyên ngành điều dưỡng khóa 13, niên khóa 2011- 2014.
Khi có giấy báo nhập học, phía dưới có đóng dấu đỏ và chữ ký của ông Tạ Xuân Tề, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Trường ĐHCN TP HCM. Nội dung giấy báo nhập học yêu cầu người trúng tuyển phải có mặt tại cơ sở Thanh Hóa để làm thủ tục nhập học, có bản sao giấy khai sinh, học bạ, bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, giấy báo trúng tuyển.
Học phí kỳ I là 105.000 đồng/tín chỉ x 18 tín chỉ/học kỳ; lệ phí thư viện 100.000 đồng/năm, nội trú 150.000 đồng/tháng; lệ phí thẻ SV, sách giáo dục định hướng, sổ tay SV 100.000 đồng.
“Vui mừng, phấn khởi khi đỗ vào hệ CĐ của trường này, em mong muốn sau khi tốt nghiệp sẽ tiếp tục học liên thông lên ĐH để kiếm được việc làm, giúp đỡ bố mẹ.
Tuy nhiên, thật đáng buồn khi tốt nghiệp thì nhà trường lại cấp bằng trung cấp cho em, chứ không phải bằng CĐ như giấy báo trúng tuyển. Chẳng hiểu sao một trường ĐH như trường ĐHCN TPHCM sao lại hành xử như vậy”- em Lê Thị L. bức xúc.
Bên cạnh đó, nhiều SV khác của lớp CĐ điều dưỡng khóa 13 niên khóa 2011 – 2014 cũng bị cú sốc khi Trường ĐHCN TPHCM cấp bằng như trên.
Các SV rất bức xúc, bất bình, mất lòng tin vào nhà trường vì đã làm ảnh hưởng đến tương lai, sự nghiệp, kinh tế của gia đình các em. Nếu ngay từ đầu nhà trường thông báo nhập học hệ trung cấp thì các em không mất thời gian, công sức, tiền bạc để đi học như thế này.
Nhiều người có giấy báo trúng tuyển vào học bậc cao đẳng (CĐ) điều dưỡng khóa 13 của trường, nhưng khi tốt nghiệp, các sinh viên này lại được cấp bằng… trung cấp
Một SV cho biết: “Khi nhập học chúng em vẫn học theo chương trình của hệ CĐ. Đến ngày 22.8.2013 (gần 2 năm sau khi học), các em mới nhận được thông báo của nhà trường là không thể cấp bằng CĐ chính quy chuyên ngành điều dưỡng được, mà chỉ có thể cấp bằng trung cấp điều dưỡng. Như vậy có phải lừa SV không?”
Chưa có mã ngành vẫn đào tạo
Trao đổi với báo chí về vấn đề trên, ông Lương Xuân Duyên, Trưởng cơ sở Trường ĐHCN TPHCM tại Thanh Hóa cho biết: “Năm 2011, việc trường thông báo tuyển sinh rồi có giấy nhập học hệ CĐ điều đưỡng đến các học sinh là có thật. Nhà trường cũng bỏ tiền tỷ ra đầu tư trang thiết bị để giảng dạy.
Tuy nhiên, khi chuyển giao giữa hiệu trưởng cũ (về nghỉ hưu) và hiệu trưởng mới, kiểm tra công tác đào tạo, mã ngành đào tạo CĐ điều dưỡng đang trình cấp trên, nhưng vẫn chưa có hồi âm”.
Các SV rất bức xúc, bất bình, mất lòng tin vào nhà trường vì đã làm ảnh hưởng đến tương lai, sự nghiệp, kinh tế của gia đình các em.
Ông Lương Xuân Duyên cho biết thêm: Để giải quyết những bức xúc của SV nêu trên, nhà trường đã gặp phụ huynh học sinh thông báo chưa có mã ngành đào tạo hệ CĐ điều dưỡng. Bên cạnh đó, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Thanh Hóa vào cuộc giải quyết vụ việc trên.
Cụ thể là các SV đủ điều kiện học tiếp hệ CĐ sẽ được nhà trường gửi sang Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa để đào tạo tiếp. Những SV không đủ điều kiện thì được cấp bằng trung cấp. Số SV học trung cấp, nhà trường sẽ bồi hoàn, hỗ trợ kinh phí học tập và một phần học phí đã học.
Số lượng được chuyển lên Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa đào tạo tiếp là 15 em, số SV học trung cấp là 57 em, 7 em xin thôi học nhà trường bồi hoàn kinh phí toàn bộ.
Trường ĐHCN TP HCM cơ sở tại Thanh Hóa. Ảnh: An Bình.
Với cách đào tạo của Trường ĐHCN TPHCM như nêu trên, các em SV là nạn nhân mà chẳng biết kêu ai, vì quá tin vào những bài chiêu sinh của trường năm 2011.

Bắt cặp vợ chồng rút tài khoản ngân hàng của nạn nhân MH370


Cảnh sát Malaysia đã bắt giữ một nhân viên ngân hàng và chồng cô ta do liên quan đến việc rút vài chục nghìn USD trong tài khoản ngân hàng của bốn hành khách trên chuyến bay MH370.
Chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã mất tích hơn 5 tháng. Ảnh minh họa:
Chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã mất tích hơn 5 tháng. Ảnh minh họa: Reuters
Izany Abd Ghani, cảnh sát trưởng thành phố Kuala Lumpur cho biết họ đã bắt giữ một nữ nhân viên ngân hàng và chồng cô ta hôm 15/8 do nghi ngờ liên quan tới việc rút tài khoản ngân hàng của hai hành khách Malaysia và hai hành khách Trung Quốc 111.000 RM (tương đương 35.000 USD) từ đầu tháng 3, AFP đưa tin.
Theo ông Ghani, cảnh sát cũng đang truy lùng một người đàn ông Pakistan bị nghi nờ đã nhận một phần trong khoản tiền bị mất cắp thông qua dịch vụ chuyển tiền trực tuyến.
“Chúng tôi tin rằng anh ta vẫn ở Malaysia. Tuy nhiên, cảnh sát sẽ tiếp tục điều tra trước khi đưa ra kết luận cuối cùng”, ông Zainuddin nói với phóng viên.
Theo điều 4 khoản 1 của luật Tội phạm máy tính do Malaysia ban hành năm 1997, những kẻ phạm tội có thể bị phạt tiền đến 150.000 RM (tương đương 47.000 USD) hoặc phạt tù 10 năm, hoặc cả hai hình phạt.
Chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, trong lộ trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh, đã mất tích bí ẩn hôm 8/3. Một đội tìm kiếm đa quốc gia gồm Mỹ, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc đã và đang truy tìm tung tích của chiếc máy bay chở 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn, nhưng vẫn chưa thu kết quả.

PICS : Nhiều tuyến đường ở TP.HCM ngập nặng sau mưa


Chiều tối 15.8, một cơn mưa lớn kéo dài đã làm nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.HCM bị biến thành sông, gây khó khăn cho người dân trong việc đi lại.
Theo ghi nhận của chúng tôi, do triều cường dâng cao cộng với mưa lớn hàng giờ nên tuyến đường Phan Xích Long (Q.Phú Nhuận) có chỗ ngập sâu khoảng nửa bánh xe, nhiều xe chết máy khiến người dân phải dẫn bộ.
Còn trên giao lộ giữa Bạch Đằng và Đinh Bộ Lĩnh (Q.Bình Thạnh) nước ngập sâu có nơi lên đến 40 cm, nhiều phương tiện di chuyển chậm nên giao thông bị ùn ứ kéo dài.
Ngoài ra, đường Nguyễn Xí, Xô Viết Nghệ Tĩnh, D1 (Q.Bình Thạnh), Trần Khắc Chân (Q.1)… cũng chìm trong biển nước.
TP.HCM: Nhiều tuyến đường ngập nặng sau mưa
Nước ngập quá nửa bánh xe trên đường Phan Xích Long
TP.HCM: Nhiều tuyến đường ngập nặng sau mưa 2
 Ở đường Đinh Bộ Lĩnh nhiều xe cộ phải chạy chậm lại do nước ngập một đoạn dài
TP.HCM: Nhiều tuyến đường ngập nặng sau mưa 3
TP.HCM: Nhiều tuyến đường ngập nặng sau mưa 4
Cây xăng nằm tại góc đường Bạch Đằng và Đinh Bộ Lĩnh bị ngập nặng sau cơn mưa
TP.HCM: Nhiều tuyến đường ngập nặng sau mưa 5
Một số người dân phải đẩy bộ do xe bị chết máy
TP.HCM: Nhiều tuyến đường ngập nặng sau mưa 6
Người đi bộ rất khó khăn khi đi lại

Nhóm thanh niên Việt Nam gặp nạn ở Nhật, 1 người thiệt mạng


Một nam thanh niên quốc tịch Việt Nam đã tử vong sau vụ tai nạn đuối nước của 4 người Việt tại một thành phố của Nhật Bản hôm nay.
Hiện trường vụ tai nạn đuối nước.
Hiện trường vụ tai nạn đuối nước.
Vụ đuối nước xảy ra tại bờ biển thành phố Hamamatsu, tỉnh Shizuoka, Nhật Bản. Trước đó, nguồn tin địa phương cho biết đầu giờ chiều nay, 4 người Việt Nam bị đuối nước khi đang chơi ở bờ biển thành phố Hamamatsu.
Theo cảnh sát Shizuoka, họ nhận thông báo từ người dân ở hiện trường là “phát hiện người bị đuối nước” ở khu vực ven biển thuộc Tajimacho, quận Shinan, thành phố Hamamatsu vào 12h25 trưa nay.
Các nạn nhân trên gồm 4 người Việt Nam, trong đó một người đã được lực lượng cứu hỏa cùng cảnh sát ứng cứu và hiện tình trạng ổn định. Một nam giới bị sóng đánh dạt vào bờ gây thương tích nặng và hôn mê. Người này sau đó được xác nhận là đã tử vong. Trong khi đó, cảnh sát vẫn chưa rõ tung tích của hai đôi nam nữ còn lại.
Theo cảnh sát, 4 người này trong nhóm gồm 7 người đã đến thành phố Hamamatsu chơi và tắm tại khu vực cấm.

Đu dây vượt sông, một phụ nữ té bất tỉnh


Sáng 15.8, bà Nguyễn Thị Thọ (52 tuổi), ngụ thôn 6, xã Hòa Lễ, H.Krông Bông, Đắk Lắk, khi đu dây qua sông Krông Ana để đi làm rẫy thì bị té xuống đất bất tỉnh tại chỗ.
Đu dây
Cảnh người dân xã Hòa Lễ đu dây vượt sông Krông Ana hằng ngày – Ảnh: Ngọc Anh
Gần một giờ sau, bà Thọ mới được người dân phát hiện và đưa vào Bệnh viện đa khoa H.Krông Bông cấp cứu.
Theo chẩn đoán của bệnh viện, bà Thọ bị chấn thương vùng vai, cổ, lệch quai hàm, mẻ nhẹ đốt sống số 4.
Ngoài ra, nạn nhân còn bị đau nhiều ở vùng bụng, đang được tiếp tục theo dõi, chẩn đoán.
Bà Thọ cho biết: “Khi tôi đang đu thì bánh xe trượt khỏi dây cáp, kẹt cứng nên tui bị giật lại theo quán tính, tuột tay rớt xuống từ độ cao nhiều mét. May là tôi rớt xuống chỗ bờ sông, chứ rớt xuống sông gặp nước chảy xiết thì cầm chắc chết”.
Đu dây vượt sông, một phụ nữ bị té xuống đất bất tỉnh
Bà Thọ đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa H.Krông Bông – Ảnh: Ngọc Anh
Đoạn sông nơi bà Thọ gặp nạn có khoảng 20 điểm đu dây, là phương tiện để 100 hộ dân xã Hòa Lễ qua vùng canh tác rộng hơn 300 ha bên kia sông, vận chuyển nông sản về nhà.
“Đoạn sông dài hơn 10 cây số không có cây cầu nào, muốn qua lại chúng tôi đành phải đu dây, dù biết rất nguy hiểm”, bà Thọ nói.

Tin nóng: Ukraine nã pháo vào đoàn xe thiết giáp Nga


Quân đội Ukraine đã pháo kích tiêu diệt “một phần đáng kể” hàng xe thiết giáp của Nga xâm phạm vào lãnh thổ Ukraine, trang web của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thông báo ngày 15.8.
Các xe bọc thép chở quân Nga được phát hiện gần thị trấn Kamensk-Shakhtinsky, sát biên giới với Ukraine – Ảnh: Reuters
“Bộ ngoại giao Nga ngay sau đó tố cáo ngược lại rằng quân đội Ukraine đã có các hành động phá hoại đoàn xe cứu trợ nhân đạo Nga tiến vào miền đông Ukraine”, Reuters đưa tin.
Moscow cũng cho biết hiện ngoại trưởng nước này đang tiếp tục đàm phán với phía Ukraine về vấn đề viện trợ nhân đạo cho nạn nhân vùng chiến sự ở miền đông Ukraine.
Được biết, cũng trong ngày 15.8, phóng viên của hãng tin Reuters đã chứng kiến hàng chục xe bọc thép chở quân của Nga tập trung dọc biên giới với Ukraine, giữa lúc đoàn xe tải chở hàng cứu trợ của Nga ngừng ở gần biên giới hai nước.
Nga cho biết đoàn xe chở 2.000 tấn nước uống, thực phẩm trẻ em và những hàng hóa cứu trợ khác cho người dân ở miền đông Ukraine, nơi lực lượng phe ly khai đang giao tranh ác liệt với lực lượng chính phủ Ukraine, Reuters đưa tin ngày 15.6.
Chính quyền Ukraine và các nước phương Tây cáo buộc Nga có thể dùng đoàn xe chở hàng cứu trợ để có cớ can thiệp quân sự vào Ukraine. Moscow luôn bác bỏ cáo buộc này.