Saturday, February 18, 2017

Quảng Nam: Cá chết bất thường nổi trên sông Bàn Thạch

Quảng Nam: Cá chết bất thường nổi trên sông Bàn Thạch
Cá chết nỗi nhiều đoạn trên sông. Ảnh: HUY TRƯỜNG

(PLO)- Cơ quan chức năng đã tiến hành lấy mẫu nước xét nghiệm để tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt nổi trên sông Bàn Thạch đoạn qua TP Tam Kỳ.
Theo ghi nhận vào chiều 18-2, trên sông Bàn Thạch đoạn qua địa bàn từ xã Tam Thăng đến xã Tam Phú (TP Tam Kỳ) xuất hiện nhiều cá lớn, nhỏ chết nổi trên sông. Trong đó có nhiều con đã chết được vài ngày và đang trong tình  trạng phân hủy, bốc mùi khó chịu.
Quảng Nam: Cá chết bất thường nổi trên sông Bàn Thạch - ảnh 1Cá chết nổi trên sông qua đoạn gần khách sạn Bàn Thạch. Ảnh: HUY TRƯỜNG
Người dân địa phương cho hay hiện tượng cá chết nổi trên sông đã diễn ra trong vòng khoảng một tuần nay nhưng vẫn chưa biết nguyên nhân dẫn đến sự việc trên. Có một số cá chưa chết hẳn, nổi đầu trên sông thì người dân cũng vớt về cho lợn ăn.
Cá chết chủ yếu tập trung ở khu vực qua đoạn cầu Nguyễn Văn Trỗi (khu vực giáp giữa phường Tân Thạnh và phường An Phú). Có nhiều cá chép có khối lượng trên 2 kg chết dạt vào bờ. Ghi nhận cho thấy trên xác cá có ruồi nhặng bám đầy rất dễ gây ô nhiễm. Đoạn sông trước khách sạn Bàn Thạch (phường Tân Thạnh) có nhiều cá chép chết nổi trên sông.
Quảng Nam: Cá chết bất thường nổi trên sông Bàn Thạch - ảnh 2Cá chết có con trọng lượng lớn. Ảnh: HUY TRƯỜNG
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM vào chiều 18-2, ông Đỗ Văn Minh, Trưởng phòng Kinh tế TP Tam Kỳ, cho biết hiện tượng cá chết nổi trên sông Bàn Thạch đã diễn ra khoảng một tuần nay. Cá chết chủ yếu tập trung từ đoạn cầu Nguyễn Văn Trỗi xuống dưới đoạn sông khu vực trước khách sạn Bàn Thạch.
“Trước đó, phía Phòng TN&MT thành phố cùng với Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam đã thành lập đoạn khảo sát và lấy mẫu nước ở các đoạn sông có cá chết để xét nghiệm tìm nguyên nhân. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết quả xét nghiệm để biết được nguyên nhân vì sao xảy ra sự việc nói trên. Khi có thông tin kết quả thì chúng tôi sẽ cung cấp”, ông Minh nói.
Trước đó, trên địa bàn Quảng Nam cũng xảy ra hiện tượng cá chết nổi trắng ở hồ Nguyễn Du (TP Tam Kỳ) và ở khu vực hồ Phước Hà (xã Bình Phú, huyện Thăng Bình).
HUY TRƯỜNG

Đà Nẵng: Ban quản lý các chợ quận Liên Chiểu lộng hành như một băng bảo kê

BQL các chợ Liên Chiểu
   Ban quản lý (BQL) các chợ quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) đã có biểu hiện lộng hành, vượt thẩm quyền quận biến chợ Hòa Khánh như một "khu tự trị" để "hành" các tiểu thương với nhiều sai phạm nghiêm trọng.
Tự ý "vét" tiền tiểu thương, nhập nhèm hóa đơn
Cán bộ hách dịch như "ông trời con" đã được báo Một Thế Giới phản ánh chỉ là bề nổi của những sai phạm đang ẩn giấu trong BQL các chợ quận Liên Chiểu. Sự than phiền của các tiểu thương ở chợ Hòa Khánh đã kéo dài dai dẳng nhiều năm nay. Trong một cuộc thanh tra mới đây nhất từ chính quyền quận Liên Chiểu, đã chỉ ra nhiều sai phạm của đơn vị này đúng như phản ánh của người buôn bán.
Sau nhiều bức xúc âm ỉ, hai tiểu thương ở chợ Hòa Khánh là bà Phạm Thị Thương và Phạm Thị Vân đã gửi đơn tố cáo về nhiều hành vi sai phạm của BQL các chợ quận Liên Chiểu.
Theo đó, hai bà này tố cáo BQL đã tự in ấn sổ hợp đồng điện bắt các tiểu thương chợ ký vào, BQL chợ tự lập hóa đơn thu tiền điện với mức giá quá cao. “Cụ thể, tôi sử dụng điện kinh doanh cố định tại chợ, 2 bóng chữ U/35W hiệu điện quang, 1 quạt 45W, thời gian sử dụng từ 8 giờ sáng đến 7 giờ tối trong ngày nhưng hàng tháng BQL chợ thu của tôi 209 ngàn đồng. Việc thu tiền điện không có thiết bị đo đếm, tôi và các tiểu thương nhiều lần yêu cầu BQL chợ xem xét giải quyết nhưng không được”, bà Thương cho hay.
Các lối đi cứu hỏa bị lấn chiếm mà BQL không hề xử lý
Không những vậy, BQL còn sai phạm khi không điều chỉnh hợp đồng khi tăng mức thu trông coi hàng hóa ban đêm tại chợ. Tất cả các hóa đơn thu tiền của tiểu thương không đóng dấu của đơn vị thu tiền. Ngoài ra, các tiểu thương còn phát hiện BQL chợ đã tổ chức thu phí mặt bằng chợ đêm (từ 17 giờ chiều đến 3 giờ sáng hôm sau) không đúng quy định.
Trắng trợn hơn, BQL đã tự ý phân lô, bố trí cơi nới thu tiền hằng ngày. Cụ thể, bà Nguyễn Thị Nga tiểu thương khiếu kiện không được giải quyết mà BQL còn có thái độ trấn áp đòi thu hồi mặt bằng. Bà Phạm Thị Vân ở lô 262 khu B kinh doanh hàng nem, chả heo quay cố định nhưng BQL đã di chuyển bà này ra vỉa hè lấn chiếm lề đường và bắt bà Vân nộp 2 triệu đồng mua tôn lợp mái; lô cũ của bà Vân thì đem bán cho người khác. Đáng nói, các hộ kinh doanh này đã được bố trí từ Công ty quản lý chợ Đà Nẵng, đã đóng góp tiền xây dựng đầy đủ.
Không những vậy, BQL chợ đã tự ý thu tiền phí sử dụng mặt bằng của các tiểu thương. BQL này còn cho quân ở tổ bảo vệ đi thu tất cả các tiểu thương từ gánh rau đến hàng thịt mỗi người 1.000 đồng/ngày. Các hộ bán hàng cá, hàng thịt tươi ở tầng trệt khu B còn không được viết biên lai cho khoản thu này.
Quận ra tay xử lý
Từ những kêu ca và tố cáo của tiểu thương chợ Hòa Khánh, UBND Q.Liên Chiểu đã cho thanh tra xuống làm việc và xác nhận nhiều sai phạm của BQL các chợ.
Theo đó, thanh tra đã xác nhận tất cả các khoản thu khi có sự thay đổi về mức thu theo quy định của nhà nước nhưng BQL các chợ không làm việc với từng hộ tiểu thương để thỏa thuận điều chỉnh hợp đồng theo điều khoản ghi trong hợp đồng.
Những người bán thịt bị BQL cho bảo vệ tự ý đi thu tiền 1.000 đồng/ngày/hộ trái pháp luật
Phương án tính tiền tiền điện chưa được UBND quận phê duyệt nhưng BQL đã tiến hành lập phương án; chưa thỏa thuận với tiểu thương nhưng đã tính trong giá điện các khoản để chi phí khấu hao, hao hụt điện và chi phí quản lý.
Thanh tra cũng thừa nhận BQL chợ đã sai phạm khi lập hóa đơn giao cho người nộp tiền thiếu các tiêu chí theo quy định của nhà nước về lập hóa đơn bán hàng. BQL này cũng đã thu phí vệ sinh môi trường đối với người bán hàng rong (bà Nguyễn Thị Thúy Hiền) sai quy định của UBND TP.Đà Nẵng với tổng số tiền là 132.000 đồng. Tự ý thu phí mặt bằng các hộ kinh doanh chợ đêm cao hơn so với quy định. Tự ý cho cơi nới diện tích sử dụng và đã thu tiền 193 hộ kinh doanh khi chưa được UBND quận cho phép; đồng thời chưa xử lý triệt để các hộ kinh doanh lấn chiếm trưng bày hàng hóa để bán tại đường thông thoáng, thoát hiểm.
Khi bố trí di dời các hộ kinh doanh ngành hàng nem chả sang vị trí mới (các hộ này là hộ cố định đã đóng tiền xây dựng) bị ảnh hưởng mưa nắng không kinh doanh được nhưng BQL không có trách nhiệm tu sửa, chống mưa nắng để các hộ kinh doanh theo như hợp đồng đã ký…
Các hóa đơn, chứng từ thu chi tại BQL các chợ đều thực hiện không đầy đủ theo quy định
Kết luận về kết quả thanh tra, ông Đàm Quang Hưng, Chủ tịch UBND Q.Liên Chiểu khẳng định những sai phạm trên thuộc trách nhiệm của BQL các chợ và bộ phận quản lý chợ Hòa Khánh, mà trước hết là thuộc về Trưởng ban quản lý các chợ và Trưởng bộ phận chợ Hòa Khánh.
Theo đó, ông Hưng yêu cầu hoàn trả lại số tiền 132 ngàn thu phí vệ sinh môi trường của người bán hàng rong. Yêu cầu BQL trích kinh phí trả lại cho các hộ kinh doanh hàng nem chả đã bỏ ra làm mái che tổng cộng 21,6 triệu đồng.
Ông Hưng cũng yêu cầu BQL phải đưa về lại mức thu cũ đối với tiền điện sau khi BQL đã tự ý nâng mức thu. Sau đó, BQL này phải xây dựng lại phương án quản lý, giá điện và mức thu khoán… Phương án phải được thỏa thuận trước với tiểu thương cũng như được phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Kinh tế quận kiểm tra.
Yêu cầu BQL các chợ Liên Chiểu phải chấm dứt việc tự ý cơi nới diện tích sử dụng và thu tiền 193 hộ kinh doanh, thu hồi trả lại vị trí như ban đầu. Tổ chức xử lý triệt để các hộ kinh doanh lấn chiếm đường thông thoáng, thoát hiểm. Chấm dứt việc thu 1.000 đồng/ngày/hộ đối với các hộ kinh doanh hàng cá, thịt tươi sống ở tầng trệt khu B.
Lãnh đạo quận cũng yêu cầu BQL các chợ phải tiến hành thỏa thuận với tiểu thương trước khi tăng các loại phí điều chỉnh. Chỉ đạo các chợ trên địa bàn thực hiện nghiêm túc việc lập hóa đơn đúng quy định của nhà nước khi tiến hành thu chi.
Ông Đàm Quang Hưng cũng giao BQL các chợ quận Liên Chiểu tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc đối với tập thể và các cá nhân có liên quan về những sai phạm đã nêu trên.

Lê Đình Dũng

Cán bộ sở lên chức trong thời gian bị trường chính trị kỷ luật

Quyết định đưa ông Trung làm Bí thư chi bộ
   Dù bị trường chính trị "cấm" học 1 năm nhưng ông Nguyễn Thành Trung vẫn được Sở Giao thông Vận tải TP.Cần Thơ cho lên chức và chỉ định làm Bí thư chi bộ.
Ngày 18.2, ông Lê Văn Thành, Bí thư Đoàn khối Cơ quan Dân chính Đảng TP.Cần Thơ, cho biết nơi đây đang yêu cầu Đảng ủy Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.Cần Thơ báo cáo vụ chỉ định ông Nguyễn Thành Trung làm Bí thư chi bộ 1.
"Nếu việc chỉ định chức vụ có dấu hiệu bất thường, chúng tôi sẽ chấn chỉnh ngay", ông Thành nói.
Theo phản ánh của một số cán bộ Sở GTVT Cần Thơ, cuối năm 2015, ông Trung được đơn vị cử đi học lớp chuyên viên chính khóa 3 tại trường Chính trị Cần Thơ. Sau đó, ông Trung bỏ học 2 đợt mà không có lý do nên bị trường Chính trị Cần Thơ hủy kết quả học tập và không được tham gia các lớp của trường này trong thời gian một năm, kể từ ngày 29.1.2016.
Trong thời gian bị "cấm" học tại trường chính trị, ngày 19.10.2016, ông Trung vẫn được Giám đốc Sở GTVT TP.Cần Thơ Lư Thành Đồng giao quyền Chánh văn phòng Sở sau 3 tuần làm Phó chánh văn phòng.
Sở GTVT Cần Thơ
"Được bổ nhiệm làm quyền Chánh văn phòng Sở 2 tháng, ông Trung được ông Đồng chỉ định lên chức Bí thư chi bộ 1. Lúc này, ông Trung vẫn còn trong thời gian bị trường Chính trị Cần Thơ kỷ luật", 1 cán bộ nói.
Trò chuyện với phóng viên, ông Trung cho rằng nguyên nhân bỏ học lớp chuyên viên chính là do người thân bị bệnh.
Liên quan vụ việc, ông Lư Thành Đồng, Giám đốc Sở GTVT TP.Cần Thơ yêu cầu phóng viên gửi công văn thì ông mới cung cấp thông tin.
Hàm Yên

Việt Nam : Chính quyền trước thách thức Formosa và ô nhiễm

Mai Vân 
Theo RFI-18-02-2017 15:53 
media
 Ảnh minh họa - Cuộc biểu tình tại Hà Nội ngày 01/05/2016, đòi bảo vệ môi trường sau vụ cá chết hàng loạt tại Vũng Án, Hà Tĩnh. Reuters 
Tuần báo Anh The Economist số ghi ngày 18/02/2017, trang Châu Á đã nêu bật một vấn đề đang nhức nhối tại Việt Nam : Chính quyền bị vấn đề ô nhiễm môi trường thách thức nặng nề.
Bài nhận định mang tựa đề rất tượng hình « Red versus Green in Vietnam – Đỏ đối lập với Xanh ở Việt Nam » – Đỏ dĩ nhiên là đảng Cộng Sản, còn Xanh là biểu tượng của môi trường – ghi nhận : « Sự bất lực của trong việc kiểm soát ô nhiễm đang làm sói mòn quyền lực của đảng Cộng Sản (Việt Nam) ».
Bài báo mở đầu bằng một loạt nỗi bất hạnh đã đổ ập xuống đầu người dân chài ở Đồng Hới, miền Trung Việt Nam từ mùa xuân năm ngoái.
Vào tháng Tư, thủy triều đã đẩy hàng ngàn con cá chết vào bờ biển thị xã này. Chính quyền đã chần chờ hàng tháng trời trước khi nêu tên thủ phạm : một nhà máy thép mới xây dựng ở bờ biển phía trên – nhà máy Formosa - đã thải chất độc hại ra biển.
Formosa chỉ là bề nổi của tảng băng ô nhiễm
Gần một năm sau, Đồng Hới cũng như các thị xã ven biển trải dài trên 125 dặm đều bị ảnh hưởng, và giờ đây vẫn đang gánh chịu hậu quả của tai họa môi trường đó. Bị tác hại năng nề nhất là ngư dân, vì một số người dân địa phương từ chối không ăn cá nữa do sợ độc tố, người khác thì chỉ ăn cá đánh bắt thật xa ngoài biển khơi, hoặc ở độ sâu được cho là đã thoát khỏi chất độc. Tủ đông lạnh trong nhiều nhà hàng hải sản giờ đây chỉ toàn là thịt gà hay thịt heo mà thôi.
Thảm họa cũng làm cho ngành du lịch suy sụp. Dù ở đây có động Sơn Đoòng, được cho là lớn nhất thế giới, chỉ mới mở cửa cho du khách trong năm 2013, vào mùa hè vừa qua, biết bao du khách đã hủy chuyến du lịch vì sợ cát độc. Hàng loạt khách sạn và căn hộ đang xây ở vùng ngoại ô thị trấn, đã bị bỏ dở vì nhà đầu tư không dám tiếp tục bỏ vốn nữa.
Theo The Economist nạn ô nhiễm nói chung đã phá hoại nhiều cảnh quan tuyệt đẹp của Việt Nam.
Từ đập thủy điện, giếng đào cho đến nạn thâm canh đang phá dần phá mòn đồng bằng sông Cửu Long, nơi sản xuất gần một nửa lượng gạo của cả nước. Mỗi năm diện tích đất phèn không trồng trọt được mỗi tăng vì bị nước biển xâm nhập. Khói cay đã lan tràn thủ đô Hà Nội. Theo một số nguồn thì gần hai phần ba nước thải công nghiệp của Việt Nam bị đổ ra sông hồ. Năm 2015, chính quyền xác định được hàng loạt thôn xã có tỷ lệ ung thư cao bất thường, có lẽ vì nước được cung cấp có nhiễm chất chì.
Thêm vào đó là một thảm họa môi trường không hoàn toàn do Việt Nam làm ra : Với 2.000 dặm bờ biển, Việt Nam là nước đặc biệt dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Một số ước tính cho thấy một phần năm của Thành phố Hồ Chí Minh, có thể chìm dưới nước vào cuối thế kỷ này. Thời tiết khắc nghiệt và lũ lụt có thể đánh vào cư dân dọc theo bờ biển dài của Việt Nam.
Tác hại chính trị: Chính phủ bị nghi là bênh vực lợi ích Trung Quốc
Các tai họa kể trên đang ngày càng thấm vào nền chính trị của Việt Nam, đặt ra thách thức đối với chính quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Một báo cáo của chính phủ nói rằng có ít nhất 200.000 người bị ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa môi trường vào năm ngoái. Nhiều người trong số này đã dám biểu tình phản đối tại nhà máy chịu trách nhiệm thuộc sở hữu của Formosa, một công ty Đài Loan, hay trước một tòa án địa phương. Họ nói rằng 500 triệu đô la mà công ty đã són ra để bồi thường chẳng thấm vào đâu, và họ đòi quyền được khiếu kiện.
Điều đáng nói, theo The Economist, là thái độ công phẫn của những người không bị thiệt hại. Ngay sau thảm họa, một phát ngôn viên của Formosa đã hàm ý rằng hai ngành công nghiệp và đánh bắt cá không tương thích với nhau. Những người biểu tình tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh đã trả lời « Tôi chọn cá. »
Tạp chí Anh nhận thấy là chủ nghĩa dân tộc đã khuếch đại nỗi giận dữ về môi trường. Trong năm 2014, nhà máy thép của Formosa đã từng bị người biểu tình chống Trung Quốc đem một giàn khoan dầu vào vùng biển không xa bờ biển của Việt Nam, đốt phá. Hầu hết người Việt nghĩ rằng các nhà lãnh đạo của họ quá mềm mỏng với Trung Quốc, đối tác kinh doanh lớn nhất, nhưng lại là kẻ thù cũ và đòi hỏi chủ quyền trên một số đảo nhỏ (của Việt Nam) ở Biển Đông. Người dân đặc biệt tức giận trước điều mà họ cho là đảng đã cho phép một (loại) công ty Trung Quốc đầu độc bờ biển Việt Nam.
Phong trào môi trường khó trấn áp
Đối với The Economist, tất cả các điều trên rất đáng ngại cho Đảng Cộng Sản Việt Nam, vốn đã thấy các phong trào bảo vệ môi trường chôn vùi phe cộng sản Đông Âu như thế nào. Và chính quyền đã trấn áp thô bạo giới lãnh đạo các cuộc biểu tình.
Tuy nhiên, theo tuần báo Anh Quốc, chụp mũ giới vận động dân quyền là tay sai cho các chính phủ nước ngoài đã trở thành phức tạp hơn khi chính chế độ bị cáo buộc là bảo vệ các thành phần ngoại quốc gây ô nhiễm.
Ngoài ra, trong công cuộc tìm kiếm thêm bạn mới để giúp Việt Nam giảm bớt sự phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc, các quan chức ở Hà Nội cũng phải băn khoăn về danh tiếng của Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam muốn người nước ngoài nhìn thấy đất nước mình là một đối tác đáng tin cậy về các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, chứ không phải là một nước lạc hậu tôn thờ một lãnh đạo quá cố trong một hộp kính.
Luật lệ môi trường chặt chẽ nhưng việc thực thi kém cỏi
Và như vậy là các nhà lập pháp Việt Nam đang trở nên ‘xanh’ hơn. Theo Stephan Ortmann, tác giả một quyển sách mới về đề tài này, Việt Nam có luật lệ về môi trường tương đối toàn diện, còn nghiêm ngặt hơn các luật lệ nguệch ngoạc của Trung Quốc, và được thông qua với tốc độ nhanh....
Tuy nhiên, đối với The Economist, ở Việt Nam có dấu hiệu là nói thì nhiều nhưng làm thì ít, và việc thiếu ngân sách chỉ là một trong những nguyên nhân (...)
Các quan chức đầy quyền lực tại các tỉnh thì bỏ ngoài tai các luật lệ được soạn thảo tại Hà Nội, còn các tập đoàn nhà nước dầy uy thế thì hầu như không ai dám chạm tới. Một hệ thống tư pháp rất lẹ làng và tàn nhẫn với những ai bất đồng chính kiến, nhưng lại thất bại một cách đáng ngạc nhiên trong việc thực thi các quy tắc thường ngày.
Trong khi ở Bắc Kinh để chống khói mù, người ta bắt đầu đóng cửa các nhà máy và hạn chế sử dụng xe hơi, thì ở Hà Nội người ta vẫn còn đấu tranh để ngăn chặn không cho xe gắn máy đậu trên vỉa hè.
Theo The Economist, cơn giận âm ỉ về ô nhiễm sẽ làm cho đảng Cộng Sản khó khăn hơn trong việc đối phó với những cú sốc chính trị hoặc kinh tế.
Trở lại với Đồng Hới, tuần báo Anh cho rằng triển vọng hồi phục đang dặt vào sự trở lại của khách du lịch vào mùa hè này. Chính quyền địa phương nói rằng biển đã có thể bơi lại được rồi, nhưng không phải là ai cũng tin. Một ngư dân cho biết là ông đã hoạt động lại được một thời gian rồi, nhưng sẽ không cho con mình ăn cá mình đánh bắt được trong vòng từ năm đến 10 năm tới đây.

Hạnh Phúc, Dân Chủ, Tự Do là gì?

Nguyễn Hoàng Hải-18-02-2017
(VNTB) - Những người hoạt động dân chủ những tưởng nhà cầm quyền đã có những bước tiếp cận văn minh và nhẹ nhàng hơn qua việc thả tù nhân là chị Bùi Thị Minh Hằng. Nhưng, ngay sau đó lại là sự tàn nhẫn đối với chị Nguyễn Thị Thái Lai theo kiểu dằn mặt một cách đốn mạt.

Gương mặt xinh đẹp của chị Nguyễn Thị Thái Lai đã bị lũ "côn đồ công vụ" biến thành thế này đây

Chị Nguyễn Thị Thái Lai, fb Lai Nguyễn, là công dân Việt Nam sinh sống tại đất nước của mình, tại địa phương của mình thuộc thành phố biển Nha Trang. 

Một đất nước mà mới đây thôi công ty Indochina Research cho ra đời kết quả Việt Nam đứng hàng " thứ tư về chỉ số hạnh phúc trên thế giới".

Một đất nước mà các vị nguyên thủ quốc gia luôn miệng nói rằng:" An ninh an toàn nhất thế giới ". Nhân dân luôn là chủ đất nước này...v.v.v.

Bài viết, dự tính sẽ trích dẫn ra nhiều thứ hạng nhất nhất nữa nhưng e rằng sự tiếp nhận của cộng đồng là sự ngán ngẫm cho đến giận dữ khi mà những thứ hạng từ nhất nhì ba bốn kia sẽ làm cho cộng đồng đi từ bội thực cho đến ngộp thở.

Trở lại với lời giới thiệu đầu bài về công dân Việt Nam là chị Nguyễn Thị Thái Lai, một phụ nữ chân yếu tay mềm sống có trách nhiệm với xã hội với tổ quốc qua những lần xuống đường và dâng biểu ngữ một cách ôn hòa để phản đối sự xâm lấn biển cả ở Hoàng Trường Sa, cũng như là sự phản đối công ty Formosa đã tàn nhẫn hủy diệt môi trường biển của Việt Nam.

Vậy mà... vào chiều tối ngày 12/02/2017, chị cùng người bạn ở xa tới thăm và có hẹn nhau đi ăn uống. Sau khi chị ra khỏi quán ăn để đi đến gặp một vài người bạn nữa tại quán cafe, thì chị bị chính đồng loại của mình được gọi là những con người có đầu óc phát triển tốt hơn những loài động vật là những bốn thanh niên to lớn lao vào đánh chị túi bụi đến nỗi chị phải ngất lịm đi. Vài phút sau đó tại đồn công an chị đã gặp lại những người đánh chị từ trong đồn công an đi ra và vẫn bình thản đứng ở phía trước sân của đồn công an. Đó là những gì chị kể lại trong uất ức ngắt quãng vì nước mắt tuôn trào.

Chị nói: Chị không hề gây hấn gì với những người đó, cũng không oán thù chút oán với ai. Vậy, tại sao chị lại bị đánh bầm dập như vậy?.

Cũng cần nhắc lại, trước chị là blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức Mẹ Nấm cũng là người hoạt động trong xã hội dân sự, cũng từng phản đối những việc sai trái của chính quyền, phản đối sự phá hoại môi trường của công ty Formosa và bị ghép vào điều 88 một cách oan khiên. Nhưng, dù sao cũng không bị đánh đập một cách đớn hèn như vậy bởi những người đàn ông to lớn mà cộng đồng hiện tại đã đặt cho một danh xưng là "côn đồ công vụ".

Gần đây linh mục Phan Văn Lợi, khi có việc đi ra ngoài cũng gặp sự cản trở từ hai người thanh niên. Hai người này trả lời với linh mục họ không phải là "công an", nhưng họ đã hành xử theo kiểu côn đồ để ngăn cản sự tự do đi lại của công dân.

Bài viết xin gởi câu hỏi thắc mắc mà không thể nào lý giải được đến những quan chức cao cấp của chính quyền Nha Trang- Khánh Hòa, cũng như những cơ quan chức năng khác rằng: quý vị có thể cho người dân biết việc xảy ra bạo lực côn đồ đối với công dân Nguyễn Thị Thái Lai như vậy nguyên nhân vì lẽ gì ? Điều luật nào cho phép " côn đồ công vụ" có quyền đánh công dân? 

Những sự trùng hợp một cách lạ thường lại đến từ những người yêu nước, từ những người phản đối lại hành vi sai trái của chính quyền cũng như từ sự phá hoại của Formosa đều chung cảnh bị chính quyền đàn áp, bắt bớ tù tội.

Nếu, quý vị không trả lời một cách thỏa đáng về những vụ công dân bị đánh đập và bỏ tù một cách vô cớ và cưỡng bức như vậy, thì xin quý vị nên bỏ đi những mỹ từ cao đẹp khi nói nhân dân là chủ của đất nước này bởi nghe thật chướng tai lắm quý vị ạ.

Và từ câu chuyện kể lại của một người quen khi có chuyến công tác vào Nha Trang, anh buồn kể rằng: Người Trung Quốc sống tại đó rất đông và tính khí của họ rất huênh hoang, và cũng từng có những hướng dẫn viên du lịch sở tại rất uất ức khi nghe họ nói với nhau rằng "  Việt Nam sắp tới sẽ là Trung Quốc của họ ".

Từ những việc như vậy, cho thấy người Trung Quốc luôn là những người nham hiểm khó lường. Họ tin vào sự tuyên truyền xảo trá của chính phủ họ, nên họ qua đây ngày một đông hơn, họ đã có những hành động và lời nói khó nghe, đó mới là mối nguy thật sự chứ không phải là công dân của mình, chỉ vì bảo vệ quê hương biển đảo, bảo vệ môi trường môi sinh mà trở thành kẻ thù của chính quyền được.

Nhân tiện, cũng xin gởi đến công ty Indochina Research rằng: quý vị khảo sát như thế nào mà cho ra kết quả tuyệt vời đến như vậy. Có khi nào quý vị phỏng vấn nhằm người Trung Quốc biết rành tiếng việt hay không? Có khi nào quý vị bị nhầm lẫn hay không?

Cũng xin nói rõ với công ty Indochina Research rằng : không phải chỉ hai ví dụ của hai công dân mà bài viết đã đề cập trong bài là có thể trách móc quý vị. Bởi, những công dân hoạt động trong xã hội dân sự vì lẽ phải còn rất nhiều người cũng bị "côn đồ công vụ" tấn công, những dân oan ba miền, hàng trăm đến hàng triệu ngư dân bốn vùng biển của chúng tôi đang sống trong cảnh khốn cùng ra sao quý vị có biết không?. Chỉ với 700 người mà quý vị khảo sát trong hơn 90 triệu người để cho ra kết quả như vậy liệu có "nham hiểm" quá không?


Một kết quả khảo sát như vậy, có thể sẽ đem tới sự chủ quan của những quan chức chính quyền. Có thể sẽ phát sinh bệnh tự mãn. Như vậy sẽ dễ gây ra hệ lụy khôn lường đối với xã hội.

Hãy nhìn lăng kính của xã hội trong thế giới phẳng hiện tại. Rồi hãy thực tâm nói lên những gì mình muốn nói một cách đàng hoàng nhất quý vị ạ.

Những người hoạt động dân chủ những tưởng nhà cầm quyền đã có những bước tiếp cận văn minh và nhẹ nhàng hơn qua việc thả tù nhân là chị Bùi Thị Minh Hằng. Nhưng, ngay sau đó lại là sự tàn nhẫn đối với chị Nguyễn Thị Thái Lai theo kiểu dằn mặt một cách đốn mạt.

Bài viết, xin được kết thúc với cụm từ: Hạnh Phúc, Dân Chủ, Tự Do là gì? 

Cảm thán xuân: Chúng ta đang sống ở đất nước nào đây?

Phạm Tuân-19-02-2017

(VNTB) - Chợt nhớ bức ảnh xem trên mạng chụp hình bà con Văn Giang bị bắn bằng súng hoa cải khi giữ đất cấy trồng, bức ảnh chụp bà con bện rơm làm khiên chắn đạn, thấy đau và uất ức không thể tả.


Tháng giêng,tháng lễ hội, bắt đầu từ mùng 4 tết các làng thi nhau mở hội. Đất Kinh Bắc có lẽ nhiều lễ hội nhất trong cả nước. bất kỳ phường xã nào cũng bắt gặp một vài thứ được công nhận là di tích lịch sử cần bảo tồn, dù nó chẳng còn cái gì thuộc về xưa cũ, tất cả đều được xây mới toe. Lễ hội nào cũng giống lễ hội nào, người đi xem người, người đi chơi các trò cá cược cua cá, người đi chơi bài và... trong đình các cụ mặc áo xống trang nghiêm đọc các bài tế con cháu chẳng bao giờ nghe và hiểu. quan sát các lễ hội thấy nó nghèo nàn và giống nhau một cách thảm hại, không hiểu cái bản sắc văn hóa người ta muốn gìn giữ ở các lễ hội đó là gì. Mình có một số tư liệu dư địa chí xưa có vài nội dung về lễ hội,những gì mô tả trong sách xưa thật khác xa so với ngày nay, ờ thì xã hội tiến lên mà.

Người ta đua nhau đi lễ chùa, chùa nào cũng chật cứng, cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe, cầu may mắn cầu bình an. Người ta đi chùa là hướng thiện,nhưng... người ta đi lễ đông thế mà xã hội vẫn bất an, kẹt xe vì tranh đường, đâm nhau chết vì nhìn nhau hơi lâu một chút... cướp của người bị nạn... tự nhiên nhớ lời thầy dạy :" Người ta đi cầu cái người ta không có con ạ.". Vế đối của Tuệ Tĩnh tự nhiên như có ai đọc bên tai:" Đức thụ tư bồi phúc quả chung".

Ngoài đường phố mọi người đi làm, vẫn còn hơi hướng tết, nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là các hàng bán đồ dành cho ngày 14/2. người ta thi nhau mua socola, mua hoa, mua các thứ quà tặng, những người trẻ háo hức. Thế hệ của mình lớn lên, thiếu cả sách vở, thiểu thông tin nên không biết ngày 14/2. nhưng có một ngày tháng 2 những người con đất Việt thế hệ chúng tôi không bao giờ quên đó là ngày 17/2. Cái ngày 17/2/1979 ấy kẻ thù truyền kiếp đánh rơi mặt nạ anh em để lọ dã tâm của chúng, cái ngày 17/2 ấy các bạn tôi rời giảng đường lên biên giới mãi không về, cái ngày mà hoa sim biên giới đi vào tâm thức chúng tôi như biểu tượng của lòng yêu tổ quốc. Nhìn các hàng phục vụ 14/2 và các bạn trẻ đang nô nức kia chợt thấy lòng đắng đót, thấy nhớ cồn cào những người bạn không về tháng 2/1979 năm ấy. Bao giờ những thế hệ trẻ Việt Nam tặng nhau những vòng hoa sim biên giới vào ngày 17/2?

Trời trở lạnh, buổi sáng xuống tới 11 độ, ngoài đường các Mẹ các chị vẫn tảo tần gánh những gánh rau xanh khắp thành phố. 1000 đồng một cây bắp cải. 1000 đồng một củ su hào, 1000 đồng một cây sup lơ.1000 đồng... trời ơi! trồng cấy tới tắm đến bao giờ. Mặt người ngơ ngác, nhưng 1000 đồng lẻ mà người thành phố không mua được cái gì ấy được các Mẹ các chị cần mẫn góp nhặt bằng mồ hôi vuốt phẳng để nuôi lớn những ông nghè ông cử, nuôi lớn những ước mơ thay đổi tận cội rễ cái khốn cái nghèo. Nhìn các Mẹ gánh rau, chợt nghĩ tới các dự án, đang lấy hết cả đất trồng, gánh rau hạt lúa vốn đã nhọc nhằn lại càng nhọc nhằn hơn. Chợt nhớ bức ảnh xem trên mạng chụp hình bà con Văn Giang bị bắn bằng súng hoa cải khi giữ đất cấy trồng, bức ảnh chụp bà con bện rơm làm khiên chắn đạn, thấy đau và uất ức không thể tả. Chúng ta đang sống ở đất nước nào đây? chúng ta đang xây dựng chế độ nào đây? Nếu trong số chúng ta có người nhà bị bắn chúng ta sẽ nói gì? chúng ta sẽ phản ứng thế nào hỡi các người thành phố?

Cuộc sống cứ trôi, chỉ vài ngày nữa nhịp độ công việc đi vào guồng quay, những ngày năm mới thành ngày cũ, vòng quay tạo hóa, để các thế hệ tiếp nối, tiếp nối...

Nhà ai mở CD của Lê Minh Sơn, giọng anh da diết:" Bên cạnh làng tôi đất bán hết rồi chỉ còn nho nhỏ nghĩa địa xa xa... bên cạnh làng tôi yếm thắm lụa đào ngực cau nhu nhú đã vội đi xa... ". Vâng rồi đàn trâu về đâu? Em tôi đã từng buồn khi :" Chẳng còn cầu ao, chẳng còn viên đá Mẹ mài dao đó thôi".


Chúng ta có đổi mọi thứ để phát triển không? Và có ai biết bây giờ chúng ta đang ở đâu của thiên đường hay không?

Gắp lửa bỏ tay người: Công an Nghệ An vẫn "chiêu trò" cũ

Nguyễn Hoàng Hải-18-02-2017
(VNTB) - Ngày 14/02/2017 là ngày có những thanh niên và người già bị đánh đập từ què chân què tay cho đến bể đầu và máu đã chảy ra lênh láng. Ngày mà cộng đồng facebook, tự dừng lại những vui chơi cá nhân của mình để hướng về cộng đồng giáo dân Song Ngọc đã thay mình làm một công việc đó là đòi hỏi câu trả lời thích đáng nhất từ chính quyền và Formosa.

Chắc chắn, những người được cho là " côn đồ công vụ " ngày đêm bám chặt trong địa bàn giáo dân sinh sống để theo dõi từng chút một sự sinh hoạt của giáo dân từ đó mới biết rõ được cha Nguyễn Đình Thục và giáo dân đã hợp đồng với những nhà xe nào thì mới ra tay ngăn chặn ngay từ đầu.

Vậy, ngay từ đầu công an có vi phạm vào quyền kinh doanh hợp pháp của những nhà xe hay không khi họ đẩy những chủ nhà xe vào chổ không thực hiện hợp đồng chuyên chở hành khách bằng cách "cưỡng ép" không cho những nhà xe tới để chuyên chở giáo dân Song Ngọc đi nộp đơn kiện Formosa?

Bởi, cũng chiêu trò này công an đã từng gây phẫn nộ trong cộng đồng khi ngăn cản không cho cha Đặng Hữu Nam cùng giáo dân của mình đi kiện Formosa.

Lần đó, dù khó khăn vất vã nhưng cha Đặng Hữu Nam cùng giáo dân của mình vẫn đến được tòa án Kỳ Anh-tỉnh Nghệ An để nộp đơn. Tại tòa án, ông chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Văn Thắng đã bác bỏ 506 đơn kiện của ngư dân với lý do : " Đơn khởi kiện không có tài liệu chứng cứ chứng minh lợi ích quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm ". Nhưng, cho tới tận bây giờ ông Thắng vẫn không thể trả lời câu hỏi : " Chính quyền, đã dựa trên tài liệu chứng cứ chứng minh nào để nhận của Formosa 500 triệu đô la chẳn tròn như vậy khi chưa có bất kỳ một cuộc khảo sát nào để tìm hiểu những thiệt hại của ngư dân bốn vùng biển tại thời điểm đó ".

Tại sao, máu và nước mắt của ngư dân, giáo dân lại đổ xuống ngày hôm nay 14/02/2017 khi trên đường đi đến tòa án để đòi hỏi quyền lợi hợp pháp của mình?

Nếu việc ngăn chặn những nhà xe không diễn ra thì chắc chắn sẽ không có hàng trăm chiếc xe máy cùng đoàn người đi bộ lưu thông trên quốc lộ với lưu lượng người và xe đông như vậy được.

Đoàn xe máy cùng đoàn người đi bộ của giáo dân dù đã cố gắng ép sát vào lề vẫn không tránh khỏi những ách tắc nhỏ xảy ra. Nhưng, để xảy ra tình trạng trên nguyên nhân lại đến từ chính quyền khi có hành động ngăn cản những nhà xe không cho chở giáo dân đi nộp đơn kiện Formosa bằng phương tiện thuận lợi hơn.

Lý do nhà cầm quyền đưa ra qua bản tin của "báo Nghệ An" rằng : " Người dân, giáo dân gây rối trật tự công cộng, gây cản trở giao thông.." như vậy có hợp lý hay không khi mà chính quyền mới là những người như: công an giao thông, công an phường và còn có sẵn lực lượng trấn áp, trang bị đầy đủ vũ khí từ dùi cui đến súng và lựu đạn hơi cay tràn ra đường để đón đầu đoàn giáo dân đi khởi kiện?

Gây rối trật tự công cộng, cản trở giao thông, cản trở người thi hành công vụ, tất cả những việc đó xuất phát từ người dân không được di chuyển trên xe khách một cách đàng hoàng, thì lại là nguyên nhân dẫn đến sự đàn áp dã man của nhà cầm quyền dành cho người dân hay sao?

Việc người dân cùng nhau đi khởi kiện công ty Formosa để đòi hỏi quyền lợi thiệt hại của mình là việc làm chính đáng. Đó là hành động văn minh của người dân sống theo hiến pháp và pháp luật.

Giả sử người dân giáo xứ Song Ngọc cùng cha Thục tự ý di chuyển bằng phương tiện xe máy và đi bộ thì đó cũng là quyền của người dân khi họ có quyền chọn phương tiện cho mình. Trên đường di chuyển của những giáo dân nếu thật sự có để xảy ra những lỗi làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông thì chức năng của ngành giao thông là gì?

Không lẽ, là sự kết hợp với các cơ quan an ninh khác để đàn áp người dân một cách dã man?

Máu và nước mắt người dân đã đổ xuống vì lẽ gì?

Họ mưu cầu điều gì cho riêng cá nhân họ hay cho thế hệ mai sau của đất nước?

Ngày 14/02/2017 lại là một ngày đau thương của ngư dân đi tìm công lý. Việc đi tìm công lý cho mình cho đất nước mình chắc còn nhiều gian nan! Nhưng mong sao họ tìm được một tòa án lương tâm chính trực. Một tòa án nhận ra được sự dối trá của những con người mà lương tâm và nhận thức của họ đã trở nên tàn tật, khi họ chỉ biết " gắp lửa bỏ tay người " rồi hả hê đàn áp chỉ để nhìn máu và nước mắt của đồng bào mình nghẹn ngào rơi xuống.

Ngày 14/02/2017 là ngày có những thanh niên và người già bị đánh đập từ què chân què tay cho đến bể đầu và máu đã chảy ra lênh láng. Ngày mà cộng đồng facebook, tự dừng lại những vui chơi cá nhân của mình để hướng về cộng đồng giáo dân Song Ngọc đã thay mình làm một công việc đó là đòi hỏi câu trả lời thích đáng nhất từ chính quyền và Formosa.

Một cái chết tại CAP Cầu Ông Lãnh (Q.1, Tp.HCM) cần được làm sáng tỏ!

18-2-2017
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh
Theo đơn của bà Nguyễn Thị Ái (1971) ĐKHKTT tại Huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An. Sáng 9:15 ngày 15.1.2017, một nhóm người gồm Lâm và 2 thanh niên khác, cùng con bà là em Phạm Ngọc Nhung (1991) – nhân viên kỹ thuật trường Cao đẳng Kinh tế Tp. HCM, đi gây hấn với ông Ân nhà ở 18 Phan Văn Truyền.
Lâm bị các trinh sát bắt giữ, còn 3 người kia bỏ chạy. Em Nhung trốn vào trường Minh Đức, Q.1 và leo tường rào xuống nhà dân rồi chạy khỏi hẻm ra đường Nguyễn Thái Học. Nhung bị người dân truy hô cướp và xúm lại bắt, hai trong số người dân khống chế Nhung là Võ Hữu Tài và Lê Hữu Thạch.
CAP Cầu ông Lãnh sau đó áp giải Nhung về trụ sở!
Vào lúc 15:00 ngày 18.1, CA quận I thông báo cho người nhà bà Ái là em Nhung đã tử vong yêu cầu đến mang xác về mai táng. Khoảng 14:20 ngày 19.1, Đại úy Trần Đình Huy, đang phụ trách hồ sơ vụ Nhung cho biết, sau khi bị câu lưu, tạm giữ hành chính tại trụ sở CAP Cầu ông Lãnh v/v đánh nhau. Lúc 8:30 ngày 16.1, thấy Nhung có biểu hiện bất thường như nôn ói, tiểu ra quần, ngất xỉu nên CA đã đưa em vào BV Sài Gòn cấp cứu, và BV Sài Gòn đã chuyển Nhung qua 115 chữa trị, Nhung đã chết lúc 22:50 cùng ngày tại đây. Theo đại úy Huy, thì Nhung chết do chấn thương sọ não.

Hai người dân tham gia bắt Nhung là Võ Hữu Tài và Lê Hữu Thạch bị bắt khẩn cấp ngày 20.1, nhưng sau đó đã thả ra do trích xuất camera và các lời khai không có dấu hiệu gì việc gây ra chấn thương cho Nhung.
Theo bà Ái, CAQ1 trả lời là Nhung bất hợp tác không chịu mở điện thoại, nhưng tại sao chết được 2 ngày thì công an mới mở điện thoại và không chủ động liên lạc với gia đình bà? Nhung chết vì nguyên nhân nào, những vết thương trên người do ai, vật gì gây ra!? Bà Ái còn bức xúc cáo buộc CAQ1 không chịu xem xét, thụ lý đơn kêu cứu của bà!
Ngày 23.1, bà Ái được Cơ quan Cảnh sát điều tra CATp.HCM (PC44) mời đến, giải thích việc yêu cầu khám nghiệm tử thi của gia đình có thể mất từ 1 -2 tháng; vì đã vào ngày nghỉ tết, không có cơ quan nào làm việc.
….
Bố Nhung bỏ đi khi em còn nhỏ, hai mẹ con sống nương nhờ vào nhau; bà Ái làm thuê nuôi con ăn học. Do hoàn cảnh khó khăn, bà đang ở nhờ một ngôi chùa tại Tp.HCM để chờ kết quả điều tra và sau đó sẽ đưa thi thể Nhung về quê an táng.
Phone bà Nguyễn Thị Ái (01678475638), ha.
Tối hôm nay (18.2), bà Ái cho biết hiện Nhung còn nằm ở nhà xác Bình Hưng Hòa và bà vẫn đang chờ đợi câu trả lời xác đáng từ phía Công an Tp.HCM!
(Hình) Bà Ái và nơi Nhung bị người dân khống chế và giao cho CAP Cầu Ông Lãnh. Xem thêm nhiều tình tiết của vụ việc trong các đơn thư nha!
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang ngồi và giày
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và cận cảnh
 Không có văn bản thay thế tự động nào.
 Không có văn bản thay thế tự động nào.
Không có văn bản thay thế tự động nào.
Không có văn bản thay thế tự động nào.
Không có văn bản thay thế tự động nào.
Không có văn bản thay thế tự động nào.

Tâm tư đọng lại của người yêu nước đối với hành xử của những Việt gian trong ngày 17-02-2017

Dương Đại Triều Lâm (Danlambao) - Nếu ngày 17-02-1979 ghi dấu điểm khởi đầu của một cuộc tàn sát dã man của quân Tàu cộng và cuộc chiến đấu tự vệ kiên cường của người dân Việt Nam thì ngày 17-02-2017 là ngày lộ rõ bản chất đê hèn của những tên Việt gian sẵn sàng chà đạp lòng ái quốc của người dân để quỵ luỵ thiên triều Bắc Kinh.

Từ trước ngày tưởng niệm đồng bào chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ đất nước, nhà cầm quyền đã ra lệnh cho công an bao vây nhiều người hoạt động. Nhiều người đã bị giam lỏng không được ra khỏi nhà. Những nỗ lực để bày tỏ lòng tri ân với những người hy sinh vì Tổ quốc đã bị cầm tù. Trước ngày 17-02 lòng yêu nước của rất nhiều người Việt đã bị giam lỏng, quản thúc tại gia.

Vào ngày 17-02-2017, một lần nữa như những năm trước, nghĩa cử biết ơn sự hy sinh của đồng bào và chiến sĩ chống quân xâm lược Tàu cộng lại một lần nữa bị chửi bới, chà đạp, hành hung, trấn áp bởi lực lượng công an, dân phòng và thành phần giả dạng làm "quần chúng tự phát". (Danlambao - Công an phá lễ tưởng niệm cuộc chiến biên giới phía Bắc).

Anh Nguyễn Viết Dũng, người đã bị bỏ tù 12 tháng vì những hoạt động nhân quyền, bảo vệ môi trường và chủ quyền biển đảo, sau khi ra tù vẫn tiếp tục dấn thân. Anh đã chia sẻ cảm nhận của anh về hành động của nhà cầm quyền:

"Tôi cho rằng hành động cản trở người dân tưởng niệm Chiến tranh biên giới của nhà cầm quyền là hành vi vừa không tôn trọng luật pháp, vừa đi trái với đạo lý dân tộc Việt Nam:

Về luật pháp:

- Bằng cách thực hiện biện pháp ngăn chặn tại nhà đối với một số nhà hoạt động, nhà cầm quyền đã xâm hại trầm trọng quyền được tự do đi lại của công dân;

- Bằng việc cản trở buổi tưởng niệm, nhà cầm quyền đã xâm hại quyền được tự do tín ngưỡng, tự do bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa của công dân;

- Và bằng việc bắt bớ các nhà hoạt động ôn hòa như anh Nguyễn Lân Thắng, Nghệ sĩ Kim Chi..., nhà cầm quyền đã thực hiện hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Không tôn trọng, hay nói cách khác, chà đạp lên pháp luật bằng một loạt các hành động có tổ chức nêu trên chứng tỏ nhà cầm quyền ngày càng sợ hãi sự nhận thức của số đông và sức mạnh về kiến thức của dân chúng.

Về khía cạnh đạo đức

Việc ngăn cản buổi tưởng niệm cho thấy rằng nhà cầm quyền đi ngược lại với đạo lý của dân tộc Việt Nam, không tôn trọng những vong linh đã từng ngã xuống trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc.

Một nhà cầm quyền như vậy, chỉ có thể gọi là tà quyền, không thể gọi là chính quyền."

Sự lựa chọn của nhà cầm quyền trong ngày 17 tháng 2 một lần nữa cho người dân thấy đảng và nhà nước đang đứng ở đâu giữa lằn ranh Tổ quốc - Dân Tộc và Ngoại bang xâm lược. Về sự lựa chọn này, anh Nguyễn Kim Tuấn, một facebooker tại Sài Gòn đã chia sẻ với chúng tôi rằng:

"Tôi thấy đó là lựa chọn dại dột của nhà cầm quyền. Cản trở người dân thể hiện lòng yêu nước thì chính quyền càng trở nên mất lòng tin đối với người dân. Vì ngay cả lòng yêu nước không được phép bày tỏ thì tính chính danh của chính quyền coi như không còn. Điều này vô cùng nguy hiểm vì gây ra một sự phẫn nộ đối với người dân. Nhất là đối với những gia đình người lính đã hy sinh cũng như đồng bào các tỉnh biên giới."

Bạn Huỳnh Thành Phát, quê ở An Giang, một người trẻ bị công an bắt giữ trong thời gian ngắn để ngăn chặn bạn tham gia tưởng niệm thì cho rằng: 

"Em cảm thấy đó là một bước đi sai lầm của nhà cầm quyền hiện tại. Vì việc cản trở tưởng niệm 17/2/1979 trong khi sự kiện đã được các trang tin chính thống đăng tải là một việc làm thiếu sự cẩn trọng, vì ở đó người ta có thể thấy được bộ mặt thật của nhà cầm quyền thông qua hành động cản trở hôm nay. Điều đó không chỉ là diễn biến tâm lý của riêng anh em quan tâm xã hội, mà nó còn là của những người dân bình thường, hay đọc và theo dõi tin tức. Những người đó có thể trước hôm nay họ đứng ở phía trung lập để đánh giá. Nhưng em tin sau sự việc trên thì họ sẽ có phần nghiêng về anh em và tiến trình dân chủ hóa, hơn nữa. Trên hết đây là buổi lễ tưởng niệm người lính thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam, do đó những hành động ngăn cản, trấn áp có thể làm lung lay ý chí của các bộ đội đang trấn giữ các đồn biên giới. Vì họ thấy chính những người ngã xuống vì quê hương vì đảng và nhà nước, mà không được tưởng niệm, không được vinh danh, thì chẳng ai còn lòng dạ để trung kiên với đảng nữa."

Riêng nhà báo Lê Bảo Nhi ở Sài Gòn thì rất thẳng thừng trong nhận xét của chị: 

"Chúng nó sợ mẫu quốc quở trách. Bán nước mà. Thà đánh đập dân mình chớ nhất định không để ông cố nội nó buồn."

Nếu chúng ta có mặt tại hiện trường tưởng niệm hay qua các clip, hình ảnh, chứng kiến thái độ của những thành phần Việt gian có lẽ không ai có thể không tởm lợm và khinh bỉ đối với những hành động của họ. Nhà báo Nguyễn Tường Thụy chỉ có thể nói được một câu nhưng cũng đủ nói lên tâm trạng của những người Việt yêu nước: 

"Căm phẫn bè lũ bán nước, vong ân bội nghĩa!"

Riêng đối với cựu tù nhân lương tâm Lê Văn Sơn thì anh cho rằng đây là: 

"Một sự ngu dốt của cộng sản, quá khinh thường người dân. Vi phạm luật pháp quốc tế về công ước nhân quyền, chà đạp lên hiến pháp và pháp luật."

Những người tham dự các buổi tưởng niệm là kết hợp của nhiều thế hệ. Có những bạn sinh ra sau năm 1979 nhưng cảm nhận được sự hy sinh của thế hệ đàn anh. Sinh viên Cao Trần Quân, Sài Gòn, nói lên cảm tưởng của một người trẻ ngày hôm nay:

"Theo em thì chính quyền đang cố gắng bảo vệ giữ kín lịch sử, đàn áp người tưởng niệm để giảm thiểu số lượng người biết đến sự thật này càng ít càng tốt, hành động cản trở, đàn áp và bắt bớ đó thực sự là điều sai trái, bởi chả có ai cấm tôn thờ hay tưởng niệm ai cả. Chính quyền đang càng làm thêm cho người dân mất niềm tin hơn nữa."

Rõ ràng như bạn Cao Trần Quân nói, nhà cầm quyền đang muốn phi tang và xóa bỏ một giai đoạn lịch sử bi hùng của đất nước.

Từ biển đảo Hoàng Sa tháng trước với sự hy sinh của những người lính Việt Nam Cộng Hòa cho đến cuộc chiến biên giới Việt-Trung với sự hy sinh của những người lính Quân Đội Nhân Dân, nhiều người dân Việt đã có một nghĩa cử giống nhau dành cho họ. Đó là ghi ơn sự hy sinh của những người đã ngã xuống để bảo vệ tổ quốc.

Bạn Mai Tấn Vũ quê ở Bình Thuận chia sẻ:

"Hồi tháng trước tưởng niệm HS họ ngăn chặn ở một số nơi, còn hôm nay thì em nghĩ có liên quan đến việc ông Trọng qua Bắc Kinh. Đảng CS đã quá phụ thuộc Bắc Kinh... và gần đây nhất lại bắt tay ký kết 15 văn kiện với Bắc Kinh thì chúng nhất quyết sẽ không để mọi người tưởng niệm thành công bằng mọi cách. Vì nếu tưởng niệm được thì chúng sẽ không nhận được hỗ trợ từ Bắc Kinh nữa và có thể bị hình phạt nào đó. Và em nghĩ trong bộ phận ĐCS có rất nhiều mật thám và sự điều hành của Trung Cộng nên nó mới nhất quyết bằng mọi cách ngăn cản tưởng niệm Gạc Ma."

Bạn Nguyễn Mạnh Hiền quê ở Nghệ An cũng cùng quan điểm: 

"Việc ngăn cản tưởng niệm có thể là để hài lòng Trung cộng."

Kỹ sư Trần Bang tại Sài Gòn (SG) cũng có cùng suy nghĩ về thái độ lệ thuộc và quỵ luỵ quan thầy Bắc Kinh của nhà cầm quyền CSVN. Ông nói: 

"Hà Nội sợ mất lòng quan thầy Bắc Kinh vì chưa biết Trump có như Obama không? Tư tưởng nô lệ, sợ hãi Trung Cộng ăn sâu vào CSVN, CSVN phụ thuộc tư tưởng, kinh tế, chính trị quá nặng vào TC. Mất lòng TC thì sợ mất chỗ dựa sẽ... dẫn đến... cách mạng dân chủ, và CS Hà Nội mất quyền lãnh đạo."

Chị Nguyễn Thị Bích Ngà, quê ở Đồng Tháp, một người hoạt động bảo vệ môi trường thì cho rằng: 

"Tôi nghĩ đó là hành vi của một chính quyền không có tính công chính, hèn nhát và vô ơn với người đã nằm xuống vì đất nước. Chính quyền đã đặt lợi ích nhóm cao hơn nhân nghĩa và cao hơn lòng dân."

So sánh mức độ hành xử của nhà cầm quyền đối với 2 lần tưởng niệm, và lý do dẫn đến việc trấn áp người dân, anh Cao Xuân Quyền tại Sài Gòn có nhận định rằng:

"Một động thái khó hiểu. Khi cho phép tưởng niệm ôn hòa vụ hải chiến Hoàng Sa. Nhưng lại thể hiện một bộ mặt khác hẳn khi ngăn cấm tưởng niệm những người lính của mình. Tuy nhiên khó hiểu nhất là một bài viết đánh thẳng vào việc sách giáo khoa chỉ có 11 dòng ghi về chiến tranh biên giới. Tôi đang cảm giác có một sự kích động tinh thần dân tộc nhắm vào người dân và quân đội. Vụ cấm bà con vào viếng thăm nghĩa trang biên giới cũng là một sự kích động sự phẫn uất lan truyền có chủ đích. Áp lực phải nịnh bợ Trung Quốc cảm thấy nó hơi vô lý trong trường hợp này. Vì theo cách nhìn nhận từ mấy năm tưởng niệm bao nhiêu lần, thì lực lượng tưởng niệm và qui mô tưởng niệm không đủ lớn để TQ xen vào.

Theo cách nhìn thì cho tưởng niệm hay cấm tưởng niệm luôn nằm trong sự diễn biến nội bộ, nội bộ tự cân đong đo đếm lợi ích để cho hoặc cấm. Quy mô giới bất đồng chính kiến tưởng niệm chỉ nằm trong tầm cân đong đo đếm của địa phương, chưa tới mức bộ vào cuộc. Nhưng đợt này thì thấy hơi khác chút vì trong thời điểm này, thì lãnh đạo nên cho phép tưởng niệm để xoa dịu ngay vụ trước đó đàn áp giáo dân.

Tuy nhiên, mức độ cấm đoán đã quá mức, như ở Sài Gòn, huy động lực lượng đông và làm mạnh tay một cách công khai. Do đó, theo anh là họ đang cố tình kích động sự phẫn nộ của chính những người, cụ thể là các cựu quân nhân có mối quan hệ với bên quân đội."

Riêng anh Huỳnh Quốc Huy tại Sài Gòn thì cho rằng: 

"Thực sự việc đàn áp ấy có lợi cho csvn lắm. Phía Trung Quốc vui lòng do đó giảm căng thẳng để đổi lấy tiền" và chị Trần Hương Quế cũng đã tiếp lời rằng: "Chúng biết chúng cầm quyền không chính danh và chúng lo sợ, ráng giấu đuôi cáo được ngày nào hay ngày đó."

Nói về hành động của những Việt gian ngày 17.02.2017 anh Đỗ Đức Hợp, Sài Gòn, một người bị giam lỏng tại nhà bởi liên quân phường-quận, có lẻ là người ngắn gọn nhưng lại chính xác trong việc chia sẻ cảm nhận của mình đối với việc làm của họ: 

"Kinh tởm!"

Hành động của nhà cầm quyền đã như là một bảo cáo trạng chính họ đã dành cho họ. Những thái độ của người dân chẳng qua chỉ phản ảnh lại tội ác mà chính các lực lượng công an, dân phòng và côn đồ. Anh Đặng Nguyễn Hữu Trường tại Đà Nẵng đã dành cho họ một bản cáo trạng ngắn gọn như sau:

"Trước tiên là một hành động thiếu văn minh, mang tính bạo lực. Thứ 2, đây là một việc làm vong ân bội nghĩa. Thứ 3, những người tham gia vào công việc cản trở đó không có lý trí, không có tư duy hành động như những con rối. Thứ 4, những kẻ đứng đằng sau chuyện này tỏ rõ bộ mặt bán nước."

Bản cáo trạng của anh Đặng Nguyễn Hữu Trường dù ngắn gọn nhưng là những lời kết án chính xác và đầy đủ nhất dành cho những Việt gian đứng đằng sau hay xuất hiện trong ngày 17.02.2017 vừa qua.

18.02.2017